watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đại tá không biết đùa-chương 4 - tác giả Lê Lựu Lê Lựu

Lê Lựu

chương 4

Tác giả: Lê Lựu

Tái bút: Con nói với bố xem có đợt đi công tác về bên này, bố mà xin được cho con tranh thủ về với mẹ mấy ngày thì đời mẹ thế là nhất. Nhưng nếu không được cũng đừng quấy rầy bố. Mẹ cũng vẫn cứ vui vẻ đợi cho đến ngày hết hạn con trở về. Mẹ.
Mọi lần đọc thư xong đại tá thường cau mặt lầm nhẩm mắng vợ một câu gì đó, về những chân thực sai lệch của bà với xã hội, với người lính ở chiến trường. Rồi sự thô thiển về hiểu biết, sự nông nổi về tình cảm của họ, nếu không cảnh giác, ta sẽ gục ngã trước cái bệnh tham lam cố hữu của đàn bà. Đàn bà là thế. Họ luôn luôn tìm sức mạnh trong cái yếu đuối của họ. Không cảnh giác, mất phương hướng như chơi. Đến lần này ông chỉ im lặng, cả một tuần mất ngủ rồi, vẫn im lặng. Mấy người ở văn phòng quen được ông cho đọc thư vợ, lần này ông không đưa cho ai. Lá thư để trên bàn như moi khi, ai đến làm việc không thấy ông, họ ngồi đọc tự nhiên như lần trước. Cũng như ông, không ai bàn tán đùa cợt, họ quây quần quanh ông ủ rũ sầu não. Lúc ấy ông lại phải nói to lên những câu vẫn thường nói: Nó phức tạp lắm cơ. Ở đời tôi đã nghiệm, dây đến gia đình vợ con là mệt lắm. Thôi thế hỉ. Bây giờ ta chữa cái bệnh lo âu này, tốt nhất là các ông xem có cái gì chén, cơm nguội chẳng hạn. Đời, cái gì qua rồi sẽ qua đi thôi mà. Nào, ta làm việc với nhau, tình hình hôm nay ra sao nhỉ? Cố làm ra thế, ông cũng không thể chạy chốn được ý nghĩ bùng lên như lửa trước nguy cơ thằng con mất tích mà lá thư của vợ như đổ thêm dầu. Cả đêm qua ông thức trắng, đi lại lẩm bẩm. Sáng ra ông mới gục đầu trên chiếc mũ cứng không ra ngủ, không ra thức, không ra chờ đợi điều gì. Cũng không phải là cung cách nghỉ ngơi. Liên lạc bảo ông đến gặp tư lệnh. Như chợt tỉnh, ông nhìn đồng hồ: đã mười giờ ba mươi phút. Ông uể oải đứng dậy múc gáo nước đổ vào lòng bàn tay vỗ vỗ vào mặt. Nước vẫn chẩy ròng ròng xuống áo quân phục, ông cứ thế đi gặp tư lệnh
***
Hoài được tin báo về sở chi huy đoàn dân công để gặp đại tá Thủy. Mặt Hoài tái ngắt, người run lên, choáng váng, nhưng không thể biết lúc này mình đang sung sướng hay hoảng sợ? Lẩn tránh hay xáp mặt? Biết đâu ông ta đã nghĩ lại. Hay biết tôi sang đây, ông lại phải bắt con trai đi nơi khác: sang Thái Lan, sang Lào sang Căm-pu-chia để tôi không thể tìm thấy. Nếu tôi vẫn tìm cách đến đấy thì đã sao. Chả nhẽ cả cuộc đời chỉ để ông vác cậu con trai chạy chốn tôi? Nếu người đàn bà luôn luôn cảm thấy tất cả những người đàn bà khác không ai có thể đứng đắn hơn mình, thì họ cũng cảm thấy chỉ có số kiếp mình là đau đớn, nhục nhã nhất trên đời này. Mới hăm ba tuổi đầu đã có lúc Hoài không muốn sống nữa. Đây là lần thứ hai đại tá gặp cô người yêu của con mình. Lần trước: Tôi muốn nói với cô một chuyện. Dạ, thưa bác ở đâu đến ạ? Xin lỗi, tôi chưa giới thiệu. Tôi là bố của Tùy. Xin bác tha lỗi cho cháu. Anh Tùy đã kể nhiều về bác mà cháu chưa có dịp được gặp. Không sao. Chúng ta có thể bỏ qua những thủ tục không cần thiết. Thôi, cô ngồi xuống đây, không phải pha nước nữa, tôi vội phải đi ngay. Thế này nhé. Tôi đến để xin lỗi cô về việc cậu Tùy. Tôi muốn cậu ấy phải có những hoài bão, khát vọng nó khác đi. Nói thẳng ra là tôi muốn cậu ta phải là một con người có lú tưởng phấn đấu cho một mục đích nào đấy, đừng để sự lặng lẽ của mỗi ngày nuốt dần hết sức trai trẻ và sự yên ổn của những vui thú vô vị cứ nối dài mãi, hết cả đời người lúc nào không hề biết. Cụ thể là thế này. Tôi không muốn cậu ta sống ở đây. Thưa, cháu nghe nói bác vất vả lắm mới xin được cho anh ấy vào làm việc ở nhà máy này. Ngày ấy tôi không muốn cậu ta nhiễm độc ở những đứa bạ xấu. Phải chạy vạy che chắn, ngăn chặn… dùng đủ biện pháp, cậu ta mới yên ổn học hết phổ thông. Cháu cũng nghe nói anh ấy đỗ điểm cao nhất trong số học sinh đủ điểm đi học đại học ngoài nước. Nhưng không đơn giản đâu. Một con người chưa nếm mùi gian nan, chưa được nếm vào thử thách khắc nghiệt của sống chết thì cái kiến thức, cái bằng cấp đôi khi lại là cái cớ để họ quay lưng với nhân dân, với chiến sĩ. Môi trường đôi với tuổi trẻ quan trọng lắm. Thưa bác, cháu thấy từ ngày vào nhà máy anh ấy rèn luyện đến mức Đảng ủy và giám đốc coi như cái “gương” để chúng cháu phải soi vào mà theo đấy ạ. Có, có cố gắng, nhưng ở đây đôi khi bình lặng quá và con người đang nhoai lên giành sự sung sướng cho cá nhân mình. Hơn nữa… có phải chúng cháu đã yêu nhau làm ảnh hưởng đến tiến bộ của anh ấy? Không hẳn như thế. Tôi chỉ muốn câu ta chưa vướng víu vào chuyện này sớm. Thưa, cháu đọc sách báo của ta nói rất nhiều cặp tình yêu tạo được sức mạnh giúp đỡ nhau… Tất nhiên, tất nhiên, không có ai lại muốn kéo người yêu của mình lùi lại, nhưng thực tế khách quan của đời sống tình cảm sẽ chi phối không thể cưỡng lại được. Vả lại, cũng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, con người cụ thể. Thưa, bác thấy trong trường hợp cụ thể của chúng cháu… Tôi chưa nói đến trường hợp cụ thể nào cả. Tôi chỉ muốn nói đến một lo-gic của cuộc đời là thế này. Sức lực và thời gian, trí tuệ và tình cảm trong mỗi con người ở những mức độ khác nhau, nhưng không thể là vô hạn. Ai đã tự nguyện san sẻ cho cái này, ắt phải thiếu hụt ở cái khác. Biết làm thế nào. Xin lỗi, tôi nói hơi lý luận sáo rỗng làm cô khó hiểu? Thanh niên bây giờ rất cụ thể, thiết thực mà. Cho nên tôi cũng chỉ nói cái cụ thể, đơn giản thế này. Cô thông cảm, chuyện cô với Tùy hãy tạm thời chấm dứt. Thưa bác, thời gian độ bao lâu ạ? Tôi biết cô sẽ giễu cợt sự dở hơi của tôi. Nhưng Tùy là con tôi, tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của cậu ta. Nếu vậy bác nên thay đổi quyết định. Phải chấm dứt chứ không được tạm dừng lại như kiểu nghỉ giải lao. Tôi không cho phép cô có thái độ xấc xược như thế. Điều đó là một chứng cớ để nói rằng cô chẳng yêu mến gì con tôi. Cháu xin lỗi, bác tha thứ cho thái độ hỗn láo của cháu. Còn về tình cảm của chúng cháu bác nghĩ thế nào cũng được. Thực ra nghĩ điều gì bây giờ cũng không quan trọng. Tôi chỉ muốn… Cháu hiểu và xin chấp hành ý bác. Cháu chỉ xin bác một điều thế này: bác yêu cầu anh Tùy phải nói với cháu, hoặc chả cần nói, cứ tỏ rõ một thái độ dứt khoát cắt đứt quan hệ với cháu. Cháu sẵn sàng chấp nhận tất cả. Được thôi. Có lẽ rất nên như thế.
Bằng kết cục ấy và những việc làm tiếp theo của ông, thì không thể có một tình cảm ồn ào thân thiết, dù hơi gượng gạo như hôm nay. Đại tá ra tận đầu dốc đón cô. Bác chờ cháu lâu chưa ạ? Cháu gầy quá. Đến mặt trận được lâu chưa? Nghe nói cháu vừa ở B.T. về đây. Dạ, cháu đi phục vụ các đơn vị dân công rào biên giới. Rất có thể trùng hợp với một nguồn tin nói rằng đã co một người con gái Việt Nam cùng đi với nó. Suốt chặng đường từ X đến đây, ông đã phải giằng xé với một quyết định nhượng bộ. Đúng ta là một đối sách cần thiết trong tình thế này. Tất cả mọi phương án đã nghĩ nát trong đầu đến bây giờ nói ta vẫn còn khó, Hoài ạ, hôm nay chú đến đây tìm cháu, chắc phần nào cháu hiểu được tình cảm của chú. Dạ. Thông cảm cho chú. Cái gì cũng phải có quá trình của nó. Nghe tin cháu đến đây, chú vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Cháu đã gặp Tùy chưa? Chau định cuối tháng kết thúc một, cháu xin phép đi tìm đơn vị anh ấy. Cháu đã biết tin tức về nó? Có chuyện gì khác không bác. Ông phải trả lời bao nhiêu câu hỏi, phải an ủi dỗ dành nó. Với sự hoảng hốt và đau đớn của nó, ông chắc chắn đến lúc này nó vẫn chưa biết chuyện gì xẩy ra. Không khai thác được gì để tìm ra manh mối của con, ông vẫn phải ở lại một đêm cùng ban chỉ huy dân công khuyên bảo, động viên no kìm nén lại, kiên nhẫn chờ đợi. Trước khi trở về P., ông đứng với nó rất lâu, song chỉ nói được một câu: Có tin gì của Tùy chú sẽ báo ngay cho cháu. Nói xong, ông phải cúi xuống lặng lẽ đi thẳng ra chỗ ô tô chờ sẵn. Không cho cô tiễn. Cô cũng không thể đi tiễn ông, tay bíu vào gốc cây, cô gục đầu ở đó, đứng chết lặng như một thân cây khác đã bị chặt lìa gốc… Không giận dỗi gì, cũng không oán trách cái quá khứ bị ngăn chặn, cô chỉ thấy nhói buốt cả hai nỗi đau cùng dội lên một lúc. Em đã mất anh rồi ư? Em mất cả những ngày chạy vạy đến nghẹt thở để đến với anh, cốt để anh hiểu cho em về những gì chúng mình đã trao gửi cho nhau, em vẫn gìn giữ trân trọng để mãi mãi là của anh. Để anh hiểu rằng em không thể là con đàn bà trong lá thư và những dòng thơ anh gửi cho em. Lẽ nào em đã chiều anh trong những ngày sắp sửa xa nhau để anh lên đường yên trí có em, rồi anh lại dễ dàng khinh thường em vì nghĩ rằng đã dễ dãi với anh, thì với ai em cũng thể dễ dãi như thế. Nhưng em không căm giận oán trách gì anh. Vì em vẫn yêu anh, em biết gần một năm qua, những kẻ yêu em đã làm anh khổ đến mức nào. Nhưng em không thể thanh minh điều gì khi chưa đến được với anh, chưa nói được với anh. Bây giờ thì em mất cả rồi ư? Trời ơi, sao cuộc đời lại có thể tàn ác, bất công đến thế này!
***
Cấp dưới bao giờ cũng tỏ ra không hề biết gì về đời tư của cấp trên, nhưng thực ra họ biết hết. Càng những anh cấp thấp như công vụ quanh năm giặt quần áo, lấy nước, lấy cơm, các anh lái xe, bảo vệ, liên lạc càng lắm chuyện, không chỉ cá tính sinh hoạt của cấp trên, cả phong thái chỉ huy… họ cũng có thể biết. Tham mưu phó mặt trận hỏi công vụ: Bao giờ tư lệnh về? Chắc phải chập tối. Liệu có chắc không? Chắc chứ ạ. Sao biết? Đôi tất chống muỗi còn ở nhà, thì cụ không thể ngủ đêm, dù còn việc cùng về. Nếu xảy ra đánh nhau thì sao? Thì phải mang tất đi. Làm tư lệnh mà không biết trước chỗ mình đến có đánh nhau hay không thì làm làm gì. Được đấy. Cậu vừa tinh lại vừa liều. Tôi làm công vụ, tôi cũng phải biết thủ trưởng có trị mình cái khoản đó không. Nếu thủ trưởng không thích, tôi lại có kiểu nói khác hoặc không nói nữa, sao lại là liều. Khá lắm. Nói chuyện với cậu cũng đỡ sốt ruột. Thế thủ trưởng định làm việc gì, có cần kịp lắm không? Nếu không thủ trưởng cứ về, khi nào cụ về, tôi báo cáo, rồi gọi điện cho thủ trưởng. Tớ có việc đột xuất ngoài dự án, định báo cáo với tư lệnh, cậu xem cách làm việc của cụ thì chuyện này có trôi không nhá. Nếu không sợ lộ bí mật, thủ trưởng cứ nói. Cái gì ở cơ quan tham mưu của chúng tớ chẳng là bí mật. Nhưng cậu đâu phải là người thiếu tin tưởng. Thủ trưởng quên là cấp hạ sĩ của tôi thì chỉ những chuyện trẻ con ngoài đường đã đồn chán ra, chúng tôi mới được trưởng phòng hành chính cho học tập. Mà thủ trưởng chắc còn thuộc tính nết của cụ hơn tôi nhiều. Tớ trọng cái đầu sáng và khinh cái cổ nặng. Tính nết của thủ trưởng nếu vào đơn vị khác có khi về hưu rồi. Giỏi, giỏi. Thôi, thủ trưởng nói ý định của thủ trưởng xem nào. Tớ định báo cáo với tư lệnh tình hình địch ở huyện P. Phá âm mưu tiếp tế lương thực của “Pốt” và tìm kiếm anh Tùy, con trai đại tá Thủy chứ gì? Sao cậu lại biết rõ thế? Sáng nay tôi đến chỗ tác chiến thấy nói con đại tá Thuỷ có nhiều khả năng trong tay “Pốt” ở huyện P và nghe được mấy tiếng, ta tập trung giải quyết cả hai việc. Hôm qua tôi cũng nghe thủ trưởng quân báo báo cáo tư lệnh việc vận chuyển lương thực của chúng ở đấy. Còn tuần trước thì các thủ trưởng các phòng, các cục đều bàn về chuyện con đại tá và hỏi nhau làm cách gì bây giờ. Bằng tất cả những cái ấy, tôi biết việc thủ trưởng báo cáo chứ, Khả năng tổng hợp và phân tích của cậu tớ chịu đấy. Nếu trình bầy một phương án tác chiến thật khẩn trương để giải quyết cả hai việc ấy, tư lệnh có nghe không? Sao lại không? Mình chiến đấu cho ai vì cái gì? Hãy coi việc giải phóng từng người, cứu sống từng mạng người là thắng lợi của chúng ta. Thủ trưởng có nghe nói thế bao giờ không? Chắc là có, nhưng thủ trưởng quên đấy thôi. Với một người dân bình thường, một người lính bình thường cụ cũng không bỏ qua, huống hồ đây lại là con trai đại tá. Cụ vẫn ân hận là mãi đến hôm bị phục kích, cụ mới biết là con đại tá đã đến đây. Thôi được cậu có thể bảo đảm trong khi chờ đợi tư lệnh, tớ làm kế hoạch điều động lực lượng được không? Ấy chết, làm sao tôi lại dám liều mạng thế, nhưng tôi chỉ đảm bảo với thủ trưởng là tình cảm và cung cách làm việc của cụ đúng như thế. Nếu thủ trưởng tin là đúng, thủ trưởng cứ làm kế hoạch đi. Vừa phá được âm mưu giặc, vừa cứu được con trai bạn mình thì việc gì phải chần chừ chứ. Mà có khi về đến đây, cụ lại bắt tôi gọi điện cho thủ trưởng lên để nhận chỉ thị này cũng nên. Nhưng mà khi biết thủ đoạn của địch, sao các thủ trưởng lại không có phương án, phải đợi đến bây giờ? Lực lượng tại chỗ không đủ, điều nơi khác phải tính nát oc ra. Nhiều mục tiêu, nhiều trọng điểm quá. Nhưng nếu không có tin tức về con đại tá, thì các thủ trưởng không quyết tâm lắm phải không? Có phần thiếu sót ấy. Không sao vì đồng chí, đồng đội thì càng tốt chứ sao. Rõ! Báo cáo tư lệnh, tôi về. Nhìn đại tá đứng nghiêm giơ tay chào, công vụ đỏ mặt bẽn lẽn. Thủ trưởng cứ giễu tôi thế, lần sau tôi chả dám nói gì nữa. Đùa nhau một tí, rất cám ơn cậu, tư lệnh về điện ngay cho mình nhé.
Cái nội dung mà đại tá Thủy nhận ở tư lệnh cũng là thế. Thủy có thói quen sẵn sàng tranh luận bàn cãi tất cả những gì theo ý ông là chưa tối ưu, chứ không bao giờ do dự trước một mệnh lệnh được giao, kể cả lúc muốn gục xuống vì nỗi đau riêng. Cái chiến dịch “tình thương” theo cách nói cải lương của mấy tay trợ lý tác chiến thì nó hoàn hảo đến bất ngờ. Từ điều tra tình hình địch, lập phương án tác chiến, điều động quân sự, sử dụng lực lượng địa phương, hợp đồng với bộ đội bạn đến chỉ huy, mục tiêu của cuộc truy quét đều rất bí mật bất ngờ, khẩn trương và chính xác. Các tình huống được đặt ra và thực tế diễn biến hầu như là giống nhau. Có thể nói cả cơ quan quân báo, tác chiến, tham mưu kế hoạch, xe pháo, chưa bao giờ tập trung toàn lực đầy tinh thần trách nhiệm vào một trận truy quét đột xuất và mang tính cục bộ như lúc này. Nếu viết báo tổng kết, thì đây là một trận đánh đạt thắng lợi tuyệt đối, rút ra được nhiều bài học về nhiều mặt. Bốn tiểu đoàn quân tình nguyện Việt Nam, một tiểu đoàn bạn và du kích các xã được bí mật “tập trung học tập” tạo thành thế bao vây ba mặt, không một khe hở, buộc địch chỉ còn con đường xuống sông. Cái khó muôn thuở của các chiến sĩ tình nguyện là khi địch đã luồn được vào sống lẻn lút trong dân, thì dù cả một sư đoàn ta vây kín một đại đội địch cũng không bắt nổi nó. Chỉ cần được báo động trước năm phút, tất cả đã vứt khẩu súng xuống ao hoặc xó xỉnh nào đó, cầm lấy cái cày, cái cuốc, cái rổ, cái giá, cái bát, đôi đũa, ăn hoặc ngủ, làm hay chơi là đã thành dân (chỉ biết nó làm ăn chất phác). Lần này một tiểu đoàn quân tình nguyện hành quân cơ giới từ xa đến “nhảy dù” chộp gọn ba đại đội địch chưa kịp biến thành “dân”. Những đơn vị khác trong số hai tiểu đoàn của chúng chạy ra rừng cũng bị vòng ngoài của ta khép kín. Từ cái đêm tham mưu phó và công vụ tư lệnh bàn luận với nhau đến ngày kết thúc thắng lợi tiêu diệt gọn hai tiểu đoàn địch, thu hang nghìn tấn gạo, phá vỡ kế hoạch vận chuyển của chúng, củng cố được địa bàn hoạt động của ta chỉ có mười bảy ngày rưỡi. Đại tá Thủy bằng lòng với cương vị phái viên đốc chiến của tư lệnh. Ông đã góp phần quyết định trong chiến thuật “nhảy dù” rất có hiệu quả. Nhưng tất cả phái viên của bộ tham mưu và những người chỉ huy các cấp đều không giấu nổi vẻ thất vọng. Hoàn thành nhiệm vụ rồi, họ cho bộ đội “càn”, nói đúng ra là bới từng gốc cây, hang hốc, bụi rậm. Chỉ khi phản đối quyết định này đại tá mới biết mục tiêu chính (phải tự ngầm hiểu như thế) được tư lệnh mặt trận duyệt y chưa hoàn thành. Sự nhượng bộ của ông để cho bộ đội tìm như tìm kim trong đống rác khổng lồ suốt bảy ngày đêm đã chứng tỏ ông không còn đủ kiên quyết, cái tính kiên quyết đến tàn nhẫn vốn có của ông. Sang ngày thứ tám kể từ khi “càn” lại không còn hy vọng gì, ông đã thấy như được an ủi, đã được hưởng sự quan tâm quá lớn của cấp trên và đồng đội, dù kết quả nó vẫn là số không, dù bất cứ lúc nào trong những ngày này ông cũng có thể gục ngã vì đau đớn. Ông đề nghị tham mưu phó mặt trận, cho bộ đội tạm thời dừng lại. Ngay khi nhận được tin của anh, tôi đã phái hai tổ trinh sát đến khu vực này vừa nắm địch vừa tìm cháu. Tôi cũng đã nới rộng đường kính phạm vi truy quét ra năm ki-lô-mét. Nhưng… Thôi, cảm ơn. Tôi xin cảm ơn tất cả. Có gì nữa đâu mà bắt bộ đội khổ sở. Nghĩ cho cùng, đã là chiến sĩ thì phải hy sinh thôi. Một người lính ngã xuống như trăm ngàn người lính khác có gì phải ồn ã lên. Còn nếu có chạy chốn, sự tìm kiếm của các anh càng khơi sâu vào nỗi nhục nhã của tôi, ích gì. Anh vẫn chưa tin hoàn cảnh ngày ấy cháu xử lý thế là đúng? Tin cái gì? Tin nó bỏ trốn à? Đó là một sai lầm. Nhưng sai lầm vô thức trong một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt ấy có thể tha thứ. Mà trinh sát đã báo về, các cậu ấy đã giết được bọn lính Pốt để tháo chạy! Cái đó cũng chỉ là mới có thể như thế thôi. Ở đời, không thể tin ngay tất cả mọi điều, khi chúng không ở trong ta, không phải là sự chính kiến của chính ta. Tất cả mọi chuyện ở đồng đội, ở vợ con anh đều có thể nghi ngờ. Chỉ có quan niệm của anh là không bao giờ anh nghi ngờ xem đúng hay sai. Nghĩ vậy thôi, lúc này thì tham mưu phó vẫn đứng im. Còn đại tá cũng vẫn cố chứng tỏ mình là con người vững vàng, sắt đá. Ông vẫn thế. Đó là thói quen của người đời, tiến lên sự cao thượng, khác người thì dễ, quay lui lại sự bình thường của chính mình, ở cái điểm xuất phát ban đầu thì vô cùng khó. Ông đã quen nói những điều to tát nghiêm trọng suốt bốn chục năm nay, bây giờ bộc lộ một tình cảm nhỏ nhoi yếu đuổi như người bình thường là rất dễ trở nên trơ chẽn, gượng gạo, có khi làm người ngoài rất dễ buồn cười. Những đêm sau đấy, khi trở về doanh trại, nơi làm việc của ông, một gian lán lợp cây thốt nốt, trên lớp ni-lông. Một căn hầm trong lòng nhà. Một nửa được đắp đất vừa làm bàn viết, vừa làm giường ngủ. Nửa còn lại chiếc chiếu con suốt ngày này, tháng khác không để ý đến giặt giũ. Ngồi vào chiếu còn bẩn hơn là đứng ở ngoài. Chỗ chiếu ấy chính là “ghế” để ông phục lên “bàn” làm việc. Đêm nào ông cũng che kín chiếc phên bằng cỏ ở trước cửa, ngồi phục vào “bàn”, nhưng không viết gì, cũng không nghĩ gì.
Mười giờ đêm đIện máy nổ tắt, ông đổ dầu ma-dút vào vỏ hộp đựng thịt, bấc bằng giấy báo nhét qua ống muỗng cũng cuộn bằng vỏ hộp.
Muội đèn ùn ùn bốc lên, sáng ra mặt mũi nhem nhuốc, hai lỗ mũi đen đặc muội đèn. Mặc. Ngồi chán ông vùng dậy lấy nước đổ vào ăng-gô bắc trên ba hòn gạch đun bằng giấy báo. Ngọn lửa bùng cháy lem lém, miệng ăng-gô như muốn đỏ lên mà nước dưới đáy lại chưa thể sủi tăm. Hì hụi, đun được nước sôi, ông bỏ đấy ra sân đứng ngửa mặt lên trời lẩm bẩm một mình. Rồi nghiến răng lấy nắm tay này đấm vào lòng bàn tay kia từng hồi. Rồi cười. Rồi tự mình cãi nhau với mình. Tại sao? Tại sao như thế. Bởi dễ hiểu lắm. Nó vẫn chỉ là một loại vật chất mà thôi. Không ở dạng này thì ở dạng khác có gì là lạ. Cả một bọn vô trách nhiệm. Nếu đại đội, sư đoàn nó không chỉ mập mờ mấy chữ “chạy trốn” thì ai người ta nỡ xử lý như thế? Chà, cái gì nó cũng có giá cả thôi. Nếu nó thực sự hy sinh đến phút cuối cùng cho Tổ quốc, thì Tổ quốc sẽ ghi công nó. Xét cho cùng, người công dân nào cũng có Tổ quốc chứ. Làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc mà phải hy sinh mình là chuyện bình thường chứ. Ôi, con ơi, Tùy ơi! Tại sao chỉ một mình tôi ở đây! Tại sao nó không thể là đồng đội của tôi? Tại sao nó lại khờ dại nhận lấy cái chết khi chưa đáng chết. Phải bắn thằng lái xe. Đồ phản quốc, vô nhân đạo. Nhưng thằng Tùy chết trong trường hợp nào nhỉ? Ai bảo nó chết? Ai ai? Căn cứ gì để có thể kết luận như thế? Không, nó còn sống, còn sống. Con còn sống như một anh hùng đấy, con ơi. Tùy ơi, đồng đội thân yêu của tôi ơi. Ông ngã vập mặt xuống nền đất cát pha. Môi giập, máu chảy. Cứ nằm như thế chừng một tiếng sau tỉnh dậy, ông khạc nhổ bao nhiêu vẫn thấy cát sàn sạn ở miệng. Lần lần vào nhà ông lấy chè cho vào ấm, rót nước ở ăng-gô ra, chờ “ngấm” rồi rót ra bát. Nước lạnh tanh, chè nổi lên lều phều. Ông thận trọng rót nước trong ấm xuống nền, đất rồi lại thận trọng lấy bát múc nước lã ở xô đổ vào ấm chè. Lại đợi một lúc cho “ngấm” ông cẩn thận rót ra bát. Chà, cái chè này không ra nước. Ông lấy chè trong ấm nhai, rồi bê bát húp. Ngon. Cứ gì phải nước sôi. Nếu cần nước lã pha chè được. Ngon. Không nên phụ thuộc vào bất cứ cái gì. Phụ thuộc vào nó sẽ là nô lệ của nó thôi mà. Dễ hiểu lắm. “Uống chè” xong ông tỉnh táo hẳn ra. Lấy cặp moi các giấy tờ sổ sách để từng loại lên “bàn làm việc”. Bút cũng lấy ra rồi, nhưng ông không viết. Ông làm việc bằng những tiếng lẩm bẩm mà chính ông cũng không nghe rõ mình đang nói gì. Cuối cùng ông ngủ gục trên giấy tờ và sổ trên mặt “bàn”. Suốt năm đêm như thế không ai biết và ban ngày ông vẫn họp hành, đi đứng, ăn uống như tất cả những cán bộ cao cấp khác xung quanh bộ tư lệnh. Đêm thứ sáu tư lệnh sang “nhà ông”, đứng hàng giờ đồng hồ xem cái thói quen ông lặp lại của những đêm trước. Tư lệnh lặng lẽ quay về, lệnh cho người đưa ông đi bệnh viện mặt trận, mặc cho ông phản đối quyết định của tư lệnh.
***
Người lái xe đã ra viện, nhưng vẫn nằm tại chỗ, chứ không về nhà tạm giam. Người ta cũng chưa thể tiếp tục những cuộc hỏi cung sau vài ba lần gián đoạn. Nguy cơ cấp cứu xảy ra bất cứ lúc nào trước những cơn mê sản cả ban đêm lẫn ban ngày. Các bác sĩ quân y kết luận anh ta đã cắt cơn sốt rét ngay sau khi qua khỏi trận sốt ác tính. Sợ hoảng loạn gây nên những cơn mê sảng là do tác động của trận bom B52 ở Tây Ninh vào cuối những năm sáu mươi, khi anh ta là thiết úy ác ôn trong quân đội ngụy. Chi tiết này do Viện kiểm Soát mặt trận cung cấp cho bệnh án sáng tỏ thêm. Nhưng chính nó lại mâu thuẫn với sự xác nhận của chính quyền địa phương như sau:
Hoảng sợ trước sự tấn công của quân ta, nên tháng Ba năm một chín bẩy mươi ba đang là đại đội trưởng trong quân đội ngụy (đóng quân tại Bến Sỏi Tân Biên-Tây Ninh), Phạm Văn Chắt đã trốn quân ngũ trở về với vợ con. Trong thời gian bị bắt quân dịch (1963-1973) anh Chắt không gây tội ác gì với nhân dân!
“Khi có lệnh rút, hắn còn chỉ huy một trung đội truy kích quân ta cho đến khi B52 đến trút bom xuống địa điểm bộ đội ta trú quân. Hăng hái tấn công để diết chiến sĩ ta, chứ không gây tội ác”. Câu nghi ngờ châm biếm này ghi trong sổ ghi chép của nhân viên Viện kiểm Soát bên cạnh chứng thực của địa phương. Thưa, lúc đó tôi chưa có vợ. Sang đầu năm 1970 vợ tôi đang có bầu… Dạ tôi bị bắt quân dịch, khi tôi đang học trường lái xe. Trong bốn năm từ sáu ba đến sáu bẩy, tôi từ lính trơn lên đến thiết úy đồn trưởng. Từ khi lấy vợ tôi hay bỏ trại, bị phạt nhiều hơn được thưởng. Ngoài mấy câu trả lời ấy ra, anh ta chưa cung cấp được gì thêm trong bản hồ sơ dày mười bốn trang mang tính chất tóm lược quá trình sinh ra, lai lịch ông bà, cha mẹ họ hàng nội ngoại, anh em cô bác qua các thời kỳ và thái độ chính trị của họ trong mỗi thời kỳ đó. Một văn bản khác cũng gần hai mươi trang lược thuật lại toàn bộ chuyến đi phục vụ chiến dịch này. Nó tỉ mỉ đến mức đầu tiên ai gọi anh ta đến, nói gì, vào giờ nào, có những ai chứng kiến, có cả những lời động viên, hoặc cáu gắt của chủ nhiệm công ty khi giao nhiệm vụ. Cả chuyện anh ta chậm mười lăm phút vì luấn quấn gỡ tay đứa thứ sáu, thứ bảy trong khi vợ bế đứa thứ tám quay mặt đi trong buổi lên đường ra mặt trận. Pôn Pốt. Ôi, em trúng đạn rồi. Anh cho em sang bên. Sang bên. Lái xe chạy đi. Nó bắn. Nó bắn nữa. Ôi, B41 phụt ở đầu xe. Nằm xuống. Má nó kéo thằng Bảy nằm xuống. Ối ối vào đầu con. Máu chảy. Máu máu. Thằng Tám bị rồi! Ma nó ơi! Má nó!
Dạ thưa, bởi nhớ các con tôi, tôi hết chịu nổi. Dạ thưa ông hỏi, tôi xin nói thiệt lòng. Về cái phần nguyên nhân chính để tôi bỏ quân ngũ là do vợ tôi, nói đúng ra là do tôi. Tôi sợ mất cô ấy. Vợ tôi đạp máy may ở thị trấn. Không thể nói cô đẹp nhất vùng, nhưng quả tôi đã hành quân hết vùng chiến thuật chưa gặp người con gái nào mới trông đã thấy mê muội, càng gần, nhất là khi được bắt chuyện với cô ta rồi, không còn cách gì cưỡng lại lòng mình để không yêu cổ.
Đại đội lính quốc gia do tôi là chỉ huy trưởng đến gia tăng cho lính bảo an và dân vệ trị trấn vừa đúng năm con nhỏ mười tám tuổi. Cô kém tôi một giáp. Nhưng cái bụi chinh chiến của tôi khác biệt sự nhàn nhã, sung sướng của cô, khiến khi nhìn cô với tôi, ai cũng dám quả quyết cô chỉ là con thứ của tôi. Cũng như trời phật phù hộ, bao nhiêu đơn vị, đủ sắc lính, từ biệt động đến dù, lính biên ải, lên trước tôi, thì cô vẫn là đứa cháu nhỏ mười lăm, mười sáu, ba má còn phải cấm đoán, giấu mỗi khi có cuộc hành quân qua. Tôi về thị trấn đúng lúc dân chúng nháo nhác sợ Việt cộng, xin lỗi, bộ đội ta sắp tấn công vào thị trấn. Tất nhiên trong hột hoảng, sợ sệt quân đội ta, dân chúng phải bìu ríu cậy nhờ ở chúng tôi. Họ cậy nhờ để đánh giặc, xin lỗi, để chống lại đằng mình thôi, còn con gái và của cải họ phải lo che chắn giấu giếm. Con gái của họ là những con gà con mà quân đội quốc gia như đàn diều hâu đang đói rạc, họ rất hoảng sợ. Đêm thứ hai ở thị trấn, tôi giả trang đi cùng tốp lính bảo vệ. Nhác thấy cô bé trong tiệm may là tôi mê liền. Tôi vào hỏi qua loa mấy giá công may quần áo, rồi chào hỏi tử tế ra đi. Đêm sau, tôi lệnh cho ông đại diện thị trấn mắc điện đèn xanh đỏ, chăng hoa giả và thật, mở băng nhạc ngay bùng binh trước cửa tiệm cô bé.
Dân chúng tập trung (phần nhiều là bảo an, dân vệ và các chức sắc địa phương). Còn dân chúng ngưỡng mộ sự lạ ấy đứng ở những vòng phía ngoài.
Tôi cho lính hành quân đến tập hợp giữa đám quan chức và lính địa phương, giữa tiếng xì xào về sự oai phong của đơn vị chúng tôi. Sau lời chào đón hoan ngênh tin tưởng trời đất gì đó của thị trưởng, tôi ra mệnh lệnh cho tất cả các binh sĩ. Giọng tôi lễ độ nhẹ nhàng thưa gửi bà con cô bác thắm thiết, rồi mới ra lệnh cho binh sĩ những điều cấm nghiêm ngặt để bảo vệ sự yên ổn của dân. Tôi sẽ xử lý với những biện pháp mạnh mẽ nhứt với binh sĩ nào có những lời nói và cử chỉ không đẹp đối với cô gái. Việc trêu ghẹo, đùa bỡn làm ảnh hưởng đến tình cảm và hạnh phúc của các cô bác, anh chị cũng được cấm đoán một cách ngặt ngèo. Việc tập hợp đó trong vòng vài phút. Tôi cũng nói rất vắn tắt về việc phải đề phòng pháo kích, hoặc phi vụ nào đó xẩy ra bất thường… Đó là việc làm chưa từng có trong các cấp chỉ huy quân đội cộng hòa. Ba ngày sau tôi lại mặc thường phục ra tiệm may cô bé cắt áo sơ-mi. Cả ba má cô và cô đều nhận ra tôi. Họ coi tôi như một thần tượng về lòng cao cả, trong sạch của người lính cộng hòa. Dạ thưa, có hàng trăm, hàng ngàn con đường đến chỗ tình yêu, ông không còn lạ chi. Phần riêng tôi, tôi cũng tạo ra một cơ hội thuận tiện nhứt để liều lĩnh. Tôi xin thiệt lòng, tôi vừa yêu, vừa cướp đó, thưa ông. Ba tháng sau, ba má cô đã yêu quý tôi, coi tôi như người em, cô cũng yêu quý tôi như ông chú ruột. Ba má cô đều thống nhứt với tôi phải cho cô đào luyện thành người cắt may giỏi nhứt vùng. Bởi thế, tôi phải đưa cô về Sài Gòn để học cắt may thêm. Tôi thuê hai buồng trên lầu ba của nhà hàng trên đường Võ Tánh tức đường Nguyễn Trãi ngày nay. Thuê hai, nhưng chỉ ở một. Ngay hôm mới đến, dùng bữa tối xong, tôi ngồi ở phòng “cháu” để nói chuyện. Xin ông đừng cười, ông cũng là người bịnh đang lúc cần nguôi ngoai nỗi day dứt, tôi được giãi bày với ông xem như được cởi lòng mình. Đời tôi lúc này sống chết là có chi. Thiệt ra, lúc này tôi đã như chết rồi. Nhà chức trách sẽ bắn tôi, để vong linh những người chết bữa đó đỡ oán hận. Tôi thấy thế là công bằng. Nhưng tôi sợ. Sợ nỗi thống khổ còn lại ở chín má con nó. Kể cả cái chuyện giăng gió tôi cũng không dám, nhưng vì tôi yêu má lũ trẻ, tôi quyết chiếm làm vợ để đến giờ có tám đứa nhỏ, nếu không có chuyến đi phục vụ này đời tôi như ri cũng là thỏa chí. Đôi lúc tôi vẫn đùa với má nó về cái đêm “mở màn” làm má nó đỏ bừng mặt. Dạ, cái đêm đó ngồi nói chuyện với “cháu” mới chừng nửa giờ, tôi đã hết chịu nổi. Tôi vờ đứng dậy uống hết ly nước, rồi quay vô, nhanh chóng ôm ghì lấy cô. Cô bất ngờ và hoảng hốt chưa thể hiểu được gì, tôi đã dùng sức mạnh áp đảo của thằng đàn ông đang thừa thãi làm được tất cả những gì tôi muốn. Cô bé, phần xa lạ với cách sống ở đây, phần kính nể và sợ hãi cái uy của tôi, nên không dám kêu. Cả đêm đó em chỉ khóc, nhưng đến bốn giờ rưỡi sáng thì em đã ôm ghì lấy tôi lêu: Đừng bỏ em bơ vơ nghe anh. Khi chuyện chúng mình vỡ ra, ba má không ưng anh, em tính sao? Cho em đi theo có được không, cưng? Suốt bốn ngày bốn đêm sống hết mình, tôi trở về thị trấn, tin cho ba má cô công chuyện học hành của cô đã rất tốt đẹp, hoàn hảo. Nửa tháng sau, em về đúng lời tôi hẹn với vẻ mặt ủ ê vì “bọn du côn đón đường bắt cóc trên đường từ tiệm may về nơi ở”. Giữa tủi hận của gia đình, ba má cô được người mách nước gả cho tôi. Người đó nhận làm bà mai mối. Tôi đành thương tình cảnh ngộ cưới cô làm vợ trong vòng một tuần lễ. Thiệt lòng với ông, tôi vừa mừng trúng kế mình, vừa lo bằng cách chi giữ được vợ trọn vẹn giữa thời buổi loạn lạc, những cuộc tình duyên cướp giật nhiều hơn là cưới xin đàng hoàng. Tôi đành phải chống đỡ bằng cách mỗi năm cô ấy phải đẻ ra một đứa nhỏ để không có thời giờ đi với người khác lúc tôi ra trận. Nhưng tôi đã phải đi nơi khác khi vợ tôi sinh đứa con thứ nhất, nên tôi càng hoảng sợ. Đẻ đến đứa thứ ba, vợ tôi vẫn đẹp hồng hào gọn ghẽ, đến mức tụi con trai mười chín, hai mươi vẫn tưởng cô chưa có chồng con, theo đuổi vợ tôi. Hết bữa này qua bữa khác, nỗi hoảng sợ ngày càng gia tăng tôi không chịu nổi. Cuối năm 1972, tôi tự thương rồi chuồn khỏi đơn vị vậy đó. Dạ thưa ông, chắc bên quân ta không bao giờ có chuyện như ri. Chuyện của tôi nó là sự thật, nói ra thì quá xấu, nhưng sự thật tôi bỏ lính chỉ vì cái thiển nghĩ ấy.
***
Đại tá Thủy là người rất có tài thâm nhập, hòa mình gợi chuyện ở bất cứ đối tượng nào trong phía ta cũng như phía địch, ở trong nước cũng như khi chiến đấu ở đất bạn. Ông nén mình lại để tìm hiểu, thu thập nhằm đạt được mục đích chiêm nghiệm chứ không phải dùng nó để làm việc gì. Trong cái đầu tưởng đến hàng ngàn ngăn chứa đựng tất cả các chuyện thời xưa, thời nay, bao sáng kiến mới mẻ, bao kinh nghiệm của cuộc sống, những lý luận sách vở, những hiện tượng và bản chất… đầy ắp trong cái “kho” vô tận ấy. Bằng tất cả vốn liếng ấy ông bỗng thấy mình là kẻ hiểu biết, phải dạy dỗ kẻ ngu si, người mạnh mẽ phải ban phát cho kẻ yếu hèn, người dày dạn từng trải phải biết cười cợt và độc đoán với kẻ non nớt ngây thơ. Cũng bằng cái vốn liếng ấy ông chỉ có thói quen biết nói, không có thói quen biết nghe, mặc dầu ông rất chăm chú nghe ngóng và ghi chép đầy ụ trong dăm bảy chục quyển sổ tay. Có rất nhiều lần ông nói say sưa hùng biện, nhưng không biết người nghe mình có hiểu gì không. Mặc. Ông cứ nói, nói lấy được, cốt đạt tới mục đích mình đã dạy dỗ, khai phá cho mọi người, đã biểu lộ được sự sâu sắc, uyên thâm của mình trước mọi người.
Ông vào viện được năm ngày, trạng thái cơ thể của ông trở thành bình thường. Nói đúng ra, ông vẫn bình thường vào ban ngày. Còn ban đêm thì ngây bây giờ, mỗi lúc chợp mắt ngủ, ông vẫn mệt mỏi với ý nghĩ nửa tỉnh, nửa mê, ngủ và thức không lúc nào có được cai ranh giới rõ ràng. Ngày thứ sáu, người ta khiêng đến khoa ông người lái xe, kẻ đã bỏ rơi con ông và những người chết để chạy tháo thân. Anh ta được cấp cứu lần thứ ba. Cũng như ông, sau vài đêm có được giấc ngủ sâu do tác động của thuốc ngủ, anh trở nên tỉnh táo dù khuôn mặt anh vẫn ủ rũ đau đớn. Những bệnh nhân của khoa không ai biết rõ ông, nên họ kháo ông một cán bộ cao cấp với những giai thoại tốt đẹp. Ông có thể la cà trò chuyện với những người lái xe, nấu cơm, hộ lý và những bệnh nhân binh nhất, bình nhì một cách bình đẳng, thân ái và thông cảm sâu sắc. Ông đến phòng người bệnh nhân “dân sự” thân thiết và tự nhiên như anh ta không hề bị ai theo dõi, canh gác. Những cử chỉ, cách nói năng của ông, cộng thêm sự cảm nhận ở xung quanh khiến ông trở thành người tin cậy, có thể tranh cãi thoải mái và anh ta chuyển hết mọi nỗi niềm của mình sang ông. Tại sao anh có thể cưới một người con gái như thế để làm vợ. Một con vật, không hơn không kém. Đất nước này, tất cả mọi thằng đàn ông đều như anh, hoảng hốt trước đòi hỏi điên cuồng của nhục dục rồi sẽ ra sao? Đồ đê tiện, bẩn thỉu! Không thể là một kiếp người… Đã cố ghìm nén với mục đích tìm hiểu anh ta, máu trong người ông vẫn nóng lên sôi sục với những câu hỏi, những phẫn nộ không thể tha thứ. Rồi, ông phải nén lại những hơi thở cuồn cuộn nỗi nhớ thương, kính phục vợ ông. Không. Những người đàn bà chịu đựng dai dẳng âm thầm nỗi cay đắng mất mát của những xa cách và thiếu thốn suốt mấy chục năm qua đều làm ta kính phục. Chao ôi, nếu không có những người đàn bà như thế làm sao có đất nước này. Cả những người lính cách mạng nữa. Nếu không có những người con ấy, đồng đội của ông, làm sao đất nước có niềm vinh quang mãi mãi phải ghi nhớ, mãi mãi là chân lý bất diệt của một xã hội tiến bộ. Đồ chó má. Mày không đáng nhận lấy cái chết từ tay người lính cách mạng. Làm sao tao lại trò chuyện với mày. Ông muốn đứng lên và nhổ vào mặt hắn, nhưng vẫn phải ghìm lại để hỏi chuyện anh ta: Mong muốn nhất của anh lúc này là gì? Dạ thưa, cầu trời tôi cứ ước, giá dăm bảy năm sau mới bị bắn chết hoặc tù tội thì bọn nhỏ nhà tôi đã tự kiếm sống nuôi nhau, nó không phải chịu cảnh nheo nhóc tan tác. Anh không nghĩ, người công dân nào cũng phải có Tổ quốc? Họ sống trong Tổ quốc họ với đủ cả gió và nắng, không khí cho họ hít thở. Vậy thì trách nhiệm của họ với Tổ quốc? Dạ, từ giải phóng đến nay tôi cũng được vinh dự đóng góp với Tổ quốc. Các con tôi sau này nó cũng phải đóng góp. Nhưng nếu nó cực quá, ốm o quá, thời đóng góp cũng không được nhiều. Trước ngày giải phóng anh có nghĩ tới Tổ quốc không? Dạ… Không ạ. Không dạ dạ. Tổ quốc đang mình thời lúc đó chưa biết ra sao. Còn Tổ quốc đàng nó… cũng may tôi được sống sót, được có công chuyện làm ăn phục vụ Tổ quốc đàng mình, được đi phục vụ chiến dịch vừa rồi. Chẳng may… Không ngờ… Trời đất run rủi, chứ không phải anh hèn nhát? Dạ, dạ, có, tôi hèn nhát. Đó có phải là lá chắn che giấu cho những ý đồ nào khác? Dạ dạ thưa, tôi xin trình ông lá thư này… Đại ta trở về phòng mình lấy kính để đọc lá thư của vợ anh ta. Nói đúng ra ông phải vắt óc xem đằng sau những dòng chữ là những ám hiệu bóng gió đen tối nào? “Ba lũ nhỏ ngàn vạn lần xót thương của em. Chín má con cầu mong ba giữ gìn sức khỏe chờ mong lượng khoan hồng của bề trên cho ba trở về với má con là nhứt… Dẫu không được như vầy, ba có phải tù tội ở đâu đó, má con em cũng thay nhau đến chăm ba luôn luôn, chỉ mong ba sống để má con em khỏi bơ vơ. Ba nó ơi, suốt ba tháng ròng, má con em đã hết nước mắt, đêm đêm cầu trời, không hay trời có thấu, nhưng có cầu có thiêng, má con em thắp hương quanh nhà, quanh vườn và bàn thờ mới lập ở trước cổng để khắp cả trời đất bốn phương phù hộ ba về”.
Xem ra anh sợ chết là phải. ĐạI tá trả lạI thư cho anh. - Dạ, quả tôI là một thằng hèn nhát. Anh vẫn sợ mất người vợ trẻ? Không dám nói xạo, vợ tôI đã ba ba tuổi đẻ liền liền tám năm tám đứa nhỏ, nhưng không mấy người con gáI ăn đứt.
Nỗi căm giận bừng lên không hoàn toàn do việc hắn bỏ rơi con trai ông trước cái chết, nó còn do sự ngu xuẩn của hắn từ khi kể chuyện cho ông. Hắn có tám đứa con vẫn sống lốc nhốc như đàn chó con. Còn ông chỉ có một! Vợ hắn phây phây, trẻ đẹp, hừng hực khao khát. Còn vơ ông héo hon mòn mỏi vì trông chờ chịu đựng! Vợ chông hắn chộp cướp từng phút để thỏa thuê loã lồ. Còn vợ chồng ông sống với nhau cộng lại chưa đầy ba tháng trong cả đời người. Lẽ đời, hai cách sống ấy đã là trớ trêu huống hồ kẻ bày ra cái nghịch cảnh lúc này lại là chính hắn ta? Có bao giờ anh nghĩ ngoài mình ra còn có kẻ khác trong đất nước này không? Dạ thưa… Tôi chưa hiểu được ý ông. Tôi nói rằng, anh có thói quen chỉ biết tìm mọi cách để mình sống, còn kẻ khác… Dạ thưa, tôi thành khẩn với ông, cũng có lúc sợ, tôi chỉ lo mạng sống của mình. Còn người khác? Dạ dạ… Anh nói đi: Nếu cần giết họ để anh sống, anh cũng sẵn sàng, có phải không? Dạ dạ… Nói đi. Rạ rơm gì. Anh phải nói đi! Thưa ông… Con… con… đâu dám thế. Mày còn chối cãi hả? Mày có biết tao là ai không? Mày có biết không? Dạ thưa… Con… Một cái tát như trời giáng vào mặt anh ta. Anh ta ngã gục xuống giường, ông dấn lên một bước túm cổ áo lôi dậy. Mày có biết tao là ai đây không? Tao là bố của người chiến sĩ mày bỏ lại để cho giặc giết đấy. Tao đây. Tao đây! Khuôn mặt anh ta lúc này hằn đỏ năm ngón tay ông, bây giờ tím lại bớt đi, bọt mép sùi ra hai bên, anh ta nằm vật, hai tay buông thõng, cái đầu cũng thõng xuống. Các nhân viên và bệnh nhân xô vào dìu đại tá ra và cấp cứu người lái xe. Khi hai người bác sĩ lực lưỡng xốc hai nách đại tá dìu đi, thì hai tay ông ôm lấy mặt, khóc tu tu. Về đến phòng mồ hôi ông toá ra, mặt mũi tái nhợt. Cả bệnh viện, từ viện trưởng đến nhân viên cuống cuồng hoảng hốt dồn vào hai ca cấp cứu. Đại tá thức dậy sau một giấc ngủ nhân tạo kéo dài bốn giờ. Ở một gian nhà cạnh nhà xác, nơi xảy ra xô xát buổi chiều, người lái xe cũng đã nhận biết được tiếng động bên ngoài và nhìn thấy ngọn đèn bão để ở cửa ra vào. Một bàn tay mềm mại cầm lấy cổ tay anh ta đếm mạch. Một người con gái khác bê đến cho anh một bát xúp khoai tây nóng nghi ngút. Một người đỡ anh dậy, người kia đưa bát xúp cho anh. Hai tay run rẩy đỡ bát xúp, mục được một thìa vào miệng, tự nhiên nước mắt anh trào xuống, không tài nào ăn tiếp được. Anh đặt bát, định với lấy chiếc khăn tay vắt ở thành giường, cô gái giữ lại, đưa cho anh chiếc khăn của bệnh viện. Lau mặt xong, anh gấp chiếc khăn vuông vắn để ngay dưới chân mình, bê bát lên, theo lệnh của người con gái. Thưa, cho phép tôi hỏi, thủ trưởng hồi chiều còn đấy không ạ? Việc đó không cần thiết. Nhiệm vụ của anh là phải ăn hết bát xúp này. Cô hộ lý trẻ tuổi gắt gỏng ra lệnh. Người y tá lớn hơn một vài tuổi tỏ ra hiểu biết tâm lý bệnh nhân, cô dịu dàng dỗ dành: Thủ trưởng về khu vực bên kia rồi. Bác ấy cũng bị bệnh thần kinh như anh đấy. Viện trưởng đã ra lệnh để đồng chí bộ đội gác anh ngoài kia từ nay không được để bác ấy vào đây nữa, đừng sợ. Thôi, ăn đi. Tôi có hay đâu thủ trưởng là cha của anh bộ đội tôi đã bỏ lại. Không được nghĩ đến chuyện đó. Cho phép tôi được gặp thủ trưởng, thưa chị? Anh nghĩ ngợi vô nguyên tắc rồi đấy. Bây giờ tôi ra lệnh cho anh phải ăn hết và nằm im, không được nghĩ vớ vẩn. Người lái xe chỉ còn biết lặng lẽ làm theo lệnh của cô thầy thuốc, mặc dầu anh không thiết ăn uống gì.
Cũng lúc ấy đại tá ngồi dậy: Có lẽ tôi đã tát người lái xe thì phải? Những bác sĩ quanh ông biện bạch không hề có chuyện ấy. Ông gật đầu nói chậm rãi: Con người ta lạ lắm. Có những lúc lòng mình không hề độc ác mà hành động rất có thể là độc ác. Ừ, ừ. Chẳng qua anh ta cũng chỉ là một kẻ hèn nhát. Ừ… ừ, hèn nhát cũng sẽ trở thành độc ác? Chà con người! Những cuộc đời! Những số phận! Cái gì đã làm cho con người ta ngu xuẩn đi nhỉ? Cái gì làm ta đối xử tàn tệ với nhau nhỉ? Đến khi nào con người sinh ra trên trái đất này không còn độc ác, không còn thù ghét lẫn nhau! Thôi, thôi, đừng bắt tôi nằm nữa, cho tôi đứng lên, cho tôi đi lại một chút để dễ thở. Cái hơi thở tự nhiên trong lành nó quý lắm cơ. Đi đi, cho tôi đi ra cửa một chút.
***
Những tin đồn mập mờ, thực ra vẫn có cơ sở của nó. Tùy, con trai đại tá được cứu thoát do một người đàn bà bất chấp nguy hiểm, lừng lững đi giữ súng nổ với mục đích rõ ràng không cần che đậy, giấu giếm: Xin một đứa con. Nhưng Tùy hoàn toàn bất lực trước việc đó. Anh chạy trốn. Những ngày nguy hiểm khốn đốn nhất của đời anh là những ngày sống giữa vòng vây của năm tiểu đoàn quân ta và hai tiểu đoàn địch ở huyện P. Anh chạy trốn cả những người tìm kiếm, cả những kẻ truy lùng giết mình. Hơn một tháng sau, khi về đến địa bàn huyện P, anh chết. Cái chết đột ngột vớ vẩn và nhục nhã đến nỗi phiên tòa không thể nhắc đến nó, như một nhân chứng của hậu quả hèn hạ mà người lái xe đã gây nên.
Dường như mọi cơ sở cho một phiên tòa đã xong xuôi từ lâu, chỉ cần đợi tin tức chính xác của con trai đại tá để quyết định án tăng lên hay giảm đi tùy thuộc kết quả người con ấy còn sống hay chết. Cho nên chỉ cần hai mươi ba ngày sau khi biết tin nhân vật chính đã chết, người ta mở phiên tòa, như một lời an ủi, chia sẽ nỗi đau thương lớn lao của đại tá. Tuy đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, các văn bản vẫn thiếu những chi tiết có hệ thống chính xác từ đêm bị phục kích đến khi con trai đại tá chết đột ngột. Sự thật đó đã xẩy ra như sau:
Người đầu tiên xuất hiện trong đêm xe bị phục kích là một cô gái người Căm-pu-chia, không rõ lai lịch, có thân hình đẫy đà. Chị ta chạy đến chỗ hai người vừa sống vừa chết lúc cả ta và địch, cả dân chúng trên đường đều chạy đi. Chị ta cười, ra hiệu để người sống năng tay để chị kê hòn đá dưới khóa sắt, rồi lấy thỏi sắt khác như lưỡi rìu đặt lên trên, lấy hòn đá to đập xuống. Sự sống chết phải giành giật từng giây, mà chị ta làm như một trò đùa, nhưng lại nhanh chóng tưởng cũng là một trò đùa… Cái khóa có một mối hàn bằng thiếc. Chỉ cần giữ vững lưỡi rìu ở mối hàn đó và đóng. Dăm phút sau, người lính đã thấy bàng hoàng về việc làm của cô. Cô ra hiệu cho anh nhanh chóng chôn bạn để còn tìm cách mà chạy. Tùy hỏi bằng tiếng Căm-pu-chia và được trả lời là bọn Pôn Pốt sẽ quay lại. Người anh bỗng run lẩy bẩy. Cho đến lúc này anh mới có cảm giác bạn đã chết, anh ôm chầm lấy nó, trong khi người con gái kéo tay anh bảo phải khiêng bạn anh đi. Anh bực bội ra hiệu cho cô đợi anh tìm cách lau mặt và thay quần áo cho bạn. Cô vội vã chạy sang quán bên kia đường. Tùy đã nhanh chóng cởi chiếc quần của mình còn lành hơn thay cho chiếc quần đùi đã thủng và rách của bạn. Lau mặt và vuốt mắt cho nó, anh nấc lên từng chập, nhưng không còn nước mắt. Hai hàm răng anh cắn chặt, nín thở, lẩy bẩy nhấc đầu bạn đi theo cô gái đặt xuống một hố đại bác gần đấy. Trong vòng ba bốn mươi phút gì đấy mọi việc đã xong xuôi. Tùy cúi mặt câm lặng trước mộ bạn, một đám cát được gạt phẳng phiu. Không được để một dấu vết gì để cho cả quân ta và địch tìm thấy, bởi vì với địch họ là kẻ thù, với ta họ là kẻ phản bội. Cô gái đi ra xa để cho anh được một minh chia tay với bạn. Rồi cô cuống quýt chạy về lôi anh đi. Cô đã phát hiện ra một đám “Pốt” đi nhập nhoà bên kia đường. Hai người chạy sâu vào rừng chừng hai ba ki-lô-mét gì đấy. Người con trai đói mệt và khát. Anh khuỵu người vào gốc cây để thở. Anh nói rằng anh không thể đi được nữa. Cô gái dặn anh ngồi im chờ cô. Không được đi, bao nhiêu là mìn ở khu rừng này. “Pốt” cũng có nhiều. Thì thào vào tai anh hai lần để anh hiểu, rồi cô mới bỏ đi. Chỉ mươi phút sau cô bọc về cho anh bẩy quả vú sữa. Cô ngồi xuống đối diện ngay sát mặt anh, hai tay ép nhẹ nhàng từng quả vú sữa mềm nẫu đều đặn, rồi bửa cho anh ăn. Bộ đội ăn, em không đói. Cô bắt anh phải ăn thật nhiều, rồi cô sẽ đưa anh về nhà ăn cơm. Anh ăn đến quả thứ năm thì chán và cũng đã thỏa mãn cơn đói và cơn khát. Người thấy khỏe khoắn, nhưng hai mắt lại như kéo sập xuống. Anh thèm ngủ đến mức vỏ quả vú sữa cuối cùng chưa rời khỏi tay, anh đã ngủ rất ngon lành. Cô gái đem vỏ vùi giấu ở một gốc cây, rồi đặt những quả còn lại vào một chiếc khăn đen có những ô vuông màu trắng, thì thầm ríu rít đầy vẻ sung sướng và thấp thỏm. Phải một lúc sau nghe hơi thở đều đều của anh, cô mới biết anh ngủ. Dù vậy cô vẫn áp bàn tay mình lên bàn tay anh lay lay nhè nhẹ. Cô cười, cười một mình trong đêm mịt mùng ngắm nhìn anh rồi cả hai tay nắm lấy tay và hôn vào cổ anh. Rõ ràng là anh ngủ rất say. Kể cả khi cô cầm hai tay anh bóp bóp vào hai đâu vú mình, anh cũng không hề biết. Cô thấy thương hại và giữ nguyên sư va chạm giữa hai cơ thể một cách hờ hững chờ đợi. Một giờ sau anh choàng tỉnh. Không rõ đã thỏa mãn về giấc ngủ sâu hay vì sự căng cứng của hai đầu vú mẩy giần giật chuyển vào lòng bàn tay mà anh tỉnh dậy. Anh lạ lẫm nhìn cô. Cô rụt rè nhìn xuống nói những lời gì đó giọng nhỏ và ngập ngừng. Nói xong cô ngước nhìn anh. Anh từ từ rút hai tay mình lại. Cô gái vội lấy hai tay khép vào ngực mình. Cô nói rằng, cô đã có chồng, ở với nhau mười ngày, Pôn Pốt về đập chết chồng cô. Cô chạy vào rừng. Ngày bộ đội Việt Nam giải phóng, cô trở về phum, nhưng đàn ông thì theo Pôn Pốt và đi giải phóng chẳng còn một ai. Rằng không hiểu vì sao cô lại cứ phải chiều chiều chạy ra giữa súng nổ, lửa cháy, xem có bộ đội nào bị thương, bị lạc để cho cô chữa chạy và đưa đi. Nhiều lần như thế dân chúng gọi cô là con bé điên. “Pôt” gặp cô, nó cũng coi cô là con điên. Nhưng cô thì chiều nào cũng tâm niệm tiếng Việt Nam rất sõi: “Bộ đội Việt Nam cho em đứa con”. Rằng đã mấy tháng nay cô chưa gặp một người nào bị thương, bị lạc để cho cô cứu giúp. Đến hôm nay em lo cho bộ đội nhiều quá, em chỉ sợ bộ đội chết mất. Người chiến sĩ gật gật đầu thương tình cảnh thê thảm của cô. Hai mắt cô sáng lên, long lanh cười nói, nói rất nhanh bằng tiếng Việt. Bộ đội cho em… Từ khi cô xuất hiện như một nàng tiên, nhanh nhẹn và vững chãi, đủ sức cứu vớt anh ra khỏi chỗ chết đến giờ anh chưa nhìn rõ mặt. Lúc này giữa mịt mùng huyền ảo, khuôn mặt ấy gần như áp vào mặt anh để thì thầm, anh mới nhìn rõ các đường nét trên khuôn mặt cô. Các đường nét đã nhoà đi, nhưng đã chứng tỏ đấy là khuôn mặt đẹp. Hai vòm mắt rất sáng, hàm răng trắng, hai má đầy chứng tỏ một con người đang rừng rực sức sống. Ngày xưa em làm gì? Em là sinh viên văn khoa, học chưa hết đã lấy chồng. Sau mươi ngày “Pốt” về… Nói rồi hai bàn tay cô bóp chặt vào bàn tay anh. Thoạt tiên cảm động, sau rồi cái cảm động như là kêu gọi, như là sự sống trong thằng đàn ông vẫn còn, trỗi dậy trong anh. Lại giữa vắng lặng mịt mù! Lại chỉ có hai con người! Nhưng “cho em một đứa con” để rồi mang vạ, để mãi mãi ở lại đây, nếu không, hoặc mình, hoặc cô ta, phải trả giá bằng một cái chết. Thôi, cố chịu rồi tìm cách lủi đi. Mìn và Pốt ở xung quanh biết đường nào mà lần mò? Bằng cách nào cho mình và cho cô ta chịu đựng được qua những phút này! Một người đàn bà đã có chồng, đã nếm mùi đàn ông mới đủ sức liều lĩnh táo tợn chủ động khêu gợi như thế này. Hoài ơi, em đi với thằng khác trơ trẽn như một con đĩ cũng phải thôi. Trời ơi! Đàn bà. Không ít đàn bà ở thế gian bây giờ không là con đĩ ở dạng này thì cũng ở dạng khác- hở hang hay kín đáo, rụt rè hay táo tợn, chủ động hay bị tấn công thì cũng thế cả thôi. Họ chỉ “đẹp”, “chung thủy” khi không vời được thằng đàn ông nào khác làm thỏa mãn lòng ham muốn vô độ của họ hơn chồng mình, chứ làm gì có “thờ chồng nuôi con” như bà ta, như mẹ ta, những người đàn bà, người mẹ chờ đợi vững bền như những hòn núi Vọng Phu.



Tái bút: Con nói với bố xem có đợt đi công tác về bên này, bố mà xin được cho con tranh thủ về với mẹ mấy ngày thì đời mẹ thế là nhất. Nhưng nếu không được cũng đừng quấy rầy bố. Mẹ cũng vẫn cứ vui vẻ đợi cho đến ngày hết hạn con trở về. Mẹ.

Mọi lần đọc thư xong đại tá thường cau mặt lầm nhẩm mắng vợ một câu gì đó, về những chân thực sai lệch của bà với xã hội, với người lính ở chiến trường. Rồi sự thô thiển về hiểu biết, sự nông nổi về tình cảm của họ, nếu không cảnh giác, ta sẽ gục ngã trước cái bệnh tham lam cố hữu của đàn bà. Đàn bà là thế. Họ luôn luôn tìm sức mạnh trong cái yếu đuối của họ. Không cảnh giác, mất phương hướng như chơi. Đến lần này ông chỉ im lặng, cả một tuần mất ngủ rồi, vẫn im lặng. Mấy người ở văn phòng quen được ông cho đọc thư vợ, lần này ông không đưa cho ai. Lá thư để trên bàn như moi khi, ai đến làm việc không thấy ông, họ ngồi đọc tự nhiên như lần trước. Cũng như ông, không ai bàn tán đùa cợt, họ quây quần quanh ông ủ rũ sầu não. Lúc ấy ông lại phải nói to lên những câu vẫn thường nói: Nó phức tạp lắm cơ. Ở đời tôi đã nghiệm, dây đến gia đình vợ con là mệt lắm. Thôi thế hỉ. Bây giờ ta chữa cái bệnh lo âu này, tốt nhất là các ông xem có cái gì chén, cơm nguội chẳng hạn. Đời, cái gì qua rồi sẽ qua đi thôi mà. Nào, ta làm việc với nhau, tình hình hôm nay ra sao nhỉ? Cố làm ra thế, ông cũng không thể chạy chốn được ý nghĩ bùng lên như lửa trước nguy cơ thằng con mất tích mà lá thư của vợ như đổ thêm dầu. Cả đêm qua ông thức trắng, đi lại lẩm bẩm. Sáng ra ông mới gục đầu trên chiếc mũ cứng không ra ngủ, không ra thức, không ra chờ đợi điều gì. Cũng không phải là cung cách nghỉ ngơi. Liên lạc bảo ông đến gặp tư lệnh. Như chợt tỉnh, ông nhìn đồng hồ: đã mười giờ ba mươi phút. Ông uể oải đứng dậy múc gáo nước đổ vào lòng bàn tay vỗ vỗ vào mặt. Nước vẫn chẩy ròng ròng xuống áo quân phục, ông cứ thế đi gặp tư lệnh

***

Hoài được tin báo về sở chi huy đoàn dân công để gặp đại tá Thủy. Mặt Hoài tái ngắt, người run lên, choáng váng, nhưng không thể biết lúc này mình đang sung sướng hay hoảng sợ? Lẩn tránh hay xáp mặt? Biết đâu ông ta đã nghĩ lại. Hay biết tôi sang đây, ông lại phải bắt con trai đi nơi khác: sang Thái Lan, sang Lào sang Căm-pu-chia để tôi không thể tìm thấy. Nếu tôi vẫn tìm cách đến đấy thì đã sao. Chả nhẽ cả cuộc đời chỉ để ông vác cậu con trai chạy chốn tôi? Nếu người đàn bà luôn luôn cảm thấy tất cả những người đàn bà khác không ai có thể đứng đắn hơn mình, thì họ cũng cảm thấy chỉ có số kiếp mình là đau đớn, nhục nhã nhất trên đời này. Mới hăm ba tuổi đầu đã có lúc Hoài không muốn sống nữa. Đây là lần thứ hai đại tá gặp cô người yêu của con mình. Lần trước: Tôi muốn nói với cô một chuyện. Dạ, thưa bác ở đâu đến ạ? Xin lỗi, tôi chưa giới thiệu. Tôi là bố của Tùy. Xin bác tha lỗi cho cháu. Anh Tùy đã kể nhiều về bác mà cháu chưa có dịp được gặp. Không sao. Chúng ta có thể bỏ qua những thủ tục không cần thiết. Thôi, cô ngồi xuống đây, không phải pha nước nữa, tôi vội phải đi ngay. Thế này nhé. Tôi đến để xin lỗi cô về việc cậu Tùy. Tôi muốn cậu ấy phải có những hoài bão, khát vọng nó khác đi. Nói thẳng ra là tôi muốn cậu ta phải là một con người có lú tưởng phấn đấu cho một mục đích nào đấy, đừng để sự lặng lẽ của mỗi ngày nuốt dần hết sức trai trẻ và sự yên ổn của những vui thú vô vị cứ nối dài mãi, hết cả đời người lúc nào không hề biết. Cụ thể là thế này. Tôi không muốn cậu ta sống ở đây. Thưa, cháu nghe nói bác vất vả lắm mới xin được cho anh ấy vào làm việc ở nhà máy này. Ngày ấy tôi không muốn cậu ta nhiễm độc ở những đứa bạ xấu. Phải chạy vạy che chắn, ngăn chặn… dùng đủ biện pháp, cậu ta mới yên ổn học hết phổ thông. Cháu cũng nghe nói anh ấy đỗ điểm cao nhất trong số học sinh đủ điểm đi học đại học ngoài nước. Nhưng không đơn giản đâu. Một con người chưa nếm mùi gian nan, chưa được nếm vào thử thách khắc nghiệt của sống chết thì cái kiến thức, cái bằng cấp đôi khi lại là cái cớ để họ quay lưng với nhân dân, với chiến sĩ. Môi trường đôi với tuổi trẻ quan trọng lắm. Thưa bác, cháu thấy từ ngày vào nhà máy anh ấy rèn luyện đến mức Đảng ủy và giám đốc coi như cái “gương” để chúng cháu phải soi vào mà theo đấy ạ. Có, có cố gắng, nhưng ở đây đôi khi bình lặng quá và con người đang nhoai lên giành sự sung sướng cho cá nhân mình. Hơn nữa… có phải chúng cháu đã yêu nhau làm ảnh hưởng đến tiến bộ của anh ấy? Không hẳn như thế. Tôi chỉ muốn câu ta chưa vướng víu vào chuyện này sớm. Thưa, cháu đọc sách báo của ta nói rất nhiều cặp tình yêu tạo được sức mạnh giúp đỡ nhau… Tất nhiên, tất nhiên, không có ai lại muốn kéo người yêu của mình lùi lại, nhưng thực tế khách quan của đời sống tình cảm sẽ chi phối không thể cưỡng lại được. Vả lại, cũng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, con người cụ thể. Thưa, bác thấy trong trường hợp cụ thể của chúng cháu… Tôi chưa nói đến trường hợp cụ thể nào cả. Tôi chỉ muốn nói đến một lo-gic của cuộc đời là thế này. Sức lực và thời gian, trí tuệ và tình cảm trong mỗi con người ở những mức độ khác nhau, nhưng không thể là vô hạn. Ai đã tự nguyện san sẻ cho cái này, ắt phải thiếu hụt ở cái khác. Biết làm thế nào. Xin lỗi, tôi nói hơi lý luận sáo rỗng làm cô khó hiểu? Thanh niên bây giờ rất cụ thể, thiết thực mà. Cho nên tôi cũng chỉ nói cái cụ thể, đơn giản thế này. Cô thông cảm, chuyện cô với Tùy hãy tạm thời chấm dứt. Thưa bác, thời gian độ bao lâu ạ? Tôi biết cô sẽ giễu cợt sự dở hơi của tôi. Nhưng Tùy là con tôi, tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của cậu ta. Nếu vậy bác nên thay đổi quyết định. Phải chấm dứt chứ không được tạm dừng lại như kiểu nghỉ giải lao. Tôi không cho phép cô có thái độ xấc xược như thế. Điều đó là một chứng cớ để nói rằng cô chẳng yêu mến gì con tôi. Cháu xin lỗi, bác tha thứ cho thái độ hỗn láo của cháu. Còn về tình cảm của chúng cháu bác nghĩ thế nào cũng được. Thực ra nghĩ điều gì bây giờ cũng không quan trọng. Tôi chỉ muốn… Cháu hiểu và xin chấp hành ý bác. Cháu chỉ xin bác một điều thế này: bác yêu cầu anh Tùy phải nói với cháu, hoặc chả cần nói, cứ tỏ rõ một thái độ dứt khoát cắt đứt quan hệ với cháu. Cháu sẵn sàng chấp nhận tất cả. Được thôi. Có lẽ rất nên như thế.

Bằng kết cục ấy và những việc làm tiếp theo của ông, thì không thể có một tình cảm ồn ào thân thiết, dù hơi gượng gạo như hôm nay. Đại tá ra tận đầu dốc đón cô. Bác chờ cháu lâu chưa ạ? Cháu gầy quá. Đến mặt trận được lâu chưa? Nghe nói cháu vừa ở B.T. về đây. Dạ, cháu đi phục vụ các đơn vị dân công rào biên giới. Rất có thể trùng hợp với một nguồn tin nói rằng đã co một người con gái Việt Nam cùng đi với nó. Suốt chặng đường từ X đến đây, ông đã phải giằng xé với một quyết định nhượng bộ. Đúng ta là một đối sách cần thiết trong tình thế này. Tất cả mọi phương án đã nghĩ nát trong đầu đến bây giờ nói ta vẫn còn khó, Hoài ạ, hôm nay chú đến đây tìm cháu, chắc phần nào cháu hiểu được tình cảm của chú. Dạ. Thông cảm cho chú. Cái gì cũng phải có quá trình của nó. Nghe tin cháu đến đây, chú vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Cháu đã gặp Tùy chưa? Chau định cuối tháng kết thúc một, cháu xin phép đi tìm đơn vị anh ấy. Cháu đã biết tin tức về nó? Có chuyện gì khác không bác. Ông phải trả lời bao nhiêu câu hỏi, phải an ủi dỗ dành nó. Với sự hoảng hốt và đau đớn của nó, ông chắc chắn đến lúc này nó vẫn chưa biết chuyện gì xẩy ra. Không khai thác được gì để tìm ra manh mối của con, ông vẫn phải ở lại một đêm cùng ban chỉ huy dân công khuyên bảo, động viên no kìm nén lại, kiên nhẫn chờ đợi. Trước khi trở về P., ông đứng với nó rất lâu, song chỉ nói được một câu: Có tin gì của Tùy chú sẽ báo ngay cho cháu. Nói xong, ông phải cúi xuống lặng lẽ đi thẳng ra chỗ ô tô chờ sẵn. Không cho cô tiễn. Cô cũng không thể đi tiễn ông, tay bíu vào gốc cây, cô gục đầu ở đó, đứng chết lặng như một thân cây khác đã bị chặt lìa gốc… Không giận dỗi gì, cũng không oán trách cái quá khứ bị ngăn chặn, cô chỉ thấy nhói buốt cả hai nỗi đau cùng dội lên một lúc. Em đã mất anh rồi ư? Em mất cả những ngày chạy vạy đến nghẹt thở để đến với anh, cốt để anh hiểu cho em về những gì chúng mình đã trao gửi cho nhau, em vẫn gìn giữ trân trọng để mãi mãi là của anh. Để anh hiểu rằng em không thể là con đàn bà trong lá thư và những dòng thơ anh gửi cho em. Lẽ nào em đã chiều anh trong những ngày sắp sửa xa nhau để anh lên đường yên trí có em, rồi anh lại dễ dàng khinh thường em vì nghĩ rằng đã dễ dãi với anh, thì với ai em cũng thể dễ dãi như thế. Nhưng em không căm giận oán trách gì anh. Vì em vẫn yêu anh, em biết gần một năm qua, những kẻ yêu em đã làm anh khổ đến mức nào. Nhưng em không thể thanh minh điều gì khi chưa đến được với anh, chưa nói được với anh. Bây giờ thì em mất cả rồi ư? Trời ơi, sao cuộc đời lại có thể tàn ác, bất công đến thế này!

***

Cấp dưới bao giờ cũng tỏ ra không hề biết gì về đời tư của cấp trên, nhưng thực ra họ biết hết. Càng những anh cấp thấp như công vụ quanh năm giặt quần áo, lấy nước, lấy cơm, các anh lái xe, bảo vệ, liên lạc càng lắm chuyện, không chỉ cá tính sinh hoạt của cấp trên, cả phong thái chỉ huy… họ cũng có thể biết. Tham mưu phó mặt trận hỏi công vụ: Bao giờ tư lệnh về? Chắc phải chập tối. Liệu có chắc không? Chắc chứ ạ. Sao biết? Đôi tất chống muỗi còn ở nhà, thì cụ không thể ngủ đêm, dù còn việc cùng về. Nếu xảy ra đánh nhau thì sao? Thì phải mang tất đi. Làm tư lệnh mà không biết trước chỗ mình đến có đánh nhau hay không thì làm làm gì. Được đấy. Cậu vừa tinh lại vừa liều. Tôi làm công vụ, tôi cũng phải biết thủ trưởng có trị mình cái khoản đó không. Nếu thủ trưởng không thích, tôi lại có kiểu nói khác hoặc không nói nữa, sao lại là liều. Khá lắm. Nói chuyện với cậu cũng đỡ sốt ruột. Thế thủ trưởng định làm việc gì, có cần kịp lắm không? Nếu không thủ trưởng cứ về, khi nào cụ về, tôi báo cáo, rồi gọi điện cho thủ trưởng. Tớ có việc đột xuất ngoài dự án, định báo cáo với tư lệnh, cậu xem cách làm việc của cụ thì chuyện này có trôi không nhá. Nếu không sợ lộ bí mật, thủ trưởng cứ nói. Cái gì ở cơ quan tham mưu của chúng tớ chẳng là bí mật. Nhưng cậu đâu phải là người thiếu tin tưởng. Thủ trưởng quên là cấp hạ sĩ của tôi thì chỉ những chuyện trẻ con ngoài đường đã đồn chán ra, chúng tôi mới được trưởng phòng hành chính cho học tập. Mà thủ trưởng chắc còn thuộc tính nết của cụ hơn tôi nhiều. Tớ trọng cái đầu sáng và khinh cái cổ nặng. Tính nết của thủ trưởng nếu vào đơn vị khác có khi về hưu rồi. Giỏi, giỏi. Thôi, thủ trưởng nói ý định của thủ trưởng xem nào. Tớ định báo cáo với tư lệnh tình hình địch ở huyện P. Phá âm mưu tiếp tế lương thực của “Pốt” và tìm kiếm anh Tùy, con trai đại tá Thủy chứ gì? Sao cậu lại biết rõ thế? Sáng nay tôi đến chỗ tác chiến thấy nói con đại tá Thuỷ có nhiều khả năng trong tay “Pốt” ở huyện P và nghe được mấy tiếng, ta tập trung giải quyết cả hai việc. Hôm qua tôi cũng nghe thủ trưởng quân báo báo cáo tư lệnh việc vận chuyển lương thực của chúng ở đấy. Còn tuần trước thì các thủ trưởng các phòng, các cục đều bàn về chuyện con đại tá và hỏi nhau làm cách gì bây giờ. Bằng tất cả những cái ấy, tôi biết việc thủ trưởng báo cáo chứ, Khả năng tổng hợp và phân tích của cậu tớ chịu đấy. Nếu trình bầy một phương án tác chiến thật khẩn trương để giải quyết cả hai việc ấy, tư lệnh có nghe không? Sao lại không? Mình chiến đấu cho ai vì cái gì? Hãy coi việc giải phóng từng người, cứu sống từng mạng người là thắng lợi của chúng ta. Thủ trưởng có nghe nói thế bao giờ không? Chắc là có, nhưng thủ trưởng quên đấy thôi. Với một người dân bình thường, một người lính bình thường cụ cũng không bỏ qua, huống hồ đây lại là con trai đại tá. Cụ vẫn ân hận là mãi đến hôm bị phục kích, cụ mới biết là con đại tá đã đến đây. Thôi được cậu có thể bảo đảm trong khi chờ đợi tư lệnh, tớ làm kế hoạch điều động lực lượng được không? Ấy chết, làm sao tôi lại dám liều mạng thế, nhưng tôi chỉ đảm bảo với thủ trưởng là tình cảm và cung cách làm việc của cụ đúng như thế. Nếu thủ trưởng tin là đúng, thủ trưởng cứ làm kế hoạch đi. Vừa phá được âm mưu giặc, vừa cứu được con trai bạn mình thì việc gì phải chần chừ chứ. Mà có khi về đến đây, cụ lại bắt tôi gọi điện cho thủ trưởng lên để nhận chỉ thị này cũng nên. Nhưng mà khi biết thủ đoạn của địch, sao các thủ trưởng lại không có phương án, phải đợi đến bây giờ? Lực lượng tại chỗ không đủ, điều nơi khác phải tính nát oc ra. Nhiều mục tiêu, nhiều trọng điểm quá. Nhưng nếu không có tin tức về con đại tá, thì các thủ trưởng không quyết tâm lắm phải không? Có phần thiếu sót ấy. Không sao vì đồng chí, đồng đội thì càng tốt chứ sao. Rõ! Báo cáo tư lệnh, tôi về. Nhìn đại tá đứng nghiêm giơ tay chào, công vụ đỏ mặt bẽn lẽn. Thủ trưởng cứ giễu tôi thế, lần sau tôi chả dám nói gì nữa. Đùa nhau một tí, rất cám ơn cậu, tư lệnh về điện ngay cho mình nhé.

Cái nội dung mà đại tá Thủy nhận ở tư lệnh cũng là thế. Thủy có thói quen sẵn sàng tranh luận bàn cãi tất cả những gì theo ý ông là chưa tối ưu, chứ không bao giờ do dự trước một mệnh lệnh được giao, kể cả lúc muốn gục xuống vì nỗi đau riêng. Cái chiến dịch “tình thương” theo cách nói cải lương của mấy tay trợ lý tác chiến thì nó hoàn hảo đến bất ngờ. Từ điều tra tình hình địch, lập phương án tác chiến, điều động quân sự, sử dụng lực lượng địa phương, hợp đồng với bộ đội bạn đến chỉ huy, mục tiêu của cuộc truy quét đều rất bí mật bất ngờ, khẩn trương và chính xác. Các tình huống được đặt ra và thực tế diễn biến hầu như là giống nhau. Có thể nói cả cơ quan quân báo, tác chiến, tham mưu kế hoạch, xe pháo, chưa bao giờ tập trung toàn lực đầy tinh thần trách nhiệm vào một trận truy quét đột xuất và mang tính cục bộ như lúc này. Nếu viết báo tổng kết, thì đây là một trận đánh đạt thắng lợi tuyệt đối, rút ra được nhiều bài học về nhiều mặt. Bốn tiểu đoàn quân tình nguyện Việt Nam, một tiểu đoàn bạn và du kích các xã được bí mật “tập trung học tập” tạo thành thế bao vây ba mặt, không một khe hở, buộc địch chỉ còn con đường xuống sông. Cái khó muôn thuở của các chiến sĩ tình nguyện là khi địch đã luồn được vào sống lẻn lút trong dân, thì dù cả một sư đoàn ta vây kín một đại đội địch cũng không bắt nổi nó. Chỉ cần được báo động trước năm phút, tất cả đã vứt khẩu súng xuống ao hoặc xó xỉnh nào đó, cầm lấy cái cày, cái cuốc, cái rổ, cái giá, cái bát, đôi đũa, ăn hoặc ngủ, làm hay chơi là đã thành dân (chỉ biết nó làm ăn chất phác). Lần này một tiểu đoàn quân tình nguyện hành quân cơ giới từ xa đến “nhảy dù” chộp gọn ba đại đội địch chưa kịp biến thành “dân”. Những đơn vị khác trong số hai tiểu đoàn của chúng chạy ra rừng cũng bị vòng ngoài của ta khép kín. Từ cái đêm tham mưu phó và công vụ tư lệnh bàn luận với nhau đến ngày kết thúc thắng lợi tiêu diệt gọn hai tiểu đoàn địch, thu hang nghìn tấn gạo, phá vỡ kế hoạch vận chuyển của chúng, củng cố được địa bàn hoạt động của ta chỉ có mười bảy ngày rưỡi. Đại tá Thủy bằng lòng với cương vị phái viên đốc chiến của tư lệnh. Ông đã góp phần quyết định trong chiến thuật “nhảy dù” rất có hiệu quả. Nhưng tất cả phái viên của bộ tham mưu và những người chỉ huy các cấp đều không giấu nổi vẻ thất vọng. Hoàn thành nhiệm vụ rồi, họ cho bộ đội “càn”, nói đúng ra là bới từng gốc cây, hang hốc, bụi rậm. Chỉ khi phản đối quyết định này đại tá mới biết mục tiêu chính (phải tự ngầm hiểu như thế) được tư lệnh mặt trận duyệt y chưa hoàn thành. Sự nhượng bộ của ông để cho bộ đội tìm như tìm kim trong đống rác khổng lồ suốt bảy ngày đêm đã chứng tỏ ông không còn đủ kiên quyết, cái tính kiên quyết đến tàn nhẫn vốn có của ông. Sang ngày thứ tám kể từ khi “càn” lại không còn hy vọng gì, ông đã thấy như được an ủi, đã được hưởng sự quan tâm quá lớn của cấp trên và đồng đội, dù kết quả nó vẫn là số không, dù bất cứ lúc nào trong những ngày này ông cũng có thể gục ngã vì đau đớn. Ông đề nghị tham mưu phó mặt trận, cho bộ đội tạm thời dừng lại. Ngay khi nhận được tin của anh, tôi đã phái hai tổ trinh sát đến khu vực này vừa nắm địch vừa tìm cháu. Tôi cũng đã nới rộng đường kính phạm vi truy quét ra năm ki-lô-mét. Nhưng… Thôi, cảm ơn. Tôi xin cảm ơn tất cả. Có gì nữa đâu mà bắt bộ đội khổ sở. Nghĩ cho cùng, đã là chiến sĩ thì phải hy sinh thôi. Một người lính ngã xuống như trăm ngàn người lính khác có gì phải ồn ã lên. Còn nếu có chạy chốn, sự tìm kiếm của các anh càng khơi sâu vào nỗi nhục nhã của tôi, ích gì. Anh vẫn chưa tin hoàn cảnh ngày ấy cháu xử lý thế là đúng? Tin cái gì? Tin nó bỏ trốn à? Đó là một sai lầm. Nhưng sai lầm vô thức trong một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt ấy có thể tha thứ. Mà trinh sát đã báo về, các cậu ấy đã giết được bọn lính Pốt để tháo chạy! Cái đó cũng chỉ là mới có thể như thế thôi. Ở đời, không thể tin ngay tất cả mọi điều, khi chúng không ở trong ta, không phải là sự chính kiến của chính ta. Tất cả mọi chuyện ở đồng đội, ở vợ con anh đều có thể nghi ngờ. Chỉ có quan niệm của anh là không bao giờ anh nghi ngờ xem đúng hay sai. Nghĩ vậy thôi, lúc này thì tham mưu phó vẫn đứng im. Còn đại tá cũng vẫn cố chứng tỏ mình là con người vững vàng, sắt đá. Ông vẫn thế. Đó là thói quen của người đời, tiến lên sự cao thượng, khác người thì dễ, quay lui lại sự bình thường của chính mình, ở cái điểm xuất phát ban đầu thì vô cùng khó. Ông đã quen nói những điều to tát nghiêm trọng suốt bốn chục năm nay, bây giờ bộc lộ một tình cảm nhỏ nhoi yếu đuổi như người bình thường là rất dễ trở nên trơ chẽn, gượng gạo, có khi làm người ngoài rất dễ buồn cười. Những đêm sau đấy, khi trở về doanh trại, nơi làm việc của ông, một gian lán lợp cây thốt nốt, trên lớp ni-lông. Một căn hầm trong lòng nhà. Một nửa được đắp đất vừa làm bàn viết, vừa làm giường ngủ. Nửa còn lại chiếc chiếu con suốt ngày này, tháng khác không để ý đến giặt giũ. Ngồi vào chiếu còn bẩn hơn là đứng ở ngoài. Chỗ chiếu ấy chính là “ghế” để ông phục lên “bàn” làm việc. Đêm nào ông cũng che kín chiếc phên bằng cỏ ở trước cửa, ngồi phục vào “bàn”, nhưng không viết gì, cũng không nghĩ gì.
Mười giờ đêm đIện máy nổ tắt, ông đổ dầu ma-dút vào vỏ hộp đựng thịt, bấc bằng giấy báo nhét qua ống muỗng cũng cuộn bằng vỏ hộp.

Muội đèn ùn ùn bốc lên, sáng ra mặt mũi nhem nhuốc, hai lỗ mũi đen đặc muội đèn. Mặc. Ngồi chán ông vùng dậy lấy nước đổ vào ăng-gô bắc trên ba hòn gạch đun bằng giấy báo. Ngọn lửa bùng cháy lem lém, miệng ăng-gô như muốn đỏ lên mà nước dưới đáy lại chưa thể sủi tăm. Hì hụi, đun được nước sôi, ông bỏ đấy ra sân đứng ngửa mặt lên trời lẩm bẩm một mình. Rồi nghiến răng lấy nắm tay này đấm vào lòng bàn tay kia từng hồi. Rồi cười. Rồi tự mình cãi nhau với mình. Tại sao? Tại sao như thế. Bởi dễ hiểu lắm. Nó vẫn chỉ là một loại vật chất mà thôi. Không ở dạng này thì ở dạng khác có gì là lạ. Cả một bọn vô trách nhiệm. Nếu đại đội, sư đoàn nó không chỉ mập mờ mấy chữ “chạy trốn” thì ai người ta nỡ xử lý như thế? Chà, cái gì nó cũng có giá cả thôi. Nếu nó thực sự hy sinh đến phút cuối cùng cho Tổ quốc, thì Tổ quốc sẽ ghi công nó. Xét cho cùng, người công dân nào cũng có Tổ quốc chứ. Làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc mà phải hy sinh mình là chuyện bình thường chứ. Ôi, con ơi, Tùy ơi! Tại sao chỉ một mình tôi ở đây! Tại sao nó không thể là đồng đội của tôi? Tại sao nó lại khờ dại nhận lấy cái chết khi chưa đáng chết. Phải bắn thằng lái xe. Đồ phản quốc, vô nhân đạo. Nhưng thằng Tùy chết trong trường hợp nào nhỉ? Ai bảo nó chết? Ai ai? Căn cứ gì để có thể kết luận như thế? Không, nó còn sống, còn sống. Con còn sống như một anh hùng đấy, con ơi. Tùy ơi, đồng đội thân yêu của tôi ơi. Ông ngã vập mặt xuống nền đất cát pha. Môi giập, máu chảy. Cứ nằm như thế chừng một tiếng sau tỉnh dậy, ông khạc nhổ bao nhiêu vẫn thấy cát sàn sạn ở miệng. Lần lần vào nhà ông lấy chè cho vào ấm, rót nước ở ăng-gô ra, chờ “ngấm” rồi rót ra bát. Nước lạnh tanh, chè nổi lên lều phều. Ông thận trọng rót nước trong ấm xuống nền, đất rồi lại thận trọng lấy bát múc nước lã ở xô đổ vào ấm chè. Lại đợi một lúc cho “ngấm” ông cẩn thận rót ra bát. Chà, cái chè này không ra nước. Ông lấy chè trong ấm nhai, rồi bê bát húp. Ngon. Cứ gì phải nước sôi. Nếu cần nước lã pha chè được. Ngon. Không nên phụ thuộc vào bất cứ cái gì. Phụ thuộc vào nó sẽ là nô lệ của nó thôi mà. Dễ hiểu lắm. “Uống chè” xong ông tỉnh táo hẳn ra. Lấy cặp moi các giấy tờ sổ sách để từng loại lên “bàn làm việc”. Bút cũng lấy ra rồi, nhưng ông không viết. Ông làm việc bằng những tiếng lẩm bẩm mà chính ông cũng không nghe rõ mình đang nói gì. Cuối cùng ông ngủ gục trên giấy tờ và sổ trên mặt “bàn”. Suốt năm đêm như thế không ai biết và ban ngày ông vẫn họp hành, đi đứng, ăn uống như tất cả những cán bộ cao cấp khác xung quanh bộ tư lệnh. Đêm thứ sáu tư lệnh sang “nhà ông”, đứng hàng giờ đồng hồ xem cái thói quen ông lặp lại của những đêm trước. Tư lệnh lặng lẽ quay về, lệnh cho người đưa ông đi bệnh viện mặt trận, mặc cho ông phản đối quyết định của tư lệnh.

***

Người lái xe đã ra viện, nhưng vẫn nằm tại chỗ, chứ không về nhà tạm giam. Người ta cũng chưa thể tiếp tục những cuộc hỏi cung sau vài ba lần gián đoạn. Nguy cơ cấp cứu xảy ra bất cứ lúc nào trước những cơn mê sản cả ban đêm lẫn ban ngày. Các bác sĩ quân y kết luận anh ta đã cắt cơn sốt rét ngay sau khi qua khỏi trận sốt ác tính. Sợ hoảng loạn gây nên những cơn mê sảng là do tác động của trận bom B52 ở Tây Ninh vào cuối những năm sáu mươi, khi anh ta là thiết úy ác ôn trong quân đội ngụy. Chi tiết này do Viện kiểm Soát mặt trận cung cấp cho bệnh án sáng tỏ thêm. Nhưng chính nó lại mâu thuẫn với sự xác nhận của chính quyền địa phương như sau:

Hoảng sợ trước sự tấn công của quân ta, nên tháng Ba năm một chín bẩy mươi ba đang là đại đội trưởng trong quân đội ngụy (đóng quân tại Bến Sỏi Tân Biên-Tây Ninh), Phạm Văn Chắt đã trốn quân ngũ trở về với vợ con. Trong thời gian bị bắt quân dịch (1963-1973) anh Chắt không gây tội ác gì với nhân dân!

“Khi có lệnh rút, hắn còn chỉ huy một trung đội truy kích quân ta cho đến khi B52 đến trút bom xuống địa điểm bộ đội ta trú quân. Hăng hái tấn công để diết chiến sĩ ta, chứ không gây tội ác”. Câu nghi ngờ châm biếm này ghi trong sổ ghi chép của nhân viên Viện kiểm Soát bên cạnh chứng thực của địa phương. Thưa, lúc đó tôi chưa có vợ. Sang đầu năm 1970 vợ tôi đang có bầu… Dạ tôi bị bắt quân dịch, khi tôi đang học trường lái xe. Trong bốn năm từ sáu ba đến sáu bẩy, tôi từ lính trơn lên đến thiết úy đồn trưởng. Từ khi lấy vợ tôi hay bỏ trại, bị phạt nhiều hơn được thưởng. Ngoài mấy câu trả lời ấy ra, anh ta chưa cung cấp được gì thêm trong bản hồ sơ dày mười bốn trang mang tính chất tóm lược quá trình sinh ra, lai lịch ông bà, cha mẹ họ hàng nội ngoại, anh em cô bác qua các thời kỳ và thái độ chính trị của họ trong mỗi thời kỳ đó. Một văn bản khác cũng gần hai mươi trang lược thuật lại toàn bộ chuyến đi phục vụ chiến dịch này. Nó tỉ mỉ đến mức đầu tiên ai gọi anh ta đến, nói gì, vào giờ nào, có những ai chứng kiến, có cả những lời động viên, hoặc cáu gắt của chủ nhiệm công ty khi giao nhiệm vụ. Cả chuyện anh ta chậm mười lăm phút vì luấn quấn gỡ tay đứa thứ sáu, thứ bảy trong khi vợ bế đứa thứ tám quay mặt đi trong buổi lên đường ra mặt trận. Pôn Pốt. Ôi, em trúng đạn rồi. Anh cho em sang bên. Sang bên. Lái xe chạy đi. Nó bắn. Nó bắn nữa. Ôi, B41 phụt ở đầu xe. Nằm xuống. Má nó kéo thằng Bảy nằm xuống. Ối ối vào đầu con. Máu chảy. Máu máu. Thằng Tám bị rồi! Ma nó ơi! Má nó!

Dạ thưa, bởi nhớ các con tôi, tôi hết chịu nổi. Dạ thưa ông hỏi, tôi xin nói thiệt lòng. Về cái phần nguyên nhân chính để tôi bỏ quân ngũ là do vợ tôi, nói đúng ra là do tôi. Tôi sợ mất cô ấy. Vợ tôi đạp máy may ở thị trấn. Không thể nói cô đẹp nhất vùng, nhưng quả tôi đã hành quân hết vùng chiến thuật chưa gặp người con gái nào mới trông đã thấy mê muội, càng gần, nhất là khi được bắt chuyện với cô ta rồi, không còn cách gì cưỡng lại lòng mình để không yêu cổ.

Đại đội lính quốc gia do tôi là chỉ huy trưởng đến gia tăng cho lính bảo an và dân vệ trị trấn vừa đúng năm con nhỏ mười tám tuổi. Cô kém tôi một giáp. Nhưng cái bụi chinh chiến của tôi khác biệt sự nhàn nhã, sung sướng của cô, khiến khi nhìn cô với tôi, ai cũng dám quả quyết cô chỉ là con thứ của tôi. Cũng như trời phật phù hộ, bao nhiêu đơn vị, đủ sắc lính, từ biệt động đến dù, lính biên ải, lên trước tôi, thì cô vẫn là đứa cháu nhỏ mười lăm, mười sáu, ba má còn phải cấm đoán, giấu mỗi khi có cuộc hành quân qua. Tôi về thị trấn đúng lúc dân chúng nháo nhác sợ Việt cộng, xin lỗi, bộ đội ta sắp tấn công vào thị trấn. Tất nhiên trong hột hoảng, sợ sệt quân đội ta, dân chúng phải bìu ríu cậy nhờ ở chúng tôi. Họ cậy nhờ để đánh giặc, xin lỗi, để chống lại đằng mình thôi, còn con gái và của cải họ phải lo che chắn giấu giếm. Con gái của họ là những con gà con mà quân đội quốc gia như đàn diều hâu đang đói rạc, họ rất hoảng sợ. Đêm thứ hai ở thị trấn, tôi giả trang đi cùng tốp lính bảo vệ. Nhác thấy cô bé trong tiệm may là tôi mê liền. Tôi vào hỏi qua loa mấy giá công may quần áo, rồi chào hỏi tử tế ra đi. Đêm sau, tôi lệnh cho ông đại diện thị trấn mắc điện đèn xanh đỏ, chăng hoa giả và thật, mở băng nhạc ngay bùng binh trước cửa tiệm cô bé.
Dân chúng tập trung (phần nhiều là bảo an, dân vệ và các chức sắc địa phương). Còn dân chúng ngưỡng mộ sự lạ ấy đứng ở những vòng phía ngoài.

Tôi cho lính hành quân đến tập hợp giữa đám quan chức và lính địa phương, giữa tiếng xì xào về sự oai phong của đơn vị chúng tôi. Sau lời chào đón hoan ngênh tin tưởng trời đất gì đó của thị trưởng, tôi ra mệnh lệnh cho tất cả các binh sĩ. Giọng tôi lễ độ nhẹ nhàng thưa gửi bà con cô bác thắm thiết, rồi mới ra lệnh cho binh sĩ những điều cấm nghiêm ngặt để bảo vệ sự yên ổn của dân. Tôi sẽ xử lý với những biện pháp mạnh mẽ nhứt với binh sĩ nào có những lời nói và cử chỉ không đẹp đối với cô gái. Việc trêu ghẹo, đùa bỡn làm ảnh hưởng đến tình cảm và hạnh phúc của các cô bác, anh chị cũng được cấm đoán một cách ngặt ngèo. Việc tập hợp đó trong vòng vài phút. Tôi cũng nói rất vắn tắt về việc phải đề phòng pháo kích, hoặc phi vụ nào đó xẩy ra bất thường… Đó là việc làm chưa từng có trong các cấp chỉ huy quân đội cộng hòa. Ba ngày sau tôi lại mặc thường phục ra tiệm may cô bé cắt áo sơ-mi. Cả ba má cô và cô đều nhận ra tôi. Họ coi tôi như một thần tượng về lòng cao cả, trong sạch của người lính cộng hòa. Dạ thưa, có hàng trăm, hàng ngàn con đường đến chỗ tình yêu, ông không còn lạ chi. Phần riêng tôi, tôi cũng tạo ra một cơ hội thuận tiện nhứt để liều lĩnh. Tôi xin thiệt lòng, tôi vừa yêu, vừa cướp đó, thưa ông. Ba tháng sau, ba má cô đã yêu quý tôi, coi tôi như người em, cô cũng yêu quý tôi như ông chú ruột. Ba má cô đều thống nhứt với tôi phải cho cô đào luyện thành người cắt may giỏi nhứt vùng. Bởi thế, tôi phải đưa cô về Sài Gòn để học cắt may thêm. Tôi thuê hai buồng trên lầu ba của nhà hàng trên đường Võ Tánh tức đường Nguyễn Trãi ngày nay. Thuê hai, nhưng chỉ ở một. Ngay hôm mới đến, dùng bữa tối xong, tôi ngồi ở phòng “cháu” để nói chuyện. Xin ông đừng cười, ông cũng là người bịnh đang lúc cần nguôi ngoai nỗi day dứt, tôi được giãi bày với ông xem như được cởi lòng mình. Đời tôi lúc này sống chết là có chi. Thiệt ra, lúc này tôi đã như chết rồi. Nhà chức trách sẽ bắn tôi, để vong linh những người chết bữa đó đỡ oán hận. Tôi thấy thế là công bằng. Nhưng tôi sợ. Sợ nỗi thống khổ còn lại ở chín má con nó. Kể cả cái chuyện giăng gió tôi cũng không dám, nhưng vì tôi yêu má lũ trẻ, tôi quyết chiếm làm vợ để đến giờ có tám đứa nhỏ, nếu không có chuyến đi phục vụ này đời tôi như ri cũng là thỏa chí. Đôi lúc tôi vẫn đùa với má nó về cái đêm “mở màn” làm má nó đỏ bừng mặt. Dạ, cái đêm đó ngồi nói chuyện với “cháu” mới chừng nửa giờ, tôi đã hết chịu nổi. Tôi vờ đứng dậy uống hết ly nước, rồi quay vô, nhanh chóng ôm ghì lấy cô. Cô bất ngờ và hoảng hốt chưa thể hiểu được gì, tôi đã dùng sức mạnh áp đảo của thằng đàn ông đang thừa thãi làm được tất cả những gì tôi muốn. Cô bé, phần xa lạ với cách sống ở đây, phần kính nể và sợ hãi cái uy của tôi, nên không dám kêu. Cả đêm đó em chỉ khóc, nhưng đến bốn giờ rưỡi sáng thì em đã ôm ghì lấy tôi lêu: Đừng bỏ em bơ vơ nghe anh. Khi chuyện chúng mình vỡ ra, ba má không ưng anh, em tính sao? Cho em đi theo có được không, cưng? Suốt bốn ngày bốn đêm sống hết mình, tôi trở về thị trấn, tin cho ba má cô công chuyện học hành của cô đã rất tốt đẹp, hoàn hảo. Nửa tháng sau, em về đúng lời tôi hẹn với vẻ mặt ủ ê vì “bọn du côn đón đường bắt cóc trên đường từ tiệm may về nơi ở”. Giữa tủi hận của gia đình, ba má cô được người mách nước gả cho tôi. Người đó nhận làm bà mai mối. Tôi đành thương tình cảnh ngộ cưới cô làm vợ trong vòng một tuần lễ. Thiệt lòng với ông, tôi vừa mừng trúng kế mình, vừa lo bằng cách chi giữ được vợ trọn vẹn giữa thời buổi loạn lạc, những cuộc tình duyên cướp giật nhiều hơn là cưới xin đàng hoàng. Tôi đành phải chống đỡ bằng cách mỗi năm cô ấy phải đẻ ra một đứa nhỏ để không có thời giờ đi với người khác lúc tôi ra trận. Nhưng tôi đã phải đi nơi khác khi vợ tôi sinh đứa con thứ nhất, nên tôi càng hoảng sợ. Đẻ đến đứa thứ ba, vợ tôi vẫn đẹp hồng hào gọn ghẽ, đến mức tụi con trai mười chín, hai mươi vẫn tưởng cô chưa có chồng con, theo đuổi vợ tôi. Hết bữa này qua bữa khác, nỗi hoảng sợ ngày càng gia tăng tôi không chịu nổi. Cuối năm 1972, tôi tự thương rồi chuồn khỏi đơn vị vậy đó. Dạ thưa ông, chắc bên quân ta không bao giờ có chuyện như ri. Chuyện của tôi nó là sự thật, nói ra thì quá xấu, nhưng sự thật tôi bỏ lính chỉ vì cái thiển nghĩ ấy.

***

Đại tá Thủy là người rất có tài thâm nhập, hòa mình gợi chuyện ở bất cứ đối tượng nào trong phía ta cũng như phía địch, ở trong nước cũng như khi chiến đấu ở đất bạn. Ông nén mình lại để tìm hiểu, thu thập nhằm đạt được mục đích chiêm nghiệm chứ không phải dùng nó để làm việc gì. Trong cái đầu tưởng đến hàng ngàn ngăn chứa đựng tất cả các chuyện thời xưa, thời nay, bao sáng kiến mới mẻ, bao kinh nghiệm của cuộc sống, những lý luận sách vở, những hiện tượng và bản chất… đầy ắp trong cái “kho” vô tận ấy. Bằng tất cả vốn liếng ấy ông bỗng thấy mình là kẻ hiểu biết, phải dạy dỗ kẻ ngu si, người mạnh mẽ phải ban phát cho kẻ yếu hèn, người dày dạn từng trải phải biết cười cợt và độc đoán với kẻ non nớt ngây thơ. Cũng bằng cái vốn liếng ấy ông chỉ có thói quen biết nói, không có thói quen biết nghe, mặc dầu ông rất chăm chú nghe ngóng và ghi chép đầy ụ trong dăm bảy chục quyển sổ tay. Có rất nhiều lần ông nói say sưa hùng biện, nhưng không biết người nghe mình có hiểu gì không. Mặc. Ông cứ nói, nói lấy được, cốt đạt tới mục đích mình đã dạy dỗ, khai phá cho mọi người, đã biểu lộ được sự sâu sắc, uyên thâm của mình trước mọi người.

Ông vào viện được năm ngày, trạng thái cơ thể của ông trở thành bình thường. Nói đúng ra, ông vẫn bình thường vào ban ngày. Còn ban đêm thì ngây bây giờ, mỗi lúc chợp mắt ngủ, ông vẫn mệt mỏi với ý nghĩ nửa tỉnh, nửa mê, ngủ và thức không lúc nào có được cai ranh giới rõ ràng. Ngày thứ sáu, người ta khiêng đến khoa ông người lái xe, kẻ đã bỏ rơi con ông và những người chết để chạy tháo thân. Anh ta được cấp cứu lần thứ ba. Cũng như ông, sau vài đêm có được giấc ngủ sâu do tác động của thuốc ngủ, anh trở nên tỉnh táo dù khuôn mặt anh vẫn ủ rũ đau đớn. Những bệnh nhân của khoa không ai biết rõ ông, nên họ kháo ông một cán bộ cao cấp với những giai thoại tốt đẹp. Ông có thể la cà trò chuyện với những người lái xe, nấu cơm, hộ lý và những bệnh nhân binh nhất, bình nhì một cách bình đẳng, thân ái và thông cảm sâu sắc. Ông đến phòng người bệnh nhân “dân sự” thân thiết và tự nhiên như anh ta không hề bị ai theo dõi, canh gác. Những cử chỉ, cách nói năng của ông, cộng thêm sự cảm nhận ở xung quanh khiến ông trở thành người tin cậy, có thể tranh cãi thoải mái và anh ta chuyển hết mọi nỗi niềm của mình sang ông. Tại sao anh có thể cưới một người con gái như thế để làm vợ. Một con vật, không hơn không kém. Đất nước này, tất cả mọi thằng đàn ông đều như anh, hoảng hốt trước đòi hỏi điên cuồng của nhục dục rồi sẽ ra sao? Đồ đê tiện, bẩn thỉu! Không thể là một kiếp người… Đã cố ghìm nén với mục đích tìm hiểu anh ta, máu trong người ông vẫn nóng lên sôi sục với những câu hỏi, những phẫn nộ không thể tha thứ. Rồi, ông phải nén lại những hơi thở cuồn cuộn nỗi nhớ thương, kính phục vợ ông. Không. Những người đàn bà chịu đựng dai dẳng âm thầm nỗi cay đắng mất mát của những xa cách và thiếu thốn suốt mấy chục năm qua đều làm ta kính phục. Chao ôi, nếu không có những người đàn bà như thế làm sao có đất nước này. Cả những người lính cách mạng nữa. Nếu không có những người con ấy, đồng đội của ông, làm sao đất nước có niềm vinh quang mãi mãi phải ghi nhớ, mãi mãi là chân lý bất diệt của một xã hội tiến bộ. Đồ chó má. Mày không đáng nhận lấy cái chết từ tay người lính cách mạng. Làm sao tao lại trò chuyện với mày. Ông muốn đứng lên và nhổ vào mặt hắn, nhưng vẫn phải ghìm lại để hỏi chuyện anh ta: Mong muốn nhất của anh lúc này là gì? Dạ thưa, cầu trời tôi cứ ước, giá dăm bảy năm sau mới bị bắn chết hoặc tù tội thì bọn nhỏ nhà tôi đã tự kiếm sống nuôi nhau, nó không phải chịu cảnh nheo nhóc tan tác. Anh không nghĩ, người công dân nào cũng phải có Tổ quốc? Họ sống trong Tổ quốc họ với đủ cả gió và nắng, không khí cho họ hít thở. Vậy thì trách nhiệm của họ với Tổ quốc? Dạ, từ giải phóng đến nay tôi cũng được vinh dự đóng góp với Tổ quốc. Các con tôi sau này nó cũng phải đóng góp. Nhưng nếu nó cực quá, ốm o quá, thời đóng góp cũng không được nhiều. Trước ngày giải phóng anh có nghĩ tới Tổ quốc không? Dạ… Không ạ. Không dạ dạ. Tổ quốc đang mình thời lúc đó chưa biết ra sao. Còn Tổ quốc đàng nó… cũng may tôi được sống sót, được có công chuyện làm ăn phục vụ Tổ quốc đàng mình, được đi phục vụ chiến dịch vừa rồi. Chẳng may… Không ngờ… Trời đất run rủi, chứ không phải anh hèn nhát? Dạ, dạ, có, tôi hèn nhát. Đó có phải là lá chắn che giấu cho những ý đồ nào khác? Dạ dạ thưa, tôi xin trình ông lá thư này… Đại ta trở về phòng mình lấy kính để đọc lá thư của vợ anh ta. Nói đúng ra ông phải vắt óc xem đằng sau những dòng chữ là những ám hiệu bóng gió đen tối nào? “Ba lũ nhỏ ngàn vạn lần xót thương của em. Chín má con cầu mong ba giữ gìn sức khỏe chờ mong lượng khoan hồng của bề trên cho ba trở về với má con là nhứt… Dẫu không được như vầy, ba có phải tù tội ở đâu đó, má con em cũng thay nhau đến chăm ba luôn luôn, chỉ mong ba sống để má con em khỏi bơ vơ. Ba nó ơi, suốt ba tháng ròng, má con em đã hết nước mắt, đêm đêm cầu trời, không hay trời có thấu, nhưng có cầu có thiêng, má con em thắp hương quanh nhà, quanh vườn và bàn thờ mới lập ở trước cổng để khắp cả trời đất bốn phương phù hộ ba về”.
Xem ra anh sợ chết là phải. ĐạI tá trả lạI thư cho anh. - Dạ, quả tôI là một thằng hèn nhát. Anh vẫn sợ mất người vợ trẻ? Không dám nói xạo, vợ tôI đã ba ba tuổi đẻ liền liền tám năm tám đứa nhỏ, nhưng không mấy người con gáI ăn đứt.

Nỗi căm giận bừng lên không hoàn toàn do việc hắn bỏ rơi con trai ông trước cái chết, nó còn do sự ngu xuẩn của hắn từ khi kể chuyện cho ông. Hắn có tám đứa con vẫn sống lốc nhốc như đàn chó con. Còn ông chỉ có một! Vợ hắn phây phây, trẻ đẹp, hừng hực khao khát. Còn vơ ông héo hon mòn mỏi vì trông chờ chịu đựng! Vợ chông hắn chộp cướp từng phút để thỏa thuê loã lồ. Còn vợ chồng ông sống với nhau cộng lại chưa đầy ba tháng trong cả đời người. Lẽ đời, hai cách sống ấy đã là trớ trêu huống hồ kẻ bày ra cái nghịch cảnh lúc này lại là chính hắn ta? Có bao giờ anh nghĩ ngoài mình ra còn có kẻ khác trong đất nước này không? Dạ thưa… Tôi chưa hiểu được ý ông. Tôi nói rằng, anh có thói quen chỉ biết tìm mọi cách để mình sống, còn kẻ khác… Dạ thưa, tôi thành khẩn với ông, cũng có lúc sợ, tôi chỉ lo mạng sống của mình. Còn người khác? Dạ dạ… Anh nói đi: Nếu cần giết họ để anh sống, anh cũng sẵn sàng, có phải không? Dạ dạ… Nói đi. Rạ rơm gì. Anh phải nói đi! Thưa ông… Con… con… đâu dám thế. Mày còn chối cãi hả? Mày có biết tao là ai không? Mày có biết không? Dạ thưa… Con… Một cái tát như trời giáng vào mặt anh ta. Anh ta ngã gục xuống giường, ông dấn lên một bước túm cổ áo lôi dậy. Mày có biết tao là ai đây không? Tao là bố của người chiến sĩ mày bỏ lại để cho giặc giết đấy. Tao đây. Tao đây! Khuôn mặt anh ta lúc này hằn đỏ năm ngón tay ông, bây giờ tím lại bớt đi, bọt mép sùi ra hai bên, anh ta nằm vật, hai tay buông thõng, cái đầu cũng thõng xuống. Các nhân viên và bệnh nhân xô vào dìu đại tá ra và cấp cứu người lái xe. Khi hai người bác sĩ lực lưỡng xốc hai nách đại tá dìu đi, thì hai tay ông ôm lấy mặt, khóc tu tu. Về đến phòng mồ hôi ông toá ra, mặt mũi tái nhợt. Cả bệnh viện, từ viện trưởng đến nhân viên cuống cuồng hoảng hốt dồn vào hai ca cấp cứu. Đại tá thức dậy sau một giấc ngủ nhân tạo kéo dài bốn giờ. Ở một gian nhà cạnh nhà xác, nơi xảy ra xô xát buổi chiều, người lái xe cũng đã nhận biết được tiếng động bên ngoài và nhìn thấy ngọn đèn bão để ở cửa ra vào. Một bàn tay mềm mại cầm lấy cổ tay anh ta đếm mạch. Một người con gái khác bê đến cho anh một bát xúp khoai tây nóng nghi ngút. Một người đỡ anh dậy, người kia đưa bát xúp cho anh. Hai tay run rẩy đỡ bát xúp, mục được một thìa vào miệng, tự nhiên nước mắt anh trào xuống, không tài nào ăn tiếp được. Anh đặt bát, định với lấy chiếc khăn tay vắt ở thành giường, cô gái giữ lại, đưa cho anh chiếc khăn của bệnh viện. Lau mặt xong, anh gấp chiếc khăn vuông vắn để ngay dưới chân mình, bê bát lên, theo lệnh của người con gái. Thưa, cho phép tôi hỏi, thủ trưởng hồi chiều còn đấy không ạ? Việc đó không cần thiết. Nhiệm vụ của anh là phải ăn hết bát xúp này. Cô hộ lý trẻ tuổi gắt gỏng ra lệnh. Người y tá lớn hơn một vài tuổi tỏ ra hiểu biết tâm lý bệnh nhân, cô dịu dàng dỗ dành: Thủ trưởng về khu vực bên kia rồi. Bác ấy cũng bị bệnh thần kinh như anh đấy. Viện trưởng đã ra lệnh để đồng chí bộ đội gác anh ngoài kia từ nay không được để bác ấy vào đây nữa, đừng sợ. Thôi, ăn đi. Tôi có hay đâu thủ trưởng là cha của anh bộ đội tôi đã bỏ lại. Không được nghĩ đến chuyện đó. Cho phép tôi được gặp thủ trưởng, thưa chị? Anh nghĩ ngợi vô nguyên tắc rồi đấy. Bây giờ tôi ra lệnh cho anh phải ăn hết và nằm im, không được nghĩ vớ vẩn. Người lái xe chỉ còn biết lặng lẽ làm theo lệnh của cô thầy thuốc, mặc dầu anh không thiết ăn uống gì.

Cũng lúc ấy đại tá ngồi dậy: Có lẽ tôi đã tát người lái xe thì phải? Những bác sĩ quanh ông biện bạch không hề có chuyện ấy. Ông gật đầu nói chậm rãi: Con người ta lạ lắm. Có những lúc lòng mình không hề độc ác mà hành động rất có thể là độc ác. Ừ, ừ. Chẳng qua anh ta cũng chỉ là một kẻ hèn nhát. Ừ… ừ, hèn nhát cũng sẽ trở thành độc ác? Chà con người! Những cuộc đời! Những số phận! Cái gì đã làm cho con người ta ngu xuẩn đi nhỉ? Cái gì làm ta đối xử tàn tệ với nhau nhỉ? Đến khi nào con người sinh ra trên trái đất này không còn độc ác, không còn thù ghét lẫn nhau! Thôi, thôi, đừng bắt tôi nằm nữa, cho tôi đứng lên, cho tôi đi lại một chút để dễ thở. Cái hơi thở tự nhiên trong lành nó quý lắm cơ. Đi đi, cho tôi đi ra cửa một chút.

***

Những tin đồn mập mờ, thực ra vẫn có cơ sở của nó. Tùy, con trai đại tá được cứu thoát do một người đàn bà bất chấp nguy hiểm, lừng lững đi giữ súng nổ với mục đích rõ ràng không cần che đậy, giấu giếm: Xin một đứa con. Nhưng Tùy hoàn toàn bất lực trước việc đó. Anh chạy trốn. Những ngày nguy hiểm khốn đốn nhất của đời anh là những ngày sống giữa vòng vây của năm tiểu đoàn quân ta và hai tiểu đoàn địch ở huyện P. Anh chạy trốn cả những người tìm kiếm, cả những kẻ truy lùng giết mình. Hơn một tháng sau, khi về đến địa bàn huyện P, anh chết. Cái chết đột ngột vớ vẩn và nhục nhã đến nỗi phiên tòa không thể nhắc đến nó, như một nhân chứng của hậu quả hèn hạ mà người lái xe đã gây nên.

Dường như mọi cơ sở cho một phiên tòa đã xong xuôi từ lâu, chỉ cần đợi tin tức chính xác của con trai đại tá để quyết định án tăng lên hay giảm đi tùy thuộc kết quả người con ấy còn sống hay chết. Cho nên chỉ cần hai mươi ba ngày sau khi biết tin nhân vật chính đã chết, người ta mở phiên tòa, như một lời an ủi, chia sẽ nỗi đau thương lớn lao của đại tá. Tuy đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, các văn bản vẫn thiếu những chi tiết có hệ thống chính xác từ đêm bị phục kích đến khi con trai đại tá chết đột ngột. Sự thật đó đã xẩy ra như sau:

Người đầu tiên xuất hiện trong đêm xe bị phục kích là một cô gái người Căm-pu-chia, không rõ lai lịch, có thân hình đẫy đà. Chị ta chạy đến chỗ hai người vừa sống vừa chết lúc cả ta và địch, cả dân chúng trên đường đều chạy đi. Chị ta cười, ra hiệu để người sống năng tay để chị kê hòn đá dưới khóa sắt, rồi lấy thỏi sắt khác như lưỡi rìu đặt lên trên, lấy hòn đá to đập xuống. Sự sống chết phải giành giật từng giây, mà chị ta làm như một trò đùa, nhưng lại nhanh chóng tưởng cũng là một trò đùa… Cái khóa có một mối hàn bằng thiếc. Chỉ cần giữ vững lưỡi rìu ở mối hàn đó và đóng. Dăm phút sau, người lính đã thấy bàng hoàng về việc làm của cô. Cô ra hiệu cho anh nhanh chóng chôn bạn để còn tìm cách mà chạy. Tùy hỏi bằng tiếng Căm-pu-chia và được trả lời là bọn Pôn Pốt sẽ quay lại. Người anh bỗng run lẩy bẩy. Cho đến lúc này anh mới có cảm giác bạn đã chết, anh ôm chầm lấy nó, trong khi người con gái kéo tay anh bảo phải khiêng bạn anh đi. Anh bực bội ra hiệu cho cô đợi anh tìm cách lau mặt và thay quần áo cho bạn. Cô vội vã chạy sang quán bên kia đường. Tùy đã nhanh chóng cởi chiếc quần của mình còn lành hơn thay cho chiếc quần đùi đã thủng và rách của bạn. Lau mặt và vuốt mắt cho nó, anh nấc lên từng chập, nhưng không còn nước mắt. Hai hàm răng anh cắn chặt, nín thở, lẩy bẩy nhấc đầu bạn đi theo cô gái đặt xuống một hố đại bác gần đấy. Trong vòng ba bốn mươi phút gì đấy mọi việc đã xong xuôi. Tùy cúi mặt câm lặng trước mộ bạn, một đám cát được gạt phẳng phiu. Không được để một dấu vết gì để cho cả quân ta và địch tìm thấy, bởi vì với địch họ là kẻ thù, với ta họ là kẻ phản bội. Cô gái đi ra xa để cho anh được một minh chia tay với bạn. Rồi cô cuống quýt chạy về lôi anh đi. Cô đã phát hiện ra một đám “Pốt” đi nhập nhoà bên kia đường. Hai người chạy sâu vào rừng chừng hai ba ki-lô-mét gì đấy. Người con trai đói mệt và khát. Anh khuỵu người vào gốc cây để thở. Anh nói rằng anh không thể đi được nữa. Cô gái dặn anh ngồi im chờ cô. Không được đi, bao nhiêu là mìn ở khu rừng này. “Pốt” cũng có nhiều. Thì thào vào tai anh hai lần để anh hiểu, rồi cô mới bỏ đi. Chỉ mươi phút sau cô bọc về cho anh bẩy quả vú sữa. Cô ngồi xuống đối diện ngay sát mặt anh, hai tay ép nhẹ nhàng từng quả vú sữa mềm nẫu đều đặn, rồi bửa cho anh ăn. Bộ đội ăn, em không đói. Cô bắt anh phải ăn thật nhiều, rồi cô sẽ đưa anh về nhà ăn cơm. Anh ăn đến quả thứ năm thì chán và cũng đã thỏa mãn cơn đói và cơn khát. Người thấy khỏe khoắn, nhưng hai mắt lại như kéo sập xuống. Anh thèm ngủ đến mức vỏ quả vú sữa cuối cùng chưa rời khỏi tay, anh đã ngủ rất ngon lành. Cô gái đem vỏ vùi giấu ở một gốc cây, rồi đặt những quả còn lại vào một chiếc khăn đen có những ô vuông màu trắng, thì thầm ríu rít đầy vẻ sung sướng và thấp thỏm. Phải một lúc sau nghe hơi thở đều đều của anh, cô mới biết anh ngủ. Dù vậy cô vẫn áp bàn tay mình lên bàn tay anh lay lay nhè nhẹ. Cô cười, cười một mình trong đêm mịt mùng ngắm nhìn anh rồi cả hai tay nắm lấy tay và hôn vào cổ anh. Rõ ràng là anh ngủ rất say. Kể cả khi cô cầm hai tay anh bóp bóp vào hai đâu vú mình, anh cũng không hề biết. Cô thấy thương hại và giữ nguyên sư va chạm giữa hai cơ thể một cách hờ hững chờ đợi. Một giờ sau anh choàng tỉnh. Không rõ đã thỏa mãn về giấc ngủ sâu hay vì sự căng cứng của hai đầu vú mẩy giần giật chuyển vào lòng bàn tay mà anh tỉnh dậy. Anh lạ lẫm nhìn cô. Cô rụt rè nhìn xuống nói những lời gì đó giọng nhỏ và ngập ngừng. Nói xong cô ngước nhìn anh. Anh từ từ rút hai tay mình lại. Cô gái vội lấy hai tay khép vào ngực mình. Cô nói rằng, cô đã có chồng, ở với nhau mười ngày, Pôn Pốt về đập chết chồng cô. Cô chạy vào rừng. Ngày bộ đội Việt Nam giải phóng, cô trở về phum, nhưng đàn ông thì theo Pôn Pốt và đi giải phóng chẳng còn một ai. Rằng không hiểu vì sao cô lại cứ phải chiều chiều chạy ra giữa súng nổ, lửa cháy, xem có bộ đội nào bị thương, bị lạc để cho cô chữa chạy và đưa đi. Nhiều lần như thế dân chúng gọi cô là con bé điên. “Pôt” gặp cô, nó cũng coi cô là con điên. Nhưng cô thì chiều nào cũng tâm niệm tiếng Việt Nam rất sõi: “Bộ đội Việt Nam cho em đứa con”. Rằng đã mấy tháng nay cô chưa gặp một người nào bị thương, bị lạc để cho cô cứu giúp. Đến hôm nay em lo cho bộ đội nhiều quá, em chỉ sợ bộ đội chết mất. Người chiến sĩ gật gật đầu thương tình cảnh thê thảm của cô. Hai mắt cô sáng lên, long lanh cười nói, nói rất nhanh bằng tiếng Việt. Bộ đội cho em… Từ khi cô xuất hiện như một nàng tiên, nhanh nhẹn và vững chãi, đủ sức cứu vớt anh ra khỏi chỗ chết đến giờ anh chưa nhìn rõ mặt. Lúc này giữa mịt mùng huyền ảo, khuôn mặt ấy gần như áp vào mặt anh để thì thầm, anh mới nhìn rõ các đường nét trên khuôn mặt cô. Các đường nét đã nhoà đi, nhưng đã chứng tỏ đấy là khuôn mặt đẹp. Hai vòm mắt rất sáng, hàm răng trắng, hai má đầy chứng tỏ một con người đang rừng rực sức sống. Ngày xưa em làm gì? Em là sinh viên văn khoa, học chưa hết đã lấy chồng. Sau mươi ngày “Pốt” về… Nói rồi hai bàn tay cô bóp chặt vào bàn tay anh. Thoạt tiên cảm động, sau rồi cái cảm động như là kêu gọi, như là sự sống trong thằng đàn ông vẫn còn, trỗi dậy trong anh. Lại giữa vắng lặng mịt mù! Lại chỉ có hai con người! Nhưng “cho em một đứa con” để rồi mang vạ, để mãi mãi ở lại đây, nếu không, hoặc mình, hoặc cô ta, phải trả giá bằng một cái chết. Thôi, cố chịu rồi tìm cách lủi đi. Mìn và Pốt ở xung quanh biết đường nào mà lần mò? Bằng cách nào cho mình và cho cô ta chịu đựng được qua những phút này! Một người đàn bà đã có chồng, đã nếm mùi đàn ông mới đủ sức liều lĩnh táo tợn chủ động khêu gợi như thế này. Hoài ơi, em đi với thằng khác trơ trẽn như một con đĩ cũng phải thôi. Trời ơi! Đàn bà. Không ít đàn bà ở thế gian bây giờ không là con đĩ ở dạng này thì cũng ở dạng khác- hở hang hay kín đáo, rụt rè hay táo tợn, chủ động hay bị tấn công thì cũng thế cả thôi. Họ chỉ “đẹp”, “chung thủy” khi không vời được thằng đàn ông nào khác làm thỏa mãn lòng ham muốn vô độ của họ hơn chồng mình, chứ làm gì có “thờ chồng nuôi con” như bà ta, như mẹ ta, những người đàn bà, người mẹ chờ đợi vững bền như những hòn núi Vọng Phu.
Đại tá không biết đùa
chương 1
chương 2
chương 3
chương 4
chương 5
chương kết