watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hạ Đỏ-Chương 10 - tác giả Nguyễn nhật Ánh Nguyễn nhật Ánh

Nguyễn nhật Ánh

Chương 10

Tác giả: Nguyễn nhật Ánh

Tôi không xuống xóm Miễu nữa .
Tôi đã thôi đặt chân lên con đường nhỏ vương đầy những trái sầu đông khô rụng. Tôi đã thôi náo nức băng qua trảng cỏ mênh mông cho cỏ may bám đầy gấu quần để tối về ngồi gỡ.
Buổi chiều cuối cùng đóng vai thầy giáo, tôi ngồi cặm cụi chép bài tập đầy hai cuốn vở. Để khi tôi đi rồi, Út Thêm và thằng Dư nhìn theo đó mà tập viết một mình.
Sắp xếp đâu đó xong xuôi, tôi thưa với dì Sáu:
- Thưa dì, mai cháu về!
Dì Sáu hoàn toàn bị bất ngờ trước quyết định đột ngột của tôi . Dì ngơ ngác hỏi:
- Sao cháu về gấp vậy ? Chưa hết hè kia mà!
Tôi phịa:
- Cháu phải về sớm để ôn tập trước khi nhập học.
Dì Sáu đặt tay lên vai tôi:
- Cháu không đợi ba cháu xuống đón về sao ?
- Dạ, ngày mai cháu đón xe đò về được rồi!
Trước quyết tâm sắc đá của tôi, dì Sáu không khẩn khoản giữ tôi ở lại nữa . Dì nắn nắn cánh tay tôi, gật gù:
- Cháu có da có thịt hơn trước. Kỳ này cháu về, chắc mẹ cháu hài lòng.
- Dạ .
Tôi lí nhí trong miệng và vội vã chuồn ra sau hè tìm Nhạn và Dế.
Nghe tin tôi sắp về lại thành phố, Nhạn há hốc miệng:
- Ngày mai anh về, làm sao học được?
Tôi trố mắt:
- Học gì?
- Học bắn ná thun chứ học gì! Sao anh mau quên quá vậy! Hôm trước, anh bảo em chỉ cho anh cách bắn ná thun bách phát bách trúng kia mà!
Tôi nhớ ra:
- À, à, nhưng thôi, để lúc khác. Nếu hè sang năm, tao còn về đây nữa, lúc đó tao sẽ học.
So với Nhạn, Dế buồn bã hơn nhiều . Nó níu tay tôi, giọng tiu nghỉu:
- Ngày mai anh về thật hả ?
- Thật.
Dế nài nỉ:
- Anh ở chơi thêm vài ngày nữa không được sao ?
Tôi lắc đầu:
- Tao phải về lo ôn tập.
Dế bắt bẻ:
- Sao hôm mới đến, anh bảo anh sẽ ở chơi hết ba tháng hè?
Tôi ấp úng:
- Tại lúc đó tao ... quên.
Dế nhìn lom lom vô mặt tôi:
- Chứ không phải anh về vì buồn chuyện gì hả ?
Thằng Dế này quả là ma mãnh. Câu hỏi bất thần của nó khiến tôi đâm chột dạ . Tôi liếm môi, giọng bối rối:
- Sao mày lại hỏi vậy ?
Dế chép miệng:
- Tại em thấy anh buồn buồn.
Tôi liền nhe răng cười:
- Buồn đâu mà buồn!
Dế không bị tôi lừa . Nó khịt mũi:
- Anh cười giả bộ .
Tôi làm mặt giận:
- Mày nói tao giả bộ thì thôi, tao không nói chuyện với mày nữa!
Nói xong, tôi bỏ đi ra cổng.
- Anh đi đâu vậy ? - Nhạn và Dế cùng kêu lên.
Tôi đáp, không ngoảnh mặt lại:
- Tao qua nhà anh Thoảng.
Lần này thì Dế bị tôi lừa dễ dàng. Nó tưởng tôi qua nhà anh Thoảng thật, trong khi vừa ra tới ngõ trúc, tôi đã quẹo trái, đi về phía cầu tre .
*****
Tôi lại ngồi bó gối bên chân cầu, nhìn nước chảy . Hệt như hôm nào . Chỉ khác một điều, lần trước tôi đón đường Út Thêm để làm quen, còn hôm nay tôi gặp nó để giã từ. Giữa lần gặp gỡ đầu tiên và lần gặp gỡ cuối cùng là mùa hè dang dở. Dù cho tiếng ve trên cành phượng trước sân nhà Út Thêm nỉ non chưa dứt, sáng ngày mai tôi cũng phải ra đi .
Gần trưa, Út Thêm đi chợ về ngang. Đong đưa trên tay nó vẫn là chiếc giỏ ngày nào tôi lén lút bỏ thư .
Nhác thấy tôi ngồi trên bãi cỏ, Út Thêm đứng sững lại và mừng rỡ kêu lên:
- Anh Chương!
Tôi đứng lên và lững thững tiến lại gần:
- Út Thêm đi chợ về đó hả ?
Út Thêm không trả lời câu hỏi của tôi . Mà xịu mặt xuống:
- Sao mấy hôm nay anh không ghé nhà Út?
Tôi thở dài:
- Tôi bận.
Út Thêm nhìn tôi đăm đăm:
- Anh bận chuyện gì?
- Tôi sắp về lại thành phố.
- Anh nói thật hả ?
- Thật.
- Chừng nào anh về?
- Sáng mai .
- Sáng mai ? - Út Thêm sững sờ.
- Ừ, - tôi hắng giọng - Vì vậy hôm nay tôi ngồi đây chờ Út Thêm để từ giã.
Út Thêm chớp mắt:
- Sao anh không ghé nhà?
- Tôi đã nói rồi . Tôi bận.
Giọng Út Thêm ngập ngừng:
- Chứ không phải anh giận gì Út hả ?
Tôi lắc đầu:
- Tôi có giận gì đâu!
Út Thêm thở phào:
- Vậy mà mấy hôm nay Út cứ tưởng anh giận Út!
- Giận chuyện gì?
- Út không biết. Út chỉ tưởng vậy thôi .
Nói xong, Út Thêm mỉm cười . Nụ cười răng khểnh của nó khiến tôi nghe nhói cả lòng. Đã tự bao giờ, nụ cười dễ thương đó không thuộc về tôi nữa . Mãi mãi, nó chỉ là hình ảnh trong những giấc mơ tôi .
Buổi chia tay hôm đó, tôi chẳng nói với Út Thêm được gì. Cũng có thể tôi chẳng còn gì để nói . Tôi chỉ biết đứng im tại chỗ, ngậm ngùi nhìn Út Thêm băng qua cầu tre để trở về căn nhà bên kia trảng cỏ, nơi những cánh phượng hồng đang vẫy gọi khôn nguôi .
*****
Nhỏ Thơm nhìn tôi bằng đôi mắt ướt:
- Mùa hè sang năm, anh có trở lại làng Hà Xuyên nữa không?
Tôi nhìn xuống đất, thì thầm đáp:
- Không.
Nhỏ Thơm lắc lắc tay tôi:
- Tại sao vậy ?
Tôi thò tay bứt một cọng cỏ cạnh chỗ ngồi, chép miệng:
- Tôi cũng không biết.
Nhỏ Thơm nhăn nhó:
- Hỏi cái gì, anh cũng "không biết, không biết". Trả lời như vậy cũng như không.
Thơm nói đúng. Lẽ ra tôi không nên trả lời như vậy . Nhưng tôi lại không thể nói thật cho nhỏ Thơm biết vì sao tôi không muốn trở lại nơi này . Tôi đã không nói điều đó với bất cứ ai, kể cả Út Thêm.
Khi lần đầu tiên đón nhận nỗi buồn, tôi hiểu rằng tuổi thơ của mình đã hết. Nó đã bay xa . Đóa phượng cuối cùng của mùa hè năm nay chưa kịp rã cánh, tôi đã vội chia tay với ngày tháng vô tư . Tôi sẽ trở về thành phố với nỗi lòng sầu mộng. Sẽ chẳng ai hay . Sẽ chẳng giải bày .
Như tôi sẽ không nói với nhỏ Thơm hôm nay để khỏi khiến nó bâng khuâng nghĩ ngợi . Tuổi thơ của những đứa trẻ ở làng Hà Xuyên dường như kéo dài vô tận. Nhạn và Dế thì không nói làm gì. Ngay cả Thể và nhỏ Thơm, tâm hồn của chúng sao mà trong veo như nước suối ban trưa . Út Thêm "của tôi" cũng thế. Tôi tin rằng ngay cả khi đã lấy chồng, tuổi thơ của Út Thêm vẫn chưa hề kết thúc. Tất cả, trừ tôi .
Nhỏ Thơm lại lay vai tôi:
- Chẳng lẽ về thành phố, anh không nhớ làng Hà Xuyên hay sao ?
- Nhớ chứ.
- Còn Thơm, anh có nhớ không?
- Nhớ.
- Chị Út Thêm nữa ?
- Cũng nhớ.
- Vậy sao anh không trở lại làng?
- Tôi đã nói rồi . Tôi không biết.
Nhỏ Thơm có vẻ chán nản trước thái độ ù lì của tôi . Nó thở dài:
- Nếu hè năm tới anh không về thì Thơm sẽ lên thành phố.
Tôi giật mình:
- Chi vậy ?
- Đi chơi . Đi coi ngôi nhà hai mươi tầng anh kể đó!
Tôi phì cười:
- Tôi nói dóc với Thơm đó thôi! Ở thành phố chẳng có ngôi nhà hai mươi tầng nào cả. Nhà cao nhất chỉ có sáu tầng.
Nhỏ Thơm khịt mũi:
- Nếu vậy thì Thơm đi coi chiếu bóng. Thơm đi hết hai trăm rạp...
Tôi lại cười:
- Hai trăm rạp đâu mà hai trăm rạp! Ở thành phố chỉ có hai rạp chiếu bóng bé xíu thôi!
Nhỏ Thơm ngơ ngác:
- Chỉ có hai rạp thôi hả ?
- Ừ.
- Thôi, hai rạp cũng được! - Nhỏ Thơm chớp mắt - Thơm sẽ chui vaò hai rạp. Thơm sẽ trình giấy khai sinh...
Lần này tôi không cười nữa . Mà thở dài:
- Giấy khai sinh không vào được đâu! Phải mua vé người ta mới cho vào!
Nhỏ Thơm tròn mắt ngó tôi:
- Vậy từ trước đến nay, anh toàn phịa chuyện hả ?
Tôi tặc lưỡi:
- Ừ, tôi phịa hết đó thôi! Thành phố chẳng có gì vui đâu! Sang năm Thơm chả cần lên đó làm chi!
Nhỏ Thơm mím môi:
- Thơm cứ lên!
Tôi nhún vai:
- Lên làm gì cho mệt! Chả có ngôi nhà cao tầng nào, chả có...
Nhỏ Thơm xẳng giọng:
- Thơm chẳng cần nhà cao tầng, cũng không thèm coi chiếu bóng! - Giọng nó bỗng dưng sụt sịt - Bộ Thơm lên thành phố thăm anh không được hả ?
Tôi nhìn nhỏ Thơm và ngạc nhiên khi thấy trong đôi mắt mở to của nó những giọt lệ từ từ ứa ra và lăn dài trên má. Lòng tôi bỗng dưng xúc động dạt dào . Tội nghiệp nhỏ Thơm, tôi đi chắc nó buồn lắm! Trong một mùa hè ngắn ngủi, tôi đã trở thành người bạn thân thiết của nó. Không có tôi, nó chẳng biết chơi với ai . Nó vốn dĩ là bà La Sát, lại được sự hộ vệ của con Đụp và con Hắc-Ín, những đứa trẻ trong làng đều ghét nó. Nhưng nhỏ Thơm không phải là đứa dễ ghét, thằng Dế biết rõ điều đó. Nhỏ Thơm tốt bụng, vị tha và nhiều tình cảm. Qua mùa hè này, nó đã lớn. Nó sẽ không còn đánh nhau và suỵt chó cắn người . Tôi tin rằng lúc đó nó sẽ có thêm nhiều bạn mới .
Nhưng đó là sau này, còn bây giờ nhỏ Thơm đang ngồi thút thít bên cạnh khiến tôi bối rối khôn tả.
Để xua tan bầu không khí nặng nề, tôi nhẹ nhàng đặt chồng sách trên tay vào tay nó:
- Tặng Thơm nè!
Nhỏ Thơm lau nước mắt, khụt khịt nói:
- Sách của anh mà!
Tôi bùi ngùi:
- Thì sách của tôi, tôi tặng Thơm làm... kỷ niệm.
Cử chỉ của tôi có lẽ giúp nhỏ Thơm thôi buồn một tí xíu . Nó nhoẻn miệng cười:
- Anh tặng cho Thơm, rồi anh lấy gì anh đọc?
- Những cuốn sách này tôi đọc hết rồi .
- Thơm cũng đọc hết rồi .
Tôi ấp úng:
- Thì Thơm cứ giữ, lâu lâu đọc lại .
Nhỏ Thơm ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu:
- Ừ, Thơm giữ. Sang năm lên thành phố, Thơm sẽ trả cho anh.
Tôi ngạc nhiên:
- Trả chi vậy ?
Nhỏ Thơm cười khúc khích:
- Trả để mượn những cuốn khác chứ chi!
Lần đầu tiên, tôi thấy nhỏ Thơm nói đùa . Chắc lòng nó đang vui . Nghĩ vậy, tôi liền vội vã cáo từ, sợ ngồi thêm một lát nhỏ Thơm sẽ buồn trở lại .
Nhưng tôi đã lầm. Khi ra tới cánh đồng bên ngoài, ngoảnh nhìn qua hàng rào, tôi thấy nhỏ Thơm đang đứng nhìn theo, nước mắt nhoè cả má.
*****
Thế là chia tay mùa hè, chia tay những người bạn nhỏ, tôi khăn gói trở về thành phố.
Buổi sáng, khi tôi bước ra khỏi nhà, dì Sáu kêu thằng Nhạn lấy xe đạp chở tôi lên đường quốc lộ nhưng tôi từ chối . Tôi muốn được đi bộ xuyên qua ngõ trúc như ngày đầu tôi đến.
Tôi gặp anh Thoảng trước cổng nhà ông Hai Đởm. Anh đặt tay lên vai tôi:
- Chương về đấy à?
- Dạ .
- Chương đợi một chút để anh vô nhà lấy xe chở Chương đi!
- Cảm ơn anh, em thích đi bộ hơn!
Anh nhắc lại câu nói hôm trước, khi tôi báo cho anh biết tôi sắp về thành phố:
- Sang năm Chương nhớ về đây chơi, anh sẽ dạy thêm cho Chương những thế võ mới!
- Dạ .
Tôi trả lời anh Thoảng nhát gừng. Mặc dù rất quí mến và biết ơn anh, tôi vẫn không làm sao bắt mình niềm nở với anh như trước đây được. Anh chẳng có lỗi gì nhưng anh là người đem lại nỗi buồn cho tôi . Anh Thoảng không biết điều đó nên tỏ vẻ ngạc nhiên trước thái độ khác lạ của tôi . Cho đến khi tôi bỏ đi rồi, anh vẫn còn ngơ ngác đứng trông theo .
Cũng như ngày đầu tôi đến, ngõ trúc đầy tiếng chim và con đường lốm đốm nắng vàng vương đầy những lá tre khô . Tôi bắt gặp cả những bụi mắc cỡ đầy gai lẫn cây mâm xôi tim tím bên đường. Chúng vẫn ở nguyên chỗ cũ, chẳng già đi, cũng không đổi khác, chỉ có tôi đi qua là khác hẳn ngày nào .
Tôi đang chia tay con suối, bờ tre . Tôi đang chia tay những trò chơi tuổi nhỏ. Tôi chia tay trảng cỏ mênh mông để giã từ nhà ai phượng đỏ. Út Thêm bỗng trở nên xa xôi để tôi bâng khuâng có phải tình đầu ?
Khi tôi lên tới đường quốc lộ thì Dư kịp đuổi theo . Nó phóng như bay trên chiếc xe đạp của anh Thoảng.
- Anh Chương! Anh Chương!
Tít từ xa, Dư đã lên tiếng gọi .
Tôi bàng hoàng quay lại:
- Gì vậy em?
- Chị Út Thêm gửi anh cái này!
Dư vừa xuống xe vừa hổn hển đáp.
Út Thêm gửi cho tôi một mảnh giấy . Tôi mở ra và đọc thấy một hàng chữ nguệch ngoạc "Cảm ơn anh rất nhiều". "Lá thư" của Út Thêm chỉ ngắn ngủi có vậy nhưng lại khiến tôi bâng khuâng quá thể. Như vậy là Út Thêm đã biết đọc, biết viết. Như vậy là mùa hè đã trôi qua không đến nỗi vô ích. Và mối tình câm lặng của tôi ít ra cũng để lại một điều gì. Ở làng Hà Xuyên. Ở trong đời Út.
Trước khi quay xe về, Dư còn giúi vào tay tôi một bó cỏ may:
- Chị Út Thêm còn gửi tặng anh cái này nữa!
Tôi thẫn thờ cầm bó cỏ trên tay, lòng rưng rưng xao xuyến. Đã có lần tôi nói với Út Thêm tôi thích nhất cỏ may . Tôi thích cỏ may bởi vì cỏ may mọc đầy trên lối đến nhà Út. Út Thêm không biết con trai thành phố ưa nói xa xôi bóng gió. Nó tưởng tôi thích cỏ may thật. Nên bây giờ ngớ ngẩn gửi cho tôi . Những ngày qua, cỏ may bám đầy gấu quần tôi còn không gỡ hết, nó gửi theo làm gì cho cỏ may đâm nhói trái tim tôi .
Dư đã đi xa . Nó đạp xe lầm lũi trên đường về, lòng nó có đang buồn bã như tôi ? Nhưng dù sao nỗi buồn của Dư rồi sẽ qua mau . Bây giờ, Nhạn, Dế, Thể đã là bạn nó. Trẻ con xóm Miễu và xóm ngoài đã xích lại gần nhau trong mùa hè đáng nhớ.
Vâng, một mùa hè đáng nhớ. Nếu không thì tại sao tôi cứ đứng ngẩn bên đường nhìn theo Dư và buồn rầu tự hỏi: Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Thành phố Hồ Chí Minh 1991
Nguyễn Nhật Ánh



Tôi không xuống xóm Miễu nữa .
Tôi đã thôi đặt chân lên con đường nhỏ vương đầy những trái sầu đông khô rụng. Tôi đã thôi náo nức băng qua trảng cỏ mênh mông cho cỏ may bám đầy gấu quần để tối về ngồi gỡ.
Buổi chiều cuối cùng đóng vai thầy giáo, tôi ngồi cặm cụi chép bài tập đầy hai cuốn vở. Để khi tôi đi rồi, Út Thêm và thằng Dư nhìn theo đó mà tập viết một mình.
Sắp xếp đâu đó xong xuôi, tôi thưa với dì Sáu:
- Thưa dì, mai cháu về!
Dì Sáu hoàn toàn bị bất ngờ trước quyết định đột ngột của tôi . Dì ngơ ngác hỏi:
- Sao cháu về gấp vậy ? Chưa hết hè kia mà!
Tôi phịa:
- Cháu phải về sớm để ôn tập trước khi nhập học.
Dì Sáu đặt tay lên vai tôi:
- Cháu không đợi ba cháu xuống đón về sao ?
- Dạ, ngày mai cháu đón xe đò về được rồi!
Trước quyết tâm sắc đá của tôi, dì Sáu không khẩn khoản giữ tôi ở lại nữa . Dì nắn nắn cánh tay tôi, gật gù:
- Cháu có da có thịt hơn trước. Kỳ này cháu về, chắc mẹ cháu hài lòng.
- Dạ .
Tôi lí nhí trong miệng và vội vã chuồn ra sau hè tìm Nhạn và Dế.
Nghe tin tôi sắp về lại thành phố, Nhạn há hốc miệng:
- Ngày mai anh về, làm sao học được?
Tôi trố mắt:
- Học gì?
- Học bắn ná thun chứ học gì! Sao anh mau quên quá vậy! Hôm trước, anh bảo em chỉ cho anh cách bắn ná thun bách phát bách trúng kia mà!
Tôi nhớ ra:
- À, à, nhưng thôi, để lúc khác. Nếu hè sang năm, tao còn về đây nữa, lúc đó tao sẽ học.
So với Nhạn, Dế buồn bã hơn nhiều . Nó níu tay tôi, giọng tiu nghỉu:
- Ngày mai anh về thật hả ?
- Thật.
Dế nài nỉ:
- Anh ở chơi thêm vài ngày nữa không được sao ?
Tôi lắc đầu:
- Tao phải về lo ôn tập.
Dế bắt bẻ:
- Sao hôm mới đến, anh bảo anh sẽ ở chơi hết ba tháng hè?
Tôi ấp úng:
- Tại lúc đó tao ... quên.
Dế nhìn lom lom vô mặt tôi:
- Chứ không phải anh về vì buồn chuyện gì hả ?
Thằng Dế này quả là ma mãnh. Câu hỏi bất thần của nó khiến tôi đâm chột dạ . Tôi liếm môi, giọng bối rối:
- Sao mày lại hỏi vậy ?
Dế chép miệng:
- Tại em thấy anh buồn buồn.
Tôi liền nhe răng cười:
- Buồn đâu mà buồn!
Dế không bị tôi lừa . Nó khịt mũi:
- Anh cười giả bộ .
Tôi làm mặt giận:
- Mày nói tao giả bộ thì thôi, tao không nói chuyện với mày nữa!
Nói xong, tôi bỏ đi ra cổng.
- Anh đi đâu vậy ? - Nhạn và Dế cùng kêu lên.
Tôi đáp, không ngoảnh mặt lại:
- Tao qua nhà anh Thoảng.
Lần này thì Dế bị tôi lừa dễ dàng. Nó tưởng tôi qua nhà anh Thoảng thật, trong khi vừa ra tới ngõ trúc, tôi đã quẹo trái, đi về phía cầu tre .

*****

Tôi lại ngồi bó gối bên chân cầu, nhìn nước chảy . Hệt như hôm nào . Chỉ khác một điều, lần trước tôi đón đường Út Thêm để làm quen, còn hôm nay tôi gặp nó để giã từ. Giữa lần gặp gỡ đầu tiên và lần gặp gỡ cuối cùng là mùa hè dang dở. Dù cho tiếng ve trên cành phượng trước sân nhà Út Thêm nỉ non chưa dứt, sáng ngày mai tôi cũng phải ra đi .
Gần trưa, Út Thêm đi chợ về ngang. Đong đưa trên tay nó vẫn là chiếc giỏ ngày nào tôi lén lút bỏ thư .
Nhác thấy tôi ngồi trên bãi cỏ, Út Thêm đứng sững lại và mừng rỡ kêu lên:
- Anh Chương!
Tôi đứng lên và lững thững tiến lại gần:
- Út Thêm đi chợ về đó hả ?
Út Thêm không trả lời câu hỏi của tôi . Mà xịu mặt xuống:
- Sao mấy hôm nay anh không ghé nhà Út?
Tôi thở dài:
- Tôi bận.
Út Thêm nhìn tôi đăm đăm:
- Anh bận chuyện gì?
- Tôi sắp về lại thành phố.
- Anh nói thật hả ?
- Thật.
- Chừng nào anh về?
- Sáng mai .
- Sáng mai ? - Út Thêm sững sờ.
- Ừ, - tôi hắng giọng - Vì vậy hôm nay tôi ngồi đây chờ Út Thêm để từ giã.
Út Thêm chớp mắt:
- Sao anh không ghé nhà?
- Tôi đã nói rồi . Tôi bận.
Giọng Út Thêm ngập ngừng:
- Chứ không phải anh giận gì Út hả ?
Tôi lắc đầu:
- Tôi có giận gì đâu!
Út Thêm thở phào:
- Vậy mà mấy hôm nay Út cứ tưởng anh giận Út!
- Giận chuyện gì?
- Út không biết. Út chỉ tưởng vậy thôi .
Nói xong, Út Thêm mỉm cười . Nụ cười răng khểnh của nó khiến tôi nghe nhói cả lòng. Đã tự bao giờ, nụ cười dễ thương đó không thuộc về tôi nữa . Mãi mãi, nó chỉ là hình ảnh trong những giấc mơ tôi .
Buổi chia tay hôm đó, tôi chẳng nói với Út Thêm được gì. Cũng có thể tôi chẳng còn gì để nói . Tôi chỉ biết đứng im tại chỗ, ngậm ngùi nhìn Út Thêm băng qua cầu tre để trở về căn nhà bên kia trảng cỏ, nơi những cánh phượng hồng đang vẫy gọi khôn nguôi .

*****

Nhỏ Thơm nhìn tôi bằng đôi mắt ướt:
- Mùa hè sang năm, anh có trở lại làng Hà Xuyên nữa không?
Tôi nhìn xuống đất, thì thầm đáp:
- Không.
Nhỏ Thơm lắc lắc tay tôi:
- Tại sao vậy ?
Tôi thò tay bứt một cọng cỏ cạnh chỗ ngồi, chép miệng:
- Tôi cũng không biết.
Nhỏ Thơm nhăn nhó:
- Hỏi cái gì, anh cũng "không biết, không biết". Trả lời như vậy cũng như không.
Thơm nói đúng. Lẽ ra tôi không nên trả lời như vậy . Nhưng tôi lại không thể nói thật cho nhỏ Thơm biết vì sao tôi không muốn trở lại nơi này . Tôi đã không nói điều đó với bất cứ ai, kể cả Út Thêm.
Khi lần đầu tiên đón nhận nỗi buồn, tôi hiểu rằng tuổi thơ của mình đã hết. Nó đã bay xa . Đóa phượng cuối cùng của mùa hè năm nay chưa kịp rã cánh, tôi đã vội chia tay với ngày tháng vô tư . Tôi sẽ trở về thành phố với nỗi lòng sầu mộng. Sẽ chẳng ai hay . Sẽ chẳng giải bày .
Như tôi sẽ không nói với nhỏ Thơm hôm nay để khỏi khiến nó bâng khuâng nghĩ ngợi . Tuổi thơ của những đứa trẻ ở làng Hà Xuyên dường như kéo dài vô tận. Nhạn và Dế thì không nói làm gì. Ngay cả Thể và nhỏ Thơm, tâm hồn của chúng sao mà trong veo như nước suối ban trưa . Út Thêm "của tôi" cũng thế. Tôi tin rằng ngay cả khi đã lấy chồng, tuổi thơ của Út Thêm vẫn chưa hề kết thúc. Tất cả, trừ tôi .
Nhỏ Thơm lại lay vai tôi:
- Chẳng lẽ về thành phố, anh không nhớ làng Hà Xuyên hay sao ?
- Nhớ chứ.
- Còn Thơm, anh có nhớ không?
- Nhớ.
- Chị Út Thêm nữa ?
- Cũng nhớ.
- Vậy sao anh không trở lại làng?
- Tôi đã nói rồi . Tôi không biết.
Nhỏ Thơm có vẻ chán nản trước thái độ ù lì của tôi . Nó thở dài:
- Nếu hè năm tới anh không về thì Thơm sẽ lên thành phố.
Tôi giật mình:
- Chi vậy ?
- Đi chơi . Đi coi ngôi nhà hai mươi tầng anh kể đó!
Tôi phì cười:
- Tôi nói dóc với Thơm đó thôi! Ở thành phố chẳng có ngôi nhà hai mươi tầng nào cả. Nhà cao nhất chỉ có sáu tầng.
Nhỏ Thơm khịt mũi:
- Nếu vậy thì Thơm đi coi chiếu bóng. Thơm đi hết hai trăm rạp...
Tôi lại cười:
- Hai trăm rạp đâu mà hai trăm rạp! Ở thành phố chỉ có hai rạp chiếu bóng bé xíu thôi!
Nhỏ Thơm ngơ ngác:
- Chỉ có hai rạp thôi hả ?
- Ừ.
- Thôi, hai rạp cũng được! - Nhỏ Thơm chớp mắt - Thơm sẽ chui vaò hai rạp. Thơm sẽ trình giấy khai sinh...
Lần này tôi không cười nữa . Mà thở dài:
- Giấy khai sinh không vào được đâu! Phải mua vé người ta mới cho vào!
Nhỏ Thơm tròn mắt ngó tôi:
- Vậy từ trước đến nay, anh toàn phịa chuyện hả ?
Tôi tặc lưỡi:
- Ừ, tôi phịa hết đó thôi! Thành phố chẳng có gì vui đâu! Sang năm Thơm chả cần lên đó làm chi!
Nhỏ Thơm mím môi:
- Thơm cứ lên!
Tôi nhún vai:
- Lên làm gì cho mệt! Chả có ngôi nhà cao tầng nào, chả có...
Nhỏ Thơm xẳng giọng:
- Thơm chẳng cần nhà cao tầng, cũng không thèm coi chiếu bóng! - Giọng nó bỗng dưng sụt sịt - Bộ Thơm lên thành phố thăm anh không được hả ?
Tôi nhìn nhỏ Thơm và ngạc nhiên khi thấy trong đôi mắt mở to của nó những giọt lệ từ từ ứa ra và lăn dài trên má. Lòng tôi bỗng dưng xúc động dạt dào . Tội nghiệp nhỏ Thơm, tôi đi chắc nó buồn lắm! Trong một mùa hè ngắn ngủi, tôi đã trở thành người bạn thân thiết của nó. Không có tôi, nó chẳng biết chơi với ai . Nó vốn dĩ là bà La Sát, lại được sự hộ vệ của con Đụp và con Hắc-Ín, những đứa trẻ trong làng đều ghét nó. Nhưng nhỏ Thơm không phải là đứa dễ ghét, thằng Dế biết rõ điều đó. Nhỏ Thơm tốt bụng, vị tha và nhiều tình cảm. Qua mùa hè này, nó đã lớn. Nó sẽ không còn đánh nhau và suỵt chó cắn người . Tôi tin rằng lúc đó nó sẽ có thêm nhiều bạn mới .
Nhưng đó là sau này, còn bây giờ nhỏ Thơm đang ngồi thút thít bên cạnh khiến tôi bối rối khôn tả.
Để xua tan bầu không khí nặng nề, tôi nhẹ nhàng đặt chồng sách trên tay vào tay nó:
- Tặng Thơm nè!
Nhỏ Thơm lau nước mắt, khụt khịt nói:
- Sách của anh mà!
Tôi bùi ngùi:
- Thì sách của tôi, tôi tặng Thơm làm... kỷ niệm.
Cử chỉ của tôi có lẽ giúp nhỏ Thơm thôi buồn một tí xíu . Nó nhoẻn miệng cười:
- Anh tặng cho Thơm, rồi anh lấy gì anh đọc?
- Những cuốn sách này tôi đọc hết rồi .
- Thơm cũng đọc hết rồi .
Tôi ấp úng:
- Thì Thơm cứ giữ, lâu lâu đọc lại .
Nhỏ Thơm ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu:
- Ừ, Thơm giữ. Sang năm lên thành phố, Thơm sẽ trả cho anh.
Tôi ngạc nhiên:
- Trả chi vậy ?
Nhỏ Thơm cười khúc khích:
- Trả để mượn những cuốn khác chứ chi!
Lần đầu tiên, tôi thấy nhỏ Thơm nói đùa . Chắc lòng nó đang vui . Nghĩ vậy, tôi liền vội vã cáo từ, sợ ngồi thêm một lát nhỏ Thơm sẽ buồn trở lại .
Nhưng tôi đã lầm. Khi ra tới cánh đồng bên ngoài, ngoảnh nhìn qua hàng rào, tôi thấy nhỏ Thơm đang đứng nhìn theo, nước mắt nhoè cả má.

*****

Thế là chia tay mùa hè, chia tay những người bạn nhỏ, tôi khăn gói trở về thành phố.
Buổi sáng, khi tôi bước ra khỏi nhà, dì Sáu kêu thằng Nhạn lấy xe đạp chở tôi lên đường quốc lộ nhưng tôi từ chối . Tôi muốn được đi bộ xuyên qua ngõ trúc như ngày đầu tôi đến.
Tôi gặp anh Thoảng trước cổng nhà ông Hai Đởm. Anh đặt tay lên vai tôi:
- Chương về đấy à?
- Dạ .
- Chương đợi một chút để anh vô nhà lấy xe chở Chương đi!
- Cảm ơn anh, em thích đi bộ hơn!
Anh nhắc lại câu nói hôm trước, khi tôi báo cho anh biết tôi sắp về thành phố:
- Sang năm Chương nhớ về đây chơi, anh sẽ dạy thêm cho Chương những thế võ mới!
- Dạ .
Tôi trả lời anh Thoảng nhát gừng. Mặc dù rất quí mến và biết ơn anh, tôi vẫn không làm sao bắt mình niềm nở với anh như trước đây được. Anh chẳng có lỗi gì nhưng anh là người đem lại nỗi buồn cho tôi . Anh Thoảng không biết điều đó nên tỏ vẻ ngạc nhiên trước thái độ khác lạ của tôi . Cho đến khi tôi bỏ đi rồi, anh vẫn còn ngơ ngác đứng trông theo .
Cũng như ngày đầu tôi đến, ngõ trúc đầy tiếng chim và con đường lốm đốm nắng vàng vương đầy những lá tre khô . Tôi bắt gặp cả những bụi mắc cỡ đầy gai lẫn cây mâm xôi tim tím bên đường. Chúng vẫn ở nguyên chỗ cũ, chẳng già đi, cũng không đổi khác, chỉ có tôi đi qua là khác hẳn ngày nào .
Tôi đang chia tay con suối, bờ tre . Tôi đang chia tay những trò chơi tuổi nhỏ. Tôi chia tay trảng cỏ mênh mông để giã từ nhà ai phượng đỏ. Út Thêm bỗng trở nên xa xôi để tôi bâng khuâng có phải tình đầu ?
Khi tôi lên tới đường quốc lộ thì Dư kịp đuổi theo . Nó phóng như bay trên chiếc xe đạp của anh Thoảng.
- Anh Chương! Anh Chương!
Tít từ xa, Dư đã lên tiếng gọi .
Tôi bàng hoàng quay lại:
- Gì vậy em?
- Chị Út Thêm gửi anh cái này!
Dư vừa xuống xe vừa hổn hển đáp.
Út Thêm gửi cho tôi một mảnh giấy . Tôi mở ra và đọc thấy một hàng chữ nguệch ngoạc "Cảm ơn anh rất nhiều". "Lá thư" của Út Thêm chỉ ngắn ngủi có vậy nhưng lại khiến tôi bâng khuâng quá thể. Như vậy là Út Thêm đã biết đọc, biết viết. Như vậy là mùa hè đã trôi qua không đến nỗi vô ích. Và mối tình câm lặng của tôi ít ra cũng để lại một điều gì. Ở làng Hà Xuyên. Ở trong đời Út.
Trước khi quay xe về, Dư còn giúi vào tay tôi một bó cỏ may:
- Chị Út Thêm còn gửi tặng anh cái này nữa!
Tôi thẫn thờ cầm bó cỏ trên tay, lòng rưng rưng xao xuyến. Đã có lần tôi nói với Út Thêm tôi thích nhất cỏ may . Tôi thích cỏ may bởi vì cỏ may mọc đầy trên lối đến nhà Út. Út Thêm không biết con trai thành phố ưa nói xa xôi bóng gió. Nó tưởng tôi thích cỏ may thật. Nên bây giờ ngớ ngẩn gửi cho tôi . Những ngày qua, cỏ may bám đầy gấu quần tôi còn không gỡ hết, nó gửi theo làm gì cho cỏ may đâm nhói trái tim tôi .
Dư đã đi xa . Nó đạp xe lầm lũi trên đường về, lòng nó có đang buồn bã như tôi ? Nhưng dù sao nỗi buồn của Dư rồi sẽ qua mau . Bây giờ, Nhạn, Dế, Thể đã là bạn nó. Trẻ con xóm Miễu và xóm ngoài đã xích lại gần nhau trong mùa hè đáng nhớ.
Vâng, một mùa hè đáng nhớ. Nếu không thì tại sao tôi cứ đứng ngẩn bên đường nhìn theo Dư và buồn rầu tự hỏi: Em thơ, chị đẹp em đâu ?

Thành phố Hồ Chí Minh 1991
Nguyễn Nhật Ánh
Hạ Đỏ
Lời người đánh máy
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10