watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cuộc du hành vào lòng đất-Chương 6 - tác giả Jules Verne Jules Verne

Jules Verne

Chương 6

Tác giả: Jules Verne

Buổi sáng hôm ấy trời nhiều mây nhưng ổn định, chúng tôi lên đường với một thời tiết khá thuận lợi.
Trong chặng đầu tiên của cuộc hành trình, cái thú được ngồi trên mình ngựa qua một đất nước xa lạ khiến chú tôi trở lên dễ tính. Còn tôi thì choáng ngợp trong niềm hạnh phúc được thỏa mãn nỗi khát khao và tự do của người đi thám hiểm và cứ để mặc cho sự việc lôi cuốn.
“Mình sợ cái gì chứ? – tôi nhủ thầm – Sợ đi chu du giữa một đất nước kì lạ nhất? Hay sợ leo lên một ngọn núi khá nổi tiếng để rồi tụt xuống đáy một ngọn núi lửa đã tắt từ lâu? Còn ông Saknussemm cách đây mấy trăm năm chắc cũng chỉ xuống tới đáy miệng núi lửa ấy là cùng, chứ làm gì có đường hầm nào đi tới tâm trái đất! Toàn là chuyện tưởng tượng, không thể có được!”
Mà mấy khi gặp dịp may hiếm có được đi du lịch như thế này. Tội gì mà chần chừ, tội gì mà lo nghĩ vẩn vơ chứ!
Nghĩ vậy tôi thấy vững tâm hẳn lên.
Đoàn thám hiểm của chúng tôi đã rời xa Reykjavik. Hans rảo bước dẫn đầu. Hai con ngựa trở hành trang đi theo sau. Tiếp đến là tôi và giáo sư Lidenbrock ung dung trên đôi ngựa nhỏ và khỏe.
Iceland là một trong những hòn đảo lớn của Châu Âu, diện tích 1.400 dặm vuông với 60 ngàn dân. Các nhà địa lý chia hòn đảo này thành bốn khu vực. Chúng tôi đang đi chéo qua khu vực phía tây nam.
Ra khỏi Reykjavik, Hans dẫn chúng tôi men theo bờ biển băng qua những cánh đồng cỏ vàng úa cằn cỗi ở chân trời phía đông. Đây đó có vài mảng tuyết sáng trên sườn những ngọn núi xa xa. Vài ngọn núi vươn cao xuyên thủng mây xám, trồi lên như đá ngầm giữa biển mây cuồn cuộn.
Ở nhiều chỗ, những khối đá lô nhô cằn cỗi nhô ra đến biển vắt ngang đồng cỏ, song vẫn có lối đi qua. Những con ngựa của chúng tôi theo bản năng bao giờ cũng tìm ngay được những lối đi ấy mà không cần chậm bước.
- Chà, mấy con ngựa hay thật! – giáo sư nói với tôi – Xét về trí thông minh không loài ngựa nào ăn đứt được ngựa Iceland. Nó can đảm, dè dặt, đáng tin cậy.
Chúng tôi vẫn rảo bước. Quang cảnh đã bắt đầu hoang vắng. Lác đác đó đây một cái trại bỏ hoang hoặc vài ba túp lều đơn độc của nông dân Iceland, dựng sơ sài bằng cành cây và bằng đất lẫn dung nham vụn.
Hai giờ sau khi rời Reykjavik, chúng tôi tới Gufunes. Gufunes là một ngôi làng nhỏ bé và nghèo nàn, chỉ có lác đác vài nóc nhà. Chúng tôi nghỉ chân ở đấy nửa tiếng, chia sẻ với nhau những bữa trưa thanh đạm. Hans nói. Khi chú tôi hỏi anh ta định dừng lại ngủ đêm ở đâu, anh trả lời cộc lốc:
- Gardar!
Đem bản đồ ra xem, tôi thấy bên bờ vịnh Hvaljoird cách Reykjavik bốn dặm có một ngôi làng nhỏ mang tên ấy. Tôi liền chỉ cho giáo sư.
- Trời đất! – ông la lên – Chẳng lẽ cả một ngày trời mà chúng ta đi được có bốn dặm thôi sao?
Chú tôi định góp ý với người dẫn đường, song anh ta lẳng lặng đứng dậy và dẫn đầu đoàn ngựa tiếp tục cất bước.
Sau khi đi quanh vịnh Kollafjord, chúng tôi lại lên đường ngay và đi thẳng tới bờ nam vịnh Hvaljord. Vịnh Hvaljord rộng gần nửa dặm, sóng vỗ ầm ầm lên những mô đá nhọn hoắt ven bờ. Vịnh lọt giữa những vách núi đá cao ba ngàn bộ, dựng đứng như những bức tường thành. Tôi không tin mình có thể vượt qua một eo biển như vậy trên lưng một con ngựa, cho dù nó thông minh đến độ nào chăng nữa! Nhưng chú tôi không muốn chờ đợi, ông thúc cả hai con ngựa ra bờ biển. Con ngựa của ông cưỡi dừng lại rồi đứng ì ra. Giáo sư Lidenbrock nguyền rủa ầm ĩ và ra roi quất liên tục. Con ngựa cũng chồm lên đá hậu và tìm cách hất chú tôi ra khỏi lưng nó. Cuối cùng chú ngựa khôn khéo khuỵu chân xuống và đặt giáo sư đứng trên hai tảng đá ven biển.
- Chà! Chà! – giáo sư gầm lên – Cái con ngựa trời đánh thánh đâm này khôn thật!
Hans bước tới vỗ nhẹ vai chú tôi nói:
- Farja!
- Cái gì? Thuyền à?
- Der! – Hans chỉ một chiếc thuyền.
- A! – tôi reo lên – Có một chiếc thuyền ở đằng kia!
- Vậy phải nói ngay chứ! Thôi được chúng ta lên đường!
- Tivatter! – người dẫn đường nói.
- Anh ta nói gì vậy?
- Thủy triều. – giáo sư phiên dịch lại cho tôi hiểu.
- Ta phải đợi thủy triều sao?
- Forbida? – chú tôi hỏi lại Hans.
- Ja!
Tôi hoàn toàn hiểu rằng phải chờ tới lúc con nước đứng, thủy triều không lên cũng không xuống, thuyền mới sang ngang được mà không sợ bị nhận chìm xuống đáy vịnh hoặc bị trôi tuốt ra khơi.
Phải tới sáu giờ chiều mới tới thời điểm thuận lợi ấy. Cả đoàn người, ngựa chúng tôi cùng hai khách sang ngang nữa bước xuống một chiếc thuyền khá mong manh. Qua hơn một giờ lênh đênh chúng tôi cũng qua được vịnh Hvaljloird an toàn.
Nửa giờ sau chúng tôi tới Hoalkirkja Gardar. Giờ này đáng lẽ trời phải tối rồi, nhưng ở vĩ tuyến 65 này trời vẫn sáng như ban ngày. Tại Iceland, vào tháng sáu và tháng bảy mặt trời không lặn.
Nhiệt độ càng hạ thấp, tôi càng thấy lạnh và rất đói. Chúng tôi gõ cửa một ngôi nhà, ông chủ nhà bước ra bắt tay và ra hiệu mời chúng tôi vào. Đây là nhà một nông dân bình thường nhưng rất hiếu khách. Ông chủ nhà dẫn chúng tôi vào một căn phòng lớn, nền đất nệm, ánh sáng được lọc qua tấm màn bằng da cừu treo ở cửa sổ, giường nằm là một ổ rơm khô chứa trong hai cái khung gỗ sơn đỏ được trang hoàng bằng mấy câu châm ngôn Iceland. Tôi không ngờ lại có những tiện nghi như vậy! Tuy vậy trong nhà rất nặng mùi cá khô, mùi thịt ướp và mùi sữa chua rất khó chịu.
Chúng tôi vừa dẹp xong đống hành trang nặng nề thì tiếng ông chủ đã vang lên mời chúng tôi qua nhà bếp. Dù trời lạnh khủng khiếp nhưng cả nhà chỉ có căn phòng này là nơi duy nhất có đốt lửa. Giáo sư Lidenbrock lẹ làng nhận lời mời, và tôi cũng bước theo ông.
Khi chúng tôi bước vào, chủ nhà làm như chưa từng gặp chúng tôi, ông lên tiếng chào “Saellvertu” nghĩa là “chúc hạnh phúc”, rồi bước tới hôn lên má từng người. Tiếp đến, bà vợ chủ nhà cũng nói và kèm theo những lễ nghi như vậy. Rồi hai ông bà cúi rạp mình xuống, bàn tay phải đặt lên ngực chỗ trái tim và cúi chào thật sâu.
Bà chủ nhà có tới mười chín đứa con đang chạy chơi loăng quăng giữa những cuộn khói bếp mù mịt tỏa khắp phòng. Thỉnh thoảng tôi lại thấy từ giữa đám khói nhô ra một cái đầu tóc vàng hoe vẻ mặt nghiêm trang, trông chúng hệt một bầy thiên thần lem luốc.
Tôi và chú tôi được cả bầy con nít ấy tiếp đón rất nồng nhiệt, thoắt một cái đã có vài đứa trên vai, vài đứa trên đầu gối, lũ trẻ còn lại bâu quanh cẳng chân. Thế rồi chúng nhao nhao chào “Saellvertu” bằng đủ giọng đủ kiểu, những đứa không biết nói cũng la lối không kém! Dàn hợp tấu những âm thanh lộn xộn đó kết thúc khi nghe thông báo bữa ăn đã dọn xong. Lúc đó, anh chàng săn vịt biển cũng đã vào vừa tới sau khi cho ngựa ăn xong.
Sau khi chào “Saellvertu”, Hans lặng lẽ ôm hôn ông bà chủ nhà rồi lần lượt mười chín đứa bé bằng những cái hôn ấm áp như nhau. Cuối cùng, mọi người ngồi vào bàn ăn với con số hai mươi bốn, người nọ ngồi chồng lên người kia theo đúng nghĩa của từ ngữ. Người nào ưu tiên nhất cũng có hai đứa bé trên đầu gối!
Nhưng, khi nồi súp được bưng vào, cả cái thế giới hỗn độn ấy bỗng yên lặng, một sự yên lặng rất tự nhiên.
Ăn xong, lũ trẻ biến mất ngay, còn người lớn ngồi lại, tụ tập quanh bếp lửa. Sau khi đã sưởi ấm, chúng tôi rút lui về phía căn phòng dành cho mình. Cuối cùng tôi cũng đã rúc được vào cái ổ rơm ấm cúng và làm một giấc đến sáng.
Năm giờ sáng, chúng tôi chào tạm biệt gia đình người nông dân Iceland. Chú tôi thuyết phục mãi họ mới chịu nhận một ít tiền thù lao, rồi Hans ra hiệu khởi hành.
Rời khỏi Hoalkirkja Gardar độ chừng trăm thước, đường đất đã bắt đầu lầy lội rất khó đi. Ở bên phải chúng tôi núi non trùng điệp kéo dài như một hệ thống phòng thủ tự nhiên.
Càng đi, cảnh vật càng hoang vu, ngoài vài bụi cây cằn cỗi, tôi cũng chẳng bắt gặp một động vật nào trừ một hai con ngựa hoang lang thang trên cánh đồng vắng ảm đạm. Hiếm lắm mới có một con chim cắt lượn trong đám mây xám rồi vỗ cánh bay về phương nam. Tôi lặng đi trong cái u sầu của cảnh hoang dã này và chạnh nhớ đến quê hương ở bên kia đại dương.
Đến chiều tối, sau khi lội ngang sông Alpha và sông Heta, chúng tôi bắt buộc phải dừng lại ngủ đêm trong một túp lều bỏ hoang. Trời lạnh buốt khiến chúng tôi không tài nào chợp mắt được.
Ngày hôm sau không xảy ra một sự cố nào đặc biệt, vẫn những đồng đất sình lầy, vẫn cảnh sắc đơn điệu và buồn tẻ. Tính ra chúng tôi đã đi được nửa đường.
Ngày 19 tháng 6, Hans dẫn chúng tôi qua một ngọn núi lửa đã tắt. Từ trên đỉnh núi này, dòng dung nhan mênh mông tràn xuống một vùng rộng lớn hơn một dặm vuông. Những tàn tích này nói lên sự dữ dội đã qua khi tất cả những ngọn núi kia cùng phun lửa một lúc. Đây đó, những làn khói suối nước nóng vẫn ngoằn ngoèo bò quanh.
Vì mải đi, chúng tôi không có thời gian ngắm nhìn những hiện tượng này. Đoàn ngựa lại đưa chúng tôi qua những vùng đất sình lầy ngổn ngang ao hồ về phía tây. Chúng tôi đã thực sự đi được một vòng quanh vịnh. Ngọn Sneffels vươn lên giữa trời chỉ còn cách chúng tôi chưa đầy năm dặm.
Mấy con ngựa bước đi rất khỏe, vượt qua dễ dàng mọi trở ngại trên đường, tôi đã bắt đầu thấm mệt. Còn chú tô và anh chàng thợ săn vịt biển vẫn trơ trơ như đá vững như đồng, hai người coi cuộc hành trình này như một cuộc dạo chơi bình thường.
Sáu giờ chiều ngày thứ bảy 20 tháng 6, chúng tôi tới Budir, một làng ở ven biển và anh chàng dẫn đường người Iceland đòi tiền công như đã thỏa thuận. Giáo sư Lidenbrock liền thanh toán ngay với anh. Chúng tôi được gia đình người chú của Hans tiếp đón rất nồng nhiệt. Tôi muốn kéo dài thời gian nghỉ ngơi ở nhà những người nông dân tử tế và hiều khách này cho quên những nỗi mệt nhọc trên đường đi. Nhưng chú tôi chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là làm sao đến ngọn Sneffels càng sớm càng tốt, nên sáng hôm sau chúng tôi lại tiếp tục lên đường.
Hans đưa chúng tôi đi quanh chân ngọn núi lửa hùng vĩ, len lỏi giữa những tảng đá trồi lên mặt đất. Mắt không rời hai đỉnh núi quanh năm phủ tuyết của ngọn Sneffels, giáo sư Lidenbrock hoa chân múa tay nói như thách thức: “Chà! Tên khổng lồ mà ta sẽ chinh phục đây rồi!”. Cuối cùng sau 24 giờ vất vả, mấy con ngựa dũng cảm dừng lại ở Stapi, một ngôi làng nhỏ gồm khoảng ba chục nóc nhà dựng ngay trên nền dung nham dưới ánh sáng mặt trời do núi lửa phản chiếu xuống. Làng này nằm tận cùng một vịnh hẹp, lọt giữa những vách đá kì lạ chưa từng thấy.
Tôi nghe nói nhiều về dãy cột đá badan ở Iceland thường gọi là “Con đường của những người khổng lồ”, về động Fingal ở quần đảo Hébrides nhưng tôi chưa bao giờ được tận mắt trông thấy một cấu trúc bằng đá basal như ở làng Stapi này.
Đó là chặng cuối cùng của hành trình trên mặt đất. Thấy Hans vẫn còn đi tiếp cùng chúng tôi, tôi thấy phần nào an tâm.
Tới nhà của một cha xứ, một căn nhà tồi tàn thấp lè tè, không đẹp và cũng chẳng tiện nghi gì hơn những nhà xung quanh. Tôi thấy một người thợ đang đóng móng cho ngựa, chàng thợ săn vịt biển chào:
- Seallvertu!
- God Dag! – ông thợ đóng móng ngựa trả lời bằng tiếng Đan Mạch.
- Kyrkoherde. – Hans quay lại và nói.
- Cha xứ à? – giáo sư ngạc nhiên nói – Axel này, hình như ông thợ đóng móng ngựa đây là cha xứ!
Chàng dẫn đường giới thiệu với cha xứ đôi điều về chúng tôi. Cha xứ ngừng tay làm việc, kêu lên một tiếng gì đó, lập tức có một bà già cao lớn từ trong nhà đi ra. Tôi chỉ sợ bà lại làm thủ tục ôm hôn chúng tôi theo phong cách Iceland, nhưng cũng may là không việc gì. Tuy vậy, bà tỏ vẻ khó chịu khi dẫn chúng tôi vào trong nhà.
Phòng dành cho khách trong nhà cha xứ là một căn phòng tồi tệ nhất, chật hẹp, bẩn thỉu và hôi hám. Chúng tôi cũng đành phải bằng lòng với điều kiện như vậy thôi vì ông cha xứ này có vẻ không được hiếu khách lắm. Tôi không muốn nói xấu vị giáo sĩ tội nghiệp này vì chung quanh họ là những người nghèo khổ. Cả số tiền lương ít ỏi do chính quyền Đan Mạch trả lẫn số lợi tức của nhà thờ cộng lại cũng không làm cho họ sống đủ, do vậy họ nhất thiết phải làm việc. Và phải chăng do làm công việc không xứng với một đại diện của Chúa nên họ sinh ra thô lỗ, cục cằn?
Giáo sư Lidenbrock hiểu ngay là mình đang tiếp xúc với hạng người nào, nên ông quyết định tiến hành thật sớm cuộc thám hiểm và rời cho mau khỏi căn nhà ít hiếu khách của vị cha xứ. Giáo sư không để ý đến những mệt nhọc sau bao ngày rong ruổi trên yên ngựa, định sẽ lên nghỉ ngơi vài ngày trên núi.
Ngay hôm sau, chúng tôi đã lại chuẩn bị rời làng Stapi lên đường. Để thay thế những con ngựa, Hans mướn thêm ba người Iceland nữa để vác hành lý lên. Hai bên thỏa thuận với nhau rằng khi lên đến ngọn núi lửa họ sẽ quay về ngay. Đồng thời giáo sư Lidenbrock cũng nói cho Hans rõ ý định của ông là tiếp tục thăm dò núi lửa. Anh thợ săn vịt biển vui lòng gật đầu. Đối với anh đi đâu cũng được, chui sâu xuống đất hay đi trên mặt đất của hòn đảo quê hương thì có gì là khác đâu! Còn tôi, những sự cố trên đường đã khiến tôi tạm quên những gì đang chờ đợi mình bên trong ngọn núi lửa kia, nhưng giờ đây như chợt bừng tỉnh, tôi thấy hồi hộp hơn lúc nào hết. Làm thế nào bây giờ? Nếu muốn cưỡng lại giáo sư Lidenbrock thì phải làm việc đó ngay ở Hambourg chứ không phải đến tận chân núi Sneffels này. Một trong những ý nghĩ đáng khiếp sợ nhất ám ảnh tôi khiến tôi bồn chồn lo lắng. Tôi nhủ thầm:
“Ta sẽ leo lên núi Sneffels, sẽ leo xuống cái miệng phun lửa của nó. Nhiều người cũng đã từng làm như vậy nhưng có chết đâu! Nhưng đâu đã hết. Giả dụ như lời ông Saknussemm nói là thật thì ta cũng sẽ bị lạc trong những đường hầm, ngóc ngách của núi lửa thôi. Vả lại, chẳng một ai chứng minh và khẳng định núi lửa Sneffels đã ngưng hoạt động hẳn, không phun trào nữa. Con quái vật đã ngủ thiếp đi từ năm 1229 nhưng biết đau nó chẳng bỗng dưng bừng tỉnh dậy, lúc ấy sẽ ra sao?
Những điều đó bắt tôi suy nghĩ miên man không dứt. Trong giấc ngủ tôi luôn mơ thấy mình bị phụt lên không trung lẫn giữ những phún thạch núi lửa khủng khiếp. Cuối cùng không thể chịu đựng được nữa, tôi quyết định trình bày sao cho khéo léo trường hợp này với chú tôi dưới hình thức một giả thuyết hoàn toàn không lo ngại rồi lùi lại để ông có thể tự do suy nghĩ. Chú tôi đáp cộc lốc:
- Được! Chú sẽ nghĩ!
Giáo sư nói vậy là có ý gì? Liệu ông có nghe ra lẽ phải không? Có từ bỏ những dự định đáng sợ đó hay không? Nếu được như vậy thì hay biết chừng nào!
Sau khi trầm ngâm một lúc lâu, giáo sư Lidenbrock nói:
- Axel này, chúng ta không nên hành động thiếu thận trọng, phải không cháu? Vì vậy, ngay từ lúc đặt chân đến làng Stapi chú cũng đã để tâm và cân nhắc vấn đề hệ trọng mà cháy vừa đề cập tới.
- Thưa chú đúng vậy.
- Ngọn Sneffels đã ngưng hoạt động từ sáu trăm năm nay, nhưng nó có thể sẽ lại hồi sinh được lắm chứ! Tuy vậy trước khi núi lửa phun trào, bao giờ cũng xuất hiện những hiện tượng báo trước, chú đã hỏi thăm dân chúng địa phương, đã nghiên cứu đất đai nên chú có thể chắc chắn với cháu rằng là nó không còn phún xuất nữa.
Sửng sốt trước lời khẳng định của giáo sư, tôi không còn biết đối đáp ra sao. Nhưng thấy tôi vẫn có vẻ hoài nghi, giáo sư dẫn tôi đi theo ông. Chúng tôi tới một vùng mênh mông phủ đầy các loại đá từ núi lửa phun ra. Đó đây, tôi nhìn thấy bốc lên trời những luồng hơi nước. Những hơi nước màu trắng này người Iceland gọi là reykir bốc lên từ những suối nước nóng và tùy mức độ mạnh yêu chỉ rõ sự họat động của núi lửa. Giáo sư Lidenbrock nói:
- Axel, cháu có nhìn thấy gì không? Những làn khói trắng kia chứng tỏ chúng ta chăng có gì đáng lo ngại về sự nổi giận của núi lửa.
- Như vậy nghĩa là sao ạ?
- À, cháu hãy ghi nhơ điều này: khi sắp có sự phún xuất, khí foumaron bốc lên rất mạnh để rồi biến mất hoàn toàn trong suốt thời gian núi lửa hoạt động. Sở dĩ như vậy là vì những chât khí đàn hồi này một khi đã phun ra theo đường miệng núi lửa sẽ không còn đủ áp suất để thoát qua những kẽ nứt của vỏ trái đất nữa. Như vậy, nếu khí foumaron vẫn giữ nguyên trạng thái bình thường, không mạnh lên, thêm vào đó gió thuận mưa hòa, trời không oi ả thì cháu có thể khẳng định thời gian tới không có sự phun trào.
- Nhưng thưa chú…
- Không nhưng gì hết, một khi khoa học đã lên tiếng, ta chỉ có việc cúi đầu và im lặng.
Tôi tiu nghỉu quay trở về căn nhà của cha xứ. Giáo sư đã thắng tôi bằng những luận cứ khoa học. Nhưng tô vẫn còn một chút hi vọng nhỏ là khi tới đáy miệng núi lửa, chúng tôi sẽ không tìm ra đương đi và như thế không thể đi xuống sâu hơn được. Đêm đó tôi nằm mơ thấy mình đang ở giữa lòng núi lửa và bị hất tung lên không…
Hôm sau, ngày 23 tháng 6, Hans đã chờ chúng tôi cùng với những người bạn, họ sẽ vác hành lý và trang bị. Hai cây gậy bịt sắt, hai khẩu súng kèm hai dây lưng đạn dành riêng cho tôi và giáo sư. Hans còn thận trọng mang thêm một túi da đựng đầy nước, như vậy cộng với những bầu nước chuẩn bị từ trước, chúng tôi có đủ nước để uống trong tám ngày.
Lúc ấy là chín giờ sáng. Ông cha xứ và bà già cao lớn đợi trước cửa. Có lẽ các vị chủ nhà định chờ để nói với chúng tôi lời tạm biệt cuối cùng? Nhưng thật bất ngờ, lời chào ấy lại là một bản thanh toán thật dễ sợ, trong đó họ bắt chúng tôi phải trả tiền cho việc hít thở cái không khí hôi hám trong nhà của họ. Giáo sư trả tiền ngay mà không nói một lời nào cả.
Thấy việc thanh toán đã xong xuôi, Hans ra hiệu khởi hành. Ít phút sau, chúng tôi đã rời khỏi làng Stapi.
Cuộc du hành vào lòng đất
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15