watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chùa trên núi - tác giả Nhật Tuấn Nhật Tuấn

Chùa trên núi

Tác giả: Nhật Tuấn

"Em và con thân yêu...", hàng chữ run rẩy trườn đi trên trang giấy bỗng loằng ngoằng như một con rắn đang bò. Những ý nghĩ rời rạc đang được sắp xếp chọn lọc chợt tản mát đi hết trong cơn đau thắt làm co rút mọi thớ thịt trên gương mặt khiến ông chỉ còn biết ôm đầu chống chọi với cơn bệnh đến bất chợt. Ông cố với tay lên đầu giường lấy viên thuốc trong chiếc lọ nhỏ vừa kịp cho vào miệng trước khi lịm vào ơn ác mộng trong đó chỉ rặt những đau đớn, tê buốt như những mũi khoan xoáy vào đầu. "Tới rồi đó... tới rồi đó...", ý nghĩ thoảng qua trong một vầng sáng vụt tắt và ông hoàn toàn rơi vào vùng mất tri giác. Trong lúc đó, bóng tối vẫn lặng lẽ lấp đầy căn phòng hẹp, tiếng dế vẫn nỉ non ngoài vườn và thỉnh thoảng xa tít ngoài biển thẳm vẫn loằng ngoằng những tia chớp làm vẳng lại những tiếng ầm ì mơ hồ. Trong cái trang nghiêm của trời đất kia, bởi một lẽ huyền bí nào đó, ông chưa đi hẳn, mờ sáng ông vẫn quay về với các xác phàm khô quắt vì đau đớn. Ông nằm mơ thấy mình đang bơi giữa một con sông đen ngòm chảy cuồn cuộn kéo theo cơ man xác người vá xác xúc vật tất cả bị đẩy đi theo một sức mạnh không cưỡng được, rồi khi rơi xuống một vực thẳm sâu hun hút ông hét lên và thức giấc: "mình chưa chết", ý nghĩ nảy ra và nhảy nhót trong đầu như một tia nắng đầu tiên sau đêm tăm tối. Buổi sáng mới tới làm tươi tắn khoảnh vườn, ông gượng đứng dậy mở cửa sổ nhìn ra. Một bông hoa trạng nguyên mới nở đêm qua, trắng muốt lừng lững vươn lên cao giữa đám cỏ dại, điểm một nét đẹp có vẻ xa xỉ trong khoảng vườn ngập ngụa rác. Ông hít một ngụm không khí trong lành, dịu đi cảm giác luôn luôn như một cái rìu nung đỏ đặt trong lồng ngực. Bao nhiêu hãi hùng của cơn ác mộng đêm qua tan biến, buổi sáng mát mẻ với những ngọn gió biển đưa vào mùi muối mặn như dọn sẵn chờ ông thụ hưởng. Ông vui vui nhớ tới bé Pít, đứa con gái 3 tuổi của ông giờ này chắc đang bi bô với mẹ nó trong bữa điểm tâm trước khi đi mẫu giáo. Còn nàng, vợ ông chắc như thường ngày trang điểm sơ chút son phấn trước khi khoác chiếc áo dài đến trường dạy học. Nhắm mắt lại ông mường tượng ra căn buồng nhỏ, tổ ấm của ông, tới từng những cái nhỏ bé, vặt vãnh nhất. Trong góc kia, chiếc giường sắm từ hồi cưới, trải nệm mềm phủ drap trắng toát, trên đó ông đã trải qua bao tháng ngày hạnh phúc. Chiếc tủ gương, chiếc bàn ăn xinh xinh, bàn viết của ông, cái bô của bé Pít đặt dưới gầm giường... Chao ôi, cho dù ông đã xa tới cả hàng trăm cây số từ cả tháng nay nhưng chúng vẫn còn nguyên vẹn trong ông. Ông không hối tiếc đã từ bỏ tất cả, lén lút đi về nơi cùng trời cuối đất này. Số phận đã chơi ông một quả trời giáng khi cách đây không kâu, sau một bữa nhậu trở về, ông ho hung hắng và bỗng kinh hoàng nhìn thấy trên cái nền trắng muốt của bồn rửa mặt một vệt máu tươi. Toàn thân ông bỗng lạnh toát khi nghỉ tới nguy cơ của "căn bệnh quái ác" nỗi ám ảnh đáng sợ cho những người có tuổi qua nhiều năm hút thuốc lá như ông. Ngay hôm sau, ông chạy tới ông bạn bác sĩ để hắn đưa đi đủ thứ phòng soi chụp, xet nghiệm... Yên chí đi, yên chí không có chuyện gì đâu, hắn an ủi vậy, một liều kháng sinh là dứt thôi mà.
Ông cũng tin vậy, bỏ ngay thuốc lá, sáng tập thể dục, uống thuốc rất đều, âm thầm chờ đợi kết quả hội chẩn như tội nhân chờ phán quyết của tòa án. Suốt trong thời gian đó, bỗng dưng ông có linh cảm rất kỳ lạ, nó làm ông suốt ngày quấn quít bên vợ con, xa lánh mọi cuộc nhậu nhẹt, họp hành và lần đầu tiên trong đời không vào dịp lễ tết, ông lén vợ vào chùa thắp hương và quỳ rất lâu trước tượng phật. Ông rì rầm khấn vái, cầu xin trời Phật tha cho ông căn bệnh quái ác đó, vợ ông còn khá trẻ, con còn nhỏ quá, ông cầu xin được sống để nuôi nấng gia đình. Ra khỏi chủa, ông vét sạch tiền trong túi bố thí cho những người hành khuất đứng dọc hai bên và đau nhói lòng nghĩ rằng họ còn sướn hơn ông ở chỗ còn được sống. Nhưng thôi, ông tự nhủ, đừng nghĩ tới chuyện đó nữa, ông cố lẩn tránh nó bằng cách không nghĩ tới, tối nào cũng đưa vợ con đi nghe ca nhạc, thuê băng phim hài và ông cố nói cười làm tổ ấm của ông rộn ràng như những ngày giáp tết. Tuy nhiên ông không lẩn tránh được dấu hiệu của "nó" trong những cơn ho mỗi lúc một kéo dài, máu ra càng nhiều và vẽ mặt hốc hác đi một cách đáng sợ làm vợ ông phải kêu lên. Ông chối phắt, dấu biến mọi chuyện, trấn an vợ rằng ông chỉ vị viêm họng xoàng, ngậm nước muối vài hôm là khỏi. Buổi sáng hôm đi lấy kết quả, ông dất xe máy ra cửa và gặp ngay người đàn bà mặt đồ đen bán bánh dạo, mẹ kiếp, xui lắm đấy, ông dắt xe quay vào, lát sau khi dắt xe ra, hởi ôi, lại một bà ve chai lõng thỏng gánh hai cáithúng ghé tới hỏi có bàn gì không? Không thèm trả lời, ông lao xe đi như chạy trốn sự xui xẻo. Trên đường tới bệnh viện, ông lại tạt qua chùa, quỳ rất lâu trong khói hương và trước vẻ trang nghiêm, huyền bí của các pho tượng, nhói hy vọng về kết quả âm tính, không phải "nó", ông chỉ cần tiêm, uống thuốc hoặc vào nằm bệnh viện vài ngày sẽ lại mạnh khỏe như trước.
Tuy nhiên, mọi hy vọng dường như hoàn toàn sụp đổ khi ông bước vào phòng và nhìn thấy vẽ mặt của ông bạn bác sỉ. "Sao? thế nào? Lành tính hay các tính". Tiếng ông vang lên, giặt giọng, thảng thốt làm những người ngồi trong phòng quay hết cả lại. Ông bạn bác sĩ vội vã kéo ông vào phòng kín, an ủi ông bằng những lời lẽ mơ hồ và mập mờ khiến ông hiểu ngay rằng kết quả xét nghiệm là "dương tính", mọi chuyện như thế là chấm hết, ông đã bị tuyên án tử hình và tất cả chỉ còn chuẩn bị cái giờ G đó thôi. Ông lạnh toát cả người và bỗng dưng nổi cáu. "Các anh là đồ ăn hại, conngười ta có thể với lên được cả Sao Hỏa, vậy mà chịu bó tay trước căn bệnh này ư?" Anh bạn bác sĩ im lặng, lắc đầu, áy náy như chính anh là người có lỗi trong chuyện đó. Ông chợt thấy mình trở nên lố bịch trong nỗi khiếp nhược nó làm ông tháo mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Ông rút thuốc mời bạn, cười héo hắt: "Bỏ thuốc bây giờ đã là quá muộn phải không? Vậy thì cứ hút cho thật đã đi". Hơi thuốc lá làm ông bình tĩnh lại, ông xoay sang chuyện tầm phào với bạn, tưởng như không có chuyện gì và rồi trước khi ra về, ông nắm tay bạn tha thiết: "Tớ cần biết chính xác thời gian để chuẩn bị. Cậu nói đi, tớ còn được bao lâu nữa?". Cái thời hạn ông bác sĩ đưa ra làm ông choáng váng. Nó còn ngắn hơn cả thời gian nằm chờ thi hành án của tên tử tù sau khi Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân xá. Ông cảm ơn ông bạn bác sĩ, từ chối mọi lời khuyên mà ông tin rằng nó chỉ gây ảo tưởng chứ không chữa được bệnh. Dắt xe ra khỏi bệnh viện, đường phố vẫn như mọi ngày nhưng với ông nó đã trở nên hoàn toàn khác. Trước đây ông không thể bỏ qua hình ảnh cặp đùi của một cô gái mặc váy ngắn ngồi vắt vẻo đằng sau một xe máy chạy trước ông chẳng hạn, nhưng bây giờ mọi màu sắc sống động trên đường phố bỗng trở nên xa lạ, ông dững dưng với tất cả, tăng ga cho xe vọt nhanh, ở một ngã tư, ông nắm môi vượt đèn đỏ và văng ra một tiếng chửi rất tục khi một chiếc xe đạp tạt ngang qua mặt. Ông ghé trường nơi từ hai mươi năm ông vẫn đứng lớp dạy. Không đếm xỉa tới người thường trực, ông phóng thẳng xe vào tận cửa phòng hiệu trưởng trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Không thèm gỏ cửa, ông đẩy cửa bước vào và cũng chẳng đợi mời, ông kéo ghế ngồi ngay trước mặt ông hiệu trưởng đang tròn mắt nhìn ông qua cặp kính trễ xuống mắt. Nhìn thẳng mặt thủ trưởng, ông cười gằn:
- Chà, béo tốt thế kia chẳng biết đến bao giờ mới ốm đây?
Ông hiệu trưởng nhổm phắt dậy như bị điện giật:
- Cái gì? Anh nói cái gì?
- Tôi muốn xin thôi việc.
Trời đất, giá như có động đất ngay giữa sân trường cũng chỉ làm ông hiệu trưởng ngạc nhiên đến thế mà thôi. Ông nhìn người giáo viên lâu năm của mình, hiểu ngay chắc anh ta vừa chịu một tai họa nào đấy nên mặt mũi mới thất sắc, toàn thân mới run ẩy đến thế kia. Ông đừng dậy rót ly nước lạnh đặt vào tay người thầy giáo ặt mày tái mét, nhẹ nhàng:
- Nào, uống đi, rồi bình tĩnh kể tôi nghe chuyện gì mới xảy ra với anh?
Ông chợt thấy mình lố bịchquá, đúng lúc đó, một cơn ho kéo đến và khi nó qua đi, ông giơ ra trước mặt ông hiệu trưởng chiếc khăn mùi xoa vấy máu. Thế đấy tôi đã trúng độc đắc rồi ông hiệu trưởng ạ, chỉ có điều giải thưởng không phải mười tỷ như người ta thường quảng cáo bên các vỉa hè mà là một ... cái chết được biết trước. Ông hiệu trưởng lặng lẽ xem từng tờ trong tập bệnh án, sau đó ông thở dài:
- Thôi cứ bình tĩnh ông ạ, sống chết có số cả rồi, trời kêu ai nấy dạ...
Ông giáo bỗng trừng mắt:
- Vậy trời sao không kêu ông? Kêu người khác? lại kêu tôi?
- Tôi không biết... làm sao tôi biết được?
Ông lắp bắp:
- Xin lỗi, xin lỗi ông, tôi không có ý hỏi như thế.
Ông hiệu trưởng nắm lấy tay ông, chân tình:
- Không sao, không sao cả. Anh cứ nói đi, anh cần nhà trường giúp đỡ gì không?
- Trước hết xin ông hiệu trưởng giữ kín chuyện này, sau nữa xin ông giải quyết cho tôi trợ cấp thôi việc, nghe nói cũng được vài triệu...
Lúc này đang mùa giảm biên chế nên yêu cầu của ông được chấp thuận không mấy khó khăn. Chỉ vài ngày sai, ông cầm về một ố tiền lớn, dối vợ rằng người ta gửi. Ông tìm cách dấu biệt mọi chuyện, nhưng những biểu hiện bất thường của ông vẫn làm bà ngờ vực. Trước hết bà thấy ông thường xuyên nghỉ ở nhà, ban đêm thỉnh thoảng lên cơn ho ông lại chạy vào nhà cầu và rồi bà không còn thấy ông cầm cây vợt cầu lông đi chơi câu lạc bộ nữa. Để bà yên tâm, ông giải thích rằng ông bị mệt xoàng, nhà trường đang cho ông nghỉ tại chỗ chờ ít ngày nữa sẽ cho xe đưa ông đi điều dưỡng ở một vùng biển. Chính vào lúc đó, ông nảy ý định mỗi lúc một rỏ trong ông, nhất là sau khivào thư viện tra cứu các loại sách về căn bệnh đó khiến ông hãi hùng trước những trang mô tả sự kinh khiếp của nó, nhất là vào những ngày cuối cùng.
"Vào những giây phút cuối cùng trong đời, con ong chúa thu hết tàn lực bay ra khỏi tổ đón nhận cái chết cô đơn trên mặt đất khỏi làm ô uế môi trường chật hẹp nơi nó đã sinh ra". Vốn là thầy dạy sinh vật học, ông nhớ lại bài học về xã hội loài ong bao năm qua ông vẫn giảng cho học trò và mỗi lần nói tới cái chết của con ong chúa ông vẫn đau nhói lòng. Ông cay đắng nhận ra ằng dường như giữa ông và nó có mối liên hệ huyền bí nào đó, để rồi ông cũng như nó, ông sẽ... "bay ra khỏi tổ" chấp nhân một kết cuộc không làm phiền vợ con. Nằm giữa căn buồng nhỏ, xung quanh lầy những vật dụng mà mỗi thứ sắm được, vợ chồng ông đã phải mất bao hơi sức trong những giờ dạy thêm, ông xót xa nghĩ rằng mai kia, để lấy tiền thuốc thang cho ông,chúng sẽ nối đuôi nhau ra cửa hàng đồ cũ. Và con nỗi kinh hoàng ông sẽ gây cho vợ con vào những ngày cuối cùng... Không, không thể để lên đầu vợ con gánh nặng khủng khiếp như vậy được, ông cũng phải như con ong chúa, bay khỏi tổ "đón nhận cái chết cô đơn" như nó thôi. Một tuần liền sau đó, ông lầm lũi sửa sang lại đường dây và ổ cắm điện, thay những đoạn ống nước đã mục, trèo lên mài nhà dọi lại ngói, phòng mưa dột... Ông làm tất cả những việc vợ ông không thể làm được, ông viết cho vợ một bản chỉ dẫn về mọi thứ trên đời, từ chiếc tivi bị nhiễu hình, con gái ba ngày không đi cầu tớu những khoảng tiền có trong tủ, sổ tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn... Thế rồi một buổi sáng, nói dối vợ được đi điều dưỡng, ông thuê xe đón tận nhà. Nhìn quanh căn buồng một lần sau chót, ông bế bé Pít ứng trước gương lớn, con bé giống anh lạ lùng, bất ngờ ông nhận ra rằng dù ông có đi sang thế giới khác, ông vẫn sống mãi trong thế gian này trong hình hài của chính con gái ông. Chiếc xe rồ máy đưa ông về một làng nhỏ cách xa thành phố. Hình ảnh đôi mắt vợ ông buồn bã, ngỡ ngàng nhìn ông trong những đêm mất ngủ. Có lần nỗi nhớ đã đẩy ông ra tận bến xe, rắp tâm trở về thành phố, đi qua ngôi nhà thân thuộc, đứng xa xa nhìn ợ con một lần nữa. Tuy nhiên ý chí vẫn giữ ông lại, một việc đã rồi, một kết cuộc đã xảy tới, nhìn lại quá khứ dù chỉ một lần, có ích gì đâu. Ông cứ lần lữa mãi cho tới khi sức lực ngày càng suy kiệt tới mức không thể ngồi xe chạy cả trăm cây số về thành phố nữa. Bây giờ ông chỉ còn đủ sức lê từng bước một từ nhà ra phố, mua vài thứ thắc ăn khô dùng trong vài ngày rồi lại trở về. Thế rồi một sáng thức dậy ông thấy chiếc gối đêm qua ông nằm ướt đẫm máu, đến trưa, một cơn đau dữ dội quật ông lăn lộn trên giường."Đến rồi, đến rồi đó...", ông mơ màng như có tiếng người nói, tiếng dép kéo lê, tiếng mở cửa... Ông chợt thấy ình lướt ra khỏi nhà nhẹ nhàng như một cơn gió. Theo con đường nhỏ sau nhà dẫn lên núi, ông cứ đi, đi mãi cho tới khi trước mặt ông là một ngôi chùa nằm nép mình bên những tùm búi cây xanh. Tiếng chuông, mùi khói nhang đưa chân ông vào trong, ông chợt nhận ra gương mặt những pho tượng quen thuộc ông đã từng quỳ khấn vái, cầu xin trên đường ông đi tới bệnh viện để nhận kết quả xét nghiệm. Chắc những lời nguyện cầu của ông đã được các vị thần phật chứng giám, phù hộ nên bao nhiêu lo lắng bệnh tật đã tiêu tan hết, giờ đây ông hoàn toàn thanh thản nhẹ nhàng cất bước lướt đi khắp nơi nơi. Niềm sung sướng đó tạo trên gương mặt ông một vẻ mãn nguyện khiến ba ngày sau đó, người ta phá cửa phòng ông kéo nhau vào vẫn thấy trên môi ông phảng phất một nụ cười.



"Em và con thân yêu...", hàng chữ run rẩy trườn đi trên trang giấy bỗng loằng ngoằng như một con rắn đang bò. Những ý nghĩ rời rạc đang được sắp xếp chọn lọc chợt tản mát đi hết trong cơn đau thắt làm co rút mọi thớ thịt trên gương mặt khiến ông chỉ còn biết ôm đầu chống chọi với cơn bệnh đến bất chợt. Ông cố với tay lên đầu giường lấy viên thuốc trong chiếc lọ nhỏ vừa kịp cho vào miệng trước khi lịm vào ơn ác mộng trong đó chỉ rặt những đau đớn, tê buốt như những mũi khoan xoáy vào đầu. "Tới rồi đó... tới rồi đó...", ý nghĩ thoảng qua trong một vầng sáng vụt tắt và ông hoàn toàn rơi vào vùng mất tri giác. Trong lúc đó, bóng tối vẫn lặng lẽ lấp đầy căn phòng hẹp, tiếng dế vẫn nỉ non ngoài vườn và thỉnh thoảng xa tít ngoài biển thẳm vẫn loằng ngoằng những tia chớp làm vẳng lại những tiếng ầm ì mơ hồ. Trong cái trang nghiêm của trời đất kia, bởi một lẽ huyền bí nào đó, ông chưa đi hẳn, mờ sáng ông vẫn quay về với các xác phàm khô quắt vì đau đớn. Ông nằm mơ thấy mình đang bơi giữa một con sông đen ngòm chảy cuồn cuộn kéo theo cơ man xác người vá xác xúc vật tất cả bị đẩy đi theo một sức mạnh không cưỡng được, rồi khi rơi xuống một vực thẳm sâu hun hút ông hét lên và thức giấc: "mình chưa chết", ý nghĩ nảy ra và nhảy nhót trong đầu như một tia nắng đầu tiên sau đêm tăm tối. Buổi sáng mới tới làm tươi tắn khoảnh vườn, ông gượng đứng dậy mở cửa sổ nhìn ra. Một bông hoa trạng nguyên mới nở đêm qua, trắng muốt lừng lững vươn lên cao giữa đám cỏ dại, điểm một nét đẹp có vẻ xa xỉ trong khoảng vườn ngập ngụa rác. Ông hít một ngụm không khí trong lành, dịu đi cảm giác luôn luôn như một cái rìu nung đỏ đặt trong lồng ngực. Bao nhiêu hãi hùng của cơn ác mộng đêm qua tan biến, buổi sáng mát mẻ với những ngọn gió biển đưa vào mùi muối mặn như dọn sẵn chờ ông thụ hưởng. Ông vui vui nhớ tới bé Pít, đứa con gái 3 tuổi của ông giờ này chắc đang bi bô với mẹ nó trong bữa điểm tâm trước khi đi mẫu giáo. Còn nàng, vợ ông chắc như thường ngày trang điểm sơ chút son phấn trước khi khoác chiếc áo dài đến trường dạy học. Nhắm mắt lại ông mường tượng ra căn buồng nhỏ, tổ ấm của ông, tới từng những cái nhỏ bé, vặt vãnh nhất. Trong góc kia, chiếc giường sắm từ hồi cưới, trải nệm mềm phủ drap trắng toát, trên đó ông đã trải qua bao tháng ngày hạnh phúc. Chiếc tủ gương, chiếc bàn ăn xinh xinh, bàn viết của ông, cái bô của bé Pít đặt dưới gầm giường... Chao ôi, cho dù ông đã xa tới cả hàng trăm cây số từ cả tháng nay nhưng chúng vẫn còn nguyên vẹn trong ông. Ông không hối tiếc đã từ bỏ tất cả, lén lút đi về nơi cùng trời cuối đất này. Số phận đã chơi ông một quả trời giáng khi cách đây không kâu, sau một bữa nhậu trở về, ông ho hung hắng và bỗng kinh hoàng nhìn thấy trên cái nền trắng muốt của bồn rửa mặt một vệt máu tươi. Toàn thân ông bỗng lạnh toát khi nghỉ tới nguy cơ của "căn bệnh quái ác" nỗi ám ảnh đáng sợ cho những người có tuổi qua nhiều năm hút thuốc lá như ông. Ngay hôm sau, ông chạy tới ông bạn bác sĩ để hắn đưa đi đủ thứ phòng soi chụp, xet nghiệm... Yên chí đi, yên chí không có chuyện gì đâu, hắn an ủi vậy, một liều kháng sinh là dứt thôi mà.
Ông cũng tin vậy, bỏ ngay thuốc lá, sáng tập thể dục, uống thuốc rất đều, âm thầm chờ đợi kết quả hội chẩn như tội nhân chờ phán quyết của tòa án. Suốt trong thời gian đó, bỗng dưng ông có linh cảm rất kỳ lạ, nó làm ông suốt ngày quấn quít bên vợ con, xa lánh mọi cuộc nhậu nhẹt, họp hành và lần đầu tiên trong đời không vào dịp lễ tết, ông lén vợ vào chùa thắp hương và quỳ rất lâu trước tượng phật. Ông rì rầm khấn vái, cầu xin trời Phật tha cho ông căn bệnh quái ác đó, vợ ông còn khá trẻ, con còn nhỏ quá, ông cầu xin được sống để nuôi nấng gia đình. Ra khỏi chủa, ông vét sạch tiền trong túi bố thí cho những người hành khuất đứng dọc hai bên và đau nhói lòng nghĩ rằng họ còn sướn hơn ông ở chỗ còn được sống. Nhưng thôi, ông tự nhủ, đừng nghĩ tới chuyện đó nữa, ông cố lẩn tránh nó bằng cách không nghĩ tới, tối nào cũng đưa vợ con đi nghe ca nhạc, thuê băng phim hài và ông cố nói cười làm tổ ấm của ông rộn ràng như những ngày giáp tết. Tuy nhiên ông không lẩn tránh được dấu hiệu của "nó" trong những cơn ho mỗi lúc một kéo dài, máu ra càng nhiều và vẽ mặt hốc hác đi một cách đáng sợ làm vợ ông phải kêu lên. Ông chối phắt, dấu biến mọi chuyện, trấn an vợ rằng ông chỉ vị viêm họng xoàng, ngậm nước muối vài hôm là khỏi. Buổi sáng hôm đi lấy kết quả, ông dất xe máy ra cửa và gặp ngay người đàn bà mặt đồ đen bán bánh dạo, mẹ kiếp, xui lắm đấy, ông dắt xe quay vào, lát sau khi dắt xe ra, hởi ôi, lại một bà ve chai lõng thỏng gánh hai cáithúng ghé tới hỏi có bàn gì không? Không thèm trả lời, ông lao xe đi như chạy trốn sự xui xẻo. Trên đường tới bệnh viện, ông lại tạt qua chùa, quỳ rất lâu trong khói hương và trước vẻ trang nghiêm, huyền bí của các pho tượng, nhói hy vọng về kết quả âm tính, không phải "nó", ông chỉ cần tiêm, uống thuốc hoặc vào nằm bệnh viện vài ngày sẽ lại mạnh khỏe như trước.

Tuy nhiên, mọi hy vọng dường như hoàn toàn sụp đổ khi ông bước vào phòng và nhìn thấy vẽ mặt của ông bạn bác sỉ. "Sao? thế nào? Lành tính hay các tính". Tiếng ông vang lên, giặt giọng, thảng thốt làm những người ngồi trong phòng quay hết cả lại. Ông bạn bác sĩ vội vã kéo ông vào phòng kín, an ủi ông bằng những lời lẽ mơ hồ và mập mờ khiến ông hiểu ngay rằng kết quả xét nghiệm là "dương tính", mọi chuyện như thế là chấm hết, ông đã bị tuyên án tử hình và tất cả chỉ còn chuẩn bị cái giờ G đó thôi. Ông lạnh toát cả người và bỗng dưng nổi cáu. "Các anh là đồ ăn hại, conngười ta có thể với lên được cả Sao Hỏa, vậy mà chịu bó tay trước căn bệnh này ư?" Anh bạn bác sĩ im lặng, lắc đầu, áy náy như chính anh là người có lỗi trong chuyện đó. Ông chợt thấy mình trở nên lố bịch trong nỗi khiếp nhược nó làm ông tháo mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Ông rút thuốc mời bạn, cười héo hắt: "Bỏ thuốc bây giờ đã là quá muộn phải không? Vậy thì cứ hút cho thật đã đi". Hơi thuốc lá làm ông bình tĩnh lại, ông xoay sang chuyện tầm phào với bạn, tưởng như không có chuyện gì và rồi trước khi ra về, ông nắm tay bạn tha thiết: "Tớ cần biết chính xác thời gian để chuẩn bị. Cậu nói đi, tớ còn được bao lâu nữa?". Cái thời hạn ông bác sĩ đưa ra làm ông choáng váng. Nó còn ngắn hơn cả thời gian nằm chờ thi hành án của tên tử tù sau khi Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân xá. Ông cảm ơn ông bạn bác sĩ, từ chối mọi lời khuyên mà ông tin rằng nó chỉ gây ảo tưởng chứ không chữa được bệnh. Dắt xe ra khỏi bệnh viện, đường phố vẫn như mọi ngày nhưng với ông nó đã trở nên hoàn toàn khác. Trước đây ông không thể bỏ qua hình ảnh cặp đùi của một cô gái mặc váy ngắn ngồi vắt vẻo đằng sau một xe máy chạy trước ông chẳng hạn, nhưng bây giờ mọi màu sắc sống động trên đường phố bỗng trở nên xa lạ, ông dững dưng với tất cả, tăng ga cho xe vọt nhanh, ở một ngã tư, ông nắm môi vượt đèn đỏ và văng ra một tiếng chửi rất tục khi một chiếc xe đạp tạt ngang qua mặt. Ông ghé trường nơi từ hai mươi năm ông vẫn đứng lớp dạy. Không đếm xỉa tới người thường trực, ông phóng thẳng xe vào tận cửa phòng hiệu trưởng trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Không thèm gỏ cửa, ông đẩy cửa bước vào và cũng chẳng đợi mời, ông kéo ghế ngồi ngay trước mặt ông hiệu trưởng đang tròn mắt nhìn ông qua cặp kính trễ xuống mắt. Nhìn thẳng mặt thủ trưởng, ông cười gằn:

- Chà, béo tốt thế kia chẳng biết đến bao giờ mới ốm đây?

Ông hiệu trưởng nhổm phắt dậy như bị điện giật:

- Cái gì? Anh nói cái gì?

- Tôi muốn xin thôi việc.

Trời đất, giá như có động đất ngay giữa sân trường cũng chỉ làm ông hiệu trưởng ngạc nhiên đến thế mà thôi. Ông nhìn người giáo viên lâu năm của mình, hiểu ngay chắc anh ta vừa chịu một tai họa nào đấy nên mặt mũi mới thất sắc, toàn thân mới run ẩy đến thế kia. Ông đừng dậy rót ly nước lạnh đặt vào tay người thầy giáo ặt mày tái mét, nhẹ nhàng:

- Nào, uống đi, rồi bình tĩnh kể tôi nghe chuyện gì mới xảy ra với anh?

Ông chợt thấy mình lố bịchquá, đúng lúc đó, một cơn ho kéo đến và khi nó qua đi, ông giơ ra trước mặt ông hiệu trưởng chiếc khăn mùi xoa vấy máu. Thế đấy tôi đã trúng độc đắc rồi ông hiệu trưởng ạ, chỉ có điều giải thưởng không phải mười tỷ như người ta thường quảng cáo bên các vỉa hè mà là một ... cái chết được biết trước. Ông hiệu trưởng lặng lẽ xem từng tờ trong tập bệnh án, sau đó ông thở dài:

- Thôi cứ bình tĩnh ông ạ, sống chết có số cả rồi, trời kêu ai nấy dạ...

Ông giáo bỗng trừng mắt:

- Vậy trời sao không kêu ông? Kêu người khác? lại kêu tôi?

- Tôi không biết... làm sao tôi biết được?

Ông lắp bắp:

- Xin lỗi, xin lỗi ông, tôi không có ý hỏi như thế.

Ông hiệu trưởng nắm lấy tay ông, chân tình:

- Không sao, không sao cả. Anh cứ nói đi, anh cần nhà trường giúp đỡ gì không?

- Trước hết xin ông hiệu trưởng giữ kín chuyện này, sau nữa xin ông giải quyết cho tôi trợ cấp thôi việc, nghe nói cũng được vài triệu...

Lúc này đang mùa giảm biên chế nên yêu cầu của ông được chấp thuận không mấy khó khăn. Chỉ vài ngày sai, ông cầm về một ố tiền lớn, dối vợ rằng người ta gửi. Ông tìm cách dấu biệt mọi chuyện, nhưng những biểu hiện bất thường của ông vẫn làm bà ngờ vực. Trước hết bà thấy ông thường xuyên nghỉ ở nhà, ban đêm thỉnh thoảng lên cơn ho ông lại chạy vào nhà cầu và rồi bà không còn thấy ông cầm cây vợt cầu lông đi chơi câu lạc bộ nữa. Để bà yên tâm, ông giải thích rằng ông bị mệt xoàng, nhà trường đang cho ông nghỉ tại chỗ chờ ít ngày nữa sẽ cho xe đưa ông đi điều dưỡng ở một vùng biển. Chính vào lúc đó, ông nảy ý định mỗi lúc một rỏ trong ông, nhất là sau khivào thư viện tra cứu các loại sách về căn bệnh đó khiến ông hãi hùng trước những trang mô tả sự kinh khiếp của nó, nhất là vào những ngày cuối cùng.

"Vào những giây phút cuối cùng trong đời, con ong chúa thu hết tàn lực bay ra khỏi tổ đón nhận cái chết cô đơn trên mặt đất khỏi làm ô uế môi trường chật hẹp nơi nó đã sinh ra". Vốn là thầy dạy sinh vật học, ông nhớ lại bài học về xã hội loài ong bao năm qua ông vẫn giảng cho học trò và mỗi lần nói tới cái chết của con ong chúa ông vẫn đau nhói lòng. Ông cay đắng nhận ra ằng dường như giữa ông và nó có mối liên hệ huyền bí nào đó, để rồi ông cũng như nó, ông sẽ... "bay ra khỏi tổ" chấp nhân một kết cuộc không làm phiền vợ con. Nằm giữa căn buồng nhỏ, xung quanh lầy những vật dụng mà mỗi thứ sắm được, vợ chồng ông đã phải mất bao hơi sức trong những giờ dạy thêm, ông xót xa nghĩ rằng mai kia, để lấy tiền thuốc thang cho ông,chúng sẽ nối đuôi nhau ra cửa hàng đồ cũ. Và con nỗi kinh hoàng ông sẽ gây cho vợ con vào những ngày cuối cùng... Không, không thể để lên đầu vợ con gánh nặng khủng khiếp như vậy được, ông cũng phải như con ong chúa, bay khỏi tổ "đón nhận cái chết cô đơn" như nó thôi. Một tuần liền sau đó, ông lầm lũi sửa sang lại đường dây và ổ cắm điện, thay những đoạn ống nước đã mục, trèo lên mài nhà dọi lại ngói, phòng mưa dột... Ông làm tất cả những việc vợ ông không thể làm được, ông viết cho vợ một bản chỉ dẫn về mọi thứ trên đời, từ chiếc tivi bị nhiễu hình, con gái ba ngày không đi cầu tớu những khoảng tiền có trong tủ, sổ tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn... Thế rồi một buổi sáng, nói dối vợ được đi điều dưỡng, ông thuê xe đón tận nhà. Nhìn quanh căn buồng một lần sau chót, ông bế bé Pít ứng trước gương lớn, con bé giống anh lạ lùng, bất ngờ ông nhận ra rằng dù ông có đi sang thế giới khác, ông vẫn sống mãi trong thế gian này trong hình hài của chính con gái ông. Chiếc xe rồ máy đưa ông về một làng nhỏ cách xa thành phố. Hình ảnh đôi mắt vợ ông buồn bã, ngỡ ngàng nhìn ông trong những đêm mất ngủ. Có lần nỗi nhớ đã đẩy ông ra tận bến xe, rắp tâm trở về thành phố, đi qua ngôi nhà thân thuộc, đứng xa xa nhìn ợ con một lần nữa. Tuy nhiên ý chí vẫn giữ ông lại, một việc đã rồi, một kết cuộc đã xảy tới, nhìn lại quá khứ dù chỉ một lần, có ích gì đâu. Ông cứ lần lữa mãi cho tới khi sức lực ngày càng suy kiệt tới mức không thể ngồi xe chạy cả trăm cây số về thành phố nữa. Bây giờ ông chỉ còn đủ sức lê từng bước một từ nhà ra phố, mua vài thứ thắc ăn khô dùng trong vài ngày rồi lại trở về. Thế rồi một sáng thức dậy ông thấy chiếc gối đêm qua ông nằm ướt đẫm máu, đến trưa, một cơn đau dữ dội quật ông lăn lộn trên giường."Đến rồi, đến rồi đó...", ông mơ màng như có tiếng người nói, tiếng dép kéo lê, tiếng mở cửa... Ông chợt thấy ình lướt ra khỏi nhà nhẹ nhàng như một cơn gió. Theo con đường nhỏ sau nhà dẫn lên núi, ông cứ đi, đi mãi cho tới khi trước mặt ông là một ngôi chùa nằm nép mình bên những tùm búi cây xanh. Tiếng chuông, mùi khói nhang đưa chân ông vào trong, ông chợt nhận ra gương mặt những pho tượng quen thuộc ông đã từng quỳ khấn vái, cầu xin trên đường ông đi tới bệnh viện để nhận kết quả xét nghiệm. Chắc những lời nguyện cầu của ông đã được các vị thần phật chứng giám, phù hộ nên bao nhiêu lo lắng bệnh tật đã tiêu tan hết, giờ đây ông hoàn toàn thanh thản nhẹ nhàng cất bước lướt đi khắp nơi nơi. Niềm sung sướng đó tạo trên gương mặt ông một vẻ mãn nguyện khiến ba ngày sau đó, người ta phá cửa phòng ông kéo nhau vào vẫn thấy trên môi ông phảng phất một nụ cười.

Các tác phẩm khác của Nhật Tuấn

Vườn Vắng

Tính của nàng

Ở ngoài biển thẳm

Người thứ ba

Một cái chết thong thả

Mimmy...

Mắt Huyền

Lúc của người...

Hoàng tử của lòng em

Hành Trình

Giấc mơ thiên đường

Đá trắng

Công ty vẽ chân dung

Con chim câu nhồi thịt

Cái đinh

Đi về nơi hoang dã