NGỘ
Tác giả: Huỳnh Trung Chánh
Sư Huệ Chiếu chậm rãi vun bón mớ phân chuồng cho mấy cây ăn trái còn tơ trước sân chùa. Sư bón phân trang nghiêm, long trọng như đang hành lễ, mà cũng dịu dàng nâng nui như một người mẹ hiền âu yếm mớm cơm cho bầy con nhỏ. Sư nhín một phần phân chuồng chia xẻ cho cây trôm già trước ngỏ. Đúng ra, cây trôm không cần cũng không đáng được bón phân, nhưng sư, giống như bậc cha mẹ cưng con, vẫn bù đắp cho đứa trưởng thành như thời ấu thợ Ngôi chùa, tục danh chùa cây TRÔM, vốn xây cất trên một gò đất đầy trôm. Giống trôm cung cấp hoa lợi rất khiêm tốn, mủ trôm tuy nên thuốc nhưng không mấy hấp dẫn, nên bị tiêu diệt lần lần. Cây trôm trước ngỏ là cây trôm mà hai mươi năm trướ đây khi tình cờ vân du đến giồng TÂN HIỆP, thấy dân làng đang chuẩn bị hạ sát cây trôm cuối cùng, sư đã kịp thời ngăn cản. Thế rồi sư quyết định dừng lại ngôi chùa làng vắng vẻ để mai danh ẩn tích. Sư cũng chọn cho ngôi chùa danh hiệu LINH PHONG (#1) . Danh hiệu gợi lại hình ảnh lúc nhỏ cho sư duyên lành màsư đã đón nhận được như một làn gió kỳ diệu rung chuyển toàn diện thân tâm sư, nhân chuyến hành hương Phú Quốc ngày trước.
***
Sư pháp danh Mật Hiệp, hiệu Trí Hải, tự Hưng Việt, đệ tử của thiền sư Quang Huệ, chùa Kim Chương (#2) , trấn Đông Phố, Gia Định thành. Ngày còn là một sa di, sư đã chứng kiến buổi lễ trang nghiêm, cảm động để suy tôn đông cung Nguyễn Phúc Dương lên kế nghiệp Chúa hầu gầy dựng lại cơ đồ nhà Nguyễn. Buổi lễ do Hoà Nghĩa Đạo Lý tướng quân và bổn sư Quang Huệ chủ xướng ngay trong khuôn viên chùa. Hình ảnh đó khắc ghi sâu đậm vào tâm cang sư, ảnh hưởng trọn vẹn sự nghiệp tu hành của sự Sư chọn nếp sống dấn thân phục vụ đạo pháp và dân tộc. Mà dân tộc, với sư, đồng hoá với cơ nghiệp của giòng họ Nguyễn. Sư nối gót sư phụ, kiên trì, tận tụy, trung thành với chúa Nguyễn. Chúa gặp bao nhiêu nỗi nguy nan, cơ đồ bị tan hoang mấy lượt tưởng không bao giờ cứu vãn được, mà lòng sắc son, trung quân ái quốc của sư vẫn không hề suy giảm. Chúa Nguyễn A