watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Biển Tím-CHƯƠNG V - tác giả Nguyễn Thị Mây Nguyễn Thị Mây

Nguyễn Thị Mây

CHƯƠNG V

Tác giả: Nguyễn Thị Mây

N gự tì tay vào cửa sổ nhìn ra. Dưới ánh trăng, dòng sông lấp lánh. Hàng cây bên kia bờ đưa những chiếc lá xanh hứng lấy ánh vàng. Chung quanh yên tĩnh vô cùng. Cũng chính vì dòng sông này mà Ngự chọn căn phòng nằm trong dãy lầu quay lưng về phía mặt trời mọc. Nhưng khi những cánh cửa sổ phòng Ngự mở toang thì ánh sáng, gió mát và hình ảnh dòng sông tràn vào, đong đầy trong mắt. Chẳng biết con sông bắt nguồn từ đâu và chảy đến tận chỗ nào nhưng ngang khu nội trú nữ thì trở nên ốm yếu, chật hẹp, lặng lờ trôi.

Bây giờ, đứng trên lầu nhìn xuống, Ngự thấy dòng sông như một tấm lụa vàng óng ánh mà ai đó trãi dài trên mặt đất, Ngự chợt nhớ sao là nhớ dòng sông quê nhà.

Con sông nằm giữa đôi bờ, như ranh giới phân chia thôn quê và tỉnh lỵ. Mỗi bên là một thế giới riêng biệt, đã để lại cho Ngự biết bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp thời thơ ấu.

Nhà Ngự nằm cạnh những ngôi nhà trệt lẫn nhà lầu dọc bờ sông. Mái lá và dáng vẻ lụp xụp của nó đã làm cho người qua kẻ lại chú ý. Cả khách thương hồ tứ xứ cũng để mắt tới. Những cái lắc đầu, vài tiếng chép miệng thở ra của họ khiến ba Ngự đau khổ, tức tối. Ông thường bảo với mẹ Ngự rằng ông sẽ làm nên sự nghiệp và biến cái “ổ chuột” này thành một ngôi nhà lớn. Nhưng, Ngự và mẹ thừa biết rằng điều đó chỉ có thể xảy ra trong mơ mà thôi.

Riêng Ngự, Ngự chẳng có gì phải đau khổ về chỗ ở của mình. Nằm trên giường tre, Ngự vẫn ngắm được cảnh đẹp của bờ bên kia, lắng nghe tiếng nhạc du dương vọng ra từ những chiếc “cát-xét” loại xịn của láng giềng.

Còn trò chơi là không bao giờ thiếu. Nó thay đổi tùy theo giờ giấc, mùa màng hay thời tiết.

Buổi chiều, khi mấy chiếc đò rời bến mang theo hành khách và hàng hóa, dòng sông lại sạch sẽ và nên thơ. Những cây cầu nhỏ đã được nhiều đợt sóng nhồi xóa dần bùn đất bám chung quanh. Bọn trẻ chỉ chờ có thế. Ngự và các bạn túa ra, bắt đầu đùa nghịch và giỡn nước.

Vào mùa hè, nơi đây trở thành chỗ tập bơi của mấy đứa nhỏ con nhà giàu. Chúng ôm chặt những cái phao màu sắc sặc sỡ, đập bò bõm trong cạn. Đã vậy, mấy ông người làm cho cha mẹ chúng ngồi canh chừng trên bờ. Họ chờ đợi tiếng thét của cô chủ nhỏ yếu bóng vía khi bị sóng đẩy phao trôi bật ra xa. Hoặc, tiếng rú kinh hoàng của cậu ấm có lá gan chuột nhắt mỗi lần bị bọn Ngự giả làm ma - da sờ nhẹ vào chân của chúng. Dưới mắt chúng, bọn Ngự là những kẻ tài ba, có khả năng đánh nhau, trèo cây, lội sông, đánh cù không ai qua được.

Vào những này mưa, cái náo nhiệt, ồn ào như lắng xuống. Cảnh đông đúc cũng biến mất. Chỉ có mưa bị gió đẩy từng loạt rơi tầm tã lên mặt đường loang loáng dầu cặn. Bấy giờ, dòng sông sóng sánh một màng mỏng chất nhờn nhợt ấy.

Bờ bên kia thường vắng vẻ, lúc này càng yên tĩnh hơn. Gió lùa những chiếc lá dừa phất phơ. Mưa làm nhạt nhòa, mờ phai màu xanh mơn mởn của mạ non trên cành đồng đằng sau những gốc dừa.

- Ngự rút vào trong cái “ổ chuột” của mình, ngồi co ro một góc, nhìn quẩn quanh mấy cái thau hứng nước dột. Lúc này, Ngự không còn hứng thú gì để nghe tiếng nhạc vẳng lại từ xa mà chỉ nghe tiếng cồn cào của cái dạ dày rỗng không. Ngự sốt ruột khi chợt thấy bóng ai thấp thoáng bên kia bờ. Có phải là ba Ngự đang đi soi ếch để bù vào cái khoản không ai thuê khuân vác?

Ngự mong trời lại sáng, sau cơn mưa, hàng hàng lớp lớp mạ non bên ấy mọc mạnh, xòa lá, trỗ đòng rồi chín vàng, trĩu hạt. Và Ngự vươn vai bỗng lớn bằng ba. Ngự sẽ thay ba làm tất cả những gì ba đã làm cho Ngự và mẹ.

Nhưng, một lần sau cơn mưa, nỗi bất hạnh lại giáng xuống đầu ông Thanh, ba Ngự.

Hôm ấy, mưa vừa ngớt hạt, trời dường như sáng rực lên. Nắng reo vui cùng lúc với cảnh người hoạt động huyên náo. Một chiếc đò cặp bến. Hành khách đỗ xô lên bờ. Ông Thanh và nhiều người khác túa xuống tìm mối hàng cần khuân vác. Họ được thuê chuyển gạo lên xe. Ông Thanh là người có sức khỏe lại nhanh nhẹn nên việc này rất dễ dàng, ông cõng bao gạo như đang đi chơi. Gần xong, bỗng một tiếng “rắc” khô khốc vang lên. Chiếc cầu nhỏ gãy gập lúc ông Thanh vừa bước tới. Ông té xuống đó. Chân phải kẹt vào phần cầu gãy. Bao gạo đập lên lưng. Ngực ông chạm mạnh vào ván cầu khiến ông nghẹn thở, bất tỉnh ngay.

Người ta vội đem ba Ngự vào bệnh viện. Những người thầy thuốc tận tâm đã cứu sống ba Ngự. Nhưng từ đó, ông trở thành kẻ tật nguyền. Một cái chân đã vĩnh viễn rời xa ông và khi trở lại bến sông xưa, ba Ngự không còn là người cũ nữa, một con người năng động, yêu đời.

Chiều chiều, ông chống đôi nạng gỗ tựa cửa nhìn ra. Ông Thanh đau đớn thấy chiếc caauf mới cột đúc, ván dầy đứng vững vàng khoe mình trên sóng nước. Ông trở nên lặng im như chiếc bóng và lúc xê dịch, ông gõ xuống mặt đất những tiếng lịch bịch, lịch bịch chẳng khác nào ngọn roi tàn nhẫn quất túi bụi vào tim Ngự và mẹ Ngự.

Hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông ...”ầu khiến ông nghẹn thở, bất tỉnh ngay.

dàng, ông cõng bao gạo như đang đi chơi. gần àng lúc này chính là bà Lan mẹ Ngự.

Mặt trời chưa kịp thức, bà Lan đã chổi dậy. Bà chụp vội cái nón cũ rách lên đầu. Tay cắp thúng bương bả ra bến đò mua trái cây. Đôi khi túng thế, bà Lan mua cả cá, tép hay bất cứ thứ gì miễn sao kiếm được đồng lời nuôi sống chồng con.

Buổi tối, gia đình Ngự như những diễn viên trong một vở bi kịch nào đó. Mỗi người thủ một vai và diễn rất đạt.

Bà Lan tíu tít kể lại việc mua bán. Toàn là những chuyện may mắn:

- Mình coi, em có hên không? Cái bà nhà quê chở đầy một ghe chuối, ai trả giá cũng không bán mà lại bán cho em.

Hoặc là:

- Hôm nay, em mua được một con cá chép to ơi là to. Em bán được giá cao lắm, lời tới năm nghìn đồng lận.

Ông Thanh nhìn vào nụ cười có hai lúm đồng tiền của vợ. Bây giờ, dường như nó sâu hơn trên đôi má hóp. Nét duyên dáng đã biến mất cùng với vẻ mịn màng, trắng trẻo ngày nào. Trông chúng chẳng khác hai vết sẹo khuyết sâu giữa những nếp nhăn trên gương mặt. Ông đau đớn chép miệng:

- Phải chi ...

Bà Lan vội nói:

- Em có mua cho anh gói thuốc hút. Ngự à, con đi lấy cho ba đi con.

Ông Thanh vội xua tay:

- Thôi khỏi, ba bỏ thuốc rồi.

Ngự ngạc nhiên:

- Ủa, sao hồi nãy con thấy ba tìm cái bao đựng thuốc lá?

- Từ hôm nay, ba không hút thuốc nữa.

Để vợ yên lòng, ông nói:

- Biết đâu nhờ vậy, tôi sẽ khỏe hơn, không còn bị nghẹn thở.

Dù còn bé, Ngự vẫn biết vì sao ba nói dối. Ông Thanh thừa hiểu những câu nói của vợ chỉ là những lời không thật để trấn an chồng con. Nếu việc mua bán thuận lợi thì tại sao mấy cáo áo đẹp của bà lại lần lượt biến mất. Có phải chúng đã nằm trong hiệu cầm đồ nào đó. Trong rương quần áo chỉ còn lại vài ba bộ đồ cũ rích.

Ngự thương ba mẹ lắm. Ngự không biết làm gì ra tiền để giúp gia đình. Cô bé chỉ còn cách ráng học cho giỏi để ba mẹ vui lòng. Ngự đã làm tất cả công việc nhà để buổi tối, mẹ Ngự có thể nghỉ ngơi lấy lại sức. Ngự dõi theo từng bước chân của ba để kịp đỡ khi ông chợt ngã. Ngự không còn ham thích tụ tập bè bạn vui chơi, phá phách.

Vở kịch của gia đình Ngự kết thúc khi ông Thanh bảo Ngự đưa ông ra chợ. Hai cha con đi dọc bờ sông, dõi mắt tìm xem bà Lan ngồi bán chỗ nào. Gần đến chợ, họ nghe tiếng cải vả vọng lên từ dưới một chiếc xuồng chở trái cây. Bất ngờ, có người bị hất té xuống nước. Trong khi ông Thanh há hốc mồm kinh hải thì Ngự đã phóng mình xuống sông. Cô bé nhận ra người bị nạn chính là mẹ. Mẹ cô không biết bơi. Ngự phải cứu mẹ. Tuy bơi lội giỏi nhưng vì còn bé, Ngự không đủ sức đưa mẹ lên khỏi mặt nước. May sao, có nhiều người trên bến đã kịp thời bơi ra cứu bà Lan thoát chết.

Giống như truyện cổ tích, sau những ngày hoạn nạn, người đàn bà mắc đọa được nước tắm thần, cổi lớp trở nên xinh đẹp rồi từ đó hưởng an vui, hạnh phúc. Bà Lan, mẹ Ngự cũng thế. Bà không còn đi bán nữa. Ông Thanh và Ngự cương quyết không cho bà Lan trở lại nghề ấy nữa. Ông treo bảng bán nhà. Đó là giải pháp khôn ngoan của ba Ngự.

Vừa nhìn thấy bảng bán nhà, người ta đã bàn tán xôn xao:

- Hết phương rồi! Bán nhà ăn đó mà. Ăn giỏi lắm vài tháng là sạch sẽ. Mặc sức ở chợ, ngủ đình.

Bà Lan và Ngự cũng lo lắng lắm nhưng ông Thanh vẫn bình thản chờ đợi. Họ không phải đợi lâu, trưa hôm đó, ông Tư, người hàng xóm giàu có qua thăm dò.

Ngự ngạc nhiên hết sức khi nghe ba nói giá căn nhà:

- Năm cây vàng.

Ông Tư ngữa người ra sau cười lớn:

- Anh điên rồi. Cái chòi rách như vầy mà đòi năm cây vàng, ai dám mua?

- Ông dám mua chớ ai. Tôi cho ông biết, đã có người trả bốn cây mà tôi chưa chịu bán.

- Trời đất! Thằng cha nào điên vậy? Mua làm tế tổ gì mà trả trên trời vậy không biết.

Ông Thanh vẫn bình tĩnh nói:

- Mua để kiếm lời chớ chi. Ông quên là căn nhà nầy ở mặt tiền hay sao? Người ta sẽ cất nhà trọ rồi cho khách lỡ đường thuê chỗ ngủ.

Trố mắt nhìn ông Thanh, ông Tư nói:

- Ừ há, cả khu này chẳng có cái nhà trọ hay khách sạn nào. Mấy người lỡ tàu, ghe cứ ngủ đầy trước hàng ba nhà tôi. Nhưng cái nhà anh giá đó mắc lắm.

- Người ta cần đất chứ đâu cần mấy tấm lá mụt này. Ông không thấy bề dài và rộng hơn cả nhà ông sao?

Ông Tư gật gù:

- Bao nhiêu anh mới bán?

- Năm cây.

Ông Tư đứng lên:

- Để tôi suy nghĩ lại, chiều tôi trở qua.

Khách về rồi, Ngự nhìn ba đăm đăm. Ông đang ngồi rung đùi cười cười. Chưa bao giờ Ngự thấy ba lạ như vậy. Mất đi một chân nhưng bộ óc của ba hình như lại sáng suốt hơn xưa.

Tới chiều, ai cũng hay ông Thanh kêu giá căn nhà năm cây vàng. Có người trả bốn cây mà chưa chịu bán. Hàng xóm lại một phen bàn ra tán vào, tiếc rẽ căn nhà của họ lại nằm sâu trong hẻm, không thì phen này cũng bán quách cho xong. Năm cây vàng! Một gia tài lớn của người nghèo khó.

Bà Lan lau bàn chuẩn bị dọn cơm chiều thì có khách. Đó là ông Hai chủ hiệu bán đồ nhựa kế bên nhà Ngự. Trước cửa tiệm bao giờ cũng chất đầy thau, mâm, thùng, ... nhựa đủ màu, đủ cỡ. Ông Tư là người giàu có và kiêu hãnh. Nếu không có cái bảng bán nhà thì chẳng bao giờ ông ta đặt chân vào cái chòi mụt nát này.

- Anh định bán nhà à? Bao nhiêu?

- Năm cây.

- Bớt không?

- Năm cây đối với ông mà nhằm nhò gì? Giá cao hơn ông còn mua nổi kia mà.

- Đúng. Tôi có thể mua giá cao nhưng với căn nhà lớn hơn kia. Còn đây chỉ là một mái lá.

- Nhưng ông sẽ biến nó thành chỗ hái ra tiền.

- Hừ, biết vậy sao anh không làm?

- Tôi không có vốn.

- Nếu có vốn, anh làm gì?

- Dĩ nhiên là ông có nhiều cách làm ra tiền hơn tôi nhưng ông hỏi tôi thì tôi cũng nói. Tôi sẽ mua thêm vài căn nhà ngay phía sau rồi xây thêm một khách sạn lớn hoặc một nhà trọ bình dân. Không thôi cất nhà kho cho chủ vựa mướn chỗ gởi đồ khi chuyên chở không kịp.

Mắt ngưởi khách sáng lên niềm vui. Ông ta nói:

- Tôi trả bốn cây đó, chịu không?

- Không, tôi nhất định năm cây.

Người khách đứng lên:

- Tôi phải bàn lại với vợ tôi. Sáng mai tôi sẽ trả lời anh. Anh không bán cho người khác chứ?

- Điều này tôi không dám hứa. Biết ông mua hay không mà chờ. Ai chịu giá thì tôi bán.

- Cũng được, để tôi tính lại coi.

Hôm sau, ông Hai trở qua đưa trước cho ba Ngự hai cây vàng đặt cọc để chứng tỏ là ông muốn mua. Khi nào giấy tờ mua bán xong, ông sẽ trả đủ.

Chỗ ở mới của gia đình Ngự là một căn nhà lá nằm bên kia bờ. Nơi mà trước đây Ngự vẫn nhìn sang với đôi mắt tò mò háo hức. Ngự thường lén ba mẹ bơi ngang dòng sông nhỏ để được thấy tường tận hơn ở đó có những gì. Cô hồi hộp nép dưới gốc dừa nhìn hàng cây xa xa, những mái lá thưa thớt, rải rác, nhỏ bé trước ruộng đồng mênh mông, tĩnh lặng. Gió thổi lồng lộng. Lá dừa lao xao. Mấy đứa trẻ ở đây ít ỏi như mấy ngọn cau ngoài xa. Chúng cặm cụi trên đồng, nhặt nhanh cá tép và không có thì giờ rong chơi, làm quen với Ngự. Ngự lại bơi trở về và cảm thấy mình chưa khám phá hết.

Bây giờ, nơi đó đã quen thuộc với Ngự. Nó gần gũi, thân thiết với Ngự làm sao. Ngự quen hết đường đi, ngõ về. Bờ đắp gồ ghề, nằm ngang, nằm dọc. Từng hốc cây, tán là, không chỗ nào Ngự không ghé lại nhìn. Cô tung tăng giữa đầt trời thênh thang nắng gió. Và, Ngự cũng cần cù, siêng năng không kém gì các bạn nhỏ chốn này.

Trước sân nhà Ngự là khoảng đất rộng. Ngự đã cùng ba trồng hoa kiểng. Sau hè, cây cối tạp nhạp, cằn cỗi đều được ba mẹ Ngự đốn hết để trồng toàn bưởi đào, bưởi trắng. Ba bảo:

- Mùa xuân, bưởi ra hoa. Hương bưởi sẽ vào tận nhà mình. Quanh con sẽ thơm ngào ngạt. Thích không? Trái bưởi cũng ngon lắm đó. Vỏ bưởi có thể làm nem hoặc un muỗi thì thật tuyệt.

- Bưởi bán được nhiều tiền không ba?

- Cũng khá đó con. Con gái ba thực tế dữ!

Ngự ôm lưng ba nói:

- Ba tài ghê! Con thương ba lắm!

Những lúc như vậy, bà Lan thường lẫm bẫm:

- Như trong chiêm bao ấy!
Biển Tím
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X