watch sexy videos at nza-vids!
Truyện GULLIVER DU KÝ (Tập 1)-Chương 6 (tt) - tác giả Jonathan Swift Jonathan Swift

Jonathan Swift

Chương 6 (tt)

Tác giả: Jonathan Swift

Bạn đọc thân mến, bạn đọc thử tưởng tượng bấy giờ tôi ao ước đến mức nào được có tài hùng biện của Demosthenes [1] hay Cicero [2] , để ca ngợi Tổ quốc thân yêu bằng nhưng lời văn xứng đáng với những kỳ tích và sự vĩ đại của nó. Mở đầu câu chuyện, tôi kể với nhà vua rằng nước chúng tôi gồm có hai hòn đảo, có ba quốc gia dưới sự cai trị của một nhà vua, đó là chưa kể những thuộc địa ở châu Mỹ. Tôi nói kỹ về đất đai phì nhiêu và khí hậu dịu mát ở nước chúng tôi. Rồi tôi nói về tổ chức quốc hội Anh, về Thượng nghị viện, về dòng dõi quý tộc, đại diện cho những gia đình có truyền thống lâu đời nhất. Tôi kể rằng người ta rất chú ý đến việc giáo dục họ về phương diện khoa học và quân sự, để họ có thể trở thành những cố vấn sáng suốt cho nhà vua và quốc gia, có thể tham gia quyền lập pháp, có thể trở thành ủy viên của những tòa án cao cấp nhất, những tòa thượng thẩm, những người lúc nào cũng sẵn sàng đứng ra bảo vệ nhà vua và Tổ quốc vì họ là những người có phẩm chất đức hạnh và trung thành... Tôi còn nói với nhà vua về Hạ nghị viện, tất cả Hạ nghị sĩ đều là những người thuộc xã hội thượng lưu, do nhân dân tự do bầu cử và lựa chọn. Họ là những người có khả năng và lòng yêu nước, họ tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân. Hai viện ấy hợp thành quốc hội uy nghiêm nhất châu Âu, cùng với nhà vua nắm quền lập pháp. Sau đó tôi nói đến những tòa án. Các vị chánh án là những người thi hành luật pháp một cách tài giỏi, họ là người bảo vệ những quyền bị xâm phạm, là kẻ thù của thói hư tật xấu và là người bênh vực những kẻ vô tội... Trước hết, Ngài hỏi tôi những cách thức thông thường để rèn luyện trí tuệ của lớp quý tộc trẻ những biện pháp phải có khi một gia đình quý tộc bị đoạn tuyệt, điều này vẫn đôi khi xảy ra, những đức tính gì là cần thiết đối với những ai được nhậm chức Thượng nghị sĩ mới, có bao giờ nguyên nhân của những sự đề bạt ấy là do tính khí thất thường hoặc ý thích cá nhân của một ông hoàng, của nhà vua, hay do một món tiền đút lót cho một phu nhân nào đó trong triều, hay một sủng thần, hoặc do ý đồ tăng thêm vây cánh cho một đảng phái đối lập với quền lợi của công chúng, các thượng nghị sĩ phải am hiểu luật pháp nước mình đến trình độ nào đó và làm sao họ lại trở thành người có khả năng quết định tối hậu mọi quyền hành của đồng bào họ, có phải bao giờ họ cũng không mắc phải thói biển lận và không có những thành kiến không, các vị giám mục thần thánh mà tôi đã nói đến có phải bao giờ cũng đạt tới chức vụ cao cả ấy bằng trình độ uyên bác của họ trong các vấn đề thần học và do cuộc sống cao cả có tính chất thần thánh của họ không. Ngài muốn biết khi còn là nhưng cha xứ bình thường, họ có bàn mưu lập kế gì không, họ có bao giờ làm giáo sĩ cho một vị đại thần. rồi nhờ đó mà leo lên chức giám mục, và nếu như vậy, họ có bao giờ phải nhắm mắt tuân theo những ý kiến của vị đại thần đó, và trong những buổi họp tại Nghị viện, họ có phục vụ nhưng đam mê và những thành kiến của vị ấy không.



Ngài muốn biết người ta làm thế nào để bầu ra những người mà tôi gọi là Hạ nghị sĩ, một người vô danh nhưng túi đầy vàng, liệu có thể đôi khi dùng tiền mua được nhiều phiếu bầu của cử tri hơn là những người có danh tiếng, có đức tính cao quý trong hàng quý tộc ở gần quanh đấy, tại sao người ta lại ham mê đến thế việc được bầu vào Nghị viện, vì mỗi lần ra ứng cử này là một lần phải tiêu rất tốn mà về sau lại không có ích gì hết, vậy những vị được bầu ấy phải là những con người hết sức vô tư và có đạo đức cao cả, hay họ hy vọng sẽ được nhà vua và các vị đại thần bồi thường, trả lại gấp bội, bằng cách họ hy sinh quyền lợi của công chúng cho các vị kể trên. Hoàng đế đưa ra cho tôi những câu hỏi hóc búa về vấn đề này, mà tính khôn ngoan dè dặt không cho phép tôi nhắc lại.



Về nhưng điều mà tôi đã trình bày với nhà vua là tòa án, Hoàng đế muốn tôi nói rõ về nhiều vấn đề. Tôi cũng am hiểu khá rõ vấn đề này để thỏa mãn ý muốn của Ngài, vì xưa kia tôi cũng đã gần khuynh gia bại sản vì một vụ kiện cáo lâu dài tại tòa án, vụ án này về sau tôi thắng kiện và được lĩnh cả án phí.



Hoàng đế hỏi tôi thường thường thì trong thời gian bao nhiêu lâu người ta có thể đưa một vụ kiện ra xét xử được, phát đơn kiện có phải tốn nhiều tiền không, các luật sư có quyền tự do bênh vực những người bị xử rõ ràng là bất công không, có bao giờ thấy những thế lực hoặc đạo giáo xen vào làm nghiêng lệch cán cân công lý không, các luật sư ấy có biết gì về những nguyên lý đầu tiên luật đại cương về lẽ công bằng không, hay họ không cần biết đến những đạo luật mà tùy tiện xét xử theo tập quan địa phương, và các quan tòa có quyền giải thích, hay họ bình luận luật pháp theo ý thích của họ, những nguyên đơn và việc bắt giữ có khi nào trái nghịch lại nhau trong cùng một loại không, các đoàn luật sư giàu hay nghèo, có luật sư có nhận tiền để bào chữa hoặc góp ý kiến không, sau hết là có khi nào họ được bầu vào Hạ nghị viện không?







Sau đó, Ngài thiết tha hỏi tôi về việc quản lý tài chính. Ngài bảo có lẽ tôi đã nhầm lẫn về vấn đề này vì như tôi đã nói, thuế nhà nước thu mỗi năm chỉ được năm hoặc sáu triệu, trong khi đó nhà nước chi tiêu thâm hụt rất nhiều.



Ngài nói, Ngài không thể tưởng tượng nổi một vương quốc lại dám tiêu xài quá số thu và ăn vào của cải của mình như một kẻ hoang phí như vậy. Ngài hỏi, vậy nước tôi đi vay của những ai, và về sau lấy đâu để trả nợ. Đối với chủ nợ, nhà nước tôi có còn giữ các qui luật về thiên nhiên, về lý trí và về lẽ công bằng không. Ngài rất ngạc nhiên với những chi tiết tôi đưa ra về các cuộc chiến tranh đã tiến hành ở nước tôi cùng những chi phí cực kỳ quá mức mà chiến tranh đòi hỏi. Ngài nói chắc chắn các anh phải là một dân tộc hay gây gổ, quá lo lắng, hoặc các anh có những nước láng giềng tồi. Ngài nói thêm, tướng tá ở nước các anh hẳn phải giàu hơn vua, các anh còn bới chuyện làm gì ở bên ngoài mấy hòn đảo của các anh? Hẳn ở đây các anh phải còn có những công việc khác để làm ngoài việc buôn bán? Hẳn các anh đã nghĩ đến chuyện đi xâm chiếm đất nước người ta? Thế giữ vững các cảng và bờ biển nước Anh vẫn chưa đủ ư? Điều làm nhà vua hết sức ngạc nhiên là khi thấy nói nước chúng tôi vẫn duy trì một đạo quân lớn ngay trong thời bình và ở giữa lòng một dân tộc tự do. Ngài nói, nếu chính quyền của chúng tôi thực sự do dân bầu ra, thì Ngài không thể tưởng, tượng được là chúng tôi còn sợ ai, còn phải đánh đấm ai. Ngài hỏi, nhà của một người nếu được chính anh ta cùng lũ con và gia nhân đày tớ bảo vệ , còn hơn là để một lũ côn đồ, kẻ cắp vơ bừa bãi từ đám cặn bã dân chúng làm việc ấy, với số tiền lương ít ỏi, mà chúng có thể kiếm gấp trăm lần hơn, bằng cách đi bóp cổ người khác.



Ngài cười ngặt nghẽo về môn số học kỳ lạ của tôi ( Ngài vẫn gọi đùa như vậy) khi tôi ước tính dân số nước tôi bằng cách tính các môn phái trong nước, về đạo giáo và và chính trị.



Ngài không thể hiểu nổi làm sao người ta lại có thể ngăn cấm không cho có những ý kiến trái với nền an ninh quốc gia, cũng như làm sao lại có thể nói toạc ra nhưng ý kiến ấy. Cấm đoán là một hành động độc đoán, còn để cho nói là một biểu hiện yếu đuối. Vì nếu ngăn cấm một người không được chứa chất độc trong nhà thì người ta phải cấm không cho họ làm ra nó.



Ngài còn để ý đến việc đánh bạc mà tôi đã nêu ra trong số các trò chơi giải trí của lớp người quý tộc ở nước tôi. Ngài muốn biết thường thường ở tuổi nào thì người hay đánh bạc và bao giờ thì người ta thôi không đánh nữa, người ta thường mất bao nhiêu thời gian về trò chơi này, có khi nào khiến người chơi khuynh gia bại sản không và khiến họ phải có những hành động hèn hạ đáng xấu hổ không, có chuyện những kẻ hèn hạ hư hỏng đôi khi do mánh khóe tinh xảo trong nghề này lại kiếm được những món tiền khổng lồ, khiến chúng có thể xỏ mũi được ngay cả những vị Thượng nghị sĩ, bắt họ phải phụ thuộc vào chúng, khiến họ không còn nghĩ gì đến chuyện trau dồi trí tuệ cho mình, không còn chú tâm gì đến công việc gia đình và buộc họ do thua bạc quá nhiều, phải đi đến chỗ có thể cũng học tập chính ngay những mánh khóe nhơ nhuốc, đã khiến họ khuynh gia bại sản.



Phải mất năm buổi gặp gỡ, mỗi buổi kéo dài nhiều giờ, câu chuyện mới chấm dứt. Nhà vua theo dõi rất chăm chú, ghi chép luôn tay và chuẩn bị một loạt câu hỏi để tôi trả lời... Ngài hết sức ngạc nhiên khi tôi kể những sự kiện xảy ra trong thế kỷ trước ở châu Âu. Theo ngài, những trang lịch sử đó chỉ là một loạt những vụ âm mưu, nổi loạn, giết người, tàn sát, khởi nghĩa, trục xuất, nó là kết quả tệ hại của lòng tham, của óc bè phái, đạo đức giả, lừa lọc, tàn ác, điên rồ, thù hằn, thèm khát, xa hoa thiếu thật thà và tham vọng sinh ra.



Trong một buổi hội kiến khác, nhà vua đã chịu khó ghi chép tất cả những điều tôi nói với ngài, rồi cầm lấy tôi trong tay, ngài vừa khẽ vỗ vỗ vào tôi vừa nói những lời tôi không sao quên được: "Anh bạn bé nhỏ Grildrig ạ, bạn đã ca ngợi Tổ quốc bạn một cách tuyệt diệu. Bạn chứng minh rõ ràng rằng, những người làm ra pháp luật là những người dốt nát, ăn không ngồi rồi và hư hỏng, rằng luật pháp được giải thích, thi hành chủ yếu bởi những người vì quyền lợi riêng mà xuyên tạc, giày xéo hay né tránh. Tôi nhận xét thấy một vài nguyên tắc, về nguồn gốc, có thể chấp nhận được, song đã bị sự tham nhũng gạt bỏ một nửa và hoàn toàn bị bóp méo. Qua những điều bạn nói, người ta không hề thấy rằng, muốn có một chức vị nào đó, người ta phải có năng lực, càng không phải người ta được phong tước này, tước khác là do đức hạnh, hay các vị quan tòa được cất nhắc là do thanh liêm, hay người được bầu làm nghị sĩ là do lòng yêu nước. Còn bạn, bạn đã dành phần lớn cuộc đời cho những cuộc du lịch, tôi nghĩ rằng, cho đến nay, bạn đã không bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu của nước bạn. Nhưng, theo những điều bạn nói và những câu ta buộc bạn phải trả lời những điều ta không tin mà hỏi lại, thì ta có thể kết luận rằng, đồng bào của bạn là loài sâu bọ đáng nguyền rủa nhất mà tự nhiên đã để nó ngọ nguậy trên quả đất này".







[1] Nhà hùng biện Hy lạp cổ đại (322 - 384 trước công nguyên), nổi tiếng về tài hùng biện và về nghị lực tự rèn luyện của ông (N.D.)

[2] Nhà hùng biện lỗi lạc nhất của thời kỳ La Mã cổ đại (thế kỷ thứ hai trước công nguyên). (N.D.)
GULLIVER DU KÝ (Tập 1)
Mục lục- Lời giới thiệu
PHẦN I: CUỘC DU LỊCH ĐẾN XỨ LILLIPUT - Chương 1 (1)
Chương 1 (2)
Chương 1 (3)
Chương 2 (1)
Chương 2 (2)
Chương 2 (3)
- Chương 3 (1)
- Chương 3 (2)
- Chương 4 (1)
- Chương 4 (2)
- Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
PHẦN II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 3 (tt)
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 6 (tt)
Chương 7
Chương 8