watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những đứa trẻ chết già-Phần 5 - tác giả Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương

Phần 5

Tác giả: Nguyễn Bình Phương

Lão Biền có mặt cùng bố ông khi bà hấp hối. Lão lau chỗ máu thổ ra ở phản của mẹ ông rồi tắm táp thay quần áo cho bà. Không hiểu sao sau đám ma của mẹ, em gái ông càng ghét lão.
Mẹ ông mất được hơn tuần thì lão Biền dựng nhà mới. Lão lấy đâu ra số tiền khổng lồ đó, chẳng ai biết. Lần lên thị trấn học, em gái ông nói rằng chính nó đã trông thấy lão Biền nhân lúc thay quần áo cho mẹ ông, đã lấy trộm dưới gối của bà một gói tiền. Bố ông mất, cũng chính là người đứng ra lo liệu tất cả. Rồi ông nghe nói lão đã chết. Người ta đồn cái chết của lão có nhiều những bí mật dị kỳ. Ông không thể tưởng tượng được cái chết của lão xảy ra như thế nào. Tuy rằng ông cũng láng máng hiểu rằng lời đồn đại của dân làng có phần đúng. Đó là dịp ông trở về để sửa sang mộ cho họ hàng. Ông mang cả thằng Tĩnh đi theo. Nhưng đến đầu dốc hai bố con ông không dám đi tiếp nữa. Riêng ông, ông sợ kỷ niệm, sợ nhìn thấy cây si, thấy mộ lão Biền, thằng Chí. Ông sợ tất cả. Hai bố con ông đứng trên dốc nhìn xuống bãi tha ma của làng. Giữa trưa, ông thấy những nấm mộ lúp xúp. Có một nấm mộ đen tuyền nằm cuối bãi. Nấm mộ đó hắt lên vệt sáng như ánh nắng trong gương phản chiếu lại. Ông lặng nhìn rồi nắm tay thằng Tĩnh, quay gót về ghềnh đá. Vĩnh viễn không bao giờ ông trở lại đấy nữa. Trừ buổi chiều hôm nay. Mà cũng chưa chắc. Ông không biết mình ngồi trên chiếc xe trâu này từ lúc nào, ở đâu. Và nó, chiếc xe trâu với ba con người lạ lẫm sẽ đưa ông đến đâu? Trở lại làng ư? Đi đâu nhỉ? Khỉ thật. Ông biết mình sẽ còn ngồi lâu nữa, lâu bằng quãng thời gian chiếc xe xuất phát. Mà nó đã xuất phát cùng ông từ đời nảo đời nào rồi cũng nên. Dù vậy, ông vẫn không loại trừ khả năng rằng biết đâu mình mới chỉ ở trên xe có hai phút đồng hồ. Thực lạ lùng. Con tàu bên kia cũng vậy, nó lao vùn vụt như cố gắng bứt khỏi tầm mắt của ông mà không được. Nó hất khói về phía sau như nổi cáu. Ông thoáng thấy trong con tàu, qua cửa toa, có duy nhất một bóng người. Cái bóng ngả ra sau, in trên nền sáng rõ nét. Một người trong con tàu dài lê thê. Ông nheo mắt. Trai hay gái nhỉ. Là trai, anh ta có giống gã đánh xe này không? Gã đánh xe, một kẻ vô cảm với chiếc lưng gù này, đã được tạo sinh từ ai nhỉ? Lúc này ông đang tay trắng, đang tự do hoàn toàn như lão Biền, người bạn thân của ông. Lão ta chẳng vợ con gì cả. Ông cũng thế. Tất nhiên ông chỉ dám so sánh với lão Biền khi mình đang ở thời điểm này. Ông giụi mắt, cố gắng đến tuyệt vọng để tưởng tượng về cái chết của lão. Trán ông rúm lại, những thớ nhăn châu vào nhau. Nhưng lúc sau ông bừng mắt, gạt mồ hôi. Không thể được. Lão Biền không hiện lên trong ông. Ông chỉ thấy một màn sương màu đen phủ kín mắt mình. Trong màn sương ấy có tiếng đập cánh lạch phạch và tiếng rúc đứt quãng của cú mèo.
Không ai biết rõ ràng nguyên nhân về cái chết của lão Biền.
***
… Lão khó thở vô cùng. Mở cửa, lão thấy đêm quả là dài. Bóng tối ở đâu kéo ra nhiều đến thế không biết. Lão thoáng rùng mình, người ngợm, chân tay ngứa ran. Những thớ thịt ở bả vai lão giần giật chạy. Lão biết thế là mình sắp đổ xuống giường hàng tháng trời, lão chưa thấy mình ốm bận nào. Người ta bảo kẻ ít ốm vặt khi ngã thì ngã ra trò. Lão buồn nôn. Đưa hai tay vào miệng, lão móc nhưng chẳng ăn thua gì. Từ sớm đến giờ lao chưa có hạt cơm, chén nước nào vào bụng. Lê trở lại giường, lão chỉ kịp chống hai tay lên đỡ thân. Cả người lão đã bị lôi xuống, nằm bẹp dí. Lão thở khò khè. Thở như người bị hen suyễn. Qua ô cửa sổ nhỏ bằng chiếc gương, mắt lão lờ đờ nhận ra một mảng tối đặc. Có một ngôi sao xanh đang rung rinh sáng. Có độc một ngôi sao. Cái gì thế nhỉ, chẳng lẽ đấy là ngôi sao giành cho riêng lão. Có thể là mắt. Một con mắt nhấp nháy ma quái. Nó xa vời, nó giễu cợt sự bất lực của lão. Ngôi sao thoắt từ xanh biến thành tím rồi thành đỏ và lúc sau nó biến sang màu đen khi toàn bộ mảng tối xung quanh đột nhiên trở lên sáng nhờ nhờ. Ngôi sao như chấm đen côi cút. Lão nhắm mắt xây người vào tường. Lúc này, lão mới thấy cơn ngứa dội lên. Ngứa kinh khủng. Ngứa đến mức lão muốn cấu từng mảng thịt của minh để vứt đi. Tay lão cào cấu khắp người. Rồi chính những ngón tay ấy báo cho lão cảm giác mềm, ram ráp. Lão ghếch cẳng chân lên, hé mắt nhìn. Lão không tin vào mắt mình nữa. Tại sao chân lão lại thế này. Lông. Không, chân lão đen tuyền. Nó mọc đầy tóc. Tóc dài lắm. Dài đến mức rũ xuống và bện thành một lớp dày bọc lấy ống chân. Lão đưa nốt chân kia lên kiểm tra. Rồi đưa hai cảng tay lên dí sát mắt. Lão rên lên khe khẽ, tuyệt vọng. Đầu lão tê dại, mụ mị. Lão gọi nhưng không thành lời. Trước mặt lão là một biển ánh sáng trắng lấp lóa, mênh mông. Những cái đầu nhấp nhô diễu qua mặt lão. Những cái đầu với mớ tóc cứng queo, cớm vàng. Tóc nhiều quá. Bạt ngàn là tóc và những cái đầu kết thành một khối dày đặc. Cái khối nhấp nhô như ruộng cày khô. Lão bủn rủn chân tay. Có một người đàn bà chầm chậm đi từ xa đến. Bà ta bước trên những mớ tóc, áo người đàn bà đó trắng toát. Bà ta tiến dần đến phía lão. Không phải bà ta bước nữa, mà nhẩy lóc cóc từng đoạn một. Hai chân bà ta bị bó chặt bằng vải liệm. Người đàn bà đến trước mặt lão và lão rú lên kinh hãi. Người đàn bà không có mặt. Mặt bà ta chỉ là một khoảng rỗng đen ngòm. Mớ tóc lòa xòa bay lật phật lật phật. Lão thấy mình ngã ngửa, chân tay giãy giụa. Người đàn bà nghiêng sang bên, cố gắng rút một tay ra khỏi lớp vải và chìa về phía lão. Lão vùi mặt xuống không dám nhìn. Bàn tay người đàn bà càng vươn dài ra, chạm vào cổ lão. Người lão như có một luồng điện giật buốt. Toàn thân lão run lên vì khí lạnh từ tay người đàn bà truyền vào. Với một cố gắng phi thường, lão gạt mạnh tay người đàn bà và vùng chạy. Nhưng người lão nhũn nhẽo, không cất chân lên nổi. Bàn tay vẫn kiên trì chìa trước mặt lão. Trong những ngón đen xám và héo quắt đó, lão thấy một bọc tiền. Lão lại rú lên.
- Cầm lấy đi, cầm lấy mà trả lại cho tôi.
Tiếng đàn bà vọng từ đâu đến, mơ hồ dội vào tay lão. Như kẻ mất hồn, lão cầm lấy bọc tiền và một lần nữa lại rùng mình vì lạnh.
- Cầm lấy mà trả lại cho tôi nhé!
Giọng đàn bà van nài. Lão gật đầu. Người đàn bà xoay người lóc cóc nhẩy đi. Chưa kịp hoàn hồn lão lại ngửi thấy mùi hương thơm lựng. Lão toan bỏ chạy nhưng không kịp. Từ phía người đàn bà lúc nãy, xuất hiện một dòng người đi hàng đôi. Dòng người này vô tận diễu qua mặt lão. Lão thấy chú rể thô kệch đi cạnh cô dâu. Cô ta ôm bó hoa lay ơn trắng muốt. Mặt cô cúi xuống. Đoàn người đi, không ai nhìn lão, họ coi lão như cái cây dại mọc ven đường. Lão để ý và thấy không ai trong số đó có mũi. Tất cả đều mất mũi. Mùi hương thơm tỏa ra quanh họ. “Ta sẽ cởi truồng”. Lão nghĩ. Rồi lão nhanh nhẹn cởi áo quần và định chạy lên trước đoàn người. Nhưng lão vội vã lao vọt về phía sau. Người lão đầy lông. Lão kinh hoàng chạy trốn mọi người, chạy trốn cả chính mình. Lông mọc khắp người lão. Rậm rì và đen mượt. Lão vẫn chạy điên cuồng, tay khư khư ôm bọc tiền. Lão chạy về nhà, xô cửa vào nhưng rồi nhìn thấy chiếc gương trước mắt, lão lại quay ra. Xung quanh im lặng. Tất cả đều đen tuyền. Chạm vào đau lão cũng thấy tóc. Tóc mọc khắp người, tóc làm cỏ trên đất. Những con cú mèo đập cánh loạt xoạt bay theo lão.
- Đi trả cho tôi nhá! Trả cho tôi nhá!
Tiếng thầm thì gọi lão trong màn đêm hoang dã. Lão gật đầu bước nhanh. Lão thấy hơi bình tĩnh trở lại. Lão vượt qua những lùm cây đang phập phồng thở. Lão đi cạnh gốc cây si rồi vòng phía trái. Trước mát lão, những ngôi mộ nổi bật trên nền đen. Những ngôi mộ trắng toát. Trên trời, ngôi sao vàng sậm to dần. Không biết lão đến với ngôi sao hay ngôi sao đang tiến lại phía lão. Lão vấp ngã và thấy đau nhói ở ngực. “Mình sẽ trả lai bà ấy. Sẽ trở lại…”. Tay lão bóp mạnh bọc tiền và lão kịp nhận ra một vệt sáng rớt nhanh xuống chân trời. Ngôi sao biến mất…
Dân làng tìm thấy xác lão nằm sấp mặt trên một ngôi mộ của làng. Lão chết, người mọc đầy tóc, không ai nhận ra mặt lão nữa vì tóc đã phủ kín. Tay lão nắm chặt một bó tiền âm phủ nhàu nát. Trên lưng lão chi chít vết chân cú mèo. Khi chôn lão xong, mộ lão mọc lên một loại cỏ đen và nhỏ. Cho đến tận bây giờ đám cỏ ấy không mọc thêm cũng chẳng lụi đi, nó cứ bình nhiên như lúc mới mọc. Hết mùa đông, mùa thu, mùa hạ và mùa xuân. Loại cỏ ấy tồn tại mãi mãi và đọc nhất trên mộ lão, cung như chiếc gương lão dùng cắt tóc khi còn sống, người ta đặt trên nóc mộ lão, nó bắt sáng quanh năm, không hề mờ cũng chẳng rạn vỡ. Mỗi khi mặt trời dội vào, kể cả mặt trăng cũng vậy, chiếc gương hắt lên trời một vệt sáng thẳng căng như lưỡi dao phay chém vào bàu trời vô tận.
Gia thế nhà ông Trình khá phức tạp. Cụ ông là người Phổ Yên, lấy hai vợ, một bà ở quê, một bà ở ngay tại Vũ Nhai. Hai bà sinh cho cụ được bốn con trai cả thảy. Theo lệ, một năm cụ lên ở với mỗi bà vài tháng rồi phiêu bạt ở đâu đó, chẳng ai biết.
Cuối đời cụ bỏ thói giang hồ, về ở hẳn với bà hai ở tại Vũ Nhai. Bố ông Trình có hai anh em sinh đôi. Chẳng hiểu sao một dạo cả nhà dọn vào Trại Cau ở. Sau đó ông nội chuyển về Phổ Yên, còn bố ông cùng với hai ông bà già quay trở lại đóng đô ngay chùa Phù Liễn. Năm hai mươi tuổi, vì gia đình neo người, ông Trình lấy vợ để có người săn sóc cho cha mẹ lúc đau yếu. Ông sinh được ba người con thì hai đứa đầu chết đuối một ngày tại hồ trước chùa, năm đó chúng nó mới tám tuổi. Nhà ông chỉ còn độc đứa con gái út. Ngược lên trên chút nữa, dòng dõi nhà ông làm đến quan to tại Vũ Nhai. Sau vận hạn, tan nát cả, rồi có người nổi lên thành giặc cỏ. Trải qua mấy đời, để tránh thảm sát, từ họ Yên dòng dõi nhà ông phải chuyển thành họ Lương.
Từ bé ông Trình nổi tiếng là người có khiếu học võ. Mười tuổi ông đã thành thạo hàng chục bài thái cực quyền, mười ba tuổi, đứng đầu khắp vùng trong các cuộc tỷ thí. Mười bảy tuổi, thầy dạy đã phải cúi đầu nhường bước cho ông sải cánh đến ban võ khác. Ba năm lang thang tìm thầy học bạn, khi vừa lấy vợ, cũng là lúc không một ai ở bốn tỉnh phía bắc dám thách đầu với ông. Bố ông Trình là người khí khái, thân hình vạm vỡ, tiếng nói sang sảng như sắt thép. Về già cụ suy sụp rất nhanh, sau một trận cảm đột ngột. Trước khi bố mất, ông Trình mới nghe loáng thoáng rằng cụ còn có một đứa con riêng với người đàn bà hàng xén nào đó, cũng ngay ở chùa Phù Liễn. Ông hỏi mẹ, nhưng bà cụ chỉ lắc đầu quầy quậy. Tất nhiên chẳng bao giờ ông tin điều đó có thực, nếu như mẹ ông không gật đầu, và nếu có đi nữa cũng chẳng bao giờ ông tìm ra đứa em mình, bởi vì quanh khu Phù Liễn có hàng chục người bán hàng xén. Ông Trình nghiến răng rời bỏ vợ con vào xóm trại ở. Vợ ông không biết nguyên nhân gì. Bà chỉ mang máng rằng chồng mình đi thực hiện lời dặn dò của dòng dõi. Bà ít nói, tính hiền lành. Suốt ngày ngồi bên chiếc máy khâu với cô con gái. Ông Trình đi, cứ hai năm lại lén lút về thăm vợ con, mỗi lần về bà vợ lại thấy chồng mình đăm chiêu hơn, nhưng cũng vạm vỡ, hiền từ hơn. Bẵng đi mấy năm, một lần về thăm nhà ông Trình bắt gặp vợ mình đang ngủ với một gã con trai lạ ít hơn bà dễ đến hai chục tuổi. Thấy ông bước vào đột ngột, hai người mặt cắt không còn giọt máu. Ngắm gã trai chỉ trạc tuổi con đầu mình, ông buồn bã hất hàm:
- Về đi, cậu bé!
Gã trai lao vụt ra ngoài, còn vợ ông ngồi thừ bên mép giường. Mặt bà chảy xệ xuống, lành lạnh. Ông lách cửa buồng, lặng lẽ ngắm đứa con gái đang mê mệt ngủ, lòng dội lên cảm giác xót xa, uất hận. Hai bàn tay gân guốc bóp chặt lại thành hai quả sắt lồi lõm. Ông quay phắt sang vợ. Khi cú đấm khủng khiếp sắp chạm điểm, ông đột ngột dừng tay, người đổ ập xuống như cây chuối bị phạt ngang. Ông khóc rưng rức. Sau này, nằm một mình trong căn nhà giữa xóm Trại, ông nghĩ lại tất cả. Ông không thể trách vợ mình được. Người đàn bà ấy đang ở thời kỳ tái xuân, trong khi chồng cứ biền biệt bốn năm trời. Đôi khi ông vùng dậy định bỏ hết tất cả để về với vợ con. Nhưng rồi có một uy lực thiêng liêng nào đó bắt ông ở lại. Đây là lời trăng trối của dòng họ được bố ông giao lại cho ông. Lời trăng trối ấy phải được thực hiện. Bởi vì nó không những đem hạnh phúc đến cho gia đình ông sau này, mà là danh dự dòng tộc nữa. Bao năm đeo đuổi, ông Trình biết rằng giờ đây vấn đề chỉ còn là thời gian. Ông vừa nhẩm tính, cân nhắc thận trọng vừa cảm thấy sốt ruột, nóng vội.
Trong đám thanh niên theo ông học, người quan trọng hàng đầu là Hải. Người thanh niên này trở thành nhân vật quyết định hành động của ông. Ở Hải ông nhận ra nét gì đấy giống mình hồi trẻ. Cũng cục tính, cũng có khiếu học võ và điều quan trọng nhất, Hải bao giờ cũng giữ được bản lĩnh của mình. Nghĩ ngợi lan man, ông Trình vẫn không thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về Hải. Đêm, ông mơ thấy anh ta mỉm cười chế giễu mình. Ông tỉnh dậy, bàng hoàng, trong lòng dội lên sự nuối tiếc, sợ hãi. Ông vắt óc nghĩ lại, cho đến khi thốt thành tiếng rên. Giờ đây, đối với người thanh niên đó, ông gần như hết vốn. Ông đau khổ nguyền rủa mình, tại sao lại hồ đồ như vậy. “Sẽ đến lúc mình và nó không tránh khỏi gặp nhau!”. Ông Trình vỗ gối than giữa đêm. Những buổi tập sau, ông tự nhắc mình hãy chừng mực hơn nữa đối với Hải, nhưng rồi như có một mãnh lực hút ông lại với anh ta không thể cưỡng lại được. Ông chăm chút cho Hải từng thế đứng, dáng tay, cho đến cả luồng công lực điều hòa trong ngóc ngách cơ thể. Hải tiếp thu nhanh và chịu khó ôn luyện. Chỉ cần ông bảo qua là Hải đã nắm chắc như từng học hàng chục năm.
***
- Thôi, các cậu về được rồi!
Ông Trình khoát tay. Đám thanh niên vơ áo lầm lũi theo nhau xuyên vào bóng đêm đồi núi. Đang định đứng dậy, ông Trình chợ nhìn thấy Ngân còn đang loay hoay làm gì trong góc lều tối mờ.
- Sao, còn vướng gì hả Ngân?
Ông tiến lại, khom người, chui vào, vỗ nhẹ lên vai đứa học trò. Ngân quay phắt lại, mắt long lanh.
- Đêm nay cháu… à em… em không muốn về.
Ông Trình ngạc nhiên lùi một bước… Ngân đưa tay phanh áo, tiến sát ông. Dưới trăng, bộ ngực mới nhú sáng như lòng trứng gà.
- Làm gì…
Ông Trình lắp bắp, Ngân cởi hẳn áo, nhanh như cắt vít đầu ông vào ngực mình. Nó rên rỉ:
- Em sẽ cho anh!
Mùi con gái xộc lên khiến ông Trình tối tăm mặt mũi. Ông chợt hiểu. Có con thú trong ông đột ngột thức dậy. Ngân ngả người xuống nền lá khô, tự động cởi bỏ mọi thứ còn lại. Thân hình nó vẫn cong queo như mọi lần, duy chỉ có sức nóng là tăng lên gấp bội. Ông Trình nhắm mắt, răng nghiến nhau ken két. Đêm rên rỉ tiếng côn trùng. Người ông Trình phủ kín người Ngân, nó dướn mãi lên, thở khò khè rồi chuyển sang rú rít vang cả thung lũng. Đợi cho Ngân mặc xong quần áo, ông Trình bảo, giọng rè đặc:
- Về đi, muộn rồi!
Ngân ngồi xuống bên cạnh, nó vuốt ve mái tóc dày, hơi đốm bạc của ông, rì rào như con ruồi:
- Em rất thương anh. Em muốn anh không rời em nửa bước, có được không?
Ông Trình không trả lời, đầu óc mụ mị hẳn đi. Chẳng biết ông nghĩ có lâu không, nhưng khi Ngân vuốt ve ông lần nữa, cơ thể ông lại hực lên. Và ông lại dằn Ngân xuống. Hai người quấn chặt nhau, lăn lộn giữa thung lũng mù mịt sương trắng. Tiếng rên của Ngân hệt như tiếng con thú đang lồng lộn, giãy giụa vì bị chọc tiết. Ông Trình rùng mình gỡ Ngân ra, cứ thế ôm quần áo tồng ngồng chạy khỏi thung lũng. Tiếng rên ấy gợi lại ông một kỷ niệm. Nó chẳng khác gì tiếng gã đàn ông dân tộc ở Linh Sơn bị ông đâm chết để giành lấy tờ giấy nhàu nát ông đang giữ. Từ tấm giấy đó ông bắt đầu tất cả…
Hải định rẽ về nhà thì gặp Lanh chắn đường. Lanh mặc quần áo phong phanh, tóc rối bù. Hai người đối diện nhau cạnh bờ rào gai găng.
- Làm thế nào thì làm, nó đánh tôi suốt ngày đây này!
Lanh vạch ngực, dưới trăng Hải thấy những vết tím bầm giữa hai bầu vú của ả. Cổ Hải nghẹn đắng, tay hắn nổi gân vặn vẹo. Lanh sụt sùi mạnh dạn bấu vai Hải, hắn hỏi giọng sin sít:
- Nó đâu?
- Đang ngủ. Nó nốc rượu từ chiều tới giờ! Khổ quá.
Hải thọc tay vào ngực Lanh, nói thoảng:
- Tiên sư thằng cụt!
- Cả bố nữa, bố bên ấy cũng chửi tôi! Lanh rền rĩ.
- Chấp làm gì ông già. Hay là…
Hải ngập ngừng, mắt lảng sang bên, Lanh tựa cả người vào hắn, hơi nóng phả ra trùm lấy ngực gã nhân tình.
Làng im ắng, đột nhiên mấy con chó đồng thanh tru lên ằng ặc rồi tắt lịm. Trong đám sương cuồn cuộn chuyển động, sông Linh Nham rì rầm rì rầm ai oán.
- Bây giờ hãy bình tĩnh, để tính xem đã. Nó còn lôi thôi, đây vặn gẫy cổ.
Hải nói, xăm xăm bỏ về. Lanh thẫn thờ nhìn theo, ôm mặt ngồi thụp xuống.
Trong khi đó, ở cuối làng, lão Liêm đang ngồi trong nhà Bào mù, mặt nhăn nhó, khổ sở. Bào mù năm nay trạc ba mươi, đầu cắt trọc lốc. Anh ta không cha mẹ, sống độc thân với cây gậy. Bào nổi tiếng là người bí hiểm, cả về nguồn gốc lẫn tính nết và cách sinh hoạt. Bị mù bẩm sinh nhưng Bào có đôi tai thính hơn mức bình thường, có thể nghe được cả những bước chân rón rén cách mình hàng cây số. Người làng Phan thấy lạ một điều là chưa bao giờ Bào nói sai cái gì. Anh ta ít nói, nhưng đã mở miệng thì cấm có chệch tí nào. Mà không hiểu sao chuyện gì Bào mù cũng biết, dẫu anh ta suốt ngày chỉ có việc đi từ nhà ra bờ sông Linh Nham để tắm. Đám đàn bà con gái phục lăn Bào mù về chuyện đoán người đẻ con trai hay con gái. Còn cánh đàn ông, hễ thịt chó, muốn ăn tiết canh đều phải nhờ đến bàn tay quờ quạng của Bào.
Bào mù không ưa trẻ con, nghe thấy chúng từ xa, anh ta đã lầm bầm chửi rồi lảng sang đường khác. Bất lắm, không tránh được, mới chịu đứng im như gốc cây bên đường chờ chúng đi qua. Khốn một nỗi lũ trẻ lại không buông tha Bào, chúng chỉ rình rập chờ anh ta đái là reo ầm ĩ cả lên. bào mù rất khổ sở vì chuyện đó, bởi vì ngày trước có một lền, không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà anh ta lại vạch quần đái ngay vào cửa miếu nhà vợ chồng Thái rỗ, cháu của bà Nguyệt. Khi vợ Thái rỗ chạy ra la hét Bào luống cuống xin lỗi:
- Tôi mù, bà thông cảm. Tôi cứ tưởng đấy là bụi cây. Rồi anh ta lẩm bẩm: - Thảo nào, nghe nó cứ câng câng khác hẳn mọi lần.
Vợ Thái rỗ vốn đanh đá có hạng, ả tru tréo ầm ĩ như nhà đang cháy. Bào mù cáu lắm, để trị cho ả một trận, anh ta quát lên:
- Con mẹ này, lắm mồm thế không biết. Sao nhìn thấy người ta vạch quần ra đái lại không nói ngay, hử… Hay là định nhòm ngó cái của ấy, thèm hử?
Vợ Thái rỗ gầm lên, nanh nọc, nhảy tâng tâng rỉa rói vào mặt Bào mù.
- Của giun chết như mày có đem đến bà cũng lẳng mẹ nó đi. Thằng mù, chỗ thờ kính nhà người ta thiêng liêng thế mà dám đái ngay vào đấy. Từ nay, nhà con này mà hết lộc, thì đừng có trách…
- Này thì lộc!
Bào mù điên tiết vạch chim ra cho vợ Thái rỗ ngượng. Không dè, ả táo tợn xông vào túm ngay lấy vặn đến ngoéo một cái. Bào thét lên đau đớn, khua gậy lộc cộc lủi mất. Từ đấy hễ thấy Bào mù, lũ trẻ lại réo tên vợ Thái rỗ ra mà gọi trêu.
- Tao thì tao cầu cho chúng mày ăn cứt cả lũ.
Bào rủa đám trẻ, chúng ré lên cười như nắc nẻ, đồng thanh hô váng làng:
- Bào chim to. Một hai ba. Bào chim to!
Rồi ù té chạy khi thấy anh ta cáu tiết cúi xuống vơ đá ném.
Lão Liêm ho khan nhìn lơ đãng ra ngoài sân. Bào mù mân mê đầu cây gậy, hai con mắt đỏ lòm nhấp nháy nhấp nháy:
- Chi bằng bác cho đón cô ấy về là xong hết.
- Để rồi nó lại lăng loàn với đám con trai làng này à? Không được.
Lão Liêm hậm hực ra mặt, ruột gan lão tưởng như đang lộn tùng phèo lên cả. Cái tin sét đánh về Loan do nhà trường thông báo khiến lão như kẻ mất hồn. Lão giấu vợ, tìm đến Bào để tâm sự. Chỉ có Bào còn khả dĩ giữ mồm giữ miệng được.
- Không, đón về gả chồng chứ bác!
Lão Liêm lắc đầu quầy quậy, giọng méo xệch: - Tôi biết tính con này, đời nào nó thèm vơ chồng ở xó này, vả lại chẳng ai dám rước nó nữa đâu!
- Thiếu gì, bác cứ lo xa. Cô nhà ta còn trẻ đẹp, lại có học. Nếu không ai lấy, bác cứ đem sang đây cho em.
Mặt Bào lạnh tanh khi nói. Lão Liêm trợn mắt, hộc lên một tiếng:
- Chưa phải lúc đùa đâu.
- Hì, em nói thực lòng.
Bào gõ đầu gậy canh cách xuống nền nhà. Con tắc kè đầu hồi kêu nhịp lẻ. Gió thốc vào hơi lạnh khiến lão Liêm rụt cổ xuýt xoa: ”Mùa đông đến rồi”. Lão thầm nghĩ và bỏ về. Đến cửa nhưng sực nhớ, lão quay lại vỗ vai Bào vẻ thân mật:
- Tôi nhờ cậu một việc này.
- Vâng!
Bào mù sốt sắng, giậm chân, tai vểnh ngược lên.
- Khi nào cậu nghe tiếng chân lạ chuẩn bị vào làng, cậu cố gắng báo tin cho tôi biết. Được chứ?
Bào chuyển gậy sang tay trái, gật gù:
- Khó gì điều đó. Thoắt cái giọng anh ta chuyển sang ỡm ờ: -Nó xuất hiện đến lần thứ ba rồi ấy nhỉ. Hì, còn một lần nữa…
Lão Liêm há hốc mồm chằm chằm nhìn Bào mù, yết hầu lão đưa lên đưa xuống như con thoi. Bào vẫn leo lẻo như không:
- Giữa tháng đông, sao lại đi qua. Con người ấy đang sốt ruột, ông ta được cả, chỉ tội gan bàn chân hơi bị hãm. Cậu Hải làm đá tảng chặn đường ông ấy. Bào bấm ngón tay: - Đầu mùa xuân xe trâu không biết có về được không đây, chà!
Lão Liêm chẳng hiểu ra làm sao cả, lão nghĩ Bào lên cơn thần kinh. “Dễ lắm, đêm vắng như thế này, ai mà chả thần kinh hâm hấp”. Lão tấp tểnh bỏ về. Bào mù vẫn huyên thuyên một mình cho đến lúc hỏi không nghe tiếng lão Liêm trả lời anh ta mới quay sang nằm vật lên tấm phản, đánh một giấc đến trưa hôm sau. Bào mù biết có người đang rình rập ở làng này. Anh ta nghe bước chân của ông Trình vọng tít từ thung lũng đến, lần rõ nhất là hôm con thú xuất hiện. Hôm đó, hai tiếng chân lạ cứ vọng vào tai hành hạ anh ta đến sáng.
***
Trở trời. Cụ Trường khó ngủ, ho sù sụ. Cụ nằm ngửa, nhìn trân trân lên trần nhà. Trong đám sương mờ đục của trí nhớ người già, cụ cố gắng tìm lại điều gì đó được cất giữ khá lâu. Nghĩ mãi, nghĩ mãi mà chẳng hy vọng chút nào, trong đầu cụ chỉ rặt một lớp trắng mênh mông, dày đặc. “Gay đấy!”. Cụ lẩm nhẩm vẻ khổ sở và chìm vào trạng thái lơ mơ. Có những luồng khói chuyển động nhẹ thênh, rồi trong làn khói ấy xuất hiện bóng người. Rất đông người, toàn quần áo trắng, cả những thanh gươm cũng trắng. Đám người lặng lẽ giễu qua mặt cụ Trường, nghe được cả tiếng thở hổn hển, nặng nhọc của họ. Đám người tiến vào chân một quả núi, họ dừng lại bàn bạc điều gì rồi tản ra. Thốt nhiên người đi đầu, ở gần cụ Trường nhất, há to mồm, Rút phắt thanh kiếm ra khỏi bao. Từ sườn núi có dễ đến bốn chục người lạ, tóc tai bù xù, quần áo rách rưới tràn xuống, dao kiếm vung hoa cả mắt. Một trận huyết chiến kinh hoàng xảy ra. Những con người trắng toát quấn quýt vào nhau, gươm bổ ngang bổ dọc. Rồi tên cầm đầu của toán cướp trên núi bị đâm trúng ngực hắn ghì chặt thanh gươm của đối thủ, mặt rúm lại, mắt trợn tròn như mắt chó luộc. Người đâm gươm nhanh nhẹn thò tay vào tay áo tên cướp móc ra một chiếc ống sơn vàng, trong đó đựng mẩu giấy vàng ố, chi chít những hình vẽ kỳ lạ. Đám người vội vã tan ra thành sương, cuồn cuộn bay tản khắp đầu cụ Trường. Bây giờ trước mặt cụ là ngôi nhà sàn ẩn sâu dưới chân núi, một người con gái ủ ê đang ngồi thõng hai chân xuống cầu thang. Một cụ già lụ khụ đến bên trao cho cô gái đó mẩu giấy rồi ngã vật ra.
Cơn ho rũ rợi của cụ Trường làm những hình ảnh trên trần nhà biến đi không để lại dấu vết gì. Cụ rên hừ hừ, trở mình cố gắng nhỏm dậy. Ngoài kia, gió réo u u qua ngọn cây, đôi ba tiếng chó lẫn trong tiếng nước sông Linh Nham vỗ vào bờ oang oác. Trên đỉnh đồi, con chim đen đập cánh phành phạch giận dữ.
Cụ Trường thấy mình nhỏ lại, trẻ lai, đang đứng trước người đàn ông mặc áo ka ki cũ, sặc mùi cồn i ốt và thuốc súng.
- Ta là bác cháu. Ta đã có gia đình với hai đứa con… Ngày kia, mẹ cháu sẽ chết, đừng buồn, mẹ cháu không cưỡng lại được bệnh tật đâu. Làng ta ở xa lắm cháu ạ. Đó là cái làng toàn ma quỷ với những chuyện lạ lùng. Nó gần như không có thực. Đến lúc nào rỗi, ta sẽ kể cho cháu nghe sau. Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dòng họ. Dòng họ nhà ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu. Bên kia gia đình chúng nó cũng cho người bám theo rồi… Hãy cẩn thận. Cháu phải làm người hấp để che mắt thiên hạ… vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi.
- Sao bác không giao cho con mình?
- Hừm…Con trai ta, anh của cháu ấy, nó không có mệnh làm việc đó. Nó chỉ có nhiệm vụ tìm đến với cháu để bí mật kia trở thành hiện thực. Ta có hai con, một gái. Rồi sau này, con của cháu sẽ lặp lại như thế. Đó là định mệnh.
- Cháu lấy vợ cùng họ. Thế còn…
- Không lo cháu ạ, cháu phải biết hi sinh. Tìm cho vợ cháu một thằng đàn ông nào đó để nó làm cái nhiệm vụ kia. Số cháu đằng nào cũng không có con đâu. Năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
- Mười bốn!
- Hừm, từ bây giờ cháu phải hấp đi, để tránh con mắt của thiên hạ.
Người đàn ông chậm chạp xoay lưng, ông ta nói câu cuối cùng rành rọt:
- Không để cho ai đặt chân lên quả đồi đó. Mọi thứ đã ghi hết trong tờ giấy này. Cầm lấy đi cháu. Rồi bác sẽ gặp lại cháu khi nào xong việc.
Cụ Trường không nhìn thấy người đàn ông là bác mình đâu nữa, chỉ còn tiếng của ông ta ong ong quẩn quẩn trong đầu cụ.
- “A…a…a…Ha…ha…a…a…con trai ta sẽ đến…sẽ đê…ê…ế…n…n…n. Một chiếc xe trâ…â…u…u và hoàng hôn b…â…tt…â…n.”
***
Lão Biền chết, ông chẳng còn ai thân thiết ở làng nữa. Ông thực sự là kẻ lạc lõng, bơ vơ trên cõi đời này. Đôi khi ông vắt óc nghĩ xem mình còn ai để tìm đến nữa không. Ông bất lực và thất vọng. Họ hàng đằng bố ông gần như không có. Nếu có ông cũng chẳng biết được. Bố ông không bao giờ hé răng về họ hàng anh em của mình. Bố ông im lặng như bố ông là người ra đời từ cái hư không vậy. Và bố ông tồn tại độc lập. Mẹ ông lai khác, mẹ có ba anh em. Bác Lung và dì Lãm. Lúc não rỗi mẹ lại kể chuyện thời thơ ấu của mẹ cho anh em ông nghe. Là họ hang ruột thịt nhưng mẹ ông chỉ hay sang thăm dì Lãm. Còn bác Lung thi thoảng lắm mẹ mới sang. Hình như hai người không hợp nhau. Bác Lung ở giữa làng, bác có bốn người con. Anh cả chết trong lần theo bạn xuôi nứa từ Ba Bể về. Trong ba cô con gái bác, chị Cải là người đẹp nhất. Ngày bé ông hay lân la sang nhà chơi với chị Cải. Chị quý ông, có gì cũng để dành cho ông. Tuy hay chơi và quý chị Cải, nhưng ông vẫn có cái gì đó vừa sợ vừa thích chị. Má chị Cải lúc nào cũng trong suốt, hồng hồng hồng. Đặc biệt chị có mớ tóc hiếm ai bì kịp. Tóc chị ánh xanh, dày và mượt như rêu. Ông hay sà vào lòng chị Cải, tay vuốt tóc buông kín lưng với khoái cảm khó tả.
- Bao giờ chị Cải lấy chồng, chị Cải cho em mớ tóc này nhá!
Ông thì thầm bí mật. Chị Cải bật cười. Chị cười to, giòn, phô hàm răng trắng đều tăm tắp.
- ừ tao sẽ cho mày. Chị véo tai ông, gáy đỏ lựng lên vì sung sướng: - Nhưng mày sẽ làm gì với nó?
- Em sẽ quàng vào cổ và đi khắp thế gian.
Chị Cải chớp mắt ghì ông vào lòng. Hình như chị xúc động. Ông thấy người mình mềm oặt, đầu rúc sâu vào ngực chị. Ông nghe tim chị đập thình thịch dưới lần áo mỏng, dơm dớp mồ hôi. Ông thèm được bé lại, bé lại mãi. Và ông đặt tay lên ti chị Cải.
- Có thích không.
Chị lim dim mỉm cười hỏi. Ông gật đầu, mắt nhắm tịt. Chị ghì ông chặt hơn nữa, giọng xa xôi nhè nhẹ:
- Lấy chồng, tao thích lắm. Nhưng chẳng biết có cho mày mớ tóc này không!
Chị dụi má xuống tóc ông. Chị khóc. Ông chẳng hiểu sao cả. Sẩm tối nào ông cũng sang chị Cải. Rồi chị Cải lấy chồng. Người ta làm mối cho chị lấy một người trên tận thị trấn. Nghe đâu người này giầu lắm. Bác Lung vui ra mặt, tổ chức cưới linh đình. Cả nhà ông sang ăn cỗ chị. Duy chỉ có dì Lãm không sang. Dì đốt rất nhiều hương trong miếu. Khói hương thơm lựng bốc ngùn ngụt, che kín làng. Nhà trai đón dâu bằng xe ca, kết hoa đủ các màu. Ai cũng tấm tắc khen số chị Cải đào hoa. Thế rồi đùng một cái, hai ngày sau người ta thấy chị Cải lê lết trở về, mặt xám ngoét nói không ra hơi. Quần áo, đầu tóc chị bê bết bùn đất. Người chị lạnh ngắt, tỏa ra mùi tanh là lạ. Dân làng đồn ầm lên rằng chị bị gia đình nhà chồng đuổi về. Có kẻ ác khẩu lại bảo chị bị ma làm. Chính lão Biền cũng chém tay khẳng định lén lút với mấy người cắt tóc ở nhà lão:
- Con bé chỉ còn cái bã thôi. Tôi cam đoan với các ông như vậy. Mất trinh rồi. Dân thị trấn toàn bọn chó đểu cả.
Chị Cải không nói gì. Chị nằm liệt giường ba hôm thì chết. Trước khi nhắm mắt, chị đuổi ông như đuổi tà khi thấy ông xán lại giường mình. Ông buồn tủi, trốn ra sau nhà ngồi khóc. Chán khóc, ông lang thang sang bên dì Lãm. Ông ngồi cạnh dì suốt buổi chiều cho đến khi mẹ hớt hải sang gọi về…
***
Trước khi bước lên xe, cô ngoái nhìn hai đứa em gái. Lòng cô vừa vui và buồn. Bộ quần áo mới sột soạt làm cô mỉm cười. Chắc hẳn bọn con gái cùng lứa với cô phải phát ghen lên. Đưa mắt một lượt, chợt cô sầm mặt khi nhìn thấy những đứa bạn vẫn đang lúi húi cắm đầu vào đĩa bánh kẹo. “Đồ tồi. Cô cay nghiệt nghĩ: - Chúng nó đến chỉ để ăn là chính”. Những mảnh vỏ kẹo bừa bộn đập vào cô, làm dội lên sự day dứt, căm ghét. Chúng nó đang ăn kẹo cưới của cô. Tay ai đó khẽ đẩy lưng và cô chui hẳn vào xe với sự tiếc rẻ. Tự dưng cô căm ghét tất cả mọi người. Chiếc xe rùng mình chuyển bánh. “Thế là xong!”. Cô nghẹn ngào nhủ thầm. Đầu cô ong ong, khó chịu.
Tiếng ồn ào trên xe lắng dần khi ra khỏi làng. Cô mơ màng, tranh thủ ngả đầu xuống vai chồng để nghỉ, tay ghì chặt bó lay ơn. “Mình đã trở thành vợ. Mình sẽ bắt chồng phải nghe lời mình. Anh ấy phải cùng mình đi chơi thị trấn. Hai đứa tha hồ mà chạy đùa, hò hét chẳng bị ai cấm đoán cả. Chồng mình sẽ dắt tay mình đi xem những quầy hàng bánh kẹo trên thị trấn. Anh ấy phải mua cho mình đủ thứ để mình ăn, lúc nãy tới giờ mình chưa được cái bánh nào. Rồi mình sẽ mua về đồ chơi. Mua thật nhiều. Cả búp bê tóc vàng, cả dây chun buộc tóc. Mình sẽ quay về làng và bọn chúng phải phát ghen lên cho mà xem”. Cô tưởng tượng đến cảnh sẽ đem chia quà cho hai đứa em gái với niềm hãnh diện khôn tả. Cô chớp chớp mắt ngước nhìn chồng. Cô thấy anh ta lầm lì nhìn thẳng về phía trước với đôi mắt một mí. Mặt anh ta thoắt đỏ, thoắt vàng rồi chuyển sang xám nhẹ. Áo anh cọ vào má cô ram ráp. Bất giác cô nhìn xuống bộ quần áo trắng tinh có điểm những bông hoa bằng lụa tím của mình. Anh ấy ăn mặc giản dị. Áo kẻ ca rô đỏ, quần bò vá gối, tay đeo chiếc đồng hồ có dây vải đen viền trắng. “Chồng mình là người ít nói. Cô tiếp tục nghĩ: - Từ lúc gặp nhau tới giờ, anh ấy chưa mở miệng lần nào. Người ta bảo người ít nói bao giờ cũng sâu sắc nhân hậu”. Nói chung, cô thấy chồng mình tốt mặc dù chưa biết anh ta lần nào trước khi cưới. Anh ta to cao, hơi nhiều nếp nhăn và chân đi lạng khạng như vòng kiềng.



Lão Biền có mặt cùng bố ông khi bà hấp hối. Lão lau chỗ máu thổ ra ở phản của mẹ ông rồi tắm táp thay quần áo cho bà. Không hiểu sao sau đám ma của mẹ, em gái ông càng ghét lão.

Mẹ ông mất được hơn tuần thì lão Biền dựng nhà mới. Lão lấy đâu ra số tiền khổng lồ đó, chẳng ai biết. Lần lên thị trấn học, em gái ông nói rằng chính nó đã trông thấy lão Biền nhân lúc thay quần áo cho mẹ ông, đã lấy trộm dưới gối của bà một gói tiền. Bố ông mất, cũng chính là người đứng ra lo liệu tất cả. Rồi ông nghe nói lão đã chết. Người ta đồn cái chết của lão có nhiều những bí mật dị kỳ. Ông không thể tưởng tượng được cái chết của lão xảy ra như thế nào. Tuy rằng ông cũng láng máng hiểu rằng lời đồn đại của dân làng có phần đúng. Đó là dịp ông trở về để sửa sang mộ cho họ hàng. Ông mang cả thằng Tĩnh đi theo. Nhưng đến đầu dốc hai bố con ông không dám đi tiếp nữa. Riêng ông, ông sợ kỷ niệm, sợ nhìn thấy cây si, thấy mộ lão Biền, thằng Chí. Ông sợ tất cả. Hai bố con ông đứng trên dốc nhìn xuống bãi tha ma của làng. Giữa trưa, ông thấy những nấm mộ lúp xúp. Có một nấm mộ đen tuyền nằm cuối bãi. Nấm mộ đó hắt lên vệt sáng như ánh nắng trong gương phản chiếu lại. Ông lặng nhìn rồi nắm tay thằng Tĩnh, quay gót về ghềnh đá. Vĩnh viễn không bao giờ ông trở lại đấy nữa. Trừ buổi chiều hôm nay. Mà cũng chưa chắc. Ông không biết mình ngồi trên chiếc xe trâu này từ lúc nào, ở đâu. Và nó, chiếc xe trâu với ba con người lạ lẫm sẽ đưa ông đến đâu? Trở lại làng ư? Đi đâu nhỉ? Khỉ thật. Ông biết mình sẽ còn ngồi lâu nữa, lâu bằng quãng thời gian chiếc xe xuất phát. Mà nó đã xuất phát cùng ông từ đời nảo đời nào rồi cũng nên. Dù vậy, ông vẫn không loại trừ khả năng rằng biết đâu mình mới chỉ ở trên xe có hai phút đồng hồ. Thực lạ lùng. Con tàu bên kia cũng vậy, nó lao vùn vụt như cố gắng bứt khỏi tầm mắt của ông mà không được. Nó hất khói về phía sau như nổi cáu. Ông thoáng thấy trong con tàu, qua cửa toa, có duy nhất một bóng người. Cái bóng ngả ra sau, in trên nền sáng rõ nét. Một người trong con tàu dài lê thê. Ông nheo mắt. Trai hay gái nhỉ. Là trai, anh ta có giống gã đánh xe này không? Gã đánh xe, một kẻ vô cảm với chiếc lưng gù này, đã được tạo sinh từ ai nhỉ? Lúc này ông đang tay trắng, đang tự do hoàn toàn như lão Biền, người bạn thân của ông. Lão ta chẳng vợ con gì cả. Ông cũng thế. Tất nhiên ông chỉ dám so sánh với lão Biền khi mình đang ở thời điểm này. Ông giụi mắt, cố gắng đến tuyệt vọng để tưởng tượng về cái chết của lão. Trán ông rúm lại, những thớ nhăn châu vào nhau. Nhưng lúc sau ông bừng mắt, gạt mồ hôi. Không thể được. Lão Biền không hiện lên trong ông. Ông chỉ thấy một màn sương màu đen phủ kín mắt mình. Trong màn sương ấy có tiếng đập cánh lạch phạch và tiếng rúc đứt quãng của cú mèo.

Không ai biết rõ ràng nguyên nhân về cái chết của lão Biền.

***

… Lão khó thở vô cùng. Mở cửa, lão thấy đêm quả là dài. Bóng tối ở đâu kéo ra nhiều đến thế không biết. Lão thoáng rùng mình, người ngợm, chân tay ngứa ran. Những thớ thịt ở bả vai lão giần giật chạy. Lão biết thế là mình sắp đổ xuống giường hàng tháng trời, lão chưa thấy mình ốm bận nào. Người ta bảo kẻ ít ốm vặt khi ngã thì ngã ra trò. Lão buồn nôn. Đưa hai tay vào miệng, lão móc nhưng chẳng ăn thua gì. Từ sớm đến giờ lao chưa có hạt cơm, chén nước nào vào bụng. Lê trở lại giường, lão chỉ kịp chống hai tay lên đỡ thân. Cả người lão đã bị lôi xuống, nằm bẹp dí. Lão thở khò khè. Thở như người bị hen suyễn. Qua ô cửa sổ nhỏ bằng chiếc gương, mắt lão lờ đờ nhận ra một mảng tối đặc. Có một ngôi sao xanh đang rung rinh sáng. Có độc một ngôi sao. Cái gì thế nhỉ, chẳng lẽ đấy là ngôi sao giành cho riêng lão. Có thể là mắt. Một con mắt nhấp nháy ma quái. Nó xa vời, nó giễu cợt sự bất lực của lão. Ngôi sao thoắt từ xanh biến thành tím rồi thành đỏ và lúc sau nó biến sang màu đen khi toàn bộ mảng tối xung quanh đột nhiên trở lên sáng nhờ nhờ. Ngôi sao như chấm đen côi cút. Lão nhắm mắt xây người vào tường. Lúc này, lão mới thấy cơn ngứa dội lên. Ngứa kinh khủng. Ngứa đến mức lão muốn cấu từng mảng thịt của minh để vứt đi. Tay lão cào cấu khắp người. Rồi chính những ngón tay ấy báo cho lão cảm giác mềm, ram ráp. Lão ghếch cẳng chân lên, hé mắt nhìn. Lão không tin vào mắt mình nữa. Tại sao chân lão lại thế này. Lông. Không, chân lão đen tuyền. Nó mọc đầy tóc. Tóc dài lắm. Dài đến mức rũ xuống và bện thành một lớp dày bọc lấy ống chân. Lão đưa nốt chân kia lên kiểm tra. Rồi đưa hai cảng tay lên dí sát mắt. Lão rên lên khe khẽ, tuyệt vọng. Đầu lão tê dại, mụ mị. Lão gọi nhưng không thành lời. Trước mặt lão là một biển ánh sáng trắng lấp lóa, mênh mông. Những cái đầu nhấp nhô diễu qua mặt lão. Những cái đầu với mớ tóc cứng queo, cớm vàng. Tóc nhiều quá. Bạt ngàn là tóc và những cái đầu kết thành một khối dày đặc. Cái khối nhấp nhô như ruộng cày khô. Lão bủn rủn chân tay. Có một người đàn bà chầm chậm đi từ xa đến. Bà ta bước trên những mớ tóc, áo người đàn bà đó trắng toát. Bà ta tiến dần đến phía lão. Không phải bà ta bước nữa, mà nhẩy lóc cóc từng đoạn một. Hai chân bà ta bị bó chặt bằng vải liệm. Người đàn bà đến trước mặt lão và lão rú lên kinh hãi. Người đàn bà không có mặt. Mặt bà ta chỉ là một khoảng rỗng đen ngòm. Mớ tóc lòa xòa bay lật phật lật phật. Lão thấy mình ngã ngửa, chân tay giãy giụa. Người đàn bà nghiêng sang bên, cố gắng rút một tay ra khỏi lớp vải và chìa về phía lão. Lão vùi mặt xuống không dám nhìn. Bàn tay người đàn bà càng vươn dài ra, chạm vào cổ lão. Người lão như có một luồng điện giật buốt. Toàn thân lão run lên vì khí lạnh từ tay người đàn bà truyền vào. Với một cố gắng phi thường, lão gạt mạnh tay người đàn bà và vùng chạy. Nhưng người lão nhũn nhẽo, không cất chân lên nổi. Bàn tay vẫn kiên trì chìa trước mặt lão. Trong những ngón đen xám và héo quắt đó, lão thấy một bọc tiền. Lão lại rú lên.

- Cầm lấy đi, cầm lấy mà trả lại cho tôi.

Tiếng đàn bà vọng từ đâu đến, mơ hồ dội vào tay lão. Như kẻ mất hồn, lão cầm lấy bọc tiền và một lần nữa lại rùng mình vì lạnh.

- Cầm lấy mà trả lại cho tôi nhé!

Giọng đàn bà van nài. Lão gật đầu. Người đàn bà xoay người lóc cóc nhẩy đi. Chưa kịp hoàn hồn lão lại ngửi thấy mùi hương thơm lựng. Lão toan bỏ chạy nhưng không kịp. Từ phía người đàn bà lúc nãy, xuất hiện một dòng người đi hàng đôi. Dòng người này vô tận diễu qua mặt lão. Lão thấy chú rể thô kệch đi cạnh cô dâu. Cô ta ôm bó hoa lay ơn trắng muốt. Mặt cô cúi xuống. Đoàn người đi, không ai nhìn lão, họ coi lão như cái cây dại mọc ven đường. Lão để ý và thấy không ai trong số đó có mũi. Tất cả đều mất mũi. Mùi hương thơm tỏa ra quanh họ. “Ta sẽ cởi truồng”. Lão nghĩ. Rồi lão nhanh nhẹn cởi áo quần và định chạy lên trước đoàn người. Nhưng lão vội vã lao vọt về phía sau. Người lão đầy lông. Lão kinh hoàng chạy trốn mọi người, chạy trốn cả chính mình. Lông mọc khắp người lão. Rậm rì và đen mượt. Lão vẫn chạy điên cuồng, tay khư khư ôm bọc tiền. Lão chạy về nhà, xô cửa vào nhưng rồi nhìn thấy chiếc gương trước mắt, lão lại quay ra. Xung quanh im lặng. Tất cả đều đen tuyền. Chạm vào đau lão cũng thấy tóc. Tóc mọc khắp người, tóc làm cỏ trên đất. Những con cú mèo đập cánh loạt xoạt bay theo lão.

- Đi trả cho tôi nhá! Trả cho tôi nhá!

Tiếng thầm thì gọi lão trong màn đêm hoang dã. Lão gật đầu bước nhanh. Lão thấy hơi bình tĩnh trở lại. Lão vượt qua những lùm cây đang phập phồng thở. Lão đi cạnh gốc cây si rồi vòng phía trái. Trước mát lão, những ngôi mộ nổi bật trên nền đen. Những ngôi mộ trắng toát. Trên trời, ngôi sao vàng sậm to dần. Không biết lão đến với ngôi sao hay ngôi sao đang tiến lại phía lão. Lão vấp ngã và thấy đau nhói ở ngực. “Mình sẽ trả lai bà ấy. Sẽ trở lại…”. Tay lão bóp mạnh bọc tiền và lão kịp nhận ra một vệt sáng rớt nhanh xuống chân trời. Ngôi sao biến mất…

Dân làng tìm thấy xác lão nằm sấp mặt trên một ngôi mộ của làng. Lão chết, người mọc đầy tóc, không ai nhận ra mặt lão nữa vì tóc đã phủ kín. Tay lão nắm chặt một bó tiền âm phủ nhàu nát. Trên lưng lão chi chít vết chân cú mèo. Khi chôn lão xong, mộ lão mọc lên một loại cỏ đen và nhỏ. Cho đến tận bây giờ đám cỏ ấy không mọc thêm cũng chẳng lụi đi, nó cứ bình nhiên như lúc mới mọc. Hết mùa đông, mùa thu, mùa hạ và mùa xuân. Loại cỏ ấy tồn tại mãi mãi và đọc nhất trên mộ lão, cung như chiếc gương lão dùng cắt tóc khi còn sống, người ta đặt trên nóc mộ lão, nó bắt sáng quanh năm, không hề mờ cũng chẳng rạn vỡ. Mỗi khi mặt trời dội vào, kể cả mặt trăng cũng vậy, chiếc gương hắt lên trời một vệt sáng thẳng căng như lưỡi dao phay chém vào bàu trời vô tận.

Gia thế nhà ông Trình khá phức tạp. Cụ ông là người Phổ Yên, lấy hai vợ, một bà ở quê, một bà ở ngay tại Vũ Nhai. Hai bà sinh cho cụ được bốn con trai cả thảy. Theo lệ, một năm cụ lên ở với mỗi bà vài tháng rồi phiêu bạt ở đâu đó, chẳng ai biết.

Cuối đời cụ bỏ thói giang hồ, về ở hẳn với bà hai ở tại Vũ Nhai. Bố ông Trình có hai anh em sinh đôi. Chẳng hiểu sao một dạo cả nhà dọn vào Trại Cau ở. Sau đó ông nội chuyển về Phổ Yên, còn bố ông cùng với hai ông bà già quay trở lại đóng đô ngay chùa Phù Liễn. Năm hai mươi tuổi, vì gia đình neo người, ông Trình lấy vợ để có người săn sóc cho cha mẹ lúc đau yếu. Ông sinh được ba người con thì hai đứa đầu chết đuối một ngày tại hồ trước chùa, năm đó chúng nó mới tám tuổi. Nhà ông chỉ còn độc đứa con gái út. Ngược lên trên chút nữa, dòng dõi nhà ông làm đến quan to tại Vũ Nhai. Sau vận hạn, tan nát cả, rồi có người nổi lên thành giặc cỏ. Trải qua mấy đời, để tránh thảm sát, từ họ Yên dòng dõi nhà ông phải chuyển thành họ Lương.

Từ bé ông Trình nổi tiếng là người có khiếu học võ. Mười tuổi ông đã thành thạo hàng chục bài thái cực quyền, mười ba tuổi, đứng đầu khắp vùng trong các cuộc tỷ thí. Mười bảy tuổi, thầy dạy đã phải cúi đầu nhường bước cho ông sải cánh đến ban võ khác. Ba năm lang thang tìm thầy học bạn, khi vừa lấy vợ, cũng là lúc không một ai ở bốn tỉnh phía bắc dám thách đầu với ông. Bố ông Trình là người khí khái, thân hình vạm vỡ, tiếng nói sang sảng như sắt thép. Về già cụ suy sụp rất nhanh, sau một trận cảm đột ngột. Trước khi bố mất, ông Trình mới nghe loáng thoáng rằng cụ còn có một đứa con riêng với người đàn bà hàng xén nào đó, cũng ngay ở chùa Phù Liễn. Ông hỏi mẹ, nhưng bà cụ chỉ lắc đầu quầy quậy. Tất nhiên chẳng bao giờ ông tin điều đó có thực, nếu như mẹ ông không gật đầu, và nếu có đi nữa cũng chẳng bao giờ ông tìm ra đứa em mình, bởi vì quanh khu Phù Liễn có hàng chục người bán hàng xén. Ông Trình nghiến răng rời bỏ vợ con vào xóm trại ở. Vợ ông không biết nguyên nhân gì. Bà chỉ mang máng rằng chồng mình đi thực hiện lời dặn dò của dòng dõi. Bà ít nói, tính hiền lành. Suốt ngày ngồi bên chiếc máy khâu với cô con gái. Ông Trình đi, cứ hai năm lại lén lút về thăm vợ con, mỗi lần về bà vợ lại thấy chồng mình đăm chiêu hơn, nhưng cũng vạm vỡ, hiền từ hơn. Bẵng đi mấy năm, một lần về thăm nhà ông Trình bắt gặp vợ mình đang ngủ với một gã con trai lạ ít hơn bà dễ đến hai chục tuổi. Thấy ông bước vào đột ngột, hai người mặt cắt không còn giọt máu. Ngắm gã trai chỉ trạc tuổi con đầu mình, ông buồn bã hất hàm:

- Về đi, cậu bé!

Gã trai lao vụt ra ngoài, còn vợ ông ngồi thừ bên mép giường. Mặt bà chảy xệ xuống, lành lạnh. Ông lách cửa buồng, lặng lẽ ngắm đứa con gái đang mê mệt ngủ, lòng dội lên cảm giác xót xa, uất hận. Hai bàn tay gân guốc bóp chặt lại thành hai quả sắt lồi lõm. Ông quay phắt sang vợ. Khi cú đấm khủng khiếp sắp chạm điểm, ông đột ngột dừng tay, người đổ ập xuống như cây chuối bị phạt ngang. Ông khóc rưng rức. Sau này, nằm một mình trong căn nhà giữa xóm Trại, ông nghĩ lại tất cả. Ông không thể trách vợ mình được. Người đàn bà ấy đang ở thời kỳ tái xuân, trong khi chồng cứ biền biệt bốn năm trời. Đôi khi ông vùng dậy định bỏ hết tất cả để về với vợ con. Nhưng rồi có một uy lực thiêng liêng nào đó bắt ông ở lại. Đây là lời trăng trối của dòng họ được bố ông giao lại cho ông. Lời trăng trối ấy phải được thực hiện. Bởi vì nó không những đem hạnh phúc đến cho gia đình ông sau này, mà là danh dự dòng tộc nữa. Bao năm đeo đuổi, ông Trình biết rằng giờ đây vấn đề chỉ còn là thời gian. Ông vừa nhẩm tính, cân nhắc thận trọng vừa cảm thấy sốt ruột, nóng vội.

Trong đám thanh niên theo ông học, người quan trọng hàng đầu là Hải. Người thanh niên này trở thành nhân vật quyết định hành động của ông. Ở Hải ông nhận ra nét gì đấy giống mình hồi trẻ. Cũng cục tính, cũng có khiếu học võ và điều quan trọng nhất, Hải bao giờ cũng giữ được bản lĩnh của mình. Nghĩ ngợi lan man, ông Trình vẫn không thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về Hải. Đêm, ông mơ thấy anh ta mỉm cười chế giễu mình. Ông tỉnh dậy, bàng hoàng, trong lòng dội lên sự nuối tiếc, sợ hãi. Ông vắt óc nghĩ lại, cho đến khi thốt thành tiếng rên. Giờ đây, đối với người thanh niên đó, ông gần như hết vốn. Ông đau khổ nguyền rủa mình, tại sao lại hồ đồ như vậy. “Sẽ đến lúc mình và nó không tránh khỏi gặp nhau!”. Ông Trình vỗ gối than giữa đêm. Những buổi tập sau, ông tự nhắc mình hãy chừng mực hơn nữa đối với Hải, nhưng rồi như có một mãnh lực hút ông lại với anh ta không thể cưỡng lại được. Ông chăm chút cho Hải từng thế đứng, dáng tay, cho đến cả luồng công lực điều hòa trong ngóc ngách cơ thể. Hải tiếp thu nhanh và chịu khó ôn luyện. Chỉ cần ông bảo qua là Hải đã nắm chắc như từng học hàng chục năm.

***

- Thôi, các cậu về được rồi!

Ông Trình khoát tay. Đám thanh niên vơ áo lầm lũi theo nhau xuyên vào bóng đêm đồi núi. Đang định đứng dậy, ông Trình chợ nhìn thấy Ngân còn đang loay hoay làm gì trong góc lều tối mờ.

- Sao, còn vướng gì hả Ngân?

Ông tiến lại, khom người, chui vào, vỗ nhẹ lên vai đứa học trò. Ngân quay phắt lại, mắt long lanh.

- Đêm nay cháu… à em… em không muốn về.

Ông Trình ngạc nhiên lùi một bước… Ngân đưa tay phanh áo, tiến sát ông. Dưới trăng, bộ ngực mới nhú sáng như lòng trứng gà.

- Làm gì…

Ông Trình lắp bắp, Ngân cởi hẳn áo, nhanh như cắt vít đầu ông vào ngực mình. Nó rên rỉ:

- Em sẽ cho anh!

Mùi con gái xộc lên khiến ông Trình tối tăm mặt mũi. Ông chợt hiểu. Có con thú trong ông đột ngột thức dậy. Ngân ngả người xuống nền lá khô, tự động cởi bỏ mọi thứ còn lại. Thân hình nó vẫn cong queo như mọi lần, duy chỉ có sức nóng là tăng lên gấp bội. Ông Trình nhắm mắt, răng nghiến nhau ken két. Đêm rên rỉ tiếng côn trùng. Người ông Trình phủ kín người Ngân, nó dướn mãi lên, thở khò khè rồi chuyển sang rú rít vang cả thung lũng. Đợi cho Ngân mặc xong quần áo, ông Trình bảo, giọng rè đặc:

- Về đi, muộn rồi!

Ngân ngồi xuống bên cạnh, nó vuốt ve mái tóc dày, hơi đốm bạc của ông, rì rào như con ruồi:

- Em rất thương anh. Em muốn anh không rời em nửa bước, có được không?

Ông Trình không trả lời, đầu óc mụ mị hẳn đi. Chẳng biết ông nghĩ có lâu không, nhưng khi Ngân vuốt ve ông lần nữa, cơ thể ông lại hực lên. Và ông lại dằn Ngân xuống. Hai người quấn chặt nhau, lăn lộn giữa thung lũng mù mịt sương trắng. Tiếng rên của Ngân hệt như tiếng con thú đang lồng lộn, giãy giụa vì bị chọc tiết. Ông Trình rùng mình gỡ Ngân ra, cứ thế ôm quần áo tồng ngồng chạy khỏi thung lũng. Tiếng rên ấy gợi lại ông một kỷ niệm. Nó chẳng khác gì tiếng gã đàn ông dân tộc ở Linh Sơn bị ông đâm chết để giành lấy tờ giấy nhàu nát ông đang giữ. Từ tấm giấy đó ông bắt đầu tất cả…

Hải định rẽ về nhà thì gặp Lanh chắn đường. Lanh mặc quần áo phong phanh, tóc rối bù. Hai người đối diện nhau cạnh bờ rào gai găng.

- Làm thế nào thì làm, nó đánh tôi suốt ngày đây này!

Lanh vạch ngực, dưới trăng Hải thấy những vết tím bầm giữa hai bầu vú của ả. Cổ Hải nghẹn đắng, tay hắn nổi gân vặn vẹo. Lanh sụt sùi mạnh dạn bấu vai Hải, hắn hỏi giọng sin sít:

- Nó đâu?

- Đang ngủ. Nó nốc rượu từ chiều tới giờ! Khổ quá.

Hải thọc tay vào ngực Lanh, nói thoảng:

- Tiên sư thằng cụt!

- Cả bố nữa, bố bên ấy cũng chửi tôi! Lanh rền rĩ.

- Chấp làm gì ông già. Hay là…

Hải ngập ngừng, mắt lảng sang bên, Lanh tựa cả người vào hắn, hơi nóng phả ra trùm lấy ngực gã nhân tình.

Làng im ắng, đột nhiên mấy con chó đồng thanh tru lên ằng ặc rồi tắt lịm. Trong đám sương cuồn cuộn chuyển động, sông Linh Nham rì rầm rì rầm ai oán.

- Bây giờ hãy bình tĩnh, để tính xem đã. Nó còn lôi thôi, đây vặn gẫy cổ.

Hải nói, xăm xăm bỏ về. Lanh thẫn thờ nhìn theo, ôm mặt ngồi thụp xuống.

Trong khi đó, ở cuối làng, lão Liêm đang ngồi trong nhà Bào mù, mặt nhăn nhó, khổ sở. Bào mù năm nay trạc ba mươi, đầu cắt trọc lốc. Anh ta không cha mẹ, sống độc thân với cây gậy. Bào nổi tiếng là người bí hiểm, cả về nguồn gốc lẫn tính nết và cách sinh hoạt. Bị mù bẩm sinh nhưng Bào có đôi tai thính hơn mức bình thường, có thể nghe được cả những bước chân rón rén cách mình hàng cây số. Người làng Phan thấy lạ một điều là chưa bao giờ Bào nói sai cái gì. Anh ta ít nói, nhưng đã mở miệng thì cấm có chệch tí nào. Mà không hiểu sao chuyện gì Bào mù cũng biết, dẫu anh ta suốt ngày chỉ có việc đi từ nhà ra bờ sông Linh Nham để tắm. Đám đàn bà con gái phục lăn Bào mù về chuyện đoán người đẻ con trai hay con gái. Còn cánh đàn ông, hễ thịt chó, muốn ăn tiết canh đều phải nhờ đến bàn tay quờ quạng của Bào.

Bào mù không ưa trẻ con, nghe thấy chúng từ xa, anh ta đã lầm bầm chửi rồi lảng sang đường khác. Bất lắm, không tránh được, mới chịu đứng im như gốc cây bên đường chờ chúng đi qua. Khốn một nỗi lũ trẻ lại không buông tha Bào, chúng chỉ rình rập chờ anh ta đái là reo ầm ĩ cả lên. bào mù rất khổ sở vì chuyện đó, bởi vì ngày trước có một lền, không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà anh ta lại vạch quần đái ngay vào cửa miếu nhà vợ chồng Thái rỗ, cháu của bà Nguyệt. Khi vợ Thái rỗ chạy ra la hét Bào luống cuống xin lỗi:

- Tôi mù, bà thông cảm. Tôi cứ tưởng đấy là bụi cây. Rồi anh ta lẩm bẩm: - Thảo nào, nghe nó cứ câng câng khác hẳn mọi lần.

Vợ Thái rỗ vốn đanh đá có hạng, ả tru tréo ầm ĩ như nhà đang cháy. Bào mù cáu lắm, để trị cho ả một trận, anh ta quát lên:

- Con mẹ này, lắm mồm thế không biết. Sao nhìn thấy người ta vạch quần ra đái lại không nói ngay, hử… Hay là định nhòm ngó cái của ấy, thèm hử?

Vợ Thái rỗ gầm lên, nanh nọc, nhảy tâng tâng rỉa rói vào mặt Bào mù.

- Của giun chết như mày có đem đến bà cũng lẳng mẹ nó đi. Thằng mù, chỗ thờ kính nhà người ta thiêng liêng thế mà dám đái ngay vào đấy. Từ nay, nhà con này mà hết lộc, thì đừng có trách…

- Này thì lộc!

Bào mù điên tiết vạch chim ra cho vợ Thái rỗ ngượng. Không dè, ả táo tợn xông vào túm ngay lấy vặn đến ngoéo một cái. Bào thét lên đau đớn, khua gậy lộc cộc lủi mất. Từ đấy hễ thấy Bào mù, lũ trẻ lại réo tên vợ Thái rỗ ra mà gọi trêu.

- Tao thì tao cầu cho chúng mày ăn cứt cả lũ.

Bào rủa đám trẻ, chúng ré lên cười như nắc nẻ, đồng thanh hô váng làng:

- Bào chim to. Một hai ba. Bào chim to!

Rồi ù té chạy khi thấy anh ta cáu tiết cúi xuống vơ đá ném.

Lão Liêm ho khan nhìn lơ đãng ra ngoài sân. Bào mù mân mê đầu cây gậy, hai con mắt đỏ lòm nhấp nháy nhấp nháy:

- Chi bằng bác cho đón cô ấy về là xong hết.

- Để rồi nó lại lăng loàn với đám con trai làng này à? Không được.

Lão Liêm hậm hực ra mặt, ruột gan lão tưởng như đang lộn tùng phèo lên cả. Cái tin sét đánh về Loan do nhà trường thông báo khiến lão như kẻ mất hồn. Lão giấu vợ, tìm đến Bào để tâm sự. Chỉ có Bào còn khả dĩ giữ mồm giữ miệng được.

- Không, đón về gả chồng chứ bác!

Lão Liêm lắc đầu quầy quậy, giọng méo xệch: - Tôi biết tính con này, đời nào nó thèm vơ chồng ở xó này, vả lại chẳng ai dám rước nó nữa đâu!

- Thiếu gì, bác cứ lo xa. Cô nhà ta còn trẻ đẹp, lại có học. Nếu không ai lấy, bác cứ đem sang đây cho em.

Mặt Bào lạnh tanh khi nói. Lão Liêm trợn mắt, hộc lên một tiếng:

- Chưa phải lúc đùa đâu.

- Hì, em nói thực lòng.

Bào gõ đầu gậy canh cách xuống nền nhà. Con tắc kè đầu hồi kêu nhịp lẻ. Gió thốc vào hơi lạnh khiến lão Liêm rụt cổ xuýt xoa: ”Mùa đông đến rồi”. Lão thầm nghĩ và bỏ về. Đến cửa nhưng sực nhớ, lão quay lại vỗ vai Bào vẻ thân mật:

- Tôi nhờ cậu một việc này.

- Vâng!

Bào mù sốt sắng, giậm chân, tai vểnh ngược lên.

- Khi nào cậu nghe tiếng chân lạ chuẩn bị vào làng, cậu cố gắng báo tin cho tôi biết. Được chứ?

Bào chuyển gậy sang tay trái, gật gù:

- Khó gì điều đó. Thoắt cái giọng anh ta chuyển sang ỡm ờ: -Nó xuất hiện đến lần thứ ba rồi ấy nhỉ. Hì, còn một lần nữa…

Lão Liêm há hốc mồm chằm chằm nhìn Bào mù, yết hầu lão đưa lên đưa xuống như con thoi. Bào vẫn leo lẻo như không:

- Giữa tháng đông, sao lại đi qua. Con người ấy đang sốt ruột, ông ta được cả, chỉ tội gan bàn chân hơi bị hãm. Cậu Hải làm đá tảng chặn đường ông ấy. Bào bấm ngón tay: - Đầu mùa xuân xe trâu không biết có về được không đây, chà!

Lão Liêm chẳng hiểu ra làm sao cả, lão nghĩ Bào lên cơn thần kinh. “Dễ lắm, đêm vắng như thế này, ai mà chả thần kinh hâm hấp”. Lão tấp tểnh bỏ về. Bào mù vẫn huyên thuyên một mình cho đến lúc hỏi không nghe tiếng lão Liêm trả lời anh ta mới quay sang nằm vật lên tấm phản, đánh một giấc đến trưa hôm sau. Bào mù biết có người đang rình rập ở làng này. Anh ta nghe bước chân của ông Trình vọng tít từ thung lũng đến, lần rõ nhất là hôm con thú xuất hiện. Hôm đó, hai tiếng chân lạ cứ vọng vào tai hành hạ anh ta đến sáng.

***

Trở trời. Cụ Trường khó ngủ, ho sù sụ. Cụ nằm ngửa, nhìn trân trân lên trần nhà. Trong đám sương mờ đục của trí nhớ người già, cụ cố gắng tìm lại điều gì đó được cất giữ khá lâu. Nghĩ mãi, nghĩ mãi mà chẳng hy vọng chút nào, trong đầu cụ chỉ rặt một lớp trắng mênh mông, dày đặc. “Gay đấy!”. Cụ lẩm nhẩm vẻ khổ sở và chìm vào trạng thái lơ mơ. Có những luồng khói chuyển động nhẹ thênh, rồi trong làn khói ấy xuất hiện bóng người. Rất đông người, toàn quần áo trắng, cả những thanh gươm cũng trắng. Đám người lặng lẽ giễu qua mặt cụ Trường, nghe được cả tiếng thở hổn hển, nặng nhọc của họ. Đám người tiến vào chân một quả núi, họ dừng lại bàn bạc điều gì rồi tản ra. Thốt nhiên người đi đầu, ở gần cụ Trường nhất, há to mồm, Rút phắt thanh kiếm ra khỏi bao. Từ sườn núi có dễ đến bốn chục người lạ, tóc tai bù xù, quần áo rách rưới tràn xuống, dao kiếm vung hoa cả mắt. Một trận huyết chiến kinh hoàng xảy ra. Những con người trắng toát quấn quýt vào nhau, gươm bổ ngang bổ dọc. Rồi tên cầm đầu của toán cướp trên núi bị đâm trúng ngực hắn ghì chặt thanh gươm của đối thủ, mặt rúm lại, mắt trợn tròn như mắt chó luộc. Người đâm gươm nhanh nhẹn thò tay vào tay áo tên cướp móc ra một chiếc ống sơn vàng, trong đó đựng mẩu giấy vàng ố, chi chít những hình vẽ kỳ lạ. Đám người vội vã tan ra thành sương, cuồn cuộn bay tản khắp đầu cụ Trường. Bây giờ trước mặt cụ là ngôi nhà sàn ẩn sâu dưới chân núi, một người con gái ủ ê đang ngồi thõng hai chân xuống cầu thang. Một cụ già lụ khụ đến bên trao cho cô gái đó mẩu giấy rồi ngã vật ra.

Cơn ho rũ rợi của cụ Trường làm những hình ảnh trên trần nhà biến đi không để lại dấu vết gì. Cụ rên hừ hừ, trở mình cố gắng nhỏm dậy. Ngoài kia, gió réo u u qua ngọn cây, đôi ba tiếng chó lẫn trong tiếng nước sông Linh Nham vỗ vào bờ oang oác. Trên đỉnh đồi, con chim đen đập cánh phành phạch giận dữ.

Cụ Trường thấy mình nhỏ lại, trẻ lai, đang đứng trước người đàn ông mặc áo ka ki cũ, sặc mùi cồn i ốt và thuốc súng.

- Ta là bác cháu. Ta đã có gia đình với hai đứa con… Ngày kia, mẹ cháu sẽ chết, đừng buồn, mẹ cháu không cưỡng lại được bệnh tật đâu. Làng ta ở xa lắm cháu ạ. Đó là cái làng toàn ma quỷ với những chuyện lạ lùng. Nó gần như không có thực. Đến lúc nào rỗi, ta sẽ kể cho cháu nghe sau. Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dòng họ. Dòng họ nhà ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu. Bên kia gia đình chúng nó cũng cho người bám theo rồi… Hãy cẩn thận. Cháu phải làm người hấp để che mắt thiên hạ… vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi.

- Sao bác không giao cho con mình?

- Hừm…Con trai ta, anh của cháu ấy, nó không có mệnh làm việc đó. Nó chỉ có nhiệm vụ tìm đến với cháu để bí mật kia trở thành hiện thực. Ta có hai con, một gái. Rồi sau này, con của cháu sẽ lặp lại như thế. Đó là định mệnh.

- Cháu lấy vợ cùng họ. Thế còn…

- Không lo cháu ạ, cháu phải biết hi sinh. Tìm cho vợ cháu một thằng đàn ông nào đó để nó làm cái nhiệm vụ kia. Số cháu đằng nào cũng không có con đâu. Năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?

- Mười bốn!

- Hừm, từ bây giờ cháu phải hấp đi, để tránh con mắt của thiên hạ.

Người đàn ông chậm chạp xoay lưng, ông ta nói câu cuối cùng rành rọt:

- Không để cho ai đặt chân lên quả đồi đó. Mọi thứ đã ghi hết trong tờ giấy này. Cầm lấy đi cháu. Rồi bác sẽ gặp lại cháu khi nào xong việc.

Cụ Trường không nhìn thấy người đàn ông là bác mình đâu nữa, chỉ còn tiếng của ông ta ong ong quẩn quẩn trong đầu cụ.

- “A…a…a…Ha…ha…a…a…con trai ta sẽ đến…sẽ đê…ê…ế…n…n…n. Một chiếc xe trâ…â…u…u và hoàng hôn b…â…tt…â…n.”

***

Lão Biền chết, ông chẳng còn ai thân thiết ở làng nữa. Ông thực sự là kẻ lạc lõng, bơ vơ trên cõi đời này. Đôi khi ông vắt óc nghĩ xem mình còn ai để tìm đến nữa không. Ông bất lực và thất vọng. Họ hàng đằng bố ông gần như không có. Nếu có ông cũng chẳng biết được. Bố ông không bao giờ hé răng về họ hàng anh em của mình. Bố ông im lặng như bố ông là người ra đời từ cái hư không vậy. Và bố ông tồn tại độc lập. Mẹ ông lai khác, mẹ có ba anh em. Bác Lung và dì Lãm. Lúc não rỗi mẹ lại kể chuyện thời thơ ấu của mẹ cho anh em ông nghe. Là họ hang ruột thịt nhưng mẹ ông chỉ hay sang thăm dì Lãm. Còn bác Lung thi thoảng lắm mẹ mới sang. Hình như hai người không hợp nhau. Bác Lung ở giữa làng, bác có bốn người con. Anh cả chết trong lần theo bạn xuôi nứa từ Ba Bể về. Trong ba cô con gái bác, chị Cải là người đẹp nhất. Ngày bé ông hay lân la sang nhà chơi với chị Cải. Chị quý ông, có gì cũng để dành cho ông. Tuy hay chơi và quý chị Cải, nhưng ông vẫn có cái gì đó vừa sợ vừa thích chị. Má chị Cải lúc nào cũng trong suốt, hồng hồng hồng. Đặc biệt chị có mớ tóc hiếm ai bì kịp. Tóc chị ánh xanh, dày và mượt như rêu. Ông hay sà vào lòng chị Cải, tay vuốt tóc buông kín lưng với khoái cảm khó tả.

- Bao giờ chị Cải lấy chồng, chị Cải cho em mớ tóc này nhá!

Ông thì thầm bí mật. Chị Cải bật cười. Chị cười to, giòn, phô hàm răng trắng đều tăm tắp.

- ừ tao sẽ cho mày. Chị véo tai ông, gáy đỏ lựng lên vì sung sướng: - Nhưng mày sẽ làm gì với nó?

- Em sẽ quàng vào cổ và đi khắp thế gian.

Chị Cải chớp mắt ghì ông vào lòng. Hình như chị xúc động. Ông thấy người mình mềm oặt, đầu rúc sâu vào ngực chị. Ông nghe tim chị đập thình thịch dưới lần áo mỏng, dơm dớp mồ hôi. Ông thèm được bé lại, bé lại mãi. Và ông đặt tay lên ti chị Cải.

- Có thích không.

Chị lim dim mỉm cười hỏi. Ông gật đầu, mắt nhắm tịt. Chị ghì ông chặt hơn nữa, giọng xa xôi nhè nhẹ:

- Lấy chồng, tao thích lắm. Nhưng chẳng biết có cho mày mớ tóc này không!

Chị dụi má xuống tóc ông. Chị khóc. Ông chẳng hiểu sao cả. Sẩm tối nào ông cũng sang chị Cải. Rồi chị Cải lấy chồng. Người ta làm mối cho chị lấy một người trên tận thị trấn. Nghe đâu người này giầu lắm. Bác Lung vui ra mặt, tổ chức cưới linh đình. Cả nhà ông sang ăn cỗ chị. Duy chỉ có dì Lãm không sang. Dì đốt rất nhiều hương trong miếu. Khói hương thơm lựng bốc ngùn ngụt, che kín làng. Nhà trai đón dâu bằng xe ca, kết hoa đủ các màu. Ai cũng tấm tắc khen số chị Cải đào hoa. Thế rồi đùng một cái, hai ngày sau người ta thấy chị Cải lê lết trở về, mặt xám ngoét nói không ra hơi. Quần áo, đầu tóc chị bê bết bùn đất. Người chị lạnh ngắt, tỏa ra mùi tanh là lạ. Dân làng đồn ầm lên rằng chị bị gia đình nhà chồng đuổi về. Có kẻ ác khẩu lại bảo chị bị ma làm. Chính lão Biền cũng chém tay khẳng định lén lút với mấy người cắt tóc ở nhà lão:

- Con bé chỉ còn cái bã thôi. Tôi cam đoan với các ông như vậy. Mất trinh rồi. Dân thị trấn toàn bọn chó đểu cả.

Chị Cải không nói gì. Chị nằm liệt giường ba hôm thì chết. Trước khi nhắm mắt, chị đuổi ông như đuổi tà khi thấy ông xán lại giường mình. Ông buồn tủi, trốn ra sau nhà ngồi khóc. Chán khóc, ông lang thang sang bên dì Lãm. Ông ngồi cạnh dì suốt buổi chiều cho đến khi mẹ hớt hải sang gọi về…

***

Trước khi bước lên xe, cô ngoái nhìn hai đứa em gái. Lòng cô vừa vui và buồn. Bộ quần áo mới sột soạt làm cô mỉm cười. Chắc hẳn bọn con gái cùng lứa với cô phải phát ghen lên. Đưa mắt một lượt, chợt cô sầm mặt khi nhìn thấy những đứa bạn vẫn đang lúi húi cắm đầu vào đĩa bánh kẹo. “Đồ tồi. Cô cay nghiệt nghĩ: - Chúng nó đến chỉ để ăn là chính”. Những mảnh vỏ kẹo bừa bộn đập vào cô, làm dội lên sự day dứt, căm ghét. Chúng nó đang ăn kẹo cưới của cô. Tay ai đó khẽ đẩy lưng và cô chui hẳn vào xe với sự tiếc rẻ. Tự dưng cô căm ghét tất cả mọi người. Chiếc xe rùng mình chuyển bánh. “Thế là xong!”. Cô nghẹn ngào nhủ thầm. Đầu cô ong ong, khó chịu.

Tiếng ồn ào trên xe lắng dần khi ra khỏi làng. Cô mơ màng, tranh thủ ngả đầu xuống vai chồng để nghỉ, tay ghì chặt bó lay ơn. “Mình đã trở thành vợ. Mình sẽ bắt chồng phải nghe lời mình. Anh ấy phải cùng mình đi chơi thị trấn. Hai đứa tha hồ mà chạy đùa, hò hét chẳng bị ai cấm đoán cả. Chồng mình sẽ dắt tay mình đi xem những quầy hàng bánh kẹo trên thị trấn. Anh ấy phải mua cho mình đủ thứ để mình ăn, lúc nãy tới giờ mình chưa được cái bánh nào. Rồi mình sẽ mua về đồ chơi. Mua thật nhiều. Cả búp bê tóc vàng, cả dây chun buộc tóc. Mình sẽ quay về làng và bọn chúng phải phát ghen lên cho mà xem”. Cô tưởng tượng đến cảnh sẽ đem chia quà cho hai đứa em gái với niềm hãnh diện khôn tả. Cô chớp chớp mắt ngước nhìn chồng. Cô thấy anh ta lầm lì nhìn thẳng về phía trước với đôi mắt một mí. Mặt anh ta thoắt đỏ, thoắt vàng rồi chuyển sang xám nhẹ. Áo anh cọ vào má cô ram ráp. Bất giác cô nhìn xuống bộ quần áo trắng tinh có điểm những bông hoa bằng lụa tím của mình. Anh ấy ăn mặc giản dị. Áo kẻ ca rô đỏ, quần bò vá gối, tay đeo chiếc đồng hồ có dây vải đen viền trắng. “Chồng mình là người ít nói. Cô tiếp tục nghĩ: - Từ lúc gặp nhau tới giờ, anh ấy chưa mở miệng lần nào. Người ta bảo người ít nói bao giờ cũng sâu sắc nhân hậu”. Nói chung, cô thấy chồng mình tốt mặc dù chưa biết anh ta lần nào trước khi cưới. Anh ta to cao, hơi nhiều nếp nhăn và chân đi lạng khạng như vòng kiềng.
Những đứa trẻ chết già
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần cuối