Phần 7
Tác giả: Nhật Vũ
Trở lại Đà Nẵng tôi tiếp tục đi tham quan xung quanh thành phố và các vùng phụ cận như Vĩnh Điên và Quảng Ngãi. Trong lúc trò chuyên vơí cậu em vợ, mà tôi gọi đùa là "Ông Ta", tôi được biết thêm nhiều chuyện về xã hội hiện tại cũng như công ăn việc làm của dân chúng địa phương. Theo lời kể lại của "Ông Ta" cũng như qua các câu chuyện trao đổi với mấy bác tài xế lái xe taxi và xe du lịch, thì đời sống dân chúng hiện tại khá hơn trước rất nhiều, nhờ chính sách tư duy đổi mới, đặc biệt kể từ khi mở cửa 1995 đến giờ. Trước kia, (từ năm 75 đến năm 90), dân chúng chịu nhiều khốn khổ vì nạn khan hiếm nhu yếu phẩm, do chính sách "đắp ụ ngăn sông", tức chính sách cô lập giao thương kinh doanh của chính phủ. Nông sản của vùng này không được chuyên chở sang bán cho vùng khác. Thế nên dân chúng ở những thành thị phải đứng xếp hàng để chờ mua từng ký gạo. Nói tóm lại, tất cả nông phẩm người nông dân sản xuất được đều phải bán cho hợp tác xã của chính phủ với giá rẻ. Nghe nói thời đó, từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng khoảng cách chừng 100 km, đã có tới 5 trạm kiểm soát kinh tế. Có người mua được vài ký thịt bò, muốn mang từ Quảng Ngãi về Đà Nẵng, đã phải lén dấu công an, bằng cách lạng mỏng thịt ra, bó quanh bắp vế, xong thả quần xuống che giấu đi để tránh khỏi bị công an phát hiện. Bây giờ thì cảnh đó không còn nữa, những dân chúng vẫn thỉnh thoảng còn nhắc lại câu chuyện cũ, bàng hoàng thảng thốt, như vừa trải qua cơn ác mộng.
Tuy hiện nay nhờ chính sách tư duy đổi mới, cũng như nhờ bỏ cấm vận, dân chúng đã được tự do đi lại cũng như dễ dàng trong việc làm ăn buôn bán, người dân coi bộ dễ thở gấp trăm lần trước đâỵ Tuy vậy, tệ nạn tham nhũng ở điạ phương vẫn còn, việc ta thán của dân chúng vẫn thường nghe thấy hàng ngày. Về công việc rất khó kiếm, bất kể bạn đã học hết đại học hay chưa. Có người học đại học xong mà vẫn phải làm những công việc tạm như là lao động xây cất hoạc công việc bưng bê, tức tiếp viên tại nhà hàng. Và bất kể bạn xin loại việc làm nào thì cũng phải có tiền lo đút lót, nhiều hay ít tùy theo từng loại việc làm. Về đồng lương thì nói chung rất thấp; lương kỹ sư tại sở đường sắt, tức sở hỏa xa, cũng chỉ lãnh có bốn chục đô một tháng. Lương một công nhân làm cho xí nghiệp may quần aó hay hãng giầy cũng chỉ lãnh tương tự có chừng ấy. Nếu tính ra Mỹ kim, một giờ lãnh có 25 cents. Thật ra theo chỗ tôi được biết, các xí nghiệp ngoại quốc phần lớn bằng lòng trả cho nhân công VN khoảng từ 3 đến 4 dollars một giờ, nhưng chính phủ VN viện cớ này hay cớ khác, đã chỉ trả cho nhân công số lương ngần ấy. Thật tội nghiệp cho dân ta phải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng nếu không chịu làm vơí số lương ấy thì chết đói. Riêng về phần "Ông Ta", biệt hiệu của cậu em vợ tôi, đi tù cải tạo gần 3 năm, thêm 5 năm tù vượt biên, đơì sống chẳng mấy sáng sủa. Sau khi ra tù thì thân xác bệnh hoạn, gầy gò, hiện đi dậy kèm Anh Văn nhưng chỉ là đắp đổi qua ngày . Qua những câu chuyện vãn vơí ông, tôi hiểu được tâm trạng của kẻ ở lại buồn như thế nào. Bài "Ông Ta " tôi đã viết chính là để tặng ông.
Ông Ta
Thời Ông Ta ..chưa một lần sáng chói
Đường còn dài ..những khúc khuỷu chông gai
Chuyện đời ai cũng chê bai
Đêm nghe có tiếng thở dài nhân gian
Nắng có hiểu .. thấu lòng ông không nhỉ
Mưa dẫu buồn.. đâu sánh nổi nhân tâm
Buồn nghe gió núi thì thầm
Núi cao ngán ngẩm lặng câm nhìn đời
Thời đã thế, thế thời phải thế
Nhiễu nhương nhìn con dế đùn con giun
Chẳng ma cũ phải thành bùn
Có khôn thì cổ rụt thun mu rùa
Nói chi thì cũng bằng thừa
Nắng ơi .. hãy đợi hết mưa hãy vàng
Buồn lòng cho kiếp lỡ làng
Kêu chi cho lắm.. ai màng mà kêu
Đơì buồn xanh tựa rong rêu ..
NhatVu
Jun.04,00
Tôi chợt nghĩ..nếu mình ở lại thì cũng cùng chung số phận như "Ông Ta" thôi. Chính vì vậy tôi càng thấy thương ông nhiều, thật nhiều. Bất giác tôi nhớ tơí những bạn đồng nghiệp của tôi, không hiểu giờ này họ ra sao, ở đâu. Tôi chỉ biết chắc có một ngươì trong số bạn nối khố của tôi, anh Khản, đã kiệt sức mà chết sau khi ra khỏi trại tù cải tạo được hai năm. Tôi còn nhớ khi nghe tin anh được thả về, mừng quá, tôi vội viết thư cho anh kèm theo 100 đô tặng anh , nhờ người chuyển dùm, nhưng sau đó không lâu, lá thơ bị hoàn trả lại với tin anh qua đời. Lòng tôi đau nhói bởi tin đó. Hiện lá thư viết, không tới tay anh Khản, tôi vẫn còn cất giữ như một kỷ niệm buồn.