watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cuộc sống lang thang của anh em nhà nhện-Chương 2 - tác giả Nguyễn sĩ Mai Nguyễn sĩ Mai

Nguyễn sĩ Mai

Chương 2

Tác giả: Nguyễn sĩ Mai

Một buổi sáng đẹp trời, chào từ biệt mẹ, anh em chúng tôi chia tay nhau lên đường. Mẹ tôi không hề vương vấn bịn rịn, coi như một sự đương nhiên. Nếp sống họ hàng nhà Nhện chúng tôi là vậy.
Ngoài cửa hang gió lùa mát rượi, hương hoa rừng thơm ngát, tiếng côn trùng rì rào... Tất cả như chào mời, như vẫy gọi. Đứng ở cửa hang, quay lại nhìn mẹ lần cuối, không dám nấn ná lâu sợ không đủ can đảm ra đi, tôi bám vội theo một sợi tơ và đu mình tiếp đất. Thằng út theo tôi sát gót. Tối qua khi đi ngủ cu cậu đã rúc vào nách tôi và thủ.. thỉ :
- Anh Chín cho em theo với ?
- ừ , đi thì đi, nhưng phải nghe lời đấy nhé !
- Anh yên chí đi ! Nó cầm chặt tay tôi và ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Trong nhà, nó rất quý tôi .vì tôi hay nhường nhịn, biết bỏ qua cho nó những lỗi lầm lặt vặt. Lần này ra di có nó tôi cũng vui, nó là thằng hay chuyện, lại tháo vát nhanh nhẹn.
- Xuống tới đất, anh em tôi nhằm hướng Đông thẳng tiến.
ở hướng đó có ngọn gió thổi tới. Mẹ tôi đã dặn đi dặn lại : đi đường là phải đi dưới gió, vừa dễ đánh hơi con mồi lại vừa khó bị kẻ thù phát hiện.
Sáng ra đi vội chưa kịp ăn gì, chỉ được một lúc cả hai anh em đã đói meo bụng, hiềm một nỗi chẳng có con mồi nào vừa sức chúng tôi cả. Loại Cào cào, Châu chấu là phải cỡ mẹ tôi chứ chúng tôi mà rớ vào thì không bươu đầu cũng xẻ trán. Chả chơi dại, đành cứ bấm bụng mà đi.
Cỏ trên đường xanh mướt, mọc loạn xạ chả thành hàng lối gì cả. Chốc chốc lại gặp một con suối chắn ngang, nước trong vắt nhìn thấu tận đáy. Hoa mọc đầy ven suối, trông thật đẹp nhưng chẳng có gì ăn được cả
- Em chịu hết nổi rồi ? Em không đi nữa đâu ! Thằng út bắt đầu biểu tình, nó nằm bệt xuống đất, chân choãi ra tứ phía. Dỗ mãi không được, tôi đành phải dọa :
- Suối trong thế này là có nhiều Thằn lằn sấu ra uống nước lắm đấy ? Nó mà bắt gặp là coi như tiêu mạng.
Thằng bé có vẻ sợ, lại đứng lên riu ríu bước theo. Nhưng cũng không được lâu, nó đã có vẻ đuối sức lắm rồi, tôi đành phải cõng nó vậy. Đi thêm một quãng nó lại tụt xuống.
- Em đi được ? Em hết mệt rồi !...
Nó nói vậy nhưng tôi biết là nó sợ tôi nặng. Thương quá ! Cứ dắt díu nhau, lúc đi lúc cõng như vậy đến xế chiều thì tới ven một cái hồ lớn, rộng mênh mông. Tôi chẳng thể ước lượng được là hồ rộng bao nhiêu vì không nhìn thấy bờ bên kia, chỉ nghe sóng vỗ triền miên và gió suốt ngày vi vút. Quanh hồ dân cư trù phú, nhà cửa khang trang, thức ăn treo đầy lưới nhưng sao mà họ lạnh lùng quá chừng. Muốn xin một ngụm nước uống, nhờ một chỗ nghỉ chân cũng đều khó khăn. Họ nhìn anh em chúng tôi với vẻ xét nét nghi kị như nhìn những thằng ăn cắp. Nản quá, tôi dìu em đi tới cuối làng và chui đại vào một cái cống ngầm. Những tưởng là bước đường cùng, ai ngờ lại hóa hay. ở dưới này không khí mát lạnh như có gắn máy điều hòa và điều đặc biệt là rất sạch sẽ, không có một tí bụi bặm rác rưởi nào. Tôi phán đoán chỗ này không thể là nơi hoang phế, nhất định phải có chủ, nhưng chủ là ai thì tôi chưa biết. Để thằng út ngồi lại, tôi quyết định tiến sâu vào phía trong. Càng đi càng tối, tối như bưng lấy mắt, giá có xòe tay trước mặt cũng chả nhìn thấy gì. Đến một ngã năm, tôi đang phân vân chưa biết nên rẽ lối nào thì tự đâu đó, một giọng trầm đục cất lên :
- Ai đấy ? Khách nào đến thăm chúng tôi đấy ? Bị giật mình, tôi hơi sững lại một chút nhưng trấn tĩnh được ngay. Thì ra đây không phải cống ngầm mà là hang giun đất. Đứng trước mặt tôi là một bác giun đất trung niên, trông hiền lành phúc hậu.
- Thưa bác, anh em chúng cháu đi lỡ độ đường, muốn xin bác cho được trú nhờ qua đêm.
- Ô ! sẵn sàng ! sẵn sàng ! Có ai đi đường mà mang được nhà theo đâu. Các cháu cứ tự nhiên.
- Bác tốt quá ? Cháu cảm ơn bác nhiều.
Tôi vừa quay lại định đón thằng út thì đã thấy nó đứng sau lưng tự lúc nào. Cùng lúc đó, từ các ngách, các bác giun đất cũng lục tục kéo ra. Mọi người ai cũng mến khách, họ tiếp chúng tôi như đón những người thân đi xa trở về. Bữa ăn tối được nhanh chóng dọn ra, toàn là món chay, trái với khẩu vị nhưng vì đang đói nên chúng tôi vẫn chén ngon lành. No nê rồi, thằng út lăn ra ngủ ngay, tôi còn ngồi nán lại dể trò chuyện với các vị cao tuổi. Qua tiếp xúc gần, tôi mới biết là họ hoàn toàn không có mắt, tất cả đều là hội viên "Hội người mù". Họ sống rất nhân ái, kiêng sát sinh và rất thích làm việc từ thiện, cưu mang những người cơ nhỡ, giúp đỡ những kẻ bần hàn: Họ bảo anh em tôi muốn ở dây đến bao lâu cũng được... Cảm ơn Trời Phật đã cho chúng tôi gặp được những người tốt bụng này. Lúc tôi sắp xếp chỗ đi ngủ cũng là lúc họ lục tục đi làm. Thì ra họ lao động về đêm. Kể ra họ chọn thời điểm này cũng có cái lí của họ. Lúc này ngoài trời cũng mát mẻ và ẩm ướt như trong hang, mọi vật đều đã ngủ say không sợ ai gây gổ va chạm. Họ có thể yên tâm làm việc mà không lo bị cản trở quấy rầy. Công việc của họ thật giản dị và đáng yêu biết chừng nào. Họ thu gom các "phế liệu" của cây cối như lá mục, chồi héo, vỏ quả rụng... chế biến thành thức ăn để nuôi sống bản thân và đồng loại rồi trả lại cho cây cối phân bón và một tầng đất vô cùng tơi xốp do những hoạt động đào bới của họ tạo nên. Lẽ ra nhà nông phải có tượng đài để ghi nhớ những công lao đóng góp của họ.
Chúng tôi không nhớ kĩ ngày tháng nhưng thời gian nương náu ở xóm Hang Giun dễ đến hơn hai tháng, từ cuối Xuân đến đầu Hạ. Đây là thời gian yên ổn và ấm cúng nhất. Ban đêm anh em tôi ngủ trong những căn phòng rộng thênh thang, hoàn toàn không bị ai quấy nhiễu vì các bác Giun đất làm việc ngay ngoài cửa hang. Sáng ra khi các bác về nghỉ thì cũng là lúc anh em tôi lên đường kiếm ăn. Kể ra chúng tôi chẳng cần làm gì cũng vẫn sống ung dung, vì các bác Giun đất có bao giờ để chúng tôi phải thiếu thốn cái gì đâu Nhưng lợi dụng lòng tốt của người khác mãi sao được, phải biết điều chứ ? Hơn nữa bản tính của chúng tôi là hiếu động, là tò mò. Chúng tôi phải ra ngoài để vùng vẫy, để học hỏi, để tìm hiểu cảnh quan khu vực chứ không phải chỉ ăn để tồn tại nên cứ mờ sáng là anh em tôi rời hang đến tối mịt mới trở về. Đường ven hồ đã nhẵn bước chân của lũ chúng tôi.
Những ngày đầu chúng tôi tìm cách giăng một cái lưới để tự kiếm mồi, nhưng có bao nhiêu địa điểm tốt đều đã bị bọn nhà giàu chiếm sạch. Chúng tham lam đến độ có những chỗ không còn đủ sức mà giăng lưới nữa vẫn cứ cố mắc lên vài sợi tơ vớ vẩn để xí phần. Rõ ràng là không lợi lộc gì, nhưng nếu ai đụng vào là không yên với chúng. Biết mình là dân ngụ cư, thân cô thế cô, nếu có xảy ra chuyện gì cũng chẳng ai bênh vực nên chúng tôi chủ trương không dây vào tụi nó. Tôi kéo thằng út đi xa khu vực xóm nhà giàu, đến một nơi thật vắng vẻ, nơi mà mọi người cho là "khỉ ho cò gáy" để lập nghiệp. Tại đây có một gốc Sung già, rễ bám chắc ven bờ nhưng toàn bộ thân cành lại nghiêng là là mặt nước. Quanh cây, từ gốc đến ngọn mang đầy những chùm quả. Một ngọn gió thổi qua, quả chín rụng lõm bõm xuống nước, lập tức hàng đàn cá lao tới tranh nhau đớp mồi, quẫy nước tung tóe cả mặt hồ. Hình như lũ cá sống nhờ vào cây Sung nên suốt ngày cứ thấy chúng lượn lờ dưới bóng cây.
Sự có mặt của đàn cá làm cho tất cả các loại côn trùng đẻ trứng dưới nước như Chuồn chuồn, Cà cuống, Muỗi... đều không dám bén mảng nên lượng mồi lớn ở đây ít, vì thế bọn nhà giàu chê, cho là không bõ công giăng lưới. Nhưng đối với anh em tôi thì đây lại là một địa điểm lí tưởng. Chọn một buổi sáng đẹp trời, hai anh em tôi giăng hai mành lưới ở trên cùng một nhánh cây. Vì mới có ít tơ nên lưới của chúng tôi còn bé xíu nhưng cũng khá xinh xắn. Công việc giăng lưới tuy là của tổ phụ, có tính chất cha truyền con nối nhưng vì mới làm lần đầu nên chúng tôi cũng mất khá nhiều thì giờ. Trước tiên phải hình thành một cái khung tơ, kế tới là mắc sợi dây xuyên tâm. Từ giữa sợi xuyên tâm, chúng tôi búng các sợi tia theo hướng tỏa tròn, một đầu bám vào sợi khung còn đầu kia dính lại ở tâm. Toàn bộ công việc này đòi hỏi rất chính xác vì khung và các sợi tia phải cùng nầm trên một mặt phẳng, nếu không, khi dệt lưới sẽ bị vênh, dễ rách, hiệu quả bắt mồi kém. Công đoạn cuối cùng là dệt lưới, được tiến hành từ trong ra ngoài theo đường xoáy trôn ốc với khoảng cách hết sức đều đặn. Tơ ban đầu là một chất lỏng, khi ra khỏi bụng chúng tôi sẽ trở nên keo dẻo, đàn hồi và rất đính. Lưới của chúng tôi là cái bẫy đáng sợ đối với con mồi nhưng lại rất an toàn khi sử đụng, vì dưới chân mỗi chúng tôi đều có một lớp dầu nhờn nên không bao giờ sợ dính. ở cây Sung này mồi lớn thì không có nhưng mồi nhỏ thì nhiều vô kể, rất thích hợp với loại lưới "mini" của chúng tôi. Nguồn cung cấp mồi lại chính từ Sung chín. Nguyên quả Sung là một đế hoa lớn, trong mọc nhiều hoa nhỏ chi chít. Khi còn xanh, đế hoa chưa khép kín nên có một loài ruồi nhỏ đã chui qua lỗ hở này vào trong để đẻ trứng. Trứng nở, các con nhỏ nhờ mật hoa lớn lên. Khi Sung chín, nếu rụng xuống nước thì chẳng nói làm gì nhưng nếu rụng trên bờ hoặc từ cành nọ rơi xuống cành kia thì sẽ vỡ nát, ruồi con từ trong bay ra, ngơ ngơ ngác ngác, lạ nước lạ cái là dễ sa bẫy như chơi. Loại này lớn lên nhờ mật hoa nên thịt thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hai anh em tôi mới chỉ dùng mấy ngày mà đã khỏe hẳn ra, người ngợm hồng hào mập mạp chứ không lẻo khoẻo như ngày mới rời tổ mẹ. Chúng tôi vẫn sáng ra lưới, tối về xóm Hang Giun... Cho tới một ngày nọ, tự nhiên thấy không khí trong hang bỗng trầm hẳn xuống, mọi bác Giun đều đăm chiêu ít nói, dáng dấp ra chiều hốt hoảng sợ sệt. Tôi phải căn vặn mãi các bác mới cho biết, mấy ngày hôm nay nghe tiếng chân kiến rậm rịch ôm trứng chuyển tổ lên cao, mà như vậy có nghĩa là sấp mưa rất lớn.
- Mưa lớn thì ở dưới này khốn khổ và nguy hiểm vô cùng các cháu ạ ? Chết ngạt chết đuối nhan nhản. Bác khuyên các cháu nên tìm một chỗ khác an toàn hơn mà trú ngụ. Bác Giun đất lớn tuổi nhất buồn bã nói với chúng tôi như vậy. Nhưng chúng tôi lòng dạ nào mà nỡ bỏ đi. Khi mình cơ nhỡ 'người ta mở rộng cửa cưu mang đùm bọc. Nay người ta gặp tai nạn rủi ro mà mình chỉ lo an thân, không ghé vai gánh vác chia sẻ là bất nghĩa. Không đời nào chúng tôi lại xử sự như vậy. Nhưng trằn trọc thâu đêm vẫn chưa nghĩ ra kế gì để giúp các bác. Sáng ra, trên đường đi tới gốc Sung chợt thằng út reo lên :
- Em nghĩ ra rồi anh ạ !
- Nói thử coi.
- Trời mưa ngập hang thì các bác Giun bò lên mặt đất Mưa ngập mặt đất các bác sẽ mò tới các gò đất cao. Chỉ khi các gò cao bị ngập thì các bác mới bị chết ngạt. Vậy bây giờ ta mắc hai sợi tơ từ gò lên cành cây dệt qua dệt lại cho thật chắc làm thành một chiếc thang dây, khi gặp mưa lớn các bác cứ bám theo đó mà bò lên.
- Không được em ạ ! Khi mưa tầm tã, nước lênh láng khắp nơi, trong cơn hoảng loạn làm sao các bác xác định dược phương hướng để tìm tới gò cao. Mà có tìm tới được cũng khó mà leo thang vì các bác làm gì có chân như chúng ta.
- ừ nhỉ ? Vậy mà em không nghĩ ra.
Bàn đi tính lại mãi, cuối cùng chúng tôi quyết định là sẽ dùng tơ kết các lá khô lại thành bè. Khi trời mưa các bác chỉ việc leo lên bè, nước dâng tới dâu bè nổi tới đó. Chúng tôi đem ý định này trao đổi với các bác Giun đất. Các bác cảm động lắm và tích cực phối hợp ngay. Chỉ sau một đêm số lá khô do các bác gom về đã chất đầy quanh miệng tổ theo thứ tự hàng lối hẳn hoi. Chúng tôi chỉ còn việc dùng tơ kết các mép lá lại với nhau nữa là xong. Hì hục từ sáng tới quá trưa đã xong được bảy bè. Vừa bắt tay vào định làm chiếc thứ tám thì trời nổi gió, cát bụi mịt mù, số lá khô còn lại bay tứ tán không thể làm gì được nữa. May mà mỗi chiếc bè sau khi kết xong chúng tôi đều dùng thừng neo cẩn thận vào các gốc cây, chứ nếu không chắc cũng chỉ là công cốc.
Sấm chớp nổi lên ngày một dữ dội, mây đen che kín bầu trời. Biết có ở lại cũng chẳng giúp ích được gì, chúng tôi dặn dò các bác Giun đất lần cuối rồi men theo các bụi cỏ tới trú trong một hốc cây ở gần đó, thắc thỏm, lo âu...
Mưa bắt đầu lộp độp rơi, lúc đầu còn thưa thớt, sau đó càng mau và cuối cùng thì như thác ào ào trút xuống. Cây cối nhà cửa chìm trong một màn mưa trắng xóa. Chúng tôi chờ, chờ mãi đến sẩm tối mà mưa vẫn không dứt. Cái hốc cây nơi anh em tôi ẩn náu lúc đầu rất vắng vẻ, sau "dân số' càng tăng, nào là Dế dũi, Bò cạp, Cuốn chiếu rồi lại cả Rết nữa. Khó chịu nhất là anh Rết, đã chật chội mà còn không chịu yên chỗ, cứ chen tới chen lui, chê chỗ ướt giành chỗ khô, xô đẩy hết người này đến người nọ, thật chẳng biết điều tẹo nào.
Chúng tôi ngủ gà ngủ gật trong tiếng mưa rơi và cũng chẳng biết trời tạnh vào lúc nào. Chỉ biết sáng hôm sau nhìn xuống gốc cây là một biển nước mênh mông, không thấy bờ, không thấy bến... Chẳng hiểu số phận các bác Giun đất giờ này ra sao. Chờ mãi tới gần trưa nước mới rút hết, để trơ lại cảnh hoang tàn đổ nát đến rợn người, cứ như Trái Đất vừa qua một trận Đại hồng thủy.
Chúng tôi nóng lòng muốn về thăm ngay xóm Hang Giun nhưng toàn bộ đường ngang ngõ tắt đều ngập đầy bùn, không sao có thể nhích chân đi dược. Đang lúng túng chưa biết xoay xở ra sao thì lại chính các bác tìm đến chúng tôi trước, hóa ra là trườn trên bùn ướt thì các bác giỏi hơn anh em tôi nhiều. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Các bác không có nước mắt nhưng nước ứa ra quanh thân đầm đìa cũng chẳng khác gì ta khóc. Thay mặt cho toàn thể bà con xóm Hang Giun, bác cao tuổi nhất cảm ơn anh em tôi đã cứu cho xóm Hang Giun thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Bác cho biết hôm đó tuy đã có kế hoạch phân công cụ thể ai lên bè nào, nhưng vì nước lên nhanh quá, một số mất bình tĩnh, chen lấn lộn' xộn nên có hai bè bị lật, thiệt hại mất gần một phần ba "dân số', còn bao nhiêu đều an toàn. Lúc bấy giờ tôi mới để ý thấy trên cổ một số bác có quấn vành khăn tang. Nhận lời chia buồn an ủi của chúng tôi xong, các bác ra về vào lúc trời chập tối và không quên mời anh em tôi về thăm cơ sở mới vào một ngày tạnh ráo.
Sáng hôm sau thấy mặt đường đã hơi se, chúng tôi tìm cách trở về gốc Sung - nơi làm việc của mình. Qua xóm nhà giàu cảnh tượng thật tiêu điều thê thảm, nhà tan lưới rách, của cải lương thực dự trữ bị nước cuốn trôi sạch sành sanh. Bọn này quen ăn trắng mặc trơn nay gặp cảnh màn trời chiếu đất nên khó chịu ra mặt. Chúng chưa bắt tay xây dựng lại vì đang mải cãi nhau về việc phân chia ranh giới, chẳng ai chịu nhường ai.
Đi một đỗi rồi cũng tới gốc Sung. Chúng tôi ngước nhìn lên, hai mành lưới đã bị bóc sạch không để lại dấu vết gì. Các chùm quả cũng bị gió vặt trụi. Nhựa ứa quanh thân đỏ như máu, không một bóng ruồi muỗi lai vãng. Anh em tôi nhìn nhau lắc đầu ! Biết đến bao giờ cây Sung mới lại hồi phục, ra hoa kết trái để quyến rũ con mồi cho chúng tôi ? Biết đến bao giờ !... Tạm biệt một vùng quê hiền hòa yên tĩnh, anh em tôi lại khăn gói lên đường.



Một buổi sáng đẹp trời, chào từ biệt mẹ, anh em chúng tôi chia tay nhau lên đường. Mẹ tôi không hề vương vấn bịn rịn, coi như một sự đương nhiên. Nếp sống họ hàng nhà Nhện chúng tôi là vậy.

Ngoài cửa hang gió lùa mát rượi, hương hoa rừng thơm ngát, tiếng côn trùng rì rào... Tất cả như chào mời, như vẫy gọi. Đứng ở cửa hang, quay lại nhìn mẹ lần cuối, không dám nấn ná lâu sợ không đủ can đảm ra đi, tôi bám vội theo một sợi tơ và đu mình tiếp đất. Thằng út theo tôi sát gót. Tối qua khi đi ngủ cu cậu đã rúc vào nách tôi và thủ.. thỉ :

- Anh Chín cho em theo với ?

- ừ , đi thì đi, nhưng phải nghe lời đấy nhé !

- Anh yên chí đi ! Nó cầm chặt tay tôi và ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Trong nhà, nó rất quý tôi .vì tôi hay nhường nhịn, biết bỏ qua cho nó những lỗi lầm lặt vặt. Lần này ra di có nó tôi cũng vui, nó là thằng hay chuyện, lại tháo vát nhanh nhẹn.

- Xuống tới đất, anh em tôi nhằm hướng Đông thẳng tiến.

ở hướng đó có ngọn gió thổi tới. Mẹ tôi đã dặn đi dặn lại : đi đường là phải đi dưới gió, vừa dễ đánh hơi con mồi lại vừa khó bị kẻ thù phát hiện.

Sáng ra đi vội chưa kịp ăn gì, chỉ được một lúc cả hai anh em đã đói meo bụng, hiềm một nỗi chẳng có con mồi nào vừa sức chúng tôi cả. Loại Cào cào, Châu chấu là phải cỡ mẹ tôi chứ chúng tôi mà rớ vào thì không bươu đầu cũng xẻ trán. Chả chơi dại, đành cứ bấm bụng mà đi.

Cỏ trên đường xanh mướt, mọc loạn xạ chả thành hàng lối gì cả. Chốc chốc lại gặp một con suối chắn ngang, nước trong vắt nhìn thấu tận đáy. Hoa mọc đầy ven suối, trông thật đẹp nhưng chẳng có gì ăn được cả

- Em chịu hết nổi rồi ? Em không đi nữa đâu ! Thằng út bắt đầu biểu tình, nó nằm bệt xuống đất, chân choãi ra tứ phía. Dỗ mãi không được, tôi đành phải dọa :

- Suối trong thế này là có nhiều Thằn lằn sấu ra uống nước lắm đấy ? Nó mà bắt gặp là coi như tiêu mạng.

Thằng bé có vẻ sợ, lại đứng lên riu ríu bước theo. Nhưng cũng không được lâu, nó đã có vẻ đuối sức lắm rồi, tôi đành phải cõng nó vậy. Đi thêm một quãng nó lại tụt xuống.

- Em đi được ? Em hết mệt rồi !...

Nó nói vậy nhưng tôi biết là nó sợ tôi nặng. Thương quá ! Cứ dắt díu nhau, lúc đi lúc cõng như vậy đến xế chiều thì tới ven một cái hồ lớn, rộng mênh mông. Tôi chẳng thể ước lượng được là hồ rộng bao nhiêu vì không nhìn thấy bờ bên kia, chỉ nghe sóng vỗ triền miên và gió suốt ngày vi vút. Quanh hồ dân cư trù phú, nhà cửa khang trang, thức ăn treo đầy lưới nhưng sao mà họ lạnh lùng quá chừng. Muốn xin một ngụm nước uống, nhờ một chỗ nghỉ chân cũng đều khó khăn. Họ nhìn anh em chúng tôi với vẻ xét nét nghi kị như nhìn những thằng ăn cắp. Nản quá, tôi dìu em đi tới cuối làng và chui đại vào một cái cống ngầm. Những tưởng là bước đường cùng, ai ngờ lại hóa hay. ở dưới này không khí mát lạnh như có gắn máy điều hòa và điều đặc biệt là rất sạch sẽ, không có một tí bụi bặm rác rưởi nào. Tôi phán đoán chỗ này không thể là nơi hoang phế, nhất định phải có chủ, nhưng chủ là ai thì tôi chưa biết. Để thằng út ngồi lại, tôi quyết định tiến sâu vào phía trong. Càng đi càng tối, tối như bưng lấy mắt, giá có xòe tay trước mặt cũng chả nhìn thấy gì. Đến một ngã năm, tôi đang phân vân chưa biết nên rẽ lối nào thì tự đâu đó, một giọng trầm đục cất lên :

- Ai đấy ? Khách nào đến thăm chúng tôi đấy ? Bị giật mình, tôi hơi sững lại một chút nhưng trấn tĩnh được ngay. Thì ra đây không phải cống ngầm mà là hang giun đất. Đứng trước mặt tôi là một bác giun đất trung niên, trông hiền lành phúc hậu.

- Thưa bác, anh em chúng cháu đi lỡ độ đường, muốn xin bác cho được trú nhờ qua đêm.

- Ô ! sẵn sàng ! sẵn sàng ! Có ai đi đường mà mang được nhà theo đâu. Các cháu cứ tự nhiên.

- Bác tốt quá ? Cháu cảm ơn bác nhiều.

Tôi vừa quay lại định đón thằng út thì đã thấy nó đứng sau lưng tự lúc nào. Cùng lúc đó, từ các ngách, các bác giun đất cũng lục tục kéo ra. Mọi người ai cũng mến khách, họ tiếp chúng tôi như đón những người thân đi xa trở về. Bữa ăn tối được nhanh chóng dọn ra, toàn là món chay, trái với khẩu vị nhưng vì đang đói nên chúng tôi vẫn chén ngon lành. No nê rồi, thằng út lăn ra ngủ ngay, tôi còn ngồi nán lại dể trò chuyện với các vị cao tuổi. Qua tiếp xúc gần, tôi mới biết là họ hoàn toàn không có mắt, tất cả đều là hội viên "Hội người mù". Họ sống rất nhân ái, kiêng sát sinh và rất thích làm việc từ thiện, cưu mang những người cơ nhỡ, giúp đỡ những kẻ bần hàn: Họ bảo anh em tôi muốn ở dây đến bao lâu cũng được... Cảm ơn Trời Phật đã cho chúng tôi gặp được những người tốt bụng này. Lúc tôi sắp xếp chỗ đi ngủ cũng là lúc họ lục tục đi làm. Thì ra họ lao động về đêm. Kể ra họ chọn thời điểm này cũng có cái lí của họ. Lúc này ngoài trời cũng mát mẻ và ẩm ướt như trong hang, mọi vật đều đã ngủ say không sợ ai gây gổ va chạm. Họ có thể yên tâm làm việc mà không lo bị cản trở quấy rầy. Công việc của họ thật giản dị và đáng yêu biết chừng nào. Họ thu gom các "phế liệu" của cây cối như lá mục, chồi héo, vỏ quả rụng... chế biến thành thức ăn để nuôi sống bản thân và đồng loại rồi trả lại cho cây cối phân bón và một tầng đất vô cùng tơi xốp do những hoạt động đào bới của họ tạo nên. Lẽ ra nhà nông phải có tượng đài để ghi nhớ những công lao đóng góp của họ.

Chúng tôi không nhớ kĩ ngày tháng nhưng thời gian nương náu ở xóm Hang Giun dễ đến hơn hai tháng, từ cuối Xuân đến đầu Hạ. Đây là thời gian yên ổn và ấm cúng nhất. Ban đêm anh em tôi ngủ trong những căn phòng rộng thênh thang, hoàn toàn không bị ai quấy nhiễu vì các bác Giun đất làm việc ngay ngoài cửa hang. Sáng ra khi các bác về nghỉ thì cũng là lúc anh em tôi lên đường kiếm ăn. Kể ra chúng tôi chẳng cần làm gì cũng vẫn sống ung dung, vì các bác Giun đất có bao giờ để chúng tôi phải thiếu thốn cái gì đâu Nhưng lợi dụng lòng tốt của người khác mãi sao được, phải biết điều chứ ? Hơn nữa bản tính của chúng tôi là hiếu động, là tò mò. Chúng tôi phải ra ngoài để vùng vẫy, để học hỏi, để tìm hiểu cảnh quan khu vực chứ không phải chỉ ăn để tồn tại nên cứ mờ sáng là anh em tôi rời hang đến tối mịt mới trở về. Đường ven hồ đã nhẵn bước chân của lũ chúng tôi.

Những ngày đầu chúng tôi tìm cách giăng một cái lưới để tự kiếm mồi, nhưng có bao nhiêu địa điểm tốt đều đã bị bọn nhà giàu chiếm sạch. Chúng tham lam đến độ có những chỗ không còn đủ sức mà giăng lưới nữa vẫn cứ cố mắc lên vài sợi tơ vớ vẩn để xí phần. Rõ ràng là không lợi lộc gì, nhưng nếu ai đụng vào là không yên với chúng. Biết mình là dân ngụ cư, thân cô thế cô, nếu có xảy ra chuyện gì cũng chẳng ai bênh vực nên chúng tôi chủ trương không dây vào tụi nó. Tôi kéo thằng út đi xa khu vực xóm nhà giàu, đến một nơi thật vắng vẻ, nơi mà mọi người cho là "khỉ ho cò gáy" để lập nghiệp. Tại đây có một gốc Sung già, rễ bám chắc ven bờ nhưng toàn bộ thân cành lại nghiêng là là mặt nước. Quanh cây, từ gốc đến ngọn mang đầy những chùm quả. Một ngọn gió thổi qua, quả chín rụng lõm bõm xuống nước, lập tức hàng đàn cá lao tới tranh nhau đớp mồi, quẫy nước tung tóe cả mặt hồ. Hình như lũ cá sống nhờ vào cây Sung nên suốt ngày cứ thấy chúng lượn lờ dưới bóng cây.

Sự có mặt của đàn cá làm cho tất cả các loại côn trùng đẻ trứng dưới nước như Chuồn chuồn, Cà cuống, Muỗi... đều không dám bén mảng nên lượng mồi lớn ở đây ít, vì thế bọn nhà giàu chê, cho là không bõ công giăng lưới. Nhưng đối với anh em tôi thì đây lại là một địa điểm lí tưởng. Chọn một buổi sáng đẹp trời, hai anh em tôi giăng hai mành lưới ở trên cùng một nhánh cây. Vì mới có ít tơ nên lưới của chúng tôi còn bé xíu nhưng cũng khá xinh xắn. Công việc giăng lưới tuy là của tổ phụ, có tính chất cha truyền con nối nhưng vì mới làm lần đầu nên chúng tôi cũng mất khá nhiều thì giờ. Trước tiên phải hình thành một cái khung tơ, kế tới là mắc sợi dây xuyên tâm. Từ giữa sợi xuyên tâm, chúng tôi búng các sợi tia theo hướng tỏa tròn, một đầu bám vào sợi khung còn đầu kia dính lại ở tâm. Toàn bộ công việc này đòi hỏi rất chính xác vì khung và các sợi tia phải cùng nầm trên một mặt phẳng, nếu không, khi dệt lưới sẽ bị vênh, dễ rách, hiệu quả bắt mồi kém. Công đoạn cuối cùng là dệt lưới, được tiến hành từ trong ra ngoài theo đường xoáy trôn ốc với khoảng cách hết sức đều đặn. Tơ ban đầu là một chất lỏng, khi ra khỏi bụng chúng tôi sẽ trở nên keo dẻo, đàn hồi và rất đính. Lưới của chúng tôi là cái bẫy đáng sợ đối với con mồi nhưng lại rất an toàn khi sử đụng, vì dưới chân mỗi chúng tôi đều có một lớp dầu nhờn nên không bao giờ sợ dính. ở cây Sung này mồi lớn thì không có nhưng mồi nhỏ thì nhiều vô kể, rất thích hợp với loại lưới "mini" của chúng tôi. Nguồn cung cấp mồi lại chính từ Sung chín. Nguyên quả Sung là một đế hoa lớn, trong mọc nhiều hoa nhỏ chi chít. Khi còn xanh, đế hoa chưa khép kín nên có một loài ruồi nhỏ đã chui qua lỗ hở này vào trong để đẻ trứng. Trứng nở, các con nhỏ nhờ mật hoa lớn lên. Khi Sung chín, nếu rụng xuống nước thì chẳng nói làm gì nhưng nếu rụng trên bờ hoặc từ cành nọ rơi xuống cành kia thì sẽ vỡ nát, ruồi con từ trong bay ra, ngơ ngơ ngác ngác, lạ nước lạ cái là dễ sa bẫy như chơi. Loại này lớn lên nhờ mật hoa nên thịt thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hai anh em tôi mới chỉ dùng mấy ngày mà đã khỏe hẳn ra, người ngợm hồng hào mập mạp chứ không lẻo khoẻo như ngày mới rời tổ mẹ. Chúng tôi vẫn sáng ra lưới, tối về xóm Hang Giun... Cho tới một ngày nọ, tự nhiên thấy không khí trong hang bỗng trầm hẳn xuống, mọi bác Giun đều đăm chiêu ít nói, dáng dấp ra chiều hốt hoảng sợ sệt. Tôi phải căn vặn mãi các bác mới cho biết, mấy ngày hôm nay nghe tiếng chân kiến rậm rịch ôm trứng chuyển tổ lên cao, mà như vậy có nghĩa là sấp mưa rất lớn.

- Mưa lớn thì ở dưới này khốn khổ và nguy hiểm vô cùng các cháu ạ ? Chết ngạt chết đuối nhan nhản. Bác khuyên các cháu nên tìm một chỗ khác an toàn hơn mà trú ngụ. Bác Giun đất lớn tuổi nhất buồn bã nói với chúng tôi như vậy. Nhưng chúng tôi lòng dạ nào mà nỡ bỏ đi. Khi mình cơ nhỡ 'người ta mở rộng cửa cưu mang đùm bọc. Nay người ta gặp tai nạn rủi ro mà mình chỉ lo an thân, không ghé vai gánh vác chia sẻ là bất nghĩa. Không đời nào chúng tôi lại xử sự như vậy. Nhưng trằn trọc thâu đêm vẫn chưa nghĩ ra kế gì để giúp các bác. Sáng ra, trên đường đi tới gốc Sung chợt thằng út reo lên :

- Em nghĩ ra rồi anh ạ !

- Nói thử coi.

- Trời mưa ngập hang thì các bác Giun bò lên mặt đất Mưa ngập mặt đất các bác sẽ mò tới các gò đất cao. Chỉ khi các gò cao bị ngập thì các bác mới bị chết ngạt. Vậy bây giờ ta mắc hai sợi tơ từ gò lên cành cây dệt qua dệt lại cho thật chắc làm thành một chiếc thang dây, khi gặp mưa lớn các bác cứ bám theo đó mà bò lên.

- Không được em ạ ! Khi mưa tầm tã, nước lênh láng khắp nơi, trong cơn hoảng loạn làm sao các bác xác định dược phương hướng để tìm tới gò cao. Mà có tìm tới được cũng khó mà leo thang vì các bác làm gì có chân như chúng ta.

- ừ nhỉ ? Vậy mà em không nghĩ ra.

Bàn đi tính lại mãi, cuối cùng chúng tôi quyết định là sẽ dùng tơ kết các lá khô lại thành bè. Khi trời mưa các bác chỉ việc leo lên bè, nước dâng tới dâu bè nổi tới đó. Chúng tôi đem ý định này trao đổi với các bác Giun đất. Các bác cảm động lắm và tích cực phối hợp ngay. Chỉ sau một đêm số lá khô do các bác gom về đã chất đầy quanh miệng tổ theo thứ tự hàng lối hẳn hoi. Chúng tôi chỉ còn việc dùng tơ kết các mép lá lại với nhau nữa là xong. Hì hục từ sáng tới quá trưa đã xong được bảy bè. Vừa bắt tay vào định làm chiếc thứ tám thì trời nổi gió, cát bụi mịt mù, số lá khô còn lại bay tứ tán không thể làm gì được nữa. May mà mỗi chiếc bè sau khi kết xong chúng tôi đều dùng thừng neo cẩn thận vào các gốc cây, chứ nếu không chắc cũng chỉ là công cốc.

Sấm chớp nổi lên ngày một dữ dội, mây đen che kín bầu trời. Biết có ở lại cũng chẳng giúp ích được gì, chúng tôi dặn dò các bác Giun đất lần cuối rồi men theo các bụi cỏ tới trú trong một hốc cây ở gần đó, thắc thỏm, lo âu...

Mưa bắt đầu lộp độp rơi, lúc đầu còn thưa thớt, sau đó càng mau và cuối cùng thì như thác ào ào trút xuống. Cây cối nhà cửa chìm trong một màn mưa trắng xóa. Chúng tôi chờ, chờ mãi đến sẩm tối mà mưa vẫn không dứt. Cái hốc cây nơi anh em tôi ẩn náu lúc đầu rất vắng vẻ, sau "dân số' càng tăng, nào là Dế dũi, Bò cạp, Cuốn chiếu rồi lại cả Rết nữa. Khó chịu nhất là anh Rết, đã chật chội mà còn không chịu yên chỗ, cứ chen tới chen lui, chê chỗ ướt giành chỗ khô, xô đẩy hết người này đến người nọ, thật chẳng biết điều tẹo nào.

Chúng tôi ngủ gà ngủ gật trong tiếng mưa rơi và cũng chẳng biết trời tạnh vào lúc nào. Chỉ biết sáng hôm sau nhìn xuống gốc cây là một biển nước mênh mông, không thấy bờ, không thấy bến... Chẳng hiểu số phận các bác Giun đất giờ này ra sao. Chờ mãi tới gần trưa nước mới rút hết, để trơ lại cảnh hoang tàn đổ nát đến rợn người, cứ như Trái Đất vừa qua một trận Đại hồng thủy.

Chúng tôi nóng lòng muốn về thăm ngay xóm Hang Giun nhưng toàn bộ đường ngang ngõ tắt đều ngập đầy bùn, không sao có thể nhích chân đi dược. Đang lúng túng chưa biết xoay xở ra sao thì lại chính các bác tìm đến chúng tôi trước, hóa ra là trườn trên bùn ướt thì các bác giỏi hơn anh em tôi nhiều. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Các bác không có nước mắt nhưng nước ứa ra quanh thân đầm đìa cũng chẳng khác gì ta khóc. Thay mặt cho toàn thể bà con xóm Hang Giun, bác cao tuổi nhất cảm ơn anh em tôi đã cứu cho xóm Hang Giun thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Bác cho biết hôm đó tuy đã có kế hoạch phân công cụ thể ai lên bè nào, nhưng vì nước lên nhanh quá, một số mất bình tĩnh, chen lấn lộn' xộn nên có hai bè bị lật, thiệt hại mất gần một phần ba "dân số', còn bao nhiêu đều an toàn. Lúc bấy giờ tôi mới để ý thấy trên cổ một số bác có quấn vành khăn tang. Nhận lời chia buồn an ủi của chúng tôi xong, các bác ra về vào lúc trời chập tối và không quên mời anh em tôi về thăm cơ sở mới vào một ngày tạnh ráo.

Sáng hôm sau thấy mặt đường đã hơi se, chúng tôi tìm cách trở về gốc Sung - nơi làm việc của mình. Qua xóm nhà giàu cảnh tượng thật tiêu điều thê thảm, nhà tan lưới rách, của cải lương thực dự trữ bị nước cuốn trôi sạch sành sanh. Bọn này quen ăn trắng mặc trơn nay gặp cảnh màn trời chiếu đất nên khó chịu ra mặt. Chúng chưa bắt tay xây dựng lại vì đang mải cãi nhau về việc phân chia ranh giới, chẳng ai chịu nhường ai.

Đi một đỗi rồi cũng tới gốc Sung. Chúng tôi ngước nhìn lên, hai mành lưới đã bị bóc sạch không để lại dấu vết gì. Các chùm quả cũng bị gió vặt trụi. Nhựa ứa quanh thân đỏ như máu, không một bóng ruồi muỗi lai vãng. Anh em tôi nhìn nhau lắc đầu ! Biết đến bao giờ cây Sung mới lại hồi phục, ra hoa kết trái để quyến rũ con mồi cho chúng tôi ? Biết đến bao giờ !... Tạm biệt một vùng quê hiền hòa yên tĩnh, anh em tôi lại khăn gói lên đường.
Cuộc sống lang thang của anh em nhà nhện
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4