Tờ khai visa
Tác giả: Hồ Anh Thái
Cửa ngõ vào nước Mỹ nắng chang chang. Nắng mật ong vàng. Không phải là cái cửa ngõ bằng vàng, cái Kim Môn, cái Golden Gate cửa ngõ miền Tây nước Mỹ. Đây là tôi nói cái cửa ngõ số 7 Láng Hạ ở Hà Nội. Nhiều hôm tôi đi qua, bảy rưỡi sáng đã lác đác một cái hàng đuôi thỏ, chín giờ thì um tùm sum suê một cái hàng đuôi chồn đuôi cáo. Một cái phất trần quét bụi vỉa hè trước sứ quán sạch như lau như ly. Một hàng người của uỷ ban môi trường hay công ty vệ sinh? Cổng sứ quán không phải là rộng mở. Ri rỉ từng người một qua đó mà vào phòng chờ. Thông cảm, cơ quan ngoại giao đang chờ cơi nới thêm, cái phòng chờ diện tích cũng có hạn, không thể một lần mở cửa cho cả hàng người trước cửa ồng ộc tuôn vào. Đến khoảng mười giờ thì cái phất trần gần như trụi lông hết. Tất cả đã vào được hết phòng chờ để khoá sổ.
Xuân hạ thu đông bốn mùa tôi đi qua Láng Hạ vào những giờ ấy, thấy cái hàng người phất trần ấy co giãn ngắn dài theo giờ. Có tới hàng trăm cái cửa ngõ vào nước Mỹ kiểu ấy trên thế giới này. Thời tiết khác nhau ở các mùa, các vùng địa lý. Nhưng tôi chỉ có một ấn tượng là cửa ngõ nước Mỹ nóng như rang vỉa hè. Rồi có một ngày không phải đi qua nữa, tôi đứng vào cái hàng người tự quản trật tự, lịch sự. Tôi có nhu cầu đi Mỹ. Tôi rút một tờ khai visa trong cái hộc gỗ giống như một cái hộp thư treo trên tường rào sứ quán. Đến nơi này mọi người trở thành một khuôn chu đáo cẩn thận, không ai mượn bút của ai như ở bưu điện, như ở nơi xin biển số xe. Người nào suốt một đêm qua bồn chồn mất ngủ chờ sáng, sơ sểnh đến mức phải mở mồm hỏi mượn bút thì lập tức bị nhìn như đến nhầm bến xe đi Mù Căng Chải.
Tám giờ sáng. Mặt trời nhiệt đới quét i ốt lên gáy tôi, đè sấp cái bóng tôi dọc theo hàng người, đè lên bóng của bốn người nhanh chân xếp hàng phía trước. Ông Số Một cỡ tứ tuần vốn đi quét cái vỉa hè này đã nhiều, giờ ông đã có kinh nhiệm, ông đến sớm, đứng ngay đầu hàng. Ông đi Mỹ lần này là lần thứ ba. Làm một thương vụ. Đối tác Mỹ. Thương vụ, đối tác, Mỹ, những ngôn từ rạo rực hy vọngcủa thời đại thị trường khống chế tất cả. Chuyến trước ông ôm về mấy chục pho tượng thần tự do mua ở New York. Làm quà. Cánh đồng nghiệp, những kẻ không dặn mua tất mua găng son phấn nước hoa chính hiệu, những kẻ lãng mạn nhất trong đám công chức thì lãng mạn cũng đồng phục, đồng loạt dặn ông mua tượng thần tự do. Cao 9,5 inch hay là 24 cm. Giá 16 đô. Mà phải mua ở chân tượng đài Phật. Viên lễ tân của công ty đối tác cười bảo anh ta sinh ra ở New York nhưng chưa bao giờ thăm tượng thần tự do. Mà sao người tứ xứ đến đây cứ thích xem tượng thần tự do? Một cái tượng đài ngạo mạn trơ trẽn dửng dưng nhìn xuống đám nô lệ da đen bị đem bán ở chợ người ngay trước mặt, nhìn xuống đám di dân đói khát khai báo ở sở di trú trên đảo Ellis. Ông Số Một giật mình nhìn lại anh chàng lễ tân. Mỹ xịn, Mỹ trắng mà cũng có người giác ngộ chính trị gớm nhỉ. Thang máy đưa du khách đi trong ruột tượng, một đàn kiến ngứa râm ran từ bàn chân lên đến cổ. Hai mươi tầng cơ à, đến đâu rồi nhỉ sao lại tối như cái tiền đồ của chị Dậu thế này, lúc nào ngang qua chỗ ấy thì bảo cho tôi nhòm một cái. Qua lâu rồi, chỗ này ngang tầm hai trái tuyết lê của bà rồi, có đưa tay ra thì nhớ rụt vào cho nhanh kẻo mang tội quấy nhiễu tình dục. Đến thế thì viên lễ tân Mỹ xịn cũng phải bật cười chia sẻ. Ôi tiếu lâm công chức trên thế giới này, đâu cũng vậy.
Ông Số Một khai lem lém một chốc đã xong ba mươi lăm điều trong tờ khai. Nước Mỹ với ông không còn là chỗ xa lạ. Đùa được. Những ba mươi lăm mục rậm rì phức tạp phải khai. Nước Mỹ hoảng hốt lo sợ đám di dân bất hợp pháp cư trú bất hợp pháp nên bày ra cái tờ khai dài ngoằng ngoẵng này. Có nhiều nước Châu Âu phát triển hẳn hoi văn minh hẳn hoi mà tờ khai visa chỉ có dăm ba mục bằng cái bưu ảnh, họ chẳng sợ gì ai. Đằng này làm như ai xin thị thực cũng đều tìm cách dây dưa ở lại. Nhầm rồi nhé. Ông chơi khăm cho biết. Đáng lẽ viết No thì ông sổ chữ Never ở mục 22: Đương đơn có ý định tìm việc làm ở Hoà Kỳ không? Never. Không bao giờ. Mục 23 cũng thế: Đương đơn có ý định đi học ở Hoa Kỳ không? Never. Không bao giờ.
Tủm tỉm mãi tự cười hai chữ Never, lấy tờ khai làm mũ che nắng một lúc lâu, ông Số Một mới được gọi vào phòng đợi. Tôi vào trước nhé, hỡi đồng bào, lần sau nếu còn đi Mỹ thì nhớ đến sớm. Nắng nhiệt đới thế này có người chết đấy. Xếp hàng như thế này không chỉ có xê en ích hát CNXH mới là cả ngày xếp hàng như tuyên truyền nhảm đâu, ở nước Mỹ đồng bào cũng phải xếp hàng ở nhà băng, ở trung tâm xin tiền bảo hiểm, thậm trí xếp hàng cả trong khách sạn chỉ để hỏi lễ tân có ai nhắn gì khi tôi vắng mặt không. Đồng bào nhớ xếp hàng ngay ngắn nếu không muốn bị nhìn chòng chọc như Tarzan mới ở rừng về.
Mặt trời nhích dần lên cao. Cái bóng của tôi cũng rút ngắn dần, đè lên bà Số Hai bây giờ thành người đứng đầu. Ngày xưa bà Man Nương nằm ngủ trước thềm chùa, một vị cao tăng chỉ vô ý bước qua người bà để vào bên trong chùa mà làm cho bà Man Nương mang thai, màn kịch đem con bỏ trước chùa diễn ra hệt như trong chuyện Thị Mầu đem trả con cho Thị Kính đi tu mà chẳng thoát. Không phải là tôi bịa ra chuyện này, nói có sách, vị cao tăng ấy tên là Tì Ni Đa Lưu Chi, tôi hỏi nhà văn Hồ Anh Thái bạn của bố tôi được hẳn hoi cái tên nhà sư đọc theo tiếng Phạn là Vinitaruci. Chỉ có cao tăng mới bước qua người mà làm cho người đàn bà con gái mãn nguyện khai hoa, thời bây giờ tư duy duy vật có thách vàng thì bóng tôi đè lên bà Số Hai, bà đi thử nước bọt 50C Hàng Bài thì kết quả chỉ là cạn tuyến nước bọt. Yên tâm đi. Bà sợ một tôi còn sợ mười. Tôi còn bị bóng của mấy chục người cuối hàng mượn ánh mặt trời mà đè lên tôi giúi giụi chống đống như kiểu tạp giao quần giao cơ.
Bà Số Hai hoang mang nhất ở ô số 7. Bà phải tạm bỏ qua, khai cho hết tất cả những ô khác rồi mới quay lại ngập ngừng ô số 7. Cái ô khỉ gió này ám ảnh bà qua suốt 28 ô còn lại. Vốn tiếng Anh trung tâm ngoại ngữ ban đêm nhiều lần chốn học của bà bây giờ quay cuồng quanh ba chữ:
Sex: Male/Female Sex thì rõ ràng người ta muốn bà khai rõ chuyện tình dục, không dưng hỏi chuyện tình dục, chắc là để ngăn ngừa chuyện chung chạ bừa bãi trên đất nước bạn. Còn Male/Female là Giống đực/Giống cái, chuyện tế nhị mà bám sát hỏi gì mà ráo riết thế, lại còn phải khai báo sinh hoạt với đối tượng nào. Vậy thì bà đây giống phượng giống công, danh gia vọng tộc, lá ngọc cành vàng, bà quyết liệt hạ bút vào Sex: No. Không. Bậy bạ không, dứt khoát không. Triệt để không. Giống đực cũng không mà giống cái cũng không. Không bất cứ một đối tượng nào.
Tôi đã đọc một chi tiết tương tự như thế này trong một tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái, chắc đấy là chuyện bịa, là tưởng tượng là hư cấu. Còn đây là chuyện thật, biết được là nhờ xếp hàng ở cửa ngõ nước Mỹ, nhờ cái nắng chang chang đổ bóng tôi đè lên bà Số Hai, chẳng gây hậu quả gì, nhưng đọc được những điều thầm kín trong đầu bà ta.
Khai xong mục số 7 cũng là mục hóc búa nhất. Số Hai thở phào đưa mắt ra sau bắt quả tang cô Số Ba đang lén nhìn lên tờ khai của bà. Số Ba thảng thốt ôi chị ơi sao chị lại khai không vào mục giới tính, sao lại không cả vào chỗ đàn ông và đàn bà. Thôi chết tôi rồi cô ơi, tẩy xoá người ta có chấp nhận không hay là mình khai tờ khác chẳng biết có đủ thời gian hay không. Thôi chị lấy thêm một tờ vào trong ấy mà khai lại, trong ấy có điều hoà nhiệt độ mát, chứ không nổi lửa lên em như thế này.
Cô Số Ba hay còn gọi là cô nổi lửa lên em thoạt nhìn mặt đã thấy lửa thấy bếp thấy nồi niêu bát đĩa. Hai con ốc nhồi thao láo trên một cái đĩa tây. Một anh chàng người Mỹ nghiên cứu văn hoá Việt Nam, mê văn hoá ẩm thực Việt Nam, mê luôn cái đĩa tây ấy. Chuyện của cô rất nhạt, nhạt như nước ốc, nước ốc gọi bằng cụ. Chuyện ấy báo nào đăng thì phải kêu gọi sự khoan dung và thiện chí của độc giả, không thì chỉ có nước ném báo vào các nhà cho không. Số Ba đi dậy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Hà Nội, gặp nhà nghiên cứu người Mỹ, anh chàng này cứ lăn vào đòi cưới. Thế là cưới. Thế là đưa nhau về Mỹ.
Tôi đã nói ở trên là chuyện rất nhạt. Đúng mốt báo chí thì cô Số Ba phải là người mòn chân ở các vũ trường, cô phải đong đưa lúng liếng với anh chàng ngoại quốc, phải tự giới thiệu mình thuộc diện nhà gia giáo, cô thường xuyên đi nhảy chỉ vì nghề nghiệp giáo viên vũ ba lê. Anh chàng ngoại quốc phải thuộc diện mê đắm văn minh phương Đông, cứ mũi tẹt da vàng là đẹp. Anh ta phải cắn câu. Anh ta phải đưa cô nàng về Mỹ. Về thành phố của tượng thần tự do rồi, cô nàng mới bye bye honey đi theo một gã nhà giàu.
Chuyện không đi theo hướng ấy thì phải thu hút độc giả bằng cách để họ về đến nước Mỹ mới lộ ra rằng gã nọ chẳng phải nhà nghiên cứu văn minh phương Đông gì sất. Gã thuộc đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em xuyên quốc gia. Cô Số Ba phải tan tành một kiếp hồng nhan phải làm nàng Kiều chìm nổi năm mươi bang nước Mỹ.
Chuyện đời thực bao giờ cũng nhạt nhẽo. Đám cưới cô ở Hà Nội chẳng to hơn những đám cưới ta lấy ta. Ông bố cô cứ đòi ông con rể người Mỹ phải khăn đóng áo dài, rể Việt Nam com lê ca vát cũng được nhưng rể ngoại rứt khoát phải nhập gia tuỳ tục ngay từ bước đầu tiên cho nó quen đi. Nhưng chủ trương đồng hoá của ông cọc cạch vì bên nhà giai cứ sồn sồn Âu phục từ Mỹ sang hân hoan như khám phá ra một El Dorado mới. Cũng cái đám nồng nhiệt ấy lại về Mỹ làm một cái lễ cưới nho nhỏ ở nhà thờ. Cô chị chồng là diễn viên Broadway cứ xuýt xoa em đẹp lắm, em ăn đứt con bé vai chính Miss SaiGon ở nhà hát chị, tạo hoá sao rộng rãi với phụ nữ Á Đông đến thế.
Chuyện sẽ hấp dẫn hơn nếu Số Ba bị nhà chồng kỳ thị chủng tộc, kỳ thị màu da. Chí ít cũng phải để cho cô day dứt có một ông chồng bị hội chứng Việt Nam như phim Trời và Đất. Đằng này chẳng có gì khác thường xảy ra. Một cuộc sống đơn điệu bằng lặng. Ở cái trường chồng cô được nhận vào dạy văn hoá Việt Nam, Số Ba đang đi học, học để hoà nhập kiếm việc làm. Bằng lặng thế cô mới về nghỉ hè khóc với mẹ cho đỡ nhớ rồi hôm nay lại sắm sửa trở sang với chồng cho đỡ nhớ.
Cũng về cho đỡ nhớ là Số Bốn. Suy cho cùng quê hương là nơi ta về cho đỡ nhớ, rồi ta lại ra đi. Đã có một tiên đề chưa chứng minh là người sinh ra ở khu tư khu năm muốn thành đạt sự nghiệp phải đi ra đất khác. Hy vọng cái thuyết sai lầm ấy không áp dụng với những ai điền vào mục 5 sinh quán là Việt Nam. Những Little Sài Gòn Little Hà Nội đầy rẫy những người lao động chân tay thu nhập thấp, những người đã đánh đổi địa vị trí thức chủ nhân ông mà họ sẵn có ở trong nước. Cái cộng đồng tha hương này nhìn những người du học như Số Bốn có chút ghen tị. Anh chàng Số Bốn cỡ ngang tuổi tôi, năm mười tám tuổi chàng sang Đông Âu, chuyến du học vét trước khi cả một hệ thống chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Học đến năm thứ ba ở nước Tiệp thì chàng cảm thấy ranh giới châu Âu đã nới rộng sang phía nước Mỹ. Những tinh hoa trong đám lưu học sinh Việt Nam đều ráo riết tìm nguồn tài trợ từ phía tây bán cầu. Cuối cùng Số Bốn xin được học bổng sang Mỹ học. Nhờ năng lực. Nhờ táo bạo. Táo bạo như trọng âm vùng biển Thái Bình đột nhập vào thứ tiếng Anh chàng đang nói. Bảy năm ở Mỹ, ba năm trước đó ở Tiệp, thấm thoắt mười năm chàng mới trở về thăm quê. Mười năm một khúc đoạn trường. Máy vi tính bàn học thì sử dụng ở giảng đường ở thư viện. Căn phòng bốn mét vuông dưới tầng hầm như chuồng cọp Côn Đảo trên đất Mỹ. Chàng chỉ cho phép mình được thuê một chỗ ngủ qua đêm như thế. Phòng thuê ở khu Mỹ đen rẻ hơn ở những nơi khác. Ngày cũng như đêm một lũ choai choai túm tụm đầu đường cuối đường chích choác đánh lộn. Chúng đã mấy lần gầm ghè thấy chàng mũi tẹt da vàng chẳng giống ai, chúng tụ bạ gây hấn xin đểu từ điếu thuốc. Chàng phóng to tấm ảnh chàng đang tập karate thời còn ở quê nhà, đem dán trước chuồng cọp. Lũ choai đen tin ngay. Từ đó chúng niềm nở chào chàng từ xa. Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt tạo ra huyền thoại mỗi người Á Đông là một võ sư.
Nay Số Bốn đã chuyển về thuê phòng trong khu vực trường. Vẫn là phòng biệt giam cấm cố nhưng an ninh không phải lo. Cha mẹ chàng cũng đã chuyển được từ một làng chài Thái Bình về xây nhà ở thủ đô. Một cuộc đổi đời thực sự nhờ bảy năm chàng nếm mật nằm gai trên đất Mỹ, mỗi năm chàng gửi cho cha mẹ số tiền tiết kiệm Ba ngàn đô. Lo cho người thân xong rồi, bây giờ chàng lo cho mình. Lần này chàng về báo cáo với cha mẹ rằng chàng đã đính hôn với một cô cũng nghiên cứu sinh người Hà Nội cũng đang ở bên ấy với chàng. Mục 32 trong tờ khai. Có người nào trong những thành phần sau đây ở Hoa Kỳ không, chàng khoanh tròn đánh dấu vào mục Hôn thê. Với đối tượng khác thì nước Mỹ có thể lo ngại, có thân nhân ở Mỹ tức là có khả năng đối tượng sẽ tìm cách ở lại cư trú. Nhưng chàng nghiên cứu luật pháp Mỹ chán ra rồi. Chàng đang làm tiến sĩ. Vợ chàng đang làm thạc sĩ. Họ lấy nhau và sinh con ở Mỹ, đứa con đương nhiên có quốc tịch Mỹ theo nguyên tắc sinh quán jus soli. Vợ chồng chàng sẽ đương nhiên được ở lại chăm sóc cho tới khi con đến tuổi trưởng thành. Tất nhiên là nếu trước đó chàng không có ý định ta về ta tắm ao ta. Chàng đang cần thêm một thời gian làm việc ở nước Mỹ, tích cóp thêm, sau khi có được mảnh bằng. Ở quê chàng, biển đang lấn dần làng chài, không chừng rồi có lúc cũng phải bỏ đi tìm nơi cư trú. Bạn bè đồng lứa với chàng thì hăm tám ba mươi đã bị bệnh cột sống, đi đứng khó khăn. bệnh của nghề chài lưới. Bà thím dắt đến thằng con mười bảy tuổi, khóc mếu máo bảo chàng con lo giúp cho em nó lên Hà Nội ăn học, ở lại đi biển thì mười năm nữa nó đến bị bệnh cột sống như trai làng mất thôi. Chàng biết một ngàn đô ngay lúc này sẽ đổi đời gã trai đang đứng trước mặt. Đấy cũng là một lý do chàng phải dây dưa kéo dài thời gian trên đất Mỹ dầu chẳng thích thú gì. Ngoại kiều trên đất Mỹ vừa hàng tháng đi lĩnh tiền trợ cấp của Mỹ, vừa chạy tới chạy lui vào cho được quốc tịch Mỹ, lại vừa nhem nhẻm chửi Mỹ đấy thôi.
Số Bốn được gọi vào, anh ta tự tin trườn ra khỏi cái bóng của tôi. Theo kiểu trao cờ luân lưu thì bây giờ tôi là người số một. Bóng tôi đổ xiên xiên xuống phía trước, phủ lên hai viên gạch vỉa hè, vừa đủ khoảng cách cho một người đứng gọn trong cái bóng râm đó. Người hiện ra trong bóng này hình như là đứng đầu hàng người ngày hôm qua. Anh chàng thuộc diện ra đi có trật tự ODP, người cha thuộc diện làm việc cho chính quyền Sài Gòn cũ đã sang Mỹ từ trước rồi bảo lãnh cho cả nhà sang sau. Cha mẹ tái hợp ở một làng đánh cá Texas. Bốn chị em thuê một căn hộ bình dân ở Cali, theo kiểu Mỹ hàng tháng chia đều tiền thuê nhà làm bốn phần ai trả phần nấy. Cơm tối cũng chả còn ai lo được cho ai như ở quê nhà, kẻ ăn ngoài đường người ăn ở trường, người mua thức ăn bỏ hộp mang về nhà mà nhấm nháp. anh chàng học Hoá, tối buồn rủ một cô bạn gốc Phi Líp Pin cùng lớp đi casino, chơi cho không còn một trò gì trong sòng mà không chơi nữa. Đang chơi phé đói bụng thì ra quầy lấy đồ ăn miễn phí, ăn Âu, ăn Á gì cũng có, thâu đêm. Quay roulette mãi chán thì sang bar nhạc sống, nhiều hôm có cả ban nhạc Việt theo kiểu hải ngoại by night. Thua baccarat nhiều, nản quá định bỏ, ra ngồi đọc tờ báo của sòng bài, thấy ảnh của bao nhiêu người thắng trận đỏ đen những đêm trước, chủng tộc nào cũng có người thắng màu da nào cũng có người hốt bạc, có cả mấy người gốc Việt chớp mắt lên đời. Có gương sáng có nguồn động viên, lại lao Năm giờ sáng chàng và nàng liểng xiểng lui quân, về căn phòng trọ độc thân của nàng, giờ này về khu bình dân của chàng chắc chắn làm mồi cho lũ nhọ. Nàng Phi đã ngáp nhưng còn gỡ gạc thử mơi rằng nàng đã biết Âu da trắng Mỹ da trắng Phi da đen, đã biết Nhật vàng Hoa vàng, chỉ Việt Nam là nàng chưa biết. Chàng ngáp còn to hơn nàng mà bảo một đêm nay thôi chàng thua 11 ngàn đô trong thẻ tín dụng, đang chưa biết tìm công việc gì vào những mùa hè tới để trả nợ. Đề tài thua bạc nhắc cho nàng giật mình, đêm nay nàng thua tới 13 ngàn đô. Thế là xẹp hết cái rừng rực muốn biết người Việt da vàng. Lát sau thì nàng ngáy rất to trên giường và chàng ngáy to không kém dưới tấm thảm, như một đôi bạn cùng giới ở chung phòng.
Tôi hỏi tên người hiện ra ở khoảng diện tích hai viên gạch vỉa hè đang bị cái bóng của tôi trùm lên. Anh chàng nháy mắt cười. Ở Việt Nam thì tên là Phúc, tuần trước chở xe máy đưa bồ cũ đi chơi đường Sài Gòn, bị một cha xe ôm đâm phải, bồ cũ bị trấn thương sọ não vẫn đang cấp cứu bệnh viện, Phúc thì đến ngày phải về Mỹ, đành giũ áo ra đi để lại một vết thương chưa lành. Vài năm nữa Mỹ sẽ có lãnh sự quán ở Sài Gòn, nay thì chưa cho nên Phúc phải ra Hà Nội thế này đây. Mà tiện thì nói, sang bên ấy hỏi tên Phúc không ai biết đâu. Cái tên mình sao kỳ, dân Mỹ phát âm méo cả mồm mà không ra, cứ gọi là phắc. Phát âm thành phắc là bậy lắm đó. Phúc tức mình đặt tên Mỹ là Frank. Cứ hỏi Frank nghe. Franklin đó. Benjamin Franklin thì cả nước Mỹ phải nhớ tới mỗi khi cầm tờ 100 đô thấy hình ông ta. Đặt tên Franklin, không phải Phúc mơ ước sau này được in hình lên tờ 1triệu đô đâu nghe, mà là sở hữu 1triệu tờ in hình Franklin.
Đến đây thì vừa đúng lúc tôi được gọi vào bên trong lãnh thổ nước Mỹ ở Láng Hạ. Anh chàng Frank cũng biến ngay ra đứng khỏi cái bóng của tôi.
Cửa ngõ nước Mỹ vẫn còn một cái cửa từ phải qua. Ai đi qua đấy mà mang trong người những vật bằng kim loại, cái cửa sẽ ré lên theo kiểu phát giác một kẻ giả gái trà trộn vào câu lạc bộ thơ nữ. Tôi tháo đồng hồ tay, tháo kính râm đưa gửi viên bảo vệ người Việt rồi tự tin đi qua cái cửa từ. Thế mà nó vẫn ré lên. Lần này là một tiếng ré đắc thắng làm kinh hoàng bất cứ ai mới lần đầu ngấp nghé đi Mỹ đang phấp phỏng lo chẳng biết có được chấp thuận hay không. Tôi quên, còn một chùm chìa khoá trong túi quần. Thời buổi ai ra khỏi nhà cũng phải đóng mở vài ba cánh cửa.
Trước cửa từ là lục soát túi xách ba lô ví đầm. Ở một số sân bay nước ngoài, an ninh cửa khẩu để cho khách tự tháo dỡ đồ xách tay ra cho họ giám sát. Đây thì không, viên bảo vệ tự tay lục cái cặp của tôi. Ba ngăn. Giấy tờ, sách bút, một cái băng video chốc nữa đem đi trả. PhimMỹ. Trên thế giới này còn chỗ nào mà không có phim Mỹ dạy cách sống dạy ước mơ. Còn một ngăn phụ cũng không thoát được con mắt nghề nghiệp của viên bảo vệ. Anh ta kéo phăng cái phéc mơ tuya. Đến đó tôi mới nhớ trong ngăn phụ ấy còn một cái bao cao su Trust sót lại từ một chùm ba cái. Ít ra cũng là một bằng chứng về một người rất thận trọng trong quan hệ, người ấy khó có thể là kẻ vận chuyển trái phép HIV vào nước Mỹ.
Phòng đợi mới chỉ có mấy người. Lát nữa thôi phòng sẽ nêm chặt đến mức một số người phải đứng. Người ngồi ngồi tụng bài kinh tiếng Anh tí nữa trả lời nhân viên lãnh sự sao cho trôi chảy. Người đứng đứng đổi chân theo kiểu cò lả cũng đang ôn bài để chiều nay bốn giờ quay lại trả lời phỏng vấn sao cho không đến nỗi ông nói gà bà nói vịt. Tôi thì yên tâm đi, thực khách ngoại giao của bố tôi thu xếp cả rồi, đến đây chỉ và vấn đề thủ tục. Chỉ việc khai có vào mục 23 đương đơn có ý định đi học ở Hoa Kỳ không, kèm theo mẫu đơn I-20. Khai xong rồi thì chỉ còn việc ngồi ghế chờ phòng máy lạnh, chằm chằm nhìn vào mục 34 để mà chơi. Có bị bệnh truyền nhiễm, tâm thần hay nghiện ma tuý không? Có bị bắt bị kết án tù không? Có buôn bán ma tuý làm ca ve không? Có gian lận tìm cách lấy visa giúp người khác không? Có bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ trong vòng 5 năm qua không? Có vào Hoa Kỳ để làm hàng lậu, làm phiến loạn hay hoạt động khủng bố không? Có hoạt động phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, gốc gác, chính trị hay phạm tội diệt chủng không?
Đến đây xin dành cho người chót lỡ làng nãy giờ nghe chuyện của tôi. Ở địa vị quý độc giả, quý độc giả sẽ không hay là có? Ai dại gì mà có vào mấy câu hỏi theo kiểu chưa hỏi đã biết chắc câu trả lời như vậy. Người ta trong sạch cho đến khi nào bị phát hiện ra tội lỗi. Vậy thì ta hẵng cứ làm người trong sạch, đừng để sơ xuất vì ba cái câu hỏi kiểu ấy.
Tất nhiên tôi không tuốt: Bảy không. Tin vào bảy câu hỏi ấy thì hoá ra sống ở Mỹ và vào được nước Mỹ toàn là những con người trong sạch, nước Mỹ đã là mô hình kiểu mẫu, là thiên đường trên cái hành tinh bấn loạn này rồi. Nhưng hình như đấy chỉ là những câu hỏi mang tính trắc nghiệm, người ta hỏi cho có hỏi, hỏi xem đối tượng thành khẩn đến mức độ nào mà thôi.
Tôi nộp xong hộ chiếu, tờ khai, đơn I-20 và giấy tờ liên quan. Tất nhiên cả khoản lệ phí thị thực không nhỏ. Tôi đi qua cái cửa từ trở ra, gật đầu chào viên bảo vệ đã biết trong ngăn phụ chiếc cặp của tôi còn có một cái bao cao su chưa dùng. Thế là ra khỏi lãnh thổ nước Mỹ để chiều nay bốn giờ quay lại. Một ngày hai lần đến nước Mỹ. Tôi sẽ tham khảo ý kiến nhà văn Hồ Anh Thái xem có nên lấy câu này đặt làm tên cho bài viết tản mạn của một kẻ đứng chờ trước cửa ngõ nước Mỹ.
Hai năm sau, tôi vẫn đang học ở Mỹ, nghe đâu trước sứ quán Mỹ ở Láng Hạ không còn những hàng người đội nắng đội mưa vào nước Mỹ nữa. Sứ quán đã làm xong việc phát triển trụ sở mở rộng và cơi nới có phép. Nghe đâu bây giờ ngân hàng lớn bậc nhất nước Mỹ Citibank lĩnh vị trí cửa ngõ nước Mỹ, ngân hàng nhận giấy tờ hộ chiếu và tiền visa rồi cho một cái giấy hẹn khách đến phòng lãnh sự phố Ngọc Khánh. Sứ quán Láng Hạ đã làm xong sứ mệnh buổi đầu. Nhưng nhà văn Hồ Anh Thái bảo rằng nếu đứng ngả bóng trên cái vỉa hè Láng Hạ ấy vẫn thấy tôi, tôi hiện lên trong cái bóng ngả khoảng diện tích hai hòn gạch lát hè, tôi đang đứng điền vào tờ khai visa. Chắc có người bảo nhà văn bịa. Nhưng tôi tin. Mà không phải chỉ một mình tôi đứng đó, nếu có một cái bóng dài vừa đủ, người ta sẽ thấy hiện lên cả ngàn lượt người rồng rắn trên cái vỉa hè ấy cho mà xem.
Cửa ngõ vào nước Mỹ nắng chang chang. Nắng mật ong vàng. Không phải là cái cửa ngõ bằng vàng, cái Kim Môn, cái Golden Gate cửa ngõ miền Tây nước Mỹ. Đây là tôi nói cái cửa ngõ số 7 Láng Hạ ở Hà Nội. Nhiều hôm tôi đi qua, bảy rưỡi sáng đã lác đác một cái hàng đuôi thỏ, chín giờ thì um tùm sum suê một cái hàng đuôi chồn đuôi cáo. Một cái phất trần quét bụi vỉa hè trước sứ quán sạch như lau như ly. Một hàng người của uỷ ban môi trường hay công ty vệ sinh? Cổng sứ quán không phải là rộng mở. Ri rỉ từng người một qua đó mà vào phòng chờ. Thông cảm, cơ quan ngoại giao đang chờ cơi nới thêm, cái phòng chờ diện tích cũng có hạn, không thể một lần mở cửa cho cả hàng người trước cửa ồng ộc tuôn vào. Đến khoảng mười giờ thì cái phất trần gần như trụi lông hết. Tất cả đã vào được hết phòng chờ để khoá sổ.
Xuân hạ thu đông bốn mùa tôi đi qua Láng Hạ vào những giờ ấy, thấy cái hàng người phất trần ấy co giãn ngắn dài theo giờ. Có tới hàng trăm cái cửa ngõ vào nước Mỹ kiểu ấy trên thế giới này. Thời tiết khác nhau ở các mùa, các vùng địa lý. Nhưng tôi chỉ có một ấn tượng là cửa ngõ nước Mỹ nóng như rang vỉa hè. Rồi có một ngày không phải đi qua nữa, tôi đứng vào cái hàng người tự quản trật tự, lịch sự. Tôi có nhu cầu đi Mỹ. Tôi rút một tờ khai visa trong cái hộc gỗ giống như một cái hộp thư treo trên tường rào sứ quán. Đến nơi này mọi người trở thành một khuôn chu đáo cẩn thận, không ai mượn bút của ai như ở bưu điện, như ở nơi xin biển số xe. Người nào suốt một đêm qua bồn chồn mất ngủ chờ sáng, sơ sểnh đến mức phải mở mồm hỏi mượn bút thì lập tức bị nhìn như đến nhầm bến xe đi Mù Căng Chải.
Tám giờ sáng. Mặt trời nhiệt đới quét i ốt lên gáy tôi, đè sấp cái bóng tôi dọc theo hàng người, đè lên bóng của bốn người nhanh chân xếp hàng phía trước. Ông Số Một cỡ tứ tuần vốn đi quét cái vỉa hè này đã nhiều, giờ ông đã có kinh nhiệm, ông đến sớm, đứng ngay đầu hàng. Ông đi Mỹ lần này là lần thứ ba. Làm một thương vụ. Đối tác Mỹ. Thương vụ, đối tác, Mỹ, những ngôn từ rạo rực hy vọngcủa thời đại thị trường khống chế tất cả. Chuyến trước ông ôm về mấy chục pho tượng thần tự do mua ở New York. Làm quà. Cánh đồng nghiệp, những kẻ không dặn mua tất mua găng son phấn nước hoa chính hiệu, những kẻ lãng mạn nhất trong đám công chức thì lãng mạn cũng đồng phục, đồng loạt dặn ông mua tượng thần tự do. Cao 9,5 inch hay là 24 cm. Giá 16 đô. Mà phải mua ở chân tượng đài Phật. Viên lễ tân của công ty đối tác cười bảo anh ta sinh ra ở New York nhưng chưa bao giờ thăm tượng thần tự do. Mà sao người tứ xứ đến đây cứ thích xem tượng thần tự do? Một cái tượng đài ngạo mạn trơ trẽn dửng dưng nhìn xuống đám nô lệ da đen bị đem bán ở chợ người ngay trước mặt, nhìn xuống đám di dân đói khát khai báo ở sở di trú trên đảo Ellis. Ông Số Một giật mình nhìn lại anh chàng lễ tân. Mỹ xịn, Mỹ trắng mà cũng có người giác ngộ chính trị gớm nhỉ. Thang máy đưa du khách đi trong ruột tượng, một đàn kiến ngứa râm ran từ bàn chân lên đến cổ. Hai mươi tầng cơ à, đến đâu rồi nhỉ sao lại tối như cái tiền đồ của chị Dậu thế này, lúc nào ngang qua chỗ ấy thì bảo cho tôi nhòm một cái. Qua lâu rồi, chỗ này ngang tầm hai trái tuyết lê của bà rồi, có đưa tay ra thì nhớ rụt vào cho nhanh kẻo mang tội quấy nhiễu tình dục. Đến thế thì viên lễ tân Mỹ xịn cũng phải bật cười chia sẻ. Ôi tiếu lâm công chức trên thế giới này, đâu cũng vậy.
Ông Số Một khai lem lém một chốc đã xong ba mươi lăm điều trong tờ khai. Nước Mỹ với ông không còn là chỗ xa lạ. Đùa được. Những ba mươi lăm mục rậm rì phức tạp phải khai. Nước Mỹ hoảng hốt lo sợ đám di dân bất hợp pháp cư trú bất hợp pháp nên bày ra cái tờ khai dài ngoằng ngoẵng này. Có nhiều nước Châu Âu phát triển hẳn hoi văn minh hẳn hoi mà tờ khai visa chỉ có dăm ba mục bằng cái bưu ảnh, họ chẳng sợ gì ai. Đằng này làm như ai xin thị thực cũng đều tìm cách dây dưa ở lại. Nhầm rồi nhé. Ông chơi khăm cho biết. Đáng lẽ viết No thì ông sổ chữ Never ở mục 22: Đương đơn có ý định tìm việc làm ở Hoà Kỳ không? Never. Không bao giờ. Mục 23 cũng thế: Đương đơn có ý định đi học ở Hoa Kỳ không? Never. Không bao giờ.
Tủm tỉm mãi tự cười hai chữ Never, lấy tờ khai làm mũ che nắng một lúc lâu, ông Số Một mới được gọi vào phòng đợi. Tôi vào trước nhé, hỡi đồng bào, lần sau nếu còn đi Mỹ thì nhớ đến sớm. Nắng nhiệt đới thế này có người chết đấy. Xếp hàng như thế này không chỉ có xê en ích hát CNXH mới là cả ngày xếp hàng như tuyên truyền nhảm đâu, ở nước Mỹ đồng bào cũng phải xếp hàng ở nhà băng, ở trung tâm xin tiền bảo hiểm, thậm trí xếp hàng cả trong khách sạn chỉ để hỏi lễ tân có ai nhắn gì khi tôi vắng mặt không. Đồng bào nhớ xếp hàng ngay ngắn nếu không muốn bị nhìn chòng chọc như Tarzan mới ở rừng về.
Mặt trời nhích dần lên cao. Cái bóng của tôi cũng rút ngắn dần, đè lên bà Số Hai bây giờ thành người đứng đầu. Ngày xưa bà Man Nương nằm ngủ trước thềm chùa, một vị cao tăng chỉ vô ý bước qua người bà để vào bên trong chùa mà làm cho bà Man Nương mang thai, màn kịch đem con bỏ trước chùa diễn ra hệt như trong chuyện Thị Mầu đem trả con cho Thị Kính đi tu mà chẳng thoát. Không phải là tôi bịa ra chuyện này, nói có sách, vị cao tăng ấy tên là Tì Ni Đa Lưu Chi, tôi hỏi nhà văn Hồ Anh Thái bạn của bố tôi được hẳn hoi cái tên nhà sư đọc theo tiếng Phạn là Vinitaruci. Chỉ có cao tăng mới bước qua người mà làm cho người đàn bà con gái mãn nguyện khai hoa, thời bây giờ tư duy duy vật có thách vàng thì bóng tôi đè lên bà Số Hai, bà đi thử nước bọt 50C Hàng Bài thì kết quả chỉ là cạn tuyến nước bọt. Yên tâm đi. Bà sợ một tôi còn sợ mười. Tôi còn bị bóng của mấy chục người cuối hàng mượn ánh mặt trời mà đè lên tôi giúi giụi chống đống như kiểu tạp giao quần giao cơ.
Bà Số Hai hoang mang nhất ở ô số 7. Bà phải tạm bỏ qua, khai cho hết tất cả những ô khác rồi mới quay lại ngập ngừng ô số 7. Cái ô khỉ gió này ám ảnh bà qua suốt 28 ô còn lại. Vốn tiếng Anh trung tâm ngoại ngữ ban đêm nhiều lần chốn học của bà bây giờ quay cuồng quanh ba chữ:
Sex: Male/Female Sex thì rõ ràng người ta muốn bà khai rõ chuyện tình dục, không dưng hỏi chuyện tình dục, chắc là để ngăn ngừa chuyện chung chạ bừa bãi trên đất nước bạn. Còn Male/Female là Giống đực/Giống cái, chuyện tế nhị mà bám sát hỏi gì mà ráo riết thế, lại còn phải khai báo sinh hoạt với đối tượng nào. Vậy thì bà đây giống phượng giống công, danh gia vọng tộc, lá ngọc cành vàng, bà quyết liệt hạ bút vào Sex: No. Không. Bậy bạ không, dứt khoát không. Triệt để không. Giống đực cũng không mà giống cái cũng không. Không bất cứ một đối tượng nào.
Tôi đã đọc một chi tiết tương tự như thế này trong một tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái, chắc đấy là chuyện bịa, là tưởng tượng là hư cấu. Còn đây là chuyện thật, biết được là nhờ xếp hàng ở cửa ngõ nước Mỹ, nhờ cái nắng chang chang đổ bóng tôi đè lên bà Số Hai, chẳng gây hậu quả gì, nhưng đọc được những điều thầm kín trong đầu bà ta.
Khai xong mục số 7 cũng là mục hóc búa nhất. Số Hai thở phào đưa mắt ra sau bắt quả tang cô Số Ba đang lén nhìn lên tờ khai của bà. Số Ba thảng thốt ôi chị ơi sao chị lại khai không vào mục giới tính, sao lại không cả vào chỗ đàn ông và đàn bà. Thôi chết tôi rồi cô ơi, tẩy xoá người ta có chấp nhận không hay là mình khai tờ khác chẳng biết có đủ thời gian hay không. Thôi chị lấy thêm một tờ vào trong ấy mà khai lại, trong ấy có điều hoà nhiệt độ mát, chứ không nổi lửa lên em như thế này.
Cô Số Ba hay còn gọi là cô nổi lửa lên em thoạt nhìn mặt đã thấy lửa thấy bếp thấy nồi niêu bát đĩa. Hai con ốc nhồi thao láo trên một cái đĩa tây. Một anh chàng người Mỹ nghiên cứu văn hoá Việt Nam, mê văn hoá ẩm thực Việt Nam, mê luôn cái đĩa tây ấy. Chuyện của cô rất nhạt, nhạt như nước ốc, nước ốc gọi bằng cụ. Chuyện ấy báo nào đăng thì phải kêu gọi sự khoan dung và thiện chí của độc giả, không thì chỉ có nước ném báo vào các nhà cho không. Số Ba đi dậy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Hà Nội, gặp nhà nghiên cứu người Mỹ, anh chàng này cứ lăn vào đòi cưới. Thế là cưới. Thế là đưa nhau về Mỹ.
Tôi đã nói ở trên là chuyện rất nhạt. Đúng mốt báo chí thì cô Số Ba phải là người mòn chân ở các vũ trường, cô phải đong đưa lúng liếng với anh chàng ngoại quốc, phải tự giới thiệu mình thuộc diện nhà gia giáo, cô thường xuyên đi nhảy chỉ vì nghề nghiệp giáo viên vũ ba lê. Anh chàng ngoại quốc phải thuộc diện mê đắm văn minh phương Đông, cứ mũi tẹt da vàng là đẹp. Anh ta phải cắn câu. Anh ta phải đưa cô nàng về Mỹ. Về thành phố của tượng thần tự do rồi, cô nàng mới bye bye honey đi theo một gã nhà giàu.
Chuyện không đi theo hướng ấy thì phải thu hút độc giả bằng cách để họ về đến nước Mỹ mới lộ ra rằng gã nọ chẳng phải nhà nghiên cứu văn minh phương Đông gì sất. Gã thuộc đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em xuyên quốc gia. Cô Số Ba phải tan tành một kiếp hồng nhan phải làm nàng Kiều chìm nổi năm mươi bang nước Mỹ.
Chuyện đời thực bao giờ cũng nhạt nhẽo. Đám cưới cô ở Hà Nội chẳng to hơn những đám cưới ta lấy ta. Ông bố cô cứ đòi ông con rể người Mỹ phải khăn đóng áo dài, rể Việt Nam com lê ca vát cũng được nhưng rể ngoại rứt khoát phải nhập gia tuỳ tục ngay từ bước đầu tiên cho nó quen đi. Nhưng chủ trương đồng hoá của ông cọc cạch vì bên nhà giai cứ sồn sồn Âu phục từ Mỹ sang hân hoan như khám phá ra một El Dorado mới. Cũng cái đám nồng nhiệt ấy lại về Mỹ làm một cái lễ cưới nho nhỏ ở nhà thờ. Cô chị chồng là diễn viên Broadway cứ xuýt xoa em đẹp lắm, em ăn đứt con bé vai chính Miss SaiGon ở nhà hát chị, tạo hoá sao rộng rãi với phụ nữ Á Đông đến thế.
Chuyện sẽ hấp dẫn hơn nếu Số Ba bị nhà chồng kỳ thị chủng tộc, kỳ thị màu da. Chí ít cũng phải để cho cô day dứt có một ông chồng bị hội chứng Việt Nam như phim Trời và Đất. Đằng này chẳng có gì khác thường xảy ra. Một cuộc sống đơn điệu bằng lặng. Ở cái trường chồng cô được nhận vào dạy văn hoá Việt Nam, Số Ba đang đi học, học để hoà nhập kiếm việc làm. Bằng lặng thế cô mới về nghỉ hè khóc với mẹ cho đỡ nhớ rồi hôm nay lại sắm sửa trở sang với chồng cho đỡ nhớ.
Cũng về cho đỡ nhớ là Số Bốn. Suy cho cùng quê hương là nơi ta về cho đỡ nhớ, rồi ta lại ra đi. Đã có một tiên đề chưa chứng minh là người sinh ra ở khu tư khu năm muốn thành đạt sự nghiệp phải đi ra đất khác. Hy vọng cái thuyết sai lầm ấy không áp dụng với những ai điền vào mục 5 sinh quán là Việt Nam. Những Little Sài Gòn Little Hà Nội đầy rẫy những người lao động chân tay thu nhập thấp, những người đã đánh đổi địa vị trí thức chủ nhân ông mà họ sẵn có ở trong nước. Cái cộng đồng tha hương này nhìn những người du học như Số Bốn có chút ghen tị. Anh chàng Số Bốn cỡ ngang tuổi tôi, năm mười tám tuổi chàng sang Đông Âu, chuyến du học vét trước khi cả một hệ thống chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Học đến năm thứ ba ở nước Tiệp thì chàng cảm thấy ranh giới châu Âu đã nới rộng sang phía nước Mỹ. Những tinh hoa trong đám lưu học sinh Việt Nam đều ráo riết tìm nguồn tài trợ từ phía tây bán cầu. Cuối cùng Số Bốn xin được học bổng sang Mỹ học. Nhờ năng lực. Nhờ táo bạo. Táo bạo như trọng âm vùng biển Thái Bình đột nhập vào thứ tiếng Anh chàng đang nói. Bảy năm ở Mỹ, ba năm trước đó ở Tiệp, thấm thoắt mười năm chàng mới trở về thăm quê. Mười năm một khúc đoạn trường. Máy vi tính bàn học thì sử dụng ở giảng đường ở thư viện. Căn phòng bốn mét vuông dưới tầng hầm như chuồng cọp Côn Đảo trên đất Mỹ. Chàng chỉ cho phép mình được thuê một chỗ ngủ qua đêm như thế. Phòng thuê ở khu Mỹ đen rẻ hơn ở những nơi khác. Ngày cũng như đêm một lũ choai choai túm tụm đầu đường cuối đường chích choác đánh lộn. Chúng đã mấy lần gầm ghè thấy chàng mũi tẹt da vàng chẳng giống ai, chúng tụ bạ gây hấn xin đểu từ điếu thuốc. Chàng phóng to tấm ảnh chàng đang tập karate thời còn ở quê nhà, đem dán trước chuồng cọp. Lũ choai đen tin ngay. Từ đó chúng niềm nở chào chàng từ xa. Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt tạo ra huyền thoại mỗi người Á Đông là một võ sư.
Nay Số Bốn đã chuyển về thuê phòng trong khu vực trường. Vẫn là phòng biệt giam cấm cố nhưng an ninh không phải lo. Cha mẹ chàng cũng đã chuyển được từ một làng chài Thái Bình về xây nhà ở thủ đô. Một cuộc đổi đời thực sự nhờ bảy năm chàng nếm mật nằm gai trên đất Mỹ, mỗi năm chàng gửi cho cha mẹ số tiền tiết kiệm Ba ngàn đô. Lo cho người thân xong rồi, bây giờ chàng lo cho mình. Lần này chàng về báo cáo với cha mẹ rằng chàng đã đính hôn với một cô cũng nghiên cứu sinh người Hà Nội cũng đang ở bên ấy với chàng. Mục 32 trong tờ khai. Có người nào trong những thành phần sau đây ở Hoa Kỳ không, chàng khoanh tròn đánh dấu vào mục Hôn thê. Với đối tượng khác thì nước Mỹ có thể lo ngại, có thân nhân ở Mỹ tức là có khả năng đối tượng sẽ tìm cách ở lại cư trú. Nhưng chàng nghiên cứu luật pháp Mỹ chán ra rồi. Chàng đang làm tiến sĩ. Vợ chàng đang làm thạc sĩ. Họ lấy nhau và sinh con ở Mỹ, đứa con đương nhiên có quốc tịch Mỹ theo nguyên tắc sinh quán jus soli. Vợ chồng chàng sẽ đương nhiên được ở lại chăm sóc cho tới khi con đến tuổi trưởng thành. Tất nhiên là nếu trước đó chàng không có ý định ta về ta tắm ao ta. Chàng đang cần thêm một thời gian làm việc ở nước Mỹ, tích cóp thêm, sau khi có được mảnh bằng. Ở quê chàng, biển đang lấn dần làng chài, không chừng rồi có lúc cũng phải bỏ đi tìm nơi cư trú. Bạn bè đồng lứa với chàng thì hăm tám ba mươi đã bị bệnh cột sống, đi đứng khó khăn. bệnh của nghề chài lưới. Bà thím dắt đến thằng con mười bảy tuổi, khóc mếu máo bảo chàng con lo giúp cho em nó lên Hà Nội ăn học, ở lại đi biển thì mười năm nữa nó đến bị bệnh cột sống như trai làng mất thôi. Chàng biết một ngàn đô ngay lúc này sẽ đổi đời gã trai đang đứng trước mặt. Đấy cũng là một lý do chàng phải dây dưa kéo dài thời gian trên đất Mỹ dầu chẳng thích thú gì. Ngoại kiều trên đất Mỹ vừa hàng tháng đi lĩnh tiền trợ cấp của Mỹ, vừa chạy tới chạy lui vào cho được quốc tịch Mỹ, lại vừa nhem nhẻm chửi Mỹ đấy thôi.
Số Bốn được gọi vào, anh ta tự tin trườn ra khỏi cái bóng của tôi. Theo kiểu trao cờ luân lưu thì bây giờ tôi là người số một. Bóng tôi đổ xiên xiên xuống phía trước, phủ lên hai viên gạch vỉa hè, vừa đủ khoảng cách cho một người đứng gọn trong cái bóng râm đó. Người hiện ra trong bóng này hình như là đứng đầu hàng người ngày hôm qua. Anh chàng thuộc diện ra đi có trật tự ODP, người cha thuộc diện làm việc cho chính quyền Sài Gòn cũ đã sang Mỹ từ trước rồi bảo lãnh cho cả nhà sang sau. Cha mẹ tái hợp ở một làng đánh cá Texas. Bốn chị em thuê một căn hộ bình dân ở Cali, theo kiểu Mỹ hàng tháng chia đều tiền thuê nhà làm bốn phần ai trả phần nấy. Cơm tối cũng chả còn ai lo được cho ai như ở quê nhà, kẻ ăn ngoài đường người ăn ở trường, người mua thức ăn bỏ hộp mang về nhà mà nhấm nháp. anh chàng học Hoá, tối buồn rủ một cô bạn gốc Phi Líp Pin cùng lớp đi casino, chơi cho không còn một trò gì trong sòng mà không chơi nữa. Đang chơi phé đói bụng thì ra quầy lấy đồ ăn miễn phí, ăn Âu, ăn Á gì cũng có, thâu đêm. Quay roulette mãi chán thì sang bar nhạc sống, nhiều hôm có cả ban nhạc Việt theo kiểu hải ngoại by night. Thua baccarat nhiều, nản quá định bỏ, ra ngồi đọc tờ báo của sòng bài, thấy ảnh của bao nhiêu người thắng trận đỏ đen những đêm trước, chủng tộc nào cũng có người thắng màu da nào cũng có người hốt bạc, có cả mấy người gốc Việt chớp mắt lên đời. Có gương sáng có nguồn động viên, lại lao Năm giờ sáng chàng và nàng liểng xiểng lui quân, về căn phòng trọ độc thân của nàng, giờ này về khu bình dân của chàng chắc chắn làm mồi cho lũ nhọ. Nàng Phi đã ngáp nhưng còn gỡ gạc thử mơi rằng nàng đã biết Âu da trắng Mỹ da trắng Phi da đen, đã biết Nhật vàng Hoa vàng, chỉ Việt Nam là nàng chưa biết. Chàng ngáp còn to hơn nàng mà bảo một đêm nay thôi chàng thua 11 ngàn đô trong thẻ tín dụng, đang chưa biết tìm công việc gì vào những mùa hè tới để trả nợ. Đề tài thua bạc nhắc cho nàng giật mình, đêm nay nàng thua tới 13 ngàn đô. Thế là xẹp hết cái rừng rực muốn biết người Việt da vàng. Lát sau thì nàng ngáy rất to trên giường và chàng ngáy to không kém dưới tấm thảm, như một đôi bạn cùng giới ở chung phòng.
Tôi hỏi tên người hiện ra ở khoảng diện tích hai viên gạch vỉa hè đang bị cái bóng của tôi trùm lên. Anh chàng nháy mắt cười. Ở Việt Nam thì tên là Phúc, tuần trước chở xe máy đưa bồ cũ đi chơi đường Sài Gòn, bị một cha xe ôm đâm phải, bồ cũ bị trấn thương sọ não vẫn đang cấp cứu bệnh viện, Phúc thì đến ngày phải về Mỹ, đành giũ áo ra đi để lại một vết thương chưa lành. Vài năm nữa Mỹ sẽ có lãnh sự quán ở Sài Gòn, nay thì chưa cho nên Phúc phải ra Hà Nội thế này đây. Mà tiện thì nói, sang bên ấy hỏi tên Phúc không ai biết đâu. Cái tên mình sao kỳ, dân Mỹ phát âm méo cả mồm mà không ra, cứ gọi là phắc. Phát âm thành phắc là bậy lắm đó. Phúc tức mình đặt tên Mỹ là Frank. Cứ hỏi Frank nghe. Franklin đó. Benjamin Franklin thì cả nước Mỹ phải nhớ tới mỗi khi cầm tờ 100 đô thấy hình ông ta. Đặt tên Franklin, không phải Phúc mơ ước sau này được in hình lên tờ 1triệu đô đâu nghe, mà là sở hữu 1triệu tờ in hình Franklin.
Đến đây thì vừa đúng lúc tôi được gọi vào bên trong lãnh thổ nước Mỹ ở Láng Hạ. Anh chàng Frank cũng biến ngay ra đứng khỏi cái bóng của tôi.
Cửa ngõ nước Mỹ vẫn còn một cái cửa từ phải qua. Ai đi qua đấy mà mang trong người những vật bằng kim loại, cái cửa sẽ ré lên theo kiểu phát giác một kẻ giả gái trà trộn vào câu lạc bộ thơ nữ. Tôi tháo đồng hồ tay, tháo kính râm đưa gửi viên bảo vệ người Việt rồi tự tin đi qua cái cửa từ. Thế mà nó vẫn ré lên. Lần này là một tiếng ré đắc thắng làm kinh hoàng bất cứ ai mới lần đầu ngấp nghé đi Mỹ đang phấp phỏng lo chẳng biết có được chấp thuận hay không. Tôi quên, còn một chùm chìa khoá trong túi quần. Thời buổi ai ra khỏi nhà cũng phải đóng mở vài ba cánh cửa.
Trước cửa từ là lục soát túi xách ba lô ví đầm. Ở một số sân bay nước ngoài, an ninh cửa khẩu để cho khách tự tháo dỡ đồ xách tay ra cho họ giám sát. Đây thì không, viên bảo vệ tự tay lục cái cặp của tôi. Ba ngăn. Giấy tờ, sách bút, một cái băng video chốc nữa đem đi trả. PhimMỹ. Trên thế giới này còn chỗ nào mà không có phim Mỹ dạy cách sống dạy ước mơ. Còn một ngăn phụ cũng không thoát được con mắt nghề nghiệp của viên bảo vệ. Anh ta kéo phăng cái phéc mơ tuya. Đến đó tôi mới nhớ trong ngăn phụ ấy còn một cái bao cao su Trust sót lại từ một chùm ba cái. Ít ra cũng là một bằng chứng về một người rất thận trọng trong quan hệ, người ấy khó có thể là kẻ vận chuyển trái phép HIV vào nước Mỹ.
Phòng đợi mới chỉ có mấy người. Lát nữa thôi phòng sẽ nêm chặt đến mức một số người phải đứng. Người ngồi ngồi tụng bài kinh tiếng Anh tí nữa trả lời nhân viên lãnh sự sao cho trôi chảy. Người đứng đứng đổi chân theo kiểu cò lả cũng đang ôn bài để chiều nay bốn giờ quay lại trả lời phỏng vấn sao cho không đến nỗi ông nói gà bà nói vịt. Tôi thì yên tâm đi, thực khách ngoại giao của bố tôi thu xếp cả rồi, đến đây chỉ và vấn đề thủ tục. Chỉ việc khai có vào mục 23 đương đơn có ý định đi học ở Hoa Kỳ không, kèm theo mẫu đơn I-20. Khai xong rồi thì chỉ còn việc ngồi ghế chờ phòng máy lạnh, chằm chằm nhìn vào mục 34 để mà chơi. Có bị bệnh truyền nhiễm, tâm thần hay nghiện ma tuý không? Có bị bắt bị kết án tù không? Có buôn bán ma tuý làm ca ve không? Có gian lận tìm cách lấy visa giúp người khác không? Có bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ trong vòng 5 năm qua không? Có vào Hoa Kỳ để làm hàng lậu, làm phiến loạn hay hoạt động khủng bố không? Có hoạt động phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, gốc gác, chính trị hay phạm tội diệt chủng không?
Đến đây xin dành cho người chót lỡ làng nãy giờ nghe chuyện của tôi. Ở địa vị quý độc giả, quý độc giả sẽ không hay là có? Ai dại gì mà có vào mấy câu hỏi theo kiểu chưa hỏi đã biết chắc câu trả lời như vậy. Người ta trong sạch cho đến khi nào bị phát hiện ra tội lỗi. Vậy thì ta hẵng cứ làm người trong sạch, đừng để sơ xuất vì ba cái câu hỏi kiểu ấy.
Tất nhiên tôi không tuốt: Bảy không. Tin vào bảy câu hỏi ấy thì hoá ra sống ở Mỹ và vào được nước Mỹ toàn là những con người trong sạch, nước Mỹ đã là mô hình kiểu mẫu, là thiên đường trên cái hành tinh bấn loạn này rồi. Nhưng hình như đấy chỉ là những câu hỏi mang tính trắc nghiệm, người ta hỏi cho có hỏi, hỏi xem đối tượng thành khẩn đến mức độ nào mà thôi.
Tôi nộp xong hộ chiếu, tờ khai, đơn I-20 và giấy tờ liên quan. Tất nhiên cả khoản lệ phí thị thực không nhỏ. Tôi đi qua cái cửa từ trở ra, gật đầu chào viên bảo vệ đã biết trong ngăn phụ chiếc cặp của tôi còn có một cái bao cao su chưa dùng. Thế là ra khỏi lãnh thổ nước Mỹ để chiều nay bốn giờ quay lại. Một ngày hai lần đến nước Mỹ. Tôi sẽ tham khảo ý kiến nhà văn Hồ Anh Thái xem có nên lấy câu này đặt làm tên cho bài viết tản mạn của một kẻ đứng chờ trước cửa ngõ nước Mỹ.
Hai năm sau, tôi vẫn đang học ở Mỹ, nghe đâu trước sứ quán Mỹ ở Láng Hạ không còn những hàng người đội nắng đội mưa vào nước Mỹ nữa. Sứ quán đã làm xong việc phát triển trụ sở mở rộng và cơi nới có phép. Nghe đâu bây giờ ngân hàng lớn bậc nhất nước Mỹ Citibank lĩnh vị trí cửa ngõ nước Mỹ, ngân hàng nhận giấy tờ hộ chiếu và tiền visa rồi cho một cái giấy hẹn khách đến phòng lãnh sự phố Ngọc Khánh. Sứ quán Láng Hạ đã làm xong sứ mệnh buổi đầu. Nhưng nhà văn Hồ Anh Thái bảo rằng nếu đứng ngả bóng trên cái vỉa hè Láng Hạ ấy vẫn thấy tôi, tôi hiện lên trong cái bóng ngả khoảng diện tích hai hòn gạch lát hè, tôi đang đứng điền vào tờ khai visa. Chắc có người bảo nhà văn bịa. Nhưng tôi tin. Mà không phải chỉ một mình tôi đứng đó, nếu có một cái bóng dài vừa đủ, người ta sẽ thấy hiện lên cả ngàn lượt người rồng rắn trên cái vỉa hè ấy cho mà xem.