P2 - Chương 6
Tác giả: Nguyễn Như Phong
Chu đang đánh tá lả với mấy lái xe ở trong một căn nhà kho bỏ hoang ngoài bãi xe thì Thành và hai cảnh sát hình sự của Công an tỉnh Vĩnh Phú tới. Thành thì Chu chưa biết nhưng hai cảnh sát hình sự thì Chu lại quá quen.
Hắn vứt cỗ bài, nở nụ cười cầu tài và nói như đùa:
- Chào các ông anh. Chúng em rỗi việc quá nên làm tý cho vui. Các ông anh tha tội.
Một anh cảnh sát hình sự vỗ vai Chu:
- Chuyện vặt, ngồi đây chơi thì còn được, chứ rúc vào xới thì khó nói đấy. Chúng tôi có việc muốn gặp anh tý chút.
Chu chột dạ vội đứng dậy:
- Cảnh sát hình sự đến tìm thì ít khi cóuyện vui rồi. Đi đâu bây giờ các ông anh?
- Vào tạm chỗ công an bến xe.
Họ vào trụ sở trạm công an bến xe. Thành hỏi:
Mấy hôm trước, người lái xe anh mới thuê, lái chiếc IFA 38-06 đâu rồi?
- A, thằng Quả, nó chạy cho em được đúng hai chuyến thì giở quẻ, lại đi rồi - Chu nói dửng dưng như không.
- Anh ta có nói là đi đâu không?
- Không, ngày xưa, em và nó cùng làm ăn với nhau. Lâu lâu không gặp nhau. Cách đây ít ngày, nó lên đây, gặp em và nói là đang đi trốn nợ vì đánh đề.
Em lại đang cần lái xe... Bảo nó chạy Lạng Sơn, Lào Cai chở hàng. Nó đi với con Phụng “vải”. Đang vui vẻ thì nó lại bảo là phải về quê, thế là đi ngay.
- Cô Phụng đâu, anh có biết không?
Nó đang ở nhà. Em gọi nó tới.
Nói rồi, Chu nhờ máy điện thoại của trạm công an gọi về nhà cho Phụng:
- A lô, Phụng à? Đến ngay trạm công an bến xe nhé... Không, phải đến nhé, có tý việc vặt về hàng thôi.
Buông máy, Chu nhăn nhở:
- Thằng Quả thấy con Phụng, mê tít ngay. Nó mà ở đây ít lâu, khéo lại nên duyên.
Còn duyên gì nửa. Đã có một vợ, chưa bỏ xong thì lại bồ bịch với cô bán quần áo ở chợ Lục Ngạn, rồi lại một cô bồ bán bún xáo măng ở Hà Nội. Thằng cha này, hình như thiếu gái là không chịu được - Thành vừa cười vừa nói.
Chu cũng cười hì hì:
- Em nói điều này, các ông anh thông cảm, có thằng lái xe nào mà không có nhóm máu “dê”. Người ta bảo hòn đất mà vứt lên thùng xe, chỉ sau ba chuyến đường dài là cũng biệt tự thành người và đi tán gái.
Mọi người ngồi nói chuyện phiếm với nhau được khoảng hơn chục phút thì Phụng phóng xe máy đến. Cô ta còn đang ngơ ngác thì Chu bảo ngay:
- Các anh công an đang đi tìm thằng Quả. Hôm nọ nó đi Lạng Sơn với cô về rồi đi đâu?
- Dạ, thưa... thưa các anh! Ăn cơm ở quán cá Anh Vũ ngoài bờ sông xong, anh ấy bảo em là phải đi về quê Thế rồi đi luôn.
- Đi bằng phương tiện gì?
- Anh ấy... anh ấy... có xe con đến đón ạ.
- Xe con đến đón. Cô có nhớ xe loại gì không?- Thành hỏi rất nhanh như thể không muốn cho Phụng trấn tĩnh.
- Hình như xe... xe gì nhỉ, em không nhớ được vì đứng xa. Nhưng mà là xe màu trắng. Em dẫn các anh đến chỗ anh ấy đón xe nhé.
- Thôi được rồi, chúng tôi sẽ kiểm tra những điều chị trình bày. Thế từ hôm đó đến nay, chị có nghe tin gì về anh ấy không?
- Không ạ! Mà tin gì cơ chứ.
- Tin anh ấy bị giết chẳng hạn! - Thành nói lấp lửng và nhìn như xoáy vào mắt chị ta.
Phụng vẫn bình thản:
- Phỉ phủi vào mồm các anh, ai lại nghĩ như thế.
- Vậy à, thế mà anh ấy chết rồi đấy. Chúng cho anh ấy vào bao tải ném xuống cống. Vừa mới phát hiện được ìúc sáng; công an đang khám nghiệm.
Phụng tái mặt, ngồi phịch xuống ghế,
- Bọn nào mà tởm thế nhỉ - Thế rồi chị ta như chợt nhớ tới việc cơ quan công an gọi mình tới đây thì rõ là có việc không bình thường, Phụng dò hỏi - Em nói thật với các anh là em cũng mới đi cùng anh ấy hai chuyến hàng, thậm chí quê anh ấy ở đâu còn chưa kịp biết.
- Thôi được rồi, cô biết anh ta đến đâu, chúng tôi sẽ điều tra - Thành nghiêm giọng nói - Chiều nay, đúng hai giờ, mời anh Chu và cô Phụng tới Phòng Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh, chúng tôi có vài việc muốn trao đổi kỹ hơn với hai người.
Một cảnh sát đưa giấy triệu tập cho Chu và Phụng. Chu đọc xong giấy, cãi lý:
- Tôi có tội gì đâu mà triệu tập. Lẽ ra phải “mời” chứ?
Nghe cái giọng lý sự cùn ấy, Thành hơi khó chịu và anh quắc mắt nhìn Chu. Bắt gặp ánh mắt ấy Chu sợ hãi và đánh trống lảng:
- Triệu tập hay mời thì cũng thế các anh nhỉ?
Tại phòng họp của Tường. Có Tường, Thành, Đức Tâm, Lưu và Lê Thị Miên. Sau khi nghe Thành báo cáo về kết quả chuyến đi Vĩnh Phú và cuộc gặp với Chu, Phùng, Tường nhận xét:
- Cách xử lý của đồng chí Thành về Chu và Phụng như vậy là rất tốt. Hai tên này rất có thể sẽ là những đầu mối quan trọng, vì vậy cần phối hợp chặt chẽ với Công an Vĩnh Phú, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của chúng và dứt khoát không để cho chúng bỏ trốn. Đồng chí bí mật gặp gỡ người đã chứng kiến cảnh có ba thanh niên dìu một người từ quán ăn ra xe... để hỏi kỹ thêm nhân dạng bọn chúng. Lúc đó mới khoảng hơn 7 giờ tối, khu vực ấy có đèn cao áp, nên khả năng người đó còn biết khá nhiều chi tiết nhưng chưa nói.
Đức báo cáo: .
- Theo kết quả khám nghiệm tử thi của Công an tỉnh Vĩnh Phú thì nạn nhân chết không bị tác động bởi ngoại lực mà chỉ bị chết ngạt do bị sặc nước. Tuy nhiên, còn phải thêm một số xét nghiệm nữa của Viện Khoa học Hình sự thì mới có thể khẳng định nguyên nhân cái chết của Hoàng Ngọc Quả.
- Có thể Quả bị chuốc rượu cho say rồi bị chúng cho vào bao tải - Tâm nói.
Thành lắc đầu:
- Quả là tay bợm rượu, chắc chắn là không thể nào hắn uống rượu với một cô gái mà say đến mức không còn biết gì nửa. Vậy tại sao ta không tính đến khả năng: có kẻ nào đó đã dùng Phụng như một cái bẫy và cô ta lén bỏ thuốc ngủ vào rượu Cho Quả uống.
Tường gật gù:
- Có lý đấy, nhưng vấn đề là phải có kết quả xét nghiệm. Nào, bây giờ ta bàn đến việc thứ hai là công việc chuẩn bị cho Tâm vào trang trại Thiên Sơn.
Tường nói rồi dừng lại nhìn một lượt mọi người, dường như điều anh chuẩn bị nói đây là rất khó khăn. Tâm thì có vẻ bồn chồn ra mặt vì anh rất sợ Tường bác bỏ kế hoạch này. Tường ngồi xuống ghế rồi băn khoăn nói:
- Tình hình buôn bán ma túy đang có chiều hướng ngày càng phức tạp. Sau khi Công an Hà Nội phá vụ án buôn bán ma túy xuyên quốc gia Xiêng Phệnh - Vũ xuân Trường; Công an Nam Định và Tổng cục Cảnh sát khám phá thành công chuyên án 298C thì có hiện tượng bọn buôn bán ma túy co vòi lại. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, giá hêrôin trên thị trường lại giảm, điều đó, chứng tỏ hàng về khá đều. Theo như lời khai của tên Tám thì rõ ràng đường dây buôn bán ma túy mà chúng ta đang làm đây có quy mô không nhỏ và thủ đoạn của chúng cực kỳ tinh vi. Chính vì vậy, chúng hoạt động cả chục năm rồi mà chưa hề có dấu hiệu bị lộ. Nhưng điều nguy hiểm hơn là bọn này đã biết tẩy rửa tiền. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cũng tranh thủ ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về ma tuý, Cục Cảnh sát Điều tra và thấy rằng, nếu không có người xâm nhập Vào hang của bọn chúng thì rất khó, có thể chúng ta lại đánh rắn khúc giữa.
Vừa lúc đó, có tiếng gõ cửa,Tường bảo:
- Xin mời vào.
Một sĩ quan mở cửa:
- Báo cáo anh, có anh Kiểu, trợ lý Tổng giám đốc Tổng công ty Thành Đạt tới.
Mời anh ấy vào.
- Trợ lý Kiểu vào và có hai người nữa bê những thùng đựng máy tính đem vào phòng họp
- Báo cáo anh Tường, thực hiện chương trình tin học hóa của tỉnh, Tổng công ty Thành Đạt chúng tôi có hỗ trợ một số đơn vị trong tỉnh một số bộ máy tính. Lãnh đạo Tổng công ty gửi tặng Phòng Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát Hình sự và Phòng Cảnh sát Giao thông mỗi đơn vị một bộ máy tính. Riêng Phòng Cảnh sát Điều tra thì có thêm máy in, máy quét ảnh và một máy ảnh kỹ thuật số để phục vụ công tác điều tra.
Tường vui vẻ:
- Cảm ơn các anh. Hôm nọ Giám đốc cũng đã thông báo cho chúng tôi biết việc này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải đề nghị thêm với các anh một việc Chúng tôi sẽ gửi nhờ các anh huấn luyện hộ hai nhân viên của đội Tổng hợp về sử dụng máy tính. Có như vậy, khi Bộ Công an cung cấp phần mềm quản lý đối tượng thì mới có thể sử dụng ngay được.
- Việc này quá đơn giản. Chúng tôi chuẩn bị mở một lớp tin học nâng cao cho đối tượng là cán bộ cơ quan nhà nước. Tuần tới khai giảng, các anh cử bao nhiêu người tới cũng được.
Tường bắt tay trợ lý Kiểu.
- Cảm ơn các anh.
Khi mấy người ra khỏi phòng, Tường nháy mắt với các cán bộ của mình:
- Các cậu thấy thế nào? Loại này so với Lê Minh thì sao? Nếu như chuyên án này thành công và những kẻ phạm tội đúng như chúng ta dự đoán thì đây sẽ là vấn đề không bình thường. Với loại tội phạm này, nếu chúng ta chỉ có lòng dũng cảm không thì chưa đủ.
Đức chợt nhớ ra chuyện Minh “hói” về làm cho Tiến, anh nói:
- Các anh biết chuyện tay Minh “hói” được làm Giám đốc Công ty Thành Công thuộc Thành Đạt chưa? Từ xưa tới nay, mình hoàn toàn không biết hắn có quan hệ với tay Tiến này. Nghe nói cách đây ít ngày, Minh dẫn quân ra đo đạc, làm quy hoạch khu vực mấy chục héc ta đầm ao.
Tường ngạc nhiên:
- Có chuyện ấy sao? Lạ nhỉ, tại sao Tiến đưa một kẻ như Minh “hói” vào làm dưới trướng.
Giám đốc Trần Phúc nhìn chiếc đồng hồ điện tử lớn treo trên tường và thấy đã 10 giờ.
ông lẩm bẩm:”Không biết lúc này đã xong chưa?
Không hiểu có chuyện gì xảy ra không?”. Người ông rã rời như đi mượn của ai, đầu óc thì trống rỗng. Gần 40 năm công tác trong lực lượng Công an, chưa lúc nào ông thấy tuyệt vọng, chán nản đến vậy. ông có cảm giác rằng ông và những cán bộ giúp việc của mình đã bất lực, không cách gì ngăn chặn được việc một số cán bộ chiến sĩ vi phạm pháp luật.
Mới mấy ngày trước, một cậu cảnh sát nghĩa vụ chỉ vì dùng dùi cui vụt một tên có hành động mất dạy, trêu ghẹo phụ nữ ngay chốn đông người, chẳng may đó lại là con một ông trong thường vụ tỉnh ủy, thế là loạn cả tỉnh. Báo chí thì viết bài bêu rếu, chỉ trích với những giọng điệu cay độc và như muốn có dịp để chửi cho sướng miệng. Nhưng những cái đó chỉ là chuyện vặt so với vụ Vũ Văn Hưng tham gia buôn bán ma túy này. ông không thể hiểu nổi một người như Hưng lại có thể trở thành kẻ phạm tội buôn ma túy.
Hưng đã tốt nghiệp Đại học Cảnh sát, khi về Công an tỉnh được phân về Phòng Cảnh sát Hình sự và cũng chuyên làm trinh sát đấu tranh chống ma túy. Trong những năm đầu tiên mới về đơn vị, Hưng nổi lên như một trinh sát có năng khiếu bẩm sinh Và đặc biệt nhạy cảm với án ma túy. Hưng đã phá hàng chục vụ án lớn nhỏ, hai lần được lên lương trước thời hạn và đã một lần bị thương khá nặng vì bị bọn buôn ma túy tấn công trong một vụ vây bắt chúng. Hoàn cảnh nhà Hưng rất khá. Bố mẹ còn và đều là những cán bộ cấp cao công tác ở Hà Nội, vợ làm việc tại một công ty xuất khẩu thủy sản, lương tháng vài ba triệu đồng. Trong trường hợp này, rõ ràng không phải vì túng thiếu mà làm liều. Mà lạ thật, Hưng cũng không phải là kẻ ăn chơi mà bảo bị chúng đưa vào bẫy rồi khống chế. ông biết rất rõ Hưng không uống được bia rượu, không hút thuốc, sống rất chừng mực. Trong những báo cáo trinh sát của Cục Phòng chống tội phạm về ma túy gửi về, có nghi vấn về việc Hưng quan hệ với Lò Thị xuân, một đối tượng buôn bán ma túy ở Thuận Châu - Sơn La, nhưng cũng không phải là chứng cứ chắc chắn.
Ông ngồi gần như gục đầu xuống bàn, nét mặt đầy đau khổ đến cùng cực. Ông lấy ra một xấp giấy trắng và sau vài phút đắn đo suy nghĩ, ông dứt khoát viết những dòng chữ rắn rỏi:”Đơn xin từ chức”. Vừa Viết Xong dòng chữ quyết đoán nọ, bỗng có tiếng gõ cửa:
- Xin mời vào - giám đốc Phúc lấy quyển. sách che lên tờ giấy vừa viết rồi ngẩng đầu lên nói với vẻ bình thản.
Tường mở cửa vào và có cả Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Vũ Văn Đắc. Cả hai người cũng đều có nét mặt buồn rười rượi. Trần Phúc hỏi, giọng như người ốm:
Việc thế nào rồi?
- Báo cáo anh, xong rồi ạ. Cậu ấy biết thế nào cũng không tránh khỏi kết cục bi thảm này nên cũng có thái độ bình tĩnh và chấp hành - Tường nói và bỗng nhiên anh ứa nước mắt.
Cậu ấy có trách tôi là tại sao biết là Cục Cảnh sát Điều tra có quyết định khởi tố bát tạm giam mà không nói cho biết trước - Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Vũ Văn Đắc nói - Cậu ấy có nhờ em gửi lời xin lỗi anh và tất cả mọi người. Toàn bộ số tiền đã gửi tiết kiệm và mới rút về, cậu ấy nộp nguyên vẹn. Nhưng... nhưng vợ cậu ấy thì tệ quá, cứ khăng khăng cãi là tiền của chị ta.
Tường kể luôn:
- Lúc trên ôtô đưa vào trại giam của Bộ, em có hỏi cậu ấy là tại sao lại đến nỗi này thì cậu ấy nói biết là sẽ chết, biết là sẽ bị bắt nhưng không dừng được Và bây giờ cũng đành chấp nhận thôi, chứ khai ra, không khéo vợ con chịu họa thay. Sau khi làm thủ tục nhập trại, cậu ấy xin gặp em một phút để nói hai điều.
- Điều gì vậy?
- Thứ nhất là cậu ấy nói sẽ tìm mọi cách tự sát vì tội của cậu ấy chỉ có một mức án là tử hình.
- Thứ hai là cậu ấy khuyên chúng ta hãy để mắt tới thằng cha Tiến, Giám đốc Thành Đạt.
Giám đốc Phúc:
- Thế là chúng ta mất ba cán bộ. Một người thì dính đến băng nhóm tội phạm có tổ chức, hai người dính đến buôn bán ma túy. Lỗi này thuộc về tôi Hôm qua, tôi đã trực tiếp báo cáo lãnh đạo Bộ và tôi sẽ làm đơn xin từ chức. Về nguyên tắc thì lãnh đạo Bộ cũng đã đồng ý, nhưng yêu cầu tôi cùng các đồng chí diều tra xong chuyên án này.
- Về trường hợp đồng chí Cường, cấp trên quyết định kỷ luật là giáng một cấp từ trung tá xuống thiếu tá và từ trưởng phòng xuống đội trưởng. Đảng ủy Công an tỉnh muốn đưa đồng chí ấy về Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động nhưng hôm qua, khi trao đổi với tôi, đồng chí ấy có nguyện vọng là xin ở lại Phòng Cảnh sát Hình sự. Đồng chí ấy muốn chuộc lại lỗi lầm và cũng là muốn lấy trường hợp của mình ra làm bài học cho anh em cảnh sát hình sự Đồng chí Đắc thấy có vấn đề gì không?
- Báo cáo anh, thế thì tốt quá ạ - Đắc nói như reo lên - Anh Cường là người rất có kinh nghiệm trong đấu tranh chống tội phạm loại côn đồ, lưu manh chuyên nghiệp. Chúng tôi tin rằng sau lần vấp ngã này, đồng chí ấy sẽ tỉnh ngộ. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo Công an tỉnh hãy để anh ấy làm Đội trương Đội đặc nhiệm. Ngày trước, anh Cường trưởng thành từ lính đặc nhiệm, bây giờ quay về, có khi cũng hay. Còn việc này nữa. Thằng Lâm, con anh Cường đã bị cảnh sát Úc trả về Việt Nam rồi. Cũng may là nó chưa đến mức phải xử lý bằng luật pháp. Anh Cường xin cho nó đi cai nghiện ở trại của tỉnh rồi.
- Anh Đắc hãy quan tâm hơn nữa đến gia đình Cường. Đồng chí nên gặp giải thích tất cả cho vợ Cường và trong lúc này, cô ấy sẽ là chỗ dựa tinh thần cho Cường đấy. Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu từ việc cái chết của Hoàng Ngọc Quả.
Tường mở cặp lấy ra tập hồ sơ:
- Báo cáo Giám đốc, báo cáo các đồng chí. Theo kết quả giám định pháp y của Viện Khoa học Hình sự thì Quả đã bị kẻ nào đó cho uống thuốc ngủ gác-ñeâ-nan. Lượng thuốc không nhiều và không thể gây đến cái chết cho Quả nếu như số thuốc này được uống với nước trắng. Nhưng thuốc ngủ bị pha với rượu đã xộc thẳng lên não, khiến hệ thần kinh bị liệt nhanh chóng. Quả đã chết trước khi bị ném xuống cống.
- Nếu vậy phải cho bắt ngay Phụng “vải” - Giám đốc Phúc đứng phắt dậy.
- Chúng tôi cũng đã đề nghị Phòng Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phú áp dụng tất cả các biện pháp nghiệp vụ, không để cho Phụng “Vải” Và tên Chu trốn thoát. Các anh ấy đảm bảo rằng bây giờ chúng có biến thành cá cũng không thoát. Tôi đề nghị trước mắt cứ cho bắt ngay Phụng và Chu với tội danh: buôn lậu hàng qua biên giới. Cục Cảnh sát Kinh tế vừa đánh trúng ổ buôn lậu Hang Dơi trên Lạng Sơn. Qua tài liệu thu giữ được của bọn chủ và lời khai của chúng thì tên Chu và Phụng đã mua của chúng gần năm trăm kiện vải các loại, rất nhiều máy lạnh, quạt máy, nồi cơm điện, và hiện còn nợ chúng hơn ba trăm triệu.
- Tôi đồng ý - Giám đốc Phúc nói với vẻ quyết đoán - Cử ngay đồng chí Thành và Đức đi Vĩnh Phú.
Giám đốc Phúc đứng dậy nói với vẻ lo lắng:
- Tôi có cảm giác rằng lần này, chúng ta đang phải đấu mưu, đấu trí với những tên cáo già chính cống. Chúng đã có những bước đi trước chúng ta. Đó là việc tên Quả bị giết để bịt đầu mối, đó là việc chúng ngừng đưa hàng về khiến giá ma túy tăng đột biến... Chúng hành động cứ như là chúng đoán trước được tất cả ý đồ của ta. Tuy nhiên, tôi không tin là trong hàng ngũ của chúng ta còn những con sâu Vì vậy, có thể khẳng định là tên cầm đầu băng nhóm này rất nguy hiểm, khôn ngoan, lọc lõi, và là kẻ cực kỳ quyết đoán. Lúc trước cậu có nói là Hưng khuyên chúng ta phải để mắt tới Thành Đạt phải không?
- Vâng!.
- Các đồng chí cho làm thủ tục xin ý kiến cấp trên thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết đối với Hoàng Văn Tiến và bố trí cơ sở giám sát chặt chẽ hắn.
- Báo cáo Giám đốc chúng tôi sẽ làm ngay.
Còn bây giờ chúng tôi xin trình bày kế hoạch đưa đồng chí Tâm vào trang trại Thiên Sơn.
Giám đốc Phúc giơ tay ngăn lại:
- Các đồng chí nên chọn người khác, và tốt nhất là đưa cơ sở vào trang trại, như vậy vừa đảm bảo được bí mật, vừa an toàn. Còn về cậu Tâm, tôi cần phải nói chuyện với bác Tân đã.Tâm là đứa con duy nhất của bác Tân. Ngày xưa, bác ấy đi chiến trường, bị nhiễm chất độc màu da cam, sau này hai bận sinh nở đều không nuôi được Tôi đã có thời kỳ công tác cùng bác ấy, tôi biết hai bác buồn thế nào khi có những đứa con sinh ra không hoàn chỉnh. Bây giờ đưa cậu ấy vào hang ổ của bọn buôn bán ma túy, có mệnh hệ gì Không, không được.
Thấy Giám đốc có thái độ dứt khoát và cũng cảm thấy đưa Tâm vào Thiên Sơn là quá mạo hiểm, nhất là khi mọi người lại biết hoàn cảnh gia đình nhà anh, nên không ai có ý kiến gì khác. Một lát sau, Tường rụt rè:
- Báo cáo anh, cho phép chúng tôi tính toán lại kế hoạch này.
- Chọn phương án khác. Trên Lai Châu, một đồng chí trung úy của Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm Về ma túy vừa bị hy sinh vì bọn buôn ma túy bắn, mặc dù Ban chuyên án đã đặt ra cả chục tình huống và có kế hoạch bảo vệ đồng chí ấy chu đáo. Nhưng bọn tội phạm đã hành động ngoài tất cả các phương án ta đã có.
Hoàng Văn Tiến và Minh thói” vừa đi họp trên Sở Kế hoạch và Đầu tư về tới nhà thì đã được báo là có khách chờ. Nghe cô nhân viên lễ tân báo như vậy, Tiến khẽ nhếch mép cười rồi bảo Minh:
Không ngờ họ lại đến đúng hẹn thế. Thành hay bại hôm nay là ở anh đấy nhé.
- Anh yên tâm đi. Việc này tôi quá rành mà.
Nhưng tôi nghi cũng khó vì nghe nói hai thằng cha này là buôn bán đất đai vào hàng có máu mặt đấy. Chính bọn này hồi năm ngoài đã tạo cơn sốt nhà đất giả ở Hà Nội.
- Hà Nội là đất năm cha ba mẹ, lừa rất dễ. Nếu chúng ta có năm ngôi nhà trên Hà Nội thì cũng đủ sức tạo ra cơn sốt. Nhưng cần gì phải thế nhỉ, chỉ với chiếc máy tính và với mấy chiếc máy trắc đạc của anh là xong thôi mà.
Minh “hói” cười khoái chí và trong lòng thầm phục kiểu làm ăn của Tiến.
Trong hai người đến đàm phán mua đất của Tiến hôm nay có một người tên là Bình mà Tiến đã biết khá lâu. Anh ta cao lớn, có ánh mắt sắc lạnh và có điều lạ là hình như không bao giờ biết cáu giận. Lúc nào cũng điềm tĩnh, nói năng cẩn trọng và cực kỳ lễ phép. Chính vì vậy mà Bình có được thiện cảm của nhiều người, nhất là các quan chức có trách nhiệm đến quản lý đất đai, nhà cửa. Nhưng Tiến cũng biết rất rõ phía trong con người này là một sự tính toán chi ly đến lạnh lùng và bao giờ cũng có hàng tá thủ đoạn nhằm dìm giá hoặc nâng giá bất động sản. Bình vồn vã chào Tiến và Minh:
- Chúng tôi chờ hai anh từ sáng. xin giới thiệu người cùng đi với tôi đây là anh Tài cán bộ địa chính của Hà Nội và cũng là người cùng có ý định với tôi.
Tiến mời mọi người ngồi, gọi phục vụ mang nước ngọt lên rồi khoanh tay:
- Giờ cũng hơi muộn rồi, có lẽ chúng ta vào việc luôn. Hôm nọ, anh gọi điện thoại, cũng không tiện trao đổi kỹ.
- Chúng tôi rất phục tầm nhìn xa của anh Tiến. Thú thật là hai năm trước, khi biết anh mua năm héc ta đất ao chuôm đó, chúng tôi đã cho là anh... điên. Nhưng bây giờ thì hóa ra là chúng tôi chỉ biết nhìn không quá sống mũi của mình. Hôm nay chúng tôi đến đây, cũng là chỉ muốn nói với anh một câu: Chúng tôi muốn mua lại năm héc ta đất thổ canh đó.
- Các anh mua nó để làm gì? - Tiến cao giọng hỏi. - Có một công ty của Mỹ đã muốn cùng chúng tôi xây dựng một nhà máy nhỏ sản xuất đồ chơi trẻ em và họ hứa sẽ cấp vốn cho chúng tôi mua đất.
- Có chắc không, hay là các anh lại xé vụn mảnh đất đó ra, bán theo giá ngựa phi.
- Có hai nơi mà người ta tha hồ nói dối - đó là trong buôn bán và trong chính trị. Anh đã hỏi vậy, chúng tôi thấy có gì thêm cũng là vô duyên. Mua của người chán, bán cho người thích, như vậy có hơn không. Còn chúng tôi thích mua, và vì sao thích... Thì có gì quan trọng đâu.
- Tôi chưa thể quyết định được ngay. Đây là một dề nghị nghiêm túc đấy chứ?
- Anh còn lạ gì chúng tôi và chúng tôi cũng quá hiểu về Thành Đạt. Mua đất là cũng phải gặp duyên như là chuyện trai gái ấy. Không có duyên thì “đối diện bất tương phùng “.
Tiến đứng dậy đi lại ra vẻ suy nghĩ đăm chiêu:
- Tôi thực không biết nói sao. Quả là tôi đang rất cần tiền, cần nhiều tiền. Tôi muốn đầu tư cho một nhà máy sản xuất lắp ráp máy tính. Và để có tiền, cần phải bán hết cả đất cát hiện có, bán cả nhà ở và đi thuê chung cư. Nhà thì tôi đã bán rồi, các anh biết. Nhà chung cư tôi cũng mua rồi. Chủ nhật này tốt ngày, tôi làm lễ nhập trạch. Các anh chờ tôi thêm ba ngày nữa có được không? Nếu tôi không vay được tiền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì tôi sẽ bán đất và tôi tin là giá không đến nỗi nào.
- Như vậy là anh cần bán, chúng tôi cần mua.
- Nhưng ba ngày thì lâu quá. Vả lại, anh mà không vay được tiền Ngân hàng thì trên đời này còn có ai vay nổi nữa?
- Các ông đánh giá tôi quá cao rồi. Sau hàng loạt vụ ngân hàng cổ phần bị đổ vỡ vừa rồi, thủ tục cho vay thay đổi nhiều lắm. Vay vài trăm triệu thì không khó, nhưng hàng chục tỉ, đâu có đùa.
Minh “hói” im lặng từ nãy đến giờ mới lên tiế hàng:
- Các ông này hay thật. Đi mua đất mà cứ như đi mua rau. Mà ai đảm bảo với các ông là khu đất ao ruộng đó nằm trong khu đô thị mới.
- Đó không phải việc ông lo hộ. Chúng tôi bo tiền ra, chúng tôi phải tính chứ.
- Nếu các ông mua ít hơn, khoảng một héc ta, tôi sẽ bán của tôi - Minh “hói” cao giọng nói.
- Chúng tôỉ muốn mua nhiều hơn cơ. Vậy một héc ta của ông, giá bao nhiêu?
- Tôi cho các ông đi hỏi giá. Về đây, ta sẽ bàn thêm nhưng tôi hứa là lấy thấp hơn giá thị trường ba phần trăm.
Hai người buôn đất càng lúc càng tỏ ra cay cú và muốn mua ngay:
- Giá thị trường chính xác là loại đất ao hồ ở khu đầm Vạc đó, một trăm năm chục ngàn một mét vuông.
- Các ông nắm giá chắc quá. Tôi xin thua!- Minh “hói” giơ tay lên vẻ bất lực - Tôi đồng ý bán.
Tiến giơ tay ngăn lại:
- Không, lô đất của anh, tôi sẽ lấy - Tiến đi lại phía tấm bản đồ quy hoạch và chỉ cho hai người kia:
- Đây là khu của anh Minh, đây là khu của tôi Theo như quy hoạch thì khu của tôi gần đường cao tốc lại có đường thông ra cảng sông.
- Khu của anh Minh có đường nhỏ và là đường dân sinh, cấm xe tải, như vậy sẽ rất yên tĩnh. Tôi muốn xây dựng cho mình một biệt thự tại đó. Tôi bán đất của tôi.
- Có thế chứ - Một người buôn đất thốt lên - Giá cả thế nào?
Thế này nhé, còn lấy chỗ đi lại, tôi cho các ông ra giá. Tôi hứa sẽ giảm năm phần trăm so với giá thị trường. Các ông về đi, ngày mai ta bàn tiếp. Và nếu được, tôi xin các ông đặt cọc một phần ba số tiền.
- Hai người buôn đất lặng đi nhìn nhau, vẻ vui mừng hiện ra trong ánh mắt. Họ kéo nhau ra một chỗ bàn bạc, trong khi Tiến vẫn nhìn như bị hút vào tấm bản đồ quy hoạch chi tiết. Một lát sau, hai người quay lại: Giá đất như của anh hiện nay là hai trăm ngàn một mét vuông.
- Vậy là tôi sẽ bán cho các anh với giá một trăm chín chục ngàn. Được, bao giờ các anh đặt - Ngay bây giờ.
- Bao nhiêu?
Xin đặt anh một trăm ngàn đô la Mỹ - Bình mở cặp cho Tiến thấy những tập đô la xếp ngay ngăn.
Tiến tỏ ý thán phục:
- Quả là không hổ danh cao thủ đất Hà thành. Tôi đồng ý.
Rồi Tiến gọi cô thư ký lên:
- Cô làm cho tôi văn bản bán toàn bộ năm héc ta đất thổ canh của khu Đầm Vạc cho hai ông này.
- Hai ngày sau, chúng tôi chuyển hết số tiền còn lại.
- Ba ngày cũng chưa có vấn đề gì.
Cô thư ký nói ấp úng:
- Thưa Tổng giám đốc, xin ông cứ từ từ đã.
Giá đất đang tăng rất nhanh, nhất là khi từ lúc trưa nay, trên trang “ oép” của ủy ban nhân dân tỉnh chính thức công bố quy hoạch khu đô thị mới và yêu cầu không được mua bán chuyển nhượng.
- Thế à. Nếu cấm thì bán làm sao?
- Việc đó, chúng tôi lo - Một người mua đất nói với vẻ tự tin - Chỉ mong ông đừng thay đổi.
- Không, quân tử nhất ngôn. Chỉ tiếc là tôi... tôi vội vã mất rồi.
Nét mặt của Tiến lộ ra vẻ tiếc nuối.
Hai người mua đất ra về, còn lại Tiến và Minh trong phòng. Tiến bỗng cười mãn nguyện:
- Anh biến khu đất ao ấy thành khu đô thị mới giỏi thật đấy. Chiều nay, cho người đi nhổ ngay những cọc mốc và mấy tấm bảng quy hoạch.
- Tôi cũng tính đến việc này. Nhưng có lẽ cứ để thêm vài ngày nữa. Mấy ông lãnh đạo ủy ban đang lo tết nhất, không ai nghi đến chuyện xác minh tìm hiểu. Cứ để cho chúng thanh toán tiền xong thì ta nhổ sạch.
- Anh nghiên cứu lại khu nhà tập thể ở ngoài bờ sông và chúng ta xin mua lại rồi xây nhà nơi khác cho hai chục hộ đó ở.
Có tiếng chuông điện thoại di động của Minh:
- Vâng, tôi Minh đây... Sao, phát bệnh rồi à... Ngoài này trời mưa phùn gió bấc, bệnh hen suyễn khổ lắm. Thôi, cứ bảo chúng vào Sài Gòn nghỉ ngơi ít ngày. Khi nào thời tiết khô ráo hãy ra. Trong lúc Minh nói, Tiến lắng nghe với vẻ tò thò và nhìn ánh mắt đó, có thể hiểu rằng Tiến đã biết có chuyện gì không hay xảy ra.
Minh tắt máy, nét mặt lộ rõ sự lo lắng.
- Tôi phải về nhà có chút việc gấp.
Tôi hiểu:
- Anh cầm lấy số tiền này - Tiến mở ngăn kéo lấy ra một phong bì dầy đưa cho Minh:
- Ông gửi anh vì đã giúp đỡ ông giải quyết mấy việc vừa qua. ông muốn anh lên trên đó để bàn việc. Càng sớm càng tốt. Mà này, mấy đứa mà anh sợ nó hen suyễn, bảo nó đi thật xa và nằm im thở khẽ.
- Tôi hiểu. Anh nói với ông, tôi sẽ lên ngay.
Minh chào Tiến rồi vội vã ra đi.
Từ hôm bị cảnh sát hình sự gọi. hỏi, Chu luôn luôn lo sợ sẽ bị công an bắt. Chu hiểu rằng khó có thể giấu được công an chuyện gì nếu như họ tập trung tất cả vào việc đó. Tại tỉnh này, Chu đã biết cảnh sát điều tra tìm ra được nhiều vụ án mà tưởng như đáy bể mò kim. Chu hầu như không đi ra ngoài bãi xe ngoài mỗi buổi sáng chỉ tạt ra xem mấy chiếc xe có làm sao không và cũng là để cho mọi người thấy mình vẫn bình thường.
Một buổi trưa, ăn cơm xong, Chu không sao chợp mắt được, hắn đi lại bồn chồn và chợt chột dạ khi thấy ngoài cửa nhà hắn có một thanh niên chạy xe ôm đứng bên kia đường. Chu chăm chú nhìn anh ta và thấy thi thoảng anh chàng đó lại liếc nhìn lên nhà Chu. Mà lạ thật, từ trước đến nay làm gì có xe ôm đón khách ở đây. Một suy nghĩ thoáng qua, Chu bảo thằng con trai khoảng mười sáu tuổi:
- Mày đi ra bảo thằng xe ôm kia chở ra cảng.
Nhưng mày hãy đi cửa sau rồi vòng lại.
- Để làm gì hả bố? Tao nghi thằng đó là công an. Hình như đang có công an theo dõi tao. Mày biết hôm kia họ tìm thấy xác một người dưới cống chứ gì. Thằng đó tao mới thuê lái xe, chả hiểu sao nó chết. Công an nghi tao và cô Phụng... Mày ra hỏi, nếu nó chở đi thì không phải là công an.
- Con hiểu. Bố cho con tiền?
- Đây, nhớ là cẩn thận nghe chưa - Chu đưa cho thằng con tờ 1OO.OOOĐ
- Bố không phải dặn.
Thằng con Chu mở cổng hậu đi ra vườn rồi lài vòng về đường chính. Trong lúc đó, Chu đi ra cổng, tay cầm chai nước lã nhưng giả vờ như đang say rượu. Hắn cố tình nốc rượu để cho anh xe ôm nhìn thấy rồi nói lè nhè với con yểng:
- Yểng ơi!
- Chu ơi? Chu ơi... Có khoẻ không? - Con yểng nói rồi cười khùng khục.
Đúng như Chu dự đoán, anh chạy xe quả là một cảnh sát điều tra chính cống được giao nhiệm vụ theo dõi di biến động của Chu. Thấy Chu đi lảo đảo, anh đoán là Chu say. Chu kiểm tra lại khóa cửa rồi nói:
- Tao ngủ đây. Say rồi.
- Cút đi! Cút đi - Con yểng nói - Chu trợn mắt:
- Mày bảo tao cút à, thế thì ai cho mày ăn.
- Ai tắm cho mày?- Nói rồi Chu đi vào nhà nhưng lên trên gác, kín đáo nhìn qua cửa sổ xuống đường.
Vừa lúc đó, thằng con Chu đến, nó nới với anh cảnh sát điều tra:
- Anh chở em đi ra cảng.
- Mệt lắm, không đi đâu - Anh cảnh sát thoái thác.
- Em có chút việc ngoài cảng, chở em đi nhé.
- Không là không? Mày đi kiếm xe khác.
- Không chở thì thôi, việc gì anh phải quát.
- Đã chạy xe ôm lại còn tinh tướng. Hay là ông anh chờ bồ. Cả dãy nhà này, chả có đứa con gái nào đâu Nghe cái giọng xấc xược ấy, anh cảnh sát nghiến răng chịu nhịn. Thằng con Chu lại thong thả đi tiếp. Trong nhà, Chu gật gù mỉm cười. Bỗng có tiếng chuông điện thoại:
- Alô, tôi Chu đây.
- Anh Chu à. Đang đọc Đông Chu liệt quốc phải không? Tìm kế ba sáu của Tôn Tử mà đọc.
Nói rồi, đầu dây bên kia cúp máy. Chu nghe giọng và biết đó là của Minh “hói”, hắn chợt hiểu ra tất cả. Chu vội vàng mở tủ, lấy ra tập tiền, gói ít quần áo cho vào chiếc ba lô du lịch rồi lại mở cửa sau chuồn đi.
Trong lúc đó, anh cảnh sát vẫn ngắm trời ngắm đất.
Chu thuê một xe ôm, chở đi qua nhà Phụng “vải” và hắn cũng thấy có hai người chạy xe ôm đứng gần đó. Hắn vào một nhà cho thuê điện thoại và gọi cho Phụng:
- Cô làm thế nào trốn khỏi nhà ngay. Công an giả làm xe ôm đang theo dõi đấy... Chiều nay là họ bắt tất cả. Nếu thoát được, đi Hải Phòng. Anh chờ ở chỗ ngày xưa.
Nói xong, Chu bỏ máy và bảo gã xe ôm chở ngay về Hà Nội..
Phụng “vải” nghe xong điện thoại của Chu liền ngồi phịch xuống giường, mặt tái nhợt. Mất một lúc lâu, Phụng mới trấn tĩnh được, cô ta mím môi suy nghi giây lát rồi bảo cô em gái rất giống mình:
- Mày mặc bộ quần bò của chị, đội cả chiếc mũ kia nữa. Ngoài cửa có bọn công an đang theo dõi chị. Chúng giả là xe ôm. Lấy xe máy của chị mà đi. Làm thế nào để chúng đuổi theo, đi càng xa càng tốt.
Cô em Phụng hỏi trơ tráo:
- Bồi dưỡng bao nhiêu đây?
- Ngần này nhé - Phụng dúi cho cô em khá nhiều tiền.
Vài phút sau, cô em Phụng “vải đeo kính râm, dắt xe máy đi ra. Cô ta lấm lét nhìn trước ngó sau và nổ máy phóng vút đi. Lập tức, hai anh chàng xe ôm đuổi theo. Trong nhà, Phụng cười nhạt và ăn mặc như một bà già, ôm chiếc túi dắt xe đạp đi ra. Phụng đạp xe vào một cửa hàng bách hóa, gửi xe rồi vào mua bộ quần áo mới, mua chiếc túi du lịch, sau đó ả vào phòng vệ sinh, thay quần áo rồi xách túi mới đàng hoàng ra cửa. Phụng vẫy một xe tai và thuê chạy về Hà Nội.
Hai cảnh sát trong vai người đi xe ôm bị cô em Phụng đưa xuống tận Vĩnh Yên. Cô ta chạy xe và mỗi khi liếc vào gương lại thấy hai chiếc xe đi sau, cô ta cười khoái chí. Đến Vĩnh Yên, bỗng cô ta rẽ vào trụ sở công an một phường. Một anh cảnh sát ra đón:
- Sao hôm nay em mặc lạ thế này. Đến tìm anh có việc gì đấy.
- Bên ngoài, hai anh cảnh sát chưng hửng và dùng điện thoại di động báo cáo về Phòng Cảnh sát Điều tra.
Trong công an phường, sĩ quan trực ban nghe chuông điện thoại. Anh nhấc máy lên:
- Vâng, công an phường xin nghe đây... Sao, cô gái mới đến à? Vâng, cô ấy tên là Phương, buôn bán thiết bị nội thất... Không, chúng tôi lạ gì chị em nhà ấy. Tôi biết cả Phụng “vải “, chị của cô Phương... Quái lạ, các anh không tin tôi à. Thôi được, tôi sẽ giữ cô ta ở đây, các anh xuống kiểm tra... Vâng, nếu không cần thì thôi.
Anh trực ban buông máy rồi vào hỏi Phương đang nói chuyện vui vẻ với một công an:
- Này, sao công an tỉnh lại hỏi là có phải Phụng đến đây không?
- Em không hiểu có chuyện gì? Bà này mà bị công an hỏi, chắc chỉ lại tội buôn lậu.
Thành và Đức lên thành phố Việt Trì. Họ đến Phòng Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh và đưa lệnh bắt khẩn cấp Chu và Phụng “vải”.
Anh trưởng phòng nói:
- Hiện nay chúng tôi vẫn cử hai cơ sở và một cảnh sát giám sát hắn. Mới cách đây nửa giờ, họ báo cáo về là hắn say rượu chưa hề ra khỏi nhà.
Còn Phụng “vải” cũng vẫn ở nhà. Lúc trước, em cô ta phóng xe máy đi, anh em ta tưởng là Phụng bám theo. Hóa ra nhầm.
- Vậy bây giờ Phụng còn ở nhà không? - Thành lo lắng hỏi lại. Chắc là vẫn còn. Nào, chúng ta đi, đến nhà thằng Chu trước Họ cùng cảnh sát khu vực gõ cửa nhà Chu.
Không có ai ra mở cửa. Thằng con của Chu lúc này cũng về:
- Các chú tìm bố cháu ạ?
- Bố có nhà không?
- Chắc có, uống rượu vào là ngủ say như chết, phải đến tối mới tỉnh.
Cửa mở, mọi người xông vào nhà, nhưng Chu đã biến mất. Lúc này họ mới phát hiện ra nhà Chu còn một cửa sau thông ra cánh đồng rau.
Mọi người sững sờ. Thành nghiến răng:
- Thằng này cao thủ thật. Nếu vậy, có lẽ con Phụng cũng biến mất rồi.
Một cảnh sát có chuông điện thoại di động.
Thành nghe xong và thở dài sườn sượt:
- Phụng cũng đã trốn.Quả là chúng nó giỏi, trốn ngay trước mắt công an
Tâm thấy mình không được cử đi thâm nhập vào trang trại Thiên Sơn mặc dù anh đã bỏ rất nhiều công chuẩn bị nên tỏ ý buồn. Ông bố anh thấy vậy liền hỏi:
- Mấy hôm nay mày làm sao thế. Có chuyện gì không vui à?
- Vâng, Giám đốc bác bỏ kế hoạch cho con vào trinh sát ở trang trại Thiên Sơn rồi.
- Vì sao?
- Giám đốc sợ không an toàn và nhà ta thì lại có mình con.
Ông bố lặng đi suy nghĩ hồi lâu rồi thốt lên:
- Làm lãnh đạo phải vậy mới là “lương tướng”.
- Nhưng sao lại nguy hiểm đến mức như vậy cơ à.
- Thôi được, để bố trao đổi với Giám đốc xem sao.
- Làm công an, nhất là nghề trinh sát, cầu toàn quá cũng không ổn. Đôi khi cũng phải liều. Mày có nhớ chuyện ngày trước, tranh cãi mãi về chuyện khen thưởng cho cậu Ân ở công an phường không. Kẻ cướp rút súng gí vào đầu và bắt giơ tay hàng. Cậu ấy dứt khoát không giơ tay và bảo: Mày có giỏi thì cứ bắn, còn bảo tao hàng mày, hàng thằng kẻ cướp thì không có công an nào đi hàng kẻ cướp cả. Cuối cùng, cậu ấy thuyết phục được nó buông súng đầu hàng. Nhưng khi thu súng, thì hóa ra súng nó không còn đạn. Tao đề nghị phải tặng Huân chương Chiến công cho cậu ấy, nhưng có người không chịu. Cái lý của họ là súng làm gì có đạn...
Nhưng vào giờ phút ấy, ai biết được súng có đạn hay không có đạn. Một khẩu súng đồ chơi trẻ con gí vào đầu còn gai cả sống lưng, huống chi đây là khẩu K54 thật, nằm trong tay một tên cướp thật.
- Đó là anh cảnh sát rất dũng cảm, có bản lĩnh, và coi danh dự người công an cao hơn cái chết. Phải dũng cảm con ạ. Được, tao sẽ bảo Giám đốc. Đánh án bây giờ cũng phải có cái lý như đánh Mỹ ngày xưa: Bom bỏ chưa chắc đã trúng. Trúng chưa chắc đã nổ. Nổ chưa chắc đã có mảnh văng vào mình.
- Văng vào mình chưa chắc đã chết.
Hai bố con nói chuyện, không ngờ bà mẹ nghe thấy. Bà đi vào, nói thủng thẳng:
- Ngày xưa, bố anh đi “bê”, tôi chờ tám năm không sao. Nhưng bao giờ cho đến... ngày xưa? Bây giờ, anh muốn đi đánh án chỗ nào cũng được, nhưng lấy vợ, đẻ cho tôi đứa cháu đã, rồi lên giời xuống bể cũng được. Bằng không, tôi lên gặp Giám đốc đấy
- Bà gặp tôi cũng gặp. Để xem Giám đốc nghe ai.
- Ông tưởng tiếng nói của ông là có trọng lượng với Giám đốc hả. Còn lâu nhé. Tôi là người giới thiệu anh ấy vào Đảng đấy, ông biết không?
Nghe vợ nói vậy, ông Tân ngồi lặng đi. ông biết rất rõ là nếu để vợ lên gặp Giám đốc thì chắc chắn Giám đốc phải nghe bà ấy.
Trang trại Thiên Sơn nằm trên một khu vực đồi thấp khá rộng và cây cối sum sê. Vải thiều, nhãn, dứa, đu đủ, bưởi, cam... đó là những cây chính của trang trại. Trại được bao quanh bằng một hàng rào dây thép gai khá cao và có mấy chòi canh ở các góc trại. Cổng vào trang trại được xây cất khá đẹp và có hàng chữ đề: “Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sơn. Chuyên cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm.”
Mười năm trước thì khu vực này chỉ là khu đồi hoang và thuộc quyền quản lý của một lâm trường mang cái tên hết sức ấn tượng: Nông trường Cờ Đỏ. Vào những năm chống Mỹ, nông trường Cờ Đỏ chủ yếu là nuôi bò cung cấp thịt cho cửa hàng bán cho cán bộ trung cao cấp ở phố Nhà Thờ và phố Tôn Đản. Ngoài chăn nuôi thì nông trường cũng làm nhiệm vụ trồng rừng, nhưng chả hiểu cây rừng cứ trồng được vài ba năm lại có trận hỏa hoạn thiêu sạch. Cho đến khi Đảng, Nhà nước bắt đầu sự nghiệp đổi mới xây dựng kinh tế đất nước thì nông trường này cũng giải thể và toàn bộ khu đất nông trường cũng bị bỏ hoang. Cho đến năm 1993 thì Hoàng Văn Túy, khi đó mới là cán bộ thương nghiệp của tỉnh Sơn La về hưu theo chế độ nhận lương một lần đã về quê và xin chính quyền xã cho thuê lại toàn bộ khu đất này trong năm chục năm với cái giá năm chục triệu đồng. Đó quả thực là một giá rẻ như cho. Thế rồi chỉ hai năm sau, người ta thấy một sức sống mãnh hệt đã bừng lên ở khu đồi hoang.
Vải thiều Hải Dương, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Thái Lan... mọc lên tốt mơn mởn. Dưới những tán lá của cây ăn quả lâu năm Túy cho trồng dứa, đậu xanh, lạc... “Lấy ngắn nuôi dài”- đó là phương châm làm ăn của Túy. Và người ta đã lấy tấm gương lao động quần quật của Túy “đen” ra làm gương cho toàn tinh. Quả đó là một mẫu người đáng học tập trong thời đại đổi mới: Dám làm, dám đầu tư, lao động quên mình và biết áp dụng kỹ thuật mới. Hình ảnh một ông chủ trang trại ăn khoai lang luộc cùng công nhân và chuyển từng xô bùn từ ao lên để cải tạo đất đồi đã được truyền tụng khắp nơi.
Sau bốn năm trời sống khổ cực và chi tiêu tiết kiệm từng đồng, trang trại Thiên Sơn đã cho thu hoạch đại trà cây ăn quả và lúc này, tiếng tăm của Hoàng Văn Túy đã bay xa, rất xa. Các vị lãnh đạo của Trung ương về tỉnh công tác đều được đưa đến Thiên Sơn để xem “mô hình sản xuất mới”.
“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, khi những cây vải thiều sai quả trĩu trịt và thương lái từ tận Trung Quốc đến đặt mua thì ông Túy xin xã cho thuê thêm ba chục héc ta nữa và mua thêm hái chục héc ta của hàng chục gia đình quanh đó. Nhiều gia đình bán đất cho Túy đã được ưu tiên cho con cái vào làm công nhân trong trang trại với mức lương khởi điểm bốn trăm ngàn một tháng, chưa kể hai bửa cơm nuôi. Với người nông dân nghèo thì được đi làm với mức lương như vậy là giấc mơ chưa bao giờ đến với họ.
Trong căn nhà xây cất giản dị trên đồi, Hoàng Văn Túy, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sơn và cũng là chủ trang trại đang ngồi trước máy vi tính và vào mạng Internet. Đó là một người đàn ông nom cao lớn, đường bệ, có cặp mắt hơi nhỏ nhưng lạnh lùng và đặc biệt là không có chút vẻ gì là một ông nông dân làm trang trại cả.
Túy sử dụng máy tính khá thành thạo.
Phía dưới chân đồi, có một dãy nhà ngang là nơi làm việc của các bộ phận kỹ thuật, kế toán, tài vụ và là văn phòng của công ty.
Tại phòng tài vụ, vợ Túy tên là Ngô Thị Liễu còn khá trẻ nhưng có khuôn mặt nom rất đanh đá đang ngồi trước bàn thanh toán tiền lương cho công nhân. Liễu vừa tra sổ vừa nói luôn mồm:
- Tháng vừa rồi anh nghỉ ốm hai ngày, lại về quê năm ngày nửa, vị chi là bảy ngày. Lương có ngần này thôi. Ký vào.
Chị ta đẩy quyển sổ lương ra cho anh công nhân ký. Anh ta nhận tiền, nhăn nhó:
- Bà xem cho cháu. Cả một tuần vừa rồi, cháu thức đêm canh cho sáu con lợn nái đẻ...
- Việc của anh là nuôi lợn, thì thức đêm canh lợn đẻ là việc phải làm, có gì mà bồi dưỡng. Nếu thích làm có bồi dưỡng ngoài giờ thì xin vào cơ quan nhà nước mà làm.
Nào, đến lượt anh -. Liễu chỉ người tiếp theo.
Một người khác đến gần bàn:
- Anh bị phạt một trăm ngàn vì làm đổ xe dứa xuống ao.
- Nhưng có phải tại cháu đâu. Con chó nhà bà nó bị tuột xích, đuổi cắn cháu nên cháu mới buông tay...
- Anh nói lạ nhỉ. Chó nhà tôi là chó được huấn luyện, chó có giáo dục, rất biết phân biệt bạn thù, địch ta. Đừng có nại lý do. Ký vào rồi về đi cắt dứa. Nhớ chọn cho đều. Nhà máy bây giờ cũng kén dứa lắm. Quả hơi nhỏ một tý là họ trả về ngay. Nào, anh kia. Nhanh nhanh lên cho tôi còn đi làm việc khác.
Liễu mải mê trả tiền cho công nhân mà không biết rằng Túy đã đến và đứng ngoài cửa sổ.
Nghe những lời vợ nói với công nhân cứ xoe xoè và hơi tý là mạt sát người ta, Túy rất khó chịu. Trở về phòng làm việc của mình, Túy bảo người phục vụ đang lau bàn gọi vợ lên. Túy bảo vợ:
- Từ nay, mình giao việc trả lương cho thằng Hòe nó làm.
- Để người khác quản lý tiền, tôi không yên tâm. Vả lại, chúng nó cứ lợi dụng...
- Lợi dụng cái gì?
- Nó thấy mình thương công nhân, thế là học ăn gian nói dối rồi đòi hỏi đủ thứ. Hôm nọ có đứa còn thắc mắc là không được mua bảo hiểm.
- Họ thắc mắc thì giải thích. Nhưng không được nói ngoa ngoắt với người ta. Họ làm công ăn lương. Phát lương cho họ mà cứ như bố thí ấy.
- Mình đừng có nghĩ mấy đồng tiền ấy là to. Công nhân mà sinh chuyện, chỉ cần tưới cây thiếu nước là sạt nghiệp.
- Ối giời, sợ gì sạt nghiệp về mấy thằng làm thuê, mà sợ sạt nghiệp về các ông chủ lớn, chủ bé kia.
- Mình nói cái gì đấy?
- Là tôi nói ở cái nhà này. Tôi chả hiểu thằng con anh, tiếng là tổng giám đốc nọ, tổng giám đốc kia, vậy mà cứ chờ tiền đầu tư của bố. Năm vừa rồi ông đưa cho nó bao nhiêu? Năm trăm triệu à? Vậy nó trả ông được đồng lãi nào chưa?
Túy quắc mắt nhìn vợ:
- Cô im mồm đi. Tôi đầu tư cho nó cũng là đầu tư cho nhà này. Mà đó không phải việc của cô. Đừng có nói lăng nhăng.
- Thế nào là lăng nhăng. Tôi nói không đúng hay sao. Nó giàu nứt đố đổ vách nhưng có khi nào nghĩ đến ông không. Nó mua cho ông cái ôtô, cũng chặt chém hơn ba chục triệu, thậm chí nó ăn của ông từ giàn máy vi tính, từ chiếc ti vi; ngôi nhà mua cho ông ở trên thành phố, nó cũng ăn hơn hai trăm triệu... ông tưởng cha con ông giấu giếm nhau làm ăn, tôi mù chắc. Chẳng qua là tôi bất hạnh không có con... - Nói rồi Liễu oà lên khóc.
Thấy vợ Chẳng những không sợ mà còn lu loa, Túy phát hoảng:
- Thôi mà mình, tôi nói rồi, mấy hôm nữa, ta đi vào viện Từ Dũ, chỉ mất một chiếc “đờ-rim” là có con ngay thôi.
- Có con... “Nòng nọc” của ông làm gì có đuôi mà đòi có con.
- Mình chả hiểu khoa học bây giờ. Bệnh viện sẽ lọc, bắt hết những con không có đuôi vứt đi, còn thằng nào còn đuôi thì cho thụ tinh nhân tạo.
- Sao tôi tưởng thụ tinh nhân tạo là... là nhốt đàn bà vào phòng rồi cho một thằng... bịt mặt như “ninda” nó... thụ tinh.
Túy ôm lấy vợ, cười sằng sặc:
- Đúng là... đúng là đồ đàn bà không chịu đọc sách. Mình cứ chừa đẻ đi, bất luận là con gái hay con trai, tôi cũng cho một nửa cơ nghiệp này.
Trong lúc hai vợ chồng nói chuyện thì người phục vụ tên là Bình lắng nghe và anh ta nhếch mép cười khó hiểu.
Một người từ bên ngoài hớt hải chạy vào, đó là Lê Văn Hà, người được giao điều hành toàn bộ các hoạt động của trang trại Thiên Sơn. Hà nói hấp tấp:
- Thưa anh, ao nuối cá thịt không hiểu sao chết nhiều quá. Có những con trắm bảy tám ki lô cũng chết.
Cho mời nhân viên khuyến nông của huyện đến họ tìm hiểu xem sao? Bao giờ thì ông Giám đốc Sở Nông nghiệp đưa kỹ sư về cho ta? Hỏi ông ấy là nếu có được thì nhanh lên, còn không, chúng ta đi tìm người khác.
- Em hỏi hôm qua, ông ấy nói cậu ấy đang làm thủ tục xin thôi việc ở Hà Tây. Báo cáo anh, hôm qua, trong lúc anh đi về tỉnh họp thì Ban giám thị trại cải tạo có đến đặt vấn đề là họ muốn anh giúp đỡ cho trại.
- Giúp cái gì? xin tiền à?
Không, họ muốn củ một phạm nhân am hiểu làm kinh tế đến học tập cách sản xuất của trang trại ta để về áp dụng. Các anh ấy cũng muốn là sẽ hợp đồng với trang trại, bán toàn bộ nông sản cho trang trại.
Túy gật gù nhưng lại lơ đãng hỏi:
- Hay, hay lắm. Nhưng cậu có biết họ cử ai đến học không?
- Nghe nói là họ đưa ông Lê Minh, ngày xưa là Tổng giám đốc Minh Đức.
- Cậu gọi điện thoại trao đổi với anh Tỳ, Giám thị. Trang trại sẵn sàng hợp tác và truyền đạt kinh nghiệm trồng cây ăn quả, cây công nghiệp với đơn vị Nhưng việc cử ông Lê Minh đến, xin Ban giám thị xem xét. Đơn giản là vì tôi không thích thằng cha này. Ngày xưa, nó giàu có, mỗi khi gặp nhau ở tỉnh trong các cuộc họp, mặt nó cứ vác lên trời. Hắn cứ tưởng chỉ có hắn mới biết làm kinh tế, còn thiên hạ ngu cả đấy. Còn việc xây dựng nhà quàn ủng hộ ở bệnh viện huyện làm đến đâu rồi?
-Cuối tháng này khánh thành. Tuy nhiên, cũng bị lạm phát hơn hai chục triệu. Em sẽ báo cáo anh riêng về khoản này.
Nếu hợp lý thì chi, đừng có bỏ vào túi cậu là được Tôi mà biết thì đừng có trách.
- Anh cứ tin ở em.
Chào anh chị Hà đi ra, Liễu cười khẩy:
- Anh biết chuyện thằng Hà mới xây nhà cho con vợ bé trên thành phố chưa. Nó không ăn cắp tiền nhà này, lấy đâu ra nhỉ?
- Tôi biết quá đi chứ. Nó cũng đã báo cáo, xin ý kiến tôi. Phải thông cảm với nhà nó, đang khát con trai. Mà này, sao mình để ý lắm chuyện thế. Biết lắm chóng già đấy.
- Vấn đề là nó lấy đâu ra tiền xây nhà. Hay là ông dúi cho nó?
- Mình hay nhỉ, tiền của tôi có phải là vỏ hến đâu Em định tuần tới đi Hà Nội vào mỹ viện sửa lại mi mắt và nâng gò má.
- Tốt, em càng đẹp, anh càng thích. Nghe nói có dịch vụ kéo chân cho dài ra, giá em chịu đau, kéo cho chân dài như bọn hoa hậu thì hay quá.
- Điên, em đã cao mét sáu, cao nữa để đi đấu bóng chuyền à.
Một chiếc xe con màu trắng đỏ bụi đường lao vào trang trại. Đó là xe của Minh “hói”. Dừng xe dưới chân đồi, Minh “hói” tay đút túi quần, lừng thững đi lên nhà của Túy, mắt thì nhâng nháo nhìn khu trang trại rồi lẩm bẩm: “Lão này quả là cao thủ võ lâm. Nằm ở cái xó này mà thò tay ra khắp nơi”.
Tâm và Kim đi chơi trên con đường ven hồ.
Tâm vui vẻ ra mặt vì cuối cùng bố anh cũng đã thuyết phục được Giám đốc cho anh tham gia chuyên án và thâm nhập vào trang trại Thiên Sơn.
- Anh được đi làm án lần này là cũng có công của bố em đấy.
- Bố em chứ không phải bố anh hả?
- Thì chưa cưới, gọi bố cứ ngường ngượng thế nào ấy. Mà hai cụ cũng lạ nhỉ, cứ coi con mình như là lính của các cụ ngày xưa. Nhà trai cũng ra lệnh phải cưới. Nhà gái cũng ra lệnh phải cưới.
- Thì anh cứ chống lệnh cũng được chứ sao?
- Em thì chả dại gì mà chống lại lệnh cả - Kim cười rinh rích. Tâm cũng bật cười, rồi anh nói tiếp:
- Mẹ thì có vẻ lo.
- Có bà mẹ nào lại chẳng lo cho con đi xa.
- Hôm qua, cụ còn kiểm tra quần áo, rồi bắt mang cả kim chỉ đi. Cứ làm như bộ đội đi chiến trường ngày xưa ấy.
- Anh có sợ không?.
- Đã sợ thì chẳng nhận nhiệm vụ. Nhưng anh sợ nhất là phải lội ruộng, lội ao, đỉa nó bám. Có lẽ mai anh phải về vùng quê nào đó lội ruộng vài ngày cho quen đi.
- Hèn thế, nếu bị đỉa bám, nhổ tý nước bọt là nó rời ngay.
- Anh chuẩn bị hết chưa?
- Chuẩn bị xong rồi. Hôm qua lại còn phải mất cả buổi chiều để trả lời các câu hỏi của hai ông giáo trường Đại học Nông nghiệp. Hoa hết cả mắt. Anh Tường cẩn thận khủng khiếp. Ngồi nghe lại còn ghi chép rồi vạch ra bao nhiêu là tình huống.
- Có ai bảo vệ cho anh không?
- Không, nhưng đã lót ổ rồi. Chắc chỉ nửa tháng, chậm lắm là một tháng, anh về thôi.
Kim nói với vẻ buồn buồn:
- Em đọc thơ Đường, bài tiễn chồng đi xa có hai câu tuyệt hay:
“xin đem giọt lệ làm mưa nhỏ. Mai sớm bên đường níu bước anh”.
Tâm đạp xe đạp đến trang trại Thiên Sơn và mang theo thư giới thiệu của Giám đốc Sở Nông nghiệp và dưới cái tên mới là Lê Văn Tấn. Ông Túy đón anh niềm nở:
- Chào anh Tấn, chúng tôi mong quá. Được Giám đốc Sở giới thiệu thì nhất còn gì - Rồi Túy đổi giọng thân mật - Chú cố ở đây giúp anh. Cần gì, cứ bảo. Nếu phải làm cả phòng thí nghiệm, anh cũng làm. Tỉnh lại giao thêm cho anh bảy chục héc ta đất nữa. Không có kỹ sư giỏi thì chết.
Nói rồi Túy nhìn như xoáy vào Tâm.