Chương 12
Tác giả: Ken Follett
Khi Nancy Lenehan từ trên chiếc Tiger Moth của Mervyn Lovesey nhìn xuống thấy chiếc Clipper của hãng Pan American uy nghiêm dậu trên mặt nước yên lặng ở cửa sông Shaunon, bỗng bà thấy lòng mừng khấp khởi.
Thật ngoài súc tưởng tượng, bà đã đuổi kịp cậu em trai và sẽ phá tan kế hoạch khốn nạn của anh ta. Kẻ nào muốn lừa gạt Naney Lenehan đều phải chuốc lấy thất bại thôi, bà nghĩ, lòng hân hoan sung suớng.
Peter gặp bà ở đây, thế nào anh ta cũng quá kinh ngạc.
Trong khi chiếc máy bay nhỏ màu vàng lượn vòng quanh để tìm chỗ đáp, Nancy trù tính đến chuyện chạm trán với em trai những giây phút sắp tới. Bà vẫn không tin nổi anh ta đã lừa gạt bà, phản bội bà một cách trơ tráo như thế này.
Đồng thời, bà phải bắt tay ngay vào công việc đấu tranh liền. Đuổi kịp Peter chỉ là bước đầu. Bà còn phải tìm cách lên cho được chiếc Clipper đủ chỗ rồi, chắc bà phải mua lại chỗ ngồi của ai đấy, hay phải trổ tài với chỉ huy truởng máy bay, phải biếu xén tiền bạc cho các nhân viện trong phi hành đoàn. Sau đó, khi đến Boston rồi, bà phải thuyết phục các người có cổ phần nhỏ, cô Tilly và lão luật sư cũ của bố bà, Danny Raey, để họ biểu quyết không bán công ty cho Nat Ridgeway. Bà cảm thấy có thể làm được việc này. Nhưng Peter chắc cũng quyết liệt chống lại và Nat Ridgeway không phải là đối thủ vừa vặn gì.
Mervyn hạ máy bay xuống trên một con đừơng đất nằm ở mé ngoài làng.
Ông ta đã lịch sự đỡ bà xuống máy bay, một cử chỉ có lẽ rất hiếm thấy nơi ông ta. Khi đặt chân xuống đất Ailen lần thứ hai, bà lại nghĩ đến bố bà, ông cụ mặc dù luôn luôn nhắc đến quê cha đất tổ, nhưng chưa bao giờ ông đặt chân đến. Mà tốt hơn hết cho ông là không nên đến nữa, vì nhục nhã gia phong khi có đứa con trai đem bán công ty của ông đi công ty mà ông đã chắt bóp cả đời để xây dựng nên.
Menryn khóa máy bay lại. Nancy thấy sưng sướng khi được rời khỏi nó.
Máy bay đẹp thật, nhưng nó đã suýt giết bà. Mỗi khi nhớ lại cảnh nó đâm đầu vào sừơn núi đá là bà lại rùng mình. Bà quyết sẽ không bao giờ bước chân lên loại máy bay nhỏ xíu như thế này.
Họ hăm hở đi vào làng, theo sau chiếc xe đẩy chở đầy khoai. Nancy đoán Mervyn cũng có tâm trạng như bà, nghĩa là vừa chiến thắng vừa lo sợ. Cũng như bà, ông ta bị phản bội, bị lừa gạt mà cũng không thối chí, chịu thua; và cũng như bà, ông cảm thấy hết sức thích thú khi đứng đầu chống lại kế hoạch của những kẻ đã âm mưu chống lại ông ta. Nhưng, cả hai đều giống nhau ở chỗ là sự đương đầu đang còn nằm trước mặt.
Chỉ có một con đường độc nhất chạy qua Foynes. Đi đến gần giữa làng, họ gặp một toán ngừơi ăn mặc sang trọng, đám người chắc là khách của tàu Clipper. Họ có vẻ như các nhân vật đóng vai lạc đừơng trong một cảnh ở phim trừơng. Mervyn bước tới gần họ và hỏi:
– Tôi đi tìm bà Diana Lovesey ... Tôi nghĩ bà ấy là hành khách trên tàu Clipper.
– Đúng rồi! - Một phụ nữ lên tiếng đáp, Nancy nhận ra đấy là cô đào xi nê Lulu Bell. Giọng bà ta nghe như có vẻ không ưa bà Lovesey. Một lần nữa, Nancy tự hỏi không biết vợ của Mervyn đẹp xấu ra sao.
Lulu Beli nói tiếp:
– Bà Lovesey và ngừơi bạn ... đã vào trong quán rượu ở gần đường.
– Bà chỉ giúp toi phòng bán vé được không? - Nancy hỏi.
– Nếu ngừơi ta cho tôi làm hướng dẫn viên du lịch thì tiện biết mấy, chắc tôi khỏi cần nói! - Lulu đáp đám người đi với bà ta phá ra cừơi. - Tòa nhà của công ty nằm ở cuối đường, sau nhà ga, trước mặt cảng.
Nancy cám ơn Lulu rồi đi tiếp. Mervyn đã đi trước, bà phải chạy theo cho kịp. Nhưng bỗng ông ta đột ngột dừng lại khi thấy hai người đàn ông đang đi ngược đừơng với ông, họ nói chuyện rất hăng say. Nancy ngạc nhiên đưa mắt nhìn hai ngừơi, lòng phân vân không biết tại sao Mervyn gặp họ, ông ta dừng lại như thế. Một ngừơi thật lịch sự, mái tóc màu bạc, mặc bộ com lê đen, ghi lê màu xám nhạt, và rõ ràng ông ta là khách của tàu Clipper. Người đàn ông kia trông như hình nộm, cao lớn mà gầy trơ xuơng, tóc cầt ngắn trông như hói, và vẻ mặt như ngừơi vừa mới tỉnh dậy sau cơn mơ thấy ác mộng. Mervyn đến gần nguời có hình nộm và nói:
– Có phải ông là giáo sư Hartmann không?
Phản ứng của người đàn ông rất kỳ lạ. Ông ta nhảy lui một bước rồi đưa hai tay lên để tự vệ, làm như thể ngừơi ta sắp tấn công ông.
– Đừng sợ Carl, - ngừơi bạn đồng hành với ông nói.
– Thưa giáo sư, tôi rất hân hạnh được bắt tay ông Mervyn nói.
Mặc dù Hartmann vẫn có vẻ khinh khỉnh, nhưng ông ta hạ tay xuống và bắt tay Mervyn. Bà cứ tưởng Mervyn Lovesey không bao giờ tỏ ra hạ mình với bất kỳ ai trên đời này, thế mà bây giờ ông ta cư xử như một cậu học trò chạy vòng đi xin chữ ký của một cầu thủ bóng bầu dục.
– Tôi rất sung sướng khi thấy ông ra đi được như thế này, - Mervyn nói tiếp.
– Khi ông biến mất, chúng tôi cứ tưởng ông đã gặp chuyện tồi tệ rồi:
Mà xin giới thiệu với ông, tôi là Mervyn Lovesey.
– Đây là ông bạn của tôi, Nam tước Gabon, - Hartmaml đáp - ông ta đã giúp tôi trốn thoát.
Mervyn bắt tay Gabon lồi đáp:
– Tôi không dám quấy rầy quí vị lâu nữa. Xin chúc quí vị thượng lộ bình an.
Nancy nghĩ chắc Hartmann là nhân vầt lỗi lạc nên Mervyn mới bỏ ra vài phút đi tìm vợ quý báu để chào hỏi ông ta. Khi hai ngừơi đi tiếp, bà hỏi:
– Ai thế?
– Giáo sư Carl Hartmann nhà vật lý vĩ đại nhất thế giới ông ta đã nghiên cứu về sụ phân hạch của nguyên tử. Ông ta đã gặp nhiều chuyện rắc rối với bọn Quốc xã vì bất đồng ,ý kiến về chính trị và mọi người đều tưởng ông ta đã chết.
– Làm sao ông biết ông ta?
– Tôi học vật lý ở đại học. Tôi định nghiên cứu tiếp nhưng không đủ kiên nhẫn. Trong thời gian 10 năm vừa qua, ông ta đã khám phá ra nhiểu điều mới lạ trong ngành vật lý khiến nguời ta phải khâm phục.
– Ví dụ điều gì mới lạ nào?
– Có một nữ bác học nguời Áo - bà này cũng chạy trốn bộn quốc xã - bà ta tên là Lise Meitner; bà ta làm việc ở Copeunhague, bà đã thành công trong việc làm vỡ nguyên tử Uranium thành hai nguyên tử nhỏ hơn đó là nguyên tử Baryum và Krypton.
– Tôi nghĩ là nguyên tử không thể chia cắt ra được kia mà.
– Trước đây tất cả chúng ta đều tin thế. Chính điều này mới làm cho mọi người kinh ngạc. Khi làm cho nguyên tử vỡ, nó sê phát ra tiếng động rất lớn, cho nên các nhà quân sự rất quan tâm đến việc này. Nếu họ kiểm soát được tiến trình làm nổ nguyên tử này, họ sẽ chế tạo được quả bom có sức tàn phá rất khủng khiếp từ xưa đến nay chưa ai từng thấy.
Nancy quay đầu lui ra nhìn người đàn ông gầy gò khiếp sợ có ánh mắt nẩy lửa. Quả bom có sức tàn phá rất khủng khiếp từ xưa đến nay chưa ai tùng thấy, bà lẩm bẩm trong miệng và rùng mình.
– Tôi lấy làm lạ là tại sao ngừơi ta lại để cho ông ầy đi lang thang mà không canh giữ?
– Tôi chắc là có ngừơi đi theo canh gác đấy, - Mervyn đáp. - Bà nhìn cái anh chàng kia kìa.
Mervyn hất cằm chỉ về phía bên kia đừơng. Một hành khách khác trên chiếc Clipper đang thủng thỉnh đi anh chàng to cao, vạm vỡ, đội cái mũ hình quả dưa, mặc bộ com lê xám và thắt cà vạt màu đỏ pha tím.
Bà hỏi:
– Ông tin anh chàng ấy là vệ sĩ của ông ta à?
Mervyn nhún vai đáp:
– Anh chàng ấy có vẻ là một cảnh sát. Có lẽ ông Hartmann không biết, nhưng tôi dám nói anh ta là vệ sĩ bí mật.
Chắc Nancy không tin vào tài quan sát của ông ta.
Bỗng Mervyn đột ngột nói sang chuyện khác:
– Tôi nghĩ đây là một quán rum!. - Ông ta dừng lại trước cửa.
– Chúc ông may mắn, - Nancy nói. Bà chúc với lòng thành thực, bỗng nhiên bà thấy có cảm tình với ông ta, mặc dù thái độ của ông cục kỳ khó chịu.
Ông cừơi, đáp lại.
– Cám ơn bà. Tôi cũng chúc bà may mắn.
Ông vào quán còn Nancy đi tiếp.
Đến đầu đường, ở trước mặt cảng, bà thấy tòa nhà tường phủ cây trường xuân to lớn hơn nhà cửa trong làng. Vào trong nhà, bà thấy một thanh niên mặc đồng phục của hãng Pan American ngồi sau cái bàn kê tạm.
Anh ta nhỏ hơn bà cả đến 15 tuổi, nhung không vì thế mà anh không nhìn bà với ánh mắt say mê. Bà nói với anh ta:
– Tôi muốn mua cái vé tàu đi New York.
Anh ta tỏ vẻ ngạc nhiên, trả lời:
– Thế à! Thừơng thì chúng tôi không bán vé ở đây mà thực ra vé cũng đã bán hết rồi.
Đây không phải là khó khăn không vượt qua được. Bà cừơi duyên với anh ta, nụ cừơi của bà thuờng giúp bà vượt qua những trở ngại về nạn quan liêu. Bà nói:
– Chà, cái vé chỉ là một mảnh giấy thôi. Nếu tôi trả cho anh số tiền cái vé thì anh cho tôi lên máy bay chứ, phải không?
Đến lượt anh ta cười. Bà cảm thấy, nếu anh ta có thể cho bà lên máy bay được, thì chắc anh ta cho lên ngay. Anh ta đáp:
– Đương nhiên rồi, nhưng máy bay đã hết chỗ.
– Lạy Chúa lòng lành! - Bà lầm bẩm. Bộ bà để cho công lao của mình thành công toi hay sao? Bà chưa bao giờ bị ai từ chối cái gì hết. Bà bèn nói tiếp:
– Chắc phải còn chỗ nào đấy chứ tôi không cần giường nằm đâu Tôi ngủ trên ghế bành là được rồi. Thậm chí ngủ trên ghế bành của phi hành đoàn cũng được.
– Bà không thể ngồi ở ghế của phi hành đoàn. Chỉ còn buồng dành cho vợ chồng là còn trống thôi.
– Vậy tôi vào trong phòng ấy không được sao?
– Được thì được, tôi chỉ sợ giá cả cao quá thôi.
– Anh có thể nói cho tôi nghe được không?
– Tôi nghĩ giá tiền ít ra cũng cao hơn hai cái vé bình thuờng, có thể lên đến đô la một chuyến, hay còn hơn thế nữa.
Bảy ngàn đô la đi nữa bà cũng sẵn sàng trả. Bà đáp:
– Tôi sẽ ký cho anh một ngân phiếu trắng trắng không ghi số tiền.
– Úi dà, bà muốn đi cho được chuyến bay này à?
– Tôi cần có mặt ở New York vào ngày mai. Chuyện ... rất quan trọng. Bà không tìm ra được từ nào để nhấn mạnh đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề.
– Xin bà đến hỏi ông Cơ truởng xem sao. Bà vui lòng đi lối này, thưa bà.
Nancy đi theo anh ta, lòng tự trách đã bỏ quá nhiều công sức để nói với người không có quyền quyết định.
Anh ta dẫn bà đi lên tầng một, vào văn phòng. Ở đây có sáu hay bảy người trong phi hành đoàn của chiếc Clipper chỉ mặc sơ mi đang uống cà phê hút thuốc, xem bản đồ hay xem bản tin thời tiết. Anh thanh niên giới thiệu bà với Cơ trưởng Marvin Baker. Khi người cơ truởng đẹp mã bắt tay bà, bà có cảm giác ông ta đang bắt mạch cho mình, và bà nhận ra ông ta làm thế là vì ông có vẻ là người thầy thuốc của gia đình. Anh thanh niên nói:
– Thưa Cơ trưởng, bà Lenehan muốn đi New York, bà bằng lòng trả tiền phòng vợ chồng. Ông có thể để cho bà ầý đi không?
Nancy lo lắng chờ ông ta trả lời, nhưng ông ta hỏi qua vấn đề khác.
– Thưa bà Lenehan, bà đi với chồng à?
Bà nhấp nháy mắt, làm điệu là phương pháp hữu hiệu nhất khi phụ nữ muốn đàn ông làm cho họ điều gì Bà đáp:
– Thưa ông, tôi góa chồng.
– Xin lỗi bà, bà có hành lý không?
– Chỉ có cái xách du lịch này thôi.
– Được rồi, thưa bà Lenehan, chúng tôi rất sung suớng được đưa bà về New York.
– Thật ơn Chúa, - Nancy hí hửng nói. - Tôi không thể nói hết cho ông rõ tôi có việc quan trọng như thế nào. - Bỗng bà cảm thầy hai đầu gối run run. Bà ngồi xuống chiếc ghế gần đấy, cảm thấy khó chịu khi nguời trong phòng thấy bà bối rối. Để che đậy sự luống cuống của mình, bà lục túi Xách lấy ra cuốn ngân phiếu, rồi tay run run, bà ký một tờ ngân phiếu trắng đưa cho ngừơi thanh niên.
Bây giờ đến lúc bà phải chạm trán với Peter rồi đấy.
– Tôi thấy hành khách đi dạo trong làng, - bà nói, - những người khác ở đâu?
– Phần đông đang ngồi ở quán rượu của bà Walsh, – ngừơi thanh niên đáp. - Quầy ruml ấy ở trong tòa nhà này:
Cửa vào nằm ở phía bên kia.
Bà đứng dậy. Bà đã lấy lại bình tĩnh. Bà đáp:
– Cám ơn anh nhiều lắm.
– Rất sưng suớng được giúp bà.
Bà đi ra khỏi phòng.
Bà chưa kịp đóng cửa thì trong phòng đã vang lên những lời bàn tán xôn xao, bà đoán những lời họ bàn tán đều xoay quanh nguời góa phụ duyên đáng không ngại ký một tờ ngân phiếu trắng như thế này.
Trời chiều êm dịu, mặt trời nhợt nhạt, không khí ẩm ướt phảng phất mùi nước mặn. Bây giờ bà phải đi tìm gã em trai khốn nạn mới được.
Bà đi vòng quanh ngôi nhà rồi vào quán rượu, loại quán không bao giờ bà để chân tới, đó là một căn phòng nhỏ âm u, bàn ghế sơ sài, chỉ thích hợp cho đàn ông. Rõ ràng quán này nguyên là nơi dùng cho dân đánh cá và làm nông đến uống bia, nhưng bây giờ phòng đầy cả các nhà triệu phú uống cóc tai. Không khí trong phòng ngột ngạt, ồn ào bằng nhiều thứ tiếng. Không biết có phải vì tưởng tượng không mà bà nhận ra tiếng cừơi nói của họ là những tiếng xuất phát từ sự căng thẳng, nóng nảy. Có lẽ họ cần làm cho tai mình ù lên trước khi bắt đầu chuyến bay dài qua Đại Tây Dương.
Bà nhìn khắp mọi ngừơi và thấy Peter.
Anh ta không thấy bà.
Bà nhìn anh ta một lát, lòng cảm thấy phừng phừng tức giận khiến cho hai má ửng hồng. Bà muốn đến tát cho anh ta một cái như trời giáng. Nhưng bà cố kềm lòng. Bà không nên để cho anh ta thấy bà đang bối rối. Sự khôn ngoan đã giữ được bà bình tĩnh.
Anh ta ngồi trong góc quán, đang nói chuyện với Nat Ridgeway. Thêm một sự kích dộng nữa. Nancy biết Nat sang Paris để thu thập mẫu mã, nhưng bà không nghĩ ông ta cùng đi máy bay này với Peter. Sự hiện diện của ông ta càng làm cho vấn đề rắc rối phức tạp thêm ra. Bà phải quên chuyện trước đây bà đã từng hôn ông ta mới được. Bà xua đuổi ý nghĩ ấy ra khỏi đầu óc.
Bà len lỏi qua đám đông trong phòng đi đến phía bàn hai ngừơi đang ngồi.
Nat là ngừơi đầu tiên thấy bà. Mặt ông ta lộ vẻ kinh ngạc, vừa hiện rõ nét hổ thẹn vì có tội. Nhìn vẻ mặt của ông ta, Peter ngẩng đầu lên.
Nancy, nhìn thẳng vào. mắt người em trai.
Anh ta tái mặt, vùng đứng dậy.
– Lạy Chúa lòng lành! - Anh ta thốt lên, vẻ hốt hoảng.
– Tại sao cậu lo sợ quá như thế, Peter? – Nancy hỏi, giọng khinh bỉ.
Anh ta đau khổ nuốt nước bọt rồi ngồi phịch xuống ghế lại.
Nancy nói tiếp:
– Thì ra cậu mua vé đi tàu Oriana nhưng cậu lại không đi chiếc tàu ấy, cậu đến tận Liverpool với tôi và lấy phòng ở khách sạn Adelphi, nhưng lại không ở trong khách sạn; cậu làm thế là vì cậu không dám nói cho tôi biết cậu sẽ đi chiếc Clipper!
Anh ta nhìn bà, mặt trắng bệch như tờ giấy, miệng không nói được lời nào.
Bà không có ý định nói dòng dài, nhưng lời nói tự nhiên tuôn ra cửa miệng bà:
– Hôm qua cậu đột ngột rời khỏi khách sạn và vội vã đến Southampton, hy vọng tôi không hay biết gì hết! - Bà cúi ngừơi xuống trên bàn, còn anh ta thì nhích ngừơi lui trên ghế. - Cậu sợ cái gì? Tôi đâu cắn mổ gì cậu” - Nghe đến tiếng cắn, anh ta run sợ như thể bà sắp cắn thật.
Bà không cần phải hạ thấp giọng khi nói, nên những người ngồi ở các bàn gần đấy đều im lặng. Peter nhìn quanh, mắt bối rối. Nancy nói tiếp:
– Tôi không ngạc nhiên khi thấy cậu tỏ vẻ xấu hổ như thế này! Tôi thật ngạc nhiên khi nghĩ đến những việc tôi đã làm cho cậu, bao che những lỗi lầm ngu ngốc của cậu, tôi đã nhường chúc chủ tịch công ty cho cậu, mặc dù cậu không có khả năng tổ chức nổi một cuộc bán chác cái gì hết. Thế mà bây giờ cậu lại định ăn cướp công việc làm ăn của tôi? Tại sao cậu làm thế? Cậu có thấy mình khốn nạn không?
Anh ta đỏ mặt tía tai.
– Chị chưa bao giờ che chở tôi ... chị luôn luôn nghĩ đến mình, - anh ta chống chế. - Chị luôn luôn muốn làm bà chủ, nhưng người ta không muốn để cho chị ngồi ở ghế chủ tịch! Chính họ muốn tôi, và từ khi ấy chị không ngừng âm mưu để chiếm chỗ của tôi.
Thật là bất công hết sức, đến nỗi bà không biết bà nên cừơi hay nên khóc, hay là nhổ nước miếng vào mặt anh ta.
– Đồ ngu ngốc, tôi âm mưu thật đấy, nhưng âm mưu để cho cậu “ngồi yên trên” trên ghế chủ tịch.
Anh ta lôi tập hồ sơ trong túi ra rồi hỏi bà:
– Ví dụ như trường hợp này đây phải không?
Nancy nhận ra tập hồ sơ báo cáo của mình. Bà đáp:
– Đúng như thế đấy. Kế hoạch này là phuơng pháp hay nhất để cho cậu ngồi yên trên ghế chủ tịch.
– Trong lúc đó chị nắm quyền kiểm soát:
Tôi đã thấy rõ âm mưu của chị rồi.
– Anh ta làm ra vẻ khinh bỉ. - Vì vậy nên tôi mới vạch ra kế hoạch của tôi.
– Kế hoạch ấy không thành công đâu, - Nancy nói. - Tôi đã có chỗ trên chiếc thủy phi cơ rồi, tôi sẽ về kịp để dự họp hội đồng quản trị. - Lần đầu tiên bà quay qua phía Nat Ridgeway và nói với ông ta. – Tôi tin lần này anh không còn nhiệm vụ làm kiểm soát viên cho công ty Black nữa, Nat à.
– Chị đừng có cầm chắc điều đó, - Peter nói.
Bà nhìn anh ta. Anh ta có vẻ hung hăng của con nít. Anh ta có thủ con bài chủ trong tay áo ư! Anh ta không khôn lanh đến độ ấy. Bà nói tiếp:
– Peter này, cậu và tôi mỗi người đều có 40 phần trăm cổ phần trong công ty.
Cô Taly Và Danny Riley chiếm phần còn lại. Hai người này đều theo tôi. Họ hiểu tôi và họ hiểu cậu. Tôi làm ra tiền, còn cậu tiêu tiền, họ biết thế hết, mặc dù họ rất hch sự với cậu vì họ nể bố. Họ sẽ bỏ phiếu cho tôi nếu họ đựơc tôi yêu cầu.
– Riley sẽ bỏ phiếu cho tôi, - Peter nói, giọng bướng bỉnh. Thái độ cứng đầu của anh ta khiến cho bà đâm nghi.
– Tại sao ông ấy bỏ phiếu cho cậu trong khi cậu đưa công ty đến bờ vục thất bại? - Bà hỏi với giọng khinh bỉ. Nhưng Nancy vẫn e ngại, và sự lo sợ đã hiện lên trên mặt.
Anh ta nhận thấy nét lo sợ trên mặt bà, anh cười khẩy đáp:
– Tôi đã làm cho chị sợ rồi, phải không?
Khốn thay là anh ta đã làm cho bà sợ thật. Bà cảm thấy không yên trong lòng. Anh ta không có vẻ nao núng, mà đáng ra anh ta phải nao núng mới đúng.
Bà phải khám phá cho ra nguyên nhân gì làm cho anh ta phách lối như thế mới được. Bà nói:
– Cậu làm gì mà tôi phải sợ?
– Không làm gì hết.
Nếu bà hỏi tiếp anh ta để làm cho anh ta mất tinh thần, thì thế nào anh ta cũng nói toạc ra điều bà không biết, bà biết rõ tính anh ta. Cho nên bà nói tiếp:
Cậu luôn luôn khoác lác, cứ cho mình là có tài, nhưng thực ra cậu chẳng có cái quái gì hết.
– Riley đã hứa rồi.
– Tin vào Riley chẳng khác nào tin vào con rắn rung chuông, - bà đáp, giọng dút khoát.
Peter bị chạm tự ái, anh ta đáp.
– Không phải ... ông ta có quyền lợi.
Thì ra thế. Dauny Riley đã bị mua chuộc. Rõ ràng ông ta có máu nhận đồ đút lót. Vậy Peter biếu cho ông ta cái gì? Bà phải biết mới được, hoặc là để đập tan, ngăn chận hành động mua chuộc này, hoặc là cho ông ta giá cao hơn để ông theo phe bà. Bà cừơi nói:
– Này nhé, nếu kế hoạch của cậu dựa trên sự ủng hộ của Danny Riley, thì tôi tin tôi khỏi cần lo làm gì!
– Kế hoạch của tôi dựa trên lòng tham lam của Riley, - Peter đáp lại.
Bà quay qua Nat, nói với ông ta:
– Nếu tôi là anh, tới rất xấu hổ.
– Nat đã biết rõ chuyện này rồi, - Peter nói, giọng hí hửng. Rõ ràng Nat muốn giữ im lặng, nhưng vì cả hai đều nhìn ông chằm chằm, nên ông ta phải gật đầu đồng ý Peter nói tiếp:
– Kế hoạch sẽ dành cho Riley một phần béo bở trong Tổng công ty Dệt May.
Thật là một đòn chí tử cho Nancy, bà thấy choáng váng cả người. Đối với Riley, không có gì làm cho ông ta vui sướng bằng được đặt chân vào một công ty lớn như Tổng công ty Dệt May. Đang làm trong một văn phòng luật nhỏ ở New York mà bây giờ được có cổ phần trong Công ty Dệt May, quả là một giấc mộng vàng của ông ta. Bán mẹ của ông ta để được có chân ở đây, ông ta cũng bán.
Cổ phần của Riley cộng thêm vào cổ phần của Peter, anh ta sẽ có năm mươi phần trăm. Cổ phần của Nancy cộng với Tilly cũng năm mươi phần trăm.
Nhưng Peter là chủ tịch, anh ta có tiếng nói trội hơn, nên rõ ràng anh ta sẽ thắng.
Peter thấy mình đã thắng thế hơn bà, nên anh ta nhoẻn nụ cừơi chiến thắng.
Thế nhưng Nancy vẫn chưa chịu chấp nhận thất bại.
Bà kéo ghế ngồi xuống. Bà quay qua phía Nat Ridgeway. Trong lúc hai chị em cãi nhau, bà nhận thấy thái độ của ông ta là đúng về phe của Peter. Bà nói:
– Chắc anh thừa biết Peter đã nói láo với tôi về chuyện đi tàu chứ?
Ông ta nhìn bà, môi mím chặt; nhưng bà biết rõ tính ông ta rồi, nên bà ngồi yên đợi ông ta trả lời. Cuối cùng ông đáp:
– Tôi không hiểu gì về chuyện ấy hết. Chuyện xích mích chị em trong gia đình không liên quan gì đến tôi hết. Tôi không phải là nhân viên trong công ty, mà tôi là thương gia.
Bà nghĩ, nhưng có một thời anh nắm tay tôi trong nhà hàng ăn uống, anh hôn tôi trước cửa nhà tôi và có lần anh đă sờ ngực tôi. Bà lại hỏi:
– Có phải anh là thương gia chân thật không?
– Chắc bà biết rõ rồi, - ông ta đáp, giọng lãnh đạm.
– Trong truờng hợp này, chắc anh không chấp nhận các phương pháp bất lượng được nguời ta đem ra sử dụng dưới tên anh chứ?
Ông ta suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Việc này có rao bán công khai, chứ không phải công việc mờ ám.
Ông ta định nói nữa, nhưng bà cắt ngang lời ông ta.
– Nếu anh sẵn sàng hưởng lợi do sự bất lương của em tôi mang lại, thì chính anh cũng bất lương. Anh đã thay đổi chư không như hồi anh còn làm cho ba tôi.
Không để cho Nat có thì giờ trả lời, bà quay qua nói với Peter.
– Cậu không nhận thấy là nếu cậu để cho tôi thục thi kế hoạch của tời trong hai năm, thì cậu có thể thu được lợi túc gấp hai lần, nhiều hơn số cổ phần của cậu sao?
– Kế hoạch của chị không làm cho tôi vừa lòng.
– Ngay việc không tổ chúc lại, công ty cũng sẽ gia tăng lợi tức nhờ chiến tranh. Chúng ta thường cung cấp giày cho quân đội ... Cậu hãy nghĩ, nếu quân đội Hoa Kỳ tham chiến, thì công ty ta sẽ có thêm rất nhiều đợt đặt hàng.
– Hoa Kỳ sẽ không tham chiến.
– Dù sao, nếu chiến tranh chỉ ở châu Âu thôi, thì công việc làm ăn của chúng ta cũng phát đạt. – Bà quay qua nhìn Nat. - Chắc anh quá rõ, phải không?
– Đấy chính là lý do mà anh quyết mua lại công ty của chúng tôi.
Nat không trả lời.
Bà lại quay qua nói với Peter:
– Tốt hơn là chúng ta nên đợi một thời gian. Cậu hãy nghe tôi nói đây. Có bao giờ tôi lầm lẫn như thế này chưa? Cậu có bao giờ mất tiến bạc khi nghe theo lời khuyên của tôi chưa? Có bao giờ cậu kiếm đựơc tiền nhiều hơn khi cậu hành động theo ý của cậu chưa?
– Chị không hiểu vấn đề, phải không? - Peter hỏi.
Lần này bà không đoán ra anh ta sẽ nói gì.
– Tôi không hiểu cái gì?
– Không hiểu lý do tại sao tôi chia tay với chị.
– Thế à, tại sao thế?
Anh ta lặng lẽ nhìn bà, bà đọc được câu trả lời trong ánh mắt của anh ta.
– Anh ta căm ghét bà.
Bà hết súc bối rối. Bà có cảm giác bị va đầu vào một búc từơng gạch. Bà mong sao không phải thế, nhưng nhìn vẻ mặt thù hận của anh ta, vẻ mặt thô bỉ, mất dạy, bà không thể nào làm ngơ cho được.
Anh ta luôn luôn tạo ra sự căng thẳng giữa hai chị em, tạo ra sự đối đầu giữa họ; nhưng ghét nhau là chuyện quá khủng khiếp, là bệnh hoạn. Chưa bao giờ bà nghĩ đến chuyện này. Peter, em trai bà, lại ghét bà.
Bà nghĩ chuyện vợ chồng lấy nhau 20 năm, rồi một hôm anh chồng báo cho vợ biết anh ta tăng tịu với cô thư ký, anh ta không yêu vợ nữa, và họ ghét nhau là chuyện còn dễ nghe hơn.
Peter không chỉ ti tiện và đáng khinh mà thôi. Anh ta còn âm mưu để làm hại chị mình nữa. Đấy là sự thù hận vì bản năng.
Bà cần suy nghĩ. Bà cần phải ra khỏi quán rượu đầy khói thuốc này để hít một ít không khí trong lành. Bà đứng dậy, đi ra ngoài, không nói một tiếng.
Ra ngoài, bà cảm thấy dễ chịu hơn. Gió từ cửa sông thổi lên mát mẻ. Bà đi qua đừơng, bước dọc theo bến tàu, lắng nghe tiếng mòng biển kêu.
Chiếc Clipper lắc lư giữa con lạch. Bà không ngờ chiếc thủy phi cơ lại to lớn như thế này, những ngừơi đang đổ nhiên liệu vào tàu trông bé tí teo. Bà thấy an tâm khi nhìn những động cơ khổng lồ và các chong chóng to tướng. Nhất là sau khi đã được sống sót trong chuyến vượt biển Ailen trên chiếc Tiger Moth một động cơ.
Nhưng khi về Mỹ rồi bà sẽ làm gì? Sẽ không đời nào Peter từ bỏ kế hoạch của mình. Hận thù chồng chất lên người anh ta sau nhiều năm anh ta quyết chí trả thù. Bà trách anh ta, nhưng chỉ trách một vài khía cạnh thôi Anh ta đã chịu nhiều đau khổ từ bấy lâu nay rồi. Thế nhưng bà sẽ không nhượng bộ. Có lẽ còn có cách để bảo vệ quyền lợi của bà.
Chuyện Dauny Roley là chuyện vướng mắc nhỏ. Một mình tự bán mình để có lợi, thì cũng có thể bị mua chuộc do một món lợi khác lớn hơn. Có thệ Nancy sẽ tìm ra một thứ khác để đề nghị với lão ta, một thứ gì đấy có thể làm cho lão thay đổi ý kiến. Nhưng chuyện này không phải dễ. Món quà Peter đề nghị cho lão chuyên trách hồ sơ pháp lý của Tổng công ty Dệt, là món quà béo bở, khó có món nào khác ngon hơn.
Bà thử dùng biện pháp hăm dọa xem kết quả sẽ ra sao? Biện pháp này sẽ ít tốn kém. Nhưng hăm dọa như thế nào? Lôi chuyện làm ăn bê bối của lão và một số hồ sơ của gia đình ra để dọa lão, nhung chuyện này chưa đủ súc làm cho lão nhả miếng mồi ngon của Tổng công ty Dệt May. Thứ mà Danny thích nhất trên đời này là tiền mặt, nhưng gia sản của Nancy hầu như đều đầu tư hết vào công ty Giày Black rồi. Bà khó mà vơ vét cho đủ vài ngàn đô la tiền mặt, mà Danny thì chắc muốn nhiều hơn, có thể lão đòi đến hàng trăm ngàn. Chắc không làm sao bà kiếm cho ra ngay được số tiền như thế.
Thình lình bà nghe có ai gọi tên bà. Bà quay lui, thấy anh thanh niên nhân viên của hãng Pan American đang đưa tay vẫy bà, rồi mới lên tiếng nói:
– Bà có điện thoại. Có ông Mac Bride ở Bostón gọi.
Bỗng bà thấy có hy vọng. Có lẽ sẽ từn ra được biện pháp. Ông ta biết rõ Danny Riley. Hai người này, cũng như bố bà, đều là người Ailen thuộc thế hệ thứ hai, thừơng làm ăn tiếp xúc với dân Ailen và chỉ không ưa nguời Tin lành ở Ailen thôi. Mac chân thật, còn Danny thì không, nhưng ngoài điểm khác biệt này, họ đều giống nhau. Bố của Nancy cũng chân thật, nhưng ông thừơng nhắm mắt làm ngơ trước một vài điểm đáng nghi ngờ của họ để giữ được tình giao hảo tốt của ngừơi đồng hương.
Vừa chạy trên bến thu, bà vừa nhớ ra rằng bố bà đã có lần cứu Dauny khỏi lâm vào cảnh sạt nghiệp. Việc này xảy ra trước khi bố bà mất mấy năm. Khi ấy Danny thua đậm một vụ kiện, và trong cơn thất vọng, ông ta đã cố mua chuộc ông chánh án. Nhưng ông này không phải là người dễ mua chuộc. ông ta dọa nếu không xin về hưu thì ông ta sẽ khai trừ lão ra khỏi văn phòng luật sư. Bố Nancy bèn can thiệp với ông chánh án, trình bày cho ông ta hay Danny hành động như thế là vì gặp phải lúc quẫn trí, chắc lão không dám làm như thế nữa.
Con nguời của Danny là thế đấy, thiếu thành thật, ít đáng tin, hơi ngốc, dễ bị lung lạc. Bà tin chắc sẽ lôi ông ta về với phe mình được.
Nhưng bà chỉ có hai ngày dể hoạt động thôi.
Bà đi vào tòa nhà, người thanh niên chỉ cho bà máy điện thoại. Nghe giọng trìu mến của Mac thật tuyệt Ồng ta nói giọng vui mừng:
– Thế là bà đuổi kịp chiếc Clipper rồi nhé! Hoan hô!
– Tôi sẽ đến dự hội đồng quản trị .... nhưng có tin xấu, Peter cho biết hắn sẽ được Danny ủng hộ.
– Bà tin hắn à?
– Tin. Tổng công ty Dệt sẽ ủy nhiệm cho ông ta công việc lo hồ sơ của công ty.
Bà nghe giọng nói của Mac có vẻ kinh ngạc khi ông ta hỏi:
– Bà có tin chuyện này đúng không?
– Có cả Nat Ridgeway với hắn ở đây.
– Đồ rắn rít.
Mac không ưa gì Nat, và khi Nat bắt đầu đi chơi với Nancy thì ông ta vẫn ghen ghét với bất kỳ ai tỏ ra có tình cảm thân mật với Nancy.
– Tôi ái ngại cho Tổng công ty Dệt khi nhận Danny làm luật sư, - Mac nói tiếp.
– Tôi nghĩ chắc công ty này chỉ ủy nhiệm cho ông ta nhũng công việc không quan trọng thôi. Mac này, việc họ đề nghị đưa ông ta vào chức vụ này có hợp pháp không?
– Có lẽ không nhưng khó mà chímg minh được sự phạm pháp.
– Vậy thì tôi bị rắc rối rồi.
– Tôi sợ như thể đấy. Nancy, tôi rất buồn cho bà.
– Cám ơn ông anh. Ông đã báo cho tôi hay là không nên để cho Peter làm chủ, – Đúng thế Nhưng Nancy nghĩ, cái gì đã xong thì cho qua.
Bà lấy giọng vui tươi nói tiếp:
– Này Mac, nếu chúng ta nhờ vả Danny, lôi kéo ông ta về phe mình, chắc sẽ gặp nhiều chuyện ngán ngẩm lắm, phải không?
– Bà muốn nói ...
– Ngán khi nghĩ đến chuyện ông ta thay đổi nhiệm sở, ngán khi nghĩ đối thủ của ta sẽ dành cho ông ta công việc làm ăn béo bở. Chọ nên, theo ý ông thì cái giá ta phải trả cho ông ta là bao nhiêu – Chà! - Đường dây điện thoại im lặng một lát rồi Mac cất tiếng nói tiếp:
– Tôi chưa nghĩ đến chuyện này.
Nancy nghĩ đến chuyện Danny cố hối lộ ông chánh án.
– Ông anh có nhớ lần bố tôi cứu Danny ra khỏi chuyện rắc rối không?
– Chuyện của công ty Jersey Rubber.
– Đương nhiên là tôi nhớ chứ. Nhưng đừng nói chi tiết trên điện thoại, được không?
– Được. Trong vụ này chúng ta có thể dùng cách này hay cách khác được không?
– Tôi thấy quá được.
– Để hăm dọa ông ta phải không?
Bà muốn nói để tố cáo ông ta chứ gì?
– Phải.
– Chúng ta có bằng chứng không?
– Không, nhưng trong hồ sơ lưu trữ của bố tôi thì có.
– Nancy, thế là bà có đầy đủ tài liệu rồi đấy.
Dưới hầm nhà của Nancy ở Boston có nhiều kẹp hồ sơ cá nhân của bố bà.
– Tôi chưa bao giờ xem các tài liệu ấy.
– Và bây giờ không ai có đủ thì giờ mà xem.
– Nhưng ta cứ làm như đã xem, - bà nói, giọng trầm ngâm.
– Tôi không làm như bà được.
– Tôi nghĩ như thế này, ông nghe được không nhé. Chúng ta cứ tuyên bố cho Danny biết tôi có tài liệu nói về chuyện bê bối của ông ta.
– Tôi thấy được lắm.
– Mac này, tôi có ý kiến như thế này này, - Nancy nói tiếp, giọng run run vì kích thích như bà đã thấy trước mắt con đường hành động khả thi. - Ta cứ làm như tòa án sắp cho mở cuộc điều tra về công việc kinh doanh của Công ty Jersey Rubber.
– Tại sao người ta làm việc ấy?
– Tại vì có người muốn cho tòa biết có việc lem nhem bê bối trong công ty.
– Tốt, rồi sao nữa?
Nancy nghĩ ra trong óc những chi tiết để dùng trong kế hoạch của mình. Bà đáp:
– Ta cứ làm như mọi người đã biết trong hồ sơ của bố tôi, có chứng từ quan trọng có thể buộc tội được ông ta, được không?
– Ngừơi ta sẽ yêu cầu bà cho phép họ xem chứng từ đấy nhé - Tùy tôi có bằng lòng cho họ xem hay không chứ – Trong khuôn khổ điều tra đơn giản của luật sư đoàn thì được, tùy bà.
Nhưng trong khuôn khổ điều tra vi phạm, thì ngừơi ta phải cho mời bà đến, và khi ấy thì đương nhiên bà không có quyền chọn lựa.
Kế hoạch hình thành trong óc Nancy rất nhanh, đến nỗi bà phải nói nhỏ xuống, nhưng rất nhanh:
– Này nhé, tôi muốn ông gọi Danny, nói chuyện với ông ta giúp tôi. Ông hỏi ông ta như thế này ...
– Khoan đã, đợi tôi lấy bút đã chứ. Rồi, nói đi.
– Hỏi ông ta như thế này:
nếu luật sư đoàn đến điều tra công việc làm ăn của công ty Jersey Rubber thì ông ta có muốn tôi lục tìm hồ sơ của bố tôi không?
Mac tỏ vẻ lo sợ, ông ta nói:
– Bà không sợ ông ta sẽ nói không à?
– Tôi tin là ông ta sẽ sợ hoảng hồn lên, Mac à!
Ông ta sẽ sợ đến chết luôn được. Ông ta không biết có gì trong hồ sơ. Chắc trong ấy có lời ghi chép, các bài báo, thư từ, đủ thứ linh tinh.
– Tôi dã hình dung ra được chuyện này tiến triển như thế nào rồi, - Mac nói, và Nancy cảm thấy hy vọng trở lại trong giọng của ông ta - Danny thế nào cũng nghĩ bà có tài liệu gì đấy, và ông ta cần phải xin lại.
– Ông ta sẽ yêu cầu tôi che chở ông như bố tôi đã làm. Ông ta sẽ yêu cầu tôi từ chối không cho phép luật sư đoàn xem hồ sơ. Và tôi sẽ bằng lòng ... với điều kiện ông ta bỏ phiếu thuận theo tôi, không bán công ty cho Tổng công ty Dệt May.
– Khoan mừng đã. Chưa mở sâm banh được đâu. Danny có thể ham tiền, nhưng ông ta không ngốc đâu. Có thể ông ta nghi ngờ chúng ta đã tạo ra chuyện này để làm áp lục với ông ta?
– Tất nhiên rồi, nhưng ông ta chắc sẽ lo sợ. Chắc ông ta không dám kéo dài thời gian để suy nghĩ.
– Phải. Và trước mắt, chúng ta rất có cơ may.
– Ông bằng lòng giúp tôi việc này chứ?
– Được rồi.
Nancy cảm thấy sung sướng, tràn trề hy vọng sẽ thắng cuộc.
– Ông gọi báo cho tôi biết vào trạm tạm dừng kế tiếp của mạy bay nhé.
– Trạm ấy ở đâu?
– Botwood, ở Terre Neuve. Trong vòng 17 giờ nữa chúng tôi sẽ có mặt ở đấy.
– Bà nghĩ là ở đấy họ có máy điện thoại à?
– Tôi nghĩ có, vì ở đấy có phi cảng. ông phải hỏi tin tức trước đi.
– Được rồi. Chúc thượng lộ bình an.
– Xin chào Mac.
Bà móc máy điện thoại. Bà hết súc vui mừng. Bà không biết rồi Dauny có thể bị mắc lừa hay không, nhưng cứ nghĩ đến chuyện bà có cách để làm áp lực, là bà cảm thấy hết súc khoan khoái.
Đã 4 giờ 20, đến giờ máy bay cất cánh rồi. Bà rời khỏi phòng, đi qua văn phòng làm việc, bà thấy Mervyn Lovesey cũng đang nói chuyện điện thoại. Ông ta đưa tay làm dấu chặn bà lại. Qua cửa sổ, bà thầy hành khách trên bến tàu đang lên cảng để ra máy bay, nhưng bà cũng dừng lại. Ông ta nói lớn trong máy điện thoại:
– Bây giờ tôi không thể lo đến chuyện ấy được. Anh cứ tăng lương cho bọn khốn ấy như họ yêu cầu và tiếp tực công việc đi.
Bà ngạc nhiên khi nghe ông ta nói. Bà nhớ bà đã nghe nói đến cuộc làm reo trong nhà máy. Và bây giờ ông ta có vẻ nhượng bộ, điều này thật khác với quyết định của ông trước đó.
Rõ ràng ngừơi đang nói chuyện với ông cũng có vẻ ngạc nhiên, vì một lát sau, Mervyn trả lời:
– Phải, tôi muốn nói như thế đấy, tôi quá bận không thể bàn bạc với các đốc công được. Xin chào! - Ông ta gác máy và nói với Nancy:
– Tôi đi tìm bà đây.
– Ông thành công rồi à? - Bà hỏi ông ta. – Ông đã thuyết phục được bà vợ trẻ về rồi phải không?
– Không. Nhưng vì tôi thuyết phục không đuợc khéo léo.
– Tiếc quá nhỉ. Có phải bà ta đang ở trên bến tàu đấy không?
Ông nhìn qua cửa sổ.
– Chính cô ta đấy, người mặc áo măng tô đỏ.
Nancy thấy một phụ nữ tóc vàng khoảng 30 tuổi.
Bà thất lên:
– Ông Mervyn, bà ta đẹp tuyệt trần! - Bà ấy không về. Mới nghe nói, bà cứ tưởng vợ của Mervyn không đẹp lắm, tính tình thì quá chanh chua, cỡ như Bette Davis chứ không như Lana Tanler. - Bây giờ tôi mới hiểu tại sao ông không muốn để mất bà ấy. – Bà ta nắm tay một người đàn ông mặc áo vét mỏng màu xanh, có lẽ đấy là anh bồ nhí. Anh ta không được đẹp trai như Mervyn. Thân hình dưới trung bình một chút anh ta đã bắt đầu hói tóc. Nhung anh ta có nét vui tươi. Nancy hiểu ra bà ta yêu anh là vì anh là ngừơi tương phản với Mervyn.
Bỗng bà có cảm tình với ông. Bà nói:
– ông Mervyn, tôi lấy làm buồn cho ông.
– Tôi không bỏ cuộc, - ông ta đáp. - Tôi đi New York.
Nancy cừơi. Chính ông ta mới là người giống bà.
– Tại sao không? - Bà đáp. - Bà ấy có vẻ là loại đàn bà khiến cho đàn ông phải đuổi theo qua Đại Tây Dương.
– Vấn đề có đi được hay không còn tùy thuộc vào bà. Máy bay hết chỗ rồi.
– Đúng thế. Vậy làm sao ông có thể đi được? Vấn đề gì mà lại tùy thuộc vào tôi?
– Bà chiếm một chỗ trống trên tàu. Bà chiếm phòng vợ chồng phòng ấy hai ngừơi. Tôi xin bà nhường cho tôi chỗ trống ấy.
– Ông Mervyn, - bà cừơi nói, - tôi không thể ở chung phòng với đàn ông được. Tôi là đàn bà góa chính chuyên mà, đâu phải góa phòng trà?
– Bà phải giúp tôi một việc, - ông năn nỉ.
– Tôi giúp việc gì chứ để ô danh thì không!
Khuôn mặt đẹp trai hiện ra vẻ ương ngạnh. Ông nói tiếp:
– Khi bà bay với tôi qua biển Ailen, bà đâu có nghĩ đến chuyện ô danh.
– Nhưng làm sao qua đêm với nhau trong phòng cho được! - Bà rất muốn giúp ông ta:
quyết tâm đi tìm vợ cho kỳ được của ông quả là một hành động làm cho bà cảm động. - Tôi rất ân hận. Nhưng tôi không thể để mang tiếng xấu với thế gian khi đã vào tuổi như tôi.
– Này nhé. Tôi đã được ngừơi ta cho biết về phòng này rồi, nó không khác gì các buồng khác trên máy bay. Nó có hai giuờng ngủ. Nếu chúng ta cứ để cửa mở suốt đêm, chúng ta hoàn toàn xem như hai hành khách nằm hai giường gần nhau thôi.
– Nhưng ngừơi ta sẽ bàn tán chứ?
– Bà sợ gì họ? Bà không có chồng để ông ta đánh ghen mà cũng không có cha mẹ còn sống. Ai quan tâm đến công việc của bà?
Bà nghĩ:
khi ông ta đã muốn cái gì, ông ta quyết tâm làm cho kỳ được. Bà chống đối:
– Nhưng tôi có hai con trai đã vào tuổi đôi mươi rồi.
– Tôi cam đoan với bà các cậu ấy sẽ xem đây là chuyện vui cho mà xem. - Có lẽ ông ta nói có lý, bà nhủ thầm. Nhưng bà vẫn nói tiếp:
– Tôi còn sợ mang tiếng với giới thượng lưu ở Boston. Chuyện như thế này là đầu đề cho họ bàn tán xôn xao.
– Này nhé. Khi bà tìm tôi ở bãi đậu máy bay, bà thất vọng não nề. Bà lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng rồi, và chính tôi đã cứu bà. Bây giờ dến phiên tôi thất vọng ... Bà không nhận ra hay sao?
– Có chứ.
– Tôi gặp khó khăn, cầu cứu với bà. Đây là dịp may cuối cùng để tôi cứu được cuộc hôn nhân của tôi.
Bà nghĩ đến những tai tiếng sẽ xảy ra. Một góa phụ phạm tội bất cẩn vào dịp sinh nhật tứ tuần mà quan trọng gì không? Theo ông ta thì chuyện này chẳng chết chóc gì ai và chẳng làm sao cho bà mang tiếng xấu. Các bà đoan trang ở Beacon Hill chắc sẽ cho bà là “quá phóng túng”, còn những người cùng tuổi bà chắc sẽ khâm phục sự can đảm của bà. Bà nghĩ, mình còn trinh tiết gì đâu mà phải lo.
Bà nhìn ông ta, vẻ cương quyết, rồi bà bước tới gần ông Bà nhủ thầm, mặc xác giới thượng lưu ở Boston; ông ta dang gặp chuyện dau khổ. Khi mình cần giúp, ông ta đã giúp mình. Không có ông ta, chắc mình không đến đây đựơc.
Ông ta có lý. Mình phải giúp lại ông ta.
– Bà giúp tôi chứ, bà Nancy, - ông van lơn. – Tôi van bà.
Nancy hít vào một hơi thật dài rồi đáp:
– Lạy Chúa, tôi sẽ giúp ông.