watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Vân Hải Ngọc Cung Duyên-Hồi Thứ Mười Một - tác giả Lương Vũ Sinh Lương Vũ Sinh

Lương Vũ Sinh

Hồi Thứ Mười Một

Tác giả: Lương Vũ Sinh

Tào Cẩm Nhi ngẩn người ra, bà ta chợt trợn mắt mắng: “Năm xưa Lữ sư thúc rộng lượng chỉ giết kẻ thủ ác, không hỏi tội nối giáo cho giặc của ngươi, hôm nay ngươi có mặt mũi nào đến làm loạn trước mộ người!” Hòa thượng ấy cười lạnh: “Hôm nay ta đến đây là muốn kết thúc vụ án năm xưa! Nói thực cho ngươi biết, năm xưa sư phụ ta bị giết thê thảm, nay ta phải trả thù rửa hận cho người. Ta đâu chỉ làm loạn, ta phải đào mộ Lữ Tứ Nương lên, hủy quan tài của mụ ta, đốt xương cốt của mụ thành tro, sau đó chỉnh đốn lại môn hộ Mang Sơn!”

Té ra nhà sư già này tên gọi Diệt Pháp Thượng Nhân, là học trò của Liễu Ân.

Độc Tý thần ni vốn có cả thảy tám học trò, trong đó Liễu Ân đứng đầu, ngoại trừ Lữ Tứ Nương là đệ tử quan môn của Độc Tý thần ni, sáu người còn lại, Tào Nhân Phụ, Lý Nguyên, Châu Tầm, Bạch Thái Quan, Lộ Dân Đảm, Cam Phụng Trì đều được Liễu Ân truyền thụ võ công, sau đó vì Liễu Ân đại nghịch bất đạo, phản thầy phản quốc, Lữ Tứ Nương phụng lệnh của sư phụ cùng đồng môn giết chết Liễu Ân trước mộ Độc Tý thần ni, lúc đó Liễu Ân đã nhận hai học trò, vì bọn họ chưa làm ác nhiều, có thể nói vì phải tuân theo lệnh thầy cho nên Lữ Tứ Nương chỉ giết Liễu Ân chứ không truy cứu họ. Nhưng sau khi các đồng môn bàn bạc với nhau, mọi người đã quyết định đuổi đệ tử của Liễu Ân ra khỏi phái Mang Sơn.

Từ đó về sau hai học trò của Liễu Ân không lộ mặt trên giang hồ nữa, khoảng mười năm trôi qua, đại đồ đệ của Liễu Ân chết sớm, nhị đồ đệ xuất gia làm sư, tự đặt tên là Diệt Pháp hòa thượng, y là kẻ thâm trầm, mười năm qua chỉ tu luyện võ công, chỉ vì y sợ Lữ Tứ Nương cho nên khi bà ta còn sống thì không dám xuất hiện. Tuy Tào Cẩm Nhi biết người này, nhưng y đã im hơi lặng tiếng, cho nên bà ta hầu như đã quên bẵng y. Không ngờ hôm nay y lại dắt thêm hai học trò xuất hiện ở Mang Sơn Trong Giang Nam thất hiệp, ngoại trừ Lữ Tứ Nương, võ công của sáu người còn lại đều do Liễu Ân truyền thụ, Diệt Pháp hòa thượng kế thừa võ học của Liễu Ân, cũng nắm được sở trường của sáu người kia, vừa rồi y dùng công phu Triêm Y Thập Bát Điệt đánh ngã hai đệ tử của Mang Sơn chẳng qua chỉ là trò vặt mà thôi.


Sau khi Diệt Pháp hòa thượng nói rõ thân phận của mình, lập tức hỏi: “Tào Cẩm Nhi, ai đã để ngươi làm chưởng môn nhân?” Tào Cẩm Nhi cả giận nói: “Ngươi có tư cách gì hỏi ta?” Diệt Pháp hòa thượng nói: “Sư phụ của ta là đại đệ tử của Độc tý thần ni, ta là đệ tử duy nhất của người, tuân theo vai vế, khi nào mới đến lượt ngươi? Dù ta khiêm nhường không nhận, các ngươi đề cử chưởng môn cũng phải hỏi ta trước” Dực Trọng Mâu lạnh lùng nói: “Diệt Pháp hòa thượng, ngươi đã không còn là đệ tử của phái Mang Sơn. Tào sư tỷ tiếp nhậm chưởng môn là do Lữ sư thúc chỉ định khi còn sống, đâu đến lượt ngươi lên tiếng?” Diệt Pháp hòa thượng cười lạnh: “Năm xưa Lữ Tứ Nương có thân phận nhỏ nhất trong bổn môn, phạm thượng làm loạn, giết hại chưởng môn sư huynh, chèn ép bọn ta, nay ta sẽ lật lại vụ án này, ta không thừa nhận những điều bà ta đã làm. Cho nên hôm nay phải lập lại chưởng môn!”
Dực Trọng Mâu mắng: “Liễu Ân phản thầy đầu hàng kẻ địch, năm xưa bổn phái thanh lý môn hộ đã chỉ rõ tội của y, võ lâm đồng đạo đều chẳng có ý gì khác, minh chứng đã rõ rành rành, làm sao có thể thay đổi? Ngươi không nhớ đến ơn tha chết của tiền bối bổn phái mà lại còn dám đến đây làm càn, phái Mang Sơn nào có thể tha cho ngươi?” Diệt Pháp hòa thượng cười lạnh: “Dực Trọng Mâu, nay ngươi là một tông chủ của phái Mang Sơn (giải thích: Giang Nam thất hiệp chia thành bảy nhánh, mỗi người là một tông; trong đó nhánh Cam Phụng Trì, Bạch Thái Quan là cường thịnh nhất, là hai tông lớn của phái Mang Sơn) lại là bang chủ của Cái Bang miền Giang Nam, coi như cũng có chút tiếng tăm trong võ lâm, uống nước phải nhớ nguồn, lẽ ra ngươi cũng phải nhớ ơn sư phụ của ta! Ngươi có biết rằng, võ công của Cam Phụng Trì sư phụ ngươi cũng là sư phụ ta truyền thụ hay không? Hôm nay ngươi dám gọi thẳng tên sư phụ của ta ra, chỉ riêng một điểm này ta đã không thể tha cho ngươi! Còn nhà ngươi, Tào Cẩm Nhi, năm xưa ngươi bắt chước Lữ Tứ Nương phạm thượng làm loạn, nay lại nắm giữ chức chưởng môn thì càng không thể tha thứ! Nay ta có hai con đường cho ngươi lựa chọn, thứ nhất là ngươi đơn đả độc đấu với ta, chỉ cần tiếp được mười chiêu của ta thì ta sẽ thừa nhận ngươi là chưởng môn phái Mang Sơn; thứ hai là ngươi phải dập đầu tạ tội, chọn chưởng môn khác, ngoài ra phải xây mộ lập bia cho sư phụ ta, mang áo gai chịu tang để kết thúc vụ án năm xưa!”

Tào Cẩm Nhi tức giận đến nỗi thất khiếu bốc khói, không đợi Diệt Pháp hòa thượng nói xong thì lập tức vung cây gậy đầu rồng đánh về phía y, Dực Trọng Mâu cũng vung cây trượng sắt phụ với Tào Cẩm Nhi. Diệt Pháp hòa thượng cười ha hả, nghiêng người qua tránh cú đánh của Tào Cẩm Nhi, y không trả đòn mà quát Dực Trọng Mâu: “Sao ngươi không trả cây thiền trượng của sư phụ ta cho ta?” Té ra sau khi Liễu Ân chết, Cam Phụng Trì đã rút cây thiền trượng mà Liễu Ân cắm trong vách núi Mang Sơn ra sửa thành cây gậy sắt truyền cho đại đệ tử của ông ta là Lữ Thanh, vì thế mà Lữ Thanh có ngoại hiệu Thiết Quải Tiên, sau khi Lữ Thanh chết đi, cây gậy được trao cho Dực Trọng Mâu, cho nên Diệt Pháp hòa thượng mới nói thế.

Diệt Pháp hòa thượng vừa lên tiếng đã phóng tới, chỉ thấy y tránh cây gậy của Tào Cẩm Nhi, lập tức phóng tới trước mặt Dực Trọng Mâu. Dực Trọng Mâu đánh ra một chiêu Lôi điện giao oanh, cây gậy sắt vẽ thành một vòng tròn, bổ xuống đầu Diệt Pháp hòa thượng, Diệt Pháp hòa thượng quát: “Hay lắm!” Rồi vươn vai tiếp lấy. Bốp một tiếng, cây gậy chạm vào vai Diệt Pháp hòa thượng, Dực Trọng Mâu chợt cảm thấy cây gậy trượt sang một bên, nói thì chậm, nhưng sự việc diễn ra rất nhanh, Diệt Pháp hòa thượng đã chém tới một chưởng, chưởng thế phiêu hốt cùng cực, Dực Trọng Mâu võ công cao cường nhưng cũng không biết y đánh vào hướng nào, vừa dùng công phu Thiết bản kiều né tránh thì Diệt Pháp hòa thượng đã tóm được đầu gậy đẩy về phía trước, Dực Trọng Mâu cảm thấy một nguồn lực lớn dồn tới, theo võ công của ông ta mà luận, tuy ông ta chẳng phải là đối thủ của Diệt Pháp hòa thượng nhưng ít nhất cũng có thể đỡ được vài mươi chiêu, chỉ vì mấy ngày trước ông ta đã bị Mạnh Thần Thông đả thương bằng Tu la Âm Sát Công, tuy đã uống Bích Linh đơn của phái Thiên Sơn nhưng nguyên khí vẫn chưa hồi phục, bị Diệt Pháp hòa thượng đẩy ra phía sau, Dực Trọng Mâu té ngửa xuống, cây gậy đã bị y đoạt mất. Nhưng khi Dực Trọng Mâu ngã xuống cũng đã trả lại một chưởng, chưởng ấy trúng vào cổ tay của y.

Diệt Pháp hòa thượng rút tay lại, Dực Trọng Mâu văng ra cách đó một trượng, Diệt Pháp hòa thượng giật được cây gậy trong tay, cười ha hả: “Dực Trọng Mâu, ngươi cần phải khổ luyện thêm võ công Triêm Y Thập Bát Điệt của bổn môn!” rồi y xoay người, Tào Cẩm Nhi vừa đánh ra chiêu thứ ba Ngũ Đỉnh Khai Sơn, Diệt Pháp hòa thượng đã vung cây gậy lên, hai gậy giao nhau, chỉ nghe tiếng kim khí vang lên chói tai, hổ khẩu của Tào Cẩm Nhi tê rần, bà ta không dám liều tiếp cho nên rút gậy đâm tới như phán quan bút, trong khoảnh khắc đã đâm vào bảy đại huyệt của Diệt Pháp hòa thượng. Nhưng Diệt Pháp hòa thượng kế thừa võ công của Liễu Ân, chiêu này của Tào Cẩm Nhi tuy lợi hại nhưng cũng chẳng làm gì được y, chợt thấy y vung cây gậy cũng đánh ra một chiêu Ngũ Đỉnh khai sơn, cây gậy sắt điểm xuống năm lần hóa giải toàn bộ chiêu số của Tào Cẩm Nhi, trái lại còn đâm vào huyệt toàn cơ của Tào Cẩm Nhi, Tào Cẩm Nhi vội vàng thu trượng hộ thân, lại tiếp của y một trượng nữa, lần này kình đạo mạnh hơn lúc nãy, Tào Cẩm Nhi lảo đảo thối lui ba bước, Diệt Pháp hòa thượng đuổi theo như hình với bóng, đánh hết gậy này tới gậy khác khiến Tào Cẩm Nhi chẳng thể nào thở nổi.

Đệ tử Mang Sơn thấy thế đều kinh tâm động phách, Tào Cẩm Nhi là chưởng môn nhân, đích thân ra tay, các đệ tử không ai dám dồn lên giúp đỡ. Huống chi Diệt Pháp hòa thượng lên tiếng đòi thử võ công bổn môn với Tào Cẩm Nhi, nếu đệ tử phái Mang Sơn thắng nhờ số đông, mà ở đây lại có rất nhiều anh hùng hào kiệt võ lâm, thì dù có thắng cũng mất mặt.

Hai võ quan đi cùng Diệt Pháp hòa thượng nhìn không chớp mắt, đến chiêu thứ năm thì Diệt Pháp hòa thượng đã hoàn toàn chiếm được thượng phong, trượng ảnh dầy đặc bao trùm Tào Cẩm Nhi, hai tên võ quan thở phào, nhìn nhau cười. Diệt Pháp
hòa thượng chợt quát: “Hai tên nhãi ranh ngu xuẩn, các người đến Mang Sơn làm gì?
" Sao còn chưa mau quật mồ Lữ Tứ Nương?”. Hai tên võ quan vội kêu một tiếng “ tuân lệnh” rồi giở cuốc bổ xuống mộ Lữ Tứ Nương.

Lúc này hai đệ tử của phái Mang Sơn tên Vu Hiệu và Cầu Ngọc không nhịn được nữa, cả hai chạy ra, họ là đệ tứ đắc ý của Bạch Thái Quan, trong các đệ tử đời thứ hai của phái Mang Sơn, võ công của họ chỉ kém Dực Trọng Mâu, Tào Cẩm Nhi, Lư Đạo Lân, Lâm Sinh, nay Tào Cẩm Nhi tỉ thí với Diệt Pháp hòa thượng, Dực Trọng Mâu đã bị thương, hai người Lư Lâm vì có việc không tham gia, cho nên họ là người có võ công cao cường nhất trong số các đệ tử Mang Sơn.

Hai tên võ quan nghe sau lưng có tiếng gió lướt lên, không thèm quay đầu lại, rút phắt thanh trường kiếm trở tay đánh ra sau, còn một tay thì vẫn giở cuốc bổ xuống.

Bạch Thái Quan có ngoại hiệu Thần Đao thủ trong Giang Nam thất hiệp, đao pháp của ông ta nổi tiếng võ lâm là nhanh, dữ, đa biến, hai người Vu, Cầu là đệ tử nhập thất của ông ta, vừa xông lên đã triển khai tuyệt kỹ của sư môn, khoái đao chémxuống, chỉ nghe tiếng leng keng vang lên không ngớt, tựa như có mấy chục thanh đaocùng chém xuống một lượt, nhanh đến khó hình dung.

Thế nhưng hai tên võ quan này không hề quay đầu mà dùng trường kiếm trở tay lại tiếp đao, cả hai cũng thi triển tuyệt kỹ khoái đao, đao kiếm và kiếm pháp vốn là có khác nhau, nay họ lại dùng kiếm như đoản đao, tuy là đao pháp giống nhau nhưng vì kiếm có hai lưỡi, mục tiêu chém ra, độ nặng nhẹ của lực đạo lại khác hẳn đoản đao, hai người Vu, Cầu không biết biến đổi, đánh rất nhanh, bại cũng rất nhanh, chém được đến đao thứ mười sáu thì nghe tiếng soạt soạt vang lên, cổ tay của hai người đều bị vạch đứt một đường.

Họ tuy chém mười sáu nhát đao chỉ trong chớp mắt, trong lúc đó Tào Cẩm Nhi cũng chỉ đỡ được một chiêu của Diệt Pháp hòa thượng, thấy hai sư đệ đã bại thì vừa kinh vừa giận, suýt nữa đã bị Diệt Pháp hòa thượng đánh trúng. Diệt Pháp hòa thượng cười ha hả: “Các người tự xưng là đệ tử đời thứ ba của phái Mang Sơn, cả học trò của ta mà đánh không lại, rõ ràng đã quá trễ nải luyện tập võ công của bổn môn, ngươi còn mặt mũi gì làm chưởng môn nhân?” Nếu Diệt Pháp hòa thượng không bị đuổi ra khỏi Mang Sơn, hai tên võ quan này coi như cũng là đệ tử đời thứ tư của phái Mang Sơn, luận về vai vế hai người Vu, Cầu là sư thúc của họ. Tuy võ nghệ của Bạch Thái Quan là do Liễu Ân truyền thụ, nếu tính ra đồ tôn của Liễu Ân cũng coi như là đồ đệ của Bạch Thái Quan, nhưng về mặt danh nghĩa hai người Vụ, Cầu rốt cuộc cũng lớn hơn một bậc, trưởng bối bại trong tay vãn bối, đó là chuyện mất mặt nhất trong võ lâm. Hai người Vu, Cầu tức giận đến nỗi thất khiếu bốc khói, lấy võ công của họ mà luận, vốn là có thể thắng được hai tên võ quan này, nhưng vì không thích ứng được với đao pháp của chúng cho nên mới thất bại, quả thực cảm thấy rất không đáng, nhưng bọn họ là cao thủ có tên tuổi trong phái Mang Sơn, trong võ lâm cũng là người có địa vị, họ có thân phận sư thúc mà thua sư diệt của mình, nếu không chịu nhận thua lại đến đánh tiếp thì không chỉ mất mặt mà cũng gần giống với kẻ vô lại. Bởi vậy cảhai người tuy bốc lửa giận ngất trời nhưng cũng chỉ đành im lặng.

Trong lúc đệ tử của phái Mang Sơn còn đang chần chừ, không biết sai ai đến ngăn chặn, hai tên võ quan lại bổ cuốc xuống mộ Lữ Tứ Nương, Dực Trọng Mâu kêu lớn: “Phản rồi, phản rồi “ rồi gắng gượng đứng dậy giật một cây thiết xích từ trong tay đồ đệ toan lao tới liều mạng.

Ông ta vừa mới bị thương, đồng môn phái Mang Sơn nào dám để ông ta tái chiến, có vài người đến ngăn cản, cũng có vài người chạy ra, trong khoảnh khắc nguy cấp, họ bất đắc dĩ chỉ đành lấy số đông kìm chế hai người ấy rồi tính tiếp.

Đang lúc ồn ào, đệ tử của phái Mang Sơn chưa kịp chạy đến thì chợt thấy có một bóng người phóng vọt lên rồi từ trên không trung lao bổ xuống, hai tên võ quan chưa kịp xoay người lại, vừa mới vung cuốc lên thì bị người ta tóm lấy ném ra, ngã soài trước mặt Dực Trọng Mâu, bốn vó chổng lên trời chẳng thể nhúc nhích. Người đó chính là Kim Thế Di.

Kim Thế Di ra tay khiến mọi người đều bất ngờ, lúc nãy chàng vừa mới bị người của phái Mang Sơn bao vây mà nay lại giúp cho họ bắt hai tên võ quan kia. Trước kia Diệt Pháp hòa thượng chưa từng gặp Kim Thế Di nhưng nghe danh đã lâu, vừa thấy cử chỉ dung mạo thì đã biết chàng chính là Độc Thủ Phong Cái, bất đồ giật mình, thầm nhủ: “Quả nhiên danh đồn không ngoa, xem ra võ công chẳng kém gì mình.” Thế rồi vung cây gậy đẩy Tào Cẩm Nhi thối lùi ba bước, rồi ngửa mặt cười lớn nói: “Tào Cẩm Nhi, ngươi là chưởng môn mà nhờ vào người ngoài giúp đỡ sao? Uổng cho phái Mang Sơn xưng là danh môn chính phái, dù ngươi nhờ người ngoài giúp đỡ cũng không nên nhờ Dọc Thủ Phong Cái! Ha ha, có mặt anh hùng thiên hạ ở đây, chỉ nội điểm này ngươi cũng đã mất thể diện, hôm nay ta phải đưa ngươi ra khỏi sư môn!” Tào Cẩm Nhi sắc mặt đỏ ửng, cả giận mắng: “Ai mời người ngoài giúp đỡ Ngươi cứ nói càn, hãy nếm một gậy của ta!”. Bà ta vốn toan mắng Kim Thế Di nhưng chợt nghe lại chàng làm thế là đã giúp bà ta cho nên không nói ra lời được. Huống chi lúc nãy đôi bên lại có xích mích với nhau các lộ anh hùng đều thấy tận mắt, cần gì phải tranh biện? Song Tào Cẩm Nhi vừa không dám mắng Kim Thế Di, lại không giải thích cho mình, suy đi nghĩ lại thì chỉ có mắng Diệt Pháp hòa thượng, Diệt Pháp hòa thượng cười lạnh tỏ vẻ không tin.

Khi Diệt Pháp hòa thượng cười lạnh, Kim Thế Di cũng phát ra tiếng cười chói tai, át cả tiếng cười của Diệt Pháp hòa thượng, Diệt Pháp hòa thượng trừng mắt: “ Ngươi cười cái gì?” Kim Thế Di nói: “Ta cười nhà ngươi đánh rắm.” Diệt Pháp hòa thượng vung cây gậy, đẩy lui Tào Cẩm Nhi ba thước, tức giận nói: “Ta có nói sai cho ngươi không?” Kim Thế Di cười lạnh: “Tào Cẩm Nhi là người như thế nào mà mời được ta?” Diệt Pháp hòa thượng nói: “Vậy ngươi đến đây làm gì?” Kim Thế Di nói: “Tào Cẩm Nhi tuy tầm thường, ta coi khinh bà ta. Nhưng Lữ Tứ Nương là người ta khâm phục nhất đời, nay ta đến cúng tế trước mộ bà ta, có ai dám đụng một cành cây ngọn cỏ trên mộ của bà ta thì Kim Thế Di này sẽ không tha?” Diệt Pháp hòa thượng nói: “Ồ, té ra ngươi chỉ vì Lữ Tứ Nương?” Kim Thế Di nói: “Ta không thèm màng đến chuyện của các người. Nhưng lúc nãy ngươi vừa mới mắng ta, ta phải tính sổ với ngươi?”


Diệt Pháp hòa thượng nghe chàng bảo không màng đến chuyện phái Mang Sơn thì trong lòng như trút một tảng đá lớn, lập tức đáp: “Ngươi muốn tính sổ với ta? Hay lắm, hay lắm, đợi ta giải quyết xong chuyện hôm nay thì sẽ chiều theo.” Y liếc mắt nhìn, chỉ thấy Kim Thế Di đứng trước mộ Lữ Tứ Nương, quả nhiên không đến giúp đỡ.

Vì Kim Thế Di làm thế, Diệt Pháp hòa thượng không dốc hết toàn lực đối phó Tào Cẩm Nhi, Tào Cẩm Nhi lại đánh tiếp hai trượng, tuy bị Diệt Pháp hòa thượng đẩy lùi, cũng tính là đã đánh hai chiêu, Diệt Pháp hòa thượng thấy đã đánh nhau với Tào Cẩm Nhi trước sau được tám chiêu, y đã có lời rằng trong vòng mười chiêu sẽ hạ được Tào Cẩm Nhi.

Khi Tào Cẩm Nhi đánh gậy xuống, Diệt Pháp hòa thượng quát: “Đến rất hay?” rồi đánh ra một chiêu Tiềm Long Thăng Thiên, cây gậy giơ lên đón lấy gậy của Tào Cẩm Nhi, đây chính là chiêu cực kỳ lợi hại trong Phục Ma Trượng Pháp, chỉ nghe keng một tiếng, tựa như búa lớn gõ vào chuông, âm thanh vang vọng khắp núi rừng, những đệ tử có công lực hơi kém thì chấn động đến nỗi lỗ tai kêu lùng bùng, máu chảy ra, còn cây gậy của Tào Cẩm Nhi thì cong queo. Diệt Pháp hòa thượng tiếp tục đánh một chiêu Phiên Giang Đảo Hải, cây gậy đánh tròn ra như gió, Tào Cẩm Nhi bị một nguồn lực lớn của y dẫn dắt, thân hình bất đồ xoay chuyển theo cây gậy của y, xem ra sắp ngã xuống đến nơi!

Ngay trong khoảnh khắc ấy, người ta chợt nghe một tiếng thét lanh lảnh, một chiếc bóng trắng phóng lướt qua đầu đệ tử phái Mang Sơn, một tiếng keng lại vang lên, lúc này mọi người mới nhìn rõ lại, té ra đó là Cốc Chi Hoa, chỉ thấy nàng đâm kiếm vào, tách hai cây gậy ra. Tào Cẩm Nhi nhất thời cũng đứng không vững, Trình Hạo và Lý Ứng vội vàng nhảy lên đỡ bà ta trở về.

Theo võ công của Cốc Chi Hoa mà luận, nàng vốn kém xa Diệt Pháp hòa thượng, sở dĩ nàng có thể tách được hai cây gậy ra chỉ nhờ dùng xảo kình. Sớm Huyền Nữ Kiếm Pháp của Lữ Tứ Nương rất thích hợp với nữ nhi, khí lực của nữ nhi thông thường chẳng bằng nam nhi, cho nên điểm tinh diệu nhất của bộ kiếm pháp này làdùng xảo giáng lực, lấy kỳ chế thắng, Huyền Nữ Kiếm Pháp tề danh cùng Thiên Sơn kiếm pháp, về mặt hùng hậu thì không bằng Thiên Sơn kiếm pháp, nhưng về mặt kỳ xảo thì có phần hơn. Nhát kiếm này của Cốc Chi Hoa đã nắm đúng thời cơ. Nàng nhân lúc Diệt Pháp hòa thượng đã dốc hết kình lực, nhẹ nhàng dẫn gậy của y qua một bên, vì thế mới dễ dàng tách hai cây gậy ra. Đó cũng bởi Diệt Pháp hòa thượng quá nôn nóng, muốn trong vòng một chiêu đánh bại Tào Cẩm Nhi, nếu y để lại ba phần hậu kình dùng để phòng bị đột kích thì Cốc Chi Hoa không dễ dàng đắc thủ.

Thế nhưng điều đó đã khiến Diệt Pháp hòa thượng cả kinh, nhất là Cốc Chi Hoa là một thiếu nữ trẻ tuổi, y chưa kịp lên tiếng thì Cốc Chi Hoa đã nói: “Sư tỷ, giết gà đâu cần dao mổ trâu, tên hung tăng này dám hủy hoại phần mộ của sư phụ muội, theo lý phải do muội phát lạc, mong sư tỷ cho muội đánh thay.”

Diệt Pháp hòa thượng ngạc nhiên nói: “Ngươi là đệ tử của Lữ Tứ Nương?” Cốc Chi Hoa vung cây Sương Hoa Kiếm của Lữ Tứ Nương, mắng rằng: “Lão lừa trọc, tên của sư phụ ta đâu có xứng cho ngươi gọi!” Ánh kiếm lóe lên, nàng đã đâm vào cổ Diệt Pháp hòa thượng bằng một chiêu Ngọc Nữ Xuyên Châm.

Lúc này Tào Cẩm Nhi đang thở phì phò, nghe Cốc Chi Hoa nói như thế thì trong lòng khó xử, nếu cho phép nàng, họ chẳng phải đã thừa nhận nàng là đệ tử của bổn phái, lại còn là truyền nhân của Lữ Tứ Nương? Nếu không cho thì ai có thể chống nổi Địa Pháp hòa thượng? Dực Trọng Mâu khẽ nói: “Sư tỷ, may có Cốc Chi Hoa dũng cảm đứng ra, cứ để nàng thử xem sao.” Tào Cẩm Nhi nghĩ bụng rồi cao giọng nói: “Cốc Chi Hoa hãy cẩn thận, đánh lui tên hung tăng ta sẽ có cách xử lý. Lời nói của bà ta rất mơ hồ, nhưng cũng đã thừa nhận nàng là đệ tử của bổn phái.


Tào Cẩm Nhi chưa nói xong câu ấy thì Cốc Chi Hoa đã ta tay với Diệt Pháp hòa thượng, tiếng kim khí giao nhau kêu lên lanh lảnh, át cả tiếng của Tào Cẩm Nhi.


Cốc Chi Hoa biết công lực của bản thân không bằng Diệt Pháp hòa thượng, cho nên vừa xông lên đã dùng thế công, chỉ thấy nàng nắm chắc kiếm quyết, chỉ đông đánh tây, chỉ nam đánh bắc, lúc ở phía trước, lúc ở phía sau, mềm mại như lá liễu, nhẹ nhàng tựa chim hồng, kiếm thế quả thật kỳ ảo vô cùng, những người đứng ở ngoài đều hoa cả mắt. Diệt Pháp hòa thượng vung cây gậy múa tròn nhanh đến nỗi gió mưa chẳng lọt, Cốc Chi Hoa tuy xuất kiếm nhanh đến cực điểm nhưng mũi kiếm đều bị y gạt ra, có điều kiếm quang của nàng đã bao trùm Diệt Pháp hòa thượng, trong nhất thời y cũng không thể nào dễ dàng phản công. Chỉ nghe tiếng leng keng vang lên không ngớt trong tai, trong chớp mắt đôi bên đã giao nhau đến mười chiêu có dư.


Tất cả những anh hùng đứng bên ngoài, ngoại trừ Kim Thế Di, đều kinh ngạc? Ai cũng thấy võ công của Diệt Pháp hòa thượng cao cường, khi Cốc Chi Hoa mới xuất hiện, ai cũng lo lắng cho nàng, Dực Trọng Mâu vốn biết nàng tinh thông Huyền Nữ Kiếm Pháp nhưng cũng mong nàng có thể tiếp nổi vài ba chiêu lấy lại sĩ diện cho đệ tử phái Mang Sơn, nào ngờ cả chưởng môn phái Mang Sơn là Tào Cẩm Nhi cũng không chống nổi mười chiêu của Diệt Pháp hòa thượng mà nàng có thể đỡ được hai mươi chiêu, lại còn chẳng hề nao người! Mọi người đứng bên ngoài đều mừng rỡ, mỗi khi nàng đỡ được một chiêu thì họ lại reo hò trợ oai, tiếng reo vang lên như sấm, Tào Cẩm Nhi nghe thế thì vừa mừng vừa giận, mặt lúc xanh lúc đỏ, Kim Thế Di lén nhìn sắc mặt bà ta cũng thầm cười.


Tại sao trong vòng mấy mươi chiêu đầu Diệt Pháp hòa thượng bị nàng đẩy xuống thế hạ phong? Ở đây có một nguyên cớ. Té ra Huyền Nữ Kiếm Pháp là do Độc Tý thần ni nghe ra lúc tuổi đã về chiều, bà ta chỉ truyền thụ cho một mình Lữ Tứ Nương.


Bao nhiêu võ công khác Độc Tý thần ni đều truyền cho Liễu Ân hòa thượng, chỉ trừ bộ Huyền Nữ Kiếm Pháp này. Diệt Pháp hòa thượng kế thừa võ học của Liễu Ân, đương nhiên hiểu rõ võ công của Tào Cẩm Nhi, Dục Trọng Mâu, đã sớm phòng bị, tiện tay phá giải không hề mất sức, chỉ có bộ Huyền Nữ Kiếm Pháp này, Liễu Ân vẫn chưa học, y đương nhiên một ý cũng chẳng thông. Diệt Pháp hòa thượng vốn nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ thắng, trước khi y hiểu rõ bộ kiếm pháp này, sợ rằng sẽ thất thủ sẽ bị võ lâm chê cười cho nên không dám liều tiến tới.
Hơn ba mươi chiêu trôi qua, quá nửa những chiêu số tinh hoa của Huyền Nữ Kiếm Pháp đã lộ ra, Diệt Pháp hòa thượng thầm nhủ, kiếm pháp của Cốc Chi Hoa tuy tinh diệu, nhưng công lực vẫn chưa đến cảnh giới nhất lưu, mình tinh thông các loại võ công như thế, chắc chắn có thể thắng được nàng, thế là chuyển thủ thành công, cây gậy sắt to như miệng bát triển khai thế đánh như sấm sét, chỉ thấy bóng gậy như núi, kiếm quang tựa cầu vồng. Trong chớp mắt đôi bên đã lại giao nhau đến ba mươi chiêu nữa.
Quần hùng nhìn mà kinh tâm động phách, tiếng reo hò trợ oai dần dần ngừng lặng, đang lúc kịch đấu, chợt thấy Diệt Pháp hòa thượng quát lớn một tiếng, cây trượng quét ngang một chiêu Bát Phương Phong Vũ, chiêu số đánh ra có tiếng sấm sét, chợt thấy tựa như có mười mấy cây gậy sắt táng về phía Cốc Chi Hoa. Bốn bên của Cốc Chi Hoa đều bị bịt kín. Trong khoảng sát na ấy toàn trường như ngừng lặng, chỉ nghe liếng trống ngực người bên cạnh đập thình thình.

Diệt Pháp hòa thượng đánh ra sát chiêu, buộc Cốc Chi Hoa cũng thi triển công phu tuyệt diệu của mình, khi mọi người đang thót tim, Cốc Chi Hoa chợt phóng vọt ra khỏi màn trượng ảnh, keng một tiếng, mũi kiếm điểm vào đầu gậy rồi nàng lại phóng vọt lên mấy thước, tránh khỏi chiêu Bát Phương Phong Vũ của Diệt Pháp hòa thượng!


Trong số quần hào có vài người tuổi quá sáu mười, năm xưa khi phái Mang Sơn thanh lý môn hộ họ cũng có mặt làm chứng. Lúc này Cốc Chi Hoa dùng khinh công tuyệt đỉnh phối hợp với kiếm pháp thượng thừa đánh ra tuyệt chiêu lợi hại giành lấy chiến thắng trong thất bại, họ đều nhận ra đó là chiêu mà Lữ Tứ Nương năm xưa dùng để giết chết Liễu Ân, đều bảo lịch sử lặp lại, thế là buột miệng reo lên.


Đáng tiếc kiếm thuật của Cốc Chi Hoa tuy cao cường, nhưng rốt cuộc nàng vẫn là một thiếu nữ mới xuất đạo, làm sao có thể so với lúc Lữ Tứ Nương giết Liễu Ân?


Lúc Lữ Tứ Nương mới xuất đạo cũng không đấu lại Liễu Ân, phải gần mười năm sau đó, võ công và dược lực của bà ta có tiến bộ, Liễu Ân lại ác đấu với sáu sư huynh của bà ta một trận, công lực hao tổn thì Lữ Tứ Nương mới giết được Liễu Ân. Nay võ công của Cốc Chi Hoa quá lắm cũng chỉ bằng lúc Lữ Tứ Nương mới xuống núi, mà Diệt Pháp hòa thượng đã trải qua mười năm tu luyện, hầu như còn hơn cả sư phụ năm xưa.

Chợt thấy Cốc Chi Hoa lại đánh ra một đóa kiếm hoa từ trên cao đâm xuống, đó là chiêu Lữ Tứ Nương năm xưa đã giết Liễu Ân, Diệt Pháp hòa thượng quát lớn: “Hay lắm!” rồi cả chưởng lẫn gậy đều đánh ra vù một tiếng, chưởng trái vỗ ra một đòn Phách Không chưởng, cây gậy trên tay phải đâm vào huyệt đan điền của Cốc Chi Hoa. Mũi kiếm của Cốc Chi Hoa bị Phách Không chưởng của y đánh lệch qua một bên, người đang lơ lửng trên không, không thể nào né tránh được. Xem ra đã sắp mất mạng bởi thiết trượng của Diệt Pháp hòa thượng.

Tiếng reo lên đã trở thành tiếng kêu hoảng, thế nhưng trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm ấy, Cốc Chi Hoa đã giở ra bản lĩnh phi phàm của nàng, chỉ thấy nàng gập người lại, điểm nhẹ trên đầu gậy rồi phóng vọt ra xa mấy trượng, trong các đệ tử của phái Mang Sơn, ngoại trừ vài người như Tào Cẩm Nhi, Dục Trọng Mâu, những người còn lại đều không thấy được, chỉ tưởng rằng Cốc Chi Hoa đã mất mạng bởi thiết trượng của Diệt Pháp hòa thượng, mọi người đều che mặt không dám nhìn. Kim Thế Di ngửa mặt cười lớn: “Hay lắm, hay lắm! Đây gọi là lấy sở trường của mình để đánh sở đoản của địch! Tào Cẩm Nhi, bà đã thấy rõ chưa?” chàng dùng nội công thượng thừa Truyền Âm Nhập Mật gây chấn động lỗ tai Diệt Pháp hòa thượng. Diệt Pháp hòa thượng đã để cho Cốc Chi Hoa thoát được chiêu ấy, trong bụng đang bực bội, lại bị Kim Thế Di chê cười, trong lòng không khỏi rối bời, nhưng y lại sợ chọc giận Kim Thế Di, lúc này lại càng không dám đụng tới chàng, chỉ đành tịnh khí ngưng thần chuyên tâm đối phó với Cốc Chi Hoa.

Nói thì chậm, sự việc lúc ấy diễn ra rất nhanh, chỉ nghe Cốc Chi Hoa thét lên một tiếng lanh lảnh, vung kiếm đánh tới. Cốc Chi Hoa được Kim Thế Di nhắc nhở, vừa xông lên thì kiếm pháp đã thay đổi, chỉ thấy nàng như bươm bướm xuyên hoa, chuồn chuồn giỡn nước, kiếm chiêu vừa phát ra đã thu lại, hơi vươn tới đã lùi ra, nàng cứ dùng thân pháp nhẹ nhàng triển khai kiếm pháp lẹ làng đa biến để du đấu với Diệt Pháp hòa thượng. Lúc này tình hình đã khác trước, không hề nghe có tiếng binh khí chạm nhau, chỉ thấy gậy sắt tung hoành, kiếm quang bay bổng, tà áo của Cốc Chi Hoa phất phới, trong ánh kiếm bóng trượng, chỉ thấy nàng chợt tiến chợt lùi, chiêu kiếm đánh ra hiểm hóc hơn lúc trước.


Khinh công của Cốc Chi Hoa nhỉnh hơn Diệt Pháp hòa thượng một bậc, nếu nàng muốn rút lui thì vẫn có thể được, nhưng nàng vì sự vinh nhục của sư môn cho nên phải quyết đấu với Diệt Pháp hòa thượng, nhưng công lực của Diệt Pháp hòa thượng cao hơn nàng nhiều, tuy thời gian đã kéo dài, Diệt Pháp hòa thượng chỉ cảm thấy hơi nhọc sức còn nàng thì mồ hôi đã tuôn đầm đìa.

Kim Thế Di thầm nhủ: “Lão lừa trọc này không hề huênh hoang tí nào, quả nhiên là có chân tài thực học. Nếu đơn đả độc đấu mình cũng chưa chắc thắng được y.

Giờ đây Cốc Chi Hoa đã núng thế, cứ đánh mãi nữa thì cuối cùng cũng bại, mình đã đến Mang Sơn thì làm sao có thể ngồi yên mà nhìn?” Nhưng chàng suy đi nghĩ lại mà vẫn chẳng có cách gì giúp Cốc Chi Hoa, nếu dùng độc châm đối phó với hạng người này thì chẳng phí chút sức, nhưng nếu Diệt Pháp hòa thượng phát giác ra, chàng chưa chắc đả thương được y. Hôm nay Cốc Chi Hoa chiến đấu vì sự vinh nhục của sư môn, nếu nàng thắng nhờ sức người ngoài thì cũng chẳng vinh quang gì. Huống chi Kim Thế Di đã bảo hôm nay quyết không màng đến chuyện của phái Mang Sơn, dù cho chàng có ý quyết một trận thư hùng với Diệt Pháp hòa thượng cũng không thể thay thế Cốc Chi Hoa lúc này.


Một hồi sau Cốc Chi Hoa và Diệt Pháp hòa thượng đã đánh nhau hơn trăm chiêu, Diệt Pháp hòa thượng càng đánh càng mạnh, cây gậy sắt triển khai kêu lên vù vù, trong vòng một trượng vuông, Cốc Chi Hoa không thể nào tiến sát tới, nhưng thanh kiếm của nàng múa tít bay bổng, nhanh chóng lẹ làng, cho nên Diệt Pháp cũng không thể nào tiến tới. Những người bên cạnh đều đã thấy họ đang ngang sức nhau, không ai biết rằng Cốc Chi Hoa đang núng thế. Nhưng khi binh khí của họ chạm nhau, Kim Thế Di có thể nghe được kiếm của Cốc Chi Hoa đã yếu đi hai phần, nếu cứ đánh nữa thì chắc chắn sẽ bại. Kim Thế Di chưa nghĩ được cách cho nên trong lòng rất lo. Hai tên võ quan đào mộ vừa bị Kim Thế Di tóm lấy ném đến trước mặt Dực Trọng Mâu, đệ tử phái Mang Sơn đã trói chúng lại thống vẫn chưa rảnh thẩm vấn, lúc này Tào Cẩm Nhi thấy Cốc Chi Hoa và Diệt Pháp hòa thượng đánh nhau đến khó phân thắng bại thì bảo đệ tử đẩy hai tên võ quan tới bàn với Dực Trọng Mâu nên xử lý thế nào. Trong số khách khứa đến dự lễ có một lão anh hùng tên gọi Hoặc Bảo Hiến, ông ta là tổng tiêu đầu của Chấn Nguyên tiêu cục ở Bắc Kinh, Hoặc Bảo Hiến đột nhiên bước tới khẽ nói: “Hai người này là thống lĩnh rất được trọng dụng trong ngự lâm quân, được hoàng thượng ban cho mặc hoàng mã quải. Người cao tên gọi là Cẩn Thuần, kẻ thấp tên là Tần Đại.”

Khi đang nói thì hai tên võ quan đã bị đẩy tới, Cẩn Thuần trợn mắt, lớn giọng nói: “Tào Cẩm Nhi, ngươi muốn làm gì bọn ta?” Tào Cẩm Nhi tức giận nói: “Nhà ngươi dám đến Mang Sơn làm loạn, đào mồ cuốc mã người ta, tội không thể dung, chưởng hình đệ tử hãy đến đây, đánh bọn chúng ba trăm gậy rồi đuổi xuống núi!” TầnĐại cả cười nói: “Tào Cẩm Nhi, ngươi thật lớn gan.Trừ phi ngươi dám giết chết bọn ta, nếu không thì tội làm nhục mệnh quan triều đình không những người gánh không nổi mà cả phái Mang Sơn cũng thế! Phái Mang Sơn của ngươi so với chùa Thiếu Lâm thì thế nào? Chùa Thiếu Lâm chống đối triều đình đã bị hỏa thiêu. Nếu không có gan giết ta, ta sẽ báo thù!”
Độc Tý thần ni sáng lập phái Mang Sơn là để phản Thanh phục Minh, Lữ Tứ Nương giết chết hoàng đế Ung Chính, cần gì phải sợ hai tên võ quan? Nhưng phái Mang Sơn đang âm thầm thực hiện công cuộc phản Thanh phục Minh, tuy người trong võ lâm ai cũng biết Lữ Tứ Nương giết chết Ung Chính, nhưng họ cũng chỉ đồn với nhau chứ không dám công khai bàn luận. Còn về phía triều đình thì càng không chịu thừa nhận hoàng đế đã bị người ta ám sát. Chính vì thế cho nên triều đình tuy căm ghét phái Mang Sơn nhưng cũng không dám công nhiên ra tay.

Đệ tử của Chu Tầm là Trình Hạo, trong số đệ tử đời thứ ba của phái Mang Sơn, vị trí của y chỉ kém Tào Cẩm Nhi, Dực Trọng Mâu, y được xếp hàng thứ ba, tính tình của y tương đối thâm trầm, nghe khẩu khí của hai tên võ quan thì thầm kêu không xong, thế nên kẻo Dực Trọng Mâu sang một bên, thì thầm nói: “Ba mươi năm trước Lữ cô cô giết chết Ung Chính, triều đình nhà Thanh đã căm hận phái Mang Sơn chúng ta, chỉ vì chưa có cớ đối phó với chúng ta mà thôi, chúng ta tuy âm thầm phản Thanh, nhưng bề ngoài thì chưa bao giờ làm chuyện giết quan chiếm phủ, không có cớ cho triều đình nắm, nay không thể vì hai tên ngự lâm quân mà công khai đối địch với triều đình.” Dực Trọng Mâu nghĩ bụng quả đúng như thế, thầm nhủ: “ Dù cho giết hai gã này bịt miệng, ở đây có rất nhiều người, người đông thì miệng nhiều, chuyện này cũng khó che giấu. Giết cũng không được mà thả cũng không xong, vậy phải làm thế nào?”
Vân Hải Ngọc Cung Duyên
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hối thứ hai ( TT)
Hồi thứ ba
Hồi thứ ba ( TT)
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hối Thứ Sáu ( TT)
Hồi Thứ Bảy
Hồi thứ bảy ( TT)
Hồi Thứ Tám
Hồi thứ tám ( TT)
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi thứ mười một ( TT)
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Tư
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Tư
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Tư
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai