watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mùa Mưa-Chương 1 - tác giả Nevil Shute Nevil Shute

Nevil Shute

Chương 1

Tác giả: Nevil Shute

Trước đây tôi chưa bao giờ chịu khó ngồi viết những chuyện dài dòng như thế này, tuy cũng đã viết nhiều những bài giảng đạo hay những đề tài khác cho các tạp chí trong họ đạo. Nói thật tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện hay cần viết dài hay ngắn như thế này cho thích hợp, nhưng chẳng có ai ngoài tôi ra đọc truyện này nên chẳng lấy đó làm quan trọng. Tuy vậy, sự thật là tôi cũng đã băn khoăn lo nghĩ từ khi ở Blazing Downs trở về nên cũng thường xuyên bị mất ngủ và không thể làm việc hết mình cho họ đạo, tuy rằng các buổi lễ ở nhà thờ vẫn tiến hành như thường lệ và máy móc. Tôi nghĩ rằng nếu cố gắng viết ra thì tâm hồn cũng nhẹ nhõm phần nào, điều mà từ lâu tôi vẫn đè nặng trong tâm tư, hơn nữa, sau khi viết, tôi sẽ gởi cho ngài Giám mục đọc qua. Điều băn khoăn của tôi, có lẽ tôi cảm thấy mình càng ngày càng già đối với công việc của họ đạo có hơi kỳ lạ này và điều đó chứng tỏ là trường hợp này tôi phải chấp nhận bất cứ điều gì khi bề trên đã quyết định.
Viết tư liệu không phải dễ dàng gì ở nơi đây vì Landsborough là một thị trấn nhỏ. Chốc nữa tôi sẽ đi xuống cửa hàng sách Duncan để mua ít giấy viết, nhưng cửa hàng chỉ có những tập giấy mỏng để viết thư và những tập vở mà cô giáo Foster dùng cho các học sinh lớn tuổi hơn khi các em đã qua thời kỳ dùng bảng viết. Tôi mua sáu tập và hy vọng còn cần nhiều hơn nữa khi đã viết xong những điều cần nói ra, nhưng trong cửa hàng chỉ còn vỏn vẹn chín tập vở nên không muốn làm họ kẹt. Tôi đã yêu cầu họ mua thêm, và họ đã đặt hàng ở Townsville, chuyến máy bay tuần tới mới có.
Để trung thực với những ai đọc tác phẩm của tôi viết, tôi nghĩ là nên nói thật về mình, ngõ hầu sẽ được đánh giá chính xác và có được tín nhiệm về những điều tôi viết hay không. Tôi tên là Roger Hargreaves , đã được thụ phong mục sư thuộc giáo hội nước Anh bốn mươi mốt năm qua, tháng trước đây tôi đã qua tuổi sáu mươi ba. Tôi sinh năm 1890 ở Portsmouth thuộc miền Nam nước Anh và đã tôt nghiệp trường cấp ba Portsmouth. Tôi đã được thụ phong vào năm 1912 và trở thành mục sư của nhà thờ Thánh Mark, thành phố Guildford.
Năm 1914, thế chiến bùng nổ, tôi vào quân đội với chức vụ Tuyên uý. Tôi đã làm chủ lễ ở Gallipoli và ở Pháp. Trong chiến tranh tôi rất may mắn, bởi vì tuy bị một quả pháo dập ở Delville Wood trong suốt cuộc chiến Somme, tôi chỉ nằm bệnh viện vài tuần lễ và chỉ bốn tháng sau là trở ra tiền tuyến ngay.
Sau chiến tranh tôi vẫn chưa có chỗ cố định và không muốn trở về với công tác giáo xứ trong một thị trấn nước Anh. Lúc ấy tôi mới hai mươi tám tuổi, chưa có gia đình và cũng chẳng có gì phải vướng bận nhiều khiến giữ chân tôi ở lại Anh. Theo tôi trong lúc còn trẻ trung và sức lực cũng nên hiến cuộc đời mình cho việc phụng vụ đến nhiều nơi khó khăn hơn và sau khi thảo luận với cha Giám mục, tôi sang Uùc theo chương trình huynh đệ Bush ở Queensland.
Tôi đã phục vụ cho chương trình này bốn mươi năm, đi lại rất nhiều nơi từ Cloncurry đến Toowoomba, từ Birdsville đến Burdekin. Trong suốt mười bốn năm, tôi chưa có chỗ ở cố định và thường không ngủ quá hai đêm ở cùng một nơi. Chương trình huynh đệ này trả cho tôi mỗi năm năm mươi Anh kim, số tiền này cũng đủ để may mặc và chi tiêu cá nhân. Tôi cũng được cung cấp một số tiền nhỏ để chi phí cho việc đi lại nhưng tôi chưa phải dùng tới. Dân chúng ở vùng xa xôi hẻo lánh hầu hết đều có lòng tốt muốn giúp tôi đi lại từ nơi này đến nơi khác trong các lễ nghi tôn giáo, cưới hỏi hay ma chay. Họ thường lấy xe hơi chở tôi đến một địa điểm tiếp theo. Vào mùa mưa, khi ngập bùn, xe hơi không đi được, họ lại cho tôi mượn một con ngựa, khoảng chừng ba tháng để tôi có tiếp tục công việc cho hết mùa mưa.
Năm 1934 tôi bị đau ruột thừa ở một nơi tên là Goodwood gần Boulia; cách Longreach ba trăm dặm về phía tây có một bệnh viện. Vào thời ấy, chưa có bác sĩ lưu động bằng máy bay. Tôi được họ chở trên xe tải trong hai ngày. Thời tiết thì quá nóng nực, đường đi thì gập ghềnh, khó khăn lắm mới tới được bệnh viện. Đến được đấy, tôi bị viêm màng bụng và gần chết. Tôi nghĩ mình cũng sẽ chết thôi nếu không nhờ công ty xe hơi Billy Shaw ở Goodwood chở tôi chạy suốt đêm. Sau khi phẫu thuật, thằng tôi trông thật thảm thương và khó mà bình phục trở lại. Vì vậy tôi miễn cưỡng xin thôi việc chương trình huynh đệ và trở về nước Anh. Đức giám mục hết sức nhân từ và sắp xếp cho tôi một đời sống khá thoải mái ở nhà thờ Thánh Peter thuộc địa phận Godalming và tôi đã định cư ở đây, rồi kết hôn với cô Ethel. Những năm mới lập gia đình, chúng tôi sống rất hạnh phúc và tôi đã dằn lòng chứ không đã viết ra tất cả.
Ethel chết năm 1943, lúc chúng tôi chưa có con. Vào thời chiến, ở nước Anh, một mục sư có nhiều việc phải làm và tôi không cảm thấy tiếng gọi phục vụ quan trọng hơn khi chiến tranh chưa chấm dứt. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng miền Godalming cần một mục sư có gia đình hơn là một người goá vợ và còn rất nhiều miền ở Queensland cần một người đàn ông có kinh nghiệm như tôi, dầu người đó đã năm mươi sáu tuổi. Tôi đã từ bỏ giáo khu và trở lại Uùc như là một mục sư trên một chiếc tàu biển di dân, và tôi thật sự nhận ra rằng chương trình huynh đệ còn muốn nhận tôi trở lại công tác dầu tôi đã lớn tuổi.
Chẳng bao lâu sau, tôi cũng nhận ra rằng công tác ở vùng xa xôi hẻo lánh dễ hơn nhiều trước đây mười năm. Chiến tranh đã làm đường sá thay đổi và cải tiến, có một điều là các đài thu và phát vô tuyến đã được sử dụng đại trà ở các nhà ga xa xôi hẻo lánh, do đó sự liên lạc đã dễ hơn nhiều. Điều quan trọng hơn cả là đã có nhiều người sử dụng máy bay, hầu như đâu cũng có phi trường, và những dịch vụ cho khách thường xuyên đã được mở. Tất cả những sự cải tiến này đã tạo thuận lợi cho một vị mục sư muốn phục vụ hết mình cho các tín đồ hơn là trước đây. Tôi cũng nhận ra rằng nhiều nơi ở trong quận của tôi ở có thể đến thăm dễ dàng, có thị trấn cứ sáu tháng tôi có mặt một lần, khác với trước đây phải mất hai năm mới tới được một lần như lúc tôi mới đến nước Úc lần đầu.
Năm 1950 ở xứ Tân Guinea bị khan hiếm trầm trọng các nhà truyền giáo. Có một lúc người ta bỏ đi hay vì bệnh tật nên chỉ còn một mục sư của Giáo hội nước Anh ở đấy mà phải phục vụ một miền rộng một trăm tám mươi mốt ngàn dặm vuông ở Papua và lãnh thổ Ủy trị. Hình như tôi cũng đã nghĩ đến những nhu cầu quá lớn của họ so với nhu cầu ở Queensland và được sự thoa? thuận của chương trình huynh đệ, tôi đã tự nguyện đi đến đó một vài tháng để giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn. Khi tôi đi máy bay đến cảng Moresby, tôi đã năm mươi chín tuổi, đối với công việc như thế này, tôi cảm thấy mình quá già, vì chẳng có ai khác dám đi. Trong một năm, tôi đã đi đến nhiều nơi trong xứ, từ con sông Fly đến Rabaul, từ các mỏ vàng ở Wau đến các đồn điền Samarai. Bây giờ tôi mới lo là mình quá bất cẩn không mang theo Paludrine vì vào tháng chín năm 1951 tôi bị bệnh sốt rét nặng ở Saramaua và phải nằm viện đến mấy tuần lễ ở cảng Moresby, do đó cũng chấm dứt luôn công tác của tôi ở Tân Guinea.
Sở dĩ tôi nói đến chứng sốt rét bởi vì sau này tôi còn bị tái đi tái lại nhiều lần nữa, tuy có phần nhẹ hơn. Có một địa điểm mà trong các phần này tôi đã nói đến. Có người nói với tôi rằng khi chứng sốt rét đã bị một lần, vài năm sau có thể bị tái lại, trước khi dứt hẳn và lần tái phát này không mấy trầm trọng như cơn bệnh tôi đã bị lần đầu ở Salamaua. Tôi cũng biết là mình điều hành công việc tạm ổn tuy đang bệnh; nhất là vấn đề đi lại, có khi tôi cũng hoãn hành lễ trong một ngày và nằm cho mồ hôi toát ra. Tuy nhiên cơn đau đầu tiên quá nặng làm tôi yếu người hẳn đi, nên rời bỏ Tân Guinea mà chẳng mấy tiếc nuối, để trở về sống với các bạn hữu ở trên đồi Atherton Tableland phía sau Cairns thuộc miền Bắc Queensland, mong bình phục và khỏe mạnh trở lại.
Đức Giám mục vào thời ấy, vẫn đi lại đều trong Quận và Ngài đã viết thư đề nghị là sẽ đến thăm tôi và bàn bạc những chuyện mà tôi thấy chưa xứng đáng được Ngài quan tâm như thế. Tôi đi xuống Innisfail để gặp Ngài ở đấy vì tôi cảm thấy đã bình phục nhiều. Qua câu chuyện thân mật, Ngài đã đề cập đến tuổi tác của tôi và mong muốn tôi tiếp tục làm việc nhưng ít năng nổ hơn. Ngài nói là Ngài nóng lòng mở lại nhà thờ Giáo xứ Landsborough và muốn cử một Mục sư lo việc họ đạo tại địa phương. Ngài đã đề cập đến kinh nghiệm của tôi ở vùng nông thôn và hỏi nếu tôi bằng lòng sẽ cử tôi đến đấy vài năm để xây dựng lại tinh thần Giáo hội ở trong Quận ấy. Ngài cũng không mong tôi đi hết họ đạo rộng gần hai mươi tám ngàn dặm vuông, trong một vùng mà dân cư thưa thớt, vì Ngài hy vọng trong một năm thôi là có một mục sư trẻ về thay thế. Dĩ nhiên vấn đề tài chính là một vấn đề khó khăn cho nhà thờ, nhưng Ngài nói là sẽ gởi cho tôi một chiếc xe tải trong vài tháng tới, mặc dầu nó đã hơi cũ. Xe chẳng thấy tới, nhưng tôi đã điều hành tốt mà không có xe.
Landsborough là một thị trấn nằm phía trên vịnh Carpentaria, người ta thường gọi là Gulf Country. Cách đây năm mươi năm, thị trấn rộng hơn bây giờ. Thời săn vàng bùng nổ, cả thị trấn có chừng hai mươi lăm khách sạn, hầu hết là quán nhậu, nhưng bây giờ chỉ còn lại hai. Có chừng tám mươi cư dân da trắng ở đấy gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em và một số dân da đen độ hai ba trăm người trồi sụt bất thường, họ sống trong điều kiện đáng thương, trong các túp lều che bằng các tấm sắt rỉ, ở ngoại ô thành phố. Nơi ấy cách Cloncurry hai trăm dặm và cách Cairns và thị trấn Townsville về phía biển năm trăm dặm bằng đường hàng không. Ở đấy có một bệnh viện điều hành bởi hai chị em cô y tá và một nhà riêng cho bác sỹ mặc dầu từ trước tới giờ chẳng có bác sỹ nào bị lôi cuốn về thực tập ở đấy. Gặp trường hợp khẩn cấp, người ta gọi về Cloncurry và bác sỹ cứu hộ sẽ đến bằng máy bay. Trong chiến tranh người ta xây ở đấy một phi trường thật tốt và mỗi tuần một lần cũng có máy bay chở thư và đồ tiếp tế đến.
Nhà thờ ở Landsborough thuộc loại kiến trúc rất đơn giản, phía ngoài đóng bằng cây, mới được xây dựng lại cách đây ba mươi năm sau một vụ cháy rừng. Tôi thấy nhà thờ được trang bị quá sơ sài nên định bụng nếu nhận được chút ít tiền là tôi sẽ sơn trong và ngoài luôn thể. Nhà thờ chỉ có ghế dựa chứ không có ghế dài hành lễ và đây cũng có cái lợi vì cứ hai hay ba tháng một lần, chúng tôi có đoàn chiếu bóng lưu động ở Landsborough và chúng tôi có thể đem những ghế dựa này ra khỏi nhà thờ đặt trong sảnh Shire hay trước sân nhà sách Duncan vào mùa nắng. Cá nhân tôi cũng thấy tiện lợi nữa, vì trong tòa Cha sở chẳng có ghế bàn gì cả, nếu có ai đó muốn đến gặp tôi, tôi có thể đến nhà thờ mượn ghế và trả lui cho buổi lễ sau.
Cả nhà thờ và tòa Cha sở chẳng được ai ngó ngàn tới, bởi vì vị mục sư cuối cùng bị rắn cắn chết năm 1935 và từ đấy chẳng có mục sư sở tại nào ở Landsborough cho tới khi tôi tới nhận việc vào mùa thu 1952. Dĩ nhiên, nhà thờ thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm lễ do các Mục sư vãng lai. Còn chính bản thân tôi sử dụng nhà thờ trong rất nhiều dịp khi tôi có mặt ở trong Quận, để mong tìm hiểu những gì thuộc địa phương Landsborough. Tôi rất hoan hỉ được đi trên đó, bởi vì tùy theo những chuẩn mực của nước Anh, nhưng không còn nhiều đối với một giáo xứ. Có lẽ theo chuẩn mục của nước Anh, tôi không mấy giống một mục sư. Theo tôi đó là một nơi tôi có thể tiếp tục tiến hành công tác đã quen thuộc và cũng từ đấy tôi có thể góp nhặt một số sách mới, cũng như được sống thoải mái và tương đối tiện nghi. Dầu cho đã trình bày với đức Giám mục, tôi cũng phải nhận ra rằng, cá nhân tôi không còn là người đàn ông trước khi bị bệnh sốt rét. Tôi hy vọng cơn bệnh sẽ qua đi và thể lực sẽ được phục hồi. Tôi hy vọng như thế vì có quá nhiều việc để làm mà quỹ thời gian chẳng còn bao năm nữa.
Đức Giám mục, khi tôi gặp Ngài ở Innisfail, đã cấm tôi không được tiếp tục cuộc sống ở Landsborough cho đến tháng Tư khi mùa mưa đã dứt ở vùng Gulf Country. Lúc ấy tôi cũng hơi bực mình nhưng nghĩ lại tôi thấy Ngài đã hành động khôn ngoan khi thấy vẻ suy nhược của cơ thể tôi và tình trạng của tòa Cha sở. Trong mười bảy năm qua kể từ khi cái chết của vị mục sư cuối cùng, cũng đã có lúc có chút ít tiền để sửa chữa khi thì nhà thờ, khi thì tòa Cha sở. Về phía nhà thờ, cũng đã chi tiêu một số tiền để giữ cho mái nhà khỏi bị bọn mối phá hoại. Về phía toà Cha sở, những năm ấy chẳng tu sửa gì nhiều, hầu hết mái nhà lợp tôn đã bị rỉ sét, các cửa sổ chỉ còn một ít kính thôi. Tuy vậy tôi đã mua tôn mới ở Atherton và đem theo về trên xe thơ khi tôi đi Landsborough vào tháng tư. Qúa tốn kém nên tôi nghĩ tốt hơn là để cửa sổ trống như vậy, hơn nữa vùng nhiệt đới đâu cần bỏ kính vào cửa sổ.
Phải mất năm ngày, xe thư báo đi từ Cairns đến Landsborough vì chúng tôi đã phải dừng lại ở rất nhiều nơi. Hơn nữa, vào tháng Tư, đang là đầu mùa nên đường xá chưa được khô ráo, một ngày chúng tôi bị sa lầy ba lần gần sông Gilbert. Đối với tôi, thật qúa dài ngày vì tôi mong muốn trở về chổ ở để bắt đầu công việc của họ đạo. Cuối cùng chúng tôi cũng lái xe về được Landsborough và bỏ túi xách tay các tấm tôn trước mặt nhà thờ. Lúc ấy tôi mới nhận ra rằng toà Cha sở không còn lành lặn như tôi nghĩ. Phía trước có hai phòng và một bao lơn nhưng mối đã đục hư bao lơn của một phòng. Tuy nhiên phòng kia vẫn còn tốt và tôi chỉ cần có thế. Tôi bỏ tấm lợp lên và đóng đinh trên kèo mái nhà và nhờ sự giúp sức của cảnh sát viên Jim Phillips và một người da đen, một trong những cộng tác viên của anh cảnh sát, tên là Sammy Ba, để phân biệt với các anh Sammy khác. Họ đều là những người lương thiện và đã mang đến cho tôi những hộp đựng đồ và những két bia phế thải, vì trong tòa Cha sở chẳng có một vật dụng nào. Chỉ trong vài giờ, tôi đã được trang bị khá tiện nghi, chiếc giường bố được mở ra, túi xách tay bỏ trên đầu giường có mùng phủ lên. Một ghế dựa mượn từ nhà thờ, một thùng đựng đồ dùng làm bàn viết có cây đèn bão trên ấy và một kệ sách làm bằng thùng bia có độ nửa tá sách tôi thường đem theo và cái rương bằng thiết tôi đựng áo quần.
Họ đạo của tôi rất lớn. Nó chạy về hướng Nam một trăm sáu mươi dặm, về hướng Tây gần địa giới Northern Territory một trăm hai mươi dặm, về hướng Đông theo hướng Normanton độ năm mươi dặm. Cũng có thêm hai nhà thờ nữa là nhà thờ thánh Mary ở Leichardt Crossing và nhà thờ Thánh Du đà ở Godstow. Nhà thờ Thánh Mary được sửa sang tươm tất vì nhỏ và chỉ đủ chỗ cho hơn mười lăm con chiên, nhà thờ ở trong trại nuôi gia súc Horizon, nên ông quản đốc, ông Kim Bell, thấy cần phải giữ cho tươm tất. Còn nhà thờ Thánh Du đà, chẳng khác gì một đống đổ nát, nhưng tôi cố tình tạo thêm một địa điểm hành lễ một năm hai lần và tôi cũng hy vọng trong vài tháng tới có thể kiếm ra một số tôn lợp mái.
Những tháng tạnh ráo trong năm từ tháng Tư cho đến cuối tháng Mười một, tôi có thể đi đây đi đó trong họ đạo một cách dễ dàng. Dĩ nhiên là những con đường chưa được rải đá, bên Anh người ta gọi đó là dường dành cho xe bò, nhưng trong xe tải trung bình mười lăm cây số giờ nên họ đạo của tôi nằm dài khoản hai ngày đường mới đến toà Cha sở. Tuy nhiên, vào mùa mưa, việc di chuyển thật là khó khăn. Trong ba tháng lượng mưa lên đến năm mươi hay sáu mươi phân. Những con sông khô cạn vào cuối năm trở thành những thác nước mênh mông và phần lớn miền quê chìm trong nước lũ. Vào mùa mưa chẳng có xe có động cơ nào có thể di chuyển một trăm mét ra ngoài thị trấn mà không bị sa lầy cho nên ở miền quê này sự di chuyển cũng ít thôi. Vào tháng Mười một , các quản lí trại chăn nuôi gia súc đã mua ở cửa hàng những thứ cần dùng trong bốn tháng, nên họ ít khi có mặt ở Landsborough trước đầu tháng Tư. Chỉ có ngựa là phương cách duy nhất để đi lại trong xứ vào lúc ấy nếu cần phải đi, nhưng cá sấu cũng là mối nguy hiểm đáng kể trong cơn lũ và cơn mưa dai dẳng làm cho người trong họ đạo bực bội hơn.
Cũng giống như tất cả các giáo xứ trên thế giới, giáo xứ Thánh Peter, Landsborough, có những vấn đề hết sức đặc biệt. Ơû Landsborough, chỉ có mười chín gia đình da trắng, trong đó có bảy gia đình theo đạo Thiên Chúa La Mã, cho nên phần lớn công việc của họ đạo địa phương chỉ xoay quanh trường học, bệnh viện và văn phòng bảo vệ thổ dân Úc. Tuy nhiên, thị trấn là trung tâm giao dịch của một số trại chăn nuôi gia súc toàn vùng gộp lại. Trại nhỏ nhất cũng rộng tám trăm dặm vuông, và lớn nhất cũng trên ba ngàn. Các quản lí và các trại chăn nuôi gia súc này tổng cộng phỏng chừng một trăm người Âu và gấp đôi số người này là người lai và thổ dân những người này giúp việc ở các trại chăn nuôi rất giỏi. Do công việc làm ăn nên những người da trắng làm việc tại các trại chăn nuôi, thường xuyên ở thị trấn và họ Ở lại ban đêm trong khách sạn. Còn tất cả những người ở vùng quê chỉ đến thị trấn một năm hai lần vào mùa khô trong các cuộc họp mặt để xem các cuộc tranh tài.
Mỗi cuộc họp kéo dài trong bốn ngày và thị trấn đầy đàn ông ngủ khắp mọi nơi, trên giường ngủ, ngoài bao lơn, trong phòng chứa đồ hay trên đất bãi cỏ ngựa, quấn mình trong túi xách tay, say xỉn hay tỉnh rượu, nhưng thường là say xỉn.
Một Mục sư đến sống trong trị trấn như thế này, Mục sư đầu tiên đã mười bảy năm qua, ắt phải hành động rất thận trọng. Vấn đề nhậu nhẹt của các thị trấn xa xôi như Landsborough không phải là dễ giải quyết. Đúng thì không hẳn đúng mà sai thì không hoàn toàn sai trong những cộng đồng như thế này. Landsborough nằm ở mười bảy độ tính từ xích đạo, thật sự rất nóng vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. Những nơi như thế này cơ thể đòi hỏi một lượng nước bốn lít mỗi ngày để thay thế cho sự thiếu hụt vì bốc hơi. Vào mùa viêm nhiệt, có vài loại thức uống ngon hơn và đã khát hơn loại bia nhẹ và lạnh của Uùc. Hai quán rượu trong thị trấn là nơi gặp gỡ thường xuyên của đàn ông từ các trại nuôi gia súc này. Thật ra đây cũng là nơi độc nhất ở Landsborough mà bọn đàn ông thường lui tới gặp nhau và hàn huyên về công ăn việc làm. Nếu một người làm công cho các trại ấy ở xa trong miệt rừng về thị trấn để gặp bạn bè nghe ngóng có tin gì mới, anh ta có thể la cà suốt ngày trong quán rượu, vì cũng chẳng có chổ nào khác mà đi. Và rồi, sau khi tâm trí khát khao tin tức và sự kết bạn đã được thỏa mãn, sau khi nhậu say, anh ta nằm phía sau xe tải, đánh một giấc ngon lành, thử hỏi vị mục sư có lấy lời rao giảng mà phản đối quyết liệt hay không? Tôi không biết phải nên làm hay không. Tôi chỉ biết rằng tôi chưa bao giờ hành động như thế.
Tôi đã bắt đầu một cách từ tốn và khá thận trọng ở Landsborough. Trong tuần lễ đầu, tôi đã thăm viếng từng gia đình da trắng trong họ đạo của tôi và dành một ngày Chủ Nhật cho các em học sinh. Tất cả đều tốt đẹp và hiện tại tôi có vài gia đình đến cầu kinh vào buổi sáng. Tôi nhận ra rằng cũng như tôi đã kinh nghiệm ở những nơi khác, một nửa người lai da đen và da trắng mộ đạo hơn những người trắng thuần chủng. Hiện tại tôi đã bắt đầu các buổi lễ ngắn cho các em học sinh, mỗi buổi sáng, năm phút trước khi đến trường, gồm một bài hát lễ, một đoạn ngắn kinh thánh. Nhiều học sinh đến dự vì nhà thờ nằm trên đường đến trường. Mỗi buổi sáng tôi thường đến bệnh viện và những túp lều sắt rỉ của người da đen vào buổi chiều và cũng bỏ ra nhiều công sức đáng kể để liên lạc thư từ, cố gắng xin cho được một máy chiếu phim cũ cho thị trấn ngõ hầu làm cho họ xao lãng với các quán rượu.
Những điều trên cũng tạm thành công nhưng chưa có hiệu quả mấy trong việc đánh động các vấn đề xã hội chính trong Quận liên quan tới phái nam. Tôi có mặt ở Landsborough chưa đến sáu tuần lễ thì cuộc tụ tập đầu tiên để xem những cuộc tranh tài đã đem tất cả những người làm công cho trại chăn nuôi gia súc về thị trấn cùng một lúc. Vào lúc ấy, tôi đang dùng bữa tại khách sạn bưu điện, khách sạn lớn nhất trong hai cái, do Bill Roberts và vợ điều hành. Nấu ăn cũng không mấy thuận tiện trong toà Cha sở. Buổi sáng tôi có thể dùng cái bếp Primus để nấu ấm nước sôi pha cà phê, chứ bữa trưa và tối thường đến khách sạn, thay đổi từ khách sạn này sang khách sạn kia hằng tuần để tránh bực mình.
Trong bốn ngày liên tiếp khách sạn sống trong cảnh hỗn loạn ồn ào. Thường thường trong mười phòng ngủ thì chỉ có một hay hai phòng là có khách, nhưng đây là tuần đua ngựa nên ông Bill Roberts xếp thêm mười bảy giường ngủ ở bao lơn và khách sạn kia cũng nhiều khách như thế. Trò đu quay cho trẻ em được đưa từ Cloncurry đến dựng tại trục lộ chính, ở đấy tiếng om sòm của loa phóng thanh làm át tiếng nhạc của buổi khiêu vũ “ cá hộp” hằng đêm cho mãi đến một giờ sáng và tiếng loa vọng đến cánh rừng cách đấy cả mười dặm. Hai người bán hàng rong xe tải đến và mở thành hai cửa hàng và để tạo cho khung cảnh rạng rỡ thêm, chiếc xe chiếu bóng lưu động cũng đến, đó là một trong những cuộc thăm viếng bất thường, trình chiếu những phim mà tôi đã xem mười năm trước ở Godalming xa xôi, về phía bên kia của địa cầu. Cô giáo Foster cũng đóng cửa trường và tất cả thị trấn đều đi xem các giải đua ngựa.
Cuộc tập trung đua ngựa ở Landsborough có một hay hai nét đặc biệt khác với cuộc đua ngựa ở Ascot. Tất cả ngựa đua phải được nuôi ở trong Quận đến trực tiếp từ các trại chăn nuôi gia súc, và dĩ nhiên không được chải lông, và đôi khi chúng lăn bùn cũng để dơ như vậy. Nài ngựa từ các trại chăn nuôi súc vật được tổ điểm bằng những màu sắc cho cuộc đua thêm rực rỡ, mỗi người cởi một con ngựa do mình chọn ra từ hai hay ba trăm con từ bãi giữ ngựa của trại chăn nuôi và tin tưởng lạc quan con ngựa ấy sẽ thắng giải Melbourne Cup. Đường đua chỉ được phát dọn sơ sài ở trong rừng, các cột trụ và hàng rào để tự nhiên, các cây con chẳng tỉa xén gì cả, chỉ cắt cụt đọt hàng trăm thước. Trung tâm đường đua là sân bay và chiếc máy bay cứu hộ đậu ở đấy phòng trường hợp tai nạn, và còn có một lý do trần tục khác nữa, phi hành đoàn đang bận sát phạt nhau để trả tiền xâu cho chiếc máy bay. Chẳng có bục cho khán giả đứng xem, nhưng trên vạch khởi hành và rào cản có mái che thô sơ bằng cành cây bạch đàn để tạo ra ít bóng mát. Ngựa đến trong ngày cuối của cuộc đua được buộc vào bãi giữ ngựa. Cái nắng gắt gao cứ ào ào đổ xuống, bia cứ ào ào chảy và bụi vẫn bốc lên ngùn ngụt.
Tôi đến thăm cuộc đua ngựa cùng bà Roberts và người tớ gái da màu, một cô gái mười bảy tuổi tên là Coty. Chúng tôi đến có hơi muộn vì hai người ấy phải phục vụ hơn sáu mươi thực khách phải ăn nóng, nấu trên kiểu bếp xưa trong mái che và ngoài sân còn hơn cả trăm thực khách nữa đang đợi. Thành thật mà nói cũng nên ở lại giúp họ rửa bát đĩa, cho nên hơn ba giờ chiều chúng tôi mới đến trường đua. Tôi cũng quen biết khá đông quản lý và nhân viên trại chăn nuôi thời ấy nên đã vui vẻ ở lại với họ suốt cả buổi chiều, cụng ly bia với cứ ba người một và theo lời khuyên của họ, mỗi cuộc đua lại bỏ ra hai ngàn vào máy tính tiền.
Vào cuối cuộc đua cuối cùng, tôi gặp Stevie lần đầu tiên trong đời, tôi đang đứng với nhóm Jim Maclaren, quản lý trại Beverly, thì thấy một ông già rách rưới khật khưởng đi về phía tôi. Ông ta mặc áo sơ mi bẩn thỉu không có cổ, áo không cài cúc để lộ bộ ngực xương xẩu và cái quần dài bằng vải thô khá bẩn buộc lại bởi một sợi thắt lưng bằng da có kẻ hở để dắt dao nhọn và một túi da để đựng hộp quẹt bằng thiết. Đầu không đội nón, nước da sạm nắng, người gầy, bộ mặt khó ưa, chân đi đôi giày cỡi ngựa hai má bên bằng cao su đã mòn nhẵn. Râu ria chẳng cạo lại nhậu hơi nhiều. Thật ra, dường như ông ta chỉ xỉn vào những lúc có lễ lược gì quan trọng.
Ông ta đi về phía chúng tôi, dừng lại nhưng thân hình vẫn còn chao đảo và nói:
- Cha là Mục sư mới?
Phải :
Tôi trả lời và chìa tay về phía ông ta :
- Tôi tên là Roger Hargreaves.
Ông ta nắm bàn tay tôi và cứ lắc hoài mà không thả.
Roger Hargreaves,
Ông ta trịnh trọng nói. Ông ta dừng lại một chút như để suy ngẫm điều gì :
- Đúng là tên của cha rồi!
Vâng tên của tôi đấy! :
Tôi trả lời :
Tôi biết mọi người quanh tôi cũng mỉm cười xem sự thể một mục sư mới đang phản ứng với một ông già say rượu.
Dừng được một lúc ông ta nói tiếp.
Tôi biết rõ rồi đấy, thưa cha Roger Hargreaves. Họ gọi cha như thế mà !.
Đúng đấy :
Tôi nhấn mạnh thêm :
- Tên tôi đấy !
Ông ta đứng bất động, còn nắm bàn tay tôi, trong lúc ý nghĩ của ông ta đã thay đổi Con có nghe nói về cha, một người gốc Anh, chắc cũng ghê gớm lắm!
Ê, im cái miệng anh lại
- Jim Maclaren đứng cạnh tôi nói :
Cha Hargreaves đã ở Queensland hai mươi năm rồi. Stevie, anh biến đi cho và cần nhậu thêm bia thì cứ việc! Tôi đã gọi cho anh rồi!
Cha Hargreaves :
Ông già càu nhàu, vẫn còn cầm tay tôi :
- Nếu cha nói đúng, tại sao anh không gọi bằng tên mà gọi bằng họ?
Thì cha nói đúng chứ sao! :
- Jim trả lời :
Tôi gọi cha Hargreaves vì cha là một mục sư. Anh biến mà đi nhậu bia cho người ta nhờ!. Nói với Albert là tôi đã gọi bia cho anh đấy. Một phút nữa tôi sẽ đến.
Tôi quay sang phía Jim:
- Ông ta cũng đúng thôi! :
- Rồi quay về phía ông già tôi hỏi :
- Tên anh là gì?
Stevie, Ông ta trả lời.
Stevie gì?
Stevie :
Ông ta lập lại :
- Tôi la Stevie còn cha là Roger. Để bia đó cho tau, thằng bạn chí cốt.
Ông ta lắc mạnh tay tôi, nhìn chòng chọc vào mặt tôi, mùi bia nồng nực phả vào mũi tôi Bạn bè cả mà, phải không cha?
Đúng vậy,
- Tôi trả lời :
- Anh là Stevie và chúng ta là bạn.
Cuối cùng ông ta thả tay tôi ra và vẫn còn lảo đảo trước mặt chúng tôi. Ông ta quay về phía Jim.
Cha nói đúng cho dầu cha có là gốc Anh đi nữa! :
Ông ta quay về phía tôi đầy thiện chí :
- Cha cá cược con ngựa nào?
Tôi mỉm cười:
- Tôi là mục sư, hai lần hai ngàn là quá lắm rồi!. Tôi nghĩ Frenzy sẽ thắng.
Đừng đánh con đó :
Ông ta phản đối :
- Cha đánh con Ô Lạc đi cha, đánh con Ô Lạc là trúng chắc!
Anh điên rồi sao Stevie? :
- Fred Hanson nói :
- Này lại đằng kia, tôi kêu cho lon bia!
Anh ta xách bổng cánh tay ông già lôi về quán rượu.
Tôi nhìn Jim Maclaren, cả hai chúng tôi cùng cười. Tôi hỏi:
- Ai vậy?
Stevie? À, anh ta luôn luôn thế. Anh ta sống với một người Hoa cách đây mười dặm. Giờ chẳng còn làm được vì quá già. Ngày trước, một thời cũng là tay tháo vát, người ta bảo thế. Nghe nói cách đây lâu lắm có làm quản lý cho trại Wonamboola :
Anh ta nhìn tôi ngần ngại nói tiếp :
- Thỉnh thoảng cũng gây phiền hà một chút.
Tôi quay lại nhìn bảng tổng kết tiền sau lưng chúng tôi. Vào lúc ấy chỉ có một người đánh cá con Ô Lạc.
Đánh con Ô Lạc có được không? :
- Tôi hỏi Anh ta đùa đấy! :
- Jim trả lời :
- Cha cứ yên tâm với con Frenzy đi!
Tôi bỏ đi trước khi cuộc đua bắt đầu để xem cho biết những con ngựa chạy nước kiệu đến điểm xuất phát. Frenzy là con ngựa độc nhất với giống rất lạ. Ô Lạc thì gầy nhom, có vẻ đói khát với cái đầu to tướng và mông nhỏ. Tôi đi về phía bảng tổng kết tiền cá cược, vẫn chỉ có một người ủng hộ cho ý kiến của Stevie, trong lúc hơn bốn chục người khác đánh cá cho con Frenzy. Bài toán chia, chắc chắn tỉ lệ thắng rất mong manh. Tôi nghĩ đến ông già Stevie mà tôi chắc chắn rằng ông ta sẽ hỏi tôi đánh con nào và y như rằng hai lần tôi phải cá cho được con Ô Lạc. Đôi khi tôi cũng nghĩ rằng địa điểm đua ngựa Ascot còn thiếu một điều gì đó nên không thể thành công như Landsborough. Anh Tommy Ford đang cưỡi con Frenzy và anh quyết định phải thắng cho được cuộc đua này. Mỗi lần xuất phát, anh quất ngựa vụt nhanh về phía trước nên đã làm hỏng đến sáu lần, phải xuất phát lại, vì tiến qúa đà. Mỗi lần như thế, các con ngựa đều nhảy chồm lên và đứng trên hai chân sau làm cho người nài ngựa mất thăng bằng, nên người ban lệnh xuất phát thủ sẵn một hòn đá trong tay. Lần xuất phát thứ bảy, anh ta vụt mạnh hòn đá vào anh Tommy để kiểm tra còn xuất phát sớm thì lãnh đủ nhưng hòn đá nặng gần một kí chỉ đi sớt qua tai trong gang tất, nhưng một con ngựa khác lại làm hỏng cuộc xuất phát. Vào lần xuất phát thứ tám, Tommy lại lướt đi nhanh một lần nữa và người ra lệnh lại ném một hòn đá khác, lần này nó xẹt qua đầu Frenzy ở giữa cự ly hai lỗ tai và trúng ngay ngực của Tommy. Frenzy giật mìnnh vì cú ném hụt, miệng bị giật mạnh, chạy thẳng vào bụi cây bên đường. Cuộc xuất phát lần này thành công nhưng Frenzy lạc đường chạy, đến năm mươi mét và đâm phải con Daisy Bell ngã xuống, trên chân con Coral Sea, đang do dự thì con Frenzy nhảy qua dãy hàng rào thấp làm bằng cây bạch đàn. Tommy đứng thẳng trên bàn đạp, vừa quất roi, vừa chửi đổng. Còn lại một mình con Ô Lạc đua tài với một con ngựa cái nhỏ bé tội nghiệp tên là Cleopatra và cuối cùng Ô Lạc đã thắng vì dài đòn hơn. Tôi thu được cả thảy hơn trăm ngàn.
Tôi nhìn quanh tìm kiếm Stevie, nhưng chẳng thấy ông già đâu cả. Tôi cũng mừng thầm, vì nếu gặp ông ta, tôi không thể tránh khỏi mời một chầu bia, mà ông già thì đã say khướt. Sau đó Jim nói cho tôi biết, ông ta đã ngủ say trong một chuồng ngựa, trong một hốc tối. Hầu hết ngựa trong chuồng đều đi tham dự cuộc đua có các công nhân của trại giám sát qua đêm. Khi Stevie thức dậy, trời còn tối và đầy sao, đó là một đêm tuyệt vời ở Queensland, trời hơi se lạnh, nhưng rất dễ chịu. Khi sao đã lặn về phía chân trời, đó là lúc ngủ thích thú nhất trên đất lạnh. Mấy cậu nhóc da đen nhóm một bếp lửa và nói chuyện khào. Chúng mang lại cho Stevie cốc cà phê nóng nấu bên lửa và một đĩa thịt. Ăn xong Stevie bỏ đi về phía thị trấn để đến quán rượu.
Đêm ấy tôi không còn gặp Stevie nữa. Uống cà phê ở khách sạn xong, tôi giúp họ rửa bát đĩa. Sau đấy tôi trở về toà Cha sở, nhưng khi đi qua quán rượu, Jim Maclaren thấy tôi, thế là tôi buộc phải vào uống với họ, và trả một xuất vì tôi thắng cá ngựa. Tôi vỡ lẽ là cuộc cá ngựa của tôi là đề tài cho họ tranh cãi tối hôm ấy, không chỉ một trận đua cuối làm cho họ vui say giải trí mà là tất cả những ai đang la cà ở quán rượu, trong đó có Tommy Ford. Nhưng họ thật sự bày tỏ niềm vui một cách vô tư vì biết một vị mục sư đã mất công theo dõi một cuộc đua ngựa từ đầu chí cuối mà chỉ trúng có một trăm ngàn bạc. Miền Bắc Queensland là nơi thưởng nhiều nếu chịu khó cá cược.
Tôi cố gắng tìm hiểu thêm về Stevie, trong thời gian gần nửa giờ, tôi có mặt ở quầy rượu, trước khi tôi trở về lại giáo phận, để khỏi phải ân hận, nhưng vẫn không tìm được gì khác hơn. Ông ta là người lớn tuổi nhất trong số đàn ông có mặt ở đây và ông ta cũng đã cư ngụ tại Gulf Country từ thuở nào đến giờ mà cũng không ai nhớ ra. Chỉ có một truyền thống vẫn còn giữ đối với người phi công lái máy bay cứu hộ mà Stevie đã phục vụ Ở không lực Hoàng gia trong thế chiến 14 :
- 18 và ông ta đã là sĩ quan hoa tiêu. Người ta còn cho biết là ông đã từng làm quản lí cho trại chăn nuôi gia súc Wonamboola trong những năm 1920, có lẽ là sau chiến tranh, nhưng chẳng có cá nhân nào già đến như thế để kể lại mọi chuyện. Rồi sau đó ông ta bỏ núi xuống đồng bằng, khi thì làm nghề đóng yên cương, khi thì nấu bếp cho các trại nuôi gia súc khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Chẳng ai trong quán rượu biết được họ của ông ta và cũng chẳng có người nào biết được bà con thân thuộc của ông ta cả. Ông bây giờ là người thất nghiệp, nhưng cũng có chút lương hưu, lâu lâu lại đến bưu điện lấy ra.Ông ta sống với một ông già Tàu tên là Liên Chi, làm chủ một vườn rau cách thị trấn mười đến mười hai dặm. Ông già Stevie giúp bạn làm vườn để tự nuôi sống. Hai người đều độc thân. Stevie không bao giờ có tiền trong túi, vì có thói quen là, mỗi lần đi bưu điện, là thẳng đến quán rượu, để uống cho hết số tiền hưu, trước khi về nhà, nhưng khi áo quần ông già quá tàn tệ, Trung sỹ Donovan, thuộc lực lượng cảnh sát mã vận đã đợi sẵn ở ngoài bưu điện, đưa ông đến cửa hàng bách hoá, mua cho ông một cái quần dài mới trước khi để ông đi vào quán rượu.
Tôi cũng hiểu một chút ít về ông già Liên Chi bởi vì ông chính là nguồn rau cải tươi sống của Landsborough. Vào thời ấy, tôi chưa được thấy căn nhà của họ nhưng sau này tôi đã đến thăm rất nhiều bận. Nhà của ông Liên Chi ở giữa hai hồ nước dài cách trại chăn nuôi Dorset Downs cũng khá xa và cách các nhà vườn khác độ mười lăm dặm. Hai hồ nước này thật ra là một phần của con sông chảy vào mùa mưa và nối với hạ lưu của sông Dorset. Vào mùa khô, vùng đất giữa hai hồ nước rất phì nhiêu vì nó tiếp cận với nước khi cần làm thuỷ lợi. Ở đây ông Liên Chi trồng được hai ba sào gì đó, đủ các loại rau cải. Ông ta có cối xay gió bằng sắt đã cũ để bơm nước, và ông làm việc từ rạng đông cho tới tối mịt.Ông cũng có dựng một căn nhà trên một nỗng đất gần đấy, cao hơn mức nước lụt. tuần hai lần thứ Tư và thứ Năm, ông tự mình đánh chiếc xe bò hai bánh do con ngựa già kéo, về thị trấn bán rau cải và rồi đi thẳng về nhà chẳng ghé lại quán rượu vì ông không uống.
Sáng hôm sau tôi đã gặp ông già Stevie trên đường khi tôi đến Bệnh viện. Quán rượu đến mười giờ mới mở cửa nên trông ông ta có vẻ thê thảm, mắt thì đỏ ngầu, tóc thì dính bết lại, bàn tay run run. Chắc chắn là ông ta vừa ngủ dậy đâu đó vì áo quần bết bẩn cả đất và bên vai trái còn dính ít phân gà.
Tôi dừng lại bên cạnh ông ta và nói:
- Tôi đánh trúng con Ô Lạc. Nhờ anh đấy.
Ông ta liếm môi nói:
- Cha may thật!. Họ kháo nhau đêm qua trong khách sạn. Phải cha Roger đó không?
Tôi đây mà! :
Tôi trả lời :
- Roger đây, còn anh là Stevie?
Về chỗ cha làm một chầu đi cha.
Không được đâu :
Tôi trả lời :
- Tôi chẳng để rượu ở toà Cha sơ.û Tôi ngừng lại một lúc để nói vì nhìn thấy vẻ mặt buồn bã của ông ta.
Quán rượu mở cửa mười giờ mà!
Còn lâu :
Ông ta trả lời :
- Thằng chủ trước còn khá hơn thằng cù lần này. Giờ nào hắn cũng bán cho mình uống. Thằng này quá sợ cảnh sát!
Tôi có câu chuyện muốn nói với anh. Hãy đến chỗ tôi đã, căn nhà đầu tiên phía bên này của nhà thờ. Anh cứ tắm rửa và giặt giũ áo quần cho sạch sẽ. Thế nào cũng khô trước mười giờ. Mau thôi mà! Tôi có việc phải vào bệnh viện và về giờ đó, tôi sẽ khao anh một chầu về con Ô Lạc.
Như vậy cũng nhanh thôi :
Ông ta nói :
- Phía nhà thờ hả cha?
Đúng đấy :
Tôi trả lời :
- Có cả xà phòng và mọi thứ ở đấy. Cả dao cạo nữa nếu anh muốn. Tôi sẽ trở về trước mười giờ và rồi chúng ta sẽ trở lại đây cùng uống bia.
Tôi đi về phía bệnh viện, không nhớ ra là để làm gì và bệnh nhân là ai nữa. Tôi không mất công chờ trong khoa, tôi gọi khoa cho vẻ lịch sự, chứ thật ra không quá ba phòng, trong mỗi phòng chỉ có hai giường. Khi tôi sắp rời khỏi khoa, xơ Finlay mời tôi nán lại dùng cốc trà nóng. Họ thường mời tôi trà sáng khi tôi đến bệnh viện.
Tôi đi vào phòng khách thì đã thấy cô Y tá Templeton đang rót trà ra tách. Chỉ vỏn vẹn có hai người điều hành nơi đây.
Tôi nói:
- Tôi không nán lại ở đây được đâu. Stevie đang đợi tôi ở nhà.
Lạy Chúa! :
Xơ Finlay nói :
- Ông ta làm gì ở nơi cha vậy?
Tắm :
Tôi trả lời.
Y tá Templeton nhìn lên cười khúc khích nói:
- Ông ta cũng thường đến đây tắm luôn cha ạ!
Thế hai cô thường gặp ông ấy không? :
Tôi hỏi Có lẽ là không :
Xơ Finlay trả lời, vừa thở dài :
- Ông già ấy ghê gớm lắm! Khi thì say bí tỉ, khi thì uýnh lộn, có khi bị té ngựa, bị thương cùng mình. Rồi ông ta tới đây và bọn con đã vá víu, băng bó cho ông ta. Vừa rồi ông già đến ngủ sau trại Jeff Cumming bị chó của ông Jeff cắn vào cánh tay.
Mời Cha dùng trà :
- Y tá Templeton nói tiếp :
- Nếu ông ta không bảy mùi hôi thối như thế thì Xơ Finlay cũng không muốn trêu tức ông ta làm gì!
Xơ Finlay lại nói tiếp:
- Con bảo ông ta đi tắm cho sạch , con mới băng cánh tay cho. Còn chị Templeton lại lo giặt áo quần cho ông ấy. Mặc vào trông ông ta bảnh như một chú lính mới tò te! Nhưng ông ta lại không muốn đàng hoàng như vậy.Ông ta cũng quậy phá chút ít phải không?
Xơ lại gật đầu:
- Khi không uống rượu, ông ta cũng đàng hoàng ra phết. Hình như ông ta cũng không phải là xấu xa cho lắm. Nhưng rượu đã làm cho ông ta biến thành người như thế và ông ta cứ phải tiếp tục uống. Chỉ có rượu, chứ có thứ gì khác nữa đâu!
Xơ lại nói:
- Ông ta sống tận trong rừng với một người Hoa, sống bằng nghề trồng rau cải, ở đâu gần Dorset Downs.
Cha có nghe nói, cũng định bữa nào đi thăm hai người ấy.
Xơ liếc nhìn tôi rồi ngần ngại nói:
- Con không chắc hai người ấy là tín hữu của mình, thưa cha :
Rồi Xơ nói tiếp :
- Nếu cha định đi thăm họ, Cha nên cân nhắc điều này. Riêng Stevie thì con không biết, nhưng Linh Chi là người theo đạo Aán độ hay Phật giáo gì đó vì có tượng thờ trên tường. Chuyện này không phải của con, nhưng con không muốn Cha bị bỡ ngỡ.
Tôi cười:
- Cám ơn Xơ đã nhắc nhở. Thế thì Stevie cũng là Phật tử nữa sao?
Xơ cũng cười:
- À ông ta à! Con không nghĩ ông ta theo đạo gì ngoài đạo bia :
Dừng một chốc, Xơ lại nói tiếp :
- Có một ngày Trung sĩ Donovan đã đưa con đến đấy với nhóm nhân viên của ông, để săn bắn vịt trời ở hồ nước sâu ấy. Chúng con có đến thăm hai người ấy. Stevie lúc ấy tỉnh táo lắm, trông rất chững chạc và đáng kính. Trung sĩ Donovan nói chỉ khi nào ông ta có chút ít tiền để đi về phố, ông ta mới bảnh như thế. Ông ta cũng sống hòa thuận với ông Liên Chi ở trại rau.
Tôi rời khỏi bệnh viện sau đó trở về toà Cha sở. Stevie đã tắm rửa xong, đang định cạo râu nhưng bị đứt tay nên không cạo nữa. Giờ này ông ta đang ngồi trên bậc cấp dưới mái hiên bị mục nát, quanh bụng đang quàng chiếc khăn tắm trong khi áo quần đã giặt xong đang phơi trên hàng rào. Vào mùa nắng, ở miền Bắc Queensland, chỉ cần mười phút thôi là áo quần khô ngay. Ông ta nói:
- Tôi vừa mới tắm. À, mà hôm nay tôi hơi bệnh :
Ông ta liếm môi nói tiếp :
- Cha có rượu, không Cha?
Không có đâu :
Tôi trả lời :
- Tôi chẳng có thứ gì ở đây cả. Mười phút nữa khách sạn sẽ mở cửa. Chúng ta đi trường đua nữa chứ?
Thì cũng muốn thế :
Ông ta miễn cưỡng trả lời :
- Tiền cũng đã hết, làm sao mà cá cược!
Ông ta với tay lấy áo sơ mi và quần dài và bắt đầu mặc vào để che tấm thân xương xẩu đầy sẹo.
Cơ may anh đã đem đến cho tôi ngày hôm qua ấy :
Tôi nhắc nhở :
- Điều gì làm anh nghĩ là con Ô Lạc lại có thể đua với con Frenzy?
À, thì có cái gì đó liên hệ đến cuộc đua cuối cùng :
Ông ta nói tiếp :
- Không có gì là không xãy ra cho đến phút ấy và nó đã xãy ra rồi! Nằm ngoài rừng tôi đã nghĩ ra điều ấy cách đây ba hôm. Tôi biết trước điều gì sẽ xãy đến, mà thật vậy, Cha ạ!
Ông ta rê đôi chân khẳng khiu cho đến khi xỏ được vào đôi giày.
Pisspot Stevie :
Giọng nói của ông có vẻ tức tối :
- Họ gọi tôi như thế đấy, Cha ạ! Nhưng tôi hiểu biết hơn họ. Ngày nào đó tôi sẽ nó cho họ là tôi hiểu nhiều hơn họ. Cha cứ tin tôi đi.
Dĩ nhiên là tôi tin anh :
Tôi nói :
- Thôi chúng ta hãy đi về khách sạn, tôi sẽ mời anh một chầu bia, anh sẽ tỉnh táo ra thôi Giờ này thì trông ông ta có vẻ chững chạc. Vừa đi vừa gài quần ông ta nói:
- Tiền tôi làm ra thì tôi xài. Tôi đợi xem có thằng đểu nào chỏ miệng vào không?
Người ta nói cho tôi biết anh đã ở trong không lực quân vào thế chiến thứ nhất. Như vậy có đúng không?
Quân đoàn pháo binh và không đoàn Hoàng gia :
Ông ta trả lời :
- Đấy là những đơn vị tôi đã phục vụ. Sĩ quan hoa tiêu, có áo và cánh máy bay trên túi áo đàng hoàng, đồng thời cũng là sỹ quan đề lô của lực lượng pháo binh. Những địa danh Armentears, St.Omer, Bethune, tôi biết rất rõ vì đã thấy từ trên không. Thật ra bọn họ có biết gì đâu , thưa Cha. Thằng Stevie xỉn kia mà!
Ông ta đi bộ về phía khách sạn. Tôi nói:
- Đãi xong anh chầu bia là tôi đi ngay. Nếu anh chịu nghe tôi anh cũng nên đi đi.
Ông ta không trả lời và khi tôi đã rời quán rượu, ông ta vẫn còn sa đà trong các chầu bia dài dài và càng uống càng hăng.
Ngày hôm ấy tôi không gặp ông ta ở các cuộc đua ngựa. Vào giờ uống trà, ông ta vẫn còn la cà trong các quán rượu, đã say khướt. Tôi thì cố tránh không vào quán rượu đêm ấy. Sau đấy tôi đến dự buổi khiêu vũ cho có mặt trong khoảng nửa tiếng. Các bà trong hội phụ nữ đã cố trang hoàng cái sảnh Shire hôi hám thành một nơi rực rỡ và đã tạo được một ban nhạc hòa tấu dưới quyền điều khiển của bà Fraser, dương cầm; cô Brian; vĩ cầm, ông Peter Cornet, kèn đồng. Mọi người tỏ ra hả hê và tôi ở lại đấy cho đến mười một giờ khi cuộc ẩu đả xãy ra.
Chuyện xãy ra ở hàng hiên phía ngoài quán rượu của khách sạn Bưu điện. Khi nghe được tin, tôi hối hả chạy ra đường để quyết ngăn lại, nhưng mọi chuyện đã xong. Cảnh sát ập tới và đưa Ted Lawson đi liền và nhốt ngay vào nhà tù đêm hôm ấy, mỗi người mỗi bên, xốc nách kéo đi, không cho nói gì. Còn Stevie máu me đầy người được đám đông đưa lên một chiếc xe ngựa chở tới bệnh viện. Chuyện xãy ra có lẽ vì Ted đã đối xử với Stevie quá hỗn láo, đã chửi Stevie là thằng xỉn truyền kiếp; Stevie lúc ấy cũng say khướt, đấm đại vào mặt Ted, nào ngờ cú đấm hụt và lãnh cú đấm của Ted mà đo ván. Ted mới kkhoản hai mươi lăm tuổi, nài ngựa của trại chăn nuôi Helena Waters, dư sức hạ đo ván ông già lúc nào mà chả được. Tuy nhiên, họ đánh nhau trên hàng hiên và ngay cú đấm đầu tiên Ted đã hạ gục Stevie. Khi ngã xuống, lỗ tai của Stevie đụng vào chiếc cột của hàng hiên nên bị rách làm đôi, như vậy là có việc cho Xơ Finlay rồi! Đối với một mục sư thì chẳng làm được việc gì cho tới sáng mai, nên tôi đã trở về toà Cha sở và cầu nguyện trước khi đi ngủ cho những người lang thang vất vưởng, tội nghiệp như thế!
Sáng hôm sau, khi tôi đến bệnh viện thì Stevie đã đi đến quán rượu. Xơ Finlay đã may hai mũi và băng lại và giờ đây ông ta mang một lô băng trắng trên đầu. Ông ta không nói gì nhiều với tôi và thất thểu đi về phía thị trấn theo con đường đất đỏ bụi bặm, càng ngày càng xa hơn. Xơ Finlay nói:
- Giá mà có chiếc xe tải chở ông ấy về Dorset Downs, chỗ ông ấy ở, thì tiện hơn! Ơû dưới đó, ông ta sẽ mau bình phục.
Tôi trả lời:
- Việc này thì Cha làm được, nếu Cha nhờ thì cũng có người chở ông ấy đi.
Xơ lại nói:
- Ngày Chủ nhật, con còn phải cắt chỉ cho ông ấy nữa. Chẳng bao lâu nữa cuộc đua này rồi sẽ chấm dứt và ông ta cũng phải tự lo mà sống.
Sáng hôm sau, cảnh sát đã thả Ted ra khỏi chỗ giam sau khi đã bị mạt sát thậm tệ vì tội đánh người già cả. Ted trở lại cuộc sống bình thường cũng cảm thấy mình hơi quá đáng. Thật ra Ted chỉ là kẻ hậu bối, nên muốn chuộc lỗi với ông già Stevie, anh ta quyết tìm cho ra và mời ông ta ly rượu giải hoà, chuyện qua rồi cho qua luôn. Cũng nhờ việc đã qua cho qua luôn mà hai người từ hôm đó trong trại chăn nuôi gia súc đã trở thành đôi bạn keo sơn và trong lúc thù tạc vãng lai cái tên xỉn Stevie vẫn được trao đổi giữa hai người một cách thân tình mà chẳng mảy may phật lòng.
Cũng nhằm vào ngày cuối cuộc đua, nên người ta có tổ chức một buổi dạ vũ hoá trang trong sảnh Shire và tôi phải giúp vào việc chấm trang phục và trao giải thưởng. Một số ít đàn ông thì cố thực hiện cho được một dạ hội hóa trang thật sự, còn các cô gái mới thử lần đầu nên chỉ lấy đó làm vui thôi, có hai vai nữ tu trong dòng Carmen và bốn vai hề kịch câm nữ. Cuộc trao giải thưởng cũng bắt đầu vào nửa đêm và khi buổi lễ xong, tôi bị Jim Maclaren lùa vào khách sạn giải khát như là để tưởng thưởng công lao của tôi.
Ted và Stevie vẫn còn ở đấy, cũng đang cụng ly, đang biểu dương tình bạn thắm thiết nhất và Stevie đang cất cao giọng bài hát“ Căn nhà bé nhỏ của tôi ở miền Tây” để giúp vui thêm cho việc kết nghĩa. Tiếng hát đôi lúc bị ngắt quãng vì quên đi một số từ, tuy tay kia vẫn đánh nhịp đều. Tôi đứng ở cuối quầy rượu, vừa uống vừa nói chuyện phiếm với mấy người đàn ông, trong lòng cầu mong hết ly bia là tìm đường rút lui. Ngay khi ấy Stevie thấy tôi và loạng choạng tiến đến, tay vịn chặt quầy rượu để giữ bước đi cho khỏi ngã.
Ông ta dừng lại trước mặt tôi và nói:
- Cha Roger?
Đúng,
Tôi trả lời :
- Còn anh là Stevie?
Ông ta chìa tay ra:
- Bắt tay đi cha!
Tôi và ông ta bắt tay nhưng ông ta giữ tay tôi lại và nói với những người chung quanh Đây là Mục sư Roger.
Tôi rút tay lại:
- Đúng đấy, anh Stevie :
Giọng của Jim phát ra hơi trầm :
Cha Roger ở đây ai cũng biết, anh đã nhớ ra chưa?
Ông già tuy người hơi chao đảo, nhưng tay vẫn nắm chắc quầy rượu, cái đầu to ra vì có cuộn băng trắng. Tự nhiên tôi sực nhớ là ông già đang ngủ gật bị đánh thức thình lình. Ông ta nói:
- Dầu là mục sư, Cha vẫn là người bạn chí cốt, phải không Cha?
Chỉ có Jim kiên nhẫn trả lời:
- Đúng rồi, Cha là người bạn tâm đắc và Cha là mục sư. Xin anh biến đi cho và để cho Cha yên. Chúng tôi đang bận công chuyện.
Nghĩ một lúc lâu Stevie lại nói tiếp:
- Cha là người bạn chí cốt, nhưng bị đặt sai việc rồi!
Im cái mồm anh lại Stevie.
Cha tưởng rằng ai cũng lên thiên đàng sau khi chết :
- Stevie lại nói tiếp, quay về phía tôi :
- Phải không cha?
Đúng vậy,
Tôi trả lời :
- Jack Picton đứng bên cạnh tôi nói :
- Anh sẽ không lên thiên đàng sau khi anh chết, Stevie ạ; nếu như anh còn quấy rầy cha Hargreaves tôi sẽ đập cho anh gãy một lỗ tai nữa.
Tôi để một bàn tay lên cánh tay anh chàng tên Jack.
Ông ta nói đúng, ông ta chẳng hại ai bao giờ! :
Quay về phía Stevie, tôi nói :
- Cha chẳng biết anh có lên được thiên đàng hay không nhưng Cha biết rõ giờ này là giờ anh đi ngủ rồi và với lỗ tai đau như thế lại càng phải ngủ sớm hơn. Anh ngủ ở đâu thế anh Stevie?
Không có tiếng trả lời. Một trong mấy người đàn ông nói:
- Ông ta chẳng có chỗ ngủ nhất định đâu Cha ạ! Ông ta bậy đâu ngủ đó thôi. Tôi quay về phía ông Roberts, chủ khách sạn, đang đứng sau quầy rượu.
Anh Bill, còn giường trống nào không? Bị thương như thế, đêm nay anh nên giúp cho ông ta một chỗ ngủ đi nhé!
Vâng ạ,
Người chủ khách sạn nói :
- Còn một giường trống ở bao lơn phía sau. Ông ta có thể ngủ ở đấy.
Quay về phía những người đàn ông tôi nói:
- Nhờ các anh đưa ông ta tới đó cho tôi nhé!
Jim và Jack Picton mỗi người một bên xách nách dìu ông ta đi ra phía sau. Tôi đi theo bọn họ. Họ dừng lại một lúc để làm việc gì đấy dưới ánh trăng lặng lẽ và rồi đưa ông ấy lên cầu thang ngoài ra đến bao lơn phía sau và đặt ông ta nằm trên chiếc giường trống. Jim Maclaren nói:
- Này ông già, Cha đã xin cho anh được chiếc giường này,ưu tiên rồi đấy, ráng mà ngủ đi. Đêm nay tôi mà thấy anh lạng quạng dưới nhà, tôi đập cho gãy cổ.
Tôi nói:
- Làm ơn cởi giày ông ấy ra!
Chúng tôi cởi giày ông ấy ra để cạnh giường, đặt ông nằm xuống đâu vào đấy. Jim nói:
- Anh Stevie cần mền không? À, mà nên có, này cầm lấy.
Anh ta ném cho ông già một cái Này, giờ thì nằm yên đấy. Chẳng ai gọi bia cho anh đêm nay nữa đâu. Nếu gặp anh dưới nhà, tôi đập cho gãy cổ. Nói thật chứ không phải dọa đâu.
Ông già miệng lẩm bẩm:
- Lên thiên đàng rồi! Nói gì được nữa mà nói!
Jim cười:
- Đi xuống, cha ơi! Thế là thằng chả yên rồi!
Từ chổ tranh tối tranh sáng của chiếc giường, Stevie nói vọng ra:
- Con có thể kể cho cha nghe nhiều chuyện ly kỳ hơn thế nữa nhưng chỉ sợ Cha không tin :
Ngừng một lúc rồi ông tiếp :
- Thằng xỉn truyền kiếp, ai mà tin lời mày nói, thằng xỉn Stevie ơi!
Tôi nói vào tai Jim Maclaren:
- Tôi ngồi đây đợi ông ấy ngủ say đã. Chắc không lâu đâu. Chốc nữa tôi sẽ gặp anh ở dưới nhà.
Dĩ nhiên, đây chỉ là mẹo lừa vì tôi không muốn gặp lại Jim trong quán rượu.
Được thôi, thưa Cha.
Anh ta bỏ đi xuống dưới lầu với mấy người bạn, vừa đi vừa cười nói, tiếng của họ xa dần và mất hút sau quầy rượu. Trên bao lơn bây giờ đã yên lặng trở lại sau khi bọn họ bỏ đi. Một nửa bao lơn sáng lên dưới ánh trăng bạc, một nửa chìm trong bóng tối đen, che khuất cả mấy chiếc giường. Dưới bầu trời trong xanh, lâu lâu có vài con dơi bay lặng lẽ quanh khách sạn trong ánh trăng.
Trong bóng tối tiếng khàn khàn phát ra từ cửa miệng của ông già Stevie:
- Con có thể kể cho cha nghe nhiều sự việc, Cha cứ nghĩ là con chỉ nói về con Ô Lạc mà thôi,nhưng cái ấy có nghĩa lý gì! Con muốn nói về chuyện khác cơ!
Thế anh muốn nói với tôi những gì nào :
Tôi hỏi vặn lại.
Kiếp sau :
Giọng ông khàn khàn ngái ngủ :
Tất cả những gì Cha nghĩ là thiên đàng, nhưng Liên Chi là một Phật tử, anh ta là người hiểu biết. Anh ta đã giải thích cho con rõ tất cả. Ông ta có tìm hiểu.
Có điều gì đó hơi nguy hại, nhưng đêm thinh lặng và tôi muốn khám phá chiều sâu của ông già này. Tôi hỏi:
- Thế ông Liên Chi biết những gì nào?
Ông ta thì thào:
- Về kiếp sau, về việc tái sinh. Con người đầu thai vào kiếp khác để hoán cải mình mỗi kiếp cho được chân thiện mỹ. Tôi đã có được những cơn mơ tuyệt đẹp và càng ngày tôi càng chín chắn hơn. Như vậy tôi phải sống kiếp sau khá hơn kiếp này. Đấy là điều bí mật.
Tiếng nói đã ngưng thật lâu, tôi cứ tưởng ông ta đã ngủ, nhưng rồi ông ta lại nói tiếp:
- Một sự bí mật. Ông Liên Chi nói thế mà đúng. Con người không bao giờ chết, chỉ chuyển qua kiếp khác, như đi vào một cơn mơ.
Chuyện ấy không phải dễ hiểu và người ta mong muốn xãy ra như thế. Nhưng Stevie đang say khướt. Tôi hỏi vì tò mò.
Thế anh mơ thấy gì nào?
Cha cần phải có xe điếu mới được :
Một giọng ngái ngủ phát ra :
- Cha hãy nằm xuống với xe điếu, cơn mơ sẽ đến. Nào là Hoàng hậu, nào là Hoàng tử, và cứ thế, Cha cảm thấy bay bổng và dạt dào tình thương. Đi suốt cuộc đời, từ quá khứ đến tương lai, tư tương lai đến quá khứ, theo suốt cuộc đời và chở theo cả Nữ hoàng.
Tôi đứng dựa vào hàng rào sắt ở bao lơn trong yên lặng, thắc mắc về sự lộn xộn của các từ ngữ được phát ra từ một đầu óc bị rượu đầu độc và rối rắm. Bay bổng là vì cách đây lâu lắm, người đàn ông này là phi công mặc dầu chuyện ấy giờ đây không thể tin được. Dạt dào tình thương
Vâng, ở một vài người đàn ông chuyện ấy kéo dài cho đến ngày tàn. Nữ hoàng và Hoàng tử :
Có lẽ hình ảnh trên bộ bài tây. Xe điếu và tư thế nằm :
Có phải chăng là hút thuốc phiện? Ít ra cũng có thể đúng, đối với một người ở chung nhà với một người Hoa. Một câu nói của xơ Finlay lại hiện ra trong trí tôi, phải chăng Xơ muốn ám chỉ đến điều này?
Tôi đứng đấy, bất động dưới ánh trăng sáng, suy nghĩ tất cả những điều trên cho đến khi nhịp thở đều từ trong bóng tối vọng lại báo cho tôi biết ông già Stevie đã ngủ say. Sau đấy, nhẹ nhàng bước từ thang gác gỗ xuống sân và lẻn đi khỏi khách sạn để trở về toà Cha sở và đi ngủ.
Sau đấy tôi chẳng còn gặp Stevie nhiều nữa. Cuộc đua ngựa cũng đã chất dứt và sáng hôm nay, rất nhiều người rời thị trấn sớm để trở về trại chăn nuôi gia súc. Stevie còn nấn ná đôi ngày, dáng điệu ủ rũ và cáu gắt vì đã hết tiền và chẳng còn ai ở lại thị trấn để chịu đãi một chầu rượu, trừ hai người kỹ sư làm việc cho sở bưu điện và hãng Reg Mc Auliffe, phụ trách bán bảo hiểm nhân thọ cho dân địa phương. Cuối cùng xơ Finlay cũng cắt chỉ ở vết khâu lỗ tai ông già Stevie, thay băng sạch sẽ và để cho ông trở lại nhà. Có người đi Dorset Downs đã cho ông quá giang trên xe tải và như vậy chuyện của ông già cũng tạm ổn. Mọi người trong thị trấn, thấy ông đi khỏi, ai cũng vui.
Tôi lại trở về với công việc họ đạo quen thuộc. Cô giáo Foster, người rất hiền, đã phụ trách hát lễ hàng ngày cho các em học sinh và bỏ ra một ngày đi đến Godstow để xem thử có thể làm được gì cho nhà thờ thánh Giuđà. Tôi thường đi trên xe chở thư và trên đường đi tôi dừng lại từng nhà hoặc từng trang trại chăn nuôi, có lẽ cứ mỗi đoạn độ hai mươi lăm cây số. Trời rất nóng và bụi bặm, tôi phải mặc áo sơ mi kaki và quần sọt nhưng tôi luôn mang vali theo, trong đó có áo tế và ly rước lễ, và tôi đã rửa tội cho ba em bé vào ngày thứ nhất, làm chủ lễ cho hai buổi kỷ niệm. Người tài xế xe thư rất biết điều, anh ta đợi tôi trong suốt các buổi lễ, và như thế anh ta phải lái xe chạy đêm mới kịp giờ giấc.
Trung sĩ Donovan cũng ngồi cùng xe với chúng tôi vì ông ấy có công tác cũng ở hướng này. Chúng tôi ở lại Beverly đêm đầu tiên với vợ chồng Maclaren. Còn một hai chuyện liên quan đến ông già Stevie còn vướng mắc trong đầu tôi, và trong lúc uống trà, lẽ đâu tôi lại đưa vấn đề thuốc phiện ra bàn. Tôi nói:
- Anh Jim này, có một điều trong khách sạn đêm ấy, ông già Stevie đã nói, khi anh đã xuống dưới sân, là ông ta mơ nhiều giấc mộng đẹp.
Có thật mà Cha!
Vẫn biết thế nhưng ông ta nói khi mơ là phải có xe điếu. Vậy thì ông ta hút thuốc phiện, chứ gì? Ông ta ở với một ông già người Hoa mà!
Trung sỹ Donavan vặn lại:
- Nói thế là không có lý. Ông ta có thể hút thuốc lá cũng được, chứ sao?
Tôi cũng nghĩ như thế.
Trong giọng nói của anh ta có gì làm tôi ngừng nói và có điều gì khác thường hơn là tôi nghĩ. Tôi không nói tiếp và đến chiều tối, khi không có ai, Jim Maclaren mới nói riêng với tôi:
- Về ông già Stevie và ông già Liên Chi, tôi không dám nói vấn đề thuốc phiện trước mặt Trung sỹ Donovan, trừ khi Cha có lý do xác đáng.
Thế anh nghĩ là họ hút chứ?
Dĩ nhiên rồi! Liên Chi hút thuốc phiện. Có gì mà người Hoa không dám? Cũng chẳng nguy hiểm gì đâu, còn thua hút thuốc lá. Ông già Liên Chi trồng cây anh túc trong vườn ở Dorset Downs với các loại rau cải khác. Donovan biết rõ về điều đó.
Tôi nói:
- Nhưng như thế là phạm pháp. Nếu như Donovan biết tất cả, tại sao lại để như vậy?
Anh ta cười khì:
- Vì Donovan thích ăn rau tươi.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Ý anh muốn nói, nếu Liên Chi bị truy tố, ông ta sẽ bỏ đi ngay.
Phải thế thôi. Ông ta sẽ dọn đi nơi khác để trồng rau cải và anh túc và lúc ấy Landsborough chẳng còn gì ngoài các loại đậu đóng hộp. Donovan cũng đã tính kỹ, điều quan trọng cho một thị trấn là cần có rau quả tươi, hơn là anh ta tính sai nước cờ đi truy tố một ông già Tàu, suốt đời làm lụng vất vả mà chẳng làm thiệt hại gì đến anh ta :
Dừng một lúc Jim lại nói tiếp :
Chỉ có điều nếu thiên hạ bàn tán mãi chuyện này khiến anh ta phải ra tay, nếu không thì mất việc.
Đúng thì không hoàn toàn đúng, mà sai thì không hẳn là sai ở Gulf Country. Tôi không đề cập đến vấn đề thuốc phiện nữa.
Và như thế tôi đã loại Stevie ra khỏi tâm trí tôi. Tôi còn nhiều việc quan trọng cần suy nghĩ, bởi vì mùa khô đã đến gần và tôi phải quyết định, trước khi mưa đến vào tháng Chạp làm ngưng việc đi lại, tôi phải đi thăm từng gia đình trong giáo phận khá rộng lớn này và làm chủ lễ cho từng trại chăn nuôi gia súc. Thật ra, đấy không phải là một chương trình quá tham lam trong thời gian năm tháng, bởi vì cũng chỉ có một trăm mười gia đình cộng chung, nhưng điều đáng nói là phải đi nhiều thôi. Tôi không quan tâm phải rời Landsborough lâu hơn một tuần lễ. Tôi đang cố dẫn dắt dân chúng có thói quen đi nhà thờ trong giáo phận và tôi cảm nhận việc này rất quan trọng, nếu như tôi có mặt ở đấy vào những ngày Chủ nhật như khả năng của con người có thể làm được. Tôi không có phương tiện riêng mà phải nhờ vào xe thư hay xin quá giang bất cứ xe nào chạy qua vùng ấy và như thế thì ít khi trùng hợp với ý muốn của tôi là được trở về Landsborough vào mỗi Chủ nhật.
Năm ấy tôi phải làm việc suốt mùa nắng và tôi đã thành công trong việc tìm hiểu hết các tín hữu trong họ đạo. Tôi nghĩ họ cũng thành tâm tán dương việc ấy, vì càng về sau, tôi càng nhận được nhiều thư từ, thường xuyên hỏi thăm tôi có thể trở lại một số gia đình để an ủi một bà cụ sắp mất, hay hướng dẫn việc tang ma ở một huyệt mộ mới đào vội vàng, hay rửa tội cho một cháu bé. Dĩ nhiên, những sự mời gọi như thế làm đình trệ thời khoá biểu của tôi, nhưng tôi cũng có thể đến tham dự tất cả với họ, đến được những nơi cần thiết trong vòng hai hay ba ngày.
Vào tháng Chín, cũng vẫn có một cuộc đua ngựa ở Landsborough, nhưng tôi không tham dự. Một mục sư chẳng làm được gì nhiều trong trong một thị trấn đang hưởng thú vui đua ngựa. Cơ hội phụng vụ chỉ đến với những thời gian yên tĩnh hơn. Đối với tôi, hình như tốt hơn nên dùng thì giờ vào việc thăm viếng những miền xa xôi hẻo lánh ở giáo khu, và tôi không bận tâm phải trở về từ Landsborough trước thứ Bảy. Vì lúc ấy, cuộc đua đã xong rồi và mọi người đã trở về các trại chăn nuôi, nhưng quá nửa chục chủ trại và quản lí cùng vợ con họ còn ở lại trong thị trấn để đến nhà thờ dự lễ vào ngày Chủ nhật, và đó là niềm khích lệ lớn lao đối với tôi.
Tôi yêu cầu Xơ Finlay nếu có thể đưa Stevie đến được bệnh viện. Xơ nói:
- Lúc này không được đâu Cha! Ông ta về thị tấn tham dự các cuộc đua rồi, chỉ có ông Liên Chi chở rau cải đến đây vào ngày thứ Sáu và thế nào ông Stevie cũng trở về với ông ta. Trông ông Stevie không được khỏe lắm.
Tôi cười:
- Thì cha có ngạc nhiên đâu!
Suy nghĩ một lúc Xơ nói:
- Không đâu cha. Con nghĩ là ông ta có vấn đề đấy! Đêm qua con đã trình bày cho bác sỹ Mitchison. Ông Stevie bị một loại da tái nhợt :
Dừng một chốc Xơ nói tiếp :
- Bác sỹ Curtis đến đây trong đội bay cấp cứu và con đã nhờ bác sỹ, nếu rảnh, xem qua bệnh tình cho ông Stevie, nhưng có điện thoại khẩn bảo họ phải bay đến Forest Range, vào ngày thứ Hai, để chở một nhân viên của trại Abo, đến Bệnh viện Curry, vì bị gãy xương sườn. Có lẽ, ông ta cũng khó lòng gặp được ông Stevie.
Thế còn bác sỹ nào đến đây nữa không?
Cũng không chắc :
- Xơ trả lời :
- Con không thể quên được, nhưng cũng khó khăn đấy Cha ạ, vì ông ấy ở tận trong rừng. Con không nghĩ là ông ta có thể đến cho bác sỹ thăm bệnh; có lẽ bác sỹ đã đi rồi, ông ta mới nhận được giấy thông báo. Lần này, gặp lại được ông già, chỉ là điều tưởng tượng thôi! Có lẽ đấy chỉ là dư âm của ngày trước.
Tôi cứ đinh ninh trong óc là thế nào tôi cũng đến nhà vườn ở Dorset Downs trước mùa mưa để thăm ông Liên Chi và Stevie tại nhà. Nhưng cuộc viếng thăm như thế lại nằm cuối danh sách ưu tiên. Tôi không hy vọng làm được gì nhiều cho họ về phần đạo và căn nhà của họ đã cách biệt với lối đi quen thuộc và cũng khó khăn cho tôi nếu đến được đấy nếu không có xe tải của riêng tôi. Tôi luôn luôn tự nhủ thầm là sẽ đến đấy trước mùa mưa nhưng rồi tôi chẳng bao giờ đến.
Những tuần cuối đã làm cho tôi quá mệt mỏi. Tháng Mười một ở miền Bắc Queensland thường rất nóng, đặc biệt năm ấy là một thử thách. Hơn nữa tôi vội vã thi đua với thời gian để đến thăm các nơi trong giáo xứ trong lúc việc đi lại còn dễ dàng và tôi cũng thực hiện được khá nhiều, tự cá nhân tôi. Tôi cũng biết khi mùa mưa đến vào dịp Giáng sinh, tôi có dư thời giờ nghỉ ngơi trong toà Cha sở vì lúc ấy không thể di chuyển ra khỏi Landsborough cho mãi đến tháng Ba hoặc tháng Tư. Chính tôi cũng thấy khó khăn trong việc lái xe những tuần cuối này, vì sức trẻ đã cạn kiệt và tôi cũng thú nhận là tôi thật sự quá mệt mỏi.
Vào đầu tháng Chạp cũng có vài trận mưa giông ngắn và như thường lệ, những trận mưa này làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn, vì chúng đã không giảm được cái nóng bức mà còn làm cho sự ẩm ướt tăng cao. Bất cứ sinh hoạt nào cũng làm cho người ta đổ mồ hôi nhễ nhại, và một lần áo quần đã bị ướt thì khó mà khô trở lại. Tôi bị cái nóng làm ngứa ngáy, đó là điều tôi ít khi bị khổ sở như thế và rồi cơn ngứa cứ kéo dài làm tôi khó ngủ. Mọi người bắt đầu cảm thấy bực bội và trở nên cáu gắt, khó tính. Hằng ngày ai cũng mong mưa đến chấm dứt ngay cái mùa độc hại này.
Cuối cùng rồi mùa mưa cũng đến, chỉ vài ngày trước Giáng sinh. Mưa liên tiếp ba ngày, xối xả không ngừng. Những con đường bụi bặm, biến thành những vũng bùn lầy, các xe có động cơ lúc này, ngưng hoạt động. Landsborough rút lui về cứ điểm mùa đông, người ta bảo nhau như thế. Gần suốt ba ngày, tôi nằm trên giường thoải mái thụ hưởng sự nhu hoà cũng như sự ấm áp tuy vẫn thiếu vắng mặt trời và đọc hết cuốn thứ tư về hồi ký chiến tranh của ông Winston Churchill mà một người bạn cũ đã gửi cho tôi từ Godalming.
Dĩ nhiên mùa mưa cũng có vấn đề. Mỗi ngày tôi phải đến khách sạn hai lần để dùng bữa và trời vẫn còn quá nóng nực nên mặc áo mưa hầu như không chịu nổi. Nếu đi bộ mà mặc áo choàng, mồ hôi đổ ra ướt như không mặc áo choàng vậy. Nếu mưa nhỏ , tôi chẳng cần áo choàng, bởi vì áo quần ướt chẳng có gì khó khăn cả ở vùng nhiệt đới. Dĩ nhiên, việc khó khăn là kiếm cho ra áo quần khô mà mặc, toà Cha sở của tôi không có lò sưởi và giờ thì đâu có trời nắng mà phơi áo quần. Bà Roberts có lòng tốt đã cho tôi sấy đồ mới giặt ở lửa nhà bếp nhưng cái khó khăn là đang mùa mưa thật sự và tôi thường phải mặc áo quần ướt suốt ngày và ngủ trên giường cũng ướt.
Giáng sinh đến rồi đi. Chúng tôi đã cùng hát lễ có các bài hát Giáng sinh trong nhà thờ “Vua Wencesclaus nhân từ” và “ Hãy nhìn vào giữa tuyết mùa đông” và cô giáo Foster đã bỏ thời giờ, gắng sức giảng cho các em học sinh biết tuyết là thế nào, bài giảng càng khó hơn vì thực tế cô chưa bao giờ thấy tuyết. Có một nhóm học sinh phụ trách trang trí cây Noel ở sảnh Shire, có tuyết giả trên cây, còn tôi đóng vai ông già Noel và đi phát quà. Máy bay từ Cloncurry đã đem đến cho chúng tôi chuyên viên chiếu bóng với máy móc và ba vở kịch cùng cô Bạch Tuyết. Các em nhỏ chưa bao giờ được xem phim như thế nên tất cả chúng tôi đều vui vẻ thoải mái.
Sau những ngày rộn rã xao động, mọi việc bây giờ đã lắng xuống ở Landsborough, và mưa vẫn rơi đều. Trong những điều kiện như thế này cho dù tôi đã uống nhiều thuốc, tôi vẫn ngã bệnh với chứng sốt rét cũ. Tuy cũng không có gì trầm trọng như lần đầu tôi bị Ở Salamaua và giờ đây tôi biết phải làm gì khi bị như thế. Tôi nằm trên giường, mồ hôi vã ra, khi mê khi tỉnh, trong một ngày, nhưng tôi vẫn uống thuốc đều. Bà Roberts rất tử tế, đã mang một vài thứ cần thiết đến tận nhà Cha sở. Bà và cô Coty, hai người thay nhau, cứ hai giờ lại pha cho tôi một tách trà. Ngày thứ Hai , Xơ Finlay được tin, cũng đến xem thử tôi bệnh ra sao, thay áo quần tươm tất cho tôi, đắp chăn ấm và chở tôi đến Bệnh viện bằng xe ngựa của nhà sách Duncan nhưng xe bị sa lầy cách bệnh viện một trăm mét, do đó tôi phải ra khỏi xe và đi bộ đoạn đường còn lại. Xơ Finlay và cô y tá Templeton đưa tôi lên giường liền và tôi nhìn quanh, cái gì tôi cũng có đủ, hơn cả ngày thường ở toà Cha sở. Tôi đã ở bệnh viện một tuần sau đấy. Cơn sốt làm tiêu hao sinh lực trong những ngày đầu. Tôi cũng đã biết như thế. Cho nên họ chỉ cho phép tôi ngồi dậy để ăn trưa, ăn tối, ngồi dậy với áo choàng ngoài để viết bài cho họ đạo và rồi uống trà trước khi đi ngủ. Vào lúc ấy thân nhiệt của tôi cũng bình thường, mặc dầu buổi chiều có tăng lên chút ít, nhưng như thế cũng không sao. Vào buổi chiều ngày tám tháng Giêng, lúc tôi đang ngồi trong phòng khách viết bài. Tôi nhớ rất rõ ngày này vì mới qua lễ Ba Vua được hai ngày. Ngày trước đó, tôi không thể rao giảng cho nhà thờ, ngày Chủ nhật đầu tiên sau lễ Ba Vua, nên tôi muốn viết những gì tôi nói với các tín hữu trong tờ báo họ đạo. Đúng là ngày tám tháng Giêng, lúc tôi đang ngồi viết khoảng ba giờ chiều, thì nghe thấy tiếng ngựa và bánh xe. Tôi đứng dậy và thấy ông Liên Chi đang tiến gần đến phía trước bệnh viện với xe rau cải.
Tôi rất ngạc nhiên gặp lại ông ta, vì từ sau lễ Giáng sinh chúng tôi đã không được cung cấp rau quả tươi và chúng tôi cứ nghĩ là qua mùa mưa khi các con đường đã đỡ lầy lội, họa chăng mới có được. Xơ Finlay và cô Templeton đang nằm nghỉ, tôi vào đánh thức họ dậy và trở ra bao lơn. Trời còn mưa nhỏ, ông Liên Chi bước xuống xe hai bánh và buộc dây cương vào hàng rào. Ông ta mặc một tấm áo mưa quân đội cũ có buộc dây qua vai làm áo khoác ngoài, ở trong là áo sơ mi và quần dài lao động, có hơi bẩn và ướt sũng, đầu đội một cái nón nỉ để tránh mưa.
Tôi nói:
- Vào đây đụt mưa đã, ông Liên Chi. Mừng được gặp ông.
Ông ta bước vào hàng hiên nói:
- Chào Xơ, Xơ cũng có mặt ở đây?
Tôi trả lời:
- Xơ vừa mới đến, chúng tôi khó gặp lại ông quá! Ông mang đến cho chúng tôi thứ gì nào?
Không có rau cải gì đâu?,
Ông ta trả lời :
- Vườn bị ngập nước tất cả. tôi đến gặp Xơ, ông Stevie bị bệnh bao tử.
Đau dạ dày à? :
Tôi hỏi :
- Đau thế nào ông Liên Chi?
Ông ta đưa tay sờ vào bụng dưới:
- Ông ta đau ở đây, đau ghê gớm, đã ba ngày rồi?
Giờ còn đau lắm không?
Ông ta gật đầu:
- Còn đau lắm, nhờ Xơ đến thăm một chút, không thì, ông ta chết mất!
Mùa Mưa
Thay Lời Tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10