watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân-Mảnh gương trung liệt - tác giả Phan Hồng Trung Phan Hồng Trung

Phan Hồng Trung

Mảnh gương trung liệt

Tác giả: Phan Hồng Trung

Triều Minh, vào năm Gia Tỉnh, có tên gian thần họ Nghiêm, tên Tung hiều là Giới Khê, sau khi siểm nịnh, hại được vị trung thần đại học sĩ Hạ Ngôn, một mình lên đoạt quyền thừa tướng.
Đất nước thuở ấy tuy thanh bình, nhưng triều chính thật là bê bối. Tên gian thần ấy cậy quyền ý thế đến nội trong nước từ dân giả đến các quan, ai nấy đều khiếp sợ. Kẻ dua nịnh thì theo bợ đỡ để được mau thăng thưởng dễ bề bốc lột dân lành, người trung thần thì vì yếu thế, không dám hở môi, đành ngậm miệng để cho họ Nghiêm thao túng.
Nghiêm Tung lại có một người con trai tên Thế Phồn. Tên này cũng sâu độc không kém người cha. Nghiêm Tung nâng đứa con mình lên chức công bộ Thị Lang, để có chỗ trông cậy. Thế Phồn nói gì Nghiêm Tung cũng nghe, vì vậy trong triều người ta gọi hai cha con là đại Thừa tướng và tiểu Thừa tướng.
Trong thời ấy tại phủ Thiệu Hưng, có một người họ Thẫm tên Luyện, là một tay trung liệt. Xuất thân trong cảnh bần hàn, từ lúc nhỏ kính mộ Khổng Minh, cho Khổng Minh là một tấm gương sáng đáng kính phục, nên lúc nào cũng đem hai bài tiền hậu xuất sự ra mà đọc, ông ta cũng lại thường nhắc đến câu nói của Khổng Minh : “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu sĩ” (hết lòng hết sức, đến chết mới thôi).
Thẫm Luyện văn võ toàn tài, năm mậu tuất, niên hiệu Gia Tỉnh, ông đậu tiến sĩ, tuy nhiên vì tính tình khẳng khái không muốn bợ đỡ ai, do đó ông ta vẫn lẹt đẹt ở mãi cái chức Châu huyện. Mặc dầu thế, ông ta không lấy đó làm xấu hổ, trong lúc các tên dua nịnh thăng thưởng như nấm.
Một hôm, Thế Phồn mời tất cả các quan chức đến tư dinh dự tiệc. Các trung thần từ trước đến nay, lớp bị thanh trừng, lớp bị cách chức, còn một số ít không dám hé môi, ai nấy đều cáo khiếm, duy có Thẫm Luyện vẫn cứ mạnh dạn đến dự.
Trong tiệc, Thế Phồn hách đủ lối, khoe khoang quyền cao chức cả của mình, rồi dùng chén to ép mọi người uống đến say mèm, ai nấy không dám cãi lệnh, phải gắng mà cạn chén để làm vui lòng “tiểu thừa tướng”.
Trong số các người đi dự tiệc có Mã Cấp Sự, anh chàng này vốn ít hảo rượu, nay bị Thế Phồn ép uổng, cố sức từ chối đến đôi ba phen. Thế Phồn dở mặt nói :
— Tiểu quan lại dám khinh ta không chấp thuận lời mời của ta sao ?
Nói xong, Thế Phồn nhảy đến, nắm tay Mã Cấp Sự, bưng ly rượu đổ vào miệng. Mã Cấp Sự nghẹn ngào nuốt hết.
Uống xong, say quá, không còn làm thế nào gượng được, phải ngã lăn xuống đất. Thế Phồn đắc ý cười híp mắt, cho đó là một độc thú vô cùng khoái trá.
Thẫm Luyện thấy trò chơi ấy quá nóng lòng, bèn đứng dậy đi tìm một ly rượu lớn nhất, mời Thế Phồn uống :
— Mã Cấp Sự mong ơn đại nhân ban rượu, đáng lẽ phải tạ Ơn, nhưng vì say quá không thể đáp lễ được, vậy tôi thay mặt và dâng cho đại nhân ly rượu thọ vậy, xin đại nhân cạn chén.
Thế Phồn ngạc nhiên, chưa kịp từ chối thì Thẫm Luyện đã bước đến nắm tai đổ rượu vào mồm. Đổ xong, Thẫm Luyện quăng chén xuống bàn, rồi vỗ tay cười rối rít trước mặt mọi người.
Các quan ai nấy trông thấy đều sợ sệt không dám hé môi cười.
Thế Phồn quá tức giận, bị Thẫm Luyện khinh mình trước mặt bá quan, muốn xáp lại đánh, nhưng không dám, đành nuốt hận, giả say, cáo từ ra về.
Mọi người đều âm thầm giải tán.
Khi về đến nhà, Thẫm Luyện ngồi một mình nghĩ đến hậu quả không hay của câu chuyện khí phách xảy ra vừa rồi.
Ông ta lẩm bẩm :
— Hai tôi trung nịnh không bao giờ sống chung nhau một triều được. Thế Phồn một tay thâm độc, bị ta làm nhục trước mặt mọi người, thế nào hắn cũng cậy quyền để trả thù. Nay chẳng lẽ ta lại ngồi yên để chờ hắn hảm hại sao. Tốt hơn ta nên ra tay trước thì hơn.
Nghĩ xong, ông ta viết một đạo sớ văn, lời lẽ rất bi thiết. Trong sớ ấy, Thẫm Luyện trình bày tất cả tội lỗi cha con Thế Phồn, siểm nịnh, hối lộ, hãm hại lương dân trước sau đều trọng tội, và đề nghị xin tru lục toàn gia họ Nghiêm để mua lòng thiên hạ.
Cha con họ Nghiêm hay được việc ấy, vội vã vào triều, kiếm lời nịnh bợ nhà vua, kết tội cho Thẫm Luyện là phỉ báng đại thần, muốn làm loạn triều đình.
Nhà vua nghe theo lời, cách chức Thẫm Luyện đày ra ngoài ải làm dân.
Thẫm Luyện thấy vua không chấp chánh lời phải, nghe lời lũ nịnh, phần cô thế, không biết làm sao đành phải tuân lời.
Tuy nhiên, Thế Phồn lòng dạ thâm độc, thấy vua cách chức Thẫm Luyện cũng chưa vừa ý, bèn tâu với vua xin phạt Thẫm Luyện một trăm trượng trước triều thần để làm gương cho kẻ khác.
Bị ép uổng, nhà vua buộc lòng phải y tấu.
Than ôi ! kẻ trung thần lúc cô thế chỉ biết lấy sanh mạng mà gìn lòng trung can, chứ biết làm sao hơn.
Thế Phồn bí mật dặn nhỏ cận vệ đánh Thẫm Luyện cho đến chết để trừ hậu hoạn. May thay viên cận thần này họ Lục tên Bính, vốn có lòng trọng kẻ khí tiết, tuy ngoài mặt làm ra vẻ sốt sắng tuân hành nhưng trong lòng không nỡ. Vì vậy, người này đã tìm cách riêng che chở cho Thẫm Luyện không tổn hại gì đến thân cả.
Đánh xong, Thẫm Luyện bị đày ra Bảo An châu làm dân. Thẫm Luyện đem cả vợ con theo.
Ông có tất cả bốn người con. Người chín trưởng là Thẫm Trương đỗ tú tài, ở quê nhà để trông nom phòng một. Đứa con thứ là Thẫm Côn, đứa thứ ba là Thẫm Bao, đứa con út là Thẫm Cừu. Cả ba cùng với người lão bộc trung thành theo Thẫm Luyện, dầu giải gió sương trên khoảng đường dài vô tận, trèo non lặn suối đi mãi mà chưa đến nơi.
Một hôm trời u ám, mưa phùn lả chả, gió lạnh rít từng hồi, dân chúng quận Bảo An thấy một chiếc xe nhỏ thấp thếu trên đường, mọi người ngạc nhiên xúm đến xem hỏi ra mới biết Thẫm Công bị nhà vua cách chức đày ra nơi đó.
Trong lúc cảnh lạ quê người, lại gặp khi trời mưa ảm đạm, đoàn người của Thẫm Công trông có một cái gì thê thảm vô cùng.
Giữa lúc đó trong đám dân chúng, có một người thấy Thẫm Công khí phách bời bời, biết là một kẻ tôi trung mắc nạn, động lòng đến hỏi thăm lai lịch.
Thẫm Công đang lúc bỡ ngỡ thấy có một người ân cần hỏi han, lòng rất cảm động, nói tên họ và hoàn cảnh mình, rồi hỏi lại :
— Ngài là ai ? chẳng hay có ý gì mà lại đoái thương đến chúng tôi như vậy ?
Người lạ mặt đáp :
— Tôi họ Giá tên Thạch, ở đây đã lâu. Hôm trước tôi có nghe đồn rằng ngài vì hết lòng trung nghĩa, làm sớ mười điều dâng lên nhà vua kể tội gian thần, vì vậy mới bị cách chức. Hành động ấy thật là một hành động cao cả, tôi rất thán phục. Hôm nay ngài bị đày ra đây, tôi ước mong sẽ giúp đỡ ngài một phần nào để tỏ chút lòng tri ngộ.
Nói xong, Giá Thạch cúi xuống thi lễ.
Thẫm Luyện bảo vợ con ra chào hỏi và mọi người trong gia đình đều tỏ lòng cảm ơn Giá Thạch khôn cùng.
Giá Thạch nói :
— Bây giờ ngài đã đến đây, nhiệm vụ tôi là phải nghinh đón. Vậy để tôi cho người đến thu dọn hành là và đưa gia đình ngài về nhà tôi tạm trú cho đỡ nhọc.
Thẫm Công nói :
— Tôi mang ơn ngài như thế cũng quá nhiều rồi. Việc ăn ở xin để mặc tôi thu xếp lấy. Giá Thạch nhất định không nghe, khiến gia nhân ra đem tất cả hành là của Thẫm Công vào nhà mình, dọn phòng ở sạch sẽ và làm tiệc thết đãi.
Trong lúc ăn uống, Giá Thạch lễ mễ nói :
— Xin ngài đừng ngại, cứ lưu trú nơi tệ xá một thời gian, tôi xin đưa gia đình tôi đến ở nơi khác, nhường nhà này lại cho gia đình ngài. Chừng nào thánh thượng hồi tâm phục chức cho ngài, chừng ấy ngài trở về triều, và tôi sẽ dọn trở về. Tôi tuy là một kẻ dân dã, nhưng cũng có đọc sách thánh hiền, lòng rất hâm mộ những kẻ trung thần khẳng khái.
Thẫm Luyện không ngờ trong chốn cùng cư ấy lại có người có những hành vi nghĩa hiệp như vậy, bèn đề nghị kết làm anh em.
Giá Thạch nói :
— Tôi là phận dân hèn đâu xứng đánh sánh vai với đại nhân, xin đại nhân thứ cho.
Thẫm Luyện đáp :
— Những kẻ trượng phu chỉ cần trọng đại nghĩa chứ đâu phải nghĩ đến giàu sang, chức tước hay tài năng.
Nói xong, Thẫm Luyện khiến người bày bàn hương án tế trời đất, hai người nhận làm anh em.
Thẫm Công hơn Giá Thạch năm tuổi nên Giá Thạch gọi Thẫm Công bằng anh. Cả hai gia đình đều gọi vợ con ra để thi lễ cùng nhau theo thứ bậc.
Bữa tiệc hoan hỉ vừa xong, Giá Thạch dọn nhà đi cư ngụ nơi khác. Thẫm Công ở lại, lòng bùi ngùi nghĩ đến tương lai đen tối của mình, song cũng thấy vui vui trước mối tình nồng nàn thống thiết của con người đất khách bơ vơ ấy.
Thẫm Công ở đó được một thời gian, tiếng đồn là một bậc trung thần khẳng khái, nên các bậc nho lão mến thương, ai nấy kẻ ít người nhiều đem vàng bạc, lễ vật đến giúp đỡ.
Thẫm Luyện nhất nhất không nhận một món gì cả, đành chịu sống cuộc đời thanh đạm nghèo nàn thế thôi.
Được lòng dân mến chuộng, Thẫm Luyện vơi được nỗi buồn xa xứ bơ vơ. Nhiều người nghe tiếng Thẫm Công là một nhà văn võ toàn tài, đều rủ nhau cho con em đến học. Thẫm Luyện lại tùy theo năng khiếu của mỗi người mà dạy.
Có một số thanh niên ham chuộng nghề võ, thấy Thẫm Công có tài bắn rất giỏi, có thể bắn rơi chim bay giữa trời, bèn xin theo học nghề bắn.
Thẫm Luyện làm ba con hình nhơn, cho mặc gấm vóc tử tế; mỗi hình nhơn trên đầu có cắm một cây thẻ.
Cây thẻ thứ nhứt đề tên : “Là Lâm Phủ, tên gian thần của triều Đường”.
Cây thẻ thứ hai đề tên : “Nghiêm Tung, gian tướng của triều Minh”.
Cây thẻ thứ ba đề tên : “Tần Cối, gian thần triều Tống”.
Ba hình nhân này làm mục tiêu để những người tập bắn. Khi bắn, Thẫm Luyện lại bắt học trò kể tội từng tên ra rồi mắng nhiếc thậm tệ.
Học trò khoái lắm, chúng mắng chưởi rất hăng, và bắn rất dữ. Dân chúng khắp vùng đều lần lượt đến xem.
Ngày tháng trôi qua, trò chơi tập bắn ấy lần lần thấu đến tai cha con họ Nghiêm. Hai tên nịnh thần này rất căm phẫn, muốn trừ cho tuyệt hậu quả nhưng chưa biết phải làm sao, thì thời ấy có chức Tổng đốc Tuyên đại khuyết, Nghiêm Tung vận động bổ con nuôi ông ta là Dương Thuận đến đó trấn nhậm.
Dụng ý của cha con họ Nghiêm đưa Dương Thuận ra đó, để tra xét những lỗi lầm của. Thẫm Luyện vu cáo cho tội “tập họp đồ đảng để phản quốc”. Hơn nữa, Dương Thuận cũng là một tay dua nịnh, đê hèn không kém.
Khi Dương Thuận vừa đến nhậm sở ít lâu, thì có giặc Thát Đát nổi lên quấy nhiễu biên cương. Chàng này vốn là một tên hèn nhát, thừa nhàn vỗ bụng ăn xôi, lúc bát loạn đâu có dám đương đầu ra trước vòng nguy hiểm, vì thế cho nên cứ im hơi bặt tiếng, không dám phát lính cứu viện, để mặt cho dân chúng sống với cảnh lầm than.
Đã thế, Dương Thuận lại còn cho người đi khắp các châu huyện, thúc dục lương tiền lấy cớ gởi ra mặt trận để bỏ vào túi.
Đến khi các quận huyện đã họp nhau đánh tan được giặc. Dương Thuận mới bắt mấy ngàn lương dân vô tội ra ngoài cửa ải chém đầu rồi đem về nạp cho triều đình dâng công rằng y đã dẹp được giặc.
Thẫm Luyện nghe được tin ấy, lòng sôi lửa hận, đau thương cho mấy ngàn dân lành vô tội bị thác oan chỉ vì tên phản tặc; ông làm một bài thơ, rồi mặc áo xanh, đội mũ vải, thân hành đến trước cửa nha môn đứng chờ lúc Dương Thuận bước ra thì đệ nạp. Trong thơ đại ý nói : “Công danh của một người là việc nhỏ, sanh mạng của bá tánh là việc lớn, há lại giết dân lành để lập công sao !”
Dương Thuận xem bài thơ, mặt giận phừng phừng, xét nát ra từng mảnh rồi ném vào mặt Thẫm Luyện. Thẫm Luyện cũng nhìn vào mặt, cười khinh bỉ rồi bỏ đi.
Hai hôm sau, Thẫm Luyện lại viết một bản văn tế rất thảm thiết, rồi dắt cả học trò của mình ra nơi biên ải, đem theo lễ vật để tế những vong hồn bị Dương Thuận giết oan.
Tế xong, ông ta còn viết thêm một bài thơ :
Vân trung nhất phiến lỗ phong cao
Xuất tái tướng quân dĩ trước lao
Bất trảm đơn vu, tru bách tính
Khả lân oan huyết mãn sương đao
Dịch :
Khí giặc bừng lên vút tận mây
Tướng quân cực nhọc đến nơi đây
Đơn vu chẳng giết, giết dân chúng
Thương những oan hồn, nương gió bay
Dương Thuận hay được tin ấy lại càng tức tối hơn nữa, vội vã làm biểu, sai tên tùy cận là Lộ Khải đệ về triều, đưa vào Nghiêm tướng phủ, nói rằng : “Thẫm Luyện vì cừu hận với Thế Phồn nên chiêu tập các dũng sĩ ở biên ải, ngày đêm âm mưu nổi loạn”.
Thế Phồn nhận được tin giận căm gan, nhưng không biết phải tìm âm mưu nào sâu độc để trừ được Thẫm Luyện cho tuyệt gốc, bèn sai quan triệu Lộ Khải là người tâm phúc đến để thương nghị.
Lộ Khải nói :
— Xin cử hạ quan đến tuần án Bảo An để họp với Dương Thuận mà trừ tên khốn nạn ấy mới được.
Thế Phồn mừng rỡ vội đến nói với Đô sát viện, cử Lộ Khải đi tuần án ở quan ải lập tức. Lộ Khải lãnh lệnh lên đường ra đến quan ải tỏ bày những lời ủy thác của Thế Phồn với Dương Thuận.
Dương Thuận nói :
— Trước kia Nghiêm Thị Lang sai tôi ra trấn nhậm nơi đây, mục đích ủy thác cho tôi lo việc ấy, hiềm vì chưa có cơ hội nào để triệt hạ nổi tên cứng đầu đó. Nay có tướng quân ra đây chúng ta đồng liệu mưu chước thì việc ắc phải thành.
Lộ Khải thấy Dương Thuận khiêm tốn như vậy rất thích thú, vỗ tay cười nghiêng ngửa và khoe khoang :
— Ngài chớ có lo, tôi đã đến đây rồi thì tên khốn kiếp đó không thoát khỏi tay của tôi đâu.
Dương Thuận truyền gia nhân lập bày yến tiệc đãi đằng. Hai người ăn uống say sưa hỉ hạ. Trong lúc đang uống rượu, lửa tham trong lòng nồng nực, Dương Thuận hỏi Lộ Khải :
— Chẳng hay Nghiêm Thị Lang có hứa với ngài điều chi chăng ?
Lộ Khải cười híp mắt nói :
— Nếu không có lời hứa thì chúng ta dại gì mà chịu khổ để làm việc này.
Dương Thuận hỏi nhỏ :
— Nghiêm Thị Lang hứa với ngài như thế nào ?
Lộ Khải chỉ tay lên trời nói :
— Công việc này mà xong thì tôi sẽ lên đến chức hầu bá.
Dương Thuận nói :
— Còn tôi ?
— Ngài chớ lo gì cả ! ngài cũng rõ rằng trong triều còn ai quyền hành hơn Nghiêm Thị Lang nữa, nếu chúng ta làm cho “tiểu thừa tướng” vừa ý thì muốn chức gì chả được.
Dương Thuận nghe nói khoan khoái cười ồ. Kế đó hai người vừa uống rượu vừa bàn tính âm mưu.
Lộ Khải nói :
— Hôm nay chúng ta cứ uống cho say mèm một bữa đã. Công việc ấy ngày mai sẽ nói đến.
Sáng hôm sau, Dương Thuận thăng trướng. Bên ngoài có mấy tên quân canh la hét inh ỏi. Dương Thuận thất kinh, hỏi ra mới rõ nơi biên ải vừa bắt được mấy tên tàn quân giặc Thát Đát trước kia vì thất cơ lẫn trốn, giải đến.
Dương Thuận vỗ bàn, truyền dẫn vào. Đó là hai tên Bạch Hạo và Dương Nhất Quỳ, ăn mặc rách rưới. Dương Thuận mừng rỡ không cùng, nghĩ thầm :
— Đây là một cơ hội thuận tiện để đưa Thẫm Luyện vào cõi chết rồi. Ta có thể mượn chuyện này mà diệt trừ kẻ thù được.
Nghĩ rồi lập tức truyền đem tống giam hai tên giặc, và đến tư dinh Lộ Khải để bí mật thượng nghị.
Dương Thuận nói :
— Nhân việc này chúng ta đệ chiếu về Trường An vu cho Thẫm Luyện tư thông cùng giặc, tụ tập côn đồ để mưu việc đại nghịch thì thế nào Hoàng Thượng cũng nổi giận mà trừng trị Thẫm Luyện. Hơn nữa, tội này là tội chết, hắn có thể bị toàn gia tru lục nữa là khác.
Lộ Khải đắc ý vỗ tay khen diệu kế. Hai người cùng nhau thảo tờ biểu, và khiến người giải hai tên tàn quân giặc Thát Đát về triều giao cho Thế Phồn. Một mặt viết thơ riêng ân cần căn dặn Thế Phồn phải kịp thời hạ sát.
Thế Phồn nhận được thơ, vội vã đưa hai tên tàn quân sang Tuần án ngự sử để chém đầu, rồi làm biểu phụ họa theo tờ trình của Dương Thuận và Lộ Khải trình tâu với vua, lại đề nghị phong cho con lớn của Dương Thuận làm Cẩm y vệ thiên hộ, còn Lộ Khải thì được thăng lên ba trật.
Trong thời gian đó, Dương Thuận và Lộ Khải bắt Thẫm Luyện hạ ngục. Gia đình Thẫm Luyện bối rối không biết đường nào mà nói. Hai đứa con trai là Thẫm Côn và Thẫm Bao vội vã đến tìm Giá Thạch để hỏi thăm.
Giá Thạch nói :
— Đó là do hai tên chó săn Dương Thuận và Lộ Khải âm mưu để trả thù cho Thế Phồn đó. Nếu đại ca đã bị bắt giam vào ngục thì tánh mạng ắc khó toàn. Hơn nữa, việc này chúng không để cho gia đình đại ca được yên đâu. Vậy hai cháu cùng tẩu tẩu phải tìm nơi trốn tránh, đợi lúc nào họ Nghiêm suy yếu rồi hãy ra mặt mà minh oan cho nghiêm phụ, nếu chần chờ e tai họa đến không kịp trở tay đó. Công việc Tôn đại nhân trong ngục xin cứ để mặc tôi lo liệu.
Hai người đem câu chuyện của Giá Thạch kể cho Thẫm phủ nhơn nghe. Thẫm phu nhơn không tin chồng mình sẽ bị giết oan như vậy, nên cứ chần chờ mãi không quyết đoán gì cả.
Giá Thạch đành than thở, không biết phải làm sao. Cách vài hôm sau, Giá Thạch cho người vào ngục dò xét, mới hay Thẫm Luyện đã bị triều đình khép vào tọi tư thông với giặc, và buộc tội tử hình.
Thẫm Luyện ở trong ngục chửi mắng hai cha con họ Nghiêm và hai tên chó săn kia luôn mồm.
Dương Thuận lại sợ ngày đem ra hành quyết, Thẫm Luyện chưởi rủa chúng trước mặt ba quân, nên bắt viên chủ ngục làm tờ cáo bệnh trạng của Thẫm Luyện rồi âm thầm giết chết Thẫm Luyện ngay trong ngục tối.
Giá Thạch, vì thường ngày mua chuộc được những kẻ tâm phúc, tới lui bên trong nên hay được tin, liền nhờ chuộc xác Thẫm Công khâm liệm tử tế, đem chôn tại một nơi rất bí mật. Xong đến tin cho Thẫm Bao biết.
Mấy mẹ con Thẫm Bao khóc lóc khôn cùng.
Giá Thạch nói :
— Bây giờ cớ sự đã ra dường ấy. Thi thể đại ca tôi đã bảo toàn việc chôn cất xong rồi. Nay chưa thể tiết lậu được. Vậy thì tẩu tẩu và hai cháu phải lập tức tránh mau kẻo bọn chó săn không để yên đâu.
Thẫm phu nhơn sụt sùi nói :
— Thẫm Công bị chết oan, việc ấy cần phải được minh oan, chúng tôi đợi lúc nào vỡ lẽ, sẽ đem linh cữu trở về tống táng chớ nỡ nào lại bỏ đi nơi khác sao đành.
Giá Thạch ngậm ngùi, suy nghĩ một lúc rồi nói :
— Nếu tẩu tẩu không chịu lánh mình thì thôi, tôi không dám nói nữa, song hiện nay tôi có việc cần phải đi xa, không hẹn trước ngày về. Hai cháu ở lại nên đề phòng tình thế mà xử sự.
Giữa lúc đó, Giá Thạch ngửa mặt lên trời van vái, bỗng nhác thấy những bài biểu tiền hậu xuất sư của Khổng Minh do Thẫm Luyện chép dán đầy trên vách.
Giá Thạch nói :
— Xin hai cháu gỡ cho ta những bài biểu này để làm vật kỷ niệm, hòng sau này có gặp gỡ.
Thẫm Bao bước đến, gỡ các tờ biểu trao cho Giá Thạch. Giá Thạch cầm lấy, đôi mắt rươm rươm, từ giả Thẫm phu nhơn và hai con rồi ra đi không ai rõ đi đâu.
Nhắc qua việc hai tên Dương Thuận và Lộ Khải sau khi hành quyết Thẫm Luyện rồi, bèn đệ chiếu về triều trình tấu.
Một hôm hai người bày tiệc rượu để ăn uống, chuyện trò với nhau, Dương Thuận hỏi Lộ Khải :
— Trước kia Nghiêm Thị Lang có hứa với tôi, nếu tôi hại được Thẫm Luyện sẽ cho thăng chức hầu bá, thế mà chẳng biết vì sao mãi đến nay Nghiêm Thị Lang mới phong cho đứa con trai tôi chức Thiên Hộ, còn tôi chẳng được gì hết vậy ?
Lộ Khải suy nghĩ một lát rồi nói :
— Có lẽ vì ta chỉ giết được có mình Thẫm Luyện mà chưa tru được toàn gia, nên Nghiêm Thị Lang chưa vừa ý, vì sợ bọn con cái còn có thể gieo hậu quả sau này.
Dương Thuận mỉm một nụ cười nham hiểm trên đôi môi tím, nói :
— Việc ấy có khó gì. Nay ta chỉ dâng về triều một tờ biểu, nói rằng Thẫm Luyện tuy đã đền tội song vợ con va vẫn nuôi chí phục thù, vậy muốn cho nước nhà khỏi sanh hậu hoạn, xin đem hết toàn gia Thẫm Luyện ra mà tru lục thì yên. Ngoài ra, chúng ta còn tra xét thêm những kẻ thường ngày đi lại, giao thiệp với Thẫm Luyện, chúng ta bắt đem hạ ngục và hành quyết là dứt dây tận gốc. Như thế thì Nghiêm Thị Lang làm gì mà không hả giận.
Lộ Khải vỗ tay khen phải, và nói :
— Được vậy thì chúng ta muốn chức gì mà chả được.
Chỉ cách ít hôm sau, triều đình đệ thánh chỉ đến, truyền bắt hết gia đình của Thẫm Luyện hạ sát, và cả đến những kẻ thường lui tới với Thẫm Luyện nữa.
Dương Thuận thi hành ráo riết, không để lọt một kẻ nào, riêng có Giá Thạch vì đề phòng trước, bỏ trốn, nên không biết đâu mà bắt.
Thương thay ! cả gia đình Thẫm Luyện đều buộc vào tội thông đồng với giặc Thát Đát, đều bị xử tử cả, riêng đứa con nhỏ của Thẫm Luyện mới có một tuổi nên được miễn chết cùng với Từ phu nhân, nhưng lại bị đày ra xứ Vân Nam.
Giết xong mọi người thân của Thẫm Luyện ở đấy, Dương Thuận đề nghị với Lộ Khải cho người đến Triết Giang bắt đứa con trưởng của phạm nhân là Thẫm Tương nữa. Thẫm Tương tự là Tiểu Hà đã đỗ tú tài, từ lâu nay vẫn ở nơi quê quán để phụng thờ hương hỏa.
Lâu nay Thẫm Tương cũng nghe tin cha mình vì nói lời trung mà mang tội, bị đày ra Bảo An, nửa muốn đi thăm, lại sợ gia đình chưa có người săn sóc, nên vẫn còn chần chờ.
Ngày kia, Thẫm Tương đang uống trà nơi nhà khách, bỗng thấy hai tên quân sai áp vào nhà, bắt Thẫm Tương trói lại. Thẫm Tương hỏi nguyên cớ, thì viên phủ đưa văn thư ra cho Thẫm Tương xem.
Bấy giờ Thẫm Tương mới biết cha và hai em mình đã bị hành hình nơi biên ải, còn mẹ và đứa em nhỏ bị đài đi xa rồi, lòng cuồn cuộn lên những mối bi ai thống thiết.
Than ôi ! giữa một thời mà bọn dua nịnh lộng quyền tránh sao cho khỏi mối tang tóc thê lương gieo vào đầu những kẻ trung thần khí phách.
Thẫm Tương vừa thất thểu bước ra khỏi nhà thì đàng sau con cái, bé lớn trong gia đình đồng khốc rống lên một lược. Đứng trước cảnh nát lòng ấy, Thẫm Tương chỉ còn biết ngước mặt lên kêu trời mà thôi. Thì ra cả tài sản của Thẫm Tương đều bị nha quan tịch thu hết. Vợ con bị xua đuổi dắt nhau ra khỏi nhà, vừa kêu vừa khóc.
Một lúc sau, bà con, họ hàng của Thẫm Tương xúm đến, kẻ này an ủi, kẻ kia sụt sùi, thật là một cảnh não lòng.
Ông nhạc của Thẫm Tương là Mạnh Xuân Nguyên, đưa ra một gói bạc cống hiến cho nha quan, để nhờ họ che chở cho rễ mình được bình an trên con đường vạn dặm. Tuy nhiên, bọn đầu trâu mặt ngựa này có ý chê ít, sừng sộ không chịu lấy.
Thấy vậy, Mạnh tiểu thơ vội cổi cả vàng xuyến của mình đưa thêm vào đó, chúng mới chịu nhận. Thẫm Tương nắm lấy tay vợ khóc lóc :
— Từ lúc chúng ta sống chung với nhau, anh vẫn biết em là con nhà thi lễ, vậy em hãy gắng mà gìn vàng giữ ngọc. Em có thể về bên nhạc gia mà trú ngụ cho qua ngày, còn thân phận của anh em chớ nên lo lắng mà bịnh hoạn. Còn Văn thị, người vợ lẻ của anh hiện nay có mang ba tháng, em nên đem về nhà ngoại mà nương náu chờ đến ngày khai hoa nở nhụy, nếu sinh đặng con trai thì đó là giọt máu cuối cùng của giòng họ Thẫm đó. Thôi, vĩnh biệt em nhé !
Thẫm Tương nói vừa dứt lời thì người vợ lẻ Văn thị bước đến, đôi mắt đỏ ngầu, quần áo xốc xét, ôm chân Thẫm Tương nói :
— Chàng đi chuyến này chưa biết sinh mạng ra sao, cần phải có người đi theo để trông nom săn sóc. Chị cả trở về nhà ngoại, còn em, em xin theo chàng để hầu hạ dọc đường, và nếu xuống đó chàng có bề nào, em ở ngoài lo lắng cho chàng mới tiện.
Thẫm Tương nói :
— Đường xa ngàn dặm, phải dầm mưa giãi nắng, thân em là phận liễu bồ, yếu ớt lại có mang, đi sao cho tiện. Thôi, hãy ở nhà, để mặc anh thì hơn.
Văn thị sụt sùi nói :
— Phụ thân ta làm quan tại triều, bị bọn gian thần vu oan giá họa như vậy, còn chàng thì ở quê hương, lo kiếp khói hương, nay lại bị chúng bắt oan như vầy, chẳng lẽ đành chịu chết, vậy chàng cứ để cho em đi theo xuống đó may ra tùy cơ mà minh oan cho chàng.
Thấy Văn thị nói có là, Thẫm Tương ưng thuận.
Mãi còn dùng dằn thì bọn công sai đã vực Thẫm Tương lên đường. Văn thị vội vàng thay bỏ tất cả áo quần, chỉ mặc áo vải, quần thô, khoác khăn gói lên vai, lau nước mắt giã biệt mọi người rồi theo chồng cất bước.
Hai tên công sai theo giải Thẫm Tương là Trương Thiên và Là Vạn. Hai người này có mật lệnh đem Thẫm Tương đến giữa đường rồi giết đi cho biệt tích, về được hậu thưởng.
Tuy nhiên, vì chúng đã nhận vàng bạc của Mạnh Xuân Nguyên, hứa bảo vệ sinh mạng của Thẫm Tương dọc đường, vả lại có Văn thị theo bén gót, nên ban đầu chúng không dám dở trò bỉ ổi.
Khi đi được mấy hôm, đến vùng rừng núi kia, qua khỏi sông Dương Tử, chúng bắt đầu tỏ thái độ bạc đãi, làm khó dễ vợ chồng phạm nhân.
Văn thị nhìn thấy thái độ dã man của chúng, nên nói nhỏ với chồng :
— Thiếp xem bọn công sai này có ác ý, e chúng âm mưu gì đây, vậy chúng ta phải đề phòng mới được.
Thẫm Tương cũng cảm thấy thế nên gật đầu. Đi được hai hôm nữa, thì hai tên công sai ấy lấy dao đeo vào mình và thường thầm thì nháy nhó với nhau.
Thẫm Tương nói nhỏ với vợ :
— Ngày mai đến địa phận Tế Ninh, nơi đó là một nơi hiểm trở, con đường phải quanh theo dãy núi Thái Hàng và Lương Sơn. Trước đây bọn cướp thường đồn trú ở đó để chận khách qua đường giết người lấy của. Nếu bọn công sai thừa nơi hiểm trở ấy mà hạ sát chúng ta thì chúng ta liệu làm sao đây ?
Văn thị nói :
— Xin chàng hãy định liệu kế thoát thân sớm thì hơn.
Thẫm Tương bấm trán suy nghĩ một lúc rồi nói :
— Cửa đông thành Tế Ninh có Phùng chủ sự là một kẻ nghĩa khí, xưa kia là bạn đồng khoa với cha chúng ta, nay về đó cư tang. Ngày mai nếu anh được trốn đến đó kêu oan thì thế nào ông ta cũng che chở, ngặt vì không có cách gì để gạt được hai tên công sai này.
Văn thị nói :
— Nếu được dịp thế thì em có cách.
Thẫm Tương nhìn vợ hỏi vội :
— Cách gì vậy ?
Văn thị nói :
— Hai tên công sai này là bọn đê hèn, tham lam vô hạn. Đêm nay chàng nói với chúng rằng trước kia quan Chủ sự có mắc nợ cha chúng ta một số tiền lớn chưa trả, nay nhân dịp qua đây, chàng đến đó đòi. Nếu được số tiền ấy sẽ chia cho chúng, thì thế nào chúng cũng bằng lòng.
Thẫm Tương cho là phải. Tối hôm ấy, chàng đem câu chuyện nói lại với hai tên công sai. Trương Thiên nghe nói động lòng tham, bèn nói nhỏ với Là Vạn :
— Ta xem chàng công tử này ngô nghê và thật thà lắm, vả lại vợ của y còn ở trong tay ta, y đâu dám trốn một mình, vậy chúng ta cứ cho nó đi đòi nợ may được thì số tiền lớn ấy chúng ta tha hồ mà chè chén.
Là Vạn nói :
— Chúng ta có hai đứa, nên chia nhau mà làm việc. Bây giờ chúng ta tìm đến một quán cơm gởi hành là rồi anh ở đấy trông vợ của hắn, để tôi dẫn hắn đi đòi nợ. Như thế chắc chắn hơn.
Trương Thiên cho ý đó rất hay. Hai người vừa đi vừa nói chuyện cười tít mắt. Chẳng bao lâu đã đến một cái quán cơm bên đường, mọi người đều dắt nhau vào.
Thẫm Tương hỏi hai tên công sai :
— Bây giờ anh nào dẫn tôi đi đòi nợ đây ?
Là Vạn nói :
— Tôi đi cùng công tử cho. Biết đâu đến đó người ta chẳng mời tôi cùng công tử say sưa một bữa.
Văn thị giả vờ nói :
— Đời bây giờ lòng người điên đảo rất khó mà dò. Biết đâu trước kia họ là kẻ thân, mà bây giờ đến lúc hoạn nạn, họ lại khinh bỉ mình cũng không biết chừng. Vậy xin chàng cứ dùng cơm rồi hãy đi cho chắc ý.
Là Vạn nghĩ đến số bạc to tát kia, lòng say sưa hồi hộp, dục Thẫm Tương đi gấp rồi trở về sẽ ăn cũng không muộn.
Văn thị nhìn chồng nói :
— Chàng có đi thì nên về gấp kẻo thiếp nóng lòng mong.
Là Vạn cười và nói :
— Đi một chút thôi, có gì mà phải căn dặn thế.
Nói xong, Là Vạn nắm tay kéo Thẫm Tương ra khỏi cửa quán. Vừa ra khỏi cửa, nhân lúc Là Vạn đang đi tiểu, Thẫm Tương rảo bước đi rất mau.
Là Vạn đã từng quen thuộc đất Tế Ninh, cũng đã biết qua nhà Phùng chủ sự nên không có gì lo lắng, chậm rãi đi theo sau.
Khi đến công nha Phùng chủ sự, Thẫm Tương quay lại không thấy bóng Là Vạn đâu, bèn vội chui vào cửa cổng, đi thẳng vào nhà.
Giữa lúc ấy Phùng Công đang ngồi một mình ở phòng khách, thấy Thẫm Tương bước vào, nét mặt hơ hãi, thì thất kinh vội hỏi duyên cớ. Thẫm Tương đem tất cả mọi việc cha mình bị hai tên nịnh thần mưu sát trong ngục, và hiện nay còn tìm bắt mình để vấn tội.
Phùng Công hỏi :
— Thế cháu làm sao đến được nơi đây ?
Thẫm Tương nói :
— Cháu bị hai tên công sai giải ngang qua đây. Hai tên này có ý định thủ tiêu cháu dọc đường, do đó cháu lập mưu đến đây nhờ bá phụ cứu mạng.
Phùng chủ sự khẳng khái nói :
— Cháu đừng sợ, ta đưa cháu đến một nơi kín đáo để lẫn tránh một vài hôm, chờ chúng nói đi rồi sẽ liệu định.
Nói xong, ông ta nắm tay Thẫm Tương dắt đến sau phòng ngủ, nâng một tấm ván lên, bên trong bày ra một cửa hầm đen ngòm. Trong gian hầm bí mật ấy có ba căn rất rộng rãi, có thể nương náu được.
Thẫm Tương chui xuống đấy, rất an lòng. Sớm chiều Phùng Công cho người mang cơm nước xuống nuôi nấng Thẫm Tương rất tử tế.
Là Vạn khi chạy đến cổng nhà Phùng Công, người gác cửa đón lại không cho vào. Là Vạn hỏi :
— Vừa rồi có người mặc áo trắng đến yết kiến lão gia đã được hội diện chưa ?
Người giữ cửa lạnh lùng đáp :
— Lão gia mời ở lại dùng cơm tại thư phòng.
Nghe nói như vậy, Là Vạn an lòng ngồi phệch trước cổng chờ.
Chờ mãi, lúc bóng tối đã buông dần, Là Vạn nóng lòng, không biết Thẫm Tương làm gì trong đó mà lâu thế, quá sức bực bội, muốn vào hối thúc, nhưng người gác cổng nhứt định không cho vào. Chàng phải năn nỉ, nói :
— Trong phòng khách, lão gia còn tiếp ai trong đó không ?
Người giữ cửa nói :
— Không biết.
Là Vạn nói :
— Chẳng giấu gì anh, tôi là lính công sai của quan Tổng đốc Tuyên Đại, được lệnh giải phạm nhân của triều đình, tên Thẫm Tương về phủ. Lúc đi ngang qua đây, Thẫm công tử xin vào yết kiến lão gia. Tôi vị tình nên để cho vào. Bây giờ đợi mãi đã gần tối mà chưa thấy ra, vậy phiền anh vào hối thúc giùm một tí.
Người giữ cửa giả vờ nặng tai, nheo mắt nhìn Là Vạn rồi hỏi giọng ngớ ngẩn :
— Sao ? Anh nói gì tôi chưa hiểu.
Là Vạn phải thuật lại lần nữa rõ ràng hơn, và người giữ cửa vẫn với vẻ ba lơn, nói :
— Thẫm công tử nào ? Làm gì có người khách lạ vào đây. Lão gia tôi hiện đang cư tang, không bao giờ tiếp ai hết cả. Thôi, đừng có nói vớ vẩn mãi, hãy đi đi, làm rầy mãi...
Nói xong, người gác cổng quay gót trở vào.
Thấy cổng hé mở, Là Vạn nghĩ thầm :
— Mình vâng lệnh thượng cấp thi hành công vụ chứ phải việc chơi sao, nay can phạm trốn trong đó, ta có quyền vào nã tróc chứ.
Là Vạn bèn sấn vào gọi to :
— Thẫm công tử đâu ? hãy ra mau ! ra mau !
Trong nhà im lặng, không một tiếng nào đáp cả.
Giữa lúc đó bên ngoài có tiếng cãi cọ xôn xao. Là Vạn quay ra thì thấy Trương Thiên đang đi tìm mình, và đang hỏi thăm người gác cổng.
Trông thấy Là Vạn, Trương Thiên nổi giận, mắng :
— Thật là thứ ham ăn hóc uống, chỉ lo ăn uống cho thỏa thích, không lo gì đến công vụ, và ai trông chờ cả !
Là Vạn lòng cũng đang hậm hực, thấy bạn mắng oan mình, cũng vội nói lại :
— Én uống thứ gì ? hồi chiều giờ đứng đợi mãi ngoài cổng suốt buổi, khổ muốn chết, bụng đói như cào, còn phạm nhân thì đi đâu mất chẳng thấy tăm tích gì cả.
Trương Thiên nghe nói, trợn đôi mắt ốc nhìn sững vào Là Vạn, rồi hỏi :
— Thế anh không dẫn phạm nhân đến đây sao ?
Là Vạn nói :
— Thì dẫn đến đây chứ sao nữa, nhưng phạm nhân vào nhà không thấy ra, còn người gác cổng thì không cho tôi vô, tôi đứng đợi mãi nơi đây suốt buổi đó.
Trương Thiên càu nhàu :
— Anh lãnh phần dẫn đi thì anh chịu trách nhiệm chứ tôi biết đâu.
Nói xong, Trương Thiên co cẳng bỏ chạy, Là Vạn nắm áo níu lại nói :
— Thì cũng chung nhau mà chịu chứ tôi ăn uống gì sao ! hắn vào nhà này thì hắn còn đó chứ trốn đàng nào được.

Trương Thiên nói :
— Suốt mai giờ chưa ăn, đói muốn chết, mụ vợ của hắn ở nhà cằn rằn mãi, bảo tôi đi chồng của y thị về. Bây giờ anh để cho hắn trốn mấ, anh còn bảo tôi làm gì nữa.
Là Vạn nói :
— Vợ hắn còn trong tay ta, hắn lại dám trốn đi một mình, bỏ vợ lại sao. Vậy anh trở về nhà giữ mụ vợ hắn lại cho kỹ, để tôi vào nhà Phùng chủ sự mà đòi phạm nhân.
Nói xong, Là Vạn giục Trương Thiên trở về.
Trương Thiên đi rồi, Là Vạn thơ thẩn mãi trước cổng cho đến lúc vừng trăng le lói mọc khỏi đầu non, hồi trống thâu canh chậm rãi buông từng tiếng trầm trầm buồn bã, bụng Là Vạn lúc bấy giờ đói như cào, mặt mày buồn xo, hắn bèn tìm một cái quán ăn gần đấy, ăn qua loa vài miếng rồi trở lại trước cổng nhà Phùng chủ sự, ôm gối ngồi đó ngủ gà ngủ gật cho đến sáng.
Trời vừa mờ sáng, hắn đã thấy Trương Thiên chạy đến nữa. Là Vạn hỏi :
— Tại sao lại không canh giữ mụ vợ hắn, đến đây làm gì ?
Trương Thiên quạu quọ nói :
— Ôi thôi ! suốt đêm y thị dục tôi đi tìm chồng y thị, tôi không chợp mắt được một chút nào. Con mụ này nhỏ tuổi mà dữ lắm. Hắn hăm rằng nếu làm mất chồng hắn thì hắn đưa chúng mình ra pháp luật.
Là Vạn cau mày nói :
— Thẫm Tương ở trong nhà này chớ chưa đi đâu cả, hiềm vì chúng ta không biết làm thế nào vào nã tróc hắn mà thôi.
Trương Thiên nói :
— Tôi có mang theo công văn soái phủ và trát giải của tri phủ Thiệu Hưng đây, vậy chúng ta cứ vào bừa đi có sao.
Là Vạn nói :
— Phùng chủ sự thuộc hàng quan lại, còn chúng ta là phận lính tráng, thực khó lòng.
Trương Thiên nói :
— Mặc dầu là lính, nhưng chúng ta thi hành lệnh trên.
Là Vạn ngẫm nghĩ một lúc, cho lời nói của Trương Thiên là có là.
Khi chiếc trục cổng vừa rít lên, lăn đều một vòng trên ngưỡng cửa, hai gã công sai đều sấn vào kêu gọi ầm ĩ.
Bọn gia nhân trong nhà chạy đến lôi hai tên công sai ra, chúng phản đối la ó om sòm. Giữa lúc đó, bên trong có tiếng ho quan liêu, và quen thuộc. Bọn tôi đòi đều đứng dang ra hai bên, chừa đường cho Phùng Công từ từ bước đến.
Bằng một giọng nghiêm khắc, Phùng Công hỏi hai tên công sai :
— Các ngươi có việc gì mà dám đến nhà ta làm huyên náo như thế ?
Trương Thiên và Là Vạn đồng sụp xuống đất lạy và nói :
— Xin lão gia rộng lượng xét cho chúng tôi, chúng tôi là công sai được lệnh trên phái đến Triết Giang để nã tróc Thẫm Tương là phạm nhân của triều đình. Lúc đi ngang qua đây, Thẫm Tương xin được vào yết kiến lão gia. Chúng tôi không dám ngăn trở nên đứng ngoài chờ, chẳng ngờ Thẫm Tương vào nhà rồi không thấy trở ra, vậy nhờ lão gia thương phận chung tôi cho gã lên đường, chúng tôi xin đội ơn lão gia trọn kiếp.
Phùng Công làm bộ hỏi :
— Thẫm Tương nào ? có phải Thẫm Tương là con trai lớn của Thẫm Lượng đó không ?
Hai tên công sai nghe hỏi đồng dạ một lượt.
Phùng Công trợn mắt nhìn chúng nói :
— Thẫm Tương này chẳng những là khâm phạm của triều đình mà còn là kẻ thù của Nghiêm Các Lão, ai mà dám chứa chấp trong nhà, sao các ngươi lại dám đến đây nói bậy làm bậy. Nếu Nghiêm Các Lão mà hay được có phải ta bị mang họa không ? quân bay đâu ? mau đuổi cổ hai tên này ra đóng cửa lại, kẻo chúng nói xàm như thế có hại cho nhà ta không nhỏ.
Nói xong Phùng Công bỏ vào trong; bọn gia nhân đồng hè nhau một lượt, bắt hai tên công sai tống ra ngoài đóng chặc cổng lại.
Trương Thiên tức giận quá nhưng không biết nói với ai, bèn chỉ vào mặt Là Vạn nói :
— Hôm qua mi phụng mạng dẫn nó đến đây, bây giờ nó trốn mất rồi, vậy mi liệu sao thì liệu.
Là Vạn thở ra nói :
— Thôi, chúng ta trách cứ với nhau như thế cũng không ích lợi gì. Chi bằng trở về quán trọ tra hỏi vợ hắn xem may ra có biết được tung tích gì không.
Hai người dắt nhau thất thỉu trở về phạn điếm. Văn thị vừa mới nghe tiếng hai người léo nhéo ở đàng xa, đã chạy ra đón lại, gay gắt hỏi :
— Chồng tôi đâu ? sao không cùng về với các người ?
Là Vạn đem các việc nơi nhà Phùng Công kể lại đầu đuôi tự sự.
Văn thị không nghe, nổi giận chưởi mắng đùng đùng, vừa khóc sướt mướt vừa nói :
— Thế là hai người đã dẫn chồng tôi đem giết đi nơi nào cho mất tích rồi trở về nói dối với tôi như vậy chớ gì ?
Nói xong, nàng lại khóc òa lên làm náo động cả phạn điếm. Là Vạn và Trương Thiên tức muốn nghẹn cổ họng, không nói ra lời. Chủ quán bước đến hỏi thăm tự sự, nàng Văn thị một mặt buộc tội cho hai tên công sai kia đã giết chồng nàng.
Chủ quán nói :
— Hai người đó không có thù oán gì với công tử, không lẽ họ giết để làm gì ?
Văn thị nói :
— Chồng tôi là kẻ thù của Nghiêm Tung, chắc là Nghiêm Tung đã thuê hai người này giết chồng tôi dọc đường để làm cho biệt tích. Còn hai người này nhất định đã làm như thế để lập công.
Trương Thiên cãi lẽ :
— Nếu chúng tôi mà mưu sát chồng nàng thì chúng tôi tẩu thoát cho rồi chứ còn trở về đây làm gì ?
Văn thị không vừa, đáp ngay :
— Các người khinh tôi là đàn bà, không biết gì, nên đã giết chồng tôi, còn toan trở về đây để tính chuyện bất lương, đồi phong bại tục nữa !
Hai tên công sai thấy Văn thị già mồm thì cứng là không biết cãi vào đâu nữa, đứng yên mà nhìn nhau.
Trong điếm lúc đó có đông người ăn uống, thấy Văn thị kể lể nỗi khổ tình, ai nấy đều động lòng thương, oán ghét hai tên công sai, và nói :
— Nếu công nương muốn tố giác nỗi oan tình ấy, chúng tôi sẽ đưa giùm đến binh bị đạo. Văn thị cúi đầu cảm tạ, và nói :
— Mong ơn liệc vị có lòng thương tưởng đến kẻ lâm nạn, vậy nhờ liệc vị đừng để cho hai tên giết người nầy trốn thoát.
Mọi người trong quán áp lại dẫn Trương Thiên và Là Vạn đến sở binh bị đạo. Văn thị theo sau vừa khóc vừa kể, uất hận tràn trề.
Khi đến thính đường, Vương binh bị xét hỏi thì Văn thị lạy phục xuống nói :
— Cảnh nhà tôi gặp cơn tai biến cho chồng tôi và hai em tôi đều chết một cách oan uổng. Chồng tôi là Thẫm Tương, lâu nay ở nhà trông nom phần mộ của ông bà, không hề làm một điều gì phạm pháp, thế mà họ lại sai bọn công sai lùng bắt dẫn đến nửa đường âm mưu giết đi...
Trương Thiên và Là Vạn đều ngưởng cổ lên cãi lại, nhưng chúng nói đến câu nào đều bị Văn thị dùng là sự bắt bẻ đến nỗi cả hai không còn biết nói làm sao nữa.
Vương binh bị thấy thế cho là một việc áp bức của công sai, bèn giải ngay nội vụ qua phủ đường tra xét.
Quan phủ Tế Ninh nghe Văn thị kể nỗi oan tình và buộc tội hai tên công sai rất chặc chẽ, thì lòng mến phục vô cùng.
Trương Thiên và Là Vạn vì có lỗi để phạm nhân đi, nên không biết khai làm sao, cứ ấp a ấp úng, chối đàng này ló đàng kia mãi.
Quan phủ Tế Ninh nổi giận, truyền đánh mỗi đứa một trăm trượng, bảo phải khai sự thật. Chúng đau quá phải bày tỏ việc cho Thẫm Tương đến yết kiến Phùng chủ sự.
Quan phủ Tế Ninh truyền giam cả ba vào ngục, rồi thân hành đến nhà Phùng Công để dọ hỏi. Hay được tin có quan phủ đến, Phùng Công vội vàng ra tiếp đón. Khi trà nước xong, quan tri phủ hỏi qua câu chuyện Thẫm Tương. Phùng Công ra vẻ nhăn nhó đáp :
— Bọn ấy là kẻ thù của Nghiêm Thị Lang, tôi tuy có tình đồng khoa thực, song đâu lại dại gì giao thiệp với chúng để mang họa vào thân. Xin ngài đừng hỏi đến việc ấy vô ích, e rằng tai tiếng đến Nghiêm phủ thì họa cho gia đình tôi chẳng nhỏ.
Quan phủ Tế Ninh thấy thái độ sợ sệt của Phùng Công như thế, lòng không nghi ngờ gì cả. Nói qua loa vài câu chuyện nữa rồi vội vã cáo từ ra về.
Đi dọc đường, Hạ tri phủ nghĩ thầm : “Con người nhúc nhác như Phùng Công thì có lẽ nào lại dám chứa Thẫm Tương, đây có lẽ là một sự mưu sát thực”.
Về đến phủ đường, ông ta truyền đòi Là Vạn và Trương Thiên ra công đường hỏi lại. Hai tên công sai vẫn một mực chối dài. Chúng khai không có dự tính giết Thẫm Tương và Thẫm Tương hiện chưa chết.
Tri phủ nổi giận vỗ bàn nói :
— Bây là công sai, có phận sự giữ phạm nhân tại sao lại để cho phạm nhân đi nơi nào không biết, có phải bay đã nhận tiền một kẻ nào để thủ tiêu phạm nhân cho mất tích đi không.
Hai tên công sai khóc lóc lạy lục nhất định không chịu thú nhìn âm mưu Lộ Khải và Dương Thuận đã căn dặn trước khi đi, mặc dầu chúng chưa làm thành.
Quan phủ truyền đánh mỗi đứa ba trăm trượng, nát cả mình mẩy rồi cắp cho bốn tên tráng đinh khí giới hẳn hòi dẫn hai tên công sai đi tìm Thẫm Tương.
Còn Văn thị thì hạ lịnh cho đến am của một vị ni cô gần đó mà tạm trú.
Hai tên công sai biết tìm đâu cho ra Thẫm Tương, chúng đi ngất ngơ ngất ngưởng suốt ngày này sang ngày kia như hai con chó dại. Còn Văn thị cứ cách vài bữa lại đến phủ đường khóc lóc khiếu nại, và mỗi lần như thế là Trương Thiên và Là Vạn bị một trận đòn chí tử.
Lâu ngày, Trương Thiên không chịu nỗi phải bỏ mình, Là Vạn tuy còn sống, song không còn đi đâu nổi nữa, một hôm lần đến am tự quỳ lạy Văn thị, kể hết sự tình :
— Kẻ tiểu nhân này sắp chết rồi, xin công nương niệm tình dung thứ. Hai đứa tôi quả thật có nhận tiền nơi Lộ Khải và Dương Thuận để thủ tiêu Thẫm công tử dọc đường thật, nhưng chưa thi hành được thì Thẫm công tử đã trốn thoát. Hiện nay Thẫm công tử chưa chết, vậy xin công nương tha mạng cho tôi, tôi nguyện đội ơn vạn thưở.
Văn thị thấy chúng một đứa đã chết, một đứa đã ăn năn, kông còn chối cãi nữa, nên động lòng thương, từ đó không đến phủ đường khiếu nại.
Quan phủ thấy việc chầy ngày tháng, không đi đến đâu, lại thấy Văn thị lơ là nên không còn quan tâm đến nữa. Do đó, một hôm Là Vạn thừa cơ hội, cuốn gói trốn đi biệt tích.
Ngày tháng trôi qua, trôi âm thầm trong uất hận của lòng dân do họ Nghiêm thao túng.
Một hôm nhà vua phái binh khoa cấp sự Ngô Thời Trung ra biên ải để xem xét công việc binh bị.
Ngô Thời Trung vốn là một kẻ trung thần. Khi ra đến nơi biết được việc Dương Thuận chém bá tánh, lấy đầu nạp về dâng công, bèn làm sớ tâu với triều đình.
Hiện lúc ấy vua Gia Tỉnh đang thiết đàn làm chay cầu phúc, gặp tờ sớ ấy lòng phừng lửa giận, truyền chỉ cho cẩm y vệ bắt hai con chó săn ấy đưa về kinh hỏi tội.
Thẫm Tương lúc bấy giờ trốn tại nhà Phùng Công, nghe hai tên ấy đã bị bắt, trong lòng khoan khoái vô cùng, bèn xuất đầu lộ diện, đàng hoàng ra nơi thư phòng của Phùng Công đọc sách, không còn trốn tránh nữa.
Thời gian trôi qua rất nhanh. Mới đó đã tám năm qua. Việc đời hết lúc thịnh đến lúc suy. Hành động của nịnh thần xưa nay như ngọn lửa rơm, cháy bừng lên để rồi tắt lụi.
Ñu Dương phu nhân là vợ của Nghiêm Tung bị bịnh, từ trần. Nghiêm Thế Phồn xin phép cha được về quê cư tang.
Trong thời gian cư tang, Thế Phồn là một thanh niên đã quen thói trụylạc, ngang tàng, hà hiếp lương dân, nên khi về quê vẫn giữ thói ấy, ngày đêm dâm dật, rượu chè, bắt gái đẹp khắp trong vùng đến đó bày trò bỉ ổi. Dân chúng uất hận, tiếng đồn thấu đến tai vua Gia Tỉnh.
Nhà vua vốn là một kẻ chí hiếu, nghe việc ấy trong lòng cay đắng vô cùng. Gặp lúc có người phương sĩ Lam Đạo Hành giỏi về nghề phụ tiên. Nhà vua triệu đến, truyền chỉ Lam Đạo Hành cầu thỉnh tiên để hỏi việc cha con Nghiêm tướng quốc “hiền hay không hiền”.
Lam Đạo Hành tâu :
— Tâu bệ hạ, thần thánh thường nói thẳng, e có điều gì không vừa ý, bệ hạ bắt tội hạ thần chăng ?
Nhà vua mỉm cười đáp :
— Nếu thế thì ta thỉnh cầu làm gì ?
Rõ được lòng vua, Lam Đạo Hành tâu thêm :
— Nếu vạn nhất có lời nào trái ý, xin Thánh Thượng miễn tội cho.
Nói xong, Lam Đạo Hành đặt bàn hương án, niệm chú, đọc lời cầu tiên. Một lúc sau thần bút cử động chập chờn như mây gió, và viết ra mấy câu sau đây :
Cao sơn phiên thảo
Phụ tử các lão
Nhật nguyệt vô quang
Thiên địa điên đảo
Nghĩa là :
Núi cao phiên thảo
Cha con các lão
Ngày đêm tối tăm
Đất trời điên đảo
Vua Gia Tỉnh xem qua mỉm cười nói :
— Chữ sơn trên chữ cao tức là chữ Tung. Chữ phiên có thảo đầu là chữ Phồn. Như thế là trẫm đã biết rồi.
Lam Đạo Hành thấy vua đã hiểu, vội vàng cúi đầu lui ra không nhận lễ vật gì cả.
Từ đó vua Gia Tỉnh lần lần không tin dùng Nghiêm Tung nữa.
Ngự sử Trâu ứng Long thấy đã đến lúc cần diệt trừ kẻ nịnh để củng cố triều đình, mua lại lòng dân, bèn làm sớ kể tội lỗi của cha con Thế Phồn mưu hại trung thần, tham ô nhũng loạn từ trước đến nay, mỗi mỗi đều trưng ra một bằng chứng, lời lẽ rất thiết tha, và yêu cầu trừ khử để cho lòng dân được an.
Nhà vua thấy sớ y tấu, thăng chức Trâu ứng Long làm thông chính hữu tham nghị, lại truyền bắt Thế Phồn giáng chức sung vào quân ngũ, còn Nghiêm Tung thì cất hết chức đuổi về làng.
Tuy nhiên, Thế Phồn vẫn quen thói ngang tàng không coi lệnh vua ra sao cả, cứ lo việc dâm dật, bạo ngược, không chịu vào quân ngũ.
Đã vậy, do lòng bất mãn, Thế Phồn còn tụ tập một số gian nhân hòng mưu toan nổi loạn.
Quan ngự sử tuần án Giang Tây hay tin được, về tâu với nhà vua, nhà vua nổi giận, truyền chỉ chém Thế Phồn tại chỗ, tịch thu hết tài sản. Còn Nghiêm Tung thì chho vào viện tế bần, sống với bọn ăn xin nghèo khổ.
Mỗi khi Nghiêm Tung xách gậy đi xin, dân chúng người người phỉ nhổ vào mặt, thật là thảm hại.
Lẽ ra từng tuổi ấy, Nghiêm Tung cũng nên tự tử chết cho rồi, để khỏi phải sống cuộc đời xấu xa tàn tệ ấy. Thế mà Nghiêm Tung vẫn cố bám lấy cái sống, hình như trời muốn đày những kẻ gian thần ác đức ấy, hoặc giả những bọn húy tử tham sinh không đủ can đảm để tự xử lấy mình.
Trong thời gian ấy, những người trung nghĩa bị hại bởi tay cha con họ Nghiêm đều được minh oan.
Phùng Công hay tin ấy lòng mừng không xiết, liền báo cho Thẫm Tương hay. Thẫm Tương lật đật đến am ni cô tìm vợ. Văn thị thời gian sống nơi đó, đã sinh đặng một đứa con trai lên mười tuổi.
Suốt mười hai năm trời nuôi con sống xa chồng, nàng đã chịu bao nỗi đắng cay, tấm thâm liễu yếu đào tơ, một mình nơi cô quạnh, ban ngày bắt ốc hái rau, tối về nuôi dưỡng đứa con, chăm lo đèn sách, mối hận lòng mỗi lúc một sâu.
Nay hay đặng bọn gian thần đã đền tội, lại được gặp mặt chồng, nỗi buồn tủi của dĩ vãng tiêu tan trong lòng thiếu phụ, nhường lại cho những cái vui của hiện tại và tương lai.
Hai vợ chồng tâm sự cùng nhau, mối tình vừa bi thiết vừa nồng nàng tưởng không bao giờ dứt.
Văn thị ẵm con vào từ giã và cám ơn ni cô, rồi hai người cùng lên đường, xa rời am tự. Bây giờ hai vợ chồng kéo đến lạy tạ Phùng Công đền ơn bảo dưỡng. Phùng Công thấy bọn gian thần đã tàn rụi, nên định ý về triều xin phục chức, bèn dắt Thẫm Tương cùng về kinh.
Về đến Bắc Kinh, việc đầu tiên Thẫm Tương là lo thanh minh tội chết oan cho cha mình, kế đó mới tìm hài cốt về quê di táng.
Thẫm Tương vào kết kiến Thông chính tham sự Trâu ứng Long, kể lể nổi oan tình của gia đình mình từ trước đến nay.
Trâu ứng Long nghe nói rất đau lòng, bảo Thẫm Tương làm tờ tố oan đưa đến, rồi thân hành vào triều tâu với vua.
Chẳng bao lâu, thánh chỉ truyền xuống sắc phong cho Thẫm Luyện vì trung nghĩa mà chịu chết oan nay phục hồi nguyên chức, lại phong ba cấp để làm sáng tỏ khí tiết trung thần. Lại truyền cho các phủ huyện những tài sản tịch thu trước kia phải hoàn lại đủ số. Thẫm Tương đã đỗ tú tài và phải chịu nhiều điều oan khổ, nay đặt cách bổ làm Tri huyện.
Lúc bấy giờ hai tên chó săn Lộ Khải và Dương Thuận còn nhốt nơi ngục thất. Thẫm Tương thấy hai kẻ thù cần phải đền tội để cho vong hồn cha mình ở suối vàng được cởi mở bèn làm sớ dâng lên nhà vua nói :
— Cha hạ thần là Thẫm Luyện, vì mắt thấy Dương Thuận giết hại dân lành để lập công, vì thế mà ngâm thơ cảm thán. Chẳng may gặp ngự sử Lộ Khải bí mật cùng Dương Thuận họp mưu hãm hại kẻ tôi hiền. Cha và hai em của hạ thần bị hai tên gian nịnh ấy tra tấn đến chết. Nay xin bệ hạ trừ khử những kẻ ấy để vừa lòng những tôi trung, làm gương cho kẻ nịnh.
Nhà vua chuẩn tấu.
Dương Thuận và Lộ Khải bị ghép vào tội tử hình. Chẳng bao lâu, bản án ấy được thi hành xứng đáng.
Thẫm Tương thấy bao nhiêu kẻ thù đã đền tội, trong lòng cởi mở, bèn từ biệt Phùng Công để đến Vân Nam đón mẹ và em về.
Phùng Công nói :
— Thẫm phu nhân và quà đệ Ở Vân Nam vẫn được mạnh giỏi. Mới đây, ta đã có cho người đến đón, chẳng bao lâu nữa hai mẹ con cũng về đến đây. Điều đó cháu không nên nhọc lòng. Chỉ có việc di cốt lệnh tôn là điều hệ trọng, hiện nay không ai biết trước kia đã chôn cất nơi đâu, vậy cháu cố công tìm kiếm để lo việc cải táng.
Thẫm Tương vâng lời đến Bảo An tìm hỏi.
Qua một thời gian, Thẫm Tương vẫn không tìm ra được mối manh gì cả.
Suốt ngày đêm Thẫm Tương dò hỏi, nhưng không một ai biết được di cốt của Thẫm Công nơi đâu, lòng Thẫm Tương bùi ngùi rơi lụy. Một hôm vì quá mệt nhọc, Thẫm Tương đứng dựa nơi một túp lều tranh tạm nghỉ, bỗng có một cụ già quắc thước bước ra mời vào uống nước.
Thẫm Tương vừa bước vào nhà thì thấy trên vách có dán mấy bài “tiền hậu xuất sư”, rõ ràng là bút tích của cha mình.
Thẫm Tương dè dặt hỏi :
— Thưa lão trượng, bản chữ này ai viết mà tốt vậy ?
Ông già lau nước mắt đáp :
— Đây là bút tự của Thẫm Luyện, một người bạn kết làm anh em với tôi để lại. Nguyên Thẫm Công là một bậc trung nghĩa bị gian thần hãm hại, đày ra xứ này. Lão họ Giá, tên Thạch, vì chuộng kẻ trung thần nên hết tình giúp đỡ. Chẳng may Lộ Khải và Dương Thuận lại bí mật âm mưu giết Thẫm Công và hai con nữa. Còn Thẫm phu nhân và người nhỏ là Thẫm Cừu bị đày đi Vân Nam. Lão có thường đến đó thăm viếng và giúp đỡ. Nay bọn gian thần đã bị tận diệt, nên lão mới trở về nơi đây. Lão có tin cho mẹ con Thẫm Cừu biết, thế nào sớm tối ngày nay cũng đến đây để tìm di hài của Thẫm Công mà cải táng. Còn bức tiền hậu xuất sư đó là kỷ niệm của lão.
Thẫm Tương nghe nói khóc òa, và nói :
— Thưa chú, cháu là Thẫm Tương, con lớn của Thẫm Côn, còn bức chữ này là của cha cháu đó.
— Chú nghe Dương Thuận và Lộ Khải nã bắt cháu để hãm hại, thế tại sao cháu còn sống sót được.
Thẫm Tương kể hết sự tình.
Khóc một hồi, Giá Thạch nói :
— Nếu cháu muốn tìm hài cốt của cha cháu thì không khó gì, vì chính trước đây chú đã chuộc xác đại ca mà mai táng. Vậy cháu cứ an lòng vào đây dùng bữa đã, rồi sẽ lo đến việc ấy.
Cơm nước xong, Giá Thạch định dắt Thẫm Tương đi chỉ mồ mả, thì phía ngoài có một tên gia nhân dẫn một thanh niên bước vào.
Giá Thạch mừng rỡ chỉ chàng thanh niên kia và nói :
— May lắm ! Thẫm Cừu đã đến đây rồi.
Ông già lại chỉ Thẫm Tương và nói :
— Còn đây là anh cả của cháu.
Hai anh em nhìn nhau, ôm chầm lấy nhau, khóc trong vui sướng.
Một lúc sau, hai anh em cùng đi với Giá Thạch đến tìm mả Thẫm Công và Thẫm Bao, Thẫm Côn.
Đồ khâm liệm đã sắm sửa đủ, người ta trục hài cốt lên thì thi thể ba người vẫn tươi như người sống.
Đó là khí tiết của kẻ trung, mà đến lúc chết vẫn còn kết tinh lại.
Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân
Lý Thái Bạch
Bá Nha, Tử kỳ
Trang Tử
Tô Tiểu Muội
Tả Bá Đao
Đỗ Thập Nương
Mảnh gương trung liệt
Mối ơn thầm
Tình bằng hữu
Anh Hoa
Say hoa
Giấc mộng hèn sang
Những kẻ chết đói