ĐÁM TANG THẰNG CU HOÀNG
Tác giả: Người Khăn Vàng ( sưu tầm)
Trong đám tang thằng cu Hoàng, bà Sáu cứ ngất đi sống lại. Người ta tiêm cho bà không biết bao nhieu là mũi trợ tim, không thì bà đã đi theo nó rồi. Ông Sáu dỉu bà về nhà để bà nghỉ ngơi, tác khỏi tiếng trống kèn inh ỏi, nhưng nào có yên, nhà bà ngay sát với nhà thằng cu Hoàng. Bà khổ sở, đau đớn, dằn vặt mấy hôm mà trông bà già đi nhiều quá. Mẹ thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng ra ngoài đồng, trời mưa to, đường lầy lội đến khổ. Mẹ thằng cu Hoàng và bà Sáu luôn có người túc trực ở bên không thể đưa nó đi được.
-Không! Tất cả là tại tôi! Tại tôi! Sao tôi không chết đi cho thằng Hoàng nó sống.
Bà Sáu cứ gào lên những câu kiểu như vậy. Những tiếng kêu rên thảm thiết của bà khiến cho những ai có mặt trong đam tang vừa giận vừa thương bà. Có người lo xa, rồi sau đám tang, không biết quan hệ giữa nhà bà với gia đình thằng cu Hoàng sẽ ra sao.
Số là hôm đó, chị Tính – mẹ cu Hoàng chạy vội ra chợ mua thêm một ít cua chiều nấu canh nên nhờ bà Sáu trông hộ thằng Hoàng. Thằng bé bụ bẫm, thông minh, hiếu động, ai cũng yêu quý nó, đặc biệt ông bà Sáu gần 50 tuổi rồi mà chưa một lần được làm cho, làm mẹ.
-Ừ. Cứ để đấy, chị trông cho. Tiện thể mua cho chị mớ rau cải.
-Vâng. Bác trông hộ. Em về ngay thôi.
Thằng Hoàng cũng quý bà Sáu nên không đòi đi theo, nó cứ quẩn quanh bên cạnh nên bà Sáu cũng thoải mái theo dõi bộ phim yêu thích trên vtv.
-Chị Sáu ơi, hết rau rồi chị ạ. Chị cho em xin thằng cu Hoàng.
-Ơ, nó vừa ở đây mà, Hoàng ơi, Hoàng…
Hai người đàn bà cuống quýt đi tìm thằng bé. Gọi mãi, gọi mãi không có tiếng trả lời, chị Tính bắt đầu sụt sùi… Bà Sáu khó xử và lo lắng nhờ hết người này đến người kia đi tìm mà chẳng thấy thằng bé đâu.
Ông Sáu cũng dậy từ sớm để bắt đầu cuộc tìm kiếm mới. Khi ông vừa đặt chân ra bờ ao thì thấy xác thằng Hoàng nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Có lẽ cảnh tượng này sẽ ám ảnh ông suốt cuộc đời còn lại. Ông suýt ngất đi, mãi mới gọi người đến vớt nó lên. Thật tội nghiệp cho nó, người trương phình lên, mặt trắng như trát vôi bột, hai mắt thao láo nó nằm thẳng đuột trên bờ ao. Người ta cố tìm cho nó một cái khăn trắng để đắp lên cái thi thể. Chưa ai dám bảo cho chị Tính. Chỉ có bà Sáu, bà vuốt mắt cho nó, rồi lăn đùng ra.
Thằng Hoàng mới bốn tuổi. Theo luật lệ ở làng trong đám ma không được dùng trống kèn, vì nó chưa thành người lớn và phài đi chôn ngay vì nó chết từ mất hôm nay rồi. Nhưng trước nỗi đau quá lớn và đột ngột của gia đình, người ta vẫn cho dùng trống kèn để linh hồn nó được siêu thoát.
Sau ba ngày thằng Hoàng, gia đình ông Sáu sang an ủi cũng như muốn có trách nhiệm trước cái chết của thằng Hoàng. Nhìn cái thân hình gầy sọp đau đớn của bà Sáu, chị Tính nấc lên từng tiếng rồi ôm lấy bà Sáu, hai người đàn bà khóc đến khàn cả tiếng. Nhìn cảnh thương tâm tóc trắng tiễn tóc xanh ai cũng đau lòng…
Gọi bằng bà Sáu nhưng thực ra bà củng mới xấp xỉ 50 tuổi, ông Sáu hơn bà một tuổi. Ông bà luôn ao ước có một đứa con dù trai hay gái củng được, ngày trước thằng cu Hoàng còn sống còn có người tíu tít bên cạnh giờ nó không còn nữa nên ông bà cũng buồn. Giờ biết mình mang thai bà vui mừng khôn tả xiết, thực ra lúc còn trẻ bà cũng mang thai hai lần nhưng cứ đến tháng thứ hai là không giữ được. Bà sợ lần này cũng vậy.
Thời gian gần đây không hiểu sức khỏe yếu hay do lo lắng điều gì mà bà hay nằm mơ, bà mơ thấy đứa con của bà, rồi bà lại mơ thấy thằng cu Hoàng. Ông Sáu tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của bà Sáu:
-Hay để mai tôi nhờ người đưa bà xuống viện xem thế nào.
-Ui da! Ông cứ phải lo bò trắng răng, trong người tôi thế nào tôi biết chứ.
Ông bà cứ ngồi tranh luận mãi vấn đề đưa bà xuống viện khám.
Đêm mùa hè trăng thanh gió mát, bà khó ngủ nên dậy đi vệ sinh. Vừa bước ra đến hè, bà thấy thằng cu Hoàng đang ngồi ở bậc hè chờ bà, nó dựa vào cái cột, ngồi đó. Đúng nó rồi, lúc còn sống nó cũng hay ngồi như vậy chơi với ocn mèo đen nhà bà.
-Hoàng ơi, Hoàng ơi! Có phải Hoàng không?
Bà tiến đến gần chỗ thằng Hoàng ngồi. Nó cứ ngồi đó, không trả lời bà cũng không biến mất.
-Hoàng! Bà có lỗi với cháu… cháu hãy…
Bà tiến sát đến, nó vẫn ngồi đó. Bà không nhìn thấy khuôn mặt Hoàng, vì nó đang hướng thẳng về phía bờ ao quay lưng lại phía bà.
-Hoàng, cháu về tìm bà phải không? Cháu hãy tha lỗi cho bà.
Thằng cu Hoàng quay mặt lại nhìn bà. Một khuôn mặt trẻ con gớm ghiếc, không thấy mắt đâu chỉ thấy hai hốc mắt tối om, khuôn mặt nó đang bị biến dạng, không còn ra hình thù gì nữa. Nó nhìn bà rồi biến mất vào trong đêm tối, bà chỉ kịp hét lên.
-Không! Không phải thằng Hoàng.
Ông Sáu trong nhà nghe tiếng hét giật mình, tỉnh ngủ chạy ra thấy bà lồm cồm ngoài hè liền hốt hoảng dìu bà vào nhà.
-Bà ra đó làm gì? Tôi đã dặn bà đi đâu buổi tối phải có tôi đi cùng cơ mà.
Không để ông Sáu phải lo lắng thêm, bà đành nói dối.
-Tôi đi vệ sinh, nhưng ra đến đây bị vấp nên ngã. Ông không phải lo lắng thế đâu.
Bà biết đó là thằng Hoàng. Nó về để bắt bà đền tội. Chính bà đã gây ra cái chết của nó, giờ nó về để đòi mạng. Bà cũng không tiếc cái thân già này chỉ mong đứa con trong bụng chào đời là bà sẵn sàng đi với thằng Hoàng, vì bà sống cũng đâu có hơn gì chết, bà dằn vặt khổ sở từ khi thằng Hoàng chết.
Hôm đó, ông Sáu về quê có đám giỗ, ông không yên tâm nên nhờ đứa cháu sang ngủ với bà, đêm hôm lỡ đâu… Sắp đến lúc sinh bà cũng khó ngủ, đêm bà cứ trằn trọc, rồi bà nghe tiếng trẻ con khóc thảm thiết ai oán, nghe tiếng kêu rên từ phía bờ ao. Bà nghe có tiếng kêu lạnh lắm. Cầm đèn pin ra phía bờ ao, tiếng kêu rên không còn nữa, bà lia đèn khắp phía nhưng không có ai. Mà có ai được chứ giữa đêm hôm khuya khoắt thế này. Bỗng bà giật mình dùng đèn lại trên mặt nước ở giữa ao. Trên mặt nước sóng sánh, bà nhìn thấy một cái xác chết, khuôn mặt lại bị biến dạng, không nhìn rõ mặt mũi của ai. Bà kêu lên. Hàng xóm biết ông Sáu không có nhà nên nghe tiếng bà hết mọi người kéo sang.
-Không! Không có gì, đèn pin bị cháy sợ ngã nên tôi gọi đứa cháu trong nhà.
-Thật không có chuyện gì chứ chị Sáu, nếu vậy thì chúng tôi về đây.
Nhưng bà biết đó là thằng Hoàng nó lại về dọa bà, đòi mạng bà vì chính bà là nguyên nhân gây ra cái chết của nó. Giá bà cẩn thận hơn một chút thì thằng Hoàng đã không chết oan đến nỗi không nhắm mắt. Lỗi là do bà nên bà không thể kể cho ai kể cả chị Tính hay ông Sáu. Bà cố gắng sinh con xong rồi đi gặp thằng Hoàng trả nợ cho nó.
Chiều tối qua bà sang nhà cậu em trai ở xóm bên chơi. Cậu em trai cứ đòi đưa bà về nhưng bà gạt phắt đi:
-Cậu lo tôi không về được đến nhà à?
-Không phải vậy, nhưng bụng mang dạ chửa chị cứ để em đưa về.
-Thôi, thôi tự tôi đi được, cậu nói nữa lần sau tôi không sang thăm cậu nữa.
Bà Sáu khăng khăng từ chồi, mà cũng có xa xôi gì, chỉ xóm trên với xóm dưới, bà đi bộ một lúc coi như đi thể dục. Ở cái nơi không được gọi là thành phố nhưng cũng chẳng thể nói đó là nông thôn, mới chỉ 8h tối mà đã yên ắng thế này, mọi hôm bọn trẻ con còn tập trung ra đình chơi, sao hôm nay không thấy đứa nào, bà rùng mình vì sự vắng lạnh nơi đây, bà thoáng nghĩ.
-Biết thế cứ để cậu tư đưa về.
Bà Sáu đang cố bước đi thật nhanh, bỗng giật mình thấy có một đứa trẻ ngồi trước mặt, ở ngay cạnh bụi tre rẽ vào ngõ nhà bà. Bà dụi mắt nhìn lại thì không thấy có đứa trẻ nào ngồi đó cả, có lẽ do sợ hãi nên bà tưởng tượng, thôi đi nhanh về không ông Sáu lại mong. Bà vừa bước được vài bước thì lại nghe tiếng trẻ con khóc, từ khóc rưng rức đến gào lên thảm thiết, tiếng khóc vọng lên từ dưới cái giếng làng, trong đêm vắng nghe nó thật rùng rợn và tê tái. Bà Sáu dũng cảm quay lại nơi có tiếng trẻ con khóc, bà tiến lại ngày một gần hơn, tiếng khóc nghe thê thảm và đáng thương, không có ai xung quanh. Bà Sáu ngó đầu xuống giếng thì không thấy tiếng khó đâu nữa. Bà lại tự nhủ: Chắc mình lại hoa mắt tưởng tượng rồi, rồi bà quay người đi tiếp thì thấy thằng cu Hoàng, nó cười hiền hậu với khuôn mặt bầu bĩnh và đáng yêu. Và Sáy chưa kịp phản ứng gì thì khuôn mặt nó biến dạng, trắng bệch, hai hàm răng chìa ra phía trước trông như quỷ dữ, những ngón tay nhỏ nhắn xin xắn biến thành những khúc xương cong queo khủng khiếp. Nó nanh mọc tiến sát vào người bà đẩy bà xuống giếng, nó muốn bà phải chết.
-Bà Sáu ơi, bà Sáu…?
Tiếng ông Sáu vọng từ trong ngõ vọng ra như cứu vớt bà trong cơn khủng hoảng, nghe tiếng ông Sáu gọi mà bà không thể trả lời. Bà cứ ngồi vậy sụp xuống cái giếng làng trong nỗi hoang mang sợ hãi, hình ảnh vừa rồi khiến bà chưa thể bình tĩnh trở lại:
-Bà Sáu, sao bà lại ngồi đây. Đi về thôi.
Bà không thể giấu ông Sáu thêm nữa. Bà phải nói thật với ông, về sự trở về của thằng Hoàng lần này và cả những lần khác nữa, nó về để mang bà đi, bà lặp bắp trong khóe miệng:
-Thằng, thằng Hoàng nó vừa về ông ơi, nó đòi mạng tôi.
-Bà Sáu, bà lảm nhảm cài gì thế. Thằng Hoàng nó chết rồi, nó chết cách đây gần hai năm.
-Không, không nó vừa về, nó vừa đẩy tôi xuống giếng đúng lúc đó thì ông gọi tôi.
-Thôi về đi, chắc tại bà mệt quá. Tôi đưa bà về nhà nghỉ.
Có nói gì lúc này ông Sáu cũng không tin vì xưa nay ông là người không bao giờ tin vào chuyện ma quỷ. Bà dựa vào người ông Sáu để về nhà.
Từ hôm kể cho ông nghe về chuyện thằng Hoàng. Tâm trạng bà càng rối ren hơn, bà lo lắng nhiều hơn, sức khỏe của bà cũng giảm đi, bà sinh trước một tháng, đứa trẻ ra đời khi chưa đủ 9 tháng 10 ngày nên nó yếu ớt và khó nuôi hơn những đứa trẻ khác.
Khi người ta đưa đứa trẻ cho bà, bà Sáu đã suýt ngất đi vì trong tay bà là thằng cu Hoàng, tất cả các chi tiết trên cơ thể nó đều giống thằng Hoàng. Đúng là thằng Hoàng rồi. Bà kêu toáng lên khiến các y ta chạy ùa vào. Bà từ chối đứa con này, không nhận nó, bà bảo nó là ma. Thằng Hoàng chết rồi, nó không phải là con bà.
-Bác ạ! Trên đời này người giống nhau là bình thường. Cô y tá ân cần giải thích.
-Không, các cô có nhầm không, nó không phải là con tôi. Nó là đứa trẻ cùng xóm đã chết cách đây gần hai năm rồi.
-Bác có quan hệ huyết thống gì với người đã mất không? – Cô y tá hỏi.
-Không, tôi không, hãy mang đứa trẻ này đi. Các cô nhầm lẫn gì đúng không?
-Thưa bác không đâu. Y học cũng đã chứng minh, nếu trong quá trình mang thai người mẹ hay nghĩ tới một hình ảnh nào đó thì sau này em bé sinh ra cũng có những nét giống hình ảnh đó. Có lẽ bác hay nghĩ tới người đã mất.
Cô ý tá nói một hồi, bà Sáu cũng hiểu ra điều gì đó. Bà ôm đứa con vào lòng, nó yếu ớt và mỏng manh. Một cảm giác sợ hãi lẫn yêu thương tràn ngập trong bà. Bà sợ chính đứa con vừa sinh của mình, bà sợ vì nó giống thằng Hoàng, bà yêu thương nó vì nó là niềm mong ước, là nỗi khát khao, là đứa con do chính bà sinh ra. Trong niềm vui vì đã được làm mẹ, bà Sáu lại nghĩ đến lời nói của mình, rằng khi nào sinh xong bà sẽ đi theo thằng Hoảng trả nợ mạng cho nó. Nhưng giờ bà nghĩ khác rồi, bà muốn được ở lại chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con yếu ớt của mình, bà muốn hằng ngày được nhìn thấy con mình.
Sau khi sinh được một tháng bà ra mộ thằng Hoàng. Bà mua cho nó rất nhiều thứ, những thứ mà khi còn sống nó rất thích. Bà chăm sóc bế bống nó từ bé nên bà biết nó thích gì. Bà khấn vái xin nó cho bà ở lại để được yêu thương chăm sóc con bà. Bà cũng sang nhà chị Tính thắp nén nhang lên bàn thờ thằng Hoàng.
-Chị Sáu, chị Sáu ơi! Thằng Minh càng lớn nó càng giống thằng Hoàng. Cứ nhìn nó em lại nhớ thằng Hoàng, chị hãy để cho em chăm sóc nó với chị - Mẹ cu Hoàng nói.
Bà buồn rầu, lo lắng vì sự so sánh vô tâm của chị Tính, với bà đó là điều khủng khiếp và kiêng kỵ. Bà không bao giờ có thể quên được hình ảnh lúc người ta vớt thằng Hoàng ở dưới ao lên, khuôn mặt nó, đôi mắt nó, thi thể nó… bà trả lời qua loa rồi về.
Trời nhá nhem tối, ông Sáu đi làm sắp về. Thằng cu Minhh đã ngủ. Bà xuống bếp đun lại nồi thức ăn. Nghe có tiếng bì bõm ở dưới ao phía sau bếp, bà nghĩ hay là trộm vào bắt cá, nhưng mới có 6h thôi. Bà ra bờ ao để kiểm nghiệm những dự đoán của mình. Trời chưa tối hẳn nhưng nhá nhem nhìn cũng không rõ, nhưng bà thấy rõ mồn một thằng Hoàng đừng ngay ở cầu ao. Nó nổi bật hẳn trong khoảng nhá nhem tối bởi khuôn mặt trắng bệch, nó nhảy nhảy trên mặt nước rồi lại bay lơ lửng, hai chân dài ra và lướt qua lướt lại, nó nhìn bà, rồi chưa kịp để bà nói điều gì, nó tan ra và biến mất, bà không nhìn thấy gì nữa. Bà Sáu hoảng hốt lao ra vội chạy lên nhà, thằng cu Minh hãy còn ngủ rất ngon.
Có bao nhiêu tình yêu thương ông bà đều dành cho thằng cu Minh. Ông bà khó ngọc lắm mới nuôi nổi con vì nó vốn yếu ớt hay ốm đau. Bà Sáu nuôi con trong nỗi ám ảnh về cái chết của thằng Hoàng, mỗi ngày qua đi, con trai bà lớn lên nó càng giống thằng Hoàng. Những đêm ông Sáu đi làm xa nhà, nằm ôm con có lúc bà hoảng hốt đẩy nó ra vì đó là thằng Hoàng.
Thằng cu Minh khó nuôi nên ông bà Sáu bàn với nhau bán nó lên chùa, đến năm mười tuổi thì sẽ cắt dây âm đón nó về. bà biết năm nó bốn tuổi sẽ có hạn lớn nên ông bà canh chừng nó rất cẩn thận. Năm thằng Minh tròn bốn tuổi nó giống thằng Hoàng y đúc, từ động tác cử chỉ, điệu bộ chỉ khác là no bé hơn thằng Hoàng một chút.
Ông Sáu là thợ xây nên có công trình là ông phải đi. Đợt này ông có công trình ở tận tít huyện bên nên một tuần ông chỉ tranh thủ về một, hai lần. Còn mình bà Sáu ở nha với thằng cu Minh, thỉnh thoàng có chị Tính chạy ra chạy vào giúp đỡ. Chị rất vui vì thằng Minh rất giống thằng Hoàng, nhìn thấy nó, chăm sóc cho nó cũng giống như chị đang chăm sóc con mình.
Bà Sáu và thằng cu Minh cùng chơi ở sân. Bà tranh thủ vừa trông con vừa làm việc nhà, lúc thì nhặt mớ rau, lúc thì dọn dẹp nhà cửa… Thoáng một cái bà đã không thấy nó đâu, bà nghĩ hay là nó lại chạy sang nhà “mẹ Tính”, nó vẫn hay gọi chị Tính là mẹ.
-Chị Tính ơi, thằng cu Minh có đây không?
-Chị Sáu! Thằng Minh không có đây. Em vừa ở bên ngoại về, không thấy nó hả chị?
Nhớ tới lời ông Sáu và bà thầy bói dặn dò: Năm nay là hạn của thằng cu Minh phải trông nom cẩn thận bà Sáu lao đi khắp nơi tìm kiếm. Bà nghĩ đến thằng Hoàng mà sợ hãi, không còn đủ tỉnh táo được nữa, bà sụp xuống. Chị Tính và mọi người thay nhau đi tìm. Ông Sáu cũng về gấp để đi tìm con.
Bà ngồi nghĩ lại, bà dọn dẹp trong nhà, còn thằng cu Minh chơi đùa với con mèo đen ở sân, nó đuổi theo con mèo để bắt. Đúng rồi còn mèo đen chạy đi đâu chứ. Cảm thấy điều gì khủng khiếp bà gào thét khóc van ầm ỉ làm cho ông Sáu và mọi người càng nẫu ruột hơn. Bà nhào ra bờ ao lấy sào, lấy tất cả những gì có thể khua khua dưới nước. Bà nhảy xuống ao mò mẫm. Không có gì ở dưới đó.
-Bà Sáu, bà hãy bình tĩnh rồi sẽ tìm thấy thằng Minh. Chị Tính an ủi bà.
Bà chỉ khóc, bà không nói được. Bà lại đổ lỗi tại bà, tại bà tất cả. Con bà đâu, nó đi đâu rồi…?
Mọi người thương cảm với nỗi sợ hải và lo lắng của bà. Bà đã quá suy sụp. Bà không muốn nghĩ tới chuyện của sáu năm về trước khi phát hiện ra xác thằng Hoàng nổi lềnh bềnh ở ao. Bà điên dại khi nghĩ đến điều đó.
Bà Sáu mở cửa nhà tắm, ngã quỵ và ngất khi nhìn thấy con trai bà, thằng cu Minh của bà nằm sõng xoài dưới nền gạch, mắt trợn ngược, máu ở hai bên tai ộc ra vẫn còn nguyên trên nền gạch, hai chân nó co lại, một tay hướng về phía trước. Nó chết rồi. Nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm nổi lòng mình. Ông Sáu cũng ngất xỉu. Người ta dìu ông bà Sáu vào nhà, rồi tiêm hai mũi trợ tim. Bà Sáu không thể tỉnh lại để nhìn thấy con trai bà lần cuối, nó chạy đuổi theo con mèo đen vào nhà tắm. Bị vấp ngã và chết.
Năm nay nó cũng tròn bốn tuổi. Thằng Hoàng cũng bốn tuổi, cũng tại bà mà chết. Hai đứa trẻ vô tội tại bà mà chết. Bà không thể tha thứ cho mình, hay đúng hơn là không thể tiếp tục sống với những ám ảnh về cái chết của hai đứa trẻ, của thằng Hoàng và của con trai bà. Thằng Hoàng sao không lấy mạng bà, mà lại lấy mạng con trai bà.
Dân làng, họ hàng, anh em, đang lo chôn cất thằng cu Minh. Bà choàng dậy. Trong sự ngơ ngác của mọi người bà tiến về phía giếng nước không nói một lời từ biệt nào, bà nhảy xuống giếng…!