watch sexy videos at nza-vids!
Truyện An Nam Chí Lược-Quận ấp - tác giả Lê tắc Lê tắc

Lê tắc

Quận ấp

Tác giả: Lê tắc

Đại-Nguyên Chiếu-Chế

Chiếu-văn của Thế-Tổ Thánh-Đức Thần-Công Văn-Võ Hoàng-đế
chỉ dụ cho vua An-nam là Trần-Nhật-Cảnh (tức Trần-Thái-Tông),
ngày 3 tháng 12 Trung-Thống nguyên niên (1260):

"Các vị tổ tông của ta lấy võ công gầy dựng cơ-nghiệp; nên các việc văn-hoá chưa được đầy đủ;từ khi ta nối nghiệp, đã từng canh tân cải cách, vỗ yên muôn nước, bèn lấy năm canh-thân đặt niên hiệu Trung-Thống nguyên niên, ban ra Ân Chiếu, lần lượt thi hành. Không lờn người gần, không quên kẻ xa,việc gì cũng lấy điều thành thật mà đối đãi, mà có chỗ chưa được chu đáo. Vừa có Đại-lý tự-thần An-vũ chức Nhiếp-mạch-Đình phát mã thượng tâu rằng: nước khanh có lòng thành thật theo chiều mộ nghĩa,vã lại, khanh đã tỏ lòng trung thành làm tôi với tiền-triều, sai sứ qua chầu và dâng lễ vật, thổ-sản; cho nên trẫm mới ban lời chiếu chỉ nầy. Nay sai Lễ-Bộ Lang-trung Mạnh-Giáp sung chức An-nam tuyên-dụ- sứ, Lễ-Bộ Viên-Ngoại-Lang Lý-Văn-Tuấn làm phó-sứ, để tuyên dụ quan lại, sĩ thử nước khanh, phàm y quan, điển lễ và phong-tục, việc gì cũng theo cựu-lệ bản quốc, không nên thay đổi; huống chi gần đây nước Cao-Ly sai sứ-thần qua, ta đã ban lời Chiếu chỉ, đều y như vậy. Trừ ra các biên tướng tại các xứ Vân-Nam, cấm không được thiện quyền dấy binh, lấn cướp bờ cõi, làm rối loạn nhân-dân; nước khanh từ quan liêu cho đến thân-sĩ, nhân-dân, đều phải ở yên như cũ. Nay ban lời chiếu, để cho nhớ mà giữ gìn".

Lời Chiếu dụ nước An-Nam, ngày tháng 7 năm hiệu Chí-Nguyên thứ 4 (1267)

Theo bài Thánh-chế của vua Thái-Tổ Hoàng-Đế; Phàm những nước đã qui phụ với Trung-Quốc, thì vua phải thân hành đến chầu, cho con em ở tại Trung-Quốc làm tin, biên nạy dân-số, cung ứng quân dịch, nạp thuế khoá, còn đặt quan Đạt-lỗ-hoa-xích cai trị. Các khoản nói trên đều để tỏ rõ lòng trung thành làm nước chư-hầu. Nay khanh cống hiến, không hề quá hạn ba năm, đủ biết lòng thành thật như trước, nên ta kể lại chế-độ tổ-tông nước ta, cũng lấy lòng thành thật tỏ bày vậy. Vã lại vua chư-hầu tới chầu, cho con em vào làm tin, nạp sổ dân, sổ thuế và xuất quân giúp nhau, xưa vẫn đã có, không phải mới ngày nay ta bày đầu. Khanh lo làm đầy đủ mấy khoản đó, thì trẫm còn nói gì nữa, nếu chưa làm được, trẫm cũng không trách, khanh cứ lo làm tròn bổn phận. Còn nói về việc xuất quân, cũng không phải đi chinh phục ở đâu xa mà lo. Chỉ sứ-thần của Khanh là Dương-an-Dưỡng tới nói có quân mọi Chiêm, Lạp và Sơn-Liêu hay làm rối đáng lo. Như hai đám giặc mọi ấy biết phục tùng theo mình thì không cần chi đánh; cái đạo giao binh ai cho rằng dễ, nếu nó nghịch mạng thì mới dùng binh đánh dẹp. Huống chi quân lính của Vân-Nam đóng tại đấy, khanh nên giúp sức để chóng thành công. Vã lại mỗi lúc tâu lên, Khanh thường có lời nói thân mật như trong một nhà. Nay nghe Nậu-thứ-Đinh ở bên ấy, cónhiều sự thường bị chống báng cấm đoán, không cho được hội-đàm, quả như thế thì có phải lễ-nghĩa thân-mật trong một nhà đâu! Nghĩa vua tôi cũng như tình phụ-tử, có lẽ gì tôi mà phản vua, con mà phản lại cha sao? Nếu trẫm không nói ra, thì đãi khanh không có sự thành thật, khanh nên nghĩ lại cho chín chắn để tròn sự giao-hảo trước sau như một".



Lời Chiếu-văn trong năm Chí-Nguyên thứ tư (1267)

Từ khi trẫm lên ngôi về sau, tất cả các nước trong, ngoài quanh biển đều thân mật như một nhà. Phàm chư-hầu vào đại quốc để cống-hiến vật-sản, là chế-độ thông thường từ xưa đến nay. Hễ kỳ hạn ba năm là nhập cống một lần, nay đã đến triều, lấy thành tín thờ nước lớn, tức là lễ vậy. Trước đây trẫm sai quan Đạt-lỗ-hoa-Xích là Nậu-thứ-Đinh qua, khanh và các tôi nên yên chí lo việc nước; những việc khanh đã xin, trẫm đều chấp thuận, còn về việc các biên thần làm rối loạn, trẫm đã có sắc lệnh ngăn ngừa, khanh nên biết rõ. Nay trẫm ban cho các đồ lễ-vật, có kê rõ trong giấy tờ, khanh nên nhận lãnh lấy. Nay ban tứ cho An-nam quốc-vương.

Lời Chiếu-văn năm Chí-Nguyên thứ 12 (1275)

Theo chế-độ của tổ-tông đã qui định, phàm các nước nội-phụ thì vua phải thân hành tới chầu, gửi con em làm tin, biên nạp dân số, nộp thuế-lệ, mộ dân trợ binh và vẫn đặt quan Đạt-lỗ-hoa-Xích 1 để thống trị; sáu điều nói trên, năm trước đã có lời dụ cho khanh biết rồi, thế mà qui phụ đã hơn 15 năm, khanh chưa từng tới triều kiến một lần nào, và các điều qui định đến nay vẫn chưa thi hành; tuy rằng ba năm tới cống hiến một lần, nhưng các đồ cống hiến đều không dùng được. Ý trẫm muốn để lâu ngày khanh sẽ hiểu, cho nên cũng bỏ qua không hỏi làm chi, đến nay cũng chưa thấy tỉnh-ngộ, cho nên lại sai sứ-thần là Hợp-sát-Nhi-hải-Nha qua nước khanh, dụ khanh vào triều. Nếu vì cớ gì khác mà không thể đi được, thì sai con em thay mặt. Ngoài khoản ấy, như dân số trong nước chưa có ngạch tịch nhất định, thì thuế-khoá và quân-dịch, châm chước làm sao cho được? Nếu dân của khanh số ít, mà bắt lính quá nhiều, sức e không đủ; nên nay biên số dân của khanh là muốn tuỳ theo nhiều hay ít, để định số lính và số thuế; số quân mà ta sẽ phái đi cũng không cho đóng tại nơi xa khác, chỉ cho theo lính thú Vân-Nam để trợ-lực với nhau mà thôi.

Vậy nay ra lời chiếu thị cho rõ.

Lời Chiếu dụ cho Thế-Tử An-nam Trần-Nhật-Huyền (Trần-Thánh-Tông)
trong tháng 8 năm Chí-Nguyên thứ 15 (1278)

Hồi trước, khi nước khanh mới nội-phụ, hễ có xin điều gì, ta cũng y cho cả, trong ý nói rằng theo lễ thờ phụng nước lớn, lâu ngày tự xét sẽ biết rồi tuân theo các điều khoản mà thi hành. Nhưng đã lâu năm rồi, lễ nghi dần dần sơ bạc, vì vậy cho nên trong năm Chí-Nguyên thứ 12 (1275), trẫm lại xuống một lời chiếu để trách khanh về những việc thân hành vào chầu và trợ binh. Mới đây, bọn Lê-Khắc-Phục qua dâng tờ biểu đều là nói dối: "nói nước khanh nội-phụ trước hết". Kỳ thực các nước tứ phương tới đầu hàng trước khanh đã dông rồi, sau khanh chỉ có nhà Tống mà thôi, nhưng trẫm cho một đạo quân ra thì cả nước đều dẹp yên; kể ra thì khanh cũng đã nghe biết, thế thì lời của khanh không phải là giả dối sao? Lại nói: "có kẻ thù là nước Chiêm-Thành quấy rối nên không thể trợ binh". Vã khanh cùng nước Chiêm-Thành là bạn láng giềng đã lâu, không phải mới từ ngày nay. Còn như nói: "vì đường xa không thể vào chầu". Thế thì bọn Lê-Khắc-Phục làm sao mà tới được? Hai điều đó là nói dối rõ-ràng. Hồi xưa, khanh cùng nhà Tống thông hảo, nay nhà Tống đã dẹp yên, nhưng lễ nghĩa thờ kính thế nào, cũng chép ở trong thơ-tịch, có thể xem mà biết. Việc trong thiên hạ chỉ lấy lòng chí thành làm căn bản. Nay khanh dối trá như vậy, ai sẽ tin được. Trước kia ông thân sinh khanh tuổi già suy nhược, đường sá xa xuôi, xông pha không nỗi thì còn có lý; chứ nay khanh đương tuổi cường tráng, vào chầu mà chịu sắc mạng, là chính tại lúc nầy, huống chi nước khanh tiếp giáp với châu Ung và châu Khâm của nước ta, có sợ gì mà không đi tới một lần? Hoặc giả khanh không lo sự an toàn, cố sự lờ sắc mạng của trẫm, thì khanh nên lo sửa sang thành quách cho vững vàng, chuẩn bị binh giáp cho đầy đủ để chờ quân ta; cơ hoạ phúc đổi đời, chính tại trong việc nầy, phải lo mà định đoạt lấy.

Nay sai Lễ-Bộ Thượng-thư Sài-Thung và các quan viên khác phụng sứ qua nước khanh để truyền chiếu chỉ.

Lời Chiếu trong năm Chí-Nguyên thứ 18 (1281)

Hồi trước, An-nam quốc-vương Trần (quang-Bình tức Nhật-Cảnh) còn sống, ta thường lấy sáu điều khoản theo lệ cũ của tổ tông yên trị các nước phụ thuộc để ra lời dụ, nhưng ông ấy vẫn chưa làm đầy đủ thì mất. Nay con không có lệnh của triều-đình mà tự lập lên làm vua. Ta sai sứ-thần qua triệu thì mượn cớ không đến chầu, nay lại thác ốm không đi, thật cố ý trái mệnh lệnh của ta, chỉ cho thúc phụ là Di-Ái vào bái yết. Ta liền muốn đem quân qua đánh. Nhưng vì khanh đã chịu làm tôi và cống hiến từ lâu, nên không muốn giết oan tính mạng nhân dân để dạy bảo một người vô-tri như khanh. Khanh đã xưng bịnh không chầu, thì cho khanh nghỉ mà thuốc thang điều dưỡng, nên ta đã lập thúc phụ khanh là Di-Ái thay khanh làm An-nam quốc vương để cai trị dân khanh. Các quan-lại và thân-sĩ, nhân-dân đều cứ ở yên mà sinh lý, không nên sợ sệt gì cả. Hễ có ai cùng nhân dân làm loạn, thì đại binh thẳng tiến vào giết

hại tính mạng, cũng không nên oán trách, vì thật ra là lỗi của khanh và nhân-dân.

Nay Dụ các quan và tôn tộc nước An-nam.

Lời Chiếu ngày tháng 4 năm Chí-Nguyên thứ 23 (1286)

Trước đây, nước khanh là Trần (chỉ vua Nhân-Tông nhà Trần) đã chịu thuần phục, theo niên lệ cống hiến, mà không chịu thân hành vào chầu. Nhân Trần-Di-Ái thúc phụ của ông ấy sang đây, ta giao việc nước An-nam cho y, sai sứ-thần đưa y về nước thì bị hại. Còn Đạt-Lỗ-Hoa-Xích là Bất-Nhẫn Thiếp-Mộc-Nhi của ta sai đến, lại bị khước đi, không tiếp nhận. Đến việc đem quân qua đánh Chiêm-Thành, lẽ nên tiếp-tế mà lại bỏ không cung cấp gì cả, vì vậy, Trấn-Nam-Vương Thoát-Hoan và Hành-Tỉnh A-Ly-Hải-Nha tiến binh, trong khi giao-chiến, hai bên đều có bị chết và bị thương. Nay nhận thấy người cận-thân của nước khanh là Trần-Ích-Tắc và Trần-Tú-Viên sợ tổ-quốc bị tiêu diệt, hại đến người vô tội, đã nhiều lần khuyên khanh vào triều, mà thuỷ chung không thấy khanh nghe theo. Họ tự đến quy phục, ta nghĩ thương lòng trung hiếu, đặc cách phong cho Trần-Ích-Tắc làm An-nam quốc vương, Trần-Tú-Viên làm phụ-nghĩa-công để thờ phụng tôn tổ họ Trần; một mặt, ta sai Trấn-Nam-Vương là Thoát-Hoan, Bình-Chương Chính-Sự là Việt-Lỗ-Xích đem quân qua bình định nước khanh. Những tội lỗi trước kia đều dothân khanh mà ra, quan và dân không can dự gì. Hễ tờ chiếu thư nầy tới nơi ngày nào, thì bắt đầu giải tán về làng xóm hết để lo yên nghiệp làm ăn. Nay chiếu thị.

Nay dụ cho quan lại và dân nước An-nam tri tường.

Lời Chiếu dụ cho Thế-Tử An-nam
trong tháng chạp năm Chí-Nguyên thứ 25 (1288)

Trẫm coi muôn nước, dùng lẫn đức và uy để cai trị. Trên danh nghĩa, Khanh đã phục tùng mà trên thực tế không hề tới chầu, đã mấy phen đưa thư sang mời, mà cứ cáo bệnh. Đến khi sai chú khanh quyền nghi giữ nước thì khanh công nhiên kháng cự và dám tự chuyên sát hại. Còn A-Lý-Hải-Nha qua đánh Chiêm-Thành, mượn đường nước khanh, đã truyền lệnh sửa sang cầu đường và tiếp vận lương thực, khanh không những thất tín mà lại chống với quân ta, nếu không trừng trị, thì quy chế nhà vua còn đâu nữa. Dân bị tàn hại, nước bị phá tan là tự khanh gây ra cả. Nay khanh dâng lời "biểu" xin phục tội, hình như đã biết ân hận, ngoài nữa, lại có sứ-thần khanh đến tâu rằng: "khanh tự trách khanh có ba điều:

1- Vua đòi không tới;

2- Tướng Thoát-Hoan kéo quân qua mà không tiếp rước;

3- Sự cản trở tướng Toa-Đô và Căn-đế-Lỗ; nếu được ơn vua tha tội, xin đưa con làm tin, tiến mỹ-nhân và cống hiến thổ sản". Những cái kính lễ đó giả dối đều vô dụng cả. Nếu quả có lòng thành thật, thì sao không sang trình diện để phô bày? Chứ đâu lại có nghe nói sai tướng tới, thì lo chuyện trốn tránh, kịp đến rút quân lui về, thì nói đi cống hiến, lấy điều đó mà thờ kẻ trên, thì lòng ngay thật hay giả dối cũng đủ biết. Khanh thử nghĩ, trốn tránh ở xứ lãnh ngoại, không nghĩ đến mối hoạ binh qua, chi bằng đến sân chầu mà phục mạng thì được sủng-ái và về nước một cách vinh dự, trong hai điều ấy, khanh hãy chọn một điều để xét là điều nào hơn. Nếu khanh nghĩ nhầm thì quan hệ đến sự tồn vong của cả xứ khanh. Vậy ta sai quan Đề-Hình Án-Sát-Ty ở đạo Liêu-đông là Lưu-Đình-Trực, Lễ-Bộ Thị-Lang là Lý-Tư-Diễn, Binh-Bộ Lang-Trung là Vạn-Nô cùng Đường-Ngột-Đãi-Hiệp, Tán-ông-Cát-Lợi-Đãi, v.v... dẫn những kẻ sang sứ ngày trước là bọn Nguyễn-Nghĩa-Toàn 24 người về nước để tỏ rõ ý ta, ta sẽ hoàn toàn tha hết tội lỗi trước và lại phong khanh như cũ. Nếu còn chậm trể nghi ngờ, thì quyết không thể tha thứ được. Khanh chỉ lo sửa sang thành quách, huấn-luyện binh giáp của khanh cho sẵn sàng, tha hồ khanh cứ dự bị, để đối thủ với mặt trận của ta.

Khanh thường làm tôi thờ phụng nhà Tống đã mất, tự xét khí-lực của khanh thế nào? Nay khanhbiết cơ hội đừng để ân-hận về sau. Nếu khanh biết rõ nguy cơ mà thần phục, thì nên vì tộc loại dùng lễ-nghi mà đưa về; xứ khanh còn có lính thú của ta, vậy không nên lừa dối như vậy, nên để họ cùng các tướng là bọn Ô-Mã-Nhi và Toa-Đô về nước, thế nào ta sẽ khu xử đầy đủ rồi do đường thuỷ mà khiến họvề.

Vậy nay ra lời chiếu-chỉ cho Khanh biết rõ.

Lời chiếu dụ cho Thế-Tử nhà Trần 2
trong năm Chí-Nguyên thứ 28 (1291)

Các vị tổ-tông ta đã qui định rằng: phàm các nước qui phụ, nước nào thân hành tới chầu thì nhân-dân được an-cư lạc-nghiệp như thường; còn nước nào kháng cự không phục-tùng, thì bị tiêu diệt, điều ấy khanh đã biết rồi. Cho nên ta sai sứ-thần qua mời thân-sinh khanh qua chầu, rút cuộc không vâng lời, chỉ cho ông chú qua thay mặt chầu triều. Vì thân sinh khanh không vào chầu, nên ta phong chongười chú làm An-Nam quốc-vương và sai sứ-thần là Bất-Nhãn Thiếp-Mộc-Nhĩ đưa về nước. Ông thân khanh lại giết người chú và đuổi sứ-thần của ta, đến nỗi ta phải dấy binh qua đánh để hỏi tội, nhân-dân của khanh bị chém giết thật nhiều mà quân ta cũng có tổn hại. Lúc đó Trấn-Nam-Vương Thoát-Hoan còn trẻ tuổi, do đường thuỷ tiến binh, lầm nghe theo Toa-Đô và Ô-Mã-Nhi, nên rơi vào tay khanh, nhân đó khanh mới được tạm yên đến nay. Khanh như biết thân hành sang chầu triều, thì những phù ấn về tước vua, ta sẽ cho cả không tiếc gì, đất đai và nhân-dân ngõ hầu được bảo-tồn vĩnh-viễn.

Lời Chiếu dụ cho nước An-nam
trong năm Chí-Nguyên thứ 29 (1292)

Vâng theo mệnh trời, Hoàng-Đế xuống chiếu chỉ-dụ cho An-nam quốc vương Trần-Nhật-Tôn rằng: "Ta đã xét lời biểu dâng lên. Năm ngoái có quan Thượng-thư bộ Lễ là Trương-Lập-Đạo tâu rằng: "ông ấy đã qua nước An-nam biết rõ sự thể trong nước, xin qua hiểu dụ vua Trần sang chầu triều". Nhân vậy, ta lại sai Lập-Đạo đi sứ, nay khanh đã biết lỗi, dâng biểu thú tội, thì ta chẳng trách phạt gì nữa. Nhưng nếu mượn cớ con mồ-côi đương có tang chế và đường sá xa cách, sợ chết dọc đường không dám đi chầu; xét lại mượn những lời lẽ như trên là bất thông. Trong đời có loài vật gì cứ an toàn mãi ru? Trong thiên hạ có chỗ nào để người ta cứ sống hoài ru? Lời dụ nầy, khanh phải xem cho chu đáo, nếu dùng những lời xảo trá hư văn và chỉ chiếu lệ cống hiến lễ-vật, như thế thì đạo nghĩa còn đâu nữa?

Nay hạ lời chiếu-thị, khanh nên tuân theo.

Lời thánh chỉ của Thành-Tông Hoàng-đế dụ cho An-nam quốc vương Trần-Nhật-Tôn
trong tháng 4 năm Chí-Nguyên thứ 31 (1294)

Đức Tiên-Hoàng-đế mới thăng hà, ta nối nghiệp lớn lao. Ban đầu lên ngôi, đại xá cả thiên hạ, ân lớn ấy thấm đến tất cả mọi nơi không phân biệt trong ngoài gần xa. Khanh cũng được hưởng sự khoan hồng của ta, nên ta đã hạ sắc dụ cho các quan bãi binh, còn tên bồi-thần là Đào-Tử-Kỳ cũng cho về nước. Nay sai Thị-Lang Bộ Lễ là Lý-Hãn, Lang-Trung Bộ-Binh là Tiêu-Thái-Đăng phụng chiếu cho biết từ nay về sau, phải giữ gìn và tôn thờ thiên oai.

Khanh phải nên xem mà tuân theo lời chiếu.

Lời Chiếu dụ của Nhân-Tông Hoàng-đế cho Thế-Tử An-nam 3
vào ngày 25 tháng 10 năm Chí-Đại thứ 4 (1311)

Nghĩ các tổ tông của ta, vâng theo mệnh trời sáng suốt, ủy-vũ cả muôn phương, lấy đức và oai thi-hành ở các nước xa gần. Gần đây đức Tiên-hoàng lên chầu trời, ta vì cớ các vương hầu và thần dân ép buộc, ngày 18 tháng 3 năm Chí-Đại thứ 4 lên ngôi Hoàng-đế. Tuân theo thể-lệ qua năm mới đổi niên hiệu, cho nên lấy năm Chí-Đại thứ 5 cải làm Hoàng-Khánh nguyên niên.

Nay sai Thái-Trung đại-phu Lễ-Bộ Thượng-thư là Nãi-Mã-Thái; Phụng-trực-Lang Binh-Bộ Lang-Trung là Đỗ-Hưng-Khả phụng chiếu qua dụ và ban một quyển lịch Hoàng-Khánh, khanh nên tuân theo lịch ấy, giữ chức làm tôi triều-đình, chớ bỏ cái lòng thành của tổ-phụ phụng sự đại-quốc, để thoả lòng ta không khi nào xao lãng các nước ở xa.

Vậy ra lời chiếu tỏ rõ, nên nhớ mà tuân theo.

Lời Chế 4 trong năm đầu Hoàng-Khánh (1312)
gia phẩm trật cho Trần-Ích-Tắc, An-nam quốc-vương nội-phụ với triều Nguyễn

Gửi thân qua chầu triều, đã bỏ phe nghịch mà qui thuận, công đức ấy nên báo đáp lại bằng một đặc ân. Nay ra lời Chế cho công-chúng đều nghe biết, nguyên hàm Ngân-Thanh Vinh-Lộc đại-phu lãnh chức Trung-Thơ-Sảnh Bình-Chương Chính-sự, cai quản các xứ Hồ-Quảng, An-nam quốc-vương Trần-Ích-Tắc biết sợ mạng trời mà thờ nước lớn, muốn yên dân trong nước, hâm mộ oai đức của đế-vương, thừa cơ-hội để làm việc nghĩa, lại lo sự thờ phụng tổ-tiên sẽ đoạn-tuyệt, tự nguyện đến hàng, lòng trung hiếu ấy đã được đức Thế-Hoàng (tức Thế-Tổ) khen ngợi; mở lượng rộng như trời đất, phong làm vua nước Khanh. Trước đây ta theo gương của vua nhà Chu là Võ-Vương đánh Trụ, cử binh qua đánh để cứu dân An-nam, sau lại theo đức hạnh của vua Thuấn bãi binh, đem quân về, thế mà vua nước Trần không tỉnh ngộ; trái lại, khanh (tức chỉ Trần-Ích-Tắc) cứ giữ vững lòng trung thành, với người chết đuối, cứu dân bị lửa, đã mấy lần theo quân ta sang trị tội; phương chi khanh qua trú ngụ được chức cao vị lớn, hưởng lộc gần ba mươi năm, tại xứ Hồ-Nam; thờ vua Đại-Quốc đã bốn triều vương, mà chí-hướng trước sau như một. Nhân dịp ta lên ngôi, khanh liền về chầu, vậy nay cho tăng thêm chức mới và nhưng theo tước cũ làm An-nam quốc-vương. Than ôi! Bề trong đã êm mà bề ngoài lại ấm, ta nào quên phương Nam của cột trụ đồng, mong rằng người xa đều tới, kẻ gần cũng vui, khanh hãy nhớ chầu hầu ngôi sao chúa, luôn luôn trở mặt về phương Bắc. Đứng trước sự tốt đẹp nầy, khanh hãy giữ một lòng vững bền vĩnh viễn.

Nay ta cho thêm phẩm trật là: Kim-Tử-Quang-Lộc đại phu, dư nữa chức-vị như cũ.

Lời Chế tăng phẩm trật cho An-nam quốc-vương vào năm Diên-Hựu thứ 5 (1318)

Nhà nước quí trọng không chi bằng điều trung nghĩa, sự tưởng thưởng phải công bằng, sao lại chia kẻ gần người xa, (khoản nầy có khuyết văn), khanh phục vụ nhà nước đã ba mươi năm, chỉ biết trung-thành đối với quân phụ là nghĩa lớn, chứ không nghĩ đến phần riêng của anh em, công-đức từ trước đến nay đã dồn dập nhiều, khi nào cũng tin tưởng cần lao với nhà vua, không ra ngoài phạm-vi tiết-nghĩa, hơn nữa, biết tô vẽ văn-hoá, có lễ, nhạc, có y quan, muốn ngang hàng với Trung-Quốc, lại biết học theo đạo nghĩa trong Thi, Thư, giáo-hoá khắp cả đất Nam-Giao. Bởi vậy, cho phép vẫn giữ trật nhứt phẩm, ngang hàng với các quan Tam-Ty trong triều. Ôi! Làm tròn bổn-phận tín, thuận, là thành-tích của người tôi, yêu mến khen chê là hồng ân của quân thượng. Nay ban mạng mới, ngõ hầu hưởng ân.

Vậy ban cho nghi-thức đồng với các quan Tam-Ty 5 , dư nữa y như cũ.

Lời Chiếu của Anh-Tông Hoàng-Đế dụ cho Thế-Tử Trần 6 nước Annam
vào tháng tám năm Chí-Trị nguyên niên (1321)

Nước nhà ta theo phép trời, nối ngôi vua, bao trùm cả bốn phương. Đức Tiên-Hoàng có nhân nghĩa cao sâu, thấm khắp các nước xa gần, không hề phân-biệt. Ngự triều mười năm vừa lìa đời. Ta là Thế-Tử dòng đích được các vị tôn, thích đại-thần tôn lên, đã cải Diên-Hựu thứ 8 làm Chí-Trị nguyên niên; nay sai quan Á-Trung đại-phu Lại-Bộ Thượng-Thư là Giáo-Hóa, quan Phụng-Nghị đại-phu, Lễ Bộ Lang-Trung là Văn-Củ, đưa lời Chiếu dụ qua, nhà ngươi nên suy rộng ý nhơn đức của ta mà bảo-thủ lấy nhân dân trong nước, thể theo lòng nhân-ái của đời thái-bình, bền lòng trung-thành mà thờ đại-quốc.

Vậy nay chiếu thị nên tuân nhớ.

Lời Chiếu dụ cho Thế-Tử nước An-nam Trần-Nhật-Khoáng,
tháng 8 năm Thái-Định nguyên niên (1324)

Nhà nước ta chịu lấy mạng Trời, vỗ yên muôn nước, nhân đức khắp mọi nơi, không phân biệt trung-hạ (Trung-Quốc) với các nước Man-Di. Gần đây Tiên-Đế thăng-hà, ta là đích-tôn của Dũ-Vươngđược các tôn, thích, đại-thần suy tôn, bèn từ nơi sáng-nghiệp của Thái-Tổ Hoàng-Đế vào phụng thiên mạng, lên ngôi báu vào ngày 4 tháng 9 năm Chí-Trị thứ ba, nhân lấy năm Giáp-Tý cải làm Thái-Định nguyên-niên. Nay khiến quan Á-Trung đại-phụ Lại Bộ Thượng-Thư là Mã-Hiệp-Mưu, quan phụng-nghi đại-phu Lễ Bộ Lang-Trung là Dương-Tôn-Thuỵ qua dụ nước khanh và ban một quyển thời-lịch. Xét tổ-phụ của khanh, nội phụ triều cống đã lâu, vã lại nước ta đãi khanh cũng rất hậu. Mới đây kẻ thú-thần ở nước Chiêm-Thành có dâng biểu rằng: bọn biên lại của khanh phát binh xâm-lấn Chiêm-Thành, ta lấy làm sốt ruột, không hiểu khanh vì cớ gì làm như vậy, khiến ta khó mà tin được. Ta làm vua cả thiên-hạ, coi chỗ xa cũng như chỗ gần, miễn làm thế nào cho dân yên ổn, có chỗ làm ăn. Nhà ngươi phải thể theo ý ấy mà cấm ngăn chúng nó đừng cho làm loạn và lo giữ gìn dân-sự trong nước, chớ quên lòng trung thuận có đã nhiều đời đối với nước ta.

Vậy nay tỏ lời chiếu, phải nên tuân theo.

Lời Chiếu năm Nguyên-Thống thứ 3 (1336)

Vâng theo mệnh trời, Hoàng-Đế ban Thánh-Chỉ như sau:

Trẫm kế-thừa Chánh-thống, làm chủ muôn phương Tiên-tổ ta nhân-ân rộng lớn, thanh-giáo thấm nhuần, thương yêu các nước như nhau, trong ngoài không hề phân biệt.

Nước An-nam đời đời trung-thành, phụng-sự bề trên, cống dâng phẩm-vật, không khi nào xao lảng chức phận, thật đáng khen ngợi.

Nay Trẫm sai Phụng-Nghị Đại-Phu Lại-Bộ Thượng-Thư là Thiết-Trụ và Phụng-Trực-Lang Lễ-Bộ Lang-Trung là Trí-Hy-Thiện sang tuyên dụ ý. Trẫm vừa ban cho một quyển thời-lịch năm Nguyên-Thống thứ 3. Khanh nên giữ gìn chức-phận chư-hầu, tuân theo thời-tiết nông-lịch, ngõ-hầu xa gần yên-ổn, không phụ lòng nhân-ái của Trẫm.

Vậy nay ban lời Chiếu-Chỉ, tri tuân.

Đại-Nguyên Chiếu-Chế
(Các Bức Thư Thuộc Các Triều Đại Trước)

Bức thư của Hán-Văn-Đế gửi cho Việt-Vương Triệu-Đà

Hoàng-Đế có lời kính hỏi vua Nam-Việt. Ta lấy làm khổ tâm nhọc ý trong lúc nầy. Ta là con bà thứ-nhất của Cao-Hoàng-Đế, phải gại ra ngoài làm vua chư hầu ở nước Đại, đường sá xa xuôi, ngăn trở, vã lại ta vốn thật thà ngu dại, nên xưa nay không từng viết thư. Lúc Cao-Hoàng-Đế lìa trần, con là Hiếu-Huệ Hoàng-Đế lên ngôi, nhưng do bà Cao-Hậu coi việc triều chính, không may bà lại có bệnh, bọn họ Lữ gây thành biến loạn, nhờ có khí thiêng của Tông-miếu, sức giỏi của bầy tôi, nay đã bài trừ hết bọn phiến loạn. Ta vì được vương-hầu và quan-lại rước về, nên phải lên làm vua.

Mới đây nghe Hiền-Vương gửi thư cho tướng quân Long-Lự-Hầu hỏi tìm anh em thân thuộc và xin bãi chức hai tướng-quân ở quận Trường-Sa: ta đã theo ý thư, bãi chức tướng-quân Bác-Dương-Hầu, còn anh em của Vương ở Chân-Định thì đã sai người thăm hỏi, các phần mộ của Tiên nhân cũng đã đắp sửa lại hẵn hoi.

Ngày trước nghe Vương hằng phát binh ở biên quận, cướp bóc tai hại không ngừng, quận Trường-Sa bị khốn khổ mà đất Nam-quân lại bị hại nhiều hơn nữa, nhưng nước của Vương cũng có lợi gì đâu. Trong việc dụng binh, lẽ tất nhiên là hao binh tổn tướng, làm cho người ta phải vợ goá con côi, mẹ cha quạnh quẽ, nếu có thắng trận đi nữa, thì được một mà mất mười, ta không nỡ làm vậy.

Dầu có được đất đai của Vương, cũng không đủ thêm cho nước ta to lên, được của cải của Vương, cũng không đủ làm cho nước ta giàu thêm. Vậy nay từ ranh giới Ngũ-Lĩnh trở về Nam, giao quyền cho Vương tự trị. Tuy nhiên, Vương xưng là Hoàng-Đế, ngang hàng với ta, tức là hai vị Hoàng-đế đối-lập; không có một cỗ xe của sứ-thần để thông đường qua lại, là có ý tranh giành, tranh giành mà không kính nhường, người nhân-từ không làm như vậy. Ta muốn cùng Vương bỏ hẳn điều dữ trước, kể từ nay về sau, cứ thông sứ như cũ.

Lời Chế của Tống-Thái-Tổ phong Thống-Soái Giao-Châu
là Đinh- Bộ-Lĩnh vào năm Khai-Bữu thứ tám (975)

Bộ-Lĩnh sinh tại đất Diên-Chỉ, giữ tiết làm tôi, hướng theo phương Bắc, thế-hệ cao quí, giữ gìn một cảnh thổ phương xa, có chí mến văn-hoá của Trung-Quốc, thường nghĩ đến việc nội-phụ. Nay Cửu-Châu đã thống nhất, Ngũ-Lĩnh cũng thanh bình, bèn do đường thuỷ lục, qua lại cống hiến lễ-vật. Nay ta có lời khen ngợi đã sai con xin làm phiên thuộc, vậy phong cho cha làm quận vương, cấp tước lộc để biểu dương lòng nhân-đức khác thường, nên ghi sâu đặc ân của ta và chúc cho trường thọ.

Lời chiếu chinh phạt Giao-Chỉ trong tháng 8 Thái-Bình Hưng-Quốc thứ năm (980) của Thái-Tông nhà Tống 7

Thanh-giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa-đồ Trung-Quốc, chúng ở một phương, gần nơi Ngũ-Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia xẻ đất đại, rồi chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh-giáo thành ra phong-tục như đứa mù đứa điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình-định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hoá xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn-Toàn-Hưng xuất quân qua đánh.

Lời Chế phong Lê-Hoàn vào tháng 10 năm Ung-Hy thứ ba (986)

Đấng vương-giả dựng nên pháp độ đoan chính, để bảo vệ các phiên-bang. Xây dinh quán tại Kinh Sư, để cho lễ-nghi hội đồng được long-trọng, còn phong tước lộc cho chư hầu, để tỏ oai hùng của sự thống chế. Phương chi nước Diên-Chỉ (tức Giao-Chỉ) thường năm lo đường chức cống (dâng lễ vật, như lông chim thú, v.v...), tuy đã là một xứ hùng cường, nhưng không quên phục tùng mệnh lệnh (của Trung-Quốc) một cách cung thuận, lại xét có công lao. Nay quyền trí Giao-Châu Tam-Sứ Lưu-Hậu Lê-Hoàn tư-chất nghĩa dõng, bẩm tính trung thuần, được lòng quốc dân, kính cẩn giữ lễ phiên thần. Trước đây, Đinh-Triền (con Đinh-Bộ-Lĩnh) đương còn thơ-ấu và khờ dại, không biết trị dân, nên Lê-Hoàn lấy tư cách thân tín cật ruột, giữ các đạo quân, hiệu lệnh từ trong tay, có ân có oai; họ Đinh tự giải quyền Tam-Sứ để tuân theo ý nguyện của mọi người. Nay Lê-Hoàn mặc dầu xa cách, vẫn tỏ lòng thành kính, xin lãnh tiết-mao. Như vậy không khác gì Sĩ-Nhiếp anh-minh, hóa dân Việt đều theo lễ-nghĩa; Triệu-Đà cung thuận, tuân mệnh Hán không dám đơn sai. Vậy nên cho Lê-Hoàn giữ chức Nguyên-Nhung, ngang hàng với các bậc Hầu-Tước, cai quản các nước rợ và tôn trọng sứ mệnh của trời.

Nay gia thêm hàm Kim-Tử Quang-Lộc đại-phu Kiểm-hiệu Thái-Uý-Sứ, trì tiết đô đốc chư quânsự.

Lời Chiếu-dụ cho Giao-Chỉ vào tháng chạp năm Hy-Ninh thứ tám của Tống-Thần-Tông 8 (1075)

Xét lại nước An-nam đời đời hưởng vương-tước, các triều trước đối đãi khoan hậu, khi nào cũng bao dung tha thứ, mãi đến ngày nay; nay lại xâm phạm thành ấp, sát hại quân dân, đã phạm pháp-kỷ thì không thể gì tha thứ được. Vâng mệnh trời mà chinh phạt, tức là có danh nghĩa. Vậy đã sai Triệu-Tiết sung làm chức An-nam đạo hành dinh, Mã-Bộ-Quân Đô-Tổng-Quản Kinh-Lược Chiêu-Thảo-Sứ, Lý-Hiến sung làm chức Phó-Sứ, Yên-Đạt sung làm chức Mã-Bộ Phó-Sứ Đô-Tổng-Quản; thuận theo thời lệnh mà dấy binh do đường thuỷ và đường bộ tiến quân. Ý trời tỏ ra giúp thuận, hiện ra những điểm chỉ vẽ rõ ràng: người nào biết hối hận, đều giữ khí khái đối địch quân thù. Nhưng nơi nào quân vua sẽ tới không tổn hại đến thường dân và tàn sát kẻ bại trận. Hỡi nhân dân đã lâu ngày sống trong cảnh lầm than, nếu biết khuyên dụ chũ mình nội-phụ, suất chúng qui phục, bắt giặc hiến cống, đem mình hiệu thuận, thì sẽ được thưởng tứ tước lộc, vinh-hiển bội phần, những tội lỗi trước đây đều được ân-xá, Càn-Đức đương còn ấu trĩ, chính lệnh không do y mà ra, khi nào lai triều cũng sẽ được tiếp đãi trọng hậu như trước. Lời ta không sai, chớ có nghe lầm. Gần đây, ta nghe nhân-dân bị bóc lột cực khổ, ta đã căn dặn sứ-thần truyền đạt ân chiếu của ta, sự tàn bạo và thuế nặng đều được tẩy trừ. Mong rằng một nước chư-hầu của ta được yên-vui luôn luôn.

Lời Ân-Chế của Tống-Thần-Tông phong cho Lý-Nhật-Tông (tức Lý-Thánh-Tông) (1054-1072)

Ta cả đương mệnh lớn, đứng theo bậc trên, phụng sự giao xã và cung miếu, hưởng được phúc lộc của ba vị thần 9 ; thi hành ân-đức ở trong phương hạ (Trung-Hoa), thân thiện với bốn cõi ngoài. Nay truyền các chức sở-quan làm sắc mạng phong nước chư hầu (nước An-nam).

Nay Suy-thành bảo-tiết, Đồng-đức thủ-chính, Thuận-hóa-dực-đái-công-thần Tịnh-hải-quân tiết độ quan-sát xử-trí đẳng sứ, đồng Trung-thư-Môn-hạ Bình-chương-sư là Lý-Nhật-Tôn sẵn lòng đức thiện, giữ dạ trung cần, định quốc ở Nam-bang, có công trấn-ngự, bảo vệ cho Trung-quốc, khỏi hoạ binh đao, xứng đánh ban cho lá cờ Đại-tướng và phong tước chân-vương để giữ chức vị mà lo việc cống hiến.

Phước lớn vững bền ăn lộc mới, tiếng khen lừng lẫy tới thềm văn, ban thêm đất để biểu dương công lao rực rỡ.

Than ôi! người mà giúp sức, nhờ khí thiêng che chở của tiên linh, nước hưởng lâu đời, cần tính tốt giữ gìn theo phận sự. Vậy cho mệnh mới, giữ lấy nước xưa.

Lời Sắc-thư của Ninh-Tông (nhà Tống) ban cho Lý-Long-Hàn quyển lịch 10 năm Khai-Hy thứ hai (1206)

Sắc cho An-nam quốc-vương Lý-Long-Hàn, nay phụng-lịch mới ra, để chuẩn-định ngày tháng cho dân-sự, đất Long-Biên tuy xa cách, nhưng biết giữ pháp-độ của chư-hầu. Lại có công lao trấn giữ phiên thuộc.

Sự ban hành nhật-lịch, là một cuộc lễ rất trang-nghiêm. Ta đã rộng suy nền thanh giáo qua nam, khanh cũng nên lấy lòng trung thành chầu về bắc, đốc sất nước duyên-hải của khanh, vâng theo đức ý của ta.

Lời Chế chỉ của Tống-Lý-Tông phong Trần-Quang-Cảnh nước Annam

Nhà Châu kiến lập các nước chư-hầu, phân chia sông núi; nhà Hán phong vương cho các công thần họ khác và con cháu của họ. Sự-tích ấy đáng được khen ngợi, vậy gia truyền rất cung thuần, đời đời kế thừa phiên-thuộc, bao quản cảnh-thổ và được hưởng ân-huệ của triều-đình. Xét họ Trần tại Annam, anh-minh cương-nghị tính lại trung-thuần, vì nước vì nhà, trước sau đều lo yên dân và hoà chúng, cha truyền con nối, người lo đắp móng kẻ lo dựng nhà, đã hay vâng lệnh tông đường (cha), lại kính cẩn phụng sự đại-quốc, gặp được nước trên che chở, hâm mộ nền văn-hoá qua mấy lần thông-ngôn mà tới chầu, quên bao đường xa cách mà đến cống hiến, vậy ta phải ban lộc và khen ngợi, long trọng tước vì được vinh-hiển ở trên năm bậc 11 , thăng trật cao quí bằng hàng Tam-công, cờ tiết mao dựng ở bản quốc, trưng bày đủ đồ binh-khí, công trạng đứng lên bậc nhất, mũ cao gươm dài, oai hùng rạng vẻ. Nay cho cứ làm vua như cũ và tăng thêm bỗng lộc, nên bền lòng trấn-ngự đất đai, báo đáp ân-đức của quân thân. Hay-thay! Các ngôi sao chầu về phương Bắc, dấu thiên-văn bày vẽ sáng ngời; trăm ngã sông đều chảy về đông, sóng kình ngạc dễ đâu ngăn trở. Nên kính vâng sự hậu đãi mà ghi nhớ đặc ân của ta. Vậy trao chức Tịnh-Hải-quân Tiết-độ quan-sát xử-trí đẳng sứ, đặc-tiến Kiểm-hiệu thái-uý, kiêm ngự-sử đạiphu Thượng-trụ-quốc An-nam quốc-vương, ăn lộc 3000 hộ 12 , thực-phong 1000 hộ, lại đặc tứ danh xưng Hiệu-Trung Thuận-Hoá công-thần cùng cho áo gấm đai vàng đầy đủ, tiếp được tờ chế-chỉ nầy thì phụng nhận.

Lời Chiếu của vua Tống-Độ-Tông ban cho Trần-Quang-Bình, vua nước An-nam

Ta hưởng thụ các nước chư-hầu, gia ân bảo-bộc đất Nam-phục (tức là nước An-nam), đối với các nước duyên-hải, đều lấy lòng nhân mà đối-đãi với người đồng loại; mà các xứ thường triều-cống, không khi nào bỏ nghĩa thờ phụng, như bổn-phận đi cống hiến và dùng lễ-độ trong văn-từ. Trải từ mười năm tới nay, thường qua lại không sợ nỗi khó khăn, vượt biển mấy trùng, thật là lòng trung thuận rất đáng khen ngợi. Từ xưa mến thương bề trên thì phải cầu xin lễ nghĩa, đạo làm cha vẫn nghiêm, con lúc nào cũng bẩm mạng, vua ngồi trước, tôi ở sau, ấy là định-lệ thông thường, những trật tự do trời qui định, ai dám thay đổi? Xưa Hán-Văn-Đế phủ-uỷ Triệu-Đà, không đợi sự thỉnh-cầu; đức Nghệ-Tổ ta (Tống-Thái-Tổ) đối đãi Tiền-Thục (vua nước Ngô-Việt), không dụng ý gì cưỡng bách, phương chi ra ân đặc biệt đãi người phiên-thuộc. Mới đây trưng cầu ý-kiến của quần-thần, cho là nên theo chế độ cũ gia tặng, chứ không phải ý riêng của ta, mới đặt ra việc nầy, nay theo qui chế tặng cho phẩm trật và ban thêm tiền của để tỏ rõ lòng thương yêu của ta đối với các nước xa gần. Tỏ ý lấy hiếu làm trung, Khanh nên cố gắng để thừa hưởng ân huệ.

Nay ban cho khanh 100 lượng bạc, 100 cây lục màu tơ mịn, khi nào gởi tới, nên nhận lãnh mà dùng.

Nay chiếu thị.

An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Nhị Chung

___________________________________________________

Chú Thích:

1- Đạt-lỗ hoa-Xích: chức quan cai trị, theo quan-chế của nhà Nguyên.
2- Vua nhà Trần là Nhật-Tôn tên là Khậm, con của Thánh Tôn, thuỵ là Nhân-Tôn.
3 - Tức là Trần-Nhật-Sủy, thuỵ là Anh-Tôn.
4 - Chế là lời vua có tính cách đặc biệt. Chiếu dụ: cũng đều lời vua, nhưng theo lối thường.
5 - Tam-Ty là: Thái-sư, Thái-phó, Thái-bảo.
6 - Huý là Nhật-Khoáng, vốn tên là Manh, thụy là Minh-Tông, con vua Anh-Tông.
7 - Lúc nầy là lúc Lê-Hoàn cướp ngôi nhà Đinh.
8 - Lúc đó là niên-hiệu Càn-Đức nhà Lý (tức Lý-Nhân-Tông), nước An-nam qua xâm phạm biên giới Trung-Quốc.
9- Ba vị thần là: trời đất, quỉ-thần, ông bà, tức là: thiên địa, tông miếu và xã-tắc.
10 - Lý-Long-Hàn tức Lý-Cao-Tông (1176-1210).
11 - Năm bậc: công, hầu, bá, tử, nam, trên năm bậc ấy tức là vương.
12 - 3.000 hộ: Lấy thuế trong 3.000 nhà mà phụng dưỡng một ông vua.
An Nam Chí Lược
Lời Giới Thiệu
Tống tự
Quận ấp
Đại-Nguyên Phụng Sứ
Chính Thảo Vận Hướng
Đại Nguyên Danh Thần Vãng Phục Thơ Vấn
Biểu Chương
Các quan Thứ-Sử, Thái-Thú
Các Đô Đốc, Thứ-Sử Giao-Châu
Các quan Đô-Đốc, Đô-Hộ,
Những người tôi các đời trước sang ký ngụ
Gia thế Họ Triệu
Gia thế Họ Lý
Gia thế Họ Trần
Học Hiệu
Nhân Vật
Tạp Ký
Thơ của các danh-nhân đi sứ An-nam
Thơ của các danh-nhân An-Nam
Đồ Chí Ca