watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa Tầm Gởi-Chương VII - tác giả Nguyễn Thái Hải Nguyễn Thái Hải

Nguyễn Thái Hải

Chương VII

Tác giả: Nguyễn Thái Hải

Hơn thán sau, em mới cùng đoàn anh Phong trở lại cô nhi viện. Trước khi đi, anh Phong cẩn thận dặn em đừng cho các sư cô biết gì về những chuyện đã xảy ra, sợ các sư cô buồn. Em hiểu, hứa nghe lời.
Chuyến đi này, ngoài các anh chị quen thuộc, còn có thêm chị Uyên cùng đi. Lúc lên xe, nhớ đến ước mơ hôm nào em nói với nhỏ Thu Mai, rằng sẽ dẫn nhỏ ấy đi chơi cô nhi viện, em nghe cay nơi mắt.
Chị Uyên, lần đầu tiên hòa mình vào thế giới của tình thương nơi đây, có vẻ còn bỡ ngỡ lắm. Chị khen luôn miệng: "Em nhỏ này dễ thương quá, em nhỏ kia xinh ghê."
Bao giờ cũng thế, trở về cô nhi viện là em nghe lòng sung sướng. Nỗi buồn thương chỉ thoáng như một sợi mây mỏng vắt nghẹ ngang bầu trời trong xanh.
Trường đã nhập học và em đến lớp được hơn nửa tháng. Người đưa em đi học không còn là anh Phong, mà là anh Thông.
Trong gia đình mới, em được một điều an ủi là mọi người đều tỏ ra có thiện cảm với em. Bác Tường trai, ngày em gặp bác cùng đi với má nuôi em tới cô nhi viện, vui vẻ và tốt bụng, vẫn như dạo nào. Bác gái, luôn chiều chuộng chồng. Thấy bác trai mến em, cũng dành cho em những đối xử tốt. Anh Thông, tính tình phóng khoáng, gì cũng được, rất dễ dãi. Từ ngày đến ở chung, chưa lần nào em nghe anh cằn nhằn điều gì. Dù chỉ là điều nhỏ nhặt. Hàng ngày, anh chở em đi học. Tối đến, lại bỏ công kèm em học thêm nữa. Chị Hằng Thu thì chẳng khác anh Phong một ly, chăm sóc em từng chút.
Hôm em sang nhà chị, chị ôm chầm lấy em mà bảo:
- Bây giờ Dung Chi có chị rồi, đừng sợ gì hết nghe!
Má nuôi em:
- Bác gửi con Dung Chi ở đây một thời gian, nhờ cháu săn sóc hộ. Đợi khi nào bác trai hết giận nó, bác sẽ xin nó về...
Chị Hằng Thu đùa:
- Cháu không chịu trả Dung Chi đâu.
Má nuôi em cười:
- Cô không trả nó ấy à? Không trả nó thì tôi bắt cả cô về...
Câu nói làm chị Hằng Thu liếc nhìn anh Phong đỏ bừng mặt.
Nếp sinh hoạt trong gia đình chị Hằng Thu cũng không khác là bao so với gia đình anh Phong. Ngoại trừ một điều, là ở đây, em tương đối nhàn nhiều. Nhà ít người, lại toàn người lớn, chẳng ai để em phải làm gì cả. Thỉnh thoảng, em mới được phụ giúp công việc bếp nước, rửa mấy cọng rau, gọt mấy củ khoai, cắt vài dọc hành...
Bác Tường gái thật đảm đang, lại thêm chị Hằng Thu học được ở mẹ đức tính ấy, cùng thu xếp việc nhà thật vén khéo. Đôi lúc, em có ý nghĩ, phải chi, em được sống bên chị Hằng Thu mãi, có lẽ, em sẽ học được những đức tính tốt và sự đảm đang của chị.
****
Bây giờ vẫn còn mùa mưa. Cơn mưa chiều thứ bảy làm dãy nhà ngang của cô nhi viện sũng nước. Đoàn anh Phong đến thật đúng lúc. Cùng phân công, góp sức quét dọn lại nhà cửa bị lấm lem đầy đất bùn, rác rưởi.
Chị Uyên sau khi cùng chị Hằng Thu đi xem một vòng trong cô nhi viện, trở lại chỗ mọi người đang công tác, cũng cùng chị Hằng Thu thay áo, nhập bọn.
Chú Mộng cầm vòi nước xịt chỗ này, chỗ nọ, vừa phì phà điếu thuốc lá có vẻ ngon lành lắm. Dì Năm, dì Tiễn với những lời hối thúc chúng em làm việc. Nhỏ Chung vẫn cái tật chậm chạp, anh Thành vẫn cái tật làm ẩu... còn em, em vẫdn chưa chừa được cái tật vừa làm việc, vừa chuyện trò, đùa giỡn với một em nhỏ cô nhi khác.
Chừng hơn một tiếng, nền dãy nhà ngang sạch bóg. Mọi người xoa tay vui vẻ, rủ nhau đi rửa mặt mũi, chân tay.
Em tung tăng nhập bọn với các bạn. Em tưởng chừng mình không phải là khách, mà vẫn còn là Dung Chi của những ngày tháng sống nơi đây.
Em nhìn đồng hồ - chiếc đồng hồ xinh xinh quà tặng của chị Hằng Thu nhân dịp em đậu vào đệ thất - đã mười giờ hơn. Em nhớ đến giờ đút cháo. Và trong trí em bỗng loé lên một ý ngộ nghĩnh. Đúng rồi. Chút nữa em sẽ rũ chị Uyên cùng đút cháo cho một em nhỏ chưa biết đi. Em sẽ bảo chị ấy ãm thằng bé. ước sao nó "tè" thật đúng lúc, mọi người sẽ được một phen cười no nê nhìn chị Uyên lúng túng phản ứng.
Nhỏ Chung hỏi em:
- Mầy cười gì vậy? Dung Chi?
Em đáp:
- Tao cười nhỏ Thư Hương.
Nhỏ Thư Hương đang rửa chân, hỏi em:
- Cười tao cái gfi?
- Cười cái tên của mày. Gì mà Thư Hương. Thư Hương là gì/
- Tại mấy ông làm khai sanh chứ bộ. Còn tên mày, làm như có ý nghĩa lắm đấy. Dung Chi là gì?
Em cười trừ. Chẳng biết phải trả lời sao. Ừ nhỉ! Dung Chi là gì nhỉ?
***
Em đợi mãi không thấy anh Thông đến đón, đành đi bộ về nhà. Hôm nay, em được thầy dạy toán khen học giỏi và ngoan, thầy cho em mười chín điểm vào vở bài tập. Về nhà, thế nào em cũng sẽ đem kheo anh Thông trước tiên. Vì em học được như ngày nay, cũng là nhờ công anh kềm bảo hàng đêm. Những điều em biết trên trung học thật mới lạ.
Một kỷ niệm vui làm em khó quên được. Là bài viết chính tả Pháp văn đầu tiên. Em ngờ nghệch quá. Cô đọc "Une poupec" em viết ngay vào tập "uyn búp bê". Cô phải phì cười chỉ vẽ cho em. Về nhà, em kể cho chị Hằng Thu và anh Thông nghe, cả hai cùng cười ngất. Anh Phong biết chuyện, thỉnh thoảng lại chế em: "Cô em uyn búp bê của anh đâu rồi nhỉ? Chăc đang học Pháp văn?"
Cổng mở. Không hiểu người nhà sơ ý không đóng hay nhà đang có khách. Em bước chầm chậm về phía cửa. Cửa mở một cánh. Bên trong có tiếng trò chuyện. Hình như có tiếng má nuôi em thì phải.
Em lắng nghe. Đúng rồi. Đúng là tiếng của người. Chắc người sang thăm em. Em bước nhanh vào, không kịp quay nhìn chị Hằng Thu vừa đi từ cửa hông ra, gọi em: Dung Chi! Lại chị bảo này."
Bước vào phòng khách, em chợt đứng sững lại. Nét bối rối hiện rõ trên gương mặt má nuôi em và bác Tường trai. Hai tia mắt long lanh, nhọn hoắt xuyên thẳng về phía em. Em bỗng ù té chạy về phòng.
Khiếp hãi quá. Đôi mắt ấy bao ngày em tránh, đôi mắt ngày xưa đã không thèm nhìn em dù chỉ trong giây phút. Mà nay em gặp lại...
Em ôm mặt mong tìm che chở, nhưng không khóc được.
Tiếng má nuôi em:
- Tôi xin lỗi đã giấu ông...
Tiếng bác Tường:
- Tôi cũng thành thật xin bác bỏ lỗi cho...
Ba nuôi em - người vừa ném cho em hai tia nhìn dữ tợn - mỉa mai:
- Bà nói với tôi là đã gửi nó trở lại cô nhi viện. Hừ! Gửi về cô nhi viện...
Rồi có tiếng giầy nện mạnh trên nền, xa dần, tiếng bác Tường:
- Kìa bác! Bác ở lại nghe tôi phân trần đã nào.
Tiếng khóc nửc nở của má nuôi em vọng vào.
Cô nhi viện!
Có lẽ chỉ có nơi
đó mới là nơi em có thể sống yên vui. Văng vẳng bên tai em những tiếng: Cô nhi viện... cô nhi viện...



Hơn thán sau, em mới cùng đoàn anh Phong trở lại cô nhi viện. Trước khi đi, anh Phong cẩn thận dặn em đừng cho các sư cô biết gì về những chuyện đã xảy ra, sợ các sư cô buồn. Em hiểu, hứa nghe lời.
Chuyến đi này, ngoài các anh chị quen thuộc, còn có thêm chị Uyên cùng đi. Lúc lên xe, nhớ đến ước mơ hôm nào em nói với nhỏ Thu Mai, rằng sẽ dẫn nhỏ ấy đi chơi cô nhi viện, em nghe cay nơi mắt.
Chị Uyên, lần đầu tiên hòa mình vào thế giới của tình thương nơi đây, có vẻ còn bỡ ngỡ lắm. Chị khen luôn miệng: "Em nhỏ này dễ thương quá, em nhỏ kia xinh ghê."
Bao giờ cũng thế, trở về cô nhi viện là em nghe lòng sung sướng. Nỗi buồn thương chỉ thoáng như một sợi mây mỏng vắt nghẹ ngang bầu trời trong xanh.
Trường đã nhập học và em đến lớp được hơn nửa tháng. Người đưa em đi học không còn là anh Phong, mà là anh Thông.
Trong gia đình mới, em được một điều an ủi là mọi người đều tỏ ra có thiện cảm với em. Bác Tường trai, ngày em gặp bác cùng đi với má nuôi em tới cô nhi viện, vui vẻ và tốt bụng, vẫn như dạo nào. Bác gái, luôn chiều chuộng chồng. Thấy bác trai mến em, cũng dành cho em những đối xử tốt. Anh Thông, tính tình phóng khoáng, gì cũng được, rất dễ dãi. Từ ngày đến ở chung, chưa lần nào em nghe anh cằn nhằn điều gì. Dù chỉ là điều nhỏ nhặt. Hàng ngày, anh chở em đi học. Tối đến, lại bỏ công kèm em học thêm nữa. Chị Hằng Thu thì chẳng khác anh Phong một ly, chăm sóc em từng chút.
Hôm em sang nhà chị, chị ôm chầm lấy em mà bảo:
- Bây giờ Dung Chi có chị rồi, đừng sợ gì hết nghe!
Má nuôi em:
- Bác gửi con Dung Chi ở đây một thời gian, nhờ cháu săn sóc hộ. Đợi khi nào bác trai hết giận nó, bác sẽ xin nó về...
Chị Hằng Thu đùa:
- Cháu không chịu trả Dung Chi đâu.
Má nuôi em cười:
- Cô không trả nó ấy à? Không trả nó thì tôi bắt cả cô về...
Câu nói làm chị Hằng Thu liếc nhìn anh Phong đỏ bừng mặt.
Nếp sinh hoạt trong gia đình chị Hằng Thu cũng không khác là bao so với gia đình anh Phong. Ngoại trừ một điều, là ở đây, em tương đối nhàn nhiều. Nhà ít người, lại toàn người lớn, chẳng ai để em phải làm gì cả. Thỉnh thoảng, em mới được phụ giúp công việc bếp nước, rửa mấy cọng rau, gọt mấy củ khoai, cắt vài dọc hành...
Bác Tường gái thật đảm đang, lại thêm chị Hằng Thu học được ở mẹ đức tính ấy, cùng thu xếp việc nhà thật vén khéo. Đôi lúc, em có ý nghĩ, phải chi, em được sống bên chị Hằng Thu mãi, có lẽ, em sẽ học được những đức tính tốt và sự đảm đang của chị.

****

Bây giờ vẫn còn mùa mưa. Cơn mưa chiều thứ bảy làm dãy nhà ngang của cô nhi viện sũng nước. Đoàn anh Phong đến thật đúng lúc. Cùng phân công, góp sức quét dọn lại nhà cửa bị lấm lem đầy đất bùn, rác rưởi.
Chị Uyên sau khi cùng chị Hằng Thu đi xem một vòng trong cô nhi viện, trở lại chỗ mọi người đang công tác, cũng cùng chị Hằng Thu thay áo, nhập bọn.
Chú Mộng cầm vòi nước xịt chỗ này, chỗ nọ, vừa phì phà điếu thuốc lá có vẻ ngon lành lắm. Dì Năm, dì Tiễn với những lời hối thúc chúng em làm việc. Nhỏ Chung vẫn cái tật chậm chạp, anh Thành vẫn cái tật làm ẩu... còn em, em vẫdn chưa chừa được cái tật vừa làm việc, vừa chuyện trò, đùa giỡn với một em nhỏ cô nhi khác.
Chừng hơn một tiếng, nền dãy nhà ngang sạch bóg. Mọi người xoa tay vui vẻ, rủ nhau đi rửa mặt mũi, chân tay.
Em tung tăng nhập bọn với các bạn. Em tưởng chừng mình không phải là khách, mà vẫn còn là Dung Chi của những ngày tháng sống nơi đây.
Em nhìn đồng hồ - chiếc đồng hồ xinh xinh quà tặng của chị Hằng Thu nhân dịp em đậu vào đệ thất - đã mười giờ hơn. Em nhớ đến giờ đút cháo. Và trong trí em bỗng loé lên một ý ngộ nghĩnh. Đúng rồi. Chút nữa em sẽ rũ chị Uyên cùng đút cháo cho một em nhỏ chưa biết đi. Em sẽ bảo chị ấy ãm thằng bé. ước sao nó "tè" thật đúng lúc, mọi người sẽ được một phen cười no nê nhìn chị Uyên lúng túng phản ứng.
Nhỏ Chung hỏi em:
- Mầy cười gì vậy? Dung Chi?
Em đáp:
- Tao cười nhỏ Thư Hương.
Nhỏ Thư Hương đang rửa chân, hỏi em:
- Cười tao cái gfi?
- Cười cái tên của mày. Gì mà Thư Hương. Thư Hương là gì/
- Tại mấy ông làm khai sanh chứ bộ. Còn tên mày, làm như có ý nghĩa lắm đấy. Dung Chi là gì?
Em cười trừ. Chẳng biết phải trả lời sao. Ừ nhỉ! Dung Chi là gì nhỉ?

***

Em đợi mãi không thấy anh Thông đến đón, đành đi bộ về nhà. Hôm nay, em được thầy dạy toán khen học giỏi và ngoan, thầy cho em mười chín điểm vào vở bài tập. Về nhà, thế nào em cũng sẽ đem kheo anh Thông trước tiên. Vì em học được như ngày nay, cũng là nhờ công anh kềm bảo hàng đêm. Những điều em biết trên trung học thật mới lạ.
Một kỷ niệm vui làm em khó quên được. Là bài viết chính tả Pháp văn đầu tiên. Em ngờ nghệch quá. Cô đọc "Une poupec" em viết ngay vào tập "uyn búp bê". Cô phải phì cười chỉ vẽ cho em. Về nhà, em kể cho chị Hằng Thu và anh Thông nghe, cả hai cùng cười ngất. Anh Phong biết chuyện, thỉnh thoảng lại chế em: "Cô em uyn búp bê của anh đâu rồi nhỉ? Chăc đang học Pháp văn?"
Cổng mở. Không hiểu người nhà sơ ý không đóng hay nhà đang có khách. Em bước chầm chậm về phía cửa. Cửa mở một cánh. Bên trong có tiếng trò chuyện. Hình như có tiếng má nuôi em thì phải.
Em lắng nghe. Đúng rồi. Đúng là tiếng của người. Chắc người sang thăm em. Em bước nhanh vào, không kịp quay nhìn chị Hằng Thu vừa đi từ cửa hông ra, gọi em: Dung Chi! Lại chị bảo này."
Bước vào phòng khách, em chợt đứng sững lại. Nét bối rối hiện rõ trên gương mặt má nuôi em và bác Tường trai. Hai tia mắt long lanh, nhọn hoắt xuyên thẳng về phía em. Em bỗng ù té chạy về phòng.
Khiếp hãi quá. Đôi mắt ấy bao ngày em tránh, đôi mắt ngày xưa đã không thèm nhìn em dù chỉ trong giây phút. Mà nay em gặp lại...
Em ôm mặt mong tìm che chở, nhưng không khóc được.
Tiếng má nuôi em:
- Tôi xin lỗi đã giấu ông...
Tiếng bác Tường:
- Tôi cũng thành thật xin bác bỏ lỗi cho...
Ba nuôi em - người vừa ném cho em hai tia nhìn dữ tợn - mỉa mai:
- Bà nói với tôi là đã gửi nó trở lại cô nhi viện. Hừ! Gửi về cô nhi viện...
Rồi có tiếng giầy nện mạnh trên nền, xa dần, tiếng bác Tường:
- Kìa bác! Bác ở lại nghe tôi phân trần đã nào.
Tiếng khóc nửc nở của má nuôi em vọng vào.
Cô nhi viện!
Có lẽ chỉ có nơi
đó mới là nơi em có thể sống yên vui. Văng vẳng bên tai em những tiếng: Cô nhi viện... cô nhi viện...
Hoa Tầm Gởi
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX