watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lúc của người... - tác giả Nhật Tuấn Nhật Tuấn

Lúc của người...

Tác giả: Nhật Tuấn

Vào lúc lặn mặt trời, quăng cái cuốc vào góc sân, ra giếng dội ào ào vài gáo nước trong khi vợ sắp bát đũa lên chiếc mâm gỗ chỏng chơ rau luộc, vài miếng
đậu hũ chiên, qua quýt ăn cho xong trời đã tối mịt, vợ bế con lên giường, chồng thả bộ ra mãi ngoải đầu xóm coi ké cải lương trên ti vi, hết chương trình trở về
nhà, cài chốt cửa và chui tọt vào màn, mộtngày sẽ trôi qua như thế nếu như vào lúc đó gã không nghe thấy tiếng còi xe bóp inh ỏi.
Không kịp choàng áo ch tấm thân lực lưỡng đẫm mồ hôi, Mười U bổ ra đường, trố mắt nhìn một bà sang trọng, phấn son rực rỡ bước xuống. Cha, chắc sắp
phất to lên mới có khách giàu có xinh đẹp dường kia, nội cái vòng ngọc thạch cuốn quanh cần cổ trắng ngần, cái dây chuyền thánh giá chễm chệ ngự trên gò
ngực tròn xoe thì đến bán cả xóm này đi cũng không tậu nỗi. Theo sau bà phu nhân là một ông dong dỏng, gày gò cứng ngắc trong bộ âu phục toát ra mùi
nước hoa hảo hạng át cả mùi phân bò đánh đống góc vườn.
"Việt kiều, Việt kiều thứ thiệt đây rồi...", gã cuống lên, cuốn vội mớ quần áo dơ nằm chỏng chơ trên bàn gỗ, vơ quàng chiếc áo của vợ lau sạch hai chiếc ghế
đẩu giữa nhà. "Mời ngồi, mời ngồi...", mùi giàu sang lẫn mùi đàn bà xộc đầy mũi làm gã choáng váng. Gã thoáng nhớ cô vợ suốt ngày ngồi góc chợ, người
sặc mùi cá ươn, chân tay nứt nẻ vì dầm nước. Sự khác biệt ghê gớm giữa hai con người, hai thái cực khiến gã như bị kim châm vào ruột. Mẹ kiếp, cùng là
người cả sao kẻ sướng người khổ cách biệt nhau đến thế? Gã cúi mặt vờ rót nước tránh cái nhìn tò mò của bà phu nhân. Bà không dấu nổi vẻ vừa ghê tởm vừa
cảm thương cái nghèo đói đang bày ra khắp bốn xung quanh.
"Anh tên Mười U phải không?"
Gã giật thót:
"Sao bà biết?"
Người đàn bà cười mỉm như có điều gì vừa phải nén giữ vừa muốn tỏ bày khiến mặt lộ vẻ lúng túng, lấp lửng. Người đàn ông mặc âu phục ngắm nghía chán
chê khu vườn, rụt rè bước vào nhà, xổ ra một tràng tiếng Mỹ. Bà cau mày, khó chịu, cắt ngang bằng tiếng mẹ đẻ:
"Biết rồi, tôi biết rồi, ông nói một lần thôi..."
Rồi bà quay sang Mười Ư.
"Ông chồng tôi đó. Ông nhà đất phường giới thiệu chúng tôi tới gặp anh..."
Vừa lúc đó có tiếng xe máy ngoài cửa và ông nhà đất phường, người nhỏ bé hấp tấp bước vào:
"Tôi cứ tưởng cáv vị chưa tới. Đường ngang ngõ tất vậy mà cũng tìm được, chẳng thua gì người trong xóm".
Bà phu nhân không trả lời, đẩy chén nước cho ông nhà đất:
"Chắc bác mới chuyển về đây?"
"Đúng thế đấy ạ..."
Ông nhà đất phường sốt sắng trả lời rồi quay sang nói khẻ vào tai Mười U rằng đây là ông Việt kiều yêu nước ở Mỹ mới về, rằng ủy ban đã nhất trí giới thiệu
xuống tìm mua đất đầu tư xây cất, rằng vườn nhà này đẹp lắm bán được cho người ta thì anh đổi đời...
Mười U nghe xong trợn mắt:
"Vườn tôi đang trồng rau, bán đi lấy gì sống?"
Bà Việt Kiều tỏ ra không nao núng, bà nhìn ra vườn cải, cười tươi:
"Hỏi thực anh nghen, một vụ rau trừ hết chi phí anh còn được bao nhiêu?"
"Cao lắm hai trăm ngàn, gặp dịp rau Đà Lạt về nhiều, bị ép giá không khéo chỉ còn hơn trăm."
"Tức là cật lực một ngày anh kiếm chưa được chục ngàn, trong khi đó có honda chạy xe ôm, ngày kiếm ba chục ngàn dễ ợt nhẹ nhàng".
Mười U cười ha hả:
"Trời ơi, nói nghe phát ham, phân vàng chả có lấy đâu mua xe."
"Bán vườn đi, bán vườn thừa tiền mua xe."
Mười U lặng cả người như dân xì ke đang "phê", bán vườn chẳng những du tiền mua xe, còn cất được nhà ngói, sắm tivi, tủ lạnh, karaokê nữa chớ. Mà sao
con mẻ rành quá vậy, chuyện làm vườn, chuyệt cất nhà chuyện gì mẻ cũng biết rành hơn cả người trong nước nữa chớ. ấy, rành thế mới đáng lo, không khéo
mẻ đang giương bẫy, lớ ngớ nhào vô là chết, chi bằng cứ tà tà. Gã cất giọng lừ đ:
"Chịu thôi, bán được một cục tiền, miệng ăn núi lở, mai kia vợ chồng con cái kéo nhau đi ăn mày".
Bà phu nhân lừ mắt nhìn ông nhà đất, ông nầy giãy nảy:
"Lo xa dữ vậy cha? Bán vườn lấy tiền kinh doanh, lãi mẹ đẻ lãi con, tiêu sao hết được mà lo. Còn cứ bám lấy đất, đầu đổ xuống đít đâm lên đời nào khá cho
được. Bán đi, bán đi, tha hồ nhậu tối ngày..."
Như được gãi vào chỗ ngứa, Mười U sáng mắt:
"Có lý đấy, nhậu là nhất hạng rồi, nhưng vườn tôi ông bà đây trả được bao nhiêu mà đòi chiều nào cũng nhậu?"
Bà Việt kiều vội rút trong ví ra chiếc máy tính nhỏ xíu, bấm lia lịa:
"Nghe ông nhà đất nói vườn ông rộng một ngàn năm trăm mét, tôi mua theo giá thị trường hai trăm ngàn một mét thành tiền là 300 triệu quy ra vàng là 60
lượng, một chỉ. Trừ thuế má, nghĩa vụ, chuyển nhượng anh còn 55 cây.
Ông nhà đất vỗ tay:
"Trời ơi, chú Mười thành triệu phú rồi. Năm mươi lăm cây tiêu sao cho hết, còn hơn cản trúng số. Thôi, bán đi cho rồi, tôi làm giấy hai bên ký cái rụp là
xong".
Bà Việt Kiều vội xua xua tay:
"Xong là xong thế nào, còn phải lên quận, thành phố, lại còn nộp thuế trước bạ, với lại tôi là người nước ngoài đâu có được đứng tên, phải nhờ người trong
gia đình ở bên này mới được".
Ông nhà đất lại trầm trồ:
"Trời đất ơi, sao bà rành thủ tục quá vậy. Có khi còn hơn cả tôi nữa kia".
Chàng Mười U nghe nói đâm hỏang, con mẹ này rành vậy e nó là dân buôn chính hiệu. Đành rằng năm mươi lăm cây là món tiền khổng lồ, trồng rau cả đời
cũng khó để ra được một cây. Vậy nhưng biết đấu mua của mình con mẻ lại bán được cả trăm cây thì sao? Gã hít một hơi thật dài cứ như vừa bị trấn lột mất
bốn mươi lăm cây vậy. Gã giật thót người, lắc đầu quầy quậy:
"Chịu thôi, thiệt tôi quá, không bán đâu".
Ông Việt kiều từ nãy vẫn nhả khói thuốc thơm, chừng đã sốt ruột lại buông ra một tràng tiếng Mỹ với bà vợ. Bà này lườm chồng một cái rồi quay sang Mười
U:
"Thôi được rồi, thêm cho anh năm chỉ nữa đấy. Anh không nghe, tôi tìm mua chỗ khác, thiếu gì, vườn ông Bảy Răng, bà Tám Nớ, cụ Ba Tui... còn đẹp gấp
mấy..."
Ông nhà đất la hoảng:
"Trời đất ơi, sao bà rành vùng này quá vậy?"
Bà Việt kiều cười khanh khách:
"Có ông mới chuyển về không biết đó thôi. Tôi chính quê đây mà. Anh Mười không nhận ra tôi sao? út Em đây mà..."
Đến lượt Mười U nhảy đựng, trời đất thánh thần ơi, con mẹ này là út Em ấy ư? Thà chọc mù mắt tôi đi, nhưng mà... thôi đúng rồi, mặt mũi có sửa sang cách
mấy, nhìn kỹ hóa ra vẫn thấy cô gái quanh năm ngày tháng gánh hai cái cần xé đi khắp chợ cùng quê miệng rao to: "ai có bình điện cũ, ống nước, quạt hư,
sắt vụn bán ơ....", nào ngờ đánh liều vượt biên một chuyến mà một bước lên bà.
"Anh Mười còn nhớ cái hồi anh bán cho tôi năm cái vỏ đạn đồng anh lượm được trong vườn không? Trờt đất ơi, kỳ đó mua của anh trăm bán cho vựa được
ngàn rưỡi vừa đúng 3 ký gạo coi như trúng mánh lớn rồi."
Bà Việt kiều lại cười dài, say sưa kể chuyện đời xưa, thích thú và hãnh diện về nguồn gốc bình dân của mình. Sau cùng bà vén tay áo lộ ra chiếc đồng hồ
vàng, coi giờ:
"Anh nghĩ kỹ đi, mai mốt tôi trở lại, nói thực, chỗ quen biết tôi mới mua cái giá đó..."
Chẳng ngần ngại, Mười U huỵch toẹt ra cái điều cắn rứt gã từ nãy:
"Ngày xưa bà mua của tôi năm cái vỏ đạn đồng nó năm trăm bà bán được hai ngàn rưỡi, giờ bà mua của tôi miếng đất có 55 cây, mai kia bà bán được hai ba
trăm cây thì tôi chết."
Bà Việt kiều cười lớn:
"Trời ơi, hóa ra anh lo vậy đó. Thôi ể anh tìm coi có ai mua đợc hơn cái giá đó tôi cứ đi bằng đầu".
Trước khi kéo chồng ra khỏi nhà, bà mở ví lấy gói thuốc thơm dúi vào tay Mười U, ân cần:
"Tôi thành thực khuyên anh bán đi để sửa sang nhà cửa, mua sắm tiện nghi, không bán cho tôi thì bán cho người khác, bán lấy tiền để đổi đời, ăn ở mãi thế
này chịu sao thấu".
Chiếc xe bóng loáng đưa ông bà Việt kiều lướt đi rồi, còn để lại một làn khói mù trong đầu Mười U. Gã bước vào nhà chuếch chóng như say rượu. Vợ gã bế
con từ hàng xóm chạy về, đang lúi húi dọn cơm. Lại rau lang luộc, lại đầu cá ươn nấu chuối chỏng chơ trên mâm gỗ sứt sẹo. Vợ gã vừa nấu cơm vừa sởi lởi:
"Gớm cái bà Việt kiều đeo dây chuyền thiệt bự, dễ đến cây vàng chứ không ít. Mà sao ngồi lâu quá, nguội hết cả cơm canh người ta."
Gã chẳng thèm ngó tới mâm cơm, châm điếu thuốc thơm phì phèo trong một nỗi bồi hồi rất mới. Vợ gã lại liến láu:
"Chiều nay ba thằng Ruổi cuốc xong cái đám cuối vườn chưa? Không khéo hết vụ rau này ta chuẩn bị trồng bông bán tết là vừa."
Gã lườm vợ một cái, chẳng nói chẳng rằng bước vào buồng trong mở tủ lấy xếp tiền vốn để mua giếng rau nhét vào túi. Rồi khi đi qua sân nhìn thấy cái cuốc
dựng góc tường, gã chun mũn, cầm nó lên xoay xoay rồi lên gân tay gã quẳng nó vào bụi cây. Mùi rượu thịt chợt thoảng lên, gã lầm lì bước ra quán.



Vào lúc lặn mặt trời, quăng cái cuốc vào góc sân, ra giếng dội ào ào vài gáo nước trong khi vợ sắp bát đũa lên chiếc mâm gỗ chỏng chơ rau luộc, vài miếng
đậu hũ chiên, qua quýt ăn cho xong trời đã tối mịt, vợ bế con lên giường, chồng thả bộ ra mãi ngoải đầu xóm coi ké cải lương trên ti vi, hết chương trình trở về
nhà, cài chốt cửa và chui tọt vào màn, mộtngày sẽ trôi qua như thế nếu như vào lúc đó gã không nghe thấy tiếng còi xe bóp inh ỏi.

Không kịp choàng áo ch tấm thân lực lưỡng đẫm mồ hôi, Mười U bổ ra đường, trố mắt nhìn một bà sang trọng, phấn son rực rỡ bước xuống. Cha, chắc sắp
phất to lên mới có khách giàu có xinh đẹp dường kia, nội cái vòng ngọc thạch cuốn quanh cần cổ trắng ngần, cái dây chuyền thánh giá chễm chệ ngự trên gò
ngực tròn xoe thì đến bán cả xóm này đi cũng không tậu nỗi. Theo sau bà phu nhân là một ông dong dỏng, gày gò cứng ngắc trong bộ âu phục toát ra mùi
nước hoa hảo hạng át cả mùi phân bò đánh đống góc vườn.

"Việt kiều, Việt kiều thứ thiệt đây rồi...", gã cuống lên, cuốn vội mớ quần áo dơ nằm chỏng chơ trên bàn gỗ, vơ quàng chiếc áo của vợ lau sạch hai chiếc ghế
đẩu giữa nhà. "Mời ngồi, mời ngồi...", mùi giàu sang lẫn mùi đàn bà xộc đầy mũi làm gã choáng váng. Gã thoáng nhớ cô vợ suốt ngày ngồi góc chợ, người
sặc mùi cá ươn, chân tay nứt nẻ vì dầm nước. Sự khác biệt ghê gớm giữa hai con người, hai thái cực khiến gã như bị kim châm vào ruột. Mẹ kiếp, cùng là
người cả sao kẻ sướng người khổ cách biệt nhau đến thế? Gã cúi mặt vờ rót nước tránh cái nhìn tò mò của bà phu nhân. Bà không dấu nổi vẻ vừa ghê tởm vừa
cảm thương cái nghèo đói đang bày ra khắp bốn xung quanh.

"Anh tên Mười U phải không?"

Gã giật thót:

"Sao bà biết?"

Người đàn bà cười mỉm như có điều gì vừa phải nén giữ vừa muốn tỏ bày khiến mặt lộ vẻ lúng túng, lấp lửng. Người đàn ông mặc âu phục ngắm nghía chán
chê khu vườn, rụt rè bước vào nhà, xổ ra một tràng tiếng Mỹ. Bà cau mày, khó chịu, cắt ngang bằng tiếng mẹ đẻ:

"Biết rồi, tôi biết rồi, ông nói một lần thôi..."

Rồi bà quay sang Mười Ư.

"Ông chồng tôi đó. Ông nhà đất phường giới thiệu chúng tôi tới gặp anh..."

Vừa lúc đó có tiếng xe máy ngoài cửa và ông nhà đất phường, người nhỏ bé hấp tấp bước vào:

"Tôi cứ tưởng cáv vị chưa tới. Đường ngang ngõ tất vậy mà cũng tìm được, chẳng thua gì người trong xóm".

Bà phu nhân không trả lời, đẩy chén nước cho ông nhà đất:

"Chắc bác mới chuyển về đây?"

"Đúng thế đấy ạ..."

Ông nhà đất phường sốt sắng trả lời rồi quay sang nói khẻ vào tai Mười U rằng đây là ông Việt kiều yêu nước ở Mỹ mới về, rằng ủy ban đã nhất trí giới thiệu
xuống tìm mua đất đầu tư xây cất, rằng vườn nhà này đẹp lắm bán được cho người ta thì anh đổi đời...

Mười U nghe xong trợn mắt:

"Vườn tôi đang trồng rau, bán đi lấy gì sống?"

Bà Việt Kiều tỏ ra không nao núng, bà nhìn ra vườn cải, cười tươi:

"Hỏi thực anh nghen, một vụ rau trừ hết chi phí anh còn được bao nhiêu?"

"Cao lắm hai trăm ngàn, gặp dịp rau Đà Lạt về nhiều, bị ép giá không khéo chỉ còn hơn trăm."

"Tức là cật lực một ngày anh kiếm chưa được chục ngàn, trong khi đó có honda chạy xe ôm, ngày kiếm ba chục ngàn dễ ợt nhẹ nhàng".

Mười U cười ha hả:

"Trời ơi, nói nghe phát ham, phân vàng chả có lấy đâu mua xe."

"Bán vườn đi, bán vườn thừa tiền mua xe."

Mười U lặng cả người như dân xì ke đang "phê", bán vườn chẳng những du tiền mua xe, còn cất được nhà ngói, sắm tivi, tủ lạnh, karaokê nữa chớ. Mà sao
con mẻ rành quá vậy, chuyện làm vườn, chuyệt cất nhà chuyện gì mẻ cũng biết rành hơn cả người trong nước nữa chớ. ấy, rành thế mới đáng lo, không khéo
mẻ đang giương bẫy, lớ ngớ nhào vô là chết, chi bằng cứ tà tà. Gã cất giọng lừ đ:

"Chịu thôi, bán được một cục tiền, miệng ăn núi lở, mai kia vợ chồng con cái kéo nhau đi ăn mày".

Bà phu nhân lừ mắt nhìn ông nhà đất, ông nầy giãy nảy:

"Lo xa dữ vậy cha? Bán vườn lấy tiền kinh doanh, lãi mẹ đẻ lãi con, tiêu sao hết được mà lo. Còn cứ bám lấy đất, đầu đổ xuống đít đâm lên đời nào khá cho
được. Bán đi, bán đi, tha hồ nhậu tối ngày..."

Như được gãi vào chỗ ngứa, Mười U sáng mắt:

"Có lý đấy, nhậu là nhất hạng rồi, nhưng vườn tôi ông bà đây trả được bao nhiêu mà đòi chiều nào cũng nhậu?"

Bà Việt kiều vội rút trong ví ra chiếc máy tính nhỏ xíu, bấm lia lịa:

"Nghe ông nhà đất nói vườn ông rộng một ngàn năm trăm mét, tôi mua theo giá thị trường hai trăm ngàn một mét thành tiền là 300 triệu quy ra vàng là 60
lượng, một chỉ. Trừ thuế má, nghĩa vụ, chuyển nhượng anh còn 55 cây.

Ông nhà đất vỗ tay:

"Trời ơi, chú Mười thành triệu phú rồi. Năm mươi lăm cây tiêu sao cho hết, còn hơn cản trúng số. Thôi, bán đi cho rồi, tôi làm giấy hai bên ký cái rụp là
xong".

Bà Việt Kiều vội xua xua tay:

"Xong là xong thế nào, còn phải lên quận, thành phố, lại còn nộp thuế trước bạ, với lại tôi là người nước ngoài đâu có được đứng tên, phải nhờ người trong
gia đình ở bên này mới được".

Ông nhà đất lại trầm trồ:

"Trời đất ơi, sao bà rành thủ tục quá vậy. Có khi còn hơn cả tôi nữa kia".

Chàng Mười U nghe nói đâm hỏang, con mẹ này rành vậy e nó là dân buôn chính hiệu. Đành rằng năm mươi lăm cây là món tiền khổng lồ, trồng rau cả đời
cũng khó để ra được một cây. Vậy nhưng biết đấu mua của mình con mẻ lại bán được cả trăm cây thì sao? Gã hít một hơi thật dài cứ như vừa bị trấn lột mất
bốn mươi lăm cây vậy. Gã giật thót người, lắc đầu quầy quậy:

"Chịu thôi, thiệt tôi quá, không bán đâu".

Ông Việt kiều từ nãy vẫn nhả khói thuốc thơm, chừng đã sốt ruột lại buông ra một tràng tiếng Mỹ với bà vợ. Bà này lườm chồng một cái rồi quay sang Mười
U:

"Thôi được rồi, thêm cho anh năm chỉ nữa đấy. Anh không nghe, tôi tìm mua chỗ khác, thiếu gì, vườn ông Bảy Răng, bà Tám Nớ, cụ Ba Tui... còn đẹp gấp
mấy..."

Ông nhà đất la hoảng:

"Trời đất ơi, sao bà rành vùng này quá vậy?"

Bà Việt kiều cười khanh khách:

"Có ông mới chuyển về không biết đó thôi. Tôi chính quê đây mà. Anh Mười không nhận ra tôi sao? út Em đây mà..."

Đến lượt Mười U nhảy đựng, trời đất thánh thần ơi, con mẹ này là út Em ấy ư? Thà chọc mù mắt tôi đi, nhưng mà... thôi đúng rồi, mặt mũi có sửa sang cách
mấy, nhìn kỹ hóa ra vẫn thấy cô gái quanh năm ngày tháng gánh hai cái cần xé đi khắp chợ cùng quê miệng rao to: "ai có bình điện cũ, ống nước, quạt hư,
sắt vụn bán ơ....", nào ngờ đánh liều vượt biên một chuyến mà một bước lên bà.

"Anh Mười còn nhớ cái hồi anh bán cho tôi năm cái vỏ đạn đồng anh lượm được trong vườn không? Trờt đất ơi, kỳ đó mua của anh trăm bán cho vựa được
ngàn rưỡi vừa đúng 3 ký gạo coi như trúng mánh lớn rồi."

Bà Việt kiều lại cười dài, say sưa kể chuyện đời xưa, thích thú và hãnh diện về nguồn gốc bình dân của mình. Sau cùng bà vén tay áo lộ ra chiếc đồng hồ
vàng, coi giờ:

"Anh nghĩ kỹ đi, mai mốt tôi trở lại, nói thực, chỗ quen biết tôi mới mua cái giá đó..."

Chẳng ngần ngại, Mười U huỵch toẹt ra cái điều cắn rứt gã từ nãy:

"Ngày xưa bà mua của tôi năm cái vỏ đạn đồng nó năm trăm bà bán được hai ngàn rưỡi, giờ bà mua của tôi miếng đất có 55 cây, mai kia bà bán được hai ba
trăm cây thì tôi chết."

Bà Việt kiều cười lớn:

"Trời ơi, hóa ra anh lo vậy đó. Thôi ể anh tìm coi có ai mua đợc hơn cái giá đó tôi cứ đi bằng đầu".

Trước khi kéo chồng ra khỏi nhà, bà mở ví lấy gói thuốc thơm dúi vào tay Mười U, ân cần:

"Tôi thành thực khuyên anh bán đi để sửa sang nhà cửa, mua sắm tiện nghi, không bán cho tôi thì bán cho người khác, bán lấy tiền để đổi đời, ăn ở mãi thế
này chịu sao thấu".

Chiếc xe bóng loáng đưa ông bà Việt kiều lướt đi rồi, còn để lại một làn khói mù trong đầu Mười U. Gã bước vào nhà chuếch chóng như say rượu. Vợ gã bế
con từ hàng xóm chạy về, đang lúi húi dọn cơm. Lại rau lang luộc, lại đầu cá ươn nấu chuối chỏng chơ trên mâm gỗ sứt sẹo. Vợ gã vừa nấu cơm vừa sởi lởi:

"Gớm cái bà Việt kiều đeo dây chuyền thiệt bự, dễ đến cây vàng chứ không ít. Mà sao ngồi lâu quá, nguội hết cả cơm canh người ta."

Gã chẳng thèm ngó tới mâm cơm, châm điếu thuốc thơm phì phèo trong một nỗi bồi hồi rất mới. Vợ gã lại liến láu:

"Chiều nay ba thằng Ruổi cuốc xong cái đám cuối vườn chưa? Không khéo hết vụ rau này ta chuẩn bị trồng bông bán tết là vừa."

Gã lườm vợ một cái, chẳng nói chẳng rằng bước vào buồng trong mở tủ lấy xếp tiền vốn để mua giếng rau nhét vào túi. Rồi khi đi qua sân nhìn thấy cái cuốc
dựng góc tường, gã chun mũn, cầm nó lên xoay xoay rồi lên gân tay gã quẳng nó vào bụi cây. Mùi rượu thịt chợt thoảng lên, gã lầm lì bước ra quán.

Các tác phẩm khác của Nhật Tuấn

Vườn Vắng

Tính của nàng

Ở ngoài biển thẳm

Người thứ ba

Một cái chết thong thả

Mimmy...

Mắt Huyền

Hoàng tử của lòng em

Hành Trình

Giấc mơ thiên đường

Đá trắng

Công ty vẽ chân dung

Con chim câu nhồi thịt

Chùa trên núi

Cái đinh

Đi về nơi hoang dã