Một năm chỉ có một ngày
Tác giả: Phan thị vàng Anh
Ngày truyền thống của lớp cũ, học trò xưa tụ họp nhau rủ thầy chủ
nhiệm ra bờ biển cắm trại. Thầy dắt theo một cô bạn gái từ thành
phố tên Châu. Cô ngồi xếp bằng trên tấm trải, miệng luôn cười xã
giao vu vơ mà nghĩ : "Xưa nay mình vốn rất ghét những buổi họp
mặt kiểu này".
Học trò mặt đã phong sương, có đứa đã lấy vợ, ngồi xúm xít mà bẽn
lẽn quanh thầy, day mặt ra biển hứng gió muối lồng lộng. Trên
những tảng đá trọc, mấy ông câu cá đứng không yên, và sóng biển
như một thằng điên, lâu dài xông vào tít trong sân, sủi bọt như
xà phòng.
Ngồi được một lúc, thầy gọi vài đứa học trò ra một góc dặn dò,
tụi nó dạ dạ rồi lại nắm tay Châu : "Đi chụp hình, chị Châu !".
Rồi chỉ một đứa con trai đầu đội mũ bánh tiêu đứng cười toe toét,
chờ đợi : "Thợ của lớp em đó". Đi dọc bờ đá tìm cảnh chụp, gió
thổi tóc bay tán loạn, bọn học cười thông cảm trước cái cảnh Châu
chăm chăm nhìn xuống bãi cát tìm vỏ ốc. Châu cũng hơi ngượng, cô
nghĩ : "Mình có vẻ hơi giống ăn mày !..." Ngồi lên một tảng đá
găm đầy ốc đen li ti, chụp vài kiểu cổ điển, thấy quay ngang quay
ngửa một mình mãi cùng nhàm, Châu bảo : "Mấy em đứng chụp chung
với chị cho vui !" Bốn, năm đứa xúm lại, đứa bá vai, đứa kẹp tay
Châu, một đứa rụt rè đề nghị : "Chị và thầy ở đến tối với em".
Châu cười thật lịch sử : "Không được, trưa nay chị có hẹn !" Đứa
nhỏ vớt vát : "Một năm, tụi em chỉ có một ngày !..." Châu cắt
ngang nhẹ nhàng : "ồ, phó nhòm nhắc đứng im kìn !" Và tất cả
ngừng lại, bất động, cả những miệng cười, cả những ngón tay ngo
ngoe rên đầu giả làm sừng, chỉ có gió vẫn lồng lộng và biển gừ
gào đầy sóng.
*
* *
Trời hửng nắng, một đứa con trai rót rượu cười sung sướng : "Bắt
đầu được rồi ha, thầy !". Và nó nói, nhẹ nhàng lẫn trong biển và
gió : "Năm nào chúng em cũng họp lại, vào ngày này. Có năm đầu
bận thi đại học, không kể, hai năm sau, ở Mũi Né, rồi năm nay, ở
đây. Năm nay có thầy..." Thầy giáo ờ ờ : "Mấy năm qua, thầy bận
!" Học trò gật đầu thông cảm, nói tiếp : "Năm nay có vài bạn ở xa
cũng về". Thầy hỏi : "Ai vậy ?" - "Chị đó, thầy, cách đây một
trăm năm mươi cây, nó về từ hôm qua. Rồi Hoa, Dung..." Rồi chuyền
nhau ly rượu, Châu nhìn đống chai xếp hàng chờ đợi, khẽ nhăn mặt.
Thầy giáo rỉ tai : "Tụi nó lớn rồi, ra đời đã bốn năm rồi". Xong
hỏi to : "Trong này, đứa nào có gia đình rồi ?" - nhỏ thó, mặt đỏ
gay, căng ra vì hơi rượu. Một đứa lại hỏi : "Sao hôm nay không
cho vợ mày đi cùng ?" Thầy bảo : "Vẫn xưng hô mày tao man rợ vậy
sao ?" Học trò cười, long lãnh, con gái có đứa mắt đã chân chim
mờ mờ : "Vẫn 12/A3, phải không thầy ?" Thầy cười : "ờ, vẫn thế !"
Và Châu chợt nghĩ : "Bao nhiêu năm rồi, lớp mình chưa gặp lại
nhau nhỉ ?".
... Rượu đã gần cạn, đám con trai dựa vào nhau ngập ngừng hát,
bọn con gái ngồi riêng rủ rỉ cuốn bánh tráng, cắt sương sa, thầy
giáo đăm chiêu nghe một học trò thầm thì tâm sự. Châu hỏi Hoa,
người suốt buổi gắp thức ăn cho cô : "Năm nào cũng vậy sao ?" -
"Dạ, năm nào cũng vậy, vui lắm, ở tới tận đêm !" Châu cười thầm :
rù rì như thế này mà ở tới tận đêm cơ à ? Hay kể chuyện riêng mới
? Mà có thấy ai nói gì nhiều đâu, cứ ngồi thúc thủ dưới bóng dương
nhìn nhau cười, ăn một tí, uống một tí, đàn tưng tửng vài tiếng
rồi thôi... Cũng chẳng thấy chơi trò gì, "tìm khăn" hay "thêm đầu
đuôi"... chẳng hạn.
Đến gần trưa thì cả đám hầu như đã im lặng, có đứa đã thiu thiu
ngủ trong tiếng gió phần phật, và nắng rọi mặt hanh hanh. Những
ông câu cá cũng đã bỏ đi chỗ khác, học trò lơ mơ dựa nhau mắt lim
dim dõi theo bất cứ thứ gì đi ngang mặt, một con chó mực lang
thang bờ biển, một đám con trai phanh ngực hùng hổ đi dọc bãi
cát... Châu nhìn tất cả, mỉm cười. Và Hoa chột dạ, cười theo
ngượng nghịu : "Tụi em quê mùa lắm, chị ngồi đây có buồn không
?".
*
* *
Có buồn gì đâu ? Càng lúc Châu càng thấy, hình như ở đây, mình
đã đạt tới trạng thái thăng bằng nhất. Những đứa nhỏ này cũng
vậy, ai cũng có vẻ hài lòng với buổi họp mặt này, không ai phải
loay hoay tìm cách hoạt náo. Châu nghĩ : "Thật là khôn ngoan !"
Bởi vì các trò chơi tập thể, các câu đùa.. không thể kéo dài vô
tận và một khi đã tung ra là cứ phải tìm cách cho nó được liên
tục, chỉ sơ sểnh ngưng lại vài giây là cả đám sẽ rơi vào trạng
thái bẽ bàng.
Hoa đã nói : "Ngày xưa, lớp em thương nhau lắm, bây giờ chỉ cần
ngồi thế này, nhìn thấy nhau là cũng đủ vui rồi !". Châu nhìn mây
đen kịt một góc trời mà nghĩ : "Hình như mình và Hoàng không hạnh
phúc. Những người yêu nhau thật không phải đi chơi nhiều như tụi
mình. Họ ngồi ở nhà, luẩn quẩn bên nhau, người hài lòng với ngay
cả điều đơn giản nhất là người đang hạnh phúc nhất".
*
* *
Quá trưa, thầy giáo và Châu về. Học trò tìm đủ mọi cách để níu
kéo : giấu cái mũ, chụp thêm hình... rồi khi được biết rằng cái
hẹn của Châu ở nhà là rất quan trọng, tất cả đành buông xuôi, bịn
rịn đi theo tiễn đến tận đường lớn. Vài đứa ghi lại địa chỉ của
Châu xanh kín bàn tay, dặn dò : "Chị nhớ viết thư : Năm sau, ngày
này nhớ về đây !" Thầy giáo nhìn học trò sôi nổi mà thương hại,
thấy biết tính Châu, rồi đến lượt thầy rụt rè nói nhỏ : "Nếu tụi
nó viết, em ráng giành chút thì giờ trả lời nghen ! Tội lắm!".
Châu đi, nghĩ rằng mình sẽ viết thư, nhất định năm sau mình sẽ
trở về, cũng ở chỗ này, cũng ngồi rù rì bình an như thế cả
ngày... Và cô quay lại, làm một việc xưa này chưa từng làm là đưa
tay vẫy vẫy cái đám người hạnh phúc ấy, họ vẫn đứng lô nhô bên
gốc dừa, nhìn theo, nhỏ dần...
Tháng 9-1993
Ngày truyền thống của lớp cũ, học trò xưa tụ họp nhau rủ thầy chủ
nhiệm ra bờ biển cắm trại. Thầy dắt theo một cô bạn gái từ thành
phố tên Châu. Cô ngồi xếp bằng trên tấm trải, miệng luôn cười xã
giao vu vơ mà nghĩ : "Xưa nay mình vốn rất ghét những buổi họp
mặt kiểu này".
Học trò mặt đã phong sương, có đứa đã lấy vợ, ngồi xúm xít mà bẽn
lẽn quanh thầy, day mặt ra biển hứng gió muối lồng lộng. Trên
những tảng đá trọc, mấy ông câu cá đứng không yên, và sóng biển
như một thằng điên, lâu dài xông vào tít trong sân, sủi bọt như
xà phòng.
Ngồi được một lúc, thầy gọi vài đứa học trò ra một góc dặn dò,
tụi nó dạ dạ rồi lại nắm tay Châu : "Đi chụp hình, chị Châu !".
Rồi chỉ một đứa con trai đầu đội mũ bánh tiêu đứng cười toe toét,
chờ đợi : "Thợ của lớp em đó". Đi dọc bờ đá tìm cảnh chụp, gió
thổi tóc bay tán loạn, bọn học cười thông cảm trước cái cảnh Châu
chăm chăm nhìn xuống bãi cát tìm vỏ ốc. Châu cũng hơi ngượng, cô
nghĩ : "Mình có vẻ hơi giống ăn mày !..." Ngồi lên một tảng đá
găm đầy ốc đen li ti, chụp vài kiểu cổ điển, thấy quay ngang quay
ngửa một mình mãi cùng nhàm, Châu bảo : "Mấy em đứng chụp chung
với chị cho vui !" Bốn, năm đứa xúm lại, đứa bá vai, đứa kẹp tay
Châu, một đứa rụt rè đề nghị : "Chị và thầy ở đến tối với em".
Châu cười thật lịch sử : "Không được, trưa nay chị có hẹn !" Đứa
nhỏ vớt vát : "Một năm, tụi em chỉ có một ngày !..." Châu cắt
ngang nhẹ nhàng : "ồ, phó nhòm nhắc đứng im kìn !" Và tất cả
ngừng lại, bất động, cả những miệng cười, cả những ngón tay ngo
ngoe rên đầu giả làm sừng, chỉ có gió vẫn lồng lộng và biển gừ
gào đầy sóng.
*
* *
Trời hửng nắng, một đứa con trai rót rượu cười sung sướng : "Bắt
đầu được rồi ha, thầy !". Và nó nói, nhẹ nhàng lẫn trong biển và
gió : "Năm nào chúng em cũng họp lại, vào ngày này. Có năm đầu
bận thi đại học, không kể, hai năm sau, ở Mũi Né, rồi năm nay, ở
đây. Năm nay có thầy..." Thầy giáo ờ ờ : "Mấy năm qua, thầy bận
!" Học trò gật đầu thông cảm, nói tiếp : "Năm nay có vài bạn ở xa
cũng về". Thầy hỏi : "Ai vậy ?" - "Chị đó, thầy, cách đây một
trăm năm mươi cây, nó về từ hôm qua. Rồi Hoa, Dung..." Rồi chuyền
nhau ly rượu, Châu nhìn đống chai xếp hàng chờ đợi, khẽ nhăn mặt.
Thầy giáo rỉ tai : "Tụi nó lớn rồi, ra đời đã bốn năm rồi". Xong
hỏi to : "Trong này, đứa nào có gia đình rồi ?" - nhỏ thó, mặt đỏ
gay, căng ra vì hơi rượu. Một đứa lại hỏi : "Sao hôm nay không
cho vợ mày đi cùng ?" Thầy bảo : "Vẫn xưng hô mày tao man rợ vậy
sao ?" Học trò cười, long lãnh, con gái có đứa mắt đã chân chim
mờ mờ : "Vẫn 12/A3, phải không thầy ?" Thầy cười : "ờ, vẫn thế !"
Và Châu chợt nghĩ : "Bao nhiêu năm rồi, lớp mình chưa gặp lại
nhau nhỉ ?".
... Rượu đã gần cạn, đám con trai dựa vào nhau ngập ngừng hát,
bọn con gái ngồi riêng rủ rỉ cuốn bánh tráng, cắt sương sa, thầy
giáo đăm chiêu nghe một học trò thầm thì tâm sự. Châu hỏi Hoa,
người suốt buổi gắp thức ăn cho cô : "Năm nào cũng vậy sao ?" -
"Dạ, năm nào cũng vậy, vui lắm, ở tới tận đêm !" Châu cười thầm :
rù rì như thế này mà ở tới tận đêm cơ à ? Hay kể chuyện riêng mới
? Mà có thấy ai nói gì nhiều đâu, cứ ngồi thúc thủ dưới bóng dương
nhìn nhau cười, ăn một tí, uống một tí, đàn tưng tửng vài tiếng
rồi thôi... Cũng chẳng thấy chơi trò gì, "tìm khăn" hay "thêm đầu
đuôi"... chẳng hạn.
Đến gần trưa thì cả đám hầu như đã im lặng, có đứa đã thiu thiu
ngủ trong tiếng gió phần phật, và nắng rọi mặt hanh hanh. Những
ông câu cá cũng đã bỏ đi chỗ khác, học trò lơ mơ dựa nhau mắt lim
dim dõi theo bất cứ thứ gì đi ngang mặt, một con chó mực lang
thang bờ biển, một đám con trai phanh ngực hùng hổ đi dọc bãi
cát... Châu nhìn tất cả, mỉm cười. Và Hoa chột dạ, cười theo
ngượng nghịu : "Tụi em quê mùa lắm, chị ngồi đây có buồn không
?".
*
* *
Có buồn gì đâu ? Càng lúc Châu càng thấy, hình như ở đây, mình
đã đạt tới trạng thái thăng bằng nhất. Những đứa nhỏ này cũng
vậy, ai cũng có vẻ hài lòng với buổi họp mặt này, không ai phải
loay hoay tìm cách hoạt náo. Châu nghĩ : "Thật là khôn ngoan !"
Bởi vì các trò chơi tập thể, các câu đùa.. không thể kéo dài vô
tận và một khi đã tung ra là cứ phải tìm cách cho nó được liên
tục, chỉ sơ sểnh ngưng lại vài giây là cả đám sẽ rơi vào trạng
thái bẽ bàng.
Hoa đã nói : "Ngày xưa, lớp em thương nhau lắm, bây giờ chỉ cần
ngồi thế này, nhìn thấy nhau là cũng đủ vui rồi !". Châu nhìn mây
đen kịt một góc trời mà nghĩ : "Hình như mình và Hoàng không hạnh
phúc. Những người yêu nhau thật không phải đi chơi nhiều như tụi
mình. Họ ngồi ở nhà, luẩn quẩn bên nhau, người hài lòng với ngay
cả điều đơn giản nhất là người đang hạnh phúc nhất".
*
* *
Quá trưa, thầy giáo và Châu về. Học trò tìm đủ mọi cách để níu
kéo : giấu cái mũ, chụp thêm hình... rồi khi được biết rằng cái
hẹn của Châu ở nhà là rất quan trọng, tất cả đành buông xuôi, bịn
rịn đi theo tiễn đến tận đường lớn. Vài đứa ghi lại địa chỉ của
Châu xanh kín bàn tay, dặn dò : "Chị nhớ viết thư : Năm sau, ngày
này nhớ về đây !" Thầy giáo nhìn học trò sôi nổi mà thương hại,
thấy biết tính Châu, rồi đến lượt thầy rụt rè nói nhỏ : "Nếu tụi
nó viết, em ráng giành chút thì giờ trả lời nghen ! Tội lắm!".
Châu đi, nghĩ rằng mình sẽ viết thư, nhất định năm sau mình sẽ
trở về, cũng ở chỗ này, cũng ngồi rù rì bình an như thế cả
ngày... Và cô quay lại, làm một việc xưa này chưa từng làm là đưa
tay vẫy vẫy cái đám người hạnh phúc ấy, họ vẫn đứng lô nhô bên
gốc dừa, nhìn theo, nhỏ dần...
Tháng 9-1993