watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những Cô Em Gái-Chương 2 - tác giả Nguyễn nhật Ánh Nguyễn nhật Ánh

Nguyễn nhật Ánh

Chương 2

Tác giả: Nguyễn nhật Ánh

Lycée Pascal gồm hầu hết là người Pháp. Hiếm hoi lắm mới gặp một người Việt.
Cô nhân viên bàn giấy bảo tôi ghi tên thi xếp lớp. Thấy mấy ông Tây bà đầm lượn qua lượn lại trước mặt, tôi sợ run, xin được khỏi thi:
- Cô cứ xếp em vào lớp thấp nhất.
- Lớp thấp nhất là lớp vỡ lòng.
- Dạ, em học lớp vỡ lòng cũng được.
Cô nhân viên ngó sửng tôi:
- Lớp đó chỉ dành cho các em bé bảy, tám tuổi em à.
Tự nhiên tôi thèm được nhỏ đi mười tuổi kinh khủng. Để được vào học lớp vỡ lòng. Để khỏi thi cử lôi thôi. Thi xếp lớp, ông Tây hỏi, tôi có hiểu quái gì đâu mà đáp. Xưa nay học tiếng Pháp, tôi khá môn luận văn, giỏi môn văn phạm, siêu đẳng khi phân tích từ và câu, và nhớ gần như toàn bộ cách chia các động từ bất quy tắc. Còn môn vấn đáp tôi chỉ đáng xếp vào lớp vỡ lòng với các em bảy, tám tuổi.
Tôi ấp úng:
- Trên lớp vỡ lòng là lớp gì hở cô?
- Trên lớp vỡ lòng là lớp một.
Tôi liếm môi:
- Vậy cô cho em vào lớp một.
- Không được! - Cô nhân viên lắc đầu.
- Được mà cô! - Tôi năn nỉ - Em hứa sẽ không chọc ghẹo, không bắt nạt các em bé cùng lớp! Thậm chí có bé nào mắc ị, em sẵn sàng dẫn bé...
Thấy tôi giơ tay lên chuẩn bị thề, cô nhân viên liền cắt ngang lời cam kết long trọng của tôi:
- Ở bên trường Việt, em học lớp mấy?
- Dạ, lớp mười hai.
- Vậy là em đang học cuốn Mauger 2?
Tôi run lên, linh cảm có điều chẳng lành:
- Dạ.
- Vậy tôi xếp em vào lớp tám.
Tôi nhảy dựng như bị ong đốt:
- Í, không được đâu cô ơi. Em học Mauger 2 nhưng học dở nhất lớp đó cô. Trình độ em chỉ ngang cuốn Le Francais élémentaire à.
Thấy tôi sắp sửa lăn đùng ra bất tỉnh, cô nhân viên nhượng bộ:
- Vậy tôi xếp em vào lớp bảy.
Tôi trả giá:
- Xuống luôn lớp sáu đi cô!
Thế là tôi vào lớp sáu trường Pascal, học chung với đám nhóc tì mười ba, mười bốn tuổi.
Lớp học bắt đầu từ năm giờ chiều, bốn giờ rưỡi tôi đã có mặt.
Lycée Pascal có cái sân đẹp tuyệt vời. Các bồn hoa nằm rải rác khắp nơi, các lối đi toàn rải sỏi.
Tôi đến sớm, ngồi trên ghế đá cạnh lối đi, đảo mắt nhìn từng khuôn mặt lướt qua, thấy khuôn mặt nào cũng nghiêm nghị và xa lạ.
Thỉnh thoảng thấy vài đứa con gái cỡ tuổi tôi ôm tập đi ngang qua trước mặt, tôi nhỏm người dậy tính làm quen nhưng rồi thấy tụi nó đầm điếc quí tộc quá, tôi bỗng ngài ngại, đành đặt đít ngồi xuống, tiếp tục câm như hến.
Tôi ngồi một mình ngoài sân suốt nửa tiếng đồng hồ, thấy thời gian sao mà đằng đẵng. Chỉ đến khi nghe tiếng chuông reo, tôi mới lững thững vào lớp và lấm lét chuồn tuốt xuống dưới góc.
Dạy lớp sáu là thầy Pierre, trùng tên với đại tông đồ của chúa Jésus, và đẹp trai không thua gì chúa Jésus.
Khuôn mặt thanh tú, mắt xanh biếc, tóc xõa thành lọn xuống hai vai, thầy Pierre vừa ngồi xuống ghế đã liếc nhìn một vòng khắp lớp.
Tôi có cảm giác thầy đang lia tiểu liên, liền rùng mình cúi đầu xuống, hy vọng thầy không kêu tôi đứng lên.
Thầy Pierre không phát hiện ra tôi thật. Sau khi quét mắt một vòng, thầy lật cuốn sách trước mặt và chấm viết vào sổ, kêu học trò lên trả bài.
Tụi học trò cầm theo sách của mình lên bảng, đọc bài lecturei trong sách và trả lời những câu hỏi của thầy dựa theo bài học.
Khi đứa học trò đầu tiên cất giọng đọc, tôi mừng rơn khi nhận ra đó là cuốn Mauger 1 tôi đã từng học qua.
Nhưng khi đứa học trò đọc xong, thầy Pierre bắt đầu hỏi thì tôi lại run cầm cập. Y như những tiết học tiếng Pháp của thầy Xuân Thu, tôi nghe thầy Pierre và thằng nhóc trên bảng đối đáp như gió, không tài nào hiểu kịp.
Thằng nhóc đi xuống, thằng nhóc khác lên. Hai thầy trò lại nổ lốp bốp khiến tôi càng xanh mặt. May mà hôm đó, thầy Pierre không kêu đến tôi.
Ngày hôm sau cũng diễn ra y như hôm trước. Tôi lại vểnh tai trâu nghe thầy Pierre giảng bài, tiếng được tiếng mất. Nhưng lần này tôi bớt run. Tôi đã xác định rồi. Rằng trình độ nghe và nói của tôi kém, tôi mới phải vào đây học. Tôi nhớ ai đó đã nói "Dốt không đáng sợ, đáng sợ là dốt mà không biết mình dốt". Tôi dốt và tôi biết tỏng là mình dốt, vậy người khác không sợ tôi thì thôi, việc quái gì tôi phải sợ ai.
Tôi cũng nhớ cả lời ông bà dạy "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Ông bà ta thật giỏi, không hiểu làm sao các vị biết có ngày có một tên cháu chắt tám mươi đời của các vị chui vào lycée Pascal ngồi đực mặt trước ông thầy Tây mà sáng tác ra câu này để trấn an và hướng dẫn.
Tôi áp dụng tục ngữ Việt Nam vào trường Tây một cách suôn sẻ. Suốt một tuần tôi không hề thưa thốt. Tôi chăm chỉ dựa cột mà nghe.
Dù là nghe lõm bõm.
"Thánh" Pierre ỷ mình giữ chìa khóa cổng vào nước trời nên tỏ ra cao ngạo. Đã một tuần lễ trôi qua mà ông không nhận ra tôi đang lấp ló trước cửa thiên đường.
Chỉ có bọn học trò lóc chóc là ngạc nhiên. Ngày đầu tiên, thấy tôi ló đầu vào lớp, chúng tưởng là giáo viên trợ giảng. Ngày hôm sau chúng nghi tôi là thầy giám thị. Bây giờ thì chúng đoan quyết tôi là người của... Sở điệp viên.
*****
Lớp đêm tôi đang theo học tan lúc bảy giờ. Không đêm nào tôi về nhà ngay. Tôi ôm tập đi lang thang qua các ngả phố để nghe nỗi buồn gặm nhấm trái tim tôi.
Tôi đi qua các ngã tư đèn màu, thấy lòng mình chớp nháy. Tôi vào các cửa hiệu chẳng để mua gì. Người qua đường không ai nhìn tôi.
Trong khi tôi nhìn tất cả mọi người. Để xem có ai quen. Để mong mỏi được gọi trên môi một cái tên thân thiết. Tôi thèm đuược thốt lên một cách ngạc nhiên sung sướng: "Ồ, Nghị, mày ra Đà Nẵng hồi nào vậy?". Tôi thèm được reo tở mở: "A, Bá, mày ra ngoài này thăm bà con hả?".
Cũng có đôi khi tôi mơ mộng đến một điều kỳ diệu: "Ủa, Gia Khanh đi đâu đây?" - "Khoa hỏi lạ! Gia Khanh đi tìm Khoa chứ đi đâu!" - "Tìm Khoa?" - "Ừ, tìm Khoa!" - "Chi vậy?" - "Gia Khanh nhớ Khoa lắm!"...
Thường thì tôi chỉ mới tưởng tượng đến đó, hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa tôi và gã người yêu của Gia Khanh ở quán Ngàn Khơi dạo nọ lại hiện ra cắt đứt giấc mơ ngọt ngào trong đầu tôi.
Và tôi lại buồn bã quay về làm chàng chăn cừa cô đơn lang thang trên đồng cỏ, nhìn sao trời mà nhớ nàng Stéphanette.
Cho đến một hôm...
Hôm đó, sau khi ôm tập đi tha thẩn qua các phố khuya đến rã cẳng, tôi mệt mỏi lê gót về chỗ ở nằm trên đường Bạch Đằng chạy dọc sông Hàn.
Lúc đang xuôi theo đường Nguyễn Du để về bờ sông, tiếng đàn dương cầm không biết từ đâu vọng tới khiến tôi tự dưng bâng khuâng vô hạn và bất giác chùng bước lại.
Đường Nguyễn Du giờ này vắng vẻ, tiếng dương cầm càng thánh thót, và tôi không tài nào bước nổi. Tiếng đàn giữa đêm khuya đã níu chân chàng chăn cừa cô đơn.
Tôi sững sờ dừng chân bên hè phố, ngơ ngác nhìn quanh. Sau một lúc dáo dác, tôi phát hiện tiếng đàn kỳ diệu kia vọng ra từ ô cửa sổ sáng đèn trên lầu một ngôi nhà nhiều tầng bên kia đường.
Tôi còn nhìn rõ bóng người con gái tóc dài in lên bức rèm cửa cứ chốc chốc lại lay động mỗi khi có gió thoảng qua.
Trong một thoáng, tôi hiểu ra người con gái vô danh kia chính là nàng Stéphanette của tôi. Gia Khanh không phải là nàng Stéphanette. Gia Khanh chỉ là sao chổi Halley, thoắt hiện ra rồi biến mất khỏi cuộc đời tôi. Để cho tôi mừng hụt. Để cho tôi lúc nào cũng cảm thấy buồn thiu.
Trong những giờ phút quạnh hiu nhất của cuộc đời tôi, Gia Khanh đã không màng tìm đến. Chỉ có tiếng đàn dương cầm kia kịp lúc đến an ủi trái tim tôi, xoa dịu nỗi cô đơn trong lòng người con trai xa xứ.
Tôi ngồi bệt xuống hiên nhà bên này đường, bâng khuâng nhìn lên ô cửa bên kia, nghe tiếng đàn chảy qua lòng như dòng suối mát.
Tôi không dám băng qua đường. Tôi không dám ngồi dưới cửa sổ nhà nàng Stéphanette. Tôi sợ chó dữ nhà nàng xồ ra. Tôi sợ nàng hắt nước trúng đầu tôi. Như vậy thì giấc mơ của chàng chăn cừa sẽ tan biến.
Tối đó, tôi về đến nhà khuya lơ khuya lắc. Tiếng đàn đã ru tôi vào cơn mơ màng tự lúc nào không hay. Tôi chỉ đứng lên khi tiếng đàn đã ngưng, đèn trong nhà đã tắt và hai cánh cửa đã lạnh lùng đóng lại.
Bác Đán hỏi tôi:
- Sao hôm nay con về muộn thế?
Tôi nói dối:
- Con gặp một đứa bạn quen ở trong quê ra.
Bác Đán không hỏi gì thêm. Có lẽ vì bác thấy tôi buồn buồn. Có lẽ bác nghĩ tôi đang nhớ quê sau khi gặp lại bạn cũ.
Càng ngày bác Đán càng tin chắc điều đó khi thấy tôi dạo này mặt cứ thừ ra. Có khi bác bắt gặp tôi thẫn thờ như người mất của.
Bác Đán tôi đâu có biết đó là lúc chàng chăn cừu của bác đang bồi hồi nhớ nàng Stéphanette ngự ở lầu cao.
Suốt một tuần lễ liền, tối nào cũng thế, sau khi ôm tập ra khỏi cổng trường Pascal, dạo một vòng phố xá, tôi lại về ngồi bệt xuống vỉa hè đường Nguyễn Du, chong mắt lên ô cửa sổ sáng đèn ở tầng hai bên kia đường, ngẩn ngơ nghe tiếng piano phả nhạc xuống tâm hồn.
Tôi cứ ngồi như thế hằng buổi. Và ngẩn ngơ hằng buổi. Tiếng đàn thánh thót của nàng Stéphanette lúc đầu khiến tôi vui, nhưng càng về sau càng khiến tôi buồn nẫu ruột. Càng về sau tiếng đàn càng khiến tôi thấm thía sự lẻ loi của mình. Càng khiến tôi nhận ra tôi đang lủi thủi trên đường khuya giữa một thành phố lạ.
Nhiều lúc tôi an ủi mình bằng cách nghĩ rằng biết đâu sẽ có một hôm nàng Stéphanette thình lình vén rèm và nhìn thấy tôi đang ngồi nghệt mặt say sưa thưởng thức tiếng đàn của nàng. Thấy người hâm mộ yêu âm nhạc đến mức ngồi bệt dưới đất hằng giờ, chắc nàng sẽ vô cùng cảm động. Chắc nàng sẽ phóng xuống đất, tông cửa chạy ra và băng qua đường, vội vã đến mức quên mang cả dép.
Nàng sẽ đi chân trần đến trước mặt tôi, ngạc nhiên mấp máy: "Anh là ai?" - "Tôi là người yêu tiếng đàn của em" - "Anh ngồi đây tự bao giờ?" - "Từ lâu lắm rồi. Giờ này qua giờ khác. Đêm này qua đêm khác" - "Ôi, sao em không hề biết?" - "Rèm cửa đã che kín trái tim em" - "Sao anh không về nhà đi? Khuya rồi!" - "Tôi đã nghe sương xuống trên vai. Nhưng tôi là chàng trai lang thang, chỉ dừng chân nơi bến đỗ của tình yêu".
Nàng Stéphanette học dương cầm, chỉ biết Beethoven, Mozart, Schubert, những nhà soạn nhạc thiên tài, khả kính. Chắc nàng không bao giờ nghe cải lương. Nên nàng không biết tôi đã thuổng những lời đối đáp mùi mẫn kia trong vở "Tình anh bán nón".
Nàng không biết nên nàng nghe trái tim mình xao xuyến khôn tả. Nàng nói "Tội nghiệp anh ghê!" và xúc động nắm lấy tay tôi "Anh đứng lên đi!". Tôi đứng lên. "Anh vào nhà em đi, đây chính là bến đỗ của anh". Tôi theo nàng bước qua cửa thiên đường...
Khi tôi mơ thấy tôi bước qua cửa thiên đường cũng là lúc mắt tôi nhìn lên và thảng thốt nhận ra cửa sổ phòng nàng đã đóng tự đời tám hoánh nào. Chiếc chồi non mơ mộng của tôi chưa kịp đâm hoa đã vội héo khô ngay tắp lự.
Đêm đó, những câu thơ Nguyễn Bính đuổi theo tôi suốt dọc đường về:
Đêm qua và đêm nay
Và nghìn đêm về trước
Ta đi trên phố này
Ta đi trên phố khác
Hỡi nghìn cái cửa sổ
Rồi khép vào bên trong
Có thấu tình ta không
Có thấu tình ta khổ?
Cửa hàng nghìn khép lại
Tất cả một đêm nay
Có lòng ta rồ dại
Mở ra muôn ngàn ngày...
*****
Tôi rời bỏ lycée Pascal sau mười ngày thử thách. Tôi dựa cột mà nghe được chín ngày. Đến ngày thứ mười "thánh" Pierre phát hiện ra một con chiên lạ mặt.
Thật ra mọi sự đổ bể là do tôi.
Khi dạy tiết Analyse grammatical, thầy Pierre viết câu "Je crains qu'il ne vienne" trên bảng rồi kêu cả lớp phân tích từ ne trong câu.
Đám nhóc tì không đứa nào biết chữ ne đó là hư từ, trả lời sai be bét.
Phần vì ngứa ngáy, phần vì nhớ lời dạy "biết thì thưa thốt" của ông bà, tôi liền ngoác miệng hùng hồn:
- C'est un mot explétif!
Đang thất vọng trước hàng loạt câu trả lời bá láp, bỗng nghe có người đáp trúng, thầy Pierre mừng như bắt được vàng, liền reo lên sung sướng:
- Bien! Très bien!
Và thầy quay phắt xuống dưới:
- Qui?
Cả lớp chong mắt vào tôi khiến tôi đỏ bừng mặt, ngượng ngập đứng lên.
Thầy Pierre nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên, rồi có lẽ tưởng tôi siêu môn tiếng Pháp của thầy, thầy liền "nổ" một tràng loằng ngoằng khiến tôi muốn té xỉu.
Rồi thấy tôi ấp a ấp úng, thầy Pierre lại tưởng tôi là bậc chính nhân quân tử, quen đức khiêm tốn không thích nói về mình nên "nổ" tiếp một tràng nữa để động viên.
Thấy hỏi liền hai câu mà tôi vẫn giương mắt ếch lên ngó, thầy Pierre đâm hoang mang. Thầy đưa tay vuốt mái tóc đẹp, ngờ ngợ nhìn tôi:
- Comprenez-vous?
Lần này thì tôi nghe rõ. Từ hồi bắt đầu học tiếng Pháp đến nay, đây là mẫu câu tôi nghe đã đến thuộc lòng: "Trò có hiểu không?".
Gặp câu hỏi quen thuộc, tôi mừng quýnh như gặp bạn cố tri nơi đất khách quê người, liền nhanh nhẩu:
- Non! Non!
Tôi nói "Em không hiểu" mà mặt cứ tươi hơn hớn. Tất nhiên mặt tôi rạng rỡ bao nhiêu thì mặt thầy Pierre buồn thảm bấy nhiêu. Tôi đã làm tan vỡ giấc mơ phát hiện nhân tài của thầy. Trong thâm tâm tôi cũng cảm thấy áy náy nhưng chẳng biết làm sao. Tôi rất muốn đem lại niềm vui cho thầy nhưng việc đó quả thực nằm ngoài khả năng của tôi.
Thầy Pierre nhìn xoáy vào mặt tôi thêm một lúc như để xác nhận câu trả lời thông thái vừa rồi của tôi là hiện tượng "chó ngáp phải ruồi", rồi uể oải vẫy tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống.
Tôi ngồi xuống và ngay trong khoảnh khắc ấy, tôi biết chắc mình không đủ can đảm tái ngộ "thánh" Pierre và đám con chiên lóc chóc của thầy thêm một lần nào nữa.
Ngày hôm sau tôi giã từ lycée Pascal, giã từ khuôn viên xinh đẹp với những bồn hoa và lối đi rãi sỏi, giã từ giấc mộng trở thành học sinh trường Tây.
Nhưng dù không còn đi học thêm, chiều chiều tôi vẫn áo quần tề chỉnh ôm tập ra khỏi nhà.
Bác Đán không biết dạo này tôi không hề bén mảng đến thiên đường do "thánh" Pierre canh giữ mà mon men đến thiên đường của nàng Stéphanette trên đường Nguyễn Du.
Tôi đến trước cửa nhà nàng với vẻ sùng kính của một con chiên ngoan đạo đến trước cửa nhà thờ. Tôi đến đó để chiêm bái tình yêu. Dẫu là tình yêu trong tưởng tượng. Dẫu nàng Stéphanette chưa một lần ngứa tay vén rèm cửa sổ. Và lẽ dĩ nhiên là nàng không hề biết đêm đêm vẫn có một người ngồi bên kia đường say sưa nghe tiếng đàn của nàng và mê mải ngắm bóng nàng in trên rèm cửa.
Trong thời gian đó, tôi bắt đầu làm thơ.
Năm ngoái tôi đã từng cộng tác với "giáo sư" Bá làm những bài thơ con cóc, bị thằng Ngữ tức nhà thơ Ngu Kha chê tới chê lui. Nhưng năm ngoái tôi chưa biết buồn, tôi chưa biết cô đơn, tôi không có nỗi ưu tư nào cần giải tỏa. Tôi làm thơ chỉ để mong in lên báo tường của lớp. Vì vậy, thơ tôi dở ẹc. Vì nó không có hồn.
Năm nay thơ tôi đẫm nhớ nhung. Chàng chăn cừu làm thơ cho nàng Stéphanette, thơ bắt buộc phải hay.
Những vần thơ cô độc chảy ra từ trái tim tôi:
Tôi là chàng chăn cừu cô đơn lang thang trên đồng cỏ
Đêm không biết làm gì, ngồi đếm sao thưa
Có những lúc buồn không sao ngủ được
Mơ hồ tiếng ai trong tiếng gió lùa
Bác Đán thấy tôi những ngày gần đây hết ngơ ngơ ngác ngác lại tối tối chong đèn thức khuya lơ khuya lắc, lấy làm tò mò lắm.
Một hôm, bác hỏi:
- Con làm gì đấy hở con?
Thoạt đầu, tôi định chối. Nhưng không hiểu sao tôi lại thú thật:
- Con đang làm thơ.
Bác Đán gật gù:
- Những khi nhớ quê, người ta thường làm thơ con ạ!
Bác Đán tưởng tôi nặng lòng sầu xứ. Bác cổ vũ tôi:
- Con cứ làm thơ đi. Những vần thơ sẽ giúp con vơi đi nỗi nhớ!
Tôi không đính chính, chỉ ậm ừ.
Nào ngờ bác Đán chìa tay ra:
- Con đưa cho bác xem thử nào.
Không biết làm sao từ chối, tôi rụt rè đưa bài thơ đang làm dở cho bác.
Trong khi bác đọc, tôi lấm lét nhìn trộm, thấy mày bác càng lúc càng nhíu lại.
Đọc gần hết bài thơ, bác ngỡ ngàng kêu lên:
- Như vậy là con đang nhớ con bé nào chứ đâu phải đang nhớ quê!
Tôi cúi gầm mặt, không đáp.
- Có đúng vậy không con?
Tôi lí nhí, vẫn không ngẩng đầu lên:
- Dạ.
Tôi tưởng bác Đán sẽ rầy la, mắng mỏ. Nhưng bác chỉ thở dài:
- Cháu của bác đã là chàng thanh niên mà bác không để ý.
Và bác khuyên, giọng ân cần:
- Nhưng dù sao cũng đừng để bọn con gái hớp mất hồn con ạ. Đời con còn bao nhiêu việc phải làm.
Tôi lại "dạ", và không biết nói gì thêm.
Khuya đó, tôi cặm cụi làm cho xong bài thơ và sáng hôm sau gửi cho một tờ báo ở Sài Gòn: tuần báo Bạn Trẻ.



Lycée Pascal gồm hầu hết là người Pháp. Hiếm hoi lắm mới gặp một người Việt.
Cô nhân viên bàn giấy bảo tôi ghi tên thi xếp lớp. Thấy mấy ông Tây bà đầm lượn qua lượn lại trước mặt, tôi sợ run, xin được khỏi thi:
- Cô cứ xếp em vào lớp thấp nhất.
- Lớp thấp nhất là lớp vỡ lòng.
- Dạ, em học lớp vỡ lòng cũng được.
Cô nhân viên ngó sửng tôi:
- Lớp đó chỉ dành cho các em bé bảy, tám tuổi em à.
Tự nhiên tôi thèm được nhỏ đi mười tuổi kinh khủng. Để được vào học lớp vỡ lòng. Để khỏi thi cử lôi thôi. Thi xếp lớp, ông Tây hỏi, tôi có hiểu quái gì đâu mà đáp. Xưa nay học tiếng Pháp, tôi khá môn luận văn, giỏi môn văn phạm, siêu đẳng khi phân tích từ và câu, và nhớ gần như toàn bộ cách chia các động từ bất quy tắc. Còn môn vấn đáp tôi chỉ đáng xếp vào lớp vỡ lòng với các em bảy, tám tuổi.
Tôi ấp úng:
- Trên lớp vỡ lòng là lớp gì hở cô?
- Trên lớp vỡ lòng là lớp một.
Tôi liếm môi:
- Vậy cô cho em vào lớp một.
- Không được! - Cô nhân viên lắc đầu.
- Được mà cô! - Tôi năn nỉ - Em hứa sẽ không chọc ghẹo, không bắt nạt các em bé cùng lớp! Thậm chí có bé nào mắc ị, em sẵn sàng dẫn bé...
Thấy tôi giơ tay lên chuẩn bị thề, cô nhân viên liền cắt ngang lời cam kết long trọng của tôi:
- Ở bên trường Việt, em học lớp mấy?
- Dạ, lớp mười hai.
- Vậy là em đang học cuốn Mauger 2?
Tôi run lên, linh cảm có điều chẳng lành:
- Dạ.
- Vậy tôi xếp em vào lớp tám.
Tôi nhảy dựng như bị ong đốt:
- Í, không được đâu cô ơi. Em học Mauger 2 nhưng học dở nhất lớp đó cô. Trình độ em chỉ ngang cuốn Le Francais élémentaire à.
Thấy tôi sắp sửa lăn đùng ra bất tỉnh, cô nhân viên nhượng bộ:
- Vậy tôi xếp em vào lớp bảy.
Tôi trả giá:
- Xuống luôn lớp sáu đi cô!
Thế là tôi vào lớp sáu trường Pascal, học chung với đám nhóc tì mười ba, mười bốn tuổi.
Lớp học bắt đầu từ năm giờ chiều, bốn giờ rưỡi tôi đã có mặt.
Lycée Pascal có cái sân đẹp tuyệt vời. Các bồn hoa nằm rải rác khắp nơi, các lối đi toàn rải sỏi.
Tôi đến sớm, ngồi trên ghế đá cạnh lối đi, đảo mắt nhìn từng khuôn mặt lướt qua, thấy khuôn mặt nào cũng nghiêm nghị và xa lạ.
Thỉnh thoảng thấy vài đứa con gái cỡ tuổi tôi ôm tập đi ngang qua trước mặt, tôi nhỏm người dậy tính làm quen nhưng rồi thấy tụi nó đầm điếc quí tộc quá, tôi bỗng ngài ngại, đành đặt đít ngồi xuống, tiếp tục câm như hến.
Tôi ngồi một mình ngoài sân suốt nửa tiếng đồng hồ, thấy thời gian sao mà đằng đẵng. Chỉ đến khi nghe tiếng chuông reo, tôi mới lững thững vào lớp và lấm lét chuồn tuốt xuống dưới góc.
Dạy lớp sáu là thầy Pierre, trùng tên với đại tông đồ của chúa Jésus, và đẹp trai không thua gì chúa Jésus.
Khuôn mặt thanh tú, mắt xanh biếc, tóc xõa thành lọn xuống hai vai, thầy Pierre vừa ngồi xuống ghế đã liếc nhìn một vòng khắp lớp.
Tôi có cảm giác thầy đang lia tiểu liên, liền rùng mình cúi đầu xuống, hy vọng thầy không kêu tôi đứng lên.
Thầy Pierre không phát hiện ra tôi thật. Sau khi quét mắt một vòng, thầy lật cuốn sách trước mặt và chấm viết vào sổ, kêu học trò lên trả bài.
Tụi học trò cầm theo sách của mình lên bảng, đọc bài lecturei trong sách và trả lời những câu hỏi của thầy dựa theo bài học.
Khi đứa học trò đầu tiên cất giọng đọc, tôi mừng rơn khi nhận ra đó là cuốn Mauger 1 tôi đã từng học qua.
Nhưng khi đứa học trò đọc xong, thầy Pierre bắt đầu hỏi thì tôi lại run cầm cập. Y như những tiết học tiếng Pháp của thầy Xuân Thu, tôi nghe thầy Pierre và thằng nhóc trên bảng đối đáp như gió, không tài nào hiểu kịp.
Thằng nhóc đi xuống, thằng nhóc khác lên. Hai thầy trò lại nổ lốp bốp khiến tôi càng xanh mặt. May mà hôm đó, thầy Pierre không kêu đến tôi.
Ngày hôm sau cũng diễn ra y như hôm trước. Tôi lại vểnh tai trâu nghe thầy Pierre giảng bài, tiếng được tiếng mất. Nhưng lần này tôi bớt run. Tôi đã xác định rồi. Rằng trình độ nghe và nói của tôi kém, tôi mới phải vào đây học. Tôi nhớ ai đó đã nói "Dốt không đáng sợ, đáng sợ là dốt mà không biết mình dốt". Tôi dốt và tôi biết tỏng là mình dốt, vậy người khác không sợ tôi thì thôi, việc quái gì tôi phải sợ ai.
Tôi cũng nhớ cả lời ông bà dạy "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Ông bà ta thật giỏi, không hiểu làm sao các vị biết có ngày có một tên cháu chắt tám mươi đời của các vị chui vào lycée Pascal ngồi đực mặt trước ông thầy Tây mà sáng tác ra câu này để trấn an và hướng dẫn.
Tôi áp dụng tục ngữ Việt Nam vào trường Tây một cách suôn sẻ. Suốt một tuần tôi không hề thưa thốt. Tôi chăm chỉ dựa cột mà nghe.
Dù là nghe lõm bõm.
"Thánh" Pierre ỷ mình giữ chìa khóa cổng vào nước trời nên tỏ ra cao ngạo. Đã một tuần lễ trôi qua mà ông không nhận ra tôi đang lấp ló trước cửa thiên đường.
Chỉ có bọn học trò lóc chóc là ngạc nhiên. Ngày đầu tiên, thấy tôi ló đầu vào lớp, chúng tưởng là giáo viên trợ giảng. Ngày hôm sau chúng nghi tôi là thầy giám thị. Bây giờ thì chúng đoan quyết tôi là người của... Sở điệp viên.

*****

Lớp đêm tôi đang theo học tan lúc bảy giờ. Không đêm nào tôi về nhà ngay. Tôi ôm tập đi lang thang qua các ngả phố để nghe nỗi buồn gặm nhấm trái tim tôi.
Tôi đi qua các ngã tư đèn màu, thấy lòng mình chớp nháy. Tôi vào các cửa hiệu chẳng để mua gì. Người qua đường không ai nhìn tôi.
Trong khi tôi nhìn tất cả mọi người. Để xem có ai quen. Để mong mỏi được gọi trên môi một cái tên thân thiết. Tôi thèm đuược thốt lên một cách ngạc nhiên sung sướng: "Ồ, Nghị, mày ra Đà Nẵng hồi nào vậy?". Tôi thèm được reo tở mở: "A, Bá, mày ra ngoài này thăm bà con hả?".
Cũng có đôi khi tôi mơ mộng đến một điều kỳ diệu: "Ủa, Gia Khanh đi đâu đây?" - "Khoa hỏi lạ! Gia Khanh đi tìm Khoa chứ đi đâu!" - "Tìm Khoa?" - "Ừ, tìm Khoa!" - "Chi vậy?" - "Gia Khanh nhớ Khoa lắm!"...
Thường thì tôi chỉ mới tưởng tượng đến đó, hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa tôi và gã người yêu của Gia Khanh ở quán Ngàn Khơi dạo nọ lại hiện ra cắt đứt giấc mơ ngọt ngào trong đầu tôi.
Và tôi lại buồn bã quay về làm chàng chăn cừa cô đơn lang thang trên đồng cỏ, nhìn sao trời mà nhớ nàng Stéphanette.
Cho đến một hôm...
Hôm đó, sau khi ôm tập đi tha thẩn qua các phố khuya đến rã cẳng, tôi mệt mỏi lê gót về chỗ ở nằm trên đường Bạch Đằng chạy dọc sông Hàn.
Lúc đang xuôi theo đường Nguyễn Du để về bờ sông, tiếng đàn dương cầm không biết từ đâu vọng tới khiến tôi tự dưng bâng khuâng vô hạn và bất giác chùng bước lại.
Đường Nguyễn Du giờ này vắng vẻ, tiếng dương cầm càng thánh thót, và tôi không tài nào bước nổi. Tiếng đàn giữa đêm khuya đã níu chân chàng chăn cừa cô đơn.
Tôi sững sờ dừng chân bên hè phố, ngơ ngác nhìn quanh. Sau một lúc dáo dác, tôi phát hiện tiếng đàn kỳ diệu kia vọng ra từ ô cửa sổ sáng đèn trên lầu một ngôi nhà nhiều tầng bên kia đường.
Tôi còn nhìn rõ bóng người con gái tóc dài in lên bức rèm cửa cứ chốc chốc lại lay động mỗi khi có gió thoảng qua.
Trong một thoáng, tôi hiểu ra người con gái vô danh kia chính là nàng Stéphanette của tôi. Gia Khanh không phải là nàng Stéphanette. Gia Khanh chỉ là sao chổi Halley, thoắt hiện ra rồi biến mất khỏi cuộc đời tôi. Để cho tôi mừng hụt. Để cho tôi lúc nào cũng cảm thấy buồn thiu.
Trong những giờ phút quạnh hiu nhất của cuộc đời tôi, Gia Khanh đã không màng tìm đến. Chỉ có tiếng đàn dương cầm kia kịp lúc đến an ủi trái tim tôi, xoa dịu nỗi cô đơn trong lòng người con trai xa xứ.
Tôi ngồi bệt xuống hiên nhà bên này đường, bâng khuâng nhìn lên ô cửa bên kia, nghe tiếng đàn chảy qua lòng như dòng suối mát.
Tôi không dám băng qua đường. Tôi không dám ngồi dưới cửa sổ nhà nàng Stéphanette. Tôi sợ chó dữ nhà nàng xồ ra. Tôi sợ nàng hắt nước trúng đầu tôi. Như vậy thì giấc mơ của chàng chăn cừa sẽ tan biến.
Tối đó, tôi về đến nhà khuya lơ khuya lắc. Tiếng đàn đã ru tôi vào cơn mơ màng tự lúc nào không hay. Tôi chỉ đứng lên khi tiếng đàn đã ngưng, đèn trong nhà đã tắt và hai cánh cửa đã lạnh lùng đóng lại.
Bác Đán hỏi tôi:
- Sao hôm nay con về muộn thế?
Tôi nói dối:
- Con gặp một đứa bạn quen ở trong quê ra.
Bác Đán không hỏi gì thêm. Có lẽ vì bác thấy tôi buồn buồn. Có lẽ bác nghĩ tôi đang nhớ quê sau khi gặp lại bạn cũ.
Càng ngày bác Đán càng tin chắc điều đó khi thấy tôi dạo này mặt cứ thừ ra. Có khi bác bắt gặp tôi thẫn thờ như người mất của.
Bác Đán tôi đâu có biết đó là lúc chàng chăn cừu của bác đang bồi hồi nhớ nàng Stéphanette ngự ở lầu cao.
Suốt một tuần lễ liền, tối nào cũng thế, sau khi ôm tập ra khỏi cổng trường Pascal, dạo một vòng phố xá, tôi lại về ngồi bệt xuống vỉa hè đường Nguyễn Du, chong mắt lên ô cửa sổ sáng đèn ở tầng hai bên kia đường, ngẩn ngơ nghe tiếng piano phả nhạc xuống tâm hồn.
Tôi cứ ngồi như thế hằng buổi. Và ngẩn ngơ hằng buổi. Tiếng đàn thánh thót của nàng Stéphanette lúc đầu khiến tôi vui, nhưng càng về sau càng khiến tôi buồn nẫu ruột. Càng về sau tiếng đàn càng khiến tôi thấm thía sự lẻ loi của mình. Càng khiến tôi nhận ra tôi đang lủi thủi trên đường khuya giữa một thành phố lạ.
Nhiều lúc tôi an ủi mình bằng cách nghĩ rằng biết đâu sẽ có một hôm nàng Stéphanette thình lình vén rèm và nhìn thấy tôi đang ngồi nghệt mặt say sưa thưởng thức tiếng đàn của nàng. Thấy người hâm mộ yêu âm nhạc đến mức ngồi bệt dưới đất hằng giờ, chắc nàng sẽ vô cùng cảm động. Chắc nàng sẽ phóng xuống đất, tông cửa chạy ra và băng qua đường, vội vã đến mức quên mang cả dép.
Nàng sẽ đi chân trần đến trước mặt tôi, ngạc nhiên mấp máy: "Anh là ai?" - "Tôi là người yêu tiếng đàn của em" - "Anh ngồi đây tự bao giờ?" - "Từ lâu lắm rồi. Giờ này qua giờ khác. Đêm này qua đêm khác" - "Ôi, sao em không hề biết?" - "Rèm cửa đã che kín trái tim em" - "Sao anh không về nhà đi? Khuya rồi!" - "Tôi đã nghe sương xuống trên vai. Nhưng tôi là chàng trai lang thang, chỉ dừng chân nơi bến đỗ của tình yêu".
Nàng Stéphanette học dương cầm, chỉ biết Beethoven, Mozart, Schubert, những nhà soạn nhạc thiên tài, khả kính. Chắc nàng không bao giờ nghe cải lương. Nên nàng không biết tôi đã thuổng những lời đối đáp mùi mẫn kia trong vở "Tình anh bán nón".
Nàng không biết nên nàng nghe trái tim mình xao xuyến khôn tả. Nàng nói "Tội nghiệp anh ghê!" và xúc động nắm lấy tay tôi "Anh đứng lên đi!". Tôi đứng lên. "Anh vào nhà em đi, đây chính là bến đỗ của anh". Tôi theo nàng bước qua cửa thiên đường...
Khi tôi mơ thấy tôi bước qua cửa thiên đường cũng là lúc mắt tôi nhìn lên và thảng thốt nhận ra cửa sổ phòng nàng đã đóng tự đời tám hoánh nào. Chiếc chồi non mơ mộng của tôi chưa kịp đâm hoa đã vội héo khô ngay tắp lự.
Đêm đó, những câu thơ Nguyễn Bính đuổi theo tôi suốt dọc đường về:
Đêm qua và đêm nay
Và nghìn đêm về trước
Ta đi trên phố này
Ta đi trên phố khác
Hỡi nghìn cái cửa sổ
Rồi khép vào bên trong
Có thấu tình ta không
Có thấu tình ta khổ?
Cửa hàng nghìn khép lại
Tất cả một đêm nay
Có lòng ta rồ dại
Mở ra muôn ngàn ngày...

*****

Tôi rời bỏ lycée Pascal sau mười ngày thử thách. Tôi dựa cột mà nghe được chín ngày. Đến ngày thứ mười "thánh" Pierre phát hiện ra một con chiên lạ mặt.
Thật ra mọi sự đổ bể là do tôi.
Khi dạy tiết Analyse grammatical, thầy Pierre viết câu "Je crains qu'il ne vienne" trên bảng rồi kêu cả lớp phân tích từ ne trong câu.
Đám nhóc tì không đứa nào biết chữ ne đó là hư từ, trả lời sai be bét.
Phần vì ngứa ngáy, phần vì nhớ lời dạy "biết thì thưa thốt" của ông bà, tôi liền ngoác miệng hùng hồn:
- C'est un mot explétif!
Đang thất vọng trước hàng loạt câu trả lời bá láp, bỗng nghe có người đáp trúng, thầy Pierre mừng như bắt được vàng, liền reo lên sung sướng:
- Bien! Très bien!
Và thầy quay phắt xuống dưới:
- Qui?
Cả lớp chong mắt vào tôi khiến tôi đỏ bừng mặt, ngượng ngập đứng lên.
Thầy Pierre nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên, rồi có lẽ tưởng tôi siêu môn tiếng Pháp của thầy, thầy liền "nổ" một tràng loằng ngoằng khiến tôi muốn té xỉu.
Rồi thấy tôi ấp a ấp úng, thầy Pierre lại tưởng tôi là bậc chính nhân quân tử, quen đức khiêm tốn không thích nói về mình nên "nổ" tiếp một tràng nữa để động viên.
Thấy hỏi liền hai câu mà tôi vẫn giương mắt ếch lên ngó, thầy Pierre đâm hoang mang. Thầy đưa tay vuốt mái tóc đẹp, ngờ ngợ nhìn tôi:
- Comprenez-vous?
Lần này thì tôi nghe rõ. Từ hồi bắt đầu học tiếng Pháp đến nay, đây là mẫu câu tôi nghe đã đến thuộc lòng: "Trò có hiểu không?".
Gặp câu hỏi quen thuộc, tôi mừng quýnh như gặp bạn cố tri nơi đất khách quê người, liền nhanh nhẩu:
- Non! Non!
Tôi nói "Em không hiểu" mà mặt cứ tươi hơn hớn. Tất nhiên mặt tôi rạng rỡ bao nhiêu thì mặt thầy Pierre buồn thảm bấy nhiêu. Tôi đã làm tan vỡ giấc mơ phát hiện nhân tài của thầy. Trong thâm tâm tôi cũng cảm thấy áy náy nhưng chẳng biết làm sao. Tôi rất muốn đem lại niềm vui cho thầy nhưng việc đó quả thực nằm ngoài khả năng của tôi.
Thầy Pierre nhìn xoáy vào mặt tôi thêm một lúc như để xác nhận câu trả lời thông thái vừa rồi của tôi là hiện tượng "chó ngáp phải ruồi", rồi uể oải vẫy tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống.
Tôi ngồi xuống và ngay trong khoảnh khắc ấy, tôi biết chắc mình không đủ can đảm tái ngộ "thánh" Pierre và đám con chiên lóc chóc của thầy thêm một lần nào nữa.
Ngày hôm sau tôi giã từ lycée Pascal, giã từ khuôn viên xinh đẹp với những bồn hoa và lối đi rãi sỏi, giã từ giấc mộng trở thành học sinh trường Tây.
Nhưng dù không còn đi học thêm, chiều chiều tôi vẫn áo quần tề chỉnh ôm tập ra khỏi nhà.
Bác Đán không biết dạo này tôi không hề bén mảng đến thiên đường do "thánh" Pierre canh giữ mà mon men đến thiên đường của nàng Stéphanette trên đường Nguyễn Du.
Tôi đến trước cửa nhà nàng với vẻ sùng kính của một con chiên ngoan đạo đến trước cửa nhà thờ. Tôi đến đó để chiêm bái tình yêu. Dẫu là tình yêu trong tưởng tượng. Dẫu nàng Stéphanette chưa một lần ngứa tay vén rèm cửa sổ. Và lẽ dĩ nhiên là nàng không hề biết đêm đêm vẫn có một người ngồi bên kia đường say sưa nghe tiếng đàn của nàng và mê mải ngắm bóng nàng in trên rèm cửa.
Trong thời gian đó, tôi bắt đầu làm thơ.
Năm ngoái tôi đã từng cộng tác với "giáo sư" Bá làm những bài thơ con cóc, bị thằng Ngữ tức nhà thơ Ngu Kha chê tới chê lui. Nhưng năm ngoái tôi chưa biết buồn, tôi chưa biết cô đơn, tôi không có nỗi ưu tư nào cần giải tỏa. Tôi làm thơ chỉ để mong in lên báo tường của lớp. Vì vậy, thơ tôi dở ẹc. Vì nó không có hồn.
Năm nay thơ tôi đẫm nhớ nhung. Chàng chăn cừu làm thơ cho nàng Stéphanette, thơ bắt buộc phải hay.
Những vần thơ cô độc chảy ra từ trái tim tôi:
Tôi là chàng chăn cừu cô đơn lang thang trên đồng cỏ
Đêm không biết làm gì, ngồi đếm sao thưa
Có những lúc buồn không sao ngủ được
Mơ hồ tiếng ai trong tiếng gió lùa
Bác Đán thấy tôi những ngày gần đây hết ngơ ngơ ngác ngác lại tối tối chong đèn thức khuya lơ khuya lắc, lấy làm tò mò lắm.
Một hôm, bác hỏi:
- Con làm gì đấy hở con?
Thoạt đầu, tôi định chối. Nhưng không hiểu sao tôi lại thú thật:
- Con đang làm thơ.
Bác Đán gật gù:
- Những khi nhớ quê, người ta thường làm thơ con ạ!
Bác Đán tưởng tôi nặng lòng sầu xứ. Bác cổ vũ tôi:
- Con cứ làm thơ đi. Những vần thơ sẽ giúp con vơi đi nỗi nhớ!
Tôi không đính chính, chỉ ậm ừ.
Nào ngờ bác Đán chìa tay ra:
- Con đưa cho bác xem thử nào.
Không biết làm sao từ chối, tôi rụt rè đưa bài thơ đang làm dở cho bác.
Trong khi bác đọc, tôi lấm lét nhìn trộm, thấy mày bác càng lúc càng nhíu lại.
Đọc gần hết bài thơ, bác ngỡ ngàng kêu lên:
- Như vậy là con đang nhớ con bé nào chứ đâu phải đang nhớ quê!
Tôi cúi gầm mặt, không đáp.
- Có đúng vậy không con?
Tôi lí nhí, vẫn không ngẩng đầu lên:
- Dạ.
Tôi tưởng bác Đán sẽ rầy la, mắng mỏ. Nhưng bác chỉ thở dài:
- Cháu của bác đã là chàng thanh niên mà bác không để ý.
Và bác khuyên, giọng ân cần:
- Nhưng dù sao cũng đừng để bọn con gái hớp mất hồn con ạ. Đời con còn bao nhiêu việc phải làm.
Tôi lại "dạ", và không biết nói gì thêm.
Khuya đó, tôi cặm cụi làm cho xong bài thơ và sáng hôm sau gửi cho một tờ báo ở Sài Gòn: tuần báo Bạn Trẻ.
Những Cô Em Gái
.................
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10