Chương 3
Tác giả: Nguyễn sĩ Mai
Tuy lại phải lên đường mưu sinh nhưng lần này chúng tôi hoàn toàn thoải mái tự tin chứ không lo lắng băn khoăn như lần trước. Dù sao anh em tôi cũng đã tích lũy được chút ít kinh nghiệm, lại có sức khỏe đủ để đương đầu với mọi bất trắc đời thường nên chẳng có gì mà phải sợ sệt. Chuyện ăn uống bây giờ đối với chúng tôi là chuyện vặt, kiếm đâu cũng có, ăn gì cũng xong. Mục tiêu của chuyến đi này không phải là chỉ lo cho cái dạ dày mà còn phải mở mang kiến thức, nâng tầm hiểu biết. Vì vậy chúng tôi không dừng ở đâu lâu cả. Hôm đầu tiên chúng tôi còn vồ cả một con ruồi mang theo làm lương thực dự trữ, nhưng sau thấy không cần thiết nên cứ tiện đâu ăn đấy.
Đến trưa ngày thứ ba, thằng út kêu mỏi chân, chúng tôi tạm nghỉ lại dưới mấy bụi cỏ tranh. Vương quốc của Nữ hoàng Châu chấu. ở đây người ta chẳng phái làm gì cả, chỉ có ăn và đẻ. Ăn chán cỏ thì kéo nhau ra ruộng lúa, bị xua đuổi thì lánh lên nương ngô, rẫy đậu. Đến đâu cũng ăn, cũng phá, phá tàn hại khủng khiếp. Trời phú cho bọn này chẳng những hàm khỏe, răng sắc mà còn cả một cái dạ dày vô địch nữa nên chúng có thể ăn liên tục, hết lá đến thân, ăn đến đâu tiêu hóa đến đó. Ăn như vậy nên chúng lớn cũng nhanh và đẻ cũng nhiều, mỗi lần gần một trăm trứng mà hầu như trứng nào cũng nở, kinh khủng quá Anh em tôi vốn không ưa tụi này, thậm chí khi thuận tiện chúng tôi vẫn diệt một số con vừa sức để làm thức ăn, nhưng giờ đây giữa vương quốc của chúng đành phải giả bộ hòa hoãn thân thiện. Nói chuyện với tụi này rất chán vì tai của chúng không nằm ở đầu mà lại nằm ở chân. Mỗi lần muốn nghe, chúng cứ chìa cái "ống quyển" đầy lông lá ra trước mặt mình, rất bất lịch sự. Giá mà ở chỗ khác chắc tôi đã chẳng để yên. Được cái tụi này rất vô tâm, không hay để bụng thù oán ai bao giờ. Con cái đẻ ra chúng cũng mặc kệ, phó mặc trời đất, muốn sống, chết, khôn, dại thế nào cũng không cần biết. Vì vậy khi chưa đủ cánh, chúng đã là món nhắm khoái khẩu của các anh Thằn lằn, chị Tắc kè, cũng như khi gặp bác ếch, cậu Nhái là' coi như tàn đời. Ngay cả khi dã trưởng thành, đủ râu đủ cánh có thể bay nhảy tùy thích chúng vẫn có thể bị bắt cóc bất ngờ bởi vô số các nàng chim như Chèo bẻo, Sáo sậu Họa mi... Thì ra tạo hóa cũng công bằng, chúng đẻ nhiều nhưng chúng chết cũng lắm, nếu không thì còn gì là hoa màu cây trái.
Chiều nay, chúng đang bô bô với nhau về chuyện chuyển vùng, phân công tốp nào bay trước, tốp nào bay sau. Tôi hỏi :
- Sao lại chuyển ?
- Hết lá non rồi, còn toàn lá già ăn chán thấy mẹ !
- Thế định chuyển đi đâu ?
- Sang cánh đồng Bò.
- Xa không ?
- Cách đây nửa ngày bay.
Đơn vị đo độ dài của bọn này là thời gian bay. Bình thường thì khi có động chúng chỉ bay chuyền từ cây nọ qua cây kia, nhưng khi cần chuyển vùng chúng có thể bay cả ngày không mỏi, con nọ nối con kia tầng tầng lớp lớp như những đám mây châu chấu.
Ngừng một lát, chúng hỏi lại tôi :
- Muốn đi không ?
- Bằng cách nào ?
- Cứ bám trên lưng chúng tao sẽ cõng đi, nhưng nếu rơi vỡ đầu thì ráng chịu.
- Ô ! Hay quá ! Thế thì cảm ơn chúng mày quá !
Thằng út nghe nói được bay, sướng quá cứ nhảy cẫng lên. Suốt đêm tôi cứ nghe nó cựa quậy lục đục ở bên cạnh, hình như cu cậu thao thức không ngủ được.
Sáng ra chúng tôi tìm tới mấy đứa đã làm quen trong buổi chiều hôm trước. Chúng nó vui vẻ cho anh em tôi bám trên lưng, coi như một trò chơi thú vị. Tôi dặn thằng út nhớ đính dây an toàn. Dây an toàn chính là sợi tơ ở dưới bụng chúng tôi, rủi có bị rơi chỉ việc bám vào sợi tơ là có thể tiếp đất nhẹ nhàng. Chúng tôi không có cánh để bay nhưng về kĩ thuật nhảy dù thì thuộc loại siêu hạng, có thể nhảy ở mọi độ cao mà không sợ xảy ra thương vong gì cả.
Giờ xuất phát đã tới. Theo lệnh Nữ hoàng, các tốp bay lần lượt cất cánh, tiếng cánh đập rào rào như tiếng mưa rơi. Chúng tôi tối tăm cả mặt mũi, vừa sợ hãi vừa thích thú. Gió thổi qua tai ù ù, tay chân lạnh cóng mặc dù đang giữa mùa hè. Tôi nhắm tịt mắt và cộ bám thật chắc, chỉ mong cho chóng tới nơi. Đang bay bỗng nghe "Rẹt"... "Rẹt". Có mấy bóng đen lướt qua. Đội hình đang nghiêm chỉnh, bỗng chốc rối loạn, tơi tả, một số cánh bay biến mất. Nguy rồi, Chèo bẻo tấn công... Tôi chuẩn bị sẵn sàng, đề phòng khi bất trắc có thể dễ dàng nhảy dù. Nhưng may quá, chỉ một lúc sau tình hình lại trở nên yên tĩnh. Chắc các chị Chèo bẻo đã no mồi nên không thèm đuổi tiếp. Đến trưa thì cả đoàn hạ cánh, tôi thở phào nhẹ nhõm. Trước mắt anh em tôi là một cánh đồng bao la bát ngát, từng tốp, từng tốp bò vàng đang hiền lành gậm cỏ mấy con bê nhỏ chạy tung tăng. Tôi leo lên một ngọn cỏ nằm nghỉ ngơi cho lại sức. Gió nhè nhẹ thổi, ngọn cỏ khẽ đung đưa ru tôi vào cõi mộng. Trước khi ngủ hẳn tôi còn ngoái sang dặn thằng út không được đi chơi xa, dễ bị lạc. Sau đó thì thiếp đi không còn biết trời trăng mây nước gì nữa...
Giấc ngủ của tôi kéo dài bao lâu tôi cũng chẳng hay, chỉ biết đang say sưa bỗng giật mình như bị ai lắc mạnh, một luồng hơi nóng phả khắp người. Tôi hé mắt, cái gì thế này nhỉ ?... Ôi thôi ? Chết rồi ? Bụi cỏ tôi nằm đang bị con bò dùng lưỡi vơ vào miệng và đưa hàm dưới tiện đứt ngang. May sao, nhờ ngọn cỏ dài nên tuy phần thân đã nằm trong miệng mà lá vẫn còn chườm ra ngoài mép nên tôi chưa bị nghiền nát. Không chậm trễ, tôi co chân búng người, phóng lên bám vào má bò. Khi đã hoàn hồn tôi mới đảo mắt tìm thằng út, nhưng không thấy nó đâu nữa cả. Tôi gào lên khản cả cổ cũng không nghe tiếng trả lời. Nó có chạy thoát không hay đã rơi vào bụng ,bò ? Ôi thằng em bé bỏng của tôi ? Tôi thương nó quá !...
Đứng tần ngần một lúc, biết có kêu la cũng chả ích gì,tôi bò dần lên phía tai để tìm một chỗ ẩn. Đang mò mẫm chân thấp chân cao, vừa đi vừa ân hận, chỉ tại mình ngú quá say nên mới ra nông nỗi này, bỗng một giọng lè nhè từ trong xó tối của hốc tai vọng:
- Ai như chú Nhện phải không nhỉ ?
Tôi giật mình. Quái quỷ thật, ở cái xó xỉnh này sao lại có người biết mình, nhưng cũng trả lời :
- Vâng ! Tôi đây...
- A ! Hay quá ! Vào đây ! ... Vào đây !...
Giọng chào mời lộ rõ vẻ chân tình vồ vập. Tôi mạnh dạn tiến sâu vào. Giữa khoảng tranh tối tranh sáng hiện rõ một hình thù bất động. Ai thế này nhỉ ? Trông dáng dấp thì hao hao có nét của họ hàng nhà tôi nhưng sao mà kì dị quá, cái đầu bé 'tí,cái bụng căng phồng tím sẫm như màu sim chín. Tôi cố căng óc vẫn không nhớ ra là ai.
- Lạ lắm hả ? Chú mày không biết anh đâu. Anh với chú mày là họ hàng xa, ông cố nội của anh với ông cố ngoại của chú mày là anh em thúc bá. Chú mày lại sinh sau nên không biết, moi người gọi anh là Ve.
- Em cũng có quen một bác tên Ve nhưng không giống anh. Bác ấy là ca sĩ.
- à ! Đấy là lão Ve buồn, nó sống bằng nghề hát rong, còn ta là Ve bò, ta không biết hát.
- Thế ở trong này thì anh bắt mồi bằng cách nào?
- ồ ! Cần gì phải bắt mồi cho mệt. Ta có một kho lương thực vô tận.
- Anh cất ở đâu ?
- ở ngay trong mình con bò này này. Máu bò tươi vừa ngon vừa bổ. Ta chẳng cần phải đi đâu, cứ cắm vòi vào là nhậu lu bù từ sáng đến tối. Này ? Làm một li đi cho nó ấm người, gọi là anh em hội ngộ...
Anh cất giọng lè nhè mời tôi. Tôi từ chối, nói là mình không biết uống.
- Sao anh lại chọn cái nơi tối tăm ẩm thấp như thế này mà ở ?
- ồ ? Chú mày ngốc quá ? Đây mới là một địa điểm lí tưởng, mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu, da lại mỏng, bập vào đâu là máu ứa ra đó, tha hồ mà tận hưởng, lại chẳng bị ai xua đuổi, có ai đi ngoáy tai cho bò bao giờ. Ngay chính bản thân con bò dù không thích cũng phải chịu.
- Nhưng như vậy thì anh chẳng bao giờ được ngắm trời cao, biển rộng, hoa nở, trăng lên...
- Anh chẳng cần trời, biển, hoa, trăng gì hết. Anh chỉ cần nhậu. Lí tưởng của đời anh là nhậu, nhậu và nhậu ? Hí... hí... hí ! Anh cất tiếng cười, phả hơi men nồng nặc.
Tôi ngán ngẩm, nhìn cái đầu bé tí và cái bụng to kềnh của ông anh bà con mà thương xót cho một thân phận ăn bám tối tăm. Cuộc đời không có một cái đích nào để vươn tới, sao mà chán thế. Biết có thuyết phục cũng vô ích, tôi lặng lẽ cáo lui.
Vừa chui ra khỏi vành tai, tôi đã nhìn thấy mấy chị Sáo sậu đậu chễm chệ trên lưng bò, .các chị đang bắt Rận cho nó. Con bò rung rung ra vẻ thích thú. Tôi chuồn vội lên sừng rồi buông mình nhảy dù xuống đất. "Tránh voi chẳng xấu mặt nào", để các chị trông thấy lại thêm rách việc.
Tôi cố tìm về chỗ cũ để hỏi thăm tin tức thằng út, nhưng mọi người không ai biết đích xác. Chị cánh Cam bảo lúc trưa thấy nó chạy quanh gò mả tim tôi, anh Bọ Dừa lại cho biết hồi chiều có trông thấy nó ngồi khóc dưới gốc Dứa dại, sau đó thất thểu đi về hướng Tây. Chắp nối mọi tin tức, tôi xác định được đường đi của nó và cố bám theo, dọc đường gặp ai cũng hỏi. Người cuối cùng trông thấy thằng út là bà Chuồn ớt. Bà nói :
- Tôi đậu trên ngọn lau, nhìn xuống thấy nó và con mẹ Tò vò ngồi nói chuyện gì to nhỏ với nhau, sau đó hai đứa dắt nhau di đâu không rõ.
Thôi chết tôi rồi ! Thế là thằng út mắc mưu rồi. Tò vò là kẻ thù không đội trời chung của chúng tôi. Nguyên là khi sắp đến kì sinh nở, bao giờ Tò vò mẹ cũng xây một cái tổ bằng đất sét cực kì chắc chắn, giống như một cái lô cốt vậy, cuối tổ nó dành một ô cửa hình vòm để làm lối ra vào. Đã có một thời loài người bắt chước kiểu cửa này và gọi đúng tên là cửa Tò vò. Khi công trình hoàn tất nó mới dụ dỗ những con vật nhẹ dạ cả tin về nhà, rồi tiêm cho một liều thuốc tê cực mạnh khiến cho những con này tuy đầu óc vẫn . tỉnh táo, tim phổi vẫn hoạt động nhưng không nói năng nhúc nhích gì được nữa. Sau đó Tò vò mẹ mới đẻ trứng, đính lên trần hang rồi chui ra ngoài và xây bít cửa hang lại một cách cực kì cẩn thận. Mục đích của nó là để khi con nở ra đã có sẵn thức ăn tươi, cứ việc ăn và lớn. Đến khi hết thức ăn thì cũng là lúc đã đủ sức để phá hang chui ra ngoài. Việc làm thì tàn bạo và độc ác như vậy nhưng được tiến hành một cách rất nhẹ nhàng kín đáo, khiến cho mọi người hiểu lầm khoác cho nó một cái vỏ nhân đạo, chẳng thế mà ca dao đã có câu :
"Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi ! Nhện hỡi ! Mày đi đường nào ?"...
Nhện chẳng đi đường nào cả, chỉ đi vào bụng con tò vò con thôi, oan cho chúng tôi quá !
Trở lại chuyện thằng út. Tôi biết thế này là nguy rồi, nó bây giờ sống cũng như chết, chờ đến ngày con Tò vò con nở ra, nó róc xương, xẻ thịt mình dần dần, chắc là đau đớn lắm !...
Không ! Không thể để như thế được, phải nghĩ cách cứu nó. Tôi nhanh chóng xác định, trước hết bây giờ phải tìm cho ra chỗ giam giữ nó đã, rồi mọi việc sẽ tính sau. Đi vòng quanh gốc lau, tôi cố căng mắt ra tìm vết chân thằng út. May nhờ đất ẩm nên chỉ một lúc sau là phát hiện được. Thằng này hôm trước đi đường vì mải ngó nghiêng nên bị vấp, đến hôm nay vẫn đi cà nhắc nên nhìn vết chân không đều bên sâu bên nông là tôi nhận ra ngay. Bên cạnh có những dấu chân lạ, tôi đoán là của con Tò vò. Hai vết chân song song nhau trên một đoạn đường khá dài, đến một ngã ba thì trộn vào nhau trong một vùng đất nát vụn, tả tơi Hình như đã xảy ra một cuộc vật lộn. Tôi đoán là thằng út sau khi đi một chặng đường đã phát hiện ra chân tướng của mụ Tò vò, muốn tìm cách rút lui nhưng không kịp, nó đã bị cái trâm độc của mụ Tò vò hạ gục vì từ đám đổ nát đi ra chỉ còn thấy vết chân Tò vò cùng một vệt kéo lết chạy dài trên cát. Dõi theo những dấu vết này tôi đi mãi, di mãi, qua nhiều chặng đường khúc khuỷu tới chân tường một ngôi miếu cổ thì mất hút. Đang ngơ ngác nhìn quanh chưa biết xử trí thế nào, chợt thấy một bác Kiến đen đi qua, tôi vội níu lại hỏi thăm. Nhờ bác Kiến tốt bụng chỉ đường mà tôi tìm được hang ổ của con Tò vò nằm bám vào xà gỗ sát mái ngôi miếu. Tôi đi vòng quanh nhưng không có lối vào tất cả đã được xây kín bưng. Tôi cố cạy thử nhưng vô ích. Khi xây tổ mụ Tò vò đã nhào trộn kĩ từng viên đất sét nhỏ cùng với nước bọt của nó tạo thành một loại nguyên liệu còn cứng hơn cả xi măng, tôi làm sao mà phá cho nổi. Hì hục từ chập tối cho tới quá nửa đêm, người ngợm ê ẩm mà tôi vẫn chưa tạo được một vết sây sát nào trên thành cái lô cốt ấy cả. Mệt quá tôi nằm ra bên cạnh ngủ cho tới sáng. Tỉnh dậy tôi lại lao vào đào bới như một thằng điên. Nghe tiếng động. mấy anh Bọ nẹt ở gần đấy cũng ra phụ giúp rồi đến trưa lại có thêm mấy chàng Kiến lửa hăng hái xông vào, nhưng cố gắng lắm mọi người cũng mới chỉ bẩy được mấy hạt cát bám ở rìa ngoài, chưa ăn thua gì cả. Cứ dà này thì mười ngày nữa may ra mới khoan thủng. Mà thời hạn còn lại không.được quá hai ngày. Tôi biết chỉ đến trưa ngày thứ hai là trứng nở. Sau khí nở chừng nửa ngày là Tò vò con bắt đầu sử dụng tới kho mồi do mẹ để lại, nghĩa là tính mạng thằng út bắt đầu bị đe dọa... Thấy tốc độ quá chậm, bác Kiến den lao đi cầu cứu Công cống - chuyên gia về khoan giếng. Nhưng rồi Công cống cũng phải bỏ cuộc vì mấy mũi khoan đưa ra đều bị gãy. Đến chiều bà Chuồn ớt tình cờ bay qua trông thấy, ghé xuống hỏi thăm. Sau khi nghe tôi kể lể sự tình, bà góp ý :
- Mụ Tò vò mà đã xây thì kiên cố lấm, đừng đập phá làm gì vô ích. Phải tìm cách đào một đường hầm xuyên dưới chân tường đột nhập vào trong thì mới mong cứu được thằng út.
- Nhưng thưa bà, gỗ cứng thế này thì đào hầm có khi còn khó hơn cả phá tường.
- ấy ! Cháu lầm rồi ! Cháu đào thì khó chứ với người có nghề thì chuyện ấy cũng đơn giản thôi.
- Vậy bà biết ai bà mách hộ cháu đi ?
- Kể cũng không hiếm lắm đâu. Thằng Mọt ngày nào nó chẳng khoan gỗ, nhưng thằng này làm chậm như rùa sợ không kịp. Chi bằng cháu cứ đến cầu cứu Chúa Mối, nếu Chúa đồng ý cho một đội công binh đến thì chẳng mấy chốc là xong.
- Nhưng thưa bà, cháu chẳng biết Chúa Mối ở đâu để mà tìm.
- à ! Về việc ấy thì ta có thể giúp cháu được ! Nào, hãy trèo lên đây !
Bà ghé lưng cho tôi trèo lên.
- Chắc chưa ? Bà hỏi.
- Dạ thưa chắc rồi ! Tôi trả lời.
Chỉ khẽ rùng mình, vẫy nhẹ đôi cánh, bà vút lên cao, rồi cứ giang thẳng cánh bà lướt trong không khí. Kiểu bay của bà thật nhẹ nhàng thanh thản, không giống cái kiểu đập cánh ầm ĩ đến chóng cả mặt như lũ châu chấu. Chỉ loáng một cái đã thấy bà hạ xuống đậu trên một ụ mối to tướng, có dáng dấp tương tự như một cái Kim tự tháp. Có lẽ do đã quen biết từ trước nên chỉ qua một vài lời giới thiệu của bà là lính canh cửa đã sẵn sàng dẫn tôi vào gặp Mối Chúa. Tôi chưa bao giờ gặp một công trình kiến trúc đồ sộ, hoàn hảo và được bảo vệ chu đáo đến như vậy. Từ cửa hang vào là một đường hầm quanh co với vô vàn lối rẽ. Tại mỗi lối rẽ có một trạm gác, trong trạm có khoảng nửa tiếu đội mối quân vũ khí sẵn sàng. Vũ khí ở đây là một bình hơi cay gắn trước trán và cặp hàm nhọn sắc. Mối quân phân biệt với mối thợ ở chiếc đầu to và cơ thể lớn, chúng chuyên lo nhiệm vụ canh phòng, không phải sản xuất. Lương thực của chúng hoàn toàn do mối thợ cung cấp và không bao giờ bị thiếu thốn. Có lẽ vì vậy nên việc bảo vệ hết sức nghiêm túc. Suốt dọc đường đi tôi không hề thấy có mối quân nào lơ là hoặc làm việc riêng, thật đáng cho ta học tập: Càng xuống sâu không khí càng mát. Cung điện của Chúa Mối được bố trí ở tầng cuối cùng. Trên lối vào cửa chính là hai 'hàng ngự lâm quân túc trực ở hai bên, càng nhọn chĩa ra ngoài trong tư thế săn sàng chiến đấu. Qua khỏi cửa chính là một phòng hình vòm. Xung quanh phòng và trên trần, cách quãng nhau đều đặn là những chú mối cánh nằm ép mình, chân bám chặt, cánh rung đều đặn, chắc là để quạt mát cho Chúa và để cho không khí trong phòng. được lưu thông. Công việc này có lẽ vất vả vì chốc chốc lại thấy đổi ca, tốp mới vào lặng lẽ thay cho tốp cũ đi ra, hoàn toàn yên tĩnh và trật tự.
Nằm chễm chệ giữa phòng là Mối Chúa, đẫy đà, to gấp hàng vạn lần mối quân. Phòng rộng là vậy mà Chúa nằm gần kín. Hai bên mình Chúa và trên lưng Chúa là mối Ngự y, chuyên lo về sức khỏe của Chúa. Chúng di chuyển nhẹ nhàng, khéo léo điều khiển đôi râu đập khẽ lên da dẻ của Chúa giống như động tác mát-xa, chắc là để cho huyết mạch của Chúa được lưu thông. Thỉnh thoảng lại thấy chúng dừng lại, ghé miệng liếm sạch những vệt mồ hôi sữa rịn ra trên mình Chúa, giữ cho Chúa lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Diễu qua trước mặt Chúa một cách cung kính là các mối đầu bếp, chúng liên tục dâng lên cho Chúa những món ăn ngon bổ. Đứng xếp một hàng dài sau đuôi Chúa là mối đỡ đẻ. Chúa đẻ liên tục, cứ khoảng vài giây lại có một cái trứng rơi ra. Con mối đỡ đẻ đứng gần nhất dơ càng hứng một cách khẽ khàng rồi cẩn thận khiêng vào phòng ấp, con tiếp sau lên thế chân, cứ thế liên tục không kể ngày đêm !...
Tôi tiến đến trước Chúa, cung kính vái chào theo nghi thức ngoại giao rồi trình bày vấn dề và nêu lời thỉnh nguyện. Chúa vừa ăn vừa nghe một cách lơ đãng. Tôi đã hơi thất vọng. Nhưng thật không ngờ, tôi vừa dứt lời, Chúa đã quyết định ngay. Theo lệnh Chúa, đội công binh lập tức lên đường. Tôi rập đầu tạ ơn và cũng vội vã cáo lui, vì thời gian bây giờ quý hơn vàng ngọc. Mối canh cửa dẫn tôi trở ra theo một lối khác. Thì ra đường trong này toàn là đường một chiều, không bao giờ xảy ra ách tắc giao thông mặc dù đi lại liên tục. Tôi khâm phục một xã hội có tổ chức. Bà Chuồn ớt vẫn chờ tôi trên miệng hang và lặng lẽ trả tôi về chỗ cũ, sau đó bà phải đi ngay cho kịp giờ họp vào buổi hoàng hôn với mấy chị Phù du. Trong lúc chờ đợi đám mối công binh, tôi tranh thủ chui vào đám lá mục vận động mấy chị Đom đóm tối lên giúp đỡ vấn đề ánh sáng, các chị vui vẻ nhận lời.
Đêm cuối tháng, trời không trăng, tối đen như mực. Tôi cứ sợ mấy anh mối lạc đường, nhưng các chị Đom đóm bảo không lo, mối đi trong bóng tối còn giỏi hơn đi ngoài ánh sáng. Các chị Đom đóm thật vui vẻ và nhiệt tình. Tôi chỉ định mượn đèn của vài ba chị thì các chị rủ nhau cả xóm cùng đi, rồi lại còn ca hát nhảy múa giúp vui, ánh sáng lung linh soi sáng cả một vùng, cứ như ngày hội hoa đăng...
Khoảng quá nửa đêm thì mối công binh tới. Ban đầu tôi cứ tưởng lính công binh chắc phải gân guốc lực lưỡng lắm, ai dè lại rất trắng trẻo thư sinh, ngược hẳn với dự đoán của tôi. Họ bắt tay ngay vào việc, không nghỉ ngơi gì cả. Sau khi đi vòng quanh một lượt, đội trưởng quyết định chọn điểm công phá tại một vùng gỗ có màu nhạt hơn xung quanh. Gỗ rất cứng nhưng nhờ hàm sắc mối công binh vẫn khoan thủng. Lỗ khoan được mở rộng dần thành một miệng hầm hai người chui lọt. Cứ thế họ thay phiên nhau vào ra liên tục một cách rất tự giác. Khi đã ngập đầu thì hầm được khoan theo chiều ngang theo hướng xuyên thắng vào giữa lô cốt. Càng nhích gần lô cốt bao nhiêu thì tôi càng hồi hộp bấy nhiêu. Tính mạng em tôi trông cậy cả vào công trình này. Tôi tràn trề hi vọng. Gần sáng thì ước lượng đường hầm đã tới sát chân tường. Mọi người mệt rã rời. Các chị Đom đóm đã về ngủ tự lúc nào. Riêng mấy anh mối vẫn kiên trì bám trụ, nhích dần từng li một. Khi đã chắc chắn vượt qua bức tường của lô cốt Tò vò, các anh mới chuyển hướng khoan ngược lên. Các lưỡi khoan đang xén ngọt vào gỗ và ai cũng tưởng nhiệm vụ sắp hoàn tất thì... "roạt"... "roạt", dầu lưỡi khoan tóe lửa, đất cát rơi rào rào. Tất cả đều chững lại... Thế này là thế nào? Lẽ ra hết lớp gỗ thì phải tới lòng hang, nghĩa là tới nơi giam giữ em tôi chứ sao lại gặp lớp xi măng quái ác này. Ngẫm nghĩ mãi mới vỡ lẽ ra rằng, mụ Tò vò khi xây tổ không chỉ xây chung quanh mà còn đổ nền cả bên dưới nữa. Ghê gớm thật ! Bây giờ làm thế nào? Nếu khoan tiếp vào xi măng thì chắc chắn là gãy mũi khoan, mà bỏ cuộc thì em tôi chết. Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là tò vò con sẽ chui từ trứng ra !... Mặt Trời nhích dần lên, mấy anh mối sợ nắng đã lùi cả vào trong đường hầm, chờ đợi ý kiến của tôi. Ruột tôi như có lửa đốt, nghĩ mãi vẫn chưa ra kế gì. Chợt trên mái ngói, từ kẽ hở giữa hai viên ngói, một cái đầu Cuốn chiếu thò ra. Chừng như đã thấy rõ nét bối rối trên mặt tôi, bác hỏi :
- Có vấn đề gì vậy ?
Tôi trình bày tóm tắt công việc và những trở ngại đang gặp. Bác chậm rãi ngắt lời :
- Không hề gì đâu. Ta nằm trên này nên thấy tất cả, từ lúc mụ Tò vò đặt "viên gạch" đầu tiên cho tới khi nó trát mạch vữa cuối cùng, tất cả đều không lọt qua mắt ta. Cái nền tổ mụ xây không đều đâu. Nó giống như một cái lòng chảo, xung quanh chân tường rất dày nhưng càng vào giữa càng mỏng. Chính giữa mỏng như tờ giấy, chỉ cần đụng khẽ cũng bung. Bây giờ các cháu đã đào qua chân tường rồi, chớ vội trồi lên. Hãy khoan tiếp một quãng nữa, vừa khoan vừa chọc thăm dò, sẽ tới chỗ mỏng. Nghe xong, tôi mừng quá vội chui xuống đường hầm động viên mấy anh mối khoan tiếp theo lời chỉ dẫn của bác Cuốn chiếu. Quả nhiên chỉ hơn một tiếng sau, khi đường hầm vào sâu thêm một đoạn, vừa mới chọc thăm dò lần đầu, trần hầm đã rụng xuống một mảng tướng cho phép chui lọt. Được tin báo, mừng quá, tôi lao vội vào. Nhìn khoảng trống đen ngòm thông với lòng hang tối mít, lặng lẽ như một cái nhà mồ, tôi hợi rợn người: Nhưng tình thương em trào lên lấn át tất cả; tôi bám miệng hố du thân mình chui hắn vào lòng hang. Trong này tối quá, không nhìn thấy gì cả. Đứng một chút, vần không thấy gì, tôi quyết định bò vòng quanh hang. Phía bên trái, đụng phải một vật gì mềm mềm, lạnh lạnh, tôi rụt vội tay về. Nhưng rồi vì tò mò, tôi lại tiếp tục đưa tay thăm dò. Thì ra là một con Sâu, rau, nằm thẳng đuỗn như một khúc xúc xích. Tôi quay sang phải, lại đụng một con Sâu nữa, sao mà nhiều Sâu thế ! vẫn chưa thấy thằng út đâu. Bò qua người con Sâu, tôi trườn tiếp tới cuối hang. Đây rồi ! Đúng là thằng út nhà tôi đây rồi ? Tôi đưa tay sờ khắp người nó. Vẫn nguyên vẹn nhưng không còn hay biết gì nữa cả, hoàn toàn bất động. áp sát tai vào ngực, nghe thật kĩ vẫn có tiếng tim đập thoi thóp. Như vậy là nó chưa chết ' Mấy anh mối xúm vào giúp tôi khiêng thằng út tới miệng hang rồi chuyển nó ra ngoài. Các anh cũng không quên kéo luôn cả mấy con Sâu ra, nói là để làm phúc. Sau khi đã đặt thằng út nằm vào một chỗ yên tĩnh mát mẻ, tôi định quay vào tìm diệt cái mầm của tội ác là con Tò vò con sắp nở. Các anh Mối bảo không cần thiết, khi nguồn thức ăn đã bị triệt thì chẳng phải giết Tò vò con cũng chết. Biết vậy nhưng tôi vẫn tức, song trước mắt tôi bây giờ là việc cứu tính mạng thằng út, cấp thiết hơn nhiều nên tôi cũng dễ dàng bỏ qua. Mọi người xúm vào giúp thằng út, nào là cạo gió, giác hơi, châm cứu..., nhưng xem ra chẳng ăn thua gì. Nó vẫn nằm thiêm thiếp, mắt nhắm nghiền. Đến xế chiều, sau khi bàn đi tính lại mãi, bác Cuốn chiếu khuyên nên chuyển đến bệnh viện Kiến đỏ. ở đó có nhiều thầy thuốc giỏi, lại đầy đủ phương tiện, thuốc men. Cũng chả còn cách nào hơn tôi đành nghe theo. Nhờ bác Cuốn chiếu dẫn đường, toàn đội mối công binh và tôi xúm vào khiêng thằng út cùng hai con Sâu nhằm hướng gốc Đa gần đó - nơi có bệnh viện Kiến đỏ - cùng cất bước lên đường.
Cũng thật may, tuy chúng tôi chỉ là khách vãng lai, chẳng dây mơ rễ má gì, các thầy thuốc vẫn ân cần chu đáo, không đòi hỏi những thủ tục rườm rà. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ cho biết trường hợp hai con Sâu rau là hết hi vọng, vì tìm ngừng đập quá lâu nên các nơron thần kinh đã bị hủy hoại, không có khả năng hồi phục. Riêng thằng út do thể lực tốt, sức chống đỡ khá hơn nên còn có chút ít hi vọng. Tôi ngỏ lời biết ơn và gửi gắm tất cả niềm tin vào tài năng của các bác sĩ.
Lùi ra tôi mới biết là bác Cuốn chiếu và các anh Mối vân đợi ở ngoài để hỏi thăm tin tức. Thật là tốt quá ! Tôi thông báo ngắn gọn tình hình, cảm ơn và mời họ về nghỉ. Tôi cũng nhờ đội công binh chuyển lời biết ơn tới Chúa Mối. Chia tay họ, tôi cứ ngậm ngùi mãi. Họ là những người bạn tốt, rất tài năng, cần cù, có đầu óc tổ chức, chỉ tiếc vì hoạt động không đúng hướng nên bị loài Người ghét bỏ...
Kể từ hôm đó, tôi xin tá túc tạm thời ở xứ Kiến đỏ để theo dõi bệnh tình và chăm sóc thằng út. Nơi đây nhịp điệu sống của mọi thành viên trong xã hội hết sức khẩn trương. Đi đứng vội vàng, thông tin ngắn gọn. Tuyệt nhiên không bao giờ thấy cảnh ngồi túm năm tụm ba, chuyện con cà con kê như ở xứ tôi. Mọi người đều có việc làm, đều lao động một cách say sứa và vì thế đều rất quý thời gian. ở đây vấn đề vệ sinh môi trường được tôn trọng tuyệt đối, trên đường đi không bao giờ có bụi bậm rác rưởi và đặc 'biệt là người chết có nghĩa địa riêng, tách khỏi khu dân cư nên bệnh tật ít lây lan và bệnh viện không bị quá tải. Khác với Mối, chỉ sống dựa vào các phẩm vật có sẵn như cây cối, nhà cửa, sách vở, quần áo... Kiến đỏ biết chủ động tạo nguồn thức ăn. Tôi đã được tới thăm hai cơ sở sản xuất lớn của Kiến đỏ là "Nông trường bò sữa" và "Trung tâm vi nấm". Bò sữa của Kiến đỏ không ăn cỏ mà chuyên môn hút nhựa cây, hình dạng giống con Rệp nên loài người gọi là Rệp cây. Nó đặc biệt thích thú khi được Kiến đỏ chăm sóc. Cứ mỗi lần được anh Kiến đỏ vuốt ve, chị "Bòn lại ngoan ngoãn tiết ra một giọt sữa ở phía đuôi. Số sữa nhiều đến nỗi công nhân nuôi bò dùng không hết phải đưa về Ban sẻ cho đồng loại và nuôi "người" bệnh. Thằng út nhà tôi cũng được cho uống loại sữa này, ngon và bổ hơn cả sữa "Cô gái Hà Lan" vẫn quảng cáo trên đài. "Trung tâm vi nấm" thì công phu hơn. Dó là những khu vườn được khoét sâu dưới mặt đất, chuyên cấy các loại nấm đặc sản cực nhỏ. Phần lớn dùng làm thực phẩm, một số ít dược bào chế thành thuốc chữa bệnh. Chính nhờ thuốc này mà đến ngày thứ ba thì thằng út mở được mắt, rồi sau đó đòi uống nước nhưng vẫn sốt li bì. Suốt ngày đêm tôi túc trực bên nó, nghe ngóng từng hơi thở của nó. Cứ mỗi lần nó lên cơn co giật mê sảng là tim tôi như thắt lại. Nếu nó có mệnh hệ gì thì tôi ân hận biết đến chừng nào.
May mà chiều hướng sốt cứ ngày càng giảm dần, đến ngày thứ mười thì nó tỉnh hẳn nhưng chân tay vẫn còn tê bại chưa cử động được. Tôi kiên trì xoa bóp và dìu nó tập đi từng bước một, tránh cho các khớp khỏi bị cứng: Sau một tháng nó đã có thể tự đi lại được nhưng còn yếu lắm. Không muốn làm phiền các bác Kiến đỏ nhiều quá, tôi xin cho em xuất viện và đưa nó về một vùng yên tĩnh dưới mấy gốc tre, cạnh ao làng gần đó để tiện bề chăm sóc. Các bác sĩ, y tá, hộ lí của bệnh viện lưu luyến tiễn đưa, lại còn tặng anh em tôi mấy bịch thuốc để về uống tiếp. Thật cảm động quá chừng, ơn cứu mạng nây biết đến bao giờ mới trả được !
Thằng út tuy đã qua cơn hiểm nghèo nhưng để bình phục hoàn toàn có lẽ cũng còn lâu. Vì vậy tôi chủ trương xây dựng chỗ ở mới tương đối tươm tất, để có thể ổn định cuộc sống trong nhiều ngày chứ không thể tạm bợ được. Chọn một buổi sáng đẹp trời, tôi dệt một mành lưới ngay gần mép nước, to gần bằng mành lưới của mẹ tôi ngày xưa. Và kế đó cũng là một vòm hang an toàn cho hai anh em ẩn náu. Mồi sa bẫy đều đặn tạo cho anh em tôi một cuộc sống thanh bình no đủ Hàng ngày tôi bắt thằng út phải tuân thủ một chế độ tập tành nghiêm túc, từ đu dây tới nhảy cao, nhảy dài, vồ gần, vồ xa. Mấy hôm đầu bị đau cu cậu có vẻ nản, cứ viện cớ đau bụng, nhức đầu 'để trốn. Tôi phải ép mãi nó mới quen dần. Ba tháng, kể từ sau ngày xuất viện, hôm nay thằng út tự chăng lưới và bắt mồi một mình, không cần tới sự hỗ trợ của tôi nữa. Như vậy là nó đã khỏe mạnh bình thường, tôi mừng quá. Bây giờ thì anh em tôi đã thuộc hàng khá giả trong vùng vì đã có của ăn của để. Kể ra, cứ đà này thì chẳng mấy chốc mà giàu to, nhưng nghĩ tới những tấm lòng nhân hậu đã cưu mang mình trong các bước cơ nhỡ khốn cùng, tôi đem của cải dư thừa san sẻ hết cho những người nghèo khó trong vùng.
Hay nhận được quà tặng của chúng tôi là mấy anh Nhện nước hàng xóm. Các anh là dân chài lưới, chuyên sống bằng nghề sông nước. Nhờ có các chân bơi, các anh có thể lướt nhẹ trên mặt nước như người ta trượt băng nghệ thuật. Cuộc đời phụ thuộc vào thời tiết, rủi may nên thu nhập của các anh thường không ổn định, no đói thất thường. Từ trên lưới nhìn xuống, chúng tôi thấy tất cả nên thường chủ động ' gỡ mồi chia sẻ với các anh. Lúc đầu chưa quen, họ còn giữ kẽ nên hay từ chối. Sau thấy chúng tôi thực bụng, không có ý định mua chuộc hay lợi dụng gì, họ vui vẻ nhận. Đôi bên qua lại, chuyện trò, ngày càng thêm thân mật.
Một ngày nọ họ rủ anh em tôi xuống chơi thăm nhà. Cả tôi và thằng út đều rất thích nhưng khấn nỗi chúng tôi đâu có biết bơi. Nhìn các anh tung tăng lượn . lờ trên nước thì cũng thích thật nhưng chớ có dại mà bắt chước. Loại như anh em tôi mà mon men xuống nước thì chỉ có về thăm Hà Bá sớm. Nhưng thói đời càng sợ lại càng thèm, tôi đã cố gắng lắm song vẫn không sao từ bỏ được ý muốn làm một chuyến dao chơi trên mặt nước.
Tại sao ta lại không thể đi thuyền nhỉ ? Tôi tự hỏi.
Lá tre rụng, nổi đầy trên mặt nước, cứ việc leo lên một chiếc, muốn đi đâu thì đã có anh Nhện nước kéo, lo gì Tôi nghĩ thế nhưng không dám nói với thằng út, sợ nó làm liều. Có gì mình cứ thử trước đã, nếu thành công thì rủ nó theo cũng chưa muộn. Rủi có bề nào thì một mình mình chịu, còn hơn là kéo em vào chỗ nguy hiểm.
Nghĩ là làm. Sáng hôm sau, lựa lúc thằng út còn ngủ say tôi . lẻn ra khỏi nhà, mò xuống bờ hồ. Nháy mắt với mấy anh Nhện nước xong tôi nhảy lên mộ chiếc thuyền lá . tre đậu gần bờ nhất, vừa háo hức vừa hồi hộp. Vốn lâu nay vẫn chèo kéo chúng tôi xuống chơi, bây giờ gặp dịp, các anh nhanh chóng xúm vào kéo thuyền tôi ra xa bờ. Ôi ! Thích quá chừng ! Xưa nay tôi chưa bao giờ được hưởng cảm giác này cả Lách qua mấy bụi sen, súng ven bờ, thuyền tôi tiến dần ra giữa hồ. Chao ôi là mênh mông trời nước. Gió sớm mơn man mặt hồ làm gợn lên những đợt sóng lăn tăn. Chiếc thuyền bồng bềnh trong sương mù buổi sáng giống như bơi trong mây. Bên kia bờ, bà Bói cá im lìm trong bộ cánh màu xanh như còn ngái ngủ. Yên tĩnh đến mức như có thể nhe được tiếng tôm cá nói chuyện dưới đáy hồ...
Cho tới khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua bụi tre chiếu xuống mặt hồ thành những đốm tròn nhảy nhót tôi mới nhớ tới thằng út. Giờ này chắc nó dậy lâu rồi, không thấy tôi thể nào nó cũng đi tìm. Thôi, tôi phải về thôi ! Các anh Nhện nước ra chiều tiếc rẻ, họ nói trong hồ còn nhiều chỗ đẹp đáng xem, nhưng tôi cảm ơn, hẹn dịp khác. Chiếc thuyền lá tre lại từ từ quay mũi.
Bây giờ thì tôi đã hơi quen quen, có thể đi lại trên thuyền được rồi chứ không quá sợ như lúc bán đầu nữa. Các anh Nhện nước hứa hôm nào sẽ tập bơi cho tôi.
Thuyền đang trôi êm đềm, gió vẫn nhè nhẹ thổi, thời tiết thật là lí tưởng. Bỗng bà Bói cá như chợt tỉnh, bay vụt lên cao, rồi cứ vỗ cánh đứng yên một chỗ, mắt chăm chú nhìn xuống mặt hồ. Như vậy là bà đã phát hiện được một chú cá nào bơi gần mặt nước rồi. Hồi ở trên bờ, tôi đã nhiều lần thấy cảnh này, sau khi xác định tọa độ chính xác, bà sẽ thu gọn đôi cánh, cắm đầu lao thẳng xuống như một mũi tên và dùng mỏ cắp gọn con mồi còn nhanh hơn người ta gắp cá trong đĩa. Đang suy nghĩ lan man thì... "Bùm"... Thôi chết tôi rồi! Chỗ bà lao xuống ngay trước múi thuyền tôi, hơi chếch về bên trái. Một cột nước dựng lèn, chiếc thuyền xoay ngang rồi lật úp. Tôi còn kịp nhìn thấy mấy anh Nhện nước bắn lên cao. Bị lật ra khỏi thuyền, tôi cố vùng vẫy, chới với, uống liền mấy ngụm nước rồi chìm dần. Tai nạn bất ngờ, các anh Nhện nước cũng chẳng kịp trở tay.
Thế là hết ! Tôi giẫy giụa trong cơn tuyệt vọng.
Chẳng lẽ mình lại chết vô nghĩa thế này ư ?
Chợt một vật gì giống như hai gọng kìm cặp chặt lấy chân tôi và kéo đi với một tốc độ kinh người. Tôi căng mắt ra nhìn và cố phán đoán. Nước làm cho mắt tôi cay xè, mọi hình ảnh trở nên nhòe nhoẹt, nhưng tôi vẫn kịp nhận ra con Rô.
Ôi ! Khốn khổ thân tôi ! Như vậy là tôi sẽ chết trong bụng cá. Chỉ một chút nữa thôi là con này sẽ nuốt. Sống cạnh ao hồ nên tôi biết rõ đặc điểm của loài cá này lắm. Bắt được mồi không bao giờ ăn ngay mà phải kéo đi một quãng xa nhằm tránh sự xâu xé của đồng loại rồi mới nuốt... Đau đớn, hoảng loạn làm cho tôi ngất đi và không còn hay biết gì nữa...
Trong cơn mơ màng, tôi nghe có tiếng róc rách như sóng vỗ mạn thuyền, tiếng tôm cá thì thào ở một nơi nào xa lắm... Tôi nghĩ bụng, đây chắc là cái mà người ta gọi là thế giới bên kia đây. Kể ra, thế này thì cũng không có gì ghê gớm lắm... Tôi hơi hé mắt nhìn xem cái gì... Ô ! Lạ quá ? Tôi đang ở dưới nước. Rõ ràng xung quanh tôi toàn nước, nhưng sao tôi không ướt ? Tôi lại thở được mà không bị sặc mới thiệt là đặc biệt. Mình có nằm mê không nhỉ ? Tôi tự hỏi. Để xác định lại xem mình mơ hay tỉnh, tôi thử hít vào thật sâu rồi thở ra và mở hẳn mắt.
- A ! Tỉnh rồi !... Tiếng ai đó khẽ reo lên.
Lúc bấy giờ tôi mới nhìn thấy đứng cạnh mình là một anh chàng lạ hoắc. Thoạt trông đã biết ngay là họ hàng nhà Nhện nhưng sao kì dị quá. Toàn thân đen chũi, lông lá đầy mình, các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, mặt mũi bặm trợn, trông dáng dấp đúng là dân giang hồ anh chị nhưng giọng nói thì lại hiền khô.
- Đây là đâu ? Tôi hỏi.
- Nhà tôi. Anh trả lời ngắn gọn.
Bây giờ tôi mới để ý quan sát. Thì ra mình đang nằm trong một căn phòng có hình dạng giống như một cái chuông úp trong nước. Toàn bộ tường và trần phòng là một màng lụa mỏng, trong suốt, không thấm nước. Nằm trong phòng nhìn ra vẫn thấy tôm cá bơi lượn ở xung quanh. Đúng là một ngôi nhà thủy cung.
- Vì sao tôi lại ở đây ? - Tôi hỏi tiếp.
- à ! Hôm qua khi thằng cá Rô sắp xơi tái cậu thì bị một lão cá Lóc phóng theo. Bí quá thằng Rô phải buông mồi để chạy tháo thân. Mình ngồi trong này trông thấy hết, vội lao ra kéo cậu về đây cứu chữa.
- Ôi ! Anh tốt quá ! Cảm ơn anh nhiều.
- ơn với huệ cái quái gì. Ai gặp người hoạn nạn mà chẳng phải cưu mang. Anh gạt đi với một giọng khinh bạc.
Tò mò, tôi hỏi anh về nguồn gốc căn nhà thơ mộng này. Anh cho biết vì thích yên tĩnh, mát mẻ nên mới nảy ra ý định xuống sống ở dưới này. Để có được căn nhà này anh cũng phải lên bờ dệt lưới. Chỉ có điều khác với chúng tôi là anh dệt rất dày, sợi nọ ken khít sợi kia nên nước không thấm qua được. Khi xong việc anh ôm lưới lặn tuốt xuống nước rồi đính chặt mép lưới vào các gốc cây thủy sinh. Cuối cùng tới công đoạn tích trữ không khí để thở mới là vất vả nhất. Anh phải trồi lên trụt xuống hàng trăm lần để ôm các bọt khí thả vào dưới lưới. Bọt khí bị tấm lưới kín giữ lại ngày càng nhiều sẽ đẩy tấm lưới phồng lên như một cái chuông. Ước chừng lượng khí dã đủ dùng, anh sẽ dệt cho miệng chuông hẹp lại thành một cái cửa vừa mình anh chui lọt. Hàng ngày, trừ khi phải ra ngoài kiếm ăn, còn bao nhiêu thời gian anh đều sống ở trong "chuông" nên mọi người gọi anh là Nhện chuông. Kể thì cũng thú thật, ngồi trong này lúc nào cũng như được xem phim màn ảnh rộng, "màu sắc trung thực, âm thanh sống động"... Tôi chưa bao giờ được trông thấy những con cá cờ rực rỡ đến như vậy. Bình thường chúng lả lướt như những nàng tiên nhưng chỉ cần một xích mích nhỏ là sẵn sàng xô vào cấu xé nhau tơi tả như những mụ "nặc nô" chính hiệu...
Tôi hỏi, anh làm thế nào để thoát khỏi sự tấn công của lũ cá ? Anh cho biết, tất cả chúng nó đều chê thịt anh hôi nên không đứa nào thèm đụng tới.
- Thế anh cứ thở mãi trong này thì rồi cũng phải có lúc ngạt chứ ? Tôi hỏi.
Anh thong thả trả lời :
- Ôi dào ! Lo gì chuyện đó. Lâu lâu khi nào thấy khó thở thì mình chui ra ngoài, ôm cái "chuông" bớp chặt lại. Khí đọng tuồn ra hết, mình lại đi lấy khí mới về thay...
Hay thật . ở đời trong cái rủi vẫn có cái may. Nếu không gặp tai nạn vừa rồi thì làm sao tôi có thể biết được kiểu sống kì lạ dưới đáy nước của một đồng loại mình.
Đến chiều, xem chừng trong người đã tỉnh táo, tôi xin phép anh ra về. Nhưng anh ngăn lại, bảo không nên vội vàng, chờ sáng hôm sau nếu khỏe hắn, anh sẽ đưa về. Tôi nhớ thằng út quá, Không thấy tôi về chắc nó phải khóc hết nước mắt. Suốt đêm tôi cứ thao thức, khó ngủ quá ! Sáng ra, thấy tôi cứ một mực xin về anh miễn cưỡng trồi lên mặt nước, kéo xuống một cái bọt khí chụp vào đầu tôi rồi ôm cả tôi lẫn bọt khí nổi lên. Tới mặt nước, nhắc tôi bám chặt, anh nhằm hướng bụi tre lướt đi với một tốc độ chóng mặt, chỉ chút xíu là tới bờ. Tôi vừa bắt tay từ biệt và nói lời cảm ơn xong, quay đi quay lại đã không còn thấy bóng anh đâu. Chắc anh phải học được phép khinh công mới có thể đi nhanh đến vậy.
Men theo bờ cỏ tôi tìm đường về nhà. Chưa tới nơi đã nghe tiếng thằng út thét lên. Nó đâm bổ từ trên ngọn cây xuống ôm chầm lấy tôi và khóc nức nở. Nghe mấy anh Nhện nước sống sót trở về kể lại, nó cầm chắc là tôi dã chết mười mươi, khóc lóc ủ rũ suốt mấy ngày trời. Nay thấy tôi lành lặn trở về, nó mừng muốn phát điên, cứ ôm chặt như sợ tôi biến mất. Tôi kể cho nó nghe về tai nạn vừa qua và những may mắn đã giúp tôi thoát hiểm.
Các anh Nhện nước nghe tin tôi về, kéo nhau tới nhảy múa tưng bừng, kín đen trên mặt nước dưới bụi tre. Phải tới mấy ngày sau nhịp sống của chúng tôi mới trở lại bình thường như trước.
Tuy lại phải lên đường mưu sinh nhưng lần này chúng tôi hoàn toàn thoải mái tự tin chứ không lo lắng băn khoăn như lần trước. Dù sao anh em tôi cũng đã tích lũy được chút ít kinh nghiệm, lại có sức khỏe đủ để đương đầu với mọi bất trắc đời thường nên chẳng có gì mà phải sợ sệt. Chuyện ăn uống bây giờ đối với chúng tôi là chuyện vặt, kiếm đâu cũng có, ăn gì cũng xong. Mục tiêu của chuyến đi này không phải là chỉ lo cho cái dạ dày mà còn phải mở mang kiến thức, nâng tầm hiểu biết. Vì vậy chúng tôi không dừng ở đâu lâu cả. Hôm đầu tiên chúng tôi còn vồ cả một con ruồi mang theo làm lương thực dự trữ, nhưng sau thấy không cần thiết nên cứ tiện đâu ăn đấy.
Đến trưa ngày thứ ba, thằng út kêu mỏi chân, chúng tôi tạm nghỉ lại dưới mấy bụi cỏ tranh. Vương quốc của Nữ hoàng Châu chấu. ở đây người ta chẳng phái làm gì cả, chỉ có ăn và đẻ. Ăn chán cỏ thì kéo nhau ra ruộng lúa, bị xua đuổi thì lánh lên nương ngô, rẫy đậu. Đến đâu cũng ăn, cũng phá, phá tàn hại khủng khiếp. Trời phú cho bọn này chẳng những hàm khỏe, răng sắc mà còn cả một cái dạ dày vô địch nữa nên chúng có thể ăn liên tục, hết lá đến thân, ăn đến đâu tiêu hóa đến đó. Ăn như vậy nên chúng lớn cũng nhanh và đẻ cũng nhiều, mỗi lần gần một trăm trứng mà hầu như trứng nào cũng nở, kinh khủng quá Anh em tôi vốn không ưa tụi này, thậm chí khi thuận tiện chúng tôi vẫn diệt một số con vừa sức để làm thức ăn, nhưng giờ đây giữa vương quốc của chúng đành phải giả bộ hòa hoãn thân thiện. Nói chuyện với tụi này rất chán vì tai của chúng không nằm ở đầu mà lại nằm ở chân. Mỗi lần muốn nghe, chúng cứ chìa cái "ống quyển" đầy lông lá ra trước mặt mình, rất bất lịch sự. Giá mà ở chỗ khác chắc tôi đã chẳng để yên. Được cái tụi này rất vô tâm, không hay để bụng thù oán ai bao giờ. Con cái đẻ ra chúng cũng mặc kệ, phó mặc trời đất, muốn sống, chết, khôn, dại thế nào cũng không cần biết. Vì vậy khi chưa đủ cánh, chúng đã là món nhắm khoái khẩu của các anh Thằn lằn, chị Tắc kè, cũng như khi gặp bác ếch, cậu Nhái là' coi như tàn đời. Ngay cả khi dã trưởng thành, đủ râu đủ cánh có thể bay nhảy tùy thích chúng vẫn có thể bị bắt cóc bất ngờ bởi vô số các nàng chim như Chèo bẻo, Sáo sậu Họa mi... Thì ra tạo hóa cũng công bằng, chúng đẻ nhiều nhưng chúng chết cũng lắm, nếu không thì còn gì là hoa màu cây trái.
Chiều nay, chúng đang bô bô với nhau về chuyện chuyển vùng, phân công tốp nào bay trước, tốp nào bay sau. Tôi hỏi :
- Sao lại chuyển ?
- Hết lá non rồi, còn toàn lá già ăn chán thấy mẹ !
- Thế định chuyển đi đâu ?
- Sang cánh đồng Bò.
- Xa không ?
- Cách đây nửa ngày bay.
Đơn vị đo độ dài của bọn này là thời gian bay. Bình thường thì khi có động chúng chỉ bay chuyền từ cây nọ qua cây kia, nhưng khi cần chuyển vùng chúng có thể bay cả ngày không mỏi, con nọ nối con kia tầng tầng lớp lớp như những đám mây châu chấu.
Ngừng một lát, chúng hỏi lại tôi :
- Muốn đi không ?
- Bằng cách nào ?
- Cứ bám trên lưng chúng tao sẽ cõng đi, nhưng nếu rơi vỡ đầu thì ráng chịu.
- Ô ! Hay quá ! Thế thì cảm ơn chúng mày quá !
Thằng út nghe nói được bay, sướng quá cứ nhảy cẫng lên. Suốt đêm tôi cứ nghe nó cựa quậy lục đục ở bên cạnh, hình như cu cậu thao thức không ngủ được.
Sáng ra chúng tôi tìm tới mấy đứa đã làm quen trong buổi chiều hôm trước. Chúng nó vui vẻ cho anh em tôi bám trên lưng, coi như một trò chơi thú vị. Tôi dặn thằng út nhớ đính dây an toàn. Dây an toàn chính là sợi tơ ở dưới bụng chúng tôi, rủi có bị rơi chỉ việc bám vào sợi tơ là có thể tiếp đất nhẹ nhàng. Chúng tôi không có cánh để bay nhưng về kĩ thuật nhảy dù thì thuộc loại siêu hạng, có thể nhảy ở mọi độ cao mà không sợ xảy ra thương vong gì cả.
Giờ xuất phát đã tới. Theo lệnh Nữ hoàng, các tốp bay lần lượt cất cánh, tiếng cánh đập rào rào như tiếng mưa rơi. Chúng tôi tối tăm cả mặt mũi, vừa sợ hãi vừa thích thú. Gió thổi qua tai ù ù, tay chân lạnh cóng mặc dù đang giữa mùa hè. Tôi nhắm tịt mắt và cộ bám thật chắc, chỉ mong cho chóng tới nơi. Đang bay bỗng nghe "Rẹt"... "Rẹt". Có mấy bóng đen lướt qua. Đội hình đang nghiêm chỉnh, bỗng chốc rối loạn, tơi tả, một số cánh bay biến mất. Nguy rồi, Chèo bẻo tấn công... Tôi chuẩn bị sẵn sàng, đề phòng khi bất trắc có thể dễ dàng nhảy dù. Nhưng may quá, chỉ một lúc sau tình hình lại trở nên yên tĩnh. Chắc các chị Chèo bẻo đã no mồi nên không thèm đuổi tiếp. Đến trưa thì cả đoàn hạ cánh, tôi thở phào nhẹ nhõm. Trước mắt anh em tôi là một cánh đồng bao la bát ngát, từng tốp, từng tốp bò vàng đang hiền lành gậm cỏ mấy con bê nhỏ chạy tung tăng. Tôi leo lên một ngọn cỏ nằm nghỉ ngơi cho lại sức. Gió nhè nhẹ thổi, ngọn cỏ khẽ đung đưa ru tôi vào cõi mộng. Trước khi ngủ hẳn tôi còn ngoái sang dặn thằng út không được đi chơi xa, dễ bị lạc. Sau đó thì thiếp đi không còn biết trời trăng mây nước gì nữa...
Giấc ngủ của tôi kéo dài bao lâu tôi cũng chẳng hay, chỉ biết đang say sưa bỗng giật mình như bị ai lắc mạnh, một luồng hơi nóng phả khắp người. Tôi hé mắt, cái gì thế này nhỉ ?... Ôi thôi ? Chết rồi ? Bụi cỏ tôi nằm đang bị con bò dùng lưỡi vơ vào miệng và đưa hàm dưới tiện đứt ngang. May sao, nhờ ngọn cỏ dài nên tuy phần thân đã nằm trong miệng mà lá vẫn còn chườm ra ngoài mép nên tôi chưa bị nghiền nát. Không chậm trễ, tôi co chân búng người, phóng lên bám vào má bò. Khi đã hoàn hồn tôi mới đảo mắt tìm thằng út, nhưng không thấy nó đâu nữa cả. Tôi gào lên khản cả cổ cũng không nghe tiếng trả lời. Nó có chạy thoát không hay đã rơi vào bụng ,bò ? Ôi thằng em bé bỏng của tôi ? Tôi thương nó quá !...
Đứng tần ngần một lúc, biết có kêu la cũng chả ích gì,tôi bò dần lên phía tai để tìm một chỗ ẩn. Đang mò mẫm chân thấp chân cao, vừa đi vừa ân hận, chỉ tại mình ngú quá say nên mới ra nông nỗi này, bỗng một giọng lè nhè từ trong xó tối của hốc tai vọng:
- Ai như chú Nhện phải không nhỉ ?
Tôi giật mình. Quái quỷ thật, ở cái xó xỉnh này sao lại có người biết mình, nhưng cũng trả lời :
- Vâng ! Tôi đây...
- A ! Hay quá ! Vào đây ! ... Vào đây !...
Giọng chào mời lộ rõ vẻ chân tình vồ vập. Tôi mạnh dạn tiến sâu vào. Giữa khoảng tranh tối tranh sáng hiện rõ một hình thù bất động. Ai thế này nhỉ ? Trông dáng dấp thì hao hao có nét của họ hàng nhà tôi nhưng sao mà kì dị quá, cái đầu bé 'tí,cái bụng căng phồng tím sẫm như màu sim chín. Tôi cố căng óc vẫn không nhớ ra là ai.
- Lạ lắm hả ? Chú mày không biết anh đâu. Anh với chú mày là họ hàng xa, ông cố nội của anh với ông cố ngoại của chú mày là anh em thúc bá. Chú mày lại sinh sau nên không biết, moi người gọi anh là Ve.
- Em cũng có quen một bác tên Ve nhưng không giống anh. Bác ấy là ca sĩ.
- à ! Đấy là lão Ve buồn, nó sống bằng nghề hát rong, còn ta là Ve bò, ta không biết hát.
- Thế ở trong này thì anh bắt mồi bằng cách nào?
- ồ ! Cần gì phải bắt mồi cho mệt. Ta có một kho lương thực vô tận.
- Anh cất ở đâu ?
- ở ngay trong mình con bò này này. Máu bò tươi vừa ngon vừa bổ. Ta chẳng cần phải đi đâu, cứ cắm vòi vào là nhậu lu bù từ sáng đến tối. Này ? Làm một li đi cho nó ấm người, gọi là anh em hội ngộ...
Anh cất giọng lè nhè mời tôi. Tôi từ chối, nói là mình không biết uống.
- Sao anh lại chọn cái nơi tối tăm ẩm thấp như thế này mà ở ?
- ồ ? Chú mày ngốc quá ? Đây mới là một địa điểm lí tưởng, mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu, da lại mỏng, bập vào đâu là máu ứa ra đó, tha hồ mà tận hưởng, lại chẳng bị ai xua đuổi, có ai đi ngoáy tai cho bò bao giờ. Ngay chính bản thân con bò dù không thích cũng phải chịu.
- Nhưng như vậy thì anh chẳng bao giờ được ngắm trời cao, biển rộng, hoa nở, trăng lên...
- Anh chẳng cần trời, biển, hoa, trăng gì hết. Anh chỉ cần nhậu. Lí tưởng của đời anh là nhậu, nhậu và nhậu ? Hí... hí... hí ! Anh cất tiếng cười, phả hơi men nồng nặc.
Tôi ngán ngẩm, nhìn cái đầu bé tí và cái bụng to kềnh của ông anh bà con mà thương xót cho một thân phận ăn bám tối tăm. Cuộc đời không có một cái đích nào để vươn tới, sao mà chán thế. Biết có thuyết phục cũng vô ích, tôi lặng lẽ cáo lui.
Vừa chui ra khỏi vành tai, tôi đã nhìn thấy mấy chị Sáo sậu đậu chễm chệ trên lưng bò, .các chị đang bắt Rận cho nó. Con bò rung rung ra vẻ thích thú. Tôi chuồn vội lên sừng rồi buông mình nhảy dù xuống đất. "Tránh voi chẳng xấu mặt nào", để các chị trông thấy lại thêm rách việc.
Tôi cố tìm về chỗ cũ để hỏi thăm tin tức thằng út, nhưng mọi người không ai biết đích xác. Chị cánh Cam bảo lúc trưa thấy nó chạy quanh gò mả tim tôi, anh Bọ Dừa lại cho biết hồi chiều có trông thấy nó ngồi khóc dưới gốc Dứa dại, sau đó thất thểu đi về hướng Tây. Chắp nối mọi tin tức, tôi xác định được đường đi của nó và cố bám theo, dọc đường gặp ai cũng hỏi. Người cuối cùng trông thấy thằng út là bà Chuồn ớt. Bà nói :
- Tôi đậu trên ngọn lau, nhìn xuống thấy nó và con mẹ Tò vò ngồi nói chuyện gì to nhỏ với nhau, sau đó hai đứa dắt nhau di đâu không rõ.
Thôi chết tôi rồi ! Thế là thằng út mắc mưu rồi. Tò vò là kẻ thù không đội trời chung của chúng tôi. Nguyên là khi sắp đến kì sinh nở, bao giờ Tò vò mẹ cũng xây một cái tổ bằng đất sét cực kì chắc chắn, giống như một cái lô cốt vậy, cuối tổ nó dành một ô cửa hình vòm để làm lối ra vào. Đã có một thời loài người bắt chước kiểu cửa này và gọi đúng tên là cửa Tò vò. Khi công trình hoàn tất nó mới dụ dỗ những con vật nhẹ dạ cả tin về nhà, rồi tiêm cho một liều thuốc tê cực mạnh khiến cho những con này tuy đầu óc vẫn . tỉnh táo, tim phổi vẫn hoạt động nhưng không nói năng nhúc nhích gì được nữa. Sau đó Tò vò mẹ mới đẻ trứng, đính lên trần hang rồi chui ra ngoài và xây bít cửa hang lại một cách cực kì cẩn thận. Mục đích của nó là để khi con nở ra đã có sẵn thức ăn tươi, cứ việc ăn và lớn. Đến khi hết thức ăn thì cũng là lúc đã đủ sức để phá hang chui ra ngoài. Việc làm thì tàn bạo và độc ác như vậy nhưng được tiến hành một cách rất nhẹ nhàng kín đáo, khiến cho mọi người hiểu lầm khoác cho nó một cái vỏ nhân đạo, chẳng thế mà ca dao đã có câu :
"Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi ! Nhện hỡi ! Mày đi đường nào ?"...
Nhện chẳng đi đường nào cả, chỉ đi vào bụng con tò vò con thôi, oan cho chúng tôi quá !
Trở lại chuyện thằng út. Tôi biết thế này là nguy rồi, nó bây giờ sống cũng như chết, chờ đến ngày con Tò vò con nở ra, nó róc xương, xẻ thịt mình dần dần, chắc là đau đớn lắm !...
Không ! Không thể để như thế được, phải nghĩ cách cứu nó. Tôi nhanh chóng xác định, trước hết bây giờ phải tìm cho ra chỗ giam giữ nó đã, rồi mọi việc sẽ tính sau. Đi vòng quanh gốc lau, tôi cố căng mắt ra tìm vết chân thằng út. May nhờ đất ẩm nên chỉ một lúc sau là phát hiện được. Thằng này hôm trước đi đường vì mải ngó nghiêng nên bị vấp, đến hôm nay vẫn đi cà nhắc nên nhìn vết chân không đều bên sâu bên nông là tôi nhận ra ngay. Bên cạnh có những dấu chân lạ, tôi đoán là của con Tò vò. Hai vết chân song song nhau trên một đoạn đường khá dài, đến một ngã ba thì trộn vào nhau trong một vùng đất nát vụn, tả tơi Hình như đã xảy ra một cuộc vật lộn. Tôi đoán là thằng út sau khi đi một chặng đường đã phát hiện ra chân tướng của mụ Tò vò, muốn tìm cách rút lui nhưng không kịp, nó đã bị cái trâm độc của mụ Tò vò hạ gục vì từ đám đổ nát đi ra chỉ còn thấy vết chân Tò vò cùng một vệt kéo lết chạy dài trên cát. Dõi theo những dấu vết này tôi đi mãi, di mãi, qua nhiều chặng đường khúc khuỷu tới chân tường một ngôi miếu cổ thì mất hút. Đang ngơ ngác nhìn quanh chưa biết xử trí thế nào, chợt thấy một bác Kiến đen đi qua, tôi vội níu lại hỏi thăm. Nhờ bác Kiến tốt bụng chỉ đường mà tôi tìm được hang ổ của con Tò vò nằm bám vào xà gỗ sát mái ngôi miếu. Tôi đi vòng quanh nhưng không có lối vào tất cả đã được xây kín bưng. Tôi cố cạy thử nhưng vô ích. Khi xây tổ mụ Tò vò đã nhào trộn kĩ từng viên đất sét nhỏ cùng với nước bọt của nó tạo thành một loại nguyên liệu còn cứng hơn cả xi măng, tôi làm sao mà phá cho nổi. Hì hục từ chập tối cho tới quá nửa đêm, người ngợm ê ẩm mà tôi vẫn chưa tạo được một vết sây sát nào trên thành cái lô cốt ấy cả. Mệt quá tôi nằm ra bên cạnh ngủ cho tới sáng. Tỉnh dậy tôi lại lao vào đào bới như một thằng điên. Nghe tiếng động. mấy anh Bọ nẹt ở gần đấy cũng ra phụ giúp rồi đến trưa lại có thêm mấy chàng Kiến lửa hăng hái xông vào, nhưng cố gắng lắm mọi người cũng mới chỉ bẩy được mấy hạt cát bám ở rìa ngoài, chưa ăn thua gì cả. Cứ dà này thì mười ngày nữa may ra mới khoan thủng. Mà thời hạn còn lại không.được quá hai ngày. Tôi biết chỉ đến trưa ngày thứ hai là trứng nở. Sau khí nở chừng nửa ngày là Tò vò con bắt đầu sử dụng tới kho mồi do mẹ để lại, nghĩa là tính mạng thằng út bắt đầu bị đe dọa... Thấy tốc độ quá chậm, bác Kiến den lao đi cầu cứu Công cống - chuyên gia về khoan giếng. Nhưng rồi Công cống cũng phải bỏ cuộc vì mấy mũi khoan đưa ra đều bị gãy. Đến chiều bà Chuồn ớt tình cờ bay qua trông thấy, ghé xuống hỏi thăm. Sau khi nghe tôi kể lể sự tình, bà góp ý :
- Mụ Tò vò mà đã xây thì kiên cố lấm, đừng đập phá làm gì vô ích. Phải tìm cách đào một đường hầm xuyên dưới chân tường đột nhập vào trong thì mới mong cứu được thằng út.
- Nhưng thưa bà, gỗ cứng thế này thì đào hầm có khi còn khó hơn cả phá tường.
- ấy ! Cháu lầm rồi ! Cháu đào thì khó chứ với người có nghề thì chuyện ấy cũng đơn giản thôi.
- Vậy bà biết ai bà mách hộ cháu đi ?
- Kể cũng không hiếm lắm đâu. Thằng Mọt ngày nào nó chẳng khoan gỗ, nhưng thằng này làm chậm như rùa sợ không kịp. Chi bằng cháu cứ đến cầu cứu Chúa Mối, nếu Chúa đồng ý cho một đội công binh đến thì chẳng mấy chốc là xong.
- Nhưng thưa bà, cháu chẳng biết Chúa Mối ở đâu để mà tìm.
- à ! Về việc ấy thì ta có thể giúp cháu được ! Nào, hãy trèo lên đây !
Bà ghé lưng cho tôi trèo lên.
- Chắc chưa ? Bà hỏi.
- Dạ thưa chắc rồi ! Tôi trả lời.
Chỉ khẽ rùng mình, vẫy nhẹ đôi cánh, bà vút lên cao, rồi cứ giang thẳng cánh bà lướt trong không khí. Kiểu bay của bà thật nhẹ nhàng thanh thản, không giống cái kiểu đập cánh ầm ĩ đến chóng cả mặt như lũ châu chấu. Chỉ loáng một cái đã thấy bà hạ xuống đậu trên một ụ mối to tướng, có dáng dấp tương tự như một cái Kim tự tháp. Có lẽ do đã quen biết từ trước nên chỉ qua một vài lời giới thiệu của bà là lính canh cửa đã sẵn sàng dẫn tôi vào gặp Mối Chúa. Tôi chưa bao giờ gặp một công trình kiến trúc đồ sộ, hoàn hảo và được bảo vệ chu đáo đến như vậy. Từ cửa hang vào là một đường hầm quanh co với vô vàn lối rẽ. Tại mỗi lối rẽ có một trạm gác, trong trạm có khoảng nửa tiếu đội mối quân vũ khí sẵn sàng. Vũ khí ở đây là một bình hơi cay gắn trước trán và cặp hàm nhọn sắc. Mối quân phân biệt với mối thợ ở chiếc đầu to và cơ thể lớn, chúng chuyên lo nhiệm vụ canh phòng, không phải sản xuất. Lương thực của chúng hoàn toàn do mối thợ cung cấp và không bao giờ bị thiếu thốn. Có lẽ vì vậy nên việc bảo vệ hết sức nghiêm túc. Suốt dọc đường đi tôi không hề thấy có mối quân nào lơ là hoặc làm việc riêng, thật đáng cho ta học tập: Càng xuống sâu không khí càng mát. Cung điện của Chúa Mối được bố trí ở tầng cuối cùng. Trên lối vào cửa chính là hai 'hàng ngự lâm quân túc trực ở hai bên, càng nhọn chĩa ra ngoài trong tư thế săn sàng chiến đấu. Qua khỏi cửa chính là một phòng hình vòm. Xung quanh phòng và trên trần, cách quãng nhau đều đặn là những chú mối cánh nằm ép mình, chân bám chặt, cánh rung đều đặn, chắc là để quạt mát cho Chúa và để cho không khí trong phòng. được lưu thông. Công việc này có lẽ vất vả vì chốc chốc lại thấy đổi ca, tốp mới vào lặng lẽ thay cho tốp cũ đi ra, hoàn toàn yên tĩnh và trật tự.
Nằm chễm chệ giữa phòng là Mối Chúa, đẫy đà, to gấp hàng vạn lần mối quân. Phòng rộng là vậy mà Chúa nằm gần kín. Hai bên mình Chúa và trên lưng Chúa là mối Ngự y, chuyên lo về sức khỏe của Chúa. Chúng di chuyển nhẹ nhàng, khéo léo điều khiển đôi râu đập khẽ lên da dẻ của Chúa giống như động tác mát-xa, chắc là để cho huyết mạch của Chúa được lưu thông. Thỉnh thoảng lại thấy chúng dừng lại, ghé miệng liếm sạch những vệt mồ hôi sữa rịn ra trên mình Chúa, giữ cho Chúa lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Diễu qua trước mặt Chúa một cách cung kính là các mối đầu bếp, chúng liên tục dâng lên cho Chúa những món ăn ngon bổ. Đứng xếp một hàng dài sau đuôi Chúa là mối đỡ đẻ. Chúa đẻ liên tục, cứ khoảng vài giây lại có một cái trứng rơi ra. Con mối đỡ đẻ đứng gần nhất dơ càng hứng một cách khẽ khàng rồi cẩn thận khiêng vào phòng ấp, con tiếp sau lên thế chân, cứ thế liên tục không kể ngày đêm !...
Tôi tiến đến trước Chúa, cung kính vái chào theo nghi thức ngoại giao rồi trình bày vấn dề và nêu lời thỉnh nguyện. Chúa vừa ăn vừa nghe một cách lơ đãng. Tôi đã hơi thất vọng. Nhưng thật không ngờ, tôi vừa dứt lời, Chúa đã quyết định ngay. Theo lệnh Chúa, đội công binh lập tức lên đường. Tôi rập đầu tạ ơn và cũng vội vã cáo lui, vì thời gian bây giờ quý hơn vàng ngọc. Mối canh cửa dẫn tôi trở ra theo một lối khác. Thì ra đường trong này toàn là đường một chiều, không bao giờ xảy ra ách tắc giao thông mặc dù đi lại liên tục. Tôi khâm phục một xã hội có tổ chức. Bà Chuồn ớt vẫn chờ tôi trên miệng hang và lặng lẽ trả tôi về chỗ cũ, sau đó bà phải đi ngay cho kịp giờ họp vào buổi hoàng hôn với mấy chị Phù du. Trong lúc chờ đợi đám mối công binh, tôi tranh thủ chui vào đám lá mục vận động mấy chị Đom đóm tối lên giúp đỡ vấn đề ánh sáng, các chị vui vẻ nhận lời.
Đêm cuối tháng, trời không trăng, tối đen như mực. Tôi cứ sợ mấy anh mối lạc đường, nhưng các chị Đom đóm bảo không lo, mối đi trong bóng tối còn giỏi hơn đi ngoài ánh sáng. Các chị Đom đóm thật vui vẻ và nhiệt tình. Tôi chỉ định mượn đèn của vài ba chị thì các chị rủ nhau cả xóm cùng đi, rồi lại còn ca hát nhảy múa giúp vui, ánh sáng lung linh soi sáng cả một vùng, cứ như ngày hội hoa đăng...
Khoảng quá nửa đêm thì mối công binh tới. Ban đầu tôi cứ tưởng lính công binh chắc phải gân guốc lực lưỡng lắm, ai dè lại rất trắng trẻo thư sinh, ngược hẳn với dự đoán của tôi. Họ bắt tay ngay vào việc, không nghỉ ngơi gì cả. Sau khi đi vòng quanh một lượt, đội trưởng quyết định chọn điểm công phá tại một vùng gỗ có màu nhạt hơn xung quanh. Gỗ rất cứng nhưng nhờ hàm sắc mối công binh vẫn khoan thủng. Lỗ khoan được mở rộng dần thành một miệng hầm hai người chui lọt. Cứ thế họ thay phiên nhau vào ra liên tục một cách rất tự giác. Khi đã ngập đầu thì hầm được khoan theo chiều ngang theo hướng xuyên thắng vào giữa lô cốt. Càng nhích gần lô cốt bao nhiêu thì tôi càng hồi hộp bấy nhiêu. Tính mạng em tôi trông cậy cả vào công trình này. Tôi tràn trề hi vọng. Gần sáng thì ước lượng đường hầm đã tới sát chân tường. Mọi người mệt rã rời. Các chị Đom đóm đã về ngủ tự lúc nào. Riêng mấy anh mối vẫn kiên trì bám trụ, nhích dần từng li một. Khi đã chắc chắn vượt qua bức tường của lô cốt Tò vò, các anh mới chuyển hướng khoan ngược lên. Các lưỡi khoan đang xén ngọt vào gỗ và ai cũng tưởng nhiệm vụ sắp hoàn tất thì... "roạt"... "roạt", dầu lưỡi khoan tóe lửa, đất cát rơi rào rào. Tất cả đều chững lại... Thế này là thế nào? Lẽ ra hết lớp gỗ thì phải tới lòng hang, nghĩa là tới nơi giam giữ em tôi chứ sao lại gặp lớp xi măng quái ác này. Ngẫm nghĩ mãi mới vỡ lẽ ra rằng, mụ Tò vò khi xây tổ không chỉ xây chung quanh mà còn đổ nền cả bên dưới nữa. Ghê gớm thật ! Bây giờ làm thế nào? Nếu khoan tiếp vào xi măng thì chắc chắn là gãy mũi khoan, mà bỏ cuộc thì em tôi chết. Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là tò vò con sẽ chui từ trứng ra !... Mặt Trời nhích dần lên, mấy anh mối sợ nắng đã lùi cả vào trong đường hầm, chờ đợi ý kiến của tôi. Ruột tôi như có lửa đốt, nghĩ mãi vẫn chưa ra kế gì. Chợt trên mái ngói, từ kẽ hở giữa hai viên ngói, một cái đầu Cuốn chiếu thò ra. Chừng như đã thấy rõ nét bối rối trên mặt tôi, bác hỏi :
- Có vấn đề gì vậy ?
Tôi trình bày tóm tắt công việc và những trở ngại đang gặp. Bác chậm rãi ngắt lời :
- Không hề gì đâu. Ta nằm trên này nên thấy tất cả, từ lúc mụ Tò vò đặt "viên gạch" đầu tiên cho tới khi nó trát mạch vữa cuối cùng, tất cả đều không lọt qua mắt ta. Cái nền tổ mụ xây không đều đâu. Nó giống như một cái lòng chảo, xung quanh chân tường rất dày nhưng càng vào giữa càng mỏng. Chính giữa mỏng như tờ giấy, chỉ cần đụng khẽ cũng bung. Bây giờ các cháu đã đào qua chân tường rồi, chớ vội trồi lên. Hãy khoan tiếp một quãng nữa, vừa khoan vừa chọc thăm dò, sẽ tới chỗ mỏng. Nghe xong, tôi mừng quá vội chui xuống đường hầm động viên mấy anh mối khoan tiếp theo lời chỉ dẫn của bác Cuốn chiếu. Quả nhiên chỉ hơn một tiếng sau, khi đường hầm vào sâu thêm một đoạn, vừa mới chọc thăm dò lần đầu, trần hầm đã rụng xuống một mảng tướng cho phép chui lọt. Được tin báo, mừng quá, tôi lao vội vào. Nhìn khoảng trống đen ngòm thông với lòng hang tối mít, lặng lẽ như một cái nhà mồ, tôi hợi rợn người: Nhưng tình thương em trào lên lấn át tất cả; tôi bám miệng hố du thân mình chui hắn vào lòng hang. Trong này tối quá, không nhìn thấy gì cả. Đứng một chút, vần không thấy gì, tôi quyết định bò vòng quanh hang. Phía bên trái, đụng phải một vật gì mềm mềm, lạnh lạnh, tôi rụt vội tay về. Nhưng rồi vì tò mò, tôi lại tiếp tục đưa tay thăm dò. Thì ra là một con Sâu, rau, nằm thẳng đuỗn như một khúc xúc xích. Tôi quay sang phải, lại đụng một con Sâu nữa, sao mà nhiều Sâu thế ! vẫn chưa thấy thằng út đâu. Bò qua người con Sâu, tôi trườn tiếp tới cuối hang. Đây rồi ! Đúng là thằng út nhà tôi đây rồi ? Tôi đưa tay sờ khắp người nó. Vẫn nguyên vẹn nhưng không còn hay biết gì nữa cả, hoàn toàn bất động. áp sát tai vào ngực, nghe thật kĩ vẫn có tiếng tim đập thoi thóp. Như vậy là nó chưa chết ' Mấy anh mối xúm vào giúp tôi khiêng thằng út tới miệng hang rồi chuyển nó ra ngoài. Các anh cũng không quên kéo luôn cả mấy con Sâu ra, nói là để làm phúc. Sau khi đã đặt thằng út nằm vào một chỗ yên tĩnh mát mẻ, tôi định quay vào tìm diệt cái mầm của tội ác là con Tò vò con sắp nở. Các anh Mối bảo không cần thiết, khi nguồn thức ăn đã bị triệt thì chẳng phải giết Tò vò con cũng chết. Biết vậy nhưng tôi vẫn tức, song trước mắt tôi bây giờ là việc cứu tính mạng thằng út, cấp thiết hơn nhiều nên tôi cũng dễ dàng bỏ qua. Mọi người xúm vào giúp thằng út, nào là cạo gió, giác hơi, châm cứu..., nhưng xem ra chẳng ăn thua gì. Nó vẫn nằm thiêm thiếp, mắt nhắm nghiền. Đến xế chiều, sau khi bàn đi tính lại mãi, bác Cuốn chiếu khuyên nên chuyển đến bệnh viện Kiến đỏ. ở đó có nhiều thầy thuốc giỏi, lại đầy đủ phương tiện, thuốc men. Cũng chả còn cách nào hơn tôi đành nghe theo. Nhờ bác Cuốn chiếu dẫn đường, toàn đội mối công binh và tôi xúm vào khiêng thằng út cùng hai con Sâu nhằm hướng gốc Đa gần đó - nơi có bệnh viện Kiến đỏ - cùng cất bước lên đường.
Cũng thật may, tuy chúng tôi chỉ là khách vãng lai, chẳng dây mơ rễ má gì, các thầy thuốc vẫn ân cần chu đáo, không đòi hỏi những thủ tục rườm rà. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ cho biết trường hợp hai con Sâu rau là hết hi vọng, vì tìm ngừng đập quá lâu nên các nơron thần kinh đã bị hủy hoại, không có khả năng hồi phục. Riêng thằng út do thể lực tốt, sức chống đỡ khá hơn nên còn có chút ít hi vọng. Tôi ngỏ lời biết ơn và gửi gắm tất cả niềm tin vào tài năng của các bác sĩ.
Lùi ra tôi mới biết là bác Cuốn chiếu và các anh Mối vân đợi ở ngoài để hỏi thăm tin tức. Thật là tốt quá ! Tôi thông báo ngắn gọn tình hình, cảm ơn và mời họ về nghỉ. Tôi cũng nhờ đội công binh chuyển lời biết ơn tới Chúa Mối. Chia tay họ, tôi cứ ngậm ngùi mãi. Họ là những người bạn tốt, rất tài năng, cần cù, có đầu óc tổ chức, chỉ tiếc vì hoạt động không đúng hướng nên bị loài Người ghét bỏ...
Kể từ hôm đó, tôi xin tá túc tạm thời ở xứ Kiến đỏ để theo dõi bệnh tình và chăm sóc thằng út. Nơi đây nhịp điệu sống của mọi thành viên trong xã hội hết sức khẩn trương. Đi đứng vội vàng, thông tin ngắn gọn. Tuyệt nhiên không bao giờ thấy cảnh ngồi túm năm tụm ba, chuyện con cà con kê như ở xứ tôi. Mọi người đều có việc làm, đều lao động một cách say sứa và vì thế đều rất quý thời gian. ở đây vấn đề vệ sinh môi trường được tôn trọng tuyệt đối, trên đường đi không bao giờ có bụi bậm rác rưởi và đặc 'biệt là người chết có nghĩa địa riêng, tách khỏi khu dân cư nên bệnh tật ít lây lan và bệnh viện không bị quá tải. Khác với Mối, chỉ sống dựa vào các phẩm vật có sẵn như cây cối, nhà cửa, sách vở, quần áo... Kiến đỏ biết chủ động tạo nguồn thức ăn. Tôi đã được tới thăm hai cơ sở sản xuất lớn của Kiến đỏ là "Nông trường bò sữa" và "Trung tâm vi nấm". Bò sữa của Kiến đỏ không ăn cỏ mà chuyên môn hút nhựa cây, hình dạng giống con Rệp nên loài người gọi là Rệp cây. Nó đặc biệt thích thú khi được Kiến đỏ chăm sóc. Cứ mỗi lần được anh Kiến đỏ vuốt ve, chị "Bòn lại ngoan ngoãn tiết ra một giọt sữa ở phía đuôi. Số sữa nhiều đến nỗi công nhân nuôi bò dùng không hết phải đưa về Ban sẻ cho đồng loại và nuôi "người" bệnh. Thằng út nhà tôi cũng được cho uống loại sữa này, ngon và bổ hơn cả sữa "Cô gái Hà Lan" vẫn quảng cáo trên đài. "Trung tâm vi nấm" thì công phu hơn. Dó là những khu vườn được khoét sâu dưới mặt đất, chuyên cấy các loại nấm đặc sản cực nhỏ. Phần lớn dùng làm thực phẩm, một số ít dược bào chế thành thuốc chữa bệnh. Chính nhờ thuốc này mà đến ngày thứ ba thì thằng út mở được mắt, rồi sau đó đòi uống nước nhưng vẫn sốt li bì. Suốt ngày đêm tôi túc trực bên nó, nghe ngóng từng hơi thở của nó. Cứ mỗi lần nó lên cơn co giật mê sảng là tim tôi như thắt lại. Nếu nó có mệnh hệ gì thì tôi ân hận biết đến chừng nào.
May mà chiều hướng sốt cứ ngày càng giảm dần, đến ngày thứ mười thì nó tỉnh hẳn nhưng chân tay vẫn còn tê bại chưa cử động được. Tôi kiên trì xoa bóp và dìu nó tập đi từng bước một, tránh cho các khớp khỏi bị cứng: Sau một tháng nó đã có thể tự đi lại được nhưng còn yếu lắm. Không muốn làm phiền các bác Kiến đỏ nhiều quá, tôi xin cho em xuất viện và đưa nó về một vùng yên tĩnh dưới mấy gốc tre, cạnh ao làng gần đó để tiện bề chăm sóc. Các bác sĩ, y tá, hộ lí của bệnh viện lưu luyến tiễn đưa, lại còn tặng anh em tôi mấy bịch thuốc để về uống tiếp. Thật cảm động quá chừng, ơn cứu mạng nây biết đến bao giờ mới trả được !
Thằng út tuy đã qua cơn hiểm nghèo nhưng để bình phục hoàn toàn có lẽ cũng còn lâu. Vì vậy tôi chủ trương xây dựng chỗ ở mới tương đối tươm tất, để có thể ổn định cuộc sống trong nhiều ngày chứ không thể tạm bợ được. Chọn một buổi sáng đẹp trời, tôi dệt một mành lưới ngay gần mép nước, to gần bằng mành lưới của mẹ tôi ngày xưa. Và kế đó cũng là một vòm hang an toàn cho hai anh em ẩn náu. Mồi sa bẫy đều đặn tạo cho anh em tôi một cuộc sống thanh bình no đủ Hàng ngày tôi bắt thằng út phải tuân thủ một chế độ tập tành nghiêm túc, từ đu dây tới nhảy cao, nhảy dài, vồ gần, vồ xa. Mấy hôm đầu bị đau cu cậu có vẻ nản, cứ viện cớ đau bụng, nhức đầu 'để trốn. Tôi phải ép mãi nó mới quen dần. Ba tháng, kể từ sau ngày xuất viện, hôm nay thằng út tự chăng lưới và bắt mồi một mình, không cần tới sự hỗ trợ của tôi nữa. Như vậy là nó đã khỏe mạnh bình thường, tôi mừng quá. Bây giờ thì anh em tôi đã thuộc hàng khá giả trong vùng vì đã có của ăn của để. Kể ra, cứ đà này thì chẳng mấy chốc mà giàu to, nhưng nghĩ tới những tấm lòng nhân hậu đã cưu mang mình trong các bước cơ nhỡ khốn cùng, tôi đem của cải dư thừa san sẻ hết cho những người nghèo khó trong vùng.
Hay nhận được quà tặng của chúng tôi là mấy anh Nhện nước hàng xóm. Các anh là dân chài lưới, chuyên sống bằng nghề sông nước. Nhờ có các chân bơi, các anh có thể lướt nhẹ trên mặt nước như người ta trượt băng nghệ thuật. Cuộc đời phụ thuộc vào thời tiết, rủi may nên thu nhập của các anh thường không ổn định, no đói thất thường. Từ trên lưới nhìn xuống, chúng tôi thấy tất cả nên thường chủ động ' gỡ mồi chia sẻ với các anh. Lúc đầu chưa quen, họ còn giữ kẽ nên hay từ chối. Sau thấy chúng tôi thực bụng, không có ý định mua chuộc hay lợi dụng gì, họ vui vẻ nhận. Đôi bên qua lại, chuyện trò, ngày càng thêm thân mật.
Một ngày nọ họ rủ anh em tôi xuống chơi thăm nhà. Cả tôi và thằng út đều rất thích nhưng khấn nỗi chúng tôi đâu có biết bơi. Nhìn các anh tung tăng lượn . lờ trên nước thì cũng thích thật nhưng chớ có dại mà bắt chước. Loại như anh em tôi mà mon men xuống nước thì chỉ có về thăm Hà Bá sớm. Nhưng thói đời càng sợ lại càng thèm, tôi đã cố gắng lắm song vẫn không sao từ bỏ được ý muốn làm một chuyến dao chơi trên mặt nước.
Tại sao ta lại không thể đi thuyền nhỉ ? Tôi tự hỏi.
Lá tre rụng, nổi đầy trên mặt nước, cứ việc leo lên một chiếc, muốn đi đâu thì đã có anh Nhện nước kéo, lo gì Tôi nghĩ thế nhưng không dám nói với thằng út, sợ nó làm liều. Có gì mình cứ thử trước đã, nếu thành công thì rủ nó theo cũng chưa muộn. Rủi có bề nào thì một mình mình chịu, còn hơn là kéo em vào chỗ nguy hiểm.
Nghĩ là làm. Sáng hôm sau, lựa lúc thằng út còn ngủ say tôi . lẻn ra khỏi nhà, mò xuống bờ hồ. Nháy mắt với mấy anh Nhện nước xong tôi nhảy lên mộ chiếc thuyền lá . tre đậu gần bờ nhất, vừa háo hức vừa hồi hộp. Vốn lâu nay vẫn chèo kéo chúng tôi xuống chơi, bây giờ gặp dịp, các anh nhanh chóng xúm vào kéo thuyền tôi ra xa bờ. Ôi ! Thích quá chừng ! Xưa nay tôi chưa bao giờ được hưởng cảm giác này cả Lách qua mấy bụi sen, súng ven bờ, thuyền tôi tiến dần ra giữa hồ. Chao ôi là mênh mông trời nước. Gió sớm mơn man mặt hồ làm gợn lên những đợt sóng lăn tăn. Chiếc thuyền bồng bềnh trong sương mù buổi sáng giống như bơi trong mây. Bên kia bờ, bà Bói cá im lìm trong bộ cánh màu xanh như còn ngái ngủ. Yên tĩnh đến mức như có thể nhe được tiếng tôm cá nói chuyện dưới đáy hồ...
Cho tới khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua bụi tre chiếu xuống mặt hồ thành những đốm tròn nhảy nhót tôi mới nhớ tới thằng út. Giờ này chắc nó dậy lâu rồi, không thấy tôi thể nào nó cũng đi tìm. Thôi, tôi phải về thôi ! Các anh Nhện nước ra chiều tiếc rẻ, họ nói trong hồ còn nhiều chỗ đẹp đáng xem, nhưng tôi cảm ơn, hẹn dịp khác. Chiếc thuyền lá tre lại từ từ quay mũi.
Bây giờ thì tôi đã hơi quen quen, có thể đi lại trên thuyền được rồi chứ không quá sợ như lúc bán đầu nữa. Các anh Nhện nước hứa hôm nào sẽ tập bơi cho tôi.
Thuyền đang trôi êm đềm, gió vẫn nhè nhẹ thổi, thời tiết thật là lí tưởng. Bỗng bà Bói cá như chợt tỉnh, bay vụt lên cao, rồi cứ vỗ cánh đứng yên một chỗ, mắt chăm chú nhìn xuống mặt hồ. Như vậy là bà đã phát hiện được một chú cá nào bơi gần mặt nước rồi. Hồi ở trên bờ, tôi đã nhiều lần thấy cảnh này, sau khi xác định tọa độ chính xác, bà sẽ thu gọn đôi cánh, cắm đầu lao thẳng xuống như một mũi tên và dùng mỏ cắp gọn con mồi còn nhanh hơn người ta gắp cá trong đĩa. Đang suy nghĩ lan man thì... "Bùm"... Thôi chết tôi rồi! Chỗ bà lao xuống ngay trước múi thuyền tôi, hơi chếch về bên trái. Một cột nước dựng lèn, chiếc thuyền xoay ngang rồi lật úp. Tôi còn kịp nhìn thấy mấy anh Nhện nước bắn lên cao. Bị lật ra khỏi thuyền, tôi cố vùng vẫy, chới với, uống liền mấy ngụm nước rồi chìm dần. Tai nạn bất ngờ, các anh Nhện nước cũng chẳng kịp trở tay.
Thế là hết ! Tôi giẫy giụa trong cơn tuyệt vọng.
Chẳng lẽ mình lại chết vô nghĩa thế này ư ?
Chợt một vật gì giống như hai gọng kìm cặp chặt lấy chân tôi và kéo đi với một tốc độ kinh người. Tôi căng mắt ra nhìn và cố phán đoán. Nước làm cho mắt tôi cay xè, mọi hình ảnh trở nên nhòe nhoẹt, nhưng tôi vẫn kịp nhận ra con Rô.
Ôi ! Khốn khổ thân tôi ! Như vậy là tôi sẽ chết trong bụng cá. Chỉ một chút nữa thôi là con này sẽ nuốt. Sống cạnh ao hồ nên tôi biết rõ đặc điểm của loài cá này lắm. Bắt được mồi không bao giờ ăn ngay mà phải kéo đi một quãng xa nhằm tránh sự xâu xé của đồng loại rồi mới nuốt... Đau đớn, hoảng loạn làm cho tôi ngất đi và không còn hay biết gì nữa...
Trong cơn mơ màng, tôi nghe có tiếng róc rách như sóng vỗ mạn thuyền, tiếng tôm cá thì thào ở một nơi nào xa lắm... Tôi nghĩ bụng, đây chắc là cái mà người ta gọi là thế giới bên kia đây. Kể ra, thế này thì cũng không có gì ghê gớm lắm... Tôi hơi hé mắt nhìn xem cái gì... Ô ! Lạ quá ? Tôi đang ở dưới nước. Rõ ràng xung quanh tôi toàn nước, nhưng sao tôi không ướt ? Tôi lại thở được mà không bị sặc mới thiệt là đặc biệt. Mình có nằm mê không nhỉ ? Tôi tự hỏi. Để xác định lại xem mình mơ hay tỉnh, tôi thử hít vào thật sâu rồi thở ra và mở hẳn mắt.
- A ! Tỉnh rồi !... Tiếng ai đó khẽ reo lên.
Lúc bấy giờ tôi mới nhìn thấy đứng cạnh mình là một anh chàng lạ hoắc. Thoạt trông đã biết ngay là họ hàng nhà Nhện nhưng sao kì dị quá. Toàn thân đen chũi, lông lá đầy mình, các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, mặt mũi bặm trợn, trông dáng dấp đúng là dân giang hồ anh chị nhưng giọng nói thì lại hiền khô.
- Đây là đâu ? Tôi hỏi.
- Nhà tôi. Anh trả lời ngắn gọn.
Bây giờ tôi mới để ý quan sát. Thì ra mình đang nằm trong một căn phòng có hình dạng giống như một cái chuông úp trong nước. Toàn bộ tường và trần phòng là một màng lụa mỏng, trong suốt, không thấm nước. Nằm trong phòng nhìn ra vẫn thấy tôm cá bơi lượn ở xung quanh. Đúng là một ngôi nhà thủy cung.
- Vì sao tôi lại ở đây ? - Tôi hỏi tiếp.
- à ! Hôm qua khi thằng cá Rô sắp xơi tái cậu thì bị một lão cá Lóc phóng theo. Bí quá thằng Rô phải buông mồi để chạy tháo thân. Mình ngồi trong này trông thấy hết, vội lao ra kéo cậu về đây cứu chữa.
- Ôi ! Anh tốt quá ! Cảm ơn anh nhiều.
- ơn với huệ cái quái gì. Ai gặp người hoạn nạn mà chẳng phải cưu mang. Anh gạt đi với một giọng khinh bạc.
Tò mò, tôi hỏi anh về nguồn gốc căn nhà thơ mộng này. Anh cho biết vì thích yên tĩnh, mát mẻ nên mới nảy ra ý định xuống sống ở dưới này. Để có được căn nhà này anh cũng phải lên bờ dệt lưới. Chỉ có điều khác với chúng tôi là anh dệt rất dày, sợi nọ ken khít sợi kia nên nước không thấm qua được. Khi xong việc anh ôm lưới lặn tuốt xuống nước rồi đính chặt mép lưới vào các gốc cây thủy sinh. Cuối cùng tới công đoạn tích trữ không khí để thở mới là vất vả nhất. Anh phải trồi lên trụt xuống hàng trăm lần để ôm các bọt khí thả vào dưới lưới. Bọt khí bị tấm lưới kín giữ lại ngày càng nhiều sẽ đẩy tấm lưới phồng lên như một cái chuông. Ước chừng lượng khí dã đủ dùng, anh sẽ dệt cho miệng chuông hẹp lại thành một cái cửa vừa mình anh chui lọt. Hàng ngày, trừ khi phải ra ngoài kiếm ăn, còn bao nhiêu thời gian anh đều sống ở trong "chuông" nên mọi người gọi anh là Nhện chuông. Kể thì cũng thú thật, ngồi trong này lúc nào cũng như được xem phim màn ảnh rộng, "màu sắc trung thực, âm thanh sống động"... Tôi chưa bao giờ được trông thấy những con cá cờ rực rỡ đến như vậy. Bình thường chúng lả lướt như những nàng tiên nhưng chỉ cần một xích mích nhỏ là sẵn sàng xô vào cấu xé nhau tơi tả như những mụ "nặc nô" chính hiệu...
Tôi hỏi, anh làm thế nào để thoát khỏi sự tấn công của lũ cá ? Anh cho biết, tất cả chúng nó đều chê thịt anh hôi nên không đứa nào thèm đụng tới.
- Thế anh cứ thở mãi trong này thì rồi cũng phải có lúc ngạt chứ ? Tôi hỏi.
Anh thong thả trả lời :
- Ôi dào ! Lo gì chuyện đó. Lâu lâu khi nào thấy khó thở thì mình chui ra ngoài, ôm cái "chuông" bớp chặt lại. Khí đọng tuồn ra hết, mình lại đi lấy khí mới về thay...
Hay thật . ở đời trong cái rủi vẫn có cái may. Nếu không gặp tai nạn vừa rồi thì làm sao tôi có thể biết được kiểu sống kì lạ dưới đáy nước của một đồng loại mình.
Đến chiều, xem chừng trong người đã tỉnh táo, tôi xin phép anh ra về. Nhưng anh ngăn lại, bảo không nên vội vàng, chờ sáng hôm sau nếu khỏe hắn, anh sẽ đưa về. Tôi nhớ thằng út quá, Không thấy tôi về chắc nó phải khóc hết nước mắt. Suốt đêm tôi cứ thao thức, khó ngủ quá ! Sáng ra, thấy tôi cứ một mực xin về anh miễn cưỡng trồi lên mặt nước, kéo xuống một cái bọt khí chụp vào đầu tôi rồi ôm cả tôi lẫn bọt khí nổi lên. Tới mặt nước, nhắc tôi bám chặt, anh nhằm hướng bụi tre lướt đi với một tốc độ chóng mặt, chỉ chút xíu là tới bờ. Tôi vừa bắt tay từ biệt và nói lời cảm ơn xong, quay đi quay lại đã không còn thấy bóng anh đâu. Chắc anh phải học được phép khinh công mới có thể đi nhanh đến vậy.
Men theo bờ cỏ tôi tìm đường về nhà. Chưa tới nơi đã nghe tiếng thằng út thét lên. Nó đâm bổ từ trên ngọn cây xuống ôm chầm lấy tôi và khóc nức nở. Nghe mấy anh Nhện nước sống sót trở về kể lại, nó cầm chắc là tôi dã chết mười mươi, khóc lóc ủ rũ suốt mấy ngày trời. Nay thấy tôi lành lặn trở về, nó mừng muốn phát điên, cứ ôm chặt như sợ tôi biến mất. Tôi kể cho nó nghe về tai nạn vừa qua và những may mắn đã giúp tôi thoát hiểm.
Các anh Nhện nước nghe tin tôi về, kéo nhau tới nhảy múa tưng bừng, kín đen trên mặt nước dưới bụi tre. Phải tới mấy ngày sau nhịp sống của chúng tôi mới trở lại bình thường như trước.