-- 23 --
Tác giả: Paul Maar
Lippel hỏi 2 bạn:
-sao, các bạn có tìm ra giải pháp nào chưa?
Asslam lắc đầu, trả lời ngắn gọn:
-Không.
Hamide thêm vào:
-Rất tiếc tôi cũng không.
Lippel tiếc rẻ:
-Tôi đã nảy ra 1 ý nhưng lại quên mất.
Có tiếng gõ cửa phòng, Asslam chạy đến cửa và lắng nghe. Cậu ta hỏi nhỏ:
-Ai đó?
-Tôi , bà chủ nhà đây.
Bà bước vào phòng nhìn quanh và hỏi:
-Đã gần trưa rồi mà sao các em vẫn chưa ăn? Các em làm gì trong đây?
Asslam trả lời:
-Chúng tôi đang suy nghĩ.
Bà ngạc nhiên:
-Cậu nói được rồi à? Một người câm vừa nói lại được, thế mà mọi người buồn bã ngồi với nhau! Tôi không hiểu nổi. Các em có bị gì không?
Lippel nói với 2 bạn:
-Thật ra chúng ta có thể nói sự thật cho bà biết, chắc chắn bà sẽ không báo cho bọn lính đâu.
Bà chủ nhà hỏi:
-Nói cái gì?
Asslam nói 1 cách trịnh trọng:
-Tôi là hòang tử Asslam, con trai duy nhất của nhà vua và là người nối ngôi sau này. Và đây là công chúa Hamide , em gái nhỏ nhất của tôi.
Bà chủ nhà cười to:
-Cậu là 1 hòang tử? Hai đứa trẻ dơ bẩn, áo quần rách rưới mà lại là hòang tử và công chúa sao?
Hamide cởi chiếc vòng tay ra đưa cho bà chủ nhà:
-Bà hãy đọc những chữ ghi trên chiếc vòng này.
Bà chủ nhà cầm lấy chiếc vòng đồng thời ngó Asslam và Hamide với cặp mắt ngờ vực. Bà xem xét chiếc vòng tay thật kĩ lưỡng rồi kinh ngạc kêu lên:
-Đây là biểu tượng của hòang gia! Các em không lấy trộm của người ta chứ?
Bà quan sát Asslam và Hamide lần nữa, giọng nói lần này không có vẻ coi thường:
-Bây giờ tôi không hiểu gì nữa, không biết có nên tin hay không?
-Bà có thể tin tôi, bà chủ quí mến. Chiếc vòng tay này là của tôi. Tôi là công chúa Hamide.
Bà chủ nhà trọ hòan tòan bối rối:
-Tại sao các người lại đến nhà trọ của tôi? Những bộ quần áo này ở đâu ra? Chuyện gì đã xảy ra? Mọi người có biết các em ở đây hay không?
-Có lẽ chúng ta phải giải thích cặn kẽ cho bà biết.
Lippel nói rồi 3 người kể cho bà chủ nhà nghe những gì họ đã trải qua. Bà chủ nhà nói với vẻ thương cảm:
-Tội nghiệp cho những đứa trẻ khốn khổ, ý tôi muốn nói là, những vị hòang thân khốn khổ. Các vị cần tôi đến hòang cung báo cho nhà vua biết không?
Asslam nói:
-Không được, vì người ta sẽ không để bà đến gặp vua cha đâu. Hơn nữa hiện nay ông đang giam mình trong phòng riêng và không muốn tiếp bất cứ ai.
Bà suy nghĩ rồi đề nghị:
-Chúng ta phải dụ mấy người lính gác ra khỏi hòang cung, sau đó quí vị có thể chạy nhanh vào trong. Và khi đã vào được bên trong thì không còn gì nguy hiểm cả.
Asslam tán thành:
-Đúng rồi. Nhưng làm sao dụ bọn lính đây?
Lippel chen vào:
-Về việc này tôi đã có cách. Tôi sẽ dụ họ ra . Chỉ cần 2 bạn lẻn vào bên trong được là xong.
Hamide hỏi:
-Nhưng làm sao chúng ta có thể đến lâu đài được: Hai người lính gác sẽ khác phá ra.
Bà chủ nhà trọ nói:
-Tôi có ý kiến. Chúng tôi có 1 miếng vườn nhỏ nằm gần lâu đài, thỉnh thỏang vợ chồng tôi đến đó chăm sóc vườn. Chúng tôi có thể giấu 2 vị trong xe, dùng bao bố che lại, như vậy sẽ không bị lộ. Từ khu vườn đến Hòang cung không xa lắm.
Ba người nhìn nhau, đây có vẻ là 1 giải pháp tốt. Bây giờ chỉ còn vấn đề là làm sao Lippel có thể dụ bọn lính gác ra ngòai mà không bị nguy hiểm đến tính mạng. Bà chủ nhà trọ lại nảy ra 1 ý:
-Cậu nên leo lên tường thành đi lại và hét to. Bọn lính sẽ chạy đến ngay.
Lippel ngần ngại hỏi:
-Bức tường thành có cao và rộng không?
Asslam cũng lo lắng:
-Liệu có dễ bị té xuống đất không? Và chúng ta phải làm sao nếu bọn lính trèo lên tường bắt Lippel?
Bà chủ nói:
-Từ từ, tính chuyện này xong rồi hãy nghĩ sang chuyện khác! Bức tường không cao lắm nhưng cũng không rộng đến độ có thể phóng ngựa lên đó. Nếu Lippel đủ can đảm nhảy từ bức tường xuống thì tôi sẽ có cách.
Lippel hỏi:
-Cách gì?
-Lippel dụ người lính gác cổng đến gần mình rồi nhảy xuống phía bên ngòai tường thành. Đến khi bọn lính trèo lên tường rồi nhảy xuống theo thì cậu đã có đủ thì giờ chạy đến trốn vào trong xe của tôi. Nếu bọn lính có hỏi thì tôi sẽ trả lời là Lippel đã chạy về hướng con đường nhỏ để gạt chúng rượt đuổi theo.
Ba đứa trẻ đều kêu lên:
-Hay quá!
Và như vậy chúng bắt đầu thi hành kế họach. Asslam, Hamide và Lippel vào nằm trong xe, bà chủ nhà trọ lấy bao bố trùm lại, cột con lừa vào và đưa cả 3 đến miếng vườn gần tường thành. Bà ngừng lại, cẩn thận nhìn quanh và nói:
-Không có bọn lính kị mã nào ở gần đây. Các vị có thể ra được rồi.
Ba người xuống xe tìm cách đi qua tường thành.Phía bên trong tường là 1 khỏang trống, đi thêm 1 đọan thì đụng 1 bức tường cao với cái cổng thật to. Một người lính dựa lưng vào bót gác nhìn thẳng ra con đường trơớc mặt. Asslam và Hamide đi men theo tường thành, thỉnh thỏang lại nép vào những hốc nhỏ dọc theo bức tường để tránh khỏi bị phát hiện mỗi khi người lính quay mặt về phía họ. Cứ như vậy họ lần hồi đến được gần cổng và nép mình sau 1 bụi cây rậm rạp. Chờ cho các bạn núp yên ổn, Lippel bèn nhảy lên và đi dọc theo tường đến gần nơi đối diện với cổng. Trong lúc nằm trên xe kéo, Lippel đã nghĩ ra 1 bào hát và bắt đầu cất cao giọng:
Nơi đây ta dạo trên tường
Giữa ngày nắng chiếu bốn phương khắp nhà
Đằng kia chú lính chạy ra
Tìm bắt không được cười khà rồi đi
Người lính gác nhìn trân trối vào Lippel, miệng mở to và không tin vào cặp mắt mình. Hắn từ từ bước lại gần, Lippel hát tiếp:
Từơng cao ta lên đó
Ngẩn ngơ ông lính ngó
Khôn ngoan cậu bé nhỏ
Lính to ngu như bò
Người lính tức giận rời bót gác chạy nhanh đến tường, quyết tâm tìm bắt cho được tên ngông cuồng này. Lợi dụng cơ hội đó Asslam và Hamide lẩn vào bên trong. Bà chủ nhà gọi to từ phía sau tường:
-Cẩn thận Lippel. Hãy coi chừng.
Nhưng Lippel cười nói:
-Anh ta không bắt được cháu đâu. Anh ta còn ở xa lắm.
Lippel có hơi chủ quan, cậu thản nhiên đọc tiếp 2 câu thơ nữa:
Lippel chạy theo đường tắt
Ông lính già không thể bắt
Bà chủ nhà lại gọi to, giọng có vẻ cấp bách:
-Lippel.
Lippel không hiểu bà gọi để làm gì, vì người lính gác cổng vẫn chưa đến gần cậu, tuy nhiên cậu vẫn làm theo ý bà và quay lưng lại định nhảy xuống tơờng. Nhưng cậy giật mình, tim như ngừng đập: phía bên ngòai tường thành là 2 người lính khác. Họ đã khám phá ra Lippel và theo dõi trong lúc cậu nhảy lên tường để ca hát chọc ghẹo người lính gác. Một trong 2 người tìm cách nắm lấy chân cậu kéo xuống. Lippel la to:
-Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Cậu đạp mạnh vào tay người lính tìm cách thóat thân. Nhưng bên trong tường là người lính gác cổng, bên ngòai là 2 người lính hộ vệ. Một trong 2 ngơời lính quay đi, Lippel đóan được ý định của hắn: Hắn định chạy đi lấy ngựa để từ trên lưng ngựa có thể bắt Lippel dễ dàng hơn. Lippel quay đầu chạy ngược lại và la to:
-Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Nhiều cánh cửa sổ phía trong hòang cung mở ra, vài người đứng nhìn để xem ai kêu cứu. Mấy người lính gác ở sân trong cũng tò mò đi ra khỏi cổng. Lippel gọi to:
-Xin hãy cứu tôi!
Lippel thu hết can đảm nhảy vào khỏang đất trống phía trong tường thành. Cậu tìm cách thóat khỏi người lính gác cổng, nhưng ông ta đã nhanh nhẹn chụp lấy tay và giữ chặt Lippel lại rồi rút kiếm ra. Lippel vùng vẫy dữ dội. Trong lúc đó, những người lính ở sân trong và những người giúp việc trong hòang cung đã đến gần Lippel. Một người nói:
-Anh không cần phải dùng đến kiếm để trị 1 đứa bé như vậy.
Một người khác nói to có vẻ ngạc nhiên:
-Xem kìa, đây là tên lạ mặt đã bị đày chung với hòang tử. Không biết nó từ đâu trở về đây.
Một người lính nói:
-Có thể hắn biết rõ về cái chết của hòang tử và công chúa. Chúng ta hãy mang hắn đến cho nhà vua.
Trong chốc lát họ đã trói chặt tay của Lippel, 1 người lính ra lệnh:
-Đi theo ta vào hòang cung. Đừng hòng tìm cách thóat thân.
Lippel trả lời:
-Điều đó ông khỏi lo. Tôi không trốn đâu. Xin vui lòng đưa tôi đến gặp nhà vua.
Mấy người lính dẫn Lippel băng qua sân trước vào bên trong cung điện và sau cùng họ đến trước cửa phòng của nhà vua. Cánh cửa phòng từ từ mở ra. Đột nhiên Lippel cảm thấy lo sợ:
-Không, xin đừng mở cửa!
Nhưng bà Jakob đã xô cánh cửa phòng và gọi to:
-Thức dậy Philipp, đã 6 giờ 45 rồi.
Lippel thức dậy.
Bữa ăn sáng ngắn, bữa ăn trưa dài
Trong khi ăn sáng bà Jakob hỏi:
-Sao, cậu đã suy nghĩ kĩ chưa?
-Dạ, suy nghĩ gì?
-Cậu biết rồi mà, về bữa ăn trưa.
Lippel nhún vai im lặng và tiếp tục ăn sữa chua. Bà Jakob nghĩ là cần phải nói rõ hơn:
-Cậu về đây ăn cơm trưa và không ăn ở nhà bà Jeschke. Cậu có nghe không?
Lippel trả lời cứng rắn:
-Cháu ăn ở nhà bà Jeschke.
Bà Jakob giận dữ:
-Nếu cậu làm như vậy thì đừng bao giờ trở về nhà nữa. Và...
Lippel thận trọng:
-Và làm sao?
Bà đứng dậy:
-Rồi cậu sẽ rõ. Tôi cảnh cáo cậu đó. Cậu ngồi ăn sáng 1 mình đi. Tôi hết muốn ăn rồi.
Nói xong bà rời khỏi nhà bếp. Lippel cũng không thích ngồi ăn 1 mình. Cậu đứng dậy lấy cặp sách và đi đến trường.
Sau giờ tan học, Lippel, Hamide và Arslan đến nhà bà Jeschke. Lippel đưa bạn đi phía bên này đường, tránh không đi phía nhà mình, cậu sợ bà Jakob có thể từ trong nhà chạy ra nắm lấy tay cậu kéo vào. Lippel giải thích cho Arslan và Hamide:
-Phía bên kia là nhà của tôi.
Arslan đứng lại:
-Thế thì chúng ta đi đâu đây?
Lippel kéo tay Arslan:
-Ba má tôi không có ở nhà, các bạn đã biết rồi đó. Vì vậy chúng ta ăn trưa ở nhà 1 người bạn là bác Jeschke.
Đến trước nhà bà Jeschke, họ đã ngửi được mùi thức ăn thơm phức. Lippel giới thiệu 2 bạn với bà Jeschke, bà vui vẻ chào họ, Lippel cùng Hamide giúp bà dọn chén dĩa. Trước hết là món súp với nui có hình mẫu tự. Mỗi ngừơi tìm cách ghép chúng lại thành tên mình. Sau đó bà Jeschke mang lên 1 dĩa thịt bò bít-tết và 1 tô khoai tây luộc. Arslan và Hamide chưa ăn món này bao giờ nên chia nhau 1 phần để ăn thử. Arslan không thích lắm nên vô bếp lấy bánh mì trong khi Hamide rất thích nên ăn hết cả 2 phần. Đối với Lippel thì ngon nhất vẫn là món tráng miệng" đào nấu" . Theo đề nghị của Lippel, bà Jeschke ngồi lại bàn để cho 3 đứa trẻ vào bếp rửa chén. Sau đó họ chơi cờ" cá ngựa" với bà Jeschke. Khi đồng hồ chỉ 4 giờ, Arslan và Hamide phải về nhà. Ba người tạm biệt bà Jeschke và cám ơn bà 1 lần nữa, xong họ chia tay . Lippel đưa 2 bạn đến đường Herder rồi từ giã trở về:
-Thứ 2 sẽ gặp lại ở trường nhé.
Arslan lặp lại:
-Thứ 2 sẽ gặp lại ở trường.
Lippel hỏi:
-Thế thì chiều thứ 2 chúng ta sẽ làm gì?
Hamide đề nghị:
-Đi chơi chung với nhau.
Lippel tán thành:
-Ý kiến hay.
-Vậy hẹn đến thứ 2 nhé.
Hamide nói và cùng Arslan đi về nhà.