Khuyết Danh
Tượng Bà Banh
Tác giả: Khuyết Danh
Quỳnh nghe nói cách nơi mình dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học trò:
- Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
Anh học trò thưa:
- Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"
- Tượng ấy hình thù như thế nào? Anh học trò có vẻ xấu hổ, nói:
- Pho tượng ấy trông kỳ cục lắm thầy ạ! Ðầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy vòng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, còn hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.
Quỳnh bực mình hỏi:
- Sao không đập vỡ quách đi cho rồi? Ðể cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm gì?
- Thưa, "Bà Banh" dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành thì phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng thì khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...
Một hôm, Quỳnh đến tận nơi có tượng Bà Banh để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng, lấy chầy đá quẳng đi, đoạn cầm bút đề tám câu thơ lên bụng tượng:
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
Ðể đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?
Khéo đứng ru mà đứng mãi đấy!
Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Ba Banh" thiêng nữa.
Quỳnh nghe nói cách nơi mình dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học trò:
- Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
Anh học trò thưa:
- Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"
- Tượng ấy hình thù như thế nào? Anh học trò có vẻ xấu hổ, nói:
- Pho tượng ấy trông kỳ cục lắm thầy ạ! Ðầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy vòng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, còn hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.
Quỳnh bực mình hỏi:
- Sao không đập vỡ quách đi cho rồi? Ðể cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm gì?
- Thưa, "Bà Banh" dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành thì phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng thì khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...
Một hôm, Quỳnh đến tận nơi có tượng Bà Banh để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng, lấy chầy đá quẳng đi, đoạn cầm bút đề tám câu thơ lên bụng tượng:
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
Ðể đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?
Khéo đứng ru mà đứng mãi đấy!
Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Ba Banh" thiêng nữa.