Chương 23
Tác giả: Jeffrey Archer
H annah gom tất cả hò sơ mà viên thứ trưởng ngoại giao sẽ cần tới trong phiên họp với Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng.
Bằng cách làm việc nhiều tiếng đồng hồ mà không một người nào khác đã từng làm, và hoàn thành nhiều công việc mà viên Thứ trưởng chưa bao giờ nghĩ có thể làm xong, Hannah đã nhanh chóng trở nên thiết yếu. Bất cứ lúc nào viên Thứ trưởng cần việc gì, việc đó đã có sẵn trên bàn: nàng có thể đoán trước từng việc ông ta cần, và không bao giờ tỏ ý muốn được khen ngợi về điều đó. Mặc dù vậy, nàng rất ít khi rời khỏi văn phòng vào ban ngày hoặc ra khỏi nhà vào ban đêm, và tất nhiên không có vẻ tới gần hơn để tiếp xúc với Saddam. Bà vợ của viên đại sứ đã dũng cảm cố giúp đỡ về mặt xã hội, và trong một cơ hội, nàng thậm chí đã mời một quân nhân trẻ đến dùng bữa tối.
Anh ta khá đẹp trai, Hannah nghĩ, và có vẻ dễ chịu, mặc dù anh ta hầu như không mở miệng suốt buổi tối và đột nhiên ra về không nói một lời nào. Có lẽ nàng không thể che giấu sự thực nàng không còn quan tâm đến đàn ông nữa.
Hannah đã ngồi trong nhiều phiên họp với từng Bộ trưởng, thậm chí thành viên của Hội đồng Lãnh đạo, kế cả người em trai cùng mẹ khác cha của Saddam. đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, nhưng nàng vẫn không cảm thấy gần Saddam hơn khi nàng sống trong một ngõ cụt ở Chalk Fann. Nàng dần dần trở nên thoái chí, và bắt đầu lo sợ rằng sự chán nản của nàng sẽ quá rõ đến nỗi ai ai cũng phải trông thấy. Như một liều thuốc giải buồn, nàng hướng mọi sức lực vào việc lập các báo cáo chỉ tiêu liên bộ, và một hệ thống sắp xếp các hồ sơ chức sẽ khiến cho các quan chức ở Whitehall(1) phải nổi lòng ganh tỵ. Nhưng một trong nhiều điều Mossad đã truyền đạt cho nàng trong những ngày huấn luyện gian khổ của nàng là luôn luôn kiên nhẫn, và sẵn sàng, bởi vì tới lúc một khe hở sẽ xuất hiện.
Vào lúc sáng sớm ngày thứ năm, khi hầu hết nhản viên của Bộ Ngoại giao bắt đầu kỳ nghỉ cuối tuần, thì khe hở đầu tiên hiện ra. Hannah đang đánh máy lại biên bản một phiên họp của viên Thứ trưởng vào ngày hôm trước với Trưởng ban Lợi ích mới được bổ nhiệm ở Paris tên là Al Obaydi, thì cú điện thoại được chuyển đến. Muhammed Saeed Al Zahiaf, Bộ trưởng Ngoại giao, muốn nói chuyện với viên Thứ trưởng.
Mặc dù văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao chỉ ở cuối hành lang, từ trước đến giờ Hannah chưa lần nào đến đó. Khi nàng đi theo viên Thứ trưởng vào trong phòng, nàng ngạc nhiên nhận thấy văn phòng hiện đại và chán ngắt như thế nào, chỉ có quang cảnh bao quát trên sông Tiglis bù lại.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao không thêm ngước lên, nhưng lại vội vã chí chỗ cho thuộc cấp ngồi vào một chiếc ghế ở phía đối diện với bàn ông, giải thích rằng Tổng thống đã yêu cầu một bản phúc trình về vấn đề họ đã thảo luận ở Hội đồng Cách mạng buổi tối hôm trước. Ông tiếp tục giải thích rằng cô thư ký riêng của ông đã về nhà nghỉ cuối tuần, vì thế cô Saib sẽ phải ghi lại biên bản phiên họp của họ.
Hannah không thể tin được cuộc thảo luận tiếp theo. Nếu nàng không nhận thức tỉnh đang lắng nghe hai vị Bộ trưởng là các thành viên trung kiên của Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng, chắc nàng đã bỏ qua câu chuyện của họ như một lời tuyên truyền độc đáo. Người em trai cùng mẹ khác cha của Tổng thống rõ ràng đã thành công trong việc lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Washington, và tài liệu này giờ đây được đóng đinh vào một bức tường phòng họp của Hội đồng.
Cuộc thảo luận tập trung vào cách cái tin chiến thắng này phải được loan báo cho tất cả thế giới kinh ngạc, và ngày tháng đã được lựa chọn để bảo đảm vụ tường thuật lớn lao nhất trong hệ thống truyền thông đại chúng. Nhiều chi tiết cũng được thảo luận như tại quảng trường nào trong thủ đô. Tổng thống sẽ đọc bài diễn văn trước khi ông công khai thiêu huỷ bản tài liệu, và Peter Arnett hoặc Bernard Shaw của đài CNN sẽ được phép đặc biệt tiếp cận để quay phim cảnh Tổng thống đứng bên cạnh tấm giấy da đêm trước khi buổi lễ thiêu huỷ tiến hành.
Sau hai tiếng đồng hồ phiên họp chấm dứt và Hannah cùng viên Thứ trưởng trở về văn phòng của ông ta. Không để mắt tới nàng, ông ra lệnh nàng chép lại đàng hoàng các vấn đề đã được quyết định trong buổi sáng hôm ấy.
Hannah dành phần còn lại của buổi sáng để soạn một bản nháp đầu tiên mà viên Thứ trưởng đọc kỹ lại ngay tức khắc. Sau khi sửa đổi một vài chỗ, ông ta bảo nàng soạn một bản sau cùng để chuyển cho vị Bộ trưởng Ngoại giao với một lời đề nghị rằng nếu ông đồng ý thì sẽ gởi lên Tổng thống.
Trong lúc nàng thả bộ về nhà qua các đường phố của Baghdad buổi tối hôm ấy, Hannah cảm thấy không nơi nương tựa. Nàng tự hỏi có thể làm được gì để báo trước cho người Mỹ. Nhất định họ đang dự kiến một số biện pháp đối phó để cố gắng giành lại bản Tuyên ngôn, hoặc tối thiểu sẽ chuẩn bị một dạng trả đũa nào đó một khi họ biết rõ ngày đã được lựa chọn cho việc thiêu huỷ công khai.
Nhưng họ đã biết nơi sẽ xảy ra việc đó hay chưa? Phải chăng Kratz đã được thông báo? Phải chăng Mossad đã được yêu cầu tham dự để cố vấn cho người Mỹ về chiến dkh mà bản thân họ đã sắp đặt kế hoạch suốt năm vừa qua? Giờ đây họ có tìm cách tiếp xúc với nàng hay không? Simon sẽ trông đợi nàng làm gì?
Nàng dừng lại ở một quầy thuốc lá và mua ba tấm bưu thiếp có hình Saddam Hussein đang đọc diễn văn tại Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng.
Sau đó trong sự an toàn của phòng ngủ, nàng viết cùng một bức thông điệp cho Elthel Rubbin. David Kratz và Giáo sư khoa A rập ở trường Đại học London. Nàng hy vọng một trong ba người sẽ tìm hiểu được ý nghĩa của ngày tháng ở góc phải trên cùng và ô vuông bút bi đầy những ngôi sao mà nàng đã vẽ trên bức tường bên cạnh đầu của Saddam.
***
- Chuyến bay đi Stockholm dự kiến cất cánh vào lúc nào? - Al Obaydi hỏi.
- Chắc không còn bao lâu, - cô gái phía sau quầy SAS ở phi trường Charles de Gaulle nói - Tôi e máy bay chỉ mới đáp xuống, vì thế tôi khó biết chính xác hơn.
Một cơ hội khác để quay lại, Al Obaydi nghĩ. Nhưng tiếp theo cuộc gặp gỡ của ông ta với Chỉ huy trưởng An ninh Quốc gia và, vào buổi sáng hôm sau, với vị Thứ trưởng Ngoại giao, ông ta cảm thấy tin tưởng rằng cả hai đều xem lời ông ta nói với họ không hơn chuyện bình thường. Trong cuộc nói chuyện, Al Obaydi đã cho họ hiểu rằng ông ta đến kỳ nghỉ phép trước khi nhận chức vụ mới ở Paris.
Sau khi lấy hành lý ở thang cuốn, ông ta ký gửi tất cả các valy lớn vào một kho chứa, chỉ giữ lại cái cặp dày cộm. Đoạn ông ta ngồi một chỗ trong góc của phòng đợi và suy nghĩ về những hành động của mình trong mấy ngày vừa qua.
Viên chỉ huy trưởng An ninh Quốc gia đã không đề nghị gì nhiều. Sự thật - không phải là điều ông ta sắp phải nhìn nhận - chính là ông ta đã có khá nhiều vấn đề khó khăn trong nước nên không còn phải lo lắng về những việc sẽ xảy đến ở nước ngoài. Ông ta đã cung cấp cho Al Obaydi một cuốn sách chỉ dẫn lạc hậu về những cách phòng ngừa mà mọi công dân Iraq sẽ cần tới khi đến châu Âu, kể cả việc không đi mua sắm ở Marks và Spencers, hoặc không giao tiếp với người ngoại quốc, và một tập ảnh lạc hậu của các nhân viên Mossad và CIA hoạt động ở châu Âu. Sau khi xem kỹ các bức ảnh, Al Obaydi đã không ngạc nhiên nhận thấy hầu hết bọn họ đã nghỉ hưu từ lâu, và một số thậm chí đã qua đời một cách yên lành trên giường.
Ngày hôm sau, viên Thứ trưởng Ngoại giao khá lịch sự nhưng không thân thiện. Ông đã cho Al Obaydi một số tin tức hữu ích về cách ứng xử ở Paris, kể cả Toà đại sứ nào sẽ vui lòng quan hệ với ông ta bất kể vị ta chính thức của họ, và Toà đại sứ nào không chịu. Khi nói đến chính Toà Đại sứ Jordan và bộ phận của Iraq, ông tóm tắt cho Al Obaydi biết về số nhân viên thường trú. Ông đã bỏ cô Hannah ở đó để đảm bảo một sự liên tục. Ông mô tả cô ta là có thiện ý và chu đáo, người đầu bếp là kinh khủng nhưng tốt bụng, còn anh tài xế thì đần độn nhưng dũng cảm. Vấn đề duy nhất cần phải cảnh giác là luôn luôn đề phòng Abdu Kanuk, viên Trưởng phòng hành chính, một chức danh tuyệt vời không diễn tả vị trí thực sự của anh ta, năng lực duy nhất của anh ta chính là anh ta là một người em họ xa của Tổng thống. Viên Thứ trưởng Ngoại giao cấn thận không bày tỏ một ý kiến cá nhân nào, nhưng đôi mắt của ông đã nói với Al Obaydi mọi điều ông ta cần biết. Khi ông ta từ giã, thư ký của viên Thứ trưởng, cô Saib, đã đưa cho ông ta một tập hồ sơ khác. Tập hồ sơ này hoá ra đầy những thông tin hữu ích về cách sống ở Paris mà không cần phải có nhiều bạn bè. Những nơi ông ta sẽ được đón tiếp nồng hậu và những nơi khác nên tránh xa.
Có lẽ cô Saib phải đưa Thuỵ điển vào danh sách những nơi cần tránh.
Al Obaydi cảm thấy hơi lo lắng về chuyến đi, trong lúc ông ta không hề có ý định ở lại Thuỵ điển lâu hơn vài ba tiếng đồng hồ. Ông ta đã liên lạc với viên kỹ sư trưởng của Svenhalta AC, người này đã bảo đảm không hề nhắc nhở tới cú điện thoại trước đó của ông ta với ông Riffat khi ông này trở lại vào buổi chiều hôm ấy. Ông ta cũng có thể xác nhận rằng Bà Bertha , như ông ta vẫn gọi chiếc tủ sắt, chắc chắn đang trên đường tới Baghdad.
- Các hành khách đi Stockholm…
Al Obaydi đi xuyên qua phòng đợi tới cửa ra, và sau khi thẻ lên máy bay được kiểm tra, ông ta ngồi vào một ghế cạnh cửa sổ loại rẻ tiền nhất. Phần hành trình này sẽ không được xem xét để hoàn lại chi phí.
Trên chuyến bay ngang qua miền Bắc châu Âu, tâm trí của Al Obaydi liên miên từ công việc ở Baghdad trở lại kỳ nghỉ cuối tuần mà ông ta đã trải qua với mẹ và em gái. Chính họ đã giúp ông ta lấy lại quyết định cuối cùng. Mẹ ông ta đã không thích thú với việc rời bỏ ngôi nhà nhỏ nhưng tiện nghi của họ ở vùng ngoại ô ở Baghdad, và càng không muốn di chuyển qua Paris. Do đó giờ đây Al Obaydi chấp nhận rằng ông ta không bao giờ có thể hy vọng đào tẩu; tương lai duy nhất của ông ta đặt vào việc cố gắng tạo nên một vị trí quyền lực vững chắc trong phạm vi Bộ Ngoại giao. Giờ đây, ông ta luôn tin rằng ông ta có thể thực hiện một công việc cho Tổng thống sẽ giúp ông ta trở nên thiết yếu trong con mắt của Saddam; thậm chí điều đó có thể tạo cơ hội cho ông ta trở thành Bộ trưởng Ngoại giao kế tiếp.
Xét cho cùng, viên Thứ trưởng sắp tới tuổi hưu trong vài năm nữa, và việc đề bạt đột ngột không bao giờ làm cho bất cứ ai ngạc nhiên ở Baghdad.
Khi phi cơ hạ cánh ở Stockholm, Al Obaydi xuống máy bay, sử dụng đường ngoại giao để lẩn tránh nhanh.
Cuộc hành trình bằng taxi đến Kalmar mất quá ba tiếng đồng hồ, và viên đại sứ mới được bổ nhiệm dùng phần lớn thời giờ nhìn bâng quơ ra khung cửa sổ lấm lem, suy ngẫm cảnh tượng xa lạ với những đồi cỏ xanh và những nền trời xám. Cuối cùng khi taxi ngừng lại bên ngoài cống nhà máy Svenhalte AC, Al Obaydi trông thấy một người đàn ông mặc một chiếc áo khoác dài màu nâu dường như đã đứng đồ từ lâu lắm rồi.
- Rất vui mừng được gặp ông, ông Al Obaydi, - viên kỹ sư trưởng nói bằng tiếng Anh hết sức thoải mái. - Tên tôi là Perdersson. Xin mời ông vào văn phòng của tôi?
Sau khi Perdersson gọi cà phê - được thưởng thức lại cà phê sữa Ý thật là thú vị, Al Obaydi nghĩ - câu hỏi đầu tiên của ông ta chứng tỏ ông ta lo lắng như thế nào.
- Tôi hy vọng chúng ta không làm gì sai chứ?
- Không, không, - Al Obaydi nói, trong lúc ông ta tự cảm thấy dễ chịu vì những lời nói dồn dập và có vẻ lo lắng rõ rệt của viên kỹ sư trưởng. - Tôi cam đoan với ông đây chỉ là một sự kiểm tra thông thường.
- Ông Riffat đã có đủ mọi tài liệu phù hợp, từ cả hai phía Liên hợp quốc và chính phủ của ông.
Al Obaydi mỗi lúc một nhận thức một cách sâu sắc rằng mình đang đối phó với một nhóm chuyên nghiệp đã được huấn luyện cao cấp.
- Ông nói họ đã rời khỏi đây vào chiều thứ tư - Al Obaydi hỏi, cố làm ra vẻ bình thường.
- Vâng, đúng thế.
- Ông nghĩ họ sẽ mất bao lâu mới đến được Baghdad?
- Tối thiểu một tuần, có lẽ mười ngày với chiếc xe cũ rích đó, nếu họ đến được.
Al Obaydi có vẻ bối rối.
- Một chiếc xe cũ?
- Phải, họ đón lấy Bà Bertha với một chiếc xe tải cũ. Mặc dù tôi phải thú nhận, máy nổ rất êm. Tôi đã chụp mấy tấm ánh làm kỷ niệm. Ông có muốn xem qua không?
- Ảnh chiếc xe à? - Al Obaydi hỏi lại.
- Phải, chụp từ cửa sổ của tôi, với ông Riffat đứng bên cạnh. Họ đã không để ý thấy.
Perdersson liền mở ngăn kéo bàn làm việc của ông ta và lấy ra mấy bức hình. Ông ta đẩy tất cả qua mặt bàn với cái vẻ tự hào của một người cho một kẻ không quen biết xem ảnh của gia đình mình.
Al Obaydi xem xét các tấm ảnh một cách cẩn thận.
Mấy tấm chụp cảnh Bà Bertha được hạ xuống trên chiếc.
- Có vấn đế gì không - Perdersson hỏi.
- Không, không, - Al Obaydi nói rồi tiếp. - Các bức ảnh ấy có được ín thêm tấm nào không?
- Có chứ, xỉn ông cứ giữ lấy, tôi có nhiều tấm, - viên kỹ sư trưởng vừa nói vừa chỉ ngăn kéo mở.
Al Obaydi liền lấy chiếc cặp, mở ra và bỏ các tấm ảnh vào một ngăn phụ ở phía trước, trước khi lấy ra mấy tấm ánh của chính ông ta.
- Trong lúc tôi ở đây, có lẽ ông có thể giúp tôi một vấn đề uhỏ nữa.
- Bất cứ việc gì, - Perdersson nói.
- Tôi có mấy tấm ảnh của một số cựu viên chức chính phủ, xin ông xem thử có nhớ ai trong bọn họ ở trong số người đã đến đây là Bà Bertha .
Một lần nữa, Perdersson có vẻ phân vân, nhưng ông vẫn lấy những tấm ảnh và xem xét đầy đủ từng tấm một.
Ông ta liên tục nói "không, không, không" nhiều lần, cho tới khi cấm lấy một tấm mà ông ta xem kỹ hơn. Al Obaydi nghiêng mình về phía trước.
- Phải rồi, - cuối cùng Perdersson bảo. - Mặc dù tấm ảnh này chắc đã chụp mấy năm trước. Đây là ông Riffat. Ông ta vẫn không mập thêm chút nào, nhưng trông già hơn và tóc đã hoa râm. Một con người rất kỹ lưỡng. - Ông Perdersson nói thêm.
- Phải, - Al Obaydi nói - Ông Riffat là một con người rất kỹ lưỡng, - Ông ta nhắc lại trong lúc xem các chi tiết bằng chữ A rập ghi trên mặt sau của tấm ảnh "Chính phủ của tôi hết sức an tâm khi biết rằng ông Riffat phụ trách công việc đặc biệt này".
Perdersson mỉm cười lần đầu tiên trong lúc Al Obaydi nốc cạn giọt cà phê cuối cùng.
- Ông đã giúp chúng tôi rất nhiều, - viên đại sứ nói, rồi đứng lên nói tiếp. - Tôi cảm thấy chắc chắn chính phủ của tôi sẽ lại cần tới sự giúp đỡ của ông trong tương lai, nhưng tôi sẽ rất biết ơn nếu ông không dề cập đến cuộc gập gỡ này với bất cứ một ai.
- Tôi sẽ giữ đúng theo ý muốn của ông, - Perdersson nói trong lúc họ đi trở xuống sân.
Nụ cười vẫn còn lại trên mặt ông ta trong lúc ông ta quan sát chiếc taxi chạy ra khỏi cổng nhà máy, mang theo người khách hàng sang trọng của mình.
Nhưng tư tưởng của Perdersson không phù hợp với sắc mặt của ông ta.
- Tất cả không ổn, - ông ta lẩm bẩm với mình. - Mình không tin ông ta cảm thấy Bà Bertha đang ở trong tình trạng an toàn, và mình chắc chắn ông ta không phải là bạn của ông Riffat.
***
Scott ngạc nhiên nhận thấy anh có cảm tình với Dollar Bill ngay từ lúc gặp ông ta. Do đó khi đã trông thấy một mẫu công trình của ông ta, anh không hề ngạc nhiên về mình còn kính trọng ông ta nữa.
Scott đến San Francisco mười bảy tiếng đồng hồ sau khi anh rời khỏi Stockholm. CIA có sẵn một chiếc xe hơi chờ anh ở phi trường. Anh được nhanh chóng đưa vào quận Marin và xuống xe bên ngoài ngôi nhà bí mật trong vòng một giờ.
Sau khi tranh thủ ngủ một giấc, Scott thức dậy để ăn trưa, hy vọng gặp Dollar Bill ngay lập tức, nhưng anh thất vọng vì không ai trông thấy ông ta ở đâu cả.
- Ông O'Reilly dùng điểm tâm lúc bảy giờ và không xuất hiện lại trước bữa ăn tối, thưa ông. - viên quản gia giải thích.
- Và ông ta lấy gì để bồi dưỡng trong khoáng thời gian đó? - Scott hỏi.
- Lúc mười hai giờ tôi mang đến cho ông ấy một thanh sôcôla và một phần ba lít nước, và lúc sáu giờ một phần ba lít Guinness.
Sau bữa ăn trưa, Scott đọc một bản tin tức mới nhất về những gì đã xảy ra tại Bộ Ngoại giao trong thời gian anh vắng mặt, rồi dùng phần còn lại của buổi chiều trong phòng tập thể dục ở tầng hầm. Anh loạng choạng ra khỏi buổi tập vào khoảng năm giờ, khắp người đau như dần vì tập quá nhiều lại thêm một hai vết bầm tím do huấn luyện viên nhu đạo.
- Không tồi đối với tuổi ba mươi sáu, - vị huấn luyện viên hạ cố nói với anh mặc dù ông ta có vẻ còn trẻ hơn một chút.
Scott ngồi trong một bồn nước ấm cố làm dịu cơn đau nhức trong lúc anh lật từng trang trong cuốn thánh thư của Bà Bertha . Tập tài liệu đã được dịch ra bởi sáu học sinh tiếng A rập của sáu trường đại học trong vòng tám mươi cây số cách nơi anh đang đang xát xà phòng. Mỗi người chỉ được đưa hai chương không kế tiếp nhau. Dexter Hutchins đã không nhàn rỗi kể từ lúc ông trở về.
Khi Scott xuống ăn tối, vẫn còn cảm thấy khó xoay chuyển, anh nhận thấy Dollar Bill đang đứng quay lưng về phía lò sưởi trong phòng khách, nhấm nháp một ly nước.
- Ông muốn uống gì, giáo sư? - viên quản gia hỏi.
- Một cốc nước chanh pha rất ít bia. - Scott trả lời trước khi tự giới thiệu với Dollar Bill.
- Giáo sư ở đây hoàn toàn tự nguyện hay chỉ vì bị bắt do lái xe trong lúc say rượu?
Đó là câu hỏi đầu tiên của Dollar Bill. Rõ ràng ông ta đã quyết định cho Scott một thời gian gắt gao không khác huấn luyện viên nhu đạo.
- Tự nguyện, tôi e như thế, - Scott đáp lại với một nụ cười.
- Từ một câu trả lời như thế, - Dollar Bill nói, - tôi chỉ có thể suy ra ông giảng dạy một môn tẻ nhạt hoặc không có ích cho người sống.
- Tôi giảng Luật Hiến pháp, - Scott đáp lại, - nhưng tôi chuyên về Luận lý học.
- Thế là ông thành đạt trong cả hai lãnh vực cùng một lúc, - Dollar nói trong lúc Dexter Hutchins bước vào phòng.
- Cho tôi một ly gin pha tonic, Charles, - Dexter nói trong lúc ông ta bắt tay Scott một cách nồng nhiệt. - Tôi lấy làm tiếc đã không theo kịp anh sớm hơn, nhưng các anh chàng ở Bộ Ngoại giao đã không chịu buông máy điện thoại suốt cả buổi chiều.
- Có nhiều lý do để cảnh giác những ông bạn thuộc hạ của ông, - Dollar Bill bày tỏ ý kiến, - và bằng cách gọi một ly gin pha tonic, ông Hutchins chỉ biểu hiện hai người trong số đó.
Một lát sau Charles trở lại với một ly nước chanh pha bia và một ly gin pha tonic trên một khay bạc và đưa mời Scott và vị Phó giám đốc.
- Trong những ngày tôi ở trường đại học, không có môn Luận lý học - Dollar Bill nói sau khi Dexter Hutchins đã đề nghị họ qua phòng ăn để dùng bữa tối. - Trường Cao đẳng Trinity ở Dublin không quan tâm đến môn học đó.
- Tôi không thể nghĩ ra một lần nào trong lịch sử Ái Nhĩ Lan có một đồng bào nào của tôi đã từng dựa vào Luận lý học.
- Đó là những gì ông đã học được hay sao? - Scott hỏi.
- Khá nhiều về Fleming, một ít về Joyce, với một đôi lúc nhiệt tình với Pluto và Aristote(2) , nhưng tôi e không đủ để lôi cuốn sự chú ý của bất kỳ một thành viên nào trong ban giám khảo.
- Còn bản Tuyên ngôn tiến triển như thế nào? - Dexter hỏi, tựa hồ không theo dõi cuộc nói chuyện.
- Ông Hutchins của chúng ta là một con người luôn đòi hỏi đạo lý trong công việc, giáo sư thấy đó, - Dollar Bill nói trong lúc một bát súp được đặt trước mặt ông ta. - Tôi xin lưu ý ông, ông ấy là một người dựa vào lý luận để giúp ông ấy qua cơn khó khăn. Tuy nhiên, bởi vì trên đời không có chuyện như một bữa ăn miễn phí, tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi người quản ngục của tôi. Hôm nay, tôi đã hoàn tất bản văn như vị phụ tá Bí thư Quốc hội Timothy Matlock đã viết ban đầu. Ông biết hồi ấy ông ta đã mất mười bảy tiếng đồng hồ. Tôi sợ phải lâu hơn một chút.
- Và ông nghĩ ông sẽ mất bao lâu mới xong phần tên? - Dexter thúc ép.
- Ông còn tệ hơn cả Đức Giáo hoàng Julius II, cứ dai dẳng hỏi Michelangelo(3) bao lâu mới xong trần của Nhà nguyện Sistine(4) , - Dollar Bill nói trong lúc viên quản gia lấy các bát súp đi.
- Phần tên, - Dexter đòi hỏi. - Phần tên.
- Ồ, con người nôn nóng và thiếu tế nhị.
- Shaw(5) - Scott nói.
- Cứ mỗi phút tôi lại quý mến ông thêm, - Dollar Bill nói.
- Phần tên, - Dexter nhắc lại trong lúc Charles đặt một món hầm Ái Nhĩ Lan lên bàn và Dollar Bill lập tức tự phục vụ cho mình.
- Bây giờ tôi mới biết tại sao ông là Phó giám đốc, - Dollar Bill nói - Phải chăng ông không biết có tới năm mươi sáu tên trên bản tài liệu gốc, mỗi một cái tên là cả một công trình nghệ thuật? Hãy để tôi chứng minh cho ông thấy, nếu tôi có thể.
- Xin cho tôi giấy, Charles. Tôi cần giấy?
Viên quản gia liền lấy một tập giấy để bên cạnh máy điện thoại và đặt bên cạnh O'Reilly. Dollar Bill lấy một cây bút từ túi trong của ông ta và bắt đầu hí hoáy viết.
Ông ta biểu diễn cho hai người cùng ăn tối những ai ông đã viết.
- Ông O'Reilly có thể sử dụng không hạn chế chiếc trực thăng của đoàn bất cứ khi nào ông muốn.
- Điều đó chứng minh được gì? - Dexter hỏi.
- Xin hãy kiên nhẫn, ông Hutchins, xin hãy kiên nhẫn, - Dollar Bill nói trong lúc ông ta lấy hai tờ giấy và thoạt tiên ký tên của Dexter Hutchins, rồi đặt bút viết "Scott Bradley".
Một lần nữa, ông ta cho họ xem công sức của mình.
- Nhưng làm sao…? - Scott hỏi.
- Trong trường hợp của ông giáo sư thì dễ thôi. Tôi cần xem sổ tên khách.
- Nhưng tôi đâu có ký vào sổ. - Dexter nói.
- Tôi thú thực việc ông làm thật là kỳ lạ khi ông là Phó giám đốc, - Dollar Bill nói, - Nhưng, ở vào cảnh ngộ của ông sẽ không có gì làm cho tôi ngạc nhiên cả. Tuy nhiên, ông Hutchins, ông có thói quen ký tên vung vít và đề ngày vào bìa trong của bất cứ cuốn sách nào ông đã mua trong thời gian gần đây. Tôi tin chắc trong trường hợp những bán in lần thứ nhất đó sẽ là thứ mật thiết nhất ông gởi cho thế hệ mai sau.
Ông ta dừng lại một lát rồi nói tiếp:
- Thôi, nói đùa vô tích sự như thế là đủ lắm rồi. Cả hai ông có thể đích thân xem công việc tôi đang phải đương đầu!
Không hề báo trước, Dollar Bill chợt xếp khăn ăn lại, đứng lên khỏi bàn bỏ dở món hầm của ông ta, và bước ra khỏi phòng. Hai người cùng bàn với ông ta nhổm dậy và nhanh nhẹn đi theo ông ta qua cánh tay không nói một tiếng nào khác. Sau khi họ leo lên một cầu thang nhỏ bằng đá họ vào trong phòng làm việc tạm của Dollar Bill.
Trên một bàn vẽ của kiến trúc sư phía dưới một ngọn đèn sáng là tấm giấy da. Cả hai người bước qua phòng, nhìn lên mặt bàn vẽ và xem xét kỹ văn bản đã được viết xong. Nó đã được khắc phía trên một khoáng trống lớn được bao phủ với nhiều gạch chéo nhỏ bằng bút chì sẵn sàng chờ đợi năm mươi sáu chữ ký.
Scott trố mắt nhìn công trình với vẻ khâm phục.
- Nhưng tại sao ông không…
- Làm một công việc đúng đắn? - Dollar Bill nói, biết trước câu hỏi. - Và kết cuộc làm một thầy giáo ở Wexford, hoặc có lẽ đã trèo lên các độ cao đến chóng mặt để trở thành một uỷ viên hội đồng ở Dublin? Không, thưa ông, thà tôi làm một phần việc kỳ cục trong nhà tù còn hơn bị các bạn bè của tôi xem là kẻ tầm thường.
- Còn bao nhiêu ngày nữa anh phải rời khỏi chúng tôi, anh bạn trẻ? - Dexter Hutchins hỏi Scott.
- Kratz vừa điện thoại hồi chiều, - Scott vừa đáp vừa quay sang nhìn vị Phó giám đốc. - Ông ta nói họ đã đáp kịp chuyến phà Trelleborg - Sassnitz đêm hôm qua. Giờ dây họ đang đi về phía Nam, hy vọng băng qua eo biển Bosphorus vào sáng thứ hai.
- Điều đớ có nghĩa là họ sẽ đến biên giới Iraq vào thứ tư tuần tới.
- Thời gian lý tưởng trong năm để đáp tàu qua Bosphorus, - Dollar Bill nói - Đặc biệt nếu ông hy vọng gặp một cô gái khá xuất sắc khi ông đến phà bên kia.
Nhìn lên Scot, ông ta nói tiếp:
- Vậy là tốt hơn tôi nên hoàn tất bản Tuyên ngôn vào ngày thứ hai, phải không giáo sư?
- Chậm nhất, - Hutchins nói trong lúc Scott chăm chú nhìn người đàn ông Ái Nhĩ Lan nhỏ bé.
Chú thích:
(1) Whitehall: đường phố ở Westminster (California), nơi có nhiều cơ quan của chính phủ.
(2) Alexander FLEMING (1881-1955) nhà vi khuẩn học người Anh đã khám phá ra Penicilline cùng với Howard Walter Florey (1898-1968).
James JOYCE (1822-1941) tiểu thuyết gia Ái Nhĩ Lan.
PLATO (427-347 trước CN) triết gia Hy lạp.
ARISTOTE (384322 trước CN) triết gia Hy lạp, môn đồ của Plato.
(3) JULIUS II (1443-1513) Đức Giáo hoàng thứ hai Toà thánh Vatican.
(4) Sistine Chapel: Nhà nguyện chính ở Vatican tại Rome nổi tiếng với các bức tranh màu nước, vẽ trên tường và trần nhà của Michelangelo và một số nghệ sĩ khác.
(5) George Bernard SHAW (1856-1950): nhà soạn kịch, phê bình Ái Nhĩ Lan.