watch sexy videos at nza-vids!
Truyện An Nam Chí Lược-Gia thế Họ Triệu - tác giả Lê tắc Lê tắc

Lê tắc

Gia thế Họ Triệu

Tác giả: Lê tắc

Gia thế Họ Triệu


Triệu Đà

Người Chơn-Định, thời nhà Tần, (246-207 trước Công-Nguyên) làm quan lệnh huyện Long-Xuyên (Tuần-Châu ở Nam-Hải). Buổi đầu nhà Tần gồm thâu thiên-hạ, đánh lấy đất nước Việt, đặt ba quận Quế-Lâm, Nam-Hải và Tượng-Quận, để đem dân đi đày qua ở chung lộn với dân Việt. Quan Uý quận Nam-Hải là Nhâm-Ngao đau bệnh ung-thư chết, nhà Tần bèn cho Đà kiêm chức Nam-Hải-Uý. Nhà Tần mất, Đà đánh lấy luôn Quế-Lâm, Tượng-Quận, tự lập làm vua. Khi Hán Cao-Tổ (206-195 trước Công-Nguyên), đã bình-định thiên-hạ, vì trong nước trải qua chiến-tranh lao khổ, nên tha tội Đà, chẳng trách. Năm thứ 11, khiến Lục-Giả phong Đà làm Nam-Việt-Vương. Thời Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua bán đồ sắt, Đà bèn tiếm hiệu xưng Nam-Việt Vũ-Đế, phát binh đánh Trường-Sa, lấy của cải mua chuộc mấy nước Mân-Việt, Tây Âu-Lạc (1) bắt làm thuộc-bang để sai khiến. Bờ cõi từ đông qua tây rộng hơn muôn dặm, cỡi xe Hoàng-ốc tả-đạo (2) , xưng đế-chế sánh ngang với Trung-Quốc.

Hán Văn-Đế lên ngôi năm đầu (179 trước Công-Nguyên), đặt người thủ-ấp, để coi sóc mồ mả của thân-nhân Triệu-Đà3 , hằng năm hương-khói, lo việc phụng-tự, lại vời anh em của Đà đều ban cho ân-huệ, quan-tước. Đà bèn xuống lệnh trong nước rằng: "Ta nghe nói hai kẻ hùng chẳng cùng đối lập, hai kẻ hiền chẳng cùng sinh tồn. Hoàng-đế nhà Hán là đấng hiền Thiên-Tử, bèn bỏ hoàng-ốc, tả đảo". Văn-Đế rất lấy làm đẹp lòng. Thời Cảnh-Đế (156-141 trước Công-Nguyên) Triệu-Đà xưng thần, khiến người vào triều-yết... Nhưng ở Nam-Việt vẫn tiếm hiệu như cũ... Lúc khiến sứ vào chầu Thiên-Tử, xưng triều mạng như chư-hầu. Năm Kiến-Nguyên thứ 4 (137 trước Công-Nguyên) Đà mất, cháu là Hồ nối ngôi. (Thời ấy nhà Hán đã được 70 năm, Triệu-Đà đã hơn trăm tuổi, ở ngôi 71 năm).

Hồ lên làm vua, lúc ấy Mân-Việt đến đánh Nam-Việt, Hồ không dám tự chuyên dấy binh, khiến người dâng thư cho Hán Vũ-Đế. Vũ-Đế vì Hồ dấy binh đánh Mân-Việt và khiến Nghiêm-Trợ qua dụ, Hồ cảm oai đức của Thiên-Tử, bèn sai Thái-Tử Anh-Tề vào chầu vua Hán, tự mình ngày đêm cũng sắp sửa vào chầu. Các đại-thần can rằng: "Xưa tiên-vương có nói: "thờ Thiên-Tử giữ đừng thất lễ là được, cốt đừng nghe lời dỗ ngon ngọt mà vào yết-kiến, vào yết-kiến thì không về được, ấy là cơ mất nước". Rốt cuộc Hồ xưng bệnh chẳng đi, sau mười năm, Hồ đau nặng, Anh-Tề xin về. Hồ mất, tôn Thuỵ-Hiệu là Văn-Vương.

Anh-Tề lên làm vua, giấu cất ấn ngọc tỷ của tiên-đế (Lý-Khanh nói rằng: "giấu cất ấn ngọc tỷ, tiếm hiệu"). Trước đây, lúc Anh-Tề vào túc vệ ở Trường-An, cưới con gái họ Cù ở đất Hàm-Đan, đẻ con là Hưng. Đến lúc nối ngôi vua, Anh-Tề dâng thư xin lập Cù-thị làm Vương-Hậu và Hưng làm tự. Nhà Hán thường khiến sứ dụ Anh-Tề vào chầu, Anh-Tề xưng bệnh không đi, chỉ khiến con là Thứ-Công vào chầu mà thôi. Anh-Tề mất, tôn Thuỵ-Hiệu là Minh-Vương.

Hưng lên làm vua, tôn mẹ làm Thái-Hậu. Cù-Thị lúc chưa lấy Anh-Tề, đã tư thông với người Bá-Lăng tên là An-Quốc-Thiều-Quý. Năm Nguyên-Đỉnh thứ 4 (113 trước Công-Nguyên), người trong nước biết việc ấy, chẳng phục Thái-Hậu. Thái-Hậu sợ nổi loạn, muốn cậy oai nhà Hán, thường khuyên vua và bề tôi cầu nội-thuộc nhà Hán, bèn nhờ sứ-giả dâng thư xin cho Nam-Việt được đứng ngang hàng với chư-hầu, ba năm một lần vào triều-kiến. Thiên-Tử y cho, Vua và Thái-Hậu sắm sửa hành-trang, đem nhiều của báu để vào chầu Hán-Đế. Thừa-tướng Lữ-Gia can ngăn, vua chẳng nghe, Gia có lòng muốn làm phản, thường xưng bệnh, chẳng chịu ra mắt sứ-giả nhà Hán. Thái-Hậu giận, mưu toan giết Gia, bèn mở hội trong cung, lúc uống rượu, Thái-Hậu bảo Gia rằng: "Nam-Việt nội-thuộc Trung-Quốc là việc lợi cho nước; Thừa-tướng lại cố ý không chịu là vì cớ gì?". Nói vậy, để chọc giận Hán-Sứ, nhưng hai bên cùng ngó nhau, hồ-nghi, không dám hành-động. Lữ-Gia thấy có mòi chẳng lành, liền bỏ chạy ra. Thái-Hậu giận, muốn dùng cái mâu đâm Gia, nhưng vua can ngăn lại. Gia ra ngoài xưng bệnh, mấy ngày không yết-kiến vua, bèn cử binh làm phản, đánh giết Vua, Thái-Hậu và Hán-Sứ, rồi lập con thứ của Minh-Vương là Vệ-Dương-Hầu Kiến-Đức lên làm vua. Năm Nguyên-Đỉnh thứ 5 (112 trước Công-Nguyên). Vũ-Đế sai Phục-Ba tướng-quân Lộ-Bác-Đức đem mười vạn quân qua đánh. Năm sau đánh bại được quân
Việt, khiến bộ-tướng bắt Kiến-Đức và Lữ-Gia nơi cửa biển, tiêu-diệt nước Việt, chia làm chín quận, bắt đầu đặt quan Thái-Thú. Họ Triệu làm vua được năm đời, cộng 93 năm.

Phụ chép bài "Nam-Việt-Hành"
của Quan Gián-Nghị nhà Tống là Chu-Chi-Tài
(Chi-Tài tên chữ là Sư-Mỹ, người Lạc-Tây, khoảng niên-hiệu Sùng-Ninh (1102-1106),
vì nói thẳng bị lỗi, ra làm quan lệnh ở Tứ-Thuỷ).

Bài nầy thấy chép ở Trung-Châu-Tập.

Nam-Việt-Hành
Gái Hàm-Đan vợ vua Nam-Việt,
Răng trắng ngời, mắt liếc sáng trưng.
Ngọc làm trướng, ngà làm giường,
Dương cao tàn gấm, đánh vang trống đồng.
Ao Thái-Dịch, phù-dung một đóa,
Chốn khói Mường đày đọa tấm thân.
Bá-Lăng tin vắng cố-nhân,
Thâm-cung chỉ thấy dấu chân phi-hồng.
Con làm chúa mà lòng chẳng nguyện,
Chỉ nguyện về chầu điện Bá-Lương(4)
Mậu-Lăng tuổi trẻ quân-vương(5)
Sai qua hải-đảo tìm đường hàn huyên.
Đuốc Kim-Nghê long-diên thơm phức,
Ngọc Minh-Châu sáng rực thâm-cung.
Xa xuôi muôn dặm Phiên-Ngung,
Uyên-ương đôi lứa thoả lòng hôm nay.
Lão thừa-tướng cầm tay ấn bạc,
Chốn tiêu-tường gây việc đao cung.
Gái nầy ai bảo chẳng hùng,
Phục binh tiệc rượu trong cung an bài.
Sứ nhà Hán một bầy nhu nõa,
Tót mâu-thần, bà đã rắp toan.
Cấm ngăn vì bởi cô-man (6)
Thương ôi! uổng chết gã Hàn-Thiên-Thu.
Quân chinh-phạt thuyền lầu muôn đội,
Ra Quế-Dương xuống lối Ly-Giang.
Lữ-Gia sa lưới Việt-Lang(7) ,
An-nam chín quận, Hán-Hoàng tóm thâu.
Cỏ mấy độ xanh mồ Triệu-Uý,
Mới ngày nào ngọc tỷ nghinh ngang.
Thành nghiêng vì gái Hàm-Đan,
Nước xuôi Dương-Thuỷ (8) , tre tàn sông Tương
Tương-Phi (9) , Cù-Hậu khóc thương.

Những kẻ tiềm thiết thời Ngũ-Đại

Vua Hiếu-Vũ bỏ nước Nam-Việt, chia làm quận ấp, đặt quan cai-trị, trải mấy triều đều noi theo. Cuối đời nhà Đường, các thổ-hào châu Giao, châu Ái là các họ Khúc, Dương, Kiểu, Ngô nối nhau soán đoạt, trong thời-gian chừng năm, sáu mươi năm. Đầu đời nhà Tống, Đinh-Bộ-Lĩnh cướp ngôi họ Ngô, Thái-Tổ phong tước vương cho Đinh-Thị.

Khúc-Hạo:

Chiếm cứ Giao-Chỉ. Lúc ấy, Lưu-Ẩn chiếm cứ Phiên-Ngung, Ẩn chết, con là Lưu-Nghiễm kế lập, xưng quốc-hiệu là Nam-Hán. Khúc-Hạo khiến con là Thừa-Mỹ qua làm Khuyến-Hảo-Sứ, đến Quảng-Châu để dò xét hư thực. Hạo chết, Thừa-Mỹ kế ngôi cha; năm Kỷ-Mão, niên-hiệu Trinh-Minh nhà Lương năm đầu (915) (10) , khiến sứ tiến cống, cầu lãnh tiết việt, nhà Lương nhân trao cho. Lưu-Nghiễm cả giận, tháng chín năm Đại-Hữu thứ 3 (930) đời Ngụy-Hán, khiến tướng mạnh là Lương-Khắc-Chính đem binh đến đánh, bắt Thừa-Mỹ đem về. Khắc-Chính lưu giữ Giao-Chỉ, sau bị Dương-Đình-Nghệ đuổi.

Thừa-Mỹ:

(Đã chép ở đoạn trên).

Dương-Đình-Nghệ:

Người châu Ái, tướng của Khúc-Hạo. Khi Lưu-Nghiễm đã bắt Khúc-Thừa-Mỹ rồi, phong tước cho Đình-Nghệ, khiến Lý-Tấn làm Thứ-Sử Giao-Châu, cùng với Lý-Khắc-Chính giữ thành. Nghiễm bảo kẻ tả hữu rằng: "Dân Giao-Chỉ ưa làm loạn, chỉ nên lung lạc họ mà thôi". Quả nhiên, năm sau, Điình-Nghệ làm phản, đem quân vây thành. Khắc-Chính thua chạy. Đình-Nghệ chiếm cứ bờ cõi, sau bị Kiều-Công-Tiễn giết.

Kiều-Công-Tiễn:

Nha-tướng của Dương-Đình-Nghệ, giết Đình-Nghệ mà thay thế. Niên-hiệu Thiên-Phúc nhà Tấn năm thứ 2 (Ngụy-Hán Đại-Hữu thứ 10, (937), Ngô-Quyền cử binh Ái-Châu vây Công-Tiễn. Tiện sức kém, xin viện binh với Lưu-Nghiễm. Nghiễm cho con là Vạn-Vương Hoằng-Thao làm Giao-Châu Tiết-Độ-Sứ, đem binh qua cứu. Vừa đi đến sông Bạch-Đằng, thì Quyền đã giết Công-Tiễn, đem binh đón đánh, làm cho toàn-quân của Thao đều bị hãm.

Ngô-Quyền:

Người Châu Ái, nha-tướng của Đình-Nghệ, giết Công-Tiễn, tự lập làm vua. Con là Xương-Ngập, em là Xương-Tuấn nối ngôi. Ngụy-Hán năm Càn-Hoà thứ 12, (954), Xương-Tuấn xưng thần với Lưu Thành, khiến sứ vào cống, lãnh tiết việt. Thành khiến Cấp-Sự-Trung Lý-Dự đem sinh-tiết qua phong. Dự đi đến Bạch-Châu, Xương-Tuấn khiến người đón lại bảo rằng: "Giặc biển làm loạn, đường sá chẳng thông". Dự bèn không đi. Xương-Tuấn mất, em là Xương-Văn kế lập. Văn chết, tham-mưu của Văn là Ngô-Xử-Bình, Thứ-Sử Phong-Châu Kiều-Tri-Tả, Thứ-Sử Ninh-Châu Dương-Huy và nha-tướng Đổ-Cảnh-Thạc, dùng binh tranh lập, rồi đều bị Đinh-Bộ-Lĩnh dẹp yên, mà chiếm cứ đất nước.

Ngô-Xương-Ngập
Ngô-Xương-Tuấn
Ngô-Xương-Văn

(Đều có chép ở đoạn trên).

Gia-Thế họ Đinh

Đinh-Bộ-Lĩnh

Người động Hoa-Lư, Giao-Châu. Cha là Công-Trứ, làm nha-tướng của Đình-Nghệ. Cuối thời Ngũ Đại, Đình-Nghệ đi trấn Giao-Châu, lấy Công-Trứ quyền Thứ-Sử Hoan-Châu. Trước đây, Ngô-Quyền giết Kiều-Công-Tiễn, cha con Bộ-Lĩnh về với Ngô-Quyền, Quyền nhân khiến Công-Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công-Trứ mất, Bộ-Lĩnh kế tập chức cha. Kịp đến lúc Ngô-Xương-Văn mất, bọn bộ-hạ nổi loạn, Bộ-Lĩnh cùng con là Liễn đánh dẹp yên hết, lĩnh việc cai-trị Giao-Chỉ, xưng hiệu Vạn-Thắng-Vương, riêng phong chức cho Liễn làm Tiết-Độ-Sứ, được mười năm thì Bộ-Lĩnh mất.

Đinh-Liễn:

Kế lập được bảy năm, năm Tân-Vị Khai-Bửu thứ 4 (971), Thái-Tổ nhà Tống khiến đại-tướng Phan-Mỹ qua đánh Lĩnh-Nam. Liễn sợ, dâng biểu-văn, khiến sứ vào cống, xin nội-phụ, Thái-Tổ xuống chiếu phong Liễn làm Tiết-Độ-Sứ An-Nam đô-hộ. Tháng 5 năm thứ 8, (975), Liễn tiến cống vàng lụa, sừng tê, ngà voi, trà thơm. Ngày mồng 7 tháng 8, Thái-Tổ xuống sắc-chế, phong cha Liễn là Bộ-Lĩnh làm Giao-Chỉ Quận-Vương; thực ấp 1.000 hộ. Tháng 12, khiến Cao-Bảo-Chư làm Quan-Cáo-Sứ 11) . Năm Thái- Bình Hưng-Quốc thứ 2 (977), Liễn sai sứ qua cống mừng vua Thái-Tông lên ngôi. Năm thứ 5 (980), Liễn mất, em là Truyền lên ngôi.

Đinh-Truyền:

Truyền còn nhỏ, xưng Tiết-Độ Hành-Quân Tư-Mã, quyền lãnh việc quân phủ. Tháng 4 năm Canh-Thìn, Thái-Bình-Hưng-Quốc thứ 5 (980), khiến Lư-Tập đi sứ Giao-Chỉ. Đại-hiệu Lê-Hoàn chuyênquyền, hiếp dời Truyền ở một nhà riêng, bắt giam cả họ và thay thế quản lãnh binh-quyền. Thái-Tông giận, khởi binh tiến đánh. Hoàn giả làm biểu-văn của Triều dâng lên. Qua tháng 11, khiến sứ tiến cống những đồ báu, như khí-mãnh bằng vàng, bằng bạc, sừng tê, ngà voi và dâng một tờ trạng-văn, nói rằng tất cả tướng hiệu, quân lính, kỳ-lão trong nước, đồng xin cho Truyền làm chức Tiết-Độ-Sứ, nối ngôi của cha, anh. Lúc ấy nhà Tống đã dấy binh, biểu văn tâu vào không được trả lời. Mùa đông tháng 11, quan binh đánh bại quân Giao-Chỉ ở Bạch-Đằng. Năm sau, binh nhà Tống thất lợi rút về. Năm thứ 7 (982), Hoàn lại trá xưng Truyền khiến sứ tiến cống, vì sợ quân Tống tiến đánh vậy. Truyền bị Hoàn sát hại.

Họ Đinh nối nghiệp ba đời, cộng được 17 năm.

Gia-Thế họ Lê

Lê-Hoàn

Người Châu Ái, có chí-lược, được lòng quân-sĩ, được Đinh-Liễn giao-phó binh-quyền, nhân soán ngôi họ Đinh, tự xưng Giao-Châu Tam-Sứ Lưu-Hậu, khiến sứ tiến cống nhà Tống, dâng biểu nói: "Đinh-Truyền cùng mẹ là Dương-Thị suất lại, dân, tướng hiệu, ba quân, nài xin thần thống lĩnh việc phủ". Và giả làm một tờ biểu của Đinh-Truyền dâng lên. Thái-Tông yên-vỗ dụ rằng: "Họ Đinh đã truyền nối ba đời. Trẩm muốn cho Truyền làm Thống-Soái, nhà ngươi làm phó. Nếu Truyền không có tướng tài, còn tính trẻ con, thì nên khiến mẹ con vào chầu, sẽ được ưu-đãi, ta tức thì trao tiết-việt cho nhà ngươi. Trong hai điều ấy, nhà ngươi nên xét chọn lấy một". Thái-Tông khiến bọn Trương-Tôn-Quyền đi sứ, đem chỉ-dụ ấy qua. Nhưng Hàm đã chuyên cứ đất nước, chẳng phụng mệnh. Sau Hoàn dâng sớ nói: "Nước Chiêm-thành đem mấy vạn voi ngựa vào cướp An-Nam, đã bị tôi đánh đuổi chạy".

Năm Thái-Bình Hưng-Quốc thứ 8 (983), Hoàn khiến cống các vật vàng bạc, tê-ngưu và voi.

Năm Ung-Hy thứ 2 (985), Hoàn khiến cống rùa vàng, hạc, lư-hương, ngà voi và một vạn cây lụa trắng để mừng tiết Càn-Minh. Vua Tống cho sứ-giả một bộ áo, đai bạc, yên cương và năm con ngựa. Hoàn cống vàng bạc và các vật thổ-sản.

Tháng 10 ngày Canh-Thân, vua Tống khiến Lý-Nhược-Chuyết làm Quan-Cáo-Sứ, đem chế-sắc phong Hoàn làm Kim-Tử Quang-Lộc đại-phu, Kiểm-Hiệu Thái-Uý, Sử-Trì-Tiết, Đô-Đốc Chư-Quân-Sự, An-Nam đô-hộ, sung Tĩnh-Hải-Quân Tiết-Độ, Giao-Châu Quản-Nội Quan-Sát-Sử-Trí Đẳng Sứ, Thượng-Trụ-Quốc, Kinh-Triệu-Quận, Khai-Quốc-Hầu, thực ấp ba ngàn hộ, vẫn ban hiệu là Thôi-Thành Công-Thần.

Tháng 4 năm đầu hiệu Đoan-Củng (988), vua Tống khiến bọn Ngụy-Tường làm Quan-Cáo-Sứ đem chế-sắc tiến phong Hoàn tước Khai-Quốc-Công, cho thêm thực ấp ngàn hộ.

Tháng 5 nhuận, Hoàn khiến sứ tiến cống. Năm đầu Thuận-Hoá (990), vua Tống khiến bọn Tống-Cảo làm Quan-Cáo-Sứ, gia phong cho Hoàn. Tháng 10, Hoàn cống một cái ghế khảm thất-bửu và các vật voi tê-ngưu.

Tháng 3 năm thứ 4 (993), vua Tống khiến bọn Vương-Thế-Tắc làm Quan-Cáo-Sứ, đem chế-sách phong Hoàn tước Giao-Chỉ quận vương.

Tháng 3 năm thứ 5 (994), Hoàn khiến sứ tiến cống, về sau Hoàn cậy thế nước hiểm trở, thường vào đánh cướp, không giữ đúng lễ phiên-thần.

Mùa xuân năm đầu Chí-Đạo (995), Chuyển-Vận-Sứ Quảng-Tây Trương-Quan tấu rằng: "Hoàn cho quân vào trấn Như-Hồng thuộc Khâm-Châu, đánh phá cưdân, cướp bóc lương thực, rồi bỏ đi". Mùa hạ năm ấy, 5.000 binh Tô-Châu dưới quyền chỉ-huy của Hoàn vào cướp Lộc-Châu, thuộc huyện của Ung-Châu, bị Tuần-Kiểm Dương-Văn-Kiệt đánh đuổi. Thái-Tông chú ý yên-vỗ cõi xa, chẳng muốn hỏi tội. Trương-Quan lại nói nghe đồn Hoàn bị họ Đinh truất đuổi, nay kéo tàn-quân ra ở vùng hải-đảo, chưa biết lập căn-cứ nơi nào, cho nên lấy sự cướp bóc để tự túc. Nay Hoàn đã chết, Quan dâng biểu mừng. Thái-Tông bèn khiến quan Thái-Thường Trần-Sĩ-Long làm Thể-Phỏng-Sứ để dò xem hư thực, mới biết rằng Lê-Hoàn vẫn còn sống, tin trước chỉ là lời truyền-văn sai lầm. Năm thứ 2 (996), vua xuống chiếu hạch tội Trương-Quan, Quan đau chết, lại ra chỉ-dụ chém Vệ-Chiêu-Mỹ ở trấn Như-Hồng. Mùa hạ năm ấy, vua Tống khiến Trần-Nghiêu-Tẩu nhiệm chức Quảng-Tây Chuyển-Vận-Sứ, nhân làm chiếu-thư khiến Lý-Kiến-Trung đem qua cho Lê-Hoàn. Nguyên Khâm-Châu có ba trấn ở gần bờ biển là Như-Hồng, Xy-Bộ và Như-Âm, trước đây có bọn Văn-Dõng, dân Triều-Dương, thuộc quận Giao-Châu, bị án giết người rồi đem cả gia-quyến trốn qua Như-Âm, được trấn-tướng bọn Hoàng-Lệnh-Đức che giấu. Hoàn khiến trấn-tướng triều-Dương Hoàng-Thành-Nhã theo bắt. Lệnh-Đức không giao trả, Thành-Nhã bèn đánh cướp rồi đi. Nghiêu-Tẩu đến Như-Âm, cật vấn biết được duyên-do việc che giấu, bèn bắt hết tất cả nam nữ già trẻ, một trăm ba mươi người, giao trả cho nhà đương cuộc Triều-Dương. Thành-Nhã bắt lại được người, làm thư tạ ơn Nghiêu-Tẩu. Hoàn cũng dâng biểu-chương tạ ơn và nói đã ước thúc các khê động, từ nay không còn việc quấy rối nữa. Tháng 7, Thái-Tông lại khiến Lý-Nhược-Chuyết đem chiếu thư và đai-ngọc ban cho Hoàn. Nguyên trước Kiến-Trung đến Giao-Châu, Hoàn tiếp đãi rất sơ-sài, nhân dâng biểu-văn lên tâu rằng: trước kia đánh cướp Như-Hồng chỉ là quận ngoài bờ cõi, mà thôi vậy. Nhân bắt 27 tên dân mọi, bọn không hiểu tiếng Tàu, giải giao cho Chuyển-vận-sứ. Triều đình tiếp được biểu-văn của Lê-Hoàn, bèn khiến Nhược Thuỷ qua đi sứ. Thoạt mới đến, Lê-Hoàn ra ngoài thành tiếp đón, chào hỏi rất khinh rẽ; Hoàn bảo Nhược Thuỷ rằng: "Xưa đánh cướp Như-Hồng, chỉ là quân ngoại cảnh mà thôi, Hoàng-Đế có biết không? Nếu Giao-Chỉ làm phản thì chúng tôi vào Quảng-Châu trước, rồi đánh đến các quận ở Mân-Trung, há chỉ đánh trấn Như-Hồng mà thôi đâu?". Nhược-Khuyết khoan thai trả lời rằng: "Chúa Thượng nghe Như-Hồng bị cướp, chưa rõ thực hư thế nào; nghĩ rằng Túc-Hạ xuất-thân từ hàng nha tướng, đã được trao cho tiết-việt, lẽ nên tận trung đền đáp, há còn manh lòng gì khác nữa sao? Đến lúc Túc-Hạ bắt quân giặc biển giải nạp, thì sự trạng đã rõ ràng. Nhưng các đại-thần bàn rằng: "triều-đình trao tiết việt cho Túc-Hạ để trấn an hải-ngoại, nay đã có loạn giặc biển, ấy là Giao-Châu một mình không đủ sức chế-ngự, nên phát vài vạn tinh binh, hội với quân bảnchâu, đồng đánh giặc biển để dứt hậu loạn. Hoàng-Đế sợ Giao-Châu không hiểu ý của triều-đình, rồi sinh ra hoảng sợ, chi bằng chuyên uỷ việc dẹp giặc cho Túc-Hạ là hơn, bởi thế không khiến binh đi nữa". Hoàn ngạc nhiên nói rằng: "Giặc biển xâm phạm bờ cõi, ấy là tội của kẻ thủ-thần, (bầy tôi có trách nhiệm phòng thủ), thánh-nhân khoan-hồng, chưa hề trách phạt, ơn ấy quá hơn cha mẹ, từ nay xin kính vâng đức-hoá triều-đình, dẹp yên bờ cõi". Nói xong, trông về phía bắc, cúi đầu chúc mừng.

Tháng 4 năm thứ ba (997), nhân dịp Tống-Chân-Tông lên ngôi ban ơn, gia-phong Hoàn làm Nam-Bình-Vương kiêm chức Thị-Trung.

Tháng 9, Hoàng cống một cái ghế khảm vàng bạc thất bửu, sừng tê, ngà voi và lụa mịn. Vua Tống xuống chiếu khiến bày các đồ phương vật ấy ở Linh-Toạ đền Vạn-Tuế, cho sứ làm lễ lạy dâng. Năm ấy, Chiêm-Thành vào cướp biên-thùy, Hoàn đánh đuổi quân Chiêm rồi dâng biểu vào nhà Tống, đại-lược rằng: "Quốc-cảnh tôi tiếp giáp với Chiêm-Thành, khoảng vài năm nay, lân-bang ấy xáo động, cướp thuế má ở hương-thôn, quấy dân lành ở biên-cảnh, bởi thế, tôi phải phát quân ngăn chống, đến đổi trễ nải công việc triều-cống không giữ đúng quy-chế". Vua Tống xuống chiếu khen ngợi, phúc đáp và ban cho các thứ đai giáp và ngựa.

Tháng 9 năm đầu Hàm-Bình (998) vua Chân-Tông, Hoàn cống một con voi thuần thục.

Tháng 12 năm thứ 4 (1001), vua Tống ban sắc-chế gia-phong Hoàn làm công-thần. Năm thứ 4, để tạ ơn vua, Hoàn cống voi thuần, tê-ngưu và một bình thất-bửu nạm vàng.

Tháng 11 năm thứ 5 (1002), gia phong Hoàn làm Phụng-Tiết công-thần.

Tháng 3 năm thứ 6 (1003), Khâm-Châu tâu rằng: "dân trường (12) Hiệu-Thành thuộc Giao-Châu và Đầu-Mục Bát Châu-Sứ là bọn Hoàng-Khánh-Tập đem bộ-thuộc hơn 450 người, vào ở thôn Ô-Thổ, sông Dũng-Bộ thuộc địa-giới Khâm-Châu. Vua xuống chiếu khiến sứ-thần đến an-ủi và khiến trở về quê cũ. Bọn Hoàng-Khánh-Tập sợ tội không dám trở về, bèn dời ra ở vùng bờ biển Khâm-Châu. Tháng 6 năm Cảnh-Đức (1004) Lê-Hoàn khiến con là Lê-Minh-Đế vàocống, ngày 27 vào tâu dối ở đền Sùng-Chính, vua lại vời vào tiện-điện an-ủi và cho Minh-Đế làm chức Kim-Tử Quang-Lộc đại-phu, kiểm-hiệu Thái-Bảo, Hoan-Châu Thứ-Sử, Thượng-Trụ-Quốc.

Tháng giêng năm thứ hai (1005), nhân ngày tiết Thượng-Nguyên, xuống chiếu cho Minh-Đế tiền, khiến cùng các sứ-thần Đại-Thực và Chiêm-Thành xem rước đèn, ăn yến uống rượu. Tháng ấy, theo lời thỉnh-cầu, ban cho Hoàn một bộ Kinh Đại-Tạng.

Tháng 3 năm thứ 3 (1006), Lê-Hoàn mất.

Long-Việt

Con giữa của Lê-Hoàn, nối ngôi làm vua, bị em là Long-Đĩnh giết.

Long-Đĩnh

Con út của Lê-Hoàn, giết Long-Việt mà tự lập làm vua. Anh là Long-Kim (?) nổi giận, cướp của kho chạy trốn và Long-Hộ đem binh trại Phù-Lan đánh nhau để giành ngôi. Trước đây Lê-Minh-Đế vào cống, vì nước loạn không về được, phải lưu lại ở Quảng-Châu. Tri-Châu Cao-Nhật không cấp cho nhà ở nữa. Chân-Tông xuống chiếu cho tiền 50 vạn, gạo 150 hộc và khiến tiếp tục cấp cho nhà ở. Tháng 6, quan cai-trị Quảng-Châu Lăng-Sách tâu rằng: "vâng lời chiếu-chỉ, vì Giao-Chỉ có binh loạn, khiến tôi cùng với Trị-Biên An-Vũ-Sứ Thiệu-Diệp đi kinh-lý xem việc tiện-nghi tâu về vua nghe. Chúng tôi tới Bạch-Châu, gặp Quảng-Châu-Bộ giải giao dân Giao-Chỉ bọn Hoàng-Khánh-Tập hơn 1.000 người, chúng nói Lê-Hoàn đã chết, mấy người con đều tụ tập binh mã, chia đặt trại sách, quan thuộc ly tán, nhân dân lo sợ, bọn Khánh-Tập tình nguyện xin làm tiền phong. Chúng tôi hội nghị: Nếu Triều đình y theo lời thỉnh cầu trên đây, xin lấy binh các đồn Quảng-Nam, thêm vào 5.000 quân Kinh-châu, Hồ-nam; quân thuỷ quân bộ tề tiến, có thể lập tức bình định được". Chân-Tông nói rằng: "Lê-Hoàn đã lo cống lễ, cũng thường khiến con vào chầu, bờ cõi yên ổn, vẫn giữ lòng trung thuần; nay nghe Hoàn chết, ta chưa cho người tuất điếu, lại thừa lúc có tang mà gia binh, há phải việc làm của Vương-Giả". Bèn xuống chiếu khiến bọn Sách cứ y theo lời chiếu trước, thi-hành việc an-vũ, sao cho trong nước yên tĩnh là được. Còn bọn Khánh-Tập, cứ tính theo nhân-khẩu, cấp phát lương-thực, y-phục, cho được bổ-dụng, lập thành điều-lệ, tâu lên cho vua nghe, sẽ có ân-mệnh ưu-đãi. Mặt khác, đưa thơ cho Giao-Châu dụ cho biết oai-đức của triều-đình, nếu cứ đánh giết lẫn nhau, lâu ngày không định được vương-vị, sẽ khiến một đạo quân qua hỏi tội, họ Lê sẽ tiêu-diệt không còn một người vậy. Long-Hộ sợ, bèn tôn Long-Đĩnh lên chủ việc quân.

Tháng 7 Thiệu-Diệp tâu nói có công-điệp của Long-Đĩnh đến, tự xưng Tịnh-Hải-Quân Tiết-Độ Quan-Sát, Xử-Trí-Đẳng-Sứ, Kiểm-Hiệu Thái-Uý Khai-Minh-Vương; xin đến tháng 8, sẽ sai em vào cống. Tôi nghĩ Long-Đĩnh chưa chịu Chân-mệnh của nhà vua, dám tự xưng hô như thế, nên không dám phúc đáp. Vua cho là cõi xa vựa lạ, không biết thể-thống triều-đình, bèn xuống chiếu giao Thiệu-Diệp dụ khiến tước bỏ ngụy-quan, mới cho vào cống. Về việc Lê-Minh-Đế, lúc ấy còn lưu-trú ở Quảng-Châu, chiếu khiến Thiệu-Diệp cho Đế biết việc nước, nhất là tờ tâu của Long-Đĩnh và tờ dụ của triều-đình khiến bỏ xưng hiệu, và nếu muốn về, sẽ cấp tiền lương cho về. Ngày 23, Diệp dâng một bức học-đồ, chỉ rõ đường thuỷ-lục từ Ung-Châu đến Giao-Châu. Vua Chân-Tông đưa cho cận-thần xem và nói rằng: "Giao-Châu lam chướng độc địa, nếu ra binh đánh dẹp, tử-thương ắt nhiều, vả lại tổ-tông mở mang bờ cõi, rộng lớn nhường ấy, chúng ta chỉ nên giữ gìn cẩn thận mà thôi, hà tất nhọc dân động chúng, tham chỗ đất vô-dụng làm gì? Nếu trong vòng ảnh-hưởng của ta, có kẻ phản loạn, ta mới cần phải tiễu-trừ mà thôi". Thiệu-Diệp lại tâu: "Bọn Hoàng-Khánh-Tập ở Giao-Châu trước đây tránh loạn qui-thuận, thuộc dân nhiều giống, nay nếu khiến trở về, e bị sát hại, mong ban cho chúng nó ân-huệ". Vua bèn khiến làm tam ban tả chức Liễu-Châu Giám-thuế.

Tháng 7 năm thứ 4 (1007) quyền An-Nam Tịnh-Hải-Quân Tiết-Độ Quan-Sát Xử-Trí lưu hậu Lê-Long-Đĩnh khiến em là Lê-Minh-Vĩnh cùng Chưởng-Thư-Ký Hoàng-Thành-Nhã vào cống. Long-Đĩnh dâng biểu xin sách Cửu-Kinh (13) và một tạng Kinh-Phật. Vua y cho.

Ngày 17 tháng 8, vua sắc phong Long-Đĩnh làm chức Kiểm-Hiệu Thái-Uý Tịnh-Hải-Quân Tiết-Độ-Sứ An-Nam đô-hộ, Giao-Chỉ quận-vương, Thôi-Thành côngthần, ban tên là Chí-Trung. Lại tặng Cố-Tịnh-Hải-Quân Tiết-Độ-Sứ Nam-Bình-Vương Lê-Hoàn chức Trung-Thư-Lệnh, truy phong làm Nam-Việt-Vương, ban vải, lụa, dê, rượu, làm lễ phúng điếu. Theo nghi chế phong Giao-Châu, ban đầu chỉ trao tiết-việt, chưa cho tước vương, Chân-Tông cho rằng đối với xứ xa, cần có ân-mệnh của triều-đình, mới trấn phục được, bởi thế, xuống chiếu-mệnh đặc-cách gia-phong.

Ngày 18, phong Minh-Vĩnh làm Trì-Tiết Giao-Châu Chư-Quân-Sự Phó-Sứ, Hoàng-Thành-Nhã làm Triều-Tấn đại-phu, Điện-Trung-Thừa, Tri-An-Nam-Sứ. Minh-Vĩnh lãnh chế-mệnh của anh, xin đến đền Sùng-Chính cáo tạ, vua vời vào điện, hỏi han vỗ về.

Tháng 9, đúc ấn Giao-Chỉ Quận-Vương, xuống chiếu khiến Chuyển-Vận-Sứ Quảng-Nam đem qua ban cho. Tháng giêng năm đầu Đại-Trung Tường-Phù (1008), sắc chế gia phong Chí-Trung làm Dực-Đái Công-Thần. Tháng 9, Giao-Châu-Vương tâu nói có hai người lái buôn Chân-Lạp, bị Giao-Châu-Sãnh trục xuất, trốn đến xin nhập-tịch làm dân bản châu. Chân-Tông nói: "người phương xa vì cùng đường phải chạy đến qui phụ, xuống chiếu cấp y phục, tiền bạc và khiến sứ dẫn về nước.

Tháng 12, sắc phong Chí-Trung làm Kiểm-Hiệu Thái-Uý như trước, Đồng-Bình-Chương-Sự, Annam đô-hộ, Giao-Chỉ Quận-Vương, sung Tịnh-Hải-Quân Tiết-Độ, Quan-sát Xử-Trí-Đẳng-Sự.

Tháng 12 năm thứ 2 (1009) Chí-Trung cống phương-vật, đồ vàng bạc và tê ngưu. Chân-Tông cho rằng: "tê-ngưu ở xa đem đến, không hạp tính, muốn trả lại, nhưng sợ mích lòng Chí-Trung, nên khiến sứ-giả về, rồi đem thả ra bờ biển". Chí-Trung dâng biểu cầu xin một bộ áo giáp và mão-trụ khảm vàng, vua y cho. Chí-
Trung lại gửi điệp-văn cho Chuyển-Vận-Sứ cầu xin mua bán tại Ung-Châu. Chân-Tông nghĩa rằng dân bờ biển thường bị Giao-Chỉ cướp phá, theo lệ cũ chỉ cho thông thương với Liêm-Châu và trấn Như-Hồng, vì chỗ ấy là nơi khống-chế biên-thuỳ, nay nếu cho thông-thương trực-tiếp vào nội-địa thực là bất tiện. Bèn xuống chiếu khiến bản-châu cứ việc theo lệ cũ mà hiểu dụ.

Tháng 3 năm thứ 3 (1010), Chí-Trung mất, có con mới mười tuổi, bị Lý-Công-Uẩn soán ngôi. Lúc ấy, sứ-thần của Chí-Trung còn ở Kinh-sư, Chân-Tông cho biết tin và nói nếu muốn để tang cũng cho phép. Sứ-giả chỉ che mặt than khóc mà thôi.

Họ Lê 3 đời, cộng được 30 năm.


An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Thập Nhầt Chung

___________________________________________________

Chú Thích:



Lạc tức là Giao-Chỉ.


Hoàng ốc là mui xe lợp màu vàng, tả đảo là chùm lông đặt trước đầu ngựa kéo xe ở phía trái, cho ngựa không ngó thấy nhau.


Mồ mả thân nhân Triệu Đà ở Chân Định bên Tàu.


Bá Lương: đền của vua Hán.


Mậu Lăng là lăng của Hán Vũ Đế.


Cô Man là tên Mường mồ côi cha, tức chỉ Việt Vương Hưng.


Việt Lang là chức quan Lang của nước Việt, tên là Đô Kê, bắt Lữ Gia nạp cho tướng nhà Hán.


Quảng Đông cũng gọi là Ngũ Dương Thành.


Tương Phi: vua Ngu Thuấn đi tuần thú, chết ở Thương Ngô, hai bà vợ theo khóc rồi chết ở sông Tương, người đời sau gọi hai bà là Tương Phi.


Theo "Thế giới niên biểu" thì năm Trinh Minh nguyên niên là năm Ất Hợi (915), còn năm Kỷ Mão là năm Trinh Minh thứ 5 (919).


Sứ thần đi tuyên phong.


Trường cũng như đạo, lộ, tỉnh.


Cửu Kinh tức là Ngũ Kinh và Tứ Thư
An Nam Chí Lược
Lời Giới Thiệu
Tống tự
Quận ấp
Đại-Nguyên Phụng Sứ
Chính Thảo Vận Hướng
Đại Nguyên Danh Thần Vãng Phục Thơ Vấn
Biểu Chương
Các quan Thứ-Sử, Thái-Thú
Các Đô Đốc, Thứ-Sử Giao-Châu
Các quan Đô-Đốc, Đô-Hộ,
Những người tôi các đời trước sang ký ngụ
Gia thế Họ Triệu
Gia thế Họ Lý
Gia thế Họ Trần
Học Hiệu
Nhân Vật
Tạp Ký
Thơ của các danh-nhân đi sứ An-nam
Thơ của các danh-nhân An-Nam
Đồ Chí Ca