Công ty vẽ chân dung
Tác giả: Nhật Tuấn
rong những giây phút cuối cùng của thời vận, chàng vẫn còn hy vọng một phép màu sẽ tới cứu chàng khỏi hiểm họa tan vở tất cả. Chàng đi dọc theo căn
phòng vắng, chìm đắm trong ánh sáng lạnh, giữa những bức tranh lúc này cũng đang ủ tũ như chính chủ chúng. "Đây là lần cuối cùng...". vợ chàng nói thế
trong lúc tháo chiếc nhẫn cưới đưa chàng nộp cho chủ phòng tranh để triển lãm tác phẩm mà chàng đã đổ vào đó toàn bộ tâm huyết của những năm tuổi trẻ:
"Em yên chí, lần này ít nhất anh cũng bán được cái "Hỗn độn", cái "cuồng nộ", rồi cả cái "Thẳm sâu" nữa chứ... Mỗi cái bỏ rẻ cũng 500 đô. Tha hồ cho em
trả nợ...". Vợ chàng ném một cái nhìn vào hư vô cứ như không co chàng đứng trước mặt vậy. Chiếc nhẫn một chỉ bóng rẫy trong tay chàng, trời ơi, nó khinh
mình không thèm nhìn mặt nữa, lẽ ra phải ném trả vào mặt nó, vậy nhưng... chàng nuốt đi cục đau chẹn ngang cổ, thôi thô, muốn là cái lớn phải biết bỏ qua
cái nhỏ. Thế rồi sau biết bao những cái nhỏ đả bỏ qua, cuối cùng phòng tranh của chàng cũng được mở ra có bạn bè tới chúc mừng, có rượu tây và có cả một
ông trong Ban chấp hành hộihọa sĩ tới cắt băng khánh thành. Quan trọng hơn cả vẫn có mặt vợ chàng rựa rỡ trong bộ váy áo, đứng bên chàng tươi cười như
một cặp vợ chồng làm phát ghen những đôi lứa đã tổ chức đám cưới bạc. Khi chai rượu tây đã cạn, chàng dẫn các quan khách đi xem những bức tranh mà
người ta chỉ dám khen chê căn cứ vào miếng giấy nhỏ ghi giá tiền. 1000 USD... đời, một tuyệt phẩm. 200 USD... cũng được đấy, nhưng bố cục có hơi lỏng...
Các phóng biên văn hóa văn nhgệ tíu tít ghi chép cố gắng không bỏ sót một lời của các vị quan chức. Chàng bỏ ngoài tai tất cả, chàng đang nóng lòng chờ đợi
các nhân vật chính của cuộc triển lãm. Có tiếng đóng cửa xe oai vệ ở ngoài đường. Kia rồi, ông Tổng giám đốc Công ty sành gốm, Mạnh Thường quân số I
của các họa sĩ trẻ, bà chủ shop "thời trang là tất cả", người bảo trợ chính cho mọi cuộc triển lãm. Chàng họa sĩ ra tận ngoài cửa, nâng niu bàn tay ông Tổng
Giám đốc như một vật dễ vỡ, cúi chào rất điệu nghệ bà chủ shop, không quên nở nụ cười đầy thiện cảm tới đám tùy tùng. Cả phòng tranh dường như nín thở
theo bước chân của ông Tổng và bà chủ lần lượt diễu qua từng bức. 1000 USD... 800 USD... 500 USD. ít nhất mỗiê vị cũng phải mua một bức 800 USD trở
lên chứ. Đám tùy tùng đã lăm lăm tay bút, tay sổ, chỉ một cái gật đầu thôi, thủ tục chi tiền sẽ được thực hiện trong nháy mắt. Than ôi, cả ông Tổng Giám đốc
lẫn bà chủ shop đã đi đến bức tranh cuối cùng, đã ra cửa, đã sập cửa xe cái rầm, để lại cho chàng một tuyệt vọng đến đắng cả miệng. Một tiếng cười nào đó
cất lên từ cuối phòng tranh, chàng thoáng thấy đôi mắt vợ chàng tóe lửa và ông Chấp hành Hội tiến tới bắt tay xin lỗi phải về dự cuộc họp rất quan trọng với
Thường vụ. Theo chân ông Chấp hành, bạn bè lục tục ra về, người sau cùng là vợ chàng với nụ cười khẩy báo hiệu biết bao nhiêu tai ương. Tiền gạo, tiền nhà,
tiền điện... để duy trì cái tổ ấm cần không biết bao nhiêu là thứ tiền, ấy là chưa kể tiền sơn, tiền "toan", một cái xoáy nước khổng lồ hút bao nhiêu chi phí để
sản xuất ra những bức tranh định giá bằng ngoại tệ mạnh kia. Đó là một canh bạc lớn nhất trong đời chàng và đang có nguy cơ khi mở bát ra là một con số
không to tướng. Không, không thể thế được, còn có ông trời, và ông trời bao giờ cũng công bằng và sáng suốt, phải không nào? Và lại còn có những... ba
ngày nữa giành cho các cơ may, biết đâu, phải biết đâu, một ông bà chủ nào đó có cặp mắt tinh đời nhận ra chân giá trị của những bức tranh của chàng và
mua nó chỉ còn bằng nửa giá tiền cũng đủ cứu choát chàng rồi. Sang ngày thứ hai, rượu tây được thay bằng bia hơi, và khi can bia đã cạn, người bạn thân nhất
cáo từ, ngồi bên chàng chỉ còn vợ chàng với vẻ mặt công tố viên ngồi trước bị can. Sang ngày thứ ba, ngày cuối cùng của thời hạn thuê phòng triển lãm, ngay
đến vợ chàng cũng không tới nữa, còn lại mình chàng với những bức tranh và niềm hy vọng mỗi lúc hụt đi theo vòng quay của kim đồng hồ. Suốt từ sáng lác
đác khách tới xem tranh đếm được chưa hết mười đầu ngón tay, buổi chiều chỉ có một cặp vợ chồng già lướt qua như cơn gió thoảng, một tốp trẻ con ghé qua
chắc chỉ vì tò mò và vì miễn phí vào cửa. Và giờ cuối cùng của phòng tranh cũng đã tới, niềm hy vọng đã cạn kiệt, chàng họa sĩ thất thiểu đi giữa những bức
tranh, thì thầm với chúng những lờn than vãn. Chao ôi, các con của ta, độc đáo, tài năng xuất chúng đến như thế mà không đứa nào lọt được vào mắt người
đời. Liệu rồi ba trăm năm nữa có kẻ tri âm nào hiểu được. Giữa lúc chàng họa sĩ đang than thở cùng các bức tranh, ngoài cửa có tiếng dừng xe, tiếng lộp cộp
giày cao gót và trời ơi... hẳn một phu nhân xinh đẹp, sang trọng, cắp ví tay to tướng bước vào. Không, chàng không thể tuột mất cơ may cuối cùng này được,
nhẹ nhàng như một con mèo, chàng lướt theo người đàn bà và khi bà ta dừng lại trước một bức tranh, chàng khom người cung kính:
- Dạ thưa bà, đây là bức có tên là "Hỗn độn".
Người đàn bà ném cho chàng một cái nhìn đầy ngờ vực, lẳng lặng bước đi và khi dừng bước một bức tranh, chàng họa sĩ lại lắp bắp:
- Thưa bà, bức tranh này có tên là "Cuồng nộ".
Bà ta bước qua những mảng màu sặc sở và rồi khi dừng bước trước một bức tranh khác, bà ta kêu lên:
- Ông vẽ cái... quỷ gì thế này?
Chàng họa sĩ lễ phép:
- Dạ thưa... đây là bức "Thẳm sâu".
- Tôi chẳng hiểu ông vẽ cái ma gì.
- Dạ thưa đây là một phòng tranh tìm tòi, thể nghiệm... tôi muốn đưa ra một thứ hội họa mới, hội họa... không hình.
Mặc cho chàng thao thao bất tuyệt về cuộc cách mạng nghệ thuật trong những bức tranh chỉ có màu của chàng, người đàn bà mở ví lấy ra chiếc gương nhỏ,
khẽ chấm những giọt mồ hôi trên vầng trán mượt mà và quay người bước ra cửa. Chàng cuống lên, tuyệt vọng chạy theo như người sắp lỡ tàu: - Thưa bà, thưa
bà... xin bà một phút.
Người đàn bà dừng lại, sáng kiến nảy ra trong chàng như một tia chớp, rất nhanh, chàng lấy giấy vẽ và chì than, kê lên một miếng gỗ và thoăn thoắt ghi lại
gương mặt kiều diễm của bà phu nhân. Không đầy hai phút sau, chàng đã có bức chân dung vẽ tặng bà. Người đàn bà miễn cưỡng cầm bức vẽ, mặt hơi sững
ra và chợt kêu lên:
- Trời ơi, ông vẽ giống quá, thật tôi không ngờ...
Chàng họa sĩ khẽ nghiêng mình:
- Xin cảm ơn bà, tôi có thể làm được hơn thế...
- Vậy mà tôi cứ tưởng anh chỉ vẽ được loằng ngoằng như những bức tranh kia thôi. Anh có thể vẽ chân dung bằng sơn dầu và to như cái bức "Thẳm sâu" kia
không?
- Dạ được, tôi xin sẵn sàng hầu bà, nhất là được vẽ chân dung một người đẹp như bà.
Bà phu nhân lắc đầu quầy quậy:
- Không không, không phải tôi đâu, mà là vẽ ông nhà tôi. Có điều ông ấy bận bịu lắm. Mỗi buổi ông ấy chỉ ngồi cho anh vẽ được 15 phút thôi và vẽ 3 buổi
liệu có xong không? Tôi muốn ông hoàn thành trước ngày sinh nhật ông ấy.
- Dạ được, tôi xin sẵn sàng hầu bà.
Chàng họa sĩ nói một hơi và đưa bà phu nhân ra tập cửa xe. Bà dúi vào tay chàng cái danh thiếp và một... tập tiền dày cộp. Chàng quay vào với bộ mặt tươi
nói khiến ông chủ phòng tranh phải chạy tới:
- Bán được mấy bức?
- Không, không mua bức nào cả. Thôi đóng cửa lại, nhờ ông dẹp cho tôi.
Không quan tâm tới những bức tranh, chàng phóng xe quay về nhà và không kịp để chọ vợ kịp buông một tiếng thở dài, chàng đã reo to:
- Thắng rồi, tiền đây, tiền đây...
Vợ chàng nở một nụ cười sáng khuôn mặt:
- Bán được mấy bức.
- Không, không bán được bức nào cả, nhưng có một bà thuê vẽ chân dung cho chồng. Đây là tiền tạm ứng. Chàng quăng một triệu bạc lên bàn như một viên
tướng thắng trận quăng thủ cấp của tên chiến bại.
- Đấy, em đã bảo mà, cứ khăng khăng chưa vẽ người đã đòi vẽ ma. Anh cứ vẽ thật là thực cho em, tha hồ mà móc tiền thiên hạ.
Vợ chàng cười nắc nẻ, ghì lấy đầu chàng, hôn âu yếm như thể hai vợ chồng mời từ phóng cưới trở về. Đê mê trong hạnh phúc, chàng lẩm bẩm:
- Mới tạm ứng đã đưa một triệu, vẻ xong chắc chắn phải vài triệu.
Vợ chàng vênh mặt:
- Chứ lại không ư? Vài triệu cũng chưa xứng đáng với tài năng của họa sĩ Hành Đạo. Rồi anh xem, thiên hạ sẽ xúm vào nhờ mình vẽ chân dung cho coi.
Quả nhiên vợ chàng đoán đúng, sau ba buổi làm mê mẩn ông Tổng Giám đốc, chồng bà phu nhân nọ, bằng những nét vẽ "giống như chụp", ông cao hứng
mở két, đếm xoẹt cho chàng mười "vé" (tờ 100 đô) mới cứng trong lờn khen nức nở của bà Tổng giám đốc phu nhân:
- Đây mới thực là nghệ thuật.
Thế rồi sau ông Tổng, đến lượt bà Tổng, sau bà Tổng, đến lượt các công tử và các tiểu thư, người nào cũng cố chèo kéo chàng vẽ cho được một bức chân
dung để treo lên tường. Tiếng lành đồn xa, khỏi cần quảng cáo, khách hàng tìm tới đặt chàng vẽ chân dung đông tới mức vợ chàng phải mở hẳn một văn
phòng giao dịch, bên ngoài căng một tấm bảng hiệu rất to: "Công ty vẽ chân dung - họa sĩ Hành Đạo". Lẽ tất nhiên, theo đúng mốt thời đại của những người
có tiền, vợ chàng mua một khu đất rộng ở ven đô, bỏ tiền cất hẳn ngôi biệt thự trong có cả một xưởng họa dành cho chừng. Hôm dọn nhà, người làm công tìm
thấy trong kho đồ cũ những bức gtranh nhòe nhoẹt những màu chẳng hình thù gì, bị mối xông gần hất. Vợ chàng họa sĩ được mời tới, lập tức nàng la lên:
- Đốt ngay, đốt ngay những thứ ma tà quỷ ám này đi, đừng để mối ăn lan sang thứ khác.
Chàng họa sĩ hoàn toàn không được biết gì về chuyện này, bởi lúc đó chàng đang vẽ chân dung ông cụ thân sinh ra một ông Giám đốc sở nhân dịp lễ thượng
thọ cụ lên lão tám mươi...
rong những giây phút cuối cùng của thời vận, chàng vẫn còn hy vọng một phép màu sẽ tới cứu chàng khỏi hiểm họa tan vở tất cả. Chàng đi dọc theo căn
phòng vắng, chìm đắm trong ánh sáng lạnh, giữa những bức tranh lúc này cũng đang ủ tũ như chính chủ chúng. "Đây là lần cuối cùng...". vợ chàng nói thế
trong lúc tháo chiếc nhẫn cưới đưa chàng nộp cho chủ phòng tranh để triển lãm tác phẩm mà chàng đã đổ vào đó toàn bộ tâm huyết của những năm tuổi trẻ:
"Em yên chí, lần này ít nhất anh cũng bán được cái "Hỗn độn", cái "cuồng nộ", rồi cả cái "Thẳm sâu" nữa chứ... Mỗi cái bỏ rẻ cũng 500 đô. Tha hồ cho em
trả nợ...". Vợ chàng ném một cái nhìn vào hư vô cứ như không co chàng đứng trước mặt vậy. Chiếc nhẫn một chỉ bóng rẫy trong tay chàng, trời ơi, nó khinh
mình không thèm nhìn mặt nữa, lẽ ra phải ném trả vào mặt nó, vậy nhưng... chàng nuốt đi cục đau chẹn ngang cổ, thôi thô, muốn là cái lớn phải biết bỏ qua
cái nhỏ. Thế rồi sau biết bao những cái nhỏ đả bỏ qua, cuối cùng phòng tranh của chàng cũng được mở ra có bạn bè tới chúc mừng, có rượu tây và có cả một
ông trong Ban chấp hành hộihọa sĩ tới cắt băng khánh thành. Quan trọng hơn cả vẫn có mặt vợ chàng rựa rỡ trong bộ váy áo, đứng bên chàng tươi cười như
một cặp vợ chồng làm phát ghen những đôi lứa đã tổ chức đám cưới bạc. Khi chai rượu tây đã cạn, chàng dẫn các quan khách đi xem những bức tranh mà
người ta chỉ dám khen chê căn cứ vào miếng giấy nhỏ ghi giá tiền. 1000 USD... đời, một tuyệt phẩm. 200 USD... cũng được đấy, nhưng bố cục có hơi lỏng...
Các phóng biên văn hóa văn nhgệ tíu tít ghi chép cố gắng không bỏ sót một lời của các vị quan chức. Chàng bỏ ngoài tai tất cả, chàng đang nóng lòng chờ đợi
các nhân vật chính của cuộc triển lãm. Có tiếng đóng cửa xe oai vệ ở ngoài đường. Kia rồi, ông Tổng giám đốc Công ty sành gốm, Mạnh Thường quân số I
của các họa sĩ trẻ, bà chủ shop "thời trang là tất cả", người bảo trợ chính cho mọi cuộc triển lãm. Chàng họa sĩ ra tận ngoài cửa, nâng niu bàn tay ông Tổng
Giám đốc như một vật dễ vỡ, cúi chào rất điệu nghệ bà chủ shop, không quên nở nụ cười đầy thiện cảm tới đám tùy tùng. Cả phòng tranh dường như nín thở
theo bước chân của ông Tổng và bà chủ lần lượt diễu qua từng bức. 1000 USD... 800 USD... 500 USD. ít nhất mỗiê vị cũng phải mua một bức 800 USD trở
lên chứ. Đám tùy tùng đã lăm lăm tay bút, tay sổ, chỉ một cái gật đầu thôi, thủ tục chi tiền sẽ được thực hiện trong nháy mắt. Than ôi, cả ông Tổng Giám đốc
lẫn bà chủ shop đã đi đến bức tranh cuối cùng, đã ra cửa, đã sập cửa xe cái rầm, để lại cho chàng một tuyệt vọng đến đắng cả miệng. Một tiếng cười nào đó
cất lên từ cuối phòng tranh, chàng thoáng thấy đôi mắt vợ chàng tóe lửa và ông Chấp hành Hội tiến tới bắt tay xin lỗi phải về dự cuộc họp rất quan trọng với
Thường vụ. Theo chân ông Chấp hành, bạn bè lục tục ra về, người sau cùng là vợ chàng với nụ cười khẩy báo hiệu biết bao nhiêu tai ương. Tiền gạo, tiền nhà,
tiền điện... để duy trì cái tổ ấm cần không biết bao nhiêu là thứ tiền, ấy là chưa kể tiền sơn, tiền "toan", một cái xoáy nước khổng lồ hút bao nhiêu chi phí để
sản xuất ra những bức tranh định giá bằng ngoại tệ mạnh kia. Đó là một canh bạc lớn nhất trong đời chàng và đang có nguy cơ khi mở bát ra là một con số
không to tướng. Không, không thể thế được, còn có ông trời, và ông trời bao giờ cũng công bằng và sáng suốt, phải không nào? Và lại còn có những... ba
ngày nữa giành cho các cơ may, biết đâu, phải biết đâu, một ông bà chủ nào đó có cặp mắt tinh đời nhận ra chân giá trị của những bức tranh của chàng và
mua nó chỉ còn bằng nửa giá tiền cũng đủ cứu choát chàng rồi. Sang ngày thứ hai, rượu tây được thay bằng bia hơi, và khi can bia đã cạn, người bạn thân nhất
cáo từ, ngồi bên chàng chỉ còn vợ chàng với vẻ mặt công tố viên ngồi trước bị can. Sang ngày thứ ba, ngày cuối cùng của thời hạn thuê phòng triển lãm, ngay
đến vợ chàng cũng không tới nữa, còn lại mình chàng với những bức tranh và niềm hy vọng mỗi lúc hụt đi theo vòng quay của kim đồng hồ. Suốt từ sáng lác
đác khách tới xem tranh đếm được chưa hết mười đầu ngón tay, buổi chiều chỉ có một cặp vợ chồng già lướt qua như cơn gió thoảng, một tốp trẻ con ghé qua
chắc chỉ vì tò mò và vì miễn phí vào cửa. Và giờ cuối cùng của phòng tranh cũng đã tới, niềm hy vọng đã cạn kiệt, chàng họa sĩ thất thiểu đi giữa những bức
tranh, thì thầm với chúng những lờn than vãn. Chao ôi, các con của ta, độc đáo, tài năng xuất chúng đến như thế mà không đứa nào lọt được vào mắt người
đời. Liệu rồi ba trăm năm nữa có kẻ tri âm nào hiểu được. Giữa lúc chàng họa sĩ đang than thở cùng các bức tranh, ngoài cửa có tiếng dừng xe, tiếng lộp cộp
giày cao gót và trời ơi... hẳn một phu nhân xinh đẹp, sang trọng, cắp ví tay to tướng bước vào. Không, chàng không thể tuột mất cơ may cuối cùng này được,
nhẹ nhàng như một con mèo, chàng lướt theo người đàn bà và khi bà ta dừng lại trước một bức tranh, chàng khom người cung kính:
- Dạ thưa bà, đây là bức có tên là "Hỗn độn".
Người đàn bà ném cho chàng một cái nhìn đầy ngờ vực, lẳng lặng bước đi và khi dừng bước một bức tranh, chàng họa sĩ lại lắp bắp:
- Thưa bà, bức tranh này có tên là "Cuồng nộ".
Bà ta bước qua những mảng màu sặc sở và rồi khi dừng bước trước một bức tranh khác, bà ta kêu lên:
- Ông vẽ cái... quỷ gì thế này?
Chàng họa sĩ lễ phép:
- Dạ thưa... đây là bức "Thẳm sâu".
- Tôi chẳng hiểu ông vẽ cái ma gì.
- Dạ thưa đây là một phòng tranh tìm tòi, thể nghiệm... tôi muốn đưa ra một thứ hội họa mới, hội họa... không hình.
Mặc cho chàng thao thao bất tuyệt về cuộc cách mạng nghệ thuật trong những bức tranh chỉ có màu của chàng, người đàn bà mở ví lấy ra chiếc gương nhỏ,
khẽ chấm những giọt mồ hôi trên vầng trán mượt mà và quay người bước ra cửa. Chàng cuống lên, tuyệt vọng chạy theo như người sắp lỡ tàu: - Thưa bà, thưa
bà... xin bà một phút.
Người đàn bà dừng lại, sáng kiến nảy ra trong chàng như một tia chớp, rất nhanh, chàng lấy giấy vẽ và chì than, kê lên một miếng gỗ và thoăn thoắt ghi lại
gương mặt kiều diễm của bà phu nhân. Không đầy hai phút sau, chàng đã có bức chân dung vẽ tặng bà. Người đàn bà miễn cưỡng cầm bức vẽ, mặt hơi sững
ra và chợt kêu lên:
- Trời ơi, ông vẽ giống quá, thật tôi không ngờ...
Chàng họa sĩ khẽ nghiêng mình:
- Xin cảm ơn bà, tôi có thể làm được hơn thế...
- Vậy mà tôi cứ tưởng anh chỉ vẽ được loằng ngoằng như những bức tranh kia thôi. Anh có thể vẽ chân dung bằng sơn dầu và to như cái bức "Thẳm sâu" kia
không?
- Dạ được, tôi xin sẵn sàng hầu bà, nhất là được vẽ chân dung một người đẹp như bà.
Bà phu nhân lắc đầu quầy quậy:
- Không không, không phải tôi đâu, mà là vẽ ông nhà tôi. Có điều ông ấy bận bịu lắm. Mỗi buổi ông ấy chỉ ngồi cho anh vẽ được 15 phút thôi và vẽ 3 buổi
liệu có xong không? Tôi muốn ông hoàn thành trước ngày sinh nhật ông ấy.
- Dạ được, tôi xin sẵn sàng hầu bà.
Chàng họa sĩ nói một hơi và đưa bà phu nhân ra tập cửa xe. Bà dúi vào tay chàng cái danh thiếp và một... tập tiền dày cộp. Chàng quay vào với bộ mặt tươi
nói khiến ông chủ phòng tranh phải chạy tới:
- Bán được mấy bức?
- Không, không mua bức nào cả. Thôi đóng cửa lại, nhờ ông dẹp cho tôi.
Không quan tâm tới những bức tranh, chàng phóng xe quay về nhà và không kịp để chọ vợ kịp buông một tiếng thở dài, chàng đã reo to:
- Thắng rồi, tiền đây, tiền đây...
Vợ chàng nở một nụ cười sáng khuôn mặt:
- Bán được mấy bức.
- Không, không bán được bức nào cả, nhưng có một bà thuê vẽ chân dung cho chồng. Đây là tiền tạm ứng. Chàng quăng một triệu bạc lên bàn như một viên
tướng thắng trận quăng thủ cấp của tên chiến bại.
- Đấy, em đã bảo mà, cứ khăng khăng chưa vẽ người đã đòi vẽ ma. Anh cứ vẽ thật là thực cho em, tha hồ mà móc tiền thiên hạ.
Vợ chàng cười nắc nẻ, ghì lấy đầu chàng, hôn âu yếm như thể hai vợ chồng mời từ phóng cưới trở về. Đê mê trong hạnh phúc, chàng lẩm bẩm:
- Mới tạm ứng đã đưa một triệu, vẻ xong chắc chắn phải vài triệu.
Vợ chàng vênh mặt:
- Chứ lại không ư? Vài triệu cũng chưa xứng đáng với tài năng của họa sĩ Hành Đạo. Rồi anh xem, thiên hạ sẽ xúm vào nhờ mình vẽ chân dung cho coi.
Quả nhiên vợ chàng đoán đúng, sau ba buổi làm mê mẩn ông Tổng Giám đốc, chồng bà phu nhân nọ, bằng những nét vẽ "giống như chụp", ông cao hứng
mở két, đếm xoẹt cho chàng mười "vé" (tờ 100 đô) mới cứng trong lờn khen nức nở của bà Tổng giám đốc phu nhân:
- Đây mới thực là nghệ thuật.
Thế rồi sau ông Tổng, đến lượt bà Tổng, sau bà Tổng, đến lượt các công tử và các tiểu thư, người nào cũng cố chèo kéo chàng vẽ cho được một bức chân
dung để treo lên tường. Tiếng lành đồn xa, khỏi cần quảng cáo, khách hàng tìm tới đặt chàng vẽ chân dung đông tới mức vợ chàng phải mở hẳn một văn
phòng giao dịch, bên ngoài căng một tấm bảng hiệu rất to: "Công ty vẽ chân dung - họa sĩ Hành Đạo". Lẽ tất nhiên, theo đúng mốt thời đại của những người
có tiền, vợ chàng mua một khu đất rộng ở ven đô, bỏ tiền cất hẳn ngôi biệt thự trong có cả một xưởng họa dành cho chừng. Hôm dọn nhà, người làm công tìm
thấy trong kho đồ cũ những bức gtranh nhòe nhoẹt những màu chẳng hình thù gì, bị mối xông gần hất. Vợ chàng họa sĩ được mời tới, lập tức nàng la lên:
- Đốt ngay, đốt ngay những thứ ma tà quỷ ám này đi, đừng để mối ăn lan sang thứ khác.
Chàng họa sĩ hoàn toàn không được biết gì về chuyện này, bởi lúc đó chàng đang vẽ chân dung ông cụ thân sinh ra một ông Giám đốc sở nhân dịp lễ thượng
thọ cụ lên lão tám mươi...