Giã biệt
Tác giả: Mai Ngữ
T rên đê sông Đuống. Một chiều mùa đông năm 1948.
Có hai người đang ngồi dưới dệ đê, nhìn lên thấy con đê cao vút chạy dài như bức trường thành. Hai người, hai anh em ruột. Người anh cao lớn và trắng trẻo, mặc bộ đồ vải nâu nhưng thêm cái áo len xanh cao cổ và chiếc áo vét-tông dạ cũ sờn, đầu đội mũ dạ méo. Người em nhỏ hơn, mặt khắc khổ, đen sạm cũng mặc quần áo nâu và phong phanh chiếc áo trấn thủ cộc tay, đội mũ bê-rê rách.
Bên kia là nam phần Bắc Ninh, nơi quân Pháp chiếm đóng, thấp thoáng những xóm làng xa nhòe nhoẹt trong sương chiều. Thỉnh thoảng nơi ấy lại vọng đến tiếng súng “tắc bọp” tiếng nổ bị nghẹn lại trong hơi nước.
Người anh sốc lại bị quần áo và hỏi:
- Thế là chú nhất quyết lên Việt Bắc?
- Còn anh thi nhất quyết “dinh tê” vào thành?
Người em hỏi lại, mắt lủ đừ nhìn. Người anh cúi xuống nhặt những bông hoa cỏ may bám ở ống quần, tránh luồng mắt vàng vọt nhưng nghiêm khắc của em mình. Giây lâu, anh ngẩng lên phân bua:
- Thì tôi đã nói hết với chú rồi, sức tôi không thể đi theo kháng chiến được nữa. Với lại tôi cần phải học tiếp, đi thì phải bỏ học dở dang, phí lắm. Công lao bao nhiêu năm đèn sách...
- Thôi được, anh đã nhất quyết thì cứ vào thành... nhưng phải cẩn thận đấy.
- Chú đừng lo nhiều cho tôi, bao nhiêu người “dinh tê” rồi có sao đâu. Chỉ có điều tôi mong chú phải hiểu cho tôi, tôi đâu có phải là kẻ phản bội. Nếu có về thành, tôi cũng cốt để tiếp tục việc học... mà sau này nước nhà độc lập, chinh phủ cũng cần những người có học chứ?
- Thôi, anh về đi...
Người em đứng lên. Người anh cũng vội vã đứng lên. Họ chỉ nhìn nhau, không ôm nhau, không bắt tay từ biệt. Người anh rất muốn có cử chỉ gì âu yếm đối với em nhưng ngó gương mặt như sắt lại kia thì anh lại đâm sợ. Anh cứ đứng sững, đầu cúi xuống như người chịu tội. Đến khi anh ngẩng lên, người em đã đi được một quãng dài, bóng anh ta thấp thoáng hiện trên nền cỏ ướt đẫm sương chiều và mưa bay, thập thõm nghiêng nghiêng với những bước chân dứt khoát tự tin. Ngườì anh đứng mãi nhìn theo như muốn nuốt lấy hình ảnh cuối cùng của em trai mình, chưa biết bao giờ mới gặp lại nhau...
Lại có tiếng “tắc bọp” bên kia sông Đuống...
Mười năm sau tại thủ đô Hà Nội. Gian nhà của người em vừa chật vừa thấp, nằm lọt giữa khu tập thể của cơ quan vợ anh. Gian nhà chẳng có gì khác ngoài hai chiếc giường cá nhân kê sát nhau thành giường đôi, trên có khay chén cáu bẩn vàng khè vì nước chè, cái giường cũi trẻ con là nơi trút bỏ chăn màn, quần áo. Ngoài hiên, thau chậu lỉnh kỉnh và cái xô chứa nước... Người em ngồi bệt trên nửa chiếc chiếu trải trên nền xi-măng và hí hoáy viết trên tấm cánh cửa hạ xuống kê làm bàn, vẫn dáng người ấy, khắc khổ, xương xấu và nhỏ nhoi trong bộ quân phục cũ sờn. Đôi giày vải bộ đội cũng cũ rách, dùng thay dép bị bẹp dí ở gót.
Đột nhiên người anh bước vào, dáng người vẫn như xưa nhưng trắng hồng hơn, béo và bệ vệ hơn, ăn mặc tuy đã cố làm vẻ giản dị, khiêm tốn vẫn sang trọng hơn. Người anh lẳng lặng đứng nhìn em trai đang cúi đầu say mê viết, mái tóc rũ xuống đã điểm nhiễu sợi bạc. Người em chọt cảm thấy ánh sáng bì che lấp, ngẩng lên nhận ra và bỏ bút:
- Anh... mời anh ngồi tạm trên giường.
- Chú cứ mặc tôi... Thế nào? Chú không chịu dọn về nhà mình hay sao? Cứ chịu ở nhà nát này sao?
Người em nhún vai không trả lời. Mãi sau anh nói
- Thì em đã nói rồi, chúng em ở đây cũng được. Hai vợ chồng với cháu nhỏ ở thế này đủ chán. Với lại ở đây tiện bếp ăn tập thể, đỡ công chợ búa, nấu nướng...
- Hừ... tập thể... chú thì lúc nào cũng nghĩ đến hai chữ tập thể? Mà tôi cũng chịu chú, khi trước đi kháng chiến thì ăn ở thế nào xong thôi. Bây giờ về Hà Nội mấy năm rồi mà chú vẫn không bỏ được lối sống ở chiến khu... Thôi, tuỳ chú! Cái nhà của ông bà để lại và thành phố người ta cũng đồng ý trả cho anh em mình. Nếu bây giờ chú chưa cần ở thì tôi sẽ trông nom tất cả, khi nào chú cần cứ bảo tôi...
- Vâng...
Hai anh em, người ngồi dưới đất, người đứng giữa nhà nói chuyện với nhau. Người anh nhìn quanh quẩn gian nhà tự hỏi không hiểu sao thằng em mình cứ nhất định làm khổ mình, làm khổ vợ con mình mà chui rúc mãi ở đây? Thốt nhiên anh quay nhìn xuống và hỏi:
- Này, chú có nhớ buổi chiều chúng mình chia tay nhau bên đê sông Đuống không?
- Em chẳng nhớ nữa, lâu quá rồi...
- Phải lâu quá rồi, mười năm... Ngày ấy tôi về thành, cậy cục xin đầy đủ giấy tờ là tôi phóng luôn sang Pháp, những năm sống ở Paris, tôi cứ ân hận mãi về việc đã bỏ lại chủ ngoài kháng chiến và lúc nào tôi cũng mặc cảm mình là người có lỗi với thầy mẹ. Nói thật lòng là tôi rất ít hy vọng chú còn sống cho đến ngày thắng lợi. Vậy mà tốt nghiệp xong, nhận được bằng thạc sĩ là tôi nghĩ ngay đến chuyện về nước. Năm 56, bên ấy nhiều người xin về lắm, về để giúp cụ Hồ và chính phủ xây dựng, kiến thiết Tổ quốc... Mà ngày ấy chắc chú giận tôi lắm?
- Không... em nghĩ rằng trước sau thì anh cũng vào thành. Có muốn giữ anh lại với kháng chiến cũng chẳng được.
- Cũng không hẳn thế đâu. Giá ngày ấy tôi đã học thành tài như bây giờ thì dứt khoát là tôi... Chú hút thuốc?
Anh chìa bao thuốc lá ra mời người em lắc đầu:
- Cảm ơn anh em hút thuốc lào quen rồi.
Người anh châm thuốc hút rồi lại nói:
- Này, ở bên Pháp tôi cứ ngỡ chú đi khảng chiến từng ấy năm chắc phải làm to lắm vậy mà chủ chẳng hơn gì ngày ròi Hà Nội ra đi. Vẫn làm cái anh văn nghệ kiết xác này. Mà chú đã vào Đảng chưa?
Người em thờ ơ lắc đầu, nhìn anh mình như nhìn một người xa lạ. Người anh lại rít thuốc, không để ý, vẫn tiếp tục gi ọng điệu cũ: Tôi còn nghe nói chú bị kỷ luật gì đó? Thật ái ngại cho chú quá. Chú có học hành hẳn hoi, ít nhất cũng đã có cái Bắc phi-lô(1) vậy mà bỏ phí mất. Giá chú cứ tiếp tục học lên như tôi có phải hơn không? Tội gì lại đi vào con đường văn nghệ, viết lách không cẩn thận để đến nỗi này? Nước mình đâu có tự do ngôn luận như các nước văn minh mà đòi viết lách thoải mái.
Người em vẫn im lặng, không ra nghe mà cũng không hẳn bỏ qua lời người anh. Anh chỉ lẳng lặng ngắm gương mặt hồng hào, đôi mắt sắc sảo ẩn sau cặp kính trắng bộ ria đen và cái miệng quá rộng của người anh trai. Anh ta vẫn say sưa vừa nói vừa lắng nghe lời nói của mình:
- Tôi sang Pháp cũng có tham gia hoạt động, được vào Đảng Cộng sản Pháp. Hoạt động chính trị bên đó vui lắm không gò bó như bên ta, chi cần chịu khó nhận bán báo “Luy-ma-ni-tê”, bán được càng nhiều càng tốt, là có thể được giới thiệu vào đảng rồi. Về nước, tôi xin chuyển sinh hoạt đảng về... Ở đây, các ông ấy định sắp xếp cho tôi vào dậy ở Đại học Tổng hợp, chỗ anh Nguỵ Như Kon Tum, dù sao tôi cũng là một giáo sư, lại là đảng viên cộng sản... Chú xem đấy, ai cũng phải đi tới mục đích cả, nhưng nếu mình biết cách đi thì lâu lại thành nhanh, đi vòng lại hay hơn đi thẳng... phải biết cách đi vòng, chú ạ... Ngày đó, tôi đã khuyên chú mãi, chú đâu có chịu nghe, nói nhiều chú lại phê tôi dao động, cầu an, khó thế đấy. Giá chú nghe tôi thì bây giờ cả hai anh em mình...
Người em chống tay đứng lên vẻ uể oải, ra góc nhà rót ca nước và uống như người chịu khát đã lâu. Người anh vẫn nói:
- Chú xem đấy, cách đi của tôi có mất gì đâu, lại được tất cả. Chẳng mất gì hết, chú thấy chưa?
- Có anh có mất đấy... Người em chùi miệng, nói thủng thẳng.
Người anh trợn mắt, gỡ kính xuống, hỏi:
- Chú bảo tôi mất gì nào? Mất gì nào?
- Anh mất chứ, anh mất nhân cách của anh. Mười năm trước, anh đã tự nguyện bỏ đi, anh đã là thứ bỏ đi rồi thì còn tính chuyện được, mất cái gì nữa. Mấy ngày hôm nay, tôi đang cố viết cho xong một vở kịch lấy tên là Giã biệt. Tôi dựa vào câu nói mà khi xưa còn bé, tôi thường nghe mẹ tôi, à mẹ chúng ta nói: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Vậy mà lúc khó khăn, gian nan nhất thì anh quay lưng lại vả bỏ đi bây giờ thắng lợi rồi, vui vẻ rồi lại thấy anh xuất hiện? Thế đấy...
Chú thích:
(1) Tú tài triết học