watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hỏi lại chính mình-Phần I - tác giả Mang Viên Long Mang Viên Long

Mang Viên Long

Phần I

Tác giả: Mang Viên Long

1. Sâu kín

Ông giáo Kiên đã mất cách đây gần mười năm. Ông là một người thầy mẫu mực, là một người cha luôn chăm lo cho tương lai của các con.
Một hôm, Vĩnh - con trai ông - tình cờ mở tủ sách cũ của ông. Anh thò tay rút một cuốn sách. Đó là cuốn “Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất” của Bồ Đề Đạt Ma.
Giữa sách, Vĩnh thấy một phong thư của cô Diệu Thuần ở Gò Vấp. Mở thư ra xem, anh thấy có gạch dưới mấy chữ “...Chúc anh chị hạnh phúc”. Bên cạnh, nét chữ của cha anh viết vẫn còn đậm nét : “Xin cám ơn ! Điều ấy, dường như khó có được trong kiếp này...”.


2. Điều còn đọng lại

Năm 1977, sau ngày giải phóng hai năm. Hạo có việc cần phải đi Tây Sơn, về muộn. Xe chỉ đến cầu Bà Gi.
Đứng trên đường đón xe, có một cô gái dáng dấp rất tiểu thơ.
Đường vắng.
Trời tối.
Mưa to.
Xe hiếm, tuy lúc ấy chỉ mới bảy giờ
Hạo quay lại đề nghị
- Hay là ta cùng đi bộ ?
Nhìn quãng đường dài tối thui, tràn ngập nước - cô gái có vẻ do dự.
Hạo im lặng, một mình bước đi.
Cô gái lẽo đẽo theo sau.
Cả hai đội mưa đi giữa đường lộ vắng, tối om. Vì mang guốc cao gót, cô gái vấp ngã nhiều lần. Hạo lại lên tiếng đề nghị cầm hộ đôi guốc, để cô gái có thể giữ hai ống quần ướt sũng.
Họ cùng nhau đi trong mưa và gió, mà có lẽ, cả hai đều không cảm thấy lạnh.
Về đến gần thị trấn, đến một ngả rẽ, cô gái hỏi xin lại đôi guốc : “Anh cho em xin...”.
Từ đêm hôm ấy, Hạo không thể nào gặp lại cô gái, vì anh không nhìn rõ mặt và không hề biết tên của cô ta là gì.
Nhưng bù lại, anh có một niềm hạnh phúc lớn lao : Hạo luôn cảm thấy ấm áp và một nỗi vỗ về dịu dàng, mỗi khi nhớ lại cho dầu đã gần ba mươi năm...



3.
Khúc thịt mỡ
Căn phòng trọ của tôi gần nhà một cặp vợ chồng trẻ, họ vừa có một đứa con đầu lòng bốn tuổi.
Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm, tuy là người lao động nghèo : Người chồng trước là võ sĩ, nay đạp xích lô. Cô vợ trước là thợ may, nay buôn bán rau quả ở chợ.
Một buổi chiều cuối tháng ba, nghe tiếng la ó ồn ào của cặp vợ chồng trẻ, tôi đẩy cửa bước ra sân. Cô vợ đã chạy sang sân nhà tôi nhờ can thiệp.
Người chồng vẻ mặt hầm hầm, tay cầm khúc cây chạy theo.
Tôi nghiêm giọng :
- Có chuyện gì vậy ?
Cả hai im lặng.
- Việc gì ? Chú góp ý được không ?
Họ vẫn đứng yên. Đưa mắt nhìn nhau
Tôi đến bên người chồng, lấy lại khúc cây trên tay cậu ta.
Người chồng lẩm bẩm, giọng vẫn còn tức giận :
- Đã hai ngày rồi, dặn mua một khúc thịt mỡ mà không chịu mua...
1979
Mang Viên Long



4.
Má gọi
Tôi chỉ được sống bên mẹ vỏn vẹn có tám năm. Ở tuổi này, tôi chỉ biết Mẹ qua tiếng gọi mà thôi. Bên trong tiếng Mẹ ấy, tôi không có chút suy cảm gì nữa.
Năm tôi lên bảy tuổi, bà đau nặng, nằm liệt giường. Bà bị bệnh lao phổi. Thời ấy - 1950, trong vùng kháng chiến, làm gì có được một viên thuốc kháng sinh. Bà nằm yên trong một gian nhà cách biệt ba anh em tôi.
Nằm một chỗ trong căn buồng tối, bệnh tình ngày càng nặng, không có chút hy vọng kéo dài them cuộc sống, nên bà thường nhờ người giúp việc gọi tôi đến bên bà. Bà chỉ nhìn tôi. Hỏi tôi đôi câu bang quơ. Rồi bà nói : “Thôi, con đi chơi đi...”. Sau lời nói ấy, tôi hình như thấy được nét mặt vui tươi, rạng rỡ của bà !
Một hôm, đang mải mê chơi vụ, bà giúp việc đến kéo tay tôi :
- Má gọi kìa...
Dĩ nhiên là tôi thích chơi, hơn là trở về. Tôi chần chừ mãi, không chịu bỏ cuộc chơi.
Bà giúp việc phải quay lại gọi lần nữa, tôi mới chịu chia tay lũ bạn.
Tôi chạy một mạch về nhà, nhưng đứng ló thụt ở cửa buồng.
Bà nhận ra tôi, lên tiếng :
- Lại đây với má...
Tôi vẫn đứng yên. Bóng tối và hơi lạnh của căn buồng luôn đóng kín các cửa sổ, làm tôi sờ sợ. Nghĩ đến dáng bà gầy khô, tóc rụng chỉ còn lưa thưa ngã bạc, tôi lại cảm thấy lo lo...
- Lại đây con ! - Tiếng bà lại vang lên.
Tôi bước nhè nhẹ, rụt rè.
- Con cũng sợ má sao ?
Tôi giật mình :
- Không, con đâu có sợ !...
Hơn năm chục năm qua, tôi chỉ mong đợi một lần “Má gọi” mà không bao giờ có được ! Mọi việc đều đi qua đời ta chỉ một lần...



5.
Đi xem bói
Ở núi Vạc có một ông thầy xem bói quẻ được tiếng đồn là rất giỏi. Khách của ông gồm nhiều thành phần, mọi lứa tuổi.
Hải chiều ý Thiên Kim cùng nàng đến xem thử, vì có nhiều thầy đã bảo với nàng “tuổi hai đứa rất xung khắc !”.
Sau khi đưa mấy đồng xu cho Thiên Kim thảy vào đĩa, hỏi thêm ngày tháng năm sinh, ông cúi đầu vào trang sách cũ đã nhàu nát, bỗng cười lớn :
- Đại cát, đại cát ! Hãy làm đám cưới ngay đi...
Hải lễ phép :
- Thưa thầy, từ sáng đến giờ cháu lắng nghe, gặp ai thầy cũng reo “Đại cát, đại cát...” là thế nào ?
Hạ cặp kính lão xuống, ông nhìn vào mắt Hải :
- Điều quan trọng là phải nói câu ấy với niềm tin mãnh liệt, cháu à !



6.
Không có gì khác

Thuở trước, Ngạn là giáo sư dạy Văn. Bây giờ , ông là thợ sửa kính đeo mắt. Ông cho là người ta chỉ có quyền năng ở hiện tại, còn tương lai thì không.
Có khách hàng biết rõ quá khứ của ông, hỏi :
- Tôi biết bác trước đây làm thầy nay làm thợ, bác có thấy gì khác không ?
- Tôi chưa hề nghĩ tới điều ấy !
- Sao lại không ? “Thầy” và “Thợ” khác nhau kia mà ?
- Đó là khác cái tên gọi, chứ con người đâu có gì khác ! Người đời khổ đau nhiều, vì “thấy” nhiều cái khác nhau quá ! Tất cả chỉ là phương tiện để kiếm cơm áo thôi mà !
Người khách im lặng
Mỉm cười
Hỏi lại chính mình
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV
Phần V