watch sexy videos at nza-vids!

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: session_start(): ps_files_cleanup_dir: opendir(/var/lib/php/session) failed: Permission denied (13)

Filename: libraries/Session.php

Line Number: 141

Truyện Vết Nhạn Lưng Trời - tác giả Huỳnh Trung Chánh Huỳnh Trung Chánh

Vết Nhạn Lưng Trời

Tác giả: Huỳnh Trung Chánh

"Ðất trầm thủy, trủng bong lầy lội, âm thịnh dương suy". Câu tuyên bố cộc lốc của thầy địa lý già phán quyết cho vùng Tầm vu (1) ngay từ thời khẩn hoang lập nước có giá trị như một sấm ký, ám ảnh dân làng, nhất là khi tình trạng chênh lệch nam nữ trầm trọng bắt đầu xuất hiện. Trẻ em trai có phần hiếm hoi. Gia đình nào may mắn được một thằng cu giữa bầy con gái thì thật là đại phước.
Câu hát ru em thịnh hành một thời:
"Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Trai Thủ Thừa cởi ngựa sang mua!"
phản ảnh phần nào tình trạng dư thừa con gái ở Tầm Vu, tuy rằng "giá cả" không rẻ mạt như vậy. (Thật ra, thì vào thời khai hoang dựng nước, con gái miền Nam ở bất cứ nơi nào, cũng được quí trọng, bởi lẽ số di dân ở miền ngoài vào lập nghiệp hơn 2/3 là nam giới).
Nhà họ Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của định luật vô hình đó. Dương phu nhân, sau khi sản xuất "liền tù tì" mười cô tiểu thơ, gân cốt rã rời, mà vì thương chồng, vẫn ước mơ gom tàn lực tạo một tác phẩm hoàn hảo chót, một cậu út nối dõi tông đường. Thôi thì miếu nào, ông đồng bà cốt nào?, hễ nghe tiếng linh thiêng thì bà đều đến để lễ bái cầu cạnh. Dương ông cũng lo lắng không kém. Nghe ai chỉ dẫn thuốc đại bổ nào dễ tạo hạt giống nam Ông đều thử. Ông lại mời thầy địa lý về sửa hướng nhà, hướng bếp, thay giường đổi chiếu, rồi cũng sửa đổi luôn thói quen vợ chồng nữa. Trăm phương ngàn kế chỉ để mưu cầu một đứa con trai.
Có lẽ trời không nở phụ lòng người, phu nhân nằm mộng thấy phượng hoàng vào nhà, thì bắt đầu thọ thai. Niềm hi vọng manh nha và ngày càng tăng trưởng. "Bắt mạch" ước mơ của họ Dương, các thầy bói toán mặc sức tung hoành. Kẻ xem tướng, chỉ tay, người trổ tài dịch lý, tử vi đẩu số, âm dương ngũ hành? để tán tỉnh gia chủ. Các bà thầy, bà mụ cũng không vừa. Họ tranh nhau vạch bụng, vạch ngực phu nhân để tiên đoán: "núm đỏ quầng to sanh gái; núm săn sái thon dài sanh trai", "bụng nhọn ra trai, bụng chày bày ra gái", hoặc giả "Dạ trên sanh gái, dạ dưới sanh trai", vân vân và vân vân. Trăm ngàn mồm mép của cậu bé trai phương phi sẽ ra đời vào đầu Xuân Quí Mùi (nhằm Minh Mạng ngũ niên) sắp tới. Nức lòng hả dạ, Dương Ông tổ chức mừng Xuân thật linh đình. Ông bao dàn một gánh hát bội, trao giải thưởng múa lân, ứng tiền tổ chức các trò vui nhộn: đấu cờ, đẩy cây, đua xuồng, leo cột mở, bắt vịt? để dân làng san sẻ niềm vui với gia đình Ông.
Chuẩn bị cho giờ nở nhụy khai hoa, làng trên xóm dưới trông ngóng tin để kịp thời chúc tụng, đoàn lân lấp ló sẵn đầu ngỏ chực hờ múa may lãnh thưởng. Trong nhà heo, gà, vịt đã trói sẵn chờ "mần thịt", gia nhân lui tới rộn ràng, treo pháo lớn pháo nhỏ, trong ngoài, chờ lệnh để châm ngòi cho nổ vang long.
Có tiếng trẻ sơ sinh khóc, cả nhà nín thở chờ đợi. Dương Ông chạy vội vào phòng. Cháu bé thật kháu khỉnh, nhưng Dương Ông đâu có thời giờ để ngắm nhìn mặt mày. Ông chỉ châm bẩm vào một chỗ, dụi mắt ngó tới ngó lui, tìm hoài vẫn không thấy trái ớt con con, mà chỉ là con sò bé bỏng. Dương Ông hổn hển trở ra, lấp bấp: "dẹp hết ! bỏ hết !", rồi loạng choạng quỵ xuống trường kỷ nằm thiêm thiếp.
***
Thất vọng khiến cho Dương Ông oán ghét Phật Trời, rồi đổ dồn hờn căm lên đầu đứa con sơ sinh vô tội. Bóng dáng mũm mịm dễ thương của bé Xuân chỉ nhắc nhở Dương Ông lại cảnh bẻ bàng, khi Dương Ông ba hoa quá lố về đứa con trai thông minh xuất chúng, không bao giờ hiện hữu của Ông. Mới sanh được ba ngày, thì bé Xuân đã được giao cho vú Năm ? Vú Năm vừa sanh con thì đứa nhỏ chết yểu, nên được thuê làm vú ? cho bú mớm nuôi dưỡng, với chỉ thị là chỉ quanh quẩn ở khu nhà dưới dành cho gia nhân, hầu tránh chạm mặt Ông.
Trong hoàn cảnh đó, bé Xuân chỉ có thể sống lặng lẽ, hoà mình với đám con gia nhân, và với sự thương yêu trìu mến của vú. Cha thì ghẻ lạnh, các chị khinh khi không nhìn nhỏi, mẹ thỉnh thoảng mới ban vài cử chỉ mến yêu nho nhỏ. Tuy nhiên, vì không từng cực khổ với con, tình mẹ con kém khắn khít, đã vậy thấy bé Xuân lam lũ lăn lội với đám trẻ nghèo hèn, không lộ được cái phong lưu, kiêu kỳ? như các chị, nên bà cũng nãn lòng, rồi ngày càng lơ là. Dù bị gia đình hất hủi, bé Xuân không hề oán trách, nàng vẫn thương cha mẹ dù luôn luôn phải tránh xa cha. Bởi vì, chỉ cần vin vào một lỗi rất nhỏ của em, thì Dương Ông đã có cớ để nổi giận đùng đùng, đánh đập em tàn nhẫn như đối xử với kẻ thù.
Thế là bé lăn lóc bụi đời ở khu nhà gia nhân, ở sau hè, ngoài vườn, chớ đâu dám léo hánh đến gian nhà lớn nguy nga. Như những trẻ nghèo, bé lấy đất sét nắn đồ chơi hay lấy vành nia làm vòng, đánh chạy loanh quanh. Bé cũng theo bạn bè ra đồng bắt cua, bắt cá, bẻ bông súng, mò ấu? hay đôi khi lén qua khuôn viên chùa, hái chùm ruột, me dĩa (me non), me dốt (me chín)? về làm bữa tiệc mắm ruốc sau vườn.
Các chị cô sanh năm một, nên chẳng bao lâu, mấy cô đã trưởng thành một lượt. Các cô chị ăn không ngồi rồi, quanh quẩn trong nhà lớn mãi sanh ra bực dọc, bịnh hoạn? nhứt là nhàn cư vi bất thiện, không việc chi để làm, thời các cô chỉ rên rỉ, mộng mơ chuyện vợ chồng. Biết bệnh trạng các con, Dương Ông một mặt lo săn rể, mặt khác rước thầy đồ về, mượn tiếng cho con học chữ thánh hiền, mà thâm tâm chỉ mong chúng bout rỗi rãnh sanh tâm bệnh. Thầy đồ gặp phải đám tiểu thơ, quan được hầu hạ nuông chìu nên biếng nhác chẳng để tâm vào việc học hành, nên thật chán chường. Thấy trong đám trẻ lam lũ có bé Xuân, ngoan hiền, thầy gọi đến dạy chơi, bất ngờ thâu nhận được một học trò giỏi. Chỉ mới lên 8 tuổi, trong vòng một tháng, bé Xuân đã thuộc làu làu bộ Minh Tâm Bảo Giám. Thầy đồ thương quí quá, đi đâu cũng dẫn theo như một chú tiểu đồng. Thầy đồ sang chùa đàm đạo với thầy Hải Thiện, bé Xuân cũng đi theo để nấu nước pha trà chăm sóc quí thầy. Một hôm, sau khi nghe thầy trụ trì giảng về lịch sử Ðức Phật, thình lình bé Xuân đến bên thầy, kính cẩn thưa:
Thưa thầy! Con xin phép thầy cho con được đi tu.
A! Con gái mà cũng muốn thành Phật sao con? ? Thầy mĩm cưởi trêu ghẹo.
Thưa thầy! Nếu ai cũng có Phật tính không phân biệt trai hay gái, thì con tu cũng có thể thành Phật. Ðúng không thầy.
Thầy Hải Thiện giựt mình, không dám trả lời khinh xuất, chẩm rãi dạy:
Ðúng vậy con! Trai hay gái, sang hay hèn, tu cũng đều thành Phật cả. Con thấy không? Chùa làng mình có thờ tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, chư bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Ðiạ Tạng?, ngoài ra, còn tượng 18 vị la hán, tượng tam thanh, tượng Quan Công, Ông Tiêu?, hình tướng khác biệt, đẹp có, xấu có? nhưng tất cả đều có Phật tính, là PHẬT ÐÃ THÀNH hay PHẬT SẼ THÀNH. Ðó là nguyên lý, tất cả là một, mà một cũng là tất cả đó con.
Ngẫm nghỉ hồi lâu, thầy dạy tiếp:
Con còn quá nhỏ để xuất gia. Vã lại, muốn xuất gia con phải được cha mẹ cho phép. Nhưng con có thể tu tại gia liền bây giờ, không cần phải vào chùa cạo đầu mới tu.
Ðoạn thầy Hải Thiện làm lễ quy y cho Xuân, ban pháp danh nàng là Thanh Hôi, chữ Thanh thuộc thế hệ thứ 41 giòng Lâm Tế, chi phái Liễu Quán, và chữ Hội, hàm ẩn sự việc bé Xuân sớm đã hội được nghĩa màu.
Sau khi quỳ trước Phật đài nguyện giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu?, bé Xuân cương quyết noi gương thầy trường chay để nuôi dưỡng hạt giống từ bi. Em ăn chay âm thầm, nên chỉ có thể dùng rau đậu nấu lẫn lộn với thịt, phương pháp mà em học được khi nghe hai thầy luận đàm về Lục tổ Huệ Năng. Em được hai thầy dạy dỗ tận tình, về Nho lẫn Phật, nên sở học của em ngày càng uyên bác. Thấy Xuân thiết tha với nguyện vọng xuất gia cầu đạo, thầy đồ và vú Năm, tuy không bằng lòng, nhưng cuối cùng vẫn chuyển thỉnh cầu của nàng đến Ông bà Viên ngoại. Ông bà chấp thuận dễ dàng, chớ không có gì rắc rối như thầy đồ dự tính. Có lẽ, đó là giải pháp tốt đẹp, vì ông bà sẽ không phải ân hận khi đối xử tệ bạc với cô gái út của mình.
Thế là Xuân bắt đầu tập sự làm điệu năm 14 tuổi, rồi được thầy cho thọ giới sa di ni. Gia đình viên ngoại sống phong lưu cạnh chùa, quên dần cô gái út, trừ vú Năm vẫn âm thầm qua lại chăm nom săn sóc nàng. Thấy Xuân vất vả đảm đương mọi việc trong chùa, gánh nước, bữa củi, trồng rau, quét dọn trong ngoài, và cơm nước phục vụ thầy?, vú thật đau lòng. Vú ước ao được kề cận tu chung với cô chủ để săn sóc cô. Tuy nhiên, vì vú Năm ở trong hoàn cảnh "ở đợ nát đời" ? anh Năm khi đưa vợ đến ở vú đã nhận một số nợ. Tiền lời của số nợ được trả bằng công chị Năm ở đợ. Chừng nào trả được tiền vay thì chuộc vợ về, bằng không thì chị Năm phải ở đợ không công suốt đời ? nên chị không có chút tự do để định đoạt số phận mình.
Chùa Thiên Thai theo truyền thống thiền tông, tuy vẫn chuyên cần công phu khuya và tốt, cùng trau dồi nội điển thâm sâu. Sau thời công phu, là thời toạ thiền, ngoài ra, sa di Xuân phải học oai nghi và giữ chánh niệm theo những phương pháp do thiền sư Ðộc Thể đề ra trong quyển Tì Ni Nhật Tụng Dụng Thiết Yếu. Ði đứng nằm ngồi hay làm bất cứ động tác gì, đệ tử phải luôn giữ chánh niệm bằng cách quán những câu kệ trong lành. Như khi nghe chuông thì quán:
"Văn chung thinh
Phiền nào khinh
Trí huệ trưởng
Bồ đề sinh?"
Khi vào nhà vệ sinh thì quán:
"Ðại tiểu tiện thới
đương nguyện chúng sanh
khí tham sân si
quyên trừ tội pháp"
Thanh Hội thích hợp với phương pháp quán niệm nầy. Có lần, quét lá me sân chùa, gặp lúc me vừa có trái non, trẻ nít trong làng phá phách, quăng cành lá bừa bãi, làm cô sa di bực mình. Nhưng khi vừa cầm chổi quét đi một lược, thì câu quán niệm đã tự động hiện ra:
"Cần tảo già lam địa
Thời thới phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu Thánh nhơn hành."
Thanh Hội giựt mình nhớ lại, giữ vững chánh niệm, mĩm cười thương yêu, không để giận hờn, bực bội xâm chiếm tâm mình. Từ đó, Thanh Hội hiểu ra là tu thiền chính là tu tâm. Ði, đứng, nằm, ngồi, trồng rau, gánh nước? mà xử dụng được để tu tâm là thiền, còn "toạ thiền cho mục đất" nhưng tâm không chuyển, thì cũng thật là vô ích.
***
Sau hai năm tận tình dạy dỗ đứa học trò cưng, thầy Hải Thiện gởi đệ tử đến ni viện Phổ Ðà, tức chùa Cây Mai, Gia Ðịnh thành; để nhờ sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn. Ni Viện Tịnh Ðộ Tông nên không có câu kệ giòng phái, các pháp danh của thầy lẫn trò đều bắt đầu bằng chữ Diệu, khó phân biệt tôn ti trật tự như thiền tông. Thật ra, tịnh độ tông quan niệm pháp danh cũng chỉ là giả tạm, nên các thứ giả khác: pháp tự, pháp hiệu, vai vế giòng phái? lưu tâm cũng được mà không lưu tâm cũng chả sao. Quan niệm đó cũng rất thâm thúy, đầy thiền vị. Ni viện ở nơi đô hội, tông tịnh độ lại hợp với căn cơ quần chúng thời mạt pháp, nên Phật tử thật đông đúc. Ni sư Diệu Nghĩa vừa đức độ, vừa có tài hướng dẫn và tổ chức nên đã gầy dựng được phong trào tịnh độ thuần thành tại vùng Cây Mai. Phật sự bề bộn, lễ nghi giao tiếp phiền phức? mà sư bà vẫn giữ được sắc thái an nhiên thanh tịnh, công phu cao dày thật hiếm có. Thanh Hội có dịp để học nơi vị thầy khả kính, từ nội điển, đến đức độ, cách đối xử "tuỳ duyên bất biến" của sư bà. Dĩ nhiên, cô cũng phải dành phần lớn thì giờ chia xẻ trách nhiệm với 10 sa di ni cùng trang lứa để hổ trợ thầy. Thanh Hội bắt đầu phụ trách bếp núc, rồi hương đăng. Sau đó, do tư cách chửng chạc, khoan hoà, lại tinh thông chữ nghĩa, kinh điển, sư bà chọn cô làm thị giả.
Cơ thể con gái khoảng tuổi 15 đến 17 phát triển thật nhanh. Thanh Hội không bao lâu đã trưởng thành, một cô gái xinh đẹp khác thường. Vẻ đẹp của cô có cái gì thùy mị, trang nghiêm của hoa sen tinh khiết. Từ thân thể nàng như toả ra được niềm hòa ái khiến ai cũng yêu mến trong đạo vị. Trong chùa, trừ hai cô sa di Diệu Kim và Diệu Ngọc thường xầm xì phê bình:
Thứ làm bộ làm tịch thấy ghét!
Mặt mày nó rồi sẽ lấy chồng chớ tu giống gì ?
Nó nịnh thầy, thầy cưng cho làm thị giả, chớ có biết gì đâu??
còn thì ai cũng thương mến nàng.
Tuân theo chỉ dạy của sư bà, Thanh Hội trì niệm lục tự Di Ðà cẩn mật. Sáu chữ "Nam Mô A Di Ðà Phật" lúc nào cũng nối liền không dứt trong tâm nàng, thành ra, dù nghe các sư tỷ dị nghị, tâm nàng cũng đâu có khe hở nào để xúc động như thường tình. Ðối với nàng, thì tịnh độ và thiền như nhau không khác.
Chùa lớn, không khí rộn rịp, không được yên tịnh như chùa làng, và dĩ nhiên, thỉnh thoảng cũng có đôi chuyện thị phi phiền não xảy ra, mà kẻ tu hành chỉ coi đó là nghịch duyên thử thách mình.
Thật ra, Phật tử cũng có hạng "cầu danh cầu lợi", nhưng quá quắt như gia đình của viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, thì quả thật đặc biệt? Bà lãnh binh đền chùa là để tạo dịp "tác oai, tác phúc", khoe của, khoe tiền, và đòi hỏi những ưu quyền đặc biệt hay áp lực chùa tổ chức theo thị hiếu của bà. Ðầu Xuân Canh Tí, quan bà yêu cầu ni sư phải đến tư gia hành lễ cầu siêu cho thân nhân, viện cớ Bạch phu nhân, vợ của viên Tổng Trấn tiền trảm hậu tấu Gia Ðịnh thành, có nhả ý tham dự lễ cúng dường, mà bà lớn "thân phận quốc gia" không đến chùa được. Thế là ni sư Diệu Nghĩa hướng dẫn phái đoàn ni cô đến hành lễ. Rủi ro cho Thanh Hội, ngày ấy, Bạch công tử, con trai cưng của Tổng Trấn và cũng là rễ quí của quan lãnh binh, lại ở nhà. Hắn vừa thấy ni cô là đã đảo điên tâm thần. Vốn là kẻ không tin Phật Pháp, mà công tử ta lại đòi quì hàng đầu, mắt đăm đăm nhìn Thanh Hội, chẳng chút nể nang. Cô vợ biết tính chồng, bực quá chỉ biết hờn lây nói mát Thanh Hội:
Mặt mày coi lịch sự (2) quá hén! Có tính tu thiệt không đó!
Từ đó, Bạch công tử ngày nào cũng lân la đến chùa để trêu ghẹo Thanh Hội. Hắn không úy kỵ gì chốn ni phòng, cứ xông đại lục tìm ni cô, rồi sàm sở: "Em hai! Em hai đẹp mà đi tu chi cho cực khổ ! Em hai theo qua mà an hưởng giàu sang!". Thanh Hội chỉ biết nhẫn nhục yên lặng hay lẫn trốn vào phòng thầy để được yên thân. Có lần, thấy công tử nói năng sổ sàng quá, ni cô nhỏ nhẹ thưa: "Tiểu ni nguyện suốt đời tu hành. Xin công tử đừng phá phách tiểu ni. Tội nghiệp". Chỉ có thế mà Diệu Kim, Diệu Ngọc đã to nhỏ với nhau là Thanh Hội phạm dâm giới vì đã nói chuyện với trai, rồi cả hai đoan quyết là sớm hay muộn gì, nàng cũng sẽ hoàn tục.
Trước nay, Thanh Hội chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh phiền não lạ lùng như thế nầy. Trong buổi công phu sáng, tụng Lăng Nghiêm thần chú, ni cô chân thành mong cầu Ðức Phật từ bi gia hộ cho cô thoát khỏi nạn ma vương nầy. Ngờ đâu, tụng kinh xong, từ chánh điện xuống hậu liêu, bỗng dưng thấy viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, đằng đằng sát khí, mặt khinh người vác hất lên trời. Lãnh binh bà mặt mũi chầm dầm, chống nạnh đứng bên cạnh cô con gái, mặt hoa ủ dột. Không khí thật căng thẳng nặng nề, mà không ai biết được chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra. Mọi người chỉ lặng lẽ chấp tay xá chào tôn kính khách rồi chờ đợi.
Bất thình lình, quan bà gọi sư bà, theo lối gọi con cháu:
Nè ! Bà thầy, - rồi chỉ tay vào mặt Thanh Hội ? Tui đã nói với bà thầy là cái con nầy mà tu hành cái quái gì ? Chính cái con mặt trằng nầy dụ dỗ thằng rể của quan mấy ngày nay đi đâu mất biệt? Con kia ! mầy dấu công tử chốn nào ? ? Dừng lại lấy hơi, bà có vẻ thêm tức tối, đập bàn đùng đùng ? Hừ ! Cái đồ dâm đãng mà giả bộ tu hành. Chùa nầy chứa chấp thứ dâm đãng phá hoại gia cang người ta, thì bà thầy phải chịu trách nhiệm hết?
Quan Ông cũng trề môi gằn từng tiếng:
Chùa nầy lập được thì phá cũng được. Quan đã có công lập, quan muốn đuổi ai thì đuổi?
Hai vợ chồng thi nhau la hét, chửi bới đủ điều không dành cho ai chen vào một lời giải thích. Rồi chừng như "đã nư" rồi, thì cũng ầm ầm dẫn đám tuỳ tùng đi mất. Thật ra, quan bà hiểu rõ tính nết của cậu rể dâm đãng, bỏ nhà bỏ cửa vui chơi thỏa thích chốn thanh lâu là việc quá tầm thường. Nhưng khi được mật báo công tử đến chùa ghẹo người, sẵn ganh tị với nhan sắc Thanh Hội và ấm ức ni sư Diệu Nghĩa "ngoan cố" khó điều khiển, nên quan bà đến chùa chửi bới chơi cho bỏ ghét.
Sư bà lộ vẻ buồn trong một thoáng, rồi giữ lại vẻ bình thản thường nhựt, lặng lẽ vào phòng đóng kín cửa. Các đệ tử ai cũng áo não thẩn thờ. Thanh Hội để nước mắt chảy ràn rụa. Cô đã học để giữ tâm mình trong chánh niệm, không để ngoại cảnh chi phối, nhưng lần nầy, cô chới với, thụ động, để sầu đau chất ngất trong lòng. Ðau khổ quá, cô bỏ buổi thọ thực và buổi công phu chiều, mênh mang trong đầu ý nghĩ chết. Ôi! Tạo hoá trớ trêu sanh làm chi cái gương mặt thanh tú nầy để cho người yêu kẻ ghét! Ôi ! cái gương mặt nầy chẳng có ích lợi gì chỉ là nguyên nhân của phiền muộn, chướng ngại việc tu hành. Cô ước mong sao chl mình được xấu xí, để có thể tu hành một cách bình thường như mọi người. Thanh Hội chợt nhớ tới chất độc của mủ xương rồng, có thể làm da thịt lở lói như phong cùi, nên cố quyết tâm ra sau vường chùa, chặt xương rồng cào mặt, xức mủ vào để phá hủy gương mặt mình. Tay Thanh Hội vừa sắp đưa lên mặt, thì bị nắm lại rồi có tiếng của sư bà, thật thương yêu:
Họ⩠con! Con không phải tự hành hạ xác thân con như vậy? Thầy có biện pháp an toàn cho con.
Sáng hôm sau, sư bà Diệu Nghĩa may cho nàng một khăn đội đầu ? loại mủ che đầu đặc biệt của ni ? với đặc điểm là khăn che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ nhỏ nơi tầm mắt. Ðoạn sư bà đích thân đưa Thanh Hội lên đến núi Châu Thới, Phổ Tịnh am, để xin Am chủ, ni sư Viên Ðức cho nàng nương náu. Tuân lời dạy của am chủ, Thanh Hội đội khăn che mặt thường trực, để tránh rắc rối lôi thôi bởi khách tham quan chùa.
Tổ chức theo thanh qui của Bách Trượng thiền sư " Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực", các ni cô chia nhau làm lụng rất cực khổ để tự lập, chớ không dựa vào sự yểm trợ của Phật tử. Ðất núi rất hẹp, cằn cỗi, thiếu phân, thiếu nước? nên việc trồng rau, bắp, đu đủ? để có hoa lợi thật gian nan. Gặt hái xong, lại phải gánh xuống núi, giao cho các bạn hàng mua sỉ. Công phu thì thật nhiều, mà tiền thu vào thì chỉ đủ mua gạo, muối, tương? qua ngày. Tuy nhiên, ai cũng hiểu làm lụng là một phương pháp để tu, nên khổ thế nào cũng không sanh lòng chán nản. Những ngày đầu ở núi, đi chân không bước trên vùng sỏi đá bén nhọn, vai gánh nước nặng trĩu, Thanh Hội bị rách nát cả chân, phải kéo lê từng bước. Tuy nhiên, ở cỏi "ta bà kham nhẫn" nầy, cực khổ gì rồi cũng quen dần đi. Chỉ sau hai tháng "huấn nhục", ni cô Thanh Hội đã cảmthấy Phổ Tịnh am, thật là nơi lý tưởng để thanh tu. Quí ni sư thông cảm hoàn cảnh nàng, hết lòng thương yêu chăm sóc, và dạy dỗ. Do đó, chỉ hai năm làm lụng hành thiền, Thanh Hội đã đạt những bước tiến rất dài về nội tâm.
***
Mùa thu năm Dần, Thanh Hội được am chủ báo tin quý thầy, sau khi hội ý, đã chấp nhận cho ni cô được thọ giới tỳ kheo ni tại Ðại giới đàn THIÊN THAI, do bổn sư ni cô là Thượng Toạ Hải Thiện tổ chức tại Tầm Vu vào ngày rằm tháng giêng năm Quý Mão. Lễ thọ giới tỳ kheo đối với người xuất gia thật quan trọng, Thanh Hội hân hoan đón nhận tin mừng và nguyện tinh tấn tu hành để không phụ lòng hoài bảo quý vị ân sư.
Từ ngày mùng 10, sư bà Diệu Nghĩa đã cẩn thận cho người đón Thanh Hội về Phổ Ðà ni viện, rồi sau đó, sư bà đích thân hướng dẫn 18 nữ đệ tử, gồm 5 phụ giới sư, 6 giới nữ tỳ kheo ni, 3 giới tử sa di ni và 4 giới tử Bồ tát tại gia, đi tham dự Ðại giới đàn.
Các phái đoàn lần lượt vân tập về Tầm Vu từ ngày 13. Ðến nơi, mỗi người đều nhận lãnh một trách vụ để tiếp ban tổ chức hoàn thành đại lễ. Quý ni lại rất bận rộn với công tác "ẩm thực" cho hàng ngàn người, nên Thanh Hội không có chút rãnh rỗi nào để hầu chuyện bổn sư hay thăm thân nhân cạnh chùa. Ngày hôm sau, chư tăng ni bắt đầu hội họp, lược duyệt chương trình, cung an chức sự, rồi đến thủ tục chất vấn luật nghi các giới tử. Buổi họp thu hẹp, nhưng cũng đã gồm trên 150 tăng ni tham dự, vì ngoài 52 giới tử, mà 12 vị là cư sĩ, lại còn "tam sư, thất chứng", các vị tuyên luật sư, thỉnh dẫn sư, tả hữu giám đàn, và phụ giới sư nữa. Ni cô Thanh Hội thật không ngờ mình được diễm phúc tham kiến các bậc trưởng thượng đông đủ như vậy. Chỉ cần ngắm nhìn quí tôn túc hoà thượng mỉm cười, khoát tay, gật đầu thôi?, thì Thanh Hội đã cảm thấy hưởng được niềm an lạc ngập tràn.
Sáng sớm ngày rằm tháng giêng, Phật tử đã đông đủ tề tựu. Nghi lễ chánh thức bắt đầu, tuần tự từng tiết mục tiếp nối nhau trong trang nghiêm và đạo vị. Giới tử tỳ kheo ni bắt đầu theo thứ lớp được khai đạo. Ni cô Thanh Hội đội khăn che mặt làm nhiều người thắc mắc, tưởng cô bị tàn tật hay phong cùi chăng? Vì vậy, để tránh kẻ bàng quan dị nghị về ngũ quan của giới tử, khi hoà thượng giáo thọ đưa Thanh Hội trở ra làm lễ tấn đàn, thì khăn che mặt không còn nữa. Ðại chúng bỗng ngạc nhiên đến bất động, vì trước mắt họ lại xuất hiện một ni cô trẻ đẹp như thần tiên, vừa thoát tục, vừa thánh thiện, như là hiện thân của Quán Thế Âm Bồ tát diệu hiền. Thế là đại chúng ai cũng cảm mến nàng. Cảm mến lại gia tăng thành kính phục, khi họ chứng kiến phong thái an nhiên của ni cô trong khi hành lễ "Nhiên hương cúng Phật". Nguyên các tân tỳ kheo, trước khi thọ Bồ tát giới, đã nguyện dùng chỗ cao quý nhất trên thân thể là đỉnh đầu, để đốt 3 nén hương cúng Phật. Lễ nghi nầy nhấn mạnh rằng Phật Pháp trân quí nhiệm màu, nên những người con Phật ý thức rằng mình thật là may mắn, có đại nhân duyên nên mới được gặp và thọ trì; do đó, đã noi gương chư Phật, chư Tổ để xả thân cầu pháp? thì lễ nghi đất hương đỉnh đầu cũng chỉ là một lễ kính thật khiêm tốn, nhưng cũng đủ cho hàng tại gia chiêm ngưỡng nét trang nghiêm, hùng tráng của hạnh cúng dường.
Ðại giới đàn tiếp nối với việc trao truyền Bồ tát giới, Sa di giới, sau đó đến phần thuyết pháp và bế mạc trong thành tựu và phấn khởi của mọi ngừơi.
Sáng hôm sau, các phái đoàn Phật giáo lần lượt ra về. Thanh Hội xin phép được ở lại chùa Thiên Thai vài ngày, trong khi sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn 17 nư đệ tử đi đường bộ hướng về Gò Công, để viếng thăm Từ An ni viện.
Phái đoàn mới khởi hành vào giờ Mão, mà giờ Thìn đã thấy người xa phu, mặt mũi bơ phờ, hộc tốc chạy về, vừa trao thơ cho Thượng Toạ Hải Thiện, vừa hổn hển giải thích:
Ðại nạn ! Ðại nạn ! Bị cướp bắt hết trơn rồi thầy ơi.
Bức thơ chỉ có mấy hàng vắn tắt:
"Lục Thiên anh hùng gởi đại sư Hải Thiện.
"Mười bốn bà vải và bốn mụ đàn bà đã bị chúng anh hùng bắt giữ.
"Ra lệnh cho đại sư phái ni cô Thanh Hội đến làm áp trại phu nhân cho chúng anh hùng, thì các tù nhân sẽ được tha toàn mạng.
"Nếu không. Giờ ngọ ngày mai là giờ trảm quyết 18 nhân mạng. Ðại sư hãy cho người đến thu nạp xác chết về cầu siêu.
"Diệu Kim thảo theo lệnh của Thiên ý Ðại Vương"
Phía dưới lại có hình vẽ tuy vụng về, nhưng cũng diễn tả được hình ảnh một ngừơi trên cây rơi xuống giữa hai con hổ.
Nguyên cách đường đi Gò Công chừng hai dặm, có một đầm sình lầy lội rộng lớn, mọc đầy dừa nước, loại lấy lá để lợp nhà. Vì quá rộng không khai thác, đầm nước lại sâu, cây dừa nước sinh trưởng khá mạnh, lá to che hết ánh sáng, nên người dân gọi là "đám lá tối trời". Người bình thường chỉ có thể đến mé đầm, đốn mớ lá ở ngoài chớ không ai đủ can đảm lội sâu vào giữa đầm, sình mềm đến ngực, mà lại tối tăm không tìm ra phương hướng. Thế nhưng bọn cướp lục thiên: Ðại ca Thiên Ý, cùng 5 đàn em: Thiên Thân, Thiên Nhản, Thiên Nhỉ, Thiên Tỷ, Thiên Thiệt, gốc là bọn đốn lá chuyên nghiệp, rành địa thế, giỏi võ, lại luyện được lối chạy nhảy như bay trên tàu lá?, nên chúng dùng đầm lầy làm sào huyệt, xuất biến xuất hiện, quan quân bao vây hàng tháng trời cũng không tiêu diệt được. Từ đó, bọn cướp càng làm lộng. Chúng đón đường bắt khách thương nạp mãi lộ, và giết người không gớm tay nếu ai chống lại chúng. Quí ni cô nghèo không nghĩ đến chuyện bị cướp bóc, không ngờ, chúng nghe người ca tụng về nhan sắc tuyệt vời của ni cô Thanh Hội, nên mới tấn công. Mưu sự bất thành, chúng nổi cơn bắt hết cả bọn, rồi doạ giết nếu như ni cô Thanh Hội không thế mạng.
Thơ do sư tỷ Diệu Kim viết theo lệnh của bọn cướp, nhưng hình vẽ có lẽ là sáng kiến riêng, nhằm gợi lại câu chuyện tiền thân Ðức Phật. Ðức Phật bị hổ dữ rượt phải trốn trên cây. Hổ mẹ chờ mồi mãi không được, đói quá nên quên cả tình mẫu tử, định vồ cả hổ con ăn thịt. Ðức Phật không nở thấy cảnh hổ con bị giết, buông tay xuống tự tử để hai con hổ có thức ăn.
Diệu Kim dùng tranh khích lệ kẻ khác hy sinh tánh mạng để cứu mình, kể ra, thì lòng dạ có chỗ ngoắt ngoéo, nhưng Thanh Hội vốn thực thà trung hậu, nghĩ sư tỷ có hảo ý chỉ giáo mình, nên chấp tay cảm tạ và nguyện xin tuân theo. Thật ra, Thanh Hội vừa thọ giới Bồ tát. Sư cô đã nguyện ban vui cứu khổ chúng sanh. Nếu chỉ cần cứu một mạng người mà sư cô chết, sư cô cũng không từ nan. Huống hồ, sư cô có thể đổi mạng sống cho đến 18 người, trong đó lại có ân sư, thì dĩ nhiên, sư cô không có chút gì ngần ngại. Do đó, dù có ý kiến ngăn cản, việc lẽ, bọn cướp tráo trở khó lường, sư cô vẫn nhất quyết nhờ người xa phu đưa đi ngay đến chốn hang hùm.
Xe ngựa dừng lại ở bên đường, và sư cô phải đi bộ thêm cả dặm đường trên đồng khô lồi lỏm, để đến căn nhà là dùng làm điểm hẹn của bọn cướp.
Bọn cướp vừa thấy sư cô là đã mừng rỡ reo hò. Thiên Thân, Thiên Nhản vồ vập tranh dành người đẹp. Sư cô bình tỉnh, rút dao nhọn dí vào ngực, nghiêm nghị nói:
Tiểu ni đến đây là tuân theo điều kiện trao đổi người. Nếu quí vị chưa thả hết các tù nhân mà đụng chạm đến thân thể tiểu ni, thì tiểu ni quyết tâm tự sát.
Xin tuân lệnh người đẹp ? Thiên Ý cười hềnh hệch ? Bọn anh hùng nầy đâu có sai lời.
Thế là cả bọn chia nhau mở trói thả đám tù nhân. Tù nhân mừng khôn xiết, mạnh ai nấy chạy thoát thân, không người nào nhớ tới vị thầy khả kính vẫn còn đang thẩn thờ tại đó. Biết ý sư bà không nở bỏ đi, sư cô Thanh Hội năn nỉ:
Xin thầy thương con đi ngay đi. Phật tử Cây Mai rất cần thầy hướng dẫn. Thầy ngần ngừ thì cả hai cùng chết chớ chẳng ích chi.
Sư bà công phu hàm dưỡng đã cao, ngày trước từng bị đám Trương Ðại Nhơn chửi mắng mà vẫn an nhiên tự tại, nhưng lần nầy, bà như kẻ mất hồn, chầm chậm bước đi mà nước mắt đã chảy dài trên má.
Chí nguyện độ sanh, quên bản thân mình để cứu người đã tạo cho sư cô sức mạnh phi thường, bình tỉnh đối đầu với bọn cướp. Cứu người an toàn rồi, nghĩ đến phận mình trong tay bọn cướp, sư cô bất giác rụng rời. Bao nhiêu ý nghĩ đua nhau xuất hiện: "Ôi! Nếu bị chúng giết chết hay tùng xẻo thì may quá, chớ còn chúng hành hạ bằng sự dâm đảng thì làm sao ta chịu nổi. Ôi ! ta có nên tự tử không? Tự tử có phạm giới sát không? Có phạm giới vọng ngữ vì dối gạt bọn chúng không? Ôi ! có lẽ kiếp nào đó, mình đã từng hiếp đáp người, nên kiếp nầy mới lâm vào hoàn cảnh nầy".
Chợt thấy một cánh nhạn trên trời, sư cô liền nghĩ tiếp: " Ôi kiếp phù sinh ngắn ngủi như vết nhạn bay, vô tung tích, có đáng gì đâu? Ta đã nguyện xả thân cứu độ chúng sinh, thì thân xác này đã kể là không. Bị giết hay bị đánh đập, trong sạch hay nhơ bẩn, cũng là không. Có gì đáng phải băn khoăn hay sợ hãi !".
Tự nhiên, sư cô thu hồi lại thu hồi lại hùng tâm, bình tỉnh quăng dao xuống đất rồi nói:
Tiểu ni xin giữ tròn lời hứa. Bây giờ thì quí vị có thể hành hạ tiểu ni thế nào cũng được. Tiểu ni không oán trách giận hờn.
Bọn Thiên Thân, Thiên Nhãn chộn rộn tay chận, nhưng thấy đại ca chúng khoát tay, nên đành dừng lại.
Ha ha ! ? Thiên Ý cười đắc chí ? Bọn ta lục thiên huynh đệ là anh em đồng sanh cộng tử, có phước cùng hưởng, có họa cùng chia. Nàng là vợ, thì cũng là vợ chung của 6 anh em ta, sẽ được sung sướng trọn đời. Thôi ! Hãy cởi bộ áo tu hành ra đi, để cùng ta vui thú. Còn cưởng lại thì đừng trách bọn ta vũ phu lỗ mãn.
Sư cô không để tâm đến lời suồng sả vô nghĩa của bọn cướp, mà điềm nhiên đem lòng tư bi vô lượng quán sát họ. Họ chỉ là những kẻ tội nghiệp đáng thương, thiếu hạt giống đạo đức nên bị dục vọng sai khiến trở thành mù quáng, lầm lạc. Lòng từ bi thúc đẩy sư cô tìm phương cảm hóa họ.
Sư cô lặng yên nhập định, quán thân mình chỉ là một cái bao chứa đựng đầy vẩy 36 món dơ dáy thối tha: máu, xương, tim, ruột, gan, phẩn, mồ hôi, nước tiểu? Rồi sư cô lại quán mình là một cái thây ma vừa chết, mặt mũi bầm xanh, thây ma lần lần sinh chương, nức nẻ chảy nước vàng lầy thúi, dòi thú đục ăn, trơ lại nhúm xương tàn.
Mây đen từ đâu kéo đến che khuất mặt trời. Trong bóng tối lập loè, bỗng mơ hồ có tiếng sư cô vọng lại:
Nầy các hành giả! Hãy quan sát cho kỹ bộ xương trắng hếu biết đi nầy, có đáng để quí vị yêu mến chăng?
Lạ lùng thay, sư cô đang đứng mĩm cười mà bọn cướp hung ác thì rung lẩy bẩy, cúi đầu quỳ lạy không ngừng, miệng thì van xin:
Lạy sư phụ! Xin sư phụ mở lượng hải hà tha tội chết chúng con!
Có lẽ do chí nguyện độ sanh bao la, nên định lực của sư cô mạnh mẻ, khi sư cô thành khẩn quán niệm như thế nào, thì bọn cướp thấy hiển hiện trước mắt chúng hình ảnh đó. Bọn chúng thấy sư cô trở thành một túi đựng đủ thứ dơ dáy bầy nhầy, kế đó sư cô chết đi, thân thể từ bầm xanh cho đến khi sình thúi rồi trở thành nắm xương tàn, là đã kinh hồn hoảng vía, tay chân run rẩy muốn chạy trốn đi mà không lết nổi. Cho đến khi bộ xương biết đi, phát ra tiếng nói và từ từ đi tới, thì bọn chúng sợ quá ngã sụm xuống, quỳ lạy xin tha chết mà thôi.
(Hiện tượng trên đối với thiền gia là việc rất bình thường. Ngay những kẻ ngoại đạo, như các fakir Ấn Ðộ, định lực cạn cợt, tham lợi háo danh cũng còn có thể biểu diễn. Các nhà thôi miên, định lực càng hẹp hòi, có người cũng còn tạo được giả cảnh hiện tiền.)
Thấy bọn chúng thành tâm, sư cô bảo:
Quý vị gây nên tội, thì quí vị tự sám hối, làm lành để chuộc tội mình. Tiểu ni không buộc tội ai và cũng không tha tội cho ai được.
Trời đất bỗng nhiên sáng lại. Sư cô ngồi kiết già, chấp tay nghiêm chỉnh, thuyết kinh Nhân Quả Báo Ứng cho bọn cướp.
Bọn cướp trước nay hành động gian ác chẳng uý kỵ chi. Nay nghe pháp mới biết tội ác ngập trời, dầu có bầm thây ra trăm mảnh cũng chưa đáng, sợ hãi vô cùng. Chúng chỉ biết vâng lời sư cô, nguyện bỏ ác làm lành, đem thân mình "làm trâu ngựa" để phục vụ đồng bào, chuộc lại lỗi lầm ngày trước.
Ðộ bọn cướp xong, sư cô trở về. Sáu tên cướp bịn rịn thầy, đi theo đưa tiễn. Vừa đến đầu lộ, thì may quá, có tiếng xe ngựa lộc cộc chạy đến. Người khách thương vừa thấy bọn cướp chận xe lại, đã hoảng hồn nói lấp vấp:
Bẩm đại vương ! Xin đại vương thu nhận? thu nhận? thu nhận? - hắn cà lăm cà lặp vì không biết nên đề nghị tiền mãi lộ bao nhiêu cho vừa, nhiều thì tiếc quá, còn ít thì sợ bọn cướp nổi giận -
Không ! Không ! Bọn ta chỉ nhờ quý vị đưa sư phụ về Tầm Vu mà thôi, - Thiên Ý lễ phép ?
Rồi chúng chắp tay kính cẩn hướng về sư cô:
Chúng con vâng lời sư phụ sẽ giải tán nội ngày nay. Tội chúng con nặng nề, không biết đến đời kiếp nào mới chuộc lại tội xưa.
Ðức Phật dạy : "Quăng đao đồ tể, tức khắc thành Phật", các Phật tử không nên quá bận tâm với lỗi lầm xưa mà nhục chí tu hành. Ðiều nên nhớ, đao đồ tể là tâm đao. Chớ tay không cầm đao nhưng tâm ôm ấp đao thì tu cũng vô ích.
Xe ngựa đã từ từ chạy đi, mà các tên cướp vẫn còn quỳ lạy thầy mãi. Ni cô dừng lại chùa Thiên Thai trình bày nội vụ cho bổn sư, rồi trở về thăm nhà.
Bọn xa phu và khách thương, mồm năm miệng mười, chứng kiến cảnh bọn cướp tùng phục sư cô, vội vã loan tin cho bà con lối xóm. Có tên còn dám quả quyết rằng sư cô là đệ tử chân truyền của Lê Sơn thánh mẫu hạ san độ đời. Chính mắt y thấy, sư cô chỉ tung một chưởng là bọn cướp đã ngã rạp qui hàng. Sau đó, chẳng bao lâu sư cô đã biến thành huyền thoại, dân làng tranh đua nhau ca tụng.
Sư cô về nhà thật đúng lúc. Ông bà thân sinh reo mừng đón cô con gái quí tài ba xuất chúng. Lần đầu tiên trên đời, Dương Ông mới nhìn kỹ con mình. Chao ơi ! Út Xuân đẹp quá ! Dễ thương quá ! tài ba quá ! Sao giống mình quá !!! Mừng vui thật lớn, nhưng Dương Ông lăn xăn mà vẫn khó mở lời với đứa con mà trước kia Ông lạnh nhạt.
Dương bà thì ôm chầm lấy con, líu lo tíu tí:
Má nhớ! Má thương con qúa! Sao con về thăm má trễ như vậy?
Rồi ngắm nhìn con gái giây lâu, ba la lớn:
Chèn đét ơi! Sao nó lịch sự, nó giống tui hồi đó quá hén! Hén Ông!!!
Thưa ba má. Con mừng ba má vẫn mạnh khoẻ. Lúc nào con cũng nhớ ba má và cảm tạ ba má đã cho con xuất gia học đạo. Sau con xin ba má cho Vú Năm được tự do. Vú đã ở nhà mình đến 20 năm là quá đủ rồi?
Ðược rồi! Có con xin thì ba má đồng ý ngay. ? Hai Ông bà tranh nhau chấp thuận. ? Rồi xây qua vú, bà nói:
Nè Năm! Cô Út xin cho bây đó! Bây được tự do muốn đi đâu thì đi.
Thưa hai Ông Bà. Con chỉ xin theo cô út đi tu mà thôi.
Sư cô ở lại nhà đôi giờ, cố gắng thuyết pháp cho cha mẹ về thuyết nhân duyên, và hướng dẫn cả nhà tu tịnh độ. Sau đó, sư cô đưa Vú Năm sang chùa Thiên Thai, xin thầy thu nhận vú, rồi long trọng quỳ lạy xin tạ ơn thầy. Thầy Hải Thiện nghiệm trọng nhìn sư cô, rồi khẩn trương hỏi:
Hậu sự như thế nào?
Nhạn quá trường không! (3)
Ðoạn sư cô lên chánh điện, toạ thiền mà viên tịch.
Than ơi ! Chư Bồ tát khi đã hiển lộ thần thông thì đâu chấp nhận lưu lại trần gian để cho người đời suy tôn sùng bái.
Sư cô Thanh Hội đã như thế mà đến và đã đi như thế mà đi. Hai mươi năm ngắn ngủi như vết nhạn lưng trời vô hình, vô tích.
***
Theo ẩn ngữ không lư hình tích của sư cô, thầy Hải Thiện tổ chức lễ hỏa thiêu thật đơn giản. Nhưng tiếc xá lợi ngũ sắc, thầy giữ lại phân chia cho Thiên Thai, Phổ Ðà và Phổ Tịnh đồng giữ. Thương tiếc sư cô không nguôi, người dân ghép tên họ với pháp danh sư cô, thành DƯƠNG XUÂN HỘI, để đặt địa danh cho vùng Tầm Vu cũ.
Ðiều lạ lùng, là từ khi làng mang địa danh Dương Xuân Hội, thì con gái ở đây nổi tiếng ngoan hiền, xinh đẹp, mà nạn trai thiếu gái thừa cũng không còn nữa. Chiều chiều, các cô gái đã hãnh diện hát ru em:
"À? ơ ! Gái Dương Xuân trăm phần duyên dáng
Trai Thủ Thừa mấy hạng xứng đôi".



--- o0o ---
Ghi chú:
TẦM VU: Ðịa danh xưa. Nay thuộc xã Dương Xuân quận Bình Phước, tỉnh LONG AN.
Lịch sự: đẹp
Trích từ bài kệ của HƯƠNG HẢI thiền sư (1628 ? 1715)
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
Nhạn liệng giữa hư không
Bóng chìm dưới nước
Nhạn không để dấu vết lại
Nước chẳng lưu bóng làm chi
(trích VNPG Sử Lược, T.T.Mật Thể)



"Ðất trầm thủy, trủng bong lầy lội, âm thịnh dương suy". Câu tuyên bố cộc lốc của thầy địa lý già phán quyết cho vùng Tầm vu (1) ngay từ thời khẩn hoang lập nước có giá trị như một sấm ký, ám ảnh dân làng, nhất là khi tình trạng chênh lệch nam nữ trầm trọng bắt đầu xuất hiện. Trẻ em trai có phần hiếm hoi. Gia đình nào may mắn được một thằng cu giữa bầy con gái thì thật là đại phước.
Câu hát ru em thịnh hành một thời:

"Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Trai Thủ Thừa cởi ngựa sang mua!"

phản ảnh phần nào tình trạng dư thừa con gái ở Tầm Vu, tuy rằng "giá cả" không rẻ mạt như vậy. (Thật ra, thì vào thời khai hoang dựng nước, con gái miền Nam ở bất cứ nơi nào, cũng được quí trọng, bởi lẽ số di dân ở miền ngoài vào lập nghiệp hơn 2/3 là nam giới).

Nhà họ Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của định luật vô hình đó. Dương phu nhân, sau khi sản xuất "liền tù tì" mười cô tiểu thơ, gân cốt rã rời, mà vì thương chồng, vẫn ước mơ gom tàn lực tạo một tác phẩm hoàn hảo chót, một cậu út nối dõi tông đường. Thôi thì miếu nào, ông đồng bà cốt nào?, hễ nghe tiếng linh thiêng thì bà đều đến để lễ bái cầu cạnh. Dương ông cũng lo lắng không kém. Nghe ai chỉ dẫn thuốc đại bổ nào dễ tạo hạt giống nam Ông đều thử. Ông lại mời thầy địa lý về sửa hướng nhà, hướng bếp, thay giường đổi chiếu, rồi cũng sửa đổi luôn thói quen vợ chồng nữa. Trăm phương ngàn kế chỉ để mưu cầu một đứa con trai.

Có lẽ trời không nở phụ lòng người, phu nhân nằm mộng thấy phượng hoàng vào nhà, thì bắt đầu thọ thai. Niềm hi vọng manh nha và ngày càng tăng trưởng. "Bắt mạch" ước mơ của họ Dương, các thầy bói toán mặc sức tung hoành. Kẻ xem tướng, chỉ tay, người trổ tài dịch lý, tử vi đẩu số, âm dương ngũ hành? để tán tỉnh gia chủ. Các bà thầy, bà mụ cũng không vừa. Họ tranh nhau vạch bụng, vạch ngực phu nhân để tiên đoán: "núm đỏ quầng to sanh gái; núm săn sái thon dài sanh trai", "bụng nhọn ra trai, bụng chày bày ra gái", hoặc giả "Dạ trên sanh gái, dạ dưới sanh trai", vân vân và vân vân. Trăm ngàn mồm mép của cậu bé trai phương phi sẽ ra đời vào đầu Xuân Quí Mùi (nhằm Minh Mạng ngũ niên) sắp tới. Nức lòng hả dạ, Dương Ông tổ chức mừng Xuân thật linh đình. Ông bao dàn một gánh hát bội, trao giải thưởng múa lân, ứng tiền tổ chức các trò vui nhộn: đấu cờ, đẩy cây, đua xuồng, leo cột mở, bắt vịt? để dân làng san sẻ niềm vui với gia đình Ông.

Chuẩn bị cho giờ nở nhụy khai hoa, làng trên xóm dưới trông ngóng tin để kịp thời chúc tụng, đoàn lân lấp ló sẵn đầu ngỏ chực hờ múa may lãnh thưởng. Trong nhà heo, gà, vịt đã trói sẵn chờ "mần thịt", gia nhân lui tới rộn ràng, treo pháo lớn pháo nhỏ, trong ngoài, chờ lệnh để châm ngòi cho nổ vang long.

Có tiếng trẻ sơ sinh khóc, cả nhà nín thở chờ đợi. Dương Ông chạy vội vào phòng. Cháu bé thật kháu khỉnh, nhưng Dương Ông đâu có thời giờ để ngắm nhìn mặt mày. Ông chỉ châm bẩm vào một chỗ, dụi mắt ngó tới ngó lui, tìm hoài vẫn không thấy trái ớt con con, mà chỉ là con sò bé bỏng. Dương Ông hổn hển trở ra, lấp bấp: "dẹp hết ! bỏ hết !", rồi loạng choạng quỵ xuống trường kỷ nằm thiêm thiếp.

***

Thất vọng khiến cho Dương Ông oán ghét Phật Trời, rồi đổ dồn hờn căm lên đầu đứa con sơ sinh vô tội. Bóng dáng mũm mịm dễ thương của bé Xuân chỉ nhắc nhở Dương Ông lại cảnh bẻ bàng, khi Dương Ông ba hoa quá lố về đứa con trai thông minh xuất chúng, không bao giờ hiện hữu của Ông. Mới sanh được ba ngày, thì bé Xuân đã được giao cho vú Năm ? Vú Năm vừa sanh con thì đứa nhỏ chết yểu, nên được thuê làm vú ? cho bú mớm nuôi dưỡng, với chỉ thị là chỉ quanh quẩn ở khu nhà dưới dành cho gia nhân, hầu tránh chạm mặt Ông.

Trong hoàn cảnh đó, bé Xuân chỉ có thể sống lặng lẽ, hoà mình với đám con gia nhân, và với sự thương yêu trìu mến của vú. Cha thì ghẻ lạnh, các chị khinh khi không nhìn nhỏi, mẹ thỉnh thoảng mới ban vài cử chỉ mến yêu nho nhỏ. Tuy nhiên, vì không từng cực khổ với con, tình mẹ con kém khắn khít, đã vậy thấy bé Xuân lam lũ lăn lội với đám trẻ nghèo hèn, không lộ được cái phong lưu, kiêu kỳ? như các chị, nên bà cũng nãn lòng, rồi ngày càng lơ là. Dù bị gia đình hất hủi, bé Xuân không hề oán trách, nàng vẫn thương cha mẹ dù luôn luôn phải tránh xa cha. Bởi vì, chỉ cần vin vào một lỗi rất nhỏ của em, thì Dương Ông đã có cớ để nổi giận đùng đùng, đánh đập em tàn nhẫn như đối xử với kẻ thù.

Thế là bé lăn lóc bụi đời ở khu nhà gia nhân, ở sau hè, ngoài vườn, chớ đâu dám léo hánh đến gian nhà lớn nguy nga. Như những trẻ nghèo, bé lấy đất sét nắn đồ chơi hay lấy vành nia làm vòng, đánh chạy loanh quanh. Bé cũng theo bạn bè ra đồng bắt cua, bắt cá, bẻ bông súng, mò ấu? hay đôi khi lén qua khuôn viên chùa, hái chùm ruột, me dĩa (me non), me dốt (me chín)? về làm bữa tiệc mắm ruốc sau vườn.

Các chị cô sanh năm một, nên chẳng bao lâu, mấy cô đã trưởng thành một lượt. Các cô chị ăn không ngồi rồi, quanh quẩn trong nhà lớn mãi sanh ra bực dọc, bịnh hoạn? nhứt là nhàn cư vi bất thiện, không việc chi để làm, thời các cô chỉ rên rỉ, mộng mơ chuyện vợ chồng. Biết bệnh trạng các con, Dương Ông một mặt lo săn rể, mặt khác rước thầy đồ về, mượn tiếng cho con học chữ thánh hiền, mà thâm tâm chỉ mong chúng bout rỗi rãnh sanh tâm bệnh. Thầy đồ gặp phải đám tiểu thơ, quan được hầu hạ nuông chìu nên biếng nhác chẳng để tâm vào việc học hành, nên thật chán chường. Thấy trong đám trẻ lam lũ có bé Xuân, ngoan hiền, thầy gọi đến dạy chơi, bất ngờ thâu nhận được một học trò giỏi. Chỉ mới lên 8 tuổi, trong vòng một tháng, bé Xuân đã thuộc làu làu bộ Minh Tâm Bảo Giám. Thầy đồ thương quí quá, đi đâu cũng dẫn theo như một chú tiểu đồng. Thầy đồ sang chùa đàm đạo với thầy Hải Thiện, bé Xuân cũng đi theo để nấu nước pha trà chăm sóc quí thầy. Một hôm, sau khi nghe thầy trụ trì giảng về lịch sử Ðức Phật, thình lình bé Xuân đến bên thầy, kính cẩn thưa:

Thưa thầy! Con xin phép thầy cho con được đi tu.
A! Con gái mà cũng muốn thành Phật sao con? ? Thầy mĩm cưởi trêu ghẹo.
Thưa thầy! Nếu ai cũng có Phật tính không phân biệt trai hay gái, thì con tu cũng có thể thành Phật. Ðúng không thầy.
Thầy Hải Thiện giựt mình, không dám trả lời khinh xuất, chẩm rãi dạy:
Ðúng vậy con! Trai hay gái, sang hay hèn, tu cũng đều thành Phật cả. Con thấy không? Chùa làng mình có thờ tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, chư bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Ðiạ Tạng?, ngoài ra, còn tượng 18 vị la hán, tượng tam thanh, tượng Quan Công, Ông Tiêu?, hình tướng khác biệt, đẹp có, xấu có? nhưng tất cả đều có Phật tính, là PHẬT ÐÃ THÀNH hay PHẬT SẼ THÀNH. Ðó là nguyên lý, tất cả là một, mà một cũng là tất cả đó con.
Ngẫm nghỉ hồi lâu, thầy dạy tiếp:
Con còn quá nhỏ để xuất gia. Vã lại, muốn xuất gia con phải được cha mẹ cho phép. Nhưng con có thể tu tại gia liền bây giờ, không cần phải vào chùa cạo đầu mới tu.
Ðoạn thầy Hải Thiện làm lễ quy y cho Xuân, ban pháp danh nàng là Thanh Hôi, chữ Thanh thuộc thế hệ thứ 41 giòng Lâm Tế, chi phái Liễu Quán, và chữ Hội, hàm ẩn sự việc bé Xuân sớm đã hội được nghĩa màu.
Sau khi quỳ trước Phật đài nguyện giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu?, bé Xuân cương quyết noi gương thầy trường chay để nuôi dưỡng hạt giống từ bi. Em ăn chay âm thầm, nên chỉ có thể dùng rau đậu nấu lẫn lộn với thịt, phương pháp mà em học được khi nghe hai thầy luận đàm về Lục tổ Huệ Năng. Em được hai thầy dạy dỗ tận tình, về Nho lẫn Phật, nên sở học của em ngày càng uyên bác. Thấy Xuân thiết tha với nguyện vọng xuất gia cầu đạo, thầy đồ và vú Năm, tuy không bằng lòng, nhưng cuối cùng vẫn chuyển thỉnh cầu của nàng đến Ông bà Viên ngoại. Ông bà chấp thuận dễ dàng, chớ không có gì rắc rối như thầy đồ dự tính. Có lẽ, đó là giải pháp tốt đẹp, vì ông bà sẽ không phải ân hận khi đối xử tệ bạc với cô gái út của mình.

Thế là Xuân bắt đầu tập sự làm điệu năm 14 tuổi, rồi được thầy cho thọ giới sa di ni. Gia đình viên ngoại sống phong lưu cạnh chùa, quên dần cô gái út, trừ vú Năm vẫn âm thầm qua lại chăm nom săn sóc nàng. Thấy Xuân vất vả đảm đương mọi việc trong chùa, gánh nước, bữa củi, trồng rau, quét dọn trong ngoài, và cơm nước phục vụ thầy?, vú thật đau lòng. Vú ước ao được kề cận tu chung với cô chủ để săn sóc cô. Tuy nhiên, vì vú Năm ở trong hoàn cảnh "ở đợ nát đời" ? anh Năm khi đưa vợ đến ở vú đã nhận một số nợ. Tiền lời của số nợ được trả bằng công chị Năm ở đợ. Chừng nào trả được tiền vay thì chuộc vợ về, bằng không thì chị Năm phải ở đợ không công suốt đời ? nên chị không có chút tự do để định đoạt số phận mình.

Chùa Thiên Thai theo truyền thống thiền tông, tuy vẫn chuyên cần công phu khuya và tốt, cùng trau dồi nội điển thâm sâu. Sau thời công phu, là thời toạ thiền, ngoài ra, sa di Xuân phải học oai nghi và giữ chánh niệm theo những phương pháp do thiền sư Ðộc Thể đề ra trong quyển Tì Ni Nhật Tụng Dụng Thiết Yếu. Ði đứng nằm ngồi hay làm bất cứ động tác gì, đệ tử phải luôn giữ chánh niệm bằng cách quán những câu kệ trong lành. Như khi nghe chuông thì quán:

"Văn chung thinh

Phiền nào khinh

Trí huệ trưởng

Bồ đề sinh?"

Khi vào nhà vệ sinh thì quán:

"Ðại tiểu tiện thới

đương nguyện chúng sanh

khí tham sân si

quyên trừ tội pháp"

Thanh Hội thích hợp với phương pháp quán niệm nầy. Có lần, quét lá me sân chùa, gặp lúc me vừa có trái non, trẻ nít trong làng phá phách, quăng cành lá bừa bãi, làm cô sa di bực mình. Nhưng khi vừa cầm chổi quét đi một lược, thì câu quán niệm đã tự động hiện ra:

"Cần tảo già lam địa
Thời thới phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu Thánh nhơn hành."

Thanh Hội giựt mình nhớ lại, giữ vững chánh niệm, mĩm cười thương yêu, không để giận hờn, bực bội xâm chiếm tâm mình. Từ đó, Thanh Hội hiểu ra là tu thiền chính là tu tâm. Ði, đứng, nằm, ngồi, trồng rau, gánh nước? mà xử dụng được để tu tâm là thiền, còn "toạ thiền cho mục đất" nhưng tâm không chuyển, thì cũng thật là vô ích.

***

Sau hai năm tận tình dạy dỗ đứa học trò cưng, thầy Hải Thiện gởi đệ tử đến ni viện Phổ Ðà, tức chùa Cây Mai, Gia Ðịnh thành; để nhờ sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn. Ni Viện Tịnh Ðộ Tông nên không có câu kệ giòng phái, các pháp danh của thầy lẫn trò đều bắt đầu bằng chữ Diệu, khó phân biệt tôn ti trật tự như thiền tông. Thật ra, tịnh độ tông quan niệm pháp danh cũng chỉ là giả tạm, nên các thứ giả khác: pháp tự, pháp hiệu, vai vế giòng phái? lưu tâm cũng được mà không lưu tâm cũng chả sao. Quan niệm đó cũng rất thâm thúy, đầy thiền vị. Ni viện ở nơi đô hội, tông tịnh độ lại hợp với căn cơ quần chúng thời mạt pháp, nên Phật tử thật đông đúc. Ni sư Diệu Nghĩa vừa đức độ, vừa có tài hướng dẫn và tổ chức nên đã gầy dựng được phong trào tịnh độ thuần thành tại vùng Cây Mai. Phật sự bề bộn, lễ nghi giao tiếp phiền phức? mà sư bà vẫn giữ được sắc thái an nhiên thanh tịnh, công phu cao dày thật hiếm có. Thanh Hội có dịp để học nơi vị thầy khả kính, từ nội điển, đến đức độ, cách đối xử "tuỳ duyên bất biến" của sư bà. Dĩ nhiên, cô cũng phải dành phần lớn thì giờ chia xẻ trách nhiệm với 10 sa di ni cùng trang lứa để hổ trợ thầy. Thanh Hội bắt đầu phụ trách bếp núc, rồi hương đăng. Sau đó, do tư cách chửng chạc, khoan hoà, lại tinh thông chữ nghĩa, kinh điển, sư bà chọn cô làm thị giả.

Cơ thể con gái khoảng tuổi 15 đến 17 phát triển thật nhanh. Thanh Hội không bao lâu đã trưởng thành, một cô gái xinh đẹp khác thường. Vẻ đẹp của cô có cái gì thùy mị, trang nghiêm của hoa sen tinh khiết. Từ thân thể nàng như toả ra được niềm hòa ái khiến ai cũng yêu mến trong đạo vị. Trong chùa, trừ hai cô sa di Diệu Kim và Diệu Ngọc thường xầm xì phê bình:

Thứ làm bộ làm tịch thấy ghét!
Mặt mày nó rồi sẽ lấy chồng chớ tu giống gì ?
Nó nịnh thầy, thầy cưng cho làm thị giả, chớ có biết gì đâu??
còn thì ai cũng thương mến nàng.
Tuân theo chỉ dạy của sư bà, Thanh Hội trì niệm lục tự Di Ðà cẩn mật. Sáu chữ "Nam Mô A Di Ðà Phật" lúc nào cũng nối liền không dứt trong tâm nàng, thành ra, dù nghe các sư tỷ dị nghị, tâm nàng cũng đâu có khe hở nào để xúc động như thường tình. Ðối với nàng, thì tịnh độ và thiền như nhau không khác.

Chùa lớn, không khí rộn rịp, không được yên tịnh như chùa làng, và dĩ nhiên, thỉnh thoảng cũng có đôi chuyện thị phi phiền não xảy ra, mà kẻ tu hành chỉ coi đó là nghịch duyên thử thách mình.

Thật ra, Phật tử cũng có hạng "cầu danh cầu lợi", nhưng quá quắt như gia đình của viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, thì quả thật đặc biệt? Bà lãnh binh đền chùa là để tạo dịp "tác oai, tác phúc", khoe của, khoe tiền, và đòi hỏi những ưu quyền đặc biệt hay áp lực chùa tổ chức theo thị hiếu của bà. Ðầu Xuân Canh Tí, quan bà yêu cầu ni sư phải đến tư gia hành lễ cầu siêu cho thân nhân, viện cớ Bạch phu nhân, vợ của viên Tổng Trấn tiền trảm hậu tấu Gia Ðịnh thành, có nhả ý tham dự lễ cúng dường, mà bà lớn "thân phận quốc gia" không đến chùa được. Thế là ni sư Diệu Nghĩa hướng dẫn phái đoàn ni cô đến hành lễ. Rủi ro cho Thanh Hội, ngày ấy, Bạch công tử, con trai cưng của Tổng Trấn và cũng là rễ quí của quan lãnh binh, lại ở nhà. Hắn vừa thấy ni cô là đã đảo điên tâm thần. Vốn là kẻ không tin Phật Pháp, mà công tử ta lại đòi quì hàng đầu, mắt đăm đăm nhìn Thanh Hội, chẳng chút nể nang. Cô vợ biết tính chồng, bực quá chỉ biết hờn lây nói mát Thanh Hội:

Mặt mày coi lịch sự (2) quá hén! Có tính tu thiệt không đó!
Từ đó, Bạch công tử ngày nào cũng lân la đến chùa để trêu ghẹo Thanh Hội. Hắn không úy kỵ gì chốn ni phòng, cứ xông đại lục tìm ni cô, rồi sàm sở: "Em hai! Em hai đẹp mà đi tu chi cho cực khổ ! Em hai theo qua mà an hưởng giàu sang!". Thanh Hội chỉ biết nhẫn nhục yên lặng hay lẫn trốn vào phòng thầy để được yên thân. Có lần, thấy công tử nói năng sổ sàng quá, ni cô nhỏ nhẹ thưa: "Tiểu ni nguyện suốt đời tu hành. Xin công tử đừng phá phách tiểu ni. Tội nghiệp". Chỉ có thế mà Diệu Kim, Diệu Ngọc đã to nhỏ với nhau là Thanh Hội phạm dâm giới vì đã nói chuyện với trai, rồi cả hai đoan quyết là sớm hay muộn gì, nàng cũng sẽ hoàn tục.
Trước nay, Thanh Hội chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh phiền não lạ lùng như thế nầy. Trong buổi công phu sáng, tụng Lăng Nghiêm thần chú, ni cô chân thành mong cầu Ðức Phật từ bi gia hộ cho cô thoát khỏi nạn ma vương nầy. Ngờ đâu, tụng kinh xong, từ chánh điện xuống hậu liêu, bỗng dưng thấy viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, đằng đằng sát khí, mặt khinh người vác hất lên trời. Lãnh binh bà mặt mũi chầm dầm, chống nạnh đứng bên cạnh cô con gái, mặt hoa ủ dột. Không khí thật căng thẳng nặng nề, mà không ai biết được chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra. Mọi người chỉ lặng lẽ chấp tay xá chào tôn kính khách rồi chờ đợi.

Bất thình lình, quan bà gọi sư bà, theo lối gọi con cháu:

Nè ! Bà thầy, - rồi chỉ tay vào mặt Thanh Hội ? Tui đã nói với bà thầy là cái con nầy mà tu hành cái quái gì ? Chính cái con mặt trằng nầy dụ dỗ thằng rể của quan mấy ngày nay đi đâu mất biệt? Con kia ! mầy dấu công tử chốn nào ? ? Dừng lại lấy hơi, bà có vẻ thêm tức tối, đập bàn đùng đùng ? Hừ ! Cái đồ dâm đãng mà giả bộ tu hành. Chùa nầy chứa chấp thứ dâm đãng phá hoại gia cang người ta, thì bà thầy phải chịu trách nhiệm hết?
Quan Ông cũng trề môi gằn từng tiếng:
Chùa nầy lập được thì phá cũng được. Quan đã có công lập, quan muốn đuổi ai thì đuổi?
Hai vợ chồng thi nhau la hét, chửi bới đủ điều không dành cho ai chen vào một lời giải thích. Rồi chừng như "đã nư" rồi, thì cũng ầm ầm dẫn đám tuỳ tùng đi mất. Thật ra, quan bà hiểu rõ tính nết của cậu rể dâm đãng, bỏ nhà bỏ cửa vui chơi thỏa thích chốn thanh lâu là việc quá tầm thường. Nhưng khi được mật báo công tử đến chùa ghẹo người, sẵn ganh tị với nhan sắc Thanh Hội và ấm ức ni sư Diệu Nghĩa "ngoan cố" khó điều khiển, nên quan bà đến chùa chửi bới chơi cho bỏ ghét.
Sư bà lộ vẻ buồn trong một thoáng, rồi giữ lại vẻ bình thản thường nhựt, lặng lẽ vào phòng đóng kín cửa. Các đệ tử ai cũng áo não thẩn thờ. Thanh Hội để nước mắt chảy ràn rụa. Cô đã học để giữ tâm mình trong chánh niệm, không để ngoại cảnh chi phối, nhưng lần nầy, cô chới với, thụ động, để sầu đau chất ngất trong lòng. Ðau khổ quá, cô bỏ buổi thọ thực và buổi công phu chiều, mênh mang trong đầu ý nghĩ chết. Ôi! Tạo hoá trớ trêu sanh làm chi cái gương mặt thanh tú nầy để cho người yêu kẻ ghét! Ôi ! cái gương mặt nầy chẳng có ích lợi gì chỉ là nguyên nhân của phiền muộn, chướng ngại việc tu hành. Cô ước mong sao chl mình được xấu xí, để có thể tu hành một cách bình thường như mọi người. Thanh Hội chợt nhớ tới chất độc của mủ xương rồng, có thể làm da thịt lở lói như phong cùi, nên cố quyết tâm ra sau vường chùa, chặt xương rồng cào mặt, xức mủ vào để phá hủy gương mặt mình. Tay Thanh Hội vừa sắp đưa lên mặt, thì bị nắm lại rồi có tiếng của sư bà, thật thương yêu:

Họ⩠con! Con không phải tự hành hạ xác thân con như vậy? Thầy có biện pháp an toàn cho con.
Sáng hôm sau, sư bà Diệu Nghĩa may cho nàng một khăn đội đầu ? loại mủ che đầu đặc biệt của ni ? với đặc điểm là khăn che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ nhỏ nơi tầm mắt. Ðoạn sư bà đích thân đưa Thanh Hội lên đến núi Châu Thới, Phổ Tịnh am, để xin Am chủ, ni sư Viên Ðức cho nàng nương náu. Tuân lời dạy của am chủ, Thanh Hội đội khăn che mặt thường trực, để tránh rắc rối lôi thôi bởi khách tham quan chùa.
Tổ chức theo thanh qui của Bách Trượng thiền sư " Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực", các ni cô chia nhau làm lụng rất cực khổ để tự lập, chớ không dựa vào sự yểm trợ của Phật tử. Ðất núi rất hẹp, cằn cỗi, thiếu phân, thiếu nước? nên việc trồng rau, bắp, đu đủ? để có hoa lợi thật gian nan. Gặt hái xong, lại phải gánh xuống núi, giao cho các bạn hàng mua sỉ. Công phu thì thật nhiều, mà tiền thu vào thì chỉ đủ mua gạo, muối, tương? qua ngày. Tuy nhiên, ai cũng hiểu làm lụng là một phương pháp để tu, nên khổ thế nào cũng không sanh lòng chán nản. Những ngày đầu ở núi, đi chân không bước trên vùng sỏi đá bén nhọn, vai gánh nước nặng trĩu, Thanh Hội bị rách nát cả chân, phải kéo lê từng bước. Tuy nhiên, ở cỏi "ta bà kham nhẫn" nầy, cực khổ gì rồi cũng quen dần đi. Chỉ sau hai tháng "huấn nhục", ni cô Thanh Hội đã cảmthấy Phổ Tịnh am, thật là nơi lý tưởng để thanh tu. Quí ni sư thông cảm hoàn cảnh nàng, hết lòng thương yêu chăm sóc, và dạy dỗ. Do đó, chỉ hai năm làm lụng hành thiền, Thanh Hội đã đạt những bước tiến rất dài về nội tâm.

***

Mùa thu năm Dần, Thanh Hội được am chủ báo tin quý thầy, sau khi hội ý, đã chấp nhận cho ni cô được thọ giới tỳ kheo ni tại Ðại giới đàn THIÊN THAI, do bổn sư ni cô là Thượng Toạ Hải Thiện tổ chức tại Tầm Vu vào ngày rằm tháng giêng năm Quý Mão. Lễ thọ giới tỳ kheo đối với người xuất gia thật quan trọng, Thanh Hội hân hoan đón nhận tin mừng và nguyện tinh tấn tu hành để không phụ lòng hoài bảo quý vị ân sư.

Từ ngày mùng 10, sư bà Diệu Nghĩa đã cẩn thận cho người đón Thanh Hội về Phổ Ðà ni viện, rồi sau đó, sư bà đích thân hướng dẫn 18 nữ đệ tử, gồm 5 phụ giới sư, 6 giới nữ tỳ kheo ni, 3 giới tử sa di ni và 4 giới tử Bồ tát tại gia, đi tham dự Ðại giới đàn.

Các phái đoàn lần lượt vân tập về Tầm Vu từ ngày 13. Ðến nơi, mỗi người đều nhận lãnh một trách vụ để tiếp ban tổ chức hoàn thành đại lễ. Quý ni lại rất bận rộn với công tác "ẩm thực" cho hàng ngàn người, nên Thanh Hội không có chút rãnh rỗi nào để hầu chuyện bổn sư hay thăm thân nhân cạnh chùa. Ngày hôm sau, chư tăng ni bắt đầu hội họp, lược duyệt chương trình, cung an chức sự, rồi đến thủ tục chất vấn luật nghi các giới tử. Buổi họp thu hẹp, nhưng cũng đã gồm trên 150 tăng ni tham dự, vì ngoài 52 giới tử, mà 12 vị là cư sĩ, lại còn "tam sư, thất chứng", các vị tuyên luật sư, thỉnh dẫn sư, tả hữu giám đàn, và phụ giới sư nữa. Ni cô Thanh Hội thật không ngờ mình được diễm phúc tham kiến các bậc trưởng thượng đông đủ như vậy. Chỉ cần ngắm nhìn quí tôn túc hoà thượng mỉm cười, khoát tay, gật đầu thôi?, thì Thanh Hội đã cảm thấy hưởng được niềm an lạc ngập tràn.

Sáng sớm ngày rằm tháng giêng, Phật tử đã đông đủ tề tựu. Nghi lễ chánh thức bắt đầu, tuần tự từng tiết mục tiếp nối nhau trong trang nghiêm và đạo vị. Giới tử tỳ kheo ni bắt đầu theo thứ lớp được khai đạo. Ni cô Thanh Hội đội khăn che mặt làm nhiều người thắc mắc, tưởng cô bị tàn tật hay phong cùi chăng? Vì vậy, để tránh kẻ bàng quan dị nghị về ngũ quan của giới tử, khi hoà thượng giáo thọ đưa Thanh Hội trở ra làm lễ tấn đàn, thì khăn che mặt không còn nữa. Ðại chúng bỗng ngạc nhiên đến bất động, vì trước mắt họ lại xuất hiện một ni cô trẻ đẹp như thần tiên, vừa thoát tục, vừa thánh thiện, như là hiện thân của Quán Thế Âm Bồ tát diệu hiền. Thế là đại chúng ai cũng cảm mến nàng. Cảm mến lại gia tăng thành kính phục, khi họ chứng kiến phong thái an nhiên của ni cô trong khi hành lễ "Nhiên hương cúng Phật". Nguyên các tân tỳ kheo, trước khi thọ Bồ tát giới, đã nguyện dùng chỗ cao quý nhất trên thân thể là đỉnh đầu, để đốt 3 nén hương cúng Phật. Lễ nghi nầy nhấn mạnh rằng Phật Pháp trân quí nhiệm màu, nên những người con Phật ý thức rằng mình thật là may mắn, có đại nhân duyên nên mới được gặp và thọ trì; do đó, đã noi gương chư Phật, chư Tổ để xả thân cầu pháp? thì lễ nghi đất hương đỉnh đầu cũng chỉ là một lễ kính thật khiêm tốn, nhưng cũng đủ cho hàng tại gia chiêm ngưỡng nét trang nghiêm, hùng tráng của hạnh cúng dường.

Ðại giới đàn tiếp nối với việc trao truyền Bồ tát giới, Sa di giới, sau đó đến phần thuyết pháp và bế mạc trong thành tựu và phấn khởi của mọi ngừơi.

Sáng hôm sau, các phái đoàn Phật giáo lần lượt ra về. Thanh Hội xin phép được ở lại chùa Thiên Thai vài ngày, trong khi sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn 17 nư đệ tử đi đường bộ hướng về Gò Công, để viếng thăm Từ An ni viện.

Phái đoàn mới khởi hành vào giờ Mão, mà giờ Thìn đã thấy người xa phu, mặt mũi bơ phờ, hộc tốc chạy về, vừa trao thơ cho Thượng Toạ Hải Thiện, vừa hổn hển giải thích:

Ðại nạn ! Ðại nạn ! Bị cướp bắt hết trơn rồi thầy ơi.
Bức thơ chỉ có mấy hàng vắn tắt:
"Lục Thiên anh hùng gởi đại sư Hải Thiện.

"Mười bốn bà vải và bốn mụ đàn bà đã bị chúng anh hùng bắt giữ.

"Ra lệnh cho đại sư phái ni cô Thanh Hội đến làm áp trại phu nhân cho chúng anh hùng, thì các tù nhân sẽ được tha toàn mạng.
"Nếu không. Giờ ngọ ngày mai là giờ trảm quyết 18 nhân mạng. Ðại sư hãy cho người đến thu nạp xác chết về cầu siêu.

"Diệu Kim thảo theo lệnh của Thiên ý Ðại Vương"
Phía dưới lại có hình vẽ tuy vụng về, nhưng cũng diễn tả được hình ảnh một ngừơi trên cây rơi xuống giữa hai con hổ.
Nguyên cách đường đi Gò Công chừng hai dặm, có một đầm sình lầy lội rộng lớn, mọc đầy dừa nước, loại lấy lá để lợp nhà. Vì quá rộng không khai thác, đầm nước lại sâu, cây dừa nước sinh trưởng khá mạnh, lá to che hết ánh sáng, nên người dân gọi là "đám lá tối trời". Người bình thường chỉ có thể đến mé đầm, đốn mớ lá ở ngoài chớ không ai đủ can đảm lội sâu vào giữa đầm, sình mềm đến ngực, mà lại tối tăm không tìm ra phương hướng. Thế nhưng bọn cướp lục thiên: Ðại ca Thiên Ý, cùng 5 đàn em: Thiên Thân, Thiên Nhản, Thiên Nhỉ, Thiên Tỷ, Thiên Thiệt, gốc là bọn đốn lá chuyên nghiệp, rành địa thế, giỏi võ, lại luyện được lối chạy nhảy như bay trên tàu lá?, nên chúng dùng đầm lầy làm sào huyệt, xuất biến xuất hiện, quan quân bao vây hàng tháng trời cũng không tiêu diệt được. Từ đó, bọn cướp càng làm lộng. Chúng đón đường bắt khách thương nạp mãi lộ, và giết người không gớm tay nếu ai chống lại chúng. Quí ni cô nghèo không nghĩ đến chuyện bị cướp bóc, không ngờ, chúng nghe người ca tụng về nhan sắc tuyệt vời của ni cô Thanh Hội, nên mới tấn công. Mưu sự bất thành, chúng nổi cơn bắt hết cả bọn, rồi doạ giết nếu như ni cô Thanh Hội không thế mạng.

Thơ do sư tỷ Diệu Kim viết theo lệnh của bọn cướp, nhưng hình vẽ có lẽ là sáng kiến riêng, nhằm gợi lại câu chuyện tiền thân Ðức Phật. Ðức Phật bị hổ dữ rượt phải trốn trên cây. Hổ mẹ chờ mồi mãi không được, đói quá nên quên cả tình mẫu tử, định vồ cả hổ con ăn thịt. Ðức Phật không nở thấy cảnh hổ con bị giết, buông tay xuống tự tử để hai con hổ có thức ăn.

Diệu Kim dùng tranh khích lệ kẻ khác hy sinh tánh mạng để cứu mình, kể ra, thì lòng dạ có chỗ ngoắt ngoéo, nhưng Thanh Hội vốn thực thà trung hậu, nghĩ sư tỷ có hảo ý chỉ giáo mình, nên chấp tay cảm tạ và nguyện xin tuân theo. Thật ra, Thanh Hội vừa thọ giới Bồ tát. Sư cô đã nguyện ban vui cứu khổ chúng sanh. Nếu chỉ cần cứu một mạng người mà sư cô chết, sư cô cũng không từ nan. Huống hồ, sư cô có thể đổi mạng sống cho đến 18 người, trong đó lại có ân sư, thì dĩ nhiên, sư cô không có chút gì ngần ngại. Do đó, dù có ý kiến ngăn cản, việc lẽ, bọn cướp tráo trở khó lường, sư cô vẫn nhất quyết nhờ người xa phu đưa đi ngay đến chốn hang hùm.

Xe ngựa dừng lại ở bên đường, và sư cô phải đi bộ thêm cả dặm đường trên đồng khô lồi lỏm, để đến căn nhà là dùng làm điểm hẹn của bọn cướp.

Bọn cướp vừa thấy sư cô là đã mừng rỡ reo hò. Thiên Thân, Thiên Nhản vồ vập tranh dành người đẹp. Sư cô bình tỉnh, rút dao nhọn dí vào ngực, nghiêm nghị nói:

Tiểu ni đến đây là tuân theo điều kiện trao đổi người. Nếu quí vị chưa thả hết các tù nhân mà đụng chạm đến thân thể tiểu ni, thì tiểu ni quyết tâm tự sát.
Xin tuân lệnh người đẹp ? Thiên Ý cười hềnh hệch ? Bọn anh hùng nầy đâu có sai lời.
Thế là cả bọn chia nhau mở trói thả đám tù nhân. Tù nhân mừng khôn xiết, mạnh ai nấy chạy thoát thân, không người nào nhớ tới vị thầy khả kính vẫn còn đang thẩn thờ tại đó. Biết ý sư bà không nở bỏ đi, sư cô Thanh Hội năn nỉ:
Xin thầy thương con đi ngay đi. Phật tử Cây Mai rất cần thầy hướng dẫn. Thầy ngần ngừ thì cả hai cùng chết chớ chẳng ích chi.
Sư bà công phu hàm dưỡng đã cao, ngày trước từng bị đám Trương Ðại Nhơn chửi mắng mà vẫn an nhiên tự tại, nhưng lần nầy, bà như kẻ mất hồn, chầm chậm bước đi mà nước mắt đã chảy dài trên má.
Chí nguyện độ sanh, quên bản thân mình để cứu người đã tạo cho sư cô sức mạnh phi thường, bình tỉnh đối đầu với bọn cướp. Cứu người an toàn rồi, nghĩ đến phận mình trong tay bọn cướp, sư cô bất giác rụng rời. Bao nhiêu ý nghĩ đua nhau xuất hiện: "Ôi! Nếu bị chúng giết chết hay tùng xẻo thì may quá, chớ còn chúng hành hạ bằng sự dâm đảng thì làm sao ta chịu nổi. Ôi ! ta có nên tự tử không? Tự tử có phạm giới sát không? Có phạm giới vọng ngữ vì dối gạt bọn chúng không? Ôi ! có lẽ kiếp nào đó, mình đã từng hiếp đáp người, nên kiếp nầy mới lâm vào hoàn cảnh nầy".

Chợt thấy một cánh nhạn trên trời, sư cô liền nghĩ tiếp: " Ôi kiếp phù sinh ngắn ngủi như vết nhạn bay, vô tung tích, có đáng gì đâu? Ta đã nguyện xả thân cứu độ chúng sinh, thì thân xác này đã kể là không. Bị giết hay bị đánh đập, trong sạch hay nhơ bẩn, cũng là không. Có gì đáng phải băn khoăn hay sợ hãi !".

Tự nhiên, sư cô thu hồi lại thu hồi lại hùng tâm, bình tỉnh quăng dao xuống đất rồi nói:

Tiểu ni xin giữ tròn lời hứa. Bây giờ thì quí vị có thể hành hạ tiểu ni thế nào cũng được. Tiểu ni không oán trách giận hờn.
Bọn Thiên Thân, Thiên Nhãn chộn rộn tay chận, nhưng thấy đại ca chúng khoát tay, nên đành dừng lại.
Ha ha ! ? Thiên Ý cười đắc chí ? Bọn ta lục thiên huynh đệ là anh em đồng sanh cộng tử, có phước cùng hưởng, có họa cùng chia. Nàng là vợ, thì cũng là vợ chung của 6 anh em ta, sẽ được sung sướng trọn đời. Thôi ! Hãy cởi bộ áo tu hành ra đi, để cùng ta vui thú. Còn cưởng lại thì đừng trách bọn ta vũ phu lỗ mãn.
Sư cô không để tâm đến lời suồng sả vô nghĩa của bọn cướp, mà điềm nhiên đem lòng tư bi vô lượng quán sát họ. Họ chỉ là những kẻ tội nghiệp đáng thương, thiếu hạt giống đạo đức nên bị dục vọng sai khiến trở thành mù quáng, lầm lạc. Lòng từ bi thúc đẩy sư cô tìm phương cảm hóa họ.
Sư cô lặng yên nhập định, quán thân mình chỉ là một cái bao chứa đựng đầy vẩy 36 món dơ dáy thối tha: máu, xương, tim, ruột, gan, phẩn, mồ hôi, nước tiểu? Rồi sư cô lại quán mình là một cái thây ma vừa chết, mặt mũi bầm xanh, thây ma lần lần sinh chương, nức nẻ chảy nước vàng lầy thúi, dòi thú đục ăn, trơ lại nhúm xương tàn.

Mây đen từ đâu kéo đến che khuất mặt trời. Trong bóng tối lập loè, bỗng mơ hồ có tiếng sư cô vọng lại:

Nầy các hành giả! Hãy quan sát cho kỹ bộ xương trắng hếu biết đi nầy, có đáng để quí vị yêu mến chăng?
Lạ lùng thay, sư cô đang đứng mĩm cười mà bọn cướp hung ác thì rung lẩy bẩy, cúi đầu quỳ lạy không ngừng, miệng thì van xin:
Lạy sư phụ! Xin sư phụ mở lượng hải hà tha tội chết chúng con!
Có lẽ do chí nguyện độ sanh bao la, nên định lực của sư cô mạnh mẻ, khi sư cô thành khẩn quán niệm như thế nào, thì bọn cướp thấy hiển hiện trước mắt chúng hình ảnh đó. Bọn chúng thấy sư cô trở thành một túi đựng đủ thứ dơ dáy bầy nhầy, kế đó sư cô chết đi, thân thể từ bầm xanh cho đến khi sình thúi rồi trở thành nắm xương tàn, là đã kinh hồn hoảng vía, tay chân run rẩy muốn chạy trốn đi mà không lết nổi. Cho đến khi bộ xương biết đi, phát ra tiếng nói và từ từ đi tới, thì bọn chúng sợ quá ngã sụm xuống, quỳ lạy xin tha chết mà thôi.
(Hiện tượng trên đối với thiền gia là việc rất bình thường. Ngay những kẻ ngoại đạo, như các fakir Ấn Ðộ, định lực cạn cợt, tham lợi háo danh cũng còn có thể biểu diễn. Các nhà thôi miên, định lực càng hẹp hòi, có người cũng còn tạo được giả cảnh hiện tiền.)

Thấy bọn chúng thành tâm, sư cô bảo:

Quý vị gây nên tội, thì quí vị tự sám hối, làm lành để chuộc tội mình. Tiểu ni không buộc tội ai và cũng không tha tội cho ai được.
Trời đất bỗng nhiên sáng lại. Sư cô ngồi kiết già, chấp tay nghiêm chỉnh, thuyết kinh Nhân Quả Báo Ứng cho bọn cướp.
Bọn cướp trước nay hành động gian ác chẳng uý kỵ chi. Nay nghe pháp mới biết tội ác ngập trời, dầu có bầm thây ra trăm mảnh cũng chưa đáng, sợ hãi vô cùng. Chúng chỉ biết vâng lời sư cô, nguyện bỏ ác làm lành, đem thân mình "làm trâu ngựa" để phục vụ đồng bào, chuộc lại lỗi lầm ngày trước.

Ðộ bọn cướp xong, sư cô trở về. Sáu tên cướp bịn rịn thầy, đi theo đưa tiễn. Vừa đến đầu lộ, thì may quá, có tiếng xe ngựa lộc cộc chạy đến. Người khách thương vừa thấy bọn cướp chận xe lại, đã hoảng hồn nói lấp vấp:

Bẩm đại vương ! Xin đại vương thu nhận? thu nhận? thu nhận? - hắn cà lăm cà lặp vì không biết nên đề nghị tiền mãi lộ bao nhiêu cho vừa, nhiều thì tiếc quá, còn ít thì sợ bọn cướp nổi giận -
Không ! Không ! Bọn ta chỉ nhờ quý vị đưa sư phụ về Tầm Vu mà thôi, - Thiên Ý lễ phép ?
Rồi chúng chắp tay kính cẩn hướng về sư cô:
Chúng con vâng lời sư phụ sẽ giải tán nội ngày nay. Tội chúng con nặng nề, không biết đến đời kiếp nào mới chuộc lại tội xưa.
Ðức Phật dạy : "Quăng đao đồ tể, tức khắc thành Phật", các Phật tử không nên quá bận tâm với lỗi lầm xưa mà nhục chí tu hành. Ðiều nên nhớ, đao đồ tể là tâm đao. Chớ tay không cầm đao nhưng tâm ôm ấp đao thì tu cũng vô ích.
Xe ngựa đã từ từ chạy đi, mà các tên cướp vẫn còn quỳ lạy thầy mãi. Ni cô dừng lại chùa Thiên Thai trình bày nội vụ cho bổn sư, rồi trở về thăm nhà.
Bọn xa phu và khách thương, mồm năm miệng mười, chứng kiến cảnh bọn cướp tùng phục sư cô, vội vã loan tin cho bà con lối xóm. Có tên còn dám quả quyết rằng sư cô là đệ tử chân truyền của Lê Sơn thánh mẫu hạ san độ đời. Chính mắt y thấy, sư cô chỉ tung một chưởng là bọn cướp đã ngã rạp qui hàng. Sau đó, chẳng bao lâu sư cô đã biến thành huyền thoại, dân làng tranh đua nhau ca tụng.

Sư cô về nhà thật đúng lúc. Ông bà thân sinh reo mừng đón cô con gái quí tài ba xuất chúng. Lần đầu tiên trên đời, Dương Ông mới nhìn kỹ con mình. Chao ơi ! Út Xuân đẹp quá ! Dễ thương quá ! tài ba quá ! Sao giống mình quá !!! Mừng vui thật lớn, nhưng Dương Ông lăn xăn mà vẫn khó mở lời với đứa con mà trước kia Ông lạnh nhạt.

Dương bà thì ôm chầm lấy con, líu lo tíu tí:

Má nhớ! Má thương con qúa! Sao con về thăm má trễ như vậy?
Rồi ngắm nhìn con gái giây lâu, ba la lớn:
Chèn đét ơi! Sao nó lịch sự, nó giống tui hồi đó quá hén! Hén Ông!!!
Thưa ba má. Con mừng ba má vẫn mạnh khoẻ. Lúc nào con cũng nhớ ba má và cảm tạ ba má đã cho con xuất gia học đạo. Sau con xin ba má cho Vú Năm được tự do. Vú đã ở nhà mình đến 20 năm là quá đủ rồi?
Ðược rồi! Có con xin thì ba má đồng ý ngay. ? Hai Ông bà tranh nhau chấp thuận. ? Rồi xây qua vú, bà nói:
Nè Năm! Cô Út xin cho bây đó! Bây được tự do muốn đi đâu thì đi.
Thưa hai Ông Bà. Con chỉ xin theo cô út đi tu mà thôi.
Sư cô ở lại nhà đôi giờ, cố gắng thuyết pháp cho cha mẹ về thuyết nhân duyên, và hướng dẫn cả nhà tu tịnh độ. Sau đó, sư cô đưa Vú Năm sang chùa Thiên Thai, xin thầy thu nhận vú, rồi long trọng quỳ lạy xin tạ ơn thầy. Thầy Hải Thiện nghiệm trọng nhìn sư cô, rồi khẩn trương hỏi:
Hậu sự như thế nào?
Nhạn quá trường không! (3)
Ðoạn sư cô lên chánh điện, toạ thiền mà viên tịch.
Than ơi ! Chư Bồ tát khi đã hiển lộ thần thông thì đâu chấp nhận lưu lại trần gian để cho người đời suy tôn sùng bái.
Sư cô Thanh Hội đã như thế mà đến và đã đi như thế mà đi. Hai mươi năm ngắn ngủi như vết nhạn lưng trời vô hình, vô tích.

***
Theo ẩn ngữ không lư hình tích của sư cô, thầy Hải Thiện tổ chức lễ hỏa thiêu thật đơn giản. Nhưng tiếc xá lợi ngũ sắc, thầy giữ lại phân chia cho Thiên Thai, Phổ Ðà và Phổ Tịnh đồng giữ. Thương tiếc sư cô không nguôi, người dân ghép tên họ với pháp danh sư cô, thành DƯƠNG XUÂN HỘI, để đặt địa danh cho vùng Tầm Vu cũ.
Ðiều lạ lùng, là từ khi làng mang địa danh Dương Xuân Hội, thì con gái ở đây nổi tiếng ngoan hiền, xinh đẹp, mà nạn trai thiếu gái thừa cũng không còn nữa. Chiều chiều, các cô gái đã hãnh diện hát ru em:

"À? ơ ! Gái Dương Xuân trăm phần duyên dáng
Trai Thủ Thừa mấy hạng xứng đôi".




--- o0o ---

Ghi chú:

TẦM VU: Ðịa danh xưa. Nay thuộc xã Dương Xuân quận Bình Phước, tỉnh LONG AN.
Lịch sự: đẹp
Trích từ bài kệ của HƯƠNG HẢI thiền sư (1628 ? 1715)
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
Nhạn liệng giữa hư không
Bóng chìm dưới nước
Nhạn không để dấu vết lại
Nước chẳng lưu bóng làm chi
(trích VNPG Sử Lược, T.T.Mật Thể)

Các tác phẩm khác của Huỳnh Trung Chánh

MẸ QUAN ÂM CỬU LONG

Trò Chơi Cút Bắt

TRẦN TRUỔNG

Tô canh bù ngót

Tình Nghĩa Xương Rồng

Tiền nào của nấy!

Thuốc đắng

Thành Toàn

THẦN TÀI GÕ CỬA

TAN LOÃNG THEO MÂY

Tầm Thầy

Sen Trắng

PHỔ NGUYỆN

Như Thế Mà Trôi

NGƯU MA VƯƠNG

Ngưỡng cửa yêu thương

NGỘ

Một Vị Phật Khai Sinh

Một niệm buông lung

Một bước chẳng rời

Mộng hay thực

LOÀI HOA BÌNH DỊ

Lấy Chồng Xa Xứ

KHẨU PHẬT TÂM XÀ

KHẢO?

Hồng Hạnh

Hoằng Nguyện Thênh Thang

HÀNH HƯƠNG THIÊN TRÚC

ĐIỆU MÚA LOÀI ONG

ĐÂU CHẲNG LÀ NHÀ

Cửa thiền dính bụi

Cửa Thiền Cửa Tịnh

Con Đường Vô Tận

CHÂN DUNG CỦA MẸ

Cam Lồ Sa Mạc

BỒ TÁT QUÁ GIANG

BỒ TÁT ĐƯA THƠ

BẤT TĂNG BẤT GIÀM

An Tâm