watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đổi nghề - tác giả Nguyễn Quang Sáng Nguyễn Quang Sáng

Đổi nghề

Tác giả: Nguyễn Quang Sáng

Người học trò chưa kịp cúi đầu chào thầy thì thầy đã cúi đầu chào trước, thầy cười niềm nở và đưa tay hướng dẫn khách ngồi vào bàn và hỏi giọng hỏi nhẹ và lễ phép lắm: "Dạ hai cậu đi mấy người?". Người cùng đi trả lời cộc lốc: "Hai!".
Chiều mưa lất phất, hứa hẹn một buổi nhậu ngon lành sau một hợp đồng xây dựng cho một công ty xuất nhập khẩu. Anh học trò là kỹ sư xây dựng, tuổi ba mươi, người dong dỏng, mang kính cận, hãy còn dáng dấp của một sinh viên, tên Liêm. Ông giám đốc công ty người vạm vỡ, tuổi hơn bốn mươi, vẻ phong trần, râu lún phún, tóc muối tiêu - ông Nguyễn Hưng. Sau khi hai người an toạ thì cô tiếp viên tuổi hai mươi mặc chiếc áo bà ba cách điệu màu xanh lá cây, lễ phép trình thực đơn bìa màu đen - ông Nguyễn Hưng đưa tay chộp lấy. Tiếp viên giọng nhỏ nhẹ: "Hai anh uống gì?". Ông Nguyễn Hưng: "Chiều mưa ta làm chai rượu?". "Dạ tuỳ anh". Ông Nguyễn Hưng giọng vừa to vừa ấm: "Một chai Rémy!". "Dạ lớn hay nhỏ?". Ông Nguyễn Hưng trợn mắt nhìn cô tiếp viên: "Chai nhỏ không đủ lỗ mũi". Cô tiếp viên cười. Anh kỹ sư Liêm vẫn bị ông thầy ám ảnh, anh hỏi: "Anh đến quán này thường không?". Ông Nguyễn Hưng: "Từ ngày khai trương, gần một năm, thấy được, không sang không hèn lại tiện đường". Chai Rémy đặt lên bàn, hai cái ly bầu, một xô đá, hai chai soda Chương Dương... Hai ly rượu sóng sánh màu mật ong - ông Nguyễn Hưng vui mừng với hợp đồng, ông háo hức cầm ly nâng cao: "Cạn!". Anh kỹ sư vẫn bị ám ảnh nhưng vẫn nâng ly. Ông Nguyễn Hưng nốc cạn, còn anh kỹ sư thì nhấp đến ba lần, rồi cũng cạn. Khách tốp ba, tốp bốn lác đác vào - Ông chủ lại chào, lại bắt tay, lại cười, qua lại, lui tới, lăng xăng. Anh kỹ sư cứ đưa mắt nhìn theo ông chủ: "Sao mà giống ông thầy trường tôi quá!". "Còn ai vô đây nữa, thầy Viết chú không nhớ à!". "Tôi không ngờ...". "Có gì mà không ngờ...". Rồi ông kể. Đáng lẽ ông hạ giọng nói nhỏ cho hai người vừa đủ nghe, nhưng ông vẫn giữ giọng bình thường: "Trong giáo dục, sự nghiêm khắc là điều cần thiết, ông ta nổi tiếng là ông thầy nghiêm khắc - Hồi chiến tranh ta có chiến sĩ diệt Mỹ, chẳng biết ông ta làm gì mà nổi tiếng là "chiến sĩ diệt sinh viên". Mỗi năm mỗi kỳ học, đơn kêu oan, đơn khiếu nại gởi lên ban thanh tra chồng chất. Ban thanh tra xuống. Cái bộ mặt nghiêm khắc là cái mặt nạ. Những sinh viên chưa đáng đuổi thì ông ta đuổi, còn đứa đáng đuổi thì ông ta cho học. Chứng cớ rành rành thế là ông ta bị thôi việc, không chỉ có ông ta, cái băng của ông ta dài lắm. Tôi cũng là một bằng chứng". Ông Nguyễn Hưng phát giận, ông cầm ly ực một hớp: "Tôi có một đứa cháu ở Đồng Tháp lên trên này học - Đồng Tháp bị lũ, nó chạy về thăm nhà. Không ngờ lũ to, nhà bị cuốn trôi, em nó chết. Mùa lũ người chết không có đất chôn. Vắn tắt là như vậy, chú đủ thấy bê bối cỡ nào. nó phải ở nhà giúp mẹ em út chạy lũ. Tạm ổn, nó trở lên. Nó bị phạm quy vắng mặt không xin phép. Thầy Viết này đuổi. Với tư cách là chú, tôi đến trường. Tôi là người làm ăn, tôi biết muốn đạt được mục đích thì phải đi nhiều đường. Cửa trước, cửa sau, cửa hai bên hông, đi ngày đi đêm. Nhưng tôi nghĩ, nhà trường là chốn tôn nghiêm - Tôi đi cửa chính. Khi tôi bước vào phòng của thầy, thầy nhấc cặp kính nhìn tôi. Tôi cúi chào lễ phép: "Chào thầy". "Ông có việc gì?" - Gương mặt của thầy sắc lạnh, thầy cũng không mời tôi ngồi. Tôi rất bực, nhưng tôi phải xuống nước nhã nhặn. "Dạ tôi thay mặt cho phụ huynh của cháu Đông". Không để cho tôi nói hết lời, ông ta nói như rít trong hai hàm răng: "Trường hợp này tôi đã xử lý rồi, không khác được". Nói xong ông ta quay mặt qua hướng khác, còn tôi, tôi quay đít đi luôn. "Bây giờ thì khác, là chủ quán, ông ta phải chào mình, phải xởi lởi. Chú không nhận ra ông thầy của chú cũng phải. Mỗi nghề, mỗi gương mặt. Nghệ sĩ có gương mặt nghệ sĩ, công an có gương mặt công an, chính khách có gương mặt chính khách. Đời là vậy. Mất dạy thì phải đổi nghề, còn tại sao ông ta chọn đường mở quán thì tôi không biết".
Ông thầy Viết mở quán thật ngẫu nhiên. Trong thời gian bị thôi việc, tất nhiên là buồn. Không việc làm, buồn thì giao du với bạn bè, nhưng xấu hổ, ông chẳng muốn gặp ai. Ngay ngày Nhà giáo, không có một bó hoa. Học trò không ai đến thì làm gì có hoa. Hồi đương chức, Ngày Nhà giáo hoa ngập cả phòng khách đủ hương đủ sắc, tối phải phân tán nó đi, không thì ngợp mà chết. Trong những ngày quẫn bách, một người bà con ở Sóc Trăng tạt qua thăm. Người bà con tên Trần Sển, trên năm mươi tuổi, tóc hớt đầu đinh, bụng phệ, nói cười rang rảng. Ông là chủ nhà hàng, với con mắt nhà nghề, qua nhiều câu thăm hỏi, ông chợt nói: "Nhà thầy mà mở quán thì thầy giàu to". Thầy Viết tròn mắt ngạc nhiên: "Mở quán à?". "Thì mở quán". Thầy lắc đầu lia lịa: "Không được, không được. Ở con phố này có bao nhiêu tiệm ăn. Có tiệm ở xéo bên kia một năm mà thay tới ba chủ. Chủ nào cũng lỗ". "Họ lỗ là họ không biết làm ăn". "Tôi thì biết gì?". Ông Trần Sển ngồi trên chiếc nệm da, áo phanh ngực, hai chân xoải dài, giọng tự tin: "Không biết thì học. Thầy để tôi chỉ. Nhà thầy ở quận 5, nhà lại mặt tiền. Thầy có nghe dân Sài Gòn nói không? Ăn quận 5, nằm quận 3... Ăn thì ở đâu mà không ăn, nhưng ăn cho ra ăn thì phải ăn ở quận 5. cái lợi thế thứ hai là thầy không tốn tiền thuê mặt bằng. Nhiều người bị lỗ là một phần tiền thuê mặt bằng. Người cho thuê mặt bằng họ ăn chắc nhưng là người không biết làm ăn. Cái mặt bằng của thầy, cái phòng khách kê được tám bàn, cái sân, thầy che mái, xếp được mười hai bàn". Thầy Viết cảm thấy hứng thú nhưng vẫn ngại ngần: "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mở quán". "Có phước làm quan, có gan làm giàu. Nghề dạy nghề mà . Nghề nào cũng có mánh lới, cũng có bí quyết, phải biết dụ khách. Khách hàng là thượng đế, họ thích thì mình chiều. Như ở nhà hàng tỉnh tôi thì làm gì có heo rừng, nhưng khi gọi heo rừng tôi vẫn có heo rừng. Nói thầy đừng cười, heo rừng của tôi là heo nọc. Con heo nọc hôi dái ai ăn! Nhưng biết làm thì thịt nó như thịt heo rừng. Mỡ ít, da dày, thịt nhiều nhai nghe giòn rựm, ai biết. Khách gọi rùa rang muối, rùa phải có trứng họ mới ăn. Họ đâu có biết rùa có trứng phải nhằm mùa. Dù rùa không có trứng, tôi vẫn có trứng. Có gì đâu, tôi mua trứng rắn bông súng, tôi nhét vô, họ ăn vẫn thấy ngon. Có một lần sơ ý, tôi nhét trứng rắn bông súng vô bụng con rùa đực nhưng họ vẫn ăn ào ào. Còn nói về con cua, con cua hấp phải đủ càng đủ ngoe. Hai cái cang mà rời ra thì họ chê. Cua tôi mua là cua xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn. Cua một chỗ càng ngoe một chỗ. Có gì đâu ráp nó lại bằng keo dán sắt. Họ bẻ rôm rốp, họ cười rang rảng. Họ toàn là khách sành ăn!". Thầy Viết càng nghe càng thú vị, thầy như đứa học trò được giảng một bài học kinh tế đầu đời.
Con rùa rang muối đặt lên bàn. Ông Hưng lấy đũa lật cái mai lên, trên mình con rùa có một chùm trứng, những cái trứng nhỏ bằng đầu ngón tay út, màu trắng ngà, ông đưa mũi trên chùm trứng nghe mùi khói. Chùm trứng như vuốt hết cơn giận của ông Hưng, ông đưa đũa gắp một cái trứng vào chén anh kỹ sư: "Chơi đi! Ăn nguyên trứng chớ đừng cắn, một cái trứng đủ liều lượng cho một hớp rượu". Như để làm mẫu, ông cho nguyên cái trứng vào miệng, vừa nuốt xong thì ly rượu kề bên môi, ông ực một hớp ngon lành. Ông vừa rót thêm rượu vừa nói: "Tôi thích ăn rùa, nhưng rùa phải có trứng, trên đời này không có trứng nào bằng trứng rùa. Có những quán hỏi rùa có trứng không, nó bảo mùa này không có trứng. Dẹp! Còn quán này, ngày nào, mùa nào rùa cũng có trứng, tôi thích quán này là vậy". Ông Hưng tìm ông chủ, vẫy tay một cách hào phóng. Ông chủ chạy tới, ông Hưng rót rượu đưa cho chủ quán: "Thưởng!". Ông chủ quán khẽ cúi chào, mặt rạng rỡ, ông đưa hai tay bưng ly rượu vẻ trân trọng, nhưng ông chưa kịp uống thì ở bàn bên kia một ông khách hỏi: "Ai có bút cho tôi mượn!". Ông chủ quán vội đặt ly rượu xuống, vội quay đi. Chỉ cần vài bước mà ông đi như chạy: "Dạ bút đây!".



Người học trò chưa kịp cúi đầu chào thầy thì thầy đã cúi đầu chào trước, thầy cười niềm nở và đưa tay hướng dẫn khách ngồi vào bàn và hỏi giọng hỏi nhẹ và lễ phép lắm: "Dạ hai cậu đi mấy người?". Người cùng đi trả lời cộc lốc: "Hai!".
Chiều mưa lất phất, hứa hẹn một buổi nhậu ngon lành sau một hợp đồng xây dựng cho một công ty xuất nhập khẩu. Anh học trò là kỹ sư xây dựng, tuổi ba mươi, người dong dỏng, mang kính cận, hãy còn dáng dấp của một sinh viên, tên Liêm. Ông giám đốc công ty người vạm vỡ, tuổi hơn bốn mươi, vẻ phong trần, râu lún phún, tóc muối tiêu - ông Nguyễn Hưng. Sau khi hai người an toạ thì cô tiếp viên tuổi hai mươi mặc chiếc áo bà ba cách điệu màu xanh lá cây, lễ phép trình thực đơn bìa màu đen - ông Nguyễn Hưng đưa tay chộp lấy. Tiếp viên giọng nhỏ nhẹ: "Hai anh uống gì?". Ông Nguyễn Hưng: "Chiều mưa ta làm chai rượu?". "Dạ tuỳ anh". Ông Nguyễn Hưng giọng vừa to vừa ấm: "Một chai Rémy!". "Dạ lớn hay nhỏ?". Ông Nguyễn Hưng trợn mắt nhìn cô tiếp viên: "Chai nhỏ không đủ lỗ mũi". Cô tiếp viên cười. Anh kỹ sư Liêm vẫn bị ông thầy ám ảnh, anh hỏi: "Anh đến quán này thường không?". Ông Nguyễn Hưng: "Từ ngày khai trương, gần một năm, thấy được, không sang không hèn lại tiện đường". Chai Rémy đặt lên bàn, hai cái ly bầu, một xô đá, hai chai soda Chương Dương... Hai ly rượu sóng sánh màu mật ong - ông Nguyễn Hưng vui mừng với hợp đồng, ông háo hức cầm ly nâng cao: "Cạn!". Anh kỹ sư vẫn bị ám ảnh nhưng vẫn nâng ly. Ông Nguyễn Hưng nốc cạn, còn anh kỹ sư thì nhấp đến ba lần, rồi cũng cạn. Khách tốp ba, tốp bốn lác đác vào - Ông chủ lại chào, lại bắt tay, lại cười, qua lại, lui tới, lăng xăng. Anh kỹ sư cứ đưa mắt nhìn theo ông chủ: "Sao mà giống ông thầy trường tôi quá!". "Còn ai vô đây nữa, thầy Viết chú không nhớ à!". "Tôi không ngờ...". "Có gì mà không ngờ...". Rồi ông kể. Đáng lẽ ông hạ giọng nói nhỏ cho hai người vừa đủ nghe, nhưng ông vẫn giữ giọng bình thường: "Trong giáo dục, sự nghiêm khắc là điều cần thiết, ông ta nổi tiếng là ông thầy nghiêm khắc - Hồi chiến tranh ta có chiến sĩ diệt Mỹ, chẳng biết ông ta làm gì mà nổi tiếng là "chiến sĩ diệt sinh viên". Mỗi năm mỗi kỳ học, đơn kêu oan, đơn khiếu nại gởi lên ban thanh tra chồng chất. Ban thanh tra xuống. Cái bộ mặt nghiêm khắc là cái mặt nạ. Những sinh viên chưa đáng đuổi thì ông ta đuổi, còn đứa đáng đuổi thì ông ta cho học. Chứng cớ rành rành thế là ông ta bị thôi việc, không chỉ có ông ta, cái băng của ông ta dài lắm. Tôi cũng là một bằng chứng". Ông Nguyễn Hưng phát giận, ông cầm ly ực một hớp: "Tôi có một đứa cháu ở Đồng Tháp lên trên này học - Đồng Tháp bị lũ, nó chạy về thăm nhà. Không ngờ lũ to, nhà bị cuốn trôi, em nó chết. Mùa lũ người chết không có đất chôn. Vắn tắt là như vậy, chú đủ thấy bê bối cỡ nào. nó phải ở nhà giúp mẹ em út chạy lũ. Tạm ổn, nó trở lên. Nó bị phạm quy vắng mặt không xin phép. Thầy Viết này đuổi. Với tư cách là chú, tôi đến trường. Tôi là người làm ăn, tôi biết muốn đạt được mục đích thì phải đi nhiều đường. Cửa trước, cửa sau, cửa hai bên hông, đi ngày đi đêm. Nhưng tôi nghĩ, nhà trường là chốn tôn nghiêm - Tôi đi cửa chính. Khi tôi bước vào phòng của thầy, thầy nhấc cặp kính nhìn tôi. Tôi cúi chào lễ phép: "Chào thầy". "Ông có việc gì?" - Gương mặt của thầy sắc lạnh, thầy cũng không mời tôi ngồi. Tôi rất bực, nhưng tôi phải xuống nước nhã nhặn. "Dạ tôi thay mặt cho phụ huynh của cháu Đông". Không để cho tôi nói hết lời, ông ta nói như rít trong hai hàm răng: "Trường hợp này tôi đã xử lý rồi, không khác được". Nói xong ông ta quay mặt qua hướng khác, còn tôi, tôi quay đít đi luôn. "Bây giờ thì khác, là chủ quán, ông ta phải chào mình, phải xởi lởi. Chú không nhận ra ông thầy của chú cũng phải. Mỗi nghề, mỗi gương mặt. Nghệ sĩ có gương mặt nghệ sĩ, công an có gương mặt công an, chính khách có gương mặt chính khách. Đời là vậy. Mất dạy thì phải đổi nghề, còn tại sao ông ta chọn đường mở quán thì tôi không biết".
Ông thầy Viết mở quán thật ngẫu nhiên. Trong thời gian bị thôi việc, tất nhiên là buồn. Không việc làm, buồn thì giao du với bạn bè, nhưng xấu hổ, ông chẳng muốn gặp ai. Ngay ngày Nhà giáo, không có một bó hoa. Học trò không ai đến thì làm gì có hoa. Hồi đương chức, Ngày Nhà giáo hoa ngập cả phòng khách đủ hương đủ sắc, tối phải phân tán nó đi, không thì ngợp mà chết. Trong những ngày quẫn bách, một người bà con ở Sóc Trăng tạt qua thăm. Người bà con tên Trần Sển, trên năm mươi tuổi, tóc hớt đầu đinh, bụng phệ, nói cười rang rảng. Ông là chủ nhà hàng, với con mắt nhà nghề, qua nhiều câu thăm hỏi, ông chợt nói: "Nhà thầy mà mở quán thì thầy giàu to". Thầy Viết tròn mắt ngạc nhiên: "Mở quán à?". "Thì mở quán". Thầy lắc đầu lia lịa: "Không được, không được. Ở con phố này có bao nhiêu tiệm ăn. Có tiệm ở xéo bên kia một năm mà thay tới ba chủ. Chủ nào cũng lỗ". "Họ lỗ là họ không biết làm ăn". "Tôi thì biết gì?". Ông Trần Sển ngồi trên chiếc nệm da, áo phanh ngực, hai chân xoải dài, giọng tự tin: "Không biết thì học. Thầy để tôi chỉ. Nhà thầy ở quận 5, nhà lại mặt tiền. Thầy có nghe dân Sài Gòn nói không? Ăn quận 5, nằm quận 3... Ăn thì ở đâu mà không ăn, nhưng ăn cho ra ăn thì phải ăn ở quận 5. cái lợi thế thứ hai là thầy không tốn tiền thuê mặt bằng. Nhiều người bị lỗ là một phần tiền thuê mặt bằng. Người cho thuê mặt bằng họ ăn chắc nhưng là người không biết làm ăn. Cái mặt bằng của thầy, cái phòng khách kê được tám bàn, cái sân, thầy che mái, xếp được mười hai bàn". Thầy Viết cảm thấy hứng thú nhưng vẫn ngại ngần: "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mở quán". "Có phước làm quan, có gan làm giàu. Nghề dạy nghề mà . Nghề nào cũng có mánh lới, cũng có bí quyết, phải biết dụ khách. Khách hàng là thượng đế, họ thích thì mình chiều. Như ở nhà hàng tỉnh tôi thì làm gì có heo rừng, nhưng khi gọi heo rừng tôi vẫn có heo rừng. Nói thầy đừng cười, heo rừng của tôi là heo nọc. Con heo nọc hôi dái ai ăn! Nhưng biết làm thì thịt nó như thịt heo rừng. Mỡ ít, da dày, thịt nhiều nhai nghe giòn rựm, ai biết. Khách gọi rùa rang muối, rùa phải có trứng họ mới ăn. Họ đâu có biết rùa có trứng phải nhằm mùa. Dù rùa không có trứng, tôi vẫn có trứng. Có gì đâu, tôi mua trứng rắn bông súng, tôi nhét vô, họ ăn vẫn thấy ngon. Có một lần sơ ý, tôi nhét trứng rắn bông súng vô bụng con rùa đực nhưng họ vẫn ăn ào ào. Còn nói về con cua, con cua hấp phải đủ càng đủ ngoe. Hai cái cang mà rời ra thì họ chê. Cua tôi mua là cua xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn. Cua một chỗ càng ngoe một chỗ. Có gì đâu ráp nó lại bằng keo dán sắt. Họ bẻ rôm rốp, họ cười rang rảng. Họ toàn là khách sành ăn!". Thầy Viết càng nghe càng thú vị, thầy như đứa học trò được giảng một bài học kinh tế đầu đời.
Con rùa rang muối đặt lên bàn. Ông Hưng lấy đũa lật cái mai lên, trên mình con rùa có một chùm trứng, những cái trứng nhỏ bằng đầu ngón tay út, màu trắng ngà, ông đưa mũi trên chùm trứng nghe mùi khói. Chùm trứng như vuốt hết cơn giận của ông Hưng, ông đưa đũa gắp một cái trứng vào chén anh kỹ sư: "Chơi đi! Ăn nguyên trứng chớ đừng cắn, một cái trứng đủ liều lượng cho một hớp rượu". Như để làm mẫu, ông cho nguyên cái trứng vào miệng, vừa nuốt xong thì ly rượu kề bên môi, ông ực một hớp ngon lành. Ông vừa rót thêm rượu vừa nói: "Tôi thích ăn rùa, nhưng rùa phải có trứng, trên đời này không có trứng nào bằng trứng rùa. Có những quán hỏi rùa có trứng không, nó bảo mùa này không có trứng. Dẹp! Còn quán này, ngày nào, mùa nào rùa cũng có trứng, tôi thích quán này là vậy". Ông Hưng tìm ông chủ, vẫy tay một cách hào phóng. Ông chủ chạy tới, ông Hưng rót rượu đưa cho chủ quán: "Thưởng!". Ông chủ quán khẽ cúi chào, mặt rạng rỡ, ông đưa hai tay bưng ly rượu vẻ trân trọng, nhưng ông chưa kịp uống thì ở bàn bên kia một ông khách hỏi: "Ai có bút cho tôi mượn!". Ông chủ quán vội đặt ly rượu xuống, vội quay đi. Chỉ cần vài bước mà ông đi như chạy: "Dạ bút đây!".

Các tác phẩm khác của Nguyễn Quang Sáng

Vểnh râu

Về lại bức tranh xưa

Quán rượu người câm

Người đàn bà đức hạnh

Người Bạn Lính

Một chuyện vui

Gà sanh đôi

Đạo tưởng

Dân chơi

Con mèo của Foujita

Con ma da

Con khướu sổ lồng

Con chim vàng

Con Chim Quên Tiếng Hót

Chiếc lược ngà

Chị Nhung

Cái gáo mù u

Bài học tuổi thơ