watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đàn Hương Hình-I-Chương 2 - tác giả Mạc Ngôn Mạc Ngôn

Mạc Ngôn

I-Chương 2

Tác giả: Mạc Ngôn

Có câu rằng:
Nam Tào giữ sổ tử
Bắc Đẩu giữ sổ sinh.
Người tùy vương pháp, cỏ tuỳ gió,
Nhâm tâm là sắt, phép quan nung.
Đá dù cứng mấy, sợ trùy nện!
(Nói thật khi đã về đến nhà)
Ta vốn là đao phủ số một nhà Đại Thanh
Bộ Hình ta nổi danh!
(Đi mà hỏi xem có đúng không?)
Quan lại Bộ Hình thay xoành xoạch
Tít mù mù tít đèn kéo quân!
Duy Triệu Giáp ta đây trụ vững
Vì nước giết người, lập kỳ công!
Chém đầu như bổ dưa, róc thịt như róc mía!
Bông không gói được lửa
Tuyết không giấu được người!
Vậy ta mở toang cửa
Nói cho thiên hạ nghe!
Miêu Xoang. “Đàn hương hình – Tẩu mã điệu”
Cô con dâu đàng điếm của ta, cô tròn mắt làm gì? Không sợ nổ con ngươi sao? Bố chồng cô đúng là làm nghề ấy, từ năm mười bảy tuổi chém ngang lưng tên giữ kho đánh cắp bạc, đến năm sáu mươi tuổi tùng xẻo tên thích khách định giết đại nhân Viên Thế Khải, loại cơm này ta ăn vừa chẵn bốn mươi bốn năm! Sao cô vẫn còn trợn mắt? Người trợn mắt ta thấy đã quá nhiều, mà trợn là trợn thật sự kia, đừng nói tụi bây chưa nhìn thấy, ngay cả tỉnh Sơn Đông cũng chưa có ai nhìn thấy! Đừng nói để tụi bay nhìn thấy, chỉ kể lại cho tụi bay nghe cũng sợ vãi đái ra rồi!
Năm Hàn Phong thứ Mười, một tên thái giám sâu mọt ở kho súng săn trong Đại nội dám lấy cắp khẩu súng săn của nhà vua. Khẩu súng này là của Nữ Sa hoàng tặng vua Hàm Phong. Nó không phải khẩu súng thông thường, mà là khẩu súng thần. Nòng vàng, lẫy cò bằng bạc, báng bằng gỗ đàn hương gắn bảy viên kim cương, mỗi viên to bằng hột lạc. Súng này bắn đạn bạc, trên trời bắn phượng hoàng, dưới đất bắn kỳ lân. Từ thời Bàn Cổ khai thiên lập địa đến nay, loại này chỉ độc một khẩu, không có khẩu thứ hai. Tên thái giám thấy nhà vua ốm đau luôn, trí nhớ giảm sút, liền bán trộm khẩu súng, nghe nói được ba ngàn lượng bạc, mua cho bố hắn một điền trang. Hắn bị ma ám nên quên béng một đạo lý cơ bản. Đó là, phần lớn những hoàng đế đều là chân long thiên tử, mà chân long thiên tử thì thông minh hơn người, xét việc như thần. Vua Hàm Phong lại càng lạ. Đôi mắt rồng của nhà vua minh xét mọi việc chân tơ kẽ tóc, ban ngày không khác gì mắt thường, nhưng đêm đến là sáng rực, đọc sách, viết chữ đều không cần đèn. Lại nói chớm đông năm ấy, nhà vua muốn đi săn, chỉ đích danh khẩu thất tinh phải đem theo. Tên Mọt quýnh lên, nói năng lung tung trước mặt Hoàng thượng, lúc thì bảo khẩu súng bị con hồ ly đánh cắp, khi lại bảo con thần ưng tha mất. Vua Hàm Phong cả giận, giao tên Mọt cho Ty Thận Hình chuyên thụ lý các thái giám, hạch tội: Ty Thận Hình vừa động thủ là tên Mọt có gì khai hết, nhà vua giận đến nỗi mắt tóe lửa, nhảy dựng lên trong điện Kim Loan:
- Tên Mọt, Trẫm đ. Vào tổ tông tám đời nhà ngươi! Nhà ngươi dám vuốt râu cọp! To gan! Dám ăn cắp ngay trong nhà Trẫm! Phải cho ngươi biết thế nào là lợi hại, để không uổng Trẫm ở ngôi vua!
Vua Hàm Phong quyết định chọn một hình phạt cựa kỳ tàn khốc để trừng trị tên Mọt, qua đó, răn đe những người khác. Nhà vua truyền Ty Thận Hình tâu lên tất cả các loại hình phạt. Mấy thái giám chuyên trách ở Ty Thận Hình giới thiệu từng loại như giới thiệu món ăn lên nhà vua, tựu trung vẫn là đánh bằng gậy, kẹp chả, bó giò, bao tải trôi sông, năm ngựa phanh thây, chặt làm tám khúc… Nghe xong Hoàng thượng lắc đầu, chê tầm thường, cũ rích, đã nhàm. Hoàng thượng bảo, các người nên hỏi các chuyên gia ở Bộ Hình. Nhà vua khẩu dụ, lệnh cho Ngục Aùp Tư của Bộ Hình phải nghĩ ra một hình phạt thật tàn khốc. Khi đó, Thượng thư Bộ Hình là Vương đại nhân sau khi nhận thánh chỉ, lập tức gặp Già Dư ngay trong đêm.
Già Dư là ai? Là ân sư của ta. Tất nhiên là đàn ông. Vậy tại sao gọi là Già? Đó là cách xưng hô của người trong nghề. Triều Thanh, Ngục Aùp Tư thuộc Bộ Hình, có bốn đao phủ nhưng không trong biên chế. Trong bốn người này, người cao tuổi nhất, có kinh nghiệm nhất, tay nghề giỏi nhất, được gọi là Già. Còn ba người kia, căn cứ vào kinh nghiệm và tay nghề, lần lượt có tên dì Cả, dì Hai, dì Uùt. Tháng nhiều việc làm không xuể thì thuê người giúp việc tạm thời. Người giúp việc được gọi là Cháu Ngoại. Ta bắt đầu công việc từ Cháu Ngoại, rồi từng bước trở thành Già. Dễ ợt phải không? Không dễ chút nào! Ta làm Già ở Bộ Hình chẵn ba mươi năm. Các quan Thượng Thư, Thị Lang thay đổi như đèn kéo quân, chỉ mỗi chức Già là vững như bàn thạch! Thiên hạ coi thường nghề của bọn ta. nhưng một khi làm cái nghề này thì coi khinh tất cả mọi người, cũng như tụi bay khinh bọn chó lợn trong chuồng tụi bay vậy!
Lại nói Thượng Thư Vương đại nhân triệu tập Già Dư và bố bọn bay đến phòng văn thư để bàn. Bố năm ấy hai mươi tuổi, vừa được thăng từ dì Hai lên dì Cả. Sủng ái đặc biệt mới được đề bạt phá lệ như thế. Già Dư bảo ta:
- Tiểu Giáp này, sư phụ khi được để bạt dì Cả thì đã ngoài bốn mươi. Chú còn ít tuổi, mới hai mươi mà đã làm dì Cả, đúng là cao lương tháng Sáu, lớn nhanh như thổi!
Bớt nói chuyện phiếm, Vương đại nhân nói:
- Hoàng thượng có chỉ dụ, yêu cầu Bộ Hình ta nghĩ ra một hình phạt tân kỳ để trừng phạt tên thái giám đánh cắp khẩu súng săn. Các ông là chuyên gia, hãy suy nghĩ kỹ, khỏi phụ ân sâu của Hoàng thượng, khỏi mất mặt Bộ Hình ta!
Già Dư trầm ngâm hồi lâu, nói:
- Bẩm đại nhân, kẻ mọn này đoán rằng, Hoàng thượng hận tên Mọt là hận hắn không ngươi. Ta phải lựa theo ý ấy mà gia hình ở mắt tên Mọt.
Vương đại nhân nói:
- Đúng lắm, vậy cách nào hay nhất, nói mau lên!
Già Dư nói:
- Có hai loại hình phạt tên là “Đại Diêm vương”, còn gọi là “Hai rồng vờn ngọc”, chẳng biết có dùng được không?
Vương đại nhân nói:
- Nói ngay xem nào!
Già Dư miêu tả rất kỹ cách gia hình của loại hình phạt “Đại Diêm vương”. Nghe đoạn, Vương đại nhân mặt mày hớn hở, nói:
- Ông về trước chuẩn bị. Bản quan tâu lên Hoàng thượng phê chuẩn.
Già Dư nói:
- Chế tạo “Đai Diêm vương” cực kỳ phiền phức, chỉ riêng cái đai thép, cứng không được, mềm cũng không được, phải là loại thép dẻo cao cấp. Các thợ rèn ở kinh thành này không ai luyện loại thép này. Mong đại nhân thư thư cho ít ngày, kẻ hèn mọn này sẽ cùng đồ đệ tự làm lấy. Chỗ kẻ hèn không có thứ gì, công cụ máy móc cũng không nhưng sẽ nhặt nhạnh chắp vá để sử dụng. Mong đại nhân làm ơn xuất cho ít bác để kẻ hèn mua nguyên liệu…
Vương đại nhân cười nhạt:
- Các ông bán thịt săn cho người ta làm thuốc, hàng năm kiếm chác không ít đâu!
Già Dư hốt hoảng quì mọp dưới đất, bố tụi bay cũng quì theo. Già Dư nói:
- Không cái gì qua được mắt đại nhân, có điều chế tác “Đai Diêm vương” là việc công…
Vương đại nhân nói:
- Đứng dậy, bảo quan xuất cho các ông hai trăm lượng bạc – thầy trò ông kiếm được một trăm lượng trong đó – Các ông gắng sức mà làm cho tốt, quyết không để sơ suất. Thái giám trong cung phạm tội, xưa nay đều do Ty Thận Hình chịu trách nhiệm thi hành án phạt. Hoàng thượng giao nhiệm vụ này cho Bộ Hình phá lệ, chứng tỏ Hoàng thượng quan tâm Bộ Hình, coi trọng Bộ Hình, ơn đức như trời biển! Các ông phải hết sức cẩn trọng, làm cho tốt để Hoàng thượng vui lòng thì mới dễ bề ăn nói; công việc mà dở ẹt khiến Hoàng thượng rầu lòng, biển hiệu Bộ Hình mà bị đập bể thì coi chừng cái đầu của các ông!
Ta cùng Già Dư kinh hoàng thất thố khi nhận nhiệm vụ vẻ vang này, vui nổ trời khi nhận bạc, đến ngõ Thợ Rèn phía nam chùa Hộ Quốc đặt rèn một đai thép theo thiết kế, lại đến đường Lừa Ngựa mua da trâu chưa thuộc, thuê cắt thành sợi rồi bện thừng, lồng vào đai thép. Tính hết nước hết cái, chưa đến bốn lượng, dôi ra hơn một trăm chín mươi sáu lượng, mua một vòng vàng tặng vợ bé của đại nhân nuôi giấu tại ngõ Tinh Linh, hết hai mươi lượng, còn dư một trăm bảy mươi sáu lượng, dì Hai và dì Uùt du chia sáu lượng, Già Dư bỏ túi một trăm lượng, còn lại bảy mươi lượng là của bố tụi bay. Với số bạc này, bố tụi bay về quê mua ngôi nhà này, nhân tiện cưới luôn mẹ tụi bay. Nếu như không có chuyện tên Mọt đánh cắp khẩu súng, thì bố tụi bay dứt khoát không có chuyện về quê, về quê cũng không có tiền mua nhà, cưới vợ; không lấy vợ thì không có mày là con, tất nhiên cũng không có mày là con dâu! Tụi bay hiểu vì sao ta kể chuyện tên Mọt cho nghe rồi chứ? Sự việc bao giờ cũng phải có đầu có cuối, vụ án tên Mọt là cội nguồn của chuyện tụi bay.
Trước hôm hành hình một ngày, Vương đại nhân vẫn chưa yên tâm, cho điệu một tử tù àn chưa chung thẩm lên công đường để bọn ta diễn tập “Đai Diêm vương”. Ta cùng Già Dư theo lệnh của Vương đại nhân, lồng chiếc đai thép vào đầu tên tử tù xấu số, hắn kêu toáng lên:
- Thưa ông, con chưa bị bác lời khai, sao lại đem con ra hành hình?
Vương đại nhân nói:
- Tất cả vì Hoàng thượng! Làm đi!
Quá trình hành hình rất đơn giản, đại khái hút tàn một tẩu thuốc, tên phạm phọt óc, chết liền.
- Cài của này kinh khủng thật! Nhưng chết nhanh quá. Hoàng thượng phí bao tâm cơ để bọn ta lựa chọn hình phạt, không chỉ bắt tên Mọt chịu tội, mà bắt hắn phải chết khổ chết sở, đau khổ cùng cực rồi mới chết, mục đích là giết gà dọa khỉ, để bọn thái giám lấy đó làm gương! Vậy mà các ông: Lồng vào, xiết chặt, bốp, xong! Đơn giản như giết con thỏ! Có thể như vậy được chăng? Bản chức yêu cầu các ông phải kéo dài thời gian thụ hình, chí ít cũng phải một giờ, phải hấp dẫn hơn xem kịch. Các ông phải hiểu rằng, trong cung nuôi mấy ban hát, riêng đào kép cũng đã mấy ngàn người, các trò trong thiên hạ họ đã diễn cả rồi. Muốn thằng Mọt chảy cạn mồ hôi mới chết, các ông cũng phải mồ hôi đầm đìa, không được vậy thì không thể chứng minh được trình độ của Bộ Hình ta và giá trị của “Đai Diêm vương”!
Vương đại nhân lại chọn một tử tù khác để bọn ta tiếp tục diễn tập. Tên này đầu to như gốc cây liễu, kích cỡ “Đai Diêm vương” hơi nhỏ, phải làm như thợ đánh đai thùng, loay hoay mãi mới chụp được vào đầu hắn. Vương đại nhân không vui, giọng lạnh nhạt:
- Hai trăm lượng bạc để các ông nặn ra cái đồ chơi như thế này hả?
Chỉ một câu đã khiến ta sợ toát mồ hôi. Già Dư còn tương đối bình tĩnh, nhưng sau đó cũng run lẩy bẩy. Lần này diễn tập thành công, hành hạ chẵn một giờ, bắt tên to đầu đau khổ cùng cực mới được chết! Vương đại nhân nét mặt tươi tỉnh. Đứng trước hai cái xác trên sảnh đường, ngài bảo bọn ta:
- Về đi, sửa soạn đồ nghề cho cẩn thận, đoạn thừng nào dính máu thì bỏ, thay đoạn mới. Lau chùi cái đai cho sạch, tốt nhất nên sơn cho nó một lớp sơn mỏng. Quần áo các ông cũng phải giặt sạch để Hoàng thượng và mọi người trong cung thấy được phong độ của Bộ Hình ta. Nói đi nói lại cũng chỉ một ý. Đó chỉ là cho phép thành công, không cho phép thất bại. Nếu các ông để xảy ra sai sót, biểu hiện Bộ Hình bị đập nát thì đai này sẽ chụp lên đầu các ông!
Ngày hôm sau, khi gà gáy lần thứ hai, bọn ta đã dậy. Vào cung thì hành án là việc quan trọng, không ai ngủ được! Già Dư là con người từng trải vậy mà cứ trở mình xoành xoạch, khoảng nửa giờ lại lồm cồm bò dậy đi tiểu vào cái bô để trên cửa sổ, đái xong lại hút thuốc vặt. Dì Hai và dì Uùt nổi lửa thổi cơm, bố tụi bay lại cầm lấy “Đai Diêm vương” kiểm tra lần nữa, khi đã tin chắc không có gì sai lệch, mới chuyển cho Già Dư kiểm tra lần cuối. Già Dư sờ nắn từng tấc trên cái đai, gật đầu, lấy ba thước vải điều gói lại rồi cung kính đặt lên bàn thờ tổ. Ông tổ nghề này là Cao Đào, một bậc đại hiền, một trang anh kiệt thời Tam Hoàng Ngũ Đế, suýt chút nữa kế vị ngôi vua của Đại Vũ. Các loại hình phạt hiện nay là do ông tổ chế định ra. Sư phụ của ta nói rằng, sư tổ giết người không dùng đao, chỉ dùng mắt, nhìn vào gáy phạm nhân rồi lướt ngang một cái, đầu phạm nhân đã rơi xuống đất! Ông tổ Cao Đào mắt phượng mày ngài, mặt đỏ như táo chín, ánh mắt sáng như sao, râu ba chòm, tướng mạo như Quan Công đời Tam Quốc. Già Dư nói, Quan Công chính là hóa thân của tổ sư Cao Đào.
Aên quấy quá vài miếng cơm rồi súc miệng cọ răng, rửa tay rửa mặt. Dì Hai và dì Uùt giúp ta và Già Dư mặc quần áo mới, đội mũ nỉ màu đỏ. Dí Uùt nịnh:
- Sư phụ sư huynh y hệt hai chú rể!
Già Dư lườm dì Uùt, sợ hắn nói nhiều. Nghề này có qui củ riêng, trước và trong khi thực hiện bản án, nghiêm cấm cười đùa. Một câu nói lỡ, lỡ miệng phạm húy là rước hồn ma về nhà. Ơû bãi hành hình Thái Thị Khẩu thường bất chợt nổi cơn lốc. Tụi bay có hiểu vì sao không? Không phải lốc, đó là những oan hồn!
Già Dư lấy trong làn ra một bó hương quí, nhẹ nhàng rút ba nén, run run châm lửa từ cây nến trên bàn thờ tổ, rồi cắm vào lư hương. Già Dư quì xuống. Ba anh em ta cũng quì theo. Già Dư hạ giọng khấn:
- Kính cáo sư tổ, hôm nay vào cung thi hành án, công việc vô cùng quan trọng, xin sư tổ phù hộ độ trì cho các con mọi bề suôn sẻ! Các con khấu đầu lạy sư tổ!
Già Dư khấu đầu, trán đập nền gạch kêu côm cốp. Bọn ta cũng khấu đầu, trán đập nền gạch kêu côm cốp. Mặt sư tổ đỏ hồng trong ánh nến. Bọn ta khấu đầu chín cái rồi đứng lên cùng sư phụ, lùi về sau ba bước. Dì Hai chạy ra ngoài, bê vào một cái liễn men xanh. Dì Uùt chạy ra ngoài, cầm chân xách vào con gà trống cưỡng trắng, mào đen. Dì Uùt đặt liễn trước hương án, quì một bên. Dì Uùt quì trước hương án, tay trái cầm đầu, tay phải cầm chân gà, căng cổ con gà ra. Dì Hai cầm con dao lá liễu trong liễn, nhằm cổ con gà khứa gọn một nhát. Thoạt đầu chưa thấy có máu, bọn ta giật thót tim – cắt tiết gà mà không chảy máu là cái điềm thi hành án không thuận – nhưng ngay sau đó, dòng máu đỏ sẫm vọt ra, chảy tong tong xuống liễn. Giống gà trắng màu đen huyết mạch cường, mỗi khi thi hành trọng án, bọn ta lại mua một con về giết. Lát sau, máu đã cạn, hai sư đệ dâng liễn huyết lên bàn thờ, rồi vái một vái bước giật lùi ra sau. Ta bước lên theo sau Già Dư, quỳ xuống lạy ba lạy, rồi bắt chước Già Dư, giơ ngón tay trỏ và ngón giữa quệt máu gà trong liễn bôi lên mặt từng vệt dài như hóa trang lên sân khấu. Tiết gà rất nóng, má ta ngứa ran. Máu một con gà có thể bôi đủ hai khuôn mặt, còn thừa thì bôi hai tay. Lúc này, mặt ta và mặt Già Dư đều đỏ như mặt sư tổ. Vì sao phải bôi máu gà lên mặt? Vì phải bảo đảm bọn ta với sư tổ là một, cũng là để bọn tà ma quỉ quái biết rằng, bọn ta là đệ tử của sư tổ Cao Đào, khi thi hành án, bọn ta không phải là con người, mà là thần linh, là phép nước. Rửa tay xong xuôi, ta và Già Dư ngồi yên vị trên ghế băng, đợi lệnh vào cung.
Mặt trời vừa nhô lên, lũ quạ đã kêu ầm ĩ trên cây hòa cổ thụ giữa sân. Từ nhà lao dành cho trọng án có tiếng gào khóc của một nữ tử tù phạm tội mưu sát chồng. Mỗi ngày khóc một lần, khóc trời khóc đất khóc con, tâm trí đã không bình thường. Bố tụi bay còn trẻ, ngồi một lúc đã cảm thấy ngứa ngáy không yên. Nhìn trộm sang Già Dư, ngồi yên như bụt. Bố tụi bay bắt chước Già Dư, bình tâm tĩnh khí, ổn định tinh thần. Máu gà trên mặt đã khô, cồm cộm, màu sắc như quả sơn tra bọc đường. Ta có cảm giác như bị bó chặt trong lần áo giáp và mặt nạ, trong lòng tự nhiên đâm hoảng, như cùng Già Dư đi trong đường hầm tối tăm, đi miết không tìm được lối ra.
Ngục Aùp Tư Lang Trung Tào đại nhân dẫn bọn ta đến trước hai cỗ kiệu nhỏ có rèm xanh, ra hiệu bọn ta lên kiệu. Được trọng vọng bất ngờ, bố tụi bay sợ tái mặt. Cho đến khi ấy, bố tụi bay chưa được ngồi kiệu lần nào! Nhìn sang Già Dư, thấy Già cũng đang đứng như trời trồng, miệng há hốc, không hiểu định khóc hay muốn hắt hơi. Một công công cằm nhẵn thín đứng bên kiệu, cất giọng the thé bảo bọn ta:
- Sao đấy? Chê kiệu nhỏ phải không?
Ta và Già Dư vẫn không dám lên kiệu, đưa mắt nhìn Tào đại nhân. Tào đại nhân nói:
- Không phải là trọng vọng bọn ngươi, mà sợ điều tiếng thị phi! Lên kiệu mau, còn đứng đực ra đấy làm gì? Đúng là…
Bốn phu kiệu đều là thái giám cằm nhẵn thín, đứng trước và sau kiệu, hai tay khoang trước ngực, thái độ khinh người ra mặt. Bị khinh rẻ, ta bạo dạn hẳn lên. Bọn thái giám thối tha, đ. bà các người, hôm nay ông nhờ tên Mọt mà được ngồi kiệu! Ta bước lên hai bước, vén rèm chui vào. Già Dư cũng lên kiệu dành cho Già.
Kiệu rời mặt đất, ngất ngưởng tiến lên. bố tụi bay nghe rõ tên thái giám khiêng kiệu rủa khẽ:
- Thằng đao phủ uống no máu người, nặng như cối đá!
Thường ngày hắn khiêng các nương nương hoặc phi tần, nằm mơ cũng không nghĩ rằng phải khiêng một đao phủ. Bố tụi bay phởn quá, cố ý cựa quậy, khiến bọn thái giám khiêng kiệu bước loạng choạng. Kiệu chưa ra khỏi sân Bộ Hình, chợt có tiếng dì Uùt gọi to:
- Già ơi, Già! Già quên “Đai Diêm vương” đây này!
Bo tụi bay như có tiếng sét đánh trong đầu, mắt nảy đom đóm, mồ hôi nhỏ giọt. Ta lăn ra khỏi kiệu, đón lấy “Đai Diêm vương” từ tay dì Uùt, một cảm giác khó tả, không thể nói thành lời. Già Dư cũng đã ra khỏi kiệu, trên mặt cũng đầm đìa mồ hôi, hai chân tranh trưởng. Nếu không có dì Uùt chắc chắn vạ tày đình! Tào đại nhân chửi:
- Đ. mẹ các ngươi! Làm quan quên triện, thợ may quên kéo!
Bố tụi bay vốn định nhấm nháp cái thú được ngồi kiệu, nhưng để xảy ra chuyện này nên mất hứng, ngồi thu lu một góc như con khỉ, không dám trêu chọc bọn thái giám phu kiệu nữa.
Không rõ đi được bao lâu thì nghe một tiếng “kịch”, kiệu dừng. Đầu óc quay cuồng, ta chui ra, ngước nhìn lầu son gác tía hoa cả mắt! Ta lom khom theo sau Già Dư, tay bê “Đai Diêm vương”, Già Dư đi theo viên thái giám, vào cung. Rẽ ngang rẽ dọc năm lần bảy lượt mới đến một sân rộng. Trên sân là một đám toàn những cằm nhẵn thín, mặc quần áo màu lông lạc đà, đội mũ quả dưa màu đen. Tên Mọt ăn trộm súng đã bị trói vào một chiếc cột. Đó là một chàng trai tuấn tú, nho nhã, thoạt nhìn như cô gái. Đôi mắt tuyệt đẹp: Hai mí, lông mi cong vút, nhãn cầu long lanh như có nước, đen láy như quả nho chín. Thật đáng tiếc, bố tụi bay nghĩ, đáng tiếc cho một chàng trai đẹp đẽ như thế mà bị thiến đi bộ tam sự, đưa vào cung làm thái giám! Bố mẹ hắn không tiếc con mình hay sao?
Một khán đài tạm thời được dựng lên trước cột hành hình, khoảng giữa kê một dãy ghế tựa chạm trổ, bằng gỗ đàn hương. Chiếc ghế chính giữa to rộng hơn những chiếc khác, trải đệm màu vàng thêu rồng phượng, chắc hẳn là ghế của đức Kim thượng. Bố tụi bay còn trông thấy Vương đại nhân Bộ Hình ta, Thị Lang Thiết đại nhân, lại còn không biết bao nhiêu là quan viên, chóp mũ gắn kim cương có, gắn san hô có, tất cả đứng nghiêm, tay buông thõng, không một tiếng ho. Khung cảnh trong cung quả thật khác thường, yên lặng, yên lặng tới mức bố tụi bay tim đập loạn xạ. Chỉ lũ chim sẽ đậu dưới mái ngói lưu ly là không cần biết trời cao đấy dày, cứ chiêm chiếp mà kêu, cứ gọi nhau í ới. Đột nhiên, một thái giám tóc trắng như cước, nét mặt hồng hào đứng trên khán đài từ lâu, dài giọng hô:
- Hoàng thượng giá lâm…
Cả một mảng mũ xanh trước khán đài đột nhiên lún thấp xuống, chỉ nghe rõ tiếng phủi tay áo nhất loạt kêu đánh “soạt”, trong chớp mắt, quan viên sáu Bộ và các cung nữ, thái giám đều quì mọp dưới đất. Bố tụi bay cũng toan quì xuống cùng mọi người, nhưng cảm thấy như có ai đá vào chân. Nhìn sang thấy Già Dư mắt sáng quắc, đầu ngẩng cao, đứng như trời trồng bên cột, y hệt một pho tượng đá. Ta trấn tĩnh lại, chợt nhớ những qui định trong nghề. Triều đại nào cũng vậy, khi đao phủ đã bôi tiết gà lên mặt thì hắn không còn là người, mà tượng trưng cho phép nước tôn nghiêm, thần thánh. Bọn ta không phải quì, ngay cả trước mặt đức Kim thượng cũng vậy. Bắt chước Già Dư, bố tụi bay cũng đứng nghiêm, ưỡn ngực thót bụng, như một tượng đá. Niềm vinh dự này, con ơi, đừng nói gì cái xó Cao Mật này, ngay cả tỉnh Sơn Đông oai nghiêm, cả triều đình Đại Thanh hùng vĩ, cũng không có người thứ ba được hưởng.
Tiếng đàn sáo nhã nhạc đã tới gần. Theo sau tiếng nhạc du dương, xuất hiện giữa hai bên tường cao, là đội nghi trượng của nhà vua. Đi đầu, hai thái giám trang phục màu lông lạc đà, tay bê lư trầm có nắp hình con nghê, một làn khói xanh nhẹ nhàng bay lên, khói này xộc thẳng vào mũi, khiến người ngửi phải lúc tỉnh như sáo, lúc mê mẩn hồ đồ. Sau hai thái giám là đội nhã nhạc của nhà vua, sau đội nhạc lại là hai hàng thái giám cầm cờ lọng, đỏ đỏ vàng vàng cả một mảng. Sau nữa là tám ngự tiền thị vệ cầm thương đao kiếm kích, phủ việt mâu qua. Sau đó mới đến cỗ kiệu Kiên Dư màu vàng chóe của nhà vua, do hai thái giám lực lưỡng kiệu trên vai. Hoàng đế nhà Đai Thanh ngồi thẳng đuỗn trên kiệu. Hai bên phía sau kiệu có hai cung nữ cầm quạt lông chim công che nắng cho nhà vua. Sau nữa là đám quần là áo lượt của mấy chục tuyệt sắc giai nhân, tất nhiên đó là những hậu, phi của nhà vua, rồng rắn như một con đập nhỏ màu sắc rực rỡ. Sau đám hậu, phi còn kéo theo một cái đuôi dài nữa. Về sau, nghe Già Dư nói, công việc tiến hành ở trong cung, nên đội nghi trượng của nhà vua có sự tinh giản đáng kể, nếu đủ lễ bộ thì dài như một thần long, thấy đầu không thấy đuôi! Riêng đại kiệu của nhà vua, cũng đã sử dụng sáu mươi tư phu kiệu!
Các thái giám đã được huấn luyện thành thục, rất nhanh ai về vị trí người ấy. Hoàng thượng và các hậu, phi đã ngồi vào ghế trên khán đài. Hoàng đế Hàm Phong mặc áo hoàng bào, đầu đội kim quan, chỉ cách bọn ta khoảng một trượng. Bố tụi bay nhìn Hoàng thượng không chớp. Nhà vua khuôn mặt gầy, sống mũi rất cao, mắt trái to hơn mắt phải, miệng rộng răng trắng, môi trên để hàng ria con kiến, dưới cằm nuôi bộ râu dê, trên má có mấy nốt ruồi đen nhạt. Nhà vua ho luôn miệng, nhổ đờm liên tục vào âu vàng do một cung nữ túc trực bên cạnh. Hai bên nhà vua, ngồi xòe như hai cánh chim phượng, là hơn chục nương nương mũ cao tầng cài hoa đại đóa màu sắc rực rỡ, tua kim tuyến rủ trước ngực. Các nương nương đều mặt hoa da phấn, trên người tỏa hương. Người ngồi bên phải Hoàng thượng có khuôn mặt dài, má phấn môi son, đẹp như tiên nữ giáng trần. Là ai biết không? Nói ra tụi bay giật mình: Chính là đương kim Hoàng Thái hậu Từ Hi!
Tranh thủ lúc Hoàng thượng nhổ đờm, viên thái giám đứng oai nghiêm trên khán đài, khẽ phẩy nhẹ cái phất trần như đuổi ruồi, lập tức các quan, các cung nữ và thái giám hô lớn:
- Thánh thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!
Bố tụi bay giờ mới rõ, những người phía dưới tuy cúi đầu không dám ngẩng lên, kỳ thực họ vẫn liếc trộm lên khán đài, quan sát động tĩnh. Nhà vua vừa ho vừa nói:
- Các khanh bình thân!
Các quan khấu đầu cùng hô:
- Tạ ơn Hoàng thượng.
Rồi tất cả dập đầu lần nữa, phủi tay áo nhổm dậy, khom người đứng sang hai bên.
Thượng thư Bộ Hình Vương đại nhân bước ra khỏi hàng, phủi tay áo quì xuống khấu đầu, tiếng sang sảng:
- Thần thượng thư Bộ Hình tuân lệnh Hoàng thượng sai người tạo tác “Đai Diêm vương” và chọn hai đao phủ siêu hạng đem hình cụ vào cung, tâu Bệ hạ định đoạt.
- Biết rồi, bình thân!
Vương đại nhân khấu đầu tạ ơn, lui sang một bên. Lúc này Hoàng thượng nói câu gì đó, tiếng thì thào nghe không rõ, hiển nhiên là khí lực không đủ, vì Hoàng thượng mắc bệnh lao. Trên khán đài, viên thái giám dài giọng, nói như hát:
- Hoàng thượng có chỉ, Thượng thư Bộ Hình Vương Thụy dâng “Đai Diêm vương” để Hoàng thượng ngự lãm.
Vương đại nhân chạy gằn đến trước mặt bố tụi bay, giật lấy “Đai Diêm vương” bên ngoài bọc vải đỏ, bê bằng cả hai tay như bê nồi nước sôi, thận trọng nhích tới trước khán đài, quì xuống nâng lên quá đỉnh đầu. Viên thái giám bước tới đón “Đai Diêm vương” đặt xuống kỷ trước mặt Hoàng thượng, giở các lớp vải lộ hình cụ ra. “Đai Diêm vương” sáng lấp lóa, uy nghi lẫm liệt. Tuy không tốn kém là bao, nhưng bố tụi bay đã bỏ vào đấy rất nhiều công sức. Khi mới chế tác xong, trông nó lem nhem xấu xí, bố tụi bay lấy giấy ráp đánh suốt ba ngày, thế là nó trở nên bóng lộn! Aên không bảy mươi lượng cũng đáng!
Hoàng thượng giơ ngón tay gầy guộc, có móng vàng khè chạm nhẹ vào “Đai Diêm vương”. Không hiểu nó nóng hay lạnh mà ngón tay vàng ngọc của nhà vua rụt ngay lại. Ta lại nghe thấy nhà vua nói câu gì đó, viên thái giám bê cái hình cụ đưa đến trước mặt từng người để các nương nương xem. Các mệ cũng bắt chước Hoàng thượng, dùng ngón tay nhọn như búp măng chạm một cái, người thì làm ra vẻ hãi, người tỉnh khô mặt lạnh như tiền. Cuối cùng, viên thái giám trả “Đai Diêm vương” cho Vương đại nhân. Vương đại nhân cung kính nhận lại hình cụ, lom khom bước giật lùi về chỗ bố tụi bay, trả lại “Đai Diêm vương”.
Trên khán đài, viên thái giám ghé tai Hoàng thượng nói câu gì đó, ta trông thấy Hoàng thượng gật đầu. Viên thái giám bước ra phía trước, nói như hát:
- Hoàng thượng có chỉ, hành hình tên đại nghịch!
Tên Mọt bị trói ở cột gào khóc:
- Hoàng thượng, xin Hoàng thượng mở lòng nhân đức tha cho mạng chó của nô tài… Từ nay, nô tài không dám thế nữa!
Lúc này, các thị vệ trên dưới khán đài đều đứng cả dậy. Tên Mọt mặt vàng như nghệ, môi trắng bợt, mắt chớp lia lịa. Hắn không kêu gào nữa, vãi đái ra quần, khẽ thỉnh cầu bọn ta: “Xin các ông là gọn cho, người anh em xuống âm tào địa phủ sẽ nhớ công ơn trời biển của các ông!”
Bọn ta còn lòng dạ nào nghe hắn lải nhải? Bọn ta gan cóc tía cũng không dám thỏa mãn yêu cầu của hắn! Xiết cổ bằng thừng, hắn thì sướng nhưng bọn ta thì toi! Dù Hoàng thượng có tha cho bọn ta, thì Vương đại nhân cũng không tha! Hốt hoảng giở đồ nghề ra, ta cùng Già Dư khênh “Đai Diêm vương” cái của này sau khi chạm tay nhà vua và các nương nương bỗng trở nên nặng hơn, mỗi người cầm một đầu dây thừng da trâu, thực hiện các động tác như kế hoạch đã sắp đặt, trước hết trình diện Hoàng thượng và các nương nương, sau đó là các vương công đại thần, cuối cùng là các thái giám và cung nữ. Như trên sân khấu, Thận Hình Tu đại thái giám Trần công công cùng Thượng thu Bộ Hình Vương đại nhân ra hiệu với nhau bằng mắt, hô to:
- Thi hành án!
Đúng là ông trời có mắt, cái đai sáng quắc chụp vừa vặn vào đầu tên Mọt, y như đã được đo cẩn thận từ trước, khi xiết ít mất sức. Hai con mắt của hắn rất khớp với hai lỗ trên đai. Chụp xong, ta và Già Dư mỗi người lùi hai bước, kéo căng dây da trâu trong tay, tên Mọt vẫn lải nhải: “Các ông… làm gọn hộ tôi…”.
Lúc này còn bụng dạ nào suy nghĩ về đề nghị của tên Mọt. Bố tụi bay nhìn Già Dư, Già Dư nhìn bố tụi bay, không nói mà rất hiểu nhau, cùng gật đầu khẽ. Già Dư khẽ nhếch mép cười, đây là thói quen của Già mỗi khi thi hành án, Già là một đao phủ nho nhã. Nụ cười mỉm là tín hiệu hành động. Cơ bắp trên tay bố tụi bay căng lên, vận độ năm phần sức thì dừng lại – người không biết nghề thì không thể phát hiện có chuyện căng lại dừng, vì không thấy dây thừng chùng lại, tên Mọt rú lên một tiếng chói tai, hơn cả tiếng sói trong vườn thù. Bọn ta biết Hoàng thượng và các nương nương rất thích tiếng rú như thế này, nên kéo căng một cái lại dừng, căng một cái lại dừng, đây không phải là giết người, đây là nhạc sư vào loại cao thủ, đang tạo ra âm hưởng đắm say lòng người!
Hôm ấy là ngày thu phân, trời trong xanh, nắng vàng như mật, tường đỏ ngói lưu ly xung quanh rực rỡ màu châu ngọc, có thể ví đất trời như được phản chiếu qua một tấm gương lớn. Đột nhiên ta ngửi thấy mùi thối, biết ngay thằng Mọt bĩnh ra quần. Ta liếc trộm lên khán đài, thấy nhà vua mắt tròn xoe, mặt đỏ như vàng ở nhiệt độ nung chảy. Các nương nương, người mặt xám như tro, người miệng há hốc. Nhìn sang các vương công đại thần, người nào cũng như rũ xuống, không dám thở mạnh. Các thái giám, cung nữ dập đầu lạy tạ như tế sao, mấy người yếu bóng vía thì đã ngất xỉu. Ta và Già Dư lại nhìn nhau, cùng hiểu rằng đã đến lúc kết thúc, không nên để mùi xú uế ảnh hưởng tới Hoàng thượng và các nương nương. Bố tụi bay đã nhìn thấy mấy nương nương lấy khăn tay che miệng. Mũi họ thính hơn mũi Hoàng thượng. Hoàng thượng hít tỵ yên, khứu giác kém đi nhiều. Phải kết thúc nhanh, lỡ chẳng may gió tạt mùi lên chỗ Hoàng thượng thì tai vạ! Tên Mọt như thằng chết trương, thối khẳn, chứ không phải cái mùi ta thường thấy. Bố tụi bay rất buồn nôn nhưng không được phép. Nếu mình nôn thì tất cả mọi người đều nôn, hình phạt này thất bại hoàn toàn. Đi tong cái mạng nhỏ nhoi của bố tụi bay và Già Dư là chuyện nhỏ, bị lột cái mũ cánh chuồn trên đầu Vương đại nhân cũng không phải là chuyện lớn, mà ảnh hưởng đến sức khỏe Hoàng thượng mới thực sự quan trọng. Bố tụi bay đã nghĩ ra điều này. Già Dư chắc nghĩ ra từ lâu. Tần trò này kết thúc được rồi. Thế là bọn ta vận sức căng đều, cái đai xiết chặt từng li một, đầu thằng nhỏ xấu số thắt lại như quả đầu bê. Thằng nhỏ đã cãn mồ hôi từ lâu, giờ đây rỉ ra một chất như mỡ cá, vừa tanh vừa khẳn vượt xa thứ bĩnh trong quần. Cón một chút sức lực cuối cùng, thằng nhỏ rú lên một tiếng. Bố tụi bay giết người đã quen mà vẫn thấy thảm quá! Mình đồng da sắt cũng chịu không thấu “Đai Diêm vương”, đến như ma đầu Tôn Ngộ Không dao chém không đứt, giáo đâm không thủng, bốn mươi chín ngày trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân vẫn không chịu đầu hàng, vậy mà không cưỡng nổi câu thần chú khẩn cô nhi!
Thực ra, cái tinh diệu của “Đai Diêm vương” là ở hai mắt của phạm nhân. Bố tụi bay ngả người ra phía sau, qua sợi thừng, cảm thấy thằng Mọt run bần bật trên tay mình. Tiếc cho cặp mắt! Cặp mắt như biết nói, như hớp lấy hồn vía của các bà các cô, từ trong hốc mắt lòi dần ra ngoài, đen có, trắng có, đỏ có, càng lồi càng to, y hệt hai quả trứng gà chui ra từ trôn gà mái, chui ra… chui ra… “bụp” một tiếng, liền đó “bụp” tiếng nữa, hai con ngươi của tên Mọt treo lủng lẳng dưới “Đai Diêm vương”! Bố tụi bay và Già Dư chờ đợi kết cục này. Bọn ta căn cứ vào trình tự đã thiết kế, kéo dài thời gian thực hiện, xiết chặt từng tí một, từ từ căng dần lên, rồi vào thời điểm then chốt, xiết mạnh một cái, con ngươi bật bay ra ngoài. Cho đến giờ phút này, bố tụi bay và Già Dư mới thở phào như cất được gánh nặng. Mổ hôi túa ra không rõ từ khi nào, lưng áo ướt đẫm. Mồ hôi hòa tan tiết gà bôi trên mặt chảy từng vệt xuống cổ, thoạt trông tưởng vỡ đầu chảy máu. Đó là bố tụi bay trông mặt Già Dư để biết mặt mình là như thế.
Tên Mọt vẫn chưa tắt thở nhưng đã ngất lịm, không khác gì đã chết. Đầu hắn bị vỡ, óc và bọt máu màu hồng tràn qua kẽ nứt chảy ra ngoài. Bố tụi bay nghe thấy tiếng nôn ọe từ khán đài vọng xuống. Một quan lớn chỏm mũ đầu đỏ ngã cắm đầu xuống đất, mũ lăn đi rất xa. Khi ấy ta và Già Dư cùng hô to:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân nghiệm thu!
Thượng thư Bộ Hình Vương đại nhân cầm góc vạt áo bào che mặt, ngoảnh nhìn về phía bọn ta một thoáng, rồi quay lên phía khán đài đứng nghiêm, dang tay, phủi tay áo, phủ phục, tâu lên:
- Aùn đã thi hành, xin Hoàng thượng nghiệm thu!
Nhà vua ho rũ rượi hồi lâu, sau đó phán bảo Harry người trên và dưới khán đài:
- Các ngươi thấy cả rồi chư? Nó là tấm gương cho các ngươi!
Nhà vua không nói ta, nhưng mọi người đều ngeh rõ mồn một.
Nghe nói câu trên của nhà vua là dành cho các thái giám và cung nữ, nhưng các quan viên sáu Bộ, các vương công đại thần như bị đánh gãy chân, nhất loạt khuỵu xuống, dập đầu lạy tạ như tế sao, người cảm tạ ơn vua, kẻ hô vạn tuế, loạn cả lên! Ta và Già Dư được dịp nhìn thấu bản chất của các quan!
Hoàng thượng đứng dậy, viên thái giám hô to:
- Khởi giá hồi cung!
Các nương nương về cùng Hoàng thượng.
Các thái giám cũng về nốt.
Còn lại là các đại thần rũ rượi như cục nước mũi và tên Mọt như một con hổ.
Bố tụi bay hai chân mỏi dừ, mắt nảy đom đóm, nếu như không có Già Dư dìu đi, chắc chắn bố tụi bay sẽ ngã xuống bên cạnh thi thể thằng Mọt, trước khi Hoàng thượng lên kiệu về cung.
Tụi bay còn trợn mắt nhìn ta nữa thôi?
Ta nói cả nửa buổi để các ngươi hiểu rằng, vì sao bố tụi bay dám nổi dóa với bọn công sai. Một thằng Huyện Lệnh nhãi nhép, một chức quan to bằng hạt vừng, sai hai thằng chó săn đến truyền lệnh gọi ta! Kiêu kỳ bắc bậc quá đấy! Bố tụi bay lúc chưa đầy hai mươi tuổi đã đảm đương công việc động trời trước mặt đức Kim thượng Hàm Phong và Từ Hi Hoàng Thái Hậu. Sau đó, từ trong cung vọt ra lời vàng ngọc của Hoàng thượng:
- Bọn đao phủ của Bộ Hình hành sự tinh thông! Trình tự, lớp lang, đầu cuối, căng dịu… đâu ra đấy! Trẫm được xem một vở diễn hay!
Vương đại nhân được gia phong Thái tử Thiếu Bảo. Thăng quan tấn tước, vui vẻ trong lòng, Ngài thưởng cho Già Dư và ta bốn tấm lụa điều. Con đi hỏi cái tên họ Tiền, hỏi xem hắn đã nhìn thấy long nhan của vua Hàm Phong chưa? Chưa. Ngay cả long nhan đương kim Hoàng thượng Quang Tự cũng chưa! Hắn đã nhìn thấy phượng nhan của đương kim Hoàng Thái Hậu cũng chưa. Do vậy bố tụi bay dám khoe mẽ trước mặt hắn.
Ta đoán rằng, chỉ lát nữa, tri huyện Cao Mật Tiền Đinh sẽ đích thân đến mời ta. không phải cá nhân hắn mời ta, mà Viên đại nhân trên tỉnh sai hắn đến mời ta. Viên đại nhân thì ta đã mấy lần gặp mặt, ta đã giúp ngài làm một việc, làm rất gọn, rất đẹp mắt! Viên đại nhân vui lòng, thưởng cho ta một hộp lớn bánh cuốn thừng của Thiên Tân. Ta về quê đã nửa năm không đi đâu cả, tụi bay đừng nghĩ rằng ta là cây gỗ mục! Kỳ thực, ta biết tuốt mà làm ra vẻ hồ đồ. Lòng ta là một tấm gương, soi rõ từng chân tơ kẽ tóc cái thế giới này. Cô con dâu hiền của ta, những trò trộm gà bắt chó của con không che được mắt ta được đâu. Con trai bất lực, không thể trách con dâu ăn mảnh, đàn bà mà lại, tuổi trẻ mà lại! Trẻ ngứa nghề, không coi là tật. Cha đẻ của con làm phản bị tống giam đại lao, chuyện động trời này, ta biết. Ông là trọng phạm mà người Đức chỉ đích danh, nòi gì Cao Mật, ngay cả Sơn Đông cũng không ai dám thả ông ra. Vì vậy, ông chết là cái chắc! Đại nhân Viên Thế Khải là một sói chúa, giết một mạng người đối với ông ta chẳng khác dẫm chết một con giòi! Ông ta đang được người ngoại quốc tin dùng, đương kim Hoàng Thái Hậu cũng phải dựa vào ông ta để ổn định thời cuộc. Ta đoan chắc rằng, ông ấy sẽ mượn tính mạng cha con để diễn một tấn trò, vừa cho người Đức xem, vừa cho dân chúng Cao Mật và tỉnh Sơn Đông xem, cảnh báo họ yên phận làm ăn, không được giết người, không được làm giặc. Người Đức làm đường sắt thì triều đình đã chấp thuận, liên quan gì đến cha con? Vậy là “Mình làm mình chịu!” Đừng nói con không cứu nổi, mà Tri huyện Tiền Đinh cũng không cứu nổi cha con. Con trai của ta, giờ đây là lúc cha con ta xuất đầu lộ diện. Bố con vốn định rửa tay gác kiếm, ẩn tính mai danh, chết già ở nơi thôn dã này, nhưng ông trời không chịu. Sáng nay, đôi tay này đột nhiên nóng ran, ta hiểu rằng, công việc của ta vẫn chưa xong. Đây là ý trời, không cách nào tránh né. Con dâu này, con khóc cũng không ích gì, hận cũng không ích gì, ta chịu ơn trời biển của đương kim Hoàng Thái Hậu, không nhúng tay vào thì có lỗi với triều đình! Ta không giết cha con thì người khác giết! Để cái bọn bất thành nhân dạng giết ông ấy, chẳng thà để ta giết còn hơn! Người ta có câu: “Thân này ví xẻ làm ba”, ta sẽ trổ tài, để ông ấy chết một cái chết oanh liệt, sử sách lưu danh. Con trai của ta, cha cũng muốn giúp con có nghề chính đáng, để hàng xóm láng giềng mở mắt ra! Họ chẳng rất khinh thường con đấy sao? Vậy được, ta phải cho họ hiểu rằng, đao phủ cũng là một nghề. Nghề này, người đứng đắn không làm, kẻ lười nhác không làm nổi! Nghề này đại biểu cho tinh khí thần của triều đình. Nghề này mà phát triển, thì triều đình hưng thịnh; nghề này tiêu điều thì khí số của triều đình cũng hết! Con trai, nhân lúc kiệu của quan lớn Tiền chưa đến, cha nói đôi điều về việc nhà mình, hôm nay không nói, chỉ sợ sau này không còn dịp nào để nói nữa.
Năm bố con mười tuổi, ông nội con bị dịch tả. Sáng mắc, trưa chết. Năm đó ở Cao Mật sáng nào cũng có người chết, nhà nào cũng có tiếng khóc. Hàng xóm không đỡ đần được nhau, nhà nào có người chết, nhà ấy chôn cất lấy. Ta và bà nội con, nói vầy hơi khó nghe, lôi ông ra bãi tha ma như lôi một con chó chết, đắp điếm qua quít cho xong. Ta và bà nội vừa quay lưng, một đàn chó hoang đã xông tới, chỉ bới vài cái đã lôi được xác ông lên. Ta nhặt gạch vỡ xông tới định liều mạng, chúng giương những cặp mắt đỏ ngầu, nhe hàm răng trắng nhởn, chĩa vào ta mà sủa. Chúng ăn thịt người chết, béo mẫm, cơ bắp cuồn cuộn, con nào cũng khỏe và dữ như hổ. Bà nội ngăn ta, bảo:
- Con ơi, đâu chỉ riêng cha con, đành để chúng ăn thôi!
Ta biết, một người đánh không lại cả đàn chó dại, đành đứng đấy mà nhìn lũ chó, miếng thứ nhất xé tan quần áo ông nội con, miếng thứ hai xơi gọn da thịt, miếng thứ ba chén sạch ruột gan tim phổi, miếng thứ tư nhai xương rau ráu.
Sau đó năm năm, vùng Cao Mật lại phát sinh bệnh thương hàn, bà nội con sáng bị, trưa tắt thở. Lần này, ta đặt xác bà nội giữa đống rơm, châm lửa đốt. Từ đó, bố con cơ khổ lênh đênh không nơi nương tựa, ban ngày chiếc gậy cùng cái muỗng, xin ăn từng nhà. Tối đến rúc vào đống cỏ, chui vào bầu lò, tiện đâu ngủ đấy. Khi đó, ăn mày trẻ con như ta có hàng đàn, xin được miếng ăn đâu có dễ! Có hôm gõ cửa hơn trăm nhà mà không kiếm nổi mẩu dưa héo. Chết đói đến nơi, bố con chợ nhớ bà nội con lúc sinh thời có lần nói rằng, bà có người anh em họ làm công sai ở một phủ lớn ngoài kinh thành, cuộc sống không đến nỗi, thường gửi tiền cho bà. Vậy là bố con quyết định lên kinh đô tìm ông ta.
Dọc đường xin ăn, đôi khi phụ giúp thiên hạ làm vài việc vặt, cứ như vậy khi đi khi nghỉ, bữa đói bữa no, rồi cũng đến được kinh đô. Bố con theo bọn buôn rượu, vào Bắc Kinh bằng cổng Sùng Văn. Nhớ mang máng bà nội nói ông ta là lính ở đại đường Bộ Hình, bèn hỏi thăm đường đến Lục Bộ Khẩu, rồi tìm đến Bộ Hình. Hai ông kính vai hùm lưng gấu đứng gác ngoài cổng. Bố con lân la lại gần, liền bị một ông dùng sống dao gạt bắn đến hơn một trượng. Trăm núi nghìn sông mới đến được đây, tất nhiên không thể bỏ cuộc, bèn suốt ngày lượn lờ ngoài cổng Bộ Hình. Phố Bộ Hình hai bên có mấy nhà hàng, nào là “Tụ Tiêu Lâu”, nào là “Hiền Nhân Cư”, đều rất đàng hoàng, khách khứa nhộn nhịp, giờ cao điểm, ngựa xe xếp hàng chật cứng hai bên đường, mùi thức ăn tỏa dài theo phố, thơm điếc mũi! Cũng có mấy quán nhỏ bán điểm tâm: Bánh bao, thịt nướng, bánh xèo, óc đậu… Không nghĩ rằng trong thành Bắc Kinh lại có nhiều món ăn ngon đến thế, chẳng trách ai cũng muốn về Bắc Kinh. Bố con chịu khổ từ tấm bé, biết tìm việc mà làm, thường giúp những người làm công trong nhà hàng một số việc vặt, đổi lấy bát cơm ăn. Bắc Kinh đất rộng người đông, xin ăn dễ hơn ở Cao Mật. Những ông chủ giàu có thường gọi rất nhiều món, nhưng chỉ đụng đũa đôi chút rồi bỏ, không ăn. Cơm thừa canh cặn cũng đủ bố con no bụng. No rồi, tìm nơi chân tường khuất gió đánh một giấc. Dưới nắng ấm, bố cảm nhận được gân cốt mình đang lớn lên, năm sau bố con đã cao hơn năm trước một cái đầu, chẳng khác cây lúa gặp mưa xuân!
Giữa lúc bố con đang thỏa mãn với cuộc sống vô tư của một anh chàng hành khất thì đột nhiên tình thế thay đổi hẳn: Một lũ ăn mày đánh bố gần chết. Cầm đầu bọn chúng là tên Chột, hắn hỏng một mắt, con mắt còn lại sáng lạ lùng, vết sẹo chém bằng dao chạy dài trên mặt, trông phát khiếp! Hắn nói:
- Thằng súc sinh, mày chui ra từ xó xỉnh nào mà dám khua khoắng trên địa bàn của ông? Còn trông thấy mày lảng vảng ở phố này, ông sẽ đánh què cái chân chó của mày, sẽ móc đuôi hai con mắt chó của mày!
Nửa đêm, bố con gắng gượng mãi mới bò được ra khỏi rãnh nước bẩn, thu mình trong một xó tối, người đau như giần, bụng lép kẹp sôi ùng ục. Ta cảm thấy cái chết đã gần kề. Đúng lúc ấy, ta mơ màng nhìn thấy bà nội đứng trước mặt, bảo:
- Con đừng buồn, vận may của con sắp đến rồi!
Ta vội mở mắt. Không thấy gì hết! Chỉ nghe gió thu hiu hắt rì rào trên những ngọn cây và tiếng ri rỉ của mấy con dế sắp chết cóng. Còn nữa, cả một bầu trời đầy sao hấp háy nhìn ta. nhưng hễ nhắm mắt là ta lại thấy bà nội đứng trước mặt, bảo rằng vận may sắp đến với ta, còn mở mắt thì lại không thấy gì cả. Sáng sớm hôm sau, mặt trời đỏ rực, nhuốm hồng những giọt sương long lanh trên cỏ, trông thật đẹp mắt! Đàn quạ kêu ầm ĩ, bay về phía nam kinh thành. Về sau, tự nhiên ta hiểu, sáng sớm đàn quạ bay về hướng đó để làm gì? Ta đói không chịu nổi, muốn xin chút gì dằn bụng nhưng lại sợ tên Chột. Chợt trông thấy cái đống than bên đường có cái thân của cây cải bẹ, liền ra nhặt về chỗ chân tường, ngồi nhai rau ráu. Đang ăn ngon lành, ta thấy có đến mười mấy con ngựa xuất phát từ sân Bộ Hình, trên lưng là những lính dõng quần áo nẹp đỏ, phi nước kiệu trên con đường mới đắp vằng đất da ban màu vàng xỉn. Các lính dõng của mình cài yêu dao, tay cầm roi ngựa, gặp người vụt người, gặp chó đánh chó, cái phố lớn như vậy mà toắt cái trở nên vắng tanh.
Lát sau, một chiếc xe tù bằng gỗ, từ sân Bộ Hình chạy ra. Con la kéo xe tù rất gầy, sống lưng nhọn như sống dao, chân gầy như que củi. Xe tù chở một phạm tóc xõa, khuôn mặt mờ nhạt, mắt mũi không rõ. Xe lắc lư trên đường, trục khô dầu, rít kin kít. Dẫn đường cho xe tù là mấy lính kỵ mã khi nãy, sau đám kỵ mã là hơn chục lính thổi tù và. Tiềng tù và thì không thể hình dung nổi, tì… tì… như đàn trâu khóc. Phía sau xe tù, là một nhúm quan viên mặc triều phục, người to béo đi giữa để ria chữ bát, trông như ria dởm dán bằng keo. Phía sau các quan viên, lại là mười mấy kỵ mã. Đi kèm hai bên xe tù là hai người mặc quần áo màu đen, thắt lưng to bản, đầu đội mũ đỏ, tay cầm đại đao. Hai người sắc mặt đỏ gắt – khi ấy ta chưa biết họ bôi máu gà lên mặt – bước chân nhẹ nhàng không một tiếng động. Bố tụi bay nhìn họ không chớp, phong độ của họ làm ta mê mẩn! Khi ấy ta nghĩ, bao giờ mình có được cái dáng đi ấy nhỉ? Chợt ta nghe có tiếng bà nội nói sau lưng:
- Con ơi, cậu con đấy!
Ta lập tức quay lại, sau lưng là bức tường màu xám, không có ai cả. Nhưng ta biết bà nội đã hiển linh. Thế là ta gào lên: “Cậu ơi!” Cùng lúc ấy như có ai đẩy mạnh ta một cái, ta mất đà, lao về phía xe tù.
Đúng là không biết trời cao đất dày! Các quan viên và đám lính kỵ mã ngớ ra. Một con ngựa giật mình cất cao hai vó trước hí vang, tên lính kỵ văng xuống đất. Ta nhào đến trước mặt hai người áo đen tay cầm đại đao, vừa khóc vừa nói: “Cậu ơi, thế là cháu đã tìm thấy cậu!”… Nỗi niềm bấy lâu nay chất chứa trong lòng khiến ta trào nước mắt. Hai người áo đen cầm đại đao cũng ngẩn người ra. Ta thấy họ đưa mắt nhìn nhau, người nọ như có ý hỏi người kia: “Ông là cậu thằng ăn mày này à?”
Hai người áo đen chưa kịp có phản ứng gì, đám lính kỵ đã hoàn hồn vung đao vung kiếm hè nhau xông tới vây quanh ta, kiếm quang lấp lóa trên đầu ta. Một bàn tay vạm vỡ chộp lấy cổ ta nhấc bổng lên, ta có cảm giác như xương cổ mình gãy vụn, ta giẫy giũa trên tay họ, miệng gào to: “Cậu ơi, cậu!”… Rồi ta bị quẳng xuống đất, đè chết tươi một con nhái. Miệng ta vập phải đống phân ngựa còn nóng hổi.
Phía sau xe tù, một người to béo mặt đen, đội mũ triều thiên chóp bạc bằng pha lê màu lam, áo bào thêu con báo trắng trước ngực, ngồi ngay ngắn trên lưng con tuấn mã. Ta hiểu đây là ông quan to. Một lính dõng khuỵu một chân thưa lên:
- Bẩm đại nhân, một thằng ăn mày ạ!
Hai lính dõng điệu ta đến trước mặt đại quan, một tên ghìm tóc bắt ta ngẩng lên để đại quan xem mặt. Ông quan béo nhìn ta một thoáng, xì một cái, chửi:
- Thằng ăn mày ngu xuẩn! Xéo!
Tên lính dõng thưa lên một tiếng, rồi cầm tay ta lôi sang bên kia đường, dúi ta một cái, chửi: “Cút mẹ mày đi!”.
Người ta bay theo tiếng chửi, rơi tõm xuống rãnh bùn, nước thối hoắc.
Bố tụi bay loay hoay mãi mới mò được lên bờ, mắt không mở được, tối mò. Ta vơ nắm cỏ khô lau bùn đất trên mặt. Lúc mở được mắt ra, con đường đất ba dan bụi tung mù mịt, đội hành quyết đã đi về hướng nam. Ta nhìn theo mà cảm thấy trong lòng ngao ngán. Lúc này, lời bà nội lại văng vẳng bên tai: “Con nên đi xem! Người ấy là cậu con đấy!”.
Ta nhìn quanh, tìm bà nội. Chỉ thấy con đường đất màu vàng, bãi phân ngựa đang bốc hơi và những con chim sẻ nghiêng đầu, mắt bé tí đen láy, đang nổ thức ăn trong đống phân ngựa. Không thấy bà nội đâu cả! “Mẹ ơi!”… Ta buồn quá, cất tiếng khóc, tiếng khóc dài lê thê như cái rãnh nước bẩn chạy dọc theo bên đường. Ta nhớ bà nội, oán bà nội. Mẹ ơi, mẹ bảo con đến nhận mặt cậu, nhưng ai là cậu của con? Người ta xách cô con lên như xách mèo xách chó, rồi quẳng con xuống cái rãnh thối, suýt nữa cái mạng của con không còn! Lẽ nào mẹ không nhìn thấy? Mẹ ơi, mẹ có linh thiêng thì đưa đường chỉ lối, giúp con thoát khỏi bể khổ. Nếu mẹ không thiêng thì đừng nói gì nữa, dù phải cạp đất mà ăn, con trai cũng không cần mẹ lo toan! Nhưng bà nội tụi bay không nghe, cứ vo ve như con nhặng sau tai ta:
- Con đi mà xem, người ấy là cậu của con!
Vậy là bố tụi bay chạy như điên, đuổi theo đội hành quyết. Chỉ khi chạy thật nhanh, bà nội mới chịu ngậm miệng. Hễ chạy chậm là tiếng rủ rỉ bên tai lại vang lên. phải chạy thật nhanh mới thoát cái tiếng ấy, dù rằng, rất có thể lại bị quẳng xuống rãnh lần nữa. Ta đuổi theo đội hành quyết, ra khỏi cửa Tuyên Vũ, chạy miết trên con đường sống trâu đầy ổ gà, nước đọng thành vũng. Đây là lần đầu ta chạy trên con đường nổi tiếng trong thiên hạ, giờ đây nó in những vết chân của ta. Cảnh quan ngoại thành tiêu điều, không được như nội thành. Hai bên đường nhà cửa thấp lè tè, xen kẽ những vạt rau xanh: cải thìa, cải bẹ, củ cải; riêng đậu ván thì thân, lá đã khô héo trên giàn. Có mấy người đang lom khom trên những ruộng rau, họ không quan tâm nhiều đến đội hành quyết, người ngó qua một thoáng, người cắm cúi làm, không ngẩng đầu lên.
Gần đến pháp trường, con đường sống trâu chui tụt vào bãi rộng mênh mông, chính giữa là cái bệ cao, có rất nhiều người vô công rỗi nghề xúm quanh. Trong đám đông có một số là ăn mày, trong đó có tên Chột, thì ra đây cũng là địa bàn của hắn. bọn lính thúc ngựa dàn thành đội hình. Hai đao phủ rất phong độ nói trên mở xe, lôi phạm xuống. Phạm có lẽ gãy chân, đi cà nhắc khiến ta tưởng đến củ hành bị héo. Đao phủ dìu phạm lên bục, nhưng vừa buông tay, anh ra lại rũ xuống, chẳng khác người không xương! Những người đứng vây quanh xì xào, họ không bằng lòng thái độ hèn nhát của người tử tù. Đồ giẻ rách! Quân hèn! Đứng thẳng lên xem nào! Hát bài gì đi! Được mọi người cổ vũ, tên phạm khe khẽ cựa quậy, động đậy từng cơ bắp, từng cái xương cực kỳ khó khăn. Mọi người lên tiếng động viên anh ta. Anh ta chống tay ngồi lên rồi vươn người đứng dậy nhưng lập tức hai chân lại khuỵu xuống. Đám người xem kêu to: Anh kia, anh kia! Nói đôi lời gì đó đi! Chẳng hạn câu “Chém rơi đầu hôm nay, hai mươi năm sau lại là một hảo hán!”. Nhưng người tử tù, trái lại, nhếch miệng khóc òa, sau đó gào lên: “Trời ơi, oan cho tôi quá!”.
Những người đến xem ắng họng, đứng im như phỗng, nhìn lên bục. Hai đao phủ thần thái vẫn như cũ. Lúc này, âm hồn bà nội lại xì xào sau tai ta: “Gọi đi con, mau lên! Người ấy là cậu con!”. Bà nội hối thúc ta, càng lúc càng cao giọng, điệu bộ càng gay gắt, luồng khí lạnh phả thẳng vào gáy ta, nếu ta không gọi, chắc chắn sẽ bị bà bóp cổ. Không còn cách nào khác, ta chấp nhận để bọn lính dõng hung hãn chém bể đầu, gọi thật to: “Cậu ơi!”.
Chỉ trong một thoáng, các cặp mắt đều dồn về phía ta. Ánh mắt quan giám trảm, ánh mắt bọn lính dõng, ánh mắt bọn vô công rỗi nghề, tất tật ta quên hết, chỉ mỗi ánh mắt người tử tù là ta suốt đời không thể nào quên! Người tử tù ngẩng đầu lên, giương cặp mắt sưng húp vì bọng máu che khuất, nhìn ta, tia mắt như hai mũi tên màu đỏ, nhanh như chớp bắn rụng ta. Lúc này, viên quan giám sát thi hành án hô lớn: “Đến giờ rồi!”.
Cùng với tiếng hô là tiếng tù và bi tráng nổi lên, những lính dõng cũng chụm miệng huýt sáo lanh lảnh. Một đao phủ cầm đuôi sam của người tử tù kéo mạnh về đằng trước để cổ người tử tù vươn dài ra. Người đao phủ kia dùng cánh tay nâng đao, hơi vặn mình sang phải, rồi thoắt cái xoay người sang trái, “phập”, ánh đao sáng trắng cùng với tiếng rú nửa chừng, đao phủ phía trước đã giơ cao cái đầu của người tử tù. Đao phủ hạ thủ cùng đao phủ cộng sự, xếp hàng, hô lớn:
- Mời đại nhân nghiệm hình!
Viên quan to béo mặt đen vẫn ngồi trên mình ngựa, phẩy tay một cái như vẫy chào cái đầu, rồi giật cương quay ngựa rời pháp trường. Lúc này, những người đến xem hành hình cất tiếng reo hò, bọn ăn mày tranh nhau chạy đến chỗ cái bục, đợi lột quần áo người tử tù. Nửa cổ còn lại của người tù bỗng duỗi thẳng, máu vọt ra có vòi, còn thân hình thì ngã úp sấp, y hệt cái vò rượu bị đổ.
Cuối cùng thì ta cũng hiểu, quan giám trảm không phải cậu ta, đao phủ cũng không phải cậu ta, bọn lính dõng cũng không phải cậu ta. Người tù bị chém đầu mới là cậu ta.
Đêm ấy, bố tụi bay chọn một cây liễu mọc nghiêng, cởi dây làm thòng lọng buộc lên cây liễu rồi chui đầu vào. Cha chết rồi, mẹ chết rồi, người cậu có thể nhờ vả thì bị người ta chặt đầu rồi, bố tụi bay tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, chết quách cho rảnh! Sắp sờ được mũi Diêm vương thì một bàn tay vạm vỡ đỡ lấy đít bố.
Chính là người đã chém đầu cậu của bố!
Ông dẫn ta đến một quán cơm, gọi bát canh đậu phụ nấu với đầu cá, bảo ta ăn. Ta ăn, ông không ăn, chỉ lặng lẽ ngồi nhìn ta. Người chạy bàn đưa đến một tách trà, ông cũng không uống. Ta ăn no, ợ hơi nhìn ông. Ông bảo:
- Ta là bạn thân của cậu con. Nếu con bằng lòng, hãy làm đồ đệ của ta!
Tư thế lúc ban ngày của ông tái hiện trước mắt ta: trước tiên, người đứng thẳng, sau đó nhanh chóng xoay sang phải, cánh tay phải như cầm nửa vầng trăng, “phập”, cái đầu của ông cậu giơ cao cùng với tiếng kêu oan nửa chừng tắt lịm… Bà nội lại thì thầm bên tai: “Con ơi, mau quì xuống lạy sư phụ đi!”.
Ta quì xuống lạy sư phụ, mắt ầng ậng nước. Thực ra, ông cậu sống hay chết ta không quan tâm, ta chỉ quan tâm bản thân ta. Nước mắt lưng tròng, ta không nghĩ rằng giấc mộng ban ngày lại biến thành hiện thực nhanh đến thế. Ta cũng muốn trở thành một đao phủ giết người không chớp mắt. Mặt họ lạnh như tiền mà cứ tỏa sáng trong giấc mơ của ta.
Con ơi, sư phụ chính là Già Dư, người mà ta kể cho con nghe đã hàng trăm lần. Sau đó, Già bảo ta, Già cùng ngục tốt – cậu ta, kết nghĩa anh em. Cậu ta phạm tội, chết dưới tay sư phụ, đúng là con tạo xoay vần! “Phập” một nhát, nhanh hơn gió. Già Dư nói, khi rơi xuống, cái đầu cậu bảo ông:
- Anh ơi, cháu em đấy, chăm nom nó hộ em!
Đàn Hương Hình
Về tác phẩm
I-Chương 1(a)
I-Chương 1(b)
I-Chương 2
I-Chương 3
I-Chương 4
II-Chương 1
II-Chương 2
II-Chương 3
II-Chương 4
II-Chương 5
II-Chương 6
II-Chương 7
II-Chương 8(a)
II-Chương 8(b)
II-Chương 9
III-Chương 1
III-Chương 2
III-Chương 3
III-Chương 4
III-Chương 5