Ông Năm cải tạo
Tác giả: Nguyễn Hộ
ở cái thị trấn nhỏ bằng bụm tai này ít ai không biết biệt danh ông Năm cải tạo, cái tên đầu tiên nghe ai cũng sợ xanh mặt nhưng sau này
trở thành danh bất hư truyền, mọi người thuộc làu về ông, như từng thuộc làu các thứ tương chao, giấy quyến hút thuốc, miếng khô cá
đuối với xị rượu bán chịu trong gian hàng xén của thím Hon ở góc nhà lồng chợ.
Sở dĩ người ta quen thuộc tên ông và cả con ông là vì - ngoài cái uy danh của cán bộ cải tạo xã hội chủ nghĩa - còn có một lý do hoàn
toàn trái ngược: ông là một con người chân tình dễ thương, chỉ cần gặp ông một lần là lần sau không thể giận ông, lại còn thương ông
nữa, đó mới là điều đáng nói
Lần đầu tiên ông xuất hiện một cách bất ngờ trong đợt đổi tiền lần thứ nhất, nối theo sau đó là đợt cải tạo tư sản. Hồi đó ít ai đủ bình
tĩnh để tìm kiếm trong nếp áo bà ba xám mốc của ông dáng dấp của một con người nông dân kháng chiến lâu năm vừa trở lại cố quán.
Lúc đó chỉ nghĩ đến quyền lực của ông cán bộ trưởng ban cải tạo là người ta đã xanh mặt. Những cái lịnh từ căn phố hẹp và xấu xí
nhưng đỏ chói một tấm băng đơ rôn "Ban cải tạo" luôn luôn có một uy quyền không thể cưỡng lại được. Lịnh gì từ đó? Lịnh như thế
này: mọi người phải đi lao động sản xuất, không được bóc lột, phải sống lương thiện. Buôn bán hả, đó là "phi thương bất phú, nhất bản
vạn lợi", không tốt, phải lao động chân tay để cải tạo. Ai cũng phải tự làm ra hạt lúa củ khoai để sống. Lúc bấy giờ, mới hết chiến tranh
mấy ông "tối trời" về tiếp quản, lại có cả mấy ông "xã hội" từ ngoài Bắc về đông vô kể, ngụy quân và ngụy quyền vừa thua trận sợ hết
vía, những người thuộc lớp nhà giàu thì đang tính toán để nhập cuộc, tình thế này khiến xui mọi người phải phục tùng cải tạo, tôn ông
cải tạo lên hàng đầu, vì thế mà ông Năm được người ta nể sợ.
-Nè thím xẩm Hon, thím có biết nguồn gốc của thím không? Cái thời Mạc Cửu dong buồn ghé đây, mọi người Hoa đều là người lao
động - Ông Năm thích thú giải thích trong cuộc họp vận động chính sách cải tạo công thương nghiệp - bởi vậy, tôi đề nghị thím trở lại
cái gốc của mình trướ đây, phải cầm cuốc cầm cày làm ra hột lúa củ khoai mà ăn, sao lại để người ta trồng, còn mình thì hái, thật vô
duyên, đó là bóc lột, thím hiểu chưa?
-Hà cái lầy, cái ông Năm nói khó nghe quá. Làm ruộng, phải có người mua lúa, xay lúa chớ, làm ruộng là nghề mà bán buôn cũng là
nghề, nếu không thì ai làm cái gì ăn cái nấy được sao?
- Thôi, nếu thím không quán triệt được tinh thần nội dung cải tạo thì thím phải đi kinh tế mới
Cái con người trồng hiền như cục đất là vậy mà nói lời nào lời nấy chắc như đinh đóng cột. Thím xẩm Hon bị đi lao động cải tạo ở
Kinh Phèn. Cùng chung số phận với thím có nhiều người, nhưng họ thuộc loại lai lịch chính trị "xấu" hoặc có hành động chống đối, ít
có ai thuộc diện không tán thành "Cuộc đấu tranh giữa hai con đường"
Đợt đầu tiên kết quả có nhiều người đi kinh tế mới làm cho uy tín ông Năm lên cao, ông thành danh là Năm cải với ý nghĩa sự thần
diệu của biện pháp biến cải mọi người bằng cày cuốc tưởng như ngó thấy được. Nhưng vốn là một người cách mạng triệt để, ông Năm
vẫn còn chưa vừa ý một điều mà chỉ người trong nghề mới lưu ý tới mà thôi. Đâu chuyện xảy ra vào một hôm tối trời, sau khi sơ kết
báo cáo đợt cải tạo đầu tiên của thị trấn.
Hôm đó, lần đầu tiên, sau gần ba chục năm tham gia đấu tranh cách mạng, ông Năm mới đi hớt tóc ngoài tiệm. Những năm trước đây,
từ cái thời còn là thanh niên cho đến thành ông cụ, ông Năm chưa bao giờ ra tiệm hớt tóc vì ông chưa bao giờ có điều kiện sinh sống
như một người bình thường. Ông luôn hoạt động bí mật ở thị trấn thời làm phu khuân vác cho nhà máy xay rồi nhảy ra khu đi bộ đội.
Cái tóc của anh bộ đội xưa ít biết mùi tông đơ, thường là cắt bằng dao lam và kéo. Trong chiến khu, khái niệm đó nhờ khéo tay mà trở
thành thợ Đức Hòa, một thứ thợ tồi nổi danh trong khánh chiến chống Mỹ. Nhưng không sao, trong chiến tranh, hớt tóc cốt là để cho
mát đầu, dễ gội, mau khô chớ ít khi có điều kiện để mà làm đẹp. Vì vậy, cho đến khi trở thành ông rồi, ông Năm mới nhận ra là mình
chưa bao giờ ngồi ghế phôtơi để cho người ta choàng lên mình tấm vải trắng và tha hồ mà tỉa tót, cạo gọt. Gần một năm về làm cải tạo ở
thị trấn, mấy lần ông có dòm ngó tới một cái tiệm uốn tóc loại sang ở ngay con đường chính. Đây là cái tiệm có vẻ hấp dẫn và lúc nào
cũng đông khách. Trước cửa tiệm là những tấm quảng cáo đủ kiểu tóc Tây Tàu. Bên trong là một căn phòng khá rộng để hai hàng ghế
phôtơi lưng dạ hạ xuống được để nằm đấp bóp. Lại có cả những dụng cụ cạo râu và sấp tóc bằng điện. Đi ngang qua cửa, cái mùi dầu
thơm dỏm nghe nặng mũi nhưng nó gợi nhó cái thời thơ ấu của ông đã từng được thoa phấn một lượt ở chân tóc trước khi tông đơ lướt
bén gót nghe rào rào như tằm ăn lên. Kỷ niệm ấu thơ và tính tò mò của cán bộ cải tạo đã thúc đẩy ông Năm bước đến tiệm hớt tóc Hoa
Hồng, làm các ông thầy hù sợ xanh mặt, nhất là khi họ nhận thấy mái tóc muối tiêu của ông chưa đến ngày đến tháng gì cả.
- Chào ông Năm. Mời ông Năm ngồi, uống nước
- Được rồi. Tôi đi hớt tóc đây
Mọi người thở phào, lăng xăng chọn ghế tốt cho ông. Người thợ hớt tóc cho ông cũng đúng như ông mong muốn: một ông già có vẻ
lam lũ, nụ cười hiền, tóc hoa râm cắt ngắn, áo trắng cụt tay sạch sẽ. Trông ông thợ già, so sánh với những người thợ khác, ông Năm
cảm tưởng rằng, ông thợ này đi lạc. Tất cả thợ ở đây đều trẻ, mặc quần áo mốt, tóc tai kiểu cách và đặc biệt là dài đến dị hợm. Bây giờ,
ông mới thở phào nhẹ nhỏm. "Vậy là tốt - ông nghĩ thầm - ít ra cũng phải còn được một người lương thiện".
- Ông thứ mấy. Ông Năm hỏi
- Dạ, ông Năm cứ kêu tui là Ba Thợ, tui nhỏ tuổi hơn...
- Được rồi, tôi sẽ kêu là chú Ba. Nè, chú Ba là chủ tiệm hớt tóc này hả?
Ông Ba Thợ giật mình, kéo theo một dúm tóc mà lưỡi tông đơ chưa kịp ăn đứt, làm cho ông Năm Cải tạo nhăn mặt.
- Dạ, dạ. Xin lỗi ông Năm, tôi làm ông đau.
- Không sao. Vậy ông không phải là chủ tiệm à? Tiệm này giàu dữ hè?
Ông thợ nghe khen giàu, sợ xanh mặt, vội vã thanh minh:
- Dạ không. Tôi là người làm công
- Làm công? Cái trố mắt của ông Năm trong gương làm cho ông Ba Thợ thêm một phen hết vía
- Dạ tui làm công thiệt mà ông Năm
- Những người thợ kia, ai là chủ? Ông Năm liếc mắt về cả hai phía, nơi đặt hai dãy ghế đang xoay đủ kiểu
- Dạ, họ cũng là thợ như tui vậy mà
- Được rồi. Thợ, nhưng họ chắc không phải người giai cấp. Vậy ai là chủ?
- Dạ, ông Năm nói ai là người của giai cấp. Bà chủ không có ở đây mà. Thím xẩm Hon, dọn nhà vô Kinh Phèn cải tạo rồi.
- Được rồi. Hóa ra, bà xẩm Hon còn kinh doanh cả cắt tóc nữa. Vậy mà tôi không biết. Bây giờ chú nói coi, chú bị bóc lột ra sao. ái
da!
Ông Ba thợ lại giật mình, mũi kéo bập một chéo tai phải của ông Năm Cải tạo, vết kéo màu đỏ mọng. Ba Thợ hốt hoảng chạy quanh
ghế, va chạm làm nó xoay tròn. Người ta tiếp cứu Ba Thợ bằng cách đưa cho ông miếng bông gòn để thấm vết máu.
Còn ông Năm thì tỉnh khô như không có chuyện gì xảy ra. Đợi cho mọi người hết lính quýnh, ông nói tiếp:
- Lương của chú bao nhiêu, công sức bị bóc lột cỡ nào?
- Dạ, chia tứ lục, bả bỏ vốn bả được sáu
- Chà, không được, vậy là bóc lột nhân công, là tư sản hớt tóc
Ông Ba Thợ đang cầm con dao cạo, liếc liếc vào lòng bàn tay, bỗng khựng lại như cái máy:
- ờ ờ... dạ tui biết rồi, thím Hon là tư sản hớt tóc
- Được rồi
- Dạ, chưa được, còn cạo râu nữa
- Không. Tôi nói cái chuyện thím Hon kìa
- Vậy mà tôi tưởng...
Ông Ba Thợ mừng ra mặt, thận trọng thấm nước vào hàm râu thưa thớt
- Chú tưởng gì. Tưởng đi kinh tế mới vậy là xong à? Cần phải cải tạo bà Hon và giải phóng cho chú
- Hả? Giải phóng cho tui à?
Ông Ba Thợ chỉ nói được có mấy tiếng nghe thảm thiết rồi mắt hoa, tay run không thể nào dám đưa lưỡi dao cạo bén ngót trở lại hàm
râu được nữa. Vì vậy mà việc hớt tóc phải ngưng tại đây. Trước khi ra về, ông Năm kéo ông Ba Thợ ra riêng một góc nhà và nói:
- Chuyện cải tạo bà Hon sẽ làm sau. Tôi đang nghĩ cách giải phóng chú khỏi bị áp bức bóc lột. Chú cứ yên tâm
Ông Năm đã nói là làm. Việc đầu tiên là tìm thăm gia cảnh của ông Ba Thợ. Đúng y như ông nhận định, vợ chồng con cái của ông cả
thảy năm người sống chui trong cái toa xe cũ bên cạnh bãi đổ rác. Bà vợ bán hàng rong, đứa con lớn đạp xe lôi, mấy đứa nhỏ rách rưới.
Nhà nghèo nhưng có lộng hình Bác Hồ trong khung kính treo nơi trang trọng. Đây chính là người cần phải được giải phóng. Ông Năm
phác ra ngay một ý định trước khi họp thị trấn ủy để bàn. Và giờ đây, trước mặt đông đủ bảy vị trong cấp ủy, ông Năm mới trịnh trọng
đặt vấn đề:
- Cấp trên chưa có chủ trương cải tạo tiệm hớt tóc. Chúng ta phải chờ đợi. Nhưng không thể để một người nghèo bị bóc lột ở thị trấn.
Giải phóng người thợ hớt tóc này dễ lắm. Chỉ cần một cái bàn con, cái thế tu-nê, cái tông đơ, con dao cái kéo là đủ, tất cả không quá
năm trăm đồng tiền mới đổi. Chúng ta cần ủng hộ chú Ba Thợ, các đồng chí thấy thế nào?
- Tôi thấy tùy đồng chí Trưởng ban cải tạo thôi - một chi ủy viên nói - theo tôi không nên cải tạo từng người một. Cần có kế hoạch cải
tạo để giải phóng cho tất cả mọi người lao động trong thị trấn
- Tôi đồng ý với ý kiến vừa rồi. Một giọng nữ cất lên. Chúng ta làm cách mạng chớ đâu phải đi làm từ thiện. Cách mạng cao hơn từ
thiện một cái đầu.
- Còn tôi thì đồng ý với anh Năm. Một giọng khàn đặc run run của người già. Nhưng tôi đề nghị cách này: cả thị trấn ủy của mình gồm
bảy vị hãy thử một lần làm công tác quần chúng. Chúng ta hùn tiền nhau giúp đỡ ông Ba một phen. Ông Ba mà được chúng ta giúp đỡ
sống được thì cũng được nhiều ý nghĩa...
ý kiến đơn giản nhưng có sức thuyết phục, hòa giải được mọi người. Và cuối cùng, người ta lên đợc một danh sách ủng hộ mỗi người
năm chục đồng. Riêng ông Năm và ông già nhất trong cấp ủy thì người thêm được tấm kiếng, người kia cái ghế dựa.
Một xe lôi đủ chở tất cả, kể cả hai ông già thay mặt cho cấp ủy đến túp lều bằng toa xe của ông Ba Thợ. Trời mới xế, bởi vậy, sau khi
nói ý kiến ngắn về sự cần thiết phải giải phóng cho ông Ba Thợ khỏi bóc lột của chủ và trao quà tặng của thị trấn ủy, ông Ba Thợ còn
kịp đáp lễ bằng một xị rượu thuốc, nhậu nghèo với khô cá khoai và khai trương luôn cái tiệm hớt tóc dã chiến đặt ngay bên hông toa
xe. Bà con nghe chuyện lạ bu đến xem được hớt tóc quảng cáo không lấy tiền. Nhiều người lớn tuổi cảm động cảm ơn cách mạng quan
tâm đến người nghèo. Người ta nhao nhao lên trình bày hoàn cảnh của mình cũng không hơn gì ông Ba Thợ và trông cậy vào sự giúp
đỡ của thị trấn ủy. Người ta vây quanh hai nhà cách mạng đông đến nổi làm cho hai ông nháy nhau tìm lối thoát
Sau cái buổi "công tác quần chúng" đầy ý nghĩa đó, ông Năm được triệu tập lên tỉnh để tập huấn về công tác cải tạo công - thương
nghiệp tư bản tư doanh đợt tiếp theo. Ông phải ở tỉnh ngót một tháng để nhận sự bồi bổ về nhận thức và kinh nghiệm. Bản thân ông
cũng có báo cáo kinh nghiệm cải tạo ở thị trấn ông và không quên nhất mạnh đến công việc làm nghĩa để giải phóng một người nghèo.
Câu chuyện gây được tiếng vang mặc dù không ít người không hiểu tại sao lại mỉm cười tỏ vẻ chế giễu. Tuy thế, ông Năm vẫn là ông
với cái chứng chỉ hạng ưu về tập huấn cải tạo. Và ông ra về lòng đầy hân hoan, không ngờ, sau chiến tranh ông lại học được một cái
nghề mới cũng đầy uy quyền và cũng không ít vinh quang.
Khi cái thị trấn quen thuộc hiện ra ông Năm liền nghĩ ngay đến ông Ba Thợ và cái tiệm hớt tóc đầy tình nghĩa của ông. Kìa, đã đến con
hẻm dẫn vào bãi rác sau tường rào của một nhà máy xay, nơi có cái toa xe hư. Ông Năm bước vội, trong lòng xúc động hình dung lại
khuôn mặt đầy vẻ biết ơn của người thợ hớt tóc già. Nhưng, ông Năm đứng sửng lại như vừa phát hiện ra miệng hố. Cũng tương tự như
vậy, trước mắt ông là bãi rác với cái toa xe trống trơn. Không thấy gia đình ông Ba Thợ đâu, cũng chẳng thấy ghế hớt tóc. Bị đột ngột
ông Năm phải đứng tần ngần một lúc lâu, trong lòng cộm lên những thắc mắc và rầu rĩ.
- á, tụi bây ơi, ông Năm Cải tạo kìa!
Có tiếng trẻ con nói phía bên kia đống rác. Ông ngoắc một đứa, cả bọn chạy đến bên hông. Chúng nó nhìn ông có vẻ lo sợ. Chỉ có
thằng lớn là tỏ ra hiểu biết.
- Mấy cháu biết nhà ông Ba Thợ dời về đâu không
- Dạ con không biết. Nghe nói ổng đi xa lắm
- Đi lâu chưa
- Dạ lâu lắm rồi. Cả tháng lận
- Cả tháng. Hừ
- ổng mang luôn cái tiệm hớt tóc đi rồi à?
- Dạ đâu có. ổng hớt được có bữu đầu - Thằng bé gãi cái đầu trọc - ổng hớt cho con nè. Nghe nói ăn trộm vô rinh mất bộ đồ nghề của
ổng rồi
- Hả? ăn trộm hả
- Dạ, ăn trộm thật mà
Ông Năm bị bất ngờ hoàn toàn, lắp bắp hồi lâu mới thành tiếng:
- Rồi tại sao ổng đi hả?
- Dạ, ổng đi ổng có nói với tía con tại vì ổng mất đồ nghề mà không dám trở lại làm mướn vì sợ...
- Sợ cái gì?
- Dạ cháu không biết đâu. Ông vô nhà trong kia hỏi tía con tía con nói cho ông nghe.
Lũ trẻ kéo nhau đi mất. Ông Năm không đi theo chúng cũng không quay trở ra. Ông đứng đó ngẫm nghĩ điều gì rất lâu.
ở cái thị trấn nhỏ bằng bụm tai này ít ai không biết biệt danh ông Năm cải tạo, cái tên đầu tiên nghe ai cũng sợ xanh mặt nhưng sau này
trở thành danh bất hư truyền, mọi người thuộc làu về ông, như từng thuộc làu các thứ tương chao, giấy quyến hút thuốc, miếng khô cá
đuối với xị rượu bán chịu trong gian hàng xén của thím Hon ở góc nhà lồng chợ.
Sở dĩ người ta quen thuộc tên ông và cả con ông là vì - ngoài cái uy danh của cán bộ cải tạo xã hội chủ nghĩa - còn có một lý do hoàn
toàn trái ngược: ông là một con người chân tình dễ thương, chỉ cần gặp ông một lần là lần sau không thể giận ông, lại còn thương ông
nữa, đó mới là điều đáng nói
Lần đầu tiên ông xuất hiện một cách bất ngờ trong đợt đổi tiền lần thứ nhất, nối theo sau đó là đợt cải tạo tư sản. Hồi đó ít ai đủ bình
tĩnh để tìm kiếm trong nếp áo bà ba xám mốc của ông dáng dấp của một con người nông dân kháng chiến lâu năm vừa trở lại cố quán.
Lúc đó chỉ nghĩ đến quyền lực của ông cán bộ trưởng ban cải tạo là người ta đã xanh mặt. Những cái lịnh từ căn phố hẹp và xấu xí
nhưng đỏ chói một tấm băng đơ rôn "Ban cải tạo" luôn luôn có một uy quyền không thể cưỡng lại được. Lịnh gì từ đó? Lịnh như thế
này: mọi người phải đi lao động sản xuất, không được bóc lột, phải sống lương thiện. Buôn bán hả, đó là "phi thương bất phú, nhất bản
vạn lợi", không tốt, phải lao động chân tay để cải tạo. Ai cũng phải tự làm ra hạt lúa củ khoai để sống. Lúc bấy giờ, mới hết chiến tranh
mấy ông "tối trời" về tiếp quản, lại có cả mấy ông "xã hội" từ ngoài Bắc về đông vô kể, ngụy quân và ngụy quyền vừa thua trận sợ hết
vía, những người thuộc lớp nhà giàu thì đang tính toán để nhập cuộc, tình thế này khiến xui mọi người phải phục tùng cải tạo, tôn ông
cải tạo lên hàng đầu, vì thế mà ông Năm được người ta nể sợ.
-Nè thím xẩm Hon, thím có biết nguồn gốc của thím không? Cái thời Mạc Cửu dong buồn ghé đây, mọi người Hoa đều là người lao
động - Ông Năm thích thú giải thích trong cuộc họp vận động chính sách cải tạo công thương nghiệp - bởi vậy, tôi đề nghị thím trở lại
cái gốc của mình trướ đây, phải cầm cuốc cầm cày làm ra hột lúa củ khoai mà ăn, sao lại để người ta trồng, còn mình thì hái, thật vô
duyên, đó là bóc lột, thím hiểu chưa?
-Hà cái lầy, cái ông Năm nói khó nghe quá. Làm ruộng, phải có người mua lúa, xay lúa chớ, làm ruộng là nghề mà bán buôn cũng là
nghề, nếu không thì ai làm cái gì ăn cái nấy được sao?
- Thôi, nếu thím không quán triệt được tinh thần nội dung cải tạo thì thím phải đi kinh tế mới
Cái con người trồng hiền như cục đất là vậy mà nói lời nào lời nấy chắc như đinh đóng cột. Thím xẩm Hon bị đi lao động cải tạo ở
Kinh Phèn. Cùng chung số phận với thím có nhiều người, nhưng họ thuộc loại lai lịch chính trị "xấu" hoặc có hành động chống đối, ít
có ai thuộc diện không tán thành "Cuộc đấu tranh giữa hai con đường"
Đợt đầu tiên kết quả có nhiều người đi kinh tế mới làm cho uy tín ông Năm lên cao, ông thành danh là Năm cải với ý nghĩa sự thần
diệu của biện pháp biến cải mọi người bằng cày cuốc tưởng như ngó thấy được. Nhưng vốn là một người cách mạng triệt để, ông Năm
vẫn còn chưa vừa ý một điều mà chỉ người trong nghề mới lưu ý tới mà thôi. Đâu chuyện xảy ra vào một hôm tối trời, sau khi sơ kết
báo cáo đợt cải tạo đầu tiên của thị trấn.
Hôm đó, lần đầu tiên, sau gần ba chục năm tham gia đấu tranh cách mạng, ông Năm mới đi hớt tóc ngoài tiệm. Những năm trước đây,
từ cái thời còn là thanh niên cho đến thành ông cụ, ông Năm chưa bao giờ ra tiệm hớt tóc vì ông chưa bao giờ có điều kiện sinh sống
như một người bình thường. Ông luôn hoạt động bí mật ở thị trấn thời làm phu khuân vác cho nhà máy xay rồi nhảy ra khu đi bộ đội.
Cái tóc của anh bộ đội xưa ít biết mùi tông đơ, thường là cắt bằng dao lam và kéo. Trong chiến khu, khái niệm đó nhờ khéo tay mà trở
thành thợ Đức Hòa, một thứ thợ tồi nổi danh trong khánh chiến chống Mỹ. Nhưng không sao, trong chiến tranh, hớt tóc cốt là để cho
mát đầu, dễ gội, mau khô chớ ít khi có điều kiện để mà làm đẹp. Vì vậy, cho đến khi trở thành ông rồi, ông Năm mới nhận ra là mình
chưa bao giờ ngồi ghế phôtơi để cho người ta choàng lên mình tấm vải trắng và tha hồ mà tỉa tót, cạo gọt. Gần một năm về làm cải tạo ở
thị trấn, mấy lần ông có dòm ngó tới một cái tiệm uốn tóc loại sang ở ngay con đường chính. Đây là cái tiệm có vẻ hấp dẫn và lúc nào
cũng đông khách. Trước cửa tiệm là những tấm quảng cáo đủ kiểu tóc Tây Tàu. Bên trong là một căn phòng khá rộng để hai hàng ghế
phôtơi lưng dạ hạ xuống được để nằm đấp bóp. Lại có cả những dụng cụ cạo râu và sấp tóc bằng điện. Đi ngang qua cửa, cái mùi dầu
thơm dỏm nghe nặng mũi nhưng nó gợi nhó cái thời thơ ấu của ông đã từng được thoa phấn một lượt ở chân tóc trước khi tông đơ lướt
bén gót nghe rào rào như tằm ăn lên. Kỷ niệm ấu thơ và tính tò mò của cán bộ cải tạo đã thúc đẩy ông Năm bước đến tiệm hớt tóc Hoa
Hồng, làm các ông thầy hù sợ xanh mặt, nhất là khi họ nhận thấy mái tóc muối tiêu của ông chưa đến ngày đến tháng gì cả.
- Chào ông Năm. Mời ông Năm ngồi, uống nước
- Được rồi. Tôi đi hớt tóc đây
Mọi người thở phào, lăng xăng chọn ghế tốt cho ông. Người thợ hớt tóc cho ông cũng đúng như ông mong muốn: một ông già có vẻ
lam lũ, nụ cười hiền, tóc hoa râm cắt ngắn, áo trắng cụt tay sạch sẽ. Trông ông thợ già, so sánh với những người thợ khác, ông Năm
cảm tưởng rằng, ông thợ này đi lạc. Tất cả thợ ở đây đều trẻ, mặc quần áo mốt, tóc tai kiểu cách và đặc biệt là dài đến dị hợm. Bây giờ,
ông mới thở phào nhẹ nhỏm. "Vậy là tốt - ông nghĩ thầm - ít ra cũng phải còn được một người lương thiện".
- Ông thứ mấy. Ông Năm hỏi
- Dạ, ông Năm cứ kêu tui là Ba Thợ, tui nhỏ tuổi hơn...
- Được rồi, tôi sẽ kêu là chú Ba. Nè, chú Ba là chủ tiệm hớt tóc này hả?
Ông Ba Thợ giật mình, kéo theo một dúm tóc mà lưỡi tông đơ chưa kịp ăn đứt, làm cho ông Năm Cải tạo nhăn mặt.
- Dạ, dạ. Xin lỗi ông Năm, tôi làm ông đau.
- Không sao. Vậy ông không phải là chủ tiệm à? Tiệm này giàu dữ hè?
Ông thợ nghe khen giàu, sợ xanh mặt, vội vã thanh minh:
- Dạ không. Tôi là người làm công
- Làm công? Cái trố mắt của ông Năm trong gương làm cho ông Ba Thợ thêm một phen hết vía
- Dạ tui làm công thiệt mà ông Năm
- Những người thợ kia, ai là chủ? Ông Năm liếc mắt về cả hai phía, nơi đặt hai dãy ghế đang xoay đủ kiểu
- Dạ, họ cũng là thợ như tui vậy mà
- Được rồi. Thợ, nhưng họ chắc không phải người giai cấp. Vậy ai là chủ?
- Dạ, ông Năm nói ai là người của giai cấp. Bà chủ không có ở đây mà. Thím xẩm Hon, dọn nhà vô Kinh Phèn cải tạo rồi.
- Được rồi. Hóa ra, bà xẩm Hon còn kinh doanh cả cắt tóc nữa. Vậy mà tôi không biết. Bây giờ chú nói coi, chú bị bóc lột ra sao. ái
da!
Ông Ba thợ lại giật mình, mũi kéo bập một chéo tai phải của ông Năm Cải tạo, vết kéo màu đỏ mọng. Ba Thợ hốt hoảng chạy quanh
ghế, va chạm làm nó xoay tròn. Người ta tiếp cứu Ba Thợ bằng cách đưa cho ông miếng bông gòn để thấm vết máu.
Còn ông Năm thì tỉnh khô như không có chuyện gì xảy ra. Đợi cho mọi người hết lính quýnh, ông nói tiếp:
- Lương của chú bao nhiêu, công sức bị bóc lột cỡ nào?
- Dạ, chia tứ lục, bả bỏ vốn bả được sáu
- Chà, không được, vậy là bóc lột nhân công, là tư sản hớt tóc
Ông Ba Thợ đang cầm con dao cạo, liếc liếc vào lòng bàn tay, bỗng khựng lại như cái máy:
- ờ ờ... dạ tui biết rồi, thím Hon là tư sản hớt tóc
- Được rồi
- Dạ, chưa được, còn cạo râu nữa
- Không. Tôi nói cái chuyện thím Hon kìa
- Vậy mà tôi tưởng...
Ông Ba Thợ mừng ra mặt, thận trọng thấm nước vào hàm râu thưa thớt
- Chú tưởng gì. Tưởng đi kinh tế mới vậy là xong à? Cần phải cải tạo bà Hon và giải phóng cho chú
- Hả? Giải phóng cho tui à?
Ông Ba Thợ chỉ nói được có mấy tiếng nghe thảm thiết rồi mắt hoa, tay run không thể nào dám đưa lưỡi dao cạo bén ngót trở lại hàm
râu được nữa. Vì vậy mà việc hớt tóc phải ngưng tại đây. Trước khi ra về, ông Năm kéo ông Ba Thợ ra riêng một góc nhà và nói:
- Chuyện cải tạo bà Hon sẽ làm sau. Tôi đang nghĩ cách giải phóng chú khỏi bị áp bức bóc lột. Chú cứ yên tâm
Ông Năm đã nói là làm. Việc đầu tiên là tìm thăm gia cảnh của ông Ba Thợ. Đúng y như ông nhận định, vợ chồng con cái của ông cả
thảy năm người sống chui trong cái toa xe cũ bên cạnh bãi đổ rác. Bà vợ bán hàng rong, đứa con lớn đạp xe lôi, mấy đứa nhỏ rách rưới.
Nhà nghèo nhưng có lộng hình Bác Hồ trong khung kính treo nơi trang trọng. Đây chính là người cần phải được giải phóng. Ông Năm
phác ra ngay một ý định trước khi họp thị trấn ủy để bàn. Và giờ đây, trước mặt đông đủ bảy vị trong cấp ủy, ông Năm mới trịnh trọng
đặt vấn đề:
- Cấp trên chưa có chủ trương cải tạo tiệm hớt tóc. Chúng ta phải chờ đợi. Nhưng không thể để một người nghèo bị bóc lột ở thị trấn.
Giải phóng người thợ hớt tóc này dễ lắm. Chỉ cần một cái bàn con, cái thế tu-nê, cái tông đơ, con dao cái kéo là đủ, tất cả không quá
năm trăm đồng tiền mới đổi. Chúng ta cần ủng hộ chú Ba Thợ, các đồng chí thấy thế nào?
- Tôi thấy tùy đồng chí Trưởng ban cải tạo thôi - một chi ủy viên nói - theo tôi không nên cải tạo từng người một. Cần có kế hoạch cải
tạo để giải phóng cho tất cả mọi người lao động trong thị trấn
- Tôi đồng ý với ý kiến vừa rồi. Một giọng nữ cất lên. Chúng ta làm cách mạng chớ đâu phải đi làm từ thiện. Cách mạng cao hơn từ
thiện một cái đầu.
- Còn tôi thì đồng ý với anh Năm. Một giọng khàn đặc run run của người già. Nhưng tôi đề nghị cách này: cả thị trấn ủy của mình gồm
bảy vị hãy thử một lần làm công tác quần chúng. Chúng ta hùn tiền nhau giúp đỡ ông Ba một phen. Ông Ba mà được chúng ta giúp đỡ
sống được thì cũng được nhiều ý nghĩa...
ý kiến đơn giản nhưng có sức thuyết phục, hòa giải được mọi người. Và cuối cùng, người ta lên đợc một danh sách ủng hộ mỗi người
năm chục đồng. Riêng ông Năm và ông già nhất trong cấp ủy thì người thêm được tấm kiếng, người kia cái ghế dựa.
Một xe lôi đủ chở tất cả, kể cả hai ông già thay mặt cho cấp ủy đến túp lều bằng toa xe của ông Ba Thợ. Trời mới xế, bởi vậy, sau khi
nói ý kiến ngắn về sự cần thiết phải giải phóng cho ông Ba Thợ khỏi bóc lột của chủ và trao quà tặng của thị trấn ủy, ông Ba Thợ còn
kịp đáp lễ bằng một xị rượu thuốc, nhậu nghèo với khô cá khoai và khai trương luôn cái tiệm hớt tóc dã chiến đặt ngay bên hông toa
xe. Bà con nghe chuyện lạ bu đến xem được hớt tóc quảng cáo không lấy tiền. Nhiều người lớn tuổi cảm động cảm ơn cách mạng quan
tâm đến người nghèo. Người ta nhao nhao lên trình bày hoàn cảnh của mình cũng không hơn gì ông Ba Thợ và trông cậy vào sự giúp
đỡ của thị trấn ủy. Người ta vây quanh hai nhà cách mạng đông đến nổi làm cho hai ông nháy nhau tìm lối thoát
Sau cái buổi "công tác quần chúng" đầy ý nghĩa đó, ông Năm được triệu tập lên tỉnh để tập huấn về công tác cải tạo công - thương
nghiệp tư bản tư doanh đợt tiếp theo. Ông phải ở tỉnh ngót một tháng để nhận sự bồi bổ về nhận thức và kinh nghiệm. Bản thân ông
cũng có báo cáo kinh nghiệm cải tạo ở thị trấn ông và không quên nhất mạnh đến công việc làm nghĩa để giải phóng một người nghèo.
Câu chuyện gây được tiếng vang mặc dù không ít người không hiểu tại sao lại mỉm cười tỏ vẻ chế giễu. Tuy thế, ông Năm vẫn là ông
với cái chứng chỉ hạng ưu về tập huấn cải tạo. Và ông ra về lòng đầy hân hoan, không ngờ, sau chiến tranh ông lại học được một cái
nghề mới cũng đầy uy quyền và cũng không ít vinh quang.
Khi cái thị trấn quen thuộc hiện ra ông Năm liền nghĩ ngay đến ông Ba Thợ và cái tiệm hớt tóc đầy tình nghĩa của ông. Kìa, đã đến con
hẻm dẫn vào bãi rác sau tường rào của một nhà máy xay, nơi có cái toa xe hư. Ông Năm bước vội, trong lòng xúc động hình dung lại
khuôn mặt đầy vẻ biết ơn của người thợ hớt tóc già. Nhưng, ông Năm đứng sửng lại như vừa phát hiện ra miệng hố. Cũng tương tự như
vậy, trước mắt ông là bãi rác với cái toa xe trống trơn. Không thấy gia đình ông Ba Thợ đâu, cũng chẳng thấy ghế hớt tóc. Bị đột ngột
ông Năm phải đứng tần ngần một lúc lâu, trong lòng cộm lên những thắc mắc và rầu rĩ.
- á, tụi bây ơi, ông Năm Cải tạo kìa!
Có tiếng trẻ con nói phía bên kia đống rác. Ông ngoắc một đứa, cả bọn chạy đến bên hông. Chúng nó nhìn ông có vẻ lo sợ. Chỉ có
thằng lớn là tỏ ra hiểu biết.
- Mấy cháu biết nhà ông Ba Thợ dời về đâu không
- Dạ con không biết. Nghe nói ổng đi xa lắm
- Đi lâu chưa
- Dạ lâu lắm rồi. Cả tháng lận
- Cả tháng. Hừ
- ổng mang luôn cái tiệm hớt tóc đi rồi à?
- Dạ đâu có. ổng hớt được có bữu đầu - Thằng bé gãi cái đầu trọc - ổng hớt cho con nè. Nghe nói ăn trộm vô rinh mất bộ đồ nghề của
ổng rồi
- Hả? ăn trộm hả
- Dạ, ăn trộm thật mà
Ông Năm bị bất ngờ hoàn toàn, lắp bắp hồi lâu mới thành tiếng:
- Rồi tại sao ổng đi hả?
- Dạ, ổng đi ổng có nói với tía con tại vì ổng mất đồ nghề mà không dám trở lại làm mướn vì sợ...
- Sợ cái gì?
- Dạ cháu không biết đâu. Ông vô nhà trong kia hỏi tía con tía con nói cho ông nghe.
Lũ trẻ kéo nhau đi mất. Ông Năm không đi theo chúng cũng không quay trở ra. Ông đứng đó ngẫm nghĩ điều gì rất lâu.