chương 1
Tác giả: Lê Lựu
Anh tự nghĩ mình không có tội. Nhưng tiếng kêu của người lính trẻ, còn rất trẻ thì không buông tha anh. Ít ra, anh cũng cảm thấy thế trên đoạn đường khoảng trăm rưởi hay hai trăm km gì đấy từ chỗ bị phục kích cho đến khi ngồi vật xuống dưới gốc cây hoa giấy trong viện quân y.
Suốt quãng đường không rõ dài ngắn, không để ý đến những cú xe “khục” xuống “ổ trâu” đầu nhao ra khỏi khoang ca-bin đã vỡ, anh chỉ nghe tiếng kêu cứu o...o ở trong đầu mình, tiếng quát lạnh ở gáy và một bãi nước miếng nhổ vào mặt, bất giác anh đưa tay chùi vào má, bàn tay anh ướt nhây nhớt. Cho đến khi của đầu tóc, cả mặt, và khắp người thấm đẫm nước, bụi đường ùa vào như một lớp vỏ cứng đờ hai mi mắt và sàn sạn ở miệng, anh vẫn còn cảm giác những dòng nước cứ túa ra kia là bãi nước miếng người lính trẻ đã nhổ vào mặt mình.
Chiếc U-oát từ sở chỉ huy mặt trận lao đến đỗ xịch trước mặt anh, trước cửa phòng cấp cứu. Anh tỉnh lại. Đại tá, người cha của chiến sĩ trẻ lầm lầm đứng trước mặt. Hơn nửa tháng, tiễn anh ở sân bay hai bàn tay ông siết vào nhau giơ lên trước mặt mình quát vui vẻ trong tiếng động cơ ầm ầm của chiếc trực thăng đang tự nâng mình rời khỏi mặt đất. Tôi chờ những nhận xét mới mẻ của anh về cuộc chiến đấu này. Nhất định gặp lại. Cả hai khuôn mặt lúc ấy đều cười lưu luyến. Bây giờ thì hai làn môi ông run run, mặt xám lại, hơi cúi, hai tay chắp sau lưng. Từ lúc đến trước mặt anh, ông vẫn đứng nguyên một chỗ, rồi trầm ngâm buông một câu khiến người nghe tưởng nó thoát ra từ một nào khác. Ở đời, cái gì xảy ra, nó ắt phải xảy ra, không có gì, không có gì hệ trọng cả. Nhưng mà, khác hẳn với thói quen nhìn việc cỏn con cũng biến thành triết lý lớn lao, lần này giọng hơi lạc, chìm dần xuống, ông quay ngoắt đi. Rồi đột ngột ông quay lại hỏi dồn dập, không cho anh kịp trả lời.
Anh bình tĩnh để tôi kể lại. Vâng! Nó ngồi ở chòm cây thốt nốt, tựa lưng vào một gốc cây, tay nó còng vào tay người lính trẻ khác như nó hoặc trẻ hơn, không thể đoán được tuổi người chết. Cậu ấy nằm ngửa, hai tay ríu vào tay con anh, giơ lên cho vừa tầm tay con anh lúc nó ngã ngồi như kiểu người ngồi nghỉ để thở. Vì thằng sống còng tay với thằng chết, tôi không làm sao mở nổi cái khóa còng số tám, dù cháu cứ rối rít van lạy tôi. Tôi vác người chết lên vai để cho cháu chạy theo, nhưng chỉ được vài chục mét cả ba cùng ngã vật ra. Nếu không có tiếng còi ô tô và tiếng quát “ông nhà báo ở lại, tôi chạy đây” thì có lẽ tôi không thể nào nâng nổi người chết đè lên mình để bò dậy. Vâng! Lúc tôi vùng dậy và lao như một mũi tên tới mặt đường, thì chiếc ô tô tải đã bắt đầu vào số để vượt ra khỏi ổ phục kích.
Không cần biết chuyện ấy, đại tá gầm lên: Có ai cứu nó không?
Tại sao lại có thể nổi giận một cách vô lý như vậy. Từ lúc bám vào thành nhảy lên thùng xe, rồi đột ngột xe dừng, người lái xe bảo tôi xuống ngồi ở cabin, có lẽ để anh ta đỡ sợ, rồi cho xe lao đi thục mạng, làm sao tôi có thể biết điều anh cần biết.
Dưới áng sáng xanh lét của ngọn đèn cao áp, nhà báo nhìn hai làn môi xanh nhợt nhạt của đại tá đang lật bật, anh bỗng hoảng sợ như kẻ sắp bị trả thù... Lúc đầu trên xe có sáu người, do một thiếu úy trợ lý quân pháp sư đoàn chỉ huy. Thực ra cũng là chỉ huy “ghép”. Mọi sự quyết định số phận của toàn chiếc xe vẫn do người lái xử lý theo nhiệm vụ và kinh nghiệm của anh ta. Xe vận tải do bộ chỉ huy quân sự tỉnh T. hợp đồng với công ty vận tải, tổ chức mười đầu xe thành một đại đội do trợ lý xăng dầu của ban hậu cần chỉ huy, tăng cường cho mặt trận khoảng cuối chiến dịch, nghĩa là mới chạy được hai chuyến dọc biên giới. Chuyến đầu đi cả đoàn, an toàn tuyệt đối. Đến lần này! Người ta điều hai xe chở đạn và xăng tiếp tế cho một đơn vị cách hai mươi lăm kilômét về phía tây bắc. Đến gần nơi giao hàng, nghe đâu chỉ cách độ nửa kilômét, thì xe téc bị bắn, cả người và xe đều cháy. Chiếc xe này trả hàng xong được chặn lại ở barie nhận mệnh lệnh đột xuất của phòng tham mưu sư đoàn đưa hai chiến sĩ phạm pháp về trại giam mặt trận. Một hạ sĩ mang AK cùng một thiếu úy trợ lý quân pháp “hộ tống”. Tôi có điện của tòa soạn yêu cầu về gấp nên được trợ lý câu lạc bộ thương lượng với trợ lý quân pháp cho đi nhờ.
Không cần thiết. Tôi nói lại, tôi không cần sự dài dòng của anh. Vô tích sự! Trời! Cuộc sống bao nhiêu điều gấp gáp ào ạt. Hàng trăm, hàng nghìn cái chết thê thảm diễn ra một ngày mà các anh cứ cái thói văn chương phù phiếm vô tích sự. Cả một lũ người vô trách nhiệm.
Nhà báo đành câm lặng, cúi gục mặt như một kẻ giết người. Đại tá đã nguôi cơn giận, hai hàm răng ông cắn vào môi tưởng đến bật máu. Sự im lặng quá lâu của hai người khiến đại tá cảm thấy mình không phải. Ông gật gật đầu lẩm bẩm: xét cho cùng cũng chẳng tại ai! ở đời, nó phức tạp thế đấy. Hàm răng ông không cắn chặt vào môi được nữa, nó lập bập, rồi ông ngửa lên trời úp hai bàn tay vào mặt, mấy tiếng “ấc ấc” chìm trong cổ họng, người rung lên. Nhà báo vội vàng bước tới đỡ lấy vai ông trân trọng nỗi đau đớn đầu tiên và có thể là cuối cùng anh bắt gặp ở ông. Vài phút sau, ông lau mặt bằng bàn tay cũng đã nhớp nháp mồ hôi, mọi cử chỉ dứt khoát và lời nói cũng thản nhiên như chưa hề có chuyện gì xảy ra: Cảm ơn. Xin lỗi, tôi không giữ được bình tĩnh. Vẫn coi như không có người nào ở cạnh mình, ông xăm xăm ra xe đi tìm con, mặc dù Tư lệnh mặt trận đã điện khẩn cấp cho các đơn vị quanh chỗ bị phục kích tìm cách cứu con ông và phải báo cáo về Tư lệnh mặt trận trước bảy giờ sáng ngày mai.
Nhà báo cũng quyết định trở lại Xa phôn cùng đại tá. Ông không tỏ ra bằng lòng, cũng không phản đối việc nhà báo đi với mình. Dẫu sao lúc này có một người như một nhân chứng đã từng là chiến sĩ của ông từ hai mươi năm trước, đi cùng cũng thấy nỗi đau được san sẻ.
***
Tại cơ quan Cục chính trị mặt trận sự bàn tán nghi ngờ và trách móc đại tá Hoàng Thủy thường diễn ra từ sau bữa cơm chiều, quanh những ấm trà đặc như nước thuốc bắc, ở những cán bộ trung cao cấp cùng tuổi với đại tá, cùng mắc chung cái bệnh ít ngủ và thích khái quát mọi hiện tượng vụn vặt, nhàm chán thành những điều to tát nghiêm trọng. Đọc và nghĩ đều ít ỏi, ai cũng có vẻ mặt trầm ngâm như sắp sửa thành những triết gia, những bậc tiên tri. Đại loại là ai cũng có tư cách trở thành học giả trong khi và miếng cơm vào miệng phải nhằn sạn, nhằn trấu trông cứ lẩm nhẩm như người tụng kinh. Dịp sang trọng mới được bữa thịt hộp, cá mắm hoặc nồi canh rau muống nấu muối, nhưng ăn xong, ngả bàn trà ra, lại trở thành những “nhà” vĩ đại ngồi phán xét đến hai giờ ba sáng. Suốt năm này, tháng khác cứ đều đặn sự nhạt nhẽo mà khi xa nó, người ta nhớ và gọi nó là những kỷ niệm sâu sắc. Gần một tháng đầy nghi ngờ về sự sống chết của con trai đại tá thì cũng ngần ấy đêm các “nhà”, quanh ấm trà đặt ra những câu hỏi để bình luận và phán xét. Đại loại như: Tại sao ông ấy lại yêu cầu sư đoàn phải coi đó là những kẻ phản bội, bắt giải về trại tạm giam của mặt trận? Động cơ gì khiến ông ta xông vào tất cả mọi việc? Không là bí thư riêng, không là chánh văn phòng, không là cán bộ cụ thể của cục nào mà ở đâu cũng có mặt, muốn làm gì thì làm. Không hiểu nổi. Không thể đã không phải là ông Hoàng Thủy. Lạ. Rất lạ. Một người có vợ con đàng hoàng, suốt đời vẫn như kẻ độc thân. Này, cho mãi tới khi con trai ông ấy mất tích tôi mới biết ông ta cũng có vợ, con đấy. Cũng có tin nói chưa chắc đã phải con ông ta. Mà ông ta có vợ không nhỉ. Người nói câu cuối cùng này là ông trưởng phòng cán bộ. Dù năm nào cũng có “ bổ sung” và hàng chục lần khai lý lịch vào các mẫu in sẵn, lần nào cũng có mục “vợ, con”, nhưng các cậu trợ lý nó nắm. Năm năm nay, gần như tuần nào cũng trông thấy nhau, hỏi thăm và cười với nhau mà ông không tiện hỏi chuyện riêng, ngay đến việc phong quân hàm đại tá cho ông Thủy vào tháng 12 năm kia, ông là người tham gia duyệt và ký bản sao quyết định cũng chỉ chú ý đến phần quan điểm tư tưởng và khen thưởng, kỷ luật hoặc có thay đổi gì không, còn các mục khác nó giống như mấy chục năm trước, năm nào chả thế, xem làm gì. Từ khi nghe tin đại tá Thủy không có vợ con, ông muốn biết thực hư ra sao mà cậu trợ lý theo dõi cán bộ cao cấp lại xuống đơn vị, hồ sơ bảo quản kỹ ở “phía sau”, thành ra ông buột mồm hỏi cái câu như truyện tiếu lâm. Khác hẳn với cơ quan quản lý ở cục chính trị, nhà báo chỉ gặp đại tá dăm bảy lần, mỗi lần dăm ba ngày (khi cùng ở với ông, anh là chiến sĩ, ông lại là cán bộ trung đoàn), nhưng có thể kể hàng tuần về đại tá mà các cán bộ xung quanh bộ tư lệnh đều ngửa mặt nghe và gật gù.
Lúc bốn giờ chiều ngày hai mốt tháng Mười năm 1967 cả làng Đào An thuộc vùng ngoại thành Hải Phòng chạy ào ào như có báo động máy bay phản lực ném bom. Hơn bảy năm biền biệt ở chiến trường, đại úy Hoàng Thủy mới trở về quê. Bác hỏi thăm về đâu? Giời ơi, anh Thủy đấy ư? Thế này thì cô Dương lại sống lại rồi. Thằng bé nhà anh ở đám trẻ chăn trâu kia kìa. Nó luôn mồm nhắc bố đấy. Bố con gặp nhau hẳn là... Thôi, để tôi gọi cho. Ơ Tùy, Tùy ơi, bố cháu về. Đấy, đấy cái thằng dài nhẵng vừa nhảy lên lưng trâu xuống dấy. Vâng, vâng, tôi thấy cháu rồi, cảm ơn chị. Thủy đến gần đám trẻ. Thằng bé chừng sáu tuổi. Đúng rồi nó lên sáu thật, sao lại “chừng!”. Ngày phép cuối cùng là 12 tháng 3 năm 60. Anh ơi, chúng mình có con rồi. Anh định đặt tên là gì để ở nhà em đặt cho con? Tùy, tùy em thích đặt tên gì cũng được. Đúng rồi. Đúng anh chàng tóc cum cúp đang nhìn mình. Được lắm. Tớ chủ động biết thừa “đằng ấy” còn đằng ấy lại chưa hề gặp tớ... Tớ cứ giả vờ nhìn hơi lảng đi, đến gần đằng ấy tớ mới “chộp” gọn, rồi cho đằng ấy ngồi lên ba lô vắt chân qua cổ chạy qua cánh đồng, hẳn “đằng ấy”, thỏa chí. Thằng Tùy nhìn trừng trừng vào người lạ cho đến khi người ấy cách nó chừng mươi bước, nó ù té chạy. Tưởng con đùa với mình, anh đứng lại tủm tỉm cười và gọi. Thằng bé vẫn cắm đầu cắm cổ chạy. Càng nghe tiếng gọi, nó càng chạy. Khi anh bắt đầu đuổi theo con, cả đám chăn trâu hò hét chạy theo. Vợ anh đang cào cỏ ở cánh đồng Chùa, được tin chồng, vội vã chạy về nhà. Anh em, chú, bác, cô, dì ruột thịt mừng rỡ chạy đến. Những bố và mẹ, vợ và con của người ở chiến trường ai cũng ngỡ anh ở chiến trường ắt là cùng chỗ với người thân của mình hộc tốc chạy đến để thăm dò tin tức. Cả đám trẻ vừa tan học cũng cuống cuồng chạy tắt qua cánh đồng như là hồi nửa cái máy bay phản lực rơi trúng mái nhà lợp rạ của ông “Cò trắng” chồng bà Bích Nguyệt. Đêm đó cả làng Đào nhớn nhác om sòm trong nỗi vui mừng và thất vọng. Thằng cu Tùy bị giữ lại, cứ run bần bật và ki người ta đùn đẩy đến bên bố, nó chằn lại kêu thét lên, rồi lao bắn ra khỏi vòng người chen chúc đầy sân nhà. Thằng bé đứng ở ngoài ngõ, ngoài cả bọn trẻ con cùng xóm, nó lảng vảng như đứa trẻ làng, xã khác, không hề quen biết gì nhà này. Nửa đêm, khách về vãn, bố giả vờ đi chỗ khác để mẹ dỗ dành nịnh nọt, nó mới chịu về, mà trong lúc ngủ mê nó vẫn ôm chầm lấy mẹ người run bắn như lên cơn rét. Gần sáng nó ngủ say, chị mới xoay người ôm chầm lấy chồng, nhận mọi lỗi lầm về mình. Tại em, tại em cả, mình ạ. Suốt ba năm qua, khi con biết nghe chuyện, đêm nào em cũng kể mọi chuyện về bố. Vì thương nhớ bố, em toàn kể chuyện đẹp đẽ, nhiều khi bịa ra những người thật đẹp trai, làm gì cũng giỏi, nó gì cũng tài, cái gì cũng hiểu biết để vận vào bố. Con thuộc bố từ cái nốt ruồi ở sau gáy, cái lỗ dùi ở dái tai, đến giọng nó trầm trầm đậm đà, đến cả khi ăn cơm chỉ thích húp nước canh xoàm xoạp, dáng đi rất oai vệ hùng dũng, bố cao lớn, oai nghiêm như một ông thánh...
Bây giờ bố xanh xao, ốm yếu, tóc rụng nhiều quá, con không thể nào nhận ra nét nào giống bố nó. Nhưng anh đừng buồn. Bình tĩnh để em lựa lời giảng giải cho con dần dần.
Vậy mà đến khi bố trở lại chiến trường nó vẫn không chịu gọi bố, kể cả nó rất mê cái khăn dù “bác” ấy cho và hai lần “bác” dìm nó xuống ao bắt gọi bố nó vẫn không chịu. Anh bảo rằng từ ngày đi theo đoàn quân Nam tiến đến giờ không lúc nào buồn bằng lúc này, nhưng anh vẫn gật gù nói với vợ như một người giảng triết học: ở đời, cái gì cũng phải có thời gian. Quả thật, anh nói ra điều gì đúng điều ấy. Chỉ cần thời gian một năm sau, anh có dịp ra Bắc công tác, hai cha con quấn quýt nói chuyện “tay đôi” cười như nắc nẻ. Song đấy không phải là cái chủ yếu. Cô nhớ rằng thái độ thương con đúng đắn nhất là phải rèn luyện, giáo dục nó nghiêm túc. Thì bố nó thấy em có nuông chiều con để nó hư hỏng như con nhà khác đâu. Không được. Ngay từ bây giờ đã phải nói cho nó hiểu vì sao bố nó phải hy sinh cả cuộc đời ở ngoài mặt trận. Vì ai, có phải là vì nó không? Thế thì nó phải làm gì? Thế nào là lòng yêu Tổ Quốc và căm thù giặc? Tại sao ước mơ lớn, lý tưởng cao đẹp phải là ở mặt trận, nơi sống chết với kẻ thù. Bố nó nói gì mà em không hiểu. Chính vì cô không hiểu những điều tôi nói, mới đẻ con chơi bời với những đứa nghịch ngợm, chửi bậy. Thì con nó mới sáu bảy tuổi đầu, biết bưng nó đi chỗ nào để không có đứa nghịch ngợm hỗn láo. Đấy là mầm mống để sau này nó có thể đào mả bố nó, một người đã chịu đau thương mất mát cả cuộc đời vì độc lập dân tộc, vì niềm kiêu hãnh của chúng nó. Giời ơi, bố nó nói gì mà kinh thế. Không! Đấy là chuyện nghiêm túc rất cấp bách, tôi yêu cầu cô từ nay trở đi phải cấm tuyệt đối nó không được quan hệ chơi bời với những đứa trẻ hư hỏng. Khốn khổ, em còn phải đi làm, tối mắt tối mũi mới được dăm ba đồng, làm sao biết được nó chơi đùa với những đứa nào. Việc gì chả khó. Nhưng không có việc gì muốn mà không làm được kể cả lúc bom rơi, đạn nổ. Trước tiên cô phải bỏ cái kiểu thương con ủy mị, yếu đuối, động tí là than thở, khóc lóc. Phải thật kiên quyết. Mình kiên quyết mà không xử lý được, phải yêu cầu nhà trường, đoàn thể, cần thì báo cho chính quyền. Bao nhiêu người lớn có đầy đủ điều kiện lại chịu thua những đứa trẻ con. Cô thử nghĩ xem, nếu nhà ai cũng nghiêm khắc và quan tâm rèn giũa con như chúng ta thì làm gì có những đứa trẻ hư hỏng.
Và để tỏ quan niệm của mình đúng đắn, kiên định, năm nó 13 tuổi, anh yêu cầu công an huyện cho nó tập trung cải tạo lao động sáu tháng. Khi anh về tranh thủ thì chuyện đã xảy ra được hai tháng và mọi việc đã xong xuôi một cách chính đáng. Như thế không nghiêm, yêu cầu làm lại, ít nhất là trường hợp thằng cháu nhà tôi. Các anh hiểu cho, mấy chục năm qua tôi chiến đấu cũng để cho con cháu mình nên người. Trong ba ngày giam cháu tại đây, chúng tôi đã điều tra, xem xét kỹ, mới kết luận là cháu không tham gia vụ trấn lột. Nhưng nó đã cùng đi trong đám trấn lột ấy. Một trong năm đứa có một thằng là bạn nó. Cháu cũng bị rủ rê rất vô tình thôi. Mà tội ai nấy chịu. Nghĩa là không có sự ngăn chặn mối liên quan ảnh hưởng của nó! Không ai ngăn chặn được khoảng không bao la chỉ có nắng, gió và bụi đường. Anh nói gì thế? Hàng vạn con người đổ xương máu suốt bao nhiêu năm qua để các anh được yên ổn, để ở nơi yên ổn này các anh giữ gìn một trật tự xã hội đang xây dựng như thế đấy.
Tại sao anh lại làm ồn lên khi chưa có chuyện gì đáng phải ồn ã? Sao lại không. Thử hỏi, ở lứa tuổi tôi với anh, nếu chỉ vi phạm bằng một phần trăm bọn nó bây giờ, thì sẽ thế nào trước tập thể, trước danh dự của mình. Ở lứa tuổi chúng ta quan niệm về đạo đức và hy sinh khác. Đấy. Nó ở chỗ ấy. Các anh đã buông lỏng cho cả một lớp người, một thế hệ sẵn sàng không cần đến cuộc chiến đấu này nữa. Họ sẽ mỉa mai báng nhạo chúng ta là ngu ngốc dại dột... Không, không có chuyện đó. Khi cần cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, họ sẽ có cách hy sinh và giành thắng lợi thích hợp với thời họ sống. Nhưng mà, ở huyện ta đã có nguy cơ gì để anh phải nổi khùng với bọn tôi. Sao lại không. Từ cái ăn mặc, đi đứng, nói năng đế những ý nghĩ việc làm... nhìn vào đâu tôi cũng thấy thất vọng. Xin lỗi, tôi không thể chịu đựng nổi. Nếu ở vào địa vị tôi, một anh huyện trưởng công an, thì anh sẽ làm gì. Tôi không thể để như thế này. Căn cứ vào đâu anh bảo tất cả đều xấu quá mức so với hồi anh và tôi cùng công tác ở huyện. Đã bảo tôi không nắm vững được như các anh, nhưng thấy không thể để như hiện nay. Kể cả những cơn gió lớn, nếu anh không thích, anh cũng buộc nó lại. Tôi sẽ có cách vây bọc nó, không cho nó đến, nếu tôi không muốn. Tức là anh chui xuống hầm đóng kín nắp lại. Nhưng ở hầm cũng phải có thông hơi kia mà. Chính anh mới là người nói chuyện của hàng vạn năm trước. Con người bây giờ đã biết làm ra ôxy để thở rồi đấy. Thôi được, là chỗ bạn cũ, nếu anh cứ nhất thiết yêu cầu, tôi sẽ cho cháu vào cải tạo lao động... Nhưng... làm như thế để làm gì kia chứ. Hay là... cháu nó không đúng hoàn toàn như một đứa con lý tưởng mà anh đã định sẵn. Có thể vì nhiều năm ở chiến trường anh khắc khoải từng giây phút mơ tưởng có một thằng con hoàn chỉnh mọi phương diện. Đến khi đẻ nó ra và càng lớn nó càng làm anh thất vọng! Có thể là như thế. Hoàn toàn không như anh nói. Tôi là con người duy vật, tôi biết không có gì ngẫu nhiên cả. Quy luật của “nhân, quả” mà. Tất cả chỉ là những biện pháp. Anh Thủy ạ, quan niệm sai thì biện pháp cũng sai đấy. Anh không được nói thế. Chúng ta đều là những chiến sĩ cách mạng, chúng ta sai, nghĩa là cách mạng đã có những quan niệm sai chứ gì? Có phải anh định nói thế không? Một nghìn lần không, anh Thủy ạ. Tôi chỉ muốn nói cá nhân tôi và anh. Nhưng mà anh đã nói thế, tôi xin rút lui ý kiến của mình. Chúng ta đã đi quá xa cái thực tế là chuyện của cháu Tùy. Xin anh, ta kết thúc và tôi sẽ làm mọi việc theo ý anh.
***
Người lái xe phải được xét xử ở tòa án quân sự mặt trận. Các cơ quan thụ án đang ráo riết một cách căng thẳng, có phần vội vã, để hoàn chỉnh hồ sơ. Dư luận “quần chúng” quanh bộ tư lệnh chia làm hai phía: “Phía bênh vực nó là anh ta không biết người phạm pháp là con một ông đại tá làm việc cùng trung tướng tư lệnh mặt trận. Anh ta cũng không biết cậu ta còn sống đã chạy vào rừng cây. Về lý mà nói: ba người ở trên xe, nhà báo (còn sống) trợ lý quân pháp và chiến sĩ vệ binh (đã chết) là những người đang làm nhiệm vụ cần được bảo vệ còn hai người kia dù sao cũng đã là phạm nhân. Vả lại anh ta là “ dân sự” lần đầu tiên đi phục vụ mặt trận! Phía khép tội thì cho là bất kể tình huống nào xảy ra, anh cũng phải chịu trách nhiệm về tính mạng người ngồi trên phương tiện của anh, nhất là khi anh đã nhận mệnh lệnh ra mặt trận. Anh là dân sự ư? Trước mũi súng kẻ thù không có sự hơn kém về trách nhiệm và lòng yêu nước. Khi anh bị thương, anh có hưởng các chế độ như một người lính không? Cái đó mới là sự công bằng của xã hội. Nếu không làm nghiêm vụ này, luật pháp trở nên vô tích sự và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần trách nhiệm của những đơn vị “dân sự” tham gia phục vụ chiến dịch. Dù “buộc” hay “cởi” có quyết liệt đến đâu, thì cả hai bên đều biết số phận của anh ta chả hề phụ thuộc vào pháp luật hay dư luận, mà tù tội hay tha bổng có khi chỉ do một câu nói của ai đó, một duyên cớ nào đó hết sức tình cờ lại là chân lý mạnh mẽ hơn nhiều lần những chương mục, điều khoản có cơ sở khoa học và nghiêm túc của những bộ luật.
Chưa thể nghe được lời “buộc” và “ cởi” của ai và cũng chưa trả lời được câu hỏi nào trong hàng chục câu hỏi của Viện Kiểm sát, anh ta đã mê man ở phòng cấp cứu.
Anh ta ngất ngay sau khi xe dừng ở trước cổng viện quân y. Người ta khiêng xác người chết và người bị thương xuống (nửa đêm thì người bị thương cũng không qua được) không ai để ý đến sự có mặt của anh trên xe. Mười lăm phút sau xe con của Viện kiểm sát đỗ xịch ngay cạnh xe tải, người ta mới tìm kiếm nhân vật nguy hiểm, kẻ giết người, lúc anh ta đã “chết cứng” trên ghế lái. Một tuần sau anh ta vẫn trong tình trạng hôn mê. Lần đầu tiên bị phục kích bất ngờ và những người chết, người bị thương nằm trong xe, anh ta khiếp quá chưa thể hoàn hồn? Các bác sĩ quân y cho biết không có hiện tượng đứt mạch máu não, nhưng có dấu hiệu của bệnh tật sốt rét tái phát... Cũng chỉ trong khoảng thời gian anh ta hôn mê, Viện kiểm sát mặt trận đã phái nhân viên của họ về quê tìm hiểu lai lịch của anh ta. Những số liệu đầu tiên được xác minh chính xác có chữ ký đóng dấu của các cơ quan an ninh và chính quyền địa phương lại hết sức trái ngược nhau. “Hắn là đại đội trưởng ác ôn có rất nhiều nợ máu với cách mạng nhất là khoảng thời gian từ năm 1967 đến năm 1973”. “Hắn là đại đội trưởng, nhưng hầu như lần nào xáp mặt quân ta hắn cũng bỏ chạy. Đầu năm 1973 hắn trốn khỏi lính và đưa vợ cùng con trốn trong một bản người dân tộc (chưa xác định rõ nguyên nhân của hành động này)”. Nhân viên Viện kiểm sát nghi vấn: “Một: có thể là sự bố trí của địch nhằm một mục đích phá hoại lâu dài. Hai: do chiến thắng liên tiếp của ta, hắn biết rõ sự thất bại không thể tránh khỏi đành tính kế chuồn trước để thoát tội”.
Hắn chưa thể biết bản án đang lớn dần lên như trái núi khổng lồ đè bẹp thân phận hắn. Trong cơn hoảng hốt của hắn, cái ấn tượng làm hắn kinh hoàng là hôm ra đi không hiểu sao hắn lại gở mồm nói với vợ và tám đứa con đều lít nhít như một bầy gà cùng lứa ấp: “Má tụi nhỏ gắng nuôi các con đừng trông chờ tôi nghe”. Chỉ định dặn má con nó đừng sốt ruột, run rủi sao hắn lại nói điều gở như một điềm áo trước tai họa sẽ xảy ra.
Nhà báo được mời làm nhân chứng cho vụ án này. Không chỉ là người hiểu rõ gia đình đại tá, anh còn bỏ ra hàng tháng tìm hiểu lai lịch người lái xe nguyên là đại đội trưởng lính ngụy. Có nghĩa là anh là một nhân chứng biết nhiều chi tiết nhất về cuộc đời cả hai bên. Tuy nhiên, anh từ chối chưa trả lời những yêu cầu của cơ quan luật pháp. Cái khiến anh chưa thể nói điều gì lại là một chi tiết rất nhỏ. “Ông nhà báo có đi không? Tôi chạy đây”. Mấu chốt tội lỗi của người lái xe là ở đây. Còn anh, lúc xe bắt đầu rời khỏi trạm ba-rie cuối cùng của sư đoàn anh tựa vào thành xe sau buồng lái, quay mặt lại. Một tích tắc anh thấy đồng chí thiếu úy quân pháp khóa tay hai chiến sĩ xong, đứng sau lưng họ nhét chiếc chìa khóa số 8 vào túi quần bên phải. Lúc đồng chí thiếu úy nằm xuống, nếu không sợ một viên đạn ở đâu đó, một toán phục kích khác ở đâu đó, anh có thể chạy lại bên xe móc túi lấy chiếc chìa khóa. Nói thật ra, anh có nghĩ đến, nhưng chân tay run quá, cả ruột gan cũng run, anh đành phải bảo mình: Không, tôi không biết chìa khóa ở đâu. Tại sao anh không thể dùng tiểu liên yêu cầu lái xe dừng lại? Tại sao anh không dùng súng bắn dứt khóa để cứu người sống? Đấy là những câu hỏi người ta có thể đặt ra. Tất nhiên, hoàn toàn có thể làm được, nếu lúc ấy tôi không hoảng hốt cầu mong chiếc xe nhanh chóng vượt qua tám kilô mét đường rừng vắng vẻ. Tôi có tìm kiếm mà không thấy súng đâu. Người lái đã để súng xuống dưới, đặt họ lên trên, anh ta lại đang cuống quýt cho xe chạy. Không làm cách nào được, tôi đã phải vác người chết để người sống cùng chạy. Tôi bị ngã lia lịa trong khi xe đã nổ máy. Nghĩ đến bài báo phải gửi gấp về nước mà có ở lại tôi cũng không thể làm được gì, tôi đành phải theo xe để còn kịp báo cáo với mặt trận, may ra... Bằng ấy lý do tự bào chữa cho mình, nhà báo đủ tư cách để nhận lấy sự cảm động trân trọng. Người ta mừng cho anh thoát chết và tha thiết mời anh làm nhân chứng tin cậy. Dù anh chưa nhận làm nhân chứng ở phiên tòa, song người ta có thể tin hoàn toàn những chi tiết anh tường thuật.
Vào khoảng bốn giờ chiều hoặc hơn gì đó, xe đến cách Xa Phôn chừng mười ki lô mét liền tăng tốc độ bổ ngang bổ ngửa rầm rầm trên các “ổ trâu” - chữ của nhà báo - chứ không gọi là “ổ gà” được nữa. Biết lái xe mất bình tĩnh trước đoạn đường nguy hiểm, thiếu úy quân pháp cúi rạp người quát vào buồng lái: Bình tĩnh. Không có gì đâu. Chúng tôi cảnh giới. Xe vẫn “nhảy” và “bay” được khoảng một ki lô mét, ở phía trái đường, từ trong quán hàng có một người đàn bà chạy lao ra kêu: “Pốt, Pốt” rồi lao qua đường vào rừng cây. Chưa ai kịp hiểu điều gì, bỗng hai phát B41 đã phụt trước mũi xe, cùng lúc với những băng AK nổ rất đanh chụp cả vào ca bin và thùng xe. Đồng chí thiếu úy trúng đạn chết ngay, còn chiến sĩ vệ binh kịp rê hết hai băng AK mới trúng đạn ngã xuống. Tôi nằm ở sàn xe vội vàng bật dậy băng cho đồng chí ấy. Người lái xe nhảy lên thùng, đặt đồng chí thiếu úy nằm ngay ngắn và cùng tôi đưa chiến sĩ vệ binh xuống ca bin. Sau đó tôi và lái xe nhảy xuống nằm ép mình ở gầm xe chỗ bánh phía sau. Biết đích xác bọn địch đã chạy vào rừng, người lái nhảy lên xe hí húi chữa cái gì đó. Tôi nghe tiếng kêu tên mình cách chừng năm chục mét ở phía phải. Lái xe có nghe tiếng kêu ấy không? Không rõ. Anh có gọi lái xe lại cùng mình cứu hai người, tất nhiên chỉ còn một người sống? Không! Tại sao anh ta lại bảo “ông nhà báo ở lại, tôi chạy đây”. Chắc anh ta tưởng tôi chạy đi nấp. Anh ta có kiểm quân số trước khi xe chạy! Hình như anh ta không để ý đến hai chiến sĩ phạm pháp. Nhà báo tránh được sự rắc rối cho mình mà cũng không có ý buộc tội cho lái xe. Ngay đêm đó, đại tá Thủy đo từ chỗ xe dừng đến gốc cây thốt nốt, rồi bảo anh như người đi nhận phần đã được chia. Đường thẳng 78 mét, cứ gọi hẳn là tám chục mét đi. Đáng lẽ anh cũng hỏi nhà báo như quan tòa hỏi những câu “tại sao?”. Tại sao lái xe không trông thấy một tốp người cứu nhau chỗ gốc cây trên một khoảng cách ngắn và trống trải đó. Tại sao anh ta không nghe thấy tiếng kêu cứu giữa im ắng như tờ. Nhưng đại tá chỉ lặng lẽ suốt đêm lần mò đến những đơn vị đã nhận chỉ thị của tư lệnh đi tìm cứu con ông. Từ mười sáu đến hai mười giờ, tức là từ khi xe bị phục kích đến lúc đại tá có mặt ở khu vực ấy không có dấu hiệu gì bọn Pôn Pốt trở lại. Về phía ta, lúc chập tối có hai chiếc xe tải chạy qua không dừng lại. Tám giờ mười phút cũng có một đoàn xe mười hai chiếc kéo pháo đi qua an toàn. Chín giờ mười phút đơn vị công binh đến san lấp hai hố sâu ở mặt đường, cách nơi xe bị phục kích một kilômét. Chín giờ ba mươi đại đội trinh sát đầu tiên nhận lệnh mặt trận đến xem xét quanh vùng xe và tìm vết tích ở chỗ ba cây thốt nốt. Ngoài những vết máu dính vào gốc cây, không còn dấu vết gì khác. Tất cả những đơn vị đến sau cũng không biết gì hơn. Một tuần sau các đơn vị “địa bàn” kiểm tra hết vùng dân cư quanh dấy cũng không ai biết gì. Duy có một người con gái khá xinh hay ra mặt đường, nhưng người ta bảo cô ta điên, nên không ai hỏi, hoặc có hỏi, cô ta cũng chỉ mỉm cười lắc đầu. Chỉ còn lại hai khả năng: Một: người sống tự gỡ mình ra, vác bạn chôn ở chỗ nào đó, rồi chạy trốn cả ta lẫn địch. Hai: chính kẻ địch đã đến và cởi đưa cả hai đi. Khả năng này nhiều hơn. Không thể như thế. Đại tá phản đối kết luận ấy, nhưng hai mắt ông nhắm nghiền lại. Không thể công nhận, nhưng ông cũng không thể rời khỏi cái khả năng làm ông run sợ ấy. Bao nhiêu năm nay ông căm giận, phẫn nộ và khinh bỉ cái kết cục đen tối như thế, bây giờ nó lại rơi vào chính đứa con duy nhất của ông? Nếu vậy, nó bắt đầu từ đâu? Từ khi lên chốt giữ ở cao điểm, không chịu được gian khổ, hay đã ngấm ngầm hư hỏng từ khi còn ở nhà, khi ông kiên quyết tìm mọi cách bứt khỏi mối tình mù quáng của nó. Hay là nó ngấm ngầm từ bao giờ.
Chỉ có những biện pháp tập trung ráo riết của bộ tư lệnh mặt trận thì ba tháng sau người ta mới xác định được, dù chưa chắc chắn, là con trai đại tá chưa chết.
Phòng quân báo kết hợp với quân pháp mặt trận đã tìm thấy một chiếc bi-đông nhựa, một chiếc vỏ đạn 130 ly, dụng cụ đi lấy nước và một chi tiết có liên quan đến việc ba chiến sĩ bỏ chốt để dẫn tới họ trở thành những kẻ phạm pháp. Đấy là những ngày nóng hơn bốn mươi độ mà không còn một giọt nước. Cho đến tối ngày thứ sáu thì cả ba người cũng hết cả những giọt nước tiểu. Đại đội hứa cùng lắm là ba ngày nữa nước của sư đoàn tiếp tế lên, tất nhiên chốt của họ quan trọng và khó khăn nhất sẽ được ưu tiên. Chờ hết ba ngày lại thêm hai ngày nữa vẫn không có giọt nước. Chập tối hôm đó đại đội lại báo điện xuống là sáng sớm ngày mai có nước lên. Đúng là sáng ngày hôm sau một tiểu đội vận tải cõng nước lên thật. Nhưng họ đã bỏ đi từ nửa đêm. Nếu như họ cố gắp chờ! Nếu như họ không bị ám ảnh bởi những lời hứa hẹn bằng cái điệp khúc ngày mai. Ngày mai sẽ có nước! Ngày mai, nếu bộ vận tải không lên được, sẽ có trực thăng, cố gắng chờ, nhiều triển vọng tốt đẹp lắm. Ngày mai tha hồ... Ngày mai. Ngày mai và nếu như không có cái ánh trăng rất tỏ để họ nhìn thấy dòng nước lấp loáng của con sông nhỏ có thể lội qua là ranh giới giữa hai đất nước nằm ngay dưới chân cao điểm của họ. Nếu như... đừng có những cơn khát làm cho cả ba đứa phồng rộp da môi bóc đi từng lớp, từng lớp và người khô lại tưởng có thể châm ngọn lửa là đốt cháy như cành cây khô. Nếu như... Họ bị bắt dễ dàng đến vô lý. Cả ba người lính trai trẻ ấy uống được ít nước vào người, tất nhiên là uống từ từ thôi, mặt mũi ai cũng dầy lên. Rồi họ tắm rửa thỏa thích. Rồi nước tràn trề vào bi đông, tràn trề vào vỏ đạn 130 ly. Rồi mặc quần áo. Nhưng chưa kịp cầm súng, thì năm thằng lính Pôn Pốt đã chĩa mũi súng vây quanh và quát bằng tiếng Căm pu chia, cái mệnh lệnh cả ba đều hiểu là phải giơ tay, phải lộ qua sông sang đất Căm puchia. Ba ngày sau họ tháo chạy cũng lại dễ dàng đến vô lý. Vẫn lại năm thằng lính Pôn pốt ấy dẫn ba người ra bờ suối để bắn. Bắt vào ban đêm, đem đi bắn vào ban ngày, vào lúc mặt trời gần đứng bóng. Bây giờ mới trông rõ mặt chúng nó. Bốn trong số năm thằng còn quá trẻ, khoảng mười bốn, mười lăm tuổi là cùng. Thằng thứ năm lại quá già, trên bốn mươi tuổi. Trước khi bắn, thằng già rút gói thủ pháo trong túi quần ra ném xuống suối. Một lúc sau cá lềnh phềnh nổi lên. Mặt mũi của năm thằng sáng bừng, thì thào mừng rỡ. Chúng đói. Lợi dụng lúc được giao nhiệm vụ chúng “cải thiện”. Thèm ăn, nhưng lại lười. Thằng già lầm bầm ra hiệu cởi trói cho ba người lội xuống vớt cá. Một tích tắc, ba người đưa mắt nhìn nhau. Vừa được cởi trói xong, cả ba cùng một lúc đạp và đấm. Thằng cầm súng vẫn nhăm nhăm vào ba người, nhưng không biết bắn ai. Tùy giật được khẩu súng của thằng bị ngã bắn chết thằng cảnh giới. Tất cả lội ào qua, nhưng chúng kịp bắn đuổi theo, chết mất một người. Hai người bò, nấp tránh đạn, rồi chạy về chốt. Nỗi đau thương về người bạn hy sinh và tình cảnh của hai người còn lại đều diễn ra như một trò đùa không hơn, không kém. Hai người kể hết mọi sự tình với chỉ huy đại đội trong một quan niệm đơn giản như một sự sơ ý mất cảnh giác cần rút kinh nghiệm. Nhưng ba ngày trước đây đại đội đã báo cáo lên trung đoàn, trung đoàn báo cáo lên sư, sư báo lên mặt trận. Phòng tác chiến nhận điện, rồi báo cáo bộ tham mưu. Bộ tham mưu tổng hợp tin của đơn vị và tin của quân báo thành một kết luận: ba chiến sĩ của đại đội Ba tên là...
Bỏ chốt chạy sang hàng ngũ quân địch. Đáng chú ý: một trong ba chiến sĩ là Hoàng Tùy, con trai đại tá Thủy. Nếu trường hợp khác chúng ta đã có quyết định xử lý, còn trường hợp này phải báo cáo tư lệnh. Tư lệnh đi vắng. Đại tá Thủy như là bạn, như là cố vấn, nhưng là thư ký riêng, nghĩa là người không có chức danh gì cụ thể, nhưng rất gần gũi thân cận của tư lệnh. Lúc đó ông ở trong nhà riêng của tư lệnh. Nghe điện thoại của trực ban tham mưu, ông cuống quýt hỏi lại. Ông gào lên trong máy: Đó là kẻ phản quốc ư? Nếu các anh đã coi chúng là những kẻ phản bội Tổ quốc thì còn phải hỏi gì nữa. Ông buông máy nằm vật ra đi văng. Đến khi ông chưa dịu nỗi đau đớn, người ta lại báo cáo cho ông biết con ông và bạn nó đã trở về, theo ông nên xử lý thế nào. Nó đã bỏ vị trí chạy sang đất địch, các anh cứ cho bắt giải nó về trại tạm giam mặt trận mà xét hỏi như các anh vẫn thường làm, sao lại có trường hợp ngoại lệ! Ông đã định dăm ba ngày sau mới thèm gặp nó, ông sẽ tỏ rõ cho nó biết thế nào là sự nhục nhã của một kẻ chạy trốn, đầu hàng. Chắc rằng mẹ anh bằng lòng với sự nuông chiều anh để có được một hạnh phúc lớn cho bố anh như thế này? Không ngờ. Không thể nào ngờ tới sự bi đát đến mức này. Tư lệnh trở về hỏi: Tại sao anh lại bảo bên tham mưu giải quyết như thế? Thưa... Nếu Tư lệnh ở nhà, mọi việc đơn giản hơn. Người ta sẽ không bắt tôi nói tiếng nói cuối cùng. Vâng! Lúc ấy người ta đã đề cao tôi như một nhân vật có đầy quyền hành quyết định cuối cùng số phận của con mình. Đúng là họ vừa tôn trọng, vừa buộc anh phải lựa chọn. Tại sao tôi phải lựa chọn việc này. Tại vì anh muốn thế. Thưa... tôi không hiểu ý Tư lệnh. Thôi để lúc khác. Trước mắt phải tập trung tìm kiếm nó đã. Nếu anh thấy cần đi bất cứ đâu có manh mối tìm ra cháu thì cứ đi. Bảo văn phòng viết một số thư cho các đơn vị để tôi ký, anh cầm đi cho tiện sự giúp đỡ.
Ba ngày sau đại tá có mặt ở điểm cao 1224. Ông đi máy bay vê P., rồi từ P. đi bằng đường bộ. Không dùng chiếc U oát văn phòng đã bố trí, ông nhảy lên xe téc chở dầu. Không ba lô chăn màn, chỉ một chiếc cặp da đen với vài quyển sổ, cái kính viễn cả hai gọng đều lỏng lẻo, mỗi khi đặt kính lên mắt phải dùng dây đeo vào tai, một chiếc bàn chải, một quần đùi, toàn bộ gia tài của tất cả mọi chiến dịch dài ngắn và các chuyến đi công tác khắp Đông Dương chỉ có thế. Vậy mà bao giờ ông cũng chỉnh tề với bộ pho chiết ly, chiếc mũ cối mới, một đôi giày đen cao đế tự đóng. Luồn rừng, lội suối, leo đỉnh núi, hay lội bùn, đi ăn tiệc, dự lễ trọng đại cũng vẫn trang bị ấy. Ngày diện, đêm giặt, quần áo ông ngày nào cũng sạch đẹp. Lên điểm cao 1224, nơi con mình chốt giữ suốt sáu tháng trời, không phải để tìm kiếm kỷ niệm hoặc manh mối về nó. Cũng không cần thiết cho một công việc gì, ông thấy cần đến là đến, tính ông thế.
Ba ngày phơi mình giữa nhiệt độ bốn mươi phẩy năm, ông không ăn, không uống một hớp nước, mặc cho cán bộ đại đội tha hồ van nài. Cuối ngày thứ ba khi ông đã có cảm giác không thể chịu đựng hơn nữa, ông lần ra mỏm núi, chỗ nhìn thấy dòng nước sông chảy giữa hai biên giới, ông ôm mặt khóc, gọi tên con. Lần đầu tiên ông khóc. Lần đầu tiên ông gọi tên con mình tha thiết đến ngất đi, người ta phải gọi trực thăng mặt trận đến cấp cứu. Không rõ là mấy ngày sau, nhưng chắc chắn chưa đến một tuần ông lại đi bộ mười một ki lô mét ra sân bay đi C., lúc máy bay đã nổ máy! “Chong chóng” của chiếc trực thăng đã quay tít mù, gió đã đè rạp cỏ cây quanh đấy, song nếu trông thấy ông đang chạy tới, nó vẫn có thể chờ ông lên, rồi mới tự nâng mình khỏi mặt đất. Ở đời, không có cái gì mà chúng ta không thể làm được. Ông cười với các chiến sĩ lái. Họ cùng cười với ông thoải mái, xem như việc làm vừa rồi là tự nhiên, rất bình thường, vẫn như mọi khi. Ở mặt trận này người ta kháo nhau là máy bay đang bay trên trời, thấy đại tá Thủy lấy nón vẫy, cũng đỗ xuống để ông đi nhờ. Chuyện đó vẫn không ai có thể coi là sự bịa đặt, khi biết rằng suốt bảy năm ở chiến trường “K” ông chưa hề phải chờ đợi lỡ làng một lần. Cần đi đâu, không có xe, ông đi bộ. Đi năm bảy cây, hoặc dăm bảy trăm cây cũng thế thôi. Đi ngang đường, nhất định ông sẽ ngồi trên xe, chỉ cần đường đó vẫn có ô tô đi. Còn tất cả các sân bay trên đất nước Việt Nam, Lào ông muốn bay chuyến nào, đi đâu, tất nhiên là trong phạm vi ba nước Đông Dương đều có thể được. Một lần ngồi ăn chè lúc mười hai giờ đêm, ông bảo với bạn bè: Sáng mai về Hà Nội báo cáo xong, tối mốt ta lại ăn chè ở đây hè. Từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài và khi trở về cũng ngần ấy chặng, đúng bảy giờ rưỡi tối ông đã cởi trần ngồi ăn cơm nguội ở cái bàn ăn chè đúng như đã hẹn mà không ai ngờ, nên không nhớ đến để phần cơm ông. Đã 56 tuổi ông có thể ăn hết nửa xoong cơm nguội toàn chóc, cháy với nước muối. Ngon, ngon quá. Hai ngày rồi ăn toàn phở xót ruột không chịu nổi. Ái chà, nước mắm ở đâu ra mà sộp thế. Số mình may ghê. Có “Chất”, tớ phải ăn hết chỗ cơm này. Các bạn lại nấu chè nữa ư. Tuyệt vời. Tớ có thể làm thêm vài bát nữa cũng được.
Lần này đến C., ông còn phải đi 100 ki lô mét nữa mới đến nơi cần đến. Sau một ngày nắm tình hình mọi mặt, đi đâu ông cũng nắm tình hình. Người ta có thể bực ông về những việc làm không ai phân công, nhưng lại thích khi muốn biết bất cứ việc gì, ở đơn vị nào, năm tháng nào kể cả từng con số ông cũng muốn biết chính xác. Tư lệnh mặt trận xem ông như một cuốn từ điển sống. Vì thế khi ông yêu cầu bất cứ đơn vị nào báo cáo, họ cũng sốt sắng. Nắm tình hình xong, trời đã sắp tối. Dù ban tác chiến cho biết không có chiếc xe nào đi trên đường ấy trong đêm, ông vẫn cứ đi. Đi bộ. Lúc bình thường đã không ai ngăn cản được, huống hồ bây giờ ruột gan ông đang cháy lên vì những manh mối có thể tìm ra con mình.
Anh tự nghĩ mình không có tội. Nhưng tiếng kêu của người lính trẻ, còn rất trẻ thì không buông tha anh. Ít ra, anh cũng cảm thấy thế trên đoạn đường khoảng trăm rưởi hay hai trăm km gì đấy từ chỗ bị phục kích cho đến khi ngồi vật xuống dưới gốc cây hoa giấy trong viện quân y.
Suốt quãng đường không rõ dài ngắn, không để ý đến những cú xe “khục” xuống “ổ trâu” đầu nhao ra khỏi khoang ca-bin đã vỡ, anh chỉ nghe tiếng kêu cứu o...o ở trong đầu mình, tiếng quát lạnh ở gáy và một bãi nước miếng nhổ vào mặt, bất giác anh đưa tay chùi vào má, bàn tay anh ướt nhây nhớt. Cho đến khi của đầu tóc, cả mặt, và khắp người thấm đẫm nước, bụi đường ùa vào như một lớp vỏ cứng đờ hai mi mắt và sàn sạn ở miệng, anh vẫn còn cảm giác những dòng nước cứ túa ra kia là bãi nước miếng người lính trẻ đã nhổ vào mặt mình.
Chiếc U-oát từ sở chỉ huy mặt trận lao đến đỗ xịch trước mặt anh, trước cửa phòng cấp cứu. Anh tỉnh lại. Đại tá, người cha của chiến sĩ trẻ lầm lầm đứng trước mặt. Hơn nửa tháng, tiễn anh ở sân bay hai bàn tay ông siết vào nhau giơ lên trước mặt mình quát vui vẻ trong tiếng động cơ ầm ầm của chiếc trực thăng đang tự nâng mình rời khỏi mặt đất. Tôi chờ những nhận xét mới mẻ của anh về cuộc chiến đấu này. Nhất định gặp lại. Cả hai khuôn mặt lúc ấy đều cười lưu luyến. Bây giờ thì hai làn môi ông run run, mặt xám lại, hơi cúi, hai tay chắp sau lưng. Từ lúc đến trước mặt anh, ông vẫn đứng nguyên một chỗ, rồi trầm ngâm buông một câu khiến người nghe tưởng nó thoát ra từ một nào khác. Ở đời, cái gì xảy ra, nó ắt phải xảy ra, không có gì, không có gì hệ trọng cả. Nhưng mà, khác hẳn với thói quen nhìn việc cỏn con cũng biến thành triết lý lớn lao, lần này giọng hơi lạc, chìm dần xuống, ông quay ngoắt đi. Rồi đột ngột ông quay lại hỏi dồn dập, không cho anh kịp trả lời.
Anh bình tĩnh để tôi kể lại. Vâng! Nó ngồi ở chòm cây thốt nốt, tựa lưng vào một gốc cây, tay nó còng vào tay người lính trẻ khác như nó hoặc trẻ hơn, không thể đoán được tuổi người chết. Cậu ấy nằm ngửa, hai tay ríu vào tay con anh, giơ lên cho vừa tầm tay con anh lúc nó ngã ngồi như kiểu người ngồi nghỉ để thở. Vì thằng sống còng tay với thằng chết, tôi không làm sao mở nổi cái khóa còng số tám, dù cháu cứ rối rít van lạy tôi. Tôi vác người chết lên vai để cho cháu chạy theo, nhưng chỉ được vài chục mét cả ba cùng ngã vật ra. Nếu không có tiếng còi ô tô và tiếng quát “ông nhà báo ở lại, tôi chạy đây” thì có lẽ tôi không thể nào nâng nổi người chết đè lên mình để bò dậy. Vâng! Lúc tôi vùng dậy và lao như một mũi tên tới mặt đường, thì chiếc ô tô tải đã bắt đầu vào số để vượt ra khỏi ổ phục kích.
Không cần biết chuyện ấy, đại tá gầm lên: Có ai cứu nó không?
Tại sao lại có thể nổi giận một cách vô lý như vậy. Từ lúc bám vào thành nhảy lên thùng xe, rồi đột ngột xe dừng, người lái xe bảo tôi xuống ngồi ở cabin, có lẽ để anh ta đỡ sợ, rồi cho xe lao đi thục mạng, làm sao tôi có thể biết điều anh cần biết.
Dưới áng sáng xanh lét của ngọn đèn cao áp, nhà báo nhìn hai làn môi xanh nhợt nhạt của đại tá đang lật bật, anh bỗng hoảng sợ như kẻ sắp bị trả thù... Lúc đầu trên xe có sáu người, do một thiếu úy trợ lý quân pháp sư đoàn chỉ huy. Thực ra cũng là chỉ huy “ghép”. Mọi sự quyết định số phận của toàn chiếc xe vẫn do người lái xử lý theo nhiệm vụ và kinh nghiệm của anh ta. Xe vận tải do bộ chỉ huy quân sự tỉnh T. hợp đồng với công ty vận tải, tổ chức mười đầu xe thành một đại đội do trợ lý xăng dầu của ban hậu cần chỉ huy, tăng cường cho mặt trận khoảng cuối chiến dịch, nghĩa là mới chạy được hai chuyến dọc biên giới. Chuyến đầu đi cả đoàn, an toàn tuyệt đối. Đến lần này! Người ta điều hai xe chở đạn và xăng tiếp tế cho một đơn vị cách hai mươi lăm kilômét về phía tây bắc. Đến gần nơi giao hàng, nghe đâu chỉ cách độ nửa kilômét, thì xe téc bị bắn, cả người và xe đều cháy. Chiếc xe này trả hàng xong được chặn lại ở barie nhận mệnh lệnh đột xuất của phòng tham mưu sư đoàn đưa hai chiến sĩ phạm pháp về trại giam mặt trận. Một hạ sĩ mang AK cùng một thiếu úy trợ lý quân pháp “hộ tống”. Tôi có điện của tòa soạn yêu cầu về gấp nên được trợ lý câu lạc bộ thương lượng với trợ lý quân pháp cho đi nhờ.
Không cần thiết. Tôi nói lại, tôi không cần sự dài dòng của anh. Vô tích sự! Trời! Cuộc sống bao nhiêu điều gấp gáp ào ạt. Hàng trăm, hàng nghìn cái chết thê thảm diễn ra một ngày mà các anh cứ cái thói văn chương phù phiếm vô tích sự. Cả một lũ người vô trách nhiệm.
Nhà báo đành câm lặng, cúi gục mặt như một kẻ giết người. Đại tá đã nguôi cơn giận, hai hàm răng ông cắn vào môi tưởng đến bật máu. Sự im lặng quá lâu của hai người khiến đại tá cảm thấy mình không phải. Ông gật gật đầu lẩm bẩm: xét cho cùng cũng chẳng tại ai! ở đời, nó phức tạp thế đấy. Hàm răng ông không cắn chặt vào môi được nữa, nó lập bập, rồi ông ngửa lên trời úp hai bàn tay vào mặt, mấy tiếng “ấc ấc” chìm trong cổ họng, người rung lên. Nhà báo vội vàng bước tới đỡ lấy vai ông trân trọng nỗi đau đớn đầu tiên và có thể là cuối cùng anh bắt gặp ở ông. Vài phút sau, ông lau mặt bằng bàn tay cũng đã nhớp nháp mồ hôi, mọi cử chỉ dứt khoát và lời nói cũng thản nhiên như chưa hề có chuyện gì xảy ra: Cảm ơn. Xin lỗi, tôi không giữ được bình tĩnh. Vẫn coi như không có người nào ở cạnh mình, ông xăm xăm ra xe đi tìm con, mặc dù Tư lệnh mặt trận đã điện khẩn cấp cho các đơn vị quanh chỗ bị phục kích tìm cách cứu con ông và phải báo cáo về Tư lệnh mặt trận trước bảy giờ sáng ngày mai.
Nhà báo cũng quyết định trở lại Xa phôn cùng đại tá. Ông không tỏ ra bằng lòng, cũng không phản đối việc nhà báo đi với mình. Dẫu sao lúc này có một người như một nhân chứng đã từng là chiến sĩ của ông từ hai mươi năm trước, đi cùng cũng thấy nỗi đau được san sẻ.
***
Tại cơ quan Cục chính trị mặt trận sự bàn tán nghi ngờ và trách móc đại tá Hoàng Thủy thường diễn ra từ sau bữa cơm chiều, quanh những ấm trà đặc như nước thuốc bắc, ở những cán bộ trung cao cấp cùng tuổi với đại tá, cùng mắc chung cái bệnh ít ngủ và thích khái quát mọi hiện tượng vụn vặt, nhàm chán thành những điều to tát nghiêm trọng. Đọc và nghĩ đều ít ỏi, ai cũng có vẻ mặt trầm ngâm như sắp sửa thành những triết gia, những bậc tiên tri. Đại loại là ai cũng có tư cách trở thành học giả trong khi và miếng cơm vào miệng phải nhằn sạn, nhằn trấu trông cứ lẩm nhẩm như người tụng kinh. Dịp sang trọng mới được bữa thịt hộp, cá mắm hoặc nồi canh rau muống nấu muối, nhưng ăn xong, ngả bàn trà ra, lại trở thành những “nhà” vĩ đại ngồi phán xét đến hai giờ ba sáng. Suốt năm này, tháng khác cứ đều đặn sự nhạt nhẽo mà khi xa nó, người ta nhớ và gọi nó là những kỷ niệm sâu sắc. Gần một tháng đầy nghi ngờ về sự sống chết của con trai đại tá thì cũng ngần ấy đêm các “nhà”, quanh ấm trà đặt ra những câu hỏi để bình luận và phán xét. Đại loại như: Tại sao ông ấy lại yêu cầu sư đoàn phải coi đó là những kẻ phản bội, bắt giải về trại tạm giam của mặt trận? Động cơ gì khiến ông ta xông vào tất cả mọi việc? Không là bí thư riêng, không là chánh văn phòng, không là cán bộ cụ thể của cục nào mà ở đâu cũng có mặt, muốn làm gì thì làm. Không hiểu nổi. Không thể đã không phải là ông Hoàng Thủy. Lạ. Rất lạ. Một người có vợ con đàng hoàng, suốt đời vẫn như kẻ độc thân. Này, cho mãi tới khi con trai ông ấy mất tích tôi mới biết ông ta cũng có vợ, con đấy. Cũng có tin nói chưa chắc đã phải con ông ta. Mà ông ta có vợ không nhỉ. Người nói câu cuối cùng này là ông trưởng phòng cán bộ. Dù năm nào cũng có “ bổ sung” và hàng chục lần khai lý lịch vào các mẫu in sẵn, lần nào cũng có mục “vợ, con”, nhưng các cậu trợ lý nó nắm. Năm năm nay, gần như tuần nào cũng trông thấy nhau, hỏi thăm và cười với nhau mà ông không tiện hỏi chuyện riêng, ngay đến việc phong quân hàm đại tá cho ông Thủy vào tháng 12 năm kia, ông là người tham gia duyệt và ký bản sao quyết định cũng chỉ chú ý đến phần quan điểm tư tưởng và khen thưởng, kỷ luật hoặc có thay đổi gì không, còn các mục khác nó giống như mấy chục năm trước, năm nào chả thế, xem làm gì. Từ khi nghe tin đại tá Thủy không có vợ con, ông muốn biết thực hư ra sao mà cậu trợ lý theo dõi cán bộ cao cấp lại xuống đơn vị, hồ sơ bảo quản kỹ ở “phía sau”, thành ra ông buột mồm hỏi cái câu như truyện tiếu lâm. Khác hẳn với cơ quan quản lý ở cục chính trị, nhà báo chỉ gặp đại tá dăm bảy lần, mỗi lần dăm ba ngày (khi cùng ở với ông, anh là chiến sĩ, ông lại là cán bộ trung đoàn), nhưng có thể kể hàng tuần về đại tá mà các cán bộ xung quanh bộ tư lệnh đều ngửa mặt nghe và gật gù.
Lúc bốn giờ chiều ngày hai mốt tháng Mười năm 1967 cả làng Đào An thuộc vùng ngoại thành Hải Phòng chạy ào ào như có báo động máy bay phản lực ném bom. Hơn bảy năm biền biệt ở chiến trường, đại úy Hoàng Thủy mới trở về quê. Bác hỏi thăm về đâu? Giời ơi, anh Thủy đấy ư? Thế này thì cô Dương lại sống lại rồi. Thằng bé nhà anh ở đám trẻ chăn trâu kia kìa. Nó luôn mồm nhắc bố đấy. Bố con gặp nhau hẳn là... Thôi, để tôi gọi cho. Ơ Tùy, Tùy ơi, bố cháu về. Đấy, đấy cái thằng dài nhẵng vừa nhảy lên lưng trâu xuống dấy. Vâng, vâng, tôi thấy cháu rồi, cảm ơn chị. Thủy đến gần đám trẻ. Thằng bé chừng sáu tuổi. Đúng rồi nó lên sáu thật, sao lại “chừng!”. Ngày phép cuối cùng là 12 tháng 3 năm 60. Anh ơi, chúng mình có con rồi. Anh định đặt tên là gì để ở nhà em đặt cho con? Tùy, tùy em thích đặt tên gì cũng được. Đúng rồi. Đúng anh chàng tóc cum cúp đang nhìn mình. Được lắm. Tớ chủ động biết thừa “đằng ấy” còn đằng ấy lại chưa hề gặp tớ... Tớ cứ giả vờ nhìn hơi lảng đi, đến gần đằng ấy tớ mới “chộp” gọn, rồi cho đằng ấy ngồi lên ba lô vắt chân qua cổ chạy qua cánh đồng, hẳn “đằng ấy”, thỏa chí. Thằng Tùy nhìn trừng trừng vào người lạ cho đến khi người ấy cách nó chừng mươi bước, nó ù té chạy. Tưởng con đùa với mình, anh đứng lại tủm tỉm cười và gọi. Thằng bé vẫn cắm đầu cắm cổ chạy. Càng nghe tiếng gọi, nó càng chạy. Khi anh bắt đầu đuổi theo con, cả đám chăn trâu hò hét chạy theo. Vợ anh đang cào cỏ ở cánh đồng Chùa, được tin chồng, vội vã chạy về nhà. Anh em, chú, bác, cô, dì ruột thịt mừng rỡ chạy đến. Những bố và mẹ, vợ và con của người ở chiến trường ai cũng ngỡ anh ở chiến trường ắt là cùng chỗ với người thân của mình hộc tốc chạy đến để thăm dò tin tức. Cả đám trẻ vừa tan học cũng cuống cuồng chạy tắt qua cánh đồng như là hồi nửa cái máy bay phản lực rơi trúng mái nhà lợp rạ của ông “Cò trắng” chồng bà Bích Nguyệt. Đêm đó cả làng Đào nhớn nhác om sòm trong nỗi vui mừng và thất vọng. Thằng cu Tùy bị giữ lại, cứ run bần bật và ki người ta đùn đẩy đến bên bố, nó chằn lại kêu thét lên, rồi lao bắn ra khỏi vòng người chen chúc đầy sân nhà. Thằng bé đứng ở ngoài ngõ, ngoài cả bọn trẻ con cùng xóm, nó lảng vảng như đứa trẻ làng, xã khác, không hề quen biết gì nhà này. Nửa đêm, khách về vãn, bố giả vờ đi chỗ khác để mẹ dỗ dành nịnh nọt, nó mới chịu về, mà trong lúc ngủ mê nó vẫn ôm chầm lấy mẹ người run bắn như lên cơn rét. Gần sáng nó ngủ say, chị mới xoay người ôm chầm lấy chồng, nhận mọi lỗi lầm về mình. Tại em, tại em cả, mình ạ. Suốt ba năm qua, khi con biết nghe chuyện, đêm nào em cũng kể mọi chuyện về bố. Vì thương nhớ bố, em toàn kể chuyện đẹp đẽ, nhiều khi bịa ra những người thật đẹp trai, làm gì cũng giỏi, nó gì cũng tài, cái gì cũng hiểu biết để vận vào bố. Con thuộc bố từ cái nốt ruồi ở sau gáy, cái lỗ dùi ở dái tai, đến giọng nó trầm trầm đậm đà, đến cả khi ăn cơm chỉ thích húp nước canh xoàm xoạp, dáng đi rất oai vệ hùng dũng, bố cao lớn, oai nghiêm như một ông thánh...
Bây giờ bố xanh xao, ốm yếu, tóc rụng nhiều quá, con không thể nào nhận ra nét nào giống bố nó. Nhưng anh đừng buồn. Bình tĩnh để em lựa lời giảng giải cho con dần dần.
Vậy mà đến khi bố trở lại chiến trường nó vẫn không chịu gọi bố, kể cả nó rất mê cái khăn dù “bác” ấy cho và hai lần “bác” dìm nó xuống ao bắt gọi bố nó vẫn không chịu. Anh bảo rằng từ ngày đi theo đoàn quân Nam tiến đến giờ không lúc nào buồn bằng lúc này, nhưng anh vẫn gật gù nói với vợ như một người giảng triết học: ở đời, cái gì cũng phải có thời gian. Quả thật, anh nói ra điều gì đúng điều ấy. Chỉ cần thời gian một năm sau, anh có dịp ra Bắc công tác, hai cha con quấn quýt nói chuyện “tay đôi” cười như nắc nẻ. Song đấy không phải là cái chủ yếu. Cô nhớ rằng thái độ thương con đúng đắn nhất là phải rèn luyện, giáo dục nó nghiêm túc. Thì bố nó thấy em có nuông chiều con để nó hư hỏng như con nhà khác đâu. Không được. Ngay từ bây giờ đã phải nói cho nó hiểu vì sao bố nó phải hy sinh cả cuộc đời ở ngoài mặt trận. Vì ai, có phải là vì nó không? Thế thì nó phải làm gì? Thế nào là lòng yêu Tổ Quốc và căm thù giặc? Tại sao ước mơ lớn, lý tưởng cao đẹp phải là ở mặt trận, nơi sống chết với kẻ thù. Bố nó nói gì mà em không hiểu. Chính vì cô không hiểu những điều tôi nói, mới đẻ con chơi bời với những đứa nghịch ngợm, chửi bậy. Thì con nó mới sáu bảy tuổi đầu, biết bưng nó đi chỗ nào để không có đứa nghịch ngợm hỗn láo. Đấy là mầm mống để sau này nó có thể đào mả bố nó, một người đã chịu đau thương mất mát cả cuộc đời vì độc lập dân tộc, vì niềm kiêu hãnh của chúng nó. Giời ơi, bố nó nói gì mà kinh thế. Không! Đấy là chuyện nghiêm túc rất cấp bách, tôi yêu cầu cô từ nay trở đi phải cấm tuyệt đối nó không được quan hệ chơi bời với những đứa trẻ hư hỏng. Khốn khổ, em còn phải đi làm, tối mắt tối mũi mới được dăm ba đồng, làm sao biết được nó chơi đùa với những đứa nào. Việc gì chả khó. Nhưng không có việc gì muốn mà không làm được kể cả lúc bom rơi, đạn nổ. Trước tiên cô phải bỏ cái kiểu thương con ủy mị, yếu đuối, động tí là than thở, khóc lóc. Phải thật kiên quyết. Mình kiên quyết mà không xử lý được, phải yêu cầu nhà trường, đoàn thể, cần thì báo cho chính quyền. Bao nhiêu người lớn có đầy đủ điều kiện lại chịu thua những đứa trẻ con. Cô thử nghĩ xem, nếu nhà ai cũng nghiêm khắc và quan tâm rèn giũa con như chúng ta thì làm gì có những đứa trẻ hư hỏng.
Và để tỏ quan niệm của mình đúng đắn, kiên định, năm nó 13 tuổi, anh yêu cầu công an huyện cho nó tập trung cải tạo lao động sáu tháng. Khi anh về tranh thủ thì chuyện đã xảy ra được hai tháng và mọi việc đã xong xuôi một cách chính đáng. Như thế không nghiêm, yêu cầu làm lại, ít nhất là trường hợp thằng cháu nhà tôi. Các anh hiểu cho, mấy chục năm qua tôi chiến đấu cũng để cho con cháu mình nên người. Trong ba ngày giam cháu tại đây, chúng tôi đã điều tra, xem xét kỹ, mới kết luận là cháu không tham gia vụ trấn lột. Nhưng nó đã cùng đi trong đám trấn lột ấy. Một trong năm đứa có một thằng là bạn nó. Cháu cũng bị rủ rê rất vô tình thôi. Mà tội ai nấy chịu. Nghĩa là không có sự ngăn chặn mối liên quan ảnh hưởng của nó! Không ai ngăn chặn được khoảng không bao la chỉ có nắng, gió và bụi đường. Anh nói gì thế? Hàng vạn con người đổ xương máu suốt bao nhiêu năm qua để các anh được yên ổn, để ở nơi yên ổn này các anh giữ gìn một trật tự xã hội đang xây dựng như thế đấy.
Tại sao anh lại làm ồn lên khi chưa có chuyện gì đáng phải ồn ã? Sao lại không. Thử hỏi, ở lứa tuổi tôi với anh, nếu chỉ vi phạm bằng một phần trăm bọn nó bây giờ, thì sẽ thế nào trước tập thể, trước danh dự của mình. Ở lứa tuổi chúng ta quan niệm về đạo đức và hy sinh khác. Đấy. Nó ở chỗ ấy. Các anh đã buông lỏng cho cả một lớp người, một thế hệ sẵn sàng không cần đến cuộc chiến đấu này nữa. Họ sẽ mỉa mai báng nhạo chúng ta là ngu ngốc dại dột... Không, không có chuyện đó. Khi cần cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, họ sẽ có cách hy sinh và giành thắng lợi thích hợp với thời họ sống. Nhưng mà, ở huyện ta đã có nguy cơ gì để anh phải nổi khùng với bọn tôi. Sao lại không. Từ cái ăn mặc, đi đứng, nói năng đế những ý nghĩ việc làm... nhìn vào đâu tôi cũng thấy thất vọng. Xin lỗi, tôi không thể chịu đựng nổi. Nếu ở vào địa vị tôi, một anh huyện trưởng công an, thì anh sẽ làm gì. Tôi không thể để như thế này. Căn cứ vào đâu anh bảo tất cả đều xấu quá mức so với hồi anh và tôi cùng công tác ở huyện. Đã bảo tôi không nắm vững được như các anh, nhưng thấy không thể để như hiện nay. Kể cả những cơn gió lớn, nếu anh không thích, anh cũng buộc nó lại. Tôi sẽ có cách vây bọc nó, không cho nó đến, nếu tôi không muốn. Tức là anh chui xuống hầm đóng kín nắp lại. Nhưng ở hầm cũng phải có thông hơi kia mà. Chính anh mới là người nói chuyện của hàng vạn năm trước. Con người bây giờ đã biết làm ra ôxy để thở rồi đấy. Thôi được, là chỗ bạn cũ, nếu anh cứ nhất thiết yêu cầu, tôi sẽ cho cháu vào cải tạo lao động... Nhưng... làm như thế để làm gì kia chứ. Hay là... cháu nó không đúng hoàn toàn như một đứa con lý tưởng mà anh đã định sẵn. Có thể vì nhiều năm ở chiến trường anh khắc khoải từng giây phút mơ tưởng có một thằng con hoàn chỉnh mọi phương diện. Đến khi đẻ nó ra và càng lớn nó càng làm anh thất vọng! Có thể là như thế. Hoàn toàn không như anh nói. Tôi là con người duy vật, tôi biết không có gì ngẫu nhiên cả. Quy luật của “nhân, quả” mà. Tất cả chỉ là những biện pháp. Anh Thủy ạ, quan niệm sai thì biện pháp cũng sai đấy. Anh không được nói thế. Chúng ta đều là những chiến sĩ cách mạng, chúng ta sai, nghĩa là cách mạng đã có những quan niệm sai chứ gì? Có phải anh định nói thế không? Một nghìn lần không, anh Thủy ạ. Tôi chỉ muốn nói cá nhân tôi và anh. Nhưng mà anh đã nói thế, tôi xin rút lui ý kiến của mình. Chúng ta đã đi quá xa cái thực tế là chuyện của cháu Tùy. Xin anh, ta kết thúc và tôi sẽ làm mọi việc theo ý anh.
***
Người lái xe phải được xét xử ở tòa án quân sự mặt trận. Các cơ quan thụ án đang ráo riết một cách căng thẳng, có phần vội vã, để hoàn chỉnh hồ sơ. Dư luận “quần chúng” quanh bộ tư lệnh chia làm hai phía: “Phía bênh vực nó là anh ta không biết người phạm pháp là con một ông đại tá làm việc cùng trung tướng tư lệnh mặt trận. Anh ta cũng không biết cậu ta còn sống đã chạy vào rừng cây. Về lý mà nói: ba người ở trên xe, nhà báo (còn sống) trợ lý quân pháp và chiến sĩ vệ binh (đã chết) là những người đang làm nhiệm vụ cần được bảo vệ còn hai người kia dù sao cũng đã là phạm nhân. Vả lại anh ta là “ dân sự” lần đầu tiên đi phục vụ mặt trận! Phía khép tội thì cho là bất kể tình huống nào xảy ra, anh cũng phải chịu trách nhiệm về tính mạng người ngồi trên phương tiện của anh, nhất là khi anh đã nhận mệnh lệnh ra mặt trận. Anh là dân sự ư? Trước mũi súng kẻ thù không có sự hơn kém về trách nhiệm và lòng yêu nước. Khi anh bị thương, anh có hưởng các chế độ như một người lính không? Cái đó mới là sự công bằng của xã hội. Nếu không làm nghiêm vụ này, luật pháp trở nên vô tích sự và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần trách nhiệm của những đơn vị “dân sự” tham gia phục vụ chiến dịch. Dù “buộc” hay “cởi” có quyết liệt đến đâu, thì cả hai bên đều biết số phận của anh ta chả hề phụ thuộc vào pháp luật hay dư luận, mà tù tội hay tha bổng có khi chỉ do một câu nói của ai đó, một duyên cớ nào đó hết sức tình cờ lại là chân lý mạnh mẽ hơn nhiều lần những chương mục, điều khoản có cơ sở khoa học và nghiêm túc của những bộ luật.
Chưa thể nghe được lời “buộc” và “ cởi” của ai và cũng chưa trả lời được câu hỏi nào trong hàng chục câu hỏi của Viện Kiểm sát, anh ta đã mê man ở phòng cấp cứu.
Anh ta ngất ngay sau khi xe dừng ở trước cổng viện quân y. Người ta khiêng xác người chết và người bị thương xuống (nửa đêm thì người bị thương cũng không qua được) không ai để ý đến sự có mặt của anh trên xe. Mười lăm phút sau xe con của Viện kiểm sát đỗ xịch ngay cạnh xe tải, người ta mới tìm kiếm nhân vật nguy hiểm, kẻ giết người, lúc anh ta đã “chết cứng” trên ghế lái. Một tuần sau anh ta vẫn trong tình trạng hôn mê. Lần đầu tiên bị phục kích bất ngờ và những người chết, người bị thương nằm trong xe, anh ta khiếp quá chưa thể hoàn hồn? Các bác sĩ quân y cho biết không có hiện tượng đứt mạch máu não, nhưng có dấu hiệu của bệnh tật sốt rét tái phát... Cũng chỉ trong khoảng thời gian anh ta hôn mê, Viện kiểm sát mặt trận đã phái nhân viên của họ về quê tìm hiểu lai lịch của anh ta. Những số liệu đầu tiên được xác minh chính xác có chữ ký đóng dấu của các cơ quan an ninh và chính quyền địa phương lại hết sức trái ngược nhau. “Hắn là đại đội trưởng ác ôn có rất nhiều nợ máu với cách mạng nhất là khoảng thời gian từ năm 1967 đến năm 1973”. “Hắn là đại đội trưởng, nhưng hầu như lần nào xáp mặt quân ta hắn cũng bỏ chạy. Đầu năm 1973 hắn trốn khỏi lính và đưa vợ cùng con trốn trong một bản người dân tộc (chưa xác định rõ nguyên nhân của hành động này)”. Nhân viên Viện kiểm sát nghi vấn: “Một: có thể là sự bố trí của địch nhằm một mục đích phá hoại lâu dài. Hai: do chiến thắng liên tiếp của ta, hắn biết rõ sự thất bại không thể tránh khỏi đành tính kế chuồn trước để thoát tội”.
Hắn chưa thể biết bản án đang lớn dần lên như trái núi khổng lồ đè bẹp thân phận hắn. Trong cơn hoảng hốt của hắn, cái ấn tượng làm hắn kinh hoàng là hôm ra đi không hiểu sao hắn lại gở mồm nói với vợ và tám đứa con đều lít nhít như một bầy gà cùng lứa ấp: “Má tụi nhỏ gắng nuôi các con đừng trông chờ tôi nghe”. Chỉ định dặn má con nó đừng sốt ruột, run rủi sao hắn lại nói điều gở như một điềm áo trước tai họa sẽ xảy ra.
Nhà báo được mời làm nhân chứng cho vụ án này. Không chỉ là người hiểu rõ gia đình đại tá, anh còn bỏ ra hàng tháng tìm hiểu lai lịch người lái xe nguyên là đại đội trưởng lính ngụy. Có nghĩa là anh là một nhân chứng biết nhiều chi tiết nhất về cuộc đời cả hai bên. Tuy nhiên, anh từ chối chưa trả lời những yêu cầu của cơ quan luật pháp. Cái khiến anh chưa thể nói điều gì lại là một chi tiết rất nhỏ. “Ông nhà báo có đi không? Tôi chạy đây”. Mấu chốt tội lỗi của người lái xe là ở đây. Còn anh, lúc xe bắt đầu rời khỏi trạm ba-rie cuối cùng của sư đoàn anh tựa vào thành xe sau buồng lái, quay mặt lại. Một tích tắc anh thấy đồng chí thiếu úy quân pháp khóa tay hai chiến sĩ xong, đứng sau lưng họ nhét chiếc chìa khóa số 8 vào túi quần bên phải. Lúc đồng chí thiếu úy nằm xuống, nếu không sợ một viên đạn ở đâu đó, một toán phục kích khác ở đâu đó, anh có thể chạy lại bên xe móc túi lấy chiếc chìa khóa. Nói thật ra, anh có nghĩ đến, nhưng chân tay run quá, cả ruột gan cũng run, anh đành phải bảo mình: Không, tôi không biết chìa khóa ở đâu. Tại sao anh không thể dùng tiểu liên yêu cầu lái xe dừng lại? Tại sao anh không dùng súng bắn dứt khóa để cứu người sống? Đấy là những câu hỏi người ta có thể đặt ra. Tất nhiên, hoàn toàn có thể làm được, nếu lúc ấy tôi không hoảng hốt cầu mong chiếc xe nhanh chóng vượt qua tám kilô mét đường rừng vắng vẻ. Tôi có tìm kiếm mà không thấy súng đâu. Người lái đã để súng xuống dưới, đặt họ lên trên, anh ta lại đang cuống quýt cho xe chạy. Không làm cách nào được, tôi đã phải vác người chết để người sống cùng chạy. Tôi bị ngã lia lịa trong khi xe đã nổ máy. Nghĩ đến bài báo phải gửi gấp về nước mà có ở lại tôi cũng không thể làm được gì, tôi đành phải theo xe để còn kịp báo cáo với mặt trận, may ra... Bằng ấy lý do tự bào chữa cho mình, nhà báo đủ tư cách để nhận lấy sự cảm động trân trọng. Người ta mừng cho anh thoát chết và tha thiết mời anh làm nhân chứng tin cậy. Dù anh chưa nhận làm nhân chứng ở phiên tòa, song người ta có thể tin hoàn toàn những chi tiết anh tường thuật.
Vào khoảng bốn giờ chiều hoặc hơn gì đó, xe đến cách Xa Phôn chừng mười ki lô mét liền tăng tốc độ bổ ngang bổ ngửa rầm rầm trên các “ổ trâu” - chữ của nhà báo - chứ không gọi là “ổ gà” được nữa. Biết lái xe mất bình tĩnh trước đoạn đường nguy hiểm, thiếu úy quân pháp cúi rạp người quát vào buồng lái: Bình tĩnh. Không có gì đâu. Chúng tôi cảnh giới. Xe vẫn “nhảy” và “bay” được khoảng một ki lô mét, ở phía trái đường, từ trong quán hàng có một người đàn bà chạy lao ra kêu: “Pốt, Pốt” rồi lao qua đường vào rừng cây. Chưa ai kịp hiểu điều gì, bỗng hai phát B41 đã phụt trước mũi xe, cùng lúc với những băng AK nổ rất đanh chụp cả vào ca bin và thùng xe. Đồng chí thiếu úy trúng đạn chết ngay, còn chiến sĩ vệ binh kịp rê hết hai băng AK mới trúng đạn ngã xuống. Tôi nằm ở sàn xe vội vàng bật dậy băng cho đồng chí ấy. Người lái xe nhảy lên thùng, đặt đồng chí thiếu úy nằm ngay ngắn và cùng tôi đưa chiến sĩ vệ binh xuống ca bin. Sau đó tôi và lái xe nhảy xuống nằm ép mình ở gầm xe chỗ bánh phía sau. Biết đích xác bọn địch đã chạy vào rừng, người lái nhảy lên xe hí húi chữa cái gì đó. Tôi nghe tiếng kêu tên mình cách chừng năm chục mét ở phía phải. Lái xe có nghe tiếng kêu ấy không? Không rõ. Anh có gọi lái xe lại cùng mình cứu hai người, tất nhiên chỉ còn một người sống? Không! Tại sao anh ta lại bảo “ông nhà báo ở lại, tôi chạy đây”. Chắc anh ta tưởng tôi chạy đi nấp. Anh ta có kiểm quân số trước khi xe chạy! Hình như anh ta không để ý đến hai chiến sĩ phạm pháp. Nhà báo tránh được sự rắc rối cho mình mà cũng không có ý buộc tội cho lái xe. Ngay đêm đó, đại tá Thủy đo từ chỗ xe dừng đến gốc cây thốt nốt, rồi bảo anh như người đi nhận phần đã được chia. Đường thẳng 78 mét, cứ gọi hẳn là tám chục mét đi. Đáng lẽ anh cũng hỏi nhà báo như quan tòa hỏi những câu “tại sao?”. Tại sao lái xe không trông thấy một tốp người cứu nhau chỗ gốc cây trên một khoảng cách ngắn và trống trải đó. Tại sao anh ta không nghe thấy tiếng kêu cứu giữa im ắng như tờ. Nhưng đại tá chỉ lặng lẽ suốt đêm lần mò đến những đơn vị đã nhận chỉ thị của tư lệnh đi tìm cứu con ông. Từ mười sáu đến hai mười giờ, tức là từ khi xe bị phục kích đến lúc đại tá có mặt ở khu vực ấy không có dấu hiệu gì bọn Pôn Pốt trở lại. Về phía ta, lúc chập tối có hai chiếc xe tải chạy qua không dừng lại. Tám giờ mười phút cũng có một đoàn xe mười hai chiếc kéo pháo đi qua an toàn. Chín giờ mười phút đơn vị công binh đến san lấp hai hố sâu ở mặt đường, cách nơi xe bị phục kích một kilômét. Chín giờ ba mươi đại đội trinh sát đầu tiên nhận lệnh mặt trận đến xem xét quanh vùng xe và tìm vết tích ở chỗ ba cây thốt nốt. Ngoài những vết máu dính vào gốc cây, không còn dấu vết gì khác. Tất cả những đơn vị đến sau cũng không biết gì hơn. Một tuần sau các đơn vị “địa bàn” kiểm tra hết vùng dân cư quanh dấy cũng không ai biết gì. Duy có một người con gái khá xinh hay ra mặt đường, nhưng người ta bảo cô ta điên, nên không ai hỏi, hoặc có hỏi, cô ta cũng chỉ mỉm cười lắc đầu. Chỉ còn lại hai khả năng: Một: người sống tự gỡ mình ra, vác bạn chôn ở chỗ nào đó, rồi chạy trốn cả ta lẫn địch. Hai: chính kẻ địch đã đến và cởi đưa cả hai đi. Khả năng này nhiều hơn. Không thể như thế. Đại tá phản đối kết luận ấy, nhưng hai mắt ông nhắm nghiền lại. Không thể công nhận, nhưng ông cũng không thể rời khỏi cái khả năng làm ông run sợ ấy. Bao nhiêu năm nay ông căm giận, phẫn nộ và khinh bỉ cái kết cục đen tối như thế, bây giờ nó lại rơi vào chính đứa con duy nhất của ông? Nếu vậy, nó bắt đầu từ đâu? Từ khi lên chốt giữ ở cao điểm, không chịu được gian khổ, hay đã ngấm ngầm hư hỏng từ khi còn ở nhà, khi ông kiên quyết tìm mọi cách bứt khỏi mối tình mù quáng của nó. Hay là nó ngấm ngầm từ bao giờ.
Chỉ có những biện pháp tập trung ráo riết của bộ tư lệnh mặt trận thì ba tháng sau người ta mới xác định được, dù chưa chắc chắn, là con trai đại tá chưa chết.
Phòng quân báo kết hợp với quân pháp mặt trận đã tìm thấy một chiếc bi-đông nhựa, một chiếc vỏ đạn 130 ly, dụng cụ đi lấy nước và một chi tiết có liên quan đến việc ba chiến sĩ bỏ chốt để dẫn tới họ trở thành những kẻ phạm pháp. Đấy là những ngày nóng hơn bốn mươi độ mà không còn một giọt nước. Cho đến tối ngày thứ sáu thì cả ba người cũng hết cả những giọt nước tiểu. Đại đội hứa cùng lắm là ba ngày nữa nước của sư đoàn tiếp tế lên, tất nhiên chốt của họ quan trọng và khó khăn nhất sẽ được ưu tiên. Chờ hết ba ngày lại thêm hai ngày nữa vẫn không có giọt nước. Chập tối hôm đó đại đội lại báo điện xuống là sáng sớm ngày mai có nước lên. Đúng là sáng ngày hôm sau một tiểu đội vận tải cõng nước lên thật. Nhưng họ đã bỏ đi từ nửa đêm. Nếu như họ cố gắp chờ! Nếu như họ không bị ám ảnh bởi những lời hứa hẹn bằng cái điệp khúc ngày mai. Ngày mai sẽ có nước! Ngày mai, nếu bộ vận tải không lên được, sẽ có trực thăng, cố gắng chờ, nhiều triển vọng tốt đẹp lắm. Ngày mai tha hồ... Ngày mai. Ngày mai và nếu như không có cái ánh trăng rất tỏ để họ nhìn thấy dòng nước lấp loáng của con sông nhỏ có thể lội qua là ranh giới giữa hai đất nước nằm ngay dưới chân cao điểm của họ. Nếu như... đừng có những cơn khát làm cho cả ba đứa phồng rộp da môi bóc đi từng lớp, từng lớp và người khô lại tưởng có thể châm ngọn lửa là đốt cháy như cành cây khô. Nếu như... Họ bị bắt dễ dàng đến vô lý. Cả ba người lính trai trẻ ấy uống được ít nước vào người, tất nhiên là uống từ từ thôi, mặt mũi ai cũng dầy lên. Rồi họ tắm rửa thỏa thích. Rồi nước tràn trề vào bi đông, tràn trề vào vỏ đạn 130 ly. Rồi mặc quần áo. Nhưng chưa kịp cầm súng, thì năm thằng lính Pôn Pốt đã chĩa mũi súng vây quanh và quát bằng tiếng Căm pu chia, cái mệnh lệnh cả ba đều hiểu là phải giơ tay, phải lộ qua sông sang đất Căm puchia. Ba ngày sau họ tháo chạy cũng lại dễ dàng đến vô lý. Vẫn lại năm thằng lính Pôn pốt ấy dẫn ba người ra bờ suối để bắn. Bắt vào ban đêm, đem đi bắn vào ban ngày, vào lúc mặt trời gần đứng bóng. Bây giờ mới trông rõ mặt chúng nó. Bốn trong số năm thằng còn quá trẻ, khoảng mười bốn, mười lăm tuổi là cùng. Thằng thứ năm lại quá già, trên bốn mươi tuổi. Trước khi bắn, thằng già rút gói thủ pháo trong túi quần ra ném xuống suối. Một lúc sau cá lềnh phềnh nổi lên. Mặt mũi của năm thằng sáng bừng, thì thào mừng rỡ. Chúng đói. Lợi dụng lúc được giao nhiệm vụ chúng “cải thiện”. Thèm ăn, nhưng lại lười. Thằng già lầm bầm ra hiệu cởi trói cho ba người lội xuống vớt cá. Một tích tắc, ba người đưa mắt nhìn nhau. Vừa được cởi trói xong, cả ba cùng một lúc đạp và đấm. Thằng cầm súng vẫn nhăm nhăm vào ba người, nhưng không biết bắn ai. Tùy giật được khẩu súng của thằng bị ngã bắn chết thằng cảnh giới. Tất cả lội ào qua, nhưng chúng kịp bắn đuổi theo, chết mất một người. Hai người bò, nấp tránh đạn, rồi chạy về chốt. Nỗi đau thương về người bạn hy sinh và tình cảnh của hai người còn lại đều diễn ra như một trò đùa không hơn, không kém. Hai người kể hết mọi sự tình với chỉ huy đại đội trong một quan niệm đơn giản như một sự sơ ý mất cảnh giác cần rút kinh nghiệm. Nhưng ba ngày trước đây đại đội đã báo cáo lên trung đoàn, trung đoàn báo cáo lên sư, sư báo lên mặt trận. Phòng tác chiến nhận điện, rồi báo cáo bộ tham mưu. Bộ tham mưu tổng hợp tin của đơn vị và tin của quân báo thành một kết luận: ba chiến sĩ của đại đội Ba tên là...
Bỏ chốt chạy sang hàng ngũ quân địch. Đáng chú ý: một trong ba chiến sĩ là Hoàng Tùy, con trai đại tá Thủy. Nếu trường hợp khác chúng ta đã có quyết định xử lý, còn trường hợp này phải báo cáo tư lệnh. Tư lệnh đi vắng. Đại tá Thủy như là bạn, như là cố vấn, nhưng là thư ký riêng, nghĩa là người không có chức danh gì cụ thể, nhưng rất gần gũi thân cận của tư lệnh. Lúc đó ông ở trong nhà riêng của tư lệnh. Nghe điện thoại của trực ban tham mưu, ông cuống quýt hỏi lại. Ông gào lên trong máy: Đó là kẻ phản quốc ư? Nếu các anh đã coi chúng là những kẻ phản bội Tổ quốc thì còn phải hỏi gì nữa. Ông buông máy nằm vật ra đi văng. Đến khi ông chưa dịu nỗi đau đớn, người ta lại báo cáo cho ông biết con ông và bạn nó đã trở về, theo ông nên xử lý thế nào. Nó đã bỏ vị trí chạy sang đất địch, các anh cứ cho bắt giải nó về trại tạm giam mặt trận mà xét hỏi như các anh vẫn thường làm, sao lại có trường hợp ngoại lệ! Ông đã định dăm ba ngày sau mới thèm gặp nó, ông sẽ tỏ rõ cho nó biết thế nào là sự nhục nhã của một kẻ chạy trốn, đầu hàng. Chắc rằng mẹ anh bằng lòng với sự nuông chiều anh để có được một hạnh phúc lớn cho bố anh như thế này? Không ngờ. Không thể nào ngờ tới sự bi đát đến mức này. Tư lệnh trở về hỏi: Tại sao anh lại bảo bên tham mưu giải quyết như thế? Thưa... Nếu Tư lệnh ở nhà, mọi việc đơn giản hơn. Người ta sẽ không bắt tôi nói tiếng nói cuối cùng. Vâng! Lúc ấy người ta đã đề cao tôi như một nhân vật có đầy quyền hành quyết định cuối cùng số phận của con mình. Đúng là họ vừa tôn trọng, vừa buộc anh phải lựa chọn. Tại sao tôi phải lựa chọn việc này. Tại vì anh muốn thế. Thưa... tôi không hiểu ý Tư lệnh. Thôi để lúc khác. Trước mắt phải tập trung tìm kiếm nó đã. Nếu anh thấy cần đi bất cứ đâu có manh mối tìm ra cháu thì cứ đi. Bảo văn phòng viết một số thư cho các đơn vị để tôi ký, anh cầm đi cho tiện sự giúp đỡ.
Ba ngày sau đại tá có mặt ở điểm cao 1224. Ông đi máy bay vê P., rồi từ P. đi bằng đường bộ. Không dùng chiếc U oát văn phòng đã bố trí, ông nhảy lên xe téc chở dầu. Không ba lô chăn màn, chỉ một chiếc cặp da đen với vài quyển sổ, cái kính viễn cả hai gọng đều lỏng lẻo, mỗi khi đặt kính lên mắt phải dùng dây đeo vào tai, một chiếc bàn chải, một quần đùi, toàn bộ gia tài của tất cả mọi chiến dịch dài ngắn và các chuyến đi công tác khắp Đông Dương chỉ có thế. Vậy mà bao giờ ông cũng chỉnh tề với bộ pho chiết ly, chiếc mũ cối mới, một đôi giày đen cao đế tự đóng. Luồn rừng, lội suối, leo đỉnh núi, hay lội bùn, đi ăn tiệc, dự lễ trọng đại cũng vẫn trang bị ấy. Ngày diện, đêm giặt, quần áo ông ngày nào cũng sạch đẹp. Lên điểm cao 1224, nơi con mình chốt giữ suốt sáu tháng trời, không phải để tìm kiếm kỷ niệm hoặc manh mối về nó. Cũng không cần thiết cho một công việc gì, ông thấy cần đến là đến, tính ông thế.
Ba ngày phơi mình giữa nhiệt độ bốn mươi phẩy năm, ông không ăn, không uống một hớp nước, mặc cho cán bộ đại đội tha hồ van nài. Cuối ngày thứ ba khi ông đã có cảm giác không thể chịu đựng hơn nữa, ông lần ra mỏm núi, chỗ nhìn thấy dòng nước sông chảy giữa hai biên giới, ông ôm mặt khóc, gọi tên con. Lần đầu tiên ông khóc. Lần đầu tiên ông gọi tên con mình tha thiết đến ngất đi, người ta phải gọi trực thăng mặt trận đến cấp cứu. Không rõ là mấy ngày sau, nhưng chắc chắn chưa đến một tuần ông lại đi bộ mười một ki lô mét ra sân bay đi C., lúc máy bay đã nổ máy! “Chong chóng” của chiếc trực thăng đã quay tít mù, gió đã đè rạp cỏ cây quanh đấy, song nếu trông thấy ông đang chạy tới, nó vẫn có thể chờ ông lên, rồi mới tự nâng mình khỏi mặt đất. Ở đời, không có cái gì mà chúng ta không thể làm được. Ông cười với các chiến sĩ lái. Họ cùng cười với ông thoải mái, xem như việc làm vừa rồi là tự nhiên, rất bình thường, vẫn như mọi khi. Ở mặt trận này người ta kháo nhau là máy bay đang bay trên trời, thấy đại tá Thủy lấy nón vẫy, cũng đỗ xuống để ông đi nhờ. Chuyện đó vẫn không ai có thể coi là sự bịa đặt, khi biết rằng suốt bảy năm ở chiến trường “K” ông chưa hề phải chờ đợi lỡ làng một lần. Cần đi đâu, không có xe, ông đi bộ. Đi năm bảy cây, hoặc dăm bảy trăm cây cũng thế thôi. Đi ngang đường, nhất định ông sẽ ngồi trên xe, chỉ cần đường đó vẫn có ô tô đi. Còn tất cả các sân bay trên đất nước Việt Nam, Lào ông muốn bay chuyến nào, đi đâu, tất nhiên là trong phạm vi ba nước Đông Dương đều có thể được. Một lần ngồi ăn chè lúc mười hai giờ đêm, ông bảo với bạn bè: Sáng mai về Hà Nội báo cáo xong, tối mốt ta lại ăn chè ở đây hè. Từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài và khi trở về cũng ngần ấy chặng, đúng bảy giờ rưỡi tối ông đã cởi trần ngồi ăn cơm nguội ở cái bàn ăn chè đúng như đã hẹn mà không ai ngờ, nên không nhớ đến để phần cơm ông. Đã 56 tuổi ông có thể ăn hết nửa xoong cơm nguội toàn chóc, cháy với nước muối. Ngon, ngon quá. Hai ngày rồi ăn toàn phở xót ruột không chịu nổi. Ái chà, nước mắm ở đâu ra mà sộp thế. Số mình may ghê. Có “Chất”, tớ phải ăn hết chỗ cơm này. Các bạn lại nấu chè nữa ư. Tuyệt vời. Tớ có thể làm thêm vài bát nữa cũng được.
Lần này đến C., ông còn phải đi 100 ki lô mét nữa mới đến nơi cần đến. Sau một ngày nắm tình hình mọi mặt, đi đâu ông cũng nắm tình hình. Người ta có thể bực ông về những việc làm không ai phân công, nhưng lại thích khi muốn biết bất cứ việc gì, ở đơn vị nào, năm tháng nào kể cả từng con số ông cũng muốn biết chính xác. Tư lệnh mặt trận xem ông như một cuốn từ điển sống. Vì thế khi ông yêu cầu bất cứ đơn vị nào báo cáo, họ cũng sốt sắng. Nắm tình hình xong, trời đã sắp tối. Dù ban tác chiến cho biết không có chiếc xe nào đi trên đường ấy trong đêm, ông vẫn cứ đi. Đi bộ. Lúc bình thường đã không ai ngăn cản được, huống hồ bây giờ ruột gan ông đang cháy lên vì những manh mối có thể tìm ra con mình.