Chương 8
Tác giả: Ken Follett
Nancy Lenehan hết sức bồn chồn nôn nóng đợi chiếc máy bay màu vàng duyên dáng của Mervyn Lovesey cất cánh.
Ông ta đang căn dặn người đàn ông mặc bộ đồ tuýt những lời cuối cùng, người này có lẽ là đốc công trong xưởng của Mervyn. Nancy nắm được tình hình cộng việc của ông ta, ông đang gặp khó khăn với các công đoàn và đang đứng trước một nguy cơ đình công.
Khi ông ta nói xong, ông quay về phía Nancy, trình bày cho bà rõ tình hình.
– Tôi thuê 17 người thợ tiện mà mỗi người là một ông trời con.
– ông chế tạo cái gì? - Bà hỏi.
– Cánh quạt - ông đáp rồi chỉ chiếc máy bay. - Chong chóng máy bay, chân vịt tàu thủy, và những thứ đại loại như thế. Tất cả những thứ có độ cong phức tạp Nhưng công việc chế tạo thì dễ. Mà chỉ con người mới là vấn đề gây khó khăn cho tôi. - Ông ta cười thân mật rồi nói thêm:
– Nhưng chắc bà không quan tâm đến các vấn đề khó khăn của kỹ nghệ.
– Đương nhiên là có, - bà đáp. - Chính tôi cũng điều khiển một nhà máy mà.
Ông ngạc nhiên hỏi:
– Loại nhà máy sản xuất gì?
– Tôi sản xuất một ngày năm ngàn bảy trăm đôi giày Ông ta quá đổi kinh ngạc, nhưng vẫn làm ra vẻ mình không thua sút gì bà, vì ông đáp:
– Hoan hô! - Với giọng vừa chế nhạo vừa pha lẫn sự ngưỡng mộ. Nancy nghĩ công ty của Mervyn nhỏ hơn công ty của bà nhiều.
– Có lẽ tôi nên nói tôi đã sản xuất giày mới đúng, bà ta nói tiếp, bỗng bà cảm thấy đắng họng khi nói thật chuyện này ra. - Người em trai của tôi định bán công ty sau lưng tôi. Vì thế, - bà nói thêm, vừa đưa mắt buồn bã nhìn chiếc máy bay - tôi phải đáp chiếc Clipper để về nước gấp.
– Bà sẽ đáp máy bay ấy kịp, - ông nói với giọng đảm bảo. Chiếc Tiger Moth của tôi sẽ đưa chúng ta đến đấy trước một giờ.
Bà hy vọng ông ta không nói ngoa với bà.
Người thợ máy trên máy bay nhảy xuống, nói:
– Tất cả đã chuẩn bị xong, thưa ông Lovesey.
Lovesey nhìn Nancy, rồi nói với người thợ máy:
– Anh kiếm cho bà này một cái mũ cứng. Đội cái mũ bé tí kỳ cục như thế không ,bay được đâu.
Nancy kinh ngạc khi thầy ông ta trở lại ăn nói khiếm nhã như hồi nãy. Rõ ràng là khi ông ta không có việc gì để làm, ông ta mới nói năng nhã nhặn với bà, nhưng vì công việc cấp bách, nên bà không thèm chấp trách ông ta làm gì. Bà không quen cảnh bị đàn ông chèn ép. Không phải là người có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, nhưng bà cũng đủ sức lôi cuốn đàn ông và có uy quyền để sai khiến họ. Đàn ông thường có thái độ che chở với bà, chứ ít ai vô tâm như cái ông Lovesey này. Tuy nhiên, bà sẽ không phản ứng làm gì. Bà sẵn sàng chịu đựng thái độ cục cằn thô lỗ của ông ta, để có thể đuổi kịp thằng em trai khốn nạn của bà.
Việc làm cho bà ngạc nhiên thật sự, là chuyện hôn nhân của Lovesey. Ông ta đã nói:
“Tời đuổi theo vợ tôi” - Lời thú nhận hết sức thơ ngây, chân thành. Bà nghĩ, thế là vợ ông muốn bỏ ông. Ông ta đẹp trai đấy, nhưng ông cũng ích kỷ và thiếu tình cảm. Cho nên bà thấy hết sức kỳ lạ là tại sao ông ta phải chạy theo vợ.
Ông ta là loại người có vẻ tự cao tự đại, không thể làm một việc như thế được.
Nancy cứ tưởng đáng ra bà đã nghe ông ta nói:
“Mặc xác nó, muốn đi cứ đi”.
Có lẽ bà đã xét đoán sai ông ta rồi.
Bà phân vân tự hỏi không biết vợ ông ta như thế nào? “Chị ta đẹp không”.
Gợi tình không? Ích kỷ và hư hỏng ư? “Một nàng chuột hoảng sợ ư” Nancy sẽ sớm biết nếu họ đuổi kịp chiếc Clipper.
Người thợ máy mang đến cho bà cái mũ cứng, bà đội lên đầu. Lovesey leo lên máy bay, ông quay đầu lui, nói với anh ta:
– Anh giúp bà ấy một tay được không? - Người thợ máy, còn lịch sự hơn cả chủ, giúp bà mặc áo măng tô vào, anh ta nói:
– Bay trên trời lạnh lắm, dù trời nắng. - Rồi anh giúp bà leo lên máy bay, ngồi ở chỗ ghế sau. Anh ta đưa cái xách tay cho bà, bà nhét vào dưới hai chân.
Khi máy bay bắt đầu nổ máy, bà cảm thấy căng thẳng lo sợ vì bà đã phó thác sinh mạng của mình cho một người hoàn toàn xa lạ.
Rất có thể cái ông Mervyn Lovesey này là một phi công gà mờ, không được huấn luyện đầy đủ và đang lái một chuyến máy bay cà tàng. Thậm chí có thể ông ta là một con buôn chuyên buôn người da trắng, và ông ta đang tính chuyện đem bán bà cho nhà thổ ở bên Thổ Nhĩ Kỳ.
Không, bà quá già rồi, bán chác chi được! Nhưng không phải vì thế mà bà đặt hết tin tưởng vào Lovesey.
Điều bà biết chắc chắn, ông ta là người Anh và có chiếc máy bay.
Naney đã đi máy bay ba lần rồi, nhưng thường đi trên những chiếc máy bay lớn hơn, có buồng kín đáo. Bà chưa bao giờ đi trên máy bay hai cánh cũ kỹ. Bà có cảm giác bay trong chiếc xe hơi mui trần. Máy bay chạy trên đường băng, tiếng máy gầm rú đinh tai nhức óc gió quất vào mũ cứng của họ ào ào.
Máy bay thương mại mà Nancy đã từng đi, cất cánh rất nhẹ nhàng êm dịu, còn chiếc này thì nhảy vọt lên như một con ngựa đua nhảy rào. Rồi Lovesey đột ngột rẽ cánh khiến cho Nancy phải bám chặt vào chỗ ngồi, bà hoảng hất, sợ té ra ngoài, mặc dù bà đã buộc chặt dây an toàn. Ông ta có bằng lái khôn? Ông ta cho máy bay trở lại vị trí bằng phẳng, chiếc máy bay phóng nhanh tới trước.
Thao tác ở đây có vẻ dễ hiểu hơn, chứ không ký bí như ở các máy bay thương mại lớn. Bà nhìn cánh máy bay hút gió, nghe tiếng động cơ nổ ầm ầm, và thấy chiếc máy bay lơ lửng trên không, cái chong chóng quay tít trong không khí, gió nâng mấy chiếc cánh rộng bằng vải dầu lên, bà có cảm giác như của người thả diều, kéo mạnh cho gió nâng diều lên. Đi trong máy bay có buồng đóng kín, người ta không có cảm giác như thế.
Thế nhưng, cứ nghĩ đến chuyện chiếc máy bay nhỏ phấn đấu để bay lên được, là bà cảm thấy ruột gan cồn cào khó chịu. Cặp cánh chỉ làm bằng gỗ và vải dầu; cái chong chóng có thể bị kẹt, bị gãy và rơi xuống; gió giúp họ cũng có thể quay lại chống họ; có thể gặp trời sa mù, sấm chớp hay là mưa đá.
Nhưng xem ra những điều bà lo sợ ít có khả năng xảy ra, vì máy bay đang bay cao dưới ánh mặt trời và hướng mũi về phía Ailen. Nancy có cảm giác đang cưỡi trên lưng một con chuồn chuồn vàng khổng lồ. Nghĩ thế bà thấy sợ một chút, nhưng lòng lại ngây ngất, như đang cưỡi ngựa quay trong hội chợ vậy.
Chẳng bao lâu sau, họ rời xa bờ biển nước Anh.
Nancy thấy máy bay hướng về phía Tây, lòng bà rộn rã vui mừng chiến thắng. Chắc là Peter đã lên chiếc Clipper rồi, chắc anh ta đang vui sướng vì đã lừa được bà chị khôn lanh. Nhưng niềm vui của hắn không lâu đâu, bà nghĩ, lòng hả hê. Hắn chưa thắng thế đâu. Thế nào hắn ta cũng sững sốt khi thấy bà đến Foynes.
Dĩ nhiên là cho dù bà đã đuổi kịp Peter, cuộc chiến đấu vẫn chưa chấm dứt.
Bà về kịp dự họp hội đồng quản trị cũng chưa chắc đã thắng. Điều quan trọng là bà phải thuyết phục cho được cô Tilly và Danny Riley đứng vào phe với bà để biểu quyết.
Bà muốn tố giác hành động đê tiện của Peter cho họ biết, nói cho họ biết rằng anh ta đã lừa dối chị anh và âm mưu chống lại bà; bà muốn nghiền nát anh ta ra, tiêu diệt anh ta đi, bằng cách chứng minh cho họ thấy anh ta là con rắn độc, bà say sưa thưởng thức dự kiến ấy một lát, nhưng ngẫm nghĩ lại, bà thấy làm thế không khôn ngoan chút nào hết. Nếu bà tỏ ra giận dữ, thiếu bình tĩnh, người ta sẽ tin bà chống đối việc bán công ty chỉ vì quyền lợi riêng tư của bà.
Bà phải hết sức bình tĩnh nói cho họ biết viễn ảnh tốt đẹp của công ty bà phải cư xử sao cho người ta nghĩ rằng mối bất bình của bà với Peter chỉ là vì vấn đề điều hành công ty. Tất cả đều biết bà có thể điều hành, biết cách điều khiển công ty hơn Peter.
Vả lại, bà phải lập luận sao cho hợp tình hợp lý. Bà phải trình bày cho họ thấy rằng lợi tức của họ đều dựa vào lợi tức của công ty Black, mà công ty Black thu nhập kém cỏi là do sự điều hành không ra gì của Peter. Nancy nghĩ rằng việc bán hết các cửa hàng đi không quan trọng, mà việc quan trọng nhất là phải cải tạo lại xí nghiệp theo kế hoạch mà bà đã vạch ra và làm cho xí nghiệp có lợi tức cao.
Còn có một nguyên nhân nữa rất thuận lợi sắp xảy đến cho xí nghiệp là chiến tranh. Chiến tranh rất thuận lợi cho công việc kinh doanh nói chung và nhất là cho các xí nghiệp như xí nghiệp Black, vì xí nghiệp sẽ cung cấp hàng cho quân đội. Có lẽ Hoa Kỳ không tham chiến, nhưng chắc chắn chính phủ sẽ có kế hoạch tích trữ hàng hóa để phòng hờ. Cho nên công ty sẽ gia tăng doanh thu.
Chắc chắn vì thế mà Nat Ridgeway muốn mua lại công ty Black.
Bà suy nghĩ cách để ứng phó với tình thế, suy nghĩ lời lẽ sẻ nói trong khi máy bay bay trên biển Ailen. Bà nói to những điểm chủ yếu mà bà sẽ nói trước hội đồng, bà tin gió sẽ xua lời của bà đi chứ không bay đến tai của MervVn Lovesey được, vì ông ta ngồi trước bà một mét, lại đội chiếc mũ cứng trùm kín cả hai tai.
Bà miệt mài lo nghĩ đến, cách hành động, đến nỗi bà không để ý đến tiếng máy ngưng nổ lần đầu của máy bay.
“Chiến tranh ở châu Âu chỉ xảy ra trong 12 tháng thôi là công ty sẽ tăng gấp đôi doanh thu. Nếu Hoa Kỳ tham chiến công ty sẽ còn tăng gấp mấy nữa ...”.
Máy bay lại không nổ lần thứ hai. Lần này thì bà để ý thấy và tỉnh mộng.
Động cơ kêu lục ục như khi trong cái ống nước có không khí. Rồi máy nổ lại bình thường, rồi lại thay đổi, tiếng nổ nghe khác trước, hục hặc và yếu đi, Nancy cảm thấy lo lắng.
Bỗng máy bay bắt đầu giảm dần độ cao.
– Có chuyện gì thế? - Nancy ráng sức hét lớn, nhưng ông ta không trả lời.
Hay là ông ta không nghe cũng nên, hay là ông vì bận suy tính quả nên không trả lời.
Tiếng động cơ vẫn thay đổi, tiếng gầm rú bây giờ nghe dữ dội hơn như thể phi công nhấn thêm ga; và chiếc máy bay thôi không mất độ cao nữa.
Nancy muốn thấy mặt của Lovesey, nhưng ông ta vẫn nhìn thẳng tới phía trước bây giờ động cơ, thay đổi tiếng nổ, khi thì ù ù đều đặn, khi thì giật giật vướng víu. Nancy hoảng hồn, bà nhìn tới trước, cố nhìn xem cái chong chóng có gì khác thường không, nhưng bà không thấy có hiện tượng gì khác lạ hết. Và mỗi lần máy ngưng nổ, máy bay lại hạ xuống thấp một chút.
Không thể chịu đựng được sự căng thẳng lâu hơn nữa, bà mở khóa sợi dây an toàn ra, nghiêng người tới trước, vỗ tay lên vai Lovesey. Ông quay đầu về một bên, bà hét bên tai ông:
– Có gì không ổn phải không?
– Tôi không biết. - Ông cũng hét to trả lời.
Bà quá sợ, không hài lòng câu trả lời của ông.
– Máy như thế nào đây. - Bà cứ hỏi tiếp.
– Tôi đoán có một xi lanh bị trục trặc.
– À thế có bao nhiêu xi lanh cả thảy?
– Bốn.
Máy bay thình lình phóng tới, Nancy vội vã ngồi ngay ngắn lại và khóa dây an toàn. Bà biết lái xe, nên bà biết xe hơi chỉ cần một xi lanh hoạt động là xe chạy được. Chiếc Cadillac của bà có trên 12 xi lanh. Máy bay có thể bay với ba xi lanh trong bốn xi lanh được không?
Bây giờ họ xuống thấp đều đều. Nancy nghĩ máy bay có thể bay với ba xi lanh, nhưng không lâu. Họ sẽ bay được bao lâu mới rơi xuống biển? Bà nhìn chân trời, và bà thấy người nhẹ nhõm khi trông thấy bờ biển hiện ra phía trước.
Không thể nín được, bà lại tháo khóa dây an toàn ra, chồm tới hỏi Lovesey:
– Chúng ta có thể đến được bờ biển không?
– Tôi không biết, - ông ta hét lên trả lời. ông chẳng biết quái gì hết! - Bà hét to. Nhưng bà cố giữ bình tĩnh. - Ông nghĩ như thế nào?
– Bà im đi, để tôi tập trung vào công việc!
Bà ngồi lại ngay ngắn. Bà nghĩ thầm, có lẽ mình sắp chết rồi Bà có suy nghĩ để khỏi hốt hoảng trước một tình thế nguy kịch. May thay là con mình khôn lớn cả rồi. Thế mà chúng cũng đau khổ, nhất là sau khi đã mất bố vì tai nạn xe hơi.
Nhưng chúng lớn cả rồi, mạnh khỏe, và đầy đủ tiền bạc. Chúng sẽ không gặp khó khăn gì hết.
Mình tiếc là không có người tình khác. Chuyện đã qua ... Mấy năm rồi nhỉ?
Mười năm! Thảo nào mà mình đã quen với nếp sống như vậy rồi. Mình có thể thành bà nữ tu được rồi. Đáng ra mình phải ngủ với Nat Ridgeway mới đúng.
Anh ta dễ thương đấy chứ, mình tin chắc như thế.
Trước khi đi châu Âu, bà có đi chơi với một ông bồ mới, một hay hai lần gì đó, anh ta là nhân viên kế toán độc thân suýt soát tuổi với bà; nhưng bà không tiếc vì không ngủ với anh ta. Anh ta dễ thương nhưng yếu đuối, như những người đàn ông khác mà bà đã gặp. Họ biết tài năng của bà, họ muốn bà chăm sóc họ. Nhưng bà thì nghĩ:
bà muốn người ta chăm sóc đến mình thôi!
Nếu mình thoát nạn, bất cứ giá nào mình cũng phải làm sao cho có ít ra một ông bồ trước khi chết mới được.
Nếu Peter thắng thế, tình hình sẽ rất bi đát. Công ty bố bà để lại sẽ bị bán đứt, sẽ bị sáp nhập vào Tổng công ty dệt may. Bố bà đã chắt chiu suốt đời để gầy dựng công ty, nay bị Peter phá hoại chỉ trong vòng năm năm lười biếng, ích kỷ.
Thỉng thoảng bà vẫn cảm thấy thương nhớ bố bà. Ông là người khôn khéo.
Khi ống gặp chuyện gì khó khăn như khi lâm vào thế bí vào thời đại khủng khoảng hay là gặp chuyện trục trặc nhỏ trong gia đình như con cái học hành bê bết, bố bà luôn luôn tìm ra được giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh và xây dựng.
Ông rất có năng lực về cơ khí, khi lắp ráp máy móc để dùng vào việc sản xuất giày dép, người ta đều đến hỏi ý kiến ông trước khi sử dụng. Nancy hiểu biết sành sõi tiến trình sần xuất giày dép, nhưng bà có tài đánh hơi thị hiếu của người tiêu dùng, cho nên khi bà điều khiển nhà máy, bà đã thu lợi nhuận cho công ty rất nhiều nhờ bà cho công ty Black sản xuất giày dép phụ nữ nhiều hơn giày dép của nam giới. Không như Peter, bà không bị hình ảnh của bố chế ngự bà chỉ cảm thấy thương nhớ ông mà thôi.
Bỗng bà thấy ý nghĩ chết chốc thật kỳ cục và phi thực. Chuyện đang diễn ra trước mắt bà đâu phải giống như vở kịch sắp chấm dứt, màn hạ, chỉ còn lại những diễn viên chính đứng đón nhận lời hoan hô nhiệt liệt của khán giả. Tự nhiên bà bỗng cảm thấy phấn khởi, vì bà tin chắc mình sẽ sống sót.
Máy bay cứ hạ thấp dần, trong khi bờ biển Ailen đến gần rất nhanh. Chẳng mấy chốc, bà thấy đồng ruộng xanh tươi, thấy đầm phá nâu xám- Chính gia đình Black xuất phát từ đây, bà nghĩ, người run run nhè nhẹ.
Bà cảm thấy cái đầu và đôi vai của Menyn Lovese trước mặt bà đang nhúc nhích như thể ông cố sứ phấn đấu để đưa máy bay đến bờ an toàn. Rồi bà bỗng đâm ra lo sợ và bắt đầu cầu nguyện. Bà sinh trưởng trong một gia đình theo Thiên Chúa giáo, nhưng từ ngày Sean chết đến giờ, bà không đi lễ nhà thờ. Thật vậy, lần cuối cùng bà đặt chân vào nhà thờ là ngày bà chôn chồng Bà không biết mình có tin hay không, nhưng bà ra sẻ cầu nguyện, vì bà nghĩ rằng cầu nguyện thì có mất mát gì đâu mà sợ. Bà đọc kinh lạy Cha, cầu xin Chúa cứu vớt bà để bà có thể sống ít ra cho đến khi Hugh có vợ và ổn định đường gia thất, cho đến khi đã có cháu nội; và bà cầu cho bà được sống để xây dựng chấn chỉnh lại công ty, thu dụng các công nhân nam nữ làm việc tiếp; và để sản..xuất giày tốt cho nhân dân lao động dùng, và vì bà muốn sống một ít giây phút hạnh phúc đột nhiên bà tự nhủ, đã từ lâu bà chỉ sống vì công việc.
Bây giờ bà đã thấy rõ ngọn sóng bạc đầu. Dọc theo bờ bể còn hơi lờ mờ đang đến gần, bà đã phân biệt được đâu là đá ngầm cản sóng, đâu là bãi cát, đâu là vách đá cheo leo và đâu là đồng ruộng xanh tươi. Bà rùng mình lo sợ khi tự hỏi, nếu máy bay rơi xuống biển, liệu bà có đủ sức để bơi vào bờ không. Bà bơi giỏi nhưng chỉ giỏi bơi lui bơi tới trong hồ tám thôi, còn khi trong nước biển dậy sóng này là một chuyện khác Ngoài ra nước biển chắc là lạnh lắm. Từ người ta thường dùng để gọi những ai chết vì lạnh ra sao nữa. Giảm nhiệt. Rồi tờ báo The Boston Globe sẽ loan tin:
máy bay chở bà Lenehan rớt xuống biển Ailen, bà chết vì giảm nhiệt. Bà run lên trong chiếc măng tô vải ca sơ mia.
Nhưng dù sao, nếu máy bay rớt, có lẽ bà không có đủ thì giờ để cảm thấy được nhiệt độ của nước biển là bao nhiêu. Bà không rõ vận tốc của máy bay là mấy. Ông Lovesey đã nói với bà tốc độ đường trường của máy bay là vào khoảng 150 cây số giờ nhưng bây giờ họ bay chậm thì chắc đã giảm xuống còn . Sean bị tai nạn xe hơi khi đang ở tốc độ 80 cây số giờ mà ông ta chết liền.
Không vô ích khi tự hỏi bà phải bơi vào bờ bao xa.
Bà đến gần rồi. Có lẽ Chúa đã nghe lời cầu nguyện của bà, bà tự nhủ; có lẽ cuối cùng máy bay sẽ đến được bờ. Tiếng máy nổ không có thêm dấu hiệu gì cho thấy máy hư thêm:
tiếng động cơ vẫn giật giật từng hồi như cũ, tiếng giật khiến bà nghĩ đến tiếng vỗ cánh ù ù đầy căm tức của con ong vò vẽ bị thương.
Bà quay sang tự hỏi, nếu thoát nạn, họ sẽ hạ xuống ở đâu. Máy bay có thể đáp trên bãi cát được không? Nếu gặp phải bãi đá cuội thì sao? Nếu đất ruộng bằng phẳng thì máy bay có thể đáp được, nhưng nếu gặp đầm phá thì sao?
Bà sắp biết rồi đây.
Bây giờ họ chỉ cách bờ 400 mét. Bà nhận thấy bờ bể lởm chởm đá và có sóng. Nhiều tảng đá lớn chồng chất nhau ven bờ. Một sườn núi đá nhỏ vươn lên tận một cái truông, nơi đây, cừu đang gặm cỏ. Bà nhìn kỹ cái truông, mặt đất ở đây có phần bằng phẳng, không có hàng rào và ít cây. Máy bay có thể đáp xuống đây được không? Bà không biết có nên hy vọng hay là cứ mặc cho số phận.
Máy bay vẫn kiên cường chiến đấu, nhưng cứ hạ thấp dần. Mùi muối của nước biển phả vào mũi của bà. Bà nhủ thầm:
thà rơi xuống biển còn hơn là đáp xuống trên bãi biển này. Va vào những tảng đá lớn kia, máy bay sẽ tan xác mất và cả bà cũng tan xác nữa.
Bà mong sao có chết thì chết cho nhanh.
Khi còn cách bờ khoảng 100 mét, bà nghĩ máy bay sẽ không đáp xuống bãi sỏi vì nó còn bay cao. Rõ ràng ông Lovesey nhắm đến bãi đất nằm phía trên sườn núi đá. Nhưng liệu có bay lên đó được không? May bay trông như ngang tầm chiều cao của sườn núi đá, bà tin chắc máy bay sẽ đâm vào vách núi thôi.
Bà muốn nhắm mắt lại, nhưng không dám. Thay vì nhắm mắt, bà chăm chú nhìn sườn núi đá đang chạy đến phía bà.
Động cơ rú lên như một con thú bị bệnh. Gió thổi bụi nước do sóng gây ra bay vào mặt bà. Bầy cừu trên mặt đất chạy tán loạn vì chiếc máy bay đang nhắm chúng và đâm đến. Naney bấu chặt vào mép buồng lái đến nỗi hai tay đau nhúc. Được thôi, bà tự nhủ, cứ đâm vào sườn núi đi, cho xong đời. Bỗng nhiên một cơn gió mạnh nâng nhẹ chiếc máy bay lên và bà tin họ sẽ qua được sườn núi. Rồi gió thu xuống. Khi ấy sườn núi chỉ cách họ trong gang tấc, bà nhắm mắt và hét lên một tiếng.
Nhưng bà không thấy xảy ra chuyện gì hết.
Rồi bỗng bà cảm thấy máy bay va chạm thật mạnh đâu đó, hất bà tới trước, sợi dây an toàn căng ra như muốn đứt. Một lát sau, bà cảm thấy chiếc máy bay bay lên lại. Bà thôi hét và mở mắt ra. Họ vẫn còn bay, bay là là cách mặt cỏ trên sườn núi đá khoảng một mét. Rồi máy bay giật mạnh và hạ xuống đất, lần này nó không bay lên được nữa. Nó chạy, nhảy nhót trên những nơi mặt đất gồ ghề, và Nancy lắc lư người tứ phía. Bà thấy họ đang đâm đầu vào một đám cây ngấy và bà nghĩ họ có cơ tan xác. Nhưng Lovesey đã khéo léo lái chiếc máy bay tránh được đám cây. Máy bay bớt nhảy nhót chạy chậm dần. Nancy khó mà tin nổi bà còn sống. Cuối cùng máy bay dừng lại.
Bà mừng rỡ đến nỗi run cả người. Phải cố hết sức bà mới lầy lại bình tĩnh “Thế là yên ổn, - bà nói lớn. Thế là yên ổn, sống sót được rồi”:
Phía trước bà, Lovesey đứng dậy, bước ra khỏi chỗ ngồi, tay xách bộ đồ nghề. Không nhìn bà, ông ta nhảy xuống đất, đến trước máy bay, dở nắp máy ra, xem xét máy móc.
Nancy nghĩ:
đáng ra lão phải hỏi mình có bình an không mới phải chứ.
Lạ thay, chính thái độ cục cằn của Lovesey đã làm cho bà bình tĩnh trở lại.
Bà nhìn quanh. Bầy cừu đã ăn cỏ trở lại, như thể không có gì xảy ra. Bây giờ máy đã tắt, bà nghe tiếng sóng vỗ ì ầm trên bãi. Mặt trời chiếu sáng, nhưng bà cảm thấy gió lạnh và ẩm thổi vào má.
Bà ngồi yên không nhúc nhích một lát, rồi khi cảm thấy hai chân có thể nhúc nhích được, bà bèn đứng lên, bước xuống máy bay. Đây là lần đầu tiên bà đặt chân lên đất Ailen, bà hầu như muốn khóc. Bà nghĩ:
đã từ lâu, chính đây là nơi gốc gác của mình. Bị người Anh đàn áp, bị người Tin lành gây hấn, đói khát bệnh hoạn, tổ tiên mình đã chen chúc trên thuyền, rời bỏ quê hương, vượt biên đi tìm đất mới.
Rồi bây giờ mình trở về thăm lại quê hương cũng bằng phương cách rất Ailen, bà nghĩ, miệng mỉm cười. Nhưng tình cảnh như thế đủ rồi. Bà còn sống, tức là bà còn có thể có cơ may đuổi kịp chiếc Clipper, phải không? Bà nhìn đồng hồ. Hai giờ 15. Chiếc Clipper vừa mới cất cánh khỏi Southampton. Nếu ông ta sửa chiếc máy bay bay lại được, và nếu bà có can đảm lên ngồi lại trên đó thì chắc có thể bà đến Foynês kịp giờ lên tàu.
Bà đến trước máy bay. Lovesey tay cầm cái mỏ lết to tướng cố vặn gỡ một chiếc bù loong. Nancy hỏi:
– Ông có chữa được không?
– Tôi không biết, - ông ta đáp, mắt vẫn không nhìn lên.
– Cái gì xảy ra thế?
– Tôi không biết.
Rõ ràng ông ta trở lại tính trầm tư, ít nói. Nancy chán nản, bà nói:
– Tôi cứ tưởng ông là kỹ sư chứ.
Câu nói của bà khiến ông chột dạ. Ông nhìn bà, đáp:
– Tôi học toán và vật lý. Chuyên môn của tôi là chế tạo cánh quạt có sức, chịu đựng sức gió. Tôi đâu phải là dân thợ máy!
– Vậy có lẽ chúng ta nên đi tìm một thợ máy cho rồi – Làm sao tìm cho ra thợ, máy trong cái xứ mắc dịch này. Ailen đang còn trong thời kỳ đồ đá.
– Chỉ vì họ đã bị người Anh tàn bạo áp chế bóc lột từ nhiều thế kỷ nay.
Ông ta ngẩng đầu lên khỏi thùng máy, rồi đứng thẳng dậy:
– Tại sao chúng ta bàn chuyện chính trị làm gì?
– Ông không thèm hỏi tôi có được bình yên không?
– Nhìn bà là tôi biết bà khỏe rồi.
– Suýt nữa ông đã giết tôi – Tôi cứu mạng cho bà đấy chứ.
Con người thật khó chơi. .
Bà nhìn quanh. Cách đấy khoảng 400 mét, bà thấy có dãy hàng rào hay bức tường thấp có lẽ chạy dọc theo một bên đường, và xa hơn một chút nữa, bà thấy có vài túp lều tranh. Có thể bà tìm được chiếc xe để đưa bà đi Foynes. Bà liền hỏi:
– Chúng ta đang ở đâu? Đừng nói ông không biết.
Ông cười toe toét. Đây là lần thứ hai hay thứ ba ông tỏ thái độ ít cục cằn hơn những lần trước. Ông đáp:
– Ở ĐÂy chỉ cách Dublin vài cây số thôi:
Bà nghĩ không nên đứng ì tại đây để nhìn ông ta loay hoay với cái máy.
– Tôi đi tìm người giúp đỡ.
Ông nhìn hai bàn chân của Nancy.
– Với giày ấy bà không thể đi xa được đâu.
Mình sẽ đi cho ông ta thấy, bà hậm hực nhủ thầm. Bà kéo váy. lên rồi nhanh nhẹn tháo móc trên chiếc vớ, ông nhìn bà sửng sốt, mặt ửng đỏ. Bà cuốn vớ xuống rồi tháo vớ tháo già ra. Bà sung sướng vì đã làm cho ông ta mất bình tĩnh. Trông đôi giày đế mỏng vào túi áo lăng tô, bà nói:
– Tôi đi không lâu đâu. - Nói xong, bà đi chân không. Khi bà đi xa được vài mét, bà cười toe toét. Ông ta rất bối rối. Đây là một bài học dạy cho ông ta biết lễ độ.
Niềm vui vì làm cho ông ta câm miệng không kéo dài được lâu. Chẳng mấy chốc, hai chân bà ướt mèm, lấm bùn, lạnh cóng. Những căn nhà xa hơn chứ không như bà tưởng. Bà còn không biết nói năng ra sao khi đến đấy. Có lẽ bà cố hết sức tìm cho được người lái xe đưa bà đến Dublin. Nhưng Lovesey có lẽ nói đúng, ông ta quả quyết rằng ở Ailen không có thợ máy.
Bà phải đi mất 20 phút mới đến được dãy nhà tranh. Sau cái nhà đầu tiên, bà thấy một phụ nữ nhỏ nhắn mang guốc đang xới đất trong vườn rau. Nancy lên tiếng gọi.
Người phụ nữ ngước mắt nhìn rồi kêu lên một tiếng sợ hãi.
Nancy vội nói:
– Máy bay của tôi bị hỏng.
Người đàn bà nhìn bà như thể bà đến từ một hành tình khác. Nancy biết mình trông có vẻ kỳ dị lắm, mặc áo măng tô vải ca sơ mia mà lại đi chân trần.
Thục ra thì đối với một người đàn bà nhà quê, chuyện một sinh vật từ hành tinh khác xuất hiện chắc cũng không làm cho bà ta ngạc nhiên hơn là nghe một người tuyên bố mình từ máy bay bước ra. Bà nhà quê rụt rè đưa tay sờ vào áo măng tô của Nancy, khiến bà bối rối nghĩ bà nhà quê này cho bà là nữ thần chắc.
– Tôi là người Ailen, - Nancy nói, cố làm ra vẻ mình là một con người.
Người đàn bà cười, lắc đầu, như muốn nói:
đừng nói thế với tôi.
– Tôi cần thuê người dẫn đến Dublin, - Nancy nói. Nghe thế, người đàn bà hiểu, cuối cùng bà ta nói:
– Ồ, tôi hiểu rồi, - rõ ràng bà ta biết những người xuất hiện như thế này là những người muốn đến thành phố lớn.
Nancy mừng rỡ khi nghe bà nhà quê nói được tiếng Anh. Bà cứ sợ bà sẽ gặp một người chỉ biết nói tiếng Gaen. Bà hỏi:
– Có xe không?
– Nếu đi ngựa tốt, bà sẽ đến đấy trong vòng một giờ rưỡi bà nhà quê nói với giọng ngân nga.
– Thế là không xong rồi. Trong hai giờ nữa, chiếc Clipper sẽ cất cánh khỏi Foynes, nằm ở bờ bên kia xứ này.
– Không có ai ở đây có xe hơi à?
– Không.
– Chà!
– Nhưng anh thợ rèn có chiếc xe gắn máy.
– Thế cũng được! - Đến Dublin, bà sẽ tìm xe hơi để đi Foynes. Bà không biết đường từ đó đến Foynes bao xa, cũng không biết sẽ mất bao nhiêu thì giờ để đến đấy, nhưng bà nghĩ cứ thử xem sao. Người thợ rèn ở đâu?
– Để tôi dẫn bà đi. - Bà nhà quê cắm cái xẻng xuống đất.
Naney đi theo chị ta. Đường đi đầy bùn lầy lội, bà thấy xót xa trong lòng:
xe mô tô mà đi trên đường như thế này thì chẳng hơn gì đi ngựa.
Trong khi đi qua ngôi làng, bà thấy có thêm điều bất tiện khác. Xe gắn máy chỉ chở được một người thôi. Mà bà thì tính, nếu thuê được xe hơi, bà sẽ quay lui để đưa Lovesey đi với bà. Nhưng xe mô tô thì chỉ chở được một trong hai người - trừ phi chủ chiếc xe bằng lòng bán xe cho bà, rồi Lovesey lái và bà ngồi sau. Bà hân hoan tự nhủ, như thế này mới mong cả hai đến Foynes được.
Hai người đi đến ngôi nhà cuối cùng và bước vào một lò rèn. Bỗng hy vọng của Nancy tan biến ngay lập tức. Chiếc xe đã được tháo ra từng mảnh nằm trên mặt đất, người thợ rèn đang sửa gì đấy. Nancy thốt lên:
– Ồ, thật rầy rà!
Bà nhà quê nói chuyện với anh thợ rèn bằng tiếng Gaen. Anh ta nhìn Nancy với vẻ thú vị. Anh ta còn rất trẻ, tóc đen, mắt xanh của chủng tộc Ailen và có bộ râu mép rậm. Anh ta gật đầu ra vẻ hiểu vấn đề, rồi anh nói với Nancy:
– Máy bay của bà ở đâu?
– Cách đây khoảng 800 mét.
– Để tôi đến xem thử ra sao.
– Anh biết sửa chữa máy bay à? - Bà hỏi, giọng nghi ngờ. Anh ta nhún vai đáp:
– Máy gì cũng là máy hết.
Bà nghĩ nếu anh ta tháo rời xe mô tô ra để sửa, thì chắc anh ta cũng có thể sửa được máy bay.
Bỗng anh thợ rèn nói tiếp:
– Nhưng hình như quá trễ rồi thì phải.
Nancy nhướng mày, rồi bà nghe có tiếng máy bay.
– Có phải chiếc Tiger Moth đấy không? Bà chạy ra ngoài, nhìn lên trời. Đúng rồi, chiếc máy bay nhỏ màu vàng đang bay trên xóm nhà.
Lovesey đã sửa được và bay đi mà không đợi bà!
– Tại sao ông ta làm như thế? Ông ta lấy luôn cái xách hành lý của bà hay sao?
Chiếc máy bay bay thấp sát trên mái nhà như muốn trêu người bà. Bà đưa nắm tay dứ dứ lên trời về phía chiếc máy bay. Lovesey đưa tay ra dấu đáp lại rồi bay lên cao. Bà nhìn chiếc máy bay bay đi. Anh thợ rèn và chị nhà quê đứng bên cạnh bà, anh thợ rèn nói:
– Máy bay không đón bà rồi!
– Thằng cha thật bất nhân.
– Ông ta là chồng bà à?
– Không phải!
– Có lẽ thế càng hay.
Nancy hết sức đau khổ. Hôm nay có hai gã đàn ông phản bội bà. Bây giờ bà biết làm sao đây.
Bà nghĩ có lẻ đành chịu thôi. Không thể nào đáp chiếc Clipper được rồi.
Peter sẽ bán công ty cho Nat Ridgeway và thế là xong.
Chiếc máy bay nghiêng cánh đổi hướng bay. Chắc Lovesey quay hướng về Foynes, bà nghĩ. Ông ta phải đuổi theo cho kịp bà vợ. Nancy mong sao bà ta không chịu trở về với lão.
Không đúng như ý nghĩ của bà, chiếc máy bay quay lui về phía làng. Ông ta làm cái gì thế này?
Ông ta cho máy bay bay thấp xuống, theo con đường lầy lội. Tại sao ông ta trở lại? Khi máy bay đến gần Nancy tự hỏi, phải chăng máy bay đang đáp xuống? Hay máy móc lại trục trặc hư hỏng gì nữa?
Máy bay đáp xuống đất rồi nẩy lên về phía ba người đang đứng trước nhà của anh thợ rèn.
Nancy suýt ngất xỉu vì mừng rỡ. Ông ta quay lại để đón bà.
Máy bay đứng yên, rung rinh trước mặt bà. Mervyn nói lớn cái gì đấy mà bà không nghe rõ. Bà hỏi:
– Cái gì?
Ông ta nôn nóng ra dấn gọi bà đến. Bà chạy đến, ông ta nghiêng người ra, nói lớn:
– Bà còn đợi gì nữa? Bước lên cho rồi!
Bà nhìn đồng hồ:
giờ 15. Họ đến Foynes kịp chán. Bà lại thấy tràn trề lạc quan. Mình chưa thua, bà nghĩ.
Anh thợ rèn đến gần, ánh mắt hân hoan.
– Để tôi giúp bà, - anh ta chắp hai bàn tay làm cái thang cho bà leo lên. Bà để hai bàn chân trần lên hai bàn tay chắp lại của anh ta rồi anh ta nâng bà lên. Bà ngồi vào chỗ trong máy bay.
Máy bay cất cánh ngay tức khắc.
Mấy phút sau, họ bay cao trên trời.