Lỡm quan thị
Tác giả: Khuyết Danh
Có một ông quan thị (1) đại nịnh thần, được Chúa Trịnh yêu lắm. Ông ta thường đến chơi nhà Quỳnh, thấy sách gì cũng mượn xem, mà ít khi trả. Quỳnh ghét cay ghét đắng, định chơi xỏ một bận cho chừa. Quỳnh bèn lấy giấy trắng đóng thành quyển sách để sẵn. Một hôm, thấy bóng quan thị đằng xa, Quỳnh giả vờ cầm sách xem, đợi khi ông ta đến nơi thì giấu đi. Quan thị thấy Quỳnh giấu, ngỡ là sách lạ, đòi xem Quỳnh bảo:
- Sách nhảm có gì mà xem.
Quan thị năn nỉ mãi cũng không được, về tâu với Chúa. Chúa đòi Quỳnh sang hỏi. Quỳnh đám chắc là đòi về chuyện quyển sách, mới lấy bút viết mấy câu vào sách bỏ vào tráp khoá lại, rồi sang hầu. Quả nhiên như thế. Quỳnh tâu:
- Không có sách gì lạ, chắc thị thần tâu man với Chúa đó.
Chúa thấy Quỳnh chối, lại càng tin là Quỳnh có sách lạ, bắt phải đem trình. Quỳnh sai người về đem tráp sang, mở ra, chỉ thấy có một quyển sách mỏng. Quỳnh rụt rè không dám đưa. Chúa bảo:
- Cứ đưa ta xem. Nếu sách lạ thì ta thưởng, mà có phải sách can phạm thì ta cũng xá cho, đừng ngại.
Quỳnh đưa ra. Chúa mở ra xem, chỉ thấy có mấy câu:
"Chúa vị thần viết: Vi cốt tứ địch, vi cốt tứ địch. Thị thần qui nhị tấu viết: Thần phong chỉ phát, thần phông chỉ phát".
Chúa ngẫm lại không biết nghĩa ra làm sao, bảo Quỳnh cắt nghĩa thì Quỳnh rụt rè tâu:
- Sách ấy là sách nhảm nhí của tiểu thần chỉ xem khi buồn, sợ cắt nghĩa ra rác tai Chúa!
Chúa nhất định không nghe, bắt Quỳnh cắt nghĩa cho được.
Quỳnh vâng lệnh tâu với Chúa, câu ấy nghĩa là:
"Chúa hỏi thị thần rằng: làm xương cho sáo, làm xương cho sáo. Thị thần quỳ mà tâu rằng: "Tôi may ngón tóc, tôi may ngón tóc".
Quỳnh cắt nghĩa, nhưng chúa vẫn chưa hiểu ra, lại hỏi:
- Đã đành nghĩa đen là như thế, nhưng ý tứ thế nào?
Quỳnh tủm tỉm cười không dám nói. Chúa và quan thị đứng hầu bên càng gặng hỏi. Quỳnh mới tâu:
- Xin chúa đọc đảo lại thì ra nghĩa, nhưng mà tục lắm. Bấy giờ Chua với quan thị mới biết Quỳnh lỡm, bảo Quỳnh mang sách về.
Quỳnh ra, quan thị chạy theo trách Quỳnh nhạo cả Chúa, thực là người vô phu, vô quân.
Quỳnh đáp lại rằng:
- Ngài bảo tôi là vô phu, vô quân thì bọn thường thị đời Hậu Hán là gì? Tôi đã giấu mà ngài cứ nịnh để đòi ra cho được thì lỗi tại ai?
Quan Thị tịt mất.
(1) Tức bọn hoạn quan
Có một ông quan thị (1) đại nịnh thần, được Chúa Trịnh yêu lắm. Ông ta thường đến chơi nhà Quỳnh, thấy sách gì cũng mượn xem, mà ít khi trả. Quỳnh ghét cay ghét đắng, định chơi xỏ một bận cho chừa. Quỳnh bèn lấy giấy trắng đóng thành quyển sách để sẵn. Một hôm, thấy bóng quan thị đằng xa, Quỳnh giả vờ cầm sách xem, đợi khi ông ta đến nơi thì giấu đi. Quan thị thấy Quỳnh giấu, ngỡ là sách lạ, đòi xem Quỳnh bảo:
- Sách nhảm có gì mà xem.
Quan thị năn nỉ mãi cũng không được, về tâu với Chúa. Chúa đòi Quỳnh sang hỏi. Quỳnh đám chắc là đòi về chuyện quyển sách, mới lấy bút viết mấy câu vào sách bỏ vào tráp khoá lại, rồi sang hầu. Quả nhiên như thế. Quỳnh tâu:
- Không có sách gì lạ, chắc thị thần tâu man với Chúa đó.
Chúa thấy Quỳnh chối, lại càng tin là Quỳnh có sách lạ, bắt phải đem trình. Quỳnh sai người về đem tráp sang, mở ra, chỉ thấy có một quyển sách mỏng. Quỳnh rụt rè không dám đưa. Chúa bảo:
- Cứ đưa ta xem. Nếu sách lạ thì ta thưởng, mà có phải sách can phạm thì ta cũng xá cho, đừng ngại.
Quỳnh đưa ra. Chúa mở ra xem, chỉ thấy có mấy câu:
"Chúa vị thần viết: Vi cốt tứ địch, vi cốt tứ địch. Thị thần qui nhị tấu viết: Thần phong chỉ phát, thần phông chỉ phát".
Chúa ngẫm lại không biết nghĩa ra làm sao, bảo Quỳnh cắt nghĩa thì Quỳnh rụt rè tâu:
- Sách ấy là sách nhảm nhí của tiểu thần chỉ xem khi buồn, sợ cắt nghĩa ra rác tai Chúa!
Chúa nhất định không nghe, bắt Quỳnh cắt nghĩa cho được.
Quỳnh vâng lệnh tâu với Chúa, câu ấy nghĩa là:
"Chúa hỏi thị thần rằng: làm xương cho sáo, làm xương cho sáo. Thị thần quỳ mà tâu rằng: "Tôi may ngón tóc, tôi may ngón tóc".
Quỳnh cắt nghĩa, nhưng chúa vẫn chưa hiểu ra, lại hỏi:
- Đã đành nghĩa đen là như thế, nhưng ý tứ thế nào?
Quỳnh tủm tỉm cười không dám nói. Chúa và quan thị đứng hầu bên càng gặng hỏi. Quỳnh mới tâu:
- Xin chúa đọc đảo lại thì ra nghĩa, nhưng mà tục lắm. Bấy giờ Chua với quan thị mới biết Quỳnh lỡm, bảo Quỳnh mang sách về.
Quỳnh ra, quan thị chạy theo trách Quỳnh nhạo cả Chúa, thực là người vô phu, vô quân.
Quỳnh đáp lại rằng:
- Ngài bảo tôi là vô phu, vô quân thì bọn thường thị đời Hậu Hán là gì? Tôi đã giấu mà ngài cứ nịnh để đòi ra cho được thì lỗi tại ai?
Quan Thị tịt mất.
(1) Tức bọn hoạn quan