watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Muốn nên người-Chương 4 - tác giả Phạm Cao Tùng Phạm Cao Tùng

Phạm Cao Tùng

Chương 4

Tác giả: Phạm Cao Tùng

Con ng ười sinh ra để chiến đấ u,

không ph ải để an nghỉ

Emerson




Muốn cho con uống hết liều thuốc đắng, người mẹ phỉnh nó: "Ăn đi con, kẹo ngọt đó". Tin thật, đứa bé bỏ thuốc vào miệng nhai, song nuốt chưa khỏi cổ nó đã nhăn mặt bởi vị đắng của thuốc. Dạy con như thế là thất sách. Bà mẹ có thể nói khéo cho đứa con tin để uống thuốc song bà không thể làm cho thuốc hết đắng. Đứa con uống hết thuốc, song nó cũng đã mất lòng tin ở mẹ nó.


Nung đúc bởi một lối giáo dục giả dối, xa hẳn với cuộc đời, người bạn trẻ hiện nay thiếu một quan niệm về cuộc đời thực tế. Họ thường dễ bị phỉnh phờ bởi những sản phẩm của nghệ thuật, những tiểu thuyết, những phim ảnh, trong đó nghệ sĩ cố tạo nên những nhân vật theo lý tưởng, những cảnh đời xinh như mộng. Các cô gái thấy vởn vơ trước mặt một "người chồng lý tưởng" vừa đẹp trai vừa giàu, vừa hùng vừa sang. Các cậu tưởng mình có thể đi ô tô tám máy, ở khách sạn lộng lẫy, ngủ tới mười giờ trưa, có bồi đem cà phê tới tận buồng ngủ và chẳng làm chi cả, chỉ cần biết "cười duyên" cho khéo như các công tử Mỹ trong xi nê. Đối với họ đời chỉ là một trò chơi, không có gì đáng cho họ lấy làm quan trọng. Đã không nhận thấy mặt thực của cuộc đời, họ cũng quên mất những lề luật của sự sống: luật chiến đấu, luật cố gắng, luật cần lao, luật nhân quả v.v…


Một nguyên do khác:
Cũng như đứa trẻ con nhà giàu sinh ra đã nằm trên đống bạc, khó mà hiểu nổi công lao của cha mẹ đã dựng nên cơ nghiệp, chúng ta thuộc lớp người tốt số, sống giữa những thuận tiện do đời sống văn minh đem lại: bước ra đường là có ô tô đi, trời tối chỉ nhấn một cái nút là có ánh đèn sáng tỏa, nằm tại nhà có báo chí, ti vi mang tin tức khắp nơi, bước vào thư viện chúng ta có thể làm quen với văn nhân, triết nhân xưa nay.


Những phát minh về khoa học, những công trình về văn chương, mỹ thuật chúng ta đang hưởng cách dễ dàng quá nên chúng ta quên hẳn công cố gắng của lớp người trước.


Do đó, chữ "cố gắng" đối với phần đông chúng ta không còn ý nghĩa nữa.


Bởi không thấu hiểu lề luật sơ đẳng ấy nên khi phải đụng chạm với cuộc đời thực tế, họ phải thất vọng và luôn luôn họ phàn nàn: đáng lẽ phải chiến đấu với đời họ lại chê rằng đời ô trọc nên thà họ ẩn dật; đáng lẽ phải nỗ lực, phải cố gắng để chiến thắng, họ cam chịu đầu hàng trước nghịch cảnh và đổ tội cho số kiếp; đáng lẽ phải ra sức làm việc để kiếm ăn, họ khoanh tay ngồi chờ một dịp may không bao giờ đến, để rồi than nghèo than túng.
Chúng tôi không muốn bắt chước người mẹ phỉnh phờ con để rồi làm cho nó càng thêm thất vọng. Ở đây, chúng tôi muốn các bạn nhận thấy mặt thực của đời với những lề luật khắc khe của nó, những lề luật sắt mà những ai muốn sống cuộc đời đáng sống cần phải thấu hiểu và tuân giữ. Trong những lề luật nói trên, chúng tôi tưởng có thể gom lại thành một lề luật: luật cố gắng.



Luật muôn đời đã dạy: "Mày phải lấy mồ hôi trán mà mua lấy chén cơm mày". Loài người xưa nay đã tiến bộ bởi đã thực hành theo lề luật đó. Đời sống văn minh hiện giờ là kết quả của bao nhiêu cố gắng liên tiếp bao nhiêu lớp người.



Cố gắng để chinh phục tạo vật. Tạo vật không làm quà cho chúng ta món gì cả. Đất sẵn có, hạt giống sẵn có, song chúng ta phải cuốc, cày, cấy, gặt; được bông lúa lại phải đem xay, giã cho ra gạo mới có thể nấu cơm ăn. Không phải chỉ đào đất lên là có dầu hỏa để dùng, từ chất cặn dầu nằm dưới mấy lớp đất đến chất dầu trong sạch có thể dùng, con người đã phải cố gắng bao nhiêu lượt: đào giếng, dẫn dầu, lọc dầu. Ngọc kim cương đã có sẵn dưới đất, song từ một chất than đá lu mờ, bị bụi đất bám đầy đến khi thành hình một hạt kim cương lóng lánh, chiếu ngời trong tủ kính một hiệu buôn đồ nữ trang, nó phải nhờ đến sức cố gắng của con người: lau, chùi, mài, giũa.



Cố gắng để chinh phục lấy mình. Đó là danh tự tối cao của con người. Biết cố gắng là dấu hiệu của hạng người cao đẳng. Những dân tộc sơ khai không biết cố gắng lâu dài.
Muốn đè nén thú tính, cưỡng lại những dục vọng, tẩy trừ những thói hư, rèn tập những nết tốt, chúng ta phải luôn luôn cố gắng vì thói hư tật xấu không phải như cây cỏ, chỉ nhổ tận gốc một lần là tuyệt trừ. "Đuổi cái thiên tánh, nó sẽ chạy sãi mà trở lại". Cho nên đối với "trận giặc thiêng liêng" ấy chúng ta phải đánh suốt đời mới mong giữ phần thắng.



Cố gắng để chinh phục lấy cuộc đời. Đời đã không có những con chim quay sẵn trên trời để rơi vào đĩa cơm chúng ta thì cũng chẳng có một sự nghiệp nào làm nên trong nháy mắt hoặc do một sự may mắn. Ông Louis Lumière, người sáng chế ra máy chớp bóng cũng là một người cần lao, trả lời cho một nhà báo đến phỏng vấn ông: "Những kẻ nào mong đợi phép màu sẽ thất vọng mà đợi nó. Nên biết rằng một phép màu làm nên bằng những dụng cụ, bằng nước mắt và năm hoặc mười năm cần lao".



Chúng ta thường thấy gương mặt sung sướng của nhà doanh nghiệp khi họ bệ vệ ngồi trên chiếc ô tô mui kính, song chúng ta mấy khi thấy bộ mặt đăm chiêu của họ khi phải đối đầu với những cuộc cạnh tranh sống chết, có ai nhớ lại cảnh "thắt lưng buộc bụng" của họ lúc bước đầu để gây nên số vốn đầu tiên.
Chúng ta thấy ngày "vinh quang" của một nhà văn khi mà tác phẩm của họ được người đời ca tụng, song có ai nhớ lại những ngày "đói lạnh" họ đã âm thầm trải qua giữa sự hờ hững của loài người, có ai thấy những đêm trăng họ ngồi bóp đầu nặn óc để tạo nên một tác phẩm. Chúng ta chỉ thấy cái kết quả họ đang hưởng, ít ai chịu nhận thấy những cố gắng họ đã trải qua.



Cố gắng để giành lấy và để bảo vệ hạnh phúc. Chúng ta chẳng nên hiểu "hạnh phúc" theo nghĩa thụ động. Chẳng có ông thánh ông thần nào có thể ban bố hạnh phúc cho chúng ta. Chỉ có chúng ta mới có thể tạo lấy hạnh phúc cho chúng ta. Hơn nữa, chúng ta phải luôn luôn cố gắng để bảo vệ hạnh phúc ấy. Xét
như hạnh phúc gia đình, nhiều người chỉ biết cố gắng để chiếm đoạt tình yêu rồi thôi, họ tưởng rằng họ có thể an nhàn hưởng, chẳng còn phải cố gắng để săn sóc tình yêu ấy nữa. Họ nghĩ rằng: đã thành chồng vợ thì cần gì phải cố gắng để tìm hiểu nhau hơn, để làm vừa lòng nhau, để nuôi nấng tình yêu. Cho đến khi bất hòa đầu tiên xảy ra, họ cũng không biết cố gắng để thu xếp, để cho tình yêu phai lợt dần với thời gian, có công nhen nhúm lò lửa ái tình mà không biết cố gắng để quạt, để thổi cho lửa thêm hồng, nó lại tắt.



Cố gắng để giữ gìn sự sống. Đến như sự sống, chúng ta cũng phải cố gắng nhiều mới mong giữ gìn được nó. Chống lại với bệnh tật, chống lại với tuổi già, trận giặc ấy kéo dài cho đến ngày chúng ta kiệt sức không thể chiến đấu nữa, đó cũng là ngày cuối cùng của chúng ta.



Luật của muôn đời. Nếu có ai mách cho anh một bí quyết để làm giàu một cách dễ dàng, anh đừng tin.
Nếu ái mách cho anh một thứ thuốc thần uống vào là sức khỏe cường thịnh, bắp thịt nở năng mà không cần phải nhọc mệt để tập luyện chi cả, anh đừng tin.


Nếu có ai nói rằng có thể tạo nên một cuộc đời an nhàn, anh chớ vội tin; vì người với người có thể hết tranh lẫn nhau nhưng con người vẫn phải tranh đấu với tạo vật.
Bởi anh hiểu rằng: đời là một cuộc chiến đấu không ngừng. Đã chiến đấu thì phải có một người thắng, một kẻ bại. Kể bại trận là người không biết cố gắng hoặc sức cố gắng kém hơn người khác.
Bởi anh nhận thấy theo lời bác sĩ G. Durville nói: "Những hiện tượng của đời sống vật chất tinh thần đều rất hợp lý, nghĩa là cái kết quả "kết thành là do cái nhân". Ít "nhân" thì ít "quả". Không cố gắng gì cả tức không có gì cả".



Đã thấu hiểu luật muôn đời ấy, chúng ta không còn mơ ước một cuộc đời an nhàn.


Chúng ta sẽ đặt lẽ sống ở chỗ hoạt động, luôn luôn hoạt động, vì động là sống mà tĩnh là chết. Chúng ta sẽ đặt hạnh phúc ở chỗ nỗ lực, luôn luôn nỗ lực để chiến đấu, và không quên rằng: "Những người chiến đấu mới sống" .
Muốn nên người
LỜI NÓI ĐẦU
Phân I - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Phần II - Chương 1
Chương 1 ( TT)
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7