watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tâm Tư-Chương II (B) - tác giả Kim Định Kim Định

Kim Định

Chương II (B)

Tác giả: Kim Định

4. Huyền niệm hiện ảnh
Hiện ảnh là một loại hiện tượng của vọng phát linh tượng xảy ra nhiều nhất bên Ấn Độ. Có hiện ảnh là khi một người nào thấy được các vị thiêng liêng hiện ra với mình, nói năng, ban phát mệnh lệnh, an ủi, vỗ về, chỉ dẫn, nhiều lần còn cho biết những biến cố này khác ở xa, hoặc chưa đến.
Cũng có khi huyền niệm xảy ra dưới hình thức xuất thần ngất trí, hoặc nằm bất tỉnh nhân sự có khi sụt bọt rãi, nhịp thở nhỏ dần, tim đập rất nhẹ nhiều khi như ngưng hẳn coi không khác chết là bao. Tiếng Anh kêu là Trance. Ta có thể gọi là đảo thần, bức thần, thánh vật… Khi người đó lấy lại ý thức thì đôi khi cảm thấy tâm hồn lâng lâng như bay trong cõi không gian, như lạc vào một thế giới thần tiên đầy sảng khoái, nhưng chỉ sau ít lâu lại như bị bỏ rơi và cảm thấy cô đơn, ủy mị, tán loạn, mệt mỏi. Những hiện tượng này hay các hiện tượng tương tự đều phát xuất rất nhiều trong những nền văn hóa mà ý thức không trù liệu, không điều lý chỗ cho các sơ tượng (bên Ấn Độ là các sinh tượng, bên Tây Âu là các linh tượng) nên có lúc làn sóng sơ tượng thay vì rút vào bưng vô thức để xuất hiện theo lối vọng phát du kích, thì đây chúng đột nhập vào ý thức và làm tê liệt ý thức trong một quãng thời gian nào đó để nắm lấy chính quyền chỉ huy đời sống. Trong lúc đó người ấy thấy những sự lạ lùng tai mắt thường không hề thấy, và nói lên những điều vượt hẳn tầm mức thông thường của cộng cảm (le sens commun). Quan sát ở ngoài, người ta thấy họ như đang nhận mệnh lệnh từ một vị cao cả vượt hẳn mức thường như thấy được những việc sau xem được xa, và thường nhân coi đó là những khải thị lạ lùng. Nhưng nếu ta nhìn bao trùm cả lịch sử văn hóa nhân loại để so sánh nhiều ngàn năm đông tây kim cổ thì sẽ không thấy chi lạ cả.
Trước hết vì những điều khải thị đó chỉ đạt tới đợt tiềm thức một nhóm người, mà chưa đạt vô thức cộng thông nhân loại. Do lẽ đó những điều nói ra chỉ vượt ý thức cá nhân và chỉ biết những việc đã xảy ra, còn khi nói về tương lai thì chỉ là chiếu giã những dự đoán của nhóm người đó. Vì thế những điều nói ra chưa đạt tâm trạng của một dân, hay đúng hơn của một giới dân cùng chung tâm trạng trong một địa phương. Thí dụ cũng là cầu cơ (spiritiste) cả, mà khi lên đồng thì đồng Pháp bảo rằng có luân hồi, còn đồng Mỹ lại chống luân hồi… Có hay không chỉ là sự chiếu giãi tâm trạng của nhóm cầu cơ thuộc từng địa phương, mà tâm trạng này chưa đạt tới mức giải đáp các vấn đề tế vi như luần hồi… nó chỉ lập lại các điều nhóm dân đó tin tưởng, nhưng một cách tổng quát nên lạ cho các cá nhân.
Thứ hai là các loại hiện ảnh và thần giáng này bao giờ cũng có rất nhiều và khắp nơi, nếu làm thống kê chắc cũng tới hàng tá ở mỗi nước, kể cả các nước văn minh.
Thứ ba đây là chứng cớ hiển nhiên và khoa học là một số đã để lại bút tích. Chúng ta chỉ cần đưa các văn kiện đó ra mổ xẻ sẽ nhận ngay thấy tính chất vẩn đục, lộn xộn, đầy mâu thuẫn và nghèo nàn: nên người ta quen chơi chữ rằng "les spirites sont pauvres d'esprit", nghĩa là chỉ có một số ít ý tưởng kỳ dị, còn toàn là một mớ luận lý thường thức thông tục.
Ngay đến những sách của các bậc bức thần có tiếng tăm (visionmaires célébrs) nếu mổ xẻ thấu đáo liền nhận ra còn lâu lắm mới đạt tới trình độ Minh triết. Do lẽ đó chúng ta biết đấy không phải là đường chính đạo. Nhiều khi những ảo kiến đó còn di hại cho sức khỏe cả thể xác lẫn tinh thần, như trường hợp bức thần (trance) rất giống với sự chết giả: vì có một sự phân sáp ý thức ra khỏi thân xác, nên về sau người đó rất dễ trở thành nạn nhân cho mọi luồng tiềm thức hoang dại.
Trong một ít trường hợp may mắn thì vòng ý thức được mở rộng hơn phần nào và người đó còn giữ được thế quân bình gọi là lương tri. Nhưng đó là truyện họa hiếm, và có xảy ra cũng trong trường hợp xuất thần ít khi xảy ra trong trường hợp bức thần. Đôi khi những hiện tượng đó có kèm theo một số quyền năng ngọai lệ như viễn thị, viễn văn, hoặc tiên tri, thì không có gì lạ khi ta hiểu được phạm vi rộng lớn của sơ tượng, vì nó là "vô thức cộng thông" rộng như vũ trụ, chỉ lạ lùng cho những người mới biết có ý thức cá nhân đã tưởng là tất cả con người chỉ có thế. Do lẽ đó ta hiểu tại sao những vị hiền triết trung thực coi nhẹ những "quyền năng" kia, và ở những người theo Nho triết thì không có lối huyền niệm đó bao giờ. Vì Nho triết đã trù liệu đủ chỗ cho mọi khuynh hướng, hơn thế còn vun tưới, tài bồi cho sơ nguyên tượng chuyển hóa sang vòng ý thức để mở rộng chân trời ý thức, cũng như để ý thức lan vào vùng tiềm thức như trong câu "âm trung hữu dương căn" khi hiểu âm là cõi vô thức, dương là cõi ý thức. Hai cõi dó là hai cực của tâm thức cần được hội thông chuyển dịch thẩm thấu… Và câu "ta thay trời mở đất mênh mông thì trời và đất ở đây phải hiểu là hai hạn từ đó, nghĩa là ta phải làm cho vô thức và ý thức giao thoa thẩm thấu. Vì quan niệm như thế nên coi những hiện tượng xuất thần, đảo thần… chỉ là những bệnh trạng của một nền văn hóa lệch lạc, chứ không là nền Minh triết.
Minh triết chân thực có tính các vô cùng nên không đối kháng với bất cứ mộot tình trạng tâm thức nào hết. Bởi đó ngộ đạo chân thực xảy ra êm ái không gây những động kinh, rung động gân não chi cả. Vì nó không thuộc lý trí hay cảm xúc nên cái nọ đẩy cái kia như buồn đẩy lui vui vậy. Minh triết thực thì ta không thể gây nên được, còn những ảo kiến hay hiện ảnh có thể gây nên được nên ta biết nền móng chính của chúng là lý trí và cảm xúc với ý chí, nghĩa là không cao lắm, còn thuộc trọn vẹn miền ý thức cá nhân.
5. Tâm động
Để độc giả thấy rõ điều đó, xin đan cử ra đây một phương pháp làm phép lạ, tức là làm cho hiện ảnh xuất hiện thực sự. Phương pháp này quen gọi là Tâm động (Grotte du Coeur) dùng để gọi lên khung trời ý thức những hiện ảnh. Phương pháp gồm một số động tác mà tác giả phân chia một phần theo kinh nghiệm riêng như sau:
Động tác 1: Ngồi trong tư thế rất quân bình, rồi nhắm mắt lại, xua hết mọi ý tưởng ra, đoạn nghĩ đến một vật gì, càng đơn sơ càng hay (thí dụ quả trứng, cái lá…). Cứ nghĩ đến vật đó hoài cho đến khi mở mắt xem lên tờ giấy trắng cũng thấy vật đó. Động tác này sẽ phải tập ít tuần hay ít tháng thì đạt. Cái đó tùy người. Cần tập chỗ yên tĩnh, tốt hơn về ban sáng.
Động tác 2: Khi đã thành tự động tác đầu thì chuyển sang động tác 2 không xem vật nữa, nhưng xem xuống ngực, nhìn thẳng vào tim, ở điểm mà Yoga gọi là tâm xa (anahata) và quán tưởng (visualiser) thấy trái tim to như trái trứng ngỗng và đỏ rực như lửa. Tập như thế ít tuần hay ít tháng tùy người, cho đến lúc thấy tim nóng rực thì thôi liền (vì thế người đau tim phải tránh).
Động tác 3: Khi đã thành công đợt hai là có được tâm động, bây giờ mới nghĩ đến việc làm cho hình ảnh xuất hiện trong hang trái tim. Muốn thế hãy chọn một mẫu ảnh, có hình nhỏ hơn tâm động để đứng vào vừa được. Phải chọn ảnh mình kính mến ưa thích hơn cả trong tôn giáo của mình, nên tùy mỗi người theo tôn giáo nào thì chọn ảnh theo tôn giáo ấy. Khi chọn ảnh rồi thì quán tưởng như động tác 1 cho đến lúc đưa mắt vào đâu cũng thấy tượng hình đó, như thế là được.
Động tác 4: Ở tại đem hình tượng đó đặt vào tâm động, nghĩa là lấy trí đặt tượng hình nói trên vào lò lửa trái tim mình đã quán tưởng được ở động tác 2. Bước này thường là mau. Khi thành tựu sẽ thấy hình tượng đó máy động và làm cử chỉ y như người sống thật, trước nhỏ bằng trứng ngỗng sau dần lớn bằng người thật biết cử động, nhưng chưa biết nói.
Động tác 5: Là làm cho hình tượng đó nói được. Muốn thế nên chọn một tiếng vắn tắt như Aum của Ấn Độ, Amen của Kitô… hoặc tiếng khác nhưng không nên dài quá 5, 6 âm. Đó gọi là lời chú (lời để neo chú ý: Mantra). Cần phải chọn tiếng hợp tâm trạng của mình, rồi cũng theo tư thế như các tác động nói trên, ngồi yên và cứ đọc thầm trong óc liên tục và tưởng như tiếng đó phát ra từ tượng chứ không phải do mình. Đó gọi là âm thanh tưởng. Sau khi đã luận tập đủ (lâu mau tùy người) thì khi chú ý lắng nghe, liền nghe thấy tiếng tự tượng phát ra, ban đầu chỉ lặp lại những tiếng mình đã chọn, nhưng lâu dần thì hiện ảnh nói thành từng bài dài để cảnh cáo, khuyên răn, và nhiều lúc báo cho những điều vị lai chua ai được biết, hoặc ở xa đấy. (Những động tác trên đây sẽ không cần theo thứ tự đối với một số người, cũng như có người không tập mà cũng được, còn có người tập ít lâu đã thấy liền. Cái đó tùy người).
Đó là đại để phép làm xuất phát hiện ảnh rất quen biết đối với các người thực hiện Yoga. Nó có công hiệu hầu như máy móc, vì bên ngoài cõi ý muốn của tâm thức, bởi có phần tác động của tiềm thức, nên ở những người có khiếu tự nhiên, nhất là những phụ nữ có cân não yếu, thần kinh liệt nhược mà những nhu yếu sinh lý bị dồn ép quá tàn nhẫn thì có khi chỉ tập một tháng đã thành ảo kiến sĩ (visionmaire) hay nhiều khi thành trước khi tập dù không biết chi hết và vì thiếu ý thức nên dễ bị hại nhiều hơn lợi. Các nhà tâm lý nhận ra có hai lý do gây nên ảo kiến, vọng tưởng hoặc những hiện tượng viễn thị, viễn thính: một là vào tuổi dậy thì (puberté) vì khi có những việc kỳ lạ như là gõ cửa, rung chuông, ném đá thì thường trong nhà có trẻ đến tuổi dậy thì, nhất là thiếu nữ, vì người nữa mạnh về trực thị mà yếu về ý thức hơn nam giới nên số ảo kiến sĩ nữ đông hơn nam.
Hai là sự hạ thấp độ ý thức (semil de conscience) như trong lúc gần ngủ hoặc khi dùng các chất làm lu mờ ý thức như Hippi dùng cần sa để siêu thoát… người ta thí nghiệm thấy loại kích thích tâm trí như dexadrine không nhạy bằng loại hạ thấp ý thức (amita thí dụ). Năm 1980 một người Mỹ là Sampson ở bên Mỹ say ruợu nên xem thấy động đất bên Indonésie chết 38 ngàn người chính trong xảy ra tai nạn. Một người tên là Cayce biết chẩn bệnh và cho thuốc rất trúng khi bất tỉnh, nhưng lúc ý thức đầy đủ thì không biết thuốc men gì nữa.
Vì những lý do trên, ở đây chỉ có ý giới thiệu để phần nào minh chứng cho những luận bàn về vọng phát, đồng thời để giới thiệu cho người học triết biết cơ cấu của tâm trạng để hiểu và dẫn dắt nêu có gặp dịp đặng tránh tai họa cho người không biết. Còn chuyện có nên tập luyện hay không thì tùy người. Tuy rằng có một số sách dạy Yoga khuyên dùng nó như phương tiện hiệu nghiệm để cho cái học quá lý trí khỏi trở thành khô khan, và nhờ phép tâm động mà trở thành sốt sáng. Nhưng đó chỉ là những điều trong sách, và chúng ta nên dè dặt, vì như đã nói đó chỉ là những vọng tượng phát xuất do cơ cấu yếu đuối của tâm thức. Sở dĩ giới thiệu ở đây là đem ra một phương pháp thăm dò khả năng tiềm ẩn của con người, và có thể coi đó như chìa khóa đầu tiên mở vào những miền xa lạ, những quyền năng vượt mức thường nhân như thấu thị, thấu nhĩ, các phép trị bệnh gọi là "linh trị" (spititual healing) không phải bảo ta cần thí nghiệm, càng không bảo ta phải đạt tới quyền năng đó, nhưng để ta hiểu phần nào cơ cấu tâm linh của một số hiện tượng thường xảy ra và không để cho các đạo sĩ (charlatans) gây tệ đoan trong dân chúng. Sở dĩ tệ trạng này còn rất nhiều thì một trong các lý do cũng vì triết lý chưa chiếu giã tia sáng nào vào những cõi vực u linh đó. Thuật tâm động này giúp ta hiểu phần nào những hiện tượng vượt mức thường: đi trên lửa, bay trên không, ngồi trên tấm ván có nhiều đanh đóng giơ mũi nhọn lên như kiểu các phù thuật bên Ấn Độ (Fakir). Nho kêu là "hành quái".
Cũng có người dùng phương pháp trên cách khác và gọi là phép Quán tâm để làm phương tiện tu đức. Muốn thế đạo sĩ quán tưởng thấy tâm mình như vầng trăng tròn đầy sáng láng và đứng yên trên ngực, thanh tĩnh, vắng lặng không chút bụi nhơ và rất mực trong mát. Đang lúc quán tưởng như thế thì trăng với tâm là một. Nếu trăng không nhiễm vết trần ai, thì vọng tưởng cũng không xuất hiện nơi tâm.
Có người thêm pháp kết tay ấn hoặc niệm chú cho thêm phần linh nghiệm. Tất cả những phương pháp tương tự mà dân chúng thường tin tưởng là những bùa pháp linh nghiệm, có nhiều quyền năng huyền diệu, thì sự thực chỉ là những phương thế biến chế từ phép tâm động, và không có mục đích nào khác hơn là để giúp ta tu luyện, có thể hợp cho một số người này mà không hợp cho số người khác. Người học triết cũng nên biết đại cương để rộng đường suy tưởng. Trong các phương pháp có thể là hợp với nhiều người và nhiều trường hợp hơn cả là phép Xả sau đây.
6. Phương pháp Xả: Sawa-sana
Xả hay là nghỉ toàn diện có ơn ích rất lớn cho việc suy tư chân thực. Hầu hết suy tư đã đi lạc hướng thì một phần là tại đã không biết Xả. Nên thường dựa ngay trên những ý niệm. Nhưng đó chỉ là những điều hiển nhiên của công cảm (les évidences du sens commun) có tính cách rất phiến diện chỉ để tạm dùng cho đời sống sinh lý, chúng chỉ là dữ kiện cho sự thật thế gian, của tiểu thể, khôn gphải sự thực của Tri tri thuộc Đại Thể. Vì vậy phải biết cách thải bỏ chúng đi trước đã. Yoga đưa ra một phương pháp rất công hiệu có lẽ đó là bước đầu hay nhất, và xin gọi là phép nghỉ toàn diện (cũng gọi là Smriti).
Thường ta gọi là nghỉ khi thôi làm việc, khi đứng không, hay ngồi, hoặc cả năm nữa. Thực ra đó mới chỉ là nghỉ được một phần tư trong con người của ta. Vì trong lúc ấy trí mường tượng của ta vẫn chạy lung tung, nhân đó cân não cũng căng lên một nửa, thần kinh cần phải lao tác. Muốn nghỉ toàn diện phải dùng tư thế (asana) Xả (sava) như sau:
Nằm ngửa trên giường hoặc phản hay ghế, đầu để sát giường, nếu có gối thì chỉ kê cao một chút, nếu quay đầu hướng Bắc hay Đông để theo chiều từ trường của trái đất thì càng tốt. Vì nằm ngược từ trường cũng làm tốn một ít sinh lực. Tay chân duỗi ra, úp hai bàn tay xuống giường, thả mọi gân cốt cho chảy ra hết như không còn thể vâng mệnh lệnh của lòng muốn nữa. Đó rồi xua hết mọi ý nghĩ ra khỏi ý thức, hễ một ý nào vừa ló ra liền xua đi ngay. Trong khi đó có thể để trí vào gốc mũi, chỗ giữa hai lông mày gặp nhau. Còn thân thể thì cứ thả cho giãn hẳn xuống. Cần sao cho thực sự như cảm thấy mình mẩy chân tay dính đét xuống giường. Muốn chóng đạt cảm súc đó nên đem trí khôn qua từng phần thân thể, hết tay rồi chân, thí dụ trước hết đưa trí vào tay tả, tưởng tượng từng đoạn một từ vai trở ra từ từ cho đến ngón tay thấy như chảy ra, dính đét xuống giường. Hết tay tả đưa trí sang tay hữu, rồi hai chân, đến lưng, cổ và nhất là mặt. Thường gần mặt hay co vậy cần làm cho thật giãn ra. Khi đã thành công thì cảm thấy như tê liệt, dính hẳn xuống giường đến nỗi muốn chỗi dậy lập tức không được. Có người vài tuần đã tập được phép nghỉ này, có người phải từng tháng mới quen, lâu mau tùy người. Sau khi đã đưa trí đi vòng quanh thân xác thì lại trở về vị trí cũ ở gốc mũi, nơi nhà khắc tượng Phật quen điểm con mắt thứ ba gọi là Huệ nhãn. Chính việc để trí khôn vào điểm huệ nhã có một sức an nghỉ lạ thường nên nhiều người cho là một phép lạ thiêng liêng, sự thực đó chỉ là một cách giúp cho lập được thế quân bình rất hiệu quả.
Phép xả này giúp ta lấy lại sức rất mau. Cả một ngày làm việc mỏi mệt mà xả theo lối này thì chỉ 15 phút lấy lại được sức như thường. Người mất ngủ một đêm cũng chỉ xả một khắc là đã đỡ mệt. Trước khi ngủ mà Xả thì dễ ngủ hơn, không mơ hay rất ít, ngủ 4 tiếng khỏe bằng 7 tiếng. Phép này ảnh hưởng rất nhiều đến việc an tĩnh tâm trí, vì khi gân mạch giãn ra thì tình tự buồn giận tức bực hạ hẳn xuống, nên giúp rất nhiều cho việc gỡ khỏi sự bám víu của những cái hiển nhiên theo lưu tục là điều tối quan trọng cho những ai muốn suy tư chân chính.
Chương V sẽ nói về sự cần thiết này ở điểm "tuyệt tứ". Đối với một số người phép xả này là phương pháp hay để tuyệt tứ nên chúng tôi giới thiệu ở đây, và có thể coi là tinh hoa của phép Yoga. Vì khi dùng nó như phép xả mà thôi, nghĩa là chỉ có tính cách tiêu cực và tùy phụ thì không e ngại biến chứng ra lối huyền niệm xuất thế (mysticisme acosmique) là cái gieo nặng lên tâm hồn một cảm tự ti khi phải hoạt động, nhất là trong thời đại giao động này. Cho nên giới thiệu phép Xả là chúng tôi nghĩ đã chắt lọc lấy cái hay nhất của môn Yoga ai cũng có thể thí nghiệm mà không cần linh hướng (Gourou). Ban đầu cần hiện thực một cách rất tỉ mỉ như đã chỉ dẫn trên. Một khi đã quen thì sau thi hành bất cứ trong tư thái nào và trường hợp nào, chẳng hạn khi gặp những điều quá trái ý như lâm vào những hoàn cảnh bất khả kháng vượt quá xa tầm chịu đựng hay trù liệu của lý trí, chẳng hạn cảnh tan cửa nát nhà, chiến tranh đổ vỡ, cũng có thể thi hành nếu thực đã quen. Lúc đó phép Xả này đem lại cho ta sự bình tĩnh và một sự mát dị tâm hồn do đó giúp ta tìm ra được lối thoát tương đối hay nhất.
Tâm Tư
Tâm Tư hay là khoa Siêu lý của Viễn Đông
Chương I (A)
Chương I ( B)
Chương II ( A)
Chương II (B)
Chương III ( A)
Chương III ( B)
Chương IV ( A)
Chương IV ( B)
Chương V (A)
Chương V (B)
Chương VI
Chương VII (A)
Chương VII (B)
Chương VIII
Chương IX
Chương X