watch sexy videos at nza-vids!
Truyện BỐ GIÀ-Chương 14 - tác giả Mario Puzo Mario Puzo

Mario Puzo

Chương 14

Tác giả: Mario Puzo

Năm 12 tuổi, Ông Trùm trông đã người lớn bộn. Người dong dỏng, nước da ngăm đen. Corleone vốn là tên làng, một làng quê nghèo đảo Sicily coi na ná một làng châu Phi. Tên cha mẹ đặt là Vito Andolini nhưng vì có chuyện phải bỏ quê hương, thay tên đổi họ sang Mỹ làm ăn nên giữ lại tên làng cho khỏi mất gốc. Cả đời Vito Corleone rất hiếm chuyện tình cảm như vậy.

Thời buổi đó, vào khoảng sắp bước qua thế kỷ 20, dân Sicily quả có hai chính phủ: nhà nước La Mã ở xa nên yếu xèo, trên đảo mấy ông Mafia mạnh hơn nhiều. Ông bố của Vito có việc tranh chấp với một dân làng. Hắn mang ra nhờ mấy ông Mafia phân xử. Bị xử ép, bố Vito đâu có chịu và sau một chầu gây gổ, lỡ tay đập chết gã đại diện Mafia địa phương.

Cỡ tuần lễ sau thì ổng đền mạng, người nát ra vì đạnlupara [thứ súng thô sơ bắn phát một, đạn ghém thông thường là chì; kiểu shotgun có thể làm lấy được]. Một tháng sau ngày đưa đám ma bố thì đến lượt Vito bị “hỏi thăm sức khoẻ”. Nó sắp lớn đến nơi, không lo triệt trước đi thì chắc chắn có hậu hoạ. Mấy năm nữa thế nào nó chẳng kiếm cách trả thù cha? May cho Vito là nó được họ hàng bà con che chở rồi kiếm cách gởi tuốt sang Mỹ lánh nạn.

Sang đất Mỹ, Vito nương náu trong gia đình Abbandando và để đổi lấy cơm ăn nhà ở, thằng bé 12 tuổi phải làm công việc nhà trong cái quán chạp phô đại lộ số 9, khu chợ Địa Ngục cũ.

Năm 18 tuổi Vito lấy vợ, một cô bé cùng gốc Sicily vừa sang đến đất Mỹ mới 16 tuổi đầu nhưng đã có tài quán xuyến, tề gia nội trợ rất khá. Hai vợ chồng son đi ở phòng mướn ở xóm lao động đại lộ số 10, xế đường số 15 cho gần chỗ làm. Hai năm sau, đứa con trai đầu lòng là thằng Santino ra đời.

Hồi đó trong xóm có một đàn anh tên Fanucci. Gã to con, trông rõ ra dân chơi người Ý, quanh năm bận đồ lớn thứ mắc tiền màu nhạt, nón phải là nón nỉ màu mỡ gà. Thấy mặt Fanucci là bà con ngán hết: nghe nói gã có chân trongBàn Tay Đen , thối thân của Mafia, một tổ chức chuyên doạ nạt những dân có máu mặt để bắt địa. Tuy nhiên vì dân xóm toàn gốc Ý và coi bộ hung dữ không vừa nên Fanucci chỉ bắt nạt được mấy ông già bà cả không có con lớn trong nhà. Mấy chủ tiệm thỉnh thoảng cũng phải chi cho gã chút đỉnh để khỏi có chuyện lộn xộn. Mối làm ăn chính của Fanucci là những dân chơi có thành tích, mấy ổ bao đề và sòng bạc nhỏ chứa bài lấy xâu. Lâu lâu gã cũng tới bắt địa còm quán chạp phô Abbandando làm thằng Genco sùng lắm, mấy lần nằng nặc đòi để nó giải quyết nhưng đều bị cha mẹ cấm triệt để. Những chuyện đó Vito Corleone biết hết nhưng lờ đi, kể như chuyện thiên hạ, dây dưa tới làm chi?

Có lần Vito tình cờ chứng kiến một vụ để thẹo mà Fanucci là nạn nhân. Có 3 thằng mới lớn lập mưu cho gã vào bẫy, lấy dao rạch một đường “quai nón” từ tai bên này sang tai bên kia. Dĩ nhiên mũi dao vô không sâu lắm, chết sao được… nhưng đau gần chết và máu tuôn có vòi. Vito thấy Fanucci ôm mặt máu chạy về và nó quên sao được cảnh đàn anh lấy cái nón nỉ mỡ gà vừa chạy vừa bưng cằm, làm như gã phải hứng thật đàng hoàng cho máu khỏi tuôn xuống ướt bộ đồ lớn hay văng ra đầy đường vậy.

Tưởng đâu vụ để thẹo sẽ làm gã mất mặt, nào ngờ cuộc đời Fanucci lại lên mới lạ! Số là 3 thằng kia là thứ trai mới lớn, ức gã bóc lột quá đáng nên nổi máu anh hùng, cảnh cáo dữ dằn vậy cho gã sợ chứ chúng đâu đã dám giết người? Fanucci mới là thằng dám. Vì mấy tuần sau chính thằng nhóc cầm dao rạch cổ gã bị bắn chết làm gia đình hai thằng kia hoảng hồn, mau mau chạy tới năn nỉ gã bỏ qua và họ bằng lòng chung một số tiền bồi thường miễn Fanucci hứa không trả thù nữa. Sau vụ này Fanucci có quyền bắt địa nặng hơn và sòng bạc nào trong xóm cũng phải cho gã ăn chia răng rắc! Những vụ này Vito Corleone cũng biết cả nhưng… vẫn là chuyện thiên hạ.

Hồi Đệ Nhất thế chiến, kẹt đường tiếp tế nên dầu ô-liu bỗng khan hiếm, quán chạp phô Abbandando phải nhờ cậy Fanucci mới có dầu ăn bán chợ đen. Còn cảSalami , dăm-bông, phó mát chính cống Ý nữa. Nghiễm nhiên gã trở thành có phần hùn trong tiệm và kéo ngay một thằng cháu vô làm, cho Vito Corleone nếm mùi thất nghiệp. Một thằng cần cù, kiêu hãnh, nhẫn nhục như Vito cũng bị đá đít!

Năm đó vợ Vito lại vừa sanh thêm thằng con thứ hai, thằn Frederico thành thử nhà 4 miệng ăn, không có việc làm thì đói đến nơi. Dù Genco là bạn thân nhất, Vito cũng phải lên tiếng chửi: “ông già mày đối với tao tệ quá”. Genco thẹn đỏ mặt nhưng long trọng hứa với bạn là đừng lo đói, thế nào nó cũng có cách xoay của ông già một mớ thực phẩm mang tới cho. Vậy mà Vito khẳng khái từ chối, chê bẩn. Con mà ăn cắp của cha mẹ đâu được?

Nhưng đối với đàn anh Fanucci thì Vito hầm lắm: mọi sự đều do thằng này mà ra. Vậy thì tạm thời nán giận đã, rồi mày biết tao. Vito xoay sở mãi mới được vô làm phu hoả xa. Chỉ được ít tháng lại chết đói dở: hết chiến tranh, công việc ít mà người thất nghiệp đông, có tháng nào làm được quá vài ba ngày? Mấy thằng cai người Mỹ, người Ái-Nhĩ-Lan có coi dân phu ra gì? Mở miệng nói là chửi lên đầu nhưng Vito cố làm mặt lạnh, làm như không biết tiếng Anh dù nói đơ đớ và hiểu chẳng sót một tiếng.

Một buổi tối đang ngồi ăn cơm trong nhà Vito nghe có tiếng gõ cửa cấp bách. Có ai gọi ở cửa sổ phía trong, ở chỗ trông ra dẫy nhà sau cách nhau có một khoảng trống thông hơi. Kéo tấm màn qua một bên, nó ngẩn người khi thấy thằng cha hàng xóm Peter Clemenza đang vươn người khỏi cửa sổ, chìa ra một gói dài dài bọc vải trắng. Giọng nó hối hả, hấp tấp:

- Ê,nhà quê ! Cầm dùm ta cái này chút… chừng tao hỏi hãy đưa trả. Lẹ lên mày?

Vito nhanh nhẩu đưa tay ra đỡ. Mặt thằng Clemenza lúc bấy giờ bấn quá, sợ sệt quá nên Vito chạnh lòng, không nỡ từ chối. Nhưng lúc mang xuống bếp mở ra coi mới rụng rời: 5 khẩu súng mới toanh, còn dầu mỡ đàng hoàng. Vito bèn dấu tuốt vô kẹt tủ trong phòng ngủ. Sau này mới biết tối hôm đó nhà Clemenza bị cớm bao vây, lúc chúng gọi cửa ầm ầm vô xét nhà mới gõ cửa sổ nhờ thằng chanhà quê hàng xóm giữ dùm “gói đồ”.

Dĩ nhiên Vito ngậm miệng mà con vợ cũng chẳng dám hó hé sợ lộ ra là chồng có chầu ở tù lây. Hai bữa sau mới thấy mặt Clemenza. Nó vừa được cớm thả ra. Nó thản nhiên hỏi: “Gói đồ của tao mày còn giữ dùmđàng hoàng không?” Vito gật đầu. Tính nó ít nói, lạnh lùng vậy đó. Clemenza được nó mời lên nhà chơi, lôi ra nguyên vẹn bọc đồ và uống ly rượu chát. Nó thong thả làm từng ngụm một, thản nhiên ngó Vito hỏi: “Mày có mở ra coi không?” Vito điềm nhiên lắc đầu: “Tôi chẳng để ý chuyện người.”

Hai đứa ngồi uống với nhau tối hôm đó, hạp chuyện quá. Một thằng phục phịch ngó đã tức cười mà kể chuyện có duyên. Một thằng lầm lì ít nói nhưng nghe bao nhiêu cũng được. Vậy là chuyện dứt không ra! Mấy hôm sau Clemenza nói nếu chị thích một cái thảm trải nhà thì anh ấy đi theo tôi về lấy. Nó đưa Vito vô một căn nhà hách quá, có cột đá bực cửa đàng hoàng. Lấy chìa khoá mở cửa ra bên trong nhà trang hoàng còn hách hơn. Mỗi thằng một đầu cuốn cái thảm lên. Chao ôi, cái thảm len đỏ quý quá, không ngờ anh bạn mới tốt bụng như vậy! Mỗi đứa một đầu khiêng ra cửa còn nặng…

Lúc ra về thì chuông reo. Clemenza đang lom khom khiêng một đầu bèn liệng ngay xuống, chạy ra cửa sổ ngó và… rút súng nhét trong bụng ra. Bấy giờ Vito mới chưng hửng là đang khiêng cái thảmcủa người khác , nghĩa là vô nhà người ta ăn trộm đồ. Chuông cửa lại reo lên, nó chạy ra đứng sát bên Clemenza. Ngó ra thì thấy một bố cớm mặc sắc phục đàng hoàng. Hai thằng cứ đứng yên nhìn ra. Vị cảnh sát nhận chuông thêm một phát nữa rồi mới nhún vai, lắc đầu trước khi tà tà bước mấy bực thang đi xuống. Clemenza khoái chí: “Nào, bây giờ tụi mình về”. Thế là mỗi đứa lại xách một đầu, bình tĩnh đi ra theo. Vị cớm vừa khuất dạng ở góc đường là hai thằng hì hục đẩy cánh cửa nặng tổ mẹ, tà tà khiêng tấm thảm về nhà Vito. Cỡ nửa giờ sau thì tấm thảm đã được cắt xén lại cho vừa khít khao với căn phòng khách nhỏ xíu. Trải luôn cả phòng ngủ cũng còn đủ. Vụ cắt xén này anh bạn Clemenza nghề quá: nó móc túi lấy ra lỉnh kỉnh đủ thứ dao kéo… đồ nào việc đó! (Cả đời Clemenza chỉ thích mặc quần áo rộng thùng thình, sờ chỗ nào cũng thấy túi để đủ chỗ chứa đồ nghề!)

Thời gian qua… gia đình Corleone càng ngày càng đói. Tấm thảm quý vẫn nằm đó nhưng cắt ra ăn đâu được? Công việc không có để mà làm nữa. Để vợ con khỏi chết đói, Vito thỉnh thoảng đã phải ngửa tay nhận mấy gói đồ ăn của thằng Genco kia mà?

Một hôm, Clemenza đưa lại giới thiệu bạn Tessio, người cùng xứ sở, cùng xóm chớ phải đâu xa? Hai đứa cùng nói quý mến nết Vito lắm, chịu tư cách của nó lắm và còn thông cảm rằng cả nhà Vito đói đến nơi. Họ đề nghị Vito nhập băng “làm ăn” chung với nhau cho vui! Công việc cũng nhẹ nhàng, chẳng có gì khó khăn vì mối làm ăn xưa nay mà? Có cái xưởng may đồ phụ nữ thật lớn ở đường số 31. Những xe vận tải tới đó “ăn hàng”, toàn là đồ tơ lụa len dạ phụ nữ mắc tiền không! Băng Clemenza, Tessio chuyên đưa súng vào họng tài xế, đuổi tụi nó xuống để “lái dùm” nguyên xe tới một địa điểm nào đó để từ từ “xuống hàng”. Thông thường là một nhà kho bồ bịch.

Công việc giản dị có thế vì mấy thằng tài xế chết nhát vừa thấy họng súng đã run như cầy sấy, khỏi đuổi cũng nhảy ra lẹ lẹ. Bây giờ có Vito lãnh chân lái xe thì đẹp quá, khỏi phải mất công đi kiếm mà có khi kiếm không ra. Năm 1919 đã có mấy đứa có bằng lái xe vận tải, mà Vito từng cầm tay bánh chiếc xe giao hàng cho nhà Abbandando mà?

Theo tụi nó nói thì có hàng là có mối bao gần hết. Còn ít hàng lẻ thì tiêu thụ lấy, đi bán dạo, đi hết nhà này sang nhà khác ở những khu có nhiều người xứ sở mình. Đại lộ Arthur vùng Bronx, đường Mulberry hay xóm Chelsea ở Brooklyn… chẳng hạn. Chẳng bao giờ ế cả, mấy bà mấy cô nhà nghèo lấy tiền đâu ra may những món sang trọng này ở ngoài tiệm?

Ngẫm nghĩ một lát Vito đành nhận lời. Vợ đói con đói mình thất nghiệp… chỉ cần lái một cuốc xe kiếm ra một lúc những một ngàn đô-la, phần riêng của nó? Tuy bó buộc phải vô băng, Vito cũng nhận ra bọn Clemenza, Tessio làm ăn cái lối này coi bộ sinh tử quá, kế hoạch tổ chức vớ vẩn và lối tiêu thụ hàng hoá thì điên khùng! Nghĩa là làm ẩu, làm đại… nhưng cả hai xem ra cùng đàng hoàng. Thằng Clemenza mập mạp có thể tin được còn Tessio người nhỏ thó thì khôn ngoan phải biết!

Vụ ăn hàng xuôi rót. Lạ quá, Vito chẳng thấy sợ sệt gì khi hai thằng bạn dí súng đuổi tài xế xuống để chính nó lên thay tay. Không ngờ Tessio, Clemenza tỉnh táo đến thế. Không vội vàng nóng nảy mà còn cà rỡn thằng lái xe là nếu biết điều, ngoan ngoãn sẽ gởi biếu con vợ nó vài món đồ mặc chơi! Sau cú làm ăn này, phần Vito đáng lẽ 1 ngàn chỉ còn có 7 trăm. Đi bán dạo từng nhà coi bộ kỳ cục quá, thà bán rẻ nhưng bán phứt một lần cho xong. Năm 1919 thì 700 đô cũng làm một sản nghiệp.

Sáng hôm sau Vito đụng đầu đàn anh Fanucci. Vẫn bộ đồ vía, vẫn nón nỉ mỡ gà! Cái thẹo “quai nón” không thèm dấu còn cố tình chìa ra cho thiên hạ thấy cả một đường bán nguyệt trắng hếu dễ sợ. Cặp lông mày chổi xể, mặt mũi thô bỉ nó cười trông vừa bẩn vừa giễu.

Giọng nó đặc sệt dân Sicily:

- À, chú mày. Bà con nói chú mày vừa phất lớn, cả hai thằng nhóc kia nữa! Chú mày chơi vậy mà coi được? Đất này là đất của tao, tụi bay không cho tao liếm láp chút nào? Phải chi chác đi chớ?

Làm gì nó không biết ý định chấm mút của đàn anh! Tính Vito ít nói nên đợi đàn anh cho biết cụ thể hơn. Fanucci cười nhe bộ răng vàng, chìa luôn cái thẹo thòng lọng quanh cổ và lam như nực nội lắm, nó lấy khăn tay lau mặt, mở banh nút áo vét cho thấy khẩu súng nhét cạp quần rồi mới gật gù cho biết:

- Mấy thằng nhãi hồi này lộng quá. Riêng chú mày muốn biết điều thì nạp 500 đô đi… tao hứa bỏ qua.

Vito vẫn mỉm cười. Nụ cười ngây thơ, chân chất làm đàn anh Fanucci ơn ớn lạnh. Đàn anh bèn nạt thêm:

- Bằng không thì chú mày sẽ bị cớm vồ tức thời, mình tù tội vợ con chết đói hết! Thôi, cứ kể như mày vớ ít hơn đi. Lần đầu đưa tao 3 trăm đủ rồi, những ba trăm là ba trăm, khỏi lộn xộn đấy!

Lúc bấy giờ Vito Corleone mới ra tiếng. Điềm đạm, lễ độ đúng mức, thưa gởi đàng hoàng với bậc trên trước… chớ đâu dám cáu giận vô phép?

- Sự thật tiền là tiền chung của cả 3 đứa. Để tôi nói lại với hai thằng kia.

- Ừ nhỉ, còn hai thằng kia! Chú mày cứ nói thẳng với tụi nó rằng tao muốn vậy đó… Thằng Clemenza biết điều lắm. Chỗ quen biết cả, chắc chắn nó sẽ hiểu ngay. Chú mày theo Clemenza làm ăn được đấy.

Vito làm bộ lúng túng:

- Cái nghề này tôi mới vô… chưa biết gì hết. Nếu có sơ sót ông là bề trên, ông chỉ bảo cho.

- Tốt lắm, chú mày nghĩ vậy là phải. Chớ bọn nhãi bây giờ không biết trên trước gì hết! Lần sau có gì hay hay nhớ đến ta nghe? Làm gì tao chẳng giúp được một tay?

Đàn anh Fanucci coi bộ chịu lắm, nắm tay chú em Vito thật thân thiết. Sau này Vito mới biết sở dĩ hôm ấy nó chịu nhẫn nhục nổi, không phát khùng lên khi đàn anh tính lột một phần số tiền mà nó phải liều mang sinh mạng và tự do ra đổi là vì nó nhớ đến cái chết thê thảm của ông bố ở quê nhà ngày nào. Nóng giận không đi đến đâu hết, chỉ mau chết! Đâu phải nó ngán đàn anh Fanucci? Trong thâm tâm nó còn muốn cười vào mặt cái thằng già ngu muội. Một thằng ngon như Clemenza đời nào chịu nạp cho nó một xu? Bộ nó tưởng dễ ăn? Có một tấm thảm bữa đó mà nó còn rút súng ra sẵn sàng nổ thằng cớm mà! Còn thằng Tessio nữa: nhỏ người song là týp rắn độc chớ đồ bỏ?

Ngay tối hôm đó gặp nhau đằng nhà Clemenza, dân-mới-vô-nghề Vito Corleone được thêm một bài học “nghề nghiệp.” Thằng Clemenza chửi thề um lên. Tessio cằn nhằn quá xá nhưng ngay sau đó hai thằng đã bàn nhau mỗi thằng hai trăm đô không hiểu đàn anh Fanucci có chịu nhận không? Tessio bảo chắc được nhưng thằng mập gạt đi ngay:

- Không xong đâu! Thằng khốn nạn đó làm gì không biết mỗi thằng mình kiếm bao nhiêu, chính thằng mua đồ của tụi mình cho nó con số chớ ai? Nó không chịu dưới 3 giấy đâu, tin tao đi. Thôi thì tụi mình chi cha cho nó cho xong!

Dĩ nhiên là Vito ngạc nhiên lắm nhưng làm ra vẻ thản nhiên hỏi lại:

- Ô hay, sao tụi mình phải chi? Hắn có làm gì cho mình, trong vụ này? Tiền mình kiếm ra sao lại chia vô lý vậy? Mình mạnh hơn nó… mình có súng mà?

Clemenza ôn tồn quay qua thằngnhà quê giải thích:

- Thằng Fanucci có bồ bịch thứ dữ, gốc bự lắm. Nó lại quen nhiều cớm, lúc nào nó chẳng có thể tố mình để lấy điểm? Có vậy nó mới là xếp sòng khu này. Vả lại đất này là của nó, Maranzalla OK rồi.

Hồi đó nhắc đến tên Maranzalla là phải biết! Báo chí đăng dài dài, đàn anh là tay tổ, là thủ lãnh một nhóm giang hồ dao búa chẳng cái gì không dám làm, từ mở sòng, bắt địa đến ăn hàng lớn… Clemenza rót ra mấy ly rượu chát nhà làm. Vợ nó bưng lên nào bánh mì, nào trái ô-liu, xúc-xích,salami rồi nhắc ghế ra nhà sau góp chuyện với mấy mụ hàng xóm. Nó mới ở quê nhà sang vài năm nay, đâu đã biết tiếng Anh tiếng Mỹ?

Ba thằng ngồi uống rượu nói chuyện. Mãi đến lúc bấy giờ Vito Corleone mới có cảm giác trời cho nó một bộ óc vô cùng thông minh mà nó chưa bao giờ dùng tới. Nó không ngờ mình sáng suốt, tính toán nhanh và đúng đến thế! Những sự kiện về con người đàn anh Fanucci liên tiếp diễn ra, khỏi sót một chi tiết nhỏ…

Bữa đó đàn anh bị ba thằng rạch cổ, vùng chạy lẹ lẹ. Vừa chạy vừa lấy cái nón nỉ úp chặt vào cằm, cố chặn không cho máu tuôn ra. Thằng cầm dao bị bắn bỏ nhưng hai thằng kia chung tiền chuộc mạng nên đàn anh vui lòng bỏ qua… Vậy là đàn anh bịp, đàn anh cóc có gốc mà chưa chắc đã dám bồ với cớm! Dân chơi ngon đời nào ngửa tay nhận tiền chuộc mạng? Tui bay đã dám đụng đến tao thì cả 3 thằng phải đi luôn. Vậy mới làBàn Tay Đen ! Đúng là nuốt không trôi tha làm phúc chớ dễ gì hạthêm hai mạng nữa khi tụi nó đã phòng bị? Fanucci biết chơi, láu cá ở chỗ đó. Nó cậy khoẻ và liều mạng thì làm gì không bắt địa được mấy gã chủ tiệm chết nhát, mấy sòng bạc chơi cò con trong xóm lấy xâu? Có một sòng thằng chủ nhất định không chi một xu cho nó mà hồi nào đến giờ có hề hấn gì đâu?

Vậy là Fanucci chỉ một mình. Bè cánh khỏi có. Hoặc cùng lắm chỉ quen biết mấy thằng bắn mướn, có chuyện nhờ vả phải xì tiền ra, tiền mặt. Nhận định chắc như vậy nên cuộc đời Vito Corleone mới rẽ qua một ngã khác. Đó là phần số, là con đường định mạng.

Cái vụ phần số này Vito Corleone từng nhắc lại hoài. Ai cũng có mà muốn làm khác cũng không được. Phải chi đêm hôm ấy Vito chịu đóng 300 đô cho Fanucci thì lại đến đi làm thư ký hãng buôn và ngày giờ này không hơn gì một chủ tiệm chạp phô. Nhưng phần số của nó là Ông Trùm Mafia nên một sự tình cờ nào đó đã đưa đẩy, dẫn dắt đàn anh Fanucci tới đúng lúc để Vito Corleone lao đầu vào đúng con đường định mạng.

Ba thằng làm xong chai rượu chát thì Vito mới ngập ngừng nói:

- Nếu phải chung cho Fanucci thì… tại sao không đưa tôi để tôi nạp cho hắn một thể? Hai anh chỉ phải chi mỗi người 200 đô thôi… mà tôi cam đoan là tôi đưa hắn sẽ nhận… nhận một cách vui vẻ. Tôi cam kết làm xong vụ này mà các anh sẽ hài lòng chắc.

Clemenza đưa mắt ngó, loáng lên một tia ngờ vực. Làm Vito phải lạnh lùng xác nhận:

- Đã là chỗ bạn bè tin cậy… tôi không bao giờ nói láo. Mai anh gặp Fanucci thử hỏi coi? Thế nào hắn chẳng đòi nhưng chớ có đưa tiền ra… mà anh đừng gây gổ. Cứ nói đã đưa cho tôi và tôi sẽ tự tay nạp lại đủ số! Bao nhiêu cũng gật, chịu hết. Đừng nằn nì xin bớt… tôi cũng chẳng ra giá với Fanucci đâu! Tội gì mình chọc giận một kẻ có thể hại mình như chơi, phải không?

Sáng mai Clemenza hỏi Fanucci để biết đàn anh muốn ăn thật chớ chẳng phải thằng em Vito dám bịa chuyện nói láo. Sau đó mới tới tận nhà, đưa cho nó 200 đô. Rồi vừa ngó lom lom vừa hỏi:

- Nó bắt tao nạp đủ 300 đô… mà mày làm cách nào để nó chịu xuống giá hay vậy?

- Cái đó anh khỏi lo. Đã có tôi lo dùm anh… còn e ngại gì?

Lát sau Tessio cũng tới. Nó yếu hơn Clemenza nhưng khôn hơn, bén hơn và đa nghi hơn thấy rõ. Nó đánh hơi ra bên trong vụ này phải có một cái gì, nhất định có cái gì không ổn những chưa biết rõ nên e ngại ra mặt. Nó e dè ngỏ ý:

- Mày ỷ y với thằng khốnBàn Tay Đen ấy là chết với nó lúc nào không biết nghe? Nó điếm lắm, tin không được đâu! Nếu mày muốn lúc đưa tiền tao tình nguyện ở bên cạnh mày để sau này có gì còn ra toà làm chứng.

Vito khỏi cần. Khỏi trả lời mà chỉ lắc đầu gọn. Nó nó với Tessio thật chững chạc:

- Anh nhắn Fanucci tôi sẽ đưa đủ tiền cho hắn, tối mai 9 giờ ở nhà tôi. Mình phải tiếp khách ở nhà, phải có cái gì mời mọc ăn nhậu mới có cảm tình, xin hạ giá mới được chớ?

- Không ăn thua gì đâu! Thằng Fanucci chỉ tiền. Khỏi bớt một xu…

- Tôi sẽnói chuyện phải quấy với hắn.

Bốn chữnói chuyện phải quấy sau này thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đời Vito Corleone. Nó như một khẩu lệnh chuẩn bị đánh lớn, ăn thua đủ. Vì với Ông Trùm Corleone thì nói phải quấy không xong là tất nhiên phải đổ máu và đổ máu lớn chớ còn gì nữa?

Chập tối hôm đó, Vito biểu vợ cơm nước xong dẫn hai thằng con nhỏ đi lối xóm chơi, cấm chúng nó về nhà còn nó thì phải ngồi canh cửa. Chừng nào kêu mới được về. Nó sắp có câu chuyện cần nói riêng với ông Fanucci, không ai được nửa chừng phá khuấy!

Con vợ sợ xanh mặt thì Vito quắc mắt lên. Nó tính la nhưng không nỡ. Chỉ nói nhẹ nhàng rằng bộ cô lấy một thằng chồng khùng hả? Con vợ im thin thít vì sợ quá, sợ thằng chồng chớ sợ gì Fanucci! Mới có từ sáng đến giờ mà coi Vito ghê quá, làm như nó đang lột xác từng giờ để biến thành một người khác, hoàn toàn khác. Một con người nguy hiểm, đụng phải là chết. Xưa nay Vito ít nói thật nhưng dịu dàng, biết điều chớ đâu có hùng hổ như đàn ông con trai Sicily? Chỉ mới một ngày mà nó đã lột xác, bỏ lại thằng đàn ông hiền lành để choàng vô bộ áo giáp an toàn vô cùng kinh khủng. Năm ấy Vito đã 25, vô giới giang hồ thì tuổi đó là trễ rồi nhưng bù lại nó tiến mau, tiến mạnh đến độ không ngờ.

Hôm đó Vito Corleone đi tới một quyết định ghê gớm: phải hạ thằng Fanucci. Bắn bỏ nó là thấy dư ra 700 đô-la, đã không tốn 300 đô phải nộp mà còn lời 400 của hai thằng Clemenza, Tessio. Bằng không thì 700 đô-la này nhảy sang túi nó. Cái mạng thằng Fanucci có ra gì mà đáng 700 đô? Giả thử đưa ra 7 tờ giấy trăm mà cứu được mạng nó, bằng không Fanucci chết chắc thì Vito cũng lắc đầu kia mà? Không ơn nghĩa, không bà con ruột thịt mà một tí cảm tình với nó cũng không thì tại sao lại phải thòi ra một lúc những 700 đô cho Fanucci kia?

Nó không muốn đưa mà thằng khốn nhất định dùng áp lực cưỡng đoạt số 700 đô đó thì để thằng Fanucci sống làm gì? Thiếu một thằng người như nó xã hội có hề hấn gì đâu?

Dĩ nhiên đó là cả một vấn đề. Anh em, bè cánh nó trả thù. Nó cũng nguy hiểm không vừa và còn cảnh sát và ghế điện nữa chớ? Nhưng đời Vito Corleone có xa lạ gì với cái chết! Mạng nó đã kể bỏ từ năm 12 tuổi, ông bố bị bắn chết là nó phải bỏ nhà trốn biệt sang đây lánh nạn, tên họ cũng phải đổi luôn. Những năm cơ cực, câm lặng nhìn đời đã cho Vito thấy rõ một điều. Nó thực sự trội hơn người ở mưu trí và can trường mà chưa sử dụng đấy thôi.

Lần đầu tiên sử dụng ưu điểm đó, nó do dự lắm. Nó lấy ra 700, đếm đàng hoàng nhét kỹ trong bóp và đút cẩn thận vô túi quần bên trái. Túi quần bên mặt thủ khẩu súng lục mà Clemenza đưa cho hôm cùng đi ăn hàng.

Đúng 9 giờ tối Fanucci mò tới. Vito xách ra hũ rượu chát cũng của Clemenza cho. Đàn anh đặt chiếc nón nỉ trắng lên bàn, nới ca-vát cho mát, chiếc ca-vát màu cà chua hoa sặc sỡ. Tối nay nóng quá, đèn hơi lù mù và nhà im lặng như tờ. Nhưng khuôn mặt Vito lạnh tanh. Để tỏ thiện chí nó lấy mớ bạc ra đưa trước, ngó đàn anh đếm kỹ và nhét tuốt vô chiếc ví da bự. Đút túi quần xong, Fanucci làm hớp rượu, nói tỉnh khô: “Mới có 700 đô. Còn thiếu tao 200 nghe chú mày?”

Vito trình bày hoàn cảnh túng thiếu, thất nghiệp và thật sự là kẹt quá mới xin đàn anh cho khất vài tuần. Đàn anh thế nào chẳng bằng lòng. Vớ một lúc 700 đô rồi thì còn 200 nữa trước sau cũng có, còn chạy đi đâu? Vito đã tính trước như vậy và nói ra là đàn anh cười ha hả: “Chú mày láu quá! Chú mày làm ăn kín đến nỗi ở xóm này bao lâu mà tao đâu biết? Bảnh đấy! Tao có thể bắt áp phe cho chú mày, tha hồ ngon...”

Nghe đàn anh hứa hẹn, Vito gật đầu vâng dạ, cung kính rót rượu thêm. Nhưng đàn anh đâu thể nói chuyện dông dài mãi, Funucci đứng lên vỗ vai chú em: “Tao về đây, không có gì buồn chớ chú em? Nói cho chú em mừng là nhờ vụ này anh en mình biết nhau, tao có thể làm nhiều thứ dùm chú em lắm đấy!”

Vito đứng lên tiễn chân đàn anh, đưa ra tận ngoài đường cho ai nấy cùng thấy rõ là giờ này ông Funucci đã về đàng hoàng. Lên trên nhà hé cửa sổ nhìn ra, nó thấy đàn anh đi tà tà quẹo qua đại lộ số 21, nghĩa là sắp ghé về nhà cất tiền cho chắc ăn. Hay cất khẩu súng cũng nên. Nhanh như cắt, Vito trèo lên gác thượng rồi cứ truyền mấy nóc nhà kề nhau mò xuống. Đẩy bung cánh cửa sau ra, nó nhanh chân ra cửa trước. Bên kia đường là khu nhà đàn anh Funucci.

Đó là một cư xá toàn nhà hai ba tầng thứ rẻ tiền cất biệt lập. Cỡ vài chục căn trên khoảng đất trống mênh mông của Sở Hoả xa, trông hoang vắng rờn rợn nên người tử tế hay nhát gan đâu dám ở chỗ này? Chỉ có mấy ông làm Hoả xa độc thân, mấy dân phu hay các em điếm bình dân. Mấy người này chập tối là ra quán nhậu hoặc chui vô nhà ngủ chớ đâu có lối xách ghế ra trước cửa ngồi nói dóc với nhau như mấy mụ nội trợ Ý bên đại lộ số 10? Từ bên nhà lầu băng qua đường, Vito xô cửa đi tuốt vào tới hành lang nhà Funucci mà có đụng đầu ai... hoặc có ai thấy?

Nấp sát vách, nó rút súng đợi. Từ hàng ba, Vito ngó chăm chăm về đại lộ số 10 qua khe cửa và nhẹ nhàng mở chốt an toàn, cho đạn lên nòng. Chưa bắn thử thứ này lần nào nhưng súng thì nó quen xài từ năm lên 9, từng theo bố xáchlupara vô rừng săn thú. Nó phải xàilupara ngon thế nào nên mấy cha Mafia hồi đó mới ngán, mới tìm cách diệt trước thằng nhỏ 12 tuổi chớ? Trong hành lang tối thui nhìn ra, Vito nhác thấy chiếc nón nỉ trắng đang băng qua đường sắp vô nhà. Nó bèn rời cánh cửa, lùi lại vài ba bước.

Cho chắc ăn, Vito tựa vai vào cầu thang, chĩa súng sẵn ra cửa. Nó đẩy cửa vô là nổ. Cánh cửa bật mở, cả khuôn người Funucci đồ sộ, trắng toát, nồng nặc hơi rượu lọt vào đúng tầm. Nó nhấn cò. Cánh cửa mở, tiếng nổ thoát được ra ngoài mà còn rung rinh cả nhà. Funucci lặng người, một tay níu cánh cửa, một tay vùng rút súng. Nó vùng mạnh quá khiến sút nút áo vét để lộ khẩu súng nằm cạp quần, mà cũng cho thấy luôn một vết đỏ loè trên ngực áo sơ-mi trắng máu tuôn ồng ộc. Rất cẩn thận như y tá luồn kim vào gân máu, Vito nhắm đúng chỗ đo đỏ đẩy tới phát nữa.

Funucci lập tức ngã khuỵu xuống đẩy cánh cửa bật mở. Nó gào một tiếng rùng rợn như kép giễu trên sân khấu. Ít nhất Vito cũng nghe 3 tiếng gào dễ sợ như vậy trước khi nó xích tới, kê sát màng tang đàn anh đẩy phát kết thúc bể óc. Từ lúc Funucci đẩy cửa ra đến lúc thân hình đồ sộ của nó nằm một đống chận ngang cánh cửa vỏn vẹn 5 giây đồng hồ.

Rất cẩn thận, Vito móc túi Funucci lấy chiếc ví da nhét trong sơ-mi rồi đi trở ra, băng ngang đường. Leo tới nóc nhà nó ngó xuống thấy cái xác vẫn còn nằm chắn cửa, chưa có ai tới. Từ trên lầu có hai cánh cửa sổ mở ra, mấy cái đầu ngó xuống rồi thụt mau vô. Tối mò ai nhìn thấy mà lo? Vả lại dân xóm này đâu phải thứ nhiều chuyện mỗi chút mỗi đi thưa cảnh sát?

Chỉ lấy lời khai, đi làm chứng cũng quá mất công! Họ sẽ đóng chặt cửa, làm như không nghe tiếng súng, để mặc Funucci nằm đến sáng mai, nếu tình cờ tuần cảnh không đi ngang.

Vito theo đường cũ truyền nóc nhà, tới đúng nhà mình từ từ leo xuống. Vô nhà đóng cứng cửa lại mới lấy cái bóp da ra kiểm soát. Bảy trăm đô còn nguyên, thêm tờ giấy 5 và vài tờ 1 đô-la. Trong một ngăn còn có đồng 5 đô-la tiền vàng rất có thể Funucci mang trong người lấy hên. Nhưng Vito đoán đúng: đàn anh chỉ là týp dân chơi hạng bét. Găng-tơ thứ bảnh có bao giờ mang tiền theo trong người?

Phải thủ tiêu ngay khẩu súng và cái bóp da. Ngay từ hồi đó Vito cũng đã biết để trả lại đồng tiền vàng, không ham những thứ có thể gây họa đó! Nó leo lên sân thượng, liệng chiếc ví da thật xa cho nó rớt xuống khe hốc nào đó. Khẩu súng cũng bị đập bể làm mấy mảnh, quăng mỗi mảnh một nơi. Từ tầng lầu 5 liệng xuống, chúng rớt êm và lăn vô mấy đống rác rến mỗi ngày mỗi đầy thêm thì có trời kiếm!

Sự thực tay chân Vito có hơi run song nó bình tĩnh lắm. Sợ quần áo dính máu, nó chạy vô phòng tắm ngâm bộ đồ một hồi trong bồn nước rồi đổ xà-bông bột, thuốc giặt đồ vô chà xát một hồi. Xả nước bộ đồ xong nó còn chà xà-bông cả bồn giặt cho kỹ luôn! Sau khi liệng bộ đồ vô mớ quần áo vợ vừa giặt xong để mai phơi, Vito thay đồ sạch sẽ mở cửa xuống nói chuyện tầm phào với vợ con và bà con lối xóm.

Vito Corleone đã sắp đặt kỹ như vậy đấy... nhưng xét ra quá thừa! Xác Funucci mãi sáng hôm sau cảnh sát mới phát giác và có ai hỏi gì tới Vito đâu? Nó đã lo dựng vở tiễn chân ông Funucci để bà con cùng thấy rành rành nhưng rốt cuộc có ma nào đả động tới vụ nạn nhân lên nhà Vito Corleone chơi tối hôm đó? Mãi sau này mới biết bọn cớm đâu có ưa đàn anh Funucci, nó bị bắn bỏ còn mừng nữa! Hồ sơ hình cảnh được ghi như một vụ thanh toán nội bộ giữa bọn côn đồ nên mấy gã dân chơi có thành tích trong vùng bị gọi lên hỏi qua loa cho xong... chớ ai dám nghi kẻ xuống tay hạ sát Funucci lại có thể là Vito Corleone?

Vito qua mặt cớm dễ ợt nhưng làm sao dấu nổi hai người anh em Clemenza và Tessio? Cả tuần sau hai đứa cùng lánh mặt. Đúng hai tuần sau nữa mới dám đến nhà... hai đứa rủ nhau cùng đến và cùng ngán rõ! Vito vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì, rót rượu chát mời.

Mãi sau, Clemenza rụt rè mở lời:

- Ít bữa nay mấy thằng chủ tiệm đại lộ số 9 khỏi đóng tiền... Không biết đóng cho ai nữa! Mà mấy sòng bạc xóm này cũng vậy.

Vito Corleone giương mắt ngó, không hé răng. Tessio đành phải ra lời: “Tụi mình có thể lãnh mấy mối đó. Họ sẽ chi cho tụi mình...” Vito nhún vai “Ô hay, sao lạitụi mình ? Tôi không muốn biết đến những vụ đó.”

Đột nhiên, Clemenza cất tiếng cười ha hả. Hồi đó chưa có bụng giọng cười của nó cũng có vẻ “mập” lắm rồi. Nó vặn thằngnhà quê Vito: “Tụi mày không muốn biết đến... thì cho tao xin lại khẩu súng hôm nọ đi? Mày có cần đến đâu mà giữ?”

Vito đứng lên, móc túi lấy bạc bó đếm 5 giấy 5 đô đưa cho Clemenza và mỉm cười nói: “Tôi liệng bỏ từ hôm đó! Đây, bồi thường bạn...”

Nụ cười mỉm của Vito vốn dễ sợ ở chỗ nó lạnh tanh, không đe doạ gì nhưng ai nấy đều rởn ốc. Chỉ có một mình Vito là hiểu được cái cười đó, vả lại chỉ mỉm miệng cười trong những vụ hung hiểm ghê gớm, có cười là có chuyện! Vì cả đời Vito có mấy khi cười đâu, lúc nào cũng chỉ lì lì, trầm lặng. Vả lại ai chẳng thấy miệng nó cười nhưng mắt nó có cười bao giờ? Nhưng hồi đó chính Vito cũng chưa hiểu tác dụng nụ cười của nó khủng khiếp thế nào.

Hôm đó Vito cười cười và móc tiền ra bồi thường khẩu súng mà Clemenza ngán, cóc dám nhận. Không nhận thì Vito lấy lại đút tút, không nói không rằng. Hiểu nhau quá rồi, chẳng cần nói gì. Nó không hạ Funucci thì còn ai? Có ai dám hé răng mà mấy tuần sau lối xóm còn ai không biết? Vì biết nên bà con ngán Vito Corleone, ngán quá! Nó lại không thèm lãnh mối của Funucci để lại nên càng rét nữa.

Bỗng một hôm con vợ Vito dẫn về nhà một bà hàng xóm, một người cùng xứ sở mẹ goá con mồ côi, một bà mẹ ở vậy nuôi con vô cùng gương mẫu! Tháng tháng thằng con trai 16 tuổi đưa nguyên phong bì lương về cho mẹ, con bé gái thợ may 17 tuổi cũng vậy. Cả nhà còn phải lãnh nút về đơm mướn suốt đêm với giá rẻ mạt mới mong khỏi đói. Bà goá phụ Colombo gặp một chuyện khó khăn không giải quyết nổi nên phải chạy tới ôngVito Corleone cầu cứu.

Con vợ nó có lời nói trước nên Vito cứ tưởng đâu và Colombo sang hỏi vay tiền. Nếu vậy có ngay nhưng không phải. Chỉ vì một con chó, con chó cưng của thằng con nhỏ, ông chủ phố than phiền đêm hôm nó sủa dữ quá, cả xóm bực bội. Vậy phải liệng đi bằng không thì kiếm nhà khác mướn. Vì tiếc con vật và thương con nên cứ dấu lén nuôi khiến mất lòng ông chủ phố. Nên đuổi chó rồi vẫn cứ bị đuổi nhà, nếu không dọn ra đã có cảnh sát xúc.

- Nhưng tại sao bà lại đến nhờ tôi?

- Tại bà nhà biểu tôi cứ thử nói với ông!

Ra con vợ nó ghê thật. Nó làm như chẳng để ý gì đến công việc của chồng mà cũng chẳng hề hỏi đang thất nghiệp mà tiền lấy đâu ra nhiều thế. Mặt nó lúc nào cũng lặng ngắt! Vito thử đề nghị:

- Nếu bà cần chút ít tiền thì tôi giúp.

- Không... Tôi đâu cần tiền? Tôi chỉ muốn khỏi bị đuổi nhà. Ở đây bà con hàng xóm quen rồi, toàn người xứ sở mình. Nếu dọn đi chỗ khác thì mẹ con tôi khó sống quá! Chỉ xin ông Corleone nói dùm một tiếng, ông chủ phố thế nào cũng chịu.

Nếu nói một tiếng mà cả gia đình Colombo được ở lại vì ông chủthế nào cũng chịu thì Vito có tiếc gì một lời nói?

- Được, sáng mai tôi nói với ông chủ phố...

Vito liếc nhìn thấy con vợ mỉm cười, làm như sung sướng lắm. Nó biết nhưng lờ đi. “Chủ phố là ông Roberto phải không? Nếu vậy chắc được vì ông Roberto cũng là người tốt. Hoàn cảnh bà đáng giúp lắm chớ? Vậy bà yên tâm về làm ăn nuôi con đi. Sáng mai gặp ông Roberto... tôi sẽnói chuyện phải quấy với ổng!”

oOo

Chủ phố Roberto ngày nào chẳng tới ngó qua 5 dãy nhà cho mướn xóm này? Nhưng làngười tốt thì chưa chắc vì nghe nói tiền cất từng dãy nhà cho mướn toàn do áp-phe mộ phu mà có. Nghĩa làông chủ từng đi khắp miền quê mộ dân phu cung cấp cho các đồn điền, xí nghiệp.Ông chủ là người miền Bắc lại có học thức thì đám cù lần mù chữ, thất học miền Nam có coi ra gì? Nhất là bọn đầu bò đầu bướu ở Naples, ở Sicily!

Đối vớiông chủ thì chúng chỉ là thứ con sâu cái kiến, thứ vô trách nhiệm ăn đâu ỉa đấy, sân trước sân sau là để liệng rác tuốt và có thấy gián phá chuột gặm cả dãy nhà cũng làm lơ đừng ngó! Thực ra Roberto đâu phải người xấu mà là chồng tốt cha hiền. Có điều đầu óc lúc nào cũng điên lên vì tiền. Tiền kiếm được sợ ít, tiền bỏ ra làm ăn sợ mất và tiền tiêu ra sợ uổng. Tối ngày chỉ có lo tiền mà quạu quọ.

Vì vậy, đang đi đường bị Vito Corleone lễ phép chặn hỏi chút chuyện,ông chủ bực lắm. Nhưng với đám dân miền Nam thì tụi nó có hỏi gì chẳng nên làm chúng mất mặt ngang có ngày ăn dao oan. Ông chủ biết vậy nên dù thằng cha này coi bộ hiền lành cũng không dám để lộ bực bội mà chỉ dừng lại nghe một cách khó chịu.

- Bà hàng xóm Colombo bên cạnh nhà tôi là người đàng hoàng, hoàn cảnh mẹ goá con côi chật vật, tội nghiệp lắm. Chỉ vì con cho sủa bậy mà mất lòngông chủ nên vừa bị đuổi nhà. Bây giờ phải dọn tới xóm lạ thì khó sống lắm nên bà ấy nhờ tôi thưa lại với ông chủ nhủ lòng thương cho ở lại.Ông chủ là người nhân đức xưa nay chắc phải có chuyện hiểu lầm mới ra nông nỗi vì con chó đã phải cho đi rồi. Vậy ngườicùng xứ sở với nhau, mong ông nghĩ lại...

Ông chủ Roberto ngó thằng ngườicùng xứ sở . Nó người tầm thước, rắn rỏi. Coi không đến nồi đầu trộm đuôi cướp, chỉ phải cái nhà quê rõ. Vậy mà cũng dám xưngcùng xứ sở ! Ben nhún vai:

- Căn nhà của mụ Colombo hả? Tôi bằng lòng cho người khác mướn rồi, tiền nhà cao hơn... đâu thể vừa sai lời với người ta vừa mỗi tháng chịu mất với mụ một số tiền?

- Mỗi tháng bao nhiêu đô?

Thấy nó gật gù coi bộ hiểu biết và hỏi vậy ông chủ phố đáp gọn “5 đô-la”. Bịp, thứ nhà ọp-ẹp ở khu đất nhà ga này mồi căn 1 tháng 12 đô-la đã là cao. Ai điên trả thêm 5 đô 1 tháng?

Vậy mà Vito Corleone móc túi lấy ra bó bạc đếm đủ 6 tờ giấy 5 đô:

- Đây ông cầm lấy 30 đô, 6 tháng tiền phụ trội. Ông khỏi nói với bà Colombo, hết 6 tháng cứ tôi mà đòi. Mà nếu trả thêm tiền nhà thì nuôi chó được chớ?

- Không được! Mà anh là thằng nào mà lớn lối dữ. Coi chừng, đối với tôi mà giỡn mặt là nát xương!

- Ô hay, cái này là tôi năn nỉông chủ mà? Ông làm ơn cầm dùm tôi số tiền này, như tôi đề nghị đi. Tôi đâu dám lớn lối? Chỉ mong ông ra ơn nhận tiền dùm. Chừng được thì tốt lắm, bằng không ông nhất định đuổi nhà thì sáng mai ông cho xin lại tiền. Nhà ông thì ông toàn quyền muốn cho ở hay không tôi đâu dám nói? Còn ông thích cho ai nuôi chó… thì tôi cũng ghét chó như ông vậy!

Thấy ông chủ chưa chịu, Vito cố nhét tiền tận tay. Còn vỗ vai rất thân mật cho hay thêm:

- Ông chủ chưa biết tôi đấy thôi! Tôi là người ơn nghĩa phân minh, nhờ ông làm việc này không bao giờ quên. Ông cứ hỏi mấy người quanh đây là biết…

Sự thực ngay lúc bấy giờ ông chủ Roberto cũng đã đoán biết phần nào. Nên buổi chiều đi hỏi thăm lối xóm về thằng cha Vito Corleone xong là không đợi sáng mai mà ngay buổi tối hôm đó đã tới gõ cửa liền.Ông chủ xin lỗi đêm hôm còn tới quấy rầy và được bà Corleone mời ly rượu lo cảm ơn rối rít. Sau đó mới xin ông Corleone vui lòng bỏ qua cái vụ hiểu lầm đuổi nhà. Dĩ nhiên mẹ con bà Colombo có quyền ở lại và muốn nuôi chó cứ việc nuôi. Mấy bà con lối xóm cũng dân-ở-mướn chớ là cái thá gì dám phàn nàn nó sủa bậy? Sau cùng ông móc ra 30 đô ban sáng, đặt lên bàn. Và đi đến kết luận là:

- Thấy ông khi không còn dám bỏ tiền ra giúp bà ta… tôi thấy mắc cỡ quá. Tôi người Công giáo, tôi cũng có lương tâm chớ! Thôi, tiền nhà tôi đề nghị giữ nguyên vậy, khỏi tăng nữa!

Ông chủ đóng kịch khéo quá nên Vito Corleone cũng phải đáp lễ. Vở kịch tử tế diễn ra thật hay. Vito thét gọi lấy thêm rượu thêm bánh và nắm tay ông Roberto khen tốt bụng. Cònông chủ thì nhờ biết ông bạn Vito Corleone mới hay thế gian này vẫn còn người tử tế!

Chuyện vãn một lúc ông chủ phố Roberto cung kính xin phép ra về. Ra khỏi nhà rét run cầm cập vì hú vía, suýt chết! Lên xe điện về nhà, leo lên giường ngủ liền và 3 hôm sau mới dám thò mặt xuống dưới mấy dãy nhà cho mướn.

Kể từ hôm đó Vito Corleone nghiễm nhiên được lối xóm kể như một “nhân vật” phải kính nể! Lại có tin đồn nó có gốc Mafia bự, ở tuốt bên Sicily! Một thằng chủ sòng bài lá gần đó mau mắn tới thăm, đề nghị nạp tiền tuần 20 đô-la, kể như tiền “quen biết”. Mỗi tuần Vito chỉ cần tà tà tới sòng một hai lần cho bà con thấy mặt. Có thấy mặt họ mới yên chí chơi vì đã có Vito “bảo vệ” còn ai dám phá?

Mấy ông chủ tiệm bị du đãng phá phách cũng tới nhờ Vito can thiệp. Có can thiệp là có tiền mà thời buổi đó ở Nữu-Ước mỗi tuần kiếm 100 đô-la là quá rồi. Clemenza, Tessio vì là anh em và cộng sự viên nên cũng được Vito Corleone tự ý chia cho một phần.

Sau đó mới tới vụ nhập cảng dầu ăn, làm chung với Genco Abbandando. Đàn anh Genco ở trong nghề đã lâu nên lo việc chọn hàng nhập cảng, giá cả và tồn trữ. Tìm mối tiêu thụ là phần việc Tessio, Clemenza. Hai đàn anh chia nhau đến từng tiệm chạp phô, thực phẩm người Ý mời mua dầu ô-liu nhãn hiệuGenco Pura (Có bao giờ Vito Corleone chịu mang tên ra làm nhãn hiệu dầu?) Hết vùng Manhattan sang Brooklyn, sang Bronx… Vì bỏ ra nhiều vốn hơn cả nên Vito phải là chủ lớn, với một nhiệm vụ gay go. Chủ tiệm nào chê không chịu lấy hàng của Tessio, Clemenza thì Vito đích thân xuất hiện để chinh phục bằng tình cảm.

Mấy năm sau Vito Corleone lo khuếch trương công việc làm ăn và hài lòng thấy cơ sở mỗi ngày mỗi phát triển lớn. Nhãn hiệuGenco Pura có hồi đã bán chạy nhất trong số các thứ dầu ăn của Ý kia mà? Vì vậy dù có thương vợ con Vito cũng chẳng có thời giờ rảnh chăm sóc. Công việc bận bù đầu: phải cạnh tranh với các đối thủ bằng đủ mánh lới: hạ giá, chiếm mối tiêu thụ, nuốt dần thằng yếu để hạ thằng khoẻ. Muốn loại bằng hết đối thủ để độc chiếm thị trường ở một nước tự do tranh thương như nước Mỹ thì dùng những thủ đoạn thông thường đâu có được? HãngGenco Pura mới ra sau, vốn không nhiều, không chịu tốn tiền quảng cáo (ông chủ Vito chủ trương chẳng có thứ quảng cáo nào hiệu nghiệm bằng lối cổ điển quảng cáo mồm, rỉ tai) và sự thực là dầu cũng chẳng hơn gì các nhãn hiệu khác thì làm sao bán một mình một chợ nổi?

Đó là lý do Vito Corleone phải tận dụng cái mác “nhân vật phải kính nể” để phụ hoạ cho chủ trương “ruột” là biết điều trong công việc làm ăn.

Ngay từ hồi còn trẻ Vito Corleone đã nổi tiếng “con người biết điều”. Không đe doạ mà chỉ đưa ra những lý lẽ không thể cãi chối, cưỡng lại. Và cho thấy ngay ai nấy cùng có ăn, khỏi người nào thua thiệt. Nhưng để phát triển làm ăn, Vito nhất định không chấp nhận cạnh tranh mà chủ trương độc quyền.

Chẳng hạn ở Brooklyn có mấy thằng lái buôn dầu có cỡ nhưng cứng đầu, không chịu chấp nhận ý kiến Vito, kiên nhẫn thuyết phục mọi lẽ lợi hại cũng vô ích. Đành giơ tay lên “đầu hàng” vậy. Nhưng nếu tao nói mày không nghe thì để chú em Tessio nói... bằng những thứ khác!

Lập tức Tessio sang Brooklyn lập tổng hành dinh và giải quyết vấn đề cái một. Dầu của nó chất trong kho thì đốt, di chuyển thì đổ bỏ. Dầu từ tàu chất lên xe hơi thì cho chảy lênh láng, biến mấy con đường bến tàu thành hồ, thành ao.

Một thằng gốc người Milan tin ở pháp luật như bổn đạo tin Chúa bèn đi thưa cảnh sát. Ngườicùng xứ sở mà làm vậy là vi phạm luậtomerta . Cảnh sát chưa thấy đâu thì thằng đi thưa đã biến mất để lại 1 vợ 3 con. Mấy thằng con lớn lên đành phải sáp nhập vào hãngGenco Pura vậy.

Cứ phát triển làm ăn như thế đó thì mấy lúc mà khá? Khi nước Mỹ bắt đầu cho bán rượu líp thì từ một công thương gia tầm thường, Vito Corleone nhảy cái một thành Ông Trùm trong giới giang hồ, nghiễm nhiên thủ lãnh cánh Corleone. Chỉ giập gầy trong khoảng thời gian vài năm.

Tất cả khởi đầu rất khơi khơi. Hồi đó hãng dầu ô-liuGenco Pura mới vỏn vẹn 6 chiếc xe chở dầu. Một bọn buôn rượu lậu nhờ Clemenza giới thiệu với Vito Corleone bàn việc chở huýt-ky từ Gia-Nã-Đại sang phân phối trong vùng Nữu-Ước. Dĩ nhiên mấy thằng lãnh công tác phân phối phải là thứ tin cậy, kín đáo và dám chơi dữ. Họ muốn Vito Corleone bao cả xe lẫn người và chịu trả giá cao đến độ ông chủ hãng dầu ra lệnh tốp chở dầu ăn để lãnh hết vụ chuyên chở rượu. Họ trả giá thật hậu nhưng vẫn không quên hù nhẹ một phát. Với con người như Vito thì có đe doạ thẳng thừng hay chửi vào mặt cũng chẳng vì vậy mà bỏ qua mối lợi. Hắn mổ xẻ và thấy ngay chỉ đe doạ láo, do đó coi nhẹ hẳn cả bọn.

Làm ăn đã ra tiền Vito Corleone còn hiểu biết thêm, kinh nghiệm thêm và giao thiệp rộng thêm. Nếu nhà băng lo làm giàu thì hắn lo thâu ơn nghĩa để một mai có ngày cần đến. Một thứ đại ân nhân của những gia đình Ý nghèo nàn, lãnh rượu về nhà bán kiếm thêm chút lời, huýt-ky cứ 15cents một ly. Đứa con út của goá phụ Colombo chịu lễ thêm sức thì nhận ngay làm con đỡ đầu, cho hẳn một món đồ vàng 20 đô-la.

Chuyên chở rượu lậu thì tránh sao khỏi đụng đầu cớm? Để thủ thế sẵn, Genco được lệnh mướn ngay một ông thầy kiện bồ bịch với rất nhiều cò và thẩm phán. Tổ chức Corleone bắt đầu có cả một danh sách những viên chức phải lo lót tiền tháng. Khi thấy cái “lít” lo lót này quá dài, ông thầy kiện sợ thân chủ tốn tiền đề nghị cúp bớt thì Vito Corleone lắc đầu: “Khỏi. Cứ người nào đáng lo là mình lo, bây giờ họ chưa giúp thì sau này họ sẽ giúp. Tôi tin ở tình bạn và bổn phận mình là phải biểu lộ tình bạn trước.”

Với thời gian cơ sở Vito Corleone lớn dần: nhiều xe hơn, “lít” lo lót dài hơn và bọn đành em của Tessio, Clemenza dĩ nhiên phải đông hơn nữa. Người đông thì làm ăn lộn xộn, nếu ông chủ không phân chia hệ thống đàng hoàng. Do đó, Tessio và Clemenza mới chính thức lãnh chứccaporegime , mỗi đứa chỉ huy một toán và Genco Abbandando được phongconsigliori . Giữa Vito Corleone và đám đàn em là nhiều trái độn để Ông Trùm chỉ phải ra lệnh cho Genco hoặc một trong haicaporegime , khỏi ai trông thấy nghe thấy để làm nhân chứng!

Ngaycaporegime Tessio cũng được lệnh tổ chức biệt lập, chịu trách nhiệm trọn vùng Brooklyn. Rõ ràng Vito Corleone muốn tách rời hai đàn em, nếu không có gì cấp thiết thì gặp nhau cũng kỵ nữa. Tessio được giải thích là sự tách rời không ngoài vấn đề bảo vệ an ninh cho tổ chức nhưng một người thông minh như hắn làm gì không hiểu ngầm rằng Ông Trùm phòng ngừa trước nạn hai thằng đàn em mạnh nhất liên kết nhau để hạ bệ đàn anh hay đặt vấn đề yêu sách! Tessio được toàn quyền hoạt động trong vùng Brooklyn nhưng vùng Bronx của Clemenza còn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ông Trùm. Clemenza bề ngoài vui nhộn thật nhưng Tessio hơn ở khoản liều, độc và vô kỷ luật nên lúc nào cũng phải kềm cho chặt!

Thời buổi kinh tế khủng hoảng còn giúp Vito Corleone lên nữa, nghiễm nhiên có quyền xưng danh Ông Trùm từ đấy. Dân Nữu-Ước đói cả đám, người tử tế kiếm việc lương thiêng không ra. Nhiều đấng tai to mặt lớn đành muối mặt lãnh đồ cứu trợ của nhà nước, miễn vợ con khỏi đói. Nhưng người của Ông Trùm Corleone khỏi lo đói đã đành mà lúc nào cũng tiền đầy túi lại khỏi lo mất sở! Nhũn nhặn đến như Vito cũng không thể không kiêu hãnh: thằng nào làm cho ta, làm đàng hoàng và phục vụ tận tình không kể đến bản thân thì chắc chắn sẽ no ấm. Có lỡ kẹt trong vòng lao lý thì vợ con cũng có người chu cấp đàng hoàng, không phải bố thí bữa no bữa đói mà ở tù cũng lãnh lương đủ!

Vito Corleone nổi tiếng nhân đạo đâu phải vì lòng thương người khơi khơi? Nếu vậy đã thánh thiện! Phải thế nào mới được. Lỡ đi hàng bị cớm vồ quả tang phải câm họng. Không cung khai tùm lum thì tức khắc vợ con có người chiếu cố. Ra tù còn có người đón, đặt tiệc tẩy trần tại nhà muốn gì có nấy và bà con bè bạn còn xúm lại chia vui. Rất có thể nửa đêm ôngconsigliori hay đích thân Ông Trùm - bất thình lình hạ cố tới nâng ly rượu danh dự để chào mừng người hùng trở lại. Sau đó người hùng sẽ có tấm xéc hay món tiền còm đủ để đưa vợ con đi du hý cỡ nửa tháng ăn chơi cho bỏ lúc gian khổ. Rồi mới bắt tay vào công việc như xưa. Đó, muốn được hưởng lòng nhân đạo của Ông Trùm là phải như vậy.

Lúc bấy giờ Ông Trùm Corleone mới nảy ý tưởng so sánh. Mình chơi ngon vậy mà mấy thằng lớn đầu thế lực bảnh hơn nhiều nhưng xử sự thì dở ẹt. Chúng lại còn cản đầu nhiều phen. Nếu không ngon sao bà con lối xóm đổ xô tới nhờ vả hoài hoài? Khi nhờ xin sổ cứu trợ, khi năn nỉ gắp một thằng con khỏi tù hay cho nó công việc làm. Người năn nỉ giựt tiền lửa, người xin can thiệp chủ phố bớt tiền nhà.

Có người nào tới mà Ông Trùm Corleone không giúp đỡ? Rất tận tình và con lựa lời an ủi cho khỏi tủi lòng vì ngửa tay xin xỏ, vay mượn. Nhờ đức độ hào hùng ấy Ông Trùm được tôn xưngBố-Già , nghiễm nhiên là một thứ cố vấn có việc thắc mắc gì không giải quyết nổi là chạy tới hỏi. Ngay những dịp bầu cử hội đồng, viên chức hay dân biểu nghị sĩ đám dân Ý dốt nát không biết bầu cho ai thường tới hỏi Ông Trùm. Nắm một số phiếu đáng kể trong tay làm gì Vito Corleone không được các đảng, các ông thủ lãnh ve vuốt? Cùng lúc đó Vito Corleone còn nhìn xa trông rộng để lo đầu tư lớp tuổi trẻ: gia đình nghèo có con học xuất sắc là thế nào cũng trợ cấp cho học lên Đại học. Mấy năm sau thiếu gì thứcon cháu nhà luật sư, thẩm phán và cả biện lý, chánh án? Lối chuẩn bị tương lai như vậy thì có thua gì một nhà lãnh đạo quốc gia cỡ lớn?

Chẳng hạn như đang làm giàu nhờ rượu lậu mà khi không nhà nước ban hành luật sản xuất huýt-ky tự do thì một tay nào khác hẳn sẽ chới với. Nhưng Vito Corleone thì khỏi. Tính toán sẵn cả rồi! Năm 1933 sứ giả của Ông Trùm đã tiếp xúc với vua cờ bạc Manhattan, Harlem là tay tổ Maranzano.

Hồi đó Salvatore Maranzano làm trời trong giới giang hồ nhờ 2 nguồn lợi vĩ đại là sòng bạc và cho vay lời cắt cổ. Có sòng bài lập tức có một đàn cá mập bu quanh, sòng càng sống càng béo cá. Con môi trường nào béo bở cho bọn xét-ty bằng chiếu bạc? Đám lao động phu phen càng ít tiền càng hăng thử thời vận và càng ham tiền góp tiền đứng! Thôi thì đủ mọi hình thức cờ bạc. Từ xì-phé, già-dách đến cá ngựa, cá xe, cá banh. Số đề, xổ số lậu còn đông nữa!

Lợi tức nhiều nhất nên thế lực Maranzano mạnh nhất. Đời nào hắn chấp nhận chia hai quyền lợi như Vito Corleone đề nghị dù thêm cánh Corleone là có quyền thêm đất Brooklyn, Bronx lại rõ ràng có thêm vây cánh, thế lực đáng kể! Đã từ chối hắn lại coi Ông Trùm không ra gì nữa.

Một phần Maranzano ỷ ở bồ Al Capone, vua găng-tơ Chicago. Một phần cánh hắn tổ chức sẵn đàn em đông, sẵn súng sẵn tiền quá. Hắn đâu thể nhượng bộ một thằng lái buôn láu cá chỉ cậy thần thế đám nghị sĩ, dân biểu? Một thằng mới lên... phải chi nó có gốc Mafia đi! Đó là nguyên nhân phát động trận đại chiến năm 1933, biến cố làm đảo lộn giới giang hồ Nữu-Ước.

Ai cũng thấy ngay lực lượng đôi bên chênh lệch quá. Cánh Maranzano đã mạnh còn có những tay súng dữ ác. Nó bồ với Al Capone, đánh tiếng là có viện trợ ngay. Nó đi hẳn với cánh Tattaglias, đương kim vua đĩ Nữu-Ước, vua ma tuý! Tư bản, tài phiệt là nó nắm hết: mấy ông to đầu hai ngành xây cất và sản xuất quần áo còn phải mướn người của nó để ra tay đàn áp bọn đầu sỏ nghiệp đoàn người Do Thái, người Ý.

Lực lượng đánh đấm của Vito Corleone có gì ngoài hai toán “dũng sĩ” của Tessio, Clemenza? Tổ chức ngon thật nhưng người ít quá! Thế lực dân biểu, nghị sĩ thì có nghĩa lý gì so với bọn tài phiệt, tư bản đứng hẳn về phe Maranzano? Nhưng Vito Corleone có một ưu thế lợi hại. Đó là tổ chức rất bí mật, núp trong bóng tối đánh ra. Thực lực phe Corleone ra sao giới giang hồ có ai hay mảy may? Nhiều cha cứ tưởng Tessio là một cánh riêng, không liên quan gì đến Corleone. Tuy nhiên ưu điểm này có lợi hại đến mấy thì vẫn còn thua quá xa, nên bất thình lình Vito không bung ra một đòn tuyệt vời. Chỉ một đòn mà quân bằng hẳn tình thế mới thần sầu!

Số là để hạ thằng mới nhảy vô nghề, Maranzano nhờ đàn anh Al Capone cho mượn nguyên cặp hung thần từ Chicago sang.Bạn bè Corleone và bọn đàn em nằm vùng bèn cho Nữu-Ước hay và phi báo đích xác chúng sẽ đáp chuyến xe lửa mấy giờ. Ông Trùm cử thằng người nhà Luca Brasi lo tổ chức “đón tiếp”. Còn gì đáng mừng cho Luca bằng, có dịp xả hết thú tính tích lũy trong con người ác ôn của nó!

Luca mang 3 đàn em ra ga. Một thằng lái tắc-xi hờm bên ngoài, một thằng làm phu khuân vác hành lý dùm hai ông khách ra xe. Hai ông khách vừa nhảy lên tắc-xi thì Luca và thằng em cũng lên theo, súng đi trước để mời hai bạn Chicago xuống sàn xe nằm. Chiếc tắc-xi vọt tới một nhà kho ngoài bến tàu, địa điểm chọn sẵn. Xuống xe phải khiêng hai ông khách chân tay bị trói ké, họng la hết nổi vì nhét cứng những khăn lông.

Brasi xách cái rìu để sẵn một bên hỏi thăm một ông trước. Chặt hai phát rồi 2 bàn chân đã. Rồi chặt rụng đầu gối, tiếp theo mới băm thêm vài nhát cho đùi rời thân mình. Hồi đó Luca còn sức trai mạnh lắm nhưng có phải vung cú nào cũng một nhát đứt đâu? Cũng đỡ là xong phần đùi khỏi mất công chặt thêm vì không cần nữa. Vậy mà sàn nhà đã lênh láng máu và bầy nhầy những thịt vụn.

Ông khách thứ hai Luca khỏi phải xuống tay. Trước cảnh chặt thịt, vị hung thần của Al Capone chết khiếp ráng nuốt chiếc khăn lông cho chết nghẹt còn nhẹ nhàng hơn. Xét ra nuốt sao nổi... nhưng rõ ràng cảnh sát mổ tử thi giảo nghiệm đã tìm thấy chiếc khăn lông nằm trong bao tử.

Ít hôm sau có mấy hàng Vito Corleone gửi sang Chicago chongười anh em Al Capone, đại khái nói: “Người anh em chắc đã thấy chúng tôi tiếp đón kẻ thù như thế nào. Hà, cỡ một thằng người Naples lại xía vô vụ tranh chấp giữa hai thằng Sicily? Nếu là bạn thì xin ghi dùm món nợ ân tình, cần đến tụi tôi sẽ có cách đền đáp. Một tay chơi như người anh em hẳn phải nhận ra lợi điểm có một thằng bạn – thay vì kêu gọi người anh em giúp đỡ, thì tự lo lấy phận mình để rồi một buổi khó khăn nào đó có thể sẵn sàng đứng ra giúp dùm người anh em chớ? Nếu người anh em chẳng thèm coi tụi tôi là bạn thì thà vậy đi. Có điều phải cho hay trước là thời tiết thành phố bầy hầy không hạp với người Naples, người anh em chớ có léo hánh tới.”

Nội dung “văn thư” xấc vậy đó vì sự thực Ông Trùm Corleone vẫn liệt cánh Al Capone không hơn một phường hiếu sát ngốc nghếch. Mật vụ nằm vùng cho hay đàn anh đã mất tay ngôi chính khách phần vì thái độ côn đồ lộ liễu, phần vì đã có mùi làm giàu phi pháp. Đúng thế, quan điểm của Ông Trùm xưa nay vẫn là Al Capone hay phe nào đi nữa mà không có thế lực chính trị làm hậu thuẫn, không được bà con che đậy, thì cũng bị triệt như bỡn. Đúng là Al Capone đang đi vào con đường chết. Và cứ cho rằng lực lượng phe hắn có ghê gớm thực sự thì cũng chỉ ghê gớm quanh quẩn vùng Chicago chớ không hơn.

Đòn chiến thuật của Vito Corleone thần hiệu! Không hẳn thiên hạ ngán ở chỗ chơi quá dữ mà vì phản ứng thật cấp kỳ, ổng làm cái rụp dễ sợ quá. Nếu mật vụ của Corleone ghê gớm như vậy thì giở đòn gì ra còn dám rước thêm tai hoạ nữa! Thôi thì tốt hơn là biết điều kết bạn cho rồi, còn có chút nợ ơn nghĩa. Sau đó phe Al Capone bèn có lời phúc đáp bất can thiệp.

Thế là quân bình lực lượng! Toàn thể giới giang hồ dao búa Mỹ quốc sững sờ và đâm nể mặt Vito Corleone quá xá chỉ vì dám hạ nhục cả phe Al Capone. Sáu tháng liền cánh Corleone đánh lớn và Maranzano cứ chạy dài. Sòng già-dách chỗ nào cũng bị cướp. Thằng bao đề số 1 của Maranzano toàn khu Harlem bị hốt nguyên một ngày thâu, vồ hết tiền còn mượn luôn tập cuống biên lai giấy biên đề nữa. Mọi cơ sở, mọi ngành đều bị phá tan hoang. Đàn em Maranzano ăn tiền chủ nhân đàn áp cán bộ nghiệp đoàn cắt may thì người của Clemenza nhảy vô binh công nhân làm thịt bằng thích.

Làm sao đỡ nổi, cú nào Maranzano cũng lãnh đủ vì bộ óc Ông Trùm Corleone siêu việt quá, tổ chức cừ quá! Nết hung dữ giết người như chơi của ông địa Clemenza được sử dụng đích đáng vào việc lật ngược tình thế. Chừng đó mới thảy trọn lực lượng phòng hờ củacaporegime Tessio vào dứt trận, nghĩa là thanh toán “mấu chốt” Maranzano.

Dĩ nhiên trước đó vua cờ bạc cuống quýt cử người đi năn nỉ xin hoà song bao nhiêu sứ giả đều chẳng có cách nào gặp Vito Corleone. Bọn đàn em thấy cơ nguy, không muốn thí mạng bèn rủ nhau lỉnh hết. Đám bao đề, đám xét-ty trở cờ vác tiền chung cho phe Corleone. Trận chiến kể như dứt.

Nhưng Maranzano còn thì còn việc làm cho Tessio. Gãcaporegime rắn độc bèn sắp đặt để mấy thằng đàn em thân tín nhất của nó bán đứng thủ lãnh, mang thủ lãnh nạp mạng cho rồi còn làm ăn nữa! Mấy ông đàn em chọn đúng đêm Giao thừa, hết năm 1933 bước qua 1934 để “giao hàng”: chúng bịa chuyện Vito Corleone bằng lòng gặp đàn anh ở một nhà hàng lớn khu Brooklyn, còn tình nguyện làm cận vệ đưa Maranzano đi phó hội. Chúng hướng dẫn đàn anh vô ngồi bàn nhấm nháp mẩu bánh rồi nhanh chân biến gấp để nhường chỗ cho Tessio dẫn 4 thằng đàn em bước vô. Vụ lấy mạng diễn ra quá gọn: đàn anh Maranzano ăn đạn chì nát người miệng vẫn còn mẩu bánh đang nhai dở.

Lúc bấy giờ mới dứt hẳn. Bao nhiêu mối làm ăn của người quá cố bèn lẹ làng nhập một với tổ chức Vito Corleone. Người nào việc ấy in như cũ, khỏi thay đổi. Ông Trùm còn đoạt thêm một chiến lợi phẩm “bên lề” là nắm được nghiệp đoàn công nhân may cắt Nữu-Ước.

Công việc làm ăn lên như thế nhưng việc nhà mới làm điên đầu Ông Trùm. Thằng Santino Corleone, đứa con trai đầu lòng chứ ai? Sonny mới 16 tuổi nhưng ngực nở vai rộng, cao đúng thước tám đáng ngại quá rồi. Thằng Fred ngoan ngoãn, Michael vừa chập chững biết đi. Chỉ có mình nó, mình thằng Sonny luôn luôn gây vạ. Chẳng học hành gì, tối ngày lo đánh lộn làmBố-Già Clemenza ngán quá. Một hôm ông bố đỡ đầu buộc lòng phải cho ông bố đẻ hay một vụ động trời của ông con Sonny: Nó ngu quá, vác súng rủ hai thằng bồ bịch đi ăn cướp, trời đất!

Ông Trùm đùng đùng nổi giận. Cả đời chỉ giận dữ vài lần. Bèn hỏi có thằng Tom mấy năm nay nuôi trong nhà có dính vô không thì Clemenza lắc đầu. Một chiếc xe được cử đi lôi đầu thằng Sonny tới văn phòng hãng dầuGenco Pura gấp.

Nhưng chịu, đành bó tay không làm gì được nó. Có hai cha con, trong phòng, Vito Corleone đã phải giở thổ ngữ Sicily ra chửi, chửi một mách tàn tệ, mất mặt. Rồi hỏi gặng: “Mày có quyền gì làm cái việc ngu xuẩn đến như vậy? Mà tại sao làm vậy mới được chớ?”

Sonny nín thinh, lại làm mặt cáu giận. “Sao mày ngu vậy? Được bao nhiêu mà làm? Hai mươi... hay năm mươi đô? Mày thí thân mày vì bấy nhiêu đó hở thằng khốn?”

Nó không trả lời. Nó làm như không nghe. Sonny buông đúng một câu: “Con thấy bố hạ Fanucci.”

Giơ hai tay kêu “Trời” một tiếng... rồi “À... à... à” gieo mình xuống ghế, Ông Trùm ngồi chết lặng.

- Lúc Fanucci về... mẹ bảo con về nhà được. Con thấy bố lên tuốt nóc nhà. Con đi theo. Bố làm gì con thấy hết. Con núp một chỗ, bố thảy cái ví liệng khẩu súng con cũng biết nữa!

Ông Trùm cất tiếng thở dài. “Nếu vậy thì tao hết nói được mày thực. Bây giờ mày hết muốn học, mày không muốn làm luật sư? Mày không biết một thằng luật sư ôm cạc-táp “làm ăn” còn mạnh hơn cả ngàn thằng bịt mặt có súng?”

Sonny nhe răng cười: “Thôi... Con làmviệc nhà .” Thấy nó cười mà bố không nói không rằng, không la mắng mà cũng không cười theo, Sonny thêm vô một câu: “Con dư sức học bán dầu ô-liu chứ bộ?”

Ông Trùm ngồi yên. Chừng lên tiếng chỉ triết lý một câu: “Thôi thì mỗi người mỗi phần số hết.” Có ý ám chỉ định mệnh đã run rủi thằng con cả vô nghề này nên mới cho nó thấy vụ thằng Fanucci. Vito quay mặt đi, thẫn thờ nói: “Sáng mai 9 giờ đúng, mày tới đây. Genco sẽ giao công việc.”

Một tayconsigliori ngon như Genco làm gì không biết thâm ý ông xếp? Nên công việc của Sonny chỉ là ngày ngày đeo theo bố làm cận vệ, lúc nào cũng có một bên Ông Trùm để vểnh tai nghe “lời vàng tiếng ngọc”. Cứ ngồi ngoài nghe cũng lãnh hội thiếu gì kinh nghiệm làm ăn? Rõ ràng Genco đã sắp đặt cho Sonny có cơ hội gần gụi để đích thân ông bố gián tiếp truyền nghề.

Có ngày nào Vito Corleone không cảnh cáo thằng con lớn về tật dễ nổi nóng? “Mở miệng ra là đe doạ” là sơ hở lớn nhất, điên khùng nhất. Không suy nghĩ, nổi khùng lên cái gì cũng “dám làm” là dễ mất mạng nhất. Con người Vito Corleone không thể như vậy, tuyệt đối cả đời chẳng đe doạ ai, chẳng nổi sùng ẩu. Ông bố muốn nhét thằng con lớn vào khuôn khổ kỷ luật đó nên luôn miệng nhắc nhở: “Trên đời không có cái gì lợi cho bằng mình lỗi một đối phương cứ tưởng mười... và mình bảnh mười mà anh em bồ bịch vẫn đinh ninh mới có một”.

Về phương pháp, kỹ thuật làm ăn Sonny được danh sư Clemenza uốn nắn chỉ vẽ, từ sử dụng súng đến xiết cổ bằng dây. Vì lo dạy dỗ thật tận tình nên ông thầy lấy làm buồn trò Sonny chê xài dây lối Ý xưa quá, chơi súng như Mỹ gọn hơn, giản dị hơn nhiều. Sonny đi với bố đều đặn, chăm chỉ lái xe và bao nhiêu việc vặt cũng một tay nó làm đỡ. Hai năm liền nó là một týp cậu-cả-con-ông-chủ, làm ăn tà tà, chẳng cần hăng hái, sốt sắng. Trong khi đó thằng bạn mồ côi Tom Hagen nó dẫn về từ dạo đó vẫn học tiếp lên Đại học. Thằng Fred chưa xong trung học và Michael đang ngồi tiểu học, con bé Connie mới lên 4. Nhà đã dọn sang một căn lầu rộng vùng Bronx nhưng Ông Trùm có ý mua trọn khu đất ở bên Long Beach cất nhà, năm ba căn quây quần nhau như dự tính bấy lâu nay.

Vito Corleone là người nhìn xa. Giới giang hồ làm ăn ngoài lề pháp luật ở Mỹ quả năm bè bảy mối. Đô thị nào chẳng có vài ba cánh tranh ăn đụng độ liên miên? Mấy đàn anh lên được là đòi chia đất, lấn đất. Một giang sơn như của Vito Corleone mà không lo thủ kỹ thế nào cũng có thằng nhảy vô phá. Tranh ăn, đâm chém nhau nhiều bao nhiêu chỉ mau chết. Báo chí chánh quyền sẽ vịn vào đó yêu cầu pháp luật thẳng tay trừng trị, cảnh sát sẽ đàn áp mạnh. Dư luận mà phẫn uất quá độ ắt tự do dân chủ gì cũng tạm thời cúp hết và giới giang hồ sẽ chết nhe răng với nhau.

Đó là lý do lo xong công việc nội bộ, Ông Trùm Corleone muốn đứng ra hoà giải các nhóm đương chiến ở Nữu-Ước và sau đó trên toàn quốc.

Đối với Vito Corleone, đó là một sứ mạng và chẳng nguy hiểm gì mà phải ngại. Bèn để ra một năm trời để dọ dẫm, tiếp xúc đủ mặt thủ lãnh Nữu-Ước để cùng thử vạch kế hoạch chia đất, chia ảnh hưởng. Sẽ tiến tới một liên hiệp, một tổ hợp... nhưng liên kết sao nổi bằng ấy phe nhóm, quyền lợi đụng chạm nhau rầm rầm? Như bất cứ một vị lãnh chúa nào từng đặt để ra luật pháp và trật tự cho xã hội, Ông Trùm Corleone đi đến một quyết định: phải chặt bớt, triệt bỏ bằng hết những phe nhóm không ra hồn. Chỉ một số vừa vặn được quyền tồn tại và lúc ấy mới có thể nói chuyện trật tự, kỷ luật.

Được tồn tại vỏn vẹn năm sáu cánh, năm sáu “họ” có thực lực. Còn bao nhiêu bắt buộc phải giải nghệ. Mấy thằngBàn Tay Đen bắn mướn cắc-ké, bọn cá-mập không gốc, bọn bao đề, xổ số không có thầy chú che chở để làm ăn đàng hoàng là phải “đi” hết. Chậm chạp là bị cánh Corleone coi như có nhiệm vụ quét liền.

Vito Corleone đã tung tối đa lực lượng vào vụ tổng càn quét Nữu-Ước. Vậy mà cũng phải mất 3 năm... và cũng hung hiểm ra gì?

Lần gay go nhất tưởng đâu Ông Trùm suýt đi luôn. Mấy thằng chuyên viên đánh đấm gốc Ái-Nhĩ-Lan xưa nay cứng đầu quen làm ăn lẻ nghe nói bị cánh Corleone bôi tên bèn liều chết xông tới nổ, một ăn hai mất mạng. Hàng rào an ninh của Vito Corleone đốn bằng hết, nhưng vẫn lọt lưới một thằng. Trước khi ăn đạn nát thây nó cố để bằng được một phát vào giữa ngực tay tổ!

Ông bố nằm dưỡng thương, cậu-cả-con-ông-chủ Sonny Corleone thừa dịp ra tay, lựa người lập một toán đánh đấm riêng.Caporegime Sonny lầm lỳ chứng tỏ biệt tài đánh đường phố.

Nó không tính toán như bố mà bắn là bắn tàn nhẫn. Vỏn vẹn 3 năm 1935-36-37 Sonny thành danh đao-phủ-thủ, tay súng khôn nhất, đáng gờm nhất trong giới giang hồ Mỹ quốc, chỉ nhường Luca Brasi ở khoản tàn độc.

Hồi đó còn thằng dân chơi thứ dữ Ái-Nhĩ-Lan nào lọt sổ là một tay Luca Brasi sục sạo rượt theo “bôi sổ” bằng hết. Có mỗi mình nó xách súng đi làm ăn mà bọn làm-ăn-lẻ bị quất tơi bời, thảm hại quá nên một Ông Trùm có tiếng trong 6 họ lớn Nữu-Ước phải lên tiếng can thiệp. Vừa có ý đứng ra bảo vệ, Luca cảnh cáo, bắn chết tươi! Cũng may là sau đó Ông Trùm Corleone bình phục, kịp thời dàn xếp cho yên.

Từ năm 1937 giới giang hồ Nữu-Ước hết sóng gió, lâu lâu mới có một vụ hiểu lầm nho nhỏ, một vụ nổ súng lẻ tẻ, dù cũng có người chết.

Gặp buổi bình thời Ông Trùm Corleone vẫn không ngừng cảnh giác, như lãnh chúa lo bảo vệ thành trì không cho bọn rợ xâm phạm giang sơn. Cũng phải nhìn ra thế giới bên ngoài để biết Hitler đang lên, Tây-Ban-Nha mất và Ăng-Lê chạy mặt Đức ở Munich. Điệu này phải đại chiến thế giới mà chiến tranh dám gây ra rất nhiều phiền toái. Nhưng vững vàng như giang sơn nhà Corleone thì khỏi sợ. Biết nhìn xa thì chiến tranh còn là dịp làm giàu mau, tha hồ bốc lớn nữa. Miễn là mình thái bình!

Là người viễn biến, Vito Corleone làm một cuộc du thuyết, vận động toàn quốc. Sứ giả hoà bình trong giới giang hồ giữa năm 1939 đã có công lập bản thỏa ước giữa tất cả các phe nhóm anh em. In hệt như Hiến-Pháp Hiệp-Chủng-Quốc, bản thoả ước nhìn nhận “chủ quyền” từng phe, từng nhóm... chia đất, chia ảnh hưởng để duy trì hoà bình trong giới giang hồ.

Thế chiến II bùng nổ và năm 1941 Hoa-Kỳ tham chiến thì rúng động cả nước nhưng giang sơn biệt lập của Corleone còn thái bình hơn bao giờ hết để lợi dụng thời cơ hốt bạc như bất cứ ngành kỹ nghệ sản xuất nào. Bông thực phẩm, bông xăng cũng là tiền, mà giấy phép xuất ngoại cũng ăn có không ít. Cánh Corleone bắt áp-phe đấu thầu cung cấp cho Bộ Quốc Phòng và tha hồ phát bông mua vải cho các hãng cắt may không đủ vải làm. Ông Trùm còn lo cho bọn thủ hạ đang phục vụ cho mình đúng tuổi quân dịch khỏi phải đi lính đánh nhau ở mãi tận đâu đâu. Thông lưng với bọn quân-y-sĩ, trước khi khám sức khoẻ uống bậy vô một thứ thuốc nào đó... hoặc gài bằng được tên nó vào danh sách những thằng được quyền hoãn dịch vì cần thiết cho kỹ nghệ quốc phòng.

Dĩ nhiên Ông Trùm Corleone có quyền vênh mặt: tụi bay người của tao, ở trong giang sơn của tao, phục vụ cho tao thì đại chiến cũng có sao đâu? Tin tưởng ở luật pháp, trật tự xã hội như chúng nó thử coi? Cả triệu thằng chết mất xác! Kẹt có chút xíu là giữa lúc đó cậu út Michael bỗng xung phong nhập ngũ để phục vụ tổ quốc. Mấy thằng nhãicon cái nhà lạ quá, cũng rầm rầm tình nguyện. Có thằng dám trả lời ôngcaporegime rằng “Xứ sở này ban ơn cho tôi nhiều quá”. Nghe thuật lại, Ông Trùm Corleone quắc mắt: Còntao đây ... tao không ban, tao không tốt? Lẽ ra là bọn nó phải mệt rồi... nhưng không lẽ con mình cũng làm vậy không trừng phạt mà nhè hỏi tội bọn nó? Đành phải bỏ qua.

Thế chiến II chấm dứt là Ông Trùm Corleone biết đã đến lúc giang sơn mình phải đặt lại vấn đề làm ăn lần nữa cho thích hợp với thế giới bên ngoài. Ổng tự tin làm được, khỏi sợ thua thiệt vì từng có kinh nghiệm sống: ít ra cũng có 2 vụ làm Ông Trùm mở mắt!

Trước hết là vụcướp ngày mà vợ chồng thằng Nazorine là nạn nhân. Lâu rồi hồi đó tụi nó mới cưới nhau, lo đi mướn nhà ở riêng và dám để ra hẳn 300 đô-la tiền mồ hồi nước mắt để sắm đủ thứ bàn ghế giường tủ cần thiết cho tổ ấm. Ông nhà thầu cung cấp đồ gỗ chớp tiền lẹ lẹ, hẹn tuần sau giao đồ. Nhưng đồ làm sao có, khí cũng ngay tuần sau hãng bị tuyên bố khánh tận tài sản, kho hàng niêm phong lại chờ bán đấu giá trả cho chủ nợ. Dĩ nhiên bao nhiêu chủ nợ bu lại nhưng con nợ biệt luôn để khỏi nghe chửi. Đau quá, vợ chồng Nazorine đi hỏi luật sư mới hay cứ việc vô đơn kiện đòi nợ, toà xử tới xử lui cỡ vài ba năm sau thìhy vọng được hoàn lại tiền và may nhất được cỡ 1 phần 10!

Nghe chuyện Ông Trùm Corleone ngạc nhiên: vậy là nó ma giáo, lách qua pháp luật rồi. Chủ nợ làm gì được? Vila, xe hơideluxe toàn đứng tên vợ, việc làm ăn là củacông ty mà nó chỉ là một trong những người có phần hùn, nghĩa là trách nhiêm cũng có chớ... nhưng vô cùng hữu hạn! Luật pháp là như vậy, nhưng có lẽ nào vợ chồng thằng thợ làm bánh Nazorine nạp tiền xương máu cho ông nhà thầu nuôi con ăn học Đại học? Nó sắp bị tuyên bố khánh tận mà còn tỉnh khô nhận 300 đô mà? Việc giải quyết quá dễ: ôngconsigliori Genco chỉ đến tận nơi nói phải quấy mấy phút là ông nhà thầu láu cá biết nguy nuốt không nổi... bèn nhả ra đủ số đồ đạc cho riêng vợ chồng chủ nợ Nazorine!

Sau đó là một vụ có hậu quả nặng hơn nhiều. Khoảng 1939, Vito Corleone đã tính dọn nhà ra Nữu-Ước chọn một vùng ngoại ô hay tỉnh lỵ nào đó cho thanh vắng và chẳng ai biết đến mình. Con cái cũng muốn cho học trường lớn cùng với những con nhà đàng hoàng. Bèn mua luôn cư xá Long Beach nhà có sẵn 4 căn và đất còn nhiều . Năm đó Sonny sắp lấy vợ, vậy vợ chồng nó một căn, ông bà Trùm một, nhà Genco Abbandando một và một căn để trống.

Mới dọn nhà được tuần lễ thì có 3 ông thợ đi cam-nhông đến viếng, tự xưng có bổn phận xem xét ống lò khắp thị xã. Thằng cận vệ của Ông Trùm dẫn vô, đưa xuống nhà dưới xét lò sưởi trong khi ông bà Trùm và Sonny ngồi hứng gió biển ngoài vườn. Ông Trùm Corleone đã có vẻ bất mãn khi bị thằng cận vệ mời vô coi 3 công nhân nhà nước khi không hùng hục giở cái lò bất hợp lệ, làm nát cả cái nền xi-măng. Cả 3 ông cùng bự con, hung hăng. Ông xếp còn la:

- Lò nhà này hư hết! Muốn sửa chữa, đặt lại cho đúng luật thành phố thì ông chủ cho xin 150 đô tiền mua các bộ phận thay thế và nhân công. Bằng không Ty Vệ-sinh sẽ không cho phép xài. Đây, có cái giấy này của tụi tôi dán lên thì chẳng ai đòi xét nữa.

Hắn vừa nói vừa nham nhở chìa ra một “lá bùa” đo đỏ . Ông Trùm lấy làm thú vị. Cả tuần nay bỏ bê công chuyện làm ăn, chỉ lo nhà cửa cho xong đã có ý chán ngấy. Bèn cố tình sửa giọng thật là nhà quê.

- Nếu tôi không đưa tiền cho mấy ông... thì cái lò này sẽ ra sao?

- Thì nó cứ nằm y nguyên thế này!

Hắn điểm một cái nhún vai, đưa tay chỉ đống bộ phận lò sưởi vừa gỡ ra nằm la liệt dưới đất. Ông Trùm bèn hẹn “Chờ tôi đi lấy tiền” rồi trở ra vườn bảo Sonny: “Mày vô coi mấy ông thợ làm lò. Họ nói gì tao chẳng hiểu. Mày vô tính cho xong chuyện...” Dĩ nhiên đâu phải trò đùa mà thôi? Còn là dịp tốt để thử thách chân cẳng Sonny, xem cậu-cả-con-ông-chủ xử trí thế nào...

Lối xử trí của Sonny chẳng hạp với ông bố chút nào. Nó phũ quá, thiếu chất tế nhị truyền thống Sicily. Nó la bủa giọng ào ào, thiếu cái bén nhọn của một mũi dùi nhọn hoắc.

Vì vừa nghe hiểu ý ông xếp muốn gì là Sonny rút súng ra, quát bọn cận vệ tẩm quất cho 3 ông một mách mở hàng. Rồi bắt đặt lại lò ngay ngắn, thu xếp cái nền cho gạch. Xét người té ra ba ông chẳng phải người nhà nước mà là thợ làm công cho một hãng sửa chữa nhà cửa quận Suffolk. Nó lấy địa chỉ, tên tuổi ông chủ đoạn thảy 3 ông lên cam-nhông doạ: “Chớ có để tao thấy mặt ở vùng này. Tao mà gặp thì tụi bay dế nằm trên cổ!”

Hồi đó Santino Corleone có lối xử trí công việc gọn gàng như vậy, hiền hơn sau này nhiều và ưa “lành mạnh hoá” địa phương nó sống. Ông chủ hãng sửa nhà phố được Sonny ghét hăm, yêu cầu chớ gởi nhân viên đi xét lò ở Long Beach mà mang hoạ. Sau khi bắt bồ với ông cò địa phương thì cứ có án mạng, cướp của giết người códân chuyên nghiệp dính vô là Sonny có ngay bản sao tờ trình. Chưa đầy một năm mà Long Beach đâm hiền nhất nước Mỹ! Mấy dân ăn hồ ăn chĩa hay côn đồ anh chị đều được cảnh cáo đi nơi khác làm ăn. Bướng bỉnh nấn ná làm một cú thì được. Tái phạm cú nữa là kể như tuyệt tích! Mấy thằng bịp đi bán đồ giá hay đóng kịch vờ vẫn vô dọn đồ ở phương khác tới Long Beach là được khuyến cáo đi chỗ khác chơi thật lịch sự. Cứ ở lại làm càn thì rồi cũng phải đi... nhưng chắc chắn sẽ đi bằng xe Hồng-thập-tự.

Ngay mấy thằng con ông cháu cha nổi chứng côn đồ tụ họp phá làng phá xóm còn bị mời gấp đi phương khác, đừng ở lại làm dơ Long Beach! Làm gì mà không đô-thị gương mẫu?

Vụ “cướp ngày” của những thằng bề ngoài kinh doanh hoàn toàn hợp pháp nhưng bên trong lợi dụng từng sơ hở nhỏ của luật pháp để cướp-cơm-chim khiến Ông Trùm Corleone mở mắt. Một người tài trí như ổng phải có đất sống chính thức, có địa vị ngon lành ở ngay trong xã hội lương thiện, hợp pháp mà cậu Vito Corleone ngày nào từng bị cấm cửa. Phải chuẩn bị đủ điều kiện...

Đó là những ngày Vito Corleone sống yên vui trong cư xá Long Beach , tà tà ngự trị và mở rộng phạm vi hoạt động của giang sơn nhà cho đến ngày thằngđường-Thổ Sollozzo xuất hiện. Vì nó mà gia đình Corleone lại một phen lâm chiến và lần này vừa nổ súng là Ông Trùm gục đầu tiên để vật lộn với Tử thần trên giường bệnh viện.
BỐ GIÀ
Tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32