Chương 8
Tác giả: Nhật Hạnh
Bảo Triều nghiêm nghị nhìn Bảo Bảo:
– Tại sao em đi làm mà không nói cho anh biết?
Biết là lỗi của mình nên Bảo Bảo đành xuôi xị:
– Em xin lỗi anh. Chỉ vì em muốn phụ với anh mà thôi.
Nhìn thẳng vào mặt em, Bảo Triều nói như muốn nghẹn lời:
– Anh lo cho em không đẩy đủ sao?
– Không có đâu, anh Hai. Em thấy anh vất vả quá, em chịu không nổi.
– Lỡ như kỳ thi vừa rồi em thi hỏng thì sao?
Biết anh lo cho mình chung quy chỉ sợ sau này mình khổ, nên Bảo Bảo tươi ngay nét mặt:
– Bằng chứng là em đâu có thi rớt, phải không anh Hai?
– Em có thể thi rớt được sao?
Bảo Bảo lại nói vui:
– Em thi đậu, còn đậu cao nữa kìa.
– Em không được chủ quan quá đó.
Bảo Bảo nói để anh mình an lòng:
– Không đâu! Nhất định em sẽ tốt nghiệp loại ưu cho anh xem.
Bảo Triều lại hỏi:
– Vậy rồi tiền em làm bấy lâu nay đâu?
Bảo Bảo bước vào trong. Giây lát, cậu bước ra với gói giấy cầm trên tay đẩy đến trước mặt anh:
– Đây là rất cả em dành dụm được.
Trố mắt kinh ngạc khi mà trước mặt mình là một số tiền to tát:
– Em dành dụm đấy ư?
– Vâng.
– Có thật không?
– Anh không tin em sao?
Nhìn gỏi tiền rồi lại nhìn em, Bảo Triều hỏi:
– Chẳng lẽ em không xài tiền?
Cười cười, Bảo Bảo đáp lại:
– Em chỉ xài vào tiền anh chu cấp cho em.
Nghiêm giọng, Bảo Triều hỏi em:
– Từ nay em có thể nghỉ việc được không?
Bảo Bảo phần ứng ngay:
– Sao vậy anh? Em vẫn làm tốt và học tốt mà.
– Bảo Bảo à! Anh không muốn em vì việc làm này mà ảnh hưởng đến việc học tập đâu.
Nhăn mặt, Bảo Bảo cố gắng thuyết phục anh:
– Anh Hai à! Anh cũng thấy rồi đó, gia đình chị Hà Tiên rất cần sự có mặt của anh em mình.
– Anh hiểu, nhưng mà em không nên phí thời gian như vậy.
– Không cần như vậy đâu anh Hai.
Đứng lên, Bảo Triều đến gần Bảo Bảo hơn, anh lại khuyên:
– Anh không muốn nhìn thấy em phải bôn ba lận đận ở ngoài đâu.
Bảo Bảo vẫn giữ ý của mình:
– Đành 1à vậy. Nhưng em lớn rồi, em nên tự lập để anh đỡ vất vả hơn.
– Anh rất hiểu em. Nhưng mà làm như vậy anh chẳng an tâm.
Thấy anh mình có phần dịu giọng, Bảo Bảo thừa dịp nói luôn:
– Em chẳng xao lãng việc học đâu, anh đừng bận tâm nhiều như vậy.
Thở dài, Bảo Triều lắc đầu:
– Anh nói vậy thôi chứ em đã lớn rồi, tự mình lo liệu đi nhé!
Bảo Bảo lại nói:
– Anh cũng nên lo cho mình đi anh Hai.
– Anh biết mình cần phải làm gì rồi.
Bảo Bảo nhìn anh mà ái ngại. Anh biết Bảo Triều rất yêu Hà Tiên và sẵn sàng hy sinh vì cô ấy ...
Bà Hà Trân đã khỏe hẳn. Và bà cũng rất ân hận về hạnh động của bà từ trước đến nay, để bây giờ bà làm khổ hai con của mình.
Nắm tay Hà Tiên, bà tỏ thái độ ân hận:
– Hà Tiên ơi! Vì một chút sai lầm, mẹ đã làm khổ con rồi.
Hà Tiên dỗ dành:
– Đâu phải lỗi tại mẹ.
– Con còn nói tốt cho mẹ nữa sao?
– Dù thế nào thì mẹ vẫn là mẹ của tụi con mà.
Rơm rớm nước mắt, bà ôm con gái vào lòng:
– Hà Tiên, con gái của mẹ! Con ngoan lắm.
Hà Tiên lại nói:
– Con đã nói lời từ hôn với anh ta rồi. Mẹ có buồn không?
Lắc đầu, hai hàng lệ rơi, bà Hà Trân rên rỉ:
– Con à! Mẹ không trách con đâu. Mẹ cũng định nói với anh ta như vậy.
– Nhưng mà ...
Nuốt hận trong lòng, bà nói với con:
– Mẹ làm mẹ sẽ gánh chịu. Mẹ không để con chịu khổ như vậy.
Hà Tiên ôm bà, lắc đầu quầy quậy:
– Mẹ ơi! Nhưng mà làm như vậy mẹ sẽ vào tù.
Bà Trân nói thật cắn rắn:
– Mẹ già rồi, cũng đâu cần gì nữa. Mẹ chỉ mong con và chị Hai con hạnh phúc.
Giàn giụa nước mắt, Hà Tiên tha thiết nói:
– Làm sao tụi con có thể hạnh phúc khi mà mẹ đang đau khổ?
– Hà Tiên à! Đó là số phận dành cho mẹ.
– Chẳng lẽ không còn cách nào khác sao mẹ?
Bà lại ngăn:
– Đừng bận lòng suy nghĩ nữa con à. Dẫu sao thì chuyện cũng xảy ra rồi.
Hà Tiên lẩm bẩm:
– Phải có cách giải quyết ổn thỏa thôi, mẹ à.
Bảo Triều lại đến khi Hà Tiên gọi điện bảo nhờ anh chút việc.
– Cháu chào bác ạ.
Thấy Bảo Triều, bà Trân tươi ngay nét mặt:
– Cháu mới đến. Ngồi đi cháu!
Hà Tiên nhìn mẹ, cô khẩn khoản nói:
– Con muốn nhờ anh Triều có ý kiến giúp mẹ con mình.
Bà Hà Trân gật đầu tán thành:
– Có thêm ý kiến thì càng tốt chứ sao con.
Người giúp việc mang ra ba ly nước. Bà Trân nói với Bảo Triều:
– Cháu uống nước đi!
Bảo Triều vui vẻ:
– Vâng. Bác cứ để con tự nhiên.
Hà Tiên xúc động, cô lo lắng cho mẹ:
– Anh Triều à! Em không thể để mẹ em ngồi tù được.
Bảo Triều biết mình bây giờ là chỗ dựa của gia đình, dẫu sao người ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt hơn. Anh nói:
– Làm sao chúng ta cứ kéo dài thời gian ra tòa càng lâu càng tốt.
Bà Hà Trân lo lắng:
– Làm sao được hả con?
Nhìn người đàn bà hằn sâu nỗi khổ, Bảo Triều đề nghị:
– Có cách đo nhưng mà liệu bác có hợp tác với con không?
Hà Tiên mau mắn:
– Dĩ nhiên là mẹ con em sẽ nghe theo ý kiến của anh rồi.
– Chúng ta kéo dài thời gian ra.
Hà Tiên lo lắng:
– Cách gì đây? Anh nghĩ ra chưa?
– Có.
Bà Hà Trân chồm lên:
– Cách gì vậy cháu?
– Bác hãy làm sao cho mình không được khỏe và vào bệnh viện nằm tiếp.
Hà Tiên nghe qua sáng mắt, cô cho đây là một ý kiến hay:
– Anh Triều nói phải đó mẹ.
Bà Hà Trân ngập ngừng:
– Nhưng liệu như vậy có ổn không?
Bảo Triều nói chắc chắn:
– Nhất định là phải được thôi. Có như vậy con mới có thời gian tìm chứng cứ.
Bà Hà Trân vừa mừng vừa cảm thấy xấu hổ:
– Mẹ không ngờ đến cuối cuộc đời mẹ lại làm khổ các con ...
Điện thoại reo, Hà Tiên bắt máy:
– Alô!
– Em đó hả? Khỏe không?
Hà Tiên biết là hắn nhưng giả vờ không biết, cô thét to:
– Ông là ai vậy?
Bên kia đầu dây, anh ta cười lớn:
– Chồng hụt của em đây. Mới mấy ngày mà quên anh rồi sao?
– Anh gặp ai trong nhà này?
– Dĩ nhiên là gặp em, và sau đó là gặp con nợ của anh.
Không nén được tức giận, Hà Tiên nói to:
– Anh thật là con quỷ biết hút máu người.
– Ê, đừng chửi nặng chứ! Chi còn vài ngày nữa là ra tòa rồi.
– Được, tôi sẽ chờ ngày đó.
– Anh muốn gặp con nợ của anh.
Hà Tiên gắt:
– Được! Nhưng anh không được làm mẹ tôi xúc động và sợ hãi. Nếu mẹ tôi có chuyện gì anh hoàn toàn chịu trách nhiệm đấy.
– Em hù anh đó sao em? - Anh ta nói giọng bỡn cợt với Hà Tiên.
Hà Tiên cố nén cơn giận, nói với hắn:
– Được! Chờ một chút, tôi đi gọi mẹ tôi.
– Bà ấy đi đâu mà tôi phải chờ.
– Đang tắm.
Hà Tiên dùng kế này để bàn với mẹ và Bảo Triều. Bảo Triều nói:
– Bác cứ nói như người rất khỏe. Nhưng khi hắn dọa thì bác vờ như đang xúc động sắp xỉu, rồi bỏ điện thoại. Đồng thời, Hà Tiên hét lên đổ thừa hắn đã làm bác đau trở lại.
Mọi người đồng ý, bà Trần cầm ống nghe:
– Alô – Bà có khỏe không?
– Cám ơn cậu, tôi khỏe.
Bên kia đầu dây, anh ta cười:
– Vậy thì tốt!
– Cậu nói tốt là sao?
– Tốt có nghĩa là sẽ thuận lợi khi ra tòa.
– Cậu ...
– Bà chuẩn bị tâm lý đi, một là trả tiền hết cho tôi, hai là phải ngồi tù, bà chọn cái nào?
– Cậu ...
– Lần này bà chết chắc rồi. Ha ha ...
– Cậu Phong à! Tôi ...
– Hừ! Bà đừnghòng năn nỉ. Hãy chờ ngày ra tòa đi!
– Cậu thật tàn nhẫn mà.
– Nè, khi mượn tiền của tôi, bà có nói như vậy không?
– Cậu lừa tôi, đẩy tôi vào tròng mà.
– Tại bà ngu thì bà chịu.
Bà Hà Trân hét lên:
– Cậu thật là con rắn độc mà ...
Bà Hà Trân đột ngột buông máy. Trần Phong vẫn hét lên:
– Bà Trân ...
Hà Tiên cầm máy, như đã bàn trước, cô hét to lên:
– Alô. Trần Phong? Anh thật là bỉ ổi. Anh có còn là con người nữa không?
Anh ta vẫn đáp tỉnh rụi:
– Gì mà to tiếng vậy em?
– Anh đã nói gì để mẹ tôi lại ngất xỉu nữa rồi.
– Cô nói sao, bà ấy lại xỉu à?
– Nói cho anh biết, mẹ tôi vừa cao huyết áp vừa bệnh tim. Nếu có bề gì, anh là hung thủ giết người đó.
– Tôi ... Alô ...
Mặc cho hắn ta gọi đến khô cả cổ, Hà Tiên dập máy.
Bà Hà Trân lo lắng:
– Liệu làm như vậy có ổn không, các con?
Hà Tiên vội trấn an mẹ:
– Chỉ còn cách đó thôi mẹ à.
– Kế tiếp mình phải làm gì?
Bảo Triều nhìn bà, động viên:
– Kế tiếp, xin bác hãy cố gắng chịu thiệt thòi một chút nhé.
– Con cứ nói.
– Như đã bàn, bác chịu khó vào bệnh viện nằm vài hôm rồi tính.
Bà Hà Trân kêu lên:
– Trời đất! Nhưng mà bây giờ tôi đâu còn bệnh nữa.
– Bác đừng lo? Bệnh tim và huyết áp cao thì dễ tạo ra lắm.
Hà Tiên cũng động viên bà:
– Mẹ! Mẹ hãy cố gắng nha mẹ!
– Đành phải chịu thôi.
– Nhưng mà ...
Hà Tiên lo lắng:
– Còn gì nữa mẹ.
Bà Hà Tiên nghẹn lời:
– Vì mẹ mà gây khổ cho các con quá.
Bảo Triều động viên, khích lệ cho bà an tâm:
– ''Qua cơn mưa trời lại sáng". Bác đừng suy nghĩ nhiều nữa.
Bảo Triều căn dặn người làm công việc, rồi mới đưa bà Hà Trân vâo bệnh viện.
Nhìn thấy nét hốc hác trên khuôn mặt xinh đẹp của Hà Tiên mà anh cấm thấy đau lòng.
Hà Tiên phải lo toan biết bao nhiêu công việc, nào là ngoài cơ sở, nào là chuyện gia đình. Nếu không có anh em Bảo Triều, cô chẳng biết mình sẽ xoay xở cách nào để vượt qua cái ải trầm kha này ...
Trần Phong lồng lộn như một con thú bị thương. Anh ta hết đứng lại ngồi, miệng luôn lẩm bẩm:
– Bà già này thật là phiền phức!
Ông Trần Chưởng thấy vậy cũng khó chịu:
– Mày làm cái gì mà cái miệng lầm bầm một mình vậy?
Dừng lại, Trần Phong nói vẻ tức tối:
– Bà ấy hôm nay lại trở bệnh vào viện rồi.
Ông Trần Chưởng khuyên con:
– Hãy để cho người ta có con đường sống đi con.
– Mấy chục triệu đồng coi như mất trắng à?
Bà Trần Chưởng cũng góp ý:
– Coi như con đi cúng chùa làm phước vậy.
Phùng má, Trần Phong xua tay:
– Con xin dì đừng có ngó mắt vào chuyện của con!
– Nhưng việc con 1àm không mấy tốt đẹp đâu. Dì sợ cho con lắm.
Bật cười, Trần Phong chợt hỏi lại:
– Dì có thật sự thương yêu tôi không?
Ông Trần Chưởng quắc mắt nhìn con trai:
– Mày ăn nói kiểu gì vậy?
Trần Phong chẳng tỏ thái độ gì là sợ hãi, anh ta vênh mặt lên:
– Bà ta mượn tiền con hẳn hoi mà. Tiền chứ đâu phải là miếng giấy lộn.
Bà Trần Chưởng đấu lý:
– Nhưng đồng tiền cho vay lãi cắt cổ như vậy không tồn tại đâu.
Trần Phong nạt ngang:
– Thôi đi im đi giùm tôi!
Trợn mắt nhìn con, ông Trần Chưởng hét lên:
– Con ăn nói như vậy đó sao? Mất dạy!
Cười khẩy, Trần Phong xua tay, anh ta nói giọng cay đắng:
– Tôi không có mẹ nên mất dạy là phải thôi. Cha khỏi cần phải chửi con như vậy.
Bà Trần Chưởng xoa dịu chồng bằng câu nói:
– Em không chấp nhất đâu. Dẫu sao em cũng là người có lỗi trước.
Nói rồi, bà Trần Chưởng bỏ về phòng mình. Còn lại hai cha con, ông Trần Chưởng lên tiếng:
– Bên kia bà ấy nói sao?
– Có nói gì đâu, bà ấy vào bệnh viện nữa rồi.
Ngỡ ngàng nhìn con, ông lo lắng:
– Con đã đến đó rồi ư?
Ngồi gác chéo chân, miệng phì phà điếu thuốc, Trần Phong ưỡn ngực lên nói:
– Con đâu có thì giờ mà đến đó, chỉ cần một cú điện thoại là xong ngay thôi.
– Con đến đòi nợ người ta ư?
– Phải! Tiền mà cha!
– Nhưng con phải độ lượng một chút.
– Họ có biết điều đâu mà độ lượng:
– Con nói vậy là sao?
Bật ngồi lên, Trần Phong cho ông biết:
– Cô ấy đã từ hôn con rồi.
Nhìn con trai như muốn thử xem nó nói đùa hay thật, ông Trần Chường lo lắng:
– Thật à?
– Dĩ nhiên rồi.
– Con đã làm gì để người ta phải từ hôn?
– Con chẳng làm gì cả.
Ông Trần Chưởng quát tháo:
– Mày là đổ ngu, uổng công tao đã cố tình tạo cơ hội cho mày.
Trần Phong cãi lại:
– Nhưng đây đâu phải là do con.
Nghiến răng vì tức giận, ông Chưởng chì chiết:
– Không phải mà được à? Có phải mày đến thúc tiền người ta không?
Thấy ông có vẻ giận dữ, Trẩn Phong lại đổ lỗi cho người khác:
– Với lại cô ấy có thằng đàn ông khác, đi cặp kè với nhau hoài.
Ông Chưởng đập bàn:
– Thằng nào?
– Thằng dạy kèm Anh văn và vi tính cho cô ấy.
– Nói vậy nó chỉ là thằng làm công thôi mà.
– Vâng ạ.
Ông Chưởng để lộ thói côn đồ hung hãn của ông:
– Sao mày không chịu tính sổ nó?
Lắc đầu, Trần Phong do dự:
– Nó là thằng có tài. Vả lại, nó cũng không phải tay vừa đâu.
– Thằng ngu ạ! Ai bảo mày ra tay. Bỏ tiền ra mướn người khác.
Cảm thấy sợ cho cha con ông làm việc bất nhân, bà lại lên tiếng khuyên:
– Đừng ông ạ! Làm như vậy có tội lắm.
Ông Chưởng giật mình khi ông quên có bà bên cạnh. Để cho bà nghe thì chẳng tiện chút nào. Ông vội chống chế:
– Người khác làm chứ mình đâu có làm gì.
– Tình yêu mà cướp đoạt như vậy liệu có hạnh phúc không ông?
Nhìn bà đầy vẻ thách thức, ông đắc thắng nói:
– Con trai tôi phải giống tôi chứ. Nhất định nó sẽ có hạnh phúc mà.
– Ông tin như vậy sao?
– Nhất định là như vậy. Cũng như tôi với bà vậy thôi. Chẳng phải chúng ta đang hạnh phúc đấy sao?
Nghe ông nói, bà Trần càng thấy xấu hổ nhiều hơn. Trước đây, bà vì ham mê cờ bạc để đến nỗi phải mất chồng xa con, rơi vào cạm bẫy của tình ái.
Bà chợt thở dài. Chẳng hiểu hai con của bà bây giờ sống ra sao? Có được ấm no hay phải lang thang đầu đường xó chợ. Có những lúc nhớ về con, bà đã tự trách mình. Muốn quay về tìm con, nhưng cảm thấy xấu hổ, bà không xứng đáng chút nào ...
– Nè, tại sao bà im lặng?
Hơi giật mình với câu hỏi của ông, bà quay về với thực tại. Bà xua tay, vẻ cam chịu:
– Tôi chỉ nói vậy thôi, còn quyết định thì do cha con ông muốn làm gì thì làm.
Nói rồi, bà bỏ đi về phòng mình.
– Người làm báo tin:
– Thưa, ông có khách ạ.
– Ai thế?
– Dạ, một cô gái và một thanh niên.
Ông Chưởng khoát tay:
– Thì mời họ vào xem sao.
Bảo Triều và Hà Tiên bước vào. Trần Phong thấy hai người vào, anh nhếch môi nói giọng mai mỉa:
– Đây là nhà tôi chứ đâu phải Ủy ban xã mà dẫn nhau đến đăng ký kết hôn.
Hà Tiên chẳng thèm để ý đến lời nói của anh ta, cô gật đầu chào ông Chưởng:
– Cháu chào bác. Rất may cho cháu là gặp bác ở nhà.
Ông nhìn trân trân vào cô và hỏi:
– Có việc gì sao cháu?
Hà Tiên lễ phép thưa:
– Thưa bác, việc cháu xin từ hôn chắc biết đã biết rồi chứ?
Ông Chưởng đành phải gật đầu trước câu hỏi bất ngờ của cô gái:
– Có. Nhưng bác đang thắc mắc chẳng hiểu tại sao.
– Điều này bác nên hỏi anh Phong thì rõ.
Hơi chau mày, nhưng ông Trần Chưởng lại nói:
– Nhưng ta chỉ muốn nghe con nói chính xác hơn.
– Vâng, nếu bác cho phép, con xin nói.
Chỉ chiếc ghế đối diện với mình ông Chưởng nói như ra lệnh:
– Cháu ngồi xuống đó, nói cho ta nghe.
Hà Tiên miên cưỡng ngồi xuống đối diện với ông. Cô bắt đầu nói:
– Lý do con từ hôn là do anh Phong chẳng tỏ ra thành ý với gia đình con.
Rít một hơi thuốc dài, từ từ nhả khói, ông Chưởng nói:
– Cháu hãy nói rõ thêm được không?
– Vâng. Từ hôm đính hôn đến nay, anh ta thường đến nhà gặp mẹ con để đòi nợ.
– Vậy sao?
– Vì chuyện ấy mà mẹ con đổ bệnh trở lại, phải đưa vào bệnh viện.
Trần Phong xen vào:
– Cô đừng có mà vu khống cho tôi. Tại bà ấy sợ ra tòa nên giả bệnh mà thôi.
Hà Tiên cố nén tức giận, cô nói tiếp:
– Anh ấy hăm dọa là sẽ đưa ra tòa giải quyết.
Trầm tĩnh, ông Chưởng lại hỏi:
– Hôm nay cháu đến đây có chuyện gì không?
Hà Tiên nhìn ông, cô nói như van xin:
– Xin bác hãy nghĩ tình nghĩa xưa mà tha cho mẹ cháu.
Ông gật gù:
– À, thì ra là việc ấy!
Mẹ cháu đang đổ bệnh rất nặng, cháu không muốn anh Phong cứ đến quấy rầy mẹ cháu nữa.
Trần Phong cười khẩy:
– Cô đến để van xin đó à? Đừng có hòng, nợ là phải trả!
Bảo Triều xen vào:
– Nợ là phải trả đó là lẽ tất nhiên. Nhưng mà tình trạng sức khỏe của bà Trần như chỉ mành treo chuông, đó là do anh tạo ra mà thôi.
– Cái gì! Các người đổ lỗi cho tôi à?
Hà Tiên mím môi, cô ném cho anh ta cái nhìn giận dữ:
– Anh còn dám nói là không ư? Ai đã gọi điện dọa mẹ tôi chứ?
Trần Phong xua tay đáp:
– Tôi chỉ đòi nợ thôi mà.
Bảo Triều lại nói:
– Vậy là anh đã quên sự thỏa thuận giữa hai bên rồi sao?
– Ối! Tao đếch cần giữ lời hứa.
Hà Tiên uất ức:
– Vậy chính anh là người vi phạm hợp đồng.
Bảo Triều nói thêm:
– Anh sẽ trả lời trước pháp luật về vấn đề này. Và nếu bà Hà Trân có mệnh hệ nào thì anh hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Trần Phong giở chứng, anh hét vào mặt Bảo Triều:
– Mày là thằng nào? Mày tự cho mình có quyền gì nói ở đây?
Hà Tiên bước đến chắn ngang giữa hai người:
– Anh ấy là ai không quan trọng đâu.
Trần Phong vốn tính khí rất hung hăng, anh giở thói côn đồ:
– Mày đi ra khỏi nhà tao ngay. Đi ra!
– Được, tôi sẽ ra ngay, nếu chúng ta giải quyết xong công việc.
Nghe tiếng Trần Phong hét to, bà Trần Chưởng bước ra. Bà không tin vào mắt mình nữa, người đứng trước mặt mình là Bảo Triều ...
– Bảo Triều!
Tất cả ngạc nhiên nhìn 1ại. Người ngạc nhiên nhiều nhất là Bảo Triều. Anh đã nhận ra mẹ mình. Nhưng anh vội quay đi. Thật là oan trái! Hắn là con ghẻ của mẹ mình ư? Bấy lâu nay bà sống trong giàu sang như thế này ư? Bà có hiểu tình cảm của hai đứa con mình không ...
Trần Phong bật cười lớn:
– Bi kịch này cũng hay hay! Hắn là con trai của dì đó ư?
Lắc đầu, Bảo Triều lạnh lùng nói:
– Không! Mọi người đã lầm, mẹ tôi mất lâu rồi.
Kinh ngạc nhìn con, bà Trần mấp máy đôi môi, nhưng không thốt nên lời. Bà chỉ lắc đầu rồi ngồi phịch xuống ghế. Thấy thế ông Trần Chưởng lo lắng:
– Bà không sao chứ?
Nắm tay Hà Tiên kéo đi, Bảo Triều giục:
– Mình về, Hà Tiên!
Hà Tiên trì lại:
– Nhưng mà chúng ta chưa giải quyết xong công việc.
Bảo Triều trở nên gay gắt với cô:
– Nếu vậy, em hãy giải quyết đi, anh chờ em ngoài xe.
Lo lắng, Hà Tiên hỏi anh:
– Anh không sao đó chứ?
– Anh không sao.
Trần Phong phá lên cười ngạo nghễ:
– Ha ha ... Mười lăm năm trước, cha đã dùng thủ đoạn cướp vợ người ta.
Mười lăm năm sau, đứa con suýt mất người yêu vì đứa con chồng, thật là hi hữu.
Bảo Triều nghiến răng, anh cố nén lòng. Biết anh rất khó xử, Hà Tiên quay mặt đi cô quyết định:
– Chúng ta về đi anh!
Trần Phong mai mỉa:
– Sao về sớm vậy, Hà Tiên? Mới nhìn ra được mẹ chồng tương lai cơ mà.
Quắc mắt nhìn lại, Hà Tiên mím môi, cô cố nhịn, cố dằn lòng để không thốt lên những câu nói khó nghe. Nhưng Bảo Triều đã nó thay cô:
– Đừng vội lên mặt, hãy chờ xem!
– Mày hù dọa tao đó à?
– Không hù dọa đâu, luật trời đã định:
''đời cha ăn mặn, đời con khát nước'' thôi.
Nghe câu nói của Báo Triều, ông Trần Chưởng nổi điên quát tháo:
– Mày là thằng nào mà dám vào đây nói bậy?
Bật cười, Bảo Trìều nói một cách khô khốc:
– Ông sợ rồi à? Đó 1à sự thật chứ không hề bậy. Vở tuồng xưa đã cũ rích rồi, con ông sẽ không đạt được thủ đoạn đê tiện cũ của ông đâu.
– Mày ...
Bảo Triều điểm nụ cười khinh miệt trên môi:
– Ngày xưa, ông dùng thủ đoạn đê tiện để cướp vợ người ta, làm cho một gia đình đang êm ấm phải tan vỡ, làm cho những đứa con dại khờ phải mồ côi. Tội của ông, trời không dung đất không tha đâu.
Ông ta hét to:
– Chúng mày cút khỏi nơi đây! Cút đi!
Bảo Triều không nề nao núng:
– Tôi đâu có ham thích gì đến chỗ sang giàu này. Mà chỉ vì sự công bằng nên mới đến đây.
Bà Trần Chưởng ôm mặt khóc nức nở:
– Trời ơi! Con tôi ...
Bảo Triều nắm lấy tay Hà Tiên kéo đi, anh còn nói:
– Xin trả lại sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người.
Bảo Triều phẫn nộ kéo Hà Tiên đi. Bà Trần Chường thì gục đầu xuống bàn.
Thảm cảnh này ai gây ra. Bà biết hai đứa con mình sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho mình ...