-- 1 --
Tác giả: Paul Maar
Thật kỳ lạ, theo lịch thì đang là tháng sáu, vậy mà thời tiết thay đổi liên tục tưởng chừn như đang ở tháng tư! Lipppel đi mua sữa chua cho mẹ lúc trời đang nắng, vừa ra khỏi cửa chừng ba trăm mét trời bỗng nhiên đổ mưa tầm tã nhưng chỉ kéo dài đúng bốn phút, bằng khoảng thời gian cậu ta chạy về nhà, bấm chuông và lấy áo mưa mặt vào. Rồi khi cậu rời khỏi nhà được vài trăm mét trời lại tạnh ráo! Lippel không muốn trở về nhà thêm một lần nữa nên dù trời nắng cậu vẫn mặt áo mưa tiếp tục đi mua hàng.
Lại có những lúc trời mưa lâm râm, Lippel không muốn tức tốc quay về nhà vì nghĩ rằng trời sẽ tạnh ngay thôi, vậy mà mưa kéo dài suốt buổi, thế là mình mẩy cậu ta bị ướt nhẹp như chuột lột!
Ba của Lippel thường nói:" Ba không hiểu sao con hay than phiền về việc thời tiết thay đổi hoài, theo ba như vậy mới tốt".Nhưng trường hợp của ba thì khác bởi cả ngày ba ngồi ở nhà viết báo, còn Lippel phải thường xuyên ra khỏi nhà, buổi sáng đi học, buổi chiểi đi mua thức ăn hoặc đến thư viện mượn sách, vì Lippel rất thích đọc những quyển sách viết về Trung Đông.
Thế nhưng từ đâu mà có cái tên Lippel?
Ba mẹ cậu đều cùng họ Mattenheim nên họ của Lippel dĩ nhiên cũng là Mattenheim. Riêng cái tên Lippel thì khó đoán hơn. Thật ra ba mẹ của Lippel đặt tên cho con là Philipp. Đây không phải là một tên xấu nhưng không hiểu sao họ không gọi con bằng tên ấy mà lại gọi là Lippel mà còn bảo rằng đó là chữ tắt của Philipp! Vì vậy cho đến khi lên sáu cậu ta vẫn nghĩ rằng tên mình là Lippel. Và rồi đến lúc bắt đầu đi học, cậu mới ngạc nhiên khi biết tên họ đầy đủ của mình là Philipp Mattenheim.
Lúc Lippel và các bạn cùng lớp biết viết biết đọc thì lại thêm một sự rắc rối nữa! các bạn trong lớp cứ gọi cậu ta là "Pilipp" vì chúng chưa biết vần "Ph"đọc giống như vần "F" . Chẳng hạn như một lần vào giờ học của thầy Goltenpott, giáo viên dạy vẽ, lúc phát tập cho học sinh đã sảy ra chuyện như sau:
Thầy Goltenpott bước vào lớp, đến ngay tủ sách lấy ra một chồng tập vẽ,đặt lên bàn cô học trò cưng của thầy và nói to:
-Elvira, nhờ con phát tập dùm thầy.
Sau đó ông bước nhanh đến chiếc ghế, ngồi xuống và lấy báo ra đọc trong khi Elvira khó nhọc đánh vần từng tên học sinh ghi trên đầu cuốn tập và gọi:
-Sabine.
Sabine chạy đến nhận tập của mình. Elvira gọi tiếp:
-Robert.
Robert nhanh nhẹn bước lên nhận tập. Tiếp đó là Andreas và cứ như vậy Elvira xướng tên các bạn cho đến cuốn tập của Lippel. Dĩ nhiên lả Elvira gọi:
-Pilipp.
Im lặng, vài giây sau Elvira lập lại:
-Pilip!
Cũng chẳng thấy ai lên nhận tập! Thầy Goltenpott nghe thấy có điều gì đó không ổn nên xếp tờ báo lại, lấy viên kẹo cao su đang nhai ra, cẩn thận gói vào miếng giấy bạc và đút vào trong túi quần. Thầy vốn là người chẳng những thích đọc báo mà còn ưa nhai kẹo cao su mà thầy chỉ bỏ ra (và cất kỹ trong miếng giấy bạc) lúc bắt đầu giảng bài. Đến cuối giờ học thầy lại lấy viên kẹo ra nhai tiếp. Các bạn học sinh lớp lớn thì quả quyết rằng thầy đã nhai viên kẹo đó từ 5 năm nay! Nhưng điều này có lẽ không đúng, vì Elvira nhiều lần đoan chắc với các bạn trong lớp rằng em thường thấy thầy mua kẹo từ một máy bán tự động.
Đối với thầy Goltenpott, giờ học không bắt đầu khi chuông reo mà là khi quyển tập cuối cùng được phát hết. Giờ thì thầy buột phải bỏ tờ báo xuống, cất miếng kẹo dẻo vào túi quần rồi quay ra lo giải quyết việc phát tập đang bị ngưng trệ.
Lippel chưa nhận ra chính mình là nguyên nhân của vấn đề nghiêm trọng này! Cậu chỉ hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy bìa cuốn tập đó có vẻ giống như cuốn tập của mình, cũng dán hình một con cọp tấn công chiếc xe chữa lửa. Thầy Goltenpott gọi to với giọng trách móc:
- Philipp Mattenheim lại mơ mộng rồi phải không? Em không muốn nhận tập vẽ , hay là đợi người ta mang đến tận tay mình?
Lippel giật bắn người, vội chạy lên nhận tập. Như vậy là Lippel có tất cả đến 3 tên: Đối với ba má và vài người bạn thân và người chú thì tên của cậu là Lippel; phần lớn bạn trong lớp gọi tên Philipp và một ít bạn khác - mặc dù học đến lớp 4 mà vẫn chưa biết vần "Ph" được đọc như vần "F"- thì gọi là Pillip.
Nhưng ở đây ta cứ gọi cậu là Lippel cho tiện.
CHỖ ĐỌC SÁCH
Lippel thích nhất là sưu tầm các hình vẽ, ăn trái cây và đọc sách. Tất nhiên cậu ta còn thích nhiều thứ khác nữa, nhưng những chuyện xảy ra sau đây đều có liên quan đến 3 sở thích vừa nói. Lippel muốn sưu tầm hình nên cậu thường mua sữa tươi, sữa chua va sữa béo. Nhưng tại sao vậy?
Mọi chuyện bắt đầu khi cậu tình cờ thấy trong tủ mấy quyển sách củ có tựa đề khá hấp dẫn như " Kỳ quan của biển cả", Người dân Trappen" và quyển "Ở vùng Trung Đông". Sách nào cũng có hình mảu rất đẹp với những dòng chú thích ngắn ngủi, thỉnh thỏang lại có vài trang để trắng. Tại một trang lại có hình ở 4 góc với hàng chữ " Cuộc trả thù ghe gớm của ngài Achmed". Lippel ngẫm nghĩ tìm lời giải, sau cùng cậu đi đến kết luận có lẽ ngài Achmed đã buộc kẻ thù ăn súp cà chua: đó là lọai hình phạt ghê gớm nhất mà Lippel có thể tượng được!
Ba của Lippel giải thích cho con trai rằng đây là những tấm hình ông sưu tập hồi trước, lúc đó hễ ai mua một thỏi chocolate thì được tặng một tấm hình. Và một thời gian ngắn sau Lippel khám phá ra rằng hiện nay khi mua sữa vẫn còn được tặng hình. Trên mỗi nắp hộp sữa có in sẵn điểm penny, cứ 100 penny là có thể đổi được nhiều hình màu hấp dẫn. Từ đó Lippel bắt đầu sưu tầm điểm penny, cho tới nay đã được gần 80 điểm. Điểm penny không chỉ có trên các nắp hộp sữa tươi mà cả trên các hộp sữa chua và sữa béo. Đó là lý do Lippel rất thích đi chợ- ngay cả lúc thời tiết xấu- và không bao giờ cậu quên mua thêm sữa.
Món thứ hai Lippel là trái cây nấu, nhờ đó mà cậu quen thân với bà Jeschke, một phụ nữ góa chồng đứng tuổi, mập mạp và đeo kính cận. Lippel quen với bà rất tình cờ. Bà ở bên kia đường, cách nhà của cậu vài căn. Một hôm người đưa thư bỏ lộn thư của bà vào thùng thư của nhà Mattenheim nên Lippel được cha mẹ sai mang nó sang cho bà. Đến trước căn nhà bà Jeschke, thấy cửa không đóng Lippel bèn đi thẳng vào bên trong. Lúc đó bà vừa ăn trưa xong và đang dùng món tráng miệng là đào nấu với san *san: sữa béo được đánh nổi lên cho xốp* . Cả hai bắt đầu trỏ chuyện, sau đó Lippel xin bà cho cắt phần điểm penny trên hộp sữa. Bà sẵn lòng cho và còn mời cậu ăn món đào. Lippel không từ chối và khen món đào nức nỡ đến độ bà Jeschke phải hỏi:
- Đào của bà nấu ngon hơn ở nhà cháu sao?
- Nhà cháu không có đào nấu.
- Má cháu không bao giờ nấu món đào à?
- Dạ không - Lippel vừa nói vừa nhả hột đào ra khỏi miệng - có lẽ má cháu không biết cách nấu đào.
E rằng bà Jeschke nghĩ xấu về mẹ mình nên Lippel vội vàng nói thêm:
-Nhưng má cháu biết làm nhiều chuyện khác, chẳng hạn như mở nắp lò sưởi để khí thóat ra ngòai .
-À, như vậy là rất tốt.
Bà Jeschke trả lời và 2 người tiếp tục ăn món tráng miệng. Từ đó Lippel thường xuyên đến thăm khiến cho bà rất vui,lúc thì cho cậu ăn món trái cây nấu chín,lúc lại cho điểm penny .Thật ra Lippel đến nhà bà Jeschke không chỉ vì trái cây hay điểm penny mà còn vì cậu rất mến và thích nói chuyện với bà, mà bà cũng rất thích nói chuyện với cậu.
Sở thích thứ 3 của Lippel là đọc sách mà thích nhất là đọc một mạch không ngừng. Vì vậy nên cậu thường thức rất khuya để đọc sách và góc cầu thang ở tầng lầu một là nơi mà Lippel thường trốn ba má để chui vô đó đọc sách.
Gia đình Mattenheim sống trong căn nhà nhỏ nơi ông bà nội của Lippel đã cư ngụ trước khi ông bà di cư sang Úc. Phòng của Lippel nằm trên tầng lầu một, đối diện với cầu thang lầu. Chỉ tiếc là trên cửa phòng có tấm kiếng màu sữa đục, vì vậy ba má của Lippel từ dưới cầu thang nhìn lên có thể thấy ánh sáng trong phòng mà không cần phải bước lên lầu. Mỗi lần Lippel đọc truyện, dự định đọc trong vài giờ đồng hồ nhưng thông thường chỉ 15 phút thì mẹ đã đến bên giường và bảo :" Lippel! Lippel! Lippel! Tắt đèn ngủ sớm đi con , sáng mai còn phải đi học".
Mẹ âu yếm vuốt tóc cậu , kiên nhẫn đợi Lỉppel đẩy quyển sách vào gầm giường rồi tắt đèn và đi xuống nhà dưới.
Để ba má khỏi phát hiện, đôi khi Lippel phải trùm mền kín mít và dùng đèn pin để đọc sách. Nhưng cách này không được tiện lợi cho lắm vì cậu phải 1 tay cầm sách còn tay kia cầm đèn, do đó mỗi khi đọc hết 1 trang thì không có tay nào rảnh để lật. Bởi vậy nên Lỉppel mới nảy ra ý nghĩ lén đến góc cầu thang đọc sách.
Gầm cầu thang có dạng giống như cái tủ với trần nghiêng, trứơc đây ông Mattenheim đóng để chứa đồ cũ hay những thứ lặt vặt như hộp sơn, keo lọ, thùng caton hay két nước ngọt.Ở 1 góc cầu thang có ngọn đèn nhỏ để soi sáng mỗi khi Lippel đi vệ sinh, thông thường Lippel không trở về phòng mình mà rẽ trái đến góc cầu thang, nhè nhẹ mở cửa, leo lên ngồi cẩn thận trên chiếc thuyền cao su được bao bọc kĩ chờ đến mùa hè mới đem ra sử dụng. Từ phía trong, cậu nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại và bắt đầu chúi mũi đọc sách.Hồi lâu cậu nghe tiếng chân ba từ phòng khách đi ra và nói vọng với mẹ:" Đèn tắt hết rồi, chắc Lippel đã ngủ". Sau đó nghe tiếng chân ba trở về phòng khách.
Từ đó Lippel được dịp thưởng thức nhiều đêm đọc sách dưới gầm cầu thang và tiện tay mở mấy chai nước ngọt uống mỗi khi thấy khát. Lần nào Lippel cũng kịp về giường trước khi cha mẹ đi ngủ, vì lúc đó bao giờ ba hay mẹ cũng vào phòng thăm cậu. Cho đến nay chỗ đọc sách của Lippel vẫn chưa bị phát hiện. Chỉ có điều ba của Lippel cứ khỏang 5,7 ngày lại phải mua 1 thùng nước ngọt mới nên có phần ngạc nhiên và nói với vợ:" Nhà mình hình như có chuyện gì hơi khác thường!".