Phần cuối
Tác giả: Nguyễn Bình Phương
Cả hai vừa thao thao vừa liên tiếp chìa cốc cho bà chủ quán. Rượu thúc đẩy cuộc độc thoại của mỗi người ngày một tăng. Huấn càng nói giọng càng díu lại, trong khi Công gần như gào lên:
- Em xin bác. Rượu nhà ta ngon quá. Còn cái chuyện niên từ niên tiếc nhà ông, theo tôi đấy chỉ nà trò ngớ ngẩn, hết sức ngớ ngẩn. Hãy học tập cái tâm của thơ Đường.
- … Năm một chín… thơ Pháp bùng nổ, kéo theo hàng loạt những…
Kết thúc cuộc tranh luận về nghệ thuật thi ca là trận ẩu đả dữ dội. Hai người xông vào túm tóc nhau, cùng lăn lộn trên nền đất ướt át. Trong khi đánh nhau cả hai vẫn sa sả bảo vệ quan điểm của mình. Công giáng một cú giữa mũi Huấn:
- Lày thì thơ Pháp!
Huấn cũng chẳng kém, anh ta ăn miếng, trả miếng, vung tay lên:
- Đường với chả thi. Cái con mẹ mày này!
Cũng may nhờ có mấy người qua đường xúm vào can hai bên, không chẳng biết hậu quả sẽ đi đến đâu. Công lồm cồm bò dậy, hơi rượu bay hết, anh ta ra khỏi quán rồi thét lên:
- Trời ơi, mất xe rồi!
Cái xe cà tàng của Công không cánh mà bay. Công ôm mặt khóc nấc lên.
***
Những ngôi nhà chìm trong lớp khói mờ ảo, ma quái. Hàng xà cừ chắc nịch, đen đúa thả lá đầy mặt đường như một sự buông xuôi bất lực. Tối mùa đông thành phố càng bí hiểm, lạnh lẽo. Các cửa hàng đóng sớm, người qua lại thưa thớt, vội vã. Trong công viên, ánh đèn lù mù, vàng ệch soi hờ xuống mặt cỏ. Thấp thoáng bóng mấy cô gái đứng ngồi ra chiều uể oải ngán ngẩm. Sau khi trốn từ bệnh viện về, Loan được bà Cẩm cho nghỉ mấy ngày để lại sức. Nhưng ở nhà chỉ mấy tiếng, Loan thấy buồn không chịu nổi nên mò mẫm đi chơi một mình. Quanh quẩn mấy chỗ, chẳng hiểu thế nào, Loan đã thấy mình có mặt ở công viên. Cô lặng lẽ ngồi một góc khuất ánh đèn nhìn vơ vẩn ra mặt sông mù mịt trắng. Bị Phán đổ bệnh cho mình, mặc dù hơi khó chịu nhưng Loan chẳng thù hằn gì. Cô thích được thế, thích mang bệnh và chơi với người có bệnh. Đến khi bà Cẩm trách móc, Loan chặc lưỡi nói lấp lửng: “Thì cũng phải biết mỗi thứ một tí chứ!”. Giờ thì Loan đã biết thế nào là bệnh lậu.
Mấy cô gái nhìn ra cổng, hễ thấy bóng đàn ông nào là họ lại nhâu nhâu bâu lấy. Đêm mùa lạnh thường vắng khách. Lâu lắm mới thấy một gã đàn ông lượn xe đạp qua. Họ mặc cả, kì kèo mãi rồi đi đến cái phẩy tay của một cô gái:
- Được. Hạ giá vậy!
Người mua hàng cười nhăn nhở:
- Hạ cái chó. Thế là đúng rồi còn gì nữa.
Đám con gái còn lại nhìn theo hai người chở cô bạn đi, họ quay lại ghế ngồi tán phét với nhau.
- Bọn thanh niên bây giờ rách như tổ đỉa.
Cô gái có cái cổ gầy ngẳng cao giọng, rít nhẹ một hơi thuốc.
- Có mấy thằng ở đầu cầu là hay quỵt lắm đấy. Sư bố nó, hôm nọ bốn thằng quần mình xong, cứ thế ôm quần chạy.
- Sao không hô to lên?
- Ngu thế, để công an nó vồ à?
- Lần sau phải lấy tiền trước.
- Lại có thằng nữa kìa.
Cả đám chồm dậy lao ra cổng, Loan nhìn theo, dưới ánh sáng vàng đục cô nhận ra Phán. Mấy cô gái thấy Phán liền bấu nhau lảng dần. Khi đi qua trước mặt, hai cô mới nói nhỏ với nhau:
- Nó bị nổ đấy!
Phán đau khổ khi đám con gái tránh anh ta. Càng nghĩ Phán càng tức, anh ta liền chạy đuổi theo họ.
- Chạy đi, nó đuổi đấy!
Mấy cô ả làm tiền ré len, chạy thục mạng. Họ biết khi bị Phán túm được thì coi như hỏng hẳn. Chữa bệnh lậu bây giờ đâu phải ít tiền. Loan chờ Phán đến gần, gọi khẽ:
- Anh Phán!
Phán sững người vồ lấy Loan:
- Ối giời ơi, em! May quá lại gặp em ở đây. Thế nào rồi?
Loan ngoẹo cổ nhìn Phán, anh ta sốt sắng móc thuốc lá đưa cho cô. Ánh lửa ga bùng lên soi rõ khuôn mặt xanh xao của Loan, trán cô nhăn lại trông già đi hàng chục tuổi. Hai người ngồi cạnh nhau. Loan im lặng nhả khói. Một lúc lâu Phán hắng giọng vẻ sốt ruột:
- Em này, anh chữa sắp khỏi rồi.
- Thế à?
Loan hờ hững. Cô thấy mến Phán ở cái tính trẻ con lúc nào cũng toang toác, hau háu. Phán hỏi Loan tại sao không đi chữa, cô mỉm cười, mắt mênh mông:
- Xem nó đến đâu… Mà không hiểu sao, em thấy nóng ruột quá!
- Chắc là rối loạn tiêu hoá!
Phán khẳng định, mặt nghiêm trọng, sau đó phủi quần đứng dậy. Trên đường về khi đi qua chỗ mép sông, Loan bỗng túm chặt vai Phán. Cô vừa thoáng trông thấy bóng một đứa trẻ trắng toát ủ rũ ngồi ngay đầu ghềnh đá. Phán cũng trông thấy, cả người anh ta run bần bật, chân như muốn khuỵu xuống. Mồm Phán há to, ú ớ câu gì đó khiến cái bóng trắng ngẩng đầu lên nhìn. Không có mặt. Cái bóng của thằng bé không có mặt. Ở đó chỉ là một cái hốc tối được viền bằng mớ tóc bám đầy rong rêu. Tay thằng bé mân mê chiếc cần câu. Thằng bé nhảy ùm xuống nước biến mất. Mặt sông loang những vòng sóng đen thẫm dưới hơi nước lờ mờ đang bốc lên. Như bừng tỉnh, Phán gạt mạnh Loan, vùng chạy bán sống bán chết, miệng rít lên những âm thanh hoảng loạn.
Sớm hôm sau, gặp Loan ở quán bà Cẩm, Phán quát phủ đầu:
- Tại sao em lại đẩy anh chạy?
Loan cười khanh khách, cô biết Phán làm thế để chữa ngượng. Loan vẫn yêu anh, vì xét cho cùng ai mà chả sợ ma. Điều cốt yếu là Phán khác mọi người. Anh ta không làm thơ. Loan biết rằng đám con trai thành phố bây giờ hầu như là đều làm thơ, viết văn cả. Cô đã thề không bao giờ yêu một kẻ nào dính đến cái trò đó.
- Anh chữa bệnh đi, em sẽ lấy anh! Loan bảo.
Mắt Phán sáng quắc:
- Thật chứ? Thề đi, thề ngay đi!
Họ thề với nhau. Sau đó Loan đưa ra một yêu cầu nhỏ: Phán không được làm thơ và chơi với bọn làm thơ. Phán thấy ngần ngừ, nhưng cứ gật đầu bừa bãi, anh ta liến láu:
- Thơ phú cái mẹ gì. Hỏng ráo cả. Anh không thể mê được cái bọn có tâm hồn giẻ rách đó.
Loan ngửa mặt cười mãn nguyện. Thấy thế Phán ân hận bật khóc rống lên. Anh ta cảm thấy như mình phủ định cái gì đó thiêng liêng trong tâm hồn. Loan nghĩ Phán khóc vì hạnh phúc, ghì chặt mái đầu bù xù vào ngực mình, nói khe khẽ:
- Nín đi anh!
Câu nói đó có tác dụng khơi mở những nỗi xúc động trong Phán, anh ta càng khóc to. Khóc nức lên, đầu cứ giần giật như có điện chạy qua. Đang khóc, chợt nghĩ đến cảnh lúc trước mình bị Tiến quắt dúi đầu vào cứt trâu. Phán vùng dậy, chửi rõ to:
- Tổ sư nó!
Rồi lại sụp xuống, khóc tiếp.
Vào đến Trại Cau, Dũng mới biết nhóm của mình đã chuyển về Linh Nham. Cả ba người hộc tốc quay lại, họ tìm được đến khu Bò Đái thì trời tối. Cũng may nhờ có người chỉ Dũng mới mò ra nơi nhóm đào vàng đang ở. Đấy là một khe đồi, nằm ở giữa khúc gấp có nhiều sỏi đá nhất.
Nhóm đào vàng có sáu người cả thảy, phần lớn đều là trung niên ở nơi khác đến, được nhận vào làm và nuôi ăn. Dũng làm phó, chỉ huy công việc đào bới, còn thực chất người nắm quyền là Bằng đen. Sau một cú bạc động trời, Bằng đen bị trắng tay, đành trốn vợ trốn con lên trên này gây dựng lại. Khi dắt hai người lên trình mặt Bằng đen xong, Dũng gọi riêng Tiến quắt ra nói nhỏ:
- Ở đây chỉ có hai người chỉ huy, do đó, ông phải làm cửu như đã thỏa thuận. Mọi sai bảo của tôi, ông không được cãi lại. Giờ tình bạn tạm thời chấm dứt.
Tiến ớ người nhưng đành chịu.
- Tý nữa ông nhập cuộc luôn với bọn ấy. Làm cho khỏe vào. Còn con bé kia, cho nó nấu cơm.
Dũng lim dim mắt bỏ đi. Cả ngày Tiến cùng mấy người hùng hục đào bới. Đất pha sỏi làm tay Tiến phồng rộp lên. Đến đêm, anh ta với Hương ngủ riêng một lán, lúc đó Tiến mới thật sự thấm mệt. Hôm sau, cả nhóm đang ngồi nghỉ thì thấy một tốp thanh niên đi chặt củi qua, trong đó có một đứa con gái. Đám thanh niên này ở Linh Nham, thuộc làng Phan. Đứa con gái là Ngân.
- Này, chúng mày làm gì mà đào bới tung cả lên thế?
Thằng Bình Mịch hất hàm hỏi Tiến quắt nhưng anh ta không trả lời. Thấy thế Bình tiện chân giáng cho Tiến một cái đá ngã sóng xoài xuống hố. Cả đám đào vàng xông vào ẩu đả dữ dội. Nhưng tiếc thay trong số đó không ai có tí võ nào. Bình Mịch cùng con Ngân và đám thanh niên tha hồ mà đấm đá, thi thố tài năng của mình. Ngân vừa đấm đá vừa hú hét làm loạn cả một góc trời, mặt nó bừng bừng sát khí. Nó cảm tưởng phía trước mình là những kẻ thù không đội trời chung nên đánh không mệt. Đám người đào vàng bỏ chạy tán loạn. Trong số đó có một ông trung niên bị mắc bệnh thong manh cho nên chạy rất chậm. Khổ một nỗi ông này dáng lại to như hộ pháp cho nên con Ngân cứ nghĩ đấy là chủ tướng của giặc. Nó đuổi theo ông ta ráo riết, mồm quát ầm lên:
- Phó tướng đâu, chặn đầu nó lại. A, a, a, a…
Bình Mịch nhanh như cắt chạy vòng lên đón lõng ông trung niên bị thong manh kia làm ông ta hoảng quá ngã vật ra, quờ quạng linh tinh. Sau cùng thì đám thanh niên trói gô ông lại đánh một trận nhừ tử vì cái tội dám xâm phạm xã tắc của Nước Linh Nham. Tiến quắt chui trong bụi rậm từ lúc lộn xộn nên được chứng kiến cảnh ông bạn mình bị đánh như thế nào. Anh ta vừa sợ vừa buồn cười, chẳng hiểu cái lũ thanh niên kia là hạng nào nữa. Sẩm chiều, Tiến quắt co ro sang lán của Dũng, thấy Dũng đang quát rất to cái ông bị đánh lúc trưa:
- Ca cẩm cái gì, có răng mà cũng không giữ được. Thôi, khi nào chúng tôi sẽ làm lại cho ông một cái bằng vàng thật hẳn hoi. Dào, người với chả ngợm, chỉ được cái to xác.
Tiến mừng lắm, nói rõ to rồi đi ngủ sớm. Đêm ấy anh ta rúc vào nách Hương, ú ớ nói mê, chân tay vung loạn xà ngậu. Sáng, Tiến dậy rất nhanh, hăm hở gọi mọi người ra làm.
Thằng Bình Mịch lại cùng đám thanh niên mò đến. Vừa nghe tiếng bọn chúng, ông thong manh vội vã vứt cuốc bỏ chạy. Mọi người nhớn nhác, cố làm cho vẻ mặt dễ thương hơn để khỏi bị gây sự. Bình Mịch lượn lờ mấy vòng quanh Tiến quắt. Lúc đầu nó thấy thích thú, sau chuyển sang ngạc nhiên và hơi lo lo.
- Tao bảo mãi rồi, sao chúng mày còn cố đào, hử?
Bình Mịch hắng giọng quát lấy uy, mắt không rời Tiến quắt. Tiến ngồi trên cán xẻng, mặt vác lên giời vẻ khinh bạc.
- Này! Không chịu được, Bình Mịch quát Tiến: - Có nhớ trận hôm qua không, thằng quắt xà lai kia. Muốn no đòn nữa hử!
- Mày! Tiến chỉ thẳng vào mặt Bình Mịch: - Tao thì tao vặn nghéo một cái là chết con ạ!
Bình Mịch tru lên, lao bổ vào Tiến. Tiến tránh được. Chỉ thấy nhoáng một cái Bình Mịch ngã vật ra, đầu va phải cán xẻng đánh cốp một cái.
- Chúng mày giỏi thì vào. Bác làm lông hết!
Tiến hồ hởi nói. Con Ngân thấy phó tướng bị bại trận, cứ thế lao bừa vào Tiến quắt. Anh ta lùi lại, phẩy tay cười he hé như khỉ:
- Chấp gì, con gái!
Ngân đấm đá túi bụi làm Tiến đỡ không cũng thấy vất vả. “Mẹ khỉ, con này chẳng phải vừa!”. Tiến vừa lùi đỡ đòn vừa nghĩ thầm. Rồi đột nhiên anh ta nảy ra một ý nghĩ tinh quái. Chờ cho Ngân ngừng tay định chuyển sang thế khác, Tiến tụt bừa quần xuống đầu gối kêu ầm lên:
- ối giời ơi, nó hãm hiếp tôi!
Ngân ngượng quá, luống cuống một lúc rồi vùng chạy. Đám thanh niên lảng dần.
Tiến quay sang chỗ Bình Mịch đang lồm cồm bò dậy, nói dõng dạc:
- Lẽ ra theo đúng luật tao phải thiến mày. Nhưng là người có nhân văn, nên tao tha. Cút!
Bình Mịch lầm lũi ôm bụng ra về. Nhìn theo dáng thất thểu của nó, Tiến khoái lắm, ngã ra đất chổng chân tay lên giời, giãy đành đạch, miệng lẩm bẩm:
- Có thế chứ!
***
… Ông không biết mình được sinh ra vào giờ nào. Nhưng ông được nghe mẹ bảo rằng lúc ấy đang mùa thu. Người sinh vào mùa đông thì gian giảo, sinh vào mùa xuân nhạt nhẽo, hời hợt, kẻ nào sinh vào mùa hè dễ làm giặc và dễ chết đột ngột. Mùa thu trời đất tàn đi để tụ vào tâm con người. Sinh phải mùa này người bao giờ cũng nhạy cảm, cả nghĩ và luôn cô đơn. Khi đôi mắt cảm thấy các hình ảnh rõ nét đầu tiên thì trước đó ông đã cảm được những rung động kỳ lạ, vừa nhẹ nhõm, khoan khoái, nhưng cũng phảng phất dư âm của sự vật vã đau đớn lúc trước đó. Trước đó của những trước đó là gì? Đấy là sự vô tận, cũng như đằng sau của những cái đằng sau vậy. Đôi khi ông cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi như vậy.
Không khí lặng ngắt bao trùm lên chiếc xe. Hai thanh niên co rúm lại, mặt bủng beo, mất hết sinh khí. Họ thay đổi nhanh kinh khủng. Vẻ hoạt bát, trâng tráo biến mất nhường chỗ cho cái run rẩy của sự ngơ ngác, sợ hãi. Hai người chẳng khác gì con rắn vừa lột xác nằm bấy cạnh mép ruộng. Gã đánh xe rụt cổ ngồi im, lưng ngày càng gù cao, chẳng nói chẳng rằng, gã vung roi quất bừa vào lưng con trâu già. Tiếng bánh xe nghiến trèo trẹo trên mặt đá sỏi. Nghiến một cách dữ dằn. Hai bên đường những quả đồi vẫn chầm chậm diễu qua. Chúng không xanh mượt nữa mà ngả sang màu chì. Ông thấy hơi khó thở, ngực tưng tức. Con tàu vẫn thản nhiên hất làn khói ra sau. Có gì đó yên ấm và có gì đó cũng chẳng yên ấm nữa. Ông nới khuy cổ thở khò khè, mắt lim dim. Cảnh vật bỗng nhoè đi, lờ mờ như cái giây phút đầu tiên ấy.
Giây phút ông xuất hiện giữa trần gian. Còn trước đó, trước đó…
***
… Không gian thoáng đãng vô cùng tận. Tất cả các màu sắc chỉ mơ hồ ửng lên nhè nhẹ trong lớp không khí thanh khiết. Ở đây, ở độ cao này hầu như không có sự chuyển động. Không có gió, không có mây, không có cả các làn hơi bụi nước. Đây chỉ là một thể duy nhất, thanh nhàn, êm ái. Tịnh không một tiếng động.
Rồi sứ mạng của sự chuyển động phải đến. Xuống thấp dần, thấp dần, trọng lượng tăng lên rõ rệt. Đã thấy rằng ở dưới mình còn có một thể nữa, cứng và xanh nhạt. Gió tách ra, động đậy dồn khí thành mây. Một tiếng thở se sẽ hồi hộp lo lắng. Đây là lần thứ mấy rồi, hay là lần đầu tiên nhỉ? Cái thanh tĩnh huyền ảo mất đi. Thấp nưa, thấp nữa… Những dãy đồi… Những nóc nhà… Và chợt nhận ra mình đã ở dưới đáy của những tầng cao. Vực tối đột ngột mở ra. Cái vực ấy lôi tuột tiếng thở dài cuối cùng vào. Rồi nhiệt độ thay đổi. Nóng âm ấm. Dễ chịu. Nhu cầu xuất hiện theo những chuyển động phức tạp, rắc rối. Vẫn cảm thấy thiêu thiếu một nửa. Lại một cuộc di chuyển kinh khủng sang vùng tối khác. Thế rồi bỗng nhiên thấy đã gặp phải chính cái nửa thiếu hụt kia. Sự hiện hữu đầu tiên. Nằm co lại mà thụ hưởng. Không cần sự vận động nào cả mà vẫn đủ đầy. Tất cả đều an toàn, tuyệt đối an toàn. Cảm tưởng như đang ở trạng thái đầu tiên với sự thanh tĩnh. Thời gian đã xuất hiện qua chính sự lớn dậy. Bỗng dưng thấy bức bối, chật hẹp và tù túng kinh khủng. Hãy trở mình để ra. Đó là sự vật vã hiếm thấy. Áp suất thay đồi đột ngột. Cảm giác bị bỏng rát bao bọc cơ thể. Thế là thoát… Tạo vật tối um, sau đó lờ mờ hiện lên. Mơ hồ cái gì đó tựa như sự xa lìa vĩnh viễn. Mơ hồ cái gì đó như con đò rời bến lao vào biển cả nổi sóng. Buồn, và khóc…
***
Người ta bảo đứa trẻ nào sinh ra cũng khóc. Ngay cả ông cũng không loại trừ khỏi trường hợp đó. Giây phút đầu tiên ông đã bị nỗi buồn viễn xứ bao phủ và ám ảnh đến tận giờ phút này. Ông nhớ láng máng rằng mình đi ra từ một hang động nào đó. Lúc đầu mọi thứ đều đảo lộn xoay tròn và méo mó, chập chờn đến biến dị. Rồi một nguồn năng lượng thừa ùa ra khỏi cổ họng.
- Khi ra đời mày khóc ghê quá!
Dì Lãm bảo ông như vậy hồi bé. Còn chính dì thì đẻ ra lại chẳng thấy tiếng khóc nào. Mẹ ông bảo lúc lọt lòng, dì Lãm chỉ lăm hai vòng rồi nằm im, mắt mở thao láo nhìn lên trần nhà. Cả mãi sau này dì cũng chẳng khóc lấy một lần…
- Tại sao? Tại sao? Tại sao?
Thanh niên gầy thốt nhiên lẩm bẩm thành tiếng, mặt rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ. Rồi cả cỗ xe rung lên bần bật. Người to béo đang ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, mắt lờ đờ ngóng lên trời, chân tay rung từng đợt. Ông khẽ chau mày khi thấy tấm lưng gù của gã đánh xe có những vệt sáng chuyển động. Tai ông chợt dỏng lên. Hình như đâu đó trong không gian đang ầm ĩ tiếng sấm và bầu trời thi thoảng lại rung rinh chao đảo như có kẻ ngồi ở trên đang bổ những nhát cuốc xuống. Hai bên đường gió cuộn xoáy từng đợt, bụi từ từ bốc lên ngày một nhiều. Không khí chớm lạnh làm cổ họng ông ngứa ran. Thanh niên to béo càng rung mạnh hơn. Con tàu chợt nhoè đi, méo mó thành một vệt đen thẫm tựa như dải khăn tang oằn oại. Làn khói thoắt đậm thoắt nhạt rồi vặn xoáy theo những hình cơ bắp. Khi ông giụi mắt lần nữa thì làn khói biến mất, thay vào đó là một hình người khổng lồ chân tay nghều ngoào rời rạc nhưng lại hết sức mờ ảo. Hình người chuyển động hơi nghiên về phía sau. Rồi những cơn gió mạnh đánh tan làn khói hình người đó, bắt đầu từ tay trái rời ra, nhoè đi, sau đến chiếc đầu, phần bụng và phút chốc chỉ còn thấy một làn bụi xanh nhạt lơ vơ trên nền trời đang mỗi ngày một sậm lại. Hình ảnh đó đánh mạnh vào tâm trí ông, nó gây ra cảm giác nôn nao như người trúng gió. Ông đổi tư thế ngồi cho đỡ mỏi và chợt nhíu mày khi nhìn thấy mu bàn tay mình đã trở nên nhăn nheo, lốm đốm vết đồi mồi. “Ta đã già”. Ý nghĩ đó cứa vào lòng ông buốt nhói. Ông đưa bàn tay lên phía trước, người giật mạnh rồi lặng đi. Hai bàn tay trong suốt có thể nhìn thấy từng đốt xương gắn hờn vào nhau. Những tiếng lào thào khiến ông quay về phía hai thanh niên. Gần như ông không tin vào mắt mình. Họ bây giờ chỉ còn là những nét lờ mờ trước mặt ông.
Bầu trời rùng mình liên tục. Đã xuất hiện những âm thân lục bục tựa hồ như sấm báo mưa. Gã đánh xe còng lưng xuống, ông thấy người gã cứ nhạt dần, nhạt dần rồi trong chốc lát chỉ còn lại đường viền trắng, mỏng manh, hư ảo. Giờ đây cả chiếc xe lẫn con trâu đều như vậy. Tiếng bánh xe nghiến xuống đá sỏi vẫn đều đặn. Những quả đồi vẫn chầm chậm xuất hiện, chầm chậm trôi qua. Bất giác ông đưa mắt nhìn con tàu. Nó vẫn lao vùn vụt trong tầm nhìn của ông mặc dù khói đã lặn vào bầu trời. Âm thanh càng ngày càng mạnh. Ông ôm đầu, thái dương buốt nhói, mắt lồi ra. Hai thanh niên thở dài. Ông thoáng thấy họ cử động, qua hình ảnh các nét trắng mờ. Một nỗi buồn cố hữu xâm chiếm cơ thể ông. Ta đi đâu? Ta đang ra đi hay trở về? Câu hỏi quay ong ong trong đầu. Ông lại rơi vào trạng thái hoang mang. Đi hay về thì cũng thế cả, vẫn là sự lìa xa một nơi nào đó. Những ảo ảnh lênh đênh trôi theo quanh ông và ông cay đắng nghĩ mình cũng là cái gì đấy đang lênh đênh. Những âm thanh ùng ục ngay trên đầu ông. Cảm giác rằng trên nóc trời kia đang diễn ra một cơn lốc hay một trận đánh dữ dội, kinh hoàng.
- Con Nghê, con Nghê!
Âm thanh rin rít của gã đánh xe ngân lên đầy tuyệt vọng. Ông nhắm mắt lại và lạ kỳ thay thấy hai thanh niên hiện lên y hệt lúc ban dầu. Họ rõ nét vô cùng, tuồng như ông có thể ôm lấy họ. Người thấp béo đưa tay quệt mồ hôi đang nhễ nhại trên mặt, anh ta thở hào hển:
- Thế là hết. Tao chưa được diễm phúc nhìn thấy hai chữ khởi thủy thiên hạ.
- Thì đã làm sao! Người gầy gò cắm cảu ngắt lời bạn, môi anh ta mím lại: - Chỉ chốc nữa thôi mình sẽ thấy. Nó được tạc vào mây. Ánh sáng chẳng là gì nếu không phải từ hai chữ ấy mà ra.
Ông choàng mắt. Hai thanh niên chỉ còn là hai cái bóng mờ như cũ.
Lọc cọc. Lọc cọc. Lọc cọc.
Ông lại thò tay vào mân mê chiếc thìa nhôm. Khi nhìn xuống chân, ông phát hiện ra rằng sàn xe trong suốt có thể nhìn thấy lớp đá sỏi đang chậm rãi trôi ở phía dưới. Tất nhiên chân ông cũng trong suốt như vậy. Ông vô cùng ngạc nhiên là tại sao mình không rơi xuống đất. “Ta sắp bắt đầu một chuyến đi”. Ông thầm nghĩ. Chiếc thìa nhôm vụt trở thành nặng trĩu trên tay. Bầu trời xô mạnh một cái. Không khí trở nên ngột ngạt vì bụi từ trên cao buông xuống mù mịt. Chính ông cũng chẳng hiểu đấy là bụi hay là nắng nữa.
Bào mù hết lật bên nọ lại lật bên kia. Tiếng bánh xe nghiến trong đầu anh ta ngày một rõ. Rõ đến mức không thể chịu được bởi nó dữ dằn và dồn dập như trống ngũ liên.
Bào thở hồng hộc, thi thoảng lại rên lên một tiếng nghẹn ngào vì bất lực. Trong giấc mơ cuối cùng lúc thiếp đi, Bào thấy thấp thoáng hình ảnh một chiếc xe trâu lao vùn vụt qua những dải sương màu tím nhạt. TRên chiếc xe đó có một đứa bé con và ba người đàn ông. Tay đứa bé thọc vào túi áo đại cán bạc phếch, tuồng như nó đang mân mê vật gì đó. Nét mặt lim dim lơ đãng. Không kịp rửa mặt, Bào khua gậy mò sang nhà lão Liêm.
- Có một chiếc xe trâu sắp đến đấy! Bào oang oang nói ngay từ cổng: - Bác nên chú ý một chút. Nội trong một hai hôm nữa con vật kia lại mò ra cho mà xem.
Lão Liêm giỏng tai nghe Bào mù, đoạn chạy sộc đến chỗ Hải lay hắn dậy. Hải ú ớ mở mắt cáu kỉnh:
- Đang ngon giấc.
- Ngon cái thằng bố mày! Lão Liêm quát át con trai, không hiểu sao, người lão cứ run bắn lên:
- Dậy, chuẩn bị ngay cho tao một cuộn dây thừng. Ở trên gác bếp ấy.
Quay ra chỗ Bào mù, lão Liêm nói hổn hển, đứt quãng:
- Chú ý xem hộ tôi… có gì phải báo ngay…
Bào gật đầu lia lịa, hai cánh mũi ửng lên:
- Bác tính sao về cô Loan nhà ta?
- Sau hẵng hay!
Lão Liêm phẩy tay ra chiều sốt ruột, chợt nhìn thẳng vào Bào mù, nói nhanh:
- Có thể tôi sẽ từ nó.
- Chết! Bào mù nhẩy cẫng lên, hình ảnh Loan có nguy cơ lùi xa dần, xa dần khỏi tầm tay anh ta:
- Bác nên bình tĩnh lại. Có em lúc nào cũng ở bên cạnh đây. Hì!
Bào rặn cười, khua gậy về. Đi được một quãng Bào quẹo về phía đường xuống chân cầu Linh Nham. Lúc ngồi một mình trên phiến đá ngay sát mép nước, mặt Bào thoắt chuyển sang buồn bã, hoang vắng. Tiếng nước rì rầm, bí hiểm. Bào cúi đầu ngồi cho đến lúc hơi nước ngấm lạnh khắp cơ thể mới chịu về nhà.
Hải nhăn nhó kiểm tra lại cuộn dây thừng. Kỳ thực hắn cũng chẳng biết để dùng vào việc gì nữa. Từ hôm bắt gặp ông Trình đột ngột xuất hiện ở bờ sông với Bình Mịch và con Ngân, Hải đâm ra nghĩ ngợi. Hắn rùng mình nhớ lại ánh mắt ông Trình nhìn bố con hắn. Cái nhìn rờn rợn, bí hiểm và nanh ác. Đấu tranh mãi, Hải quyết định không gặp ông Trình nữa, hắn nghỉ học võ ở thung lũng nhưng đêm vẫn một mình ra quả đồi sau nhà ôn luyện các thế cho thuần thục. Hải linh cảm có điều gì không lành sẽ xảy đến với gia đình mình và ông Trình. Người hắn đâm bứt rứt, đặc biệt mỗi lần nghe bố lải nhải về những bí mật trong quả đồi sau nhà. “Có cái cứt khô gì trong đó mà quan trọng hóa. Hải nghĩ: - Cứ nhắng cả lên có khi lại bị lừa cả lũ!”. Dạo này Hải thấy mẹ mình khang khác, bà ít nói, hay rút vào chỗ tối âm thầm, rón rén. Còn cụ Trường suốt ngày đòi đi đái và quanh quẩn ở chiếc cột giấu cái ống sơn son thếp vàng. Sự đời thật phức tạp. Bất chợt Hải buông tiếng thở dài, đôi lông mày của hắn chau lại. Không lúc nào Hải thèm được yên thân như mấy hôm nay. Hắn muốn đi biệt đâu đó để thoát khỏi mọi người trong gia đình. Đầu hắn không quen nghĩ, môi khi có việc gì phải động óc, hắn thấy mệt bã cả người. Đôi lúc Hải cũng phải bóp trán nghĩ đến hoàn cảnh của em gái mình. Hắn cũng không sao hiểu được từ đâu Loan lại có những hành động táo gan như thế. Bỏ học đi làm tiền. Thật không tưởng tượng nổi mặc dù nghe ra, có chút gì đó thú vị, hấp dẫn. Chính bản thân hắn cũng không dám làm việc gì tương tự như thế. Những lúc ấy Hải chỉ chực kiếm cớ gây gổ với mọi người để đập phá cho thỏa chí phẫn uất. Không ra thung lũng nữa, Hải hơi nhớ và tiếc rẻ. Nhưng có điều gì đó cứ gầm gừ, kìm nén mỗi khi hắn định chạy ra bãi tập võ. Hắn yêu quý, kính phục ông Trình. Đấy là dạo trước, còn giờ đây trong óc hắn lờ mờ xuất hiện một sự thách thức pha chút căm thù bản năng. Sự căm thù do mấy đời truyền lại, còn thách thức là do tính hiếu thắng của hắn. Hải ngủ ít mơ, nếu mơ thì toàn mơ những đâm chém, giết chóc. Ấy vậy mà có hai lần hắn mơ thấy chuyện khác. Lần mơ thấy mình làm tình với Lanh ngay trên đỉnh núi, lần hắn thấy mình lạc vào lòng một ngôi mộ cổ. Trong ngôi mộ đó có hàng lô lốc người ngồi ủ rũ, trông họ như nặn bằng đất, thô ráp, vụng về. Giấc mơ làm hắn bần thần mấy hôm liền. Lanh đã trở về nhà người xanh nhớt. Còn thằng Quý cụt cũng bớt hung hăng hơn. Hắn đã sợ, tất nhiên không loại trừ khả năng thằng chó dái đó đang âm mưu trả thù.
Lão Liêm đi quanh quẩn quả đồi mấy vòng, quay về đến bên con trai, ngồi phệt xuống đất, tóc dựng ngược lên trông như con hùm già.
- Hình như bọn đào vàng ở ngay rìa sông hôm nọ đánh nhau với mấy thằng bạn mày thì phải.
Lão Liêm nói thăm dò. Thâm tâm lão cũng muốn con trai bộc lộ thái độ cho rõ ràng. Lão cố gắng tìm cách tách nó ra khỏi ông Trình và đám thanh niên. Như thế có lợi hơn cho công việc gia đình. Nếu như Hải dửng dưng trước sự kiện kia, có nghĩa là nó đã chán bạn bè. Đây là mong ước của lão.
- Mày không nói gì à?
Lão Liêm sốt ruột hỏi con. Hải ầm ừ, vứt cuộn dây vào chân lão, nói nhanh:
- Kệ chúng nó. Chẳng việc gì đến mình!
Lão Liêm nhẩy cẫng lên:
- Đúng, kệ chúng nó. Mày bây giờ phải khác con ạ, lớn rồi. Tao thấy như mấy hôm nay là được đấy. Thế mới là đàn ông chứ. Hừm, còn như loại thằng Bình Mịch ấy mà, võ vẽ gì nó, ăn cứt cũng chẳng xong. Ôi chao! Lão ngáp vờ vịt để kìm đi cơn cuồng hứng: - Tiền là trên hết con ạ.
Hải bỏ vào nhà giữa. Lão Liêm vẫn lim dim vì thấy thằng con mình đổi khác. Bất giác lão lại nghĩ đến lời Bào mù khi nhìn cuộn dây thừng vứt dưới chân. Lão nghiến răng ken két. Phải bắt được con vật kỳ quái kia, nếu không chí ít cũng phải đuổi nó vào rừng sâu. Ánh mắt ông Trình còn ám ảnh lão Liêm đến giờ. Lão biết đấy là đối thủ của gia đình, dòng họ mình. Như vậy không thể giấu nhau được nữa, cần phải ra mặt đợi thời cơ đánh bài ngửa với nhau. Phải có một người chết cho đủ số quy định trong gia phả. Người ấy phải là ông Trình. KHông thể khác được. Còn người quyết định chính sẽ là thằng Hải. Trong những lần dò hỏi, lão Liêm biết Hải giỏi võ chẳng kém gì thầy nó, lại được ưu thế về sức khỏe. Thế là xong. Nghĩ vậy, người lão phần nào khoan khoái trở lại. Chính lão cũng hồi hộp, không biết trong quả đồi kia chứa đựng những gì. Tất nhiên là vàng bạc châu báu, nhưng có nhiều không? Bố lão, tức cụ Trường, cũng không biết, cụ bảo rằng khi lấy vợ, cụ được mách cho một chỗ đào của nho nhỏ dưới chân đồi, để sống dư dật mà canh giữ kho của đó. “Thật là sốt ruột! Lão Liêm thầm nghĩ: - Các cụ ngày xưa toàn giở trò ú tim đểu giả. Bắt con cháu khổ sở đến thế là cùng”.
Bà Liêm lò dò ôm rổ rau lợn đi qua sân. Nhìn vợ lão mới sực nhớ đến con gái. Lâu rồi lão quên mất. Con bé hư hỏng. Mấy lần lão định bảo Hải đi tìm nó về nhưng công việc căng thẳng, bận rộn quá. Lão tính sau này sẽ đích thân đi giần cho nó một trận. Bây giờ lão cần phải bám sát Bào mù chờ tin tức. Lão Liêm quay vào nhà rút con dao nhọn chọc tiết lợn ra, đem đi mài cho sắc. Trong khi mài, quai hàm lão nhai đi nhai lại kèn kẹt. Có tiếng gọi khiến lão giật mình ngẩng lên. Một thanh niên nhỏ con đứng trước cổng hỏi mua gạo. Đấy là Tiến quắt. Vì hết gạo nên bọn họ phải vào làng mua. Vì hết gạo nên bọn họ phải vào làng mua. Lão Liêm lừ lừ đi ra, hất hàm:
- Mua bao nhiêu?
- Dạ, khoảng hai chục cân, bác ạ.
- Vào đây!
Tiến xun xoe bước vào, tay cắp chiếc bao tải, mắt đảo một vòng. Bản thân anh ta rất ngại khi phải vào làng vì chỉ sợ gặp cánh thanh niên mà mình đã đánh nhau. Nhìn bà Liêm đong gạo, Tiến cười hì hì nịnh nọt. Lão Liêm dịu giọng:
- Thế nào, có đào được gì không?
- Chả ăn thua gì bác ạ! Tiến liến láu: - Cháu rỗi thì đi cho biết thế thôi.
- Thế anh không phải đào chuyên à?
Bà Liêm hỏi chen ngang. Tiến lắc đầu quầy quậy:
- Dạ không, cháu là trí thức, không phải cửu vạn. Hai bác nhìn thì biết đấy.
Lão Liêm giỏng tai hỏi lại:
- Anh là gì?
- Dạ, trí thức, hì! Tiến ngứa ran cả người, anh ta thấy mình lịch sự, sang trọng hẳn lên: - Trí thức ấy mà, bác. Cụ thể cháu làm… làm… ờ, à cháu làm thơ. Vâng, là nhà thơ kiêm viết báo gương người tốt. Gia đình ta có muốn lên báo thì cháo sẽ…
Lão Liêm xua tay:
- Tôi biết! Báo với chả chí, thú thực tôi không quan tâm lắm.
Mặt Tiến xịu xuống: “Hừ, té ra cái danh trí thức cũng như nước lã vậy. Sư bọn nó”. Để cải chính thành phần của mình, tất nhiên tránh lộ liễu quá mức, Tiến âm thầm lên gồng cơ mặt. Như vậy sẽ chứng tỏ rằng Tiến là dân lao động. Mặt Tiến nổ gồ từng múi, trông biến dị hẳn đi. Lão Liêm nhìn anh ta, thoáng chột dạ. “Thằng cha này không bình thường!”. Lão nghĩ thầm, bất giác ngồi xích ra một chút, đề phòng. Vừa lúc đó Hải từ trong nhà bước ra. Thấy Hải, Tiến mất hết nhuệ khí, liền trở lại vẻ bình thường. “Trông thằng này dữ quá!”. Tiến nghĩ, mặt ra bộ khiêm tốn, hiền lành, có vẻ hơi ngơ ngác nai tơ nữa. Khi trả tiền, hất bao gạo lên vai định đi, thì lão Liêm mời Tiến ở lại uống nước. Tiến từ chối, đi nhanh ra cổng.
- Tao đái!
Tiến nghe thấy tiếng người già trong nhà và tiếng gắt của người con trai vang lên như sấm. Anh ta nghĩ rất may là lần đánh nhau không có tay này. “Thằng nào vớ phải nó thì hóa dại, với nắm đấm khổng lồ kia, nó mà cáu lên thì bỏ bố cả lũ”. Hải nhếch mép nhìn theo Tiến quắt đầy vẻ khinh bỉ. Hắn không nghĩ Tiến có hy vọng đào được vàng, bởi vì trông tướng đã thấy hãm lắm rồi.
- Chúng nó khuấy đục sông Linh Nham lên mất. Chà, hơi lành lạnh… Lão Liêm xuýt xoa nói một mình, đoạn hắng giọng gọi Hải vẻ tử tế vô cùng:
- Hải này, xuống bố bảo!
Hải lẳng lặng đến bên, lão Liêm kéo chiếc ghế con lại. Hai bố con ngồi giữa sân. Trời se se lạnh, cái lạnh ở đoạn cuối mùa để chuyển sang ngày xuân. Lão Liêm chần chừ, nghĩ ngợi một lúc rồi quyết định bàn chuyện với con trai. Lão bảo rằng chỉ một hai hôm nữa là con thú kia xuất hiện. Lúc đó sẽ xảy ra những điều chẳng ai lường trước được.
- Đấy là thời điểm để mở kho của trong quả đồi này… Cũng là lúc lão già của mày sẽ xuất hiện để cướp lại. Định mệnh là như vậy.
Đào được một mét rưỡi thì lớp ván lót lộ ra khiến ai cũng phấn khởi. Phán lại thục mạnh nhát nữa, chiếc xà beng thụt gần hết. Bỗng trời đất rung ầm ầm, quả đồi chao bên nọ, chao bên kia. Ánh sáng biến vụt, chỉ còn lại màu đen đặc. Mọi người cuống cuồng gọi nhau.
- Đứng yên một chỗ.
Ông Trình hét lên trấn áp. Cùng một lúc ba ngôi mộ nhấp nháy phát sáng. Ánh sáng xanh lét, nhoáng nhoàng tạo nên một không khí ma quái rùng rợn. Rồi có tiếng cười the thé cất lên. Qua ánh chớp mọi người nhìn thấy một chiếc xe trâu vụt loãng thành làn khói mỏng mảnh tan vào không khí lấp lánh. Lão Liêm, duy nhất có lão Liêm là nghe thấy một tiếng nói thoảng giữa không trung:
- Ta đến hay trở về?
Tiếng nói đó đầy vẻ u uất, xót xa. Khi chiếc xe biến mất, có luồng sáng trắng vọt lên làm bừng dậy cả một vùng. Ông Trình ôm mặt ngã sấp, giẫy đành đạch. Phán lăn hai vòng xuống chân đồi. Tất cả những điều đó xảy ra trong khoảnh khắc ngắn ngủi rồi mọi thứ lại trở về bình thường.
- Nhìn này!
Hải reo to. Một cửa hầm lộ ra với những tia sáng lấp lánh. Lão Liêm ôm đầu con Nghê nhảy bừa xuống. Mọi người nối đuôi nhau đi theo. Đường vào kho báu được xây cất công phu theo từng bậc, hai bên có những hàng cột chống nạm vàng phát sáng. Qua mấy khúc ngoặt, con đường dẫn đến cái sân rộng, phía trong cùng là một bệ hình vuông có chạm khắc những hình con Nghê đang vờn nhau. Ánh sáng xanh lét phát ra từ bức tường hòa với sắc vàng của hàng cột tạo thành một mầu nâu huyền ảo, lung linh. Ở bốn góc có bốn cái chum lớn. Không ai bảo ai, mỗi người tự động sán đến một chiếc. Ông Trình vừa thọc tay vào chum vừa đảo mắt canh gác bố con lão Liêm. Cả bốn người đều buông tiếng thở nhẹ. Trong chum đựng toàn quần áo rách và thóc lép. Mùi ẩm mốc xộc lên. Chưa một ai thất vọng. Họ biết rằng người xưa giấu của rất kỹ. Mấy cái chum này có thể là vật nghi binh. Cần phải tìm tiếp. Lão Liêm sục sạo quanh chiếc bệ, không những thế lão còn dùng dao nậy mấy viên gạch. Dưới là nền đất. Ông Trình cũng hăm hở cùng với Phán kiểm tra các vách tường khả nghi. Cuối cùng họ nhìn nhau hoang mang cực độ. Chẳng có gì hết. Lão Liêm cương quyết không tin, vẫn nghiến răng giục mọi người:
- Biết đâu còn một cửa nữa!
Lão động viên con trai. Hải lầm lũi thục cây thuốn sắt xuống rồi lắc đầu bất lực. Trong ánh sáng mờ, Phán nhặt được một vật kim khí, anh ta len lén cho ngay vào túi quần. “Bở rồi” Phán reo lên trong bụng.
Bên ngoài, cánh đàn bà không giấu nổi tò mò, họ vứt Bào mù lại trèo lên tường đứng bu quanh cửa hầm. Nét mặt ai nấy căng thẳng. Loan tựa vào vai bà Liêm trong khi mụ Quản sốt ruột cúi nửa người xuống dưới hầm. Không ai nói với ai nửa lời. Có tiếng ồn ào, Loan nhìn thấy một đám người đang kéo lên đồi. Khi đám người đến gần, Loan nhận ra Tiến quắt. Cùng lúc ấy Tiến cũng nhìn thấy Loan, anh ta chạy ù lên:
- ối giời, sao em lại ở đây? Anh đi tìm em mãi!
Loan cuống quít trốn sau lưng mẹ mình. Bà Liêm quắc mắt nhìn Tiến quắt khiến anh ta đỏ mặt ngượng ngùng:
- Chết, cháu xin lỗi…
Tiến nói khẽ. Đám người ùa lên tới nơi. Hương chằm chằm nhìn Loan rồi lại nhìn Tiến quắt. Cô ta ghen. Dũng oang oang nói:
- á à, nghe tin ở đây đào của, bọn này đến xem thế nào.
- Thằng chó nào sủa đấy?
Hải quát vọng lên. Bà Liêm quay sang hỏi con gái:
- Con biết thằng mua gạo này à?
Loan không trả lời. Tiến sụp xuống lê hai đầu gối đến chỗ Loan:
- Con của tôi, nó có phải con của tôi không?
Vừa nói Tiến vừa vồ lấy cái bụng lùm lùm của Loan. Mụ Quản thừa cơ đạp thốc vào lưng Tiến làm anh ta ngã sấp mặt xuống.
Lão Liêm ôm đầu lảo đảo chui lên. Mặt lão sọp đi, hai con mắt đỏ vằn, râu tua tủa. Chỉ trước đấy mấy phút lão khác hẳn. Lên mặt đất, lão ngã vật ra thở hồng hộc. Lúc sau đến ông Trình, rồi Hải và Phán. Hải trợn mắt nhìn cánh đào vàng, gầm như hổ:
- Chúng mày đến đây làm gì? Cút!
Phán nhìn thấy Tiến quắt, sợ rúm người định lảng nhưng bị Loan giữ lại:
- Sợ gì nó!
Cô nói khẽ. Phán mếu máo gật đầu. Hương chồm đến túm được tóc Phán lu loa:
- Chính nó, bố ơi chính nó đổ bệnh cho mẹ con ở nhà.
Ông Trình mệt rũ người, nghe con nói chỉ biết gật đầu rồi nằm vật xuống. Giờ thì ông quỵ hẳn. Phán luống cuống gỡ được tay Hương ra cũng là lúc một tiếng nổ đanh gọn vang lên. Tất cả nằm rạp xuống ngơ ngác. Quý cụt đứng dưới chân đồi, tay lăm lăm khẩu súng còn bốc khói cưới sằng sặc. Hắn gào lên:
- Bố con thằng Liêm đâu? Ra tao hỏi tội!
Hải định chồm dậy, nhưng bị ông Trình ấn dúi xuống:
- Muốn chết hả?
Ông rít lên nhanh nhẹn trườn sang bên cạnh con gái. Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào Tiến quắt lại nổi cơn ghen khi thấy Loan và Phán nằm ngay cạnh nhau với vẻ mặt thỏa mãn. Thế là quên hết cả, Tiến chồm dậy định lao đến để đẩy Phán ra. Cũng đúng lúc Quý cụt giương súng lên đồi bắn bừa một phát nữa để thị uy. Sau tiếng nổ là tiếng ối rõ to. Tiến đổ vật xuống nằm im. Lão Liêm hét:
- Thằng kia, mày giết một người rồi đấy!
Quý cụt cười, lảo đảo lên đạn tiếp. Hắn đang say rượu, giọng lè nhè:
- Sư chúng mày chứ, ông thì cho đi đứt cả lũ. Này thì thằng nữa.
Viên đạn rít lên phá vỡ một mảnh nhỏ ở chiếc mả bên trái. Hương lăn lộn nhưng bị ông Trình giữ chặt. Cô gào khóc điên cuồng. Nhờ Hải giữ Hương, ông Trình bò đến chỗ Tiến. Một vết toác ngay thái dương anh ta. Bàn tay ông Trình run run luồn vào áo Tiến, lần lên bả vai. Người ông co rúm lại như bị điện giật. Ông trừng trừng nhìn Tiến, nấc lên khe khẽ:
- Em ơi!
Không khí căng thẳng tột độ. Đột nhiên bà Liêm vùng đứng dậy. Bà bước nhanh xuống chỗ Quý cụt, giọng điềm tĩnh:
- Cậu Quý, tôi đây, bắn tôi đi. Hãy tha cho họ!
Quý cụt giương súng lên. Hải và Loan chồm dậy. Không hiểu sao Quý cụt không bắn, hắn trơ ra một lúc nhìn bà Liêm rồi buông súng, ôm mặt chạy thục mạng. Vừa chạy vừa gào lên những tiếng điên loạn. Mọi người xúm lại khiêng Tiến đến gần cửa hầm, đặt anh ta lên tấm ván lót. Hương vật vã lay gọi Tiến trong khi ông Trình cắn răng ken két. Cả nhà lão Liêm đứng vây quanh. Trông cảnh tượng đó Phán thấy lòng dạ bần thần. Có gì đấy cựa quậy làm anh ta sực nhớ, liền vội vã thò tay vào túi. Lảng ra xa một chút, chắc chắn không có ai nhìn thấy, Phán mới lôi vật bằng kim khí ra. Anh ta thở dài đánh sượt một tiếng. Đó là chiếc thìa nhôm méo mó, gỉ cáu lại. Phán chửi thầm rồi lẳng nó đi, nhưng như bị ma làm, chiếc thìa bay trở lại đậu vào tay anh ta. Vứt đến lần thứ tư vẫn không được, Phán lại tặc lưỡi cho vào túi.
Mụ Quản là người đầu tiên đề nghị đưa Tiến xuống dưới nhà. Chỉ còn lại Phán và Loan ở lại trên đỉnh đồi. Nhìn chăm chăm vào miệng hầm rồi nhìn ra xa hơn chút nữa, Phán lim dim mắt, môi trễ xuống, mơ màng. Cảm xúc dâng lên đột ngột khiến Phán không thể kìm nén được nữa, anh ta ứng khẩu đọc ngay một câu:
- Đồi không và sông Linh Nham.
Phán chưa đọc dứt, Loan đã ngã vật xuống ngất đi. Trước khi bất tỉnh nhân sự, cô đau đớn nghĩ: “Nó làm thơ!”. Phán hoảng lên vác Loan xuống dưới nhà.
Đi được mấy bước có tiếng gọi giật lại:
- Khoan đã!
Lình xuất hiện như từ dưới đất chui lên. Cô ta nhún chân, mắt nhìn chòng chọc vào Phán. Như bị thôi miên, Phán đưa Loan quay lại, từ từ đặt người yêu xuống chân Lình.
- Đưa cô ta xuống dưới kia, nhanh lên!
Lình ra lệnh. Chẳng khác gì cái máy Phán lại lầm lũi xốc Loan lên vai, chui xuống lòng quả đồi. Phán đi trước, Lình nhón gót theo sau. Đến chỗ bệ thờ trống không, Phán đặt Loan nằm vắt lên đấy rồi lẳng lặng quỳ xuống. Khói từ từ phun ra từ các ngóc ngách sau đó bao bọc lấy cơ thể Loan. Lình chắp hai tay lên ngực lầm rầm khấn, mắt loe loé sáng. Phán không tin vào mắt mình nữa khi trong đám khói kia bước ra một người giống y hệt Loan. Người con gái này nhẹ nhàng lướt đến cạnh Loan, ngồi ủ rũ nhìn cô. Im lặng một lúc. Phán thấy khát khô cổ, anh ta nuốt khan nước bọt. Người con gái ngẩng lên, lầm rầm, lầm rầm nói, Phán giỏng tai, chú ý lắm mới nghe được:
- Lần này nữa sao mình vẫn chẳng thể đổi khác được? Qua những quả đồi lê thê, anh và bố đã đi rồi. Xe trâu chẳng còn để mà về đón nhau nữa. Sao mình lại nằm kia nhỉ?
Vừa lầm rầm, cô gái vừa vuốt nhẹ tay lên mặt Loan, lúc này Phán mới để ý thấy những ngón tay cô ta trong suốt. Hai người con gái giống nhau đến mức chính Phán cũng hoang mang không biết ai là Loan thật nữa, nếu không nhờ vào đặc điểm trong suốt kia. Lình từ tốn lùi ra xa một chút, cạnh đường lên xuống. Cô gái vẫn mải mê độc thoại:
- Ngày ấy chính mình bảo rằng sẽ ỉa vào đây một bãi cho có. Thời gian hình như chẳng bao giờ suy chuyển. Núi Rừng cứ luẩn quất mãi cho đến khi nào nhỉ? Cây si đã trở về trời rồi.
Cô gái cúi đầu thở dài. Khói nhạt dần, nhạt dần và cô gái cũng biến mất. Bất giác Phán nhìn xuống chân bệ thờ, anh ta thấy một đống phân người. Lình đặt ngón tay út lên vai Phán, nói thoảng nhưng cương quyết:
- Ra bốc lên!
Phán rùng mình cắn răng lê đến chỗ đống phân, anh ta nhắm mắt vục hai tay vào để bê lên. Cảm giác nặng trĩu và lạnh làm Phán choàng mắt, mồm há hốc. Trên tay anh ta là một khối vàng sáng rực. Khối vàng đó giống đầu con Nghê.
- Cái này của anh. Lình chỉ vào khối vàng Phán đang cầm: - Giờ thì đưa cô ấy xuống nhà. Nhớ cất chỗ vàng này đi để nuôi con cô ấy.
Phán run rẩy cho khối vàng vào ngực, anh ta xốc Loan lên vai lao vọt ra cửa hầm. Phán xuống đến chân đồi, chạy ra sân cũng là lúc một cơn gió thốc mạnh đến kèm theo tiếng nổ kinh hoàng. Cả quả đồi rùng mình bửa đôi. Ba ngôi mộ bay vút lên thành ba vệt đen thẫm sau đó mất hút vào khoảng không vô tận. Ở kẽ nứt của quả đồi, khói phun lên dày đặc, trong đó thấp thoáng hàng đoàn người lả lứơt bay, mặt ngoái về phía Bắc. Lão Liêm bá vai ông Trình than lên:
- Hão cả!
***
Mọi chuyện đã giải quyết ổn thoả, hợp tình hợp lý. Cánh đào vàng lúc cúc xách ba lô quay về thành phố vì ở đây không hy vọng có vàng. Lão Liêm bợp tai cho Bào hai cái vì tội cứ sấn sổ đòi lấy bằng được Loan làm vợ. Lão trừng mắt nhìn Phán, giọng đe nẹt:
- Mày làm nó có chửa thì phải lấy nó, rõ chửa. Sư mày, đừng có hòng ông bỏ ra một xu để cưới với xin.
Phán oà khóc, rạp đầu lạy bố vợ tương lai, Hải nhăn nhó quay đi nói với em gái:
- Thằng này hãm lắm!
Ngừơi chịu nhiều cay đắng nhất là bố con ông Trình. Hôm đưa ma Tiến quắt, Hương gần như hóa điên. Cô lăn lộn, gào thét, mắt vằn đỏ, quần áo sộc sệch, tướp táp. Mặc cảm về sự loạn luân còn lớn hơn nỗi đau mất người yêu. Hương nằm bẹp trên giường, sốt li bì. Cả nhà lão Liêm phải chăm sóc, cung phụng cho cô. Thời gian ở nhà lão Liêm, ông Trình luôn giáp mặt Phán. Lòng ông nhói đau trong tâm trạng vừa căm thù vừa thương hại. Chính Phán đã gây ra cái chết của vợ ông. Nhưng xét đi xét lại, ông Trình vẫn thấy Phán đáng thương hơn. Anh ta lơ ngơ như một đứa trẻ thiếu trí thông minh ở mức bình thường. “Cuộc đời với đầy sự tủi nhục, bất an đang chờ mày đấy, cậu bé ạ. Cứ việc hơn hớn nữa đi”. Ông Trình nghĩ thầm như vậy. Mà quả thật mấy hôm ấy chẳng ai hiểu tại sao Phán lại hớn hở như vậy. Mặt anh ta nở nang tưng bừng, dáng đi lăng xăng như người trong hội. Mấy lần Phán xin phép đưa Loan về nhà mình nhưng lão Liêm chưa đồng ý. Còn bà Liêm lại khác, bà luôn mồm giục con gái mau mau rời khỏi đây bằng được.
- Ở đây độc lắm con ạ!
Nghe mẹ nói, Loan chỉ im lặng đặt tay lên bụng, mắt thả mênh mông ra mạn sông Linh Nham. Lúc đó môi cô hé ra như người câm tập nói.
Hôm chia tay về nhà, hai bố con ông Trình cứ nhìn mụ Quản vẻ lưu luyến khó tả. Cho đến lúc mụ Quản cười duyên, ông Trình quát tướng lên:
- Con khỉ!
Rồi xăm xăm cùng con gái đi về.
Quý cụt biến mất, cả Lanh, vợ anh ta cũng vậy. Có lẽ họ bỏ trốn vì tội giết người. Hoặc giả cả hai mỗi người một hướng cũng nên? Chẳng thể biết được đôi vợ chồng đó. ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được. Nếu tinh ý người ta sẽ thấy đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con Nghê. Một con Nghê khổng lồ, xám xịt vì đã chết.
Vào buổi chiều, con Ngân thậm thụt gọi Bình Mịch ra chỗ khuất. Nó trịnh trọng giở một tấm bản đồ khá lớn, rồi nói giọng xúc động:
- Em biết một chuyện rất quan trọng. Anh có thấy không, Linh Nham mới chính là óc của con rồng.
- Thì đã sao?
Bình Mịch bực tức, thất vọng đứng dậy. Con Ngân vội túm chặt tay nó, mắt long lanh:
- Em sẽ làm lại. Phải đặt lại vị trí anh ạ!
- Kệ cha mày!
Bình Mịch hùng hổ lao về nhà. Mấy hôm nay nó hay cáu bẳn vì thấy trong người cứ thiếu vắng, hẫng hụt. Con Ngân vẫn đứng yên một chỗ, chìm đắm trong cơn mộng tưởng. Nó thấy mình cưỡi ngựa rập rờn phi như bay.
- Lúc ấy hẳn mình sẽ oai lắm!
Ngân thốt lên. Và nó hăm hở đi sâu vào cánh rừng trước mặt. Từ đấy dân làng không ai thấy bóng dáng nó đâu nữa. Chỉ có rừng vẫn trầm ngâm bạt ngàn. Chỉ có dòng Linh Nham vẫn ầm ì, ầm ì chảy mang theo toàn bộ sức lực cường tráng, thất thường của mình. Cho đến dịp xuân phân, Hải ra bờ sông ngồi soi bóng xuống đáy nước trong xanh, hắn ngồi như vậy khá lâu vẻ hồi hộp, bồn chồn. Rồi hắn ngẩng cao đầu mỉm cười, khuôn mặt bừng sáng.
Thi thoảng hắn cười rú lên phá vỡ sự im lặng mênh mông của vùng Linh Nham.
Hết
Cả hai vừa thao thao vừa liên tiếp chìa cốc cho bà chủ quán. Rượu thúc đẩy cuộc độc thoại của mỗi người ngày một tăng. Huấn càng nói giọng càng díu lại, trong khi Công gần như gào lên:
- Em xin bác. Rượu nhà ta ngon quá. Còn cái chuyện niên từ niên tiếc nhà ông, theo tôi đấy chỉ nà trò ngớ ngẩn, hết sức ngớ ngẩn. Hãy học tập cái tâm của thơ Đường.
- … Năm một chín… thơ Pháp bùng nổ, kéo theo hàng loạt những…
Kết thúc cuộc tranh luận về nghệ thuật thi ca là trận ẩu đả dữ dội. Hai người xông vào túm tóc nhau, cùng lăn lộn trên nền đất ướt át. Trong khi đánh nhau cả hai vẫn sa sả bảo vệ quan điểm của mình. Công giáng một cú giữa mũi Huấn:
- Lày thì thơ Pháp!
Huấn cũng chẳng kém, anh ta ăn miếng, trả miếng, vung tay lên:
- Đường với chả thi. Cái con mẹ mày này!
Cũng may nhờ có mấy người qua đường xúm vào can hai bên, không chẳng biết hậu quả sẽ đi đến đâu. Công lồm cồm bò dậy, hơi rượu bay hết, anh ta ra khỏi quán rồi thét lên:
- Trời ơi, mất xe rồi!
Cái xe cà tàng của Công không cánh mà bay. Công ôm mặt khóc nấc lên.
***
Những ngôi nhà chìm trong lớp khói mờ ảo, ma quái. Hàng xà cừ chắc nịch, đen đúa thả lá đầy mặt đường như một sự buông xuôi bất lực. Tối mùa đông thành phố càng bí hiểm, lạnh lẽo. Các cửa hàng đóng sớm, người qua lại thưa thớt, vội vã. Trong công viên, ánh đèn lù mù, vàng ệch soi hờ xuống mặt cỏ. Thấp thoáng bóng mấy cô gái đứng ngồi ra chiều uể oải ngán ngẩm. Sau khi trốn từ bệnh viện về, Loan được bà Cẩm cho nghỉ mấy ngày để lại sức. Nhưng ở nhà chỉ mấy tiếng, Loan thấy buồn không chịu nổi nên mò mẫm đi chơi một mình. Quanh quẩn mấy chỗ, chẳng hiểu thế nào, Loan đã thấy mình có mặt ở công viên. Cô lặng lẽ ngồi một góc khuất ánh đèn nhìn vơ vẩn ra mặt sông mù mịt trắng. Bị Phán đổ bệnh cho mình, mặc dù hơi khó chịu nhưng Loan chẳng thù hằn gì. Cô thích được thế, thích mang bệnh và chơi với người có bệnh. Đến khi bà Cẩm trách móc, Loan chặc lưỡi nói lấp lửng: “Thì cũng phải biết mỗi thứ một tí chứ!”. Giờ thì Loan đã biết thế nào là bệnh lậu.
Mấy cô gái nhìn ra cổng, hễ thấy bóng đàn ông nào là họ lại nhâu nhâu bâu lấy. Đêm mùa lạnh thường vắng khách. Lâu lắm mới thấy một gã đàn ông lượn xe đạp qua. Họ mặc cả, kì kèo mãi rồi đi đến cái phẩy tay của một cô gái:
- Được. Hạ giá vậy!
Người mua hàng cười nhăn nhở:
- Hạ cái chó. Thế là đúng rồi còn gì nữa.
Đám con gái còn lại nhìn theo hai người chở cô bạn đi, họ quay lại ghế ngồi tán phét với nhau.
- Bọn thanh niên bây giờ rách như tổ đỉa.
Cô gái có cái cổ gầy ngẳng cao giọng, rít nhẹ một hơi thuốc.
- Có mấy thằng ở đầu cầu là hay quỵt lắm đấy. Sư bố nó, hôm nọ bốn thằng quần mình xong, cứ thế ôm quần chạy.
- Sao không hô to lên?
- Ngu thế, để công an nó vồ à?
- Lần sau phải lấy tiền trước.
- Lại có thằng nữa kìa.
Cả đám chồm dậy lao ra cổng, Loan nhìn theo, dưới ánh sáng vàng đục cô nhận ra Phán. Mấy cô gái thấy Phán liền bấu nhau lảng dần. Khi đi qua trước mặt, hai cô mới nói nhỏ với nhau:
- Nó bị nổ đấy!
Phán đau khổ khi đám con gái tránh anh ta. Càng nghĩ Phán càng tức, anh ta liền chạy đuổi theo họ.
- Chạy đi, nó đuổi đấy!
Mấy cô ả làm tiền ré len, chạy thục mạng. Họ biết khi bị Phán túm được thì coi như hỏng hẳn. Chữa bệnh lậu bây giờ đâu phải ít tiền. Loan chờ Phán đến gần, gọi khẽ:
- Anh Phán!
Phán sững người vồ lấy Loan:
- Ối giời ơi, em! May quá lại gặp em ở đây. Thế nào rồi?
Loan ngoẹo cổ nhìn Phán, anh ta sốt sắng móc thuốc lá đưa cho cô. Ánh lửa ga bùng lên soi rõ khuôn mặt xanh xao của Loan, trán cô nhăn lại trông già đi hàng chục tuổi. Hai người ngồi cạnh nhau. Loan im lặng nhả khói. Một lúc lâu Phán hắng giọng vẻ sốt ruột:
- Em này, anh chữa sắp khỏi rồi.
- Thế à?
Loan hờ hững. Cô thấy mến Phán ở cái tính trẻ con lúc nào cũng toang toác, hau háu. Phán hỏi Loan tại sao không đi chữa, cô mỉm cười, mắt mênh mông:
- Xem nó đến đâu… Mà không hiểu sao, em thấy nóng ruột quá!
- Chắc là rối loạn tiêu hoá!
Phán khẳng định, mặt nghiêm trọng, sau đó phủi quần đứng dậy. Trên đường về khi đi qua chỗ mép sông, Loan bỗng túm chặt vai Phán. Cô vừa thoáng trông thấy bóng một đứa trẻ trắng toát ủ rũ ngồi ngay đầu ghềnh đá. Phán cũng trông thấy, cả người anh ta run bần bật, chân như muốn khuỵu xuống. Mồm Phán há to, ú ớ câu gì đó khiến cái bóng trắng ngẩng đầu lên nhìn. Không có mặt. Cái bóng của thằng bé không có mặt. Ở đó chỉ là một cái hốc tối được viền bằng mớ tóc bám đầy rong rêu. Tay thằng bé mân mê chiếc cần câu. Thằng bé nhảy ùm xuống nước biến mất. Mặt sông loang những vòng sóng đen thẫm dưới hơi nước lờ mờ đang bốc lên. Như bừng tỉnh, Phán gạt mạnh Loan, vùng chạy bán sống bán chết, miệng rít lên những âm thanh hoảng loạn.
Sớm hôm sau, gặp Loan ở quán bà Cẩm, Phán quát phủ đầu:
- Tại sao em lại đẩy anh chạy?
Loan cười khanh khách, cô biết Phán làm thế để chữa ngượng. Loan vẫn yêu anh, vì xét cho cùng ai mà chả sợ ma. Điều cốt yếu là Phán khác mọi người. Anh ta không làm thơ. Loan biết rằng đám con trai thành phố bây giờ hầu như là đều làm thơ, viết văn cả. Cô đã thề không bao giờ yêu một kẻ nào dính đến cái trò đó.
- Anh chữa bệnh đi, em sẽ lấy anh! Loan bảo.
Mắt Phán sáng quắc:
- Thật chứ? Thề đi, thề ngay đi!
Họ thề với nhau. Sau đó Loan đưa ra một yêu cầu nhỏ: Phán không được làm thơ và chơi với bọn làm thơ. Phán thấy ngần ngừ, nhưng cứ gật đầu bừa bãi, anh ta liến láu:
- Thơ phú cái mẹ gì. Hỏng ráo cả. Anh không thể mê được cái bọn có tâm hồn giẻ rách đó.
Loan ngửa mặt cười mãn nguyện. Thấy thế Phán ân hận bật khóc rống lên. Anh ta cảm thấy như mình phủ định cái gì đó thiêng liêng trong tâm hồn. Loan nghĩ Phán khóc vì hạnh phúc, ghì chặt mái đầu bù xù vào ngực mình, nói khe khẽ:
- Nín đi anh!
Câu nói đó có tác dụng khơi mở những nỗi xúc động trong Phán, anh ta càng khóc to. Khóc nức lên, đầu cứ giần giật như có điện chạy qua. Đang khóc, chợt nghĩ đến cảnh lúc trước mình bị Tiến quắt dúi đầu vào cứt trâu. Phán vùng dậy, chửi rõ to:
- Tổ sư nó!
Rồi lại sụp xuống, khóc tiếp.
Vào đến Trại Cau, Dũng mới biết nhóm của mình đã chuyển về Linh Nham. Cả ba người hộc tốc quay lại, họ tìm được đến khu Bò Đái thì trời tối. Cũng may nhờ có người chỉ Dũng mới mò ra nơi nhóm đào vàng đang ở. Đấy là một khe đồi, nằm ở giữa khúc gấp có nhiều sỏi đá nhất.
Nhóm đào vàng có sáu người cả thảy, phần lớn đều là trung niên ở nơi khác đến, được nhận vào làm và nuôi ăn. Dũng làm phó, chỉ huy công việc đào bới, còn thực chất người nắm quyền là Bằng đen. Sau một cú bạc động trời, Bằng đen bị trắng tay, đành trốn vợ trốn con lên trên này gây dựng lại. Khi dắt hai người lên trình mặt Bằng đen xong, Dũng gọi riêng Tiến quắt ra nói nhỏ:
- Ở đây chỉ có hai người chỉ huy, do đó, ông phải làm cửu như đã thỏa thuận. Mọi sai bảo của tôi, ông không được cãi lại. Giờ tình bạn tạm thời chấm dứt.
Tiến ớ người nhưng đành chịu.
- Tý nữa ông nhập cuộc luôn với bọn ấy. Làm cho khỏe vào. Còn con bé kia, cho nó nấu cơm.
Dũng lim dim mắt bỏ đi. Cả ngày Tiến cùng mấy người hùng hục đào bới. Đất pha sỏi làm tay Tiến phồng rộp lên. Đến đêm, anh ta với Hương ngủ riêng một lán, lúc đó Tiến mới thật sự thấm mệt. Hôm sau, cả nhóm đang ngồi nghỉ thì thấy một tốp thanh niên đi chặt củi qua, trong đó có một đứa con gái. Đám thanh niên này ở Linh Nham, thuộc làng Phan. Đứa con gái là Ngân.
- Này, chúng mày làm gì mà đào bới tung cả lên thế?
Thằng Bình Mịch hất hàm hỏi Tiến quắt nhưng anh ta không trả lời. Thấy thế Bình tiện chân giáng cho Tiến một cái đá ngã sóng xoài xuống hố. Cả đám đào vàng xông vào ẩu đả dữ dội. Nhưng tiếc thay trong số đó không ai có tí võ nào. Bình Mịch cùng con Ngân và đám thanh niên tha hồ mà đấm đá, thi thố tài năng của mình. Ngân vừa đấm đá vừa hú hét làm loạn cả một góc trời, mặt nó bừng bừng sát khí. Nó cảm tưởng phía trước mình là những kẻ thù không đội trời chung nên đánh không mệt. Đám người đào vàng bỏ chạy tán loạn. Trong số đó có một ông trung niên bị mắc bệnh thong manh cho nên chạy rất chậm. Khổ một nỗi ông này dáng lại to như hộ pháp cho nên con Ngân cứ nghĩ đấy là chủ tướng của giặc. Nó đuổi theo ông ta ráo riết, mồm quát ầm lên:
- Phó tướng đâu, chặn đầu nó lại. A, a, a, a…
Bình Mịch nhanh như cắt chạy vòng lên đón lõng ông trung niên bị thong manh kia làm ông ta hoảng quá ngã vật ra, quờ quạng linh tinh. Sau cùng thì đám thanh niên trói gô ông lại đánh một trận nhừ tử vì cái tội dám xâm phạm xã tắc của Nước Linh Nham. Tiến quắt chui trong bụi rậm từ lúc lộn xộn nên được chứng kiến cảnh ông bạn mình bị đánh như thế nào. Anh ta vừa sợ vừa buồn cười, chẳng hiểu cái lũ thanh niên kia là hạng nào nữa. Sẩm chiều, Tiến quắt co ro sang lán của Dũng, thấy Dũng đang quát rất to cái ông bị đánh lúc trưa:
- Ca cẩm cái gì, có răng mà cũng không giữ được. Thôi, khi nào chúng tôi sẽ làm lại cho ông một cái bằng vàng thật hẳn hoi. Dào, người với chả ngợm, chỉ được cái to xác.
Tiến mừng lắm, nói rõ to rồi đi ngủ sớm. Đêm ấy anh ta rúc vào nách Hương, ú ớ nói mê, chân tay vung loạn xà ngậu. Sáng, Tiến dậy rất nhanh, hăm hở gọi mọi người ra làm.
Thằng Bình Mịch lại cùng đám thanh niên mò đến. Vừa nghe tiếng bọn chúng, ông thong manh vội vã vứt cuốc bỏ chạy. Mọi người nhớn nhác, cố làm cho vẻ mặt dễ thương hơn để khỏi bị gây sự. Bình Mịch lượn lờ mấy vòng quanh Tiến quắt. Lúc đầu nó thấy thích thú, sau chuyển sang ngạc nhiên và hơi lo lo.
- Tao bảo mãi rồi, sao chúng mày còn cố đào, hử?
Bình Mịch hắng giọng quát lấy uy, mắt không rời Tiến quắt. Tiến ngồi trên cán xẻng, mặt vác lên giời vẻ khinh bạc.
- Này! Không chịu được, Bình Mịch quát Tiến: - Có nhớ trận hôm qua không, thằng quắt xà lai kia. Muốn no đòn nữa hử!
- Mày! Tiến chỉ thẳng vào mặt Bình Mịch: - Tao thì tao vặn nghéo một cái là chết con ạ!
Bình Mịch tru lên, lao bổ vào Tiến. Tiến tránh được. Chỉ thấy nhoáng một cái Bình Mịch ngã vật ra, đầu va phải cán xẻng đánh cốp một cái.
- Chúng mày giỏi thì vào. Bác làm lông hết!
Tiến hồ hởi nói. Con Ngân thấy phó tướng bị bại trận, cứ thế lao bừa vào Tiến quắt. Anh ta lùi lại, phẩy tay cười he hé như khỉ:
- Chấp gì, con gái!
Ngân đấm đá túi bụi làm Tiến đỡ không cũng thấy vất vả. “Mẹ khỉ, con này chẳng phải vừa!”. Tiến vừa lùi đỡ đòn vừa nghĩ thầm. Rồi đột nhiên anh ta nảy ra một ý nghĩ tinh quái. Chờ cho Ngân ngừng tay định chuyển sang thế khác, Tiến tụt bừa quần xuống đầu gối kêu ầm lên:
- ối giời ơi, nó hãm hiếp tôi!
Ngân ngượng quá, luống cuống một lúc rồi vùng chạy. Đám thanh niên lảng dần.
Tiến quay sang chỗ Bình Mịch đang lồm cồm bò dậy, nói dõng dạc:
- Lẽ ra theo đúng luật tao phải thiến mày. Nhưng là người có nhân văn, nên tao tha. Cút!
Bình Mịch lầm lũi ôm bụng ra về. Nhìn theo dáng thất thểu của nó, Tiến khoái lắm, ngã ra đất chổng chân tay lên giời, giãy đành đạch, miệng lẩm bẩm:
- Có thế chứ!
***
… Ông không biết mình được sinh ra vào giờ nào. Nhưng ông được nghe mẹ bảo rằng lúc ấy đang mùa thu. Người sinh vào mùa đông thì gian giảo, sinh vào mùa xuân nhạt nhẽo, hời hợt, kẻ nào sinh vào mùa hè dễ làm giặc và dễ chết đột ngột. Mùa thu trời đất tàn đi để tụ vào tâm con người. Sinh phải mùa này người bao giờ cũng nhạy cảm, cả nghĩ và luôn cô đơn. Khi đôi mắt cảm thấy các hình ảnh rõ nét đầu tiên thì trước đó ông đã cảm được những rung động kỳ lạ, vừa nhẹ nhõm, khoan khoái, nhưng cũng phảng phất dư âm của sự vật vã đau đớn lúc trước đó. Trước đó của những trước đó là gì? Đấy là sự vô tận, cũng như đằng sau của những cái đằng sau vậy. Đôi khi ông cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi như vậy.
Không khí lặng ngắt bao trùm lên chiếc xe. Hai thanh niên co rúm lại, mặt bủng beo, mất hết sinh khí. Họ thay đổi nhanh kinh khủng. Vẻ hoạt bát, trâng tráo biến mất nhường chỗ cho cái run rẩy của sự ngơ ngác, sợ hãi. Hai người chẳng khác gì con rắn vừa lột xác nằm bấy cạnh mép ruộng. Gã đánh xe rụt cổ ngồi im, lưng ngày càng gù cao, chẳng nói chẳng rằng, gã vung roi quất bừa vào lưng con trâu già. Tiếng bánh xe nghiến trèo trẹo trên mặt đá sỏi. Nghiến một cách dữ dằn. Hai bên đường những quả đồi vẫn chầm chậm diễu qua. Chúng không xanh mượt nữa mà ngả sang màu chì. Ông thấy hơi khó thở, ngực tưng tức. Con tàu vẫn thản nhiên hất làn khói ra sau. Có gì đó yên ấm và có gì đó cũng chẳng yên ấm nữa. Ông nới khuy cổ thở khò khè, mắt lim dim. Cảnh vật bỗng nhoè đi, lờ mờ như cái giây phút đầu tiên ấy.
Giây phút ông xuất hiện giữa trần gian. Còn trước đó, trước đó…
***
… Không gian thoáng đãng vô cùng tận. Tất cả các màu sắc chỉ mơ hồ ửng lên nhè nhẹ trong lớp không khí thanh khiết. Ở đây, ở độ cao này hầu như không có sự chuyển động. Không có gió, không có mây, không có cả các làn hơi bụi nước. Đây chỉ là một thể duy nhất, thanh nhàn, êm ái. Tịnh không một tiếng động.
Rồi sứ mạng của sự chuyển động phải đến. Xuống thấp dần, thấp dần, trọng lượng tăng lên rõ rệt. Đã thấy rằng ở dưới mình còn có một thể nữa, cứng và xanh nhạt. Gió tách ra, động đậy dồn khí thành mây. Một tiếng thở se sẽ hồi hộp lo lắng. Đây là lần thứ mấy rồi, hay là lần đầu tiên nhỉ? Cái thanh tĩnh huyền ảo mất đi. Thấp nưa, thấp nữa… Những dãy đồi… Những nóc nhà… Và chợt nhận ra mình đã ở dưới đáy của những tầng cao. Vực tối đột ngột mở ra. Cái vực ấy lôi tuột tiếng thở dài cuối cùng vào. Rồi nhiệt độ thay đổi. Nóng âm ấm. Dễ chịu. Nhu cầu xuất hiện theo những chuyển động phức tạp, rắc rối. Vẫn cảm thấy thiêu thiếu một nửa. Lại một cuộc di chuyển kinh khủng sang vùng tối khác. Thế rồi bỗng nhiên thấy đã gặp phải chính cái nửa thiếu hụt kia. Sự hiện hữu đầu tiên. Nằm co lại mà thụ hưởng. Không cần sự vận động nào cả mà vẫn đủ đầy. Tất cả đều an toàn, tuyệt đối an toàn. Cảm tưởng như đang ở trạng thái đầu tiên với sự thanh tĩnh. Thời gian đã xuất hiện qua chính sự lớn dậy. Bỗng dưng thấy bức bối, chật hẹp và tù túng kinh khủng. Hãy trở mình để ra. Đó là sự vật vã hiếm thấy. Áp suất thay đồi đột ngột. Cảm giác bị bỏng rát bao bọc cơ thể. Thế là thoát… Tạo vật tối um, sau đó lờ mờ hiện lên. Mơ hồ cái gì đó tựa như sự xa lìa vĩnh viễn. Mơ hồ cái gì đó như con đò rời bến lao vào biển cả nổi sóng. Buồn, và khóc…
***
Người ta bảo đứa trẻ nào sinh ra cũng khóc. Ngay cả ông cũng không loại trừ khỏi trường hợp đó. Giây phút đầu tiên ông đã bị nỗi buồn viễn xứ bao phủ và ám ảnh đến tận giờ phút này. Ông nhớ láng máng rằng mình đi ra từ một hang động nào đó. Lúc đầu mọi thứ đều đảo lộn xoay tròn và méo mó, chập chờn đến biến dị. Rồi một nguồn năng lượng thừa ùa ra khỏi cổ họng.
- Khi ra đời mày khóc ghê quá!
Dì Lãm bảo ông như vậy hồi bé. Còn chính dì thì đẻ ra lại chẳng thấy tiếng khóc nào. Mẹ ông bảo lúc lọt lòng, dì Lãm chỉ lăm hai vòng rồi nằm im, mắt mở thao láo nhìn lên trần nhà. Cả mãi sau này dì cũng chẳng khóc lấy một lần…
- Tại sao? Tại sao? Tại sao?
Thanh niên gầy thốt nhiên lẩm bẩm thành tiếng, mặt rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ. Rồi cả cỗ xe rung lên bần bật. Người to béo đang ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, mắt lờ đờ ngóng lên trời, chân tay rung từng đợt. Ông khẽ chau mày khi thấy tấm lưng gù của gã đánh xe có những vệt sáng chuyển động. Tai ông chợt dỏng lên. Hình như đâu đó trong không gian đang ầm ĩ tiếng sấm và bầu trời thi thoảng lại rung rinh chao đảo như có kẻ ngồi ở trên đang bổ những nhát cuốc xuống. Hai bên đường gió cuộn xoáy từng đợt, bụi từ từ bốc lên ngày một nhiều. Không khí chớm lạnh làm cổ họng ông ngứa ran. Thanh niên to béo càng rung mạnh hơn. Con tàu chợt nhoè đi, méo mó thành một vệt đen thẫm tựa như dải khăn tang oằn oại. Làn khói thoắt đậm thoắt nhạt rồi vặn xoáy theo những hình cơ bắp. Khi ông giụi mắt lần nữa thì làn khói biến mất, thay vào đó là một hình người khổng lồ chân tay nghều ngoào rời rạc nhưng lại hết sức mờ ảo. Hình người chuyển động hơi nghiên về phía sau. Rồi những cơn gió mạnh đánh tan làn khói hình người đó, bắt đầu từ tay trái rời ra, nhoè đi, sau đến chiếc đầu, phần bụng và phút chốc chỉ còn thấy một làn bụi xanh nhạt lơ vơ trên nền trời đang mỗi ngày một sậm lại. Hình ảnh đó đánh mạnh vào tâm trí ông, nó gây ra cảm giác nôn nao như người trúng gió. Ông đổi tư thế ngồi cho đỡ mỏi và chợt nhíu mày khi nhìn thấy mu bàn tay mình đã trở nên nhăn nheo, lốm đốm vết đồi mồi. “Ta đã già”. Ý nghĩ đó cứa vào lòng ông buốt nhói. Ông đưa bàn tay lên phía trước, người giật mạnh rồi lặng đi. Hai bàn tay trong suốt có thể nhìn thấy từng đốt xương gắn hờn vào nhau. Những tiếng lào thào khiến ông quay về phía hai thanh niên. Gần như ông không tin vào mắt mình. Họ bây giờ chỉ còn là những nét lờ mờ trước mặt ông.
Bầu trời rùng mình liên tục. Đã xuất hiện những âm thân lục bục tựa hồ như sấm báo mưa. Gã đánh xe còng lưng xuống, ông thấy người gã cứ nhạt dần, nhạt dần rồi trong chốc lát chỉ còn lại đường viền trắng, mỏng manh, hư ảo. Giờ đây cả chiếc xe lẫn con trâu đều như vậy. Tiếng bánh xe nghiến xuống đá sỏi vẫn đều đặn. Những quả đồi vẫn chầm chậm xuất hiện, chầm chậm trôi qua. Bất giác ông đưa mắt nhìn con tàu. Nó vẫn lao vùn vụt trong tầm nhìn của ông mặc dù khói đã lặn vào bầu trời. Âm thanh càng ngày càng mạnh. Ông ôm đầu, thái dương buốt nhói, mắt lồi ra. Hai thanh niên thở dài. Ông thoáng thấy họ cử động, qua hình ảnh các nét trắng mờ. Một nỗi buồn cố hữu xâm chiếm cơ thể ông. Ta đi đâu? Ta đang ra đi hay trở về? Câu hỏi quay ong ong trong đầu. Ông lại rơi vào trạng thái hoang mang. Đi hay về thì cũng thế cả, vẫn là sự lìa xa một nơi nào đó. Những ảo ảnh lênh đênh trôi theo quanh ông và ông cay đắng nghĩ mình cũng là cái gì đấy đang lênh đênh. Những âm thanh ùng ục ngay trên đầu ông. Cảm giác rằng trên nóc trời kia đang diễn ra một cơn lốc hay một trận đánh dữ dội, kinh hoàng.
- Con Nghê, con Nghê!
Âm thanh rin rít của gã đánh xe ngân lên đầy tuyệt vọng. Ông nhắm mắt lại và lạ kỳ thay thấy hai thanh niên hiện lên y hệt lúc ban dầu. Họ rõ nét vô cùng, tuồng như ông có thể ôm lấy họ. Người thấp béo đưa tay quệt mồ hôi đang nhễ nhại trên mặt, anh ta thở hào hển:
- Thế là hết. Tao chưa được diễm phúc nhìn thấy hai chữ khởi thủy thiên hạ.
- Thì đã làm sao! Người gầy gò cắm cảu ngắt lời bạn, môi anh ta mím lại: - Chỉ chốc nữa thôi mình sẽ thấy. Nó được tạc vào mây. Ánh sáng chẳng là gì nếu không phải từ hai chữ ấy mà ra.
Ông choàng mắt. Hai thanh niên chỉ còn là hai cái bóng mờ như cũ.
Lọc cọc. Lọc cọc. Lọc cọc.
Ông lại thò tay vào mân mê chiếc thìa nhôm. Khi nhìn xuống chân, ông phát hiện ra rằng sàn xe trong suốt có thể nhìn thấy lớp đá sỏi đang chậm rãi trôi ở phía dưới. Tất nhiên chân ông cũng trong suốt như vậy. Ông vô cùng ngạc nhiên là tại sao mình không rơi xuống đất. “Ta sắp bắt đầu một chuyến đi”. Ông thầm nghĩ. Chiếc thìa nhôm vụt trở thành nặng trĩu trên tay. Bầu trời xô mạnh một cái. Không khí trở nên ngột ngạt vì bụi từ trên cao buông xuống mù mịt. Chính ông cũng chẳng hiểu đấy là bụi hay là nắng nữa.
Bào mù hết lật bên nọ lại lật bên kia. Tiếng bánh xe nghiến trong đầu anh ta ngày một rõ. Rõ đến mức không thể chịu được bởi nó dữ dằn và dồn dập như trống ngũ liên.
Bào thở hồng hộc, thi thoảng lại rên lên một tiếng nghẹn ngào vì bất lực. Trong giấc mơ cuối cùng lúc thiếp đi, Bào thấy thấp thoáng hình ảnh một chiếc xe trâu lao vùn vụt qua những dải sương màu tím nhạt. TRên chiếc xe đó có một đứa bé con và ba người đàn ông. Tay đứa bé thọc vào túi áo đại cán bạc phếch, tuồng như nó đang mân mê vật gì đó. Nét mặt lim dim lơ đãng. Không kịp rửa mặt, Bào khua gậy mò sang nhà lão Liêm.
- Có một chiếc xe trâu sắp đến đấy! Bào oang oang nói ngay từ cổng: - Bác nên chú ý một chút. Nội trong một hai hôm nữa con vật kia lại mò ra cho mà xem.
Lão Liêm giỏng tai nghe Bào mù, đoạn chạy sộc đến chỗ Hải lay hắn dậy. Hải ú ớ mở mắt cáu kỉnh:
- Đang ngon giấc.
- Ngon cái thằng bố mày! Lão Liêm quát át con trai, không hiểu sao, người lão cứ run bắn lên:
- Dậy, chuẩn bị ngay cho tao một cuộn dây thừng. Ở trên gác bếp ấy.
Quay ra chỗ Bào mù, lão Liêm nói hổn hển, đứt quãng:
- Chú ý xem hộ tôi… có gì phải báo ngay…
Bào gật đầu lia lịa, hai cánh mũi ửng lên:
- Bác tính sao về cô Loan nhà ta?
- Sau hẵng hay!
Lão Liêm phẩy tay ra chiều sốt ruột, chợt nhìn thẳng vào Bào mù, nói nhanh:
- Có thể tôi sẽ từ nó.
- Chết! Bào mù nhẩy cẫng lên, hình ảnh Loan có nguy cơ lùi xa dần, xa dần khỏi tầm tay anh ta:
- Bác nên bình tĩnh lại. Có em lúc nào cũng ở bên cạnh đây. Hì!
Bào rặn cười, khua gậy về. Đi được một quãng Bào quẹo về phía đường xuống chân cầu Linh Nham. Lúc ngồi một mình trên phiến đá ngay sát mép nước, mặt Bào thoắt chuyển sang buồn bã, hoang vắng. Tiếng nước rì rầm, bí hiểm. Bào cúi đầu ngồi cho đến lúc hơi nước ngấm lạnh khắp cơ thể mới chịu về nhà.
Hải nhăn nhó kiểm tra lại cuộn dây thừng. Kỳ thực hắn cũng chẳng biết để dùng vào việc gì nữa. Từ hôm bắt gặp ông Trình đột ngột xuất hiện ở bờ sông với Bình Mịch và con Ngân, Hải đâm ra nghĩ ngợi. Hắn rùng mình nhớ lại ánh mắt ông Trình nhìn bố con hắn. Cái nhìn rờn rợn, bí hiểm và nanh ác. Đấu tranh mãi, Hải quyết định không gặp ông Trình nữa, hắn nghỉ học võ ở thung lũng nhưng đêm vẫn một mình ra quả đồi sau nhà ôn luyện các thế cho thuần thục. Hải linh cảm có điều gì không lành sẽ xảy đến với gia đình mình và ông Trình. Người hắn đâm bứt rứt, đặc biệt mỗi lần nghe bố lải nhải về những bí mật trong quả đồi sau nhà. “Có cái cứt khô gì trong đó mà quan trọng hóa. Hải nghĩ: - Cứ nhắng cả lên có khi lại bị lừa cả lũ!”. Dạo này Hải thấy mẹ mình khang khác, bà ít nói, hay rút vào chỗ tối âm thầm, rón rén. Còn cụ Trường suốt ngày đòi đi đái và quanh quẩn ở chiếc cột giấu cái ống sơn son thếp vàng. Sự đời thật phức tạp. Bất chợt Hải buông tiếng thở dài, đôi lông mày của hắn chau lại. Không lúc nào Hải thèm được yên thân như mấy hôm nay. Hắn muốn đi biệt đâu đó để thoát khỏi mọi người trong gia đình. Đầu hắn không quen nghĩ, môi khi có việc gì phải động óc, hắn thấy mệt bã cả người. Đôi lúc Hải cũng phải bóp trán nghĩ đến hoàn cảnh của em gái mình. Hắn cũng không sao hiểu được từ đâu Loan lại có những hành động táo gan như thế. Bỏ học đi làm tiền. Thật không tưởng tượng nổi mặc dù nghe ra, có chút gì đó thú vị, hấp dẫn. Chính bản thân hắn cũng không dám làm việc gì tương tự như thế. Những lúc ấy Hải chỉ chực kiếm cớ gây gổ với mọi người để đập phá cho thỏa chí phẫn uất. Không ra thung lũng nữa, Hải hơi nhớ và tiếc rẻ. Nhưng có điều gì đó cứ gầm gừ, kìm nén mỗi khi hắn định chạy ra bãi tập võ. Hắn yêu quý, kính phục ông Trình. Đấy là dạo trước, còn giờ đây trong óc hắn lờ mờ xuất hiện một sự thách thức pha chút căm thù bản năng. Sự căm thù do mấy đời truyền lại, còn thách thức là do tính hiếu thắng của hắn. Hải ngủ ít mơ, nếu mơ thì toàn mơ những đâm chém, giết chóc. Ấy vậy mà có hai lần hắn mơ thấy chuyện khác. Lần mơ thấy mình làm tình với Lanh ngay trên đỉnh núi, lần hắn thấy mình lạc vào lòng một ngôi mộ cổ. Trong ngôi mộ đó có hàng lô lốc người ngồi ủ rũ, trông họ như nặn bằng đất, thô ráp, vụng về. Giấc mơ làm hắn bần thần mấy hôm liền. Lanh đã trở về nhà người xanh nhớt. Còn thằng Quý cụt cũng bớt hung hăng hơn. Hắn đã sợ, tất nhiên không loại trừ khả năng thằng chó dái đó đang âm mưu trả thù.
Lão Liêm đi quanh quẩn quả đồi mấy vòng, quay về đến bên con trai, ngồi phệt xuống đất, tóc dựng ngược lên trông như con hùm già.
- Hình như bọn đào vàng ở ngay rìa sông hôm nọ đánh nhau với mấy thằng bạn mày thì phải.
Lão Liêm nói thăm dò. Thâm tâm lão cũng muốn con trai bộc lộ thái độ cho rõ ràng. Lão cố gắng tìm cách tách nó ra khỏi ông Trình và đám thanh niên. Như thế có lợi hơn cho công việc gia đình. Nếu như Hải dửng dưng trước sự kiện kia, có nghĩa là nó đã chán bạn bè. Đây là mong ước của lão.
- Mày không nói gì à?
Lão Liêm sốt ruột hỏi con. Hải ầm ừ, vứt cuộn dây vào chân lão, nói nhanh:
- Kệ chúng nó. Chẳng việc gì đến mình!
Lão Liêm nhẩy cẫng lên:
- Đúng, kệ chúng nó. Mày bây giờ phải khác con ạ, lớn rồi. Tao thấy như mấy hôm nay là được đấy. Thế mới là đàn ông chứ. Hừm, còn như loại thằng Bình Mịch ấy mà, võ vẽ gì nó, ăn cứt cũng chẳng xong. Ôi chao! Lão ngáp vờ vịt để kìm đi cơn cuồng hứng: - Tiền là trên hết con ạ.
Hải bỏ vào nhà giữa. Lão Liêm vẫn lim dim vì thấy thằng con mình đổi khác. Bất giác lão lại nghĩ đến lời Bào mù khi nhìn cuộn dây thừng vứt dưới chân. Lão nghiến răng ken két. Phải bắt được con vật kỳ quái kia, nếu không chí ít cũng phải đuổi nó vào rừng sâu. Ánh mắt ông Trình còn ám ảnh lão Liêm đến giờ. Lão biết đấy là đối thủ của gia đình, dòng họ mình. Như vậy không thể giấu nhau được nữa, cần phải ra mặt đợi thời cơ đánh bài ngửa với nhau. Phải có một người chết cho đủ số quy định trong gia phả. Người ấy phải là ông Trình. KHông thể khác được. Còn người quyết định chính sẽ là thằng Hải. Trong những lần dò hỏi, lão Liêm biết Hải giỏi võ chẳng kém gì thầy nó, lại được ưu thế về sức khỏe. Thế là xong. Nghĩ vậy, người lão phần nào khoan khoái trở lại. Chính lão cũng hồi hộp, không biết trong quả đồi kia chứa đựng những gì. Tất nhiên là vàng bạc châu báu, nhưng có nhiều không? Bố lão, tức cụ Trường, cũng không biết, cụ bảo rằng khi lấy vợ, cụ được mách cho một chỗ đào của nho nhỏ dưới chân đồi, để sống dư dật mà canh giữ kho của đó. “Thật là sốt ruột! Lão Liêm thầm nghĩ: - Các cụ ngày xưa toàn giở trò ú tim đểu giả. Bắt con cháu khổ sở đến thế là cùng”.
Bà Liêm lò dò ôm rổ rau lợn đi qua sân. Nhìn vợ lão mới sực nhớ đến con gái. Lâu rồi lão quên mất. Con bé hư hỏng. Mấy lần lão định bảo Hải đi tìm nó về nhưng công việc căng thẳng, bận rộn quá. Lão tính sau này sẽ đích thân đi giần cho nó một trận. Bây giờ lão cần phải bám sát Bào mù chờ tin tức. Lão Liêm quay vào nhà rút con dao nhọn chọc tiết lợn ra, đem đi mài cho sắc. Trong khi mài, quai hàm lão nhai đi nhai lại kèn kẹt. Có tiếng gọi khiến lão giật mình ngẩng lên. Một thanh niên nhỏ con đứng trước cổng hỏi mua gạo. Đấy là Tiến quắt. Vì hết gạo nên bọn họ phải vào làng mua. Vì hết gạo nên bọn họ phải vào làng mua. Lão Liêm lừ lừ đi ra, hất hàm:
- Mua bao nhiêu?
- Dạ, khoảng hai chục cân, bác ạ.
- Vào đây!
Tiến xun xoe bước vào, tay cắp chiếc bao tải, mắt đảo một vòng. Bản thân anh ta rất ngại khi phải vào làng vì chỉ sợ gặp cánh thanh niên mà mình đã đánh nhau. Nhìn bà Liêm đong gạo, Tiến cười hì hì nịnh nọt. Lão Liêm dịu giọng:
- Thế nào, có đào được gì không?
- Chả ăn thua gì bác ạ! Tiến liến láu: - Cháu rỗi thì đi cho biết thế thôi.
- Thế anh không phải đào chuyên à?
Bà Liêm hỏi chen ngang. Tiến lắc đầu quầy quậy:
- Dạ không, cháu là trí thức, không phải cửu vạn. Hai bác nhìn thì biết đấy.
Lão Liêm giỏng tai hỏi lại:
- Anh là gì?
- Dạ, trí thức, hì! Tiến ngứa ran cả người, anh ta thấy mình lịch sự, sang trọng hẳn lên: - Trí thức ấy mà, bác. Cụ thể cháu làm… làm… ờ, à cháu làm thơ. Vâng, là nhà thơ kiêm viết báo gương người tốt. Gia đình ta có muốn lên báo thì cháo sẽ…
Lão Liêm xua tay:
- Tôi biết! Báo với chả chí, thú thực tôi không quan tâm lắm.
Mặt Tiến xịu xuống: “Hừ, té ra cái danh trí thức cũng như nước lã vậy. Sư bọn nó”. Để cải chính thành phần của mình, tất nhiên tránh lộ liễu quá mức, Tiến âm thầm lên gồng cơ mặt. Như vậy sẽ chứng tỏ rằng Tiến là dân lao động. Mặt Tiến nổ gồ từng múi, trông biến dị hẳn đi. Lão Liêm nhìn anh ta, thoáng chột dạ. “Thằng cha này không bình thường!”. Lão nghĩ thầm, bất giác ngồi xích ra một chút, đề phòng. Vừa lúc đó Hải từ trong nhà bước ra. Thấy Hải, Tiến mất hết nhuệ khí, liền trở lại vẻ bình thường. “Trông thằng này dữ quá!”. Tiến nghĩ, mặt ra bộ khiêm tốn, hiền lành, có vẻ hơi ngơ ngác nai tơ nữa. Khi trả tiền, hất bao gạo lên vai định đi, thì lão Liêm mời Tiến ở lại uống nước. Tiến từ chối, đi nhanh ra cổng.
- Tao đái!
Tiến nghe thấy tiếng người già trong nhà và tiếng gắt của người con trai vang lên như sấm. Anh ta nghĩ rất may là lần đánh nhau không có tay này. “Thằng nào vớ phải nó thì hóa dại, với nắm đấm khổng lồ kia, nó mà cáu lên thì bỏ bố cả lũ”. Hải nhếch mép nhìn theo Tiến quắt đầy vẻ khinh bỉ. Hắn không nghĩ Tiến có hy vọng đào được vàng, bởi vì trông tướng đã thấy hãm lắm rồi.
- Chúng nó khuấy đục sông Linh Nham lên mất. Chà, hơi lành lạnh… Lão Liêm xuýt xoa nói một mình, đoạn hắng giọng gọi Hải vẻ tử tế vô cùng:
- Hải này, xuống bố bảo!
Hải lẳng lặng đến bên, lão Liêm kéo chiếc ghế con lại. Hai bố con ngồi giữa sân. Trời se se lạnh, cái lạnh ở đoạn cuối mùa để chuyển sang ngày xuân. Lão Liêm chần chừ, nghĩ ngợi một lúc rồi quyết định bàn chuyện với con trai. Lão bảo rằng chỉ một hai hôm nữa là con thú kia xuất hiện. Lúc đó sẽ xảy ra những điều chẳng ai lường trước được.
- Đấy là thời điểm để mở kho của trong quả đồi này… Cũng là lúc lão già của mày sẽ xuất hiện để cướp lại. Định mệnh là như vậy.
Đào được một mét rưỡi thì lớp ván lót lộ ra khiến ai cũng phấn khởi. Phán lại thục mạnh nhát nữa, chiếc xà beng thụt gần hết. Bỗng trời đất rung ầm ầm, quả đồi chao bên nọ, chao bên kia. Ánh sáng biến vụt, chỉ còn lại màu đen đặc. Mọi người cuống cuồng gọi nhau.
- Đứng yên một chỗ.
Ông Trình hét lên trấn áp. Cùng một lúc ba ngôi mộ nhấp nháy phát sáng. Ánh sáng xanh lét, nhoáng nhoàng tạo nên một không khí ma quái rùng rợn. Rồi có tiếng cười the thé cất lên. Qua ánh chớp mọi người nhìn thấy một chiếc xe trâu vụt loãng thành làn khói mỏng mảnh tan vào không khí lấp lánh. Lão Liêm, duy nhất có lão Liêm là nghe thấy một tiếng nói thoảng giữa không trung:
- Ta đến hay trở về?
Tiếng nói đó đầy vẻ u uất, xót xa. Khi chiếc xe biến mất, có luồng sáng trắng vọt lên làm bừng dậy cả một vùng. Ông Trình ôm mặt ngã sấp, giẫy đành đạch. Phán lăn hai vòng xuống chân đồi. Tất cả những điều đó xảy ra trong khoảnh khắc ngắn ngủi rồi mọi thứ lại trở về bình thường.
- Nhìn này!
Hải reo to. Một cửa hầm lộ ra với những tia sáng lấp lánh. Lão Liêm ôm đầu con Nghê nhảy bừa xuống. Mọi người nối đuôi nhau đi theo. Đường vào kho báu được xây cất công phu theo từng bậc, hai bên có những hàng cột chống nạm vàng phát sáng. Qua mấy khúc ngoặt, con đường dẫn đến cái sân rộng, phía trong cùng là một bệ hình vuông có chạm khắc những hình con Nghê đang vờn nhau. Ánh sáng xanh lét phát ra từ bức tường hòa với sắc vàng của hàng cột tạo thành một mầu nâu huyền ảo, lung linh. Ở bốn góc có bốn cái chum lớn. Không ai bảo ai, mỗi người tự động sán đến một chiếc. Ông Trình vừa thọc tay vào chum vừa đảo mắt canh gác bố con lão Liêm. Cả bốn người đều buông tiếng thở nhẹ. Trong chum đựng toàn quần áo rách và thóc lép. Mùi ẩm mốc xộc lên. Chưa một ai thất vọng. Họ biết rằng người xưa giấu của rất kỹ. Mấy cái chum này có thể là vật nghi binh. Cần phải tìm tiếp. Lão Liêm sục sạo quanh chiếc bệ, không những thế lão còn dùng dao nậy mấy viên gạch. Dưới là nền đất. Ông Trình cũng hăm hở cùng với Phán kiểm tra các vách tường khả nghi. Cuối cùng họ nhìn nhau hoang mang cực độ. Chẳng có gì hết. Lão Liêm cương quyết không tin, vẫn nghiến răng giục mọi người:
- Biết đâu còn một cửa nữa!
Lão động viên con trai. Hải lầm lũi thục cây thuốn sắt xuống rồi lắc đầu bất lực. Trong ánh sáng mờ, Phán nhặt được một vật kim khí, anh ta len lén cho ngay vào túi quần. “Bở rồi” Phán reo lên trong bụng.
Bên ngoài, cánh đàn bà không giấu nổi tò mò, họ vứt Bào mù lại trèo lên tường đứng bu quanh cửa hầm. Nét mặt ai nấy căng thẳng. Loan tựa vào vai bà Liêm trong khi mụ Quản sốt ruột cúi nửa người xuống dưới hầm. Không ai nói với ai nửa lời. Có tiếng ồn ào, Loan nhìn thấy một đám người đang kéo lên đồi. Khi đám người đến gần, Loan nhận ra Tiến quắt. Cùng lúc ấy Tiến cũng nhìn thấy Loan, anh ta chạy ù lên:
- ối giời, sao em lại ở đây? Anh đi tìm em mãi!
Loan cuống quít trốn sau lưng mẹ mình. Bà Liêm quắc mắt nhìn Tiến quắt khiến anh ta đỏ mặt ngượng ngùng:
- Chết, cháu xin lỗi…
Tiến nói khẽ. Đám người ùa lên tới nơi. Hương chằm chằm nhìn Loan rồi lại nhìn Tiến quắt. Cô ta ghen. Dũng oang oang nói:
- á à, nghe tin ở đây đào của, bọn này đến xem thế nào.
- Thằng chó nào sủa đấy?
Hải quát vọng lên. Bà Liêm quay sang hỏi con gái:
- Con biết thằng mua gạo này à?
Loan không trả lời. Tiến sụp xuống lê hai đầu gối đến chỗ Loan:
- Con của tôi, nó có phải con của tôi không?
Vừa nói Tiến vừa vồ lấy cái bụng lùm lùm của Loan. Mụ Quản thừa cơ đạp thốc vào lưng Tiến làm anh ta ngã sấp mặt xuống.
Lão Liêm ôm đầu lảo đảo chui lên. Mặt lão sọp đi, hai con mắt đỏ vằn, râu tua tủa. Chỉ trước đấy mấy phút lão khác hẳn. Lên mặt đất, lão ngã vật ra thở hồng hộc. Lúc sau đến ông Trình, rồi Hải và Phán. Hải trợn mắt nhìn cánh đào vàng, gầm như hổ:
- Chúng mày đến đây làm gì? Cút!
Phán nhìn thấy Tiến quắt, sợ rúm người định lảng nhưng bị Loan giữ lại:
- Sợ gì nó!
Cô nói khẽ. Phán mếu máo gật đầu. Hương chồm đến túm được tóc Phán lu loa:
- Chính nó, bố ơi chính nó đổ bệnh cho mẹ con ở nhà.
Ông Trình mệt rũ người, nghe con nói chỉ biết gật đầu rồi nằm vật xuống. Giờ thì ông quỵ hẳn. Phán luống cuống gỡ được tay Hương ra cũng là lúc một tiếng nổ đanh gọn vang lên. Tất cả nằm rạp xuống ngơ ngác. Quý cụt đứng dưới chân đồi, tay lăm lăm khẩu súng còn bốc khói cưới sằng sặc. Hắn gào lên:
- Bố con thằng Liêm đâu? Ra tao hỏi tội!
Hải định chồm dậy, nhưng bị ông Trình ấn dúi xuống:
- Muốn chết hả?
Ông rít lên nhanh nhẹn trườn sang bên cạnh con gái. Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào Tiến quắt lại nổi cơn ghen khi thấy Loan và Phán nằm ngay cạnh nhau với vẻ mặt thỏa mãn. Thế là quên hết cả, Tiến chồm dậy định lao đến để đẩy Phán ra. Cũng đúng lúc Quý cụt giương súng lên đồi bắn bừa một phát nữa để thị uy. Sau tiếng nổ là tiếng ối rõ to. Tiến đổ vật xuống nằm im. Lão Liêm hét:
- Thằng kia, mày giết một người rồi đấy!
Quý cụt cười, lảo đảo lên đạn tiếp. Hắn đang say rượu, giọng lè nhè:
- Sư chúng mày chứ, ông thì cho đi đứt cả lũ. Này thì thằng nữa.
Viên đạn rít lên phá vỡ một mảnh nhỏ ở chiếc mả bên trái. Hương lăn lộn nhưng bị ông Trình giữ chặt. Cô gào khóc điên cuồng. Nhờ Hải giữ Hương, ông Trình bò đến chỗ Tiến. Một vết toác ngay thái dương anh ta. Bàn tay ông Trình run run luồn vào áo Tiến, lần lên bả vai. Người ông co rúm lại như bị điện giật. Ông trừng trừng nhìn Tiến, nấc lên khe khẽ:
- Em ơi!
Không khí căng thẳng tột độ. Đột nhiên bà Liêm vùng đứng dậy. Bà bước nhanh xuống chỗ Quý cụt, giọng điềm tĩnh:
- Cậu Quý, tôi đây, bắn tôi đi. Hãy tha cho họ!
Quý cụt giương súng lên. Hải và Loan chồm dậy. Không hiểu sao Quý cụt không bắn, hắn trơ ra một lúc nhìn bà Liêm rồi buông súng, ôm mặt chạy thục mạng. Vừa chạy vừa gào lên những tiếng điên loạn. Mọi người xúm lại khiêng Tiến đến gần cửa hầm, đặt anh ta lên tấm ván lót. Hương vật vã lay gọi Tiến trong khi ông Trình cắn răng ken két. Cả nhà lão Liêm đứng vây quanh. Trông cảnh tượng đó Phán thấy lòng dạ bần thần. Có gì đấy cựa quậy làm anh ta sực nhớ, liền vội vã thò tay vào túi. Lảng ra xa một chút, chắc chắn không có ai nhìn thấy, Phán mới lôi vật bằng kim khí ra. Anh ta thở dài đánh sượt một tiếng. Đó là chiếc thìa nhôm méo mó, gỉ cáu lại. Phán chửi thầm rồi lẳng nó đi, nhưng như bị ma làm, chiếc thìa bay trở lại đậu vào tay anh ta. Vứt đến lần thứ tư vẫn không được, Phán lại tặc lưỡi cho vào túi.
Mụ Quản là người đầu tiên đề nghị đưa Tiến xuống dưới nhà. Chỉ còn lại Phán và Loan ở lại trên đỉnh đồi. Nhìn chăm chăm vào miệng hầm rồi nhìn ra xa hơn chút nữa, Phán lim dim mắt, môi trễ xuống, mơ màng. Cảm xúc dâng lên đột ngột khiến Phán không thể kìm nén được nữa, anh ta ứng khẩu đọc ngay một câu:
- Đồi không và sông Linh Nham.
Phán chưa đọc dứt, Loan đã ngã vật xuống ngất đi. Trước khi bất tỉnh nhân sự, cô đau đớn nghĩ: “Nó làm thơ!”. Phán hoảng lên vác Loan xuống dưới nhà.
Đi được mấy bước có tiếng gọi giật lại:
- Khoan đã!
Lình xuất hiện như từ dưới đất chui lên. Cô ta nhún chân, mắt nhìn chòng chọc vào Phán. Như bị thôi miên, Phán đưa Loan quay lại, từ từ đặt người yêu xuống chân Lình.
- Đưa cô ta xuống dưới kia, nhanh lên!
Lình ra lệnh. Chẳng khác gì cái máy Phán lại lầm lũi xốc Loan lên vai, chui xuống lòng quả đồi. Phán đi trước, Lình nhón gót theo sau. Đến chỗ bệ thờ trống không, Phán đặt Loan nằm vắt lên đấy rồi lẳng lặng quỳ xuống. Khói từ từ phun ra từ các ngóc ngách sau đó bao bọc lấy cơ thể Loan. Lình chắp hai tay lên ngực lầm rầm khấn, mắt loe loé sáng. Phán không tin vào mắt mình nữa khi trong đám khói kia bước ra một người giống y hệt Loan. Người con gái này nhẹ nhàng lướt đến cạnh Loan, ngồi ủ rũ nhìn cô. Im lặng một lúc. Phán thấy khát khô cổ, anh ta nuốt khan nước bọt. Người con gái ngẩng lên, lầm rầm, lầm rầm nói, Phán giỏng tai, chú ý lắm mới nghe được:
- Lần này nữa sao mình vẫn chẳng thể đổi khác được? Qua những quả đồi lê thê, anh và bố đã đi rồi. Xe trâu chẳng còn để mà về đón nhau nữa. Sao mình lại nằm kia nhỉ?
Vừa lầm rầm, cô gái vừa vuốt nhẹ tay lên mặt Loan, lúc này Phán mới để ý thấy những ngón tay cô ta trong suốt. Hai người con gái giống nhau đến mức chính Phán cũng hoang mang không biết ai là Loan thật nữa, nếu không nhờ vào đặc điểm trong suốt kia. Lình từ tốn lùi ra xa một chút, cạnh đường lên xuống. Cô gái vẫn mải mê độc thoại:
- Ngày ấy chính mình bảo rằng sẽ ỉa vào đây một bãi cho có. Thời gian hình như chẳng bao giờ suy chuyển. Núi Rừng cứ luẩn quất mãi cho đến khi nào nhỉ? Cây si đã trở về trời rồi.
Cô gái cúi đầu thở dài. Khói nhạt dần, nhạt dần và cô gái cũng biến mất. Bất giác Phán nhìn xuống chân bệ thờ, anh ta thấy một đống phân người. Lình đặt ngón tay út lên vai Phán, nói thoảng nhưng cương quyết:
- Ra bốc lên!
Phán rùng mình cắn răng lê đến chỗ đống phân, anh ta nhắm mắt vục hai tay vào để bê lên. Cảm giác nặng trĩu và lạnh làm Phán choàng mắt, mồm há hốc. Trên tay anh ta là một khối vàng sáng rực. Khối vàng đó giống đầu con Nghê.
- Cái này của anh. Lình chỉ vào khối vàng Phán đang cầm: - Giờ thì đưa cô ấy xuống nhà. Nhớ cất chỗ vàng này đi để nuôi con cô ấy.
Phán run rẩy cho khối vàng vào ngực, anh ta xốc Loan lên vai lao vọt ra cửa hầm. Phán xuống đến chân đồi, chạy ra sân cũng là lúc một cơn gió thốc mạnh đến kèm theo tiếng nổ kinh hoàng. Cả quả đồi rùng mình bửa đôi. Ba ngôi mộ bay vút lên thành ba vệt đen thẫm sau đó mất hút vào khoảng không vô tận. Ở kẽ nứt của quả đồi, khói phun lên dày đặc, trong đó thấp thoáng hàng đoàn người lả lứơt bay, mặt ngoái về phía Bắc. Lão Liêm bá vai ông Trình than lên:
- Hão cả!
***
Mọi chuyện đã giải quyết ổn thoả, hợp tình hợp lý. Cánh đào vàng lúc cúc xách ba lô quay về thành phố vì ở đây không hy vọng có vàng. Lão Liêm bợp tai cho Bào hai cái vì tội cứ sấn sổ đòi lấy bằng được Loan làm vợ. Lão trừng mắt nhìn Phán, giọng đe nẹt:
- Mày làm nó có chửa thì phải lấy nó, rõ chửa. Sư mày, đừng có hòng ông bỏ ra một xu để cưới với xin.
Phán oà khóc, rạp đầu lạy bố vợ tương lai, Hải nhăn nhó quay đi nói với em gái:
- Thằng này hãm lắm!
Ngừơi chịu nhiều cay đắng nhất là bố con ông Trình. Hôm đưa ma Tiến quắt, Hương gần như hóa điên. Cô lăn lộn, gào thét, mắt vằn đỏ, quần áo sộc sệch, tướp táp. Mặc cảm về sự loạn luân còn lớn hơn nỗi đau mất người yêu. Hương nằm bẹp trên giường, sốt li bì. Cả nhà lão Liêm phải chăm sóc, cung phụng cho cô. Thời gian ở nhà lão Liêm, ông Trình luôn giáp mặt Phán. Lòng ông nhói đau trong tâm trạng vừa căm thù vừa thương hại. Chính Phán đã gây ra cái chết của vợ ông. Nhưng xét đi xét lại, ông Trình vẫn thấy Phán đáng thương hơn. Anh ta lơ ngơ như một đứa trẻ thiếu trí thông minh ở mức bình thường. “Cuộc đời với đầy sự tủi nhục, bất an đang chờ mày đấy, cậu bé ạ. Cứ việc hơn hớn nữa đi”. Ông Trình nghĩ thầm như vậy. Mà quả thật mấy hôm ấy chẳng ai hiểu tại sao Phán lại hớn hở như vậy. Mặt anh ta nở nang tưng bừng, dáng đi lăng xăng như người trong hội. Mấy lần Phán xin phép đưa Loan về nhà mình nhưng lão Liêm chưa đồng ý. Còn bà Liêm lại khác, bà luôn mồm giục con gái mau mau rời khỏi đây bằng được.
- Ở đây độc lắm con ạ!
Nghe mẹ nói, Loan chỉ im lặng đặt tay lên bụng, mắt thả mênh mông ra mạn sông Linh Nham. Lúc đó môi cô hé ra như người câm tập nói.
Hôm chia tay về nhà, hai bố con ông Trình cứ nhìn mụ Quản vẻ lưu luyến khó tả. Cho đến lúc mụ Quản cười duyên, ông Trình quát tướng lên:
- Con khỉ!
Rồi xăm xăm cùng con gái đi về.
Quý cụt biến mất, cả Lanh, vợ anh ta cũng vậy. Có lẽ họ bỏ trốn vì tội giết người. Hoặc giả cả hai mỗi người một hướng cũng nên? Chẳng thể biết được đôi vợ chồng đó. ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được. Nếu tinh ý người ta sẽ thấy đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con Nghê. Một con Nghê khổng lồ, xám xịt vì đã chết.
Vào buổi chiều, con Ngân thậm thụt gọi Bình Mịch ra chỗ khuất. Nó trịnh trọng giở một tấm bản đồ khá lớn, rồi nói giọng xúc động:
- Em biết một chuyện rất quan trọng. Anh có thấy không, Linh Nham mới chính là óc của con rồng.
- Thì đã sao?
Bình Mịch bực tức, thất vọng đứng dậy. Con Ngân vội túm chặt tay nó, mắt long lanh:
- Em sẽ làm lại. Phải đặt lại vị trí anh ạ!
- Kệ cha mày!
Bình Mịch hùng hổ lao về nhà. Mấy hôm nay nó hay cáu bẳn vì thấy trong người cứ thiếu vắng, hẫng hụt. Con Ngân vẫn đứng yên một chỗ, chìm đắm trong cơn mộng tưởng. Nó thấy mình cưỡi ngựa rập rờn phi như bay.
- Lúc ấy hẳn mình sẽ oai lắm!
Ngân thốt lên. Và nó hăm hở đi sâu vào cánh rừng trước mặt. Từ đấy dân làng không ai thấy bóng dáng nó đâu nữa. Chỉ có rừng vẫn trầm ngâm bạt ngàn. Chỉ có dòng Linh Nham vẫn ầm ì, ầm ì chảy mang theo toàn bộ sức lực cường tráng, thất thường của mình. Cho đến dịp xuân phân, Hải ra bờ sông ngồi soi bóng xuống đáy nước trong xanh, hắn ngồi như vậy khá lâu vẻ hồi hộp, bồn chồn. Rồi hắn ngẩng cao đầu mỉm cười, khuôn mặt bừng sáng.
Thi thoảng hắn cười rú lên phá vỡ sự im lặng mênh mông của vùng Linh Nham.
Hết