watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Việt Sử Tiêu Án ( 1775 )-Trần Thánh Tôn - tác giả Ngô Thời Sỹ Ngô Thời Sỹ

Ngô Thời Sỹ

Trần Thánh Tôn

Tác giả: Ngô Thời Sỹ

THÁNH TÔN HOÀNG ĐẾ
Tên là Hoảng, con trưởng vua Thái Tôn, ở ngôi vua 21 năm, tính trung hiếu và nhân thứ, biết tôn người hiền, trọng đạo học, nhưng quá mê tín đạo Phật, không phải là thịnh đức của Đế vương. Niên hiệu Thiệu Long thứ 4, Mông Cổ sai Mạnh Giáp cầm thư sang dụ, đại lược thư rằng: "Nước Nam vẫn yên ổn như xưa, lễ nhạc phong tục nhất thiết y theo bản quốc, không nên thay đổi, đã có răn bảo các tướng ở biên giới không được thiện tiện động binh nhiễu nơi bờ cõi, không nên sợ hãi gì".
Thi lại viên bằng thư toàn.
Vua cử Quang Khải làm chức Thái úy.
Chế độ nhà Trần: các Vương, Hầu đều ở nhà riêng ở làng của mình(1), như làng Vạn Kiếp của Quốc Tuấn, Quặc Hương của Quốc Điền; đến khi vào làm Tể tướng mới giữ việc nước, nhưng chỉ cầm đại cương thôi, quyền hành thì về tay quan Hành khiển; đó cũng là ý bảo toàn danh dự cho tôn thất. Lại còn khi giặc Hồ vào cướp, thì các vị ấy lại có hương binh đưa ra làm đạo quân cần vương, lại cũng là thế lực vững chắc giúp cho nhà vua nữa.
Thượng hoàng đi Tức Mặc, đổi dinh ở phủ Thiên Trường làm cung Trùng Quang, mà ở tại đó, lại được lên cung Trung Hoa, làm nơi ở cho vua khi đến chầu hầu Thượng hoàng.
Trần Thủ Độ mất - 71 tuổi, được tặng là Thượng Thư Trung Vũ Vương - Thủ Độ tuy không học vấn gì, nhưng có tài lược hơn người, thân làm Tể tướng, việc gì cũng để ý, vì thế mà giúp vua gây dựng nên vương nghiệp, giữ trọn vẹn công danh; Vua Thái Tôn làm bài văn bia ở sinh từ, trọng đãi một cách đặc biệt.
Thượng hoàng ban yến cho quần thần ở điện Diên Hiền, có sao chổi hiện ra ở phận vị sao Liễu, sáng rực trời; Thượng hoàng ra coi, bảo rằng: "Sao Liễu là địa phận Lâm An, không phải là thiên tai ở nước ta", lại vẫn ăn yến đến xong, tháng 10 năm ấy thì vua nhà Tống mất.
Mông Cổ sai Nậu Lạt Đinh đến nước ta, Vua sai Vũ Hoàn đi sang thăm trả lại.
Mông Cổ đến bảo rằng: "Trước có sai sứ thần sang thông hiếu, vì người chấp sự mê, lạc ấy không thấy trở về, nên mới có đạo quân sang năm trước". Trước kia Ngột Lương Hợp Thai bình xong Đại Lý, đưa quân sang xâm nước Nam, 3 lần sai người sang dụ đều bị bắt cả mới phạm vào đất Hồ Lệ, Thượng hoàng phải lánh đi ra ngoài, Mông Cổ vào kinh đô, tha 3 người sứ giả ra khỏi nhà ngục, thấy có tre trói vào thân, cởi trói ra thì một người chết, liền tha bồ giết cướp, ở lại 9 ngày, vì không chịu được nắng nực phải về. Thượng hoàng cho đón đánh. Mông Cổ lại sai 2 sứ thần trước dụ Vua phải vào chầu, Thượng hoàng không nghe, lại thấy cung khuyết ở kinh đô bị chúng tàn phá, giận quân Mông Cổ tàn bạo, liền trói 2 sứ thần thả cho về, nên có việc Lạt Đinh đến hiểu bảo, có câu trói 2 sứ thần, là ý trách ta đó.
Vua cho phép Vương hầu, Công chúa được khẩn điền lập ra trang trại. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đây.
Lại định lệ phong cho tôn thất, y theo đồ ngũ phục(2).
Vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ Vua thì không được làm chức Hành khiển. Những người văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây.
Vua phong cho em là Ích Tắc và Nhật Duật làm Vương. Ích Tắc ham học, thông kinh sử, giỏi văn chương. Xây nhà để tập họp văn sĩ tứ phương đến đó giảng tập, như Mạc Đĩnh Chi, Bùi Phóng do ở đó ra, mà hiển quý ở đời.
Vua cho định ra quân ngũ (mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 người) kén người trong tôn thất có học tập võ nghệ và hiểu rõ binh pháp cai quản đạo quân này.
Khi lui chầu, vào hầu riêng. Vua bảo tôn thất rằng: Thiên hạ này là của tổ tôn, nên phải cùng tôn thất chung hưởng phú quí, khi vui khi buồn có nhau, truyền cho con cháu, chớ quên lời này thì là phúc cho xã tắc. Mỗi khi yến ẩm ở Lan Đình, chiều tối chưa về được thì Vua cho đặt cái gối dài, chăn lớn cùng nhau nằm liền giường. Đến khi có lễ triều hạ, thì lại có vị thứ rõ ràng, vì thế các Vương, Hầu ai cũng hòa vui, kính sợ, không dám khinh lời trái lễ.
Sử thần bàn rằng: Nhà Trần xử với tộc thuộc hòa vui không hiềm nghi gì, trong đạo vua tôi ở với nhau như người nhà, khi vô sự thì thơ từ xướng họa, vui vẻ hết đường; khi hữu sự thì đồng lòng góp sức, thân hơn chân tay, đó là phong tục tốt của đời ấy, ít ai theo kịp. Vua Thánh Tôn có tư chất nhân hậu, được môn học tâm tính; đã từng học qua Cơ Cừu Lục của vua biết được các bài tụng Đả mã, Toàn quy, có nghĩa tinh vi nhập thần; ngoài ra câu nào cũng huyền diệu, chữ nào cũng thiết thực, không phải thâm đạo không làm được thế; cho nên gặp việc mà suy rộng ra đều là có thiên lý, hòa vui với anh em, có thể tưởng tượng được tấm lòng chí thành, nên mới có hiệu quả chống nổi giặc mạnh khi bấy giờ, và sự dạy bảo thân yêu họ hàng còn để lại về sau, thật là vị vua hiền.
Vua và anh là Quốc Khang chầu Thượng hoàng. Quốc Khang múa lối Hồ, làm trò vui, Thượng hoàng cởi áo ngự ban cho; Vua cũng ra múa Hồ để xin áo, Quốc Khang nói rằng: "Quý nhất là ngôi Hoàng đế, thần không dám tranh với Nhị Lang, đấng Chí Tôn cho thần vật mọn này, Nhị Lang muốn đoạt lại chăng?". Thượng hoàng cười nói: "Mày coi ngôi vua với cái áo bằng nhau à?". Cùng vui đùa với nhau thỏa mãn rồi mới thôi.
Sứ thần Mông Cổ là Hốt Lung Hải Nha đến dụ về việc biên giới, Vua nhận tờ chiếu của vua Mông Cổ mà không lạy. Mông Cổ đưa tờ điệp dẫn nghĩa Xuân Thu mà trách, vua sai phục thư rằng: "Quốc vương không nên ngang với sứ thần; và theo quốc tục nước tôi nhận tờ chiếu thì để ở chính điện, rồi lui tránh sang nhà khác, đó là lệ xưa". Mông Cổ lại đưa điệp nói: "Người nhà Vua tuy nhỏ, nhưng có mệnh của Vua là trọng; tờ chiếu trước thì lấy cớ nước nào cũng có tục riêng, không muốn thay đổi tục cũ, có lẽ nào lấy sự không lạy tờ chiếu của Vua là theo tục hay sao". Chúng lại dụ Vua phải thân vào chầu, đưa con sang làm con tin, biên dân số, phải chịu quân dịch, nộp thuế, đặt quan giám trị, cộng 6 việc, Vua đều không nghe. Lại có điệp hỏi địa giới cũ có đồng trụ do Mã Viện lập lên, Vua sai người trả lời: "Lâu năm tiêu tan mất, không có vết tích gì", Mông Cổ lại đổi quốc hiệu là Nguyên sai sứ thần sang dụ Vua phải sang yết kiến, Vua chối từ là có bệnh đau chân không đi được.
Sử thần bàn rằng: Đương lúc bấy giờ người Nguyên hùng cường gian ác, chăm chú muốn nuốt đất Nam, cho nên tìm nhiều cách sang trách ta, gây nên mối dụng binh, vua ta cũng tự giữ nghiêm trọng, không chịu khuất chút nào, có thể gọi là người hùng.
Vua sai đồng tử là Đỗ Giã Hòa đi sang nước Nguyên. Khi bấy giờ Nguyên đòi nước ta phải nộp các hạng người có danh sắc, Giã Hòa đỗ khoa Thần đồng, nên tuyển cho đi.
Vua xuống chiếu cầu các người hiền lương và minh kinh làm chức Tư Nghiệp nhà học quốc tử, vào hầu giảng sách cho Vua.
Nhà Tống chỉ còn ở mảnh đất Lâm An, thường bị người Nguyên đến xâm lấn, phải dùng thuyền biển chở cả vợ con, của cải đến Cát La Nguyên, đặt ra phường Giai Tuân, gọi tên là Hồi Kê. (Người Tống đem thuốc bắc sang buôn bán với nước ta, người nước ta gọi là Kê quốc nên có tên là Hồi Kê). Vua lập con trưởng là Thấm làm Thái tử, kén nho sĩ vào chực hầu Đông Cung; lại làm ra 2 quyển Di Hậu Lục cho Thái tử.
Người Nguyên cử Diệp Thức Nghê làm chức Đạt Lỗ Hoa Xích để giám trị, động làm việc gì như có người kìm giữ ở bên, bị họ lấn át, xin đổi chức quan sai sang đó gọi là Dẫn Tiến sứ. Vua Nguyên không cho, lại đem quân đi tuần biên giới, xem địa thế nước ta, quan giữ biên giới của ta đem việc ấy tâu lên, Vua sai Lê Khắc Phục đến giải thuyết, lại sai Đào Thế Quang lấy tiếng là đi mua thuốc bắc, sang Long Châu dò thám tình trạng người Nguyên.
Thượng hoàng mất, theo lệ cũ, khi nào Vua mất, thì kéo chuông ở triều. Khi ấy Thiều Dương Công chúa đã lấy chồng rồi, thường sai người đến thăm hỏi bệnh tình Thượng hoàng, tả hữu thưa rằng đã bình phục. Hôm ấy, Công chúa đương ở cữ, nghe tiếng chuông ở triều liên hồi, thất kinh nói: "Có lẽ Thượng Hoàng mất" thương khóc quá rồi cũng mất theo, người trong nước đều tỏ lòng thương xót. Vua Thái Tôn đã truyền ngôi rồi, thường đi chơi các chùa Quỳnh Lâm, Hoa Yên, gặp lúc Đức Thành người Tống đi thuyền biển đến, Vua mời vào nói chuyện. Đức Thành hỏi lý Thích già độ người ta thế nào, vua đọc câu kệ rằng: "Thiên giang hữu thủy thiên giang thủy, vạn lý vô vân vạn lý thiền" tùy câu hỏi mà trả lời, đều thành câu văn nhã như là những câu: "Xuân vũ vô cao hạ, hoa chi tự đoản trường"(3) và câu: "Mạc vị vô tâm vân thị đạo, vô tâm do cách nhật trùng quan"(4) Đức Thành lại hỏi: "Các vị đế vương ngộ đạo được thị được nhân duyên gì?". Vua nói: "ta và ngươi như hai mộc mà cùng một hỏa, phóng ra thì rộng cả kiền khôn vô cùng, thu lại thì mảy may có thể hết được; thân người ta ai cũng có minh châu sáng suốt, mùa xuân đến thì hoa tự nhiên nở". Đức Thành phục là ngộ đạo.
Vua Thái Tôn đến nhà ngự, hốt nhiên thấy con rết leo lên áo, lấy tay gạt xuống đất, có tiếng kêu, trông ra là cái đinh sắt, nhân thế mới xem bói, nói rằng: đó là triệu 10 năm. Lại đùa bảo Mặc Lão xem cho biết tốt hay xấu, Mặc Lão nói: "Thấy có một cái rương vuông, bốn bên đều có chữ Nguyệt, trên rương có một cái kim, cái lược". Vua Thái Tôn giải nghĩa rằng: Rương là gỗ vuông, bốn bên đều có chữ nguyệt là bốn tháng. Cái kim có thể đâm vào vật gì, đó là triệu vào nằm trong gỗ, chữ sơ là cái lược đồng âm chữ sơ là xa nghĩa là xa nhau". Đương khi nói Vua đùa, có câu: Chóng đến mồng một sẽ có thay phiên. Vua xem quẻ nói rằng: "Đó là ngày mồng một sẽ chết. Đến khi ấy quẻ đúng lời xem bói."
Vua Dụ Tôn có làm thơ khen vua Thái Tôn:
"Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,(5)
Đường xưng Trinh Quán ngã Nguyên Phong.
Kiến Thành tru tử An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng đức bất đồng."
Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chúa, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên bờ đầm có miếu Chiêu Hoàng. Đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Hoàng mà đặt ra thuyết ấy.
Bà Chiêu Hoàng nhất sinh ra là người dâm, cuồng, lầy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại.
Vua truyền ngôi cho Thái tử, Thái tử lên ngôi vua tự xưng là Hiếu Hoàng.
Vua Nguyên nghe tin vua Thái Tôn mất, có ý muốn lấy đất nước ta sai Sài Xuân đến lấy cớ rằng Vua ta không thỉnh mệnh vua Nguyên mà tự lập làm vua, trách bắt Vua ta phải vào chầu, Vua ta nói: "Vì sinh trưởng ở thâm cung không quen phong tục, thủy thổ chưa thể nào yết kiến vua Nguyên được". Xuân phải trở về; Vua sai Trịnh Đình Toản sang Nguyên dâng con voi đã dạy thuần, người Nguyên giữ sử thần ta ở lại không cho về.
____________
1) Hầu Vương đều được một vài làng để thu thuế khóa làng đó làm bổng lộc, gọi là thực ấp.
2) Bảng kê người họ xa hay gần để định lễ để tang trở.
3) Mưa xuân không chỗ cao hay thấp, cành hoa tự nhiên có cành dài, cành ngắn.
4) Đừng bảo vô tâm là đạo đãn, vô tâm lại còn cách một lần cửa nữa mới đến đạo.
5) Đường và Việt đều có vua Thái Tôn, Đường hiệu Trinh Quán, Việt hiệu Nguyên Phong, Đường Thái Tôn giết anh là Kiến Thành, vì làm phản, Việt cũng có anh là An Sinh làm phản mà không giết, là hơn Đường Thái Tôn.
Việt Sử Tiêu Án ( 1775 )
Lời Giới Thiệu
Họ Hồng Bàng
Nhà Thục
Ngoại Thuộc : Nhà Triệu
Ngoại Thuộc Tây Hán
Ngoại Thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương
Tiền Lý
Ngoại Thuộc Tùy và Đường
Nhà Ngô
Nhà Lý
Nhà Lý
Nhà Lý
Nhà Trần
Trần Thánh Tôn
Trần Nhân Tôn
ANH TÔN HOÀNG ĐẾ
Minh Tôn Hoàng Đế
Hiến Tôn Hoàng Đế
Dụ Tôn Hoàng Đế
Nghệ Tôn Hoàng Đế
Duệ Tôn Hoàng Đế
Phế Đế
Thuận Tôn Hoàng Đế Và Thiếu Đế
HẬU TRẦN
NGOẠI THUỘC NHÀ MINH