THẦN TÀI GÕ CỬA
Tác giả: Huỳnh Trung Chánh
Thời "choai choai" theo học trường Chu Văn An, chú Năm vốn là tay du côn ngoại hạng, thường hay nổi máu anh hùng bênh vực kẻ yếu thế cô đơn. Sự kiện đó đã dung rủi chú Năm kết giao với hai thằng bạn tính tình khắc nhau như nước với lửa. Chú che chở cho Hoàng, người bạn hiền lành chăm chỉ hạt bột, khỏi bị bạn bè bắt nạt. Lần khác, chú can thiệp cho Thịnh "ma lanh" thoát khỏi trận "bề hội đồng" của đám bạn toan trừng trị trò lếu láo gian manh của hắn. Lớn lên mỗi người mỗi ngả, nhưng liên hệ bạn bè không vì thế mà phai lạt. Chú Năm vào quân đội. Hoàng chọn ngành hành chánh và tiến thân rất nhanh trên quan trường. Chỉ trong vòng sáu năm cần mẫn, anh đã được chọn làm Phụ tá đặc biệt cho vị Tổng Trưởng rồi. Thịnh lỡ dở học hành, nhưng hắn vốn láu lĩnh nên chạy được ngay giấy miễn dịch vì lý do sức khỏe, rồi ngất ngưỡng ở Sài Gòn, cà phê thuốc lá lai rai tại góc đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Phi để sống nghề "cuộc chê" xe và chạy "áp phe". Áp phe linh tinh nhiều loại, có thể là chuyện tẩu tán một lô hàng ăn cắp, trung gian hối lộ xin môn bài, chạy chọt một chân lính kiểng, đấm mõm hội đồng y khoa hoãn dịch…, tựu trung loại nào cũng có hơi hám bất hợp pháp và lường gạt, và do đó, nếp sống của hắn trồi sụt bất thường, "áp phe vô" thì phong lưu tiêu xài, còn "áp phe bể", đôi khi cũng đói rách tội tù. Những lúc lâm nguy, dĩ nhiên Thịnh phải réo đến Hoàng cầu cứu, khiến Hoàng sợ tai tiếng, kêu trời như bộng, mà kết cuộc vẫn không nỡ bỏ rơi người bạn thuở hàn vi. Trong biến cố 1975, chỉ có Hoàng là bị kẹt lại và chịu học tập dài dài, vì anh ta vốn có tinh thần trách nhiệm, nên cho vợ con di tản, còn phần mình thì cương quyết giữ nhiệm sở đến giờ phút cuối cùng. Thịnh sang Mỹ, định cư tại miền Nam Cali, và sống chật vật với đồng lương tối thiểu của một người thợ không chuyên môn. Chỉ quen đi "cà nhỗng", tà tà thả rểu bắt áp phe, nay phải chôn chân chịu đựng với đồng lương chết đói, Thịnh chịu đời sao thấu. Hắn thoạt đặt hi vọng vào các sòng bạc Las Vegas, trong một sớm một chiều có thể giúp hắn giàu nhanh mà không mệt nhọc. Sau những chuyến thắng lợi, hắn bị cháy túi tan tành đến nô㩠không còn tiền trả góp chiếc xe. Một người bạn cờ bạc gốc Mễ bày vẽ cho hắn dàn cảnh đụng xe, rồi nhờ luật sư kiện bảo hiểm làm tiền. Từ đó, Thịnh khám phá ra nghề dắt mối các vụ tai nạn xe cộ cho luật sư và bắt đầu làm ăn phát đạt. Mấy tháng sau, Thịnh lại nghĩ đến giải pháp, tự mình mở văn phòng dịch vụ, mướn luật sư đứng tên ăn chia, rồi đích thân móc nối bác sĩ, trực tiếp thương lượng bảo hiểm, và như vậy thì hắn "đớp" gọn hết một phần ba tiền thù lao, chưa kể phần móc nối ăn chia với bác sĩ nội khoa, bác sĩ phòng dịch vụ còn bao thầu luôn các vụ xin trợ cấp thuê nhà, lo hồ sơ bệnh tâm thần… cho đồng bào tị nạn ăn tiền đầu, rồi thừa thắng xông lên, hắn mở cả văn phòng bác sĩ, nha sĩ mướn người khai thác ăn chia. Văn phòng dịch vụ thành công ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong vòng mấy năm. Thịnh trở thành triệu phú, làm chủ nhân ông vài mươi văn phòng đặt dài dài từ Los Angeles đến San Diego. Thương bạn, Thịnh cam kết truyền hết bí mật nghề nghiệp cho chú Năm, để thúc đẩy chú bắt chước làm giàu, mà chú Năm lại yêu cái nghề công nhân ba cọc ba đồng, nên cứ khăng khăng từ chối. Dù vậy, Thịnh vẫn liên lạc thường xuyên với chú, nài ép chú về Nam Cali chơi cho thỏa tình hàn vi chí thiết, nhưng chú Năm bận rộn chẳng mấy khi đáp ứng. Lần nầy, Thịnh vừa tìm ra tông tích của Hoàng, nên mới "hú" thì chú Năm đã vội vã lên đường.
Vì "lý do kỷ thuật", chú Năm tìm đến nhà Thịnh trễ hơn bốn mươi phút. Khi đó, buổi họp mặt dưới danh nghĩa "thương nhớ quê hương" đã chuyển sang tiết mục chính yếu "mượn rượu thịt để phôi pha đời tị nạn". Không khí vui nhộn, "chén chú chén anh" vô cùng xôm tụ; tiếng tây tiếng u, chữ nho "xổ" ra có chùm. Thịnh mừng rỡ đón bạn, ân cần giới thiệu từng người hiện diện : vài khuôn mặt cũ cùng với nhiều nhân vật lạ. Tuy nhiên, Hoàng, người bạn mà chú tha thiết tìm kiếm lại vắng mặt.
- Hoàng chưa đến sao Thịnh ?
- Tao thuyết phục cách nào nó cũng từ chối ! Nó bị vợ đá đít buồn đời chẳng muốn gặp ai !
- Mầy cho địa chỉ tao đi tìm nó liền mới được !
- Nó dấu biệt tông tích chẳng cho ai biết điện thoại, địa chỉ gì ráo !… nhưng tao vô tình gặp nó đang hành nghề bán xăng cho hãng Exxon cách đây 20 dậm, mầy đến đó, họa may gặp được nó !
Thấy chú chộn rộn muốn đi ngay, Thịnh tiếp lời :
- Làm gì lính quýnh nhặng xị vậy ! đến 12 giờ khuya thì mới tới "ca" thằng Hoàng làm việc. Vả lại, mầy phải ở đây nhậu một trận sanh tử với anh em cho trọn tình trọn nghĩa, rồi mới có quyền đi đâu thì đi…
Dân làng nhậu đặc biệt hiếu khách, chỉ vài câu chuyện tầm phào, là anh em đã thông cảm ngay người bạn mới tới, ai cũng lớn tiếng đòi cụng ly với chú. Một anh chàng rót đầy tràn ly rượu màu đỏ như máu, lè nhè :
- Hích !… Hích !… đến trễn thì bị phạt rượu ! Anh "vô một trăm phần trăm" mới điệu nghệ với anh em !
Chú Năm cầm ly rượu ngần ngừ, thì Thịnh bồi thêm :
- Uống đi mầy ! loại bổ dương thượng hảo hạng hiệu nghiệm như thần đó ! rượu Martell cổ lùn pha với tiết dê, không phải có tiền là mua được đâu !
Thời trai trẻ, chú cũng hẩu món tiết canh, nhưng từ ngày đụng với mụ vợ nhà quê, kỵ các món thịt cầy, tiết canh…, nên chú kiêng cữ dần, nay không còn thấy hạp khẩu nữa. Do đó, nghe đến tiết dê, chú hơi nhợn, chú quanh co tránh né :
- Đặc biệt quá ha ! Mấy cha tìm đâu được huyết dê mà pha rượu như vậy !
- Ha ! ha ! Tao và hai thằng nữa phải lái xe đến nông trại cách đây 60 dậm thỉnh "ông thầy" về, cột chưng, nhét giẻ khóa mồm, rồi treo lên cây cam sau nhà để chuyên viên sáu Ngầu thọc huyết…
Chuyên viên sáu Ngầu, mặt đỏ ngầu ngầu, đắc chí tiếp lời :
- Hạ "ông thầy" theo đúng truyền thống thì phải rượt đập ông thầy như tử, đợt cho chạy ít nhứt nửa giờ, mồ hôi đổ ra, thì thịt mới không còn mùi dê. Qua đây, tôi cải tiến cho "ông thầy" dộng một ly vodka, ông "đã đời" lả mồ hôi cũng công hiệu như thường. Cắt tiết cũng không phải dễ ! Tay mơ cắt nhằm động mạch thì huyết ít, lại đục và tanh rình ! phải biết chọn đúng tĩnh mạch, thì tiết vừa nhiều, vị thơm và bổ dưỡng nữa. Một phần tiết pha rượu, phần còn lại đánh tiết canh, hai món nầy hợp lại là thứ thuốc cường dương ngoại hạng đó !
Chú Năm đành phải hớp một ngụm rượu, "hà" một cái ra vẻ hài lòng :
- Rượu nầy coi bộ "dẫn" ghê à !
- Đây là thịt dê bảy món ! thứ nào cũng ngon đặc biệt hết, nhưng tiết canh dê độc đáo mới chính là món ruột của sáu Ngầu ! chưa nếm qua chết không nhắm mắt đó nhe !
- Xin giới thiệu với anh, sáu Ngầu là tổ sư tiết canh tại vùng Nam Cali, anh lừng danh nhờ đánh tiết khéo, ngon đặc biệt, mà tài nhứt là bất cứ lúc nào bạn bè đến chơi cũng biến hóa ra ngay dĩa tiết canh vịt thơm phức để đãi đằng !
- Thế thì lúc nào anh ấy cũng nuôi cả bầy vịt ở nhà à !
- Anh ta chỉ nuôi năm, sáu con vịt nhưng lại phát minh ra kỷ thuật lấy tiết thần sầu quỷ khốc, không ai ước lường nỗi ! Khi cần anh dũng ống tiêm rút mỗi con một ống đủ để đánh tiết, trộn với lòng gà, thành món nhậu hấp dẫn ngon lành ! Còn mấy con vịt bị rút máu hả ? mất một ống máu thì nhằm nhò gì ! chúng chỉ siểng niểng một chút, cho ăn uống bình thường thì mấy ngày sau có thể tái diễn món tiết canh nữa được rồi !
Thuở nhỏ, chú Năm nghe thân nhân kể chuyện, vài nơi ngoài Bắc, nông dân làm tiết canh bò bằng cách cho đĩa trâu bám vào cổ bò hút máu no nê, đoạn rạch xẻ đĩa vắt máu làm tiết canh. Chuyện đó nghe đã rùng rợn rồi, nhưng xem ra vẫn chưa mang được tính chất ma quái "dracula" như phương pháp rút máu tân kỳ của sáu Ngầu.
Chú Năm lợm giọng buồn nôn, chú nhờm gớm các món ăn thực hiện bởi bàn tay tàn nhẫn lạnh lùng của sáu Ngầu, chú bực bội khó chịu với mọi người : thực khác nào chẳng đồng lõa với trò ăn uống ác độc đó ! Chẳng muốn nhìn mặt ai, chú lơ đảng rồi bàn tiệc đi rửa mặt, vô tình chú thấy tượng Phật Di Lặc(1) được gia chủ thờ trong cái trang thần tài đặt trệt dưới thảm hại phòng khách. Tượng tạc chân dung vị hòa thượng mập mạp, mặc áo phơi ngực, bày bụng to, chung quanh có sáu đứa bé quấy nhiễu…, mà vẫn hoan hỉ mỉm cười. Nụ cười Di Lặc có công năng xoa dịu tức khắc phiền não vô cớ của chú. Chú than thầm : "Bồ tát thỏng tay vào chợ độ đời mở toang sáu căn : tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với trần cảnh mà vẫn ung dung tự tại, trong khi mình mới nghe chuyện trái ý một chút thì sân si đã rậm rật rồi ! Mỗi người mỗi ý, ai có sở thích nấy, có lề lối hưởng thụ khác nhau, sao mình khắc khe thắc mắc chuyện người ! Huống chi, anh sáu Ngầu tuy có lối phục vụ miếng ăn cầu kỳ một chút, nhưng anh là kẻ cần cù, tận tụy dùng trăm phương ngàn cách, cốt tạo ra món ngon dâng hiến bè bạn. Công lao cực khổ, lòng hi sinh của anh, lẻ ra mình phải thấy để tùy hỷ công đức tán thán, chớ đâu thể vô ơn bất mãn như vầy được !". Chú vui vẻ hội nhập với anh em, rồi cất tiếng :
- Cảm tạ anh sáu Ngầu ! món ăn nào của anh đều độc đáo và ngon đặc biệt cả !
Xây qua Thịnh, chú ra vẻ trêu ghẹo :
- Bộ hết chuyện chơi ! sao mầy đem thờ Bồ Tát Di Lặc ở dưới đất vậy Thịnh!
- Đó là tượng Thần Tài ! mầy không biết sao hỏi lếu láo vậy ?
- Ai chỉ dẫn mầy thể thức thờ phượng đúng sai tao không lạm bàn ! nhưng theo tao hiểu thì đó là tượng Bồ Tát Di Lặc chớ không phải là Thần Tài !
Tao là kẻ làm ăn, dĩ nhiên thờ Thần Tài, chớ mắc mớ gì tao đi thờ Di Lặc ! chuyện thờ phượng mà mầy đùa dai chi lạ thế ?
Người Trung Hoa tạc tượng Di Lặc và Thần Tài giống nhau về hình dáng mập mạp, miệng cười tươi, áo phơi ngực, lộ bày bụng to tròn…, nên rất dễ làm lẫn, nhưng thật ra, họ cũng tạo ra những điểm sai biệt rõ rệt, diễn tả ý nghĩa thâm trầm khác nhau. Tượng Di Lặc ngồi ngay thẳng, có đám con nít hoặc năm, sáu, mười tám đứa leo trèo, chọc phá. Tượng đứng thì có mang túi vải, có hoặc không có trẻ nít. Dù đứng hay ngồi, tượng Di Lặc với nụ cười từ bi hỉ xả, thể hiện tinh thần nhập thế độ đời mà không nhiễm bụi trần. Tượng Thần Tài không có con nít và túi vải. Tượng ngồi tại hơi nghiêng một bên hoặc hơi ngửa ra sau vững chải thoải mái; tượng đứng vươn vai hai tay ngửa lên trời khỏe khoắn đã đời; nét chính nổi bật của tượng thần tài là tính chất may mắn, thành công và thỏa mãn hưởng thụ. Tượng Thần Tài rất hấp dẫn ở Hoa Kỳ, người ta gọi là Lucky Buddha…
Một anh đang ngồm ngoàm món dê hầm thuốc Bắc, hào hứng góp ý :
- Đúng rồi ! tôi đọc tuần báo News, thấy họ quảng cáo rùm beng tượng "Lucky Buddha", họ tuyên bố là mỗi ngày chỉ cần xoa bụng tượng van vái thì cầu xin gì được nấy, không công hiệu hoàn tiền lại trăm phần trăm. Quảng cáo còn đăng tên tuổi địa chỉ cả trăm nhân chứng xác nhận đã hốt bạc nhờ xoa bụng tượng. Thằng Mỹ trưởng phân xưởng tôi, đạo công giáo gộc, mà cũng tin như điên. Hắn rinh về hai ông, thường khoe từ ngày có tượng, công danh lên như diều…
Một người khác, có lẽ thuộc hàng đệ tử gia chủ, cũng lên tiếng :
Đại ca ạ ! Con nít là thứ phá hoại, hao tài tốn của chớ đâu phát tài được ! anh bạn nầy bàn nghe có lý phải không đại ca !
Thế thì bỏ mẹ tao rồi ! tao chê tượng thần tài cũ nhỏ, mới thỉnh tượng mới nầy ! Lầm lộn như vầy chẳng biết có "xúi quẩy" không ? Nè ! theo mầy thì thờ tượng Di Lặc có hên không ?
Tao chỉ biết đặc trưng tượng Di Lặc là đức hỷ xả vô lượng, thờ Ngài để học hạnh buông bỏ hận thù, buông bỏ thành kiến cố chấp, buông bỏ lòng tham đắm tiền tài, danh vọng… tao nghĩ thờ Di Lặc để học được hạnh buông bỏ là may mắn đặc biệt đó, nhưng thật ra, hên xui là tùy theo quan niệm riêng của mỗi người, tao chẳng dám có ý kiến a !
Trời đất ơi ! làm ăn ai chẳng mong phát đạt, tiền bạc thâu vô càng nhiều càng tốt ! buông bỏ gì nỗi mà buông ! Thịnh cất tiếng thở dài thậm thược, rồi tiếp tục rên rỉ :
Ôi ! thảo nào từ ngày rước tượng về, công việc làm ăn của tao đình trệ hẳn ra, còn chuyện hao tài tốn của thì ào ào đưa tới ! Mầy nghĩ coi, bạn bè thân quyến, ngay cả thứ bà con xa lắc "bắn cà nông không tới", ai cũng than thở, kêu réo xin tiền, riết rồi tao chịu đời hết thấu !
Câu chuyện khởi đầu như trò đùa, không ngờ lại khiến gia chủ rầu rĩ, sợ sệt thất thần, và do đó, thực khác cũng chịu vạ lây, ăn nhậu ngại ngùng, ngưng trệ. Chú Năm đành an ủi bạn :
- Hơi sức đâu mầy lo lắng thái quá vậy Thịnh ! Thờ lộn thì thờ lại ! Mai mầy ra phố Tàu, để chắc ăn mầy mua ngay hai tượng Thần Tài, một đứng một ngồi, thờ lủ khủ gỡ gạc lúc thờ lộn cũng được mà !
Ngưng một lúc, chú Năm thân mật và chân tình tiếp lời :
Nói cà rởn với mầy vậy thôi ! chớ thật ra, tao nghĩ cái gì cũng không qua thuyết "nghiệp báo", họa phước do mình tạo, đã gieo hạt giống nào thì phải lãnh quả nấy, chớ không phải do tượng linh hay không linh đâu !
Một anh chàng trẻ tuổi, phách lối thô lỗ chận ngang :
Đ… mẹ ! ở xứ Mỹ nầy, khôn sống dại chết, mạnh được yếu thua…, giàu sang do bàn tay và đầu óc của mình chớ chẳng do nghiệp báo, Trời Phật gì ráo ! Tui chỉ tin tui, chớ đếch có tin Trời Phật gì hết ! Trời Phật có ngon, báo cho thằng nầy biết sáu số lô tô, cho thằng nầy trúng ngay mười triệu thì họa may thằng nầy mới tin nỗi ! hà ! hà !….
Lời nói ngang bướng của tay nhậu nầy, nếu vài năm trước chú Năm nghe có lẽ chú khó chịu, giờ đây nhờ suy gẫm tinh thần Di Lặc, chú bình thản mỉm cười thông cảm. Chú nghĩ mỗi người hình dung Phật mỗi khác. Anh ta đồng hóa Phật như loại thần hạ cấp, sẵn sàng ăn hối lộ ban phước họa, và có lẽ, anh đã dụ dỗ "Phật !", hứa hối lộ nồng hậu để được báo mộng lô tô hoài mà chẳng thấy nên mới nổi nóng như vậy. Dĩ nhiên "Phật !" theo kiểu của anh ta, không dính líu gì với Đức Phật, vị đạo sư mà chú Năm nguyện nương tựa học tập hạnh nguyện của người để tìm đạo giải thoát. Chú Năm yên lặng, nhưng Thịnh lại lên tiếng gây :
- Xì tốp dùm tao đi Quan ! Đừng phát ngôn bừa bải tại nhà tao ! Xui xẻo cả lũ thì sao ?
Thịnh chỉ sợ xui thôi, chớ trong thâm tâm chắc hắn cũng tán đồng với tên Quan nầy. Hắn rất khoái châm ngôn mạnh được yếu thua và rất tự hào về tài ba xảo thuật giúp hắn thành công tại xứ người, hắn chỉ nghĩ đến Trời Phật chẳng qua là để lợi dụng : chỉ bỏ chút đỉnh công thờ cúng mà được lợi to, vậy thôi.
Bất ngờ, sáu Ngầu, con người vốn lầm lì ít nói, bỗng tò mò hỏi :
- Hồi nảy, anh nói thờ tượng Di Lặc để học buông bỏ, nhưng buông bỏ cái gì nỗi với đám con nít leo trèo phá phách vậy anh ?
- Thưa, sáu đứa con nít là tượng trưng cho sáu căn : tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi tiếp xúc với đời, sáu căn lăn xăn quay cuồng, khiến cho thương yêu, ganh ghét, vui buồn, hờn giận phát sanh. Bồ Tát cũng tiếp xúc với đời, cũng thả lỏng sáu căn tức sáu đứa con nít ra, nhưng không bị sáu căn quay cuồng làm loạn động, vì biết buông bỏ không đắm nhiễm, do đó, nụ cười lúc nào những tỏa ra niềm an lạc, từ bi và hỷ xả… Thờ tượng Di Lặc nhằm học hạnh buông bỏ thù hận, thương yêu ganh ghét…, để biết sống an lạc trong hiện tại.
- Nầy anh Thịnh ! anh không thờ tượng Di Lặc, thì cho tôi xin vậy !
Tên đồ tể khát máu mà đòi thờ Phật ! Chú Năm thoáng nghe hơi lùng bùng lỗ tai, vì không hiểu mình đang mơ hay tỉnh.
Quan cười sặc sụa, hổn hào ré vang :
- Ối trời đất ơi ! tận thế đến nơi rồi ! sáu Ngầu đòi tu bà con cô bác ơi !
Không đếm xỉa gì đến lời trêu ghẹo của Quan, sáu Ngầu nghiêm trang hướng về chú Năm cất tiếng :
- Tôi có mối hận thù hơn hai mười lăm năm nay vẫn đeo đẳng tôi, khiến con người tôi luôn luôn bị ray rức dằn vật, khổ sở triền miên. Tôi hy vọng tượng Di Lặc sẽ nhắc nhở tôi buông bỏ để an vui với nếp sống bình thường…
Trầm ngâm thả hồn quay về dĩ vãng, sáu Ngầu chậm rãi kể lể :
- Đêm hôm đó, anh ruột tôi, một nhà giáo hiền lành tại Cầu Voi, Tân An bỗng bị bọn sát nhân tràn vào nhà, lên án tử hình, rồi cắt cổ anh tôi như cắt cổ con vật. Cảnh tượng rùng rợn đó xảy ra lâu lắm, mà tôi vẫn cảm tưởng như mới ngày hôm qua. Tôi đã thề nguyện sẽ trả thù, đích thân cắt cổ bọn chúng từng tên. Tôi rất quyết tâm, nhưng chuyện tầm thù lần lần trở thành vô vọng, nhứt là sau khi tôi đã lưu lạc đến xứ nầy. Tuy nhiên, niềm khao khát trả thù vẫn sôi sục, rồi có cái gì thúc đẩy tôi đổ dồn căm hờn lên đầu những con vật. Khi cắt tiết dê tôi thích thú như chính mình đang cắt cổ những tên khát máu ngày xưa, khi rút máu vịt tôi khoan khoái cảm tưởng như đang hành hạ bè đảng tham ô rút tỉa máu dân lành. Thế nhưng sau giây phút sung sướng ngắn ngủi đó, tôi luôn luôn trở về với sự thực, để rồi bao ăn năn, xao xuyến ray rức ngày đêm. Tôi phải học tập buông bỏ thì họa may mới thoát khỏi ám ảnh ma quái nầy…
Chú Năm rất muốn nhắc lạc câu chuyện của Vô Não cùng với thiền ngữ "quăng dao đồ tể, ngay đó thành Phật" (2) để nung chí sáu Ngầu, nhưng ngần ngại rồi chỉ dè dặt an ủi :
- Tôi thật không ngờ anh Sáu có tâm sự buồn thảm như vậy ! Đúng đó anh Sáu, chuyện hiện tại vui buồn mình đã nên buông bỏ rồi, huống chi chuyện xa xưa. Mình ôm ấp thì chỉ mình bị khổ sở thiệt thòi mà thôi.
Dường như sáu Ngầu còn muốn bày tỏ thêm điều chi nữa, nhưng chủ nhà đã cười vui, tiệc rượu khởi sắc trở lại, tiếng hò hét cụng ly rộn ràng, khiến sáu Ngầu im bặt.
Chú Năm từ giả ra đi vào nửa khuya, thoải mái như vừa thoát khỏi một con trốt mù mịt. Chú hứa cuội với Thịnh sẽ trở lại nhà bạn ngủ nghỉ, nhưng lặng lẽ đi thăm Hoàng rồi trốn tuốt về Arizona mất dạng.
Sợ bị Thịnh chưởi, chú êm ru chẳng dám liên lạc thăm viếng gì cả. Chắc Thịnh cũng phiền chú, nên mãi đến hơn năm tháng sau mới điện thoại qua :
- Ê ! Năm !, tiếng Thịnh reo dòn tan vui vẻ.
- Tao nghe đây !
- Mầy qua Cali chơi mà được việc cho tao quá !
- Khỉ ! "phá mồi ăn hại thì có !
- Thiệt mà ! nhờ mầy chỉ vẽ cho tao thờ đúng tượng Thần Tài nên Thần Tài gõ cửa tao lu bù ! Ha ! ha ! tao thỉnh luôn ba ông, một ông ở văn phòng, hai ông ở nhà. Tại nhà, thì thắp nhang mỗi ngày, ở văn phòng thì xoa bụng van vái như bọn Mỹ, có lẽ, nhờ vậy nên hên không tưởng tượng nỗi ! áp phe vô ào ạt…
- Tiền tài vô ngọt như vậy là quá đẹp rồi ! thôi thì mầy cũng nên bỏ bớt một mớ đem cầu phước, cầu đức đi mầy !
- Giỡn hoài mầy ! tao chỉ cần tiền ! cầu tiền vô thôi ! có tiền thì mua tiên cũng được ! còn phước đức thì mua được thứ gì vậy mậy ?
- Ơ ! thì đề nghị chơi vậy mà !…
- Ê Năm ! tao vừa tìm ra một nghề mới cho mầy nè ! khỏe mà tiền vô đều đều hà !
- Nghề gì vậy cha ?
- Nghề "giặt tiền" (3) ! Mấy văn phòng dịch vụ của bọn tao cần phi tan những tấm chi phiếu của tụi bảo hiểm trả tiền để khỏi phải khai thuế. Tụi tao cần người tin cậy, giao chi phiếu đến ngân hàng lãnh tiền mặt ăn hoa hồng. Nghề nhàn nhã, mỗi ngày tà tà xách samsonite đi chừng hai tiếng, thế mà mỗi tháng thu vô năm sáu ngàn "đô" như chơi ! chịu không ?
- Nguy hiểm thấy mồ !
- Hừ ! đàn bà người ta cũng làm ào ào mà có sao đâu ? thân mầy như trâu ai dám phục kích giựt tiền mà sợ !
- Hì ! hì ! sợ là sợ con mụ vợ của tao ! Nó thấy tao diện kẻng xách samsonite đi mỗi ngày, nỗi cơn ghen phục kích đánh ghen mới nguy hiểm khôn lường chớ ! thôi mầy biết tính tao mà ! tao cám ơn mầy thương tao, muốn giúp tao, nhưng tao an phận nghèo với nghề công nhân mạt hạng mà ! A ! còn sáu Ngầu độ rày ra sao ?, chú Năm hỏi lảng sang chuyện khác.
- Thật là chuyện kỳ lạ bốn phương, khó tin mà có thật ! Lưu linh mà nó cai rượu, cai thuốc mầy ơi !
Thịnh kết thúc cuộc điện đàm bằng tràng cười sung mãn yêu đời.
Cuộc điện đàm tưởng vẫn còn văng vẳng bên tai, thế mà, chỉ hai tuần sau, chú Năm lại nhận được tin buồn của bạn. Thịnh bị giết bí mật và thảm khốc. Kẻ gian đã đập đầu anh ta như một con vật, cột chung trong bao với viên đá to tướng, quăng xuống biển phi tang, nhưng bằng sức mạnh nào, xác chết của Thịnh vẫn vọt lên mặt nước, để phô bày ra ánh sáng vụ sát nhân. Chú Năm tức tốc về Cali để kịp thời dự tang ma bạn. Chú nghẹn ngào trước cổ áo quan, muốn cất tiếng vỗ về, an ủi mà ấp úng chẳng nên lời. Một vị đại đức đang đơn độc tụng kinh cầu siêu, trong khi vợ con khóc lóc kêu gào kể lể từng cơn, và đám bạn bè tụm năm tụm ba xầm xì bàn tán hàng trăm giả thuyết về nguyên nhân án mạng. Chú Năm nghĩ giờ nầy có lẽ hồn bạn lẩn khuất đâu đây, đang nghẹn ngào tức tưởi, căm căm thù hận, rối ren thương tiếc miên man…, mà thời tụng niệm lại đơn sơ, lạc lõng thì làm sao có đủ tha lực trợ giúp cho thần thức siêu thoát được. Chàng chỉ mong Thịnh nhớ lại hình ảnh tượng trưng của tượng Di Lặc, để buông bỏ tất cả và nhẹ nhàng ra đi, nhưng âm dương hai ngả làm sao giải bày. Chú thì thầm : "Buông bỏ ! Thịnh ơi ! tất cả đều giả tạm đừng luyến tiếc Thịnh ơi !… ".
Thời tụng niệm vừa chấm dứt thì sáu Ngầu len lại đứng gần chàng nói nhỏ:
- Cảm tạ anh tạo duyên cho tôi thờ tượng Di Lặc. Tôi đã buông bỏ được hận thù, bỏ được tật nhậu nhẹt và sống bình thường rồi anh. Niềm vui của tôi bây giờ, là làm việc có tiền gởi quà cho đám cháu ở nước nhà, ngoài ra, tôi cũng bắt đầu học hỏi Phật pháp, để tập giữ lòng bình an, thư thái nhẹ nhàng. Thật tội cho anh Thịnh không biết có phải vì việc cho tôi tượng Di Lặc mà ảnh gặp chuyện chẳng may không ?
- Không đâu ! anh ấy điện thoại cho tôi khoe là nhờ thay đổi tượng Thần Tài mà anh ấy hên vô cùng, còn vụ nầy thì kể ra…
- Thần Tài cũng lại gõ cửa nữa !
Cũng tên Quan lấc cấc quen tật phát ngôn bừa bãi, ồn ào chen vào. Hắn thô lỗ chẳng giữ gìn ý tứ, cứ ong óng như chỗ không người, mặc cho thiên hạ bực bội, phớt lơ tiếp tục câu phê phán "xanh dờn" :
- Thần Tài linh ứng quá cỡ đa ! ảnh mới đóng bảo hiểm nhân mạng cách nay một tuần lễ, thì Thần Tài đã gõ cửa cái rụp…, tiền bạc lại vô cái ào !
Rồi nhỏ giọng như than thở một mình, hắn nói tiếp :
- Có điều tiền vô bằng cách nầy thì cũng hơi trớ trêu một chút !
Tháng 8.1993
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú :
1. Bồ Tát Di Lặc, người Nam Ấn, thuộc gia đình Bà La Môn, sau theo Phật xuất gia tu hành, và từ trần trước khi Phật nhập Niết bàn. Phật cho biết Bồ Tát Di Lặc thọ sanh về cung trời Đâu Suất trụ bốn ngàn muôn năm, sau đó hạ sanh về thế giới ta bà, tu tại vườn Hoa Lâm, dưới cội cây Long Hoa, thành Phật hiệu là Di Lặc. Đức Phật Di Lặc sẽ thuyết pháp ba kỳ nơi cội cây Long Hoa, độ vô số chúng sanh. Tính theo quyển Phật tổ thống ký, thời gian từ lúc Đức Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Đức Di Lặc hạ sanh tính ra là tám triệu mười vạn tám ngàn năm (8.108.000) năm. Chư Đại Bồ Tát thường phân thân khắp mười phương thế giới để thuyết pháp độ sanh, nhưng Bồ Tát hóa thân chân chính xuất hiện âm thầm hoằng dương chánh pháp, chỉ để lại bài kệ tiết lộ tông tích mình khi sắp tịch diệt. Đó là trường hợp của Bồ Tát Di Lặc, mà theo sử liệu Trung Hoa tin tưởng, thì Ngài đã hóa thân tại Song Lâm, với tên là Phó Đại Sĩ, và tại Nhạc Lâm, nước Lương, với pháp hiệu là Bố Đại hòa thượng. Tượng Di Lặc, có đám trẻ con quấy nhiễu đã tạc dựa trên sự tích của Bố Đại hòa thượng. Ngài ăn mặc xốc xếch, mang bị lớn, ai cho chi cũng dồn vào bị, rồi đem phân phát cho trẻ con. Ngài vui tươi chơi đùa với trẻ nên chúng rất thích, thường bu quanh Ngài phá khuấy.
Hạnh nguyện hỷ xả của Ngài thể hiện qua những mẫu đối thoại sau đây :
Một hôm hòa thượng Bạch Lộc hỏi : "Thế nào gọi là : cái túi vải ?". Ngài nghe hỏi liền bỏ túi xuống đứng khoanh tay. Bạch Lộc hỏi thêm : "Công việc của túi vải ra làm sao ?". Ngài liền mang túi vải mà đi, không nói một lời nào cả.
Lại một lần khác, hòa thượng Bảo Phước thỉnh ý Ngài : "Đại ý Phật Pháp như thế nào ?".
Ngài buông bị lớn rơi xuống đất, đứng thẳng khoanh tay.
Bảo Phước hỏi tiếp : "Chỉ như vậy hay có gì hướng thiện không ?".
Ngài mang bị vải lên vai mà đi…
Một vị khác, Trần cư sĩ hỏi Ngài :
- Bạch hòa thượng ! Ngài có pháp hiệu hay không ?
Ngài đọc bài kệ trả lời :
Ta có cái tủi vải,
Rỗng rang không quái ngại,
Mở ra khắp mười phương,
Thâu vào Quán tự tại.
Trần cư sĩ lại hỏi :
- Hòa thượng vân du có mang theo hành lý chi không ?
Hòa thượng lại đọc kệ :
Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dậm xa,
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.
Trần cư sĩ thỉnh Ngài ở nhà một đêm để cúng dường. Sáng lại Ngài ra đi, lưu lại bài kệ dán nơi cánh cửa :
Ta có một thân Phật,
Có ai đặng tường tất,
Chẳng vẽ cũng chẳng tô.
Không chạm cũng không khắc,
Chẳng có chút đất bùn.
Không phải màu thể sắc;
Thợ vẽ, vẽ không xong,
Kẻ trộm, trộm chẳng mất,
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vằng vặc;
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức.
Khi sắp tịch Ngài để lại bài kệ :
Di Lặc thật Di Lặc,
Phân thân trăm ngàn ức;
Luôn luôn chỉ người đời,
Người đời tự chẳng biết.
Kể từ đó, người Trung Hoa tạc tượng Bồ Tát Di Lặc dựa theo hình dáng Bố Đại hòa thượng, chung quanh có năm, sáu hoặc mười tám đứa trẻ bu quanh chọc phá. Sáu đứa nhỏ tức lục tặc (sáu tên giặc) tượng trưng cho sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vì sáu căn tiếp xúc với ngoại cảnh, đắm nhiễm vọng động mà muôn điều tội lỗi phát sanh, nên đối với kẻ tu hành sáu căn cũng là sáu giặc. Bố Tát cũng mở rộng sáu căn tiếp xúc ngoại cảnh, nhưng không đắm nhiễm nên được an nhiên tự tại. Còn 18 đứa con nít là tượng trưng cho 6 căn + 6 trần + 6 thức; tượng năm đứa con nít, có lẽ chủ trương chỉ tạo hình ảnh tượng trưng của năm căn thô, còn ý căn không lộ ra ngoài nên đứa nhỏ thứ sáu cũng ẩn dạng.
(trích dẫn dựa theo Thâm ý qua hình tượng Phật, Bồ Tát của hòa thượng Thanh Từ và Sự tích Đức Di Lặc Bồ Tát trong Từ bi Âm).
2. Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật, sự tích của đồ tể Quảng Ngạch, quăng dao mổ heo, liền tại đó ngộ đạo.
3. Giặt tiền (money luandering) : Giặt tiền là loại dịch vụ nhằm xóa sạch dấu vết tiền bạc thu được. Có hai dịch vụ giặt tiền hoàn toàn khác nhau :
- tiền mặt trong các vụ buôn bán bất hợp pháp như xì ke, ma túy… chuyển vào ngân hàng trực tiếp hay gián tiếp qua các loại tiệm thực dụng, cây xăng, food to go…, để biến thành tiền hợp pháp an toàn trong các chương mục ngân hàng.
- tiền chi phiếu của các văn phòng dịch vụ nhận được (thường từ các hãng bảo hiểm), phối trí cho cá nhân lãnh thành tiền mặt, để mất dấu khỏi lập hồ sơ khai thuế. Loại nầy chính là loại được đề cập trong truyện ngắn này
Thời "choai choai" theo học trường Chu Văn An, chú Năm vốn là tay du côn ngoại hạng, thường hay nổi máu anh hùng bênh vực kẻ yếu thế cô đơn. Sự kiện đó đã dung rủi chú Năm kết giao với hai thằng bạn tính tình khắc nhau như nước với lửa. Chú che chở cho Hoàng, người bạn hiền lành chăm chỉ hạt bột, khỏi bị bạn bè bắt nạt. Lần khác, chú can thiệp cho Thịnh "ma lanh" thoát khỏi trận "bề hội đồng" của đám bạn toan trừng trị trò lếu láo gian manh của hắn. Lớn lên mỗi người mỗi ngả, nhưng liên hệ bạn bè không vì thế mà phai lạt. Chú Năm vào quân đội. Hoàng chọn ngành hành chánh và tiến thân rất nhanh trên quan trường. Chỉ trong vòng sáu năm cần mẫn, anh đã được chọn làm Phụ tá đặc biệt cho vị Tổng Trưởng rồi. Thịnh lỡ dở học hành, nhưng hắn vốn láu lĩnh nên chạy được ngay giấy miễn dịch vì lý do sức khỏe, rồi ngất ngưỡng ở Sài Gòn, cà phê thuốc lá lai rai tại góc đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Phi để sống nghề "cuộc chê" xe và chạy "áp phe". Áp phe linh tinh nhiều loại, có thể là chuyện tẩu tán một lô hàng ăn cắp, trung gian hối lộ xin môn bài, chạy chọt một chân lính kiểng, đấm mõm hội đồng y khoa hoãn dịch…, tựu trung loại nào cũng có hơi hám bất hợp pháp và lường gạt, và do đó, nếp sống của hắn trồi sụt bất thường, "áp phe vô" thì phong lưu tiêu xài, còn "áp phe bể", đôi khi cũng đói rách tội tù. Những lúc lâm nguy, dĩ nhiên Thịnh phải réo đến Hoàng cầu cứu, khiến Hoàng sợ tai tiếng, kêu trời như bộng, mà kết cuộc vẫn không nỡ bỏ rơi người bạn thuở hàn vi. Trong biến cố 1975, chỉ có Hoàng là bị kẹt lại và chịu học tập dài dài, vì anh ta vốn có tinh thần trách nhiệm, nên cho vợ con di tản, còn phần mình thì cương quyết giữ nhiệm sở đến giờ phút cuối cùng. Thịnh sang Mỹ, định cư tại miền Nam Cali, và sống chật vật với đồng lương tối thiểu của một người thợ không chuyên môn. Chỉ quen đi "cà nhỗng", tà tà thả rểu bắt áp phe, nay phải chôn chân chịu đựng với đồng lương chết đói, Thịnh chịu đời sao thấu. Hắn thoạt đặt hi vọng vào các sòng bạc Las Vegas, trong một sớm một chiều có thể giúp hắn giàu nhanh mà không mệt nhọc. Sau những chuyến thắng lợi, hắn bị cháy túi tan tành đến nô㩠không còn tiền trả góp chiếc xe. Một người bạn cờ bạc gốc Mễ bày vẽ cho hắn dàn cảnh đụng xe, rồi nhờ luật sư kiện bảo hiểm làm tiền. Từ đó, Thịnh khám phá ra nghề dắt mối các vụ tai nạn xe cộ cho luật sư và bắt đầu làm ăn phát đạt. Mấy tháng sau, Thịnh lại nghĩ đến giải pháp, tự mình mở văn phòng dịch vụ, mướn luật sư đứng tên ăn chia, rồi đích thân móc nối bác sĩ, trực tiếp thương lượng bảo hiểm, và như vậy thì hắn "đớp" gọn hết một phần ba tiền thù lao, chưa kể phần móc nối ăn chia với bác sĩ nội khoa, bác sĩ phòng dịch vụ còn bao thầu luôn các vụ xin trợ cấp thuê nhà, lo hồ sơ bệnh tâm thần… cho đồng bào tị nạn ăn tiền đầu, rồi thừa thắng xông lên, hắn mở cả văn phòng bác sĩ, nha sĩ mướn người khai thác ăn chia. Văn phòng dịch vụ thành công ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong vòng mấy năm. Thịnh trở thành triệu phú, làm chủ nhân ông vài mươi văn phòng đặt dài dài từ Los Angeles đến San Diego. Thương bạn, Thịnh cam kết truyền hết bí mật nghề nghiệp cho chú Năm, để thúc đẩy chú bắt chước làm giàu, mà chú Năm lại yêu cái nghề công nhân ba cọc ba đồng, nên cứ khăng khăng từ chối. Dù vậy, Thịnh vẫn liên lạc thường xuyên với chú, nài ép chú về Nam Cali chơi cho thỏa tình hàn vi chí thiết, nhưng chú Năm bận rộn chẳng mấy khi đáp ứng. Lần nầy, Thịnh vừa tìm ra tông tích của Hoàng, nên mới "hú" thì chú Năm đã vội vã lên đường.
Vì "lý do kỷ thuật", chú Năm tìm đến nhà Thịnh trễ hơn bốn mươi phút. Khi đó, buổi họp mặt dưới danh nghĩa "thương nhớ quê hương" đã chuyển sang tiết mục chính yếu "mượn rượu thịt để phôi pha đời tị nạn". Không khí vui nhộn, "chén chú chén anh" vô cùng xôm tụ; tiếng tây tiếng u, chữ nho "xổ" ra có chùm. Thịnh mừng rỡ đón bạn, ân cần giới thiệu từng người hiện diện : vài khuôn mặt cũ cùng với nhiều nhân vật lạ. Tuy nhiên, Hoàng, người bạn mà chú tha thiết tìm kiếm lại vắng mặt.
- Hoàng chưa đến sao Thịnh ?
- Tao thuyết phục cách nào nó cũng từ chối ! Nó bị vợ đá đít buồn đời chẳng muốn gặp ai !
- Mầy cho địa chỉ tao đi tìm nó liền mới được !
- Nó dấu biệt tông tích chẳng cho ai biết điện thoại, địa chỉ gì ráo !… nhưng tao vô tình gặp nó đang hành nghề bán xăng cho hãng Exxon cách đây 20 dậm, mầy đến đó, họa may gặp được nó !
Thấy chú chộn rộn muốn đi ngay, Thịnh tiếp lời :
- Làm gì lính quýnh nhặng xị vậy ! đến 12 giờ khuya thì mới tới "ca" thằng Hoàng làm việc. Vả lại, mầy phải ở đây nhậu một trận sanh tử với anh em cho trọn tình trọn nghĩa, rồi mới có quyền đi đâu thì đi…
Dân làng nhậu đặc biệt hiếu khách, chỉ vài câu chuyện tầm phào, là anh em đã thông cảm ngay người bạn mới tới, ai cũng lớn tiếng đòi cụng ly với chú. Một anh chàng rót đầy tràn ly rượu màu đỏ như máu, lè nhè :
- Hích !… Hích !… đến trễn thì bị phạt rượu ! Anh "vô một trăm phần trăm" mới điệu nghệ với anh em !
Chú Năm cầm ly rượu ngần ngừ, thì Thịnh bồi thêm :
- Uống đi mầy ! loại bổ dương thượng hảo hạng hiệu nghiệm như thần đó ! rượu Martell cổ lùn pha với tiết dê, không phải có tiền là mua được đâu !
Thời trai trẻ, chú cũng hẩu món tiết canh, nhưng từ ngày đụng với mụ vợ nhà quê, kỵ các món thịt cầy, tiết canh…, nên chú kiêng cữ dần, nay không còn thấy hạp khẩu nữa. Do đó, nghe đến tiết dê, chú hơi nhợn, chú quanh co tránh né :
- Đặc biệt quá ha ! Mấy cha tìm đâu được huyết dê mà pha rượu như vậy !
- Ha ! ha ! Tao và hai thằng nữa phải lái xe đến nông trại cách đây 60 dậm thỉnh "ông thầy" về, cột chưng, nhét giẻ khóa mồm, rồi treo lên cây cam sau nhà để chuyên viên sáu Ngầu thọc huyết…
Chuyên viên sáu Ngầu, mặt đỏ ngầu ngầu, đắc chí tiếp lời :
- Hạ "ông thầy" theo đúng truyền thống thì phải rượt đập ông thầy như tử, đợt cho chạy ít nhứt nửa giờ, mồ hôi đổ ra, thì thịt mới không còn mùi dê. Qua đây, tôi cải tiến cho "ông thầy" dộng một ly vodka, ông "đã đời" lả mồ hôi cũng công hiệu như thường. Cắt tiết cũng không phải dễ ! Tay mơ cắt nhằm động mạch thì huyết ít, lại đục và tanh rình ! phải biết chọn đúng tĩnh mạch, thì tiết vừa nhiều, vị thơm và bổ dưỡng nữa. Một phần tiết pha rượu, phần còn lại đánh tiết canh, hai món nầy hợp lại là thứ thuốc cường dương ngoại hạng đó !
Chú Năm đành phải hớp một ngụm rượu, "hà" một cái ra vẻ hài lòng :
- Rượu nầy coi bộ "dẫn" ghê à !
- Đây là thịt dê bảy món ! thứ nào cũng ngon đặc biệt hết, nhưng tiết canh dê độc đáo mới chính là món ruột của sáu Ngầu ! chưa nếm qua chết không nhắm mắt đó nhe !
- Xin giới thiệu với anh, sáu Ngầu là tổ sư tiết canh tại vùng Nam Cali, anh lừng danh nhờ đánh tiết khéo, ngon đặc biệt, mà tài nhứt là bất cứ lúc nào bạn bè đến chơi cũng biến hóa ra ngay dĩa tiết canh vịt thơm phức để đãi đằng !
- Thế thì lúc nào anh ấy cũng nuôi cả bầy vịt ở nhà à !
- Anh ta chỉ nuôi năm, sáu con vịt nhưng lại phát minh ra kỷ thuật lấy tiết thần sầu quỷ khốc, không ai ước lường nỗi ! Khi cần anh dũng ống tiêm rút mỗi con một ống đủ để đánh tiết, trộn với lòng gà, thành món nhậu hấp dẫn ngon lành ! Còn mấy con vịt bị rút máu hả ? mất một ống máu thì nhằm nhò gì ! chúng chỉ siểng niểng một chút, cho ăn uống bình thường thì mấy ngày sau có thể tái diễn món tiết canh nữa được rồi !
Thuở nhỏ, chú Năm nghe thân nhân kể chuyện, vài nơi ngoài Bắc, nông dân làm tiết canh bò bằng cách cho đĩa trâu bám vào cổ bò hút máu no nê, đoạn rạch xẻ đĩa vắt máu làm tiết canh. Chuyện đó nghe đã rùng rợn rồi, nhưng xem ra vẫn chưa mang được tính chất ma quái "dracula" như phương pháp rút máu tân kỳ của sáu Ngầu.
Chú Năm lợm giọng buồn nôn, chú nhờm gớm các món ăn thực hiện bởi bàn tay tàn nhẫn lạnh lùng của sáu Ngầu, chú bực bội khó chịu với mọi người : thực khác nào chẳng đồng lõa với trò ăn uống ác độc đó ! Chẳng muốn nhìn mặt ai, chú lơ đảng rồi bàn tiệc đi rửa mặt, vô tình chú thấy tượng Phật Di Lặc(1) được gia chủ thờ trong cái trang thần tài đặt trệt dưới thảm hại phòng khách. Tượng tạc chân dung vị hòa thượng mập mạp, mặc áo phơi ngực, bày bụng to, chung quanh có sáu đứa bé quấy nhiễu…, mà vẫn hoan hỉ mỉm cười. Nụ cười Di Lặc có công năng xoa dịu tức khắc phiền não vô cớ của chú. Chú than thầm : "Bồ tát thỏng tay vào chợ độ đời mở toang sáu căn : tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với trần cảnh mà vẫn ung dung tự tại, trong khi mình mới nghe chuyện trái ý một chút thì sân si đã rậm rật rồi ! Mỗi người mỗi ý, ai có sở thích nấy, có lề lối hưởng thụ khác nhau, sao mình khắc khe thắc mắc chuyện người ! Huống chi, anh sáu Ngầu tuy có lối phục vụ miếng ăn cầu kỳ một chút, nhưng anh là kẻ cần cù, tận tụy dùng trăm phương ngàn cách, cốt tạo ra món ngon dâng hiến bè bạn. Công lao cực khổ, lòng hi sinh của anh, lẻ ra mình phải thấy để tùy hỷ công đức tán thán, chớ đâu thể vô ơn bất mãn như vầy được !". Chú vui vẻ hội nhập với anh em, rồi cất tiếng :
- Cảm tạ anh sáu Ngầu ! món ăn nào của anh đều độc đáo và ngon đặc biệt cả !
Xây qua Thịnh, chú ra vẻ trêu ghẹo :
- Bộ hết chuyện chơi ! sao mầy đem thờ Bồ Tát Di Lặc ở dưới đất vậy Thịnh!
- Đó là tượng Thần Tài ! mầy không biết sao hỏi lếu láo vậy ?
- Ai chỉ dẫn mầy thể thức thờ phượng đúng sai tao không lạm bàn ! nhưng theo tao hiểu thì đó là tượng Bồ Tát Di Lặc chớ không phải là Thần Tài !
Tao là kẻ làm ăn, dĩ nhiên thờ Thần Tài, chớ mắc mớ gì tao đi thờ Di Lặc ! chuyện thờ phượng mà mầy đùa dai chi lạ thế ?
Người Trung Hoa tạc tượng Di Lặc và Thần Tài giống nhau về hình dáng mập mạp, miệng cười tươi, áo phơi ngực, lộ bày bụng to tròn…, nên rất dễ làm lẫn, nhưng thật ra, họ cũng tạo ra những điểm sai biệt rõ rệt, diễn tả ý nghĩa thâm trầm khác nhau. Tượng Di Lặc ngồi ngay thẳng, có đám con nít hoặc năm, sáu, mười tám đứa leo trèo, chọc phá. Tượng đứng thì có mang túi vải, có hoặc không có trẻ nít. Dù đứng hay ngồi, tượng Di Lặc với nụ cười từ bi hỉ xả, thể hiện tinh thần nhập thế độ đời mà không nhiễm bụi trần. Tượng Thần Tài không có con nít và túi vải. Tượng ngồi tại hơi nghiêng một bên hoặc hơi ngửa ra sau vững chải thoải mái; tượng đứng vươn vai hai tay ngửa lên trời khỏe khoắn đã đời; nét chính nổi bật của tượng thần tài là tính chất may mắn, thành công và thỏa mãn hưởng thụ. Tượng Thần Tài rất hấp dẫn ở Hoa Kỳ, người ta gọi là Lucky Buddha…
Một anh đang ngồm ngoàm món dê hầm thuốc Bắc, hào hứng góp ý :
- Đúng rồi ! tôi đọc tuần báo News, thấy họ quảng cáo rùm beng tượng "Lucky Buddha", họ tuyên bố là mỗi ngày chỉ cần xoa bụng tượng van vái thì cầu xin gì được nấy, không công hiệu hoàn tiền lại trăm phần trăm. Quảng cáo còn đăng tên tuổi địa chỉ cả trăm nhân chứng xác nhận đã hốt bạc nhờ xoa bụng tượng. Thằng Mỹ trưởng phân xưởng tôi, đạo công giáo gộc, mà cũng tin như điên. Hắn rinh về hai ông, thường khoe từ ngày có tượng, công danh lên như diều…
Một người khác, có lẽ thuộc hàng đệ tử gia chủ, cũng lên tiếng :
Đại ca ạ ! Con nít là thứ phá hoại, hao tài tốn của chớ đâu phát tài được ! anh bạn nầy bàn nghe có lý phải không đại ca !
Thế thì bỏ mẹ tao rồi ! tao chê tượng thần tài cũ nhỏ, mới thỉnh tượng mới nầy ! Lầm lộn như vầy chẳng biết có "xúi quẩy" không ? Nè ! theo mầy thì thờ tượng Di Lặc có hên không ?
Tao chỉ biết đặc trưng tượng Di Lặc là đức hỷ xả vô lượng, thờ Ngài để học hạnh buông bỏ hận thù, buông bỏ thành kiến cố chấp, buông bỏ lòng tham đắm tiền tài, danh vọng… tao nghĩ thờ Di Lặc để học được hạnh buông bỏ là may mắn đặc biệt đó, nhưng thật ra, hên xui là tùy theo quan niệm riêng của mỗi người, tao chẳng dám có ý kiến a !
Trời đất ơi ! làm ăn ai chẳng mong phát đạt, tiền bạc thâu vô càng nhiều càng tốt ! buông bỏ gì nỗi mà buông ! Thịnh cất tiếng thở dài thậm thược, rồi tiếp tục rên rỉ :
Ôi ! thảo nào từ ngày rước tượng về, công việc làm ăn của tao đình trệ hẳn ra, còn chuyện hao tài tốn của thì ào ào đưa tới ! Mầy nghĩ coi, bạn bè thân quyến, ngay cả thứ bà con xa lắc "bắn cà nông không tới", ai cũng than thở, kêu réo xin tiền, riết rồi tao chịu đời hết thấu !
Câu chuyện khởi đầu như trò đùa, không ngờ lại khiến gia chủ rầu rĩ, sợ sệt thất thần, và do đó, thực khác cũng chịu vạ lây, ăn nhậu ngại ngùng, ngưng trệ. Chú Năm đành an ủi bạn :
- Hơi sức đâu mầy lo lắng thái quá vậy Thịnh ! Thờ lộn thì thờ lại ! Mai mầy ra phố Tàu, để chắc ăn mầy mua ngay hai tượng Thần Tài, một đứng một ngồi, thờ lủ khủ gỡ gạc lúc thờ lộn cũng được mà !
Ngưng một lúc, chú Năm thân mật và chân tình tiếp lời :
Nói cà rởn với mầy vậy thôi ! chớ thật ra, tao nghĩ cái gì cũng không qua thuyết "nghiệp báo", họa phước do mình tạo, đã gieo hạt giống nào thì phải lãnh quả nấy, chớ không phải do tượng linh hay không linh đâu !
Một anh chàng trẻ tuổi, phách lối thô lỗ chận ngang :
Đ… mẹ ! ở xứ Mỹ nầy, khôn sống dại chết, mạnh được yếu thua…, giàu sang do bàn tay và đầu óc của mình chớ chẳng do nghiệp báo, Trời Phật gì ráo ! Tui chỉ tin tui, chớ đếch có tin Trời Phật gì hết ! Trời Phật có ngon, báo cho thằng nầy biết sáu số lô tô, cho thằng nầy trúng ngay mười triệu thì họa may thằng nầy mới tin nỗi ! hà ! hà !….
Lời nói ngang bướng của tay nhậu nầy, nếu vài năm trước chú Năm nghe có lẽ chú khó chịu, giờ đây nhờ suy gẫm tinh thần Di Lặc, chú bình thản mỉm cười thông cảm. Chú nghĩ mỗi người hình dung Phật mỗi khác. Anh ta đồng hóa Phật như loại thần hạ cấp, sẵn sàng ăn hối lộ ban phước họa, và có lẽ, anh đã dụ dỗ "Phật !", hứa hối lộ nồng hậu để được báo mộng lô tô hoài mà chẳng thấy nên mới nổi nóng như vậy. Dĩ nhiên "Phật !" theo kiểu của anh ta, không dính líu gì với Đức Phật, vị đạo sư mà chú Năm nguyện nương tựa học tập hạnh nguyện của người để tìm đạo giải thoát. Chú Năm yên lặng, nhưng Thịnh lại lên tiếng gây :
- Xì tốp dùm tao đi Quan ! Đừng phát ngôn bừa bải tại nhà tao ! Xui xẻo cả lũ thì sao ?
Thịnh chỉ sợ xui thôi, chớ trong thâm tâm chắc hắn cũng tán đồng với tên Quan nầy. Hắn rất khoái châm ngôn mạnh được yếu thua và rất tự hào về tài ba xảo thuật giúp hắn thành công tại xứ người, hắn chỉ nghĩ đến Trời Phật chẳng qua là để lợi dụng : chỉ bỏ chút đỉnh công thờ cúng mà được lợi to, vậy thôi.
Bất ngờ, sáu Ngầu, con người vốn lầm lì ít nói, bỗng tò mò hỏi :
- Hồi nảy, anh nói thờ tượng Di Lặc để học buông bỏ, nhưng buông bỏ cái gì nỗi với đám con nít leo trèo phá phách vậy anh ?
- Thưa, sáu đứa con nít là tượng trưng cho sáu căn : tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi tiếp xúc với đời, sáu căn lăn xăn quay cuồng, khiến cho thương yêu, ganh ghét, vui buồn, hờn giận phát sanh. Bồ Tát cũng tiếp xúc với đời, cũng thả lỏng sáu căn tức sáu đứa con nít ra, nhưng không bị sáu căn quay cuồng làm loạn động, vì biết buông bỏ không đắm nhiễm, do đó, nụ cười lúc nào những tỏa ra niềm an lạc, từ bi và hỷ xả… Thờ tượng Di Lặc nhằm học hạnh buông bỏ thù hận, thương yêu ganh ghét…, để biết sống an lạc trong hiện tại.
- Nầy anh Thịnh ! anh không thờ tượng Di Lặc, thì cho tôi xin vậy !
Tên đồ tể khát máu mà đòi thờ Phật ! Chú Năm thoáng nghe hơi lùng bùng lỗ tai, vì không hiểu mình đang mơ hay tỉnh.
Quan cười sặc sụa, hổn hào ré vang :
- Ối trời đất ơi ! tận thế đến nơi rồi ! sáu Ngầu đòi tu bà con cô bác ơi !
Không đếm xỉa gì đến lời trêu ghẹo của Quan, sáu Ngầu nghiêm trang hướng về chú Năm cất tiếng :
- Tôi có mối hận thù hơn hai mười lăm năm nay vẫn đeo đẳng tôi, khiến con người tôi luôn luôn bị ray rức dằn vật, khổ sở triền miên. Tôi hy vọng tượng Di Lặc sẽ nhắc nhở tôi buông bỏ để an vui với nếp sống bình thường…
Trầm ngâm thả hồn quay về dĩ vãng, sáu Ngầu chậm rãi kể lể :
- Đêm hôm đó, anh ruột tôi, một nhà giáo hiền lành tại Cầu Voi, Tân An bỗng bị bọn sát nhân tràn vào nhà, lên án tử hình, rồi cắt cổ anh tôi như cắt cổ con vật. Cảnh tượng rùng rợn đó xảy ra lâu lắm, mà tôi vẫn cảm tưởng như mới ngày hôm qua. Tôi đã thề nguyện sẽ trả thù, đích thân cắt cổ bọn chúng từng tên. Tôi rất quyết tâm, nhưng chuyện tầm thù lần lần trở thành vô vọng, nhứt là sau khi tôi đã lưu lạc đến xứ nầy. Tuy nhiên, niềm khao khát trả thù vẫn sôi sục, rồi có cái gì thúc đẩy tôi đổ dồn căm hờn lên đầu những con vật. Khi cắt tiết dê tôi thích thú như chính mình đang cắt cổ những tên khát máu ngày xưa, khi rút máu vịt tôi khoan khoái cảm tưởng như đang hành hạ bè đảng tham ô rút tỉa máu dân lành. Thế nhưng sau giây phút sung sướng ngắn ngủi đó, tôi luôn luôn trở về với sự thực, để rồi bao ăn năn, xao xuyến ray rức ngày đêm. Tôi phải học tập buông bỏ thì họa may mới thoát khỏi ám ảnh ma quái nầy…
Chú Năm rất muốn nhắc lạc câu chuyện của Vô Não cùng với thiền ngữ "quăng dao đồ tể, ngay đó thành Phật" (2) để nung chí sáu Ngầu, nhưng ngần ngại rồi chỉ dè dặt an ủi :
- Tôi thật không ngờ anh Sáu có tâm sự buồn thảm như vậy ! Đúng đó anh Sáu, chuyện hiện tại vui buồn mình đã nên buông bỏ rồi, huống chi chuyện xa xưa. Mình ôm ấp thì chỉ mình bị khổ sở thiệt thòi mà thôi.
Dường như sáu Ngầu còn muốn bày tỏ thêm điều chi nữa, nhưng chủ nhà đã cười vui, tiệc rượu khởi sắc trở lại, tiếng hò hét cụng ly rộn ràng, khiến sáu Ngầu im bặt.
Chú Năm từ giả ra đi vào nửa khuya, thoải mái như vừa thoát khỏi một con trốt mù mịt. Chú hứa cuội với Thịnh sẽ trở lại nhà bạn ngủ nghỉ, nhưng lặng lẽ đi thăm Hoàng rồi trốn tuốt về Arizona mất dạng.
Sợ bị Thịnh chưởi, chú êm ru chẳng dám liên lạc thăm viếng gì cả. Chắc Thịnh cũng phiền chú, nên mãi đến hơn năm tháng sau mới điện thoại qua :
- Ê ! Năm !, tiếng Thịnh reo dòn tan vui vẻ.
- Tao nghe đây !
- Mầy qua Cali chơi mà được việc cho tao quá !
- Khỉ ! "phá mồi ăn hại thì có !
- Thiệt mà ! nhờ mầy chỉ vẽ cho tao thờ đúng tượng Thần Tài nên Thần Tài gõ cửa tao lu bù ! Ha ! ha ! tao thỉnh luôn ba ông, một ông ở văn phòng, hai ông ở nhà. Tại nhà, thì thắp nhang mỗi ngày, ở văn phòng thì xoa bụng van vái như bọn Mỹ, có lẽ, nhờ vậy nên hên không tưởng tượng nỗi ! áp phe vô ào ạt…
- Tiền tài vô ngọt như vậy là quá đẹp rồi ! thôi thì mầy cũng nên bỏ bớt một mớ đem cầu phước, cầu đức đi mầy !
- Giỡn hoài mầy ! tao chỉ cần tiền ! cầu tiền vô thôi ! có tiền thì mua tiên cũng được ! còn phước đức thì mua được thứ gì vậy mậy ?
- Ơ ! thì đề nghị chơi vậy mà !…
- Ê Năm ! tao vừa tìm ra một nghề mới cho mầy nè ! khỏe mà tiền vô đều đều hà !
- Nghề gì vậy cha ?
- Nghề "giặt tiền" (3) ! Mấy văn phòng dịch vụ của bọn tao cần phi tan những tấm chi phiếu của tụi bảo hiểm trả tiền để khỏi phải khai thuế. Tụi tao cần người tin cậy, giao chi phiếu đến ngân hàng lãnh tiền mặt ăn hoa hồng. Nghề nhàn nhã, mỗi ngày tà tà xách samsonite đi chừng hai tiếng, thế mà mỗi tháng thu vô năm sáu ngàn "đô" như chơi ! chịu không ?
- Nguy hiểm thấy mồ !
- Hừ ! đàn bà người ta cũng làm ào ào mà có sao đâu ? thân mầy như trâu ai dám phục kích giựt tiền mà sợ !
- Hì ! hì ! sợ là sợ con mụ vợ của tao ! Nó thấy tao diện kẻng xách samsonite đi mỗi ngày, nỗi cơn ghen phục kích đánh ghen mới nguy hiểm khôn lường chớ ! thôi mầy biết tính tao mà ! tao cám ơn mầy thương tao, muốn giúp tao, nhưng tao an phận nghèo với nghề công nhân mạt hạng mà ! A ! còn sáu Ngầu độ rày ra sao ?, chú Năm hỏi lảng sang chuyện khác.
- Thật là chuyện kỳ lạ bốn phương, khó tin mà có thật ! Lưu linh mà nó cai rượu, cai thuốc mầy ơi !
Thịnh kết thúc cuộc điện đàm bằng tràng cười sung mãn yêu đời.
Cuộc điện đàm tưởng vẫn còn văng vẳng bên tai, thế mà, chỉ hai tuần sau, chú Năm lại nhận được tin buồn của bạn. Thịnh bị giết bí mật và thảm khốc. Kẻ gian đã đập đầu anh ta như một con vật, cột chung trong bao với viên đá to tướng, quăng xuống biển phi tang, nhưng bằng sức mạnh nào, xác chết của Thịnh vẫn vọt lên mặt nước, để phô bày ra ánh sáng vụ sát nhân. Chú Năm tức tốc về Cali để kịp thời dự tang ma bạn. Chú nghẹn ngào trước cổ áo quan, muốn cất tiếng vỗ về, an ủi mà ấp úng chẳng nên lời. Một vị đại đức đang đơn độc tụng kinh cầu siêu, trong khi vợ con khóc lóc kêu gào kể lể từng cơn, và đám bạn bè tụm năm tụm ba xầm xì bàn tán hàng trăm giả thuyết về nguyên nhân án mạng. Chú Năm nghĩ giờ nầy có lẽ hồn bạn lẩn khuất đâu đây, đang nghẹn ngào tức tưởi, căm căm thù hận, rối ren thương tiếc miên man…, mà thời tụng niệm lại đơn sơ, lạc lõng thì làm sao có đủ tha lực trợ giúp cho thần thức siêu thoát được. Chàng chỉ mong Thịnh nhớ lại hình ảnh tượng trưng của tượng Di Lặc, để buông bỏ tất cả và nhẹ nhàng ra đi, nhưng âm dương hai ngả làm sao giải bày. Chú thì thầm : "Buông bỏ ! Thịnh ơi ! tất cả đều giả tạm đừng luyến tiếc Thịnh ơi !… ".
Thời tụng niệm vừa chấm dứt thì sáu Ngầu len lại đứng gần chàng nói nhỏ:
- Cảm tạ anh tạo duyên cho tôi thờ tượng Di Lặc. Tôi đã buông bỏ được hận thù, bỏ được tật nhậu nhẹt và sống bình thường rồi anh. Niềm vui của tôi bây giờ, là làm việc có tiền gởi quà cho đám cháu ở nước nhà, ngoài ra, tôi cũng bắt đầu học hỏi Phật pháp, để tập giữ lòng bình an, thư thái nhẹ nhàng. Thật tội cho anh Thịnh không biết có phải vì việc cho tôi tượng Di Lặc mà ảnh gặp chuyện chẳng may không ?
- Không đâu ! anh ấy điện thoại cho tôi khoe là nhờ thay đổi tượng Thần Tài mà anh ấy hên vô cùng, còn vụ nầy thì kể ra…
- Thần Tài cũng lại gõ cửa nữa !
Cũng tên Quan lấc cấc quen tật phát ngôn bừa bãi, ồn ào chen vào. Hắn thô lỗ chẳng giữ gìn ý tứ, cứ ong óng như chỗ không người, mặc cho thiên hạ bực bội, phớt lơ tiếp tục câu phê phán "xanh dờn" :
- Thần Tài linh ứng quá cỡ đa ! ảnh mới đóng bảo hiểm nhân mạng cách nay một tuần lễ, thì Thần Tài đã gõ cửa cái rụp…, tiền bạc lại vô cái ào !
Rồi nhỏ giọng như than thở một mình, hắn nói tiếp :
- Có điều tiền vô bằng cách nầy thì cũng hơi trớ trêu một chút !
Tháng 8.1993
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú :
1. Bồ Tát Di Lặc, người Nam Ấn, thuộc gia đình Bà La Môn, sau theo Phật xuất gia tu hành, và từ trần trước khi Phật nhập Niết bàn. Phật cho biết Bồ Tát Di Lặc thọ sanh về cung trời Đâu Suất trụ bốn ngàn muôn năm, sau đó hạ sanh về thế giới ta bà, tu tại vườn Hoa Lâm, dưới cội cây Long Hoa, thành Phật hiệu là Di Lặc. Đức Phật Di Lặc sẽ thuyết pháp ba kỳ nơi cội cây Long Hoa, độ vô số chúng sanh. Tính theo quyển Phật tổ thống ký, thời gian từ lúc Đức Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Đức Di Lặc hạ sanh tính ra là tám triệu mười vạn tám ngàn năm (8.108.000) năm. Chư Đại Bồ Tát thường phân thân khắp mười phương thế giới để thuyết pháp độ sanh, nhưng Bồ Tát hóa thân chân chính xuất hiện âm thầm hoằng dương chánh pháp, chỉ để lại bài kệ tiết lộ tông tích mình khi sắp tịch diệt. Đó là trường hợp của Bồ Tát Di Lặc, mà theo sử liệu Trung Hoa tin tưởng, thì Ngài đã hóa thân tại Song Lâm, với tên là Phó Đại Sĩ, và tại Nhạc Lâm, nước Lương, với pháp hiệu là Bố Đại hòa thượng. Tượng Di Lặc, có đám trẻ con quấy nhiễu đã tạc dựa trên sự tích của Bố Đại hòa thượng. Ngài ăn mặc xốc xếch, mang bị lớn, ai cho chi cũng dồn vào bị, rồi đem phân phát cho trẻ con. Ngài vui tươi chơi đùa với trẻ nên chúng rất thích, thường bu quanh Ngài phá khuấy.
Hạnh nguyện hỷ xả của Ngài thể hiện qua những mẫu đối thoại sau đây :
Một hôm hòa thượng Bạch Lộc hỏi : "Thế nào gọi là : cái túi vải ?". Ngài nghe hỏi liền bỏ túi xuống đứng khoanh tay. Bạch Lộc hỏi thêm : "Công việc của túi vải ra làm sao ?". Ngài liền mang túi vải mà đi, không nói một lời nào cả.
Lại một lần khác, hòa thượng Bảo Phước thỉnh ý Ngài : "Đại ý Phật Pháp như thế nào ?".
Ngài buông bị lớn rơi xuống đất, đứng thẳng khoanh tay.
Bảo Phước hỏi tiếp : "Chỉ như vậy hay có gì hướng thiện không ?".
Ngài mang bị vải lên vai mà đi…
Một vị khác, Trần cư sĩ hỏi Ngài :
- Bạch hòa thượng ! Ngài có pháp hiệu hay không ?
Ngài đọc bài kệ trả lời :
Ta có cái tủi vải,
Rỗng rang không quái ngại,
Mở ra khắp mười phương,
Thâu vào Quán tự tại.
Trần cư sĩ lại hỏi :
- Hòa thượng vân du có mang theo hành lý chi không ?
Hòa thượng lại đọc kệ :
Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dậm xa,
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.
Trần cư sĩ thỉnh Ngài ở nhà một đêm để cúng dường. Sáng lại Ngài ra đi, lưu lại bài kệ dán nơi cánh cửa :
Ta có một thân Phật,
Có ai đặng tường tất,
Chẳng vẽ cũng chẳng tô.
Không chạm cũng không khắc,
Chẳng có chút đất bùn.
Không phải màu thể sắc;
Thợ vẽ, vẽ không xong,
Kẻ trộm, trộm chẳng mất,
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vằng vặc;
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức.
Khi sắp tịch Ngài để lại bài kệ :
Di Lặc thật Di Lặc,
Phân thân trăm ngàn ức;
Luôn luôn chỉ người đời,
Người đời tự chẳng biết.
Kể từ đó, người Trung Hoa tạc tượng Bồ Tát Di Lặc dựa theo hình dáng Bố Đại hòa thượng, chung quanh có năm, sáu hoặc mười tám đứa trẻ bu quanh chọc phá. Sáu đứa nhỏ tức lục tặc (sáu tên giặc) tượng trưng cho sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vì sáu căn tiếp xúc với ngoại cảnh, đắm nhiễm vọng động mà muôn điều tội lỗi phát sanh, nên đối với kẻ tu hành sáu căn cũng là sáu giặc. Bố Tát cũng mở rộng sáu căn tiếp xúc ngoại cảnh, nhưng không đắm nhiễm nên được an nhiên tự tại. Còn 18 đứa con nít là tượng trưng cho 6 căn + 6 trần + 6 thức; tượng năm đứa con nít, có lẽ chủ trương chỉ tạo hình ảnh tượng trưng của năm căn thô, còn ý căn không lộ ra ngoài nên đứa nhỏ thứ sáu cũng ẩn dạng.
(trích dẫn dựa theo Thâm ý qua hình tượng Phật, Bồ Tát của hòa thượng Thanh Từ và Sự tích Đức Di Lặc Bồ Tát trong Từ bi Âm).
2. Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật, sự tích của đồ tể Quảng Ngạch, quăng dao mổ heo, liền tại đó ngộ đạo.
3. Giặt tiền (money luandering) : Giặt tiền là loại dịch vụ nhằm xóa sạch dấu vết tiền bạc thu được. Có hai dịch vụ giặt tiền hoàn toàn khác nhau :
- tiền mặt trong các vụ buôn bán bất hợp pháp như xì ke, ma túy… chuyển vào ngân hàng trực tiếp hay gián tiếp qua các loại tiệm thực dụng, cây xăng, food to go…, để biến thành tiền hợp pháp an toàn trong các chương mục ngân hàng.
- tiền chi phiếu của các văn phòng dịch vụ nhận được (thường từ các hãng bảo hiểm), phối trí cho cá nhân lãnh thành tiền mặt, để mất dấu khỏi lập hồ sơ khai thuế. Loại nầy chính là loại được đề cập trong truyện ngắn này