watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thuở Tình Yêu Bình Yên-Chương 5 - tác giả Hoàng Thu Dung Hoàng Thu Dung

Hoàng Thu Dung

Chương 5

Tác giả: Hoàng Thu Dung

Mỹ Phượng ngồi dựa đầu vào ai Duy. Cô hỏi mà không nhìn anh:
- Như Hạnh vô ký túc xá chưa anh?
- Chưa. Nhưng em hỏi chi vậy?
- Mẹ anh lành hẳn rồi, nó ở lại làm chi?
Duy thở nhẹ:
- Cả nhà anh không ai muốn Như Hạnh bỏ đi, nhất là mẹ anh. Như Hạnh cũng thương mẹ lắm.
Mỹ Phượng ngồi phắt lên, nhìn Duy đăm đăm:
- Không ai muốn nó bỏ đi, kể cả anh chứ gì. Đúng không?
- Em sao vậy Phượng?
- Em không muốn nó ở nhà anh, kề cận bên anh.
- Nhưng em đã từng bảo Như Hạnh dễ thương. Anh nghĩ em có cảm tình với Như Hạnh, sao bây giờ kỳ vậy?
Mỹ Phượng khăng khăng:
- Em không cần biết gì hết. Chỉ muốn anh hiểu rằng, anh phải chọn một trong hai: Em hay nó.
Duy cau mày:
- Em có hiểu mình nói gì không? Tại sao em đặt anh vào sự lựa chọn khấp khểnh vậy? Việc Như Hạnh ở nhà anh đâu có liên quan gì đến hai đứa.
- Nhưng em không muốn, em ghét nó.
- Tại sao? Giải thích với anh đi.
Mỹ Phượng im lặng. Làm sao cô có thể nói với Duy cô tỏ vẻ thích Như Hạnh chỉ là giả vờ. Lần đầu tiên gặp Như Hạnh, cô đã ngờ ngợ, một nét quen nào đó. Khi về ở ngôi biệt thự của ông Huỳnh, có lần mẹ cho cô xem tấm ảnh của mẹ con Như Hạnh. Bà đã hãnh diện bảo rằng ông Huỳnh mê bà đến độ bỏ rơi bà vợ xinh đẹp như vậy. Lúc ấy Mỹ Phượng cứ ngắm nghía khuôn mặt cô con gái. Con bé có đôi mắt to và gợi cảm, hứa hẹn sẽ là một nhan sắc khuynh thành. Cô chưa thấy ai có đôi mắt đẹp như vậy. Cho nên gặp Như Hạnh lần đầu, cô đã có ấn tượng ngay.
Về nhà cô hỏi mẹ, xem lại những kiểu hình cũ. Cô khẳng định mình không lầm và cảm thấy khó chịu kỳ lạ. Cô ganh tức vì đối thủ của mình được gia đình Duy che chở, trong khi cô thì chẳng ai ngó ngàng tới. Đến tận lúc ấy, cô mới phát hiện một điều là Duy chẳng bao giờ muốn đưa cô về nhà. Tại sao chứ, nếu không phải vì con bé ranh kia?
Cô cố đóng vai kịch cao thượng. Nhưng khi bà Diễm cảnh giác thì cô không đủ sức giữ chiếc mặt nạ ấy nữa. Cô phát điên lên khi phải thừa nhận Như Hạnh quá đẹp, quá dễ thương. Còn cô? Chưa bao giờ cô nhận một lời khen nào ngoài sự thán phục hay ganh tị vì sắc đẹp.
- Đừng bắt em giải thích, Duy ạ. Anh chỉ cần biết em không muốn gia đình anh cưu mang con nhỏ đó.
Duy điềm tính:
- Khi nói như vậy, em có nghĩ Như Hạnh sẽ sống ra sao không? Mẹ cô bé ngày xưa ở viện mồ côi ra, xem như cô bé không có ngoại hay họ hàng gì cả, còn cha cô bé thì bỏ rơi. Em thấy Như Hạnh còn ai thân trên đời này nữa? Đừng như vậy Phượng ạ.
- Không. Nó ra sao mặc kệ nó, không ảnh hưởng gì đến em cả. Gia đình anh có thương em như thương nó không? Anh hãy chọn đi.
Duy kiên nhẫn:
- Em sống đầy đủ quá. Em có tất cả, được mẹ giành giật che chắn đủ thứ… Tại sao em còn giành với Như Hạnh cả những thứ em không cần, hả Phượng?
- Anh nói gì, muốn ám chỉ gì?
Cô òa lên khóc, khóc như mưa gió. Tiếng khóc mà cô biết sẽ làm trái tim Duy mềm yếu, cô nói thật thống thiết:
- Anh muốn lên án mẹ, phải không? Muốn bảo chính mẹ con em đã làm khổ Như Hạnh phải không? Hu… hu… Anh nói chuyện với người yêu như vậy đó sao? Em mất hết rồi, em không muốn sống nữa.
- Phượng…
- Anh đừng nói gì hết. Tại sao anh không thấy đó là lỗi của mẹ Như Hạnh không biết giữ chồng? Bà ta không làm cho dượng em thương được thì ráng chịu. Còn mẹ em có lỗi gì khi được dượng yêu? Bây giờ anh lên án cả em, phải không?
Cô vùi mặt vào ngực Duy, khóc nức nở. Anh thở dài:
- Nín đi Phượng! Anh sẽ không nhắc đến chuyện đó nữa. Đừng để người khác xen vào hai đứa. Em thấy có vô lý không?
- Nhưng anh phải hứa đuổi nhỏ Hạnh ra khỏi nhà, em mới chịu.
- Anh làm được chuyện đó sao Phượng?
- Sao lại không? Anh là con trong gia đình thì cũng có quyền chứ.
Duy quay mặt đi như tránh câu trả lời. Mỹ Phượng tức muốn vỡ cả ngực. Cô mím môi, mắt long lên:
- Nếu anh lo cho nó quá thì xù đi, đường ai nấy đi. Tôi không thích có ông bồ nhu nhược.
Duy im lặng hút thuốc, rồi anh dịu dàng:
- Em bình tĩnh đi. Nếu hiểu anh yêu em ra sao thì em sẽ không nói vậy đâu. Với anh không ai quan trọng hơn em cả, Phượng ạ. Em đừng để tâm chuyện nhỏ như vậy.
Mặt Mỹ Phượng thoáng nét kiêu kỳ. Những lời Duy nói mơn trớn lòng kiêu hãnh của cô.
Có như thế chứ. Không lẽ Mỹ Phượng này bị đặt ngang hàng với con bé không cha không mẹ à? Duy phải thấy cô là một tiêu thơ sang trọng, trướng rủ màn che và phải tôn thờ cô hơn con bé ở nhờ kia chứ.
Cười thật tươi, cô ngả ngớn vào Duy:
- Vậy là xem như anh hứa với em nhé. Bây giờ đưa em đến siêu thị đi. Em nghe nhỏ bạn nói ở đó mới chưng mấy chiếc áo đẹp lắm.
Duy dứng dậy trả tiền, rồi đưa Mỹ Phượng ra khỏi quán. Đang chán nản vì chuyện làm ăn không như ý, giờ lại thêm Mỹ Phượng rắc rối, anh cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Đưa Mỹ Phượng đi mua sắm đến tối anh mệt nhoài vì những yêu sách của cô. Anh về nhà, và thấy Như Hạnh đang ngồi ở salon đọc sách. Dáng cô có vẻ mảnh mai nhỏ bé giữa phòng khách rộng mênh mông. Nghe tiếng chân, cô ngước lên, và hơi bối rối khi thấy Duy. Cô cười khẽ chào anh vì không thể không cười, rồi cúi mặt vào trang sách.
Duy đến ngồi gần cô:
- Có một mình em ở nhà à?
- Dạ.
- Mẹ anh đi đâu vậy?
- Dì đi Thủ Đức từ trưa giờ, em không biết chừng nào về.
- Vậy hả?
Anh nhìn cô như quan sát:
- Hạnh làm gì vậy?
Như Hạnh im lặng như muốn bảo anh hỏi thừa. Duy hất mớ tóc rũ xuống tran, dịu dàng:
- Em biết chừng nào mẹ anh về không?
- Em không biết, em ngồi dưới này coi chừng nhà.
Rồi cô tiếp tục lặng thinh. Duy hiểu cô không muốn nói chuyện với mình. Anh đứng dậy đi lên phòng và nằm dài ra giường chán nản.
Tối nay nhà chỉ có mình anh và Như Hạnh. Lẽ ra hai anh em có thể cùng xem tivi hay nói chuyện phiếm. Nhưng cô lúc nào cũng tìm cách tránh mặt anh, nếu bị hỏi đến thì chỉ trả lời miễn cưỡng. Có lúc Duy thấy bực mình, nhưng không trách cô
Ngồi dậy châm điếu thuốc, rồi tựa vào tường lơ đãng nhìn làn khói. Duy nhớ có lần anh say không đi vững, Như Hạnh đã tỉ mỉ săn sóc anh, ngoan như cô em gái. Lúc đó cô thật đáng yêu vì nét rụt rè lẫn dịu dàng. Lần ấy anh thật xúc động, không phải chỉ vì được săn sóc, mà vì được một bàn tay con gái nâng niu, trân trọng từng cử chỉ. Anh bê bối trước mặt cô mà không thấy ngán. Với Mỹ Phượng, anh không thể như vậy. Nếu anh có lỡ say hay bệnh, Mỹ Phượng hết nhăn nhó đến thở dài thườn thượt. Cô chỉ quen được phục dịch chứ không quen săn sóc người khác, kể cả người cô yêu.
Nhớ lại cuộc nói chuyện lúc nãy, Duy thở dài thườn thượt vì nét hung dữ hiện rõ trên nét mặt Mỹ Phượng. Anh không biết đâu mới thật là bản chất của cô. Cô là một Mỹ Phượng thanh tao ngọt ngào như anh vẫn nghĩ, hay còn là một cô gái ích kỷ, khó chịu khi bị trái ý? Điều đó anh không biết được, chỉ biết cô đang dồn anh vào chân tường mà không hy vọng gì anh thuyết phục được. Chuyện cô đòi chua tay làm Duy khổ tâm không ít. Nhưng chiều thì anh không thể.
Như Hạnh cần được che chở, bảo vệ. Làm sao anh có thể ác đến mức đẩy cô ra khỏi người thương yêu cô. Dù anh biết, chỉ cần một cử chỉ của anh. Như Hạnh cũng sẵn sàng rời khỏi nhà này.
Duy thở dài đứng dậy. Nhớ dáng điệu lặng lẽ của Như Hạnh lúc nãy, anh thấy nao nao. Anh biết cô khổ sở không ít khi phải ở lại đây. Anh cũng không ngờ cô thương mẹ anh đến mức đè nén tự ái như vậy. Duy muốn xuống phòng khách nói với cô một cái gì đó, nhưng anh biết cố sẽ khép kín, lảng tránh. Không biết đến bao giờ mới chấm dứt quan hệ căng thẳng này?
Duy cởi áo định đi nằm thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, rồi giọng Như Hạnh khách sáo:
- Anh Duy! Có điện thoại.
Duy xuống phòng khách, đến nhấc ống nghe. Bên kia đầu dây, giọng Mỹ Phượng có chút gì như hồi hộp:
- Nãy giờ anh nói chuyện với nó chưa? Nó nói sao?
Duy lắc đầu ngán ngẩm, nhưng anh vẫn hỏi:
- Nói chuyện gì Phượng?
- Thì chuyện lúc chiều em đã bàn đó. Anh hứa rồi mà, không phải sao?
- Anh không hứa chuyện gì hết. Em không nên…
Mỹ Phượng cắt ngang:
- Vậy là anh nói dối để tôi đừng làm phiền anh, phải không? Anh không dám đuổi nó đi vì sợ mẹ anh, mà cũng vì thương nó nữa. Anh bắt đầu mê nó rồi phải không? Nói đi.
Duy mím môi, anh thấy giận:
- Tại sao em nói năng hồ đồ như vậy?
- Ừ, tôi là như vậy đó. Còn hơn anh là đồ bắt cá hai tay. Mẹ tôi nói không sai mà. Anh là người nhu nhược.
- Mẹ em nói gì, Phượng?
- Nói anh mê nó. Mê nên không muốn đuổi nó đi, dù anh biết nó là kẻ thù của tôi, anh biết nó là…
Duy không kiên nhẫn nghe tiếp, anh cắt ngang:
- Em thù Như Hạnh chuyện gì? Cô ấy đã làm gì em?
- Làm gì thì anh tự biết. Bắt đầu bênh vực nó đó. Tôi nghĩ không sai mà, mai mốt đừng tới tôi nữa luôn đi. Tôi không muốn thấy mặt anh nữa.
- Phượng! Đừng nóng, nghe anh nói nè.
Mỹ Phượng gào lên:
- Tôi không nghe.
Duy im lặng suy nghĩ. Anh nghe tiếng bà Diễm loáng thoáng rớt vào ống nghe:
- Nó không đuổi thì thôi, mày đừng có la lối, phải ăn nói dịu ngọt, từ từ dụ nó chứ. Thôi, cắt đi.
Mỹ Phượng gắt:
- Mẹ im đi!
Cô gào lên:
- Sao anh không nói gì hết vậy? Tôi nói đúng nên…
Cô chợt im bặt. Có lẽ bà Diễm đã giật ống nghe và gác máy. Duy cũng đặt máy xuống, anh hình dung bà sẽ rầy mắng, đúng hơn là cố vấn cô về hành động vừa rồi. Bất giác anh thấy ngán ngẩm. Rồi bà Diễm sẽ dạy Mỹ Phượng làm gì đây? Đâu mới thật sự là bản chất của cô? Từ trước đến giờ, anh đã yêu một cô gái thế nào vậy?
Duy quay người định đi lên, nhưng anh chợt khựng lại. Như Hạnh đang đứng trước mặt anh. Mặt trắng bệch, cô nói lạc giọng:
- Xin lỗi, tôi không có ý định nghe lén… Nhưng vì anh nói lớn quá nên không thể không nghe.
Duy im lặng nhìn cô, Như Hạnh cười khẽ, Duy kinh ngạc nhìn thấy nước mắt cô ngân ngấn. Anh định nói thì Như Hạnh đã mím môi.
- Chị ấy cũng thù tôi nữa sao? Tôi không hiểu mình đã làm gì. Có phải chị ấy bảo anh đuổi tôi đi không?
- Nếu có như vậy, Hạnh cũng đừng quan tâm. Không bao giờ anh làm chuyện đó với em.
- Cám ơn anh đã tốt với tôi.
Nước mắt ràn rụa trên mặt. Như Hạnh không còn chịu đựng được nữa, cô bỗng hét lên:
- Anh bảo tôi phải làm sao đây? Tôi phải sống ra sao để gọi là đúng mực? Mọi người thương hay làm khổ tôi, tại sao không để tôi được làm điều mình muốn chứ?
Nói xong, cô quay phắt người chạy về phòng, tay bụm miệng cố nén tiếng khóc muốn òa vỡ.
Duy định đi theo cô thì tiếng bà Ngân vang lên:
- Con định làm gì với nó? Tốt hơn hết là con về phòng mình hay cứ ở dưới này.
Duy quay lại:
- Mẹ về lúc nào vậy?
- Về lâu rồi. Mẹ cố ý đứng nghe xem hai đứa nói gì.
Bà nhìn anh như phê phán:
- Mỹ Phượng nói gì đấy? Gì mà thù hằn… con Hạnh nói đúng không?
- Dạ đúng.
- Nó còn bảo con đuổi con Hạnh đi nữa à? Thật quá lắm! Nhà này còn mẹ mà Duy.
Bà đi qua mặt Duy, vẻ mặt nghiêm khắc như không đồng tình anh. Duy đứng yên nhìn theo bà, rồi đến bàn tìm gói thuốc. Thấy trên tủ có chai rượu, anh lẳng lặng mang lên phòng mình.
Bà Ngân đẩy nhẹ cửa phòng Như Hạnh. Cô đang ngồi trước bàn học khóc tấm tức. Bà đặt xắc tay lên bàn, ngồi trước mặt cô:
- Sao mà hay khóc vậy? Mỗi chút mỗi tủi thân. Nín khóc nghe dì nói nè. Nín chưa?
Như Hạnh quẹt nước mắt một cách ngoan ngoãn, cô sụt sịt rồi nguôi dần. Bà Ngân mỉm cười:
- Có vậy chứ. Đúng là con nít. Chuyện có chút xíu chứ có gì đâu. Con ở đây là vì dì, vì thằng Hưng nữa. Còn chuyện anh Duy con ra sao, con đừng màng tới. Nếu nó cưới vợ không tốt thì nó ráng chịu.
Như Hạnh cúi đầu lặng thình. Bà Ngân nhìn cô. Làm sao cô hiểu nỗi suy nghĩ của bà. Một người từng trải như bà không thể cư xử thiếu thận trọng được. Dứt khoát bà không chấp nhận Mỹ Phượng là con dâu. Nhưng trước mọi người, bà không ra vẻ phản đối, như vậy chỉ khiến Duy bệnh vực Mỹ Phượng mà thôi. Bà hiểu bà Diễm quỷ quyệt khôn ranh, làm gì bà ta không dạy Mỹ Phượng mánh khóe lung lạc Duy. Nếu bà cấm cản, Duy sẽ dần dần chống đối bà mà thôi.
Giữ Như Hạnh ở lại, bà muốn cuối cùng Mỹ Phượng sẽ lộ chân tướng. Con bé làm gì đủ bản lĩnh để biết kiềm chế ghen tuông. Nó sẽ không đủ sức ngọt ngào đóng vai kịch con nhà gia giáo. Bà hiểu tính Duy cao thượng, anh sẽ không thể tiếp tục thương con bé ích kỷ xấu nết đó được. Lúc ấy bà sẽ cưới Như Hạnh cho anh. Bà tin Duy không dửng dưng với Như Hạnh được. Con bé chẳng những xinh đẹp mà còn quá đáng yêu. Có cô con dâu như vậy, bà yên tâm hơn nghìn lần cưới cho Duy cô gái như Mỹ Phượng. Có một người mẹ như vậy, cô ta không thể là người tốt được. Thực tế đã chứng minh là bà thấy điều đó.
Thấy Như Hạnh nhìn mình, bà vỗ nhẹ tay cô:
- Con có biết con dại dột lắm không? Nhà mình không ở lại bỏ đi vì một người lạ. Làm vậy là trúng ý người ta rồi, con hiểu chưa?
Như Hạnh cắn môi:
- Mai mốt chị ấy về làm dâu nhà này, con không thể ra vào gặp mặt, càng không đủ tha thứ để gọi bằng chị thân mật. Con nhỏ nhen lắm, dì Ngân ạ. Nếu không thể thay đổi hoàn cảnh, dì đừng bắt con phải chịu đựng. Thỉnh thoảng con cũng về nhà thăm dì. Như vậy hay hơn, dì à.
- Con không được đi. Dì ra lệnh đó! Trước khi chết, mẹ con dặn thế nào, bây giờ muốn cãi lại những gì mẹ con trăng trối hay sao?
Bà nghiêm mặt:
- Vả lại, dì không chấp nhận Mỹ Phượng là dâu nhà này. Nó sẽ không thể bước chân về đây đâu, không bao giờ.
Như Hạnh ngước nhìn bà, một thoáng ngạc nhiên. Hiểu rằng mình không thể làm gì khác, cô cúi đầu dạ nhỏ một tiếng, vẻ chịu đựng ngoan ngoãn
Bà Ngân đứng dậy:
- Con đi ngủ đi, khuya rồi. Dì cũng đi nằm đây. Mệt quá!
Bà đi ra ngoài, và yên tâm thấy Như Hạnh không còn khóc nữa. Bà thấy thương Như Hạnh hơn cả lúc mẹ cô chết. Sự đơn độc của cô làm bà muốn che chở, bảo vệ. Cô bướng bỉnh nhưng cũng chỉ là cô bé con. Bà nhất định không để con gà con này bị mụ cáo vồ nuốt. Chính bà sẽ là người trả hận cho mẹ Như Hạnh, điều đó đâu có xấu.
Người tài xế mỏ cửa xe, bà Diễm uể oải bước xuống đi vào nhà. Chợt thấy Mỹ Phượng ngồi dưới gốc cây dương, bà rẽ về phía cô. Thấy mẹ, Mỹ Phượng cũng không buồn hỏi, mặt vẫn lầm lì nhìn về hướng mẹ. Bà Diễm ngồi xuống cạnh cô:
- Chuyện gì nữa vậy?
- …
- Mày với thằng Duy cãi nhau nữa, phải không?
- Sao mẹ biết?
- Nhìn cái mặt mày làm sao tao không biết được. Tao là mẹ mày mà. Lúc này hai đứa bây còn chuyện gì khác hơn vụ con Hạnh. Sao nữa rồi?
Mỹ Phượng cau có:
- Con với ảnh mới gây xong, cũng chỉ là con quỷ đó. Chán quá trời rồi.
- Gây làm sao?
- Lúc nãy vô tình đi ngang trường nó, con thấy ảnh đứng đón nó. Hỏi thì ảnh bảo, “bà già” kia đi công chuyện đột xuất, nên gọi điện đến chỗ làm bảo ảnh đi đón. Con bèn “nổ” một trận bắt anh về liền, ảnh không chịu. Còn trách con làm ầm giữa đường quê ảnh. Tức quá mà.
- Rồi sao nữa?
- Con bảo chia tay, rồi bỏ về.
- Mày nói bà già nó bảo nó đi đón con kia à?
Mỹ Phượng hậm hực gật đầu. Bà Diễm gạt gù, rồi cười khẩy:
- Con mụ này khá lắm. Bả bắt đầu ra tay rồi đấy. Nhưng tao không chịu thua bả đâu.
- Mẹ nói cái gì?
- Tao nói mẹ thằng Duy muốn gài con Hạnh cho nó, mày không hiểu gì hết, chỉ giỏi nước làm ầm ĩ thôi.
Mỹ Phượng như nhảy dựng:
- Cái gì? Bà ta dám làm chuyện đó hả? Bả…
Mỹ Phượng tức đến nghẹt thở, mặt cô đỏ bừng bừng. cô hùng hổ:
- Mụ già láo xược, biết anh Duy thương con mà bả muốn đẩy con ra hả? Con sẽ cho mụ biết tay, con sẽ làm cho bả điêu đứng.
- Mày làm gì được?
- Con sẽ xui anh Duy về nhà quậy, thử coi bả có chịu nổi không?
- Con ngốc! Mày tin là thằng Duy khờ khạo nghe lời mày hả? Mà có nghe nó cũng không cư xử tệ với mẹ nó đâu. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” nghe con. Mày chỉ giỏi đỏng đảnh chứ không hiểu thằng Duy là người ra sao cả, đã vậy còn hay gây gổ. Sao mày ngu quá vậy?
Mỹ Phượng cáu kỉnh:
- Đừng mắng nữa. Hồi đó mẹ bảo dượng Huỳnh đuổi mẹ con nó đi được, giờ không lẽ con không đủ sức xúi anh Duy về nhà quậy sao?
Bà Diễm buông thong:
- Thằng Duy không giống ông dượng mày. Nó bản lĩnh chứ không nhu nhược. Và oang oác cái miệng như mày chỉ làm nó bực mình thôi. Dù mày có muốn “bóp cổ” nó thì cũng phải cười mêm mỏng, nghe không? Đã dạy hoài mà không chịu nghe.
Bà không giấu được tự hào:
- Nếu hồi đó mẹ không biết ngọt ngào đưa đẩy, thì bây giờ căn biệt thự này là của con Hạnh chứ không phải của mày đâu.
Mải suy nghĩ nên Mỹ Phượng không để ý lời bà nói. Cắn cắn môi, mắt nhíu lai vì tập trung. Cuối cùng cô cười mãn nguyện:
- Con có cách bứt anh Duy khỏi con ranh kia rồi.
Bà Diễm cười nhu không tin:
- Nói thử tao nghe xem.
- Này nghe, anh Duy đang muốn thành lập công ty gì mà cần mua máy đó, con không rành lắm. Ổng bả không cho tiền làm vốn nên ảnh nhất đinh đi làm chứ không quản lý nhà hàng. Bây giờ con đưa tiền giúp ảnh, ảnh sẽ biết ơn con, đúng không?
Bà Diễm nhíu mày:
- Mày đưa tiền cho nó á?
- Có sao đâu. Bây giờ mẹ cho con hai trăm triệu đưa ảnh, lúc ấy con sẽ bắt anh ấy chọn lựa. Mẹ thấy sao?
- Thấy ấu trĩ chứ không sao hết. Đồ ngu!
Bà Diễm nhìn Mỹ Phượng bực tức. Con nhỏ đần độn, đã không moi tiền của gia đình họ là quá dở, nhưng như vậy vẫn còn tha thứ được. Đằng này lại còn bảo bà đưa tiền cho nó, ngu không chỗ để nói. Bà hầm hầm:
- Tao không ngờ có đứa con gái ngu như mày.
Mỹ Phượng đứng bật dậy:
- Có nghĩa là mẹ không muốn lo cho con?
- Mày câm họng đi!
Bị trái ý, Mỹ Phượng tức phát khùng:
- Tôi không cần bà lo cho tôi, tôi sẽ hỏi mượn dượng. không cần bà.
Cô gào khan cả cổ, rồi đùng đùng bỏ vào nhà. Bà Duy bực bội đi về phòng. Chuyến đi Đà Lạt thất bại làm bà bực tức đến phát điên. Về nhà gặp Mỹ Phượng “moi” tiền, bà nóng muốn tát cho chô một cái. Mau mà Mỹ Phượng đã bỏ đi.
Vậy là mất trắng vườn cà phê. Ngân hàng đã tịch biên tài sản của bà để trừ nợ. Vừa bị gạt gẫm, vừa bị mất của, thật là cú sốc làm choáng váng. Vậy mà không dám hé miệng với ai, kể cả với con gái. Có bao giờ bà bị khổ như lúc này đâu.
Suốt mấy ngày liền, Mỹ Phượng lầm lì gắt gỏng đến khó chịu. Cô đi chơi đến khuya thậm chí suốt đêm không về. Cô muốn trừng phạt mẹ về lỗi đã không lo cho cô. Bà Duy tức điên lên, nhưng cũng ráng nhịn. Nhưng đến khuya nay, Mỹ Phượng được một bạn trai đưa về nhà. Cô say đến mức không nhận ra nhà mình, thì bà quýnh thật sự và đành chịu thua cô.
Đợi khi cô tỉnh rượu, bà vào phòng cô dịu giọng:
- Tối qua con đi chơi với ai vậy?
- Bạn.
- Con bày đặt uống rượu chi vậy Phượng? Co gái uống rượu xấu lắm, biết không?
Mỹ Phượng nhướng mắt, như thấy câu nói của bà khôi hài hết chỗ nói:
- Mẹ đừng bảo với con là từ đó giờ mẹ không hề uống rượu đấy. Thậm chí lúc say mẹ với mấy ông đó còn làm chuyện gì thì không những chỉ có trời biết, mà còn cả con cũng biết nữa đấy, mẹ yêu của con… Mẹ vô cùng đáng kính của con.
Bà Duy tái mặt:
- Mày dám nói…
- Có gì đâu mà không dám, con sợ ai? Nếu mẹ thích, thì con đem mấy chuyện đó kể cho dượng nghe. Hồi đó con nhỏ, nhưng chuyện gì lại không biết. Mẹ đuổi con ra ngoài đường chơi thì con rình. Nói mấy chyện đó, chắc ông dượng thích nghe lắm.
Thấy mặt mẹ tái mét vì giận, Mỹ Phượng khoan khoái. Cô ghét giọng điệu đạo đức của bà. Mấy hôm nay cô tưc vì bà không cho tiền, trả thù được mẹ, cô có cảm giác đắc thắng. Mẹ tốt lành gì mà lên mặt đạo đức chứ? Không cho tiền thì thôi, đừng lải nhải nữa.
Bà Duy ngồi im lặng trên ghế. Có nằm mơ bà cũng không tin Mỹ Phượng đã ăn nói với bà như vậy. Từ đó bà chiều chuộng cô đến cùng, nên lúc nào cũng thấy cô vui vẻ ngoan ngoãn. Thì ra tất cả vẻ thanh tân dịu dàng chỉ là lớp vỏ da bà áp đặt. Còn bản tính ích kỷ, hung dữ mới thật sự là của cô, và cô áp dụng với bà một cách triệt để như thế đó.
Bà tức đến uất người. Nhưng biết có mắng nhiếc cô cũng không xong, chỉ càng gay go và chẳng khác nào khuyến khích cô tuôn ra những câu chẳng hay ho về bà. Bà đành nói dịu:
- Con khỏe hẳn chưa?
- Mẹ hỏi chi vậy? Mẹ có lo lắng gì cho con đâu mà hỏi?
- Sao con biết mẹ không lo? Chuyện của con mà mẹ không lo thì ai lo cho ai?
- Lo sao mẹ không đưa tiền? Mẹ tiếc với con chứ gì?
- Mẹ phải tính cách nào có lợi cho con mới đưa chứ.
Mỹ Phượng nhìn bà riết ròng:
- Rồi sao? Giờ mẹ đưa không?
Bà Duy gật đầu, Mỹ Phượng tươi nét mặt:
- Có thế chứ. Để con điện thoại hẹn anh Duy chiều nay đi chơi, rồi nói luôn.
Nói rồi, cô hí hửng đi xuống phòng khách. Bà Duy ngồi bất động ngó theo. Bà muốn quát lên ầm ĩ, nhưng không biết quát ai.
Duy ngồi yên nghe Mỹ Phượng nói, anh ngạc nhiên hơn là vui mừng. Anh quay lại nhìn cô không chớp:
- Nhưng tiền ở đâu em có, hả Phượng?
- Thì mẹ đưa. Xem như mẹ cho vốn tụi mình làm ăn. Mẹ bảo trước sau gì anh cũng là con rể, lo cho anh tức là lo cho em rồi, đúng không?
Duy nhìn cô đăm chiêu:
- Vậy em có đòi ở anh điều kiện gì Mỹ Phượng? Đuổi Như Hạnh chẳng hạn?
- Nếu em đòi hỏi thì sao?
Anh điềm tĩnh:
- Anh không thể. Em hiểu rồi đó.
Mỹ Phượng bầm gan tím ruột vì câu nói của anh. Nhưng nhớ những gì bà Duy dặn, cô cố cười nhẹ nhàng:
- Anh nghĩ em hẹp hòi đến vậy sao? Lúc đó em vì ghen quá, em sợ mất anh nên nói bậy. Yêu anh thì em phải tin anh chứ, với lại…
- Em nói tiếp đi.
- Em thấy mình vô tình có lỗi với Như Hạnh. Hai đứa mình phải lo cho cô bé hơn mới phải, đúng không anh?
Nói rồi Duy, cô ngả vào lòng Duy, vuốt ve mơn trớn với tất cả sự ngọt mềm, mượt như nhung, nhẹ như hơi thở. Cô thì thầm:
- Những ngày giận anh, em thấy đau khổ và không muốn sống nữa. Duy ơi! Anh không biết em yêu anh đến thế nào đâu. Vì em, anh ráng thành công để mình đám cưới nha anh, và thuyết phục mẹ đừng ghét em. Bị mẹ anh ghét, em buồn lắm.
Lòng Duy cũng mền đi vì xúc động. Anh hôn lên mặt cô:
- Em hiền và cao thượng lắm Phượng. Chưa bao giờ anh yêu em như lúc này. Em ráng đợi anh một thời gian nữa rồi minhg đám cưới. Đừng nghĩ viển vông gì hết, mẹ anh không ghét em dâu.
- Thật không anh? Em thấy mẹ có vẻ không ưa em. Mai mốt em sẽ tới nhà anh choi thường xuyên để làm quen với mẹ anh, anh chịu không?
Mặt Duy thoáng tư lự, nhưng anh gật đầu:
- Anh tin nếu gần gũi nhau, mẹ anh và Như Hạnh sẽ thấy thích em.
Mỹ Phượng áp mặt vào ngực Duy, mắt lim dim. Trên môi cô là nụ cười mãn nguyện đắc thắng. Thế là cô đã thành công ở bước đầu. Bây giờ cô cnàg thấy phục sự khôn ngoan của mẹ. Nếu cô khăng khăng đồi Duy phải đuổi Như Hạnh mới giúp vốn cho anh, chắc chắn Duy sẽ từ chối. Mẹ cô bảo Duy rất tự trọng, nếu cô cãi lời bà, cô sẽ thất bại. Có bà mẹ như mẹ, thật là tuyệt.
Nghĩ đến Như Hạnh, mắt cô nheo lại, rắn đanh. Con bé sẽ không chịu nổi sẽ có mặt thường xuyên của cô trong nhà và thế nào cũng bỏ đi. Cô chẳng phải nhờ ai đuổi cả. Sao mà sung sướng thế.
Viễn ảnh đó làm Mỹ Phượng rợn lên sung sướng. Cô ôm chặt Duy, hôn một cách cuồng nhiệt. Trong bóng tối mờ mờ của quán nhạc, họ hôn nhau say sưa quên hết xung quanh.
Mấy ngày sau, Mỹ Phượng đến nhà Duy, cứ vài ngày cô lại đến với một món quà gì đó cho bà Ngân. Cô biết và chỉ đến vào buổi trưa. Lúc ấy chỉ có bà Ngân và Như Hạnh ở nhà. Cô ra về trước giờ Duy tan sở, như thể cô đến đây chỉ vì mẹ anh.
Trưa nay đến, Mỹ Phượng thấy Như Hạnh đang ngồi trên chiếc xích Duy du dưới giàn hoa giấy. Cô mặc chiếc cũn màu trắng, chiếc áo thun rộng cổ màu đỏ. Đó là bộ đồ bà Ngân mua cho cô. Mỹ Phượng biết vậy vì đã có lần cô thấy bà mua nó ở shop. Tự nhiên cô thấy khó chịu với cảm giác ghen tị nhen nhóm.
Như Hạnh đang ăn củ cải đỏ. Bím tóc trên vai lúc lắc theo nhịp xích đu. Nhìn con bé như cô công chúa nhỏ trong phim “mười hai vị thần thánh” - Ở cạnh đứa con gái xinh xắn thế này, làm sao Duy không cảm? Anh có phải là thánh đâu. Trời ơi! Giá mà được cào nát bộ mặt xinh đẹp của nó… Mỹ Phượng nghiến răng nghĩ thầm.
Thấy Mỹ Phượng đẩy cổng vào, Như Hạnh ngừng nhai củ cải. Cô nhìn sững Mỹ Phượng. Chưa biết phải có thái độ ra sao, thì Mỹ Phượng đã nhanh nhẹn dựng xe và đi về phía cô.
- Bác Ngân có nhà không cưng?
- Có.
Rất tự nhiên như không thấy vẻ mặt cứng ngắc của Như Hạnh, Mỹ Phượng ngồi xuống cạnh cô.
- Trưa nay không đi học hả? Ăn gì vậy, cho chị ăn với.
Như Hạnh cúi xuống nhìn củ cải trên tay. Bản năng làm cô muốn ném nó đi và bỏ vào nhà, nhưng không hiểu sao cô cứ ngồi yên. Giọng Mỹ Phượng đầy thân ái:
- Vậy là cưng học buổi sáng hả?
- Buổi sáng.
- Ừ, học sáng khỏe hơn. Hồi chị học ở đại học kinh tế, chị cũng thích học sáng. Chiều nắng, mệt lắm.
Thật ra, học đại học luôn là giấc mơ không bao giờ đạt được của Mỹ Phượng. Cô không đủ sức đậu vào một trường nào, kể cả cá trường trung cấp. Muốn khoác lên mình nhãn hiệu trí thức, cô đã ráng theo học một lớp đào tạo cấp tốc và cố sử dụng kiến thức ít ỏi của đó nói chuyện với tất cả mọi người. Nhìn Như Hạnh đầy vẻ kiêu kỳ, cô nói như hạ cố:
- Học nghề như Hạnh chắc khỏe nhỉ? Tối ngày đi nhong nhong chứ lo học căng như chị, mệt lắm!
- Chắc vậy.
Mặt Như Hạnh im ỉm như cố bắt mình phải lịch sự. Cô ngồi im chờ Mỹ Phượng đi chỗ khác. Vẻ lầm lì của cô càng làm Mỹ Phượng khoan khoái. Con gái mà có bộ mặt như vậy, không sớm thì muộn mọi người trong nhà cũng ghét bỏ nó thôi.
- Ngồi chơi nha, chị vào nhà một chút.
Nói rồi, cô khoan thai đứng lên. Tạo một bộ mặt hiền dịu nhất, cô đi lên phòng bà Ngân.
Bà đang tính toán sổ sách. Thấy Mỹ Phượng, mặt bà thoáng cau lại, rồi giãn ra điềm tĩnh. Mỹ Phượng nhỏ nhẹ:
- Mẹ con vừa đi Đà Lạt về, bà bảo con gởi biếu bác hộp cà phê.
Bà Ngân buông viết xuống, cười mềm mỏng:
- Về nhắn bác cám ơn mẹ con nhiều nghe. Chà! Cà phê Bảo Lộc là món thích nhất của con Hạnh. Nó ưa thứ này lắm.
Như không thấy cái cắn môi của Mỹ Phượng, bà vui vẻ:
- Nhà mới hết cà phê, hôm qua bác mua về không phải loại này, con nhỏ không chịu uống. Con mang cho bác đúng lúc quá.
“Mụ già bất lịch sự! Người ta đem cho lại đi cho người khác”. Mỹ Phượng muốn đùng đùng bỏ về để dằn mặt bà Ngân, nhưng cô tười cười như không hiểu gì.
- Như Hạnh được bác cưng sướng ghê. Cô bé thấy thương quá, mẹ con cũng thích nó lắm đó bác.
Bà Ngân có vẻ tự hào, nhưng vờ khiêm tốn:
- Mẹ cháu nói quá, chứ con nhỏ còn khờ, nhiều cái phải dạy kỹ mới được. Bác mệt với nó lắm.
Cách biểu không tình thương ấy làm Mỹ Phượng chết điếng. Mẹ cô nói đâu có sai. Bà ta đã gián tiếp bảo bà chọn Như Hạnh hơn cô mà. Trời ơi! Mụ già trời đánh. Mụ yêu hiện “chia quyên rẽ thúy”. Cô mà mất Duy thì cô sẽ căm thù mẹ suốt đời.
Cô còn đang ngồi lặng trên ghế thì bà Ngân đã đi ra cửa. Đứng ở lan can, bà gọi lớn:
- Hạnh đâu rồi con? Hạnh à?
- Dạ.
- Lên đây dì bảo nè.
Như Hạnh miễn cưỡng đi lên, bước chân như nặng trịch. Bà Ngân vừa ngọt ngào vừa uy quyền.
- Con mang nước lên cho khách chưa? Con cái trong nhà phải lo chuyện đó chứ.
Môi Mỹ Phượng run lên, và vội biến thành nụ cười khi thấy bà trở vào. Cô không giấu được gượng gạo:
- Bác đừng bảo Như Hạnh lấy nước. Con cũng trong gia đình thôi… Bác làm con ngại quá.
- Con nói vậy sao được. Có khách đến bác phải tiếp cho đàng hoàng chứ. Mẹ con buồn bác không hiếu khách thì sao?
- Dạ.
Cô ngồi im, bà Ngân cũng không nói. Hai người đều có tâm trạng chờ Như Hạnh. Mỹ Phượng thì muốn xem sự thể sẽ ra sao? Bà Ngân lại mong Mỹ Phượng gai mắt tự bỏ ra về. Bà thừa biết những trò này là do ai đạo diễn. Người đàn bà xảo quyệt kia thật ấu trĩ khi nghĩ bằng cách này sẽ chiếm được cảm tình của bà. Càng thô thiển hơn với những quà cáp mua chuộc trơ trẽn.
Như Hạnh mang chiếc khay đựng hai lon Coca và hai chiếc ly thủy tinh có quai. Cô rót nước ra một cách miễn cưỡng. Chẳng thèm lên tiếng mời, cô định quay trở ra thì bà Ngân kéo tay cô ngồi xuống bên cạnh:
- Con ở lại chơi với chị Phượng nè.
Như Hạnh bặm môi:
- Học thì chiều học cũng được. Chị Phượng đến chơi, con phải tiếp chứ.
Như Hạnh thấy tức vì bị bắt phải chơi với Mỹ Phượng. Cô ghét cay ghét đắng khi nhìn Mỹ Phượng đang nở nụ cười giả tạo. Cô bướng bỉnh:
- Dì tiếp chị Phượng cũng được vậy. Con học bài thật mà.
Rõ ràng cô nói dối để thoát đi. Không những bà Ngân mà cả Mỹ Phượng cũng thấy điều đó. Khổ cho cô, còn non nớt quá để hiểu những nước cờ của người lớn. Cô muốn giậm chân thình thịch cho đỡ tức, nhưng ánh mắt cương quyết của bà Ngân làm cô không dám và đành ngồi yên, ngẩng lên nhìn ra cửa.
Nếu không có bà Ngân trong phòng, Mỹ Phượng sẽ tận hưởng cảm giác khoái trá là nhìn kẻ thù của mình tức tối, thua trận. Có lẽ mai mốt, cô sẽ không đến chơi với bà Ngân nữa, mà chỉ đến chơi với Như Hạnh thôi.
Liến thoắng vài câu hỏi thăm bà Ngân, cuối cùng cô đứng dậy ra về, sau khi bẹo má bảo Như Hạnh dễ thương.
Mỹ Phượng đi rồi, Như Hạnh chà mạnh tay lên mặt, như muốn tẩy đi sự đụng chạm đáng ghét đó. Cử chỉ trẻ con của cô làm bà Ngân phì cười.
- Thôi, con xuống sân chơi đi.
Bà nhìn theo dáng cô ra cửa. Con bé ngây thơ quá! Ở tuổi đó rồi mà vẫn chưa cứng cỏi. Bà không thể chỉ cho Như Hạnh thấy nước cờ của mẹ con Mỹ Phượng. Mà có hiểu đi nữa, cô cũng không thích nói đối đầu kiểu ngọt nhạt như bà. Cô quá thẳng thắn nên không thể đóng kịch như Mỹ Phượng được. Hiểu như vậy, nên bà Ngân lặng lẽ đối phó một mình. Cứ để Như Hạnh thơ ngây có lẽ hay hơn.
Như Hạnh chợt quay vào, đến đứng trước mặt bà, cô nói như muốn khóc:
- Dì biết con ghét mấy người đó mà cứ bắt con chơi với họ, con không chịu đâu. Mai mốt họ đến, con sẽ đi ra đường.
Bà Ngân kéo tay cô:
- Con biết nếu con càng ghét Mỹ Phượng, nó sẽ càng thích không?
- Kệ chị ta, con không thèm biết.
- Khờ quá! Để dì nói né. Mẹ con nó muốn chọc tức con, để con ghét rồi bỏ đi khỏi nhà này. Con làm vậy là trúng kế người ta rồi. Con phải tươi cười và vui vẻ với Mỹ Phượng. Có như vậy…
Không kềm được, Như Hạnh la lên:
- Con không cười đâu. Con ghét chị ta lắm.
- Im, để dì nói hết! Nếu ghét thì con có thể tránh mặt cũng được, nhưng nhất thiết không được giận dỗi như lúc nãy. Chỉ cần nghe lời dì thôi, dì không xúi con làm bậy đâu nghe không?
Như Hạnh “dạ” nhỏ một tiếng rồi lủi thủi về phòng mình. Cô lờ mờ hiểu đây là một cuộc đối đầu giữa dì Ngân và Mỹ Phượng, vì dì Ngân không muốn Mỹ Phượng làm dâu của dì. Còn chuyện dì muốn cô thay vào vị trí của chị ta thì cô hoàn toàn không tưởng tượng được.
Thuở Tình Yêu Bình Yên
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương Kết