watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa-tiên truyện-Giới thiệu - tác giả Nguyễn Huy Tự Nguyễn Huy Tự

Nguyễn Huy Tự

Giới thiệu

Tác giả: Nguyễn Huy Tự

Tôi(NguyenVanson) dùng quyển "Hoa tiên" của nhà xuất-bản Lửa thiêng , Quang-Minh dẫn giải. Sách được in xong ngày 5, tháng 6, năm 1958.

Tiểu-sử tác-giả
Tác-giả họ Nguyễn Huy, tên Tự (lại có tên thứ hai là Yên tự là Hữu Chi hiệu là Uẩn Trai) quán làng Trường-lưu, xã Lai-thạch, tổng Lai-thạch, huyện La-sơn (tức Can-lộc ngày nay) tỉnh Hà-tĩnh. Sinh năm quí-hợi niên-hiệu Cảnh-hưng thư tư đời Hậu-Lê (1743), mất năm canh-tuất (1790) hưởng thọ 48 tuổi.
Dòng-dõi họ Nguyễn, tị-tổ là Nguyễn uyên Hậu thi đỗ khoa Ngũ-kinh Bác-sĩ đời Tiền-Lê, tiếp về sau nhiều đời khoa-giáp, sĩ-họan. Thân-phụ là Nguyễn huy Oánh, thi đỗ Thám-hoa, làm quan Hộ-bộ Thượng-thư, từng đi sứ Trung-hoa. Khi nhỏ thông-minh, có chí đọc sách, đọc nhớ hơn người, 17 tuổi đỗ Hương-thí, về sau thi Hội, liên trúng tam trường; 36 tuổi được ân riêng, vua ban Tiến-triều ứng-vụ, và sai sung chức Hiệp-lý lương-hướng các đạo binh Sơn-tây, Tuyên-quang, Hưng-hóa; lại phái làm chức Đốc-đồng Hưng-hóa, lập được chiến-công, được thăng thưởng chức Kiểm Đốc-đồng các tỉnh Sơn-tây, Hưng-hóa; được cải-bổ chức Thanh-bình Hiến-sát-sứ ở Sơn-tây, dẹp loạn an dân, chánh-thanh lừng-lẫy.
Năm 1783, về cư-tang nhạc-mẫu ở làng, nhân khi thân-phụ về hưu, tiên-sinh xin ở lại hầu-hạ thần-hôn không ra làm quan nữa.
Trước-thuật nhiều tác-phẩm, song chỉ có tập "Hoa-Tiên ký", nguyên-văn diễn ở một ca-bản "Đệ-bát tài-tử Hoa-Tiên ký" của Tĩnh tịnh Trai tiên-sinh đời Minh là được lưu-truyền đến nay.

Đại-Lược Truyện Hoa-Tiên
Cõi Tô-châu có nhà họ Lương, Lương tướng-công tên chữ Ấn Ba, làm quan tại triều đến chức Bình-chương (Tể-tướng); vợ là Diêu-thị, chị ruột của Diêu-công hiện là Đô-ngự-sử tại triều. Hai ông bà hạ sinh được một trai, đặt tên Phương Châu, tự Diệc Thương. Được 20 tuổi, Lương-sinh diện-mạo khôi ngô, tài ba xuất chúng; sinh xin phép mẹ đi du học bên quê ngoại ở Tràng-châu. Phu-nhân cho và dặn nhân tiện đi mừng sinh-nhật của Diêu phu-nhân, mợ dâu Lương-sinh. Trong lễ sinh-nhật, đêm đến Lương-sinh ra vườn dạo trăng, tình cờ gặp hai mỹ-nhân đang chơi cờ, nhan-sắc lộng-lẫy; sinh để ý quyến-luyến cô mặc xiêm trắng là nàng Dương Giao Tiên, con quan Dương tham-đô, em ruột Diêu phu-nhân. Sinh dò la thăm hỏi, rồi mua một căn nhà ở cạnh Dương-phủ, cho sửa-sang dọn về ở đó, để hòng tiện bề lân-la. Thừa-ưa Dương-tướng lại là bạn thân của Lương-công, thành-thử việc vãng lai thù tạc giữa Dương-công và Lương-sinh cũng được dễ dàng mau-lẹ. Dường như trời cũng chiều người, một mặt Dương-công mến tài Lương-sinh, quyết tâm kén càng làm rể; một mặt, nhờ khéo mua lòng Vân Hương, Bích Nguyệt, Lương-sinh nhờ sức hai đứa nó giúp tay trong, nên chi trước khi được Dương-công ngỏ lời hứa gả con cho, Lương-sinh đã có dịp gặp Giao Tiên, cùng nhau làm lễ dưới trăng, hẹn non thề biển.
Chợt Lương phu-nhân sai người sang rước Lương-sinh về. Đến nhà Sinh chưa kịp nói chi về việc đính hôn của mình thì phu-nhân cho hay rằng ông bà đã đính hôn Sinh cùng Lưu Ngọc Khang, con gái Lư Lại-bộ. Cái tin sét đánh ấy làm cho Lương-sinh lỡ khóc lỡ cười !
Bên kia, Diêu-sinh trong dịp đi mừng sinh nhât Dương-công, cho ông hay việc đính hôn của Lương-sinh với Lưu tiểu-thư. Một trận thống khổ cho Giao Tiên, khi tin ấy lọt đến tai nàng. Dương-công thăng chức về kinh, kế lại vâng chiếu ra biên quan ngăn giặc Hồ. Gia-quyến ông tạm náu nương nơi nhà Tiền Hàn-lâm, em họ Dương phu-nhân.
Lương-sinh trở qua Tràng-châu, tìm nơi vườn cũ, thì hỡi ôi! cầu đá rêu phong, lối thơm tuyết phủ, người quen còn biết về đâu ? Vì quá si tình, Sinh đã toan bỏ phế cả việc sách-đèn khoa-cử. Diêu-sinh khéo lời khuyên-giải, Lương-sinh cũng nguôi dần.
Tại kinh, Giao Tiên được tin cha bị giặc Hồ vây, nỗi khổ vì tình lại tăng thêm nỗi đau vì hiếu. Lương-sinh và Diêu-sinh đồng xuống kinh ứng cử, cả hai đều trúng tuyển, kẻ Thám-hoa người Hoàng-giáp. Diêu bổ đi ngoài cõi, Lương thì vào Hàn-lâm. Thừa-ưa chốn trọ của Lương lại liền tường với Tiền-nha. Một đêm kia, lúc dạo trăng sau vườn, Lương-sinh tình-cờ gặp Giao Tiên, đôi bên mừng mừng tủi tủi, hết câu hờn-rỗi, đến chuyện nhớ mong. Hôm sau, Lương-sinh dâng biểu xin ra giải vây cho Dương-tướng. Chẳng ngờ ra đến biên-thùy, Sinh lầm kế phục binh, bị khổn ngoài ấy. Tin đồn về rằng Sinh đã liều mình trong quân rồi. Giao Tiên nghe tin dữ toan tự-tử, nhờ Vân Hương khéo can-gián nên tạm thôi. Bên nhà Lưu-công nghe tin Lương-sinh tử tiết, Lưu phu-nhân định đem Lưu Ngọc Khanh gả ép nơi khác; nàng một mực không vâng lời, nhân đêm trốn ra sông tự-vẫn. Thời may, thuyền Long Đề-học về kinh vừa đến ngang đó, vớt được nàng, và sau khi hỏi rõ nguyên-do, nhận nàng làm dưỡng nữ.
Diêu-sinh theo đại-quân phá giặc; hay tin Lương-sinh còn sống cả mừng. Cùng thông tin nhau, dùng mưu nội-ứng ngoại-hiệp, giáp-công phá vỡ địch-quân, luôn dịp giải vây cho Dương-tướng; thắng trận ban sư.
Ngoài việc thưởng công phong tước, Lương-sinh lại được vua tứ-hôn cho. Liền sau đó, thuyền Long Đề-học đến kinh, ông đem việc Lưu ngọc Khanh tâu lên vua; vua tứ-hôn luôn Ngọc Khanh cho Lương-sinh, đồng bậc với Giao tiên. Nghĩ công trước của Bích Nguyệt, Vân hương, Lương-sinh thâu nạp hai nàng làm tiểu-tinh.
Hoa-tiên truyện
Giới thiệu
Vào Truyện
Tiếp Theo
Tiếp Theo
Tiếp Theo
Tiếp Theo
Tiếp Theo
Tiếp Theo