Giai điệu nhớ
Tác giả: Nguyễn Hộ
ở nhạc viện ra. Đông Xuân chạy thoăn thoắt đến sà vào lòng tôi, líu lo: mẹ ơi, con đàn bản nhạc này của Mô-da được cô cho điểm
mười. Cô khen bàn tay con tròn lắm. Con khum khum bàn tay, chúm chím đôi môi đỏ, chân nhún nhảy làm cho chiếc áo đầm xòe ra
giống như cô công con. Lần nào cũng vậy, tôi ôm ghì con vào lòng, hôn khắp lên tốc, lên mắt và hai bàn tay búp măng của con lòng
rạo rực niềm hạnh phúc lớn lao. Cả một ngày làm việc mệt nhọc của nghề phóng viên thời sự chỉ còn là khoảng khắc dịu êm man mác.
Đường Nguyễn Du chiều mùa hè rộn tiếng ve, nắng vàng xuyên qua kỹ lá dệt những chùm hoa tròn như trứng gà lung linh trên mặt
đường. Lá me bay rắc những ánh vàng nhỏ li ti trên những mái tóc học trò tí hon của trường nhạc đang ào ra như một đàn bướm. Trong
khu cảnh ấm áp đầy quyến rũ của buổi chiều tà, tôi đi đón con bằng cả vòng tay lớn của tất cả những người mẹ có con cùng một lứa
tuổi tuyệt diệu, tuổi lên bảy của những cháu bé chào đời trong tháng lịch sử.
Ngồi phía sau xe đạp, Đông Xuân vuốt tấm lưng ướt mồ hôi của tôi. Bàn tay thiên thần nhỏ xíu rối rít thực hiện một cố gắng lớn, xua
tan cơn mệt nhọc của mẹ. Nhiều năm qua, từ khi chiếc ghế mây gắn phía trước xe đạp đã trở thành chật chội. Đông Xuân là làn hơi ấm
sau lưng tôi. Cũng như trước đây, tháng cuối cùng trong chiến khu, khi con còn đỏ hỏn, tôi phải địu trên lưng, làn hơi ấm mỏng manh
ấy đã tiếp sức cho mẹ qua nhiều chặng đường hành quân. Con tôi sinh ra trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đầy tháng ở Sài Gòn vừa giải
phóng. Ngày đầy tháng mới chính thức đặt tên là Đông Xuân. Ba cháu nhất quyết đặt tên Đông Xuân để đánh dấu chiến dịch cuối
cùng của cuộc kháng chiến bất chấp quy ước giữa hai chúng tôi: hễ là con gái thì đặt tên là quyền của mẹ. Ngày đó, Đông Xuân chỉ
nặng bằng cái ruột tượng gạo nhỏ của tôi, vậy mà nay đã hai mươi kí-lô, cao một mét hai, lần nào lên dốc Hai Bà Trưng hai mẹ con
cũng phải xuống xe dẫn bộ.
- Mẹ ơi, mẹ
- Dạ. Mẹ nghe đây
- Mẹ cứ dạ hoài. Con lớn rồi, con biết mẹ phải ơi mới đúng
Tôi phải ơi thật rõ, Đông Xuân mới chịu nói tiếp:
- Bữa nay mẹ phải giữ lời hứa với con. Mẹ chở con đi thăm ba, con nhớ ba... ngàn năm rồi
Tôi suýt bật cười nhưng kịp kềm lại được. Gần đây, Đông Xuân ráo riết đòi đi thăm ba. Nó thường nói: một trăm năm rồi ba không ngủ
với con. Con nhớ ba một ngàn năm. Đông Xuân học lớp một, vừa đếm được chính xác tới số hai mươi bằng cách xòe cả hai bàn tay và
hai bàn chân ra. Cháu mới đọc được số trang và số thứ tự bài học. Tất cả các con số đều không liên quan gì đến một trăm năm, một
ngàn năm. Vậy mà trong tháng hè vừa qua cháu đã lặp đi lặp lại nhiều lần con số tưởng tượng đó, đi liền với một nỗi nhớ. Nỗi nhớ da
diết đến từ cái hôm cháu đàn bản dân cao Lit-va cho bạn tôi là một nhạc sĩ nghe. Bài dân ca trầm buồn có sức quyến rũ đến nỗi chỉ với
đôi bàn tay non nớt của Đông Xuân cũng thuyết phục được người nhạc sĩ. Anh ngồi vào ghế của Đông Xuân, chú cháu cùng nhau trau
chuốt từng nốt nhạc. Anh nhận ra cháu có nhạc cảm rất tốt, nhưng không hiểu sao, vẫn chưa diễn đạt được tâm tình của bản nhạc. Suy
nghĩ hồi lâu, anh nói:
- Đoạn này buồn lắm. Cháu đàn chậm lại đi, chậm nữa, êm hơn nữa. Giống như cháu đang nhớ. à, phải rồi, cháu đang nhớ ba. Những
nốtb nhạc này cháu đàn cho ba nghe, cho một mình ba cháu nghe.
Tôi thấy Đông Xuân co người lại, lưng gù xuống, tai nghiêng sát phím đàn, tóc xòe dồn sang một bên vai. Từ mười ngón tay cháu ấn
nhẹ lên phím đàn, bật ra những tiếng nhạc sâu vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Nghe con đàn, tôi cứ ngỡ là tiếng đàn của cô giáo hôm
nào. Lần đầu tiên, cô kiểm tra nhạc cảm của cháu, cô đàn nhẹ, êm như ru, cháu lặng nghe chăm chú. Nhưng khi cô hỏi: "Con nghe thế
nào. Bài này vui hay buồn?" thì Đông Xuân thản nhiên trả lời:
- Thưa cô, vui
Cô giáo sửng sốt
- Con nói sao? Bài này mà con hiểu là vui thì chết cô rồi!
Cháu chỉ lắc đầu không hiểu
Cô giáo liền đàn tiếp một bản nhạc múa tiết tấu thật rộn ràng. Cháu ngồi không yên, cả thân mình nhún nhảy theo tiếng nhạc. Cô hỏi
lại:
- Còn bài này, con thấy vui hay buồn?
- Thưa cô, bài này vui hơn bài trước
Nhạc sĩ ngồi lặng im nghe tôi kể, nét mặt thoáng lo âu. Lát sau, anh nói, mắt đỏ hoe
- Giá như chị kể chuyện này trước thì tôi đã tránh được cử chỉ vô tình đối với cháu. Tôi đã gợi cho cháu nỗi nhớ. Nỗi buồn, trong khi
cháu chỉ biết vui và vui hơn. Đành rằng trong nghề nhạc, cần có những xúc cảm sớm hơn lứa, nhưng dầu sao tôi cũng nghĩ rằng người
lớn không nên tập cho con cháu mình sớm biết buồn.
Anh nhạc sĩ ra về, tôi ngồi thừ một lúc lâu. Hóa ra, lâu nay tôi chưa bao giờ nghĩ về điều người nhạc sĩ nói. Lắm lúc tôi còn muốn con
đàn được nhiều bản nhạc buồn hơn nữa, muốn gieo vào lòng con nỗi nhớ của chính tôi. Tôi muốn dùng tiếng đàn của con để an ủi,
vuốt ve nỗi cô đơn thầm kín của mình. Và giờ đây, nỗi ân hận bắt đầu giày vò tôi...
Thấy tôi ngồi lặng lẽ, Đông Xuân chạy đến ôm cổ tôi hôn như dòng bão lên mặt, lên cổ tôi, cháu vẫn thường hôn tôi như thế
- Mẹ ơi, mẹ. Mẹ đang nhớ ba con phải không?
Tôi miễn cưỡng gật đầu. Đông Xuân ôm siết tôi hơn nữa, nó nói nhỏ vào tai tôi:
- Mẹ ơi, con nhớ ba một trăm lần. Mẹ hứa với con đi
- Con muốn mẹ hứa điều gì?
- Mẹ hứa cho con đi thăm ba con đi
- Nhưng con phải học giỏi, học điểm mười
- Con xin hứa. Mẹ hứa đi
Đông Xuân nói dõng dạc, điệu bộ như chiến nhận lệnh. (Ba nó vẫn dạy như vậy) và đưa một ngón tay trỏ nhỏ xíu ngoéo vào ngón tay
tôi. Khi Đông Xuân học nhạc, điểm mười như là một quy ước của hai mẹ con. Con được điểm mười, mẹ phải thực hiện một lời hứa. Vì
những lời hứa, Đông Xuân đã làm việc như một người lớn, cần mẫn tập luyện tiếng đàn theo yêu cầu của cô giáo. Lắm lúc, tôi đau
nhói trong tim vì đầu ngón tay của con sưng lên hoặc bật máu do cố gắng quá sức. Con thi đậu vào trường nhạc, tôi mua cho nó chiếc
áo đầm do chính nó chọn. Con gái tôi đã chọn đúng chiếc áo mà tôi thích, chiếc áo điểm những bông hoa cà màu tím li ti, khiêm tốn.
Chiếc áo đó đắt gấp ba lần lương tháng của tôi, bằng đúng món tiền nhuận bút của một truyện ngắn đăng trong số Tết. Con mê chiếc
áo đầm mới đến nỗi đòi mặc luôn trong giấc ngủ say, tôi đã soi vào gương và nhận ra hai gò má tôi ửng chín, mắt tôi long lanh hơn,
mặc dù, bộ quần áo ký giả của tòa soạn tặng tôi đã sờn, bạc phai trong những chuyến đi viết xa thành phố. Tôi trẻ ra vì giữ được lời hứa
với con...
Thế mà lần này, khi ngoéo tay con hứa sẽ đưa nó thăm ba, tôi ảm thấy xấu hổ, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt con. Đông Xuân
hoàn toàn không biết tâm trạng của mẹ. Nó mừng rỡ, nhún nhảy như một con chim sáo. Nó ngồi lên đàn và chơi bản dân ca Lit-va
đúng như người nhạc sĩ bạn tôi đã đàn, để khẳng định là đang nhớ ba. Cử chỉ yêu thương ba da diết của con đối với ba nó làm tôi mất
ngủ trọn đêm đó. Tôi không viết nổi một chữ nào bài báo cho ngày hôm sau.
Sáng ra, tôi dối tòa soạn là đi lấy tài liệu ở một cơ sở, nhưng thật ra là đi lang thang trên đường phố. ý thức còn lại duy nhất của tôi là
giữ không để xảy ra tai nạn xe cộ. Ngoài ra, tôi phó mặc, cứ để mình nổi trôi theo dòng đời, trong một ngày. Ngờ đâu, số phận dửng
dưng ủng hộ cho đến bốn giờ chiều, cái giờ hạnh phúc nhất của tôi, cái giờ được đón Đông Xuân trong vòng tay.
Như vậy là thêm một lần nữa Đông Xuân thỏa mãn điều kiện của tôi, đạt điểm mười. Con đã đạt được mục đích. Sáng sớm hôm nay,
Đông Xuân bậm môi dọa tôi thật sự. Mẹ không cho con đi thăm ba, con sẽ nhịn ăn, con không ngủ với mẹ nữa. Con chỉ còn chưa dám
nói lời nặng nề nhất: con không tin mẹ. Chỉ cần mấy tiếng phẫn nộ đó của con, tôi sẽ không sống nổi.
Vừa gò lưng đạp xe, tôi vừa nghĩ cách thoát khỏi sự sụp đổ lòng tin trong con
- Đông Xuân à, con thấy mồ hôi lưng mẹ còn nhiều không?
- Dạ, mồ hôi ướt áo mẹ đây nè
- Hôm này mẹ mệt quá mà ba con thì ở xa. Để sáng mai chủ nhật mẹ mượn xe honda của dì chở con đi cho nhanh, con chịu không?
Còn bây giờ mẹ đưa con đi chơi bến Nhà Rồng
- Không. Con không đi bến Nhà Rồng
- Thì mẹ đưa con đi cậu lạc bộ...
- Không! Mẹ phải giữ lời hứa
Tôi biết Đông Xuân sẽ bật khóc một khi nó nói giọng cộc lốc như vậy. Phía sau xe dùng dằn mạnh làm tôi lảo đảo suýt chạm vào một
chiếc xe đạp cùng chiều. Hai bàn tay nhỏ xíu của Đông Xuân rời khỏi hông tôi. Làn hơi ấm từ bàn tay con biến đi đột ngột. Một cảm
giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng khiến tôi như đang lên cơn sốt rét. Đã đến nước này thì tôi không còn dám trái ý con nữa.
- Thôi được, mẹ xin giữ lời hứa. Nhưng con phải ráng chịu mệt, khi nào con khát thì mẹ cho con uống nước mía dọc đường.
- Hoan hô mẹ. Con không khát đâu
Đông Xuân reo lên và lập tức đưa ngón tay trỏ cong cong trước ngực tôi. Tôi ngoéo tay con chật chặt, lòng dặn lòng phải can đảm lên.
Và tôi cố sức đạp trong nắng chiều, tim đập liên hồi, trong lòng như có lửa đốt. Xa lộ về chiều xe cộ hối hả như chạy đua với bóng đêm
Chiếc xe cũ kỹ của tôi cố gắng như một thân sậy mềm trước dông bão của tốc độ. Tôi kiên nhẫn đạp xe không ngoài mục đích duy
nhất, vì con.
Trước đây, mẹ con tôi đi chơi bằng xe honda, người lái là ba của Đông Xuân. Chúng tôi có một chiếc xe bán hóa giá, phần thưởng
dành cho người thương binh bị hư một chân. Anh bị thương vào phần mềm, mảnh đạn chạm dây thần kinh làm cho teo cơ, chân trái cứ
nhỏ dần và khi anh về thành phố, nó thêm chứng run rẩy. Anh rất buồn sợ mình đứng không vững trên chính đôi chân của mình. Chiếc
xe honda là nguồn an ủi đối với mẹ con tôi, vì nó có thể đưa cả ba chúng tôi đi chơi sáng chủ nhật. Với anh, chiếc xe bình dị ấy cũng
trở thành nỗi băn khoăn. Anh bảo rằng, nó là chỗ nương tựa của tính biếng nhác, đôi chân anh có thể vì nó mà teo thêm. Nhưng dầu
sao, những chuyến đi sáng chủ nhật ra ngoại ô của anh và mẹ con tôi là vô giá. Anh đặc biệt thích thiên nhiên theo một kiểu riêng. Qua
những cánh đồng để sống với cố hương và đến những khu vườn để sống lại đời sống chiến khu. Cuộc đời bộ đội trong quá khứ cứ sống
đường hoàng trong anh cả ngày lẫn đêm của hiện tại. Hòa bình đã ba năm mà bộ "xanh-tuya" đi rừng anh vẫn còn giữ. Cái bình toang,
cái ca, cái đèn chai "an-côn" được anh trân trọng như hiện vật bảo tàng truyền thống, anh chỉ dành cho con gái. Những buổi đi ngoại ô
của chúng tôi thật thú vị. Khi thì về đất Củ Chi loang lỗ hố bom. Khi thì đi vùng căn cứ Sáu Xã ở Thủ Đức. Lần đi chơi Thủ Đức Đông
Xuân mới ba tuổi, thích ngồi trên bình xăng phía trước, tay luôn chỉ trỏ, miệng không ngớt bi bô:
- Ba ơi ba, cái bánh gì đỏ giống trứng gà quá?
- Không phải bánh đâu con, mặt trời mọc đó, đẹp không con?
- Đẹp quá. Mặt trời ở... số mấy hả ba?
- Ơ... cô bé cưng của ba. Mặt trời không có số nhà. Ông mặt trời ở cuối xa lộ này, ở trong rừng Sác xa lắm
Anh hơi lúng túng trước câu hỏi ngộ nghĩnh của con rồi cuối cùng cũng tìm được một cách trả lời theo sở thích của cả hai. Lần đầu tiên
nghe tiếng rừng Sác, Đông Xuân hỏi huyên thuyên. Anh phải vận dụng ngôn ngữ trẻ thơ một cách khó nhọc để nói với nó. Anh lúng
túng tìm từng lời để diễn tả lại một cách đơn giản nhất, những ngày oanh liệt của anh, cái thời làm chiến sĩ đặc công trên địa bàn sông
lạch rừng ngập mặn. Đông Xuân nghe chăm chú, thỉnh thoảng nó gật đầu và lắc đầu để rồi sau cùng thì đòi đi chơi rừng Sác
Sinh nhật lần thứ năm, Đông Xuân thổi phụt một cái tắt cả năm ngọn nến. Anh thưởng cho con một buổi đi chơi vườn măng cụt Lát
Thiêu. Đi chơ lần này, anh chuẩn bị cho con một ngày sống dã chiến thật sự. Có cả "tăng", võng, lương khô, bình toong nước. Hai cha
con đu đưa trên võng căng trong vườn măng tím mọng, song ca rất khớp bản "Nhạc rừng". Cúc cu, chim rừng ca trong nắng. Im nghe
ve rừng kêu miên man. Tiếng ve rộn lên trong vườn như đệm nhạc cho cha con anh hát. Anh hỏi Đông Xuân
- Đồng chí bộ đội của bá có nghe tiếng con gì kêu đó không?
- Con biết rồi, tiếng con dế
- ý ẹ, trật rồi - Anh ôm con, cười chảy cả nước mắt - Đó là tiếng ve chớ con. Im nghe ve rừng kêu miên man. Đó là ve, là nhạc ve đó
con
- Con nhớ rồi... nhạc ve.. kêu miên man
- Hoan hô đồng chí bộ đội của ba
Anh và con chuyển sang hát "Hành quân xa". Cha con đi đều bước. Cha khập khiễng đi trước, tay khuỳnh rộng ra như đang hành
quân thật. Con nắm thắt lưng cha, cố bước thật cao chân hát thật to:
- Đời chúng ta đâu có giậc "mà" ta cứ đi
- ấy chết! Con lại hát trật rồi. Phải như vầy mới đúng - Anh quay người lại đối diện với con tay bắt nhịp, miệng hát rõ từng lời: Đời
chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Là ta cứ đi chớ con
- Mà chớ ba. Bạn con cũng hát mà không hà
- Nếu hát là mà, thì cả bạn con cũng sai
Anh ngồi im nghĩ ngợi hồi lâu, trang nghiêm trước con gái năm tuổi. Anh định nói gì với nó nhưng chưa tìm được lời lẽ thích hợp,
đành phải im lặng. Vốn là một chiến sĩ đặc công, anh biết làm chủ mọi xúc cảm. Anh kể cho mẹ con tôi nghe những ngày chiến đấu,
trong trận đốt kho xăng Nhà Bè. Anh đã từng xâm nhập vào sát rào gai, nằm im trong ánh đèn pha, nín thở trước những kíp mìn cực
chạy. Đã từng lặn ngụp trong nước mặn, chịu khát và đói, mắt trừng trừng về phía những bồn xăng, bụng cồn cào nỗi đau na-pan, nỗi
đau cháy rát của những em bé, những bà mẹ bị đốt cháy lần áo, da thịt đang réo sôi. Lửa cực nóng luyện anh và đồng đội thành thép
nguội. Anh nằm đó, với quyết tâm thiên niên kỷ, miễn là thời gian dành cho anh một giây phút nào đó vắng bóng tuần tra, để anh cắt
rào gai mở hướng tấn công. Giây phút đắt giá nhất trong cuộc đời đã đến. Anh mở được đột phá khẩu, lao vào con đường đã thuộc
lòng trên sa bàn và đến với chiến thắng. Ngọn lửa phụt lên, đó là tất cả trái tim anh, những gì còn lại đều vô nghĩa, kể cả thân xác anh
và đồng đội. Anh phải mất nhiều ngày trầm mình trong nước mặn để rút về hậu cứ. Đồng đội anh có quá nửa chết vì đạn nhọn, vì sức
ép, vì cá sấu. Nhưng không ai nghĩ tới điều nhỏ mọn ấy, họ hy sinh cho cái lớn hơn.
Nói về những kỷ niệm, anh coi tôi như là Đông Xuân, với khát vọng qua tôi truyền đạt tới Đông Xuân, tới thế hệ của con. Nhưng Đông
Xuân lớn lên trong hòa bình, chiến tranh đối với con là xa lạ. Con vẫn cứ thờ ơ trước trăn trở của cha. Đối với con, đâu có giặc là ta cứ
đi hay mà ta cứ đi chỉ là lời hát không cần rõ nghĩa. Anh nhăn nhó âu lo và vì như thế. Đó là nỗi ưu tư của anh, nỗi ưu tư thường trực:
Anh chỉ biết đối thoại với con, anh vui mừng trước những ý ban sơ của con nhưng lắm lúc anh sốt ruột trước sự ngây thơ đáng yêu của
con. Tôi đã phê bình gay gắt sự nhầm lẫn về tâm lý lứa tuổi của anh, đôi khi tôi cho là anh bị bệnh tâm thần phân liệt. Anh nhận ra
ngay điều tôi nói bằng lý trí sáng suốt. Nhưng trái tim anh, tình cảm anh thì chống lại. Bao giờ anh cũng muốn thế hệ sau anh phải kết
thừa truyền thống đấu tranh cách mạng như anh, phải dứt khoát quyết liệt với kẻ thù. Anh không chịu được sữ ớm ỡ. Và thật trứ trêu,
anh vẫn không phân tích vì sao Đông Xuân, tuy rất yêu cha, yêu bộ đội, nhưng cũng sẵn sàng nhầm lẫn, sẵn sàng đặt ra trước anh
những phản đề. Nhiều lần tôi gợi ý với anh, thôi đừng làm tình làm tội con nữa. Không nên bắt con chia sẻ tâm trạng se thắt của người
lớn. Anh dễ dàng đồng tình nhưng sự thư thái trong tâm hồn anh không kéo dài được lâu. Khi nghe tin bọn Trung Quốc phát động di
tản, chúng nổ súng chiếm hòn Thổ Chu, chúng đánh qua Biên Giới Việt Nam, là anh không chịu nổi. Anh đòi trở về với binh chủng
đặc công. Anh muốn đánh bọn Pôn Pốt ngay tại giường ngủ của Hoàng Hậu Cốt-xa-mắc ở Hoàng cung cham-ca-Non. Mọi nguyện
vọng của anh đều chưa được thỏa mãn. Người ta trân trọng tấm lòng chiến sĩ của anh nhưng dẫu sao cũng thấy nó hơi quá đáng, có
phần lên gân. Nhất là trong trường hợp anh đang mang trong bắp chân một viên đạn, cần phải mổ, ít ra cũng phải mất vài tháng trở lại
bệnh viện và nhiều tháng luyện tập. Khi vết mổ đã lành, tuy cái chân vẫn còn khập khiễng, anh vẫn khẳng định mình có thể hành quân
xa được. Vẫn với mơ ước đâu có giặc là ta cứ đi. Thế mà Đông Xuân vô tư lự đã hát rằng đâu có giặc "mà" ta cứ đi. Anh bắt bẻ con gái
một cách vô lý làm cho nó ngơ ngác tưởng như mình có lỗi. Mắt Đông Xuân tròn xoe nhìn ba, đầu lắc lia, không hiểu vì sao ba giận.
Hai cha con thôi hát, chuyển sang bữa ăn dã chiến, cơm vắt với muối mè. So với bữa cơm dã chiến trước đây, có thêm món chả lụa và
tôm chiên bột. Đang ăn thì trời đổ mưa, phải chuyển vô chòi giữa vườn măng. Anh đưa con ngồi trên ghế đẩu. Đông Xuân ngồi một
cách lúng túng. Nó kêu lên sợ sệt.
- Ba ơi ba, cái ghế này kỳ cục quá, con khống biết dựa vào đâu, con sợ té lắm
Đông Xuân ngửa lưng ra sau tìm một chỗ dựa, suýt chút nữa thì chiếc ghế ngã, nếu anh không kẹp đưa cánh tay ra đỡ lưng nó. Câu
nói của con làm anh nhăn nhó, mày cau, môi mím lại. Rán lắm anh mới cười, nụ cười bị lệch một bên. Anh bế con giọng đầy mỉa mai:
- Đồng chí bộ đội của ba. Con phải tập ngồi ghế không có chỗ dựa cho quen. Ghế của bộ đội không có chỗ dựa con à. Lưng bộ đội
đâu cần ghế dựa hả con.
Đông Xuân ngơ ngác gật đầu. Lần này nó không dám cãi ba, chỉ cố gắng tỏ ra hiểu biết, miệng chúm chím cười. Nụ cười trẻ thơ sáng
trưng làm anh tươi tỉnh ngay. Anh ôm ghì lấy con rồi cù lét nó, tung nó lên làm nó thích chí cười khanh khách:
- ái ui! Ba thả con xuống đi - Đông Xuân kêu lên rồi chạy sang tôi. Nó nói nhỏ vào tai tôi
- Mẹ ơi mẹ, cho con đi...
Nó nói thật nhỏ tiếng cuối, mắt dáo dác tìm chỗ
- Con tìm gì đó Đông Xuân
- Ba ơi, "toa lét" ở đâu?
- Con tiểu phải không, đi với mẹ
Tôi dắt con ra vườn, chỉ một chỗ đất trống còn ướt nước mưa. Đông Xuân ngồi xuống rồi lại đứng lên. Nó nói như van lơn:
- Mẹ ơi, không có "bô" làm sao?
Nghe con nói, anh bật cười, cười đến chảy nước mắt. Tôi cũng buồn cười về một nét mới xuất hiện trong đời sống tâm lý con gái. Nó
lớn lên trong tiện nghi, không quen đời sống dã chiến, chưa hề tiểu tiện ngoài toa lét. Cả anh và tôi đều bị bất ngờ về điều này. Giá như
ai đó trong lứa chúng tôi phạm lỗi sính tiện nghi thì đáng trách vô cùng. Nhưng con cái chúng ta thì đáng yt bao. Chúng cần có cuộc
sống đầy đủ tiện nghi hơn thế hệ trước. Tôi ôm con, hôn lên tóc nó. Nhưng anh thì khác. Tuy không giận con, nhưng anh cười chế giễu
con gái hoàn toàn không đúng lúc:
- Đồng chí bộ đội của ba. Muốn làm bộ đội phải biết....chỉ cần có gốc cây là được
- Nhưng con sợ rắn lắm
- Bộ đội không sợ rắn, chỉ có rắn mới sợ bộ đội thôi. Đồng ý với ba chưa nào?
Đông Xuân sẽ gật đầu
Đêm đó, khi Đông Xuân đã ngủ, anh nói chuyện về nó rất lâu. Đầu tiên, anh trách tôi không có ý thức theo dõi tâm tính của con, để
con phát triển theo tự nhiện. Đến một lúc nào đó con sẽ trở thành con người quên truyền thống. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh về mục
đích giáo dục con, nhưng nói thẳng rằng phương pháp của anh là vội vàng, gượng ép. Anh ngồi im suy nghĩ thật lâu rồi khuyên tôi cố
thu xếp cho con về ngoại trong mùa hè để nó biết đời sống nông thôn, đó là cách tập cho con gần với lao động, gần với thiên nhiên, với
tập quán. Tắt đèn đã lâu nhưng anh không ngủ. Anh ngồi dậy, vấn thuốc sâu kèn, hút liên miên. Tôi vẫn thao thức theo anh.
- Anh tính như vầy, em đồng ý không?
- Anh tính điều gì?
- Anh sẽ ra mặt trận. Mặt trận biên giới đã mở rồi. ở đó, anh cống hiến được nhiều hơn ở đây. Một mình em nuôi con.
- Chừng nào anh đi?
- Anh muốn đi càng sớm càng hay. Em sẽ cực hơn bây giờ
- Chỉ ngại cái chấn vừa mổ của anh
- Anh đã đi vững bằng đôi chân của mình rồi. Chỉ lo em sẽ cực hơn. Vắng anh, em sẽ phải đảm đương nhiều việc hơn. Anh tính cho
con học đàn piano. Gặp chỗ nào có đàn nó cũng sà vô. Nó thèm đàn hơn cả quà bánh.
- Nhưng học đàn thì phải có đàn, làm sao mua nổi?
- Anh tính rồi, mình bán chiếc xe honda và ít đồ đạc, gom góp lại đủ mua. Bạn anh, nhạc sĩ, nó nói đàn đang rẻ. Con nó ham đàn hát,
tâm hồn nó phong phú thêm. Để nó khô khan như thế hệ chúng mình tội nghiệp. Chỉ sợ em phải đạp xe, gầy mòn thêm.
Không sợ. Vì con, em có thể chịu cực hơn nữa. Gầy yếu cơ thể tạm thời không đáng sợ so với gầy yếu tâm hồn - Tôi định nói thật
nhiều để anh yên tâm đi mặt trận nhưng cổ tôi nghèn nghẹn. Tôi không dám nói tiếp vì sợ bật ra tiếng khóc. Phải thú thật rằng hơn bất
cứ lúc nào tôi sợ vắng anh và cũng sợ anh không có tôi.
Anh đi ít lâu sau, việc mua đàn mới ổn thỏa, thành ra anh vẫn chưa thấy mặt cây đàn, vẫn chưa nghe tiếng đàn non nớt đầu tiên của
con. Tôi phải viết những bức thư thật dài ra biên giới nói về việc dạy con theo ý anh, về năng khiếu của con. Đặc biệt là sự đam mê.
Mười ngón tay xinh xắn mải miết tập đàn cả trong giấc ngủ. Anh viết thư về mừng rối rít. Anh không sao hiểu được Đông Xuân có
năng khiếu âm nhạc. Anh cười trong thư: anh thì chăn trâu, kéo cày, còn em thì cạo mủ cao su vậy mà con có "gien" đàn piano, thật lạ.
Có lẽ tại đời mình sống lạc quan, cứ hát hò luôn miệng cho nên con sớm có tâm hồn nghệ sĩ. Anh nhờ tôi nói với Cô giáo của Đông
Xuân dạy cháu những bài hát về bộ đội. Tôi báo cho anh biết cô giáo chưa thể dạy đàn ca khúc theo như ý anh vì con đang luyện "mê
tốt". Anh nổi nóng vì các từ "mê tốt" và "ê-tuýt", viết thư phản đối cô giáo. Cô giáo giận, tôi phải năn nỉ. Còn anh thì ngược lại, anh rất
mừng khi biết Đồng Xuân đàn bài dân ca Lit-va rất đạt, vì nhớ ba. Tôi muốn kể cho anh thật tỉ mỉ những biến động trong tâm hồn con
gái, nhất là trong lần đàn cho người bạn nhạc sĩ nghe bài dân ca buồn, nhưng lại ngại làm cho anh bận tâm trong khi đang ở chiến
trường, thành ra chưa viết được
- Mẹ ơi mẹ, bộ biên giới ở xa lắm sao mẹ, mồ hôi ướt lưng mẹ hết rồi đây nè
- Biên giới phía xa kia kìa, con, chỗ mặt trời đang lặng
Tôi nói xong hơi thở dồn hào hển. Đông Xuân xoa lưng cho tôi. Những ngón tay thon dài quá sớm do tập đàn chăm chỉ, vuốt nhẹ theo
sống lưng tôi. Mười ngón tay rối rít gõ những hợp âm, những nốt yêu thương thôi thúc tôi đạp xe nhanh hơn
Trời chiều, nắng nhạt, gió nhẹ hây hây, bình yên, dễ chịu hơn. Tôi rẽ vào con đường màu tím rực của đất đỏ nhuộm nắng chiều tà.
Ngoài xa lộ, tiếng xe cộ xa dần, không gian yên tĩnh và trong lành, có thể ngửi được mùi lá dừa từ những đám ruộng giống mới đang
trỗ.
Phía trước tôi, trên ngọn đồi đất sừng sững một ngôi tháp màu trắng, đỉnh tháp rực rỡ một ngôi sao vàng. Ngọn tháp nhắc tôi nhớ mình
đang đến đâu, làm tôi khựng lại, muốn quay về. Nhưng tôi biết rằng sau lưng tôi là lời hứa của tôi, là niềm tin của con. Tôi phải gò lưng
đạp xe lên dốc
- Đông Xuân à.
- Dạ
- Ba dạy con phải dũng cảm...
- Con đâu còn sợ ông kẹ nữa đâu, con dám ngủ riêng, con dám đi "toa-lét" một mình
Đông Xuân nói một hơi dài
- Nhưng con phải dũng cảm hơn nữa
- Dũng cảm hơn nữa là sao hở mẹ?
Câu hỏi đột ngột của Đông Xuân làm cổ tôi nghẹn lại. Tôi quên rằng tôi đã đòi hỏi quá mức, bắt con phải dũng cảm, trong khi chính
tôi cũng chưa làm được điều đó. Nước mắt tôi trào ra, nhểu vào bàn tay con đang ôm siết bụng tôi.
- Mệt quá, mẹ khóc hở mẹ. Bộ đội phải dũng cảm. Mẹ là vợ của bộ đội mà
- Mẹ đâu có khóc. Mồ hôi rơi trên tay con chớ đâu phải là nước mắt
Nước mắt tôi lại tuôn ra, lại rơi xuống tay con
- ý mẹ khóc thiệt rồi, nước mắt nóng hổi tay con nè
- Không sao, mẹ sẽ nín ngay bây giờ. Con nhớ ba, con có khóc không?
- Không. Con đâu có khóc hồi nào đâu. Nhớ ba con đàn hay hơn rồi mà.
Đã đến nơi, tôi và Đông Xuân xuống xe. Nơi đây vắng lặng, không một bóng người. Tôi đã từng đến đây vào bất cứ giờ nào tôi có thể
đến, nhưng chỉ đến một mình. Hôm nay là lần đầu tiên có mặt Đông Xuân. Tôi dắt con qua dãy mộ chí thẳng tắp như những hàng
quân. Phía bên kia những dãy mộ có một ngôi nhà, đó là ngôi nhà khu ngoại vi nghĩa trang. Nhận ra ngôi nhà trước mặt, Đông Xuân
mừng rỡ nhảy chân sáo, hay tay mở rộng, chiếc áo đầm xòe ra. Bỏ mặt tôi phía sau, Đông Xuân chạy bay tới trước. Con tôi reo lên:
- Mẹ ơi mẹ, doanh trại của ba kia rồi
Nhưng hàng rào cuối dãy mộ chí đã ngăn bước chân của Đông Xuân. Con đứng sửng lại, quay nhìn tôi ngơ ngác như một chú nai lạc
đường, còn tôi, tôi đã dừng lại tự lúc nào tôi cũng không biết. Trước mặt tôi là tấm mộ chí của anh mà tôi quen thuộc từng dòng chữ,
từng vết nứt. Tôi kịp nhớ ra rằng, tôi chưa bao giờ khóc tại đây với anh lần nào, tôi chỉ thấp hương và trồng một cây bông trang đỏ, tôi
ngồi với anh hàng giờ để nghĩ về con mà không hề dám đưa con đến. Tất cả mọi người thân đều khuyên tôi như vậy. Tôi đã nghe lời
khuyên và sa lầy mãi trong đau khổ một mình, không có con chia sẻ. Giờ đây, tôi mới cảm thấy nỗi ân hận vò xé. Tôi trách mình thiếu
can đảm, không tin vào trẻ thơ. Giá như tôi cứ nói hết với Đông Xuân về cái chết của ba nó từ ngày đầu, đến hôm nay, vết thương trong
tôi và trong con chắc đã qua giai đoạn đau nhức. Nhưng tôi không dám. Chẳng qua là vì nỗi đau đến đột ngột quá ngay khi tôi chờ đợi
ngày gặp lại anh. Một bức điện khẩu gọi tôi đến bộ tư lệny mặt trận biên giới. Tôi gửi Đông Xuân cho baạn, đi theo xe bộ đội ra tuyền
tuyến và gặp anh còn nằm trên cáng ở một trạm quân y tiền phương. Anh bị nổ mìn trên đường về, hai chân bị mất đứt, lõm sâu dưới
lần chăn đắp. Nhìn anh, tôi rụng rời. Tôi chỉ còn biết hy vọng vào đôi mắt anh chưa nhắm lại. Tôi sà đến, dán mắt tôi vào đó, chút sinh
lực còn lại rực lên long lanh. Nhưng đồng tử đã bất động, anh chỉ chăm chú nhìn vào một nơi vĩnh cửu nào đó trong bóng đêm. Những
lời cuối cùng tôi chờ đợi, anh không hề nói, những lời nhỏ nhoi về tôi, về con, về những tiếng đàn non nớt của con. Anh thanh thản ra
đi như không có ai để lại, kể cả con và tôi.
Tôi ôm ghì thân xác còn quá nửa của anh, cố gắng tuyệt vọng giành lại phân nửa đời tôi. Nhưng anh đã là người thiên cổ rồi. Người ta
mang anh đi. Một chiếc xe nào đó chuyển bánh. Bao lời khuyên đồng đội anh vang bên tai tôi. Nhưng tôi có nghe thấy gì đâu, tôi chỉ
còn nhớ mang máng rằng anh đã định cư ở đâu đó, anh đã nhận cho mình địa chỉ cuối cùng, địa chỉ của hương khói và thời gian. Sau
đó, tôi trở về với con bằng bộ mặt người mẹ trước lúc ra đi. Con thơ ngây không linh cảm được tin dữ. Con nghe tôi, tin là ba đang tiến
công về phía Tây, phía mặt trời lặn. Những chiến công từ phía mặt trời lặn được nói công khai trên đài phát thanh và trên màn ảnh
truyền hình củng cố thêm niềm tin của con, rằng ba con đang tiến về nơi nào đó, ở hướng Tây. Đông Xuân đàn bản dân ca Lit-va trong
khi đang hướng về mặt trận. Đúng như thế, bọn Pôn Pốt đang bị tiến công, bị truy lùng đến tận hang ổ. Chỉ trừ một sự kiện mà con
chưa biết là trong số người ngã xuống cho cuộc tiến công đó có một người thân yêu nhất, là anh. Mọi người trong hòa bình, góp phần
gián tiếp của mình vào chiến trường biên giới, trong đó có những người thân của tôi, đều xúc động trước sự thật tàn nhẫn này. Chính họ
đã khuyên tôi hãy im lặng với con. Tôi nghe theo họ, tôi im lặng tuyệt đối, chống lại sự nổi dậy của trái tim thương nhớ. Cho đến hôm
nay...
Tôi cố gắng không để cơn xúc động làm run đôi vai, làm bật ra tiếng nấc. Nhưng không được, nước mắt tôi đã thú nhận với con tất cả.
Từ phia hàng rào cuối cùng của nghĩa trang, Đông Xuân chạy đến, con đã thấy đang quỳ khóc trước mộ chí. Nó tròn mắt hột nhãn
nhìn tôi, ánh mắt ngây dại nghi ngờ. Giọng nói cộc lốc:
- Mẹ ngồi đây làm gì, dắt con qua doanh trại của ba đi. Tối rồi - Đông Xuân chỉ tay về hướng những ngôi nhà ở ngoại vi nghĩa trang.
Tôi ôm con vào lòng, nói trong tiếng nấc
- Ba con ở đây. Con đọc tấm mộ bia này đi
Đông Xuân đẩy tôi ra, con kề mắt sát vào tấm bia và lẩm bẩm đọc. Con đọc thật lâu. Ban đầu thì đọc lướt qua, sau đó lại lẩm nhẩm
đánh vần. Trờ-ân-trân-huyền-trần. Vờ-ăn-văn. A-nờ-an.
Đông Xuân đọc xong, đứng bật dậy như chiếc lò xo, khoa tay, lắc đầu nguầy nguậy. Không nhìn vào tôi. Con gào tôi lên:
- Không phải ba con. Người này là Trần Văn An, ba con là Dũng Chiến
Đông Xuân làm tôi bàng hoàng. Đến giờ này tôi mới nhớ ra, cháu chưa biết tên thật của ba. Nhưng chẳng lẽ lại nói với con điều này
ngay bây giờ. Trong lúc này tôi chỉ muốn Đông Xuân tin tôi, rằng con không còn ba nữa.
- Con nghe mẹ đi con. Ba con đang nằm đây. Nấm mồ này...
- Không phải đâu, con nói ba con ở biên giới mà. Ba viết thư về cho mẹ rồi
- Nhưng ba con bị...thương, và...
- Mẹ nói dối. Ba con bị thương, lành rồi, bác sĩ mổ lấy đạn ra rồi. Ba con lành rồi mới đi mà
Đông Xuân vẫn xua tay, dậm chân, vuột ra ngoài tầm tay tôi. Mặt con xanh tái, mắt tròn xoe, lắc đầu dứt khoát phản đối tôi. Tôi hoảng
hốt nhào tới, ôm siết con vào lòng
- Đông Xuân ơi, hãy tin mẹ. Ba con bị mìn của bọn Pôn Pốt. Mẹ khổ biết chừng nào. Từ lâu mẹ giấy con
Nghe tôi nói đến đây, đột nhiên Đông Xuân ôm ghì lấy cổ tôi, nó khóc òa lên. Nước mắt nó chảy lên mặt, lên cổ tôi nóng xót tận trong
lòng tôi. Tôi muốn nói lời nào đó để an ủi con, thậm chí, tôi vẫn còn nuôi ý định dối con lần thứ hai. Nhưng bỗng nhiên Đông Xuân
vùng dậy, gào lên tuyệt vọng:
- Mẹ ơi, mẹ ngốc lắm. Ba đâu có chết hồi nào đâu. Ba có viết thư cho con đâu
- Trời ơi, con....
- Mẹ hư lắm. Ba con không có ở đây. Hãy đưa con về nhà đi mẹ ơi. Đây đâu phải là nhà của ba con. Mẹ dừng nói dối, con không tin.
Lần đầu tiên, Đông Xuân nói thẳng ra là con không tin mẹ. Nét mặt con gái tôi đanh sắc khác thường. Con không cần nghe lời khuyên
của tôi, trái lại chỉ muốn tôi phải nghe. Và tôi đã nghe lời con tự lúc nào tôi cũng không hay biết. Mắt tôi ráo lệ như chưa từng khóc.
Như không hề có mất mát. Tôi đứng lên, nắm lấy tay con. Mẹ con tôi dắt nhau ra khỏi làng mộ chí im lặng
Tôi đạp xe một cách khó nhọc trên xa lộ về đêm. Đông Xuân ôm chặt lấy hông tôi. Tôi chưa biết phải nói gì với con trên đường về, dù
chỉ một lời. Hy vọng rồi thời gian cũng không thể xóa được nỗi nhớ ba của con. Mười ngón tay Đông Xuân thẩn thờ tư lự gõ những
hợp âm lên áo tôi. Những hợp âm mơ hồ, yếu ớt thẩm vào tận đáy lòng tôi giai điệu của con, giai điệu nhớ ngàn năm.
ở nhạc viện ra. Đông Xuân chạy thoăn thoắt đến sà vào lòng tôi, líu lo: mẹ ơi, con đàn bản nhạc này của Mô-da được cô cho điểm
mười. Cô khen bàn tay con tròn lắm. Con khum khum bàn tay, chúm chím đôi môi đỏ, chân nhún nhảy làm cho chiếc áo đầm xòe ra
giống như cô công con. Lần nào cũng vậy, tôi ôm ghì con vào lòng, hôn khắp lên tốc, lên mắt và hai bàn tay búp măng của con lòng
rạo rực niềm hạnh phúc lớn lao. Cả một ngày làm việc mệt nhọc của nghề phóng viên thời sự chỉ còn là khoảng khắc dịu êm man mác.
Đường Nguyễn Du chiều mùa hè rộn tiếng ve, nắng vàng xuyên qua kỹ lá dệt những chùm hoa tròn như trứng gà lung linh trên mặt
đường. Lá me bay rắc những ánh vàng nhỏ li ti trên những mái tóc học trò tí hon của trường nhạc đang ào ra như một đàn bướm. Trong
khu cảnh ấm áp đầy quyến rũ của buổi chiều tà, tôi đi đón con bằng cả vòng tay lớn của tất cả những người mẹ có con cùng một lứa
tuổi tuyệt diệu, tuổi lên bảy của những cháu bé chào đời trong tháng lịch sử.
Ngồi phía sau xe đạp, Đông Xuân vuốt tấm lưng ướt mồ hôi của tôi. Bàn tay thiên thần nhỏ xíu rối rít thực hiện một cố gắng lớn, xua
tan cơn mệt nhọc của mẹ. Nhiều năm qua, từ khi chiếc ghế mây gắn phía trước xe đạp đã trở thành chật chội. Đông Xuân là làn hơi ấm
sau lưng tôi. Cũng như trước đây, tháng cuối cùng trong chiến khu, khi con còn đỏ hỏn, tôi phải địu trên lưng, làn hơi ấm mỏng manh
ấy đã tiếp sức cho mẹ qua nhiều chặng đường hành quân. Con tôi sinh ra trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đầy tháng ở Sài Gòn vừa giải
phóng. Ngày đầy tháng mới chính thức đặt tên là Đông Xuân. Ba cháu nhất quyết đặt tên Đông Xuân để đánh dấu chiến dịch cuối
cùng của cuộc kháng chiến bất chấp quy ước giữa hai chúng tôi: hễ là con gái thì đặt tên là quyền của mẹ. Ngày đó, Đông Xuân chỉ
nặng bằng cái ruột tượng gạo nhỏ của tôi, vậy mà nay đã hai mươi kí-lô, cao một mét hai, lần nào lên dốc Hai Bà Trưng hai mẹ con
cũng phải xuống xe dẫn bộ.
- Mẹ ơi, mẹ
- Dạ. Mẹ nghe đây
- Mẹ cứ dạ hoài. Con lớn rồi, con biết mẹ phải ơi mới đúng
Tôi phải ơi thật rõ, Đông Xuân mới chịu nói tiếp:
- Bữa nay mẹ phải giữ lời hứa với con. Mẹ chở con đi thăm ba, con nhớ ba... ngàn năm rồi
Tôi suýt bật cười nhưng kịp kềm lại được. Gần đây, Đông Xuân ráo riết đòi đi thăm ba. Nó thường nói: một trăm năm rồi ba không ngủ
với con. Con nhớ ba một ngàn năm. Đông Xuân học lớp một, vừa đếm được chính xác tới số hai mươi bằng cách xòe cả hai bàn tay và
hai bàn chân ra. Cháu mới đọc được số trang và số thứ tự bài học. Tất cả các con số đều không liên quan gì đến một trăm năm, một
ngàn năm. Vậy mà trong tháng hè vừa qua cháu đã lặp đi lặp lại nhiều lần con số tưởng tượng đó, đi liền với một nỗi nhớ. Nỗi nhớ da
diết đến từ cái hôm cháu đàn bản dân cao Lit-va cho bạn tôi là một nhạc sĩ nghe. Bài dân ca trầm buồn có sức quyến rũ đến nỗi chỉ với
đôi bàn tay non nớt của Đông Xuân cũng thuyết phục được người nhạc sĩ. Anh ngồi vào ghế của Đông Xuân, chú cháu cùng nhau trau
chuốt từng nốt nhạc. Anh nhận ra cháu có nhạc cảm rất tốt, nhưng không hiểu sao, vẫn chưa diễn đạt được tâm tình của bản nhạc. Suy
nghĩ hồi lâu, anh nói:
- Đoạn này buồn lắm. Cháu đàn chậm lại đi, chậm nữa, êm hơn nữa. Giống như cháu đang nhớ. à, phải rồi, cháu đang nhớ ba. Những
nốtb nhạc này cháu đàn cho ba nghe, cho một mình ba cháu nghe.
Tôi thấy Đông Xuân co người lại, lưng gù xuống, tai nghiêng sát phím đàn, tóc xòe dồn sang một bên vai. Từ mười ngón tay cháu ấn
nhẹ lên phím đàn, bật ra những tiếng nhạc sâu vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Nghe con đàn, tôi cứ ngỡ là tiếng đàn của cô giáo hôm
nào. Lần đầu tiên, cô kiểm tra nhạc cảm của cháu, cô đàn nhẹ, êm như ru, cháu lặng nghe chăm chú. Nhưng khi cô hỏi: "Con nghe thế
nào. Bài này vui hay buồn?" thì Đông Xuân thản nhiên trả lời:
- Thưa cô, vui
Cô giáo sửng sốt
- Con nói sao? Bài này mà con hiểu là vui thì chết cô rồi!
Cháu chỉ lắc đầu không hiểu
Cô giáo liền đàn tiếp một bản nhạc múa tiết tấu thật rộn ràng. Cháu ngồi không yên, cả thân mình nhún nhảy theo tiếng nhạc. Cô hỏi
lại:
- Còn bài này, con thấy vui hay buồn?
- Thưa cô, bài này vui hơn bài trước
Nhạc sĩ ngồi lặng im nghe tôi kể, nét mặt thoáng lo âu. Lát sau, anh nói, mắt đỏ hoe
- Giá như chị kể chuyện này trước thì tôi đã tránh được cử chỉ vô tình đối với cháu. Tôi đã gợi cho cháu nỗi nhớ. Nỗi buồn, trong khi
cháu chỉ biết vui và vui hơn. Đành rằng trong nghề nhạc, cần có những xúc cảm sớm hơn lứa, nhưng dầu sao tôi cũng nghĩ rằng người
lớn không nên tập cho con cháu mình sớm biết buồn.
Anh nhạc sĩ ra về, tôi ngồi thừ một lúc lâu. Hóa ra, lâu nay tôi chưa bao giờ nghĩ về điều người nhạc sĩ nói. Lắm lúc tôi còn muốn con
đàn được nhiều bản nhạc buồn hơn nữa, muốn gieo vào lòng con nỗi nhớ của chính tôi. Tôi muốn dùng tiếng đàn của con để an ủi,
vuốt ve nỗi cô đơn thầm kín của mình. Và giờ đây, nỗi ân hận bắt đầu giày vò tôi...
Thấy tôi ngồi lặng lẽ, Đông Xuân chạy đến ôm cổ tôi hôn như dòng bão lên mặt, lên cổ tôi, cháu vẫn thường hôn tôi như thế
- Mẹ ơi, mẹ. Mẹ đang nhớ ba con phải không?
Tôi miễn cưỡng gật đầu. Đông Xuân ôm siết tôi hơn nữa, nó nói nhỏ vào tai tôi:
- Mẹ ơi, con nhớ ba một trăm lần. Mẹ hứa với con đi
- Con muốn mẹ hứa điều gì?
- Mẹ hứa cho con đi thăm ba con đi
- Nhưng con phải học giỏi, học điểm mười
- Con xin hứa. Mẹ hứa đi
Đông Xuân nói dõng dạc, điệu bộ như chiến nhận lệnh. (Ba nó vẫn dạy như vậy) và đưa một ngón tay trỏ nhỏ xíu ngoéo vào ngón tay
tôi. Khi Đông Xuân học nhạc, điểm mười như là một quy ước của hai mẹ con. Con được điểm mười, mẹ phải thực hiện một lời hứa. Vì
những lời hứa, Đông Xuân đã làm việc như một người lớn, cần mẫn tập luyện tiếng đàn theo yêu cầu của cô giáo. Lắm lúc, tôi đau
nhói trong tim vì đầu ngón tay của con sưng lên hoặc bật máu do cố gắng quá sức. Con thi đậu vào trường nhạc, tôi mua cho nó chiếc
áo đầm do chính nó chọn. Con gái tôi đã chọn đúng chiếc áo mà tôi thích, chiếc áo điểm những bông hoa cà màu tím li ti, khiêm tốn.
Chiếc áo đó đắt gấp ba lần lương tháng của tôi, bằng đúng món tiền nhuận bút của một truyện ngắn đăng trong số Tết. Con mê chiếc
áo đầm mới đến nỗi đòi mặc luôn trong giấc ngủ say, tôi đã soi vào gương và nhận ra hai gò má tôi ửng chín, mắt tôi long lanh hơn,
mặc dù, bộ quần áo ký giả của tòa soạn tặng tôi đã sờn, bạc phai trong những chuyến đi viết xa thành phố. Tôi trẻ ra vì giữ được lời hứa
với con...
Thế mà lần này, khi ngoéo tay con hứa sẽ đưa nó thăm ba, tôi ảm thấy xấu hổ, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt con. Đông Xuân
hoàn toàn không biết tâm trạng của mẹ. Nó mừng rỡ, nhún nhảy như một con chim sáo. Nó ngồi lên đàn và chơi bản dân ca Lit-va
đúng như người nhạc sĩ bạn tôi đã đàn, để khẳng định là đang nhớ ba. Cử chỉ yêu thương ba da diết của con đối với ba nó làm tôi mất
ngủ trọn đêm đó. Tôi không viết nổi một chữ nào bài báo cho ngày hôm sau.
Sáng ra, tôi dối tòa soạn là đi lấy tài liệu ở một cơ sở, nhưng thật ra là đi lang thang trên đường phố. ý thức còn lại duy nhất của tôi là
giữ không để xảy ra tai nạn xe cộ. Ngoài ra, tôi phó mặc, cứ để mình nổi trôi theo dòng đời, trong một ngày. Ngờ đâu, số phận dửng
dưng ủng hộ cho đến bốn giờ chiều, cái giờ hạnh phúc nhất của tôi, cái giờ được đón Đông Xuân trong vòng tay.
Như vậy là thêm một lần nữa Đông Xuân thỏa mãn điều kiện của tôi, đạt điểm mười. Con đã đạt được mục đích. Sáng sớm hôm nay,
Đông Xuân bậm môi dọa tôi thật sự. Mẹ không cho con đi thăm ba, con sẽ nhịn ăn, con không ngủ với mẹ nữa. Con chỉ còn chưa dám
nói lời nặng nề nhất: con không tin mẹ. Chỉ cần mấy tiếng phẫn nộ đó của con, tôi sẽ không sống nổi.
Vừa gò lưng đạp xe, tôi vừa nghĩ cách thoát khỏi sự sụp đổ lòng tin trong con
- Đông Xuân à, con thấy mồ hôi lưng mẹ còn nhiều không?
- Dạ, mồ hôi ướt áo mẹ đây nè
- Hôm này mẹ mệt quá mà ba con thì ở xa. Để sáng mai chủ nhật mẹ mượn xe honda của dì chở con đi cho nhanh, con chịu không?
Còn bây giờ mẹ đưa con đi chơi bến Nhà Rồng
- Không. Con không đi bến Nhà Rồng
- Thì mẹ đưa con đi cậu lạc bộ...
- Không! Mẹ phải giữ lời hứa
Tôi biết Đông Xuân sẽ bật khóc một khi nó nói giọng cộc lốc như vậy. Phía sau xe dùng dằn mạnh làm tôi lảo đảo suýt chạm vào một
chiếc xe đạp cùng chiều. Hai bàn tay nhỏ xíu của Đông Xuân rời khỏi hông tôi. Làn hơi ấm từ bàn tay con biến đi đột ngột. Một cảm
giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng khiến tôi như đang lên cơn sốt rét. Đã đến nước này thì tôi không còn dám trái ý con nữa.
- Thôi được, mẹ xin giữ lời hứa. Nhưng con phải ráng chịu mệt, khi nào con khát thì mẹ cho con uống nước mía dọc đường.
- Hoan hô mẹ. Con không khát đâu
Đông Xuân reo lên và lập tức đưa ngón tay trỏ cong cong trước ngực tôi. Tôi ngoéo tay con chật chặt, lòng dặn lòng phải can đảm lên.
Và tôi cố sức đạp trong nắng chiều, tim đập liên hồi, trong lòng như có lửa đốt. Xa lộ về chiều xe cộ hối hả như chạy đua với bóng đêm
Chiếc xe cũ kỹ của tôi cố gắng như một thân sậy mềm trước dông bão của tốc độ. Tôi kiên nhẫn đạp xe không ngoài mục đích duy
nhất, vì con.
Trước đây, mẹ con tôi đi chơi bằng xe honda, người lái là ba của Đông Xuân. Chúng tôi có một chiếc xe bán hóa giá, phần thưởng
dành cho người thương binh bị hư một chân. Anh bị thương vào phần mềm, mảnh đạn chạm dây thần kinh làm cho teo cơ, chân trái cứ
nhỏ dần và khi anh về thành phố, nó thêm chứng run rẩy. Anh rất buồn sợ mình đứng không vững trên chính đôi chân của mình. Chiếc
xe honda là nguồn an ủi đối với mẹ con tôi, vì nó có thể đưa cả ba chúng tôi đi chơi sáng chủ nhật. Với anh, chiếc xe bình dị ấy cũng
trở thành nỗi băn khoăn. Anh bảo rằng, nó là chỗ nương tựa của tính biếng nhác, đôi chân anh có thể vì nó mà teo thêm. Nhưng dầu
sao, những chuyến đi sáng chủ nhật ra ngoại ô của anh và mẹ con tôi là vô giá. Anh đặc biệt thích thiên nhiên theo một kiểu riêng. Qua
những cánh đồng để sống với cố hương và đến những khu vườn để sống lại đời sống chiến khu. Cuộc đời bộ đội trong quá khứ cứ sống
đường hoàng trong anh cả ngày lẫn đêm của hiện tại. Hòa bình đã ba năm mà bộ "xanh-tuya" đi rừng anh vẫn còn giữ. Cái bình toang,
cái ca, cái đèn chai "an-côn" được anh trân trọng như hiện vật bảo tàng truyền thống, anh chỉ dành cho con gái. Những buổi đi ngoại ô
của chúng tôi thật thú vị. Khi thì về đất Củ Chi loang lỗ hố bom. Khi thì đi vùng căn cứ Sáu Xã ở Thủ Đức. Lần đi chơi Thủ Đức Đông
Xuân mới ba tuổi, thích ngồi trên bình xăng phía trước, tay luôn chỉ trỏ, miệng không ngớt bi bô:
- Ba ơi ba, cái bánh gì đỏ giống trứng gà quá?
- Không phải bánh đâu con, mặt trời mọc đó, đẹp không con?
- Đẹp quá. Mặt trời ở... số mấy hả ba?
- Ơ... cô bé cưng của ba. Mặt trời không có số nhà. Ông mặt trời ở cuối xa lộ này, ở trong rừng Sác xa lắm
Anh hơi lúng túng trước câu hỏi ngộ nghĩnh của con rồi cuối cùng cũng tìm được một cách trả lời theo sở thích của cả hai. Lần đầu tiên
nghe tiếng rừng Sác, Đông Xuân hỏi huyên thuyên. Anh phải vận dụng ngôn ngữ trẻ thơ một cách khó nhọc để nói với nó. Anh lúng
túng tìm từng lời để diễn tả lại một cách đơn giản nhất, những ngày oanh liệt của anh, cái thời làm chiến sĩ đặc công trên địa bàn sông
lạch rừng ngập mặn. Đông Xuân nghe chăm chú, thỉnh thoảng nó gật đầu và lắc đầu để rồi sau cùng thì đòi đi chơi rừng Sác
Sinh nhật lần thứ năm, Đông Xuân thổi phụt một cái tắt cả năm ngọn nến. Anh thưởng cho con một buổi đi chơi vườn măng cụt Lát
Thiêu. Đi chơ lần này, anh chuẩn bị cho con một ngày sống dã chiến thật sự. Có cả "tăng", võng, lương khô, bình toong nước. Hai cha
con đu đưa trên võng căng trong vườn măng tím mọng, song ca rất khớp bản "Nhạc rừng". Cúc cu, chim rừng ca trong nắng. Im nghe
ve rừng kêu miên man. Tiếng ve rộn lên trong vườn như đệm nhạc cho cha con anh hát. Anh hỏi Đông Xuân
- Đồng chí bộ đội của bá có nghe tiếng con gì kêu đó không?
- Con biết rồi, tiếng con dế
- ý ẹ, trật rồi - Anh ôm con, cười chảy cả nước mắt - Đó là tiếng ve chớ con. Im nghe ve rừng kêu miên man. Đó là ve, là nhạc ve đó
con
- Con nhớ rồi... nhạc ve.. kêu miên man
- Hoan hô đồng chí bộ đội của ba
Anh và con chuyển sang hát "Hành quân xa". Cha con đi đều bước. Cha khập khiễng đi trước, tay khuỳnh rộng ra như đang hành
quân thật. Con nắm thắt lưng cha, cố bước thật cao chân hát thật to:
- Đời chúng ta đâu có giậc "mà" ta cứ đi
- ấy chết! Con lại hát trật rồi. Phải như vầy mới đúng - Anh quay người lại đối diện với con tay bắt nhịp, miệng hát rõ từng lời: Đời
chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Là ta cứ đi chớ con
- Mà chớ ba. Bạn con cũng hát mà không hà
- Nếu hát là mà, thì cả bạn con cũng sai
Anh ngồi im nghĩ ngợi hồi lâu, trang nghiêm trước con gái năm tuổi. Anh định nói gì với nó nhưng chưa tìm được lời lẽ thích hợp,
đành phải im lặng. Vốn là một chiến sĩ đặc công, anh biết làm chủ mọi xúc cảm. Anh kể cho mẹ con tôi nghe những ngày chiến đấu,
trong trận đốt kho xăng Nhà Bè. Anh đã từng xâm nhập vào sát rào gai, nằm im trong ánh đèn pha, nín thở trước những kíp mìn cực
chạy. Đã từng lặn ngụp trong nước mặn, chịu khát và đói, mắt trừng trừng về phía những bồn xăng, bụng cồn cào nỗi đau na-pan, nỗi
đau cháy rát của những em bé, những bà mẹ bị đốt cháy lần áo, da thịt đang réo sôi. Lửa cực nóng luyện anh và đồng đội thành thép
nguội. Anh nằm đó, với quyết tâm thiên niên kỷ, miễn là thời gian dành cho anh một giây phút nào đó vắng bóng tuần tra, để anh cắt
rào gai mở hướng tấn công. Giây phút đắt giá nhất trong cuộc đời đã đến. Anh mở được đột phá khẩu, lao vào con đường đã thuộc
lòng trên sa bàn và đến với chiến thắng. Ngọn lửa phụt lên, đó là tất cả trái tim anh, những gì còn lại đều vô nghĩa, kể cả thân xác anh
và đồng đội. Anh phải mất nhiều ngày trầm mình trong nước mặn để rút về hậu cứ. Đồng đội anh có quá nửa chết vì đạn nhọn, vì sức
ép, vì cá sấu. Nhưng không ai nghĩ tới điều nhỏ mọn ấy, họ hy sinh cho cái lớn hơn.
Nói về những kỷ niệm, anh coi tôi như là Đông Xuân, với khát vọng qua tôi truyền đạt tới Đông Xuân, tới thế hệ của con. Nhưng Đông
Xuân lớn lên trong hòa bình, chiến tranh đối với con là xa lạ. Con vẫn cứ thờ ơ trước trăn trở của cha. Đối với con, đâu có giặc là ta cứ
đi hay mà ta cứ đi chỉ là lời hát không cần rõ nghĩa. Anh nhăn nhó âu lo và vì như thế. Đó là nỗi ưu tư của anh, nỗi ưu tư thường trực:
Anh chỉ biết đối thoại với con, anh vui mừng trước những ý ban sơ của con nhưng lắm lúc anh sốt ruột trước sự ngây thơ đáng yêu của
con. Tôi đã phê bình gay gắt sự nhầm lẫn về tâm lý lứa tuổi của anh, đôi khi tôi cho là anh bị bệnh tâm thần phân liệt. Anh nhận ra
ngay điều tôi nói bằng lý trí sáng suốt. Nhưng trái tim anh, tình cảm anh thì chống lại. Bao giờ anh cũng muốn thế hệ sau anh phải kết
thừa truyền thống đấu tranh cách mạng như anh, phải dứt khoát quyết liệt với kẻ thù. Anh không chịu được sữ ớm ỡ. Và thật trứ trêu,
anh vẫn không phân tích vì sao Đông Xuân, tuy rất yêu cha, yêu bộ đội, nhưng cũng sẵn sàng nhầm lẫn, sẵn sàng đặt ra trước anh
những phản đề. Nhiều lần tôi gợi ý với anh, thôi đừng làm tình làm tội con nữa. Không nên bắt con chia sẻ tâm trạng se thắt của người
lớn. Anh dễ dàng đồng tình nhưng sự thư thái trong tâm hồn anh không kéo dài được lâu. Khi nghe tin bọn Trung Quốc phát động di
tản, chúng nổ súng chiếm hòn Thổ Chu, chúng đánh qua Biên Giới Việt Nam, là anh không chịu nổi. Anh đòi trở về với binh chủng
đặc công. Anh muốn đánh bọn Pôn Pốt ngay tại giường ngủ của Hoàng Hậu Cốt-xa-mắc ở Hoàng cung cham-ca-Non. Mọi nguyện
vọng của anh đều chưa được thỏa mãn. Người ta trân trọng tấm lòng chiến sĩ của anh nhưng dẫu sao cũng thấy nó hơi quá đáng, có
phần lên gân. Nhất là trong trường hợp anh đang mang trong bắp chân một viên đạn, cần phải mổ, ít ra cũng phải mất vài tháng trở lại
bệnh viện và nhiều tháng luyện tập. Khi vết mổ đã lành, tuy cái chân vẫn còn khập khiễng, anh vẫn khẳng định mình có thể hành quân
xa được. Vẫn với mơ ước đâu có giặc là ta cứ đi. Thế mà Đông Xuân vô tư lự đã hát rằng đâu có giặc "mà" ta cứ đi. Anh bắt bẻ con gái
một cách vô lý làm cho nó ngơ ngác tưởng như mình có lỗi. Mắt Đông Xuân tròn xoe nhìn ba, đầu lắc lia, không hiểu vì sao ba giận.
Hai cha con thôi hát, chuyển sang bữa ăn dã chiến, cơm vắt với muối mè. So với bữa cơm dã chiến trước đây, có thêm món chả lụa và
tôm chiên bột. Đang ăn thì trời đổ mưa, phải chuyển vô chòi giữa vườn măng. Anh đưa con ngồi trên ghế đẩu. Đông Xuân ngồi một
cách lúng túng. Nó kêu lên sợ sệt.
- Ba ơi ba, cái ghế này kỳ cục quá, con khống biết dựa vào đâu, con sợ té lắm
Đông Xuân ngửa lưng ra sau tìm một chỗ dựa, suýt chút nữa thì chiếc ghế ngã, nếu anh không kẹp đưa cánh tay ra đỡ lưng nó. Câu
nói của con làm anh nhăn nhó, mày cau, môi mím lại. Rán lắm anh mới cười, nụ cười bị lệch một bên. Anh bế con giọng đầy mỉa mai:
- Đồng chí bộ đội của ba. Con phải tập ngồi ghế không có chỗ dựa cho quen. Ghế của bộ đội không có chỗ dựa con à. Lưng bộ đội
đâu cần ghế dựa hả con.
Đông Xuân ngơ ngác gật đầu. Lần này nó không dám cãi ba, chỉ cố gắng tỏ ra hiểu biết, miệng chúm chím cười. Nụ cười trẻ thơ sáng
trưng làm anh tươi tỉnh ngay. Anh ôm ghì lấy con rồi cù lét nó, tung nó lên làm nó thích chí cười khanh khách:
- ái ui! Ba thả con xuống đi - Đông Xuân kêu lên rồi chạy sang tôi. Nó nói nhỏ vào tai tôi
- Mẹ ơi mẹ, cho con đi...
Nó nói thật nhỏ tiếng cuối, mắt dáo dác tìm chỗ
- Con tìm gì đó Đông Xuân
- Ba ơi, "toa lét" ở đâu?
- Con tiểu phải không, đi với mẹ
Tôi dắt con ra vườn, chỉ một chỗ đất trống còn ướt nước mưa. Đông Xuân ngồi xuống rồi lại đứng lên. Nó nói như van lơn:
- Mẹ ơi, không có "bô" làm sao?
Nghe con nói, anh bật cười, cười đến chảy nước mắt. Tôi cũng buồn cười về một nét mới xuất hiện trong đời sống tâm lý con gái. Nó
lớn lên trong tiện nghi, không quen đời sống dã chiến, chưa hề tiểu tiện ngoài toa lét. Cả anh và tôi đều bị bất ngờ về điều này. Giá như
ai đó trong lứa chúng tôi phạm lỗi sính tiện nghi thì đáng trách vô cùng. Nhưng con cái chúng ta thì đáng yt bao. Chúng cần có cuộc
sống đầy đủ tiện nghi hơn thế hệ trước. Tôi ôm con, hôn lên tóc nó. Nhưng anh thì khác. Tuy không giận con, nhưng anh cười chế giễu
con gái hoàn toàn không đúng lúc:
- Đồng chí bộ đội của ba. Muốn làm bộ đội phải biết....chỉ cần có gốc cây là được
- Nhưng con sợ rắn lắm
- Bộ đội không sợ rắn, chỉ có rắn mới sợ bộ đội thôi. Đồng ý với ba chưa nào?
Đông Xuân sẽ gật đầu
Đêm đó, khi Đông Xuân đã ngủ, anh nói chuyện về nó rất lâu. Đầu tiên, anh trách tôi không có ý thức theo dõi tâm tính của con, để
con phát triển theo tự nhiện. Đến một lúc nào đó con sẽ trở thành con người quên truyền thống. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh về mục
đích giáo dục con, nhưng nói thẳng rằng phương pháp của anh là vội vàng, gượng ép. Anh ngồi im suy nghĩ thật lâu rồi khuyên tôi cố
thu xếp cho con về ngoại trong mùa hè để nó biết đời sống nông thôn, đó là cách tập cho con gần với lao động, gần với thiên nhiên, với
tập quán. Tắt đèn đã lâu nhưng anh không ngủ. Anh ngồi dậy, vấn thuốc sâu kèn, hút liên miên. Tôi vẫn thao thức theo anh.
- Anh tính như vầy, em đồng ý không?
- Anh tính điều gì?
- Anh sẽ ra mặt trận. Mặt trận biên giới đã mở rồi. ở đó, anh cống hiến được nhiều hơn ở đây. Một mình em nuôi con.
- Chừng nào anh đi?
- Anh muốn đi càng sớm càng hay. Em sẽ cực hơn bây giờ
- Chỉ ngại cái chấn vừa mổ của anh
- Anh đã đi vững bằng đôi chân của mình rồi. Chỉ lo em sẽ cực hơn. Vắng anh, em sẽ phải đảm đương nhiều việc hơn. Anh tính cho
con học đàn piano. Gặp chỗ nào có đàn nó cũng sà vô. Nó thèm đàn hơn cả quà bánh.
- Nhưng học đàn thì phải có đàn, làm sao mua nổi?
- Anh tính rồi, mình bán chiếc xe honda và ít đồ đạc, gom góp lại đủ mua. Bạn anh, nhạc sĩ, nó nói đàn đang rẻ. Con nó ham đàn hát,
tâm hồn nó phong phú thêm. Để nó khô khan như thế hệ chúng mình tội nghiệp. Chỉ sợ em phải đạp xe, gầy mòn thêm.
Không sợ. Vì con, em có thể chịu cực hơn nữa. Gầy yếu cơ thể tạm thời không đáng sợ so với gầy yếu tâm hồn - Tôi định nói thật
nhiều để anh yên tâm đi mặt trận nhưng cổ tôi nghèn nghẹn. Tôi không dám nói tiếp vì sợ bật ra tiếng khóc. Phải thú thật rằng hơn bất
cứ lúc nào tôi sợ vắng anh và cũng sợ anh không có tôi.
Anh đi ít lâu sau, việc mua đàn mới ổn thỏa, thành ra anh vẫn chưa thấy mặt cây đàn, vẫn chưa nghe tiếng đàn non nớt đầu tiên của
con. Tôi phải viết những bức thư thật dài ra biên giới nói về việc dạy con theo ý anh, về năng khiếu của con. Đặc biệt là sự đam mê.
Mười ngón tay xinh xắn mải miết tập đàn cả trong giấc ngủ. Anh viết thư về mừng rối rít. Anh không sao hiểu được Đông Xuân có
năng khiếu âm nhạc. Anh cười trong thư: anh thì chăn trâu, kéo cày, còn em thì cạo mủ cao su vậy mà con có "gien" đàn piano, thật lạ.
Có lẽ tại đời mình sống lạc quan, cứ hát hò luôn miệng cho nên con sớm có tâm hồn nghệ sĩ. Anh nhờ tôi nói với Cô giáo của Đông
Xuân dạy cháu những bài hát về bộ đội. Tôi báo cho anh biết cô giáo chưa thể dạy đàn ca khúc theo như ý anh vì con đang luyện "mê
tốt". Anh nổi nóng vì các từ "mê tốt" và "ê-tuýt", viết thư phản đối cô giáo. Cô giáo giận, tôi phải năn nỉ. Còn anh thì ngược lại, anh rất
mừng khi biết Đồng Xuân đàn bài dân ca Lit-va rất đạt, vì nhớ ba. Tôi muốn kể cho anh thật tỉ mỉ những biến động trong tâm hồn con
gái, nhất là trong lần đàn cho người bạn nhạc sĩ nghe bài dân ca buồn, nhưng lại ngại làm cho anh bận tâm trong khi đang ở chiến
trường, thành ra chưa viết được
- Mẹ ơi mẹ, bộ biên giới ở xa lắm sao mẹ, mồ hôi ướt lưng mẹ hết rồi đây nè
- Biên giới phía xa kia kìa, con, chỗ mặt trời đang lặng
Tôi nói xong hơi thở dồn hào hển. Đông Xuân xoa lưng cho tôi. Những ngón tay thon dài quá sớm do tập đàn chăm chỉ, vuốt nhẹ theo
sống lưng tôi. Mười ngón tay rối rít gõ những hợp âm, những nốt yêu thương thôi thúc tôi đạp xe nhanh hơn
Trời chiều, nắng nhạt, gió nhẹ hây hây, bình yên, dễ chịu hơn. Tôi rẽ vào con đường màu tím rực của đất đỏ nhuộm nắng chiều tà.
Ngoài xa lộ, tiếng xe cộ xa dần, không gian yên tĩnh và trong lành, có thể ngửi được mùi lá dừa từ những đám ruộng giống mới đang
trỗ.
Phía trước tôi, trên ngọn đồi đất sừng sững một ngôi tháp màu trắng, đỉnh tháp rực rỡ một ngôi sao vàng. Ngọn tháp nhắc tôi nhớ mình
đang đến đâu, làm tôi khựng lại, muốn quay về. Nhưng tôi biết rằng sau lưng tôi là lời hứa của tôi, là niềm tin của con. Tôi phải gò lưng
đạp xe lên dốc
- Đông Xuân à.
- Dạ
- Ba dạy con phải dũng cảm...
- Con đâu còn sợ ông kẹ nữa đâu, con dám ngủ riêng, con dám đi "toa-lét" một mình
Đông Xuân nói một hơi dài
- Nhưng con phải dũng cảm hơn nữa
- Dũng cảm hơn nữa là sao hở mẹ?
Câu hỏi đột ngột của Đông Xuân làm cổ tôi nghẹn lại. Tôi quên rằng tôi đã đòi hỏi quá mức, bắt con phải dũng cảm, trong khi chính
tôi cũng chưa làm được điều đó. Nước mắt tôi trào ra, nhểu vào bàn tay con đang ôm siết bụng tôi.
- Mệt quá, mẹ khóc hở mẹ. Bộ đội phải dũng cảm. Mẹ là vợ của bộ đội mà
- Mẹ đâu có khóc. Mồ hôi rơi trên tay con chớ đâu phải là nước mắt
Nước mắt tôi lại tuôn ra, lại rơi xuống tay con
- ý mẹ khóc thiệt rồi, nước mắt nóng hổi tay con nè
- Không sao, mẹ sẽ nín ngay bây giờ. Con nhớ ba, con có khóc không?
- Không. Con đâu có khóc hồi nào đâu. Nhớ ba con đàn hay hơn rồi mà.
Đã đến nơi, tôi và Đông Xuân xuống xe. Nơi đây vắng lặng, không một bóng người. Tôi đã từng đến đây vào bất cứ giờ nào tôi có thể
đến, nhưng chỉ đến một mình. Hôm nay là lần đầu tiên có mặt Đông Xuân. Tôi dắt con qua dãy mộ chí thẳng tắp như những hàng
quân. Phía bên kia những dãy mộ có một ngôi nhà, đó là ngôi nhà khu ngoại vi nghĩa trang. Nhận ra ngôi nhà trước mặt, Đông Xuân
mừng rỡ nhảy chân sáo, hay tay mở rộng, chiếc áo đầm xòe ra. Bỏ mặt tôi phía sau, Đông Xuân chạy bay tới trước. Con tôi reo lên:
- Mẹ ơi mẹ, doanh trại của ba kia rồi
Nhưng hàng rào cuối dãy mộ chí đã ngăn bước chân của Đông Xuân. Con đứng sửng lại, quay nhìn tôi ngơ ngác như một chú nai lạc
đường, còn tôi, tôi đã dừng lại tự lúc nào tôi cũng không biết. Trước mặt tôi là tấm mộ chí của anh mà tôi quen thuộc từng dòng chữ,
từng vết nứt. Tôi kịp nhớ ra rằng, tôi chưa bao giờ khóc tại đây với anh lần nào, tôi chỉ thấp hương và trồng một cây bông trang đỏ, tôi
ngồi với anh hàng giờ để nghĩ về con mà không hề dám đưa con đến. Tất cả mọi người thân đều khuyên tôi như vậy. Tôi đã nghe lời
khuyên và sa lầy mãi trong đau khổ một mình, không có con chia sẻ. Giờ đây, tôi mới cảm thấy nỗi ân hận vò xé. Tôi trách mình thiếu
can đảm, không tin vào trẻ thơ. Giá như tôi cứ nói hết với Đông Xuân về cái chết của ba nó từ ngày đầu, đến hôm nay, vết thương trong
tôi và trong con chắc đã qua giai đoạn đau nhức. Nhưng tôi không dám. Chẳng qua là vì nỗi đau đến đột ngột quá ngay khi tôi chờ đợi
ngày gặp lại anh. Một bức điện khẩu gọi tôi đến bộ tư lệny mặt trận biên giới. Tôi gửi Đông Xuân cho baạn, đi theo xe bộ đội ra tuyền
tuyến và gặp anh còn nằm trên cáng ở một trạm quân y tiền phương. Anh bị nổ mìn trên đường về, hai chân bị mất đứt, lõm sâu dưới
lần chăn đắp. Nhìn anh, tôi rụng rời. Tôi chỉ còn biết hy vọng vào đôi mắt anh chưa nhắm lại. Tôi sà đến, dán mắt tôi vào đó, chút sinh
lực còn lại rực lên long lanh. Nhưng đồng tử đã bất động, anh chỉ chăm chú nhìn vào một nơi vĩnh cửu nào đó trong bóng đêm. Những
lời cuối cùng tôi chờ đợi, anh không hề nói, những lời nhỏ nhoi về tôi, về con, về những tiếng đàn non nớt của con. Anh thanh thản ra
đi như không có ai để lại, kể cả con và tôi.
Tôi ôm ghì thân xác còn quá nửa của anh, cố gắng tuyệt vọng giành lại phân nửa đời tôi. Nhưng anh đã là người thiên cổ rồi. Người ta
mang anh đi. Một chiếc xe nào đó chuyển bánh. Bao lời khuyên đồng đội anh vang bên tai tôi. Nhưng tôi có nghe thấy gì đâu, tôi chỉ
còn nhớ mang máng rằng anh đã định cư ở đâu đó, anh đã nhận cho mình địa chỉ cuối cùng, địa chỉ của hương khói và thời gian. Sau
đó, tôi trở về với con bằng bộ mặt người mẹ trước lúc ra đi. Con thơ ngây không linh cảm được tin dữ. Con nghe tôi, tin là ba đang tiến
công về phía Tây, phía mặt trời lặn. Những chiến công từ phía mặt trời lặn được nói công khai trên đài phát thanh và trên màn ảnh
truyền hình củng cố thêm niềm tin của con, rằng ba con đang tiến về nơi nào đó, ở hướng Tây. Đông Xuân đàn bản dân ca Lit-va trong
khi đang hướng về mặt trận. Đúng như thế, bọn Pôn Pốt đang bị tiến công, bị truy lùng đến tận hang ổ. Chỉ trừ một sự kiện mà con
chưa biết là trong số người ngã xuống cho cuộc tiến công đó có một người thân yêu nhất, là anh. Mọi người trong hòa bình, góp phần
gián tiếp của mình vào chiến trường biên giới, trong đó có những người thân của tôi, đều xúc động trước sự thật tàn nhẫn này. Chính họ
đã khuyên tôi hãy im lặng với con. Tôi nghe theo họ, tôi im lặng tuyệt đối, chống lại sự nổi dậy của trái tim thương nhớ. Cho đến hôm
nay...
Tôi cố gắng không để cơn xúc động làm run đôi vai, làm bật ra tiếng nấc. Nhưng không được, nước mắt tôi đã thú nhận với con tất cả.
Từ phia hàng rào cuối cùng của nghĩa trang, Đông Xuân chạy đến, con đã thấy đang quỳ khóc trước mộ chí. Nó tròn mắt hột nhãn
nhìn tôi, ánh mắt ngây dại nghi ngờ. Giọng nói cộc lốc:
- Mẹ ngồi đây làm gì, dắt con qua doanh trại của ba đi. Tối rồi - Đông Xuân chỉ tay về hướng những ngôi nhà ở ngoại vi nghĩa trang.
Tôi ôm con vào lòng, nói trong tiếng nấc
- Ba con ở đây. Con đọc tấm mộ bia này đi
Đông Xuân đẩy tôi ra, con kề mắt sát vào tấm bia và lẩm bẩm đọc. Con đọc thật lâu. Ban đầu thì đọc lướt qua, sau đó lại lẩm nhẩm
đánh vần. Trờ-ân-trân-huyền-trần. Vờ-ăn-văn. A-nờ-an.
Đông Xuân đọc xong, đứng bật dậy như chiếc lò xo, khoa tay, lắc đầu nguầy nguậy. Không nhìn vào tôi. Con gào tôi lên:
- Không phải ba con. Người này là Trần Văn An, ba con là Dũng Chiến
Đông Xuân làm tôi bàng hoàng. Đến giờ này tôi mới nhớ ra, cháu chưa biết tên thật của ba. Nhưng chẳng lẽ lại nói với con điều này
ngay bây giờ. Trong lúc này tôi chỉ muốn Đông Xuân tin tôi, rằng con không còn ba nữa.
- Con nghe mẹ đi con. Ba con đang nằm đây. Nấm mồ này...
- Không phải đâu, con nói ba con ở biên giới mà. Ba viết thư về cho mẹ rồi
- Nhưng ba con bị...thương, và...
- Mẹ nói dối. Ba con bị thương, lành rồi, bác sĩ mổ lấy đạn ra rồi. Ba con lành rồi mới đi mà
Đông Xuân vẫn xua tay, dậm chân, vuột ra ngoài tầm tay tôi. Mặt con xanh tái, mắt tròn xoe, lắc đầu dứt khoát phản đối tôi. Tôi hoảng
hốt nhào tới, ôm siết con vào lòng
- Đông Xuân ơi, hãy tin mẹ. Ba con bị mìn của bọn Pôn Pốt. Mẹ khổ biết chừng nào. Từ lâu mẹ giấy con
Nghe tôi nói đến đây, đột nhiên Đông Xuân ôm ghì lấy cổ tôi, nó khóc òa lên. Nước mắt nó chảy lên mặt, lên cổ tôi nóng xót tận trong
lòng tôi. Tôi muốn nói lời nào đó để an ủi con, thậm chí, tôi vẫn còn nuôi ý định dối con lần thứ hai. Nhưng bỗng nhiên Đông Xuân
vùng dậy, gào lên tuyệt vọng:
- Mẹ ơi, mẹ ngốc lắm. Ba đâu có chết hồi nào đâu. Ba có viết thư cho con đâu
- Trời ơi, con....
- Mẹ hư lắm. Ba con không có ở đây. Hãy đưa con về nhà đi mẹ ơi. Đây đâu phải là nhà của ba con. Mẹ dừng nói dối, con không tin.
Lần đầu tiên, Đông Xuân nói thẳng ra là con không tin mẹ. Nét mặt con gái tôi đanh sắc khác thường. Con không cần nghe lời khuyên
của tôi, trái lại chỉ muốn tôi phải nghe. Và tôi đã nghe lời con tự lúc nào tôi cũng không hay biết. Mắt tôi ráo lệ như chưa từng khóc.
Như không hề có mất mát. Tôi đứng lên, nắm lấy tay con. Mẹ con tôi dắt nhau ra khỏi làng mộ chí im lặng
Tôi đạp xe một cách khó nhọc trên xa lộ về đêm. Đông Xuân ôm chặt lấy hông tôi. Tôi chưa biết phải nói gì với con trên đường về, dù
chỉ một lời. Hy vọng rồi thời gian cũng không thể xóa được nỗi nhớ ba của con. Mười ngón tay Đông Xuân thẩn thờ tư lự gõ những
hợp âm lên áo tôi. Những hợp âm mơ hồ, yếu ớt thẩm vào tận đáy lòng tôi giai điệu của con, giai điệu nhớ ngàn năm.