watch sexy videos at nza-vids!
Truyện VÓ NGỰA VÀ CÁNH CUNG-KẾT LUẬN - tác giả Nguyễn Duy Chính Nguyễn Duy Chính

Nguyễn Duy Chính

KẾT LUẬN

Tác giả: Nguyễn Duy Chính

Có lẽ ít ai nghĩ được rằng Vó Ngựa và Cánh Cung là hai phương tiện chính yếu của người Mông Cổ dùng trong chiến tranh và họ là những người đầu tiên phát động chiến tranh một cách qui mô, một cuộc chiến tranh có tính toán và có tổ chức (highly planned and organised war). Nhìn xa hơn nữa, đây là những vụ ăn cướp qui mô mà những tên ăn cướp đầu sỏ lại được lưu danh thiên cổ.
Ngồi trên lưng ngựa mà lấy thiên hạ chính là những người du mục sống theo bản năng trên vùng thảo nguyên thèm thuồng số thực phẩm và tài sản của giống dân nông nghiệp nên tìm đủ mọi cách để chiếm đoạt.[68] Chính thế mà những nông dân ở Âu Châu phải đào hào đắp lũy, với những tháp canh trông chừng kẻ cướp. Còn ở Á Châu thì hàng triệu người thiệt mạng để xây một bức tường thành hàng vạn dặm từ đông sang tây để ngăn chặn các giống rợ bắc phương.
Thế nhưng bức tường thành vĩ đại kia lại không ngăn nổi quân xâm lăng từ phương Bắc tràn xuống thì cái lũy tre của làng xã Việt Nam lại chặn được vó ngựa quân Nguyên. Trên thực tế, quân Nguyên đã khai thác được tất cả những ưu điểm của họ, từ sự lưu động thần tốc đến sự tàn phá, dũng mãnh khi đem quân đánh khắp nơi. Thế nhưng ở Việt Nam, họ đã bị chặn đứng vì ông cha chúng ta không đắp thành cao hào sâu, cậy vào binh cường tướng nhuệ lấy cứng chống cứng mà lấy địa thế hiểm trở, lấy thiên nhiên khắc nghiệt làm vũ khí chính, lấy quyết tâm toàn dân làm sức mạnh – cái mà Hưng Đạo Vương đã gọi là “kẻ kia cậy có tràng trận mà ta thì cậy có đoản binh” mà gốc là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh”.[69]
Sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ không phải chỉ trong một thời gian ngắn mà kéo dài hàng trăm năm, mỗi giai đoạn lại có những đặc tính riêng. Đế quốc đó bắt đầu bằng sự xuất hiện của Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) ở đầu thế kỷ thứ 13 và chỉ kết thúc khi thời đại huy hoàng của họ chấm dứt vào đầu thế kỷ thứ 15 nghĩa là tròn 200 năm. Chiến thắng của Đại Việt vào cuối thế kỷ 13, khoảng 80 năm sau khi Thiết Mộc Chân lên ngôi Đại Hãn, ở vào cao điểm bành trướng của đế quốc Nguyên - Mông. Lẽ dĩ nhiên, khi đó sức mạnh và chiến lược của người Mông Cổ không còn hoàn toàn như cũ mà đã thay đổi theo tiến trình phát triển của họ. Chính vì thế chúng ta cũng nên nhìn lại vấn đề một cách vô tư hơn để tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan đã dẫn tới sự thành công của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 13. Nhận định sơ khởi cho chúng ta một số chủ điểm như sau:
1/ Quân Nguyên đã mất đi sự tinh nhuệ và thuần nhất của thời kỳ đầu sau hiện tượng tuyết lăn (avalanche) mỗi lần chiếm được vùng nào lại hội nhập tù binh vào lực lượng của mình, sử dụng quân đội mới thu dụng làm mũi nhọn tấn công. Đoàn quân 50 vạn của Thoát Hoan chắc chắn không phải là hoàn toàn quân Mông Cổ mà đa số là binh sĩ các vùng mới chiếm đặc biệt là người Trung Hoa. Thành phần đó gốc nông dân bị bắt buộc tòng chinh, không những không thiện chiến, lại tâm lý dao động, dễ mất tinh thần hoàn toàn lệ thuộc vào tiếp liệu từ cấp chỉ huy nên một khi bị mất lương thực liền hoảng hốt, thua chạy cũng không có gì lạ.
2/ Quân Nguyên sau khi chiếm được Trung Hoa đã du nhập và áp dụng một số qui tắc địa phương, từ một đội ngũ lưu động, linh hoạt của sa mạc chuyển sang thành tổ chức chính qui, được chỉ huy và tiếp liệu theo những tiêu chuẩn nhất định, mất hẳn những ưu điểm cố hữu. Tổ chức mới trở nên cồng kềnh hơn trong khi lại tiềm phục nhiều mầm bất ổn nội tại khi đem quân xuống phương nam.
3/ Sự bành trướng của triều Nguyên đã đến mức tối đa, không còn đủ sức để quản trị những vùng đất mới, trở thành một quả bóng đã quá căng dễ bị chọc thủng. Lực lượng nhà Nguyên chia ra phòng thủ và trấn giữ tập trung ở vùng Trung Á và bắc Trung Hoa gần triều đình, các vùng biên cảnh tương đối lỏng lẻo.
4/ Quân Đại Việt khai thác được địa hình, địa lợi kể cả yếu tố thiên thời, khí hậu và nhất là áp dụng một chiến thuật hoàn toàn tương phản với quân Nguyên, trì cửu, tiêu hao để chờ địch tự hủy. Ngoài ra cũng có thể kể đến khí hậu ẩm thấp, viêm nhiệt miền Bắc nước ta đã khiến cho cung nỏ của địch bị hư hỏng, mất đi sức mạnh ưu thế của họ khi ra trận.
5/ Tinh thần bất khuất, trên dưới một lòng và sự lãnh đạo sáng suốt của các vương hầu, tôn thất và tướng lãnh Đại Việt, nhất là tài chỉ huy của chiến lược gia Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Những chiến thắng đời Trần không mấy vang dậy và bị hòa loãng vào những cuộc chinh phạt nho nhỏ của người Mông Cổ sau khi thành lập triều Nguyên và chỉ được các học giả thế giới nghiên cứu đến khi người Mỹ sa lầy tại Việt Nam để so sánh sự tương đồng của cuộc kháng chiến ở thế kỷ thứ 13 với lối đánh du kích mà người Cộng Sản miền bắc áp dụng vào thế kỷ 20.
Trong khi người Mỹ tự cho rằng sức mạnh vũ khí và kỹ thuật của họ có ưu thế tuyệt đối thì Bắc Việt dựa vào sức mạnh tập thể, khai thác tối đa tính bền bỉ, nhẫn nhục và chịu đựng của nông dân, trải rộng địa bàn đưa đối phương vào thế bị động và thụ động, có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Bắc Việt đã nắm bắt được những sở trường, đồng thời vận dụng sự hỗ trợ của giới truyền thông quốc tế khai thác những yếu tố tích cực và nhược điểm cố hữu của đối phương để chờ một cơ hội tổng phản công.
Ngược lại, dù vô tình, dù cố ý, người Mỹ đã biến chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam thành một lực lượng tầm gửi, chiến đấu một cách máy móc tách rời khỏi quần chúng, tuy được trang bị khá qui mô nhưng lại hoàn toàn lệ thuộc vào tiếp vận và viện trợ của họ. Thành thử, mặc dù miền Nam không hiếm những tướng lãnh can trường, những binh đoàn thiện chiến, quân đội đã phải chiến đấu ngoài lề sở trường của dân tộc. Với lối tổ chức chính qui theo kiểu Tây Phương, miền Nam Việt Nam nói chung và quân lực nói riêng bị lệ thuộc hoàn toàn vào trang bị và tiếp liệu từ bên ngoài, một khi bị cắt viện trợ là tê liệt ngay, không thể tự tồn được. Do đó, khi chiến tranh bước vào thời kỳ tàn lụi và người Mỹ có ý định rút khỏi Việt Nam, miền Bắc đã chiếm được miền Nam trong một thời gian kỷ lục, tạo nên một chiến thắng thần tốc mà đến nay nhiều người vẫn còn ngẩn ngơ chưa hiểu nổi.
Từ nhãn quan chiến lược ngày hôm nay, Việt Nam đang rơi vào một vấn nạn tối hiểm, một gót chân Achille trong sách lược giữ nước mà chúng ta phải đối diện. Trong khi nhu cầu phát triển là ưu tiên hàng đầu để đem lại no ấm làm bàn đạp cho tiến trình dân chủ hóa, thì cái ưu điểm “trấn quốc” là sự linh hoạt trong chiến đấu của một quốc gia nông nghiệp lại bị chính văn minh kỹ thuật mới xóa mờ dần.
Ví như có một cuộc chiến trong thời đại này, việc giữ nước sẽ khó khăn gấp trăm ngàn lần vì tình hình còn đang trong thời kỳ lột xác trên nhiều mặt. Con cua lột mới bỏ được cái mai kia sẽ không thể nào đủ sức đối phó với xâm lăng khi ngoại diện chưa đủ cứng, tinh thần chưa chuẩn bị và thực lực chưa sẵn sàng. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần phải có những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, đủ khôn khéo và mềm dẻo để duy trì được hòa bình và cũng đủ sáng suốt để đạt những tiến bộ nhảy vọt trong vài ba thập niên ngõ hầu đủ lông đủ cánh để tìm một “chiến lược mới” mới thay thế phương thức chiến tranh nhân dân cổ điển đã không còn ưu thế trong thời đại mới nữa. Việt Nam quả là một con hùng mã, để xổng cương cho tự do thì sẽ xoải cánh vươn mình nhưng lại không biết đi về đâu, còn như kềm hãm theo một đường lối cố định, bưng tai che mắt thì sức mạnh của dân tộc sẽ bế tắc không thể giải tỏa được. Câu hỏi của những người quan tâm đến tiền đồ sẽ là:
Nếu đối phương dùng tràng trận thì đoản binh của thời đại nằm ở đâu?
Tháng 1/2003



Có lẽ ít ai nghĩ được rằng Vó Ngựa và Cánh Cung là hai phương tiện chính yếu của người Mông Cổ dùng trong chiến tranh và họ là những người đầu tiên phát động chiến tranh một cách qui mô, một cuộc chiến tranh có tính toán và có tổ chức (highly planned and organised war). Nhìn xa hơn nữa, đây là những vụ ăn cướp qui mô mà những tên ăn cướp đầu sỏ lại được lưu danh thiên cổ.

Ngồi trên lưng ngựa mà lấy thiên hạ chính là những người du mục sống theo bản năng trên vùng thảo nguyên thèm thuồng số thực phẩm và tài sản của giống dân nông nghiệp nên tìm đủ mọi cách để chiếm đoạt.[68] Chính thế mà những nông dân ở Âu Châu phải đào hào đắp lũy, với những tháp canh trông chừng kẻ cướp. Còn ở Á Châu thì hàng triệu người thiệt mạng để xây một bức tường thành hàng vạn dặm từ đông sang tây để ngăn chặn các giống rợ bắc phương.

Thế nhưng bức tường thành vĩ đại kia lại không ngăn nổi quân xâm lăng từ phương Bắc tràn xuống thì cái lũy tre của làng xã Việt Nam lại chặn được vó ngựa quân Nguyên. Trên thực tế, quân Nguyên đã khai thác được tất cả những ưu điểm của họ, từ sự lưu động thần tốc đến sự tàn phá, dũng mãnh khi đem quân đánh khắp nơi. Thế nhưng ở Việt Nam, họ đã bị chặn đứng vì ông cha chúng ta không đắp thành cao hào sâu, cậy vào binh cường tướng nhuệ lấy cứng chống cứng mà lấy địa thế hiểm trở, lấy thiên nhiên khắc nghiệt làm vũ khí chính, lấy quyết tâm toàn dân làm sức mạnh – cái mà Hưng Đạo Vương đã gọi là “kẻ kia cậy có tràng trận mà ta thì cậy có đoản binh” mà gốc là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh”.[69]

Sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ không phải chỉ trong một thời gian ngắn mà kéo dài hàng trăm năm, mỗi giai đoạn lại có những đặc tính riêng. Đế quốc đó bắt đầu bằng sự xuất hiện của Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) ở đầu thế kỷ thứ 13 và chỉ kết thúc khi thời đại huy hoàng của họ chấm dứt vào đầu thế kỷ thứ 15 nghĩa là tròn 200 năm. Chiến thắng của Đại Việt vào cuối thế kỷ 13, khoảng 80 năm sau khi Thiết Mộc Chân lên ngôi Đại Hãn, ở vào cao điểm bành trướng của đế quốc Nguyên - Mông. Lẽ dĩ nhiên, khi đó sức mạnh và chiến lược của người Mông Cổ không còn hoàn toàn như cũ mà đã thay đổi theo tiến trình phát triển của họ. Chính vì thế chúng ta cũng nên nhìn lại vấn đề một cách vô tư hơn để tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan đã dẫn tới sự thành công của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 13. Nhận định sơ khởi cho chúng ta một số chủ điểm như sau:

1/ Quân Nguyên đã mất đi sự tinh nhuệ và thuần nhất của thời kỳ đầu sau hiện tượng tuyết lăn (avalanche) mỗi lần chiếm được vùng nào lại hội nhập tù binh vào lực lượng của mình, sử dụng quân đội mới thu dụng làm mũi nhọn tấn công. Đoàn quân 50 vạn của Thoát Hoan chắc chắn không phải là hoàn toàn quân Mông Cổ mà đa số là binh sĩ các vùng mới chiếm đặc biệt là người Trung Hoa. Thành phần đó gốc nông dân bị bắt buộc tòng chinh, không những không thiện chiến, lại tâm lý dao động, dễ mất tinh thần hoàn toàn lệ thuộc vào tiếp liệu từ cấp chỉ huy nên một khi bị mất lương thực liền hoảng hốt, thua chạy cũng không có gì lạ.

2/ Quân Nguyên sau khi chiếm được Trung Hoa đã du nhập và áp dụng một số qui tắc địa phương, từ một đội ngũ lưu động, linh hoạt của sa mạc chuyển sang thành tổ chức chính qui, được chỉ huy và tiếp liệu theo những tiêu chuẩn nhất định, mất hẳn những ưu điểm cố hữu. Tổ chức mới trở nên cồng kềnh hơn trong khi lại tiềm phục nhiều mầm bất ổn nội tại khi đem quân xuống phương nam.

3/ Sự bành trướng của triều Nguyên đã đến mức tối đa, không còn đủ sức để quản trị những vùng đất mới, trở thành một quả bóng đã quá căng dễ bị chọc thủng. Lực lượng nhà Nguyên chia ra phòng thủ và trấn giữ tập trung ở vùng Trung Á và bắc Trung Hoa gần triều đình, các vùng biên cảnh tương đối lỏng lẻo.

4/ Quân Đại Việt khai thác được địa hình, địa lợi kể cả yếu tố thiên thời, khí hậu và nhất là áp dụng một chiến thuật hoàn toàn tương phản với quân Nguyên, trì cửu, tiêu hao để chờ địch tự hủy. Ngoài ra cũng có thể kể đến khí hậu ẩm thấp, viêm nhiệt miền Bắc nước ta đã khiến cho cung nỏ của địch bị hư hỏng, mất đi sức mạnh ưu thế của họ khi ra trận.

5/ Tinh thần bất khuất, trên dưới một lòng và sự lãnh đạo sáng suốt của các vương hầu, tôn thất và tướng lãnh Đại Việt, nhất là tài chỉ huy của chiến lược gia Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Những chiến thắng đời Trần không mấy vang dậy và bị hòa loãng vào những cuộc chinh phạt nho nhỏ của người Mông Cổ sau khi thành lập triều Nguyên và chỉ được các học giả thế giới nghiên cứu đến khi người Mỹ sa lầy tại Việt Nam để so sánh sự tương đồng của cuộc kháng chiến ở thế kỷ thứ 13 với lối đánh du kích mà người Cộng Sản miền bắc áp dụng vào thế kỷ 20.

Trong khi người Mỹ tự cho rằng sức mạnh vũ khí và kỹ thuật của họ có ưu thế tuyệt đối thì Bắc Việt dựa vào sức mạnh tập thể, khai thác tối đa tính bền bỉ, nhẫn nhục và chịu đựng của nông dân, trải rộng địa bàn đưa đối phương vào thế bị động và thụ động, có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Bắc Việt đã nắm bắt được những sở trường, đồng thời vận dụng sự hỗ trợ của giới truyền thông quốc tế khai thác những yếu tố tích cực và nhược điểm cố hữu của đối phương để chờ một cơ hội tổng phản công.

Ngược lại, dù vô tình, dù cố ý, người Mỹ đã biến chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam thành một lực lượng tầm gửi, chiến đấu một cách máy móc tách rời khỏi quần chúng, tuy được trang bị khá qui mô nhưng lại hoàn toàn lệ thuộc vào tiếp vận và viện trợ của họ. Thành thử, mặc dù miền Nam không hiếm những tướng lãnh can trường, những binh đoàn thiện chiến, quân đội đã phải chiến đấu ngoài lề sở trường của dân tộc. Với lối tổ chức chính qui theo kiểu Tây Phương, miền Nam Việt Nam nói chung và quân lực nói riêng bị lệ thuộc hoàn toàn vào trang bị và tiếp liệu từ bên ngoài, một khi bị cắt viện trợ là tê liệt ngay, không thể tự tồn được. Do đó, khi chiến tranh bước vào thời kỳ tàn lụi và người Mỹ có ý định rút khỏi Việt Nam, miền Bắc đã chiếm được miền Nam trong một thời gian kỷ lục, tạo nên một chiến thắng thần tốc mà đến nay nhiều người vẫn còn ngẩn ngơ chưa hiểu nổi.

Từ nhãn quan chiến lược ngày hôm nay, Việt Nam đang rơi vào một vấn nạn tối hiểm, một gót chân Achille trong sách lược giữ nước mà chúng ta phải đối diện. Trong khi nhu cầu phát triển là ưu tiên hàng đầu để đem lại no ấm làm bàn đạp cho tiến trình dân chủ hóa, thì cái ưu điểm “trấn quốc” là sự linh hoạt trong chiến đấu của một quốc gia nông nghiệp lại bị chính văn minh kỹ thuật mới xóa mờ dần.

Ví như có một cuộc chiến trong thời đại này, việc giữ nước sẽ khó khăn gấp trăm ngàn lần vì tình hình còn đang trong thời kỳ lột xác trên nhiều mặt. Con cua lột mới bỏ được cái mai kia sẽ không thể nào đủ sức đối phó với xâm lăng khi ngoại diện chưa đủ cứng, tinh thần chưa chuẩn bị và thực lực chưa sẵn sàng. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần phải có những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, đủ khôn khéo và mềm dẻo để duy trì được hòa bình và cũng đủ sáng suốt để đạt những tiến bộ nhảy vọt trong vài ba thập niên ngõ hầu đủ lông đủ cánh để tìm một “chiến lược mới” mới thay thế phương thức chiến tranh nhân dân cổ điển đã không còn ưu thế trong thời đại mới nữa. Việt Nam quả là một con hùng mã, để xổng cương cho tự do thì sẽ xoải cánh vươn mình nhưng lại không biết đi về đâu, còn như kềm hãm theo một đường lối cố định, bưng tai che mắt thì sức mạnh của dân tộc sẽ bế tắc không thể giải tỏa được. Câu hỏi của những người quan tâm đến tiền đồ sẽ là:

Nếu đối phương dùng tràng trận thì đoản binh của thời đại nằm ở đâu?

Tháng 1/2003
VÓ NGỰA VÀ CÁNH CUNG
LỜI MỞ ĐẦU
I/ VÓ NGỰA
II/ CÁNH CUNG
III/ VÓ NGỰA MÔNG CỔ VÀ CUỘC NAM CHINH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chú Thích