watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tám chữ O tròn - tác giả Nguyễn Hộ Nguyễn Hộ

Tám chữ O tròn

Tác giả: Nguyễn Hộ

1.
Chuông reo liên hồi báo hiệu giờ học bắt đầu. Giảng đường là một hội trường khá đơn sơ với bục diễn giả và bàn học viên bằng
gỗ đã quá cũ, sân khấu có tượng lãnh tụ, cờ và khẩu hiệu chói lọi. Tân kỳ nhất ngó thấy được trong giảng đường này là bộ phóng
đại âm thanh không dây micro di động và sáu thùng loa mắc hai bên tường, mỗi thùng ba loa tròn nhỏ xíu, âm thanh thì oang
oang mà lại trong veo.
Học viên nam lẫn nữ đa số là những quý ông bà từ sồn sồn tới cụ già ngấp nghé sáu mươi đeo kính, đầu hói, tóc hoa râm bộ
dáng khá bệ vệ. Hai phần ba số học viên nam bụng to, dáng điệu trịnh trọng như những doanh nhân thành đạt. Mà thật vậy,
tất cả học viên đều có địa vị cao trong xã hội, có người là phó chủ tịch ủy ban hay viện trưởng một viện, giám đốc, phó giám
đốc công ty thì vô kể. Nhiều học sinh đi xe du lịch, số đi xe gắn máy hầu hết chọn Dream, nhất là cánh nữ. Học viên nữ cùng
là những bà nạ dòng xinh đẹp, áo đầm cắt môđen hoặc áo sơmi "bỏ vô thùng", hiếm thấy người nào mặc áo bà ba, bới tóc như
những cán bộ nữ thôn quê. Học viên nam biểu lộ thái độ học tập khá miễn cưỡng. Ngược lại, học viên nữ có vẻ tự giác, trên môi luôn
nở nụ cười thật tươi, kể cả khi hội trường nóng bức cỡ bốn mươi độ, quạt chạy vù vù. Như thế đấy, một lớp học đặc biệt mà trong
đời tôi, tôi chưa từng thấy.
2.
Đọc tới đây, chắc quý vị thắc mắc, tôi là ai mà được chứng kiến những điều kỳ thú nói trên? Xin thưa, tôi là nữ lao công mới
hợp đồng dọn dẹp, phục vụ hội trường thay cho người tiền nhiệm nghỉ hưu. Tôi làm việc chưa đầy sáu tháng nhưng thực sự đã có
thâm niên hơn mười năm trong các trường mà tôi làm giáo viên mẫu giáo. Tôi học ít, dạy không hay, thu nhập kém, không đủ tiền
nuôi hai con nhỏ nên đành phải lựa chọn cách này. Làm lao công lương kém, danh dự cũng chẳng được gì, nhưng được hợp đồng
làm thêm, làm ngoài giờ. Số tiền tôi thu được từ công việc dọn dẹp nhà phụ huynh các cháu khá cao, lại được các cháu mến, cha
mẹ các cháu gửi gắm, lì xì... Làm cô giáo không thể nào được cái diễm phúc ấy. Và từ đó, tôi trở thành lao công chuyên nghiệp
hồi nào tôi cũng không hay.
Bị mật việc ở trường mẫu giáo, tôi sang trường tiểu học, trường dạy nghề, rồi sau đó chuyển sang quét dọn ở cơ quan. Tuy phải
khóc thầm khi chia tay với lứa tuổi học trò mà tôi yêu quý nhưng tôi nhận ra ở cơ quan, công việc tôi rất nhẹ nhàng, loáng cái là
xong, nhờ đó tôi có thì giờ đọc báo, đọc sách mà không ai nhắc nhở, la rầy. Ngoài công việc ở cơ quan, tôi còn được làm lao
công cho nhà riêng các viên chứa, những người tử tế. Nhiều vị cán bộ cách mạng cho đến thời kinh tế thị trường vẫn còn ngại
không dám cho người làm thuê trong nhà vì sợ mất lập trường giai cấp, họ chuộng cách để dành tiền mua máy giặt. Nhưng có
những việc không thể nhờ máy móc được, chẳng hạn như lau nhà. Trong khi chờ có robot, người ta cần người làm tính giờ, để
khỏi phải "nuôi ong tay áo". Nhờ vậy, một tiếng đồng hồ buổi tối tôi kiếm thêm được hai chục ngàn đồng, chủ cho ăn cơm ngon
vì tôi là khách chớ không phải "kẻ ăn người ở trong nhà". Hơn nữa, tôi biết cách ứng xử ngọt ngào với tất cả mọi người và vén
khéo trong công việc. Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất, là tôi có chút duyên ngầm. Tôi ý thức rõ về nước da ngăm, thân hình
cân đối của gái hai con mà thay vì bán nó một lần như những người đàn bà khác, tôi không bán, cũng không cho, mà lặng lẽ dùng
nhan sắc để trang điểm cho nghề lao công thêm đẹp, đồng nghiệp tôi không thể cạnh tranh nổi. Để bảo vệ tư cách của nhan
sắc bình dị của mình, tôi chỉ nhận lau dọn nhà vào giờ cao điểm tức là bữa ăn tối, khi tất cả mọi thành viên trong trong gia
đình có mặt đông đủ, các đức ông chồng chưa về hoặc nếu đã về nhà thì đây là lúc các đức ông vùi đầu trong tờ báo, an
ninh bất động chờ cơm, còn các bà chủ gia đình thì hoàn toàn yên tâm. Cách ứng xử có ý tứ giúp tôi có việc làm thêm cả sáu
đêm trong tuần. Tôi luôn nhận được việc làm từ các bà chị, vợ các thủ trưởng, các viên chức có thu nhập khá. Mỗi tuần tôi kiếm
thêm một trăm hai chục ngàn, chưa tính tiền bo và những bữa được mời ăn. Nhờ vậy tôi có thể nuôi một mẹ già hai con nhỏ mà
không cần biết người chồng bạc bẽo của tôi đang trôi dạt nơi chân trời nào.
Trong lớp học mà tôi đang phục vụ đây, có cả một thân chủ của tôi, đó là ông Tư đầu bạc, người già gần nhất lớp, cũng là ngồi
gần bàn chót gần cửa ra vào. Trong giờ học, tôi thường giúp ông vài chuyện vặt như mua nước trà đá hoặc photocopy một tài
liệu nào đó. Ông có thiện cảm với tôi và tôi cũng thích cái tính chân tình cởi mở của ông, dù tôi đoán biết, ông là người có chức
vụ. Tuy có cảm tình với ông, nhưng không vì thế mà tôi không giữ ý khi lau dọn nhà ông. Còn ông thì thường tỏ ra quan tâm tới
tôi. Khi làm việc ở nhà ông, ông hay ép tôi ăn cơm và trong bữa ăn, ông thường hỏi chuyện. Tôi đã nói với ông tất cả về tôi: từ
nghề giáo viên mẫu giáo chuyển sang làm lao công... Và có lẽ, chỉ mình ông Tư là người duy nhất trên đời này còn gọi tôi là cô
giáo. Tôi nhớ mãi giọng ấm áp của ông mỗi tối khi tôi đang lau nhà:
- Cô giáo đâu, rửa tay ăn cơm đã, mai làm tiếp có sau đâu...
3.
Chuông reng ba hồi, báo giờ vào giảng đường, cũng là giờ tôi phải lau dọn ngoài hành lang. Tiếng ồn ào vui vẽ chấm dứt khi chủ
nhiệm bước vào lớp dắt theo một ông thầy gọi là giảng viên. Các vị thầy đến đây thỉnh giảng đều đáng kính với học vị phó
tiến sĩ, thạc sĩ hoặc giáo sư các bộ môn triết học, chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội. Họ già hơn học viên cũng có, nhưng đa số
là trẻ tuổi hơn những học viên của họ. Thế mà, khi thầy vào lớp, tất cả học viên đều đứng dậy chào. Phải công nhận rằng, khi
lần đầu tiên chứng kiến cái cảnh tôn sư trọng đạo này tôi xúc động đến chảy nướ mắt. Chính cái cảnh đó giúp tôi đỡ buồn khi
phải từ biệt những trường học của trẻ em và đến với trường của những người lớn, những thủ trưởng, những ông quan.
Nhưng dù sao, những buổi lên lớp ở giảng đường không thu hút tôi hơn là những buổi học của học trò nhỏ. ở đây người ta nói lý
luận rắc rối. Người ta hay nói từ cơ bản, hệ thống và biện chứng, đến nỗi ông Tư vốn đạo mạo cũng nổi cơn hóm hỉnh thường
đùa rằng: "Về cơ bản, tôi và vợ tôi trước đây có quan hệ biện chứng với nhau". Ông làm tôi nhớ một câu chuyện về sự định
nghĩa lạm ngôn trên một tờ báo cười. Bạn có biết người ta gọi sợi dây phơi quần áo là gì không? Đó chính là thiết bị thu năng
lượng mặt trời để sấy khô các loại vật chất cấu tạo bằng sợi ở dạng mỏng và thể nhẹ. Rắc rối đến thế là cùng. Chính vì vậy,
tôi thường lau nhà cho nhanh để khỏi phải nhức đầu vì lý luận!
Ông thầy giảng bài hôm nay khá trẻ, có thể nói là nhỏ tuổi hơn cả nhữn học sinh nhỏ tuổi. Ông chưa đeo kiếng, thắt cà vạt
không được khéo, quần áo cũng xoàng, trông giản dị và khá nghệ sĩ. Chính những nét khác người ấy làm tôi tò mò hơn mọi
khi.
Sau phút rào đón khá dài, ông vào đề hơi lúng túng. Nhưng chỉ cần mươi phút là ông lấy thể chủ động, nói như búa bổ về bộ
môn tâm lý học: "Không chỉ có lập trường và tư tưởng, trong con người còn có tâm lý, có cả tâm linh nữa. Trong chiến tranh,
đôi khi cần phải thống soái về tư tưởng vì lợi ích chung cuộc. Nhưng phải đâu con người chỉ có tư tưởng. Văn học chúng ta một
thời vì phải dùng văn chương để đánh giặc, nên chỉ khai thác tư tưởng và ý chí chính trị thuần túy. Tư tưởng và ý chí luôn cần
thiết nhưng tâm lý cũng cần thiết không kém, cái này bổ sung cho cái kia".
Tôi không đủ trình độ tiếp thu những điều ông nói nhưng cũng thấy ông thầy này không giống những ông thầy khác. Buổi tối,
khi lau dọn, giặt giũ nhà ông Tư, tôi nghe ông nhận xét: "thằng cha thầy này gan, vậy là tốt".
Vào đầu giờ thứ hai, ông thầy tâm lý phá lệ dành ít phút để làm một màn "đố em" khá ngộ nghĩnh.
- Xin các anh, các chị nhìn lên bảng, chúng ta cùng chơi trò trắc nghiệm tâm lý. Tôi xin nói, đây chỉ là trò chơi để thư giãn
thôi, nhưng chắc chắn là "không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc".
Nói xong, ông thầy vẽ lên bảng đen tám chữ o tròn bằng phấn trắng cách khoảng đều nhau, gồm ba hàng ngang, ba hàng dọc,
cả hàng ngang lẫn hàng dọc đều có hai hàng đủ ba chữ o, và một hàng hai chữ. Câu hỏi của ông là: "Hãy kể bốn đường thẳng
xuyên qua các chữ o tròn với điều kiện đường kẻ không được đứt quảng".
Các vị học trò già, nam cũng như nữ, ồ lên trong thoáng chốc rồi im lặng nhìn lên bảng xì xào trao đổi với nhau giống như những
thí sinh "đố em" từng thấy trên tivi.
Tôi tạm dừng công việc lau hành lang, khéo léo nép bên cửa để nhìn trộm vào lớp học. Học trò già dán mắt lên bảng im lặng
và suy nghĩ. Học trò sồn sồn có vẻ hăng hái, nhấp nhổm muốn lên bảng chứng tỏ sự thông minh của mình. Một chị đầu quăn
bước lên rẹt bốn nét phấn cực kỳ nhanh nhưng chỉ xuyên qua được có bảy chữ o, thay vì cần phải đủ tám! Chị học trò chưng
hửng y như là bị tổ trác.
Cả lớp lặng im. Người ta bắt đầu cảm thấy trò chơi này không đơn giản, cần có sự công phu hơn. Các vị học trò buộc phải
bắt đầu làm thử trên giấy. Tôi chủ ý quan sát ông Tư đầu bạc, vị học trò già, ngồi gần cửa ra vào vào, kế bên chỗ tôi nép
mình. Ông Tư đang khoanh tám chữ o tròn to tướng theo đúng quy định của thầy rồi kẻ rẹt rẹt bằng bút lông bi. Ông kẻ lần
đầu năm nét, lần sau sáu nét, lần sau nữa là bốn nét nhưng chỉ nối được có bảy chữ o giống như chị học trò sồn sồn lên bảng
đen khi nãy. Thế là rốt cuộc... vẫn dư ra một chữ o tròn.
Vị học trò, có vẻ là một quan chức với chiếc cặp to tướng để trên bàn học cũng kẻ những đường kỷ hà rối như canh hẹ rồi chán
nản vò tờ giấy vứt vô sọt rác.
Tôi vốn là học trò giỏi toán đố mẹo nên đã linh cảm được mẹo của bài toán nằm ở chỗ nào. Tuy nhiên, những biến cố trên bảng
đen cuốn hút tôi hơn. Tôi chờ đợi coi ai sẽ là người thứ hai bước lên đoạn đầu đài. Giây phút trôi qua, đến lượt tôi hồi hộp. Tôi
đặt mình vào hoàn cảnh của các vị học viên và cảm thấy rất khó xử. Nếu im lặng trước trò đố em tôi sẽ trở thành trẻ em.
Vậy tôi phải làm sao đây? Tôi bỗng thầm trách ông thầy bày chi cái trò ú tim, hoàn toàn không hợp với tâm lý người cao tuổi.
Nếu như tôi là ông Tư đầu bạc, tôi sẽ nghĩ gì? Tôi lén nhìn ông để tìm kiếm những tín hiệu tâm trạng của ông lộ ra ngoài.
Nhưng tuyệt nhiên, ông không bộc lộ thái độ gì khác thường ngoại trừ sự tập trung chăm chú nhìn lên bảng đen chờ đợi. Tôi nhìn
ông Tư chợt nghĩ tới đoạn đời gian truân của ông mà mủi lòng. Gần trọn đời chiến đấu hy sinh, đã làm xong bổn phận mình
đối với non sông, ông còn phải học hành môn tâm lý này để làm gì? Chẳng lẽ, tồn tại ba mươi năm trong lửa đạn và trong
những điều kiện sống ngặt nghèo của chiến tranh gian khổ, ông Tư không hề sử dụng những liệu pháp tâm lý nào? Đáng lẽ với
từng ấy kinh nghiệm sống trong cuộc đời, ông đáng là thầy hơn là trò của ông thầy mới ở tuổi bốn mươi...
Nhưng... thái độ thành khẩn, chờ đợi của ông Tư và chăm chú nhìn, nghe lời giải chứng tỏ ông không đồng tình với tôi. Tuy biết
vậy, nhưng tôi vẫn tin rằng tôi phải nghĩ và nên nghĩ như thế mới hợp đạo lý. Chính vì thế, mặc dù muốn chứng kiến giây
phút căng thẳng hồi hộp, đầy kịch tính khi bài toán được giải đáp, tôi đành phải xách thùng đồ nghề quét dọn của tôi rời khỏi
lớp học. Tôi không muốn thấy ai thắng, ai thua trong cuộc "đố em" bất đắc dĩ này.
4.
Tối hôm đó, tôi đến nhà ông Tư sớm hơn thường lệ. Không biết sao, lần này, tôi rất muốn trò chuyện với ông, khác với cách ứng
xử thụ động nhằm mục đích giữ mình. Lau dọn xong còn thì giờ, tôi vô bếp phụ với bà Tư dọn bữa cơm tối cho bốn người, ông
bà Tư, đứa cháu nội mười hai tuổi và tôi. Những người khác trong nhà ăn tối vào một giờ khác, sau cà làm ở nhà máy. Mấy năm
nay, gia đình ông vẫn vậy. Ông làm chuyên viên của một viện gì đó, hình như là thiết kế tàu biển, còn con trai và con dâu là
kỹ sư ở nhà máy trên Biên Hòa. Họ về rất trễ chắc còn phải làm thêm ở đâu đó. Cháu nội mười hai tuổi của ông Tư hoàn toàn
do ông đưa đón. Đơn giản là vì công việc ông nhàn nhã, ổn định, lại di chuyển trên một lộ trình ngắn và rất an toàn, ông thấy
cần phải nhận lãnh trách nhiệm hỗ trợ con cháu. Những bữa cơm có tôi cùng ăn, không bao giờ ông uống rượu bia. Nhưng bữa nay
thì khác, ông tự mình dọn rượu: một chai rượu thuốc nhỏ màu nâu sậm, một chiếc ly con con. Ông nhấp môi thử và sau đó uống
cạn ly, rồi rót ly khác. Chỉ cần bấy nhiêu đó rượu, ông bắt đầu huyên thuyên. Ông hỏi là tôi thảng thốt:
- Sao, buổi lên lớp sáng nay, cô giáo thấy có điều gì thú vị không?
- Dạ thưa chú... cháu bận làm, không để ý lắm..
- Không... tôi thấy cô giáo theo dõi kỹ lúc thầy đố mẹo, học trò già bí hết.
- Dạ, cháu thấy vui vui, nên có lén nhìn một chút rồi đi
- Rất uổng, nếu như cô giáo được coi hồi kết cuộc.
Suýt nữa thì tôi reo lên, xin chú Tư nói ngay cho kết cuộc như thế nào. May thay tôi biết kềm chế:
- Thưa chú... bài toán gì, giải ra sao ạ?
Uống thêm một ngụm rượu nhỏ, đóng nút chai lại, ông Tư cười tủm tỉm:
- Cả đời học đủ thứ, sáng nay mới đúng là học, học được cái chữ khó học nhất, là chữ ngờ. Cô giáo biết không, ông thầy vẽ tám
chữ o, bảo phải kẻ bốn đường thẳng xuyên qua tám chữ o đó với điều kiện không được nhắc phấn lên, làm đứt quãng. Câu hỏi
tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ. Những người quen khuôn mẫu như chúng tôi tư duy mãi trong cái khung hình thang vuông mà
tám chữ o ấy tạo ra nên ai cũng ngang ngay sổ thẳng, rốt cuộc ai cũng phải mất năm sáu đường mới nối được những chữ o với nhau.
Nhưng cái anh trẻ nhất lớp nó lên bảng đi một mạch bốn đường một cái rẹt mới tài!
- Thưa chú, anh ấy vẽ như thế nào ạ..
- Như thế nào à? Một cái rẹt... phá khung. Bắt đầu tư dòng thứ nhất, hàng thứ ba bên phải, anh ta kẻ một đường chéo xuyên
tâm lên chữ o cuối của hàng ngang thứ nhất rồi kéo xuống chữ o giữa hàng ngang thứ hai và chữ o cuối hàng thứ ba. Từ đây
anh ta kéo đường kẻ từ dưới lên xuyên qua các chữ o hàng dọc, và thay vì dừng lại ở vòng tròn thứ ba như mọi người, anh chàng kẻ
tuốt ra khỏi khung, anh chàng xỏ xuyên qua ba chữ o còn lại bằng hai nét thật nhẹ nhàng và hợp lý cực kỳ... Như thế là vừa đủ
bốn đường kẻ không dư tí nào! Thế mà bọn chúng tôi nghĩ không ra vì chúng tôi không dám vượt khung.
Nói tới đây, ông Tư lại mở nắp chai rượu, Tợp một ngụm nhỏ và khà một cái rõ to, ông tiếp:
- Bí quyết nằm ở cái chỗ đám già thì cho những đường kẻ của mình loay hoay trong cái hình thang vuông đó, coi nó một thứ
khuôn mẫu, một thứ vòng kim cô cổ lổ, còn cái anh chàng trẻ măng kia thì dùng mũi dao nhọn của mình đâm toạt cái vòng kim
cô đó, và anh ta đã thành công, đã cho bọn già này một bài học nhớ đời.
Ông Tư lại mở nắp chai rượu nhưng lần này thì bà Tư can ông đành chịu thua. Ông trầm ngâm nhìn mọi người nói một câu đầy
bất ngờ:
- Phá khung, đó là bài học của những bài học trong đời tôi. Tôi cám ơn tám chữ o đó vô cùng.
Câu kết luận bất ngờ của ông Tư làm tôi thở phào. Vâng bài học phá khung là bài học lớn nhất của ông, dù ông đang vinh quang
trong khuôn vàng thước ngọc. Tôi đã hiểu vì sao, tuy tuổi đã cao mà ông vẫn mải miết học, vẫn muốn làm học trò, vẫn phải
đứng lên chào khi thầy vô lớp và vẫn kiên trì với những điều mới lạ. Tôi kính trọng ông và nhớ ra, tôi đã làm lao công cho nhà
ông lâu hơn bất cứ nơi nào. Giờ đây khi tiếp nhận ý tưởng phá khung, tôi bỗng chợt nghĩ tới cái khung rồi từ bỏ cuộc đời làm cô
giáo của mình. Tôi đã được xóa đói giảm nghèo bằng nghề lao công dạo. Và giờ đây, tôi chỉ muốn sống lại trong cái khung của
mình, với những lớp học vuông vắng và bầy trẻ lao xao. Vậy là tôi phải phá cái khung lao - công - dạo này hay sao?.



1.

Chuông reo liên hồi báo hiệu giờ học bắt đầu. Giảng đường là một hội trường khá đơn sơ với bục diễn giả và bàn học viên bằng
gỗ đã quá cũ, sân khấu có tượng lãnh tụ, cờ và khẩu hiệu chói lọi. Tân kỳ nhất ngó thấy được trong giảng đường này là bộ phóng
đại âm thanh không dây micro di động và sáu thùng loa mắc hai bên tường, mỗi thùng ba loa tròn nhỏ xíu, âm thanh thì oang
oang mà lại trong veo.

Học viên nam lẫn nữ đa số là những quý ông bà từ sồn sồn tới cụ già ngấp nghé sáu mươi đeo kính, đầu hói, tóc hoa râm bộ
dáng khá bệ vệ. Hai phần ba số học viên nam bụng to, dáng điệu trịnh trọng như những doanh nhân thành đạt. Mà thật vậy,
tất cả học viên đều có địa vị cao trong xã hội, có người là phó chủ tịch ủy ban hay viện trưởng một viện, giám đốc, phó giám
đốc công ty thì vô kể. Nhiều học sinh đi xe du lịch, số đi xe gắn máy hầu hết chọn Dream, nhất là cánh nữ. Học viên nữ cùng
là những bà nạ dòng xinh đẹp, áo đầm cắt môđen hoặc áo sơmi "bỏ vô thùng", hiếm thấy người nào mặc áo bà ba, bới tóc như
những cán bộ nữ thôn quê. Học viên nam biểu lộ thái độ học tập khá miễn cưỡng. Ngược lại, học viên nữ có vẻ tự giác, trên môi luôn
nở nụ cười thật tươi, kể cả khi hội trường nóng bức cỡ bốn mươi độ, quạt chạy vù vù. Như thế đấy, một lớp học đặc biệt mà trong
đời tôi, tôi chưa từng thấy.

2.

Đọc tới đây, chắc quý vị thắc mắc, tôi là ai mà được chứng kiến những điều kỳ thú nói trên? Xin thưa, tôi là nữ lao công mới
hợp đồng dọn dẹp, phục vụ hội trường thay cho người tiền nhiệm nghỉ hưu. Tôi làm việc chưa đầy sáu tháng nhưng thực sự đã có
thâm niên hơn mười năm trong các trường mà tôi làm giáo viên mẫu giáo. Tôi học ít, dạy không hay, thu nhập kém, không đủ tiền
nuôi hai con nhỏ nên đành phải lựa chọn cách này. Làm lao công lương kém, danh dự cũng chẳng được gì, nhưng được hợp đồng
làm thêm, làm ngoài giờ. Số tiền tôi thu được từ công việc dọn dẹp nhà phụ huynh các cháu khá cao, lại được các cháu mến, cha
mẹ các cháu gửi gắm, lì xì... Làm cô giáo không thể nào được cái diễm phúc ấy. Và từ đó, tôi trở thành lao công chuyên nghiệp
hồi nào tôi cũng không hay.

Bị mật việc ở trường mẫu giáo, tôi sang trường tiểu học, trường dạy nghề, rồi sau đó chuyển sang quét dọn ở cơ quan. Tuy phải
khóc thầm khi chia tay với lứa tuổi học trò mà tôi yêu quý nhưng tôi nhận ra ở cơ quan, công việc tôi rất nhẹ nhàng, loáng cái là
xong, nhờ đó tôi có thì giờ đọc báo, đọc sách mà không ai nhắc nhở, la rầy. Ngoài công việc ở cơ quan, tôi còn được làm lao
công cho nhà riêng các viên chứa, những người tử tế. Nhiều vị cán bộ cách mạng cho đến thời kinh tế thị trường vẫn còn ngại
không dám cho người làm thuê trong nhà vì sợ mất lập trường giai cấp, họ chuộng cách để dành tiền mua máy giặt. Nhưng có
những việc không thể nhờ máy móc được, chẳng hạn như lau nhà. Trong khi chờ có robot, người ta cần người làm tính giờ, để
khỏi phải "nuôi ong tay áo". Nhờ vậy, một tiếng đồng hồ buổi tối tôi kiếm thêm được hai chục ngàn đồng, chủ cho ăn cơm ngon
vì tôi là khách chớ không phải "kẻ ăn người ở trong nhà". Hơn nữa, tôi biết cách ứng xử ngọt ngào với tất cả mọi người và vén
khéo trong công việc. Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất, là tôi có chút duyên ngầm. Tôi ý thức rõ về nước da ngăm, thân hình
cân đối của gái hai con mà thay vì bán nó một lần như những người đàn bà khác, tôi không bán, cũng không cho, mà lặng lẽ dùng
nhan sắc để trang điểm cho nghề lao công thêm đẹp, đồng nghiệp tôi không thể cạnh tranh nổi. Để bảo vệ tư cách của nhan
sắc bình dị của mình, tôi chỉ nhận lau dọn nhà vào giờ cao điểm tức là bữa ăn tối, khi tất cả mọi thành viên trong trong gia
đình có mặt đông đủ, các đức ông chồng chưa về hoặc nếu đã về nhà thì đây là lúc các đức ông vùi đầu trong tờ báo, an
ninh bất động chờ cơm, còn các bà chủ gia đình thì hoàn toàn yên tâm. Cách ứng xử có ý tứ giúp tôi có việc làm thêm cả sáu
đêm trong tuần. Tôi luôn nhận được việc làm từ các bà chị, vợ các thủ trưởng, các viên chức có thu nhập khá. Mỗi tuần tôi kiếm
thêm một trăm hai chục ngàn, chưa tính tiền bo và những bữa được mời ăn. Nhờ vậy tôi có thể nuôi một mẹ già hai con nhỏ mà
không cần biết người chồng bạc bẽo của tôi đang trôi dạt nơi chân trời nào.

Trong lớp học mà tôi đang phục vụ đây, có cả một thân chủ của tôi, đó là ông Tư đầu bạc, người già gần nhất lớp, cũng là ngồi
gần bàn chót gần cửa ra vào. Trong giờ học, tôi thường giúp ông vài chuyện vặt như mua nước trà đá hoặc photocopy một tài
liệu nào đó. Ông có thiện cảm với tôi và tôi cũng thích cái tính chân tình cởi mở của ông, dù tôi đoán biết, ông là người có chức
vụ. Tuy có cảm tình với ông, nhưng không vì thế mà tôi không giữ ý khi lau dọn nhà ông. Còn ông thì thường tỏ ra quan tâm tới
tôi. Khi làm việc ở nhà ông, ông hay ép tôi ăn cơm và trong bữa ăn, ông thường hỏi chuyện. Tôi đã nói với ông tất cả về tôi: từ
nghề giáo viên mẫu giáo chuyển sang làm lao công... Và có lẽ, chỉ mình ông Tư là người duy nhất trên đời này còn gọi tôi là cô
giáo. Tôi nhớ mãi giọng ấm áp của ông mỗi tối khi tôi đang lau nhà:

- Cô giáo đâu, rửa tay ăn cơm đã, mai làm tiếp có sau đâu...

3.

Chuông reng ba hồi, báo giờ vào giảng đường, cũng là giờ tôi phải lau dọn ngoài hành lang. Tiếng ồn ào vui vẽ chấm dứt khi chủ
nhiệm bước vào lớp dắt theo một ông thầy gọi là giảng viên. Các vị thầy đến đây thỉnh giảng đều đáng kính với học vị phó
tiến sĩ, thạc sĩ hoặc giáo sư các bộ môn triết học, chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội. Họ già hơn học viên cũng có, nhưng đa số
là trẻ tuổi hơn những học viên của họ. Thế mà, khi thầy vào lớp, tất cả học viên đều đứng dậy chào. Phải công nhận rằng, khi
lần đầu tiên chứng kiến cái cảnh tôn sư trọng đạo này tôi xúc động đến chảy nướ mắt. Chính cái cảnh đó giúp tôi đỡ buồn khi
phải từ biệt những trường học của trẻ em và đến với trường của những người lớn, những thủ trưởng, những ông quan.

Nhưng dù sao, những buổi lên lớp ở giảng đường không thu hút tôi hơn là những buổi học của học trò nhỏ. ở đây người ta nói lý
luận rắc rối. Người ta hay nói từ cơ bản, hệ thống và biện chứng, đến nỗi ông Tư vốn đạo mạo cũng nổi cơn hóm hỉnh thường
đùa rằng: "Về cơ bản, tôi và vợ tôi trước đây có quan hệ biện chứng với nhau". Ông làm tôi nhớ một câu chuyện về sự định
nghĩa lạm ngôn trên một tờ báo cười. Bạn có biết người ta gọi sợi dây phơi quần áo là gì không? Đó chính là thiết bị thu năng
lượng mặt trời để sấy khô các loại vật chất cấu tạo bằng sợi ở dạng mỏng và thể nhẹ. Rắc rối đến thế là cùng. Chính vì vậy,
tôi thường lau nhà cho nhanh để khỏi phải nhức đầu vì lý luận!

Ông thầy giảng bài hôm nay khá trẻ, có thể nói là nhỏ tuổi hơn cả nhữn học sinh nhỏ tuổi. Ông chưa đeo kiếng, thắt cà vạt
không được khéo, quần áo cũng xoàng, trông giản dị và khá nghệ sĩ. Chính những nét khác người ấy làm tôi tò mò hơn mọi
khi.

Sau phút rào đón khá dài, ông vào đề hơi lúng túng. Nhưng chỉ cần mươi phút là ông lấy thể chủ động, nói như búa bổ về bộ
môn tâm lý học: "Không chỉ có lập trường và tư tưởng, trong con người còn có tâm lý, có cả tâm linh nữa. Trong chiến tranh,
đôi khi cần phải thống soái về tư tưởng vì lợi ích chung cuộc. Nhưng phải đâu con người chỉ có tư tưởng. Văn học chúng ta một
thời vì phải dùng văn chương để đánh giặc, nên chỉ khai thác tư tưởng và ý chí chính trị thuần túy. Tư tưởng và ý chí luôn cần
thiết nhưng tâm lý cũng cần thiết không kém, cái này bổ sung cho cái kia".

Tôi không đủ trình độ tiếp thu những điều ông nói nhưng cũng thấy ông thầy này không giống những ông thầy khác. Buổi tối,
khi lau dọn, giặt giũ nhà ông Tư, tôi nghe ông nhận xét: "thằng cha thầy này gan, vậy là tốt".

Vào đầu giờ thứ hai, ông thầy tâm lý phá lệ dành ít phút để làm một màn "đố em" khá ngộ nghĩnh.

- Xin các anh, các chị nhìn lên bảng, chúng ta cùng chơi trò trắc nghiệm tâm lý. Tôi xin nói, đây chỉ là trò chơi để thư giãn
thôi, nhưng chắc chắn là "không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc".

Nói xong, ông thầy vẽ lên bảng đen tám chữ o tròn bằng phấn trắng cách khoảng đều nhau, gồm ba hàng ngang, ba hàng dọc,
cả hàng ngang lẫn hàng dọc đều có hai hàng đủ ba chữ o, và một hàng hai chữ. Câu hỏi của ông là: "Hãy kể bốn đường thẳng
xuyên qua các chữ o tròn với điều kiện đường kẻ không được đứt quảng".

Các vị học trò già, nam cũng như nữ, ồ lên trong thoáng chốc rồi im lặng nhìn lên bảng xì xào trao đổi với nhau giống như những
thí sinh "đố em" từng thấy trên tivi.

Tôi tạm dừng công việc lau hành lang, khéo léo nép bên cửa để nhìn trộm vào lớp học. Học trò già dán mắt lên bảng im lặng
và suy nghĩ. Học trò sồn sồn có vẻ hăng hái, nhấp nhổm muốn lên bảng chứng tỏ sự thông minh của mình. Một chị đầu quăn
bước lên rẹt bốn nét phấn cực kỳ nhanh nhưng chỉ xuyên qua được có bảy chữ o, thay vì cần phải đủ tám! Chị học trò chưng
hửng y như là bị tổ trác.

Cả lớp lặng im. Người ta bắt đầu cảm thấy trò chơi này không đơn giản, cần có sự công phu hơn. Các vị học trò buộc phải
bắt đầu làm thử trên giấy. Tôi chủ ý quan sát ông Tư đầu bạc, vị học trò già, ngồi gần cửa ra vào vào, kế bên chỗ tôi nép
mình. Ông Tư đang khoanh tám chữ o tròn to tướng theo đúng quy định của thầy rồi kẻ rẹt rẹt bằng bút lông bi. Ông kẻ lần
đầu năm nét, lần sau sáu nét, lần sau nữa là bốn nét nhưng chỉ nối được có bảy chữ o giống như chị học trò sồn sồn lên bảng
đen khi nãy. Thế là rốt cuộc... vẫn dư ra một chữ o tròn.

Vị học trò, có vẻ là một quan chức với chiếc cặp to tướng để trên bàn học cũng kẻ những đường kỷ hà rối như canh hẹ rồi chán
nản vò tờ giấy vứt vô sọt rác.

Tôi vốn là học trò giỏi toán đố mẹo nên đã linh cảm được mẹo của bài toán nằm ở chỗ nào. Tuy nhiên, những biến cố trên bảng
đen cuốn hút tôi hơn. Tôi chờ đợi coi ai sẽ là người thứ hai bước lên đoạn đầu đài. Giây phút trôi qua, đến lượt tôi hồi hộp. Tôi
đặt mình vào hoàn cảnh của các vị học viên và cảm thấy rất khó xử. Nếu im lặng trước trò đố em tôi sẽ trở thành trẻ em.
Vậy tôi phải làm sao đây? Tôi bỗng thầm trách ông thầy bày chi cái trò ú tim, hoàn toàn không hợp với tâm lý người cao tuổi.
Nếu như tôi là ông Tư đầu bạc, tôi sẽ nghĩ gì? Tôi lén nhìn ông để tìm kiếm những tín hiệu tâm trạng của ông lộ ra ngoài.
Nhưng tuyệt nhiên, ông không bộc lộ thái độ gì khác thường ngoại trừ sự tập trung chăm chú nhìn lên bảng đen chờ đợi. Tôi nhìn
ông Tư chợt nghĩ tới đoạn đời gian truân của ông mà mủi lòng. Gần trọn đời chiến đấu hy sinh, đã làm xong bổn phận mình
đối với non sông, ông còn phải học hành môn tâm lý này để làm gì? Chẳng lẽ, tồn tại ba mươi năm trong lửa đạn và trong
những điều kiện sống ngặt nghèo của chiến tranh gian khổ, ông Tư không hề sử dụng những liệu pháp tâm lý nào? Đáng lẽ với
từng ấy kinh nghiệm sống trong cuộc đời, ông đáng là thầy hơn là trò của ông thầy mới ở tuổi bốn mươi...

Nhưng... thái độ thành khẩn, chờ đợi của ông Tư và chăm chú nhìn, nghe lời giải chứng tỏ ông không đồng tình với tôi. Tuy biết
vậy, nhưng tôi vẫn tin rằng tôi phải nghĩ và nên nghĩ như thế mới hợp đạo lý. Chính vì thế, mặc dù muốn chứng kiến giây
phút căng thẳng hồi hộp, đầy kịch tính khi bài toán được giải đáp, tôi đành phải xách thùng đồ nghề quét dọn của tôi rời khỏi
lớp học. Tôi không muốn thấy ai thắng, ai thua trong cuộc "đố em" bất đắc dĩ này.

4.

Tối hôm đó, tôi đến nhà ông Tư sớm hơn thường lệ. Không biết sao, lần này, tôi rất muốn trò chuyện với ông, khác với cách ứng
xử thụ động nhằm mục đích giữ mình. Lau dọn xong còn thì giờ, tôi vô bếp phụ với bà Tư dọn bữa cơm tối cho bốn người, ông
bà Tư, đứa cháu nội mười hai tuổi và tôi. Những người khác trong nhà ăn tối vào một giờ khác, sau cà làm ở nhà máy. Mấy năm
nay, gia đình ông vẫn vậy. Ông làm chuyên viên của một viện gì đó, hình như là thiết kế tàu biển, còn con trai và con dâu là
kỹ sư ở nhà máy trên Biên Hòa. Họ về rất trễ chắc còn phải làm thêm ở đâu đó. Cháu nội mười hai tuổi của ông Tư hoàn toàn
do ông đưa đón. Đơn giản là vì công việc ông nhàn nhã, ổn định, lại di chuyển trên một lộ trình ngắn và rất an toàn, ông thấy
cần phải nhận lãnh trách nhiệm hỗ trợ con cháu. Những bữa cơm có tôi cùng ăn, không bao giờ ông uống rượu bia. Nhưng bữa nay
thì khác, ông tự mình dọn rượu: một chai rượu thuốc nhỏ màu nâu sậm, một chiếc ly con con. Ông nhấp môi thử và sau đó uống
cạn ly, rồi rót ly khác. Chỉ cần bấy nhiêu đó rượu, ông bắt đầu huyên thuyên. Ông hỏi là tôi thảng thốt:

- Sao, buổi lên lớp sáng nay, cô giáo thấy có điều gì thú vị không?

- Dạ thưa chú... cháu bận làm, không để ý lắm..

- Không... tôi thấy cô giáo theo dõi kỹ lúc thầy đố mẹo, học trò già bí hết.

- Dạ, cháu thấy vui vui, nên có lén nhìn một chút rồi đi

- Rất uổng, nếu như cô giáo được coi hồi kết cuộc.

Suýt nữa thì tôi reo lên, xin chú Tư nói ngay cho kết cuộc như thế nào. May thay tôi biết kềm chế:

- Thưa chú... bài toán gì, giải ra sao ạ?

Uống thêm một ngụm rượu nhỏ, đóng nút chai lại, ông Tư cười tủm tỉm:

- Cả đời học đủ thứ, sáng nay mới đúng là học, học được cái chữ khó học nhất, là chữ ngờ. Cô giáo biết không, ông thầy vẽ tám
chữ o, bảo phải kẻ bốn đường thẳng xuyên qua tám chữ o đó với điều kiện không được nhắc phấn lên, làm đứt quãng. Câu hỏi
tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ. Những người quen khuôn mẫu như chúng tôi tư duy mãi trong cái khung hình thang vuông mà
tám chữ o ấy tạo ra nên ai cũng ngang ngay sổ thẳng, rốt cuộc ai cũng phải mất năm sáu đường mới nối được những chữ o với nhau.
Nhưng cái anh trẻ nhất lớp nó lên bảng đi một mạch bốn đường một cái rẹt mới tài!

- Thưa chú, anh ấy vẽ như thế nào ạ..

- Như thế nào à? Một cái rẹt... phá khung. Bắt đầu tư dòng thứ nhất, hàng thứ ba bên phải, anh ta kẻ một đường chéo xuyên
tâm lên chữ o cuối của hàng ngang thứ nhất rồi kéo xuống chữ o giữa hàng ngang thứ hai và chữ o cuối hàng thứ ba. Từ đây
anh ta kéo đường kẻ từ dưới lên xuyên qua các chữ o hàng dọc, và thay vì dừng lại ở vòng tròn thứ ba như mọi người, anh chàng kẻ
tuốt ra khỏi khung, anh chàng xỏ xuyên qua ba chữ o còn lại bằng hai nét thật nhẹ nhàng và hợp lý cực kỳ... Như thế là vừa đủ
bốn đường kẻ không dư tí nào! Thế mà bọn chúng tôi nghĩ không ra vì chúng tôi không dám vượt khung.

Nói tới đây, ông Tư lại mở nắp chai rượu, Tợp một ngụm nhỏ và khà một cái rõ to, ông tiếp:

- Bí quyết nằm ở cái chỗ đám già thì cho những đường kẻ của mình loay hoay trong cái hình thang vuông đó, coi nó một thứ
khuôn mẫu, một thứ vòng kim cô cổ lổ, còn cái anh chàng trẻ măng kia thì dùng mũi dao nhọn của mình đâm toạt cái vòng kim
cô đó, và anh ta đã thành công, đã cho bọn già này một bài học nhớ đời.

Ông Tư lại mở nắp chai rượu nhưng lần này thì bà Tư can ông đành chịu thua. Ông trầm ngâm nhìn mọi người nói một câu đầy
bất ngờ:

- Phá khung, đó là bài học của những bài học trong đời tôi. Tôi cám ơn tám chữ o đó vô cùng.

Câu kết luận bất ngờ của ông Tư làm tôi thở phào. Vâng bài học phá khung là bài học lớn nhất của ông, dù ông đang vinh quang
trong khuôn vàng thước ngọc. Tôi đã hiểu vì sao, tuy tuổi đã cao mà ông vẫn mải miết học, vẫn muốn làm học trò, vẫn phải
đứng lên chào khi thầy vô lớp và vẫn kiên trì với những điều mới lạ. Tôi kính trọng ông và nhớ ra, tôi đã làm lao công cho nhà
ông lâu hơn bất cứ nơi nào. Giờ đây khi tiếp nhận ý tưởng phá khung, tôi bỗng chợt nghĩ tới cái khung rồi từ bỏ cuộc đời làm cô
giáo của mình. Tôi đã được xóa đói giảm nghèo bằng nghề lao công dạo. Và giờ đây, tôi chỉ muốn sống lại trong cái khung của
mình, với những lớp học vuông vắng và bầy trẻ lao xao. Vậy là tôi phải phá cái khung lao - công - dạo này hay sao?.

Các tác phẩm khác của Nguyễn Hộ

Chim phóng sinh

Ông Năm cải tạo

Mùa mắm còng

Hoa Quỳnh

Hẻm sâu

Giai điệu nhớ

Cô thư ký xinh đẹp

Chung Cư

Chú bé thổi còi

Chim phóng sinh

Chân dung vô hình

Cậu Ba

Bên ngoài lớp cửa kính

Bạn già